Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Hồi 2: Bản chất của ta

Beta: thuthuyvoba94

Vào 13/06/2021

__________


"Trở thành ngôi sao vất vả quá, chịu bao nhiêu trận đòn, khi nào mới nổi danh như thế?"

—Trích lời Lai Chi, phim Bá Vương Biệt Cơ (1993)

***

Trương Triết Hạn chỉ biết từ lúc còn nhỏ cậu đã vì yêu thích mà đi theo kinh kịch. Mà cơ duyên là từ một bộ phim.

Đứa trẻ ba tuổi xem được một bộ phim. Nó nhìn nam diễn viên hoá trang tinh xảo, nữ kịch trang điểm diễm lệ xoay tròn trên sân khấu, hát ra những nốt cao kì diệu liền mê mẩn. Nó chỉ vào màn hình của chiếc ti vi hộp cũ mèm, thích thú vỗ tay.

Ông nó thấy thế liền nhấc bổng nó lên, yêu thích trêu chọc:

"Tiểu Triết thích theo kinh kịch không."

"Thích ạ thích ạ." Đứa nhỏ liên tục gật đầu, hai mắt tròn xoe nhìn ông mình.

Ông nó cười xoà, đặt nó ngồi lên người mình, dịu dàng xoa xoa đầu nó. Ông bảo:

"Sẽ rất khổ đấy. Tập không tốt sẽ bị đánh đòn."

Đứa bé nghe vậy liền ngốc nghếch nắm lấy tay ông lắc lắc. Nó nói:

"Không khổ không khổ đâu. Cháu thích thì không có khổ."

Cuộc hội thoại đó sau này cũng không được nhắc lại, mãi đến năm Triết Hạn lên sáu, một lần nữa được coi lại bộ phim kia. Đốm lửa le lói trong lòng cậu một lần nữa bùng lên. Cậu nói cho mọi người trong nhà mình muốn đi học kịch, nhưng không ai đồng ý, duy chỉ có ông cậu.

Ông phớt lờ mọi người, một mình dắt cháu tìm đến một gánh kịch ở thị trấn kế bên. Trước khi rời đi, ông hỏi cậu:

"Cháu chắc chứ, sẽ rất khổ đó, còn phải chịu đòn roi. Sẽ không ai cưng cháu như ở nhà, sẽ không có kẻ hầu người hạ."

Triết Hạn kiên quyết gật đầu. Cậu không biết vì sao kinh kịch thu hút mình đến vậy, chỉ biết cậu phải theo đuổi nó.

Sư phụ cậu từng hỏi cậu vì sao chỉ muốn học vai hoa đán*, bởi vì vai đán rất khó. Để cho một nam nhân cứng cáp diễn vai nữ mềm mại, hát khúc nữ cao sao có thể không khó. Triết Hạn ngay lập tức liền nói:

"Vì đẹp ạ. Hí phục vai đán rất đẹp, hoá trang lại tinh xảo, không thô kệch như vai sinh*, bặm trợn như vai sửu*."

Câu nói ngây ngô của cậu khiến mọi người bật cười lắc đầu. Bất quá chỉ là lời nói của một đứa trẻ, cũng không nên đặt nặng trong lòng. Vị sư phụ đứng tuổi nói với cậu.

"Nhưng vai đán sẽ khó lắm đấy, nếu con đã muốn theo, không được hối hận."

"Con không ngại." Triết Hạn kiên quyết nói.

Cậu đi theo đoàn kịch học nhiều năm liền, bao nhiêu đòn roi trừng phạt đều đã trải qua. Từng vì không thuộc thoại mà bị bỏ đói, từng vì đọc sai thoại mà bị đánh tay. Từng vì ngỗ nghịch mà bị phạt quỳ, từng vì múa không tốt mà bị đánh mông.

Nhưng gánh hát cũng không tồn tại bao lâu liền tan rã. Thời hiện đại hoá, Tây hoá, mọi người thích xem điện ảnh, thích nghe nhạc Tây, nhạc thính phòng. Một ngày diễn chẳng được mấy, tiền thu vào chẳng đủ nuôi cả đoàn.

Đoàn kịch vừa tan, Triết Hạn liền được trả về nhà, bắt đầu như những đứa trẻ bình thường đi học, nhưng cậu cũng không vì thế mà từ bỏ đam mê. Cậu dựa vào khả năng thiên phú cùng kinh nghiệm của mình khi còn ở gánh hát, bỏ xa các đứa trẻ được đào tạo trong các kịch viện, đem về càng nhiều danh tiếng cho trường học cùng bản thân.

Nói cũng phải, thân lớn lên trong gánh hát, tuổi thơ gắn liền với hí khúc, những người xung quanh toàn là cả đời sống vì kinh kịch. Cậu từ áp lực mà lớn lên, bắt buộc phải thành tài, sao có thể thua những đứa trẻ ăn sung mặc sướng trong các kịch viện mới mở, học kịch mới được mấy ngày chứ.

Sau này khi đậu vào Thượng Hí, từng có vị lão sư đọc xong giới thiệu của cậu liền hỏi:

"Từ nhỏ đã theo gánh hát học việc, là bị người nhà ép sao?"

Cậu hai mắt sáng ngời, bao nhiêu yêu thích đối với hí kịch đều lộ rõ ra.

"Không ạ, là em tự muốn ạ."

"Diễn hoa đán cũng là chủ ý của em?"

"Vâng ạ. Vì vai hoa đán không chỉ được mặc phục trang tinh xảo, hoá trang kiều diễm, mà còn là rất khó. Nam diễn viên muốn diễn vai đán, bắt buộc phải buông bỏ cái tôi của bản thân, chấp nhận sống vì kịch, vì vai diễn. Em muốn trở thành một diễn viên giỏi, vì thế diễn vai đán sẽ nhận được sự huấn luyện mà em cần."

Triết Hạn thẳng thừng nói. Bao năm qua cậu luôn tìm kiếm lí do mình muốn diễn vai đán trong các vở kinh kịch. Có lẽ chính là vì hình ảnh xinh đẹp của vị nam diễn viên trong vai Ngu Cơ đó hết sức kinh diễm, nó khắc sâu vào đầu đứa trẻ thơ, biến thành tâm niệm. Cậu muốn trở nên giỏi như vậy. Dù chỉ là một bộ phim, một nhân vật hư cấu, Triết Hạn vẫn muốn theo đuổi hình tượng đó.

Vị lão sư khá hài lòng gật gù, ông lại hỏi tiếp:

"Nếu thế, theo em, là diễn viên, biến mình thành nhân vật quan trọng hay giữ vững chính mình quan trọng?"

Trong đầu hiện lên hình ảnh trong bộ phim cũ cậu từng xem. Hình ảnh đứa bé trai xinh đẹp không thua gì thiếu nữ, miệng đầy máu, vừa khó khăn vừa miễn cưỡng hát 'Bản chất ta là nữ.... chứ không phải là nam'*. Cũng từ đó, con người ấy đánh mất bản thân, chìm sâu trong ảo mộng, cái kịch mà mình si tâm vọng tưởng. Hình ảnh đó luôn ở trong đầu cậu như một lời nhắc nhở. Nhắc nhở cậu phải làm tròn trách nhiệm của một diễn viên, phải hết mình vì vai diễn. Nhưng cũng nhắc nhở cậu, cậu là cậu, không phải nhân vật.

Sống vì kịch, nhưng không được đánh mất bản thân trong kịch. Trên sân khấu, cậu có thể là bất kì ai, nhưng dưới sân khấu, cậu phải là chính cậu, là Trương Triết Hạn.

"Thưa thầy, một diễn viên đánh mất bản thân trong vở kịch, không thể phân biệt thật ảo, chẳng phải là một diễn viên thất bại sao?"

Mỗi lần nhớ về chuyện đời trước, trong lòng Triết Hạn liền dâng lên một cỗ khó chịu cùng tiếc nuối.

"Triết Hạn ca, hôm nay anh có vẻ không vui." Đứa nhóc đang được Triết Hạn hoá trang cho đột ngột lên tiếng. "Anh hiếm khi không vui."

Triết Hạn cười cười không trả lời. Cậu tập trung vẽ nốt mặt khỉ cho nó rồi nói: "Tiểu hầu tử (khỉ con), mau đi tập đi kẻo lát diễn sai sư phụ em lại mắng."

Thằng nhóc nghe vậy liền lém lỉnh cười hì hì. Nó vui vẻ bảo:

"Có anh ở đây lúc nào bọn em chẳng bị mắng. Sư phụ toàn tiếc gặp anh quá muộn, không được dạy người có thiên phú như anh, đối với bọn em luôn ghét bỏ. Triết Hạn ca, anh không muốn nhập đoàn bọn em à? Không bái sư cũng được, nhưng ít ra bọn em cũng được làm người một nhà với anh."

"Cũng đâu khác gì mấy. Lê viên (gánh hát) này là của Xuân Vãn Lâu, anh hát cho Xuân Vãn Lâu, cùng mấy đứa tập kịch, cũng được coi là cùng đoàn. Anh lại không thích nhập đoàn, anh là của anh, không có khế ước bán mình, không ai trói được anh."

Triết Hạn chậm rãi giải thích cho đứa trẻ, xong liền vội lùa nó đi nơi khác. Chờ yên tĩnh rồi, cậu mới ngồi xuống hoá trang cho mình.

Hoá trang của hoa đán yêu cầu sự tỉ mỉ cùng khéo léo cao, đây là một trong những nghệ thuật biểu diễn đầu tiên Triết Hạn phải học. Vậy nên bình thường, Triết Hạn sẽ tự mình làm chứ không nhờ người khác.

Hoá trang được một nửa, một cô bé chạy vào ríu rít hô Hạn ca Hạn ca khiến cậu phải bỏ dở động tác.

"Đừng hô nữa, em làm anh hết hồn suýt thì vẽ lệch đây." Cậu buông bút kẻ xuống, xoa xoa đầu cô bé. "Sao thế?"

"Em mới nghe lén Triệu thúc bảo có khách nhân muốn mời anh về nhà, ông ấy đồng ý rồi."

"Hoang đường." Trương Triết Hạn tức giận đập bàn. Cậu chỉ là người hát cho Xuân Vãn lâu, không kí khế ước bán thân, không ai có tư cách quyết định thay cậu. Triệu lão bản vì muốn làm hài lòng khách nhân mà trước nay đều tiền trảm hậu tấu đến quen tay. Chợt nhận ra mình vừa doạ sợ đứa bé, Triết Hạn vội thu lại cơn nóng giận. "Ừ, anh biết rồi. Cảm ơn em nhé."

Đứa bé gái bị khí tức hung dữ của cậu làm giật mình, nhưng giây sau được Triết Hạn ca của nó dịu dàng xoa đầu, nó liền chẳng để tâm, vui vẻ chạy đi.

Triết Hạn sau khi đứa trẻ rời đi cũng làm như không có gì xảy ra. Cậu yên tĩnh vẽ cho xong hoá trang của mình, sau đó đi ra sân khấu. Hôm nay vốn không có ca của cậu, chỉ là hoa đán diễn vai Đỗ Lệ Nương* bị cảm, Triệu lão bản liền gọi cậu đến thay.

"Nguyên lai xá tử yên hồng khai biến/ Tự giá bàn đô phó đoạn tỉnh đồi viên.*"

Trên sân khấu cao, hoa đán tay phải cầm chiết phiến vàng kim có hoạ tiết hoa mẫu đơn, tay trái ở thế lan hoa chỉ thay nhau đung đưa. Vị hoa đán này là người mới, lại vô cùng xinh đẹp khiến khán giả còn thật sự ngỡ cậu là nữ nhân. Triết Hạn theo tiết tấu của đoàn nhạc mà phe phẩy quạt, lúc đóng lúc mở, lúc lại ra vẻ hờ hửng lơ đễnh che nữa mặt.

Câu hồn đoạt phách.

Cơ thể xinh đẹp cũng theo từng bước chân nhỏ lây động. Đôi hài thêu đỏ như ẩn như hiện sau lớp vải lụa thoăn thoắt di chuyển, lúc thì bước chéo, lúc lại xoay vòng trông vô cùng diễm lệ.

"Lương thần mỹ cảnh nại hà thiên/ Thử tâm lạc sự thuỳ gia viện.*"

Không biết qua bao lâu, khi Triết Hạn vừa hát xong câu cuối, cả Xuân Vãn lâu liền bị nhấn chìm trong tiếng reo hò.

"Hí tử đó mới đến không lâu, hôm bữa tôi xem cậu ta diễn Quý phi tuý tửu mà bị hớp hồn."

"Quý phi tuý tửu thì đã là gì, bữa cậu ta diễn Bá vương biệt cơ mới gọi là tuyệt đỉnh."

"Quả là vậy, hôm nay cậu ấy diễn Đỗ Lệ Nương so với hí tử lần trước còn hay hơn."

"Hí tử này xem trẻ như vậy, chắc là chưa bị công tử nào bao qua."

"Ngươi thế là dở rồi. Thanh danh cậu ta rất tốt, không như những hí tử bình thường đâu."

Xung quanh toàn là lời nhận xét của khán giả, có ca ngợi, có văn vẻ, nhưng cũng có dâm ý, kinh thường. Con hát mà, thời này so với kỹ nữ cũng như nhau cả thôi. Xã hội yêu thích coi hát, hiếm lạ con hát, sẵn sàng vì tiêu tiền. Đó đơn giản chỉ là một thú vui của những kẻ lắm tiền nhiều tật. Trong mắt những kẻ đó kịch nghệ chỉ là thú tiêu khiển, mua vui cho chúng. Con hát bán nghệ, bán rẻ tiếng cười, chẳng hơn gì những gái lầu xanh cao cấp.

Triết Hạn dù ghét cay ghét đắng, nhưng cậu hiểu thời nào chẳng có những thể loại đại gia chân dài, kim chủ tiểu tình nhân. Ở hiện đại những thú vui bại hoại đó còn xuất hiện, huống gì thời loạn thế. Vì vậy cậu đối với chuyện này cũng chỉ có thể tránh được bao nhiêu hay bấy nhiêu.

Diễn viên nhập vai hoa đán mới của Xuân Vãn lâu nổi tiếng mãi nghệ vì đam mê kinh kịch. Phàm là người thành tâm yêu thích kinh kịch, cậu sẽ bồi. Nếu là những kẻ phàm phu tục tử không hiểu được giá trị nghệ thuật mà chỉ yêu thích nhan sắc hoa đán, có ra giá thế nào cũng không mời được cậu. Nhờ những lời đó mà khán giả cũng ít phần nào bàn tán những thứ dung tục về cậu.

Triết Hạn cũng không quá để tâm những lời bàn tán. Ngay sau khi vở tuồng diễn xong, cậu liền tẩy trang rời đi. Dù là quanh Xuân Vãn Lâu không có nhiều thành phần tạp nham, nhưng những kẻ đánh chủ ý lên cậu không thiếu, nhanh chóng đi về vẫn an toàn hơn.

Không ngờ vừa bước ra khỏi hẻm nhỏ ở cửa sau của Xuân Vãn lâu, bên tai liền vang lên tiếng súng liên hồi. Chưa kịp trấn tĩnh, một cơ thể to lớn đã đâm sầm vào cậu, mùi máu trên người hắn lan ra, vây lấy chóp mũi của cậu.

"Này! Anh ơi, anh có sao không đấy."

"Chưa chết được. Đám chó Tử Vân bang sắp đuổi tới rồi, mau tìm chỗ cho tôi trốn, tôi sẽ hậu tạ. Nếu không..." Bên thái dương Triết Hạn liền bị dí lên một vật kim loại lạnh toát.

"Hậu... hậu tạ gì chứ, trước cứu người!"

Súng chỉa vào đầu rồi còn dám không cứu sao? Huống chi địch nhân của địch nhân là bằng hữu.

Không sai! Tử Vân bang là ung nhọt của Nam Kinh, bang hội mà nhà nhà thống hận. Trương Triết Hạn cũng không ngoại lệ. Nếu không phải do bọn chúng nhiều lần đến quấy rồi lớp học của ông cậu để đòi phí bảo kê thì ông cũng không bị chèn ép khổ sở đến vậy.

Trong hẻm nhỏ tối tăm, Triết Hạn không nhìn rõ người kia, chỉ biết sau lưng hắn nhớp nháp toàn máu. Cơ thể người kia to lớn, tựa lên người cậu liền như mặc lên chiếc áo choàng dày cộp. Cậu khó khăn từng bước từng bước mới có thể dìu tên kia về lại phòng hoá trang của Xuân Vãn Lâu.

Phòng không có người, một mảng tối om, Triết Hạn liền đem người quẳng vô góc đạo cụ, còn mình đi mở đèn. Kiểm tra một lượt không có dấu vết khả nghi, cậu liền ngồi xuống bắt đầu hoá trang.

Một lát sau, ngoài cửa vang lên tiếng đập. Vài ba tên to con không nói không rằng liền tông cửa xong vào.

"Người đâu?"

Nghe thấy câu hỏi của kẻ kia, Triết Hạn buông xuống bút kẻ mày. Khuôn mặt đã được hoá trang một nữa, hai bên đối lập vừa tà mị vừa xinh đẹp. Đám người hít vào một hơi. Người này không phải là hí tử mới đến mà lão đại nhắm trúng đó chứ.

"Người gì cơ? Tôi không biết các vị là ai, vì sao lại xông vào đây, nhưng đây là khu vực riêng tư, không phận sự miễn vào. Nếu các vị muốn xem diễn, mời từ cửa chính Xuân Vãn lâu mà vào. Bây giờ, phiền các vị nhanh chóng rời đi, không tôi sẽ gọi tuần cảnh."

Trương Triết Hạn không hề sợ hãi nói. Xuân Vãn lâu tốt xấu gì cũng thuộc dưới địa phận Cung gia quân cùng Hoàng nhị gia. Bọn người Tử Vân bang dù cho có hống hách thế nào cũng không thể đánh chó không ngó mặt chủ được.

Nhưng mà bọn họ sẽ thật sự sẽ đánh chó không ngó mặt chủ thiệt đó. Chỉ là vị tiểu nhân nhi mà bang chủ để ý này, không dây vào vẫn tốt hơn. Đám người dáo dát nhìn một vòng, không nhìn ra điểm gì đáng ngờ liền kéo nhau bỏ đi.

Chờ người đi khỏi rồi, Triết Hạn mới nhẹ nhỏm thở phào một hơi. Suýt nữa thì lộ rồi. May mà mùi hương liệu trong phòng trang điểm rất nồng, vốn để tránh bị mùi nhà bếp làm ảnh hưởng tới đạo cụ cùng trang phục, nên mới có thể át đi phần nào múi máu tươi, nếu không để ý sẽ khó mà phát hiện.

Đám người kia chắc hẳn vì vậy mà không nhận ra mùi máu tanh. Cũng tốt, không thì lại rước phiền vào thân.

"Này anh ơi..."Nguy hiểm đã qua, Trương Triết Hạn liền vội vàng muốn đem người tiễn đi. Thế nhưng cậu gọi mấy lần đều không có ai lên tiếng, Triết Hạn lập tức liền thấy không ổn. Cậu vạch ra đám đạo cụ hỗn loạn trong góc, liền dễ dàng thấy được thân ảnh bận quân trang màu xanh ô liu loang lổ máu đỏ sậm. Có vẻ người kia sớm đã không còn cử động.

"Không phải là chết rồi chứ? Ai ai Triết Hạn, cái miệng xui xẻo này." Cậu không nhịn được bắt đầu thấy hối hận vì đã đem người về. Cơ mà... chắc chưa chết được đâu nhỉ? Triết Hạn thầm cầu nguyện trong lòng.

Cậu lấy hết can đảm ngồi thụp xuống, ngón tay trắng trẻo xin đẹp chọc chọc vào thân xác người không rõ sống chết kia, lấy sức đem người lật ngửa ra.

"Cung... Tuấn!"

Bây giờ thì cậu thật sự muốn khóc rồi, tại sao bản thân lại xui xẻo chọc phải vị ôn thần này chứ? Nếu là tên lính ất ơ nào đó, có chết cũng không ai để ý. Thế nhưng vị Cung gia độc tôn này, nếu như bây giờ cậu thấy chết không cứu, có phải khi bị phát hiện sẽ bị người của Cung gia quân trả thù không?

"Đúng là xui tận mạng! Nể tình tiễn phật tiễn đến Tây Thiên tôi mới cứu anh đấy nhá. Làm như ông đây sợ cả nhà anh, hứ."

Vì thế trong đêm tối, một thân thể nhỏ nhắn dìu một người đàn ông to cao lê từng bước qua mấy con ngỏ nhỏ về đến tận nhà. Cậu sợ nếu như trực tiếp đưa người đến Cung gia quân, e là trên đường sẽ bị đám người truy bắt anh ta chờ sẵn, vì thế mới không còn cách nào khác mà về nhà mình. Đến nơi Triết Hạn thật sự mệt muốn chết, thở cũng không ra hơi.

Em trai em gái đều đã ngoan ngoãn đi ngủ, cậu cũng không muốn đánh thức chúng, một mình quăng người lên giường, còn mình đi chuẩn bị bông băng cùng chậu nước.

"Thiếu gia?"

"Minh thúc, thúc chưa đi ngủ?"

Minh thúc từng là con út của một thái y trong triều Thanh. Sau này nhà ông bị người ám toán, dẫn đến hoạ tru di, may mắn được ông của Triết Hạn lén cứu đi. Từ đó ông luôn đi theo ông cậu, cũng là người chăm sóc cho ba anh em cậu từ nhỏ đến lớn. Nghe nói ông từng có đính ước với bà cô nhỏ (em gái của ông), nhưng sau này bà bị bệnh mất đi ông cũng chẳng cưới ai, cứ thế mà ở với bọn cậu.

"Chưa, ta chờ thiếu gia về. Ta đi ngủ sớm, thiếu gia lấy gì ăn?" Ông nhẹ nhàng nói. Đứa bé này là một tay ông nuôi lớn, nhìn thấy nó vì gia đình mà bôn ba, ông thật sự không đành lòng. Nó y như ông mình, có khổ có cực toàn một mình ngậm đắng nuốt cay vào trong lòng, chẳng hó hé một chữ với ai. Nếu như mọi người vẫn tin tưởng Đông y, không chuộng Tây y thì ông còn có thể phụ giúp một tay kiếm tiền, cũng không để lão Trương vì lao lực mà chết.

"Minh thúc, thúc không cần phải vậy đâu. Dù sao thúc cũng là trưởng bối, cháu coi thúc như ông mình vậy. Vãn bối sao có thể để trưởng bối cung phụng mình."

"Là Trương gia có ơn với ta, ta nợ lão Trương một mạng. Chỉ trách ta học nghệ không tinh, ai cũng không cứu được, chỉ đành chăm sóc thiếu gia tiểu thư, thay lão Trương nhìn các cô cậu thành người."

Ông thở dài, đôi mắt ánh lên vẻ bi thương.

"Vậy... Minh thúc, người giúp cháu một chuyện được không? Cháu có vị bằng hữu, huynh ấy trúng đạn... Cháu không biết làm gì?"

"Người đâu?" Ông gấp gáp hỏi, Triết Hạn liền vội vàng chỉ vào phòng mình. Minh thúc liền thở dài. Ông dở khóc dở cười nói: "Thiếu gia của tôi ơi, cứu người quan trọng, sao cậu không nói sớm. Cậu mau xuống bếp lấy chai rượu trắng cùng hòm thuốc của ta tới đây."

Ông đi lấy dao nhỏ cùng đồ gắp, đem hơ dưới nến, sau đó lấy rượu rưới lên. Tẩy trùng xong mới yên tâm làm việc. Triết Hạn dưới chỉ đạo của Minh thúc liền cho Cung Tuấn cắn vào một cái khăn vải dày, tránh cho anh vì bị đau mà nghiến răng cắn vào lưỡi. Sau đó bản thân liền theo chỉ dẫn mà ngoan ngoãn đi sắc thuốc.

Mọi chuyện xong xuôi cũng đến canh ba canh tư, ai cũng mệt rã rời. Triết Hạn thấy có lỗi liền cưỡng chế Minh thúc đi ngủ, còn bản thân lại túc trực bên người Cung Tuấn, chăm sóc anh ta. Minh thúc bảo Cung Tuấn có lẽ sẽ phát sốt, may mà đạn găm không sâu, không mấy ảnh hưởng đến tính mạng, chỉ là mất nhiều máu mà thôi. Trương Triết Hạn nghe hiểu, nhưng vẫn cứ lo nếu mình ngủ quên, tỉnh dậy người trên giường không còn thở liền không dám đi ngủ.

Cậu hết thay khăn, lau mồ hôi, rồi lại bón nước cho Cung Tuấn. Loay hoay cả một đêm, đến gần trưa mới mệt mỏi thiếp đi.

Trương Triết Hạn chính là vì khó thở mà tỉnh dậy. Cậu lờ mờ cảm giác được bàn tay to lớn nắm lấy cần cổ của mình, hơi dùng lực bóp.

"Ưm, anh..."

Tỉnh dậy thật nhanh, người này tính ra cũng quá trâu bò rồi. Bị thương, mất máu nhiều như vậy mà mới đó đã có thể uy hiếp cậu. Cung Tuấn ngồi trên giường, sắc mặt trắng bệch có phần yếu ớt, nhưng ánh mắt lại vô cùng âm u tàn độc. Y không nhiều lời vòng vo, hung dữ gằn giọng nói:

"Ngươi là ai?"

Mẹ nó, tên điên này không lẽ ngủ một giấc dậy liền mất trí nhớ luôn sao? Cái thứ làm ơn mắc oán này, ngay từ đầu để anh ta chết ở xó xỉnh nào cho rồi.

________________

Chú thích:

* Vai Đán: Từ dùng để chỉ các vai nữ trong kinh kịch.

*Vai Sinh: Từ dùng để chỉ các vai nam trong kinh kịch. 

*Vai Sửu: Từ dùng để chỉ các vai xấu xí hoặc hài hước (Vai hề)

Cả ba vai đán, sinh, sửu đều được phân thành ba loại chính lão sinh/ đán, tiểu sinh/ đán/ sửu, võ sinh/ đán/ sửu và văn sửu.

Nguồn: TIỂU LUẬN NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU KINH KỊCH TRUNG QUỐC_ Di Phan (https://www.academia.edu/)

* "Bản chất ta là nữ.... chứ không phải là nam": Đây là một câu trong vở kinh kịch Giấc mộng ngoài Tu Viện. Triết Hạn đang nhắc tới phân cảnh trong phim Bá Vương Biệt Cơ.

Trong vở kinh kịch "Giấc mộng ngoài tu viện" có một cậu thoại "Năm 16 tuổi ta vào tu viện. Mái tóc xanh cắt ngắn từ thưởu còn thơ. Bản chất ta là nữ chứ không phải nam" nhưng tập thế nào Đức Trí (Trình Điệp Y) vẫn kiên quyết sửa lại lời thành "Bản chất ta là nam chứ không phải nữ" dù cho bị bao nhiêu trận đòn từ sư phụ. Từ nhỏ bản tính cố chấp, chấp nhất kiên định của cậu đã được bộc lộ ra rất rõ ràng. Khi băng bó vết thương cho Đức Trí, Sĩ Tứ (Tiểu Lâu) đã nói "Cứ việc làm như mày là con gái, đừng sửa lời ca nữa."

Cảnh mà Triết Hạn nhắc tới là phân khúc lúc Đức Chí còn nhỏ, có người đến đoàn kịch để tìm diễn viên để diễn kịch cho Vương công công– một thái giám già quyền cao chức trọng của triều đình Mãn thanh, ông ta tình cờ nhìn thấy Đức Trí, vẻ ngoài của cậu đã thu hút ánh nhìn của ông ta. Cậu được yêu cầu diễn thử và xui thay lại là trường đoạn trong vở "Giấc mộng ngoài tu viện". Một lần nữa cậu lại hát "Bản chất ta là nam chứ không phải nữ" khiến cho ông ta tức giận bỏ đi. Vào lúc này, Sĩ Tứ đã cầm dùi đồng để thọc miệng cậu đến khi đầy máu bắt cậu phải hát lại cho đúng – đây là vì Sĩ Tứ không muốn sau đó cậu bị sư phụ đánh chết. Tiếp theo, Đức Trí miệng chảy máu cất lên tiếng hát "Bản chất ta là nữ ...chứ không phải nam". Từ giây phút đó, cái "thực" duy nhất còn sót lại của Đức Trí đã hoàn toàn biến mất, cậu mang theo suy nghĩ đó đến tận khi lớn lên. Con người cậu sau này chỉ còn lại một chữ "tưởng"- mộng tưởng, tư tưởng, suy tưởng và ảo tưởng từ sân khấu.

Nguồn: Bá Vương Biệt Cơ— Giữa Thực và Tưởng,  nlklinh.wordpress.com

*Nguyên lai xá tử yên hồng khai biến

Tự giá bàn đô phó đoạn tỉnh đồi viên.

Lương thần mỹ cảnh nại hà thiên

Thử tâm lạc sự thuỳ gia viện.

Trích: màn 10 Kinh Mộng của Mẫu đơn đình.

Mẫu Đơn Đình hay còn gọi là Hoàn hồn ký hay Đỗ Lệ Nương mộ sắc hoàn hồn ký là một trong những vở kịch nổi tiếng trong lịch sử sân khấu Trung Quốc, do nhà soạn kịch nổi tiếng thời kỳ nhà Minh là Thang Hiển Tổ viết năm 1598 mà đến nay vẫn được người Trung Hoa nghiên cứu dựng lại và diễn xướng. Mẫu Đơn Đình cũng là một vở diễn mang ý nghĩa ca ngợi tình yêu tự do của nam nữ thanh niên, chống lại những khuôn phép ràng buộc của chế độ hôn nhân phong kiến. Cái kết có hậu của tác phẩm đã thể hiện ước mơ về tình yêu tự do trong xã hội phong kiến.

Nguồn:Tứ đại cổ điển hí kịch (P.2): Mẫu Đơn Đình, trang Đại kỷ nguyên.

Facebook Tầm mộng Thái Hồ · Tinh quy Cô Tô, #day15 có bài về Mẫu đơn đình kèm video khúc hí của Màn 10, các bạn có thể vào xem tham khảo.


Ps: Thật ra rất muốn viết tiểu kịch trường, như mà thể loại truyền này bào mòn cạn kiệt chất xám của tôi rồi TAT. Các cô không hiểu đâu, vì phục vụ cho viết văn, mỗi ngày tôi đều nghe hí kịch, nghe riết nghiện luôn... dù không hiểu mô tê gì hết ráo.

Ôi... đoán xem chương này Tiểu Triết gặp ai nào~





Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro