3. Sử chép
1. Lê Thái Tông
Lê Thái Tông tên húy là Lê Nguyên Long, ông là vị hoàng đế thứ hai của hoàng triều Lê nước Đại Việt. Thái Tông trị vì từ ngày 20 tháng 10 năm 1433 cho tới khi mất năm 1442, tổng cộng 9 năm.
Ông sinh năm 1423 mất năm 1442 xấp xỉ 20 tuổi. Cuộc đời vị vua này đáng thương ở chỗ 2 tuổi mất mẹ, 10 tuổi mất cha, sau khi cha mất lên ngôi vua nhiếp chính, sau lại đoản mệnh. Cái chết còn nhiều nghi vấn, theo sử cũ, thì nhà vua cùng tùy tùng nghỉ ở Lệ Chi Viên, vua đã thức đêm với Nguyễn Thị Lộ rồi băng hà. Liền sau đó, bà Lộ bị triều đình bắt giam và tra khảo.
Đại Việt sử ký toàn thư bàn về Lê Thái Tông:
“Vua thiên tư sáng suốt, nối vận thái bình; bên trong ức chế quyền thần, bên ngoài đánh dẹp Di Địch. Trọng đạo sùng nho, mở khoa thi chọn hiền sĩ; xử tù, xét án phần nhiều tha thứ khoan hồng. Cũng là bậc vua tài giỏi biết nối giữ cơ đồ. Song đam mê tửu sắc, đến nỗi thình lình băng ở bên ngoài cũng là tự mình chuốc lấy tai họa."
2. Nguyễn Thị Lộ
Một người tài sắc mặn mà, sinh năm 1400, gặp Nguyễn Trãi khi ông vào Thăng Long. Cảm mến tài sắc của bà, ông rước bà về làm thiếp. Về sau khi gia nhập khởi nghĩa Lam Sơn, bà hết lòng phò tá chồng. Sau này Lê Lợi mất, con trai nối ngôi ban cho bà chức Lễ nghi học sĩ.
Sử thần Phan Huy Chú chép:
"Khi ông (Nguyễn Trãi) lo việc nước, những chiếu thư, từ mệnh (Nguyễn Thị Lộ) đều được dự nhuận sắc. Thái Tông nghe tiếng, vời nàng về hầu cho làm Lễ nghi học sĩ"
Ở cương vị này, bà đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được sử thần nhà Lê là Vũ Quỳnh khen là: "Thị Lộ đã cảm hóa được Lê Thái Tông, thuyết phục vua chăm chỉ đèn sách, lại giúp vua nhiều ý kiến để sửa trị nước"...
Năm 1439, Nguyễn Trãi và bà xin về ẩn ở Côn Sơn, nhưng đến năm sau thì cả hai lại được nhà vua mời ra giúp việc nước. Sau dính án Lệ Chi Viên, vợ chồng bà bị xét xử với hình phạt tru di tam tộc.
Chết: tử hình dìm nước.
3. Nghi vấn xoay quanh Lệ Chi Viên.
Có nhiều giả thuyết đặt ra trong Lệ Chi Viên, trong đó thuyết hoàng hậu Ngọc Anh mưu đồ hại Thị Lộ và Nguyễn Trãi rất nổi tiếng. Các sử gia nói vua ưu mê tửu sắc vì khi chết chỉ có vua và bà Nguyễn Thị Lộ ở cạnh nhau. Nhưng có oan ức lắm không khi bà cách vua hai mươi ba năm tuổi?
Nếu vua mê sắc thì 9 năm trị vì đã không được khen ngợi là minh quân, tuổi trẻ tài cao.
Nhưng tại sao vua lại ban chức cho bà, lúc cuối đời cũng mời bà vào chầu thì không ai biết. Có lẽ vì thế, người ta suy đoán hai người có tư tình. Nhưng chuyện cũ làm sao biết chắc, chỉ biết Nguyễn Thị Lộ hẳn cũng được vua tin yêu mới được ông ban chức, gọi vào hầu.
Tiếc thương cho những con người không thoát nổi số mệnh. Thôi thì ai có hứng thú, mời tìm hiểu sâu và viết một tác phẩm hay về nó. Chứ riêng tác giả, khi nào siêng năng hơn sẽ viết.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro