hoichung cek
. Đại cương:
1.Định nghĩa: hội chứng chèn ép khoang (HCCEK) là hiện tượng tăng áp lực trong khoang cơ xương dẫn đễn chèn ép mạch máu và thần kinh -> ảnh hưởng đến sự nuôi dưỡng của phần chi phía dưới -> để muộn hoại tử chi.
2. lịch sử:
- Wolkmann mô tả HCCEK năm 1881: hiện tượng co rút các cơ cẳng tay.
- Năm 1909 Thomas mô tả hội chứng co rút cơ do thiếu máu của Wolkmann
- HCCEK gồm có: + cấp
+ bán cấp
+ mạn (Hội chứng Wolkmann chi trên)
3. Nguyên nhân:
- chấn thương: chiếm 45% trong đó 80% là do gãy 2 xương cẳng chân.
Gồm: + chấn thương mạch máu
+ chấn thương phần mềm
+ sau phẫu thuật
- bỏng
- Bệnh về máu: như Hemophilie
- rắn cắn
- Tiêm truyền
4. vị trí hay gặp của HCCEK
HCCEK có thể gặp ở tất cả vị trí nào có khoang, nhưng thường hay gặp ở:
- cẳng tay, ngón tay.
- cẳng chân: vỡ mâm chày, gãy 1/3 trên 2 xương cẳng chân.
- ống gót.
- gan chân.
II. Sinh lý bệnh:
- tổn thương thần kinh:là tổn thương đầu tiên và sớm nhất. Biểu hiện bằng triệu chứng tê bì và kiến bò.
- mạch máu: chèn ép làm giảm lưu lượng dòng máu trong TM trước sau đó là cả ĐM -> nuôi dưỡng cho đầu chi kém dần.
- áp lực khoang: bình thường là 8 - 10 mmHg, Khi áp lực khoang >30 mmHg thì phải mở cân, giải phóng chèn ép.
- Hậu quả của HCCEK:sau 8h không được xử trí gì -> hoại tử không hổi phục
-> toan chuyển hóa, suy thận -> tử vong.
III. Triệu chứng lâm sàng:
Fred Matson đưa ra 5 biểu hiện của HCCEK:
- Đau: ở mức dữ dội hơn của một gãy xương đơn thuần tuy đã được bất động tốt, cảm giác đau như bị chuột rút, đau liên tục.
- tê bì
- Liệt vận động.
- đau khi vận động thụ động.
- căng cứng tại chỗ.
IV. phân biệt:
HTML Code:
phân biệt HCCEK tổn thương mạch tổn thương tk
-Đau khi vđ thụ động + + -
cơ bắp
-Tê bì + + +
-Liệt vận động + + +
-Mạch ngoại biên đập +- - +
-Áp lực khoang cao + - -
V. HCCEK cẳng tay
1. LS:
- sau tai nạn: có thể gãy xương hoặc không gãy.
- cẳng tay căng cứng, tăng cảm giác đau.
- ống cổ tay, ngón tay to lên, có thể mất cảm giác và vận động.
- tay lạnh hơn bình thường.
- mạch quay, mạch trụ khó bắt hoặc không bắt được.
2. CLS:
- đo áp lực khoang: > 30mmHg -> rạch cân.
- siêu âm doppler:gián đoạn hoặc giảm lưu thông dòng máu dưới tổn thương.
- chụp mạch:
- XQ: vị trí gãy, đường gãy, độ di lệch, mảnh rời.
3. điều trị:
Đo áp lực khoang:
+ ALK trên 30mmH -> rạch da, cân giải phóng chèn ép.
+ ALK dưới 30mmHg -> theo dõi tiếp 5 -6h, nếu tăng lên >30mmHg thì rạch da, cân giải phóng chèn ép. hoặc ALK vẫn < 30 nhưng lân sàng biểu hiện rõ HCCEK thì phải nhanh chóng rạch ra, cân giải phóng chèn ép.
Đường rạch da - cân:
+ Đường Volet: ở mặt trước cẳng tay
+ Đường vòng cung: ở mặt sau cẳng tay.
Xử trí xương gãy
Để hở da cân
giảm đau, giảm phù nề.
- Trẻ em gãy cành tươi sau 1-2 tháng dễ bị hội chứng Wolkmann: bó bột duỗi bàn tay ra dần.
VI. HCCEK cẳng chân:
1. LS:
- vị trí gãy xương: mâm chày, 1/3 trên 2 xương cẳng chân.
- đau quá mức: mặc dù đã đc bất động tốt.
- đau tăng khi vận động thụ động.
- căng cứng toàn cẳng chân.
- rối loạn cảm giác: tê bì, kiến bò.
- Liệt vận động ngón.
- đầu chi lạnh.
- không sờ thấy mạch hoặc mạch yếu.
2. CLS:
- đo ALK
- Doppler mạch cẳng chân.
- chụp mạch
- XQ
3. Điều trị:
- Trong thời gian theo dõi xuyên đinh qua xương gót kéo liên tục trên khung Brown hoặc nẹp bột đùi cẳng bàn chân, chú ý để hở bắp chân và mu chân để theo dõi mạch mu chân.
- rạch cân:có 2 đường: trước trong hoặc trước ngoài.
xương gãy: nẹp vis, kéo liên tục, đóng đinh tùy tổn thương xương và phần mềm.
- cắt cụt chi: nếu để muộn sau 8h, chi đã hoại tử không hồi phục.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro