hON ROM
pHAN THIET
Vị trí địa lý
Thành phố Phan Thiết hình cánh cung trải dài từ: 10°42'10" đến 11° vĩ độ bắc.
Phía đông giáp biển Đông.
Phía tây giáp huyện Hàm Thuận Nam - tỉnh Bình Thuận.
Phía nam giáp biển Đông và huyện Hàm Thuận Nam - tỉnh Bình Thuận.
Phía bắc giáp huyện Hàm Thuận Bắc và huyện Bắc Bình - tỉnh Bình Thuận.
Giữa trung tâm thành phố có con sông Cà Ty chảy ngang chia Phan Thiết thành 2 ngạn:
Phía nam sông: khu thương mại.
Phía bắc sông: gồm các cơ quan hành chính và quân sự.
Địa hình
Phan Thiết có địa hình tương đối bằng phẳng, có cồn cát, bãi cát ven biển, đồi cát thấp, đồng bằng hẹp ven sông. Có 3 dạng chính:
Vùng đồng bằng ven sông Cà Ty.
Vùng cồn cát, bãi cát ven biển. Có địa hình tương đối cao.
Vùng đất mặn: ở Thanh Hải, Phú Thủy, Phú Trinh và Phong Nẫm .
[sửa] Nguồn gốc địa danh
Khi chưa có người Việt định cư, tên vùng đất này có nguồn gốc từ tiếng Chăm gọi là "Hamu Lithít" - "Hamu" là xóm ruộng bằng, "Lithít" là ở gần biển. Khi bắt đầu có người Việt định cư, vẫn chưa ai có ý định đặt ngay cho vùng đất này một tên gọi mới bằng tiếng Việt. Vậy mà không biết tự bao giờ, âm cuối "Lithit" lại được gắn liền với âm "Phan" tách từ phiên âm của tên hai vùng Phan Rang, Phan Rí mà thành ra Phan Tiết (tên gọi ngày xưa) và sau này người ta gọi chuẩn với cái tên là Phan Thiết .
Hình thành
Vùng đất này có tên gọi lâu đời của người Chăm là Ha-mu Li-thit (nghĩa là "xóm Lithit").
Sau khi vương quốc Chămpa sáp nhập vào Đại Việt, chưa ai có ý định đặt ngay cho vùng đất này một tên gọi mới bằng tiếng Việt. Lâu dần, âm cuối "Li-thit" được gắn liền với âm "Phan" mà thành Phan Thiết.
Vùng hành chính này xác lập cùng thời gian hình thành tỉnh Bình Thuận ngày nay, nhưng khi ấy nó chưa được xác định địa giới và cấp hành chính gì.
Năm 1697, Bình Thuận lần lượt được đổi từ một trấn lên thành phủ, rồi lên thành dinh, thì Phan Thiết chính thức được công nhận là một đạo (cùng một lượt với các đạo Phan Rang, Phố Hài, Ma Ly vùng Tam Tân). Tuy nhiên, đạo Phan Thiết lập ra nhưng chẳng có văn bản nào chỉ rõ phạm vi lãnh thổ.
Từ năm 1773 đến năm 1801, nơi đây thường diễn ra các cuộc giao tranh ác liệt giữa các lực lượng quân nhà Nguyễn và quân nhà Tây Sơn.
Năm 1825, thời Minh Mạng, khi Bình Thuận chính thức trở thành tỉnh, đạo Phan Thiết bị cắt một phần đất nhập vào một huyện thuộc Hàm Thuận (năm 1854, thời Tự Đức, huyện này được đặt tên là huyện Tuy Lý).
1835, tuần vũ Dương Văn Phong thỉnh cầu vua Minh Mạng chuyển tỉnh lỵ của Bình Thuận ở gần Phan Rí (huyện Hoà Đa) lập từ thời Gia Long về đóng ở vùng Phú Tài - Đại Nẫm, huyện Hàm Thuận nhưng vua chưa đồng ý.
Năm 1836 (năm Minh Mạng thứ 17), Thị Lang Bộ Hộ là Đào Tri Phủ được cử làm việc đo đạc, lập địa bạ trong số trên 307 xã, thôn thuộc hai phủ, bốn huyện và mười lăm tổng của tỉnh Bình Thuận để chuẩn định và tiến hành đánh thuế. Đo đạc xong ước định vùng Phan Thiết (thuộc tổng Đức Thắng) có chín địa danh trực thuộc. Bên hữu ngạn sông (sông Cà Ty ngày nay) là các xã Đức Thắng, Nhuận Đức, Lạc Đạo và các thôn Thành Đức, Tú Long. Bên tả ngạn là xã Trinh Tường và các thôn Long Khê, Long Bình, Minh Long.
Qua nhiều lần thay đổi các đơn vị hành chính, một số thôn nhỏ sáp nhập thành làng lớn, một số địa danh cũ biến mất như Minh Long, Long Bình (thuộc phường Bình Hưng ngày nay), Long Khê (thuộc phường Phú Trinh ngày nay). Một số thôn, xã khác của tổng Đức Thắng như Phú Tài, Phú Hội, Xuân Phong, Đại Nẫm được xem là ngoại vi của Phan Thiết. Một số địa danh thuộc khu vực Phố Hài (phường Phú Hài ngày nay) như Tân Phú, An Hải, An Hoà, Tú Lâm, Sơn Thủy, Thiện Chính, Ngọc Lâm... thuộc về tổng Hoa An (sau đổi lại là tổng Lại An) của huyện Tuy Định. Một số thôn, xã dọc bờ biển như Khánh Thiện, Thạch Long, Long Sơn (thuộc khu vực Rạng - Mũi Né ngày nay) thuộc tổng Vĩnh An của huyện Hòa Đa.
Gần cuối thế kỷ 19, Phan Thiết vẫn chưa được công nhận chính thức là một đơn vị hành chính (cấp dưới) trực thuộc tỉnh Bình Thuận.
Năm 1898 (năm Thành Thái thứ muời), tỉnh lỵ Bình Thuận được dời về đặt tại làng Phú Tài ở ngoại vi Phan Thiết. Ngày 20 tháng 10 cùng năm, vua Thành Thái ra đạo dụ xác lập thị xã (centre urban) Phan Thiết, tỉnh lỵ của Bình Thuận (cùng ngày thành lập các thị xã[Huế]], Hội An, Quy Nhơn, Thanh Hoá, Vinh).
Năm 1905, thị xã Phan Thiết cũng vẫn chưa xác định rõ ranh giới. Tòa sứ Bình Thuận (bộ máy thống trị của Pháp) do một công sứ (résident) đứng đầu đặt thường trực tại Phan Thiết.
Ngày 4 tháng 11 năm 1910, viên toàn quyền Đông Dương A.Klobukowski ra quyết định về Phan Thiết. Lúc này Phan Thiết chính thức bao gồm 16 làng xã. Bên hữu ngạn sông: Đức Thắng, Thành Đức, Nhuận Đức, Nam Nghĩa, Lạc Đạo, Tú Long; bên tả ngạn sông: Long Khê, Phú Trinh, Trinh Tường, Đảng Bình, Quảng Bình, Thiện Mỹ, Thiện Chánh, Xuân Hoà, An Hải, Sơn Thuỷ (năm làng sau trước đây là thuộc khu vực Phố Hài). Có thêm địa danh mới như Nam Nghĩa, Quảng Bình (dân Quảng Nam, Quảng Nghĩa, Quảng Bình di cư vào Phan Thiết).
Ngày 6 tháng 1 năm 1918, Khâm Sứ Trung Kỳ Charles quyết định Phú Hài (tên gọi mới của Phố Hài) tách ra khỏi Phan Thiết để nhập về lại tổng Lại An của huyện Hàm Thuận. Pháp bắt đầu thiết lập bộ máy chính quyền ở Phan Thiết. Thị xã Phan Thiết liên tục làm tỉnh lỵ của tỉnh Bình Thuận từ đó.
[sửa] Phát triển
Sau khi Việt Nam thống nhất hai miền nam bắc (1975), thị xã Phan Thiết tiếp tục làm tỉnh lỵ của tỉnh Thuận Hải.
Sau đợt chia tách tỉnh Thuận Hải năm 1992, thị xã Phan Thiết vẫn là tỉnh lỵ tỉnh Bình Thuận ngày nay.
Năm 1999, chính phủ Việt Nam quyết định nâng cấp thị xã Phan Thiết thành thành phố Phan Thiết trực thuộc tỉnh Bình Thuận.
Tuy là một thành phố trẻ nhưng theo các nhà nghiên cứu thì "phố cổ" Phan Thiết hình thành trước Nha Trang và Phan Rang [cần dẫn nguồn].
[sửa] Khí tượng-Thủy văn
Thành phố Phan Thiết nằm trong vùng khô hạn, khí hậu nhiệt đới điển hình, nhiều gió, nhiều nắng, ít bão, không có sương muối, có nhiệt độ trung bình hàng năm từ 26°C đến 27°C. Tháng 1, tháng 2 và tháng 12 (nhiệt độ trung bình 25,5°C) mát hơn so với các tháng khác trong năm. Tháng 4 và tháng 5 là những tháng nóng nhất ở Phan Thiết, nhiệt độ có khi lên đến 29°C. Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm từ 78 đến 80,7%.
Cuộc bầu cử Hội đồng Quản trị Wikimedia hiện đang cho phép nộp đơn để trở thành ứng cử viên. Hãy là một ứng cử viên. [Thu nhỏ]
[Giúp chúng tôi dịch thông tin!]
Phan Thiết
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Phan Thiết là tỉnh lỵ, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật của tỉnh Bình Thuận. Phan Thiết nằm trên quốc lộ 1A (chiều dài quốc lộ 1A đi qua là 7 km), cách Thành phố Hồ Chí Minh 198 km về hướng Đông. Phan Thiết là đô thị của miền Trung, thuộc miền Nam Trung Bộ, tuy nhiên, theo quy hoạch phát triển đến năm 2025, nó sẽ là đô thị cấp vùng của khu vực Đông Nam Bộ[1][2]. Diện tích tự nhiên là 206,45 km², bờ biển trải dài 57,40 km.
Phan Thiết
- Thành phố trực thuộc tỉnh -
-Trực thuộc tỉnh Bình Thuận
-Vùng Nam Trung Bộ
-Hình thành địa danh 1898
-Nâng cấp thời Pháp thuộc 1933
-Trở thành thành phố 1999
Người sáng lập vua Thành Thái ra đạo dụ xác lập (1898)
Đặt theo tên Hamu Lithit
Chính quyền
- Kiểu Thành phố trực thuộc tỉnh (tỉnh lị)
- Chủ tịch UBND thành phố
- Chủ tịch HĐND thành phố
- Bí thư Thành ủy
Diện tích
- Tổng cộng 206 km² (79,5 mi²)
Dân số
- Tổng cộng 205333
- Mật độ 996,8/km² (2.581,6/mi²)
Múi giờ G (UTC+7)
Mã bưu chính
Dân tộc Việt, Hoa, Chăm
Biển số xe 86 (theo tỉnh Bình Thuận)
Kinh tế chủ yếu Du lịch, thủy sản.
Hành chính 4 xã, 14 phường
Xếp loại đô thị 2
Mục lục [ẩn]
1 Vị trí địa lý
2 Địa hình
3 Các đơn vị hành chính trực thuộc
4 Nguồn gốc địa danh
5 Lịch sử
5.1 Hình thành
5.2 Phát triển
6 Khí tượng-Thủy văn
7 Tài nguyên-Khoáng sản
8 Dân cư
9 Kinh tế
9.1 Công nghiệp
9.2 Du lịch
10 Đặc sản
11 Danh lam thắng cảnh - Di tích lịch sử
12 Lễ hội văn hóa
12.1 Đua thuyền mừng xuân
12.2 Rước đèn trung thu
13 Đặc trưng
14 Chú thích
[sửa] Vị trí địa lý
Thành phố Phan Thiết hình cánh cung trải dài từ: 10°42'10" đến 11° vĩ độ bắc.
Phía đông giáp biển Đông.
Phía tây giáp huyện Hàm Thuận Nam - tỉnh Bình Thuận.
Phía nam giáp biển Đông và huyện Hàm Thuận Nam - tỉnh Bình Thuận.
Phía bắc giáp huyện Hàm Thuận Bắc và huyện Bắc Bình - tỉnh Bình Thuận.
Giữa trung tâm thành phố có con sông Cà Ty chảy ngang chia Phan Thiết thành 2 ngạn:
Phía nam sông: khu thương mại.
Phía bắc sông: gồm các cơ quan hành chính và quân sự.
[sửa] Địa hình
Phan Thiết có địa hình tương đối bằng phẳng, có cồn cát, bãi cát ven biển, đồi cát thấp, đồng bằng hẹp ven sông. Có 3 dạng chính:
Vùng đồng bằng ven sông Cà Ty.
Vùng cồn cát, bãi cát ven biển. Có địa hình tương đối cao.
Vùng đất mặn: ở Thanh Hải, Phú Thủy, Phú Trinh và Phong Nẫm .
[sửa] Các đơn vị hành chính trực thuộc
Sau khi được chính phủ công nhận là thành phố vào năm 1999, Phan Thiết được chia thành 18 đơn vị hành chính gồm 14 phường và 4 xã:
Phan Thiết
(潘切)
Số thứ tự Mã số Tên đơn vị hành chính Khu vực Vùng địa lý
1 22915 Phường Mũi Né Ngoại thành Trung du
2 22918 Phường Hàm Tiến Ngoại thành Trung du
3 22921 Phường Phú Hài Nội thành Trung du
4 22924 Phường Phú Thủy Nội thành Đồng bằng
5 22927 Phường Phú Tài Nội thành Trung du
6 22930 Phường Phú Trinh Nội thành Đồng bằng
7 22933 Phường Xuân An Nội thành Trung du
8 22936 Phường Thanh Hải Nội thành Đồng bằng
9 22939 Phường Bình Hưng Nội thành Đồng bằng
10 22942 Phường Đức Nghĩa Trung tâm Đồng bằng
11 22945 Phường Lạc Đạo Nội thành Đồng bằng
12 22948 Phường Đức Thắng Nội thành Đồng bằng
13 22951 Phường Hưng Long Nội thành Đồng bằng
14 22954 Phường Đức Long Nội thành Đồng bằng
15 22957 Xã Thiện Nghiệp Ngoại thành Trung du
16 22960 Xã Phong Nẫm Ngoại thành Đồng bằng
17 22963 Xã Tiến Lợi Ngoại thành Trung du
18 22966 Xã Tiến Thành Ngoại thành Trung du
[sửa] Nguồn gốc địa danh
Khi chưa có người Việt định cư, tên vùng đất này có nguồn gốc từ tiếng Chăm gọi là "Hamu Lithít" - "Hamu" là xóm ruộng bằng, "Lithít" là ở gần biển. Khi bắt đầu có người Việt định cư, vẫn chưa ai có ý định đặt ngay cho vùng đất này một tên gọi mới bằng tiếng Việt. Vậy mà không biết tự bao giờ, âm cuối "Lithit" lại được gắn liền với âm "Phan" tách từ phiên âm của tên hai vùng Phan Rang, Phan Rí mà thành ra Phan Tiết (tên gọi ngày xưa) và sau này người ta gọi chuẩn với cái tên là Phan Thiết .
Một góc thành phố Phan Thiết ngày nay
[sửa] Lịch sử
[sửa] Hình thành
Vùng đất này có tên gọi lâu đời của người Chăm là Ha-mu Li-thit (nghĩa là "xóm Lithit").
Sau khi vương quốc Chămpa sáp nhập vào Đại Việt, chưa ai có ý định đặt ngay cho vùng đất này một tên gọi mới bằng tiếng Việt. Lâu dần, âm cuối "Li-thit" được gắn liền với âm "Phan" mà thành Phan Thiết.
Vùng hành chính này xác lập cùng thời gian hình thành tỉnh Bình Thuận ngày nay, nhưng khi ấy nó chưa được xác định địa giới và cấp hành chính gì.
Năm 1697, Bình Thuận lần lượt được đổi từ một trấn lên thành phủ, rồi lên thành dinh, thì Phan Thiết chính thức được công nhận là một đạo (cùng một lượt với các đạo Phan Rang, Phố Hài, Ma Ly vùng Tam Tân). Tuy nhiên, đạo Phan Thiết lập ra nhưng chẳng có văn bản nào chỉ rõ phạm vi lãnh thổ.
Từ năm 1773 đến năm 1801, nơi đây thường diễn ra các cuộc giao tranh ác liệt giữa các lực lượng quân nhà Nguyễn và quân nhà Tây Sơn.
Năm 1825, thời Minh Mạng, khi Bình Thuận chính thức trở thành tỉnh, đạo Phan Thiết bị cắt một phần đất nhập vào một huyện thuộc Hàm Thuận (năm 1854, thời Tự Đức, huyện này được đặt tên là huyện Tuy Lý).
1835, tuần vũ Dương Văn Phong thỉnh cầu vua Minh Mạng chuyển tỉnh lỵ của Bình Thuận ở gần Phan Rí (huyện Hoà Đa) lập từ thời Gia Long về đóng ở vùng Phú Tài - Đại Nẫm, huyện Hàm Thuận nhưng vua chưa đồng ý.
Năm 1836 (năm Minh Mạng thứ 17), Thị Lang Bộ Hộ là Đào Tri Phủ được cử làm việc đo đạc, lập địa bạ trong số trên 307 xã, thôn thuộc hai phủ, bốn huyện và mười lăm tổng của tỉnh Bình Thuận để chuẩn định và tiến hành đánh thuế. Đo đạc xong ước định vùng Phan Thiết (thuộc tổng Đức Thắng) có chín địa danh trực thuộc. Bên hữu ngạn sông (sông Cà Ty ngày nay) là các xã Đức Thắng, Nhuận Đức, Lạc Đạo và các thôn Thành Đức, Tú Long. Bên tả ngạn là xã Trinh Tường và các thôn Long Khê, Long Bình, Minh Long.
Qua nhiều lần thay đổi các đơn vị hành chính, một số thôn nhỏ sáp nhập thành làng lớn, một số địa danh cũ biến mất như Minh Long, Long Bình (thuộc phường Bình Hưng ngày nay), Long Khê (thuộc phường Phú Trinh ngày nay). Một số thôn, xã khác của tổng Đức Thắng như Phú Tài, Phú Hội, Xuân Phong, Đại Nẫm được xem là ngoại vi của Phan Thiết. Một số địa danh thuộc khu vực Phố Hài (phường Phú Hài ngày nay) như Tân Phú, An Hải, An Hoà, Tú Lâm, Sơn Thủy, Thiện Chính, Ngọc Lâm... thuộc về tổng Hoa An (sau đổi lại là tổng Lại An) của huyện Tuy Định. Một số thôn, xã dọc bờ biển như Khánh Thiện, Thạch Long, Long Sơn (thuộc khu vực Rạng - Mũi Né ngày nay) thuộc tổng Vĩnh An của huyện Hòa Đa.
Gần cuối thế kỷ 19, Phan Thiết vẫn chưa được công nhận chính thức là một đơn vị hành chính (cấp dưới) trực thuộc tỉnh Bình Thuận.
Năm 1898 (năm Thành Thái thứ muời), tỉnh lỵ Bình Thuận được dời về đặt tại làng Phú Tài ở ngoại vi Phan Thiết. Ngày 20 tháng 10 cùng năm, vua Thành Thái ra đạo dụ xác lập thị xã (centre urban) Phan Thiết, tỉnh lỵ của Bình Thuận (cùng ngày thành lập các thị xã[Huế]], Hội An, Quy Nhơn, Thanh Hoá, Vinh).
Năm 1905, thị xã Phan Thiết cũng vẫn chưa xác định rõ ranh giới. Tòa sứ Bình Thuận (bộ máy thống trị của Pháp) do một công sứ (résident) đứng đầu đặt thường trực tại Phan Thiết.
Ngày 4 tháng 11 năm 1910, viên toàn quyền Đông Dương A.Klobukowski ra quyết định về Phan Thiết. Lúc này Phan Thiết chính thức bao gồm 16 làng xã. Bên hữu ngạn sông: Đức Thắng, Thành Đức, Nhuận Đức, Nam Nghĩa, Lạc Đạo, Tú Long; bên tả ngạn sông: Long Khê, Phú Trinh, Trinh Tường, Đảng Bình, Quảng Bình, Thiện Mỹ, Thiện Chánh, Xuân Hoà, An Hải, Sơn Thuỷ (năm làng sau trước đây là thuộc khu vực Phố Hài). Có thêm địa danh mới như Nam Nghĩa, Quảng Bình (dân Quảng Nam, Quảng Nghĩa, Quảng Bình di cư vào Phan Thiết).
Ngày 6 tháng 1 năm 1918, Khâm Sứ Trung Kỳ Charles quyết định Phú Hài (tên gọi mới của Phố Hài) tách ra khỏi Phan Thiết để nhập về lại tổng Lại An của huyện Hàm Thuận. Pháp bắt đầu thiết lập bộ máy chính quyền ở Phan Thiết. Thị xã Phan Thiết liên tục làm tỉnh lỵ của tỉnh Bình Thuận từ đó.
[sửa] Phát triển
Sau khi Việt Nam thống nhất hai miền nam bắc (1975), thị xã Phan Thiết tiếp tục làm tỉnh lỵ của tỉnh Thuận Hải.
Sau đợt chia tách tỉnh Thuận Hải năm 1992, thị xã Phan Thiết vẫn là tỉnh lỵ tỉnh Bình Thuận ngày nay.
Năm 1999, chính phủ Việt Nam quyết định nâng cấp thị xã Phan Thiết thành thành phố Phan Thiết trực thuộc tỉnh Bình Thuận.
Tuy là một thành phố trẻ nhưng theo các nhà nghiên cứu thì "phố cổ" Phan Thiết hình thành trước Nha Trang và Phan Rang [cần dẫn nguồn].
[sửa] Khí tượng-Thủy văn
Thành phố Phan Thiết nằm trong vùng khô hạn, khí hậu nhiệt đới điển hình, nhiều gió, nhiều nắng, ít bão, không có sương muối, có nhiệt độ trung bình hàng năm từ 26°C đến 27°C. Tháng 1, tháng 2 và tháng 12 (nhiệt độ trung bình 25,5°C) mát hơn so với các tháng khác trong năm. Tháng 4 và tháng 5 là những tháng nóng nhất ở Phan Thiết, nhiệt độ có khi lên đến 29°C. Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm từ 78 đến 80,7%.
Nhiệt độ trung bình/tháng Một Hai Ba Tư Năm Sáu Bảy Tám Chín Mười M.một M.hai
Cao nhất (°C) 29 30 31 32 33 32 31 31 31 31 31 30
Thấp nhất (°C) 22 22 24 26 26 26 25 25 25 25 24 24
[sửa] Tài nguyên-Khoáng sản
Sông Cà Ty (Phan Thiết) về đêmPhan Thiết với 57,4 km bờ biển có nhiều tiềm năng để phát triển nghề làm muối, du lịch. Tài nguyên sinh vật biển rất phong phú và đa dạng có khả năng khai thác 60 nghìn tấn/năm; ngoài ra còn có nguồn lợi thủy sản có giá trị hàng năm có thể khai thác 600-700 tấn tôm các loại, 3.200 - 3.500 tấn mực, 10.000-12.000 tấn sò điệp, sò lông và các loại hải sản khác.
Phan Thiết có 260 hécta mặt nước có thể đưa vào nuôi tôm, làm ruộng muối, trong đó diện tích có khả năng nuôi tôm là 140 ha.
Ven biển Phan Thiết có các bãi biển bờ thoải, cát trắng mịn, môi trường trong sạch, bãi tắm tốt như Đồi Dương - Vĩnh Thủy, Rạng, Mũi Né... cùng với các phong cảnh đẹp: tháp Po Sah Inư, Lầu Ông Hoàng, Suối Tiên (Hàm Tiến), rừng dừa Rạng - Mũi Né, Tiến Thành và khu di tích Dục Thanh có điều kiện thu hút khách du lịch.
Với diện tích 19.180 ha, Phan Thiết có 4 loại đất chính:
Cồn cát và đất cát biển, diện tích 15.300 ha (79,7% diện tích tự nhiên). Cồn cát trắng 990 ha; cồn cát xám vàng 1450 ha; đất cồn cát đỏ 8.920 ha; đất cát biển 3940 ha. Trên loại đất này có thể khai thác để trồng dưa, đậu, điều, dừa.
Đất phù sa, diện tích 2.840 ha (14,8% diện tích tự nhiên). Gồm đất phù sa được bồi 1.140 ha; đất phù sa không được bồi 1.400 ha; đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng 300 ha. Hầu hết diện tích đất này đã được khai thác trồng lúa nước, hoa màu, cây ăn quả...
Đất vàng trên đá Mácmaxít-granít, diện tích 540 ha (2,82% diện tích tự nhiên). Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ, diện tích 350 ha (1,82% diện tích tự nhiên). Trên các loại đất này có thể sử dụng xây dựng cơ bản và các mục đích nông, lâm nghiệp.
Khoáng sản: có mỏ Imenít-Zircon ven biển Hàm Tiến - Mũi Né có trữ lượng 523,5 ngàn tấn. Mỏ đá Mico-granít ở Lầu Ông Hoàng với trữ lượng 200.000 tấn có thể sản xuất men sứ. Mỏ cát thủy tinh dọc theo các đồi cát ven biển Nam Phan Thiết có trữ lượng khoảng 18 triệu tấn. Tại vùng biển ngoài khơi thành phố Phan Thiết đã phát hiện ra mỏ dầu và đang được tiến hành khai thác thử nghiệm.
[sửa] Dân cư
Dân số của Phan Thiết theo thống kê của Cục thống kê tỉnh Bình Thuận năm 2004 là 205.333 người. Mật độ dân số là 997 người/km². Thành phố cũng đang xây dựng khu đô thị - trung tâm thương mại Bắc Phan Thiết, phục vụ sự phát triển dân số.
[sửa] Kinh tế
Trong những năm đầu thế kỷ 21, nền kinh tế thành phố Phan Thiết tăng trưởng với nhịp độ khá (tốc độ tăng trưởng bình quân mỗi năm là 14.04%). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp, dịch vụ du lịch, ngư, nông lâm nghiệp, tiềm năng kinh tế từng bước khai thác có hiệu quả, các thành phần kinh tế được khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.
Hiện nay, Phan Thiết là một trong những thành phố du lịch hấp dẫn của Việt Nam.
[sửa] Công nghiệp
Khu công nghiệp phát triển nằm kề ngay trung tâm thành phố Phan Thiết, trên giao lộ Quốc lộ 1A (xuyên Việt) và Quốc lộ 28 (Phan Thiết - Lâm Đồng), cách Thành phố Hồ Chí Minh 200 km, cách Nha Trang 250 km, cách Vũng Tàu 150 km và Đà Lạt 165 km. Với tổng diện tích tự nhiên 68 ha, khu công nghiệp Phan Thiết có các cụm chức năng:
Cụm các xí nghiệp công nghiệp
Cụm kho bãi
Khu trung tâm và dịch vụ
Khu vực trồng cây xanh.
Hồ điều hòa
Các ngành Công nghiệp ưu tiên đầu tư trong khu công nghiệp:
Chế biến nông lâm sản
Chế biến lương thực, thực phẩm hoa quả, nước giải khát
Sản xuất hàng tiêu dùng, may mặc, giày da, đồ dùng gia đình, đồ điện cơ, kim khí...
Văn phòng phẩm, đồ chơi trẻ em
Sản xuất liệu xây dựng, trang trí nội thất
Lắp ráp và chế tạo cơ khí, điện, điện tử
Các ngành Công nghiệp phục vụ phát triển công - nông nghiệp, hải sản
Kinh doanh dịch vụ phục vụ sản xuất công nghiệp
[sửa] Du lịch
Mũi Né, một địa điểm du lịch nổi tiếng của Phan ThiếtNgười dân thành phố Phan Thiết ai cũng thừa nhận vùng biển giàu tiềm năng du lịch này được đánh thức ngày 25 tháng 10 năm 1995 - ngày nhật thực toàn phần đi qua Phan Thiết[3], một món quà bất ngờ và vô cùng quý giá thiên nhiên ban tặng.
Ngay sau đó, những dự án táo bạo kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài tại địa phương được trình từ trước đó, đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận phê duyệt. Vùng biển Phan Thiết - Mũi Né từ đó thay đổi đến mức làm ngỡ ngàng cả nhân dân địa phương. Chỉ mất không đầy 30 phút ngồi xe từ trung tâm thành phố Phan Thiết sẽ đến được khu resort Mũi Né. Ngày nay, chính quyền thành phố có chủ trương mở rộng và phát triển thêm các khu du lịch nằm ở phía nam thành phố, điển hình là khu vực xã Tiến Thành.
[sửa] Đặc sản
Mực một nắng sau khi được chế biếnMực một nắng
Bánh căn
Nước mắm Phan Thiết
Gỏi cá (cá suốt, cá mai, cá đục)
Mỳ Quảng Phan Thiết
Bánh rế
Cốm hộc
Bánh xèo Phan Thiết
Trái thanh long
Dông cát nướng sa tế
Dừa "ba nhát"
Bánh canh cá
Cá bò hấp, nướng
Cá mú um bún
-------------------------
[sửa] Lễ hội văn hóa
[sửa] Đua thuyền mừng xuân
Cứ vào mùng 2 tết Nguyên Đán hằng năm, trên sông Cà Ty lại diễn ra lễ hội đua thuyền truyền thống mừng xuân. Những thuyền đua được trang trí bằng cờ, hoa và biểu ngữ rực rỡ sắc màu hòa lẫn trong tiếng trống, tiếng nhạc cùng tiếng reo hò cổ vũ của người dân và du khách tạo nên một không khí rộn ràng, sôi động mang đậm nét văn hóa truyền thống của địa phương.
[sửa] Rước đèn trung thu
[sửa] Đặc trưng
Phố Tây ở Phan Thiết
Cũng giống như khu vực đường Phạm Ngũ Lão, Đề Thám... ở Thành phố Hồ Chí Minh hay Nguyễn Thiện Thuật, Trần Phú ở Nha Trang, con đường Nguyễn Đình Chiểu - khu Hàm Tiến, Phan Thiết đang dần hình thành một mô hình "phố Tây". Con đường tuy nhỏ, nhưng bên phải là bờ biển trong vắt với hệ thống resort, nhà nghỉ, khách sạn cao cấp nằm san sát nhau, còn bên trái thì có khoảng vài chục cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, hàng lưu niệm, internet, giặt ủi, cho thuê xe đạp đôi, xe máy để giải trí với những bảng hiệu được viết bằng hai ngôn ngữ: tiếng Việt và tiếng Anh.
Nhiều nhất ở con phố này là các nhà hàng phục vụ thức ăn nhanh, hải sản kiểu Việt Nam, Ý, Mỹ, các quán bar thiết kế phong cách châu Âu và do chính người nước ngoài phục vụ.
Tuy không sầm uất bằng các khu phố Tây ở Tp. HCM hay Nha Trang, nhưng hầu hết du khách nước ngoài đều thích thú với không khí ở đây. Những resort hiện đại ở Mũi Né, không gian yên tĩnh, cung cấp đầy đủ các trò chơi, giải trí cho du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài như xuồng cao su, ván lướt sóng, phao bơi với đội ngũ cứu hộ chuyên nghiệp.
Xích lô du lịch
Khi đến muốn thong thả dạo chơi và tham quan vòng quanh thành phố, du khách có thể thuê xe xích lô, trông thật giản dị, đơn sơ mà ấn tượng, gợi lên nét đẹp thân thương và đặc trưng của Phan Thiết
---------------------
Hòn Rơm
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Hòn RơmHòn Rơm là tên một núi nhỏ vẫn còn hoang sơ, nằm tại phường Mũi Né, thành phố Phan Thiết.
[sửa] Nguồn gốc tên gọi
Do thời tiết thuận lợi, thích hợp phát triển các loại thực vật nên ở trên núi này có một loại cỏ ống dài khoảng 0,50m; vào mùa nắng lớn, cỏ bị cháy khô, màu vàng. Người dân đi biển ở ngoài khơi nhìn vào ngọn núi thấy dáng khô vàng giống như một đụm rơm khổng lồ, nên mới gọi là Hòn Rơm.
[sửa] Thắng cảnh
Ngày nay, Hòn Rơm thực chất là một "tiểu khu" du lịch của Mũi Né, với cảnh quan đẹp trầm lắng, bãi tắm dài hơn 17 km, vẫn còn nguyên sơ, chưa có người ở và khai thác, gọi là Bãi sau Hòn Rơm. Tại đây, nước xanh trong vắt, sóng êm, không có đá ngầm. Vào mỗi buổi sáng hoặc buổi chiều, người ta có thể ngồi tại đây ngắm bình minh hay hoàng hôn; vào buổi tối nhìn trăng lên hay tổ chức lửa trại.
Khu du lịch
Nằm trong khu phức hợp các bãi tắm của Hòn Rơm có rất nhiều bãi tắm dành riêng cho du khách . Cụm bãi tắm có rất nhiều khu , ví dụ : Hòn Rơm 1 , Hòn Rơm 2 , Biển Nam , v..v . Nhưng hầu hết các bãi tắm này đều dành riêng cho du khách nội địa , trong khi đó , các du khách nước ngoài đều tập trung tại khu resort cao cấp nằm phía trên. Các bãi tắm này hiện nay đang bị ô nhiễm nghiêm trọng trong quá trình khai thác mà không tôn tạo và bảo vệ. Thế nhưng việc bảo vệ , tôn tạo , chỉnh trang và ô nhiễm môi trường hiện nay , các quan chức liên quan trong ngành chưa có biện pháp khắc phục hậu quả khiến cho cụm du lịch này đang dần "chết
-----------------
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro