Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

hoi uc chien tranh

KÝ ỨC CHIẾN TRANH

(Hồi ức của những binh sĩ Xôviết từng tham gia cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại)

TẬP 2

Người dịch: Lý Thế Dân

MỤC LỤC

Phần 1: Hồi ức của lính bộ binh

1.         Toivo M. Kattonen

2.        

Braiko Petr

3.         Antonina Kotliarova

Phần 2: Hồi ức của các phi công

1.         Vyacheslav Ivanov

2.         Arkhipenko Fyodor Fyodorovich

Phần 3: Hồi ức của lính pháo binh

1.         Vasily F. Davidenko

2.         Ivan A. Yakuskin

3.         Zhuravlev Alexander Grigoryevich

4.         Aleksandr Goncharov

5.         Mikhail Lukinov

Phần 4: Hồi ức binh lính thuộc các binh chủng khác

1.         Viktor Leonov

2.         Josef Finkelshtein

3.         Iuri Koriakin

HỒI ỨC LÍNH BỘ BINH

Toivo M. Kattonen

Xạ  thủ  súng máy,

Đại đội súng máy số 1, Tiểu đoàn Trượt tuyết độc lập tình nguyện 99

Chúng tôi biết rằng chúng tôi phải thúc nhau xông lên phía trước. Đôi khi chúng tôi thậm chí không kịp cả chuẩn bị chiến hào xuất phát khi có mệnh lệnh “xung phong” ban ra. Điều gì khiến tôi nhớ nhất à? Tôi chỉ nhớ nhất một điều rằng chiến tranh là chiến tranh. Chúng tôi không lần nào được ở qua đêm trong một ngôi nhà đàng hoàng - chỉ được ở trong rừng. Ba tháng trời ở trong rừng. Cố gắng ẩn nấp và sống sót trong đó. Chỉ có đôi người là còn sống trở về.

Tôi tới từ vùng Toksova, thuộc làng Veikkala. Tôi sinh năm 1917, nông trường quốc doanh kolkhoz thành lập ở làng tôi năm 1930 và thế là chúng tôi làm việc trong nông trường cho tới năm 1936. Và rồi người ta bảo rằng chúng tôi phải dời đi, do biên giới ở sát đó. Họ cưỡng ép mọi người phải chuyển đi 30 kilômét, tới tận Gruzino. Chúng tôi có một con bò cái, đồ đạc, mùa màng thì vừa mới gieo, lúa mạch đã lên rất cao, vậy mà lại phải chuyển đi. Chúng tôi không biết đó là ý kiến của ai, và ai là có tội trong chuyện này. Toàn bộ gia đình tôi, cùng ngựa và tất cả đồ đạc, phải dọn đi và chuyển tới vùngVologda. Tôi làm việc tại đó cho tới năm 1937, năm 1937 tôi đi tới Lenenergo (xí nghiệp trực thuộc Leningrad) để làm người đào đất. Sau đó tôi được lên làm thợ máy và kế nữa là làm người đặt cáp. Tôi làm thế từ 1937 cho tới 1942. Năm 1942 một lần nữa người ta lại không chịu để cho người Phần Lan yên, họ trục xuất chúng tôi tới Toksova, Kavgolovo và nhiều nơi khác nữa. Họ chỉ cho chúng tôi có 24 giờ để chuẩn bị. Tôi ở đây, tạiLeningrad vậy mà cũng bị trục xuất. Tôi tới chỗ chị mình ở vùngVologda, trong khi tất cả những người khác đều bị chở tớiSiberia. Họ bị chuyển đi rất xa, tới lưu vực sông Ugryum và nhiều nơi khác. Người ta cũng hỏi tôi – anh đi tới đâu đây? Tôi trả lời: anh sẽ không có giấy tờ của tôi đâu, tôi không đưa giấy tờ tuỳ thân của mình cho anh và tôi đang đi về nơi mà từ đó tôi đã tới. Tôi tới đây bằng xe lửa. Tôi làm nghề điện thoại viên tổng đài ở đây, tại vùngVologda, nơi đây có một tổng đài điện thoại trong một ngôi làng Xôviết. Năm 1942 chúng tôi bị động viên, lọt qua được kỳ kiểm tra y tế và được chuyển tới vùngChelyabinsk. Toy cho rằng đó cũng là một dạng động viên vào quân đội, nhưng là lao công quân đội. Nó cũng tựa như quân đội, nhưng khắc nghiệt hơn. Chúng tôi bị nhốt sau hàng rào kẽm gai. Ở đó có các tù binh Đức, và chúng tôi ở ngay bên cạnh họ. Họ bị đưa tới chỗ làm việc bằng lính gác, có súng trường và chó canh, chúng tôi cũng bị áp tải bằng lính gác mang súng. Cứ như trong tù vậy.

Chúng tôi làm việc tại đó, xây dựng những lò luyện than cốc, hiện nay chúng vẫn còn ở đấy. Người ta đưa chúng tôi tới một khu rừng, ở đó chúng tôi chặt cây và xây lò. Và rồi, khi bắt tay vào xây thì thời tiết lại chuyển thành rất nóng. Có năm cái lò, nhiệt độ lò phải lên được tới 1000 độ, nếu không lò sẽ không hoạt động được. Chúng tôi khởi động lò, đổ than vào theo lệnh. Không khí quá nóng đến nỗi chúng tôi như muốn đổ xuống, không thể làm tiếp nổi do mặt trời hun cháy mọi người cộng thêm với cái nòng tỏa ra từ lò. Thế là xuất hiện hệ thống thay ca – chúng tôi nghỉ và những người ca khác tới thế. Rồi, một thời gian sau, chúng tôi bắt đầy xây nhà và xưởng máy khi đã hoàn tất các lò luyện cốc. Năm 1945 tôi có quay lại đây. Chiến tranh đã kết thúc, và tôi trở về nhà ở Leningradbắt đầu làm việc tại xưởng đúc, nhưng tôi chỉ có thể làm việc đó trong một thời gian ngắn. Người ta lại bắt đầu réo gọi bọn tôi là tụi Phần Lan, và lại không cho chúng tôi sống trong thành phố. Họ bảo rằng tôi phải chuyển đi, xéo tới bất cứ chỗ nào mà tôi thích. Vài tay Đoàn viên Komsomol tới và bảo tôi phải xéo đi. Tôi quay về ngôi làng sinh quán của tôi, nhưng tại đó tôi cũng bị đuổi đi. Tôi lại đến vùng Pitkaranta, gần Jannisjarvi, cách Phần Lan không xa. Tôi làm nghề thợ rèn ở đấy. Tôi làm việc ở đấy không lâu, chỉ trong vòng vài tháng, dù tại đấy người ta đã cấp cho tôi một ngôi nhà hai tầng. Tôi đã viết thư cho vợ rằng tôi sẽ quay về và đón cô ấy đi, nhưng nàng trả lời là nàng không muốn tới đó. Thế là tôi quay về (với vợ - ND). Sau đấy, khi Stalin chết, chúng tôi đã có thể quay lạiLeningrad, và tôi quay lại và làm việc ở một nông trường. Đấy là một chuyến du hành dài đằng đẵng. Tôi định cư lại ở đây trong một thời gian dài, kể từ 1959. Tôi làm việc ở nhà máy LTM và nghỉ hưu ở tuổi 55, sau đó tôi phải chịu một cuộc phẫu thuật và không tiếp tục làm việc nữa. Thế rồi tôi lại vào làm cho nhà máy Svetlana trong 20 năm nữa. Hiện giờ tôi lại đã nghỉ hưu, bắt đầu từ năm 1993.

Năm 1939, khi chiến tranh nổ ra, người ta huấn luyện 120 giờ cho chúng tôi rồi đưa ra mặt trận. Họ dạy chúng tôi cách bắn, ẩn nấp và nguỵ trang. Không có thời giờ để tập đi đều bước và những nghi thức khác. Tôi thuộc Tiểu đoàn trượt tuyết 99, vừa làm xạ thủ súng máy vừa làm xạ thủ tiểu liên. Từ khi còn bé tôi đã biết trượt tuyết, việc này trong gia đình tôi là rất đỗi bình thường. Những người dân tộc Nga trong tiểu đoàn cũng trượt tốt, nhưng khởi đầu thì không êm ái lắm. Người ta cũng dạy cho chúng tôi một khoá trượt tuyết ngắn hạn trong nội dung huấn luyện nêu trên. Những người tình nguyện trong tiểu đoàn hầu hết là học sinh trung học và sinh viên đại học. Không có người tình nguyện nào mà không thề trượt tuyết được hết - nếu vậy họ làm cái quái gì ở đây. Hầu hết tình nguyện viên đều là Đoàn viên Komsomol, kể cả tôi. Người ta hỏi: “Ai muốn tình nguyện tham gia chiến tranh với Phần Lan?” Tôi đáp: “Tôi đi, viết tên tôi vào.” Vậy là tôi được tuyển dụng tại quận uỷ Dzerzhinski của thành phố. Tôi không còn nhớ rõ làm cách nào mình biết về bản thông báo kêu gọi những người tình nguyện nữa. Tất cả những tình nguyện viên trong tiểu đoàn tôi đều là người Nga, chỉ mình tôi là người Phần. Thái độ của mọi người với tôi rất tốt, không ai thắc mắc về việc tôi là người Phần. Cũng không có sự chú ý đặc biệt nào của NVKD hay của politruk (chính trị viên) tiểu đoàn đối với cá nhân tôi. Anh chàng chính trị viên khá dễ thương và cả tiểu đoàn trưởng cũng vậy.

Chúng tôi có ba anh em, anh cả tôi Semen được động viên trong thời gian chiến tranh Phần Lan, anh ấy không đi tình nguyện như tôi. Anh được tuyển vào Quân đội Nhân dân Phần Lan, đóng tại Zelenogorsk (Terijoki). Anh được huấn luyện để luồn ra sau phòng tuyến địch và làm tình báo viên. Họ được ăn mặc khác chúng tôi, chúng tôi thì trang phục nhẹ, như yêu cầu của lính trượt tuyết phải thế. Anh thứ tôi cũng được gọi nhập ngũ. Người thứ ba được ở lại nhà để không có chuyện tất cả phải vào quân đội. Năm 1941 lúc đầu tôi cũng được miễn quân dịch vì công việc của mình, nhưng rồi việc miễn trừ đã bị huỷ bỏ. Thật kinh khủng khi phải sống ở đây cho tới năm 1942, trời rất lạnh, xung quanh âm 40 tới 45 độ, sương giá khủng khiếp. Người ta đi xuống sông Narva để lấy nước và chết gục trên đường đi. Anh tôi Matvei cũng chết trong thời kỳ bao vâyLeningrad, tôi đã tự tay chôn cất cho anh năm 1942.

Semen bị động viên cũng như những người Nga khác, rồi anh ấy tham gia chiến tranh, và anh được gửi đi lần cuối cùng làm một điệp viên hoạt động đằng sau phòng tuyến Phần Lan. Lúc đấy đã là giữa cuộc chiến lần hai. Theo như tôi hiểu, người ta đã gửi anh ấy đi làm điệp viên. Thậm chí có đồng đội vẫn còn nhìn thấy anh trong thời kỳ chiến tranh. Điều ấy có nghĩa là anh vẫn còn sống được thêm một thời gian nữa, và rồi anh bị giết, được chôn cất tạiTurku. Có tin đồn rằng anh có mặt tạiTurku. Tin đồn nói rằng những tù binh chiến tranh Nga đã trông thấy anh tại đó. Họ thấy anh đi qua trong quân phục sĩ quan Phần Lan. Anh ấy cứ đi ngang qua, trong khi các tù binh đang làm việc, không hề chào hỏi họ. Họ nhận ra anh, do họ ở cùng làng và cùng học với nhau. Sau chuyện đó, người anh em họ chúng tôi, hiện đang sống ở Phần Lan, bảo rằng người ta tìm thấy mộ anh và con anh ta thậm chí còn chụp ảnh cả nơi ấy. Thế là giờ chúng tôi biết được rằng anh ấy đã bị giết và người Phần Lan đã giết anh ấy. Tuy nhiên, chẳng ai biết chuyện đó đã xảy ra thế nào, và làm sao người Phần lại phát hiện ra anh là điệp viên Xôviết. Một điệp viên chỉ có thể mắc sai lầm một lần duy nhất trong đời. Chúng tôi đã nhờ Hội Chữ thập Đỏ giúp tìm kiếm anh, nhưng không thấy, và giờ đây chúng tôi biết điều gì đã xảy ra với anh. Chúng tôi không biết được ai đã chôn cất cho anh - tất cả những điều ấy vẫn còn chưa sáng tỏ. Pavel cũng bị thương trong chiến tranh tạiPskovvà khi chúng tôi chuyển tới vùngChelyabinsk, anh ấy đã chết vì vết thương tại đây.

Vậy là họ đưa chúng tôi lên tàu chuyển tới tiền tuyến, ra lệnh không được hút thuốc và phải tiến về phía trước thật yên lặng. Chúng tôi đeo thanh trượt vào và lặng lẽ tiến vào rừng. Và rồi chúng tôi băng qua Raivola. Kế đó là tới Mustajoki, và rồi chúng tôi tới Phòng tuyến Mannerheim, lúc này đang có chiến sự ác liệt ở đó. Chúng tôi cũng tới Metsakyla, ngày nay có tên là Molodezhnoe. Rồi chúng tôi tới bờ Vịnh Phần Lan và tiến quân dọc bờ vịnh.

Suốt trong Chiến tranh Phần Lan, chúng tôi phải chặt cành thông và tự dựng lên cho mình những hầm trú ẩn rồi nhóm một ngọn lửa ở giữa – chúng tôi sinh sống như vậy đấy. Nhiệt độ khoảng -50, xung quanh tuyết dày khoảng một mét. Tôi đeo các thanh trượt và mang theo một khẩu súng máy, nó nặng tới 16.5 kí lô cộng thêm với một băng đạn hình đĩa. Thêm vào đó tôi còn có cái balô trên lưng..

Tôi sử dụng một khẩu trung liên DP, những người còn lại hầu hết là dùng súng trường, chúng tôi chỉ được nhận tiểu liên về sau này và thực ra chúng tôi không sẵn sàng sử dụng chúng. Chúng tôi cũng có súng cối, tôi không nhớ rõ cỡ nòng là bao nhiêu, chúng khá nhỏ và có thể vác trên lưng một người được. Đại liên Maxim được di chuyển trên xe trượt, tuy nhiên chúng tôi có hơi ít súng Maxim. Tôi ở trong đại đội súng máy số 1, và chỉ còn có bảy người trong đại đội tôi còn sống sót. Một đại đội súng máy quân số ít hơn một đại đội bộ binh thường, nhưng vẫn được gọi là một đại đội. Tôi không biết gì về thiệt hại của các đại đội khác. Trợ thủ cho xạ thủ đại liên phải mang hai băng đạn, trong khi người trợ thủ hai phải mang theo ba băng. Họ vận chuyển đạn trong những thùng đặc biệt có tay cầm khi mang vác. Các trợ thủ của tôi rất vất vả gian khổ, tất cả cánh xạ thủ đại liên chúng tôi rất vất vả gian khổ. Chúng tôi phải vác tất cả đạn dược theo mình. Chúng tôi không thiếu đạn, nhưng tất nhiên là cũng vẫn phải tiết kiệm đạn. Tôi thường bắn thành từng loạt ngắn, nhiều người chưa quen có thể bắn hết cả băng đạn chỉ một lần nhấn cò. Tôi chưa bao giờ gặp vấn đề với khẩu súng của mình; nó rất đáng tin cậy. Nó hoạt động tốt thậm chí ngay cả khi bị thấm nước hay dính tuyết bên trong. Khẩu đại liên này là người bạn chiến đấu trung thành nhất của tôi. Cũng có loại súng trường bán tự động 25 viên, tôi nhớ thế, nhưng chúng luôn bị kẹt đạn. Ngay khi bị tuyết lọt vào khóa nòng là bị. Chúng tôi thậm chí không thèm đem chúng theo, mà lập tức vứt chúng lại - khẩu súng trường Mosint thân thương tốt hơn nhiều. Trợ thủ súng máy của tôi cũng dùng một khẩu súng trường Mosint. Lựu đạn cầm tay là loại quả dứa, hoặc là loại cán dài. Lựu đạn quả dứa là tuyệt nhất, dễ mang theo, nhưng cũng khá nguy hiểm, ngừơi sử dụng phải cẩn thận nếu không sẽ bị dính mảnh khi ném nó. Đấy là cách chúng tôi đã chiến đấu trong cuộc chiến ấy, cho tới tận khi kết thúc. Một lần chúng tôi chiếm được mấy ngôi nhà hai tầng nằm trên một ngọn đồi, tôi không nhớ rõ nó ở vùng nào, phía Bắc Metsakyla hay nơi nào khác, đã lâu lắm rồi kể từ thời đó. Chúng tôi muốn được nghỉ lại qua đêm trong đó, nhưng viên chỉ huy khuyên mọi người không nên ở lại.  Thật may mắn, bằng không hôm nay tôi đã chẳng còn ngồi đây để kể chuyện cho các bạn. Mấy ngôi nhà bị bắn trúng bằng đạn cối và cháy trụi hoàn toàn - đấy là diều suýt nữa đã xảy ra với chúng tôi. Tuy vậy, chúng tôi vẫn có nhiều người bị chết và bị thương.

Từ Metsakyla chúng tôi đi tới Koivokyla, và rồi một vài kyla (ngôi làng) khác nữa, tôi không còn nhớ tên làng nào cả, và rồi tớiVyborg. Chúng tôi còn cáchVyborgkhoảng ba kilômét. Ngày 12 tháng Ba chiến tranh vẫn còn rất ác liệt, đại bác và súng vẫn bắn loạn xạ. Rồi ngày 13 tháng Ba tới, chiến tranh kết thúc và chúng tôi được đưa về. Tại đó người ta tổ chức một cuộc mít tinh, tất cả chúng tôi đều hân hoan, nã mọi loại súng lên trời. Pháo cũng bắn mừng. Rồi tới ngày thứ hai sau khi chiến tranh kết thúc người ta yêu cầu chúng tôi tập trung súng ống lại vào thùng, bôi dầu mỡ cẩn thận, chúng tôi làm theo. Sau hai hay ba tuần, tôi cho là khoảng 25 tháng Ba, chúng tôi được trở về nhà. Vì là tình nguyện viên, chúng tôi được phép về thẳng nhà. Đại loại thế.

Nhiệm vụ của chúng tôi thường là đi lùng sục các khu rừng. Lùng sục khu rừng để không còn tên địch nào nấp bên trong. Quân phục chúng tôi là một áo sơmi lót vải ấm, một áo sơmi thứ hai, một áo nịt len, một áo jacket trắng làm bằng vải dầu. Chúng tôi cũng có cả bao tay xỏ hai đầu và găng tay. Chúng tôi vứt bao tay đi và đem theo găng tay để bắn súng dễ hơn.Taytôi không bao giờ bị lạnh cóng, tôi chưa lần nào bị giá ăn, mặc dù nhiều người trong đơn vị bị giá ăn tay hoặc chân, và rất nhiều người đã chết.  Tôi không nhớ rõ có bao nhiêu người bị chết. Tôi đi ủng cao cổ, cỡ 44, một đôi tất hoặc xà cạp. Chân tôi được giữ khá ấm. Toy đi ủng dạ chỉ một lần, chúng được chuyển tới quá trễ. Toàn tiểu đoàn đều đi ủng cao cổ. Khi còn trong thời gian huấn luyện ở Ga Maskva, chúng tôi đang đi giày quấn xà cạp, một vị chỉ huy tiến tới và nói: đám nào đang đi giày kia vậy, tình nguyện phải không? Lấy cho tất cả chúng nó ủng cao cổ! Do đó tất cả chúng tôi đều có ủng cao cổ, mỗi người chọn lấy cỡ ủng hợp với mình. Tôi quay về nhà trên đôi ủng ấy, tôi không làm cháy nó trong chiến đấu cũng như không làm hỏng rách nó. Tôi mặc áo choàng chỉ một lần, khi tôi trên đường về nhà, hầu hết thời gian là tôi mặc áo vatnik lót bông và áo khoác vải bạt màu trắng ngụy trang phủ bên ngoài. Trời lạnh, nhưng ta có thể làm thế nào bây giờ? Đồ che đầu của chúng tôi là mũ budennovka đội mùa đông, (budennovka là kiểu mũ chóp nhọn của kỵ binh Hồng quân Budionnưi, nổi tiếng thời kỳ Nội chiến – ND), mũ cát lót len, phủ được kín cả mặt và cổ, chỉ hở hai con mắt. Th6é là chúng tôi đội mũ len lên trước, rồi tới cái budennovka, và cuối cùng là mũ sắt. Ban đầu chúng tôi không đội mũ sắt, thế mà về sau chúng tôi bắt buộc phải đội tất. Nếu tôi không đội nó, chắc giờ tôi chẳng còn để ngồi ỡ đây. Mũ sắt sơn màu xanh, trên cùng bọc vải bạt trắng, cùng thứ vải bạt để làm áo choàng ngụy trang của chúng tôi. Người ta khuyên tất cả chúng tôi khâu miếng sắt ghi số lính đeo cổ vào cổ áo jacket của mình. Miếng sắt đeo cổ phẳng và có hình chữ nhật. Những chỉ huy ban đầu mặc áo khoác lông cừu màu trắng. Thế rồi bọn Phần bắt đầu săn những chiếc áo khoác lông cừu, nhắm vào các sĩ quan, cho nên họ chuyển sang mặc quân phục bình thường. 

Người ta bảo rằng khẩu DP có vấn đề với cái càng hai chân, nó hay lún vào trong tuyết. Mọi chuyện đều có thể xảy ra. Đôi khi tôi gác cái càng ấy lên xác một tay lính Phần hay lính Nga chết và bắn. Tôi rất ít khi quàng khẩu DP của mình bằng dây đeo lưng.  Chúng tôi không trú trong các ngôi nhà, tất cả đều có bẫy mìn gài. Mìn có ở khắp nơi. Có lần một đồng đội của chúng tôi phải kiếm cho mình một bộ ván trượt mới - bộ cũ của anh ta đã gãy hoặc bị mất đâu đó. Lần ấy là ở quanh Koivokyla hay chỗ nào khác tôi không nhớ rõ nữa. Có một bộ ván trượt khá tốt đang dựng vào một thân cây, thế là anh ấy bảo rằng anh phải đi lấy chúng. Anh ta đi lấy bộ ván trượt và nằm lại đó vĩnh viễn. Cái cây nổ tung cùng với bộ ván trượt. “Bộ ván trượt tốt thế đấy,” tôi nói với mọi người.

Chúng tôi hầu như chỉ toàn ăn đồ khô, do không có nơi để nấu nướng thức ăn. Ban đầu chúng tôi có một xe nhà bếp có ngựa kéo, nhưng nó đã bị phá huỷ - trúng phải một quả mìn cài trên đường. Chúng tôi thường ăn bánh bích quy và xong thì để tuyết tan trong cà mèn và uống nó. Chúng tôi cũng được phát 100 gram vodka mỗi ngày.

Một lần khi chúng tôi đang tiến công, tôi phát hiện một tên xạ thủ bắn tỉa cuckoo Phần, và chuẩn bị bắn hạ hắn. Nhưng hắn đã nhanh tay hơn, ngay khi tôi đang ngắm thì hắn đã bắn vào tôi "shhhhhh", và tôi chúi xuống tuyết để tránh. May là tôi đang đội cái mũ sắt, nếu không hắn đã hạ tôi rồi. Tôi vừa chúi đầu xuống tuyết thì phát đạn đã bắn trúng như thể có ai đó đập búa lên đầu mình vậy. Tôi như bị điếc nhẹ. Tai chỉ nghe lại được sau đó nhiều ngày, nhưng tôi không bị thương trong lần ấy. 

Ngôn ngữ mẹ đẻ của tôi là tiếng Phần Lan, nhiều lần họ yêu cầu tôi tham gia dịch những cuộc thẩm vấn, nhưng ở đấy cũng có một người phiên dịch, anh ta điều hành việc dịch thuật của tôi - để đảm bảo là tôi không nói dối. Viên chỉ huy có một cuốn từ điển hội thoại tiếng Phần Lan, và anh ta kiểm tra xem tôi có biết tiếng Phần Lan không. Anh ta rất ngạc nhiên khi tôi nói chính xác tất cả các câu. Mọi người đều sửng sốt vì tôi lại chiến đấu bên phe Hồng quân. Viên chỉ huy hỏi tôi: “Tại sao anh không chạy sang phía Phần Lan?” Tôi đáp: "Ừ, đúng, để cho anh bắn vào đầu tôi ngay bây giờ à.” Tôi không hề có một suy nghĩ nhỏ nhất về việc đào ngũ theo quân Phần Lan, họ cũng sẽ giết tôi ngay lập tức. Thêm nữa, cha tôi khi đó vẫn còn sống mà tôi lại không còn họ hàng gì ở bên phần Lan hết.

Suốt thời gian chúng tôi ở trong rừng, không có một đơn vị nào đóng bên sườn trái chúng tôi, bên phải thì là Tiểu đoàn trượt tuyết 100, tôi có một người bạn ở trong đơn vị đấy. Họ gần như bị diệt sạch. Chúng tôi có 900 người, bốn đại đội. Giờ đây tôi là người duy nhất của tiểu đoàn ấy còn sống. Năm ngoái chúng tôi còn năm người, giờ chỉ còn mình tôi. Anh sẽ không thể tìm thêm được người nào thuộc Tiểu đoàn 99 ởLeningrad. Có rất nhiều tình nguyện viên trong các tiểu đoàn trượt tuyết đến từ Leningrad, gồm tiểu đoàn tôi, tiểu đoàn 100, và tôi cho là cả ở tiểu đoàn 101 nữa, nhưng họ đóng xa hơn, đâu mãi tận vùng Priozersk. Chúng tôi thì ở ngay chỗ này, trên Phòng tuyến Mannerheim, nơi có các boongke bằng bê tông, bằng gỗ và đắp đất. Boongke bêtông có ba tầng và rất rộng, tháp quan sát làm bằng cao su để đạn bắn vào sẽ bật ra - một thiết kế hoàn hảo. Chính mắt tôi đã trông thấy một boongke ba tầng, sau khi nó bị chiếm. Không thể chiếm nó được, do đó người ta đã đổ ngập nước vào, có lẽ do người kỹ sư Phần Lan đã xây ra nó. Vẫn còn nước bên trong cái boongke khi tôi bước vào trong.

Các chiến hào của họ cũng rất hiểm yếu, một khẩu súng máy có thể bắn vào chúng tôi mà chúng tôi không thể xác định được hướng đạn tới từ đâu. Chúng được ngụy trang bằng tuyết, cho nên chúng tôi không trông thấy chút gì hết. Khi chúng nã đạn, chúng tôi theo thói quen sẽ nằm xuống và nổ súng, và nếu chúng tôi không xác định được đạn bắn từ đâu, chúng tôi sẽ nấp kỹ, để đạn địch không bắn trúng. Nếu chúng tôi bị bắn trực tiếp, chúng tôi sẽ không thể nằm lâu mà phải đứng dậy và tấn công. Chúng tôi sẽ vứt gậy trượt tuyết xuống, băng lên trước và vừa chạy vừa nổ súng.  Quân Phần Lan hoàn toàn không dùng gậy trượt tuyết. Tôi không rõ tại sao chúng tôi phải cần những cây gậy trượt tuyết ấy. Ban đầu thì chúng tôi sợ pháo binh Phần Lan, chúng tôi nghĩ rằng mình sẽ trúng đạn, và rồi chúng tôi cũng quen dần. Chúng tôi thường xuyên phải nằm dưới làn đạn cối pháo kích, nhưng dù sao chúng tôi cũng thoát được. Chỉ có ở hai ngôi nhà kia tại Metsakyla, mới có ngừơi bị trúng đạn cối - ở đấy chúng bắn cối thật dữ dội. Hai căn nhà ấy cháy suốt cả ngày, nhờ thế mà chúng tôi có thể tự sưởi ấm bên đống lửa. Đáng lẽ chúng tôi đã cháy ra tro nếu ở lại trong đó qua đêm. Tôi nhớ không có một đêm nào mà chúng tôi được nghĩ trong nhà qua đêm. Chỉ một lần chúng tôi được ngủ lại trong một hầm trú ẩn chiếm được của quân Phần Lan, nhưng tất cả thời gian còn lại chúng tôi ngủ trong tuyết, trong các hầm hố chúng tôi tự đào. 

Đánh nhau giáp lá cà ư? Làm thế nào tôi đánh giáp lá cà được trong khi còn phải vác khẩu đại liên? Chúng tôi không phải đánh giáp lá cà, chúng tôi không hô "Hurrah". Chúng tôi chưa hề bị bao vây, mà chỉ luôn tấn công về phía trước.

Điều mà tôi nhớ nhất có lẽ là lần chúng tôi đã suýt chết đuối trên mặt băng của Vịnh Phần Lan thế nào. Chúng tôi đang đi bộ trên băng thì một quả đạn pháo hay đạn cối bắn trúng băng và tạo ra một cái hố trên đó.  Có những chiếc xe tăng đang đi phía trước chúng tôi, chúng tôi nhảy lên mấy chiếc tăng đó và sống sót, bằng không thì đã chết đuối cả rồi. Tổ lái tăng cho chúng tôi một ít thức ăn. Tôi không biết được họ là đơn vị nào và chỉ huy là ai. Lần đó lúc đầu pháo bắn rất dữ dội. Tôi cũng không nhớ tên hòn đảo mà chúng tôi đã tấn công. Chúng tôi bắt được vài tù binh, nhưng nói chung thì có rất ít tù binh bị bắt. Tất cả đám tù binh Phần Lan chúng tôi bắt được đều hung dữ khủng khiếp, chúng sẵn sàng ăn sống chúng tôi. Tôi đã nói chuyện với một tên trong số đó, và đột nhiên hắn nhảy xuống một cái hố trên mặt băng, xuống Vịnh Phần Lan, ngay chỗ mà chúng tôi suýt chết đuối. Hắn không thèm để ý là nước lạnh cóng thế nào, hắn chỉ muốn không phải đầu hàng. Quân Phần Lan có ít người, nhưng họ đều nguỵ trang rất tốt, họ có boongke và cứ điểm vững vàng. Họ cũng có lương thực và mọi thứ cần thiết. Họ quan sát rõ chúng tôi, trong khi được nguỵ trang trong tuyết, còn chúng tôi chẳng thấy được chút gì. Chúng tôi nghe thấy tiếng súng, nhưng chỉ có quỷ mới biết súng bắn từ hướng nào. Cũng có bọn xạ thủ bắn tỉa cuckoo nấo trên cây. Lính trượt tuyết Phần Lan không dùng gậy trượt. Ban đầu chúng tôi dùng gậy trượt tuyết, nhưng chúng rất phiền toái. Quân địch cũng có những đôi giầy có mũi cong, chúng có thể nhảy xuống từ trên cây, đeo giày trượt vào và biến mất. Chúng cũng lót da nai ở dưới giày trượt để giảm ma sát. Chúng tôi không có những giày trượt như thế. Chúng là những chiến binh thực sự, và chiến đấu rất giỏi. Bọn chúng có ít người, nhưng giết rất nhiều người của chúng tôi. Toy cho là chúng tôi cũng thiệt hại nặng vì giá rét – giá ăn chân tay. Người của chúng tôi đi giày cổ ngắn và quấn xà cạp, chỉ còn biết cố gắng sống sót trong nhiệt độ âm 50 với đôi xà cạp quấn chân.

Một lần đám chỉ huy của chúng tôi đang đi trên mặt băng của Vịnh Phần Lan, khi đó tôi đang trong phiên gác, nằm phục với khẩu súng máy của mình. Chúng tôi dùng một khẩu lệnh được thay đổi liên tục trong ngày - một khẩu lệnh thường là “súng trường” hay “súng máy” hay đại loại thế. Mấy người kia bắt đầu đi sau nửa đêm và không biết khẩu lệnh mới. Tôi đang nằm trong rừng với khẩu súng máy và nghe thấy họ đi tới và trò chuyện. Tôi hét lên: "Dừng lại! Khẩu lệnh!" Họ nói: "Súng máy", tôi đáp: "Không, không đúng. Nằm xuống đất ngay lập tức nếu không tôi bắn.” Tôi kéo khóa nòng và chuẩn bị bắn. “Được, chúng tôi đang nằm xuống đây.” họ bảo. Và rồi đội tuần tra tới và thả cho họ đi. Họ đứng dậy và tôi trông thấy cả hai đều mặc áo lông cừu trắng, một là đại tá và người thứ hai là trung tá. Thế đấy, tôi nghĩ, bây giờ mình sẽ gặp rắc rối cho mà xem. Chỉ là vì họ đã đi sau nửa đêm và không biết khẩu lệnh mới. Nếu họ biết thì tôi đã để họ qua, thậm chí nếu một tên Phần biết khẩu lệnh thì tôi cũng để cho hắn qua. Làm sao mà tôi biết được hắn là lính Phần hay không? Đó là một bí mật nhỏ của chúng tôi. Sáng hôm sau tôi nhận được lời tuyên dương trước đơn vị vì đã gương mẫu thực hiện nhiệm vụ.

Tôi không nhớ rõ những gì quân Phần Lan la hét với chúng tôi, dù tôi biết tiếng Phần rất giỏi. Tôi cũng không nhớ nội dung những tờ truyền đơn. Tôi nhớ có lần chúng tôi bắt được một tên xạ thủ cuckoo, quật ngã hắn và bắt đầu thẩm vấn. Hắn nói rằng đã giết được 9 lính Nga, và hắn phải giết được mười người. Tôi bảo hắn, không đâu, "et sina osaat minun tappaa" (Mày sẽ không thể giết được tao - tiếng Phần Lan). Hắn nhìn tôi, nhận ra tôi là người Phần và nổi điên còn hung dữ hơn trước. Rồi tôi hỏi hắn tại sao lại leo lên cây và giết chúng tôi. Hắn đáp rằng hắn phải giết chúng tôi, rằng hắn đã giết chín và phải giết được mười, nhưng giờ thì không làm được nữa rồi. Tuy nhiên hắn đã dành sẵn cho tôi một viên đạn.

Sau chiến tranh người ta tổ chức một cuộc diễu binh, người ta cấp cho chúng tôi quần dài màu xám, áo sơmi trắng, cà vạt, mũ lưỡi trai trắng có gắn ngôi sao đỏ và trong bộ quân phục như vậy tôi đi tới trụ sở dân uỷ và báo cáo rằng tôi đã trở về. Tôi không được nhận phần thưởng vì đã tham gia cuộc chiến đó. Tôi không nghĩ là có ai trong tiểu đoàn tôi được thưởng. Tôi đoán là chúng tôi không đáng được vậy. Chiến tranh là chiến tranh. Ban đầu người Nga không muốn gọi đó là một cuộc chiến tranh. Ý tôi là … người ta gọi nó là gì nhỉ? Một chiến dịch, chiến dịch Phần Lan, người ta gọi như thế đấy. Tôi nghĩ là tới khi Yeltsin tuyên bố cái gì đó về nó thì người ta cuối cùng mới bắt đầu gọi đó là một cuộc chiến tranh thực sự. Đó là một công việc cực nhọc. Chiến tranh nói chung là một công việc cực nhọc, và hơn nữa, để thêm vào với tình cảnh khổ cực của chúng tôi là một mét tuyết dày và cái lạnh -45 tới -50 độ. Chỉ còn biết cố gắng sống sót trong rừng trong điều kiện như vậy mà thôi.

Chúng tôi không được tiếp viện hay bổ sung quân số, chỉ còn tự biết lo cho thân mình. Khi chúng tôi quay về nhà, tới ga Phần Lan ởLeningrad, các cô gái chạy ra đón những bạn trai của họ trong đội tình nguyện. Chúng tôi đã phải giải thích cho rất nhiều người trong số họ là bạn trai của họ sẽ không trở về nữa. Những người bị giết được chuyển tới nghĩa trang Ohta, có 700 người được chôn ở đó. Tôi không biết họ có thuộc tiểu đoàn tôi hay không. Có một nhà thờ ở Zelenogorsk (Terijoki), ở đó có cả những bia mộ của người Nga lẫn người Phần Lan.

HỒI ỨC CỦA LÍNH BỘ BINH

BRAIKO PETR

Braiko Petr. Anh hùng Liên Xô. Tham gia bảy trận tập kích của binh đòan (brigade) du kích do

S.A.Kovpak

chỉ huy. Với mơ ước từ bé là trở thành phi công chiến đấu, ông tốt nghiệp Trường Thông tin Biên phòng Maskva và vào ngày 22 tháng Sáu đã tham gia đánh trả quân xâm lược Quốc xã trên tuyến biên giới Liên Xô-Rumani. Bắt đầu chiến đấu từ ngày 22 tháng Sáu năm 1941 với vai trò là chiến sĩ biên phòng Xôviết canh gác biên giới với Rumani. Đã chứng kiến bi kịch lực lượng Xôviết bị bao vây và đánh tan gần Kiev. Trải qua nhiều năm họat động sâu trong hậu phương địch. Được dẫn dắt bởi những chỉ huy du kích Xôviết nổi tiếng tại Ukraina là S.A.Kovpak, S.V.Rudnev và P.P.Vershigora.    

Ông đang ở đâu khi chiến tranh nổ ra?

Tôi là một người lính biên phòng, vì thế tôi phục vụ tại vùng biên giới khi bọn Quốc xã xâm lược Liên Xô lúc 4 giờ sáng ngày 22 tháng Sáu. Tôi thuộc đơn vị biên phòng số 97 đóng tại chốt biên giới 13 thuộc thị trấn Chernovtsy. Lãnh thổ Tây Ukraina được sáp nhập vào Liên Xô năm 1939, do đó chúng tôi cần cải thiện tình hình an ninh tại chốt biên giới của mình. Đường biên giới đi ngang qua một vùng rừng núi phong cảnh rất đẹp. Khi được chuyển tới chốt năm 1940, tôi đóng lon thiếu úy. Điều đầu tiên tôi phát hiện là các bạn đồng đội biên phòng của mình đã có trong tay 9 tới 12 năm kinh nghiệm, trong khi thời gian nghĩa vụ yêu cầu chỉ là 3 năm! Lý

do là mỗi khi thời hạn nhập ngũ vừa hết thì họ lại nộp đơn xin tăng hạn. Họ không thể rời chốt, nó tựa như một gia đình đối với họ.

 Lính biên phòng đi gác theo từng tổ hai người: một tổ đi theo lối mòn, một tổ khác vào vị trí phục kích, một tổ tới bãi trống quan sát, một tổ nữa – tới chốt thông tin liên lạc. Chỗ chúng tôi có trung sĩ Zưkin, anh ấy phục vụ đã được 11 năm. Đối với tôi, một thiếu úy, anh ấy là một chuyên gia, bởi anh biết tường tận mọi việc. Vì thế tôi bảo anh: “Cậu giúp tớ học hỏi kinh nghiệm nhé?” và anh đáp: “Được”. Tôi vẫn còn nhớ rất rõ về anh, anh hướng dẫn tôi mọi kỹ năng cơ bản trong suốt nửa năm trời, một số chuyện không thể hình dung nổi trong bất kỳ ngôi trường hay học viện nào.  

 Năm 1941 chứng kiến những vi phạm không ngớt vùng biên giới. Chúng tôi không được tiếp viện và đụng độ bùng lên đêm nào cũng có. Hàng đêm xuất hiện những kẻ xâm nhập và chúng tôi bắt được hầu hết. Những tên nào đã vượt qua không cho thấy có dấu hiệu gì nguy hiểm. Thời kỳ ác liệt nhất là vào tháng Năm 1941, khi bọn điệp viên đó bắt đầu quay ngược trở về (phía địch – LTD). Chúng tôi bắn hạ chúng ngay tại chỗ trong trường hợp không thể bắt sống được.

 Ngày 22 tháng Sáu chúng tôi phải chịu đựng pháo bắn dữ dội, và rồi là bọn bộ binh cơ giới. Không có xe tăng, địa hình ở đây không cho phép chúng họat động. Một đồn biên phòng là một đơn vị nhỏ khỏang 50-75 người, phải bảo vệ một khu vực 20-25 kilômét biên giới. Nhưng việc bảo vệ biên giới lại rất khác với việc phòng thủ biên giới. Năm mươi lính biên phòng trang bị súng trường và lựu đạn chẳng có tác dụng gì. Chỉ những sĩ quan mới được trang bị tiểu liên. Và vũ khí cũng không được tốt. Lính biên phòng chưa bao giờ được huấn luyện để đánh xa. Họ thường để kẻ thù tới gần và ra đòn quyết định giết ngay đối phương. Đấy cũng là cách chúng tôi chiến đấu trong ngày đầu tiên của chiến tranh. Chúng tôi tản ra và mỗi tổ hai người tự độc lập chiến đấu. Cuối ngày đầu tiên chỉ còn có hai người sống sót. Tất cả đều bị giết. Tới chiều tôi về được ban chỉ huy đơn vị để báo cáo những gì đã chứng kiến. Sau chiến tranh tôi tự hỏi liệu có ích gì khi ta ra đi chiến đấu mà bụng biết chắc rằng mình sẽ bị giết.

Ông đã chứng kiến cuộc phong tỏa Kiev. Ông có thể kể thêm cho chúng tôi về sự kiện này được không?

‎‎

Tôi được cấp giấy thông hành và chuyển về Trung đòan bộ binh cơ giới số 4 thuộc Xôviết NKVD tại Kiev. Trung đòan gồm những lính biên phòng còn sống sót. Tôi được chỉ định làm đại đội trưởng đại đội liên lạc. Nhưng chẳng có gì là liên lạc cả. Có chỉ huy và trang bị kỹ thuật nhưng không có lính. Chỉ huy ra lệnh cho tôi tổ chức nhân sự cho đại đội cho phù hợp yêu cầu thời chiến trong thời hạn hai tuần. Tôi chọn mấy tay lính dự bị, những anh chàng trước kia từng làm sĩ quan liên lạc và giờ quay lại tham gia chiến đấu từ cuộc sống dân sự. Trung đòan tôi được yêu cầu phòng thủ trên sông Irpen chảy dọc đường quốc lộ Zhitomirvề phía Tây Kiev. Bọn Đức đã đánh tan tuyến phòng thủ gần Zhitomirvà lập ra một lực lượng cơ động gồm hai tiểu đòan xe tăng cùng lính pháo thủ và chọc thẳng vào khu Kreshchatik tại Kiev. Chúng tôi chặn chúng lại. Tại đó lần đầu tiên tôi thấy việc chiến đấu thú vị. Trong chiến hào được gia cố bằng bê tông chúng tôi hòan tòan an tòan. Chúng tôi không bị phát hiện và được trang bị đầy đủ. Vì thế chúng tôi chỉ ngồi chờ cho hai tiểu đòan kia tới gần chiếc cầu băng qua sông Irpen. Con sông vốn hẹp nhưng sâu đáy, và khi hai chiếc tăng đầu tiên trèo lên cây cầu, nó nổ tung lên không trung và đổ sập xuống sông cùng đám xe tăng. Đòan xe tăng đang chạy với tốc độ cao và chúng tôi nã đại liên và tiểu liên vào chúng. Mất khỏang chừng 15 phút để thiêu rụi tòan bộ đòan quân địch. Bọn Đức tổ chức một cuộc đột kích khác vào ngôi làng Belogorodki. Nhưng chúng tôi lặp lại tương tự và kẻ thù phải ngưng tấn công trên hướng chúng tôi.

Kế đó bọn Đức quyết định đột phá tuyến phòng thủ tại nhà ga Boayrka nằm phía namKiev. Đòn tấn công thật dữ dội như vẫn thường xảy ra. Nhưng Binh đòandù số 5 của đại tá Rodimtsev là một trong những đơn vị tinh nhuệ nhất. Đại tá Radimtsevsau này trở thành tướng và Hai lần Anh hùng Liên Xô. Binh đòan của ông thành lập từ những lính biên phòng ngay từ trước chiến tranh. Lính biên phòng quen với đánh cận chiến nhưng bọn Đức không biết điều này. Quân địch đưa tới đây ba sư đòan bộ binh môtô, nhiều trung đòan tăng và đưa khỏang 1000 bộ binh lập một hình bán nguyệt đi trước, tất cả tập trung trên một dải đất hẹp. Chúng muốn làm chúng tôi hỏang sợ. Khi đã tới gần, chúng bị cánh lính dù bắn hạ sạch – cả đám bộ binh, đám xe tăng và sư đòan môtô. Trận đánh kết thúc sau một tiếng rưỡi đồng hồ. Bọn Đức phải đưa xe ủi đất tới và mất suốt hai tuần liền dọn dẹp xác chết. Khi đó chúng tôi đã nghĩ rằng kẻ thù sẽ không bao giờ chiếm đượcKiev. 

Trung đòan ông tụt lại trong hậu phương địch ra sao?

Bọn Đức chọc thủngphòng tuyến Xôviết ở hai nơi – phía bắcKievgầnGomelvà phía namKievgầnKremenchug. Chúng đưa tới đây các tập đoàn quân xe tăng và những tập đòan quân này tiến thẳng về phía đông vào cuối tháng Tám. Bọn Đức nhanh chóng tiến được 350 kilômét vào sâu trong nội địa và đồng tiến tới gần Konotop-Bakhmachi-Vorozhba phía đôngDnieper. Năm tập đòan quân ta bị lọt vào giữa vòng vây thép đó. Nhưng chúng tôi chỉ biết được chuyện đó khi đã là cuối tháng Chín.

Đột nhiên chúng tôi nhận được mệnh lệnh cho nổ tung các cứ điểm phòng thủ và rút về phía bờ đông của sôngDnieper. Nước mắt lưng tròng chúng tôi phá hủy tuyến phòng thủ của mình, rút lui vềKievtrong đêm tối mà không được nổ một phát súng, giật mìn nổ tung mọi cây cầu bắc qua sông Dnieper và tiến về bờ đông của sôngDnieper. Khi đó chúng tôi cho rằng mình thế là đã an tòan. Do đó, chúng tôi đi xa hơn về phía đông… và bọn Đức có mặt ở khắp nơi, chỗ nào chúng tôi tới cũng đều gặp bọn Đức. Chúng tôi tới được sông Trubezh, cũng tựa như sông Irpen, hai bên bờ lầy lội. Chúng tôi biết được rằng có một cây cầu cho đường sắt bắc ngang qua sông. Thế là chúng tôi tiến lên đó, lót ván lên để xe tải có thể chạy qua được và hai tiểu đòan chúng tôi tiến sang phía bờ đông. Ngay khi chiếc xe cuối cùng rời khỏi cầu, bọn Đức dội pháo, súng máy và tiểu liên lên đầu chúng tôi, và sau vài phút tòan bộ đòan xe chúng tôi đã cháy rụi. 

Ngay từ phát đạn đầu tiên tôi đã lăn ra khỏi buồng lái và qua được bờ đối diện, nơi không có quân Đức. Tôi đứng thẳng trên hai chân và trông thấy bên cạnh có 11 người nữa còn sống sót. Tất cả đều là lính trơn, chỉ có tôi là sĩ quan duy nhất. Họ đeo khẩu carbine với 10 viên đạn còn tôi chỉ có mỗi khẩu súng lục “TT”. 

Đột nhiên chúng tôi nghe thấy tiếng súng nổ từ hướng bờ sông. Và chúng vang tới ngày một gần hơn. Đằng sau chúng tôi là dòng sông và cây cầu thủng lỗ chỗ. Chúng tôi chẳng biết chạy đi đâu, chúng tôi đã bị hòan tòan bao vây. Do đó chúng tôi chỉ còn mỗi một cách – tìm lấy một chỗ trú kín đáo, để cho kẻ thù tới gần khỏang 5 mét, tiêu diệt chúng và đi tiếp.

Từ dưới đọan chiến hào cũ còn lại từ thời Nội chiến, tôi có thể nghe thấy tiếng chó sủa ngay cạnh. Điều này xác nhận điều tôi lo sợ nhất đã xuất hiện. Lũ chó sẽ không khi nào bỏ qua chúng tôi. Sau lưng chúng tôi, cách khỏang 20 mét, là dòng sông với bờ sông lầy lội. Tôi thì thào ra lệnh “Hãy đừng quay lưng lại, cứ thế bò trở lui”.   

Tính tóan của tôi thật ngây thơ trẻ con. Tôi nghĩ rằng bọn chó sẽ không dám đi ra chỗ lầy và sẽ mất dấu chúng tôi, và bọn Đức đi sau sẽ bắn lên trời để cảnh cáo. Mọi chuyện xảy ra khác hẳn. Bọn Đức cắt cỏ đem tới, chỉnh khẩu súng máy và bắn xuống. Mỗi khi chúng nã ra một lọat đạn bắn đứt những tán lau sậy là một lần chúng tôi hụp đầu xuống nước. Đám sậy đã giúp chúng tôi rất nhiều. Lý

do là nếu ta ngậm nó trong miệng thì ta có thể ở dưới nước lâu tới nhiều phút. Cuộc bắn giết cuối cùng cũng chấm dứt. Chúng tôi kiên nhẫn chờ đợi. Chỉ còn bốn người sống sót.

Cho tới cuối đời tôi vẫn sẽ luôn ghi nhớ cái ngày đó. Đó là nỗi sợ hãi kinh khhủng không tài nào tả được, còn đáng sợ hơn chính bản thân chiến tranh. Không vũ khí, chúng tôi không thể tự lo liệu và không biết phải làm gì tiếp theo bởi cũng chẳng có bản đồ bên người. Lúc đó là vào ngày 30 tháng Chín năm 1941.

Thế là tôi tụt lại trong vùng địch kiểm sóat. Bọn Đức có ở khắp nơi. Trong ngôi làng đầu tiên gặp được, chúng tôi đã thay lấy quần áo dân thường và dân làng cho chúng tôi một ít đồ ăn. 

Từ vùng Kievchúng tôi đi tới vùng Chernigov. Tại làng Voronki chúng tôi bị một chiếc xe tải chặn lại. Hai tên Đức ngồi trong buồng lái, ngòai ra có bốn tên nữa ngồi sau xe. “Partisanen? (Du kích – LTD)”- chúng hỏi. Và không chờ trả lời chúng ra lệnh cho chúng tôi leo lên xe tải. Tôi có một khẩu súng lục và 30 viên đạn. Nếu chúng tìm thấy thì câu chuyện sẽ kết thúc tại đây. Trong khi tôi còn đang tính xem mình sẽ làm gì với khẩu súng thì chúng tôi được đưa tới một trại tù binh rộng lớn trứơc đây là một khu nhà kho kỹ thuật nằm tại Darnitsa,Kiev.

Tình thế lúc đó như thế nào?

Những người lính chúng tôi lúc đó trông không còn giống lính tráng nữa. Quấn trong tấm áo khóac lính rách nát, mũ lưỡi trai và mũ sắt lúc nhúc những rận, trông họ thật lôi thôi. Vây quanh khu trại là những người vợ và mẹ đang đi tìm người thân của mình. Lý

do là họ biết có cả một tập đòan quân đã bị bao vây. Bọn Đức tỏ ra khá hào hiệp. Nếu một người vợ tìm thấy chồng mình thì anh ta sẽ được thả. Đám phụ nữ đứng ngòai hàng rào suốt nhiều giờ liền và đem theo thực phẩm, họ ném chúng qua hàng rào. Tôi tận mất trông thấy có nửa ổ bánh mì nhà làm rơi xuống ngay sát chỗ chúng tôi ngồi. Khỏang 10 tù nhân nhào tới và họ bắt đầu đánh lẫn nhau. Năm tên sĩ quan Đức xuất hiện tại chỗ có tiếng la hét và khi đã biết chuyện gì xảy ra, chúng liền lăn ra cười. Rồi chúng rút súng ra và bắn thẳng vào đám đông đang tranh nhau. Đám tù binh tản vội theo mọi hướng và trên mặt đất chỉ còn lại nửa ổ bánh mì và năm xác chết. Cảnh ấy là tóc gáy tôi dựng cả lên. Tôi chợt nhận thấy rằng nơi đây chúng tôi không phải là con người, chúng tôi là sâu bọ và chúng tôi được đối xử như lòai sâu bọ. Khu trại được vây quanh bởi những hàng rào bê tông cao bốn mét có chằng dây thép gai xung quanh. Làm sao thóat ra ngòai được?

Thật tình cờ tôi được gặp Sergei, một cậu người Kavkaz mặc chiếc áo khóac đen còn tốt. Anh ấy cho tôi biết về các quy luật trong trại tù. Mỗi thứ bảy bọn chúng đem chôn 200 người bị chết đói. Vào buổi sáng chúng phân phát súp lõang nấu với thứ củ cải không thèm rửa sạch. Tới 8 giờ sáng tù nhân được tập hợp lên một xe tải và chở đi xây lại những cây cầu bắc quaKiev. Những ai không nằm trong danh sách lao động thì làm người phục vụ cho bọn sĩ quan sống trong khu trại đối diện. Sergei kể rằng mỗi ngày anh ta đều được đưa đi làm việc cho thiếu tá Lutke. Tên thiếu tá cho anh ta một giấy thông hành để anh ta có thể tự do đi lại. Trong thời gian cuộc nói chuyện của chúng tôi xảy ra thì anh ấy đang phục vụ cho một viên sĩ quan khác. Vì thế tôi hỏi xem anh ấy có thể cho tôi tờ thông hành của Lutke được không. Sergei chìa ra một mảnh giấy có ghi “Giấy phép cho ba người. Thiếu tá Lutke”. Tôi mau chóng cầm lấy và chợt cảm thấy có một thóang hy vọng. Tôi nhận ra rằng mình sẽ được an tòan.

Sáng hôm sau, khi thức dậy, tôi và hai người nữa cùng trung đòan trèo xuống dưới tấm ván làm giường ngủ. Chúng tôi nằm đó thêm một giờ nữa cho tới khi sự ồn ào buổi sáng giảm bớt. Chúng tôi đi ra ngòai. Điều quan trọng nhất là cư xử sao cho tự nhiên và không tỏ ra sợ hãi. Chúng tôi phải vượt qua được bốn trạm gác và một chiếc cổng. Tại mỗi trạm gác tôi đều bảo với lính canh rằng mình đang đi phục vụ cho một sĩ quan. Trời đầy sương giá và tại mỗi trạm gác đám lính canh đều trông tựa những cột băng lạnh lẽo. Chúng không nói gì, chỉ tránh sang cho chúng tôi đi qua. Chúng tôi rời trại và hướng tới khu nhà sĩ quan. Dọc khu sĩ quan có một con đường người dânKievhay dùng để tới chợ đổi chác hàng hóa cần thiết. Cả gia đình cùng đi với nhau. Khi chúng tôi đã tới được con đường tưởng chừng vô tận ấy, tôi hỏi một người đàn bà rằng mình có thể xách giúp được không. Bà ấy lập tức hiểu ngay chúng tôi từ đâu tới và bảo: “Hãy đi theo chúng tôi”. Chúng tôi qua được chiếc cổng. Giữa đám đông chúng tôi không thể bị phát hiện. Đấy là chuyện chúng tôi đã trốn khỏi trại ra sao, lặng lẽ và khôn khéo.  

Làm cách nào ông tìm thấy đơn vị du kích của mình? 

Dân làng cho chúng tôi hay có một đơn vị du kích Xôviết rất đông trong vùngSumy. Tìm được đơn vị này thật khó khăn: hai sư đòan quân Đức đang truy tìm nó nhưng đều thất bại. Tại làng Victorovo, tôi gặp một đám con gái đang khóc lóc. Họ bảo rằng họ khóc vì các bạn trai họ đã bị gọi vào tham gia một đơn vị du kích địa phương. Họ cũng bảo tôi rằng tóan du kích đã động viên các chàng trai của họ đã chuyển sang làng Uzlitsa cách đây 5 kilômét. Tới được đó theo cách thức một vận động viên maratông, tôi gặp được một lính gác mang vũ khí, mặc chiếc áo chòang kiểuHungaryvà đội chiếc calô lính Đức trên đầu. Sự trung thành của anh ta thật khó đóan. Anh ta kiểm tra tôi và rồi áp giải tôi tới một ngôi nhà gần đó. Ở ngay cửa vào có một tay gác khác, một cậu bé đeo khẩu súng trường Mosin 1891. Vào trong, tôi bị cật vấn bởi một người đàn ông mặc bộ đồ da sĩ quan Đức cùng một khẩu súng lục Parabellum của Đức bên sườn. Tôi nhẩm lại câu chuyện bịa của mình là đóng vai một học sinh Konotop trên đường tới nhà ông mình.

- 'Tại sao anh tham gia polizei?’

- 'Không. Tôi là dân thường và không biết sử dụng súng.’

- 'Tại sao anh gia nhập đơn vị Côdắc ?’

- 'Không.'

- 'Thế còn đám du kích chống đối?’

- 'Không.' Trả lời khác đi có nghĩa là cầm chắc cái chết.

- 'Mẹ mày. Xéo khỏi đây mà về với ông mày đi.' 

'Anh ta là ai vậy?’ – tôi hỏi tay lính gác thiếu niên đứng ngòai thềm nhà. ‘Có phải là sếp cảnh sát địa phương (polizei) này không?’ Cậu bé chửi thề và cho tôi hay rằng người đàn ông kia là đại đội trưởng du kích, thiếu úy Lưsenko. Tôi quay vội lại và thừa nhận mình là người có cảm tình với du kích. Họ không tin tôi là nhốt tôi lại để thẩm vấn. Tôi phải nằm ba ngày trong một phòng giam của quân du kích tại làng Zazirki.

Đó có phải là đơn vị của Kovpak không? 

Đúng. Thực ra ông ấy đã điều khiển quá trình thẩn vấn từ căn nhà chỉ huy của mình. Bốn người ngồi đối diện tôi trên một chiếc bàn dài, trông có vẻ là cựu sĩ quan quân đội Xôviết. Người ngồi ngay đối diện – một ông khá lớn tuổi với bộ râu cằm nhỏ vuốt nhọn – đó là Kovpak.Tayđẹp trai trông khá ngầu ngồi bên trái ông ta – có bộ ria đen và cặp mắt sắc sảo thấu tâm can – là Rudnev. Anh ta là người thẩn vấn chính. Họ ghi lại tỉ mỉ những câu trả lời của tôi về hàng ngàn câu hỏi rất thông thường. Trong những quãng nghỉ giữa những cuộc thẩn vấn mỗi ngày, họ kiểm tra lại những câu trả lời của tôi với những người khác trong đơn vị của họ biết rõ về những địa điểm tôi đã nói tới. Tới ngày thứ ba, khi họ đang đặt câu hỏi về Konotop, một người bước ra từ một chỗ nấp đằng sau lò sưởi và nói với họ rằng anh ta đã nhận ra tôi. Trước chiến tranh, anh ta là Chủ tịch Hội đồng ở Konotop. Trong đơn vị Kovpak, anh ta chỉ huy đơn vị mà chúng tôi gọi là Trung đòan Konotop. Tôi trở thành một chiến sĩ của trung đòan này. Sáu tháng sau, Kovpak bảo tôi rằng trong ngày hành hạ đầu tiên, Rudnev đã tìm cách thuyết phục hội đồng thẩm vấn tạm hõan quyết định đem tôi ra xử bắn. 

Ông có thể kể lại tình hình và điều kiện trong đơn vị của Kovpak khi ấy được không?

Kovpak và Rudnev ban đầu họat động độc lập, mỗi người có trong tay khỏang ba chục người. Rồi Rudnev đề nghị một sự sáp nhập. 'Bố già' liền đồng

ý. Ông ấy trở thành Chỉ huy trưởng, cho Rudnev làm Chính ủy. Ngay sau khi tôi gia nhập lực lượng của họ, một tay chỉ huy nữa xuất hiện, Piotr Petrovich Vershigora đến từ Cục Tình báo Quân sự Hồng quân. Trong năm 1943, khi quân số của đơn vị là 1500 người, bọn Quốc xã đã ước tính lực lượng của họ tới 20 ngàn người. Đấy chính là môi trường đã hun đúc tôi trở thành một chiến binh thực thụ.

Nghiên cứu kế họach trước chiến dịch phá hủy một khu khai thác dầu mỏ tại dãy Carpath. Từ trái sang: S.A.KOVPAK, S.V.RUDNEV.

Ông giữ chức vụ gì trong đơn vị của Kovpak? 

Trung đội trưởng, đại đội trưởng, tiểu đòan trưởng, trưởng ban tình báo chiến thuật, trung đòan trưởng.

Xin hãy kể lại cho chúng tôi về các chiến dịch của đơn vị du kích của ông.

Chúng tôi đã thực hiện được 7 cuộc tập kích quy mô lớn và vô số cuộc tập kích cỡ nhỏ. Tháng Tư năm 1942, một người trong bọn tôi tới được Kharkovthuộc miền đông Ukraina và vượt qua được vùng phụ cận do Xôviết kiểm sóat. Các cựu chiến binh từng trải qua vòng vây khổng lồ của bon phát xít bao vây lực lượng Xôviết tại Kiev năm 1941 đã xác nhận lý

lịch và câu chuyện do anh ta kể. Bộ chỉ huy Xôviết đã thả dù xuống một máy điện đài dã chiến cho chúng tôi và chúng tôi bắt đầu tiến hành các chiến dịch theo sự chỉ dẫn từ Maskva. 

Trở về sau cuộc tập kích Dãy Carpath, 1943.

Người đi đầu là P.Ye.BRAIKO

Chỉ dẫn đầu tiên là tổ chức vượt qua hữu ngạn sông Dniepr và thiết lập một vùng mới dứơi quyền điều hành của Xôviết trong vùng lòng chảo rậm rạp gần n

ơi

nhánh sông Pripyat đổ vào sông cái Dniepr. Trong cuộc tập kích điển hình của chúng tôi vào dãy Carpath mùa hè năm 1943, chúng tôi đã làm tê liệt giao thông trên tuyến đường sắt chiến lược từKiev tới Kovel và từKiev tớiLvov. Một cuộc tập kích khác vào miền đông nam Ba Lan đầu năm 1944 cũng là một thử thách thực sự. Không có ngày nào là không có hành quân và chiến đấu! Ban đêm thì không được nghỉ ngơi. Binh đòan Kovpak đụng độ với năm sư đòan tinh nhuệ của Đức trong suốt cuộc tập kích ấy. Ngày nào chúng cũng tìm cách bao vây chúng tôi, cứ thế trong suốt hai tháng trời. Nhưng ngày nào chúng tôi cũng thóat được. Rừng rậm là địa bàn của chúng tôi. Chúng tôi coi đó là nhà, còn kẻ thù thì trở thành những khách trọ không được mời, xa lạ và vụng về.

Xin hãy kể cho chúng tôi những nguyên tắc cơ bản của chiến tranh du kích. Nó có gì khác lạ đối với một sĩ quan quân đội chính quy như ông không?

Cẩm nang chiến thuật thông thường chỉ nói về ba hình thức chiến đấu chính: tấn công, phòng thủ và giao chiến. Giao chiến không có trong khái niệm của du kích và tôi luôn tránh giao chiến khi giữ nhiệm vụ trung đòan trưởng. Thay vì tấn công, du kích dùng phương cách tập kích chớp nhóang rồi rút lui. Thay vì phòng thủ thì họ phục kích. Một ổ phục kích tốt là tránh không để dù chỉ một phát đạn phản công vào sườn. Quan trọng nhất khi phục kích là chọn vị trí, cái này đem lại uy lực hơn bất cứ thứ xe tăng, súng máy hay bom đạn nào. Quân du kích buộc phải tiết kiệm lực lượng và đạn dược. Họ chủ yếu dựa vào các lọai vũ khí cá nhân trong chiến đấu.

Chúng tôi mất một năm rưỡi để học hết những bài học đó và rồi các chiến dịch của đám du kích chúng tôi trở nên chuyên nghiệp vô cùng. Trong năm tháng đầu chiến tranh, bọn Quốc xã đã tiêu diệt 17 tập đòan quân chính quy Xôviết. Nếu mỗi tập đoàn quân đó chỉ cần có một chuyên gia về chiến tranh du kích trong đội ngũ thôi, hẳn thiệt hại đã giảm thấp hơn rất nhiều.  

Quay trở lại những năm 1920s và 30s, theo lời khuyên của 

M.V.Frunze

, đất nước đã tiến hành những chuẩn bị quy mô lớn cho chiến tranh du kích. Lượng trang bị dự trữ đủ cho hai năm đã được chôn giấu tích trữ, và những trường huấn luyện du kích xuất hiện tại nhiều nơi, gồm cảKiev vàKharkov. Rudnev đã tốt nghiệp tại đấy.  Tuy nhiên, năm 1937, chính quyền trung ương đã đột ngột giải tán các cơ sở của hệ thống chiến tranh du kích, đồng thời với cả những nhân sự thực hiện. Tiếp theo sự kiện chiến tranh nổ ra năm 1941, mọi thứ lại phải dựng lại từ đầu.

Xin hãy mô tả một vài chiến dịch du kích thành công nhất của ông. 

Mùa hè năm 1943, trung đòan du kích của tôi với chỉ 200 người nhận được lệnh phải khóa chặt cuộc hành quân của ba trung đòan môtô hóa SS – gồm cả pháo binh và xe tăng – tại hẻm núi nơi con sông Bystrica Nadwornianska tại vùng Đông Carpath chảy qua. Chúng tôi chỉ có một tiếng rưỡi đồng hồ dự trữ đạn để hòan thành nhiệm vụ và ban đầu tôi tưởng chừng đã thất bại đến nơi. Khảo sát địa hình thực tế làm nảy ra một giải pháp. Một con đường đất chạy dài suốt 5 cây số theo hẻm núi Bystrica băng qua con sông trên những chiếc cầu tại bốn địa điểm ngay gần miệng hẻm núi. Chúng tôi khôn khéo gài mìn tại những cây cần đó. Bọn Đức, khi hành quân, phải cho xe tăng và pháo binh lui về phía sau. Không hề biết về sự hiện diện của chúng tôi, chúng tiến vào hẻm núi theo đội hình hành quân thông thường và mau chóng lọt vào ổ phục kích hình móng ngựa của chúng tôi. Nhờ sự che chở của những tảng đá khổng lồ vốn có thể chịu được bất cứ thứ bom đạn nào, chúng tôi trút đạn như mưa vào chúng và xua chúng chạy tán lọan suốt 15 phút. Hòan thành nhiệm vụ, trung đòan tôi lập tức rút về một vị trí tương tự phía dưới dòng, cách đó khỏang một cây số. Bọn Đức mất tới năm giờ để băng bó thương binh, thu dọn xác chết và dọn dẹp con đường qua hẻm núi. Ba ngày cứ phục kích luân phiên như vậy đã làm tan tác 7 tiểu đòan quân Đức. Trung đòan tôi chỉ mất có 4 người.

Trong cuộc tấn công của Hồng quân để giải phóng Byelorussia tháng Sáu và tháng Bảy 1944, Sư đòan Du kích Ukraina số 1 chúng tôi như hồi đó được gọi yểm trợ một gọng kìm của Phương diện quân Byelorussia 1 nhằm bao vây Cụm Tập đòan quân Trung Tâm của Đức. Gần con sông Neman, sư đòan gồm 600 người của chúng tôi – tức hai trung đòan, trong đó có trung đòan tôi, chạm trán với ba sư đòan xe tăng và hai sư đòan bộ binh môtô hóa của Đức. Để chống lại những xe tăng Tiger và Panther, chúng tôi chẳng có gì ngòai mìn chống tăng. May mắn thay, chúng tôi tìm cách chốt được trên một vị trí thuận lợi để chiến đấu – trên một khe núi sâu hai bên có bụi rậm dày đặc. Khi chúng đã tới tầm bắn trực diện, chúng tôi trút tất cả hỏa lực trong tay vào kẻ thù. Những xe tăng đi đầu cố gắng quay lại và lập tức cán phải mìn của chúng tôi gài hai bên đường. Tòan bộ đòan côngvoa Đức quay lại, cứu tôi khỏi phải suy nghĩ ra một giải pháp phức tạp để làm gì tiếp theo. Chúng tôi chỉ mất có hai người. Chiến tranh du kích như vậy đã đạt được đỉnh cao!

Đó có phải là cuộc tập kích cuối cùng của đơn vị Kovpak không?

 Vâng, đúng vậy. Tới tháng Bảy năm 1944 thì sư đòan nhập vào các đơn vị Hồng quân chính quy. Tới tháng Tám, tôi được phong Anh hùng Liên Xô vì những chiến công trong cuộc tập kích vùng đông nam Ba Lan. Trong cuộc tập kích cuối cùng và thành công nhất của đơn vị Kovpak, cuộc tập kích tạiByelorussia, chẳng một ai trong đơn vị nhận được dù chỉ một lời khen tặng đúng lệ từ Bộ Chỉ huy Tối cao.   

Mọi người đứng trong tấm ảnh này đều vừa được phong tặng Danh hiệu Anh hùng Liên Xô. P.Ye.BRAIKO đứng thứ hai từ trái qua. Người đứng giữa là P.P.VERSHIGORA.

HỒI ỨC LÍNH BỘ BINH

Antonina Kotliarova

Antonina Kotliarova, 1944

Tôi tên Antonina Aleksandrovna Kotliarova, sinh năm 1923 tại Maskva. Chiến tranh nổ ra ngày 22 tháng Sáu năm 1941, và chúng tôi, những học sinh lớp Tám trường số 1 Quận Lenin, nằm trên phố Tolmachevskii gần Bảo tàng Tret'iakov, đang cùng đi tới khu công viên Triển lãm Thành tựu Kinh tế Quốc dân Toàn Liên bang VDNKh (trước năm 1939 là VSKhV – Hội chợ Triển lãm Nông nghiệp Toàn Liên bang, ngày nay được đổi tên thành VVTs – Trung tâm Triển lãm Toàn Nga. Tuy nhiên mọi người vẫn tiếp tục gọi nó là VDNKh. – ND). Đột nhiên xuất hiện một thông báo trên radio - sắp có một bài diễn văn của Viacheslav Mikhailovich Molotov. Vì một lý do gì đó mọi người đều chạy tới Quảng trường Trung tâm. Vâng, Molotov đã thông báo rằng quân thù đã tráo trở tấn công đất nước ta. Chúng tôi phải làm gì đây? Chúng tôi gọi về nhà, ở nhà bảo chúng tôi: “Hãy trở về nhà ngay lập tức.” Chúng tôi quay về. Cha mẹ tôi và cha mẹ chồng tôi đã đăng ký để chuyển đi đâu đó trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi ngoài dự kiến.

Vì thế cha của Kolia (Kolia (tức Nikolai) là tên chồng tôi) đi tới Trụ sở Hội đồng Quận Lenin nơi ông bắt tay vào tổ chức các đội dân quân vũ trang, sau đó họ đã chiến đấu trên mọi nẻo đường từ Maskva tới tận Berlin. Còn cha tôi gia nhập quân ngũ làm binh nhất, bởi ông chưa có cấp bậc trong quân đội. Đám thanh niên lúc này chưa được tuyển vào quân đội. Chồng tôi, Nikolai cũng thuyết phục người ta cho anh gia nhập quân đội. Anh ấy đã chiến đấu trong lực lượng xe tăng thiết giáp, làm xạ thủ súng máy. Anh ấy trở về Maskva từ mặt trận, và tôi hỏi anh: “Thế nào, Kolia, ngoài ấy có sợ không?” Và anh ấy trả lời: “Không. Anh nấp đằng sau tháp pháo, bọn anh tiến tới gần bọn Đức, nhảy xuống, nổ súng một chốc rồi cánh bộ binh áp sát tới hỗ trợ và bọn anh lại tiếp tục tiến lên.” Tôi vẫn suy nghĩ một cách ngu ngốc là ngoài đó không hề đáng sợ. Sau này khi chính tôi được ra mặt trận, tôi đã quan sát và tự nhủ: “Làm sao mà một người cao lớn như vậy (anh ấy cao tới gần hai mét) có thể nấp đằng sau cái tháp pháo? Đó đơn giản chỉ là một cái đích ngắm!” Nói chung, tôi cũng muốn được ra mặt trận, nhưng không thành công. Tôi tới làm thợ tiện tại Nhà máy Dụng cụ Cơ khí Sergo Ordzhonikidze. Làm ở đó tôi được nhận khẩu phần hàng ngày là 800 g bánh mì. Thế là, sau khi làm việc trở về nhà, tôi sẽ đến lấy bánh tại tiệm bánh nằm tại Polianka. Tôi sẽ nhận khẩu phần ấy, chia nó làm hai, ăn một nửa với nước lã, và rồi lên giường ngủ. Không thể ngủ ngay được vì tôi vẫn rất đói, trong khi nửa ổ bánh còn lại đang còn nằm trong ngăn kéo... Tôi bò dậy, ăn nốt nửa còn lại, rồi ngủ tiếp và sáng hôm sau đi tới nhà máy. Khi người ta bật còi báo động không kích, chúng tôi vẫn thực hiện nhiệm vụ ngoài đường, thậm chí chúng tôi còn có quyền đi lại khắp Maskva trong khi báo động. Một lần chúng tôi phải trực gác gần một ngôi nhà. Chúng tôi trông thấy ai đó đang đóng mở một cánh cửa sổ trên tầng thượng – có lẽ đó là một kiểu ám hiệu. Lần đó một quả bom rơi trúng cây cầu Malyi Kamennyi. Chúng tôi thông báo điều đó cho người sĩ quan trực. Họ đi kiểm tra, hóa ra ở đó có một mụ đàn bà Đức thường phát ám hiệu cho lũ phi công Đức của mụ. Và chuyện đó xảy ra trong khu vực có một rạp chiếu phim và Nhà máy Tháng Mười Đỏ - phải chăng đó là nơi để ném bom?

Sau cơn hoảng loạn ngày 16 tháng Mười, nhà máy được sơ tán tới Nizhnii Tagil. Tất nhiên, tôi không cùng đi với họ. Tại sao tôi lại ra đi trong khi nghĩa vụ của tôi là phải chiến đấu với bọn phát xít? Tôi tới trụ sở dân ủy, họ vẫn tiếp tục không tuyển tôi. Tôi đã gia nhập Đoàn Thanh niên Komsomol. Do đã ở lại thành phố, tôi cần phải làm việc ở một nơi nào đó. Tôi tới Trường Thương mại số 60, nằm trên Quảng trườngKaluga(hiện là Quảng trường Oktiabr'skaia). Tại đó chúng tôi chế tạo mìn, ít nhất cũng đóng góp được chút gì cho mặt trận. Rồi họ đưa chúng tôi đi kiếm củi đốt cho Maskva. Tôi tới quận Sasovo thuộc quân khu Riazan. Khi từ đó trở về, cuối cùng tôi cũng thuyết phục được cho họ chuyển mình vào đơn vị pháo phòng không gần Maskva. Đó là Trung đoàn phòng không 50, được bố trí tại ga Bulatnikovo. Đầu tiên tôi giữ nhiệm vụ quan trắc đo cao. Nhiệm vụ này yêu cầu phải để một mắt theo dõi mục tiêu cần ngắm, rồi chuyển tọa độ cho PUAZO (thiết bị điều khiển bắn), và rồi chuyển tới khẩu pháo. Kế đó tôi được chuyển tới làm việc với PUAZO. Chúng tôi sử dụng loại pháo 76mm.

A.D. Tinh thần tại trận tuyến hậu phương như thế nào, đặc biệt trong thời kỳ đầu chiến tranh, khi quân ta đang rút lui?

Trong cơn hoảng loạn, người ta đốt sách của Lenin và Stalin trong sân nhà họ. Tôi có một bộ sưu tập tác phẩm của Lenin xuất bản năm ‘24. Tôi đã không đốt hay vứt đi một quyển sách nào. Nhưng tình trạng hoảng loạn thật kinh khủng. Ngày 17 hay 18 tháng Mười tôi đã được thấy người ta chở hàng bao đường và kẹo trên xe trượt qua cầu như thế nào. Toàn bộ Nhà máy Tháng Mười Đỏ đã bị cướp phá. Chúng tôi đi tới Kaluzhskaia Zastava, và thậm chí còn đi xa hơn, ném đá vào những xe ôtô chở các vị tai to mặt lớn đang bỏ trốn. Chúng tôi rất căm phẫn khi thấy bọn họ đang rời bỏ Maskva. Có lẽ như thế là vô pháp luật, nhưng đó là những gì chúng tôi đã làm. Cho tới đầu năm ’42 ta rất hiếm khi bắt gặp người đi ngoài phố ở Maskva. Maskva trở nên hoàn toàn vắng vẻ.

Khi bọn Đức đã hoàn toàn bị đẩy lùi khỏi Maskva, và tôi vẫn còn đang nghĩ rằng mình phải đi chiến đấu với bọn phát xít, tôi phát hiện ra là có một trường dạy xạ thủ bắn tỉa trên đường Silikatnaia. Tôi trở thành một học viên tại đó. Tốt nghiệp với điểm ưu, và do Kolia của tôi và cha chúng tôi đang chiến đấu tại Phương diện quânBelorussia1, tôi cũng yêu cầu người ta gửi tôi tới đấy. Tôi, xạ thủ hỗ trợ tôi Olga Vazhenina, cùng khoảng mười cô gái nữa tới Phương diện quânBelorussia1. Lúc này đã là tháng Mười Một năm 1944. Chúng tôi được bố trí trong Tập đoàn quân 47, Sư đoàn 143. Ban đầu chúng tôi đóng tại Praga, gần Varsava. Tiểu đội tôi luôn chiến đấu bên nhau – chúng tôi thuyết phục chỉ huy đừng phân tán chúng tôi vào các đại đội khác.

Vậy là tôi đi săn địch cùng Olga. Ban ngày chọn lấy một vị trí mai phục, rồi chiếm lĩnh nó vào mờ sáng và bắt đầu cuộc săn. Tất nhiên, chúng tôi thường chọn một vị trí sao cho địa hình mặt đất không bị thay đổi, nhằm khiến bọn Đức không thể biết được rằng có ai đó đang nằm phục trước chiến hào của chúng tôi. Thêm vào đó, tại mặt trận tình hình luôn là như sau: vị trí của chúng tôi thì nằm ngoài khoảng trống, còn bọn Đức luôn bố trí trong rừng hoặc dưới các bụi cây.

Đến đây tôi cần kể thêm là huấn luyện là một chuyện, người ta có thể dạy anh rất nhiều thứ ở trường, nhưng khi chúng tôi tới mặt trận, mọi thứ hoàn toàn khác hẳn. Tất nhiên, điều đầu tiên chúng tôi làm ở đấy là nhìn qua lỗ châu mai để xem bọn Đức đang làm chuyện gì. Và ngay ngày đầu tiên một cô gái đến từLeningradđã bị giết chết. Cô ấy đã trải qua suốt thời gianLeningradbị phong tỏa, và ngay ngày đầu tiên sau khi chúng tôi tới mặt trận, khi cô ấy đang quan sát qua lỗ châu mai, một viên đạn xuyên qua và cắm vào ngay dưới mắt cô. Và thế là cuộc đời quân ngũ của chúng tôi bắt đầu bằng một đám tang. 

Khi tôi diệt được tên Fritz của mình, vừa về đến hầm trú ẩn, một phóng viên chạy tới và hỏi xin được phỏng vấn. Tôi không nhớ mình đã nói với anh ta điều gì, nhưng trong suốt ngày hôm ấy và cả ngày tiếp theo, tôi không thể ăn uống hay ngủ ngáy gì được. Tôi biết rằng hắn là một  tên phát xít, rằng chúng đã tấn công đất nước chúng ta, chúng giết chóc, đốt phá, treo cổ đồng bào ta, nhưng hắn vẫn là một con người bằng xương bằng thịt. Thật là một trạng thái tệ hại... Khi giết được tên thứ hai, tôi cũng bị lâm vào tình trạng tương tự. Sao vậy nhỉ? Bởi vì tôi trông thấy rõ hắn qua ống kính ngắm: hắn là một tên sĩ quan còn trẻ. Dường như hắn đang nhìn lại tôi và đột nhiên tôi giết hắn chết. Nhưng hắn là một con người! Thật là một trạng thái kinh khủng. Nhưng sau đó tôi trở nên quen dần. Tôi giết – phải làm như vậy thôi, không còn cách nào khác.

Chúng tôi giải phóng Varsava. Đó là một thành phố rất lớn. Chúng tôi sử dụng súng trường và cả tiểu liên. Năm quả lựu đạn thay vì hai. Và thế là chúng tôi chiến đấu để giải phóng từng căn hộ, từng mảnh sân, từng gác mái. Cuối cùng là giải phóng hoàn toàn thành phố. 

A.D. Vậy là trong thực tế bà đã chiến đấu như một xạ thủ tiểu liên?

Vâng. Ở đấy tôi như một xạ thủ tiểu liên, kỹ năng bắn tỉa của chúng tôi không được phát huy. Trước hết, đó là do trong khi ta đang ngắm bắn, ta rất có thể sẽ bị giết chết. Vì vậy chúng tôi hành động như những xạ thủ tiểu liên. Đôi khi sự việc diễn ra như sau: ta đang quan sát, đột nhiên – aha, chỗ kia có nhiều tên Đức đang đứng. Ta quẳng vào đấy một quả lựu đạn, nó làm gọn mọi việc. Tóm lại, sau khi giải phóng Varsava, chúng tôi tiếp tục tiến quân. 

Sau đó chúng tôi tiến tới sông Vistula, tại đấy có một ngọn đồi. Chúng tôi, những cô gái, cùng 5-7 anh chàng nữa ở lại để giữ nó, còn đơn vị chúng tôi tiếp tục truy kích quân phát xít ở phía trước. Thế là chúng tôi phải giữ ngọn đồi trong suốt hai ngày trời. Ban đêm bọn Đức cố gắng bắt sống một “cái lưỡi” (trong từ lóng quân sự Nga, “cái lưỡi” là một lính địch bị bắt để khai thác tin tức - Oleg Sheremet). Nếu chúng biết được ai đang đối đầu với chúng, chắc chắn chúng sẽ nghiền nát chúng tôi. Nhưng chúng đã không biết được. Chúng tôi không cho chúng làm điều đó. Chúng tôi đẩy lùi mọi đợt tấn công, thậm chí tôi đã phải bắn một khẩu súng chống tăng và một khẩu súng máy. Nó giật lại rất mạnh. Lúc này tôi không cần đến khẩu súng trường của mình, chỉ đôi khi sử dụng kính ngắm của nó để quan sát. Chúng tôi giữ vững ngọn đồi đó, và rồi quân ta đã tới kịp thời.

A.D. Có bao giờ bà sử dụng một khẩu trung liên hay thượng liên không?

Thường là loại Maxim. Tôi nghĩ rằng vào thời gian đấy tại chiến trường chúng tôi có không loại súng khác.

A.D. Bà có được dạy cách sử dụng nó không?

Không, chúng tôi đều đã có kinh nghiệm. Chúng tôi có thể tự làm tất cả. Và nữa, chúng tôi có thị lực và kỹ năng tốt. Xét cho cùng, chúng tôi đã tốt nghiệp một trường dạy bắn tỉa. Chỉ có một chàng trai bị giết chết tại ngọn đồi đấy. Cậu ta ngồi đó, trông rất buồn, có lẽ cậu ấy đã cảm thấy rằng mình sẽ chết. Cậu ấy không lại gần lỗ châu mai hay khẩu súng máy. Cậu ấy chỉ ngồi đó, và tất cả kết thúc... Tôi không biết cậu ấy bị giết như thế nào. Có lẽ cậu ta bị co giật mạnh. Chuyện thường xảy ra khi một người biết rằng mình sắp chết.

A.D. Có lẽ có vài trường hợp mà bà có thể ra một cách chi tiết?

Việc tôi giết người như thế nào ư? Điều đó thật kinh khủng. Tốt hơn là đừng kể. Tôi đã kể cho anh rằng Olga và tôi đang nằm cạnh nhau. Chúng tôi khe khẽ trao đổi với nhau vì bọn Đức đang ở ngay gần trước mặt. Chúng đang nghe ngóng mọi thứ. Xét cho cùng thì chốt quan sát của chúng được bố trí rất tốt. Chúng tôi cố gắng không cử động, trò chuyện với nhau thật khẽ và tìm kiếm một mục tiêu. Khắp người tê bại cả đi! Ví dụ, tôi bảo cô ấy: “Olia, thằng này để tớ.” Cô ấy sẽ hiểu ngay – cô ấy sẽ không bắn tên đó. Sau khi nổ súng tôi sẽ chỉ đóng vai trò quan sát giúp cô ấy. Tôi sẽ nói, ví dụ như: “Đấy, đằng sau cái nhà đó, đằng sau lùm cây đó”, và cô ấy sẽ hiểu ngay phải nhìn chỗ nào. Chúng tôi luân phiên thay nhau nổ súng. Ban ngày chúng tôi luôn có mặt suốt tại vị trí, tới đó và quay về vào ban đêm. Ngày nào cũng vậy. Không có ngày nghỉ. 

A.D. Có phải bà đang nói rằng bà không được di chuyển khẩu súng?

Hoàn toàn không!

A.D. Vậy nó đặt như thế nào? Chỉ đơn giản là tì vào vai hay sao?

Tì vào vai và ngón tay ta luôn đặt trên cò súng. Bởi có thể ta sẽ phải kéo cò vào bất cứ lúc nào. Phạm vi nổ súng là 800 m. Và khi ta quan sát, đột nhiên một mục tiêu xuất hiện. Khi mục tiêu lọt khớp với chữ thập thì tôi nổ súng. Có nghĩa là mục tiêu tự đi vào điểm ngắm. Và tất nhiên, điểm ngắm đó đã được chỉnh sẵn tầm bắn.

Có một trường hợp, xảy ra khi chúng tôi đang lùng sục một khu rừng. Lúc đó đã là cuối chiến tranh, lính cựu cũng không còn nhiều nữa, tất nhiên. Lính bắn tỉa lại phải sử dụng tiểu liên, nhưng khẩu súng trường luôn bên mình chúng tôi. Chúng tôi đi từ một phía rừng, còn đám trinh sát đi phía ngược lại. Và thế là chúng tôi tiến về phía nhau và bắt làm tù binh bất cứ tên nào chúng tôi vớ được. Tại đó tôi đã thả cho một thằng bé đi. Hắn thật còi cọc, mà tôi thì có một đứa em trai cũng trạc như hắn. Tôi thương hại hắn – không giết mà cũng không bắt làm tù binh, mặc dù đáng ra tôi phải làm điều đó. Tôi không biết nữa, có thể sau đó cũng có người giết hoặc bắt hắn làm tù binh, nhưng tôi không hề động tới hắn. 

Có một trường hợp khác, khi chúng tôi đang giải phóng Deutch-Krony, tại đấy có một thị trấn tên như thế. Thị trấn này nằm trong một khu rừng. Và chúng tôi được lệnh phải giải phóng nó. Bắt được rất nhiều tù binh và tiếp tục tiến quân. Đột nhiên, có người đuổi tới phía sau chúng tôi và báo: “Thị trấn đã bị bọn Đức chiếm lại.” Chúng tôi đã đánh tan chúng, nhưng chúng đã từ khu rừng đột nhập lại vào thị trấn. Chúng tôi phải chiếm lại nó lần thứ hai. Nhưng lần này chúng tôi không tha cho bất cứ tên nào nữa – chúng tôi đã phát điên. Chúng tôi đã giết rất nhiều tên ở đó, rất rất nhiều. Chiến tranh là chiến tranh. Chuyện phải diễn ra như thế, không thể khác được.

Chúng tôi kết thúc chiến tranh trên bờ sôngElbe. Chúng tôi đang ở trong những căn nhà của người Đức. Vào lúc 3 giờ sáng chúng tôi bị đánh thức bởi tiếng còi báo động. Có tiếng súng bắn, nhưng chúng tôi không hiểu, có phải do bọn Fritz bắn không? Tin chiến tranh đã kết thúc được thông báo. Chúng tôi chạy ra sân, tìm được ở đấy một ít rượu mạnh và uống, nhắm với mứt. Nhân tiện kể thêm, trong khi chúng tôi đang tiến công, trung đội tiếp tế luôn tụt lại phía sau. Chúng tôi vừa giải phóng được một ngôi làng, bước vào một ngôi nhà, và ở đó vẫn còn một bữa ăn nóng hổi trên bếp lò. Các cô gái sẽ nói: “Tonia, thử ăn nó đi”. Thế là Tonia ngốc ngếch sẽ ăn thử nó. Nếu tôi không chết ngay, tất cả sẽ cùng ăn bữa ăn đó. Và thậm chí tôi không hề nghĩ rằng mình có thể bị chết. Những suy nghĩ như vậy không bao giờ có trong đầu tôi!

A.D. Tiểu đội của bà có bị tổn thất nào không?

Không. Thử tưởng tượng xem, vậy mà tất cả chúng tôi vẫn còn sống. Nhưng có hai người bị thương nặng. Lida Medinskaia và Nina Maziarova bị thương trong một đợt pháo kích. Nhưng sau đó họ đã quay trở lại đơn vị tôi và chúng tôi cùng sát cánh bên nhau cho tới khi kết thúc chiến tranh.

A.D. Cánh lính tráng đối xử với bà như thế nào?

Rất tốt! Đám lính đối xử với chúng tôi rất tốt. Họ bảo vệ chúng tôi, không làm bất cứ điều gì gây hại cho chúng tôi. Đôi khi họ kiếm được cho chúng tôi một thỏi sôcôla hay một thứ gì đó rất khá.

A.D. Quan hệ giữa bà và cư dân những quốc gia được giải phóng như thế nào? Như Đức hay Ba Lan chẳng hạn?

Thực ra tôi không giao tiếp với dân thường. Nhưng không có ai nấp trong góc đường mà bắn vào lưng chúng tôi.

A.D. Bà có gửi bưu kiện về nhà không?

Không. Bưu kiện gì? Chiến lợi phẩm sao? Chúng tôi là lính mà. Không. Sau này, khi ở nước Đức, ta có thể bước vào một căn nhà – nếu ta cần phải thay đồ lót, ta sẽ mở cửa phòng vệ sinh, cởi quần lót ra, vẫn giữ lại quần dài nhưng thay đồ lót ở đấy. Chúng tôi không còn quấn xà cạp nữa, nhưng thay vào đó là 5-6 cái tất dài bằng lụa hay vải Ba Tư, rồi bên ngoài là đi giầy. Và ta có thể tiếp tục lên đường. Vào cuối chiến tranh tôi đã chuốc vạ vào thân cũng vì chuyện ấy. Thay quần áo... Chúng tôi không còn balô, chúng tôi đã bỏ chúng lại với trung đội tiếp tế từ lâu rồi. Mặt nạ phòng độc cũng vậy. Chúng tôi chỉ còn đem theo đạn, lựu đạn và một khẩu súng trường. Và thế là ngay trước khi kết thúc chiến tranh, tôi tìm thấy một ngôi nhà, có đồ lót sạch thêu đăng ten trong phòng vệ sinh. Tôi không thể kiểm tra xem nó như thế nào, đúng không?! Thế là tôi thay tất cả đồ lót, và hóa ra nó đã bị rách và được vá lại từ trước! Và tôi quay về Maskva với một cái quần lót bị vá trên người.

A.D. Nói chung, làm cách nào bà tắm rửa và giặt quần áo ngoài mặt trận?

Rất khó thực hiện. Có lần chúng tôi tiến vào một ngôi làng, tại đó có một cái nhà tắm. Chúng tôi vào trong và chật vật lắm mới ra khỏi được – bị ngộ độc carbon monoxide, chúng tôi không biết cách nào sử dụng được nó. Nói chung, rất khó tắm giặt được.

A.D. Thế ngoài đó có rận không?

Không. Tôi không có con nào. Cánh lính thì có chấy rận. Họ phải húi trọc đầu. Và ở trường người ta cũng cắt t1c cho chúng tôi như tóc đám con trai. Tôi còn nhớ có lần chúng tôi đang đi trong đám đông, Marusia Guliakina đi cuối cùng. Cô ấy đang bị ốm và do đó tóc cô ấy để dài. Có một cô gái đứng bên đường, cô ta nói: “Mẹ ơi, mẹ, xem kìa, đám đàn ông đang đi, trong đó có một người đàn bà!” Chúng tôi đang mặc quần dài và tất cả chúng tôi đều húi cua...

A.D. Bà nghĩ thế nào về quân Đức?

Ồ, chúng tôi căm thù chúng!

Người phỏng vấn: Artem Drabkin

HỒI ỨC CỦA PHI CÔNG

Vyacheslav Ivanov

(Ông sinh năm 1921. Là thiếu úy hoa tiêu trên máy bay U-2 thuộc Phi đoàn 387 NBAP. Lần đầu tham gia chiến đấu vào tháng Sáu năm 1943, tại Phương diện quân Bryansk, ông thực hiện nhiệm vụ chiến đấu đêm đầu tiên vào đầu chiến dịch Orel-Kursk, giải phóng Orel. Tại đây, nhờ đã hoàn thành 30 phi vụ chiến đấu, ông được trao tặng Huân chương Sao Đỏ, và vào ngày mùng 9 tháng Tám năm 1943, trong khi thực hiện phi vụ thứ 37, máy bay của ông bị bắn rơi trên bầu trời thị trấn Karachev, phụ cận Bryansk. Đầu tháng Giêng năm 1944 ông tham gia chiến đấu trong thành phần Ban tham mưu Phi đoàn 715 NBAP thuộc Phương diện quân Ukraina 1. Tổng cộng, ông đã thực hiện 99 phi vụ chiến đấu. Trung đoàn ông cũng thực hiện rất nhiều phi vụ bay ngày bằng máy bay U-2 khi họ ném bom lực lượng Đức bị bao vây trong khu vực thị trấn Chertkov (phía Nam Ternopol). Phi đoàn 715 NBAP cũng đã ném bom một cây cầu bắc ngang sông Dnestr trong khu vực thị trấn Kamenets-Podol'sk. Do những chiến công đó, Phi đoàn 715 NBAP đã được nhận danh xưng Cận vệ "Kamenets-Podol'skiy".

Cuối năm 1944 ông được chuyển tới 600 VTAP ON (Trung đoàn Vận tải đường không thực hiện Nhiệm vụ đặc biệt), thuộc Bộ Tổng Tư lệnh. Tại đây ông đã bay các loại máy bay Shche-2, Yak-6, Li-2 và (sau chiến tranh) Il-12. Tổng cộng ông đã thực hiện khoảng 3000 giờ bay. Năm 1956, do mắc bệnh thận, ông chuyển sang công tác dưới mặt đất. Sau đó ông tiếp tục phục vụ trong VVS (Không quân Liên Xô) cho tới tháng Chạp năm 1971, khi ông về hưu với chức vụ Tham mưu trưởng Đoàn Không quân 229 VTAP ON/4 AD ON.

Ông đã được tặng ba Huân chương Sao Đỏ, một Huân chương Vệ quốc và 17 huy chương các loại.)

"Chuyện đó xảy ra vào mùng 9 tháng Tám năm 1943. Chúng tôi bay đi ném bom một nhà ga đường sắt. Pháo phòng không bắn lên dữ dội và, theo tôi nghĩ, tiêm kích Đức cũng có mặt.  Tôi không biết chính xác thứ gì bắn hạ chúng tôi, nhưng máy bay tôi bốc cháy và bắt đầu rơi. Chúng tôi rơi xuống gần khu vực ga đường sắt Karachev. Tôi và trung úy phi công Pavel Radenko chui khỏi cái máy bay giờ đang cắm mũi xuống đất. Chúng tôi hỏi nhau tình hình thương tích và, sau khi đã chắc chắn là chúng không có gì nguy hiểm, chúng tôi quyết định rời khỏi nơi máy bay rơi. Nhưng trước tiên chúng tôi phải cởi áo bay. Anh ấy cởi áo thật nhanh và bắt đầu giục giã tôi.  Nhưng tôi vẫn còn loay hoay với cái áo của mình, rồi lại tìm túi cứu hộ và tháo lấy la bàn, rồi mới trườn ra để đuổi theo anh ta. Lúc này trời đã tối, tôi không thể đuổi kịp. Tất cả nỗ lực của tôi để tìm người chỉ huy trong đêm tối đều thất bại. Tôi đi mãi tới khi gặp một nhà ga xe lửa. Tôi định băng qua dải đường sắt về phía Bắc, nơi có một cánh rừng, nhưng ý định đó thất bại khi tôi kịp phát hiện một nhóm gác đang tuần tra trên đường. Một lần nữa tôi lại bắt đầu đi tìm dấu vết chỉ huy của mình. Chủ yếu tôi bò trườn sát đất do sợ gây chú ý cho những người mà chốc chốc tôi lại nghe thấy tiếng trò chuyện. Bọn họ nói với nhau bằng tiếng Đức. Tôi trườn mãi tới khi nhận thấy có người đang tiến thẳng lại gần mình. Chờ hắn tới thật gần, tôi bật nhanh dậy và hỏi rất to tên của hắn. Hắn trả lời bằng tiếng Đức: “Halt”. Thế là tôi bắn thẳng vào hắn và vội quay lại chạy vọt đi. Trời bắt đầu sáng và tôi ẩn mình vào đám cỏ cao mọc trong cái rãnh ven đường. Tôi ở đấy trong suốt ngày đầu tiên. Một chiếc môtô ba bánh chở một xạ thủ trung liên và một tên lính nữa ngồi sau thằng lái chạy qua con đường. Chúng cứ chạy đi chạy lại như thế mấy lần nên tôi phải nằm chờ đến khi trời tối hẳn. Đêm tới, tôi chui khỏi cái rãnh, thận trọng lảng xa thị trấn ấy và đi về phía đông, định hướng nhờ cái la bàn. Chiến tuyến hiện ở gần khu vực ga đường sắt Naryshkino, cách thị trấn Karachev 50 km và cách Orel khoảng 30 km. Tôi biết lúc này Orel đã được giải phóng và quân đội ta đang tiến quân về Bryansk. Do đó, tôi đi về hướng mặt trận với hy vọng vượt chiến tuyến về phía quân ta.

Máy bay PO-2 của Phi đoàn 668 BAP.

Tôi bước gần miệng của một cái hố lớn – đó là cái hố tạo ra bởi vụ nổ của một quả bom hạng nặng. Tôi quyết định dừng lại đây để chờ cho hết ngày thứ hai. Suốt đêm lẫn ngày của hôm đầu tiên mưa rơi rả rích nên giờ đây, nằm trong cái hố, tôi phơi người dưới nắng để hong cho khô và cố chợp mắt một chút. Tôi thức dậy do một cú chạm nhẹ và, hé mắt ra đôi chút, tôi thấy một người mặc quân phục Đức đứng ở miệng hố. Sau một thoáng, tôi hiểu là hắn đang ném đá vào người mình, do đó tôi phải cố giữ im lặng không động đậy. Thế rồi, qua khoé mắt, tôi thấy hắn đi tìm một hòn đá lớn và cố lăng nó vào tôi. Tôi nhắm chặt mắt lại và tự nhủ rằng, dù chuyện gì xảy ra đi nữa tôi cũng cố giữ cho người bất động. Hòn đá, may thay chỉ là một tảng đất pha cát, vỡ vụn ra sau khi trúng vào đầu tôi. Tôi chờ một chút, khi đám đất cát vụn tuôn qua mặt, mở hé mắt và nhận thấy tên Đức phẩy tay rồi bỏ đi.

Tôi vẫn ở lại trong cái hố thêm một lúc. Chờ tới khi trời tối, tôi rời hố bom và tiến xa hơn về hướng đông. Tôi tới được một cánh đồng lúa mì đã gặt, tuốt lấy vài bông bỏ vào túi, cảm thấy mừng vì vẫn tìm được chút gì đó để nhai. Tôi ở lại cánh đồng ấy trong ngày thứ ba. Vẫn còn vài bông lúa trong túi. Đêm đã đến và tôi một lần nữa lại tiếp tục tiến về hướng đông.

Rạng sáng ngày thứ tư, tôi lần được tới chỗ có những đống rơm khô. Vùi mình vào một trong những đống rơm đó, tôi lăn ra ngủ. Tôi bị đánh thức bởi tiếng đạn nổ trong khu vực ấy, bắn ra từ hướng quân ta. Tôi kết luận có lẽ mặt trận đang ở gần và tôi đã không lầm. Đã là cuối ngày thứ tư. Tới đêm, tôi chui khỏi đống rơm và quyết định trườn đi kiểm tra xem có gì ở phía trước mặt. Hóa ra, tôi đã tới được ngay mặt trận. Các chiến hào xuất hiện rất gần và tôi đã có thể quan sát rõ đám người và một chiếc xe ngựa đang di chuyển về hướng tây. Ngày thứ năm bắt đầu. Ngay lập tức, tôi nhận ra mình đang ở giữa mặt trận. Trong đụn rơm nơi tôi ẩn nấp, tôi nghe được một cuộc trao đổi bằng tiếng Đức và thấy có hai người đang tiến về phía mình. Chúng lại gần và bắt đầu lấy rơm ở ngay chỗ đầu tôi, một tên trong chúng đè lên vai tôi. Ôi, tôi nghĩ, thế là hết … Tôi nắm chặt khẩu súng lục trong tay và sắn sàng nổ súng nếu chúng phát hiện ra. Điều đó nghe có vẻ ngốc nghếch, nhưng lúc đó tôi đã thực sự nghĩ như thế và đã sẵn sàng thực hiện… Bọn Đức lấy rơm khô và quay đi, nhưng tôi lại nghe và thấy chúng một lần nữa quay trở lại. Chúng bỏ đi sau khi lấy đủ rơm. Với tôi một lần nữa mọi chuyện lại kết thúc tốt đẹp: chúng chỉ đến lấy rơm để lót vào chiến hào. Tôi cẩn thận nằm lại chờ tới khi trời tối. Rồi tôi chui ra, uống no nước trong một vũng lầy, nhai nốt chỗ lúa mì còn lại và quyết dịnh nằm chờ tới lúc trời sáng bên đống rơm. Rạng sáng ngày thứ sáu của chuyến hành trình giữa hậu phương quân Đức, tôi nghe có những tiếng trò chuyện và la hét ồn ào bằng tiếng Nga. Tôi nhận ra một toán rất đông binh lính có vũ trang đang tiến về phía tây, ngang qua chỗ tôi. Ngay lúc ấy, về phía dải đường sắt chạy bên trái tôi, tôi thấy có nhiều người đang bước thẳng lưng. Tôi đã gặp đám lính bộ binh của Kapitan, trung đoàn trưởng một trung đoàn công nhânTula, theo lời anh ấy nói.

Đấy là ngày 15 tháng Tám năm 1943. Tổng cộng tôi đã đi được 7 cây số kể từ thị trấn Karachev. Đêm và ngày 16 tháng Tám, tôi nghỉ tại một điểm đóng quân, nơi vào ban đêm tôi nghe thấy tiếng những xã trưởng bị bắt, do trước đó đã cộng tác với quân Đức, đang bị thẩm vấn.

Tới sáng, sau khi nhận được một túi nhỏ chứa bánh mì khô và một hộp thịt, tôi quá giang một xe tải để tới thị trấnOrel, 7 cây số cách cái sân bay mà từ đó tôi đã cất cánh ngày 9 tháng Tám năm 1943. 

Tại Orel tôi gặp một chuyên viên mặc quân phục không quân cư xử rất lịch sự, nhưng đó chính là một sỹ quan "Smersh" và quá trình thẩm tra tôi bắt đầu. Thật khổ cho bất cứ ai sống ở thị trấn này. Đơn giản là tay chuyên viên đó từ chối tin việc tôi là phi công thuộc sân bay đóng tại khu vực ga xe lửa Stish. Đã ba lần họ lôi tôi ra sau một đống rác nhỏ, để làm gì không hiểu? … Tới tận bây giờ, tôi vẫn không thể trả lời chắc chắn cho câu hỏi đó. Mỗi lần tới sau đống rác, họ, lần lượt người này kế tiếp người kia, và cuối cùng là bốn người một lúc, cố gắng bắt tôi kể tên thư ký của nhóm sinh hoạt Đoàn Thanh niên Komsomol đầu tiên mà tôi từng tham gia. Nhưng làm sao tôi nhớ nổi cái tên đó, nhất là trong tình huống thế này? Trong suốt thời gian diễn ra câu chuyện khó chịu đó, tôi vẫn giữ được cái thẻ Đoàn và tất nhiên là chìa nó ra cho đám “Cận vệ” đầây tinh thần cảnh giác kia. Sau khoảng ba tiếng đồng hồ, sức kiên nhẫn của tôi đã cạn và tôi buông ra những từ ngữ gay gắt để bộc lộ sự căm phẫn về cách cư xử quái gở của họ. Tôi bảo họ rằng sân bay chúng tôi chỉ nằm cách ga Stish (tức làng Mikhailovka) có 7 cây số, hãy tới đó mà kiểm tra và, nếu thấy tôi sai thì cứ việc đem tôi ra làm bất cứ điều gì họ muốn. Sau khi nghe tôi nói thế, họ đề nghị tôi bình tĩnh lại và bỏ tôi một mình trong phòng. Nửa tiếng sau, một nhân vật hoàn toàn mới bước vào, bảo tôi cầm theo cái túi đựng bánh khô của mình và chờ một chiếc xe tải sắp khởi hành để tôi quá giang về hướng ga Stish. Lúc này trời đã gần về chiều, chúng tôi bắt đầu lên đường. Chúng tôi rời thị trấn và chiếc xe dừng lại. Không gian xung quanh chúng tôi im ắng không một tiếng động. Tôi được yêu cầu phải xuống xe. Rồi tôi được chỉ cho phương hướng cần đi. Tôi rời chiếc xe và đi theo hướng được chỉ. Tôi tự ra lệnh cho bản thân tuyệt đối không được quay lại nhìn. Lúc đó trong đầu tôi tràn ngập những ý nghĩ trái ngược, thậm chí là những ý nghĩ cực đoan nhất, nhưng tôi chẳng làm gì khác được. Chờ một lúc khá lâu, tôi từ từ ngoái đầu lại. Chiếc xe tải đã đi một quãng xa và tôi không thấy dấu hiệu gì đe dọa nữa. Thở phào nhẹ nhõm, tôi bước nhanh theo hướng đã được chỉ. Mau chóng, tôi đón được một chiếc xe cho tôi quá giang tới tận nơi sân bay chúng tôi. May mắn cho tôi, đấy cũng chính là lúc chiếc xe cuối cùng ở đó khởi hành để tới vị trí đóng quân mới của Phi đoàn 387 NBAP chúng tôi. Ngay buổi chiều cùng ngày, trong vòng tay anh em đồng chí cùng trung đoàn, tôi thuật lại cho họ về những gian nan vất vả của mình. Tôi được cấp một kỳ phép hàng tháng theo quy định của đơn vị. Khoảng 10 ngày sau, thị trấn Karachev được giải phóng và chúng tôi, dẫn đầu bởi các kỹ thuật viên trung đoàn, mang theo cuốn nhật ký làm việc của sân bay, tiến vào Karachev. Tại đấy tôi mau chóng tìm ra chiếc máy bay của mình. Nó đã cháy rụi hoàn toàn. So sánh số serie máy với các ghi chép trong nhật ký hành trình, chúng tôi đã xác định đó đúng là máy bay của mình.

Số phận chỉ huy của tôi, trung úy Pavel Rodenko, chỉ được xác định vào năm 1946. Vào đêm ấy, một ông lão đã gặp anh và đưa anh về, giấu anh vào một hầm chứa. Nhưng tay xã trưởng ở đấy biết được và báo cho bọn Đức đến giết anh. Sau này, khi quân đội ta giải phóng Karachev, một tháp tưởng niệm vong hồn anh đã được dựng lên tại thị trấn đấy.  

Lyubertsy

09.09.2000

Người phỏng vấn:  Artem Drabkin.

HỒI ỨC CỦA PHI CÔNG

ARKHIPENKO FYODOR FYODOROVICH

Arkhipenko, Fyodor Fyodorovich. Anh hùng Liên Xô, một trong những phi công Át Xôviết hạ được nhiều địch nhất. Trong Thế chiến thứ hai, ông đã bay 467 phi vụ, không chiến 92 trận và bắn hạ 44 máy bay địch. Tham gia chiến đấu từ tháng Sáu năm 1941 cho tới tháng Năm 1945. Cùng sát cánh chiến đấu với các phi công Át huyền thọai của Xôviết A.I.Pokryshkin, I.N.Kozhedub và N.D.Gulayev .  

Ông bắt đầu bị máy bay ám ảnh từ khi nào?

Khỏang năm lên sáu, khi ấy tôi nhìn thấy hai phi công, mình mặc bộ áo bay liền quần và đi ủng lông, ngay sau khi họ phải hạ cánh khẩn cấp ở gần làng tôi tạiByelorussia. Được thông tin và dẫn dắt bởi Komsomol – Đòan Thanh niên Cộng sản – tôi tốt nghiệp trường hàng không thanh niên mùa hè năm 1938 và tiếp theo là trường dạy lái quân sự mùa thu năm 1939. Cả hai trường này đều nằm tạiBobruisk,Byelorussia. Được cấp chứng nhận là phi công chiến đấu và thăng lon thượng úy, tôi nhận nhiệm vụ tại một sân bay gần Kovel, vùng Tây Bắc Ukraina.

Sân bay của ông lọt thỏm trong vùng biên giới. Vậy đơn vị không quân của ông có chuẩn bị sẵn sàng cho chiến tranh không? Chiến tranh bùng nổ ngày 22 tháng Sáu có diễn ra một cách bất ngờ không?

Vào tháng Tư và tháng Năm, các máy bay trinh sát Đức đã chụp ảnh sân bay chúng tôi từ độ cao 6 đến 7 ngàn mét. Căn cứ chúng tôi đang thi công một dải đường băng bê tông để phục vụ công tác chuẩn bị cho chiến tranh. Tới khỏang ngày 10 tháng Sáu, chúng tôi bố trí các máy bay của mình rải rộng ra trong chu vi sân bay và cẩn thận ngụy trang chúng bằng cành lá. Không may thay, chúng tôi không có pháo phòng không. Việc thông tin liên lạc rất kém, và trong ngày 22 tháng Sáu, bản thân căn cứ này đã hòan tòan bị cô lập.

Xin hãy kể lại ngày tham chiến đầu tiên của ông

Chúng tôi tham chiến cùng với bộ đội biên phòng từ 4h25 sáng ngày 22 tháng Sáu. Hôm đó là Chủ nhật. Hầu hết các phi công và kỹ thuật viên đang ở cùng gia đình của mình. Hôm ấy tôi đang lãnh trách nhiệm trực nhật. Thời tiết rất tốt, bầu trời trong xanh không chê vào đâu được.  Vừa chui ra khỏi hầm trú ẩn, tôi chợt trông thấy khỏang 60 máy bay ném bom Đức đang tới gần. Rất nhiều máy bay của ta bị trúng đạn và bốc cháy. Đứng trong đài chỉ huy, tôi nhào xuống sàn nhà cứ mỗi lần có tiếng nổ để tránh bị trúng mảnh bom. Từ một chiếc ném bom Đức bay thấp, tôi nhận thấy có một thành viên tổ lái có mái tóc dài uốn xoăn dưới chiếc mũ trùm đầu. Lúc đó tôi nghĩ đấy là một cô gái. Về sau tôi mới hiểu đó là một kiểu tóc Phương tay chưa được du nhập vào Liên Xô.  Trong suốt thời gian cho tới trước giữa trưa, sân bay chúng tôi đã phải chịu tới bốn đợt ném bom của quân Đức. 

Tới giữa buổi sáng thì vị quyền sư đòan trưởng xuất hiện. Đó là Anh hùng Liên Xô, đại tá Lakeyev. Trong suốt đợt ném bom thứ ba của bọn Đức, ông nắm chặt cái micro và hét to mệnh lệnh cho một trung đòan tiêm kích ởZhitomirbay tới cứu chúng tôi. Ở bên cạnh ông, tôi đã tìm cách chế ngự được nỗi sợ hãi của bản thân.

Ông có thực hiện phi vụ trong ngày chiến tranh nổ ra không?

Vâng, tôi có. Cùng với ba chiếc tiêm kính từ Trung đòan Không quân Zhitomir, tôi bay dọc chiều dài biên giới từ Brest thuộc Byelorussia cho tới phía Tây Lvov ở Ukraina. Tất cả các thị trấn và làng mạc dọc biên giới với Ba Lan đều bốc cháy rừng rực. Thật kinh khủng. Trông như một dòngVolgarực lửa. Tại phía Tây Vladimir-Volynski, chúng tôi gặp phải một hỏa điểm phòng không dày đặc của địch. Khắp nơi chằng chịt những quả cầu khói đen. Ban đầu tôi không nhận ra đó là gì. Khi trở về sân bay, đồng đội cho tôi hay đó là đạn phòng không nổ. Từ đó về sau, tôi rất cẩn thận tìm cách tránh những cuộc chạm trán tương tự như vậy.

Sân bay của ông bị thiệt hại bao nhiêu máy bay? 

Tới cuối ngày thứ ba, chúng tôi đã mất khỏang 170 máy bay. Chỉ còn lại 8 chiếc. Có rất nhiều phi công không còn máy bay. Sân bay đã gần như bị bao vây. Cả 8 chiếc còn bay được đều bay vềRovno. Những phi công không có máy bay đi xe tải tớiZhitomir, tại đấy các chỉ huy cao cấp tổ chức một điểm tập kết các phi công và máy bay còn sống sót từ khu vực biên giới.

Ông có chứng kiến thiệt hại trong chiến tranh của ta không? 

Có. Việc lực lượng Xôviết bị bao vây quanhKievlà giai đọan bi kịch nhất trong suốt cuộc chiến tranh. Phía Xôviết mất khỏang một triệu rưởi binh lính trong trận ấy. Vòng vây có hai vành đai, thóat ra khỏi đó gần như là không thể. Trung đòan tôi cũng bị bao vây và không có xăng bay. Máy bay và xe tăng địch tiến tới nghiền nát mọi thứ trên sân bay chúng tôi. Các đường băng lỗ chỗ những hố bom đạn, và chỉ vài chiếc máy bay của ta tìm cách bay thóat được an tòan. Một kỹ sư quấn lá cờ trung đòan quanh mình và đưa được nó đi thóat. Điều này cứu cho trung đòan khỏi bị giải thể. Mọi chuyện là một thảm họa thực sự! Tôi may mắn có mặt tại phía an tòan của sân bay và những người lính bộ rút lui đã đưa tôi theo cùng một chiếc xe tải sắp khởi hành. Lại một lần nữa, có quá nhiều phi công không còn máy bay. Chúng tôi đã quá giang xe tớiPoltavavà rồi tới đượcKharkov. 

Ông đã bay trên 450 phi vụ chiến đấu. Phi vụ đầu tiên là tại Ukraina ngày 22 tháng Sáu năm 1941, và phi vụ cuối cùng là gần Berlin vào mùa xuân năm 1945. Vậy phi vụ nào là đáng nhớ nhất? Ông có thường gặp phải tình huống khẩn cấp không?

Tôi vẫn nhớ một cách rõ ràng sống động nhất từng phi vụ của mình tới mức có thể vẽ lại các bức tranh về chúng. Tình huống khẩn cấp xảy ra rất nhiều và thường xuyên. Một lần trong phi vụ đi chặn ba chiếc ném bom Heinkel-111 tại một sân bay gần Kiev, máy bay của tôi đột nhiên bị trục trặc động cơ và phát cháy. Chẳng bao lâu sau khi tôi hạ cánh khẩn cấp, đạn dược trong máy bay phát nổ bắn ra tung tóe khắp nơi. Trong lúc vội vã tìm chỗ ẩn nấp, chắc tôi đã phá kỷ lục thế giới về chạy nước rút. Nỗi sợ hãi vẫn còn trong mỗi đường gân thớ thịt của tôi cho tới tận ngày nay. Nói chung, tôi đã bị tới ba lần động cơ bốc cháy khi đang bay. Trong một phi vụ hộ tống các máy bay ném bom Sukhoi-2 ban ngày, máy bay của tôi tự nhiên rơi mất mấy mảnh. Động cơ bị chết, cánh quạt dừng lại. Kiểm tra máy bay sau khi hạ cánh khẩn cấp, tôi nhận ra rằng bộ hộp số đã rơi mất. Khi tôi sờ tới cái cánh quạt, nó rời ra và rơi xuống mặt đất.

Một số lần hạ cánh khẩn cấp của tôi diễn ra trên vùng đất do địch kiểm sóat. Ngày 15 tháng Mười 1942, tôi và chỉ huy của mình hồi đó là Nikolai Savin – một anh chàng người Maskva đẹp trai và dũng cảm, kẻ khi chọc gái có thể dễ dàng bay trên một cây chổi  – cất cánh từ một sân bay gần Oboyan nằm kề Belgorod trong một phi vụ yểm trợ một tuyến sơ tán đường sắt của quân đội Xôviết. Chúng tôi phát hiện một đòan công voa của bọn Đức và tấn công nó. Trong phi vụ kế tiếp cùng ngày, máy bay của Nikolai trúng đạn và bốc cháy. Nikolai nhanh chóng hạ cánh và vẫy tôi từ dưới đất xin giải cứu. Tôi thử tìm cách đáp xuống, nhưng bộ bánh đáp đã gẫy gục sau 150 mét chạy hạ cánh. Chúng tôi chạy tới khu rừng gần nhất và lê bước suốt 10 ngày về phía đông trước khi tới được khu vực do quân đội Xôviết kiểm sóat. Nhớ lại lời khuyên của các đồng đội đã từng thóat được khỏi vòng vây dày đặc quanh Kiev, chúng tôi đổi quân phục của mình cho dân địa phương lấy quần áo thường dân, thậm chí là cả đến đồ lót tại một làng nhỏ trên đường đi. Bọn lính Đức kiểm tra chúng tôi ba lần. Một lần, chúng ngồi trên xe ngựa, chất vấn bằng tiếng Nga về gốc gác và nơi đến của chúng tôi. Chúng tôi bảo hắn rằng mình là dân làng địa phương trở về nhà sau nhiều tuần đi đào đất tại một khu công sự phòng thủ Xôviết gầnSumy. Xem xét mớ giẻ rách trên người chúng tôi, hắn ta xua chúng tôi bằng chỉ một từ: “Đi đi”. Nikolai máy móc trả lời: "Rõ!" và thực hiện một cú quay người theo đúng kiểu quân nhân. Tôi lập tức nghẹn thở đi vì sợ. Về sau, tôi bảo anh ấy rằng đáng ra nên lấy cành tầm ma quất cho anh một trận mới đúng. Anh ta mau chóng thừa nhận sự xuẩn ngốc của mình. Bên bờ một con sông nhỏ do địch kiểm sóat chia đôi giới tuyến, chúng tôi phải nằm dưới một đợt pháo kích của Hồng quân và rút chạy về vùng do địch kiểm sóat. Mãi tới tận ngày 30 tháng Mười chúng tôi mới về được trung đòan của mình. Hôm đó cũng là ngày tôi tròn 20 tuổi. Chiều hôm ấy trời rất trong xanh, ấm áp và bình yên. Tôi sẽ không bao giờ quên được điều đó.

FYODOR ARKHIPENKO VÀ NIKOLAI SAVIN, 1942.

Trong một phi vụ bảo vệ bầu trời gần Kirovogradban ngày, tôi đối đầu với hai chiếc ném bom Ju-88. Sau khi bắn hạ một chiếc, tôi thực hiện cú tăng tốc đuổi theo chiếc còn lại. Khi chỉ còn cách dưới bụng nó khỏang ba mét, tôi phát hiện ra rằng mình đã hết đạn. Tôi qu

yết định sẽ lấy cánh quạt của mình chặt đứt đuôi chiếc máy bay ném bom. Khi chỉ còn cách mục tiêu 2 mét, tổ lái Đức bắt đầu thả bom. Tôi tránh được không bị trúng bom chỉ trong gang tấc và bắn sang bên như một chiếc nút sâm banh. "Hãy sử dụng súng máy và pháo của mình, nhưng chớ có bao giờ thử tìm cách húc máy bay”, tôi tự rút kinh nghiệm. Tôi sẽ suốt đời ghi nhớ cái giây phút súyt mất mạng đó.

Đã bao giờ ông phải nhảy khỏi máy bay chưa? 

Không bao giờ. Thật ra, tôi chưa bao giờ thử nhảy dù. Người ta muốn đuổi tôi khỏi trường học lái vì đã từ chối không chịu nhảy dù. Ông hiệu trưởng quở trách tôi rất dữ, nhưng tôi vẫn trả lời ông rằng tôi sẽ không bao giờ chịu áp dụng kiến thức l

ý

thuyết về nhảy dù của mình vào mục thực hành. Rốt cục ông ta cũng để tôi yên. May thay, tôi không bao giờ bị bắn rơi và tôi không khi nào, không khi nào phải nhảy dù.

Phi công tiêm kích thường được mô tả là những người hay săn tìm cái chết. Công việc của họ là tham gia không chiến. Theo ông để làm một phi công tiêm kích giỏi thì phải cần những gì?

Theo tôi, anh phải có khiếu bẩm sinh làm một phi công. Trên mặt đất, tôi chỉ là một anh chàng nhí nhố bình thường. Trên bầu trời, tôi là một tay đầy tự chủ. Những quyết định hợp l

ý và khôn khéo đã cứu mạng tôi không biết bao nhiêu lần. Anh phải có một người biên đội trưởng không bao giờ bị kích động. Những người dễ bị kích động thường là thất bại. Đồng thời anh cũng phải được huấn luyện đầy đủ. Vì gấp rút, các phi công tiêm kích Xôviết được huấn luyện rất kém trong thời gian chiến tranh. Các phi công mới rất chật vật khi tìm cách cất cánh hạ cánh. Trong không chiến, họ bị bắn hạ dễ dàng như lũ gà gô. Tôi là một phi đội trưởng và tôi chỉ chọn những ai có nhiều kinh nghiệm bay để bay cùng với mình trong các phi vụ chiến đấu. Với những người thiếu kinh nghiệm, tôi trình bày cho họ những kiểu bay và kỹ thuật bay mặc cho những phản đối từ các chỉ huy cao cấp. Kết quả là tôi không bị mất một phi công nào trong phi đội của mình.

Theo kinh nghiệm của tôi, trong một phi vụ chiến đấu, một cặp thiếu ăn

phối hợp gần như sẽ dẫn tới cái chết cho cả hai. Tôi luôn tìm cách tránh cách chọn người bay cùng ngẫu nhiên. Việc ganh đua cũng đóng vai trò rất quan trọng. Một hôm Gulayev chọn người phi công bay cùng vốn mang tiếng là hay do dự khi chiến đấu. Khi đối đầu với máy bay ném bom Đức, anh ấy bảo phi công số hai tấn công chiếc bay gần hơn trong biên đội. Số hai khai hỏa từ khỏang cách 200 mét.

Gulayev ra lệnh cho anh ta tới gần hơn và nhấn mạnh bằng cách bắn một lọat đạn cảnh cáo ngay sát anh chàng nhút nhát nọ.Taykia hiểu ra, bay gần thêm và bắn hạ chiếc ném bom. Nỗi sợ trong chiến đấu của anh ta vĩnh viễn biến mất. 

FYODOR ARKHIPENKO

VÀ NIKOLAI GULAYEV, 1944.

Bắn hạ một máy bay địch là một câu chuyện thành công rất hiếm gặp. Thường thì là anh sẽ bắn vào khỏang trống mà không trúng chút nào vào cái mục tiêu của mình. Quay lại căn cứ, anh sẽ báo cáo là chẳng bắn trúng gì và thầm đáp lời tay sĩ quan thẩm vấn mình “Thì anh cứ thử tự bắn mà xem!”.

Các phi công có gặp điềm báo không?

Phi công là những người vô cùng mê tín. Lấy ví dụ, đứng chụp ảnh trước khi bay là một điềm rất xấu. Có lần một phóng viên tới, tay cầm máy ảnh. Sư đòan trưởng bảo chúng tôi rằng ngày hôm đó sẽ không có phi vụ nào và chúng tôi cho phép tay nhà báo chụp ảnh chúng tôi. Mấy phút sau, sư đòan trưởng ra lệnh cho trung đòan tôi gửi một biên đội đi thực hiện nhiệm vụ trinh sát. Tất cả các phi công đều thẳng thừng từ chối. Sư đòan trưởng chấp nhận và ông ta ra lệnh cho trung đòan trưởng chúng tôi bay đi thực hiện nhiệm vụ yêu cầu.

Trong trận Stalingrad ông đóng vai trò gì?  

Tại đấy, khi cuộc phản công lịch sử của quân đội Xôviết đang tới gần, mọi người đều cảm thấy tầm quan trọng của việc làm chủ bầu trời. Một đêm nọ, trung đòan trưởng của tôi tóm tắt cho tôi và các phi đội trưởng khác về lực lượng quân Đức, Ý, Rumani và Hungary tập trung xung quanh và cho chúng tôi biết về kế họach của quân đội Xôviết tổ chức cuộc tấn công tổng lực sau vài giờ nữa. Trong những giờ trước bình minh ngày hôm sau, anh ta đưa chúng tôi tới sân bay và yêu cầu chúng tôi bay đi kiểm tra xem một đơn vị lớn của lục quân Xôviết đã bị mất liên lạc vô tuyến với Bộ chỉ huy Phương diện quân đã tới được địa điểm đã định sẵn chưa. Cánh đồng ngập dầy dưới lớp tuyết mới rơi và phủ đầy sương mù dày đặc. Tầm nhìn ngang không vượt quá 300 mét, các lớp mây trôi ở cao độ dưới 30 mét. Tôi chọn ra một người bay kèm, chúng tôi nhẹ nhàng cất cánh và mau chóng bay tới được khu vực mục tiêu nằm bên hữu ngạn sông Đông. Chúng tôi trông thấy những xe ngựa và binh lính hành quân bộ phía dưới. Trở về căn cứ, chúng tôi thông báo với trung đòan trưởng rằng lực lượng kia đã tiến quân và vượt qua sông Đông. Một giờ sau, báo cáo của chúng tôi tới được Bộ Chỉ huy Tối cao tại Maskva. Trong những năm 50, khi tôi ở trong Học viện Không quân ở thủ đô, tôi được biết rằng Josif Stalin khi ấy đã dựa trên báo cáo về việc chọc thủng phòng tuyến địch nhờ cuộc hành quân của Lữ đòan xe tăng 26 và đưa ra quyết định chiếm thị trấn Kalach trên sông Đông, và lữ đòan đó đã khép kín vành đai lịch sử bao vây tất cả các lực lượng Quốc xã xung quanh Stalingrad. Khỏang 300 ngàn quân Đức đã bị bao vây.

Ông cũng tham gia trận Kursk, và khi đó căn cứ không quân của ông nằm rất gần khu vực diễn ra trận đấu tăng nổi tiếng gần Prokhorovka. Ông có chứng kiến trận đấu tăng đó không?

Tôi đã bắn hạ 12 máy bay địch ở gần Prokhorovka. Tôi cũng bị thương và được thăng lon đại úy tại đấy. Trận đánh tại khu vực này rất dữ dội. Rất nhiều phi vụ được thực hiện ở độ cao thấp, nếu không muốn nói là bay là là sát mặt đất.

FYODOR ARKHIPENKO bên chiếc tiêm kích AIRCOBRA của mình. 1944.

Một hôm, chúng tôi hạ cánh, đổ thêm xăng và bay lên thì trông thấy nhiều xe tăng Đức tiến ngay sát sân bay chúng tôi. Chỉ huy chúng tôi ra lệnh tiếp tục bay mà không rút lui về sân bay dự phòng.

Phía trên chiến trường của trận đấu tăng, bất cứ thời điểm nào cũng có ít nhất 200 máy bay Đức. Các phi công Xôviết giao chiến với chúng trên mọi độ cao. Trung đòan Không quân 508 chúng tôi thực hiện nhiệm vụ tại độ cao d

ưới 2000 mét.

Các trung đòan khác, hầu hết trang bị máy bay Lavochkin-5 (La-5), tuần tra trên độ cao khỏang giữ 2000 tới 5000 mét. Về phía quân Đức, cũng vậy, ta có thể quan sát thấy rất nhiều kiểu máy bay. Khói và bụi từ những trận đánh dưới mặt đất bốc cao lên không trung tới hàng trăm mét và thường gây khó thở cho các phi công.

Trong trậnKursk, Không quân Xôviết đã chiến thắng và thống trị không có đối thủ trên bầu trời trên khắp mặt trận Xô-Đức. Chiến đấu đã trở nên dễ dàng hơn nhiều đối với phe Xôviết.

Ông có tham gia trận đánh đặc biệt ác liệt nào trong thời kỳ sau trận Kursk hay không?

Tôi còn nhớ những trận đánh ác liệt ở gầnIasitại Rumani. Trong 8 ngày chiến đấu tại phía Bắc thành phố đó, hai bên mất tổng cộng khỏang 1200 máy bay. Các cánh đồng trông như những đống sắt vụn khổng lồ. Có lần, tôi và năm phi công Xôviết khác đã phải không chiến chỉ vài giây sau khi cất cánh trong suốt một ngày liên tục phải cất cánh, đụng độ ngắn ngủi nhưng ác liệt và hạ cánh. Tôi chạm trán với một chiếc Messerschmitt-109 (Bf-109) và bắn hạ nó. Nó đâm xuống mặt đất chỉ cách Trạm chỉ huy Lữ đòan tôi có 150 mét. 

Một bài hát vui phổ biến thời đó mô tả phi công như những kẻ chỉ biết có máy bay và không quan tâm gì tới các cô gái. Thực tế thì như thế nào?

Các phi công của Phi đội 1 và 2 thuộc Trung đòan Không quân Cận vệ 129. RUMANIA, 1944.

Thật ra, chúng tôi không được gặp gì khác ngòai các sân bay và thực hiện các phi vụ từ bình minh cho tới tận chiều tối suốt bảy ngày trong tuần. Tôi phải bay tới 4 phi vụ mỗi ngày. Sau khi mặt trời lặn, chúng tôi đi tới nhà ăn và rồi là về lều ngủ của mình. Thú vị thay, người vợ tương lai Lidya của tôi khi ấy ở cách sân bay dã chiến của tôi không xa, tại Rossosh gần thành phố Voroshilovgrad, và nàng thường trông thấy chiếc tiêm kích của tôi bay là là một mình mỗi khi tôi bay đi thực hiện phi vụ oanh kích các đòan công voa quân Đức trên tuyến đường chạy qua ngôi làng Gvozdovka của nàng. Chúng tôi đã gặp mặt nhau sau khi chiến tranh kết thúc.

Trong chiến tranh, tôi không có người thân nào để khuyến khích động viên. Họ sống trong vùng bị bọn Quốc xã kiểm sóat và tôi không nhận được tin tức gì của họ. Nhiều năm sau, tôi mới biết rằng bọn Quốc xã đã giết hại người bà yêu qu

ý

của tôi bằng cách ngâm bà vào dầu lửa và thiêu sống bà. Mọi người kể rằng bà đã liên lạc với các chiến sĩ du kích địa phương. Anh trai tôi cũng đã ngã xuống gần Prokhorovka khi đang dẫn đầu một tiểu đòan bộ binh. Chúng tôi nhận được giấy báo tử chính thức xác nhận anh đã hy sinh trong chiến đấu sau khi chiến tranh kết thúc. Các đồng chí của tôi thường nhận được thư từ từ gia đình mình. Tôi thì không bao giờ. Tôi yêu cầu cha mẹ họ viết thư cho tôi. Một vài đồng chí khác thì viết thư qua lại bằng cách chọn những địa chỉ in trong các tờ báo. 

Ông còn nhớ có trường hợp nào khôi hài không? 

Thật ra cũng có khá ít. Gần Yampol, một phụ nữ địa phương khi đang đãi tôi và đồng đội món trứng bắc đã than phiền rằng bọn lính Đức đã cướp mất con bò cái của bà. Tôi lập tức trao cho bà tất cả số tiền tôi có trong người, khỏang 700 rúp. Khỏang 40 phút sau, bà quay lại với một chú bò mới tậu bên mình. Câu chuyện này lan ra khắp lữ đòan. Trên bầu trời, bọn họ trêu tôi bằng cách gọi vào bộ đàm như sau: "Số Mười, Số Mười", - đó là tên hiệu của tôi - "có một đàn bò phía dưới, trong đó có một con là của cậu”. Lần nào như vậy tôi cũng đỏ cả mặt lên và đáp lại bằng những từ ngữ không hay gì. Kể từ năm 1943 đó, con bò cái của tôi chắc hẳn đã sản sinh ra vô số con cháu. Anh có thể sẽ trông thấy chúng đang gặm cỏ đâu đó gần Yampol.

Ông ở đâu trong Ngày Chiến Thắng?

Tại Lipetsk, trong một khóa học chỉ huy không quân mà tôi đã được chuyển tới từ tháng Tư năm 1945. Ban đầu thật khó tin rằng chiến tranh đã thật sự kết thúc. Tới tháng Sáu, tin tức đã tới được khóa học tạiLipetskcho biết rằng tôi đã được phong tặng Anh hiệu Anh hùng Liên Xô.

Hồi ức của lính pháo binh.

Vasily F. Davidenko

Trung uý pháo binh, trung đội trưởng trung đội trinh sát tiền phương, trung đoàn 7, sư đoàn xạ thủ số 24 Samara - Ulyanovsk "Thép".

Tôi sinh ngày7-7-1911. Tôi gia nhập Hồng quân năm 1933 - vào thời điểm đó, những năm 1933-1936, lính quân dịch có tuổi đời 22. Vì thế khi gia nhập quân đội tôi đã là một người trưởng thành. Tôi được điều về làm một người lính của sư đoàn xạ thủ số 24 Samara –Ulyanovsk"Thép", trung đoàn 70. Phiên hiệu của trung đoàn được đổi sang trung đoàn 7 năm 1937. Tôi được điều sangUkraine,Vinnitsa. Người ta di chuyển luân phiên các đơn vị khắp đất nước và thay đổi phiên hiệu của chúng– hình như đối phương đã có một số thông tin về chúng ta. Từ Vinnitsa chúng tôi được điều đếnLeningrad. Hai trung đoàn đóng quân ởLeningrad, trong khi trung đoàn còn lại ở Pesochnoe. Năm 1939 tôi tốt nghiệp khoá học đào tạo trung uý ở Học viện pháo binhLeningradsố 1. Thật thú vị, 60 năm sau cháu trai của tôi cũng học tập ở chính nơi đó. Tôi được gửi đi học ở Học viện vì đã từng tốt nghiệp trung học và đã hoàn tất khoá học về kế toán. Tôi đã từng làm nhân viên kế toán ở một nông trang tập thể. Thời kì đó như vậy được coi là có trình độ học vấn cao. Và tôi đã được gửi tới Học viện.

Sau khi tốt nghiệp, tôi được thăng cấp trung uý pháo binh và trở thành trung đội trưởng trung đội trinh sát tiền phương của một khẩu đội trong trung đoàn. Mỗi trung đoàn xạ thủ có một khẩu đội pháo nhỏ 45mm và một khẩu đội pháo 76mm. Cùng với sư đoàn, tôi đã tham gia Chiến tranh Mùa Đông. Nếu anh muốn được nghe nhiều hơn, thì nó rất phức tạp. Đầu tiên mọi chuyện diễn biến tốt đẹp. Sau đợt pháo kích, chúng tôi tiến về sông Đen và mọi thứ có vẻ trôi chảy, nhưng sau đó nó bắt đầu trở nên tệ hại. Vì sao vậy ? Vì tôi, một trung đội trưởng trinh sát tiền phương thậm chí không có nổi một tấm bản đồ ! Chúng tôi tiến tới phòng tuyến Mannerheim và dừng lại. Đầu tiên chúng tôi tiến dọc con đường, tiêu diệt và đánh bại những đơn vị nhỏ của Phần Lan gây cản trở, tới gần phòng tuyến Mannerheim mà không biết chuyện gì đang ở phía trước. Khi chúng tôi đóng quân trong một khu rừng, máy bay trinh sát Phần Lan bay qua và chụp một bức ảnh. Sau đó quân Phần Lan tiến hành một đòn pháo kích bằng tất cả những vũ khí mà họ có trong tay. Họ chỉ có một lực lượng không quân rất nhỏ bé. Tuy nhiên những thiệt hại của chúng tôi rất nặng nề.

Chúng tôi mở những cuộc trinh sát cùng với trinh sát bộ binh của sư đoàn. Nhiệm vụ của chúng tôi là tìm vị trí những hoả điểm trong những công sự bằng bê tông và bằng đất. Tình hình như sau : quân Phần Lan có một hàng rào dây thép gai, 6 lớp và sau đó là hàng rào bằng đá và một bãi mìn. Chúng tôi phải dùng pháo bắn tạo ra một cửa mở trên hàng rào. Chỉ huy của chúng tôi sẽ thức dậy vào buổi sáng, cầm ống nhòm xem xét những chướng ngại vật và cửa mở của chúng tôi không hề tồn tại ! Quân Phần Lan đã sửa hàng rào trong đêm. Tất cả là do chúng tôi không hề biết phải chiến đấu như thế nào. Lẽ ra phải làm gì ? Chúng tôi lẽ ra phải tiến hành bắn phá quấy rối ở khu vực hàng rào suốt cả đêm ! Và khi đó quân Phần Lan sẽ không thể liều lĩnh đến gần hàng rào. Nhưng chúng tôi bắn xong rồi đi ngủ, trong khi quân Phần Lan sửa lại hàng rào của họ. Chuyện đó lặp lại ngày này qua ngày khác. Sau đó người ta quyết định cử tôi tham gia một cuộc trinh sát - tôi cũng không biết vì sao họ chọn tôi. Chúng tôi dùng hoả lực tạo ra 4 cửa mở và thâm nhập lúc trời tối. Mặc dù chúng tôi bò qua hàng rào dây thép gai vào ngay lúc tối nhưng các cửa mở đã bị bịt xong ! Nghĩa là quân Phần Lan đã kịp cài mìn tạm thời quanh đây – đơn giản là một ống bằng băng nhồi đầy thuốc nổ, và chúng tôi đang mắc kẹt trên bãi mìn đó. Có 12 người đi cùng tôi và ai đó đã vấp phải mìn. Tiếng nổ dậy lên, quân Phần Lan phát hiện và chúng tôi phải rút lui. Họ bắn phá tập trung vào đường rút lui và chúng tôi đã mất nhiều người ở đây. Tôi mất 7 người. Thông tin duy nhất có được là quân Phần Lan rất tích cực sửa chữa những hàng rào dây thép gai của họ.

Tôi đã bị thương trong cuộc chiến nhưng từ chối đến bệnh viện. Tương tự 5 năm sau đó trong chiến dịch đánh phá vòng vây của quân Đức ởLeningrad. Đơn giản là tôi tới trung đội quân y cách mặt trận khoảng 3km và nghỉ ngơi chút ít ở đó.

Chúng tôi mở một cuộc tiến công vào phòng tuyến Mannerheim và chịu nhiều thiệt hại ở đây. Chúng ta nên biết về sự phòng thủ của quân Phần Lan trước. Chúng tôi ở bên phải hồ Muolaanjarvi, trên đó có một hòn đảo. Chúng tôi có một công sự trên mặt tuyết. Hàng sáng chúng tôi thấy một con chó với một cái túi nhỏ chạy từ những vị trí Phần Lan đến phía sau trận địa ta rồi quay về. Quân Phần Lan dùng chó để chuyển những thông tin tình báo ! Người ta giao nhiệm vụ cho chúng tôi phải bắt con chó. Chúng tôi tóm được nó, và đọc lá thư từ một trinh sát Phần Lan đã thâm nhập vào sau lưng quân ta. Bức thư nói về việc chúng ta đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công.

Tôi còn có thể kể thêm gì với anh ? Ban đầu chúng tôi chịu tổn thất nặng vì đã không chuẩn bị. Chúng tôi không được chuẩn bị cho cuộc chiến. Ngoài ra, nếu anh so sánh quân Đức và Phần Lan, quân Đức chiến đấu rất tốt nếu có không quân, xe tăng và pháo binh. Nhưng cũng nhanh không kém người Nga, lính Đức sẽ hét lên "Hitler kaput" khi bộ đội Soviet xuất hiện ở bên sườn hay sau lưng chúng. Quân Phần Lan không hề như vậy. Họ là những chiến binh rất tuyệt vời. Ví dụ, vào ngày kỉ niệm Hồng quân họ tiến hành một cuộc phản kích. Họ là những người trượt tuyết rất giỏi, và có thể trượt mà không cần gậy trượt. Họ đã tiến được 5km trong khu vực của sư đoàn chúng tôi ! Họ hầu như cũng đã làm thế với sở chỉ huy sư đoàn. Chúng tôi phải chống đỡ những cuộc tấn công trong 3 ngày. Thật tệ hại là chúng tôi đã phải phòng ngự trong những ngày đó. (Hình như Davidenko đang nói về cuộc phản kích của quân Phần Lan vào ngày 23-12-1939).

Chúng tôi được trang bị tốt về quân trang và vũ khí. Mỗi người có một áo khoác lông cừu và ủng nỉ. Khi thâm nhập phòng tuyến Phần Lan, tôi mang theo 1 súng trường và 1 súng ngắn. Tôi cũng mặc áo khoác lông cừu. Tuyết ngập tới tận cổ, nên chúng tôi đào những hố trên mặt tuyết để bí mật tiếp cận vị trí địch. Nói chung về vấn đề quân trang và tiếp tế thì sư đoàn 24 của chúng tôi đã thực hiện tương tối tốt.

Làm cách nào để vượt qua được giá rét? Chúng tôi đào một cái hố trên mặt tuyết, lót ít cành lá xuống đáy, trải áo choàng lên đó. Thế là 2 người có thể ngủ quay lưng vào nhau, mình đắp bằng chiếc áo choàng còn lại. Mỗi người có thể ngủ khoảng một tiếng rưỡi, sau đó thay phiên cho nhau. Đại loại như vậy.

Sư đoàn trưởng của chúng tôi, Veschev, đã hy sinh. Ông bị quân Phần Lan phục kích. Tất cả chúng tôi đều buồn vì chuyện đó. Suốt cuộc chiến mọi người đều rất buồn mỗi khi mất đi ai đó. Trung đoàn trưởng của chúng tôi cũng đã hy sinh. Một lần Veschev đến trung đoàn chúng tôi. Ông đến, ra vài mệnh lệnh và sau đó phải trở về. Có một thung lũng nhỏ với con suối ở đó, nó nằm dưới hoả lực của Phần Lan. Chúng tôi phải quay lại. Veschev ra lệnh cho chúng tôi tìm một con đường an toàn hơn. Chúng tôi cố gắng tìm hai con đường khác nhưng chúng đều bị hoả lực đối phương đe doạ.

Tôi có một con ngựa tên là Lyubimchik (“bé cưng” trong tiếng Nga – LTD). Khi chúng tôi ở Hanko và được lệnh bắn tất cả ngựa, tôi đã không thể giết "người bạn" đó. Tôi đã tự mình nuôi nó, cho nó ăn và dắt ra đồng cỏ. Con ngựa hiểu tôi khá rõ, không ai có thể điều khiển nó trừ tôi ra. Tôi giúp sư đoàn trưởng trèo lên con ngựa và ông sẽ phải phi nước đại qua thung lũng. Tôi cũng cử 2 trinh sát đi theo bảo vệ ông. Cả 2 người này đều bị thương và sư đoàn trưởng đã phải vượt lên. Anh có thể hình dung một sư đoàn trưởng cưỡi một con ngựa đen chỉ với 2 người lính ? Điều đó hoàn toàn không thể chấp nhận được sau này, trong Chiến tranh Vệ quốc. Một sư đoàn trưởng - không có sĩ quan cần vụ, không có bất kì phương tiện thông tin, không có bảo vệ - cưỡi ngựa đi tới trung đoàn. Không ngạc nhiên là ông đã bị giết. Mặt khác, anh có biết không, sư đoàn trưởng của chúng tôi không phải là một sĩ quan bộ binh hay pháo binh. Ông là một phi công. Trong một chuyến bay tập ông đã bay qua phía dưới đường dây cao thế. Ông bị giáng cấp và chuyển khỏi không quân. Ông hoàn tất vài khoá huấn luyện và trở thành tư lệnh một sư đoàn xạ thủ. Ít nhất đó là những gì tôi được nghe kể.

Sau khi quân ta chọc thủng trận địa địch ở cánh trái, tôi đã vào xem một lô cốt bằng bê tông của Phần Lan. Có những vết nứt vỡ trên tường do pháo của ta. Tôi không thấy một lô cốt lẻ nào bị trúng bom. Thời kì đó chúng ta chưa có máy bay ném bom bổ nhào, và máy bay ném bom không thể đánh trúng những mục tiêu nhỏ. Khi pháo binh ta bắn vào lô cốt, đầu tiên họ phải phá hủy những lớp ngụy trang để sau đó có thể quan sát lô cốt rõ ràng hơn. Bộ binh xung phong trong Chiến tranh Mùa Đông cũng rất khác với xung phong trong Chiến tranh Vệ Quốc. Trong Chiến tranh Vệ Quốc quân ta xung phong sát sau những đợt pháo bắn chuẩn bị chuyển làn. Trong chiến tranh Mùa Đông quân ta cũng có một cuộc pháo bắn chuẩn bị nhưng sẽ có rất nhiều lớp bộ binh xung phong, hết lớp này đến lớp khác. Lớp đầu tiên có thể bị đẩy lui, lớp thứ hai sẽ thiệt hại ít hơn, và lớp thứ ba hoặc thứ tư sẽ hoàn thành công việc.

Sau khi Chiến tranh Mùa Đông kết thúc, chúng tôi đã được chào đón nồng nhiệt ởLeningrad. Chúng tôi không phải xếp hàng mỗi khi vào cửa hàng, mọi người đều vui vẻ để chúng tôi đi trước.

Dịch từ Anh sang Việt: Phan Trường Sơn

Hiệu đính bản tiếng Việt: Lý Thế Dân

HỒI ỨC LÍNH PHÁO BINH

Ivan A. Yakushin

Thiếu uý, chỉ huy trung đội pháo chống tăng thuộc Trung đoàn Cận vệ 24,

Sư đoàn Kỵ binh Cận vệ số 5.

Thiếu uý Ivan A. Yakushin, 1945

Đất đen thấm đường ngọt

Tháng 8 năm 1941. Trường học không mở. Hầu hết đám bạn tôi đang làm việc với vai trò thực tập viên tại những xưởng máy khác nhau. Tôi đã lên 16 tuổi. Những ai được 17 tuổi đều tìm cách tình nguyện tham gia sư đoàn opolchenie

[1]

. Bạn tôi Sergei Egorov khệnh khạng khắp nơi trong đồng phục bảnh mắt của Trường Chuyên môn Pháo binh số 9, vốn huấn luyện thiếu sinh quân cho các học viện quân sự. Đồng phục cậu ta rất đẹp: áo tunic

[2]

thêu huy hiệu hai nòng pháo bắt chéo ở cổ, quần xanh dương sậm có sọc đỏ, giầy bốt, áo choàng may đo, mũ lưỡi trai và thắt lưng có khóa đồng giập hình ngôi sao. Bộ đồng phục này là đối tượng ghen tỵ của mọi cậu thiếu niên trong khu nhà. Sergei và một tay "Spets" khác (biệt hiệu của những học sinh trường chuyên môn pháo binh) khuyến khích tôi xin vào Trường Chuyên môn Pháo binh số 9 của họ.

Chiến tranh kết thúc hãy còn là chuyện xa vời vợi, tất cả chúng tôi đều nhận thức rằng mình cũng phải tham gia chiến đấu: tốt nhất là được chiến đấu sau khi tham gia một khóa huấn luyện quân sự, dù sao chiến đấu với hàm sĩ quan vẫn tốt hơn làm lính trơn. Tôi cố gắng khuyến khích các bạn mình, Pavel Petrov, Boris Karamazin và Sergei Zorin cùng nộp đơn xin vào trường pháo binh. Chỉ có Sergei Zorin đồng ý và nộp đơn vào Trường Pháo binh Đặc biệt số 9 với tôi. Chúng tôi phải trải qua kiểm tra y tế. Tôi đã sợ rằng họ không nhận vì tôi mắt kém, do đó tôi nhờ Sergei Zorin vào khám mắt hai lần, lần thứ hai đem theo giấy tờ của tôi. Có lẽ mắt của bác sĩ đã mỏi mệt hoặc ông không nhớ hết, nên đã không nhận ra trò gạt của chúng tôi. Thế là chúng tôi được nhận vào Trung đội 1, Pháo đội 1 của Trường Pháo binh Đặc biệt số 9, vốn tương đương với lớp 10 phổ thông

[3]

. Chúng tôi được phát đồng phục quân sự và tập nghi thức quân sự, như là phải chào các sĩ quan mỗi khi gặp trên đường phố.

Ngày 8 tháng Chín 1941, quân Đức đã hoàn toàn bao vây Leningrad và cuộc phong tỏa bắt đầu. Tuy nhiên, lớp học chúng tôi vẫn tiếp tục. Cùng với khóa học văn hóa phổ thông, chúng tôi học cẩm nang dã chiến, kiến thức cơ bản về kỹ thuật pháo binh, cùng vô số bài thực hành. Hiệu trưởng của trường là một người Armenia, Đại úy Khachaturian. Tiếng Nga của ông không chuẩn và ông phát âm một số từ nghe rất tức cười, nhưng ông là một chỉ huy giỏi và được tất cả học sinh lẫn giáo viên của trường kính trọng. Sau này tôi nghe kể rằng, năm 1942 ông rời khỏi trường, ra Mặt trận và làm chỉ huy một trung đoàn pháo binh.

Trước khi thời tiết bắt đầu chuyển lạnh, chúng tôi phải hành quân rất nhiều, diễu hành từ Moskvina Prospekt tới Izmailovski Prospekt và quay trở lại. Đôi khi chúng tôi đi diễu hành vòng quanh khu Nhà thờ Ba ngôi. Mùa đông tới, vụ tập diễu hành trên đường phố chấm dứt. Lò sưởi trong trường không còn hoạt động, nên chúng tôi ngồi trong lớp quấn chặt mình dưới lớp áo choàng. Nhưng mặc cho lạnh và đói, chúng tôi vẫn tiếp tục học chỉ duy nhất môn tiếng Đức. Khi một giáo viên bước vào lớp, học sinh trực nhật phải báo cáo cho ông bằng tiếng Đức.

Vào một ngày tháng Chín, tôi nhận được giấy triệu tập từ Chi đoàn Komsomol (Đoàn Thanh niên Lenin) địa phương, mời tôi tới trụ sở của họ. Tôi báo cáo với họ và chờ các mệnh lệnh tiếp theo. Nhưng chẳng có lệnh gì hết! Tay Bí thư Komsomol quan sát bộ quân phục của tôi, cầm lấy tờ giấy triệu tập, xin lỗi và nói rằng hình như đã có lầm lẫn gì đó và tôi được tự do đi ra. Có lẽ, họ không biết tôi đã tham gia Trường Chuyên môn Pháo binh nên cho rằng tôi đang ngồi không ở nhà.

Trường học vẫn rất quan trọng, nhưng quan trọng không kém là kiếm thêm thực phẩm cho gia đình, đặc biệt cho mẹ và em trai Nikolai của tôi. Họ không làm việc và cả hai đều nhận khẩu phần bánh mì ở mức tối thiểu. Chúng tôi đã nhận ra quá muộn rằng cần phải kiếm thực phẩm dự trữ cho mùa đông. Cả nhà cảm thấy cái đói đang tới gần. Tuy nhiên một ngày nọ, trước khi Strelna bị quân Đức chiếm, Sergei Egorov và tôi tìm cách đi tới đấy và đem về mỗi người một túi khoai tây. Chuyện ấy xảy ra như sau ....

Ngày 5 tháng Chín năm 1941, chúng tôi cầm theo hai bao tải rỗng và đi tàu điện tới Strelna (dì Marusya của tôi sống ở đấy với gia đình, dạo trước chiến tranh tôi thường ở lại nhà dì trong mùa hè). Từ cửa sổ tàu điện chúng tôi không bắt gặp bất cứ công sự hay hệ thống phòng thủ nào bên đường, và trên tàu chen chúc những thường dân vẻ mặt bình thản. Chúng tôi rời tàu ở trạm cuối và đi về phía Tây, dọc đường Cựu Peterhof. Thay vì đi tới chỗ dì Marusya, chúng tôi nhào xuống một cánh đồng khoai tây và chạy tới một pháo đội đang chuẩn bị bắn. Một thượng úy – có lẽ là sĩ quan chỉ huy pháo đội – đang chạy tới chạy lui để chỉ huy. Khi trông thấy chúng tôi, anh ta la lớn, yêu cầu chúng tôi đi chỗ khác: “Biến đi! Biến đi!”. Lúc đó chúng tôi đang mặc đồng phục của Trường Chuyên môn Pháo binh, có phù hiệu pháo binh trên cổ áo. Do đó, chúng tôi tìm cách thương lượng với tay chỉ huy, cuối cùng anh ta cho phép chúng tôi đào lấy ít khoai tây gần pháo đội của mình: “Cứ đào lấy khoai, nhưng sau mười lăm phút các cậu phải xéo khỏi chỗ này!” Mấy dây khoai thật tuyệt, chúng tôi nhồi đầy vào bao tới tận ngọn rồi lê bước về bến tàu điện. Tại đó đã có rất đông người chờ, nhưng tàu điện thì chẳng thấy xuất hiện. Chúng tôi chờ suốt khoảng nửa tiếng, và rồi quyết định đi nhờ xe. Một xe tải quân sự mà chúng tôi chặn lại dọc đường đã đưa chúng tôi tới Kênh Obvodny, từ đó chỉ phải đi ba trạm tàu điện là về đến nhà tôi. Mọi người ở nhà hết sức phấn khởi khi trông thấy túi khoai tây. Ngày hôm sau Strelna bị quân Đức chiếm, nhưng chỗ khoai đã giúp chúng tôi sống sót qua được mùa đông.

Tháng Mười Một năm 1941 chúng tôi cũng đi tới ruộng bắp cải ở Ozerki để tìm lá và rễ bắp cải đông giá : tuy nhiên chúng có rất ít dinh dưỡng. Chúng tôi tới đống đổ nát của Cửa hàng thực phẩm Badayevski quá trễ, nó bị cháy trụi trong đợt không kích quy mô đầu tiên của quân Đức ngày 8 tháng Chín năm 1941. Tất cả những gì chúng tôi còn tìm được là đất đen thấm đường ngọt, bị chảy ra trong trận cháy. Chúng tôi có nuôi một con mèo – trước chiến tranh nó vốn béo mập – nhưng nó biến mất vào dạo tháng Mười Một, bị ai đó ăn thịt mất.

Cái đói đã quấn chặt lấy gia đình tôi. Tôi thì không lo lắm, vì được nhận khẩu phần từ bếp ăn trường pháo binh, đồng thời tôi còn phiếu khẩu phần quân đội. Nhưng mẹ và em tôi chỉ có phiếu khẩu phần dân sự, vốn chỉ phân phối 125 gram bánh mì mỗi ngày. Cha tôi có phiếu khẩu phần của công nhân.

Chúng tôi phải tìm cách để tồn tại. Một đêm nọ cha tôi nảy ra một ý tuyệt vời. Từng làm quản lý cung ứng cho nhà máy xử lý bột xương, ông biết rõ vị trí các rãnh phế thải mà các nhà hàng và căng tin trút xương. Ông quyết định đi kiểm tra lại những nơi này để tìm xương xẩu còn sót. Chúng tôi mừng nở nang khi ông lôi lên mấy khúc xương từ dưới lớp đất đông giá. Mẹ tôi ninh mớ xương trong cái nồi lớn và vớt ra mỡ váng để đổ vào những hũ nhỏ. Thậm chí vẫn còn chút thịt dính lại trên xương. Cả gia đình tôi gặm mớ xương trong bữa tối, thật là một bữa đại tiệc! Mỡ từ xương mà mẹ tôi vớt được đã giúp mấy mẹ con sống sót qua những ngày tháng khủng khiếp nhất của cuộc phong tỏa.

Mùa đông 1941-1942, thần chết đã quét quang cư dân của thànhLeningradvới tốc độ nhanh chóng mặt. Tôi còn nhớ như in cái ngày mình giúp một người đàn ông đã hoàn toàn kiệt sức leo qua một đống tuyết giữa phố. Tôi không thấy rõ mặt ông, do nó bị một chiếc khăn choàng che mất: nhưng tôi gặp lại ông trên đường quay về trường – ông nằm chết ở góc đường Maklin và Sadovaya, bên ngoài một tiệm dược phẩm. Chiếc khăn tuột khỏi mặt, lộ ra một khuôn mặt hốc hác, râu ria lởm chởm. Tôi đi ngang qua chỗ ông nằm mỗi ngày: không ai còn đủ sức mang cái xác ra khỏi khu phố. Giống như vậy, các cư dân củaLeningradlần lượt chết vì đói, người này nối tiếp người khác, hiến đời mình cho thành phố. Tuyết mau chóng phủ lên xác chết của người đàn ông, biến nó thành một cái đụn nhỏ trắng xóa.

Cha tôi có một chiếc xe kéo loại nhẹ với những vành bánh xe tròn rộng từ thời trước chiến tranh

[4]

. Nó được xích trong sân nhà. Sau khi tôi đi sơ tán

[5]

cha tôi đã thu gom chút sức tàn và kiếm sống chút ít nhờ vận chuyển hàng hóa và củi đốt tới các cửa hàng, nhận trả công bằng bánh mì và các thực phẩm khác. Mẹ tôi được nhận vào làm việc từ mùa hè năm 1942, sau khi em trai tôi sơ tán khỏiLeningrad và từ đó cuộc sống của cha mẹ trở nên dễ thở hơn. Họ cũng được nhận một khoảnh đất nhỏ gần Nhà máy Kirovski và một củ khoai tây để bắt tay vào trồng trọt. Họ đã gây được cả một cánh đồng khoai từ củ khoai ấy. Năm 1946, khi tôi giải ngũ trở về, chúng tôi đã bới được ba mươi bao tải lớn khoai tây cùng vài thứ rau khác từ cánh đồng ấy. Nhưng đó là năm 1946, còn dạo mùa đông 1941-1942, mọi người gục như ruồi vì đói.

Chương trình học tại Trường Chuyên môn Pháo binh vẫn tiếp tục, nhưng cái lạnh cực độ, cái đói, các cuộc không kích và pháo kích thường xuyên cản trở những cố gắng học hành của tôi. Cuối tháng Giêng năm 1942 đám học sinh chúng tôi đã dỡ những ngôi nhà gỗ ra làm củi đốt, nhưng do yếu đi từng ngày, tình trạng loạn dưỡng đã ảnh hưởng tới chúng tôi: cơ thể chúng tôi bị phù thũng vì uống quá nhiều nước.

Dưới đây là danh sách những người thân của tôi đã qua đời vì đói tạiLeningradmùa đông 1941-1942:

Bác tôi Ivan Ivanovich Yakushin, sinh năm 1873

Vợ của bác, Anastasia Yakushina, sinh năm 1880

Con gái bác, Maria Yakushina, sinh năm 1924

Con gái bác, Evdokiya Yakushina, sinh năm 1920 (xác chị ấy không bao giờ được tìm thấy)

Người bác thứ hai của tôi, Timofey Yakushin, sinh năm 1878

Vậy là toàn bộ gia đình bác Ivan Yakushin đã chết vì đói trong mùa đông đầu tiên khủng khiếp nhất của cuộc phong tỏa. Bác Ivan là anh cả của cha tôi, do vậy cha tôi phải lo đám tang cho bác. Có một cái chợ nhỏ nằm gần Nhà thờ Ba ngôi, nơi chúng tôi thường tập đi đều bước cùng anh em Trường Chuyên môn Pháo binh. Mùa đông 1941-1942 chợ này được chuyển thành một nhà xác. Những xác chết được xếp nằm ở đấy thành đống. Cha tôi đóng được một cái áo quan cho bác - một chiếc hộp gỗ đơn giản - và chở cái xác tới đó trên chiếc xe trượt nhỏ. Nhiều đô tùy đang ngồi sưởi quanh một đám lửa. Khi cha tôi đưa cái quan tài chứa xác tới, đám đô tùy lôi xác bác Ivan ra khỏi chiếc hộp và chất lên một đống xác khác, rồi ném chiếc quan tài tạm bợ kia vào đống lửa, đồng thời cám ơn cha tôi vì đã đem củi sưởi cho họ. Tôi không biết cha đã chôn cất những người họ hàng còn lại như thế nào. Theo lời vợ tôi - khi còn nhỏ đã sống sót qua được cuộc phong tỏa - có những xe tải chạy vòng quanh thành phố để thu nhặt xác chết, nhưng tôi chưa lần nào thấy những chiếc xe đó.

Có những tin đồn lan truyền trong thành phố về nạn ăn thịt người, nhưng tôi không tận mắt thấy điều gì liên quan tới việc này. Khi học lớp chính trị tại Trường Chuyên môn Pháo binh, chính trị viên có kể cho chúng tôi rằng những kẻ ăn thịt người bị hành quyết ngay mà không cần quan tâm tới nguyên nhân họ bị đói hay địa vị xã hội của họ. Tôi không biết điều đó có thật hay không. Sau này vợ tôi kể rằng cô ấy trông thấy những xác trẻ em trên đường phố bị thiếu mất chân hoặc tay, nhưng bản thân tôi thì không trông thấy những cảnh ấy.

Cha tôi chỉ là một công nhân bình thường, từng tham gia Thế chiến I và bị quân Đức bắt làm tù binh. Cha tôi không phải Đảng viên - ông chỉ là một người Nga bình thường. Tuy nhiên, tôi chưa từng nghe một lời nào của cha liên quan đến chuyện đầu hàng và trao thành phố cho quân Đức. Tất cả những gì ông nói chỉ là chúng ta phải giữ vững và sống sót qua cuộc phong tỏa và vượt qua chiến tranh.

Trước Cách mạng, khu nhà tôi ở tại số 160 phố Kênh Griboyedova từng thuộc về Nhà thờ Pokrovskaya. Chúng tôi sống chung với nhiều loại người khác nhau, từ những người đáng kính thuộc tầng lớp trên thời trước Cách mạng – những người này sống trong những căn hộ độc lập, cho tới những người lao động phổ thông sống với nhau trong những căn hộ chung. Chúng tôi sống yên bình và quan hệ tốt với tất cả hàng xóm; chúng tôi biết rõ từng người và cố gắng giúp đỡ mọi người, nếu thấy cần thiết. Trong toàn khu nhà, chỉ có mỗi một người nát rượu - họa sĩ Belkin, nhưng ông ấy khá lặng lẽ. Những khi không say xỉn, ông làm việc rất mau chóng, vì thế chúng tôi đều gắng tìm cách mời ông tới sơn vẽ cho căn hộ của mình.

Trước chiến tranh, tại đây có một hầm tránh bom và hơi độc rất chắc chắn xây trong sân nhà tôi. Nó hoàn toàn biệt lập, có hệ thống thông hơi, lọc hóa học và gắn cửa sắt rất vững chắc. Khi chiến tranh nổ ra, tất cả những ai chưa ra mặt trận đều được phát mặt nạ phòng độc, được yêu cầu phải che cửa sổ của mình bằng chăn và dán những băng giấy báo chéo lên đó. Những khi có không kích, chúng tôi thay phiên nhau đứng gác ở cửa hầm và trên mái nhà. Bọn Đức ném rất nhiều ống bom cháy xuống thành phố. Nam giới tham gia những đơn vị dân vệ của thành phố (MPVO), rất nhiều trong số đó hãy còn ở tuổi thiếu nhi hay thiếu niên, chịu trách nhiệm dùng những chiếc kìm đặc biệt gắp ống bom cháy ném vào một thùng đầy cát, hoặc đơn giản là ném chúng từ trên mái nhà xuống dưới phố.

Nhưng con người có thể thích nghi với mọi thứ - thậm chí cả những cuộc không kích và pháo kích diễn ra hàng ngày. Cư dân những khu nhà rốt cuộc ngại phải đi xuống hầm trú ẩn mỗi khi có tiếng còi báo động. Trong những đợt oanh tạc, các đơn vị MPVO phải lôi từng người mà họ tìm thấy trên phố vào hầm trú ẩn, nhưng họ không thể kiểm soát hết những người ở lì trong căn hộ của mình. Mặc cho ngay gần đó là Nhà máy Marti rất nguy hiểm, bởi nó luôn là mục tiêu của máy bay ném bom Đức, vào cái ngày đáng nguyền rủa 30 tháng Mười 1941, mẹ tôi và em trai Nikolai quyết định thử thách vận may và không rời khỏi căn hộ khi còi báo động cất lên. Họ hy vọng tòa nhà của mình không bị trúng bom. Mỗi lần từ trường trở về nhà sau khi không kích, tôi rất lo lắng: “Điều gì xảy ra nếu nhà của mình bị trúng bom? Nó quá gần Nhà máy Marti! Nếu vậy gia đình mình sẽ ra sao?” Ngày hôm đó tôi đặc biệt bồn chồn. Trên đường về nhà, chỗ Cầu Alarchin, tôi va phải cô hàng xóm Elizabeth. Cố ghìm nước mắt, cô cho tôi hay rằng khu nhà tôi bị trúng một quả bom, mẹ và em trai tôi đã bị đưa vào bệnh viện. Tôi chạy hết tốc lực về nhà. Mảng tường trước nhà, đối diện với con kênh, vẫn còn nguyên : quả bom hạng nặng rơi xuống sân sau nhà. Tất cả cửa sổ và cửa đi đều bay mất. Một cái hố khổng lồ ở sân sau, mọi mảng tường đều nứt toác ra. May mắn thay, cầu thang vẫn nguyên vẹn, và tôi chạy lên lầu một vào căn hộ của mình. Gió thổi xuyên qua căn hộ trống trơn. Cửa đi và cửa sổ biến mất. Tất cả đồ đạc đã bị thổi tung vì vụ nổ. “Làm sao mẹ và Nikolai có thể sống sót sau cú nổ như vậy chứ? Điều gì đã xảy ra? Giờ cả hai đang ở đâu?”

Ở sân sau tôi gặp dì Nyusha, mẹ của Sergei Egorov bạn tôi. Bà đang ca trực hầm trú ẩn và đã chuyển tất cả những người bị thương, bao gồm cả mẹ và em tôi, tới bệnh viện. Bà xoa dịu tôi, nói rằng mẹ và em tôi chỉ bị thương nhẹ; họ sẽ rời bệnh viện sau vài tuần nữa. Khi cha đi làm về, lập tức ông đi thẳng tới bệnh viện, trong khi tôi khuân những thứ đồ đạc còn lại xuống hầm trú bom. Và chúng tôi ở lại trong đó suốt nhiều ngày.

Khi mẹ và em tôi từ bệnh viện trở về, chúng tôi tìm được một căn hộ mới tại ngay gần con kênh đó, trong khu nhà 156. Mẹ và em tôi sống sót hoàn toàn nhờ vào một phép màu. Khi quả bom nổ, mẹ đang quỳ xuống lau sàn nhà gần cửa sổ, được một bức tường gạch dày che chắn. Em trai tôi đang ở trong hành lang, cũng được một bức tường bảo vệ. Mẹ bị thương nặng ở lưng vì mảnh kính bay vào phòng do lực nổ. Toàn bộ lưng mẹ nhầy nhụa đầy máu, và các bác sĩ phải vất vả lấy ra từng mảnh thủy tinh nhỏ. Em tôi bị trúng một mảnh nhỏ vào đầu.

Nhiều ngôi nhà ở quận tôi đã bị phá hủy và hư hại. Ngôi nhà kế cận trên phố Kênh Griboyedova, số 154, bị trúng hai lần. Trong ca trực giữa một đợt không kích, tôi đã trông thấy quả bom đầu tiên ném trúng tòa nhà ấy. Trong khi đó, một quả đạn pháo hạng nặng bắn trúng Cầu Alarchin và xuyên thủng nó. Trong cùng đợt pháo kích ấy người hàng xóm và là họ hàng vợ tương lai của tôi, kỹ sư quân đội Nikolai Fedorov, bị tử thương vì một mảnh pháo và chết giữa phố trên tay mẹ tôi. Vợ của ông, Lubov Fedorova, chết vì đói trong mùa đông tiếp theo.

Đêm Giao thừa Năm mới 1942, tất cả học sinh Trường Chuyên môn Pháo binh số 9 được mời tới Nhà hát Gorky dự một buổi kịch. Mặc cho giá lạnh cực độ, chúng tôi vẫn giữ vững kỷ luật quân sự và mặc đồng phục như thường ngày: áo khoác, áo tunic, quần dài xanh dương sậm có sọc đỏ và đi giầy bốt. Khán phòng băng giá của nhà hát cũng lạnh buốt như ở ngoài phố. Chúng tôi mặc nguyên áo khoác ngồi trong khán phòng, run rẩy vì lạnh. Đôi chân rất cóng, nhưng chúng tôi cố gắng không giẫm chân và theo dõi vở kịch trên sân khấu. Đó là vở Vườn Anh đào của Chekhov. Các diễn viên, quấn trong áo khoác lông thú, diễn vai của mình với cảm hứng và lòng dũng cảm tột độ - bản thân các diễn viên đang tái nhợt, gầy khẳng vì đói và lạnh. Xin Anton Chekhov và các diễn viên hãy tha thứ cho chúng tôi, nhưng tâm trí chúng tôi chẳng quan tâm mấy tới nỗi lo âu của Ranevskaya, tới sự kết thúc của cái thế giới nhỏ bé của cô, và cái chết của Già Firs. Bi kịch nào có thể sánh được với bi kịch của chúng tôi? Già Firs, vai chính của vở kịch, chết già, trong khi rất nhiều người trong số chúng tôi có nguy cơ chết yểu, nếu không giữa thành Leningrad bị phong tỏa, thì cũng trong các trận đánh ngoài mặt trận. Chúng tôi trông thấy người chết trên đường phố hàng ngày, nguyên những tòa nhà đổ sập thành mảnh vụn dưới bom đạn quân Đức. Nhưng cuối mỗi màn kịch chúng tôi vỗ tay và giậm chân như điên: có dịp để làm ấm một chút đôi tay đôi chân cóng lạnh. Tôi nghĩ rằng, mọi người – cả khán giả lẫn diễn viên, đều đang mong chờ khi buổi kịch kết thúc, do tất cả chúng tôi đều được mời dự một bữa tối có đồ ăn nóng. Không gì có thể sánh bằng một bữa ăn nóng đối với những cư dân đói khát, lạnh cóng và bị loạn dưỡng của Leningrad. Đó là niềm vui sướng sau cùng. Chúng tôi không nghĩ tới gì khác nữa, chỉ còn là chúng tôi và thức ăn. Mọi thứ khác đều không còn quan trọng.

Cuối cùng buổi kịch cũng kết thúc. Hoan hô! Từng trung đội một, chúng tôi đều bước tới sảnh giải lao của nhà hát, nơi những dãy bàn đã sẵn sàng chờ đợi. Bữa tối gồm ba món: súp nóng, mì sợi với thịt và món thạch trái cây để tráng miệng. Tất cả chúng tôi đều được phát thêm một thanh sôcôla nhỏ, hiệu “Cánh buồm Vàng”, để đem về nhà. Không ai dám mơ tới một bữa đại tiệc như vậy: quả là một buổi thết đãi sang trọng, chúng tôi cảm thấy ấm áp trong cả cơ thể lẫn tâm hồn.

Sau bữa tối tất cả chúng tôi đi bộ về nhà, thanh sôcôla quý giá cất trong túi áo ngực. Tất cả đi từng người một theo hàng dọc, bước trên lớp tuyết dày ở hữu ngạn sông Fontanka. Chúng tôi nghe thấy tiếng đạn pháo xa xa, nhưng ở đây, giữa thành phố, tất cả đều yên tĩnh. Không có ánh sáng, không có khách bộ hành. Thành phố như đã chết. Trăng tròn trên trời là nguồn sáng duy nhất trong đêm đó. Tất cả đám học sinh chúng tôi, những người sống sót qua chiến tranh và cuộc phong tỏa, đều nhớ rõ đêm Giao thừa 1942 cho tới lúc nhắm mắt.

Vùng Đất hứa

Người ta bắt đầu nói về chuyện sơ tán chúng tôi vào đầu tháng Giêng 1942. Những người yếu nhất trong số chúng tôi, những học sinh, bắt đầu chết vì loạn dưỡng. Hầu hết chúng tôi đều phù người vì uống nước thay cho ăn, để làm đầy dạ dày của mình. Căn bệnh này có thể phát hiện dễ dàng từ những vết lõm nhỏ trên da nếu ta ấn lên một cánh tay bị phù. Những vết lõm chỉ biến mất một lúc sau.

Đất nước cần phải sơ tán những học viên Spets từ trường pháo binh để huấn luyện họ, thay thế những mất mát trong đội ngũ sĩ quan Hồng quân. Việc sơ tán khỏi Leningrad cũng cho chúng tôi một cơ hội để sống sót. Ngày sơ tán cuối cùng đã tới, chúng tôi được phép đem theo quần áo ấm và valenki (ủng dạ). Chỉ có mẹ chúng tôi đi tiễn, tất cả cha chúng tôi đang lao động trong những nhà máy hay đang chiến đấu ngoài mặt trận. Mỗi người bọn tôi được phát 700 gram bánh mì để đi đường. Trong khi chờ phương tiện vận chuyển tới, tôi bắt đầu cắn từng miếng nhỏ cho tới khi mẩu bánh hết hẳn. Tôi vẫn đói nguyên và bắt đầu lo rằng không có gì để ăn đường, vì chặng đường rất dài. Sáng hôm sau, tôi lại tiếc rằng đã không đưa miếng bánh ấy cho mẹ tôi, bởi sau khi vượt qua được bờ bên kia của Hồ Ladoga tất cả chúng tôi đều được nhận đủ thực phẩm và bánh mì, trong khi gia đình chúng tôi, những người còn lại trong vòng vây, có rất ít cơ hội sống sót.

Các bà mẹ đều nửa mừng nửa buồn. Họ mừng vì biết rằng chúng tôi sẽ không chết đói, nhưng buồn vì sắp phải xa chúng tôi. Chúng tôi có thể gặp lại nhau hay không? Họ phải sống sót qua cuộc phong tỏa; chúng tôi buộc phải sống sót ngoài mặt trận. Chiến tranh là thế! Trước mắt thì chẳng có vẻ gì là chiến tranh sẽ sớm kết thúc. Quân Đức vẫn đang đứng trước cửa ngõ Maskva.

Chúng tôi được đưa đến Ga Phần Lan và chuyển lên một đoàn tàu địa phương. Người ta nhét quá nhiều học sinh vào toa tàu, đến nỗi trong một thời gian lâu không có đủ không khí để thở. Để có chút không khí trong lành, chúng tôi bắn vỡ cửa sổ bằng súng trường cỡ nhỏ của mình. Tuy nhiên, điều này chẳng giúp gì nhiều cho tới khi đoàn tàu bắt đầu chuyển bánh.

Xe tải chờ chúng tôi trên bờ Hồ Ladoga. Chúng tôi ngồi trên băng ghế ở thùng xe tải, nép gọn hết mức có thể. Trời đã tối. Một trận bão tuyết nổi lên. Chúng tôi ép sát người vào nhau, cố gắng giữ chút hơi ấm còn sót lại từ trên tàu. Tôi ngồi trên băng ghế gần đầu xe nhất, ngay sau lưng tài xế, quay lưng về phía trước. Một cơn gió mạnh thổi xuyên qua áo khoác và dường như xuyên qua cơ thể tôi tới từng đốt xương. Tôi cắn chặt răng để đừng va lập cập, cố gắng nhớ lời mẹ kể: “Ở Siberia người ta sẽ cho con ăn bánh mì trắng, con muốn bao nhiêu bánh ngọt tùy thích.”

Chúng tôi đi không ngừng nghỉ. Phía trên là bầu trời tối sẫm với những bông tuyết khô rơi lất phất; phía dưới là lớp băng trắng vô tận của hồ nước. Sau khi đi vài cây số, tài xế nhấn phanh và làm một vòng ngoặt gấp sang trái đường Một xe tải phía trước đã chìm nghỉm trong cái hố trên băng, có nhiều người vây quanh nó. Người tài xế không dừng lại mà quay xe về đường chính. Tất cả trên xe đều im lặng.

Một cuộc đời mới đang chờ chúng tôi ở bên kia Hồ Ladoga. Xe leo lên một con dốc nhỏ và dừng lại, tới đây chúng tôi gặp lại mặt đất cứng. Gần đấy là cái lán gỗ nhỏ không một ánh đèn. Chúng tôi có thể ngửi thấy mùi vị dễ chịu của một căn bếp. “Xuống xe!” Lệnh ban ra và chúng tôi nhảy xuống xe, tê tới tận xương vì lạnh. Chúng tôi duỗi chân cẳng và cẩn thận bước tới điểm tập hợp. Tuy nhiên, không phải ai cũng tới được Vùng Đất hứa: một học sinh, không thể chịu được cái lạnh và đói của chuyến đi xuyên qua mặt băng, đã chết trước khi tới được bờ. Anh ta mở đầu cho danh sách dài dằng dặc những học sinh Spets chết trong cuộc sơ tán.

Cái dãy nhà tối sẫm kia hóa ra là một căng tin có phòng chờ, bên trong rất ấm áp. Chúng tôi cảm nhận được thức ăn nóng sẽ đốt tan cái lạnh trong cơ thể cóng buốt của chúng tôi, cung cấp năng lượng cho cơ bắp và khiến chúng tôi vui lên.

Chỉ huy chúng tôi nhận các phiếu thực phẩm cho căngtin, nhưng rất nhiều học sinh cố gắng kiếm thêm một phiếu bằng bất cứ cách nào. Điều đó dẫn họ tới cái chết, bởi kẻ thù chính của chúng tôi lúc này là thức ăn quá béo và ăn quá nhiều. Những dạ dày kiệt quệ không thể tiêu hóa lượng thức ăn nhiều như vậy: người ta bắt đầu ỉa chảy ra máu, dẫn tới nhiều cái chết tiếp theo trên đường sơ tán.

Một đoàn tàu hàng đang chờ chúng tôi. Chúng tôi đi trên toa chở gia súc có gắn những dãy giường tầng xiêu vẹo, hai bên có cửa trượt. Một lò sưởi sắt đặt giữa toa tàu. Chúng tôi thuộc Trung đội 1 của Pháo đội 1, bao gồm những thiếu niên mười sáu tới mười bảy tuổi, là lứa lớn nhất của Trường Chuyên môn Pháo binh và dĩ nhiên ít được quan tâm hơn Pháo đội 2 và 3, những cậu trẻ tuổi hơn. “Lên tàu!” Mệnh lệnh ban ra và bánh tàu bắt đầu loảng xoảng trên đường ray.

Nhược điểm chính của những toa chở gia súc là thiếu nhà vệ sinh. Chúng tôi đặc biệt lo lắng về điều này, bởi những dạ dày loạn dưỡng đang khó chịu, mà đoàn tàu thì hiếm khi dừng lại. Đầu tiên, các học sinh chỉ đơn giản là gắng chịu cơn đau bụng, chỉ trút dạ trong những chặng dừng ngắn, trên đường ray ngay gần đoàn tàu. Nhưng tình thế ngày càng tệ hơn. Đoàn tàu chúng tôi càng lúc càng ít dừng lại, bệnh ỉa chảy ra máu lấy đi sinh mạng của ngày càng nhiều học sinh Spets. Cuối cùng, không thể chờ tàu dừng nữa, các học sinh cứ mở cửa toa và tháo dạ trong khi tàu đang chạy hết tốc lực.

Mặc cho tình hình khó khăn, chúng tôi vẫn không mất đi tính hài hước. Trong một cuộc tháo dạ như vậy, Spets Petrov đột nhiên chui tuột vào trong toa và hét lớn: “Các cậu, tớ nghĩ là mông tớ đã quất đổ một cái cột điện thoại!” Khi nhìn ra ngoài cửa, chúng tôi thấy một nữ công nhân đường sắt đang cầm chiếc cờ hiệu nhỏ trong tay. Cô ta đã dùng cái cán cờ ấy quất vào sau mông trần của cậu Petrov.

Những người yếu nhất cố gắng ở gần lò sưởi. Nhưng từ đấy họ chỉ có thể rời toa tàu khi đã chết hay trong tình trạng sắp chết. Tôi vẫn nhớ tư thế của những thiếu niên đã chết cạnh lò sưởi: cánh tay giang ra và ngón tay xòe rộng, tư thế tốt nhất để nhận lấy hơi ấm. Nhưng người ta phải vận động để có thể sống sót: tước củi cho lò sưởi, đi lại mỗi khi tàu dừng, chuyển xác chết ra khỏi toa tàu. Điều cốt yếu là gì? Đừng có ăn quá nhiều!

Trong những chặng dừng, những nhân viên nhà ga luôn nói với chúng tôi: “Có ai bị bệnh ở đây không?” Câu trả lời luôn luôn là lạc quan. Và vẫn có rất nhiều xác chết được đưa ra khỏi tàu. Các công nhân nhà ga sẽ chuyển xác chết và những học sinh không thể di chuyển được ra khỏi tàu. Hầu hết những thiếu niên bị bệnh đều không sống nổi và mồ của họ rải khắp dọc tuyến đường của chúng tôi.

Một nạn nhân khác của lò sưởi là trung đội trưởng của chúng tôi. Viên trung úy trẻ ấy không thể chịu nổi thử thách của cuộc phong tỏa. Anh ta bắt đầu nói lảm nhảm về chuyện mảnh thủy tinh có thể tiêu hóa được, đặc biệt với những người bị loạn dưỡng. Anh ta bảo chúng tôi nên ăn bất cứ thứ gì làm từ thủy tinh! Chúng tôi chuyển anh ấy cho các nhân viên nhà ga tại trạm dừng kế tiếp và anh ấy vĩnh viễn không bao giờ quay lại với chúng tôi nữa.

Khi tới dãy Ural, hai đầu tàu hơi nước cỡ khỏe bắt đầu đến kéo đoàn tàu chúng tôi, khiến tốc độ gần như tăng gấp đôi. Tại một chặng dừng khá lâu tại Novosibirsk, Sergei Zorin và tôi không thể kìm được sự cám dỗ, đã đi tới căng tin nhà ga để ăn chút đồ nóng. Căng tin khá ấm và thức ăn ngon miệng, nhưng những bao tử loạn dưỡng của chúng tôi không chấp nhận. Cả hai chúng tôi sau đó đều thấy khó ở, nhưng được cứu sống bởi điểm đến cuối cùng của chúng tôi đã gần đấy.

Chúng tôi tới Mundy-Bash, một thị trấn nhỏ trên dãy Altai. Chúng tôi được tiếp đón ân cần và xếp cho ở trong một khu nhà ấm áp sáng sủa, có tất cả điều kiện cần thiết để mau chóng hồi phục. Sergei và tôi nằm khoảng một tuần trong bệnh viện địa phương, sau đó quay về trung đội. Thức ăn tuyệt vời và chúng tôi bắt đầu lên cân nhanh chóng trong không khí trong lành vùng núi. Nhưng dù chúng tôi tăng cân nhanh, sức khỏe vẫn quay về khá chậm. Thời gian trôi qua và lớp của tôi bắt đầu học trở lại.

Lớp chúng tôi kết thúc vào mùa xuân và chúng tôi hoàn tất tất cả bài kiểm tra theo yêu cầu của Bằng Tốt nghiệp Phổ thông. Kỳ nghỉ hè bắt đầu. Mùa xuân và mùa hè tại Rặng Altai đặc biệt đẹp, nơi thiên nhiên vẫn hoang sơ. Chúng tôi có thể trông thấy Belukha, ngọn núi cao nhất của vùng Siberia, từ đằng xa. Có một khu mỏ cách chúng tôi không xa, và chúng tôi có thể nhìn thấy những đoàn tàu chở đầy quặng chạy từ đó tới nhà ga. Chúng tôi đi nhờ xe rất nhiều quanh vùng Taiga. Vào một trong những chuyến đi nhờ ấy, chúng tôi bắt gặp túp lều của những người Cựu giáo nằm giữa một bãi đất trống. Một cụ già sống ở đấy ra đón chúng tôi và hỏi: “Tại sao thanh niên các cậu lại mặc quân phục?” Thậm chí ông cụ không biết là đang có chiến tranh. Chúng tôi đang khát nước. Ông cụ lấy nước cho chúng tôi từ chiếc giếng của mình, nhưng khi chúng tôi chuẩn bị rời đi thì ông ném bỏ chiếc cốc mà chúng tôi đã uống. Đó là tục lệ của người Cựu giáo, họ không sử dụng chén đĩa bị “xâm phạm” bởi những loại người khác. Niềm vui và chuyến đi chơi vô tư của chúng tôi mau chóng biến mất.

Ai đã bắn vào bọn Fritz?

Cối trung đoàn 120 mm có thể hoạt động với chốt bắn gạt ở cấp “cứng” hoặc “mềm”. Trong trường hợp đầu, viên đạn sẽ được bắn ra khỏi ống ngay sau khi thả vào, còn ở trường hợp sau viên đạn sẽ bắn ra khi người ta giật một sợi dây. Một viên đạn nặng 15,9 kg và có thể bay xa tới 5,7 km. Ngòi nổ của đạn có thể gài ở chế độ nổ mảnh (nổ khi va chạm) hay nổ phá (nổ chậm, dùng khi bắn phá các công sự). Một pháo đội cối có thể bắn theo loạt, phù hợp với lý thuyết pháo binh tôi được biết ở Học viện. Điều duy nhất mà súng cối không thể làm được là bắn trực tiếp vào xe tăng địch: bởi vậy mỗi tổ cối đều có súng chống tăng để chống thiết giáp địch.

Nhưng tại khu vực chúng tôi không có nhiều hoạt động chiến sự: hầu hết là pháo kích qua lại bằng pháo và cối, cùng một số cuộc không kích. Bọn Fritz giữ yên lặng. Chúng bắn pháo sáng ban đêm và duy trì hỏa lực quấy rối bằng pháo và cối, buộc chúng tôi phải dùng hệ thống hầm hào, tránh đi lại nơi quang quẻ. Ban ngày, chúng cho máy bay trinh sát pháo binh bay lượn rất cao trên trời. Đó là loại hai thân Focke-Wulf 189, vốn được chúng tôi đặt tên là Rama (Cái khung), do hình dáng độc đáo của nó. Có lẽ do thân máy bay được bọc thép nên rất khó bắn hạ.

Tôi đã mau chóng nắm bắt nhiệm vụ của một trung đội trưởng, và hai tuần sau khi đến mặt trận, tôi đã thực hiện tốt các nhiệm vụ pháo kích ban đêm từ một “khấu cối lưu động”. Chúng tôi sử dụng chiến thuật này nhằm không làm lộ vị trí đặt súng chính của mình. Một khẩu đội cối sẽ bò ra xa vị trí đặt súng chính để bắn vào những ổ súng máy Đức được phát hiện vào ban ngày. Chúng tôi bắn từ nhiều điểm khác nhau, sau đó mau chóng thay đổi vị trí. Đến sáng, bọn Đức sẽ bắn vào những nơi mà tổ cối đã đóng: nhưng chúng tôi không còn ở đó nữa! Nhằm khiến bọn Đức rối hơn nữa, chúng tôi thường để lại một khẩu cối giả - hoặc cả một pháo đội cối giả làm bằng gỗ - tại nơi từ đó khẩu cối lưu động đã bắn. Kết quả vượt ngoài mong đợi. Không quân và pháo binh Đức đã nỗ lực điên cuồng để hủy diệt những cụm cối giả ấy, trong khi chúng tôi bình yên ngồi trong chiến hào của mình. Chúng tôi quyết định sử dụng mẹo gạt ấy mỗi lần sử dụng khẩu cối lưu động và luôn đạt hiệu quả. Vấn đề duy nhất là đi tìm những khúc gỗ mới, do pháo đội giả sẽ bị phá hủy hoàn toàn sau cuộc oanh tạc của bọn Đức. Rất ít quả đạn rơi đúng xuống vị trí chính của chúng tôi: những phát như vậy đều do bắn quấy rối.

Một hôm, chúng tôi trông thấy chiếc Rama của bọn Đức bay ở tầm thấp về hướng Kursk. Có một đơn vị bộ binh đóng gần chỗ chúng tôi. Một người lính chộp lấy súng trường của mình và nã đạn vào chiếc Rama. Sau vài phát, chiếc máy bay bắt đầu xoay tròn trên trời và rơi xuống phía trước đám bộ binh và trạm quan trắc. Có lẽ nó đã bị bắn trúng từ trước khi người lính kia bắn vào nó, nhưng đúng là nó đã rơi sau khi tay bộ binh nã đạn. Tôi thấy các sĩ quan chạy về phía vị trí chúng tôi, hỏi lớn: “Ai đã bắn vào chiếc Rama? Ai đã bắn vào bọn Fritz? Ai đã bắn vào chiếc máy bay Đức?” Chúng tôi chỉ vào tay lính bộ binh. Tay bộ binh sợ, chờ bị các sĩ quan khiển trách. Trái lại, họ chúc mừng anh ta và cho biết anh ta sẽ được thưởng Huân chương Cờ Đỏ vì đã hạ chiếc máy bay. Tôi quyết định chúng tôi cũng sẽ thử kiếm vài phần thưởng theo cách ấy, bởi trong tay có hỏa lực mạnh hơn, gồm sáu khẩu chống tăng 14,5 mm. Chúng tôi lắp súng lên các bánh xe của một chiếc xe kéo cũ và bắn vào bất cứ máy bay Đức nào mình thấy. Nhưng mọi cố gắng đều vô ích, và chúng tôi không thể hạ nổi dù chỉ một tên Fritz!

Sốt phát ban

Cuối tháng Sáu, tôi được lệnh tới Sở chỉ huy Tập đoàn quân để gửi một báo cáo. Trong khi đi bộ qua một ngôi làng, tôi quyết định phải hỏi đường và chui vào một túp lều nông dân. Lều trống trơn. Khi cất tiếng hỏi: “Có ai ở đây không?”, cái đầu của một bà nông dân nhô ra khỏi chiếc bếp lò kiểu Nga! Bà ta nói mình đang tắm hơi bên trong bếp lò! Tôi vội rút lui và hỏi thăm đường từ những khách bộ hành trên phố...

Sau khi quay về từ Sở chỉ huy Tập đoàn quân, tôi lăn ra ốm. Khắp người lạnh và run lẩy bẩy. Mặc dù đang mùa hè nóng bức, tôi vẫn không thấy ấm. Cần vụ của tôi làm một lò sưởi trong hầm nhưng tôi vẫn run lập cập. Đến chiều tôi ngất đi. Đêm hôm ấy, người ta đưa tôi đi bệnh viện và chẩn đoán tôi bị sốt phát ban. Đây là một trường hợp khẩn cấp trong toàn quân. Những bác sĩ quân y không hiểu từ đâu có thể xuất hiện virus: tất cả binh lính chúng tôi đều đang trong trạng thái phòng thủ, mọi người đều được kiểm tra định kỳ và tắm rửa mỗi tuần trong những nhà tắm hơi lưu động. Tôi đã lây bệnh khi chui vào túp lều đó để hỏi đường!

Căn bệnh quật tôi ở dạng khá nặng: cơn sốt khoảng 40 độ C. Tôi thường ngất đi và mê sảng. Tóm lại, đó là cơn ác mộng. Rốt cuộc cơn bệnh cũng hết, sốt hạ, tôi lại ăn ngon miệng. Cơ thể trẻ trung của tôi mau phục hồi – cùng với nỗ lực của các bác sĩ giúp tôi mau khỏi bệnh. Sau hai tuần hồi phục tôi đã có thể đi lại, nhưng vẫn chưa vững. Thật ra tôi yếu tới nỗi khi trèo xuống sông Seim, tôi không thể leo nổi lên bờ dốc, và các y tá phải xốc tôi về bệnh viện. Khi lấy lại được sức lực, tôi xin các bác sĩ cho trở về pháo đội: tôi được toại nguyện, nhưng được miễn làm việc nặng tại pháo đội trong hai tuần.

Cuộc tấn công vô ích và đẫm máu

Những đêm đầu tháng Tám năm 1943 trời ấm áp và yên tĩnh. Bọn Fritz đem tới một chiếc loa gắn trên xe tải và phát những buổi phát thanh tuyên truyền. Chúng sử dụng bọn phản bội và đào ngũ người Nga cho mục đích này. Thông thường chúng tôi nghe thấy: “Tôi là một nông dân Nga bình thường tại vùng Kursk, tôi đã chạy sang phía Đức. Ở bên này họ cấp cho chúng ta mảnh đất tự do, hãy về đây với người Đức!” v.v. Chúng tôi nghe những bài phát thanh ấy rất rõ, mặc dù vị trí chúng tôi cách chiến tuyến tới 2 km. Mỗi khi nghe thấy vậy, tôi thường gọi cho trung úy Zerev tại trạm quan trắc của pháo đội. Chúng tôi không có loa phóng thanh, nhưng có máy quay đĩa

[6]

, và tôi bảo Zerev phát đi ý kiến phổ biến của mọi người về bọn Đức thông qua ống loa của máy, cộng thêm mấy câu chửi ở cuối bài. Thường thì một cuộc pháo kích và súng máy qua lại dữ dội kéo dài sẽ cắt đứt những cuộc “trao đổi ý kiến” như thế.

Tuần thứ hai của tháng Tám 1943, pháo đội chúng tôi nhận được một lượng đạn lớn. Những đơn vị bộ binh mới tới đóng gần chỗ chúng tôi. Một pháo đội pháo cấp trung đoàn loại ZIS-3 76,2 mm được chuyển tới và lập vị trí phía trái chúng tôi. Chúng tôi nhận lệnh chuẩn bị bắn vào mọi mục tiêu đã phát hiện ra sau mấy tháng trời án binh bất động. Chúng tôi khai hỏa từ vị trí đặt súng chính: đã đến lượt mình rồi! Chúng tôi bắn nhanh hết khả năng cho phép. Toàn pháo đội nã vào dãy chiến hào đầu tiên của quân Đức và hậu phương của chúng ở bên kia sông Seim.

Nhưng tôi hơi lúng túng khi thấy chỉ có pháo đội mình bắn vào bọn Đức, không phải là cả toàn trung đoàn. Bọn Đức đã xây dựng tuyến phòng thủ trong hơn ba tháng trời, cần một trận pháo kích và oanh tạc ồ ạt của tất cả các đơn vị trong tay để phá hủy chúng. Sau khi bắn vào vị trí đặt vũ khí nặng của bọn Đức, chúng tôi được lệnh nã đạn vạo hậu phương địch. Kế đó đám bộ binh mở cuộc tấn công. Nòng các khẩu cối của chúng tôi đỏ rực vì bắn nhanh. Nhưng mặc cho có cuộc pháo kích dữ dội đó, tuyến phòng ngự quân Đức vẫn nguyên vẹn và bộ binh chịu thiệt hại nặng nề khi vượt sông. Từng đám lính bị thương đi ngang vị trí chúng tôi, trên đường về hậu phương. Họ cho hay rằng sông Seim đỏ ngầu vì máu. Vụ tàn sát đó kéo dài suốt tới chiều. Tôi choáng váng vì quyết định của đám chỉ huy: tại sao họ lại chấp nhận một cuộc tấn công vô ích và tốn máu như vậy? Mãi sau này tôi đọc thấy rằng toàn bộ chiến dịch đó chỉ là một đòn nghi binh.

Nhiệm vụ pháo kích kết thúc

Tới chiều, chúng tôi nhận một mệnh lệnh ngoài trông đợi: “Nhiệm vụ pháo kích kết thúc! Chuẩn bị hành quân đêm!” Chúng tôi chỉ có ba giờ đồng hồ để chuẩn bị cho hành quân – hầu như không đủ thời gian, bởi chúng tôi đã đóng tại đây suốt ba tháng trời. Chúng tôi bén rễ quá sâu ở đây mất rồi! Mỗi khẩu đội cối đều có hầm trú ẩn vững chắc với ba lớp gỗ bên trên. Tường và mái của hầm được lót plash-palatka (áo đi mưa không thấm). Bên trong, giường nằm được phủ lớp rơm sạch, thậm chí được viền bằng vải áo mưa. Trên bàn có đèn dầu, làm bằng vỏ đạn pháo. Cánh sĩ quan chúng tôi cũng có hầm tương tự: chỉ khác là chúng tôi có những tấm nệm thực sự trên giường – Chúa mới biết tay thượng sĩ kiếm chúng ở đâu ra! Còn vị trí đặt súng cối thì được xây theo đúng quy tắc trong cẩm nang phòng ngự: hố cho cối có chiều sâu bằng chiều dài nòng, bên vách ken bằng gỗ súc. Tất cả hầm trú ẩn và vị trí bắn đều nối thông với nhau bằng một hệ thống chiến hào. Công sự của chiến hào được ngụy trang kỹ bằng cành lá tươi, còn chỗ ẩn nấp của khẩu đội – đào dưới vườn cây – được ngụy trang cẩn thận bằng cành táo. Các đơn vị hậu cần trung đoàn – nhà bếp, nhà tắm hơi và các trang bị khác – phải bỏ lại phía sau. Ở đó có kho thực phẩm, kho đạn, hầm chứa xe chở cối, ngựa nghẽo, v.v. Chúng tôi thậm chí còn có con bò riêng trong trung đoàn, giao cho một nữ y tá chăm sóc. Sữa bò thường được dùng cho người ốm, hoặc cho bất cứ ai lấy được đầu tiên! Thế đấy, thật khó để bỏ lại mọi thứ tiện nghi như vậy mà lên đường hành quân. Nhưng mặc cho khó khăn, chúng tôi hoàn tất mọi chuẩn bị trong ba giờ đồng hồ. Tất nhiên là phải bỏ lại phía sau vài thứ cồng kềnh. Chúng tôi tặng con bò cho dân làng gần đó.

Tất cả hành quân suốt đêm, trời tối sẫm và yên tĩnh. Thật tốt khi lại được hoạt động sau một khoảng thời gian dài phòng thủ nhàn rỗi, và chúng tôi chỉ dừng chân lần đầu khi trời đã sáng.

Tôi được gọi lên Sở chỉ huy tiểu đoàn. Hóa ra Chi bộ Đảng của pháo đội đang tổ chức một cuộc họp tại đây. Tôi được xem là có tiềm năng trở thành một Đảng viên dự bị. Tôi không quen bất cứ ai trong chi bộ, trừ chính trị viên pháo đội là người đã đề cử tôi. Họ đọc to đơn của tôi, lắng nghe bản khai lý lịch và bắt đầu chất vấn. Câu hỏi đầu tiên là: “anh đã từng tham gia chiến đấu chưa?” Tôi trả lời rằng chưa. Các thành viên chi bộ ngạc nhiên, còn chính trị viên pháo đội hỏi: “Cậu có bắn vào kẻ thù bằng hỏa lực của pháo đội cậu hay không?” “Có, tất nhiên!” “Và kẻ thù có bắn trả không?” “Sao vậy, có chứ!” “Vậy tại sao cậu nói với chúng tôi rằng cậu chưa từng tham gia chiến đấu?” Tôi trả lời rằng tôi nghĩ họ đang hỏi về chuyện đánh giáp lá cà, hoặc nổ súng trực tiếp vào quân thù. Các thành viên của chi bộ cố giấu nụ cười và bầu tôi làm Đảng viên dự bị của Đảng Cộng sản Liên Xô

[7]

.

Sau khi cuộc họp kết thúc, pháo đội phó chúc mừng tôi đã trở thành Đảng viên dự bị. Trên đường về pháo đội, anh ta cho hay rằng pháo đội trưởng chuẩn bị chuyển đang tiểu đoàn khác và tôi sẽ sớm thay thế anh ta. Tin này đáng mừng và không hề được trông chờ, đặc biệt bởi quan hệ giữa tôi với pháo đội trưởng khá lạnh nhạt.

Tôi là một thiếu úy mười tám tuổi, mới ở ngoài mặt trận chưa đến ba tháng, vậy mà giờ đây tôi sắp sửa chỉ huy cả một pháo đội gồm nhiều sĩ quan có kinh nghiệm hơn hẳn tôi! Nhưng tin này cũng rất đáng lo: bởi tôi phải chịu trách nhiệm không chỉ với hoạt động chiến đấu của pháo đội, mà còn cả với việc tiếp tế hậu cần và quản trị. Tôi chia sẻ những lo lắng này với pháo đội phó. Anh ta xoa dịu tôi, nói rằng mọi việc đều có thể quản lý được – giấy tờ đề bạt tôi làm trung úy đã sẵn sàng – nhưng đừng kể cho pháo đội trưởng biết về điều đó.

Thời gian còn lại trong ngày là cuộc hành quân khó nhọc dưới mặt trời oi bức tháng Tám. Lũ ngựa chật vật kéo những chiếc xe chất quá tải, bánh xe thường ngập trong cát. Người đánh xe lê bước cạnh chiếc xe, đẩy chúng mỗi khi đường xấu, nỗ lực giúp đỡ đám ngựa kiệt sức của mình. Mặc dù chỉ phải đeo cái xà cột đựng bản đồ, tôi cũng thấy kiệt sức khi hành quân qua vùng cát. Tôi muốn được ngồi ghé lên xe kéo, nhưng đành xóa ý định ấy khỏi đầu và tiếp tục lê bước theo pháo đội trong bụi bặm và cái nóng, xuyên qua thảo nguyên vô tận. Chúng tôi di chuyển tới một địa điểm tập kết để tiến hành đòn đột kích vào lực lượng Đức tại vùng Sevsk.

Trời mát hơn vào buổi chiều và chúng tôi hành quân trên đất cứng: người ngựa vui hẳn lên, chờ tới lúc được nghỉ đêm. Ngay sau nửa đêm, trong những giờ đầu tiên của ngày 16 tháng Tám 1943, tiểu đoàn tôi dừng lại tại một khu vườn rộng lớn. Tiểu đoàn trưởng ra lệnh cho chúng tôi đào hầm và xác định vị trí đặt súng. Là một sĩ quan cao cấp của pháo đội, tôi chỉ định khu vực cho các pháo thủ, những người, tới lượt mình, đánh dấu vị trí cho các chỗ đặt súng sắp tới, còn các khẩu đội viên thì bắt tay vào đào.

Mệnh lệnh giao cho tôi chỉ huy pháo đội được chuyển tới đêm ấy và tôi được lệnh phải tới trạm quan trắc để chuẩn bị phần tử bắn cho một nhiệm vụ pháo kích phối hợp liên quan tới pháo đội và trung đội quan trắc đóng phía trước. Họ vẫn đang xây trạm quan trắc và rải dây điện thoại nối giữa các điểm khác nhau, do đó tôi quyết định chợp mắt một chút. Tôi lăn ra đất và ngủ ngay lập tức.

Tôi bị đánh thức dậy bởi những tiếng nổ kề bên, tiếp theo là một cú đập sắc nhọn vào chân, như thể một bàn tay vô hình quất tôi bằng gậy. Mùi máu rất nồng, hăng và lạ lẫm. Theo bản năng, tôi bật dậy và nhào xuống chiếc hố gần nhất. Bọn Fritz đang trút đạn cối trung đoàn, giã mạnh vào nơi tập trung quân của lực lượng ta (không như đạn phá của pháo, đạn cối bắn trúng mọi thứ trên mặt đất, do đó nằm sát đất cũng không tác dụng). Tôi vẫn chưa hiểu ra mình đã bị thương và lo lắng nhìn xung quanh: đạn địch đã bắn trúng năm người trong pháo đội tôi, những người này đang được băng bó; chỉ huy Trung đội 2 đang băng cho một người khác và đề nghị tôi tới giúp. Tôi thử bật dậy nhưng vô ích: chân trái dường như không còn gắn vào thân mình nữa! Tôi không thể cử động nó. Máu thấm xuyên qua quân phục, tôi sờ đôi chân và thấy tay mình sũng những máu: cả hai chân đều bị thương. Tôi nói với trung úy là mình đã bị trúng đạn.

Người ta mau chóng băng bó cho tôi. Họ phải cắt đôi ủng cao cổ do nó sũng những máu và không thể kéo ra được, rồi băng bó trùm lên quần tôi. Tôi không thể đi được nên họ đặt tôi lên xe ngựa với những người bị thương khác. Tôi nói trung đội trưởng thay mình chỉ huy pháo đội, tạm biệt mọi người và ra lệnh cho người đánh xe đưa chúng tôi tới bệnh viện dã chiến. Đó là lần cuối tôi được gặp những người trong Trung đoàn Cối 497.

Tôi mất liên lạc với tất cả sĩ quan và chiến sĩ của Trung đoàn Cối 497 trong một thời gian dài. Tới cuối năm 1984 tôi nhận được một bức thư từ bạn đồng ngũ Artemenko. Anh ấy kể trong thư về những trận đánh diễn ra sau khi tôi bị thương:

“... Tất nhiên cậu còn nhớ sự việc xảy ra khi chiếc “cái khung” của Đức rơi phía sau vị trí của ta gần nơi đóng của trung đoàn trưởng. Khi ấy tớ đang ở vị trí đặt súng dự phòng gần khu làng Kukarekovka cháy rụi.

Rồi chúng ta hành quân tới khu rừng phía Bắc Rylsk và Sevsk, nơi cậu bị thương. Thậm chí trước khi cuộc tấn công của ta bắt đầu, bọn Đức đã nã pháo rất mạnh vào quân ta. Tớ đoán cậu bị thương trong một cuộc pháo kích như vậy. Chúng tớ đang yểm trợ các đơn vị bộ binh đột kích, bắn vào tuyến phòng thủ của Đức từ ngày 24 tháng Tám. Trung đoàn tham gia giải phóng Shostna, Priluk, Konotop, Oster và tới phía bắc sông Dnepr từ Dymra. Chúng tớ chốt tại một đầu cầu ở đấy cho đến 24 tháng Chín và tới lúc giải phóng Kiev. Trung đoàn nhận danh hiệu “Kiev” và được trao Huân chương Cờ Đỏ. Tuy nhiên, không một sĩ quan hay chiến sĩ nào của trung đoàn được khen thưởng (ngoại trừ trung đoàn trưởng Molchanov) vì những trận đánh đó, bởi chính ủy của chúng ta đã bị bọn Đức bắt tại Korosten cùng với tất cả giấy đề nghị khen thưởng!

Chúng tớ tiến vào Korosten ngày 17 tháng Mười Một 1943 và tới 24 tháng Mười Một thì bị bọn Đức bao vây (gồm một tiểu đoàn cối của trung đoàn ta và hai trung đoàn bộ binh của Sư đoàn bộ binh 226). Nhiều tay trong trung đoàn ta đã bỏ mạng tại đây, gồm cả pháo đội trưởng của cậu là Anufriev. Cậu ấy bị bao vây cùng với tay quan trắc pháo binh, tiểu đội trưởng trinh sát của tớ và một điện đài viên. Tất cả đang ở trong sân một ngôi nhà thì một đoàn vận tải Đức đi tới. Anufriev ra lệnh cho mọi người nấp trên tầng gác ngôi nhà còn bản thân thì ẩn sau khoảng sân dưới cái cổng nhỏ, tay cầm khẩu súng lục. Khi bọn Đức vào sân, cậu ấy bắn sáu tên trong bọn chúng ở khoảng cách gần rồi tự sát bằng viên đạn cuối cùng. Cậu ấy giữ đủ thời gian cho những người khác kịp nấp lên tầng gác. Đêm đó những người còn lại luồn về được chiến tuyến của ta.

Tớ đã ghé thăm Korosten vài lần nhưng tên của Anufriev không tìm thấy trên bất cứ bia mộ nào ở đó. Có rất nhiều sĩ quan và chiến sĩ của trung đoàn ta được chôn tại đấy ...”

Món quà kỷ niệm

Chúng tôi đi nhanh nhưng cẩn trọng, qua những hố lớn và tảng đá trên đường. Tuy nhiên, tôi thấy đau nhói ở chân trái trong từng cử động khẽ khàng nhất. Chúng tôi tới tiểu đoàn quân y cùng đêm hôm đó. Người ta tiêm vắc xin ngừa uốn ván, đặt chúng tôi lên giường rơm và chuẩn bị cho phẫu thuật.

Phòng phẫu thuật là một lều vải bạt lớn, chiếu sáng mồn một bằng đèn khí đá. Nhiều chiếc bàn trong lều có thương binh nằm trên, y tá lăng xăng xung quanh. Họ cởi quần áo tôi, cắt toang cái quần và đặt tôi nằm sấp mặt lên chiếc bàn phẫu thuật lạnh lẽo. Gần tôi, trên một chiếc bàn giống thế là một người bị thương. Không chỗ nào trên người anh ấy mà không bị trúng mảnh đạn: anh trông như một khối thịt khổng lồ đẫm máu. Người ấy nằm lặng im, không một tiếng động, có lẽ đã bất tỉnh. Tại sao anh ấy bị trúng nhiều mảnh đạn vào lưng đến vậy? Các bác sĩ đã lấy chúng ra và đang chuẩn bị băng bó cho anh.

Các y tá chuẩn bị cuộc giải phẫu cho tôi tán chuyện về ca mổ của mình: “Sao anh ấy có thể không ngủ suốt ba ngày ba đêm mà vẫn làm phẫu thuật được nhỉ? Anh ấy sắp gục mất rồi!” Lúc này tin ấy không làm tôi vui chút nào! Nhưng tôi không làm được gì khác ngoài việc nằm chờ bác sĩ giải phẫu cắt thịt mình và lấy cái mảnh đạn khốn khiếp ấy khỏi chân trái. Người ta tiêm cho tôi nhiều mũi thuốc tê: tôi không thể đếm là bao nhiêu bởi chỉ cảm thấy đau ở hai mũi đầu.

Bác sĩ phẫu thuật tới và bắt đầu cắt thịt. Tôi nghe thấy tiếng thịt mình bị cắt xoèn xoẹt. Y tá, lau máu quanh vết thương, một dòng nước lạnh dịu chảy dưới bụng tôi và tạo thành một vũng nhỏ.

Bác sĩ phẫu thuật làm một vết cắt rộng, sâu và cố gắng lấy mảnh đạn ra bằng mọi thứ dụng cụ. Không ăn thua gì. Có lẽ mảnh đạn đã xuyên vào chân tôi rất sâu – kéo theo đất bẩn và những mảnh vải – rồi dừng lại mặt bên kia bắp chân khoảng 2 cm. Tất nhiên, dễ hơn cả là lấy mảnh đạn ra từ phía bên kia: nhưng các mảnh vụn và vải quân phục sẽ còn lại trong vết thương, sau đó gây ra nhiễm trùng. Bác sĩ đã đúng khi kéo mảnh đạn ra theo đúng đường nó xuyên vào. Anh ta cắt sâu hơn. Thuốc tê đã hết. Cơn đau xuyên thủng qua tôi – đau đến nỗi tôi phải gom hết ý chí để không hét lên. Bác sĩ cố gắng xoa dịu tôi: “Đừng lo, anh bạn ạ, tôi sắp lấy nó ra rồi, chỉ cần chút nữa thôi ...”

Tôi nghĩ anh ấy đã kéo mảnh đạn ra bằng đầu ngón tay, sau khi nhét toàn bộ cẳng tay vào vết thương. Anh ta cho tôi xem mảnh đạn, bỏ vào một mảnh băng gạc và đưa cho tôi làm kỷ niệm. Nó khá nặng, cạnh sắc nhọn, dài khoảng 2 – 3 cm. Y tá làm sạch vết thương, khử trùng và nhét rất nhiều bông vào cái lỗ sâu khoảng 9 – 12 cm. Sau khi băng lại, họ đưa tôi lên xe tải cùng những người bị thương khác rồi chở chúng tôi tới một bệnh viện lưu động (hoặc có lẽ cũng chỉ là một tiểu đoàn quân y). Bệnh viện đóng tại một căn nhà gỗ trong làng. Họ đặt tôi lên giường và cho tôi chút thức ăn. Tôi rất buồn ngủ sau tất cả những căng thẳng lo lắng cộng với một đêm mất ngủ.

Tôi thức dậy khi họ đưa thêm một người bị thương nữa vào phòng. Mở mắt ra, tôi nhận thấy đó là một thiếu tá quân y. Dần dần, chúng tôi bắt đầu trao đổi với nhau và tôi được nghe câu chuyện của anh ta. Hóa ra anh ta chính là bác sĩ đã phẫu thuật cho tôi! Anh ta nhận ra tôi ngay khi tôi kể cho anh ta về vết thương của mình. Thiếu tá kể rằng ngay sau khi tôi được chuyển khỏi tiểu đoàn quân y, họ đã bị máy bay Đức ném bom. Chiếc lều phẫu thuật bị trúng một quả bom, nhiều bệnh nhân và nhân viên y tế bị giết chết. Bản thân thiếu tá bị trúng một mảnh đạn rất nặng vào dạ dày. Theo ước tính của anh ấy, anh chỉ có thể sống thêm vài giờ. Tôi cam đoan với anh rằng mọi thứ rồi sẽ tốt đẹp, nhưng anh ta đáp rằng vì là bác sĩ phẫu thuật nên anh biết rõ mọi chuyện đều không ổn.

Cuối chiều hôm ấy, người ta chuyển tôi sâu hơn về hậu phương. Viên thiếu tá bị thương không được chuyển đi. Thậm chí người ta cũng không đặt anh ta lên giường. Khi họ chuyển tôi khỏi phòng, tôi cám ơn thiếu tá một lần nữa vì đã giải phẫu cho tôi và chúc anh mau bình phục. Anh cười cay đắng, chúc tôi mọi điều tốt đẹp và nói rằng đời anh thế là kết thúc rồi. Khi chuyển tôi lên chiếc xe tải quân y, y tá xác nhận sự thật đáng buồn là thiếu tá bị thương sẽ không thể sống tới ngày hôm sau.

Số phận

Tôi tới một bệnh viện khác – hoặc có lẽ cũng lại chỉ là một tiểu đoàn quân y khác. Đó là một lán trại rộng với những khối giường hai tầng kê thành ba dãy. Người ta xếp tôi ở giường tầng dưới. Mặc dù khu trại rộng lớn này chữa trị cho rất nhiều người bị thương, trại vẫn rất yên lặng và trật tự. Các nữ y tá chăm sóc người bị thương, thậm chí quấn thuốc lá cho những người có tay bị băng bó. Hút thuốc không bị cấm, nhưng không phải cho tất cả những người bị thương cùng một lúc, vì thế khu trại được giữ thông thoáng tốt và không khí bên trong luôn trong sạch. Sau khi được tiêm thêm vài liều vắc xin, tôi lăn ra ngủ ngay lập tức. Nhưng tôi bị đánh thức bởi những tiếng nói ồn ào và tiếng trao đổi sôi nổi trong trại. Người ta đang xếp ai đó nằm gần tôi và những bệnh nhân xung quanh xôn xao cả lên: “tay trung úy thật tốt phúc, được nằm bên cạnh một cô gái trẻ xinh đẹp!” Sau vài cố gắng, tôi tìm cách xoay người và cảm thấy có gì đó cứng cứng gần mình: đó là một nữ trung úy quân y, toàn thân bọc đầy thạch cao. Chỉ còn mỗi khuôn mặt là nhìn thấy được. Cô gái đang hôn mê, nhưng khuôn mặt cô nhăn nhó liên tục vì đau. Cô là ai, điều gì xảy ra với cô - tôi không bao giờ biết được bởi sáng hôm sau tôi lại bị đưa lên một xe tải và chở tới nhà ga. Người ta chuyển chúng tôi lên tàu – một đoàn tàu chở khách đúng nghĩa với giường nằm và mọi tiện nghi – và tôi lại lăn ra ngủ (cần nói thêm là tôi luôn ngủ say khoảng ba ngày mỗi lần bị thương, bởi tôi không bao giờ được ngủ đầy đủ khi chiến đấu và hành quân).

Tôi bị đánh thức bởi những tiếng nổ như sấm: máy bay Đức đang ném bom nhà ga. Qua cửa sổ tôi trông thấy nhiều lửa và khói. Đoàn tàu của tôi đang dừng giữa một nhà ga lớn. Cách chúng tôi vài tuyến đường ray là một đoàn tàu quân y chứa đầy người bị thương đang bốc cháy. Các cứu thương đang kéo những người bị thương ra khỏi đoàn tàu cháy và xếp họ trên sân ga kề đấy (một cảnh tương tự đã được một họa sĩ sau chiến tranh vẽ lại – một bức tranh rất thật, đang trưng bày tại Bảo tàng Đoàn quân y ở Leningrad).

Đoàn tàu của tôi chuyển bánh. Y tá và cứu thương chạy xung quanh, chuẩn bị sơ tán chúng tôi. Người ta cho hay rằng chúng tôi sẽ được di chuyển đến một bệnh viện cố định thực sự. Đoàn tàu dừng lại nhiều phút sau đó và người ta chuyển chúng tôi lên xe cứu thương. Chúng tôi được chở xuyên qua thành phố Kursk.

Cuối cùng, chúng tôi được đưa vào một bệnh viện trực thuộc Phương diện quân. Trước chiến tranh, tòa nhà này hẳn là một bệnh viện bình thường của thành phố. Trước khi lên giường, chúng tôi được tắm rửa và thay băng, quần áo được thay bằng áo choàng bệnh viện sạch sẽ. Tôi được đưa vào một buồng sĩ quan ở tầng hai, gồm có bốn giường: ở một giường là viên thượng úy rên rỉ vì cái chân bị thương đang đau; trên giường khác là một thiếu tá bị thương; giường cuối cùng còn trống. Sau bữa tối ngon lành, tôi chỉ muốn ngủ ngay trên cái giường sạch sẽ đẹp đẽ của mình. Nhưng nói thì dễ hơn làm: đột nhiên, súng phòng không của thành phố nổ vang và tôi nghe thấy từ xa có tiếng bom nổ. “Thành phố vẫn còn bị không kích, đêm nào cũng như vậy!” cô y tá trực cho biết. Những người bị thương còn đi được chuệnh choạng chui vào hầm trú ẩn. Nhưng chúng tôi – những người không đi được – phải ở lại trên giường và không tỏ ra hoảng loạn. Chúng tôi có thể làm gì hơn? Rồi cuộc không kích kết thúc và lũ máy bay đã bay xa, tất cả lại trở lại yên tĩnh. Chỉ còn tiếng càu nhàu của những người bị thương và tiếng rền rĩ của viên thượng úy...

Tới sáng, bác sĩ trưởng bệnh viện, đi kèm với vài người khác, tiến hành kiểm tra cho tất cả bệnh nhân. Bác sĩ của chúng tôi báo cáo loại ca bị thương và tình trạng từng bệnh nhân. Bác sĩ trưởng kiểm tra từng bệnh nhân, hỏi xem anh ta có phàn nàn gì về bệnh viện không và chỉ dẫn cho các bác sĩ. Ông ta dừng lại một lúc lâu cạnh giường của thượng úy, kiểm tra chân anh ta và tuyên bố cần khẩn cấp cắt bỏ do hoại tử đã lan nhanh. Cuộc phẫu thuật phải tiến hành lập tức, bác sĩ trưởng nói, ngày mai sẽ là quá trễ. Thượng úy la lớn rằng anh ta không cho phép chân mình bị cắt bỏ; rằng anh ta sẽ chẳng còn là người nếu thiếu một chân; rằng chân anh ấy sẽ khỏi mà không cần bác sĩ, và rằng mọi bác sĩ chỉ đáng xuống địa ngục và hãy để anh yên. Nhưng bác sĩ trưởng đã chuyển sang chỗ tôi và ông thiếu tá, và rồi cả nhóm rời khỏi phòng.

Trong khi kiểm tra tôi than phiền về cái chân mình: sau khi phẫu thuật nó cứ gập lại 90 độ và tôi không thể duỗi thẳng ra được. Điều này không chỉ gây khó chịu – đặc biệt khi dùng nạng – mà căn bệnh thấp khớp quen thuộc cũng làm tôi đau buốt. Thông thường thì tôi làm dịu thấp khớp bằng cách co duỗi chân, nhưng giờ thì không thể được, và tôi phải nhờ y tá xoa bóp hộ. Bác sĩ trưởng nói rằng tôi nên cố tập duỗi chân hàng ngày mặc cho đau đớn, và rồi nó sẽ trở lại bình thường.

Sau khi nhóm quân y “cao cấp” rời phòng, thiếu tá và tôi cố gắng khuyên thượng úy đồng ý cắt chân. Chúng tôi nói với anh ta rằng bác sĩ trưởng không đùa đâu, và một người vẫn có thể sống với chỉ một chân. Anh ta đáp lại bằng cách chửi rủa và đề nghị để anh ta yên vì đó là chuyện riêng của anh. Về phần tôi, anh ta nói rằng tôi quá trẻ để dạy bảo anh. Tới bữa trưa thượng úy từ chối ăn uống, bảo cô y tá đang tìm cách cho anh ăn là xéo đi cho khuất mắt.

Bọn Đức ném bom thành phố lần nữa. Cô y tá bảo chúng tôi rằng chúng lại tới ném bom nhà ga, vốn đang tập trung nhiều đoàn tàu quân sự. Nhưng bom cũng nổ tung gần tòa nhà chúng tôi làm nó lắc lư và run rẩy.

Tất cả đều lăn ra ngủ ngay sau cuộc không kích. Buổi sáng khi thức dậy, tôi thấy thượng úy đã im lặng và không nghe thấy tiếng rên rỉ của anh nữa. Khi quay về phía anh, tôi thấy người anh đã được phủ lên tấm vải trắng. Các cứu thương mau chóng tới, chuyển xác thượng úy lên cáng rồi khênh đi. Lời tiên đoán của bác sĩ trưởng đã thành sự thật nhanh hơn chúng tôi nghĩ.

Đó cũng là một nhiệm vụ chiến đấu

Ngày hôm sau, cuộc kiểm tra của bác sĩ trưởng tiếp diễn. Ông không vừa ý với tình trạng chân tôi và nói rằng số phận của tôi cũng sẽ giống như viên thượng úy quá cố. Hoại thư, ông cho biết, là một bệnh chết người có thể dễ dàng phát hiện vào thời kỳ đầu nhưng không thể trị được, nhất là tại đây. Ông nói thêm là một vài bệnh viện chuyên khoa ở Maskva đã tìm ra cách chữa trị thích hợp. Tôi trả lời rằng mình không muốn phải mất chân hay chết yểu - vậy chuyển tôi tới bệnh viện chuyên khoa Maskva là tốt hơn cả. Bác sĩ trưởng suy nghĩ một lát rồi ra lệnh cho một bác sĩ khác chuẩn bị chuyển tôi về Maskva.

Một giờ sau, xe cứu thương đưa tôi ra sân bay. Khi tới nơi, tôi thấy một máy bay cứu thương Douglas đang cất cánh. Không còn máy bay nào khác: cánh đồng hoàn toàn trống trải. Người ta đưa tôi tới một chiếc lều và xe cứu thương quay đi. Có ba sĩ quan khác đang nằm trong lều. Chiếc Douglas vừa bay đi không thể chở thêm họ vì đã quá tải. Chỉ huy sân bay tới và hỏi xem anh ta có thể làm gì với chúng tôi. Chúng tôi đáp rằng mình cần được chuyển về Maskva càng sớm càng tốt do vết thương khá nặng. “Tôi biết rồi! Nếu nhẹ thì các anh đã không ở đây” - anh đáp. Anh ta nói thêm là hiện có hai chiếc máy bay hai tầng cánh loại nhẹ U-2 kukuruznik trên sân bay nhưng họ trực thuộc quyền chỉ huy của Tư lệnh Phương diện quân Rokossovski. Chỉ huy sân bay nói rằng nếu Sở chỉ huy Phương diện quân cho sử dụng máy bay U-2, chúng tôi có thể bay trên đó để về Maskva. Anh ta quay về sau mười lăm phút và thông báo rằng chúng tôi được chấp nhận, và chúng tôi chuẩn bị được chuyển lên máy bay lập tức. Mỗi máy bay có thể mang thêm ba người không kể phi công: hai người ngồi ở cabin phía sau phi công, một người nằm trong thân máy bay. Người ta chuyển tôi vào cabin phía sau với một đại úy bị thương, anh ấy ngồi phía trước, quay mặt đối diện với tôi. Có rất ít khoảng trống trong cabin. Người ta buộc chắc chúng tôi, chúc bay an toàn và đóng cửa sổ cả hai bên cabin. Trong cabin tầm nhìn rất tốt: tôi thậm chí không cần ngẩng đầu lên vẫn ngắm được cảnh xung quanh. Máy rồ lên, chúng tôi cất cánh nhẹ nhàng và từ từ lấy độ cao – dù vậy tôi vẫn có thể nhìn thấy làng quê, những cánh rừng, cánh đồng và thậm chí từng người và gia súc đi trên đồng.

Đó là lần đầu tiên đi máy bay nên mọi thứ thật mới lạ và khác thường đối với tôi. Động cơ kêu lách cách ngay sát tai tôi như tiếng máy kéo trên cánh đồng, thật khó mà quen được với nó. Máy bay liên tục thay đổi độ cao, đôi lúc ngóc lên và đôi lúc nhào xuống một rãnh không khí, làm tim tôi như nhảy bật khỏi cổ. Viên đại úy ngồi phía trước biến sắc xanh nhợt: có lẽ anh ta sắp nôn tới nơi. Tôi cũng chẳng khá gì hơn.

Khoảng một tiếng sau, máy bay hạ độ cao và nhẹ nhàng đáp xuống một cánh đồng lớn, ở giữa có một vườn táo. Các phi công mở cabin cho chúng tôi và biến đi đâu đó. Chúng tôi thở hít cảnh sắc của những lùm táo, tận hưởng cái yên lặng đột ngột. Các phi công mau chóng quay lại, vác theo những bao táo lớn sau lưng. Họ đút mấy cái bao vào sau máy bay, dưới chân anh chàng bị thương nằm dưới thân. Đám nông trang viên của cái sovkhoz

[8]

trồng táo cũng tới và tặng quà chúng tôi – một túi chứa đầy những quả táo to mọng! Họ nhét chúng vào cabin ngay dưới chân chúng tôi.

Tôi nhận thấy tất cả các phi công đều đeo huân chương. Trong những ngày ấy, thời năm 1943, hiếm khi ta gặp được một sĩ quan có đeo nhiều huân chương. Tôi hỏi họ: “Làm sao các anh có được những huân chương đó?” “Tất nhiên là do thực hiện các phi vụ chiến đấu!” “Các anh có bay ném bom Berlin hay chỗ nào tương tự thế không?!” “À, chúng tớ có được những huân chương này vì đã thực hiện một số lượng nhất định những chuyến bay trinh sát. Đó cũng là nhiệm vụ chiến đấu.” “Như thế nào?” “Chúng tớ bay dọc chiến tuyến: đám tiêm kích Đức Messerschmitt có thể tấn công chúng tớ bất cứ lúc nào.”

Tin về một chiếc tiêm kích Đức có thể tấn công không làm chúng tôi vui chút nào. Tuy nhiên, chiến tranh là thế và những gì chúng tôi làm được là hy vọng điều tốt nhất sẽ xảy ra. Đám phi công bảo chúng tôi rằng họ đã từng bị tấn công nhiều lần nhưng đều thoát nạn vì máy bay U-2 có thể bay rất thấp và khá cơ động. Thậm chí nó có thể hạ cánh giữa cánh đồng ngô, do đó nó có biệt danh: kukuruznik, tức là “máy bay ngô”. Đám phi công hỏi han sức khỏe chúng tôi, khởi động động cơ và chúng tôi cất cánh. Chúng tôi bay một vòng quanh cánh đồng, nơi nông trang viên của sovkhoz đang vẫy tay với chúng tôi, và tiếp tục chuyến bay về Maskva.

Chuyến bay kéo dài khoảng sáu giờ làm chúng tôi khá mệt: do vết thương và mất máu cũng như do chưa quen ở trên không. Tới chiều, chúng tôi nhìn thấy sông Maskva phía dưới. Các phi công tắt động cơ và chúng tôi nhẹ nhành đáp xuống Sân bay Tushino. Ở đấy có một cái lều bệnh viện rộng ngay cạnh sân bay và họ đưa chúng tôi đến đấy. Chúng tôi được một y tá đón tiếp: cô này ngạc nhiên khi nghe chúng tôi kể là đã bay trên chiến “máy bay ngô”. Chúng tôi nói với cô là mình không may mắn khi đón hụt chiếc máy bay cứu thương Douglas về Maskva. Cô y tá trả lời: “Có phải chiếc Douglas đã bị bọn Đức bắn rơi không? Đúng rồi! Ngày hôm nay không có chiếc Douglas nào hạ cánh cả!”

Cuối buổi chiều chúng tôi cũng tới được một bệnh viện lớn, đóng tại các dãy nhà của Học viện Timizyarev. Sau một vài thủ tục, người ta đưa chúng tôi vào những phòng khác nhau. Tôi vẫn đem được theo túi táo và hồ hởi chia chúng cho các hộ lý và bạn cùng phòng. Một hộ lý, thoạt đầu đã từ chối nhận quả táo của tôi, bởi theo cô, những quả táo như vậy tại Maskva có giá khoảng 25 rúp. Nhưng cuối cùng cô cũng cầm lấy một quả, và tôi phát tất cả số táo còn lại cho những người bị thương và hộ lý y tá, chỉ để lại phần mình ba quả.

Lính tiền tuyến (Frontovik)

Vết thương của tôi cuối cùng lành hẳn ngày 21 tháng Mười Một. Tôi nhận lệnh chuyển tới một trung đoàn pháo binh ở Narofominsk làm sĩ quan dự bị. Do phải có mặt tại trung đoàn trong vòng năm ngày, tôi được năm ngày phép kèm theo lương khô. Leningrad vẫn bị phong tỏa. Chẳng biết đi đâu, vì thế tôi tới thẳng chỗ trung đoàn đóng quân ở Narofominsk. Tôi báo cáo trung đoàn cùng ngày hôm đó và nộp toàn bộ giấy tờ của mình. Tôi được chuyển tới một tiểu đoàn pháo binh đóng ở một lán trại lớn có sức chứa 100 người. Không một giường nào còn trống! Tóm lại, cứ hai sĩ quan ngủ chung một giường, vì thế tôi được mời qua đêm trên một bậu cửa sổ: cũng khá rộng, nhưng lạnh như băng do trát bằng xi măng và có gió lùa xuyên qua khe cửa.

Các sĩ quan trong tiểu đoàn phải thay phiên nhau trực gác và lau chùi sàn nhà: tóm lại, họ phải làm mọi công việc của lính lác. Họ lập tức bắt tôi lau sàn, nhưng tôi chìa ra giấy tờ chứng nhận mình vẫn còn nghỉ phép, nên họ để tôi yên. Hôm đó tôi chẳng có bữa sáng và cũng đến quá trễ để ăn bữa trưa. Có lẽ  tôi sẽ không được cấp phát thức ăn, do giấy tờ của tôi vẫn chưa được thông qua. Vì thế tôi xách lấy mớ lương khô và đi vào thành phố, hy vọng tìm được chỗ nào đó thích hợp để ăn.

Tôi tới căn nhà gần nhất trong làng – thật ra là một phần của thị trấn nhỏ Narofominsk – và gõ cửa. Một phụ nữ mặc quân phục đeo hàm trung sĩ mở cửa ra và hỏi xem tôi cần gì. Tôi nói mình muốn gặp bà chủ nhà. Cô ta cười và lui vào nhà. Một phụ nữ khác xuất hiện, lần này là một thượng úy, và giới thiệu cô ta là chủ nhà. Tôi xin lỗi và chuẩn bị rút lui, nhưng cô hỏi tôi cần gặp cô vì chuyện gì. Khi nhận ra tôi chỉ muốn có chỗ để ăn lương khô, cô trả lời rằng mình đang chuẩn bị ăn tối và sẽ rất vui nếu tôi cùng ăn. Không tiện từ chối, tôi bước vào trong nhà.

Trong nhà còn có ba sĩ quan và hai trung sĩ khác, tất cả đều là nữ. Họ gọi nhau bằng tên riêng không kèm theo cấp bậc. Họ rất lịch sự và hỏi tôi vô số câu: Tôi là ai? Tôi từ đâu tới? v.v. Khi câu chuyện đã bén, tôi biết được rằng các cô gái này thuộc một trung đoàn xạ thủ tiểu liên đặc biệt đang đóng trong làng. Nhiều cô đã từng chiến đấu ngoài mặt trận và được thưởng huân chương. Bà chủ nhà, chính là cô thượng úy, mời tôi cứ tới thăm họ và thậm chí có thể ở lại qua đêm. Tôi cám ơn và trở về trung đoàn mình.

Có mọi loại người trong trung đoàn: có những sĩ quan giống tôi, được chuyển tới trung đoàn dự bị sau khi hồi phục vết thương và mong muốn quay về mặt trận; nhưng cũng có những sĩ quan cố gắng tránh càng xa mặt trận càng tốt. Tại đây tôi gặp lại một sĩ quan tốt nghiệp cùng học viện pháo binh với tôi. Hắn chuyển tới trung đoàn dự bị sau khi tốt nghiệp năm 1942 mà vẫn chưa hề ra mặt trận! Hắn ta phấn khởi phát biểu về chuyện được giao làm những nhiệm vụ khác nhau chỗ này chỗ nọ. Theo ý hắn, đời sống ở trung đoàn dự bị, với tất cả bất tiện của nó – như là thức ăn tệ hại – vẫn tốt hơn sống ngoài chiến trường với hiểm nguy. Những người như hắn ưa sống mòn nhờ cọ rửa nhà xí hơn là đương đầu với cái chết hay bị thương khi chỉ huy một pháo đội chiến đấu. Nhưng lính tiền tuyến

[9]

không ở lại lâu trong trung đoàn: họ tình nguyện ra mặt trận và mau chóng chuyển sang chiến đấu (đặc biệt các đại diện trung đoàn, tới để tuyển chọn sĩ quan dự bị, rất thích tuyển những người đã có kinh nghiệm chiến trường). Tôi cũng vậy, viết ngay một lá đơn cho tiểu đoàn trưởng, đề nghị chuyển tôi trở lại mặt trận. Anh ta hứa sẽ chuyển tôi đi càng sớm càng tốt.

Đêm đó tôi ngủ trằn trọc. Cửa sổ chỗ tôi nằm, trái ngược với chiếc giường bệnh viện êm ái, lạnh, cứng và ẩm ướt. Tôi trở mình liên tục nhưng vẫn không dễ chịu hơn. Rốt cuộc, tôi rơi vào giấc ngủ chập chờn – được ru trong dàn đồng ca ngáy của các sĩ quan – và mơ về việc nhận lệnh gia nhập một đơn vị tiền tuyến, đi ngang qua Maskva vài ngày để thăm bạn gái, rồi ra mặt trận. Mãi gần sáng tôi mới rơi vào giấc ngủ say.

Hỡi những kỵ binh Kotovski, lên ngựa!

Ngày thứ hai của tôi tại trung đoàn sĩ quan dự bị vẫn không có gì khác. Tôi lang thang quanh Narofominsk suốt buổi sáng trước khi trở về ăn trưa tại nhà ăn trung đoàn. Buổi trưa tôi ngủ vặt trên chiếc giường trống trong trại. Chiều tối cũng thế - trống rỗng và tẻ ngắt. Khi tất cả sĩ quan trở về trại thì tôi lui sang bậu cửa sổ của mình, bởi không còn chiếc giường trống nào. Sĩ quan trực đánh thức tôi dậy vào giữa đêm, ra lệnh cho tôi tới báo cáo ban chỉ huy tiểu đoàn ngay lập tức. Tôi chỉnh đốn trang phục và đi tới ban chỉ huy, tại đó tôi gặp bảy sĩ quan khác cũng được gọi lên như tôi. Sĩ quan trực đọc một mệnh lệnh của tiểu đoàn trưởng, chấp thuận ước vọng của chúng tôi muốn ra mặt trận: chúng tôi sẽ được chuyển qua Quân đoàn Kỵ binh Cận vệ số 3. Anh ta nói thêm rằng chúng tôi nên mừng khi được chiến đấu trong một đơn vị nổi tiếng và uy tín như thế.

Tôi từng nghĩ mình sẽ chẳng ngạc nhiên nếu được chuyển tới một đơn vị súng cối sau khi học xong trường pháo binh, nhưng đây lại là kỵ binh! Đơn giản là tôi không thể chấp nhận được! “Có hỏi gì khác không?” Đại diện Quân đoàn Kỵ binh Cận vệ số 3 hỏi. Anh ta là một trung tá trẻ, hay gõ lách cách cặp cựa thúc ngựa gắn trên đôi ủng cao cổ mỗi khi nói chuyện. Mọi người đều im lặng. Tôi hỏi viên trung tá rằng trong quân đoàn có pháo binh hay không. Anh ta đáp quân đoàn có cả pháo, xe tăng, dàn phóng hỏa tiễn Katyusha và thậm chí cả không quân trực thuộc. Có ai đó hỏi khi nào thì phải tới trình diện quân đoàn. “Ngay bây giờ, xe tải Studebaker đang chờ chúng ta ngoài kia ...”

Những việc xảy ra sau đó diễn biến nhanh như chớp. Chúng tôi được chất lên một xe tải và vài giờ sau đã có mặt tại sở chỉ huy quân đoàn, báo cáo với viên tư lệnh pháo binh. Chỉ trong vài phút chúng tôi đã được phân về những sư đoàn khác nhau, và tôi được chuyển tới Sư đoàn Kỵ binh Cận vệ số 5. Từ Sở chỉ huy sư đoàn tôi được phân xuống Trung đoàn Kỵ binh Cận vệ số 24. Tại Sở chỉ huy trung đoàn tôi được đón tiếp bởi V. F. Todchuk, một đại úy Cận vệ rất có văn hóa và mang đầy đủ những phẩm chất xuất sắc nhất của một sĩ quan kỵ binh. Với nụ cười thân thiện, anh cho biết không còn chỗ trống trong các chức vụ sĩ quan pháo binh trung đoàn, nhưng trong thời gian hành quân ra trận và chuẩn bị tham chiến, chắc chắn họ sẽ tìm ra một chỗ cho tôi. Tôi không thích thú gì với tin này, nhưng Todchuk nói thêm: “Đừng bi quan, chuyên gia pháo binh à. Bây giờ cậu đã ở trong Trung đoàn Cận vệ Cờ đỏ nổi tiếng nhất, là thành phần của một đơn vị còn danh tiếng hơn nữa là Sư đoàn Cận vệ Cờ đỏ Huân chương Lenin Bessarabiya Kotovski. Từ giờ trở đi cậu sẽ thuộc một pháo đội trung đoàn 76 mm và rồi chúng tớ sẽ xem phải làm gì với cậu sau này.”

[10]

.

Anh ta kể cho tôi lịch sử sư đoàn, bắt đầu là một quân đoàn kỵ binh dưới quyền chỉ huy của Kotovski, một chỉ huy Hồng quân huyền thoại thời Nội chiến, về sau đổi thành Sư đoàn Kỵ binh số 3. Sư đoàn chiến đấu từ đầu cuộc Chiến tranh Vệ quốc, tham gia những trận đánh kìm chân năm 1941, cũng như tiến hành đột kích phía sau phòng tuyến Đức. Sư đoàn nhận danh hiệu Cận vệ vì những trận đánh đó và được đổi tên thành Sư đoàn Kỵ binh Cận vệ số 5, trong khi trung đoàn chúng tôi – trước đây là Trung đoàn Kỵ binh 158 – trở thành Trung đoàn Kỵ binh Cận vệ số 24. Sau khi đổi tên, sư đoàn đã tham gia chiến đấu trong trận Stalingrad. Hầu hết sĩ quan và chiến sĩ đều được trao huy chương chiến dịch: “Vì đã Bảo vệ Stalingrad”. Tôi rất ấn tượng với nguồn gốc, truyền thống và danh hiệu đơn vị mới của mình. Tuy nhiên, tôi nghĩ kỵ binh không có vai trò gì trong chiến tranh hiện đại và quyết định sẽ rời đơn vị lập tức ngay sau khi nhận vết thương kế tiếp. Tuy nhiên, sau này tôi đã đổi ý và luôn trở về với kỵ binh sau khi hồi phục vết thương.

Sau buổi gặp đó, đại úy luôn gọi tôi là “chuyên gia pháo binh”. Tôi không biết tại sao anh ta lại gọi thế: có lẽ do ghi chú trong giấy tờ của tôi, rằng tôi đã tốt nghiệp Trường Chuyên môn Pháo binh Leningrad và Học viện Pháo binh Tomsk. Đại úy gọi một liên lạc viên lên và ra lệnh cho đưa tôi tới chỗ pháo đội trưởng pháo đội trung đoàn. Anh ta bắt tay tôi, chúc tôi may mắn, gõ đôi cựa thúc ngựa và bỏ đi. Người liên lạc viên tới tìm ai đó trong pháo đội trung đoàn, trong khi tôi quan sát cuộc sống thường nhật của một trung đoàn kỵ binh, điều hoàn toàn mới mẻ với tôi.

Trung đoàn đang trong thời gian dưỡng quân và khẩn trương chuẩn bị cho cuộc hành quân. Có thể thấy qua các kỵ sĩ đang ra vào sở chỉ huy. Không như lính bộ binh, kỵ binh đi ủng cao cổ và áo khoác của họ có tà dài xẻ sau lưng để dễ dàng leo lên yên. Cầu vai của họ có sọc xanh dương nhạt với phù hiệu kỵ binh – một móng ngựa với hai thanh gươm bắt chéo đặt ở giữa. Ngoài súng cá nhân, kỵ binh còn trang bị thêm gươm. Mặc dù đang tiết trời bẩn thỉu tháng Mười Một, các kỵ binh trông vẫn bảnh bao và sung sức.

Vài phút sau, liên lạc viên quay về và báo cáo rằng xe ngựa của thượng sĩ pháo đội đã đến sở chỉ huy và sẽ đưa tôi về pháo đội. Thượng sĩ là một kỵ binh cao lớn lắm mồm, đã tham gia quân ngũ từ trước chiến tranh. Giọng nói pha lẫn tiếng Nga và Ukraina, anh hỏi tôi về mọi thứ: từ đâu tới, từng sống ở đâu và đã chiến đấu ở đâu. Khi biết tôi là con trai thành thị và chưa từng phục vụ trong kỵ binh, anh nói yếu tố quan trọng nhất của kỵ binh là con ngựa: bạn chiến đấu của mọi kỵ binh. Con ngựa, anh ta tiếp tục, chính là Alpha và Omega – khởi đầu và kết thúc của mọi thứ - đối với một kỵ binh. Không nhiệm vụ nào có thể hoàn thành mà thiếu nó; trách nhiệm chính của tất cả sĩ quan và chiến sĩ là quan tâm chăm sóc vật cưỡi của mình. Một kỵ binh, anh nói thêm, không được lơ là với con ngựa của mình, khi đó con ngựa sẽ không quên anh trong chiến đấu.

Khi đến pháo đội, tôi đi tìm pháo đội trưởng và báo cáo nhận nhiệm vụ sĩ quan dự bị. Pháo đội trưởng, một sĩ quan trẻ chỉ khoảng hai lăm tuổi, đón tiếp tôi nồng nhiệt và giới thiệu tôi với các trung đội trưởng, những người mà tôi lập tức kết bạn và tìm thấy sự hòa hợp. Trung úy Cận vệ Kuchmar rất quan tâm tới tôi, giải thích vai trò đặc biệt của pháo đội pháo binh trong một trung đoàn kỵ binh. Vừa hút tẩu vừa mỉm cười, anh đề nghị tôi ở lại với trung đội của anh. Tôi vui vẻ chấp nhận lời mời. Pháo đội đóng tại rìa một khu rừng và đang chuẩn bị hành quân đêm. Pháo đội này trang bị dã pháo 76 mm (Model 1939); mỗi khẩu do sáu ngựa kéo. Tại các sư đoàn bộ binh thường, loại pháo này chỉ có hai ngựa kéo, nhưng sự khác biệt này có thể dễ dàng giải thích bởi các khẩu đội phải giữ kịp tốc độ với các kỵ đội tay gươm của trung đoàn.

Thời tiết buổi chiều trở nên tệ hơn, bắt đầu có mưa. Mưa phùn không dày nhưng dường như chẳng biết lúc nào kết thúc. Một anh nuôi xuất hiện cùng “pháo phòng không” (đó là biệt hiệu riêng của đơn vị cho chiếc xe nhà bếp) và bắt đầu chia phát bữa tối. Bữa tối được chia thành từng cà mèn – mỗi cái chứa hai hoặc ba phần ăn. Trà được chia vào cùng cái cà mèn ấy sau khi được mau chóng rửa sạch. Người đánh xe của Kuchmar đem bữa tối cho hai sĩ quan chúng tôi trong hai chiếc cà mèn. Anh ta trải tấm áo mưa plash-palatka ra khoảnh đất dưới một gốc cây, bày đám cà mèn ra đấy, xếp thêm mấy miếng bánh mì và đưa tôi chiếc thìa của anh (anh ta rút nó từ ống ủng cao cổ của mình), mời chúng tôi ăn. Mặc cho cơn mưa đang rắc hạt xuống cổ áo khoác, xuống bữa ăn và nước trà, chúng tôi vẫn chén sạch mọi thứ.

Trước khi bữa ăn kết thúc, một hồi kèn cất lên từ phía ban chỉ huy trung đoàn. “Đấy là mệnh lệnh thắng yên và lên ngựa,” Kuchmar vừa nói vừa đứng dậy trên tấm áo mưa. Chẳng mấy chốc trời chuyển sang tối sẫm, nhưng các kỵ sĩ, sĩ quan và người đánh xe vẫn bình thản thắng yên lũ ngựa, chuẩn bị xe và pháo để hành quân đêm. Tín hiệu “thắng yên” được phát đi nhiều lần theo nhiều âm độ khác nhau: có lúc thì ồn và gắt cụt, có lúc lại du dương và ngân dài. “Các kỵ binh Kotovski, thắng yên ngựa...” tín hiệu đó hứa hẹn một chuyến hành quân dài và khó khăn.

Pháo đội kéo thành hàng dài trên đường và hòa vào đội hình của trung đoàn. Màn đêm buông xuống, chỉ còn tiếng móng ngựa gõ lộp cộp cho biết cả một quân đoàn đang hành quân. Mưa kéo dài suốt đêm không ngớt. Bánh xe và móng ngựa trộn nước mưa và đất mặt đường thành một suối bùn. Xe ngựa kéo pháo ngập tới trục và trôi chứ không phải là lăn, xuyên qua vũng lầy. Mặc dù có áo mưa phủ ngoài áo khoác, chúng tôi vẫn ướt tới xương. Tới mờ sáng nhiệt độ tụt xuống và thay cho mưa là những bông tuyết buốt giá, làm đông cứng mũ và áo khoác, biến chúng thành những tấm giáp băng. Cuộc hành quân càng lúc càng khó khăn và tất cả đều lạnh buốt tới tận xương. Người và ngựa bồn chồn chờ tới khi được nghỉ: thậm chí không một ai buồn hút thuốc trong cái thời tiết khủng khiếp thế này. Cuối cùng, hồi kèn tín hiệu được trông chờ từ lâu cũng cất lên: “Các chỉ huy, tập hợp.” “Các chỉ huy... các chỉ huy ... tập hợp, tập hợp!” hồi kèn ngân dài, do người thổi đang phi dọc hàng quân. Tín hiệu này có nghĩa là chúng tôi phải mau chóng dừng và có dịp đổi quần áo, hong khô quân phục.

Tới đây tôi xin nói thêm về hai hiệu kèn chính của kỵ binh Hồng quân trong Chiến tranh Vệ quốc. Hiệu kèn phổ biến nhất là “Thắng yên!” – một âm thanh du dương kéo dài đánh thức các kỵ sĩ, buộc họ đi thắng yên ngựa và đóng chúng vào những xe chở súng máy, xe kéo pháo và chở đạn. Hiệu kèn này trước tiên cất lên tại ban chỉ huy trung đoàn và sau đó được lặp lại bởi tất cả lính kèn của trung đoàn: “Các kỵ binh Kotovski, thắng yên ngựa...” Giai điệu của nó là vậy. Loại hiệu kèn thứ hai là “Các chỉ huy, tập hợp.” Hiệu kèn này nghe vui hơn. Thông thường nó có nghĩa là chuẩn bị có một chặng nghỉ giữa đường. Nó thường cất lên khi còn cách chỗ nghỉ chân chừng 5 km. Các sĩ quan thúc ngựa và phi vội lên đầu đội hình hành quân. “Các chỉ huy... các chỉ huy ... tập hợp, tập hợp!” tín hiệu cất lên. Đôi khi khúc cuối của hiệu kèn có thêm đoạn: “lưu ý tất cả các chỉ huy!”

Pháo đội tôi được phân chỗ nghỉ tại hai ngôi nhà liền nhau trong làng cho chặng dừng kéo dài một ngày. Do tôi vẫn chưa được giao nhiệm vụ cụ thể, Kuchmar đề nghị tôi tới nghỉ tại một trong hai ngôi nhà ấy. Tôi rất biết ơn anh về điều này và bước vào ngôi nhà gần nhất. Các kỵ sĩ của chi đội tới trước đó đang nằm chen chúc trên sàn của túp lều nông dân như cá mòi trong hộp. Trong nhà ấm áp, nhưng không khí ngột ngạt như bị bịt trong chăn. Mái đầu của hai đứa bé nhô ra khỏi chiếc giường phía trên cái bếp lò kiểu Nga. Lũ nhóc đang tìm hiểu đám lính say ngủ kia với vẻ tò mò. Một bà chủ nhà hiếu khách khuyên tôi cởi quần áo và hong chúng gần bếp lò: “Cậu cũng sẽ ấm người lên – hãy leo lên ngủ trên bếp lò, gần chỗ lũ trẻ của tôi, trong lúc chờ quần áo cậu khô đi.” Tôi không đợi được mời tới lần thứ hai, bước tránh những thân hình đang ngủ, leo lên bếp lò chỉ bằng hai bước. Không thể tả được niềm vui của tôi trên ấy, nằm trên bếp lò ấm áp: thoải mái và dễ chịu, tôi mau chóng ngủ thiếp.

Sai lầm đầu tiên của tôi trong quân chủng kỵ binh

Một đêm, tôi đột nhiên được lệnh phải tới báo cáo ban chỉ huy trung đoàn. Cẩn thận bước qua thân hình duỗi dài trên sàn của các đồng đội đang ngủ, tôi lặng lẽ rời căn nhà. Bên ngoài tuyết rơi nhẹ và có vài đụn tuyết. Tôi đến báo cáo với phó tham mưu trưởng trung đoàn và anh ta đưa tôi mệnh lệnh của trung đoàn trưởng. Mệnh lệnh viết rằng tôi, Thiếu úy Yakushin, phải lập tức đi tới Sở chỉ huy sư đoàn và ở đó chờ lệnh của ban tham mưu sư đoàn. Tôi được lệnh phải lấy một con ngựa từ đội nhạc trung đoàn và lấy yên từ trung đội công binh. Các trung đội ấy đều đóng gần ban chỉ huy trung đoàn. Tôi đánh thức thượng sĩ của trung đội nhạc và chìa ra tờ lệnh về việc cấp ngựa, đồng thời đề nghị thượng sĩ cho tôi con ngựa tốt nhất, cũng chính là sai lầm đầu tiên của tôi trong quân chủng kỵ binh: khi anh ta nhìn thấy tôi đeo cầu vai pháo binh có sọc đỏ (của kỵ binh có sọc xanh dương nhạt), anh ta nhận ra sự kém cỏi của tôi và chọn lấy con ngựa tồi nhất. Anh ta liêc tục tán dương những phẩm chất không có thực của con vật đáng thương, cứ như một tay lái ngựa Digan, và thành công trong việc khiến tôi chấp nhận rằng đó thực sự là con tốt nhất trong chuồng.

Tôi đưa con ngựa tới trung đội công binh. Do đã biết tôi cần gì nên tay hạ sĩ quan trực đề nghị tôi chọn một bộ yên kỵ binh. Chỉ ngón tay vào bộ đầu tiên tôi thấy, và do vẫn chưa biết cách thắng yên ngựa, tôi yêu cầu anh ta làm giúp tôi chuyện đó. Và do không có khái niệm gì về việc dùng bàn đạp để leo lên ngựa, tôi rời chuồng ngựa, nhìn quanh để tìm một cái bậc phù hợp, sao cho đứng từ đó tôi có thể cúi người trèo xuống chú tân tuấn mã của mình. Sau nhiều lần thử, tôi lôi con ngựa ra một cái rãnh và leo lên. May thay trò này diễn ra trong bóng tối mịt mùng và không ai nhìn thấy tôi: bằng không, ắt hẳn ở trung đoàn này tôi chẳng còn mặt mũi nào trong một thời gian dài – đấy là nói đỡ - và tôi sẽ trở thành đề tài bất tận cho những trò giễu cợt ...

Tôi đi được vài chục mét thì con ngựa chợt dừng lại, từ chối bước tiếp. Mọi nỗ lực của tôi nhằm làm con vật đi tiếp đều vô ích - tôi phải xuống ngựa thôi. Chú ngựa không đi chẳng qua do tôi không đeo đinh thúc ngựa ở ủng: vì thế tôi buộc ngựa vào một đoạn hàng rào và đi bộ về pháo đội. Khi chui vào căn nhà của mình, tôi cố gắng đánh thức Kuchmar nhằm hỏi mượn anh ta đôi cựa thúc ngựa. Nhưng Kuchmar không dậy mà chỉ lẩm bẩm mỗi khi tôi lay anh ta. Vì sợ sẽ đánh thức những người khác, tôi tóm lấy đôi ủng cao cổ của Kuchmar, tháo lấy đôi cựa và gắn nó vào ủng của tôi. Đó là sai lầm thứ hai của tôi trong kỵ binh: bởi tôi đã gắn sai khi quay cái khế ra phía trước ủng.

Tôi rời căn nhà và tiến về chỗ con ngựa, tiện tay chế luôn chiếc roi ngựa từ một đoạn cành cây để đảm bảo chú nghẽo sẽ chịu bước tiếp. Sau khi leo trở lại lên lưng nó – cũng khá chật vật – tôi tìm cách bắt con ngựa đi nước kiệu về hướng sở chỉ huy sư đoàn. Nhưng thời tiết trở nên tệ hơn, một cơn bão tuyết nổi lên, con đường biến mất hẳn dưới lớp tuyết. Do vậy tôi đã không để ý tự lúc nào mình đã lạc đường và đâm đầu vào một đầm lầy. Càng lúc con ngựa càng khó rút chân khỏi bùn lầy. Con vật tội nghiệp cố gắng làm một bước nhảy dài để tới được chỗ đất cứng, nhưng nó không đủ sức và ngã hẳn sang một bên, kéo cả tôi theo. Chật vật lôi được chân phải ra, tôi đứng dậy, giúp chú ngựa đứng được lên rồi dắt nó ra khỏi đầm lầy. Việc đó chẳng dễ dàng chút nào. Mãi sau khi cả hai lấm bê bết bùn đất khắp người, tôi mới lôi được con nghẽo lên được nền đất cứng. May thay, đầm lầy này cũng nhỏ và bão tuyết đã trở nên yếu bớt.

Con ngựa của tôi đã ướt sũng sau chuyến phiêu lưu trong đầm lầy: nó đang bốc hơi khắp mình. Tôi cũng vậy, người ngợm đầy mồ hôi. Nhưng cơn bão đã dừng và tôi tìm lại được con đường. Tuy vậy thời gian sắp hết và tôi phải tiếp tục lên đường nhằm báo cáo kịp với sở chỉ huy sư đoàn trước lúc bình minh.

Không có khe rãnh hay đồi đụn nào dọc hai bên đường. Có lẽ sẽ thật ngu ngốc nếu cứ dắt con ngựa đi thế này, do đó tôi cố gắng leo lên bằng cách đút ủng mình vào bàn đạp. Tôi nhận ra rằng nếu lên ngựa từ bên phải tôi sẽ quay mặt về phía đuôi chứ không phải đầu ngựa: vì thế tôi đặt ủng trái vào bàn đạp bên trái và sau vài khó khăn, rốt cuộc đã thành công trong việc ngồi lên mình ngựa. Đó là chiến thắng đầu tay của tôi trong việc tập cưỡi ngựa. Trên đường tới sở chỉ huy tôi leo xuống leo lên ngựa nhiều lần nhằm mục đích tập luyện.

Sau chuyến cùng tắm bùn, con ngựa trở nên khá nghe lời và nghe lệnh tôi mà chẳng cần đến roi. Tôi không còn nhiều thời gian nên phóng nước kiệu tới ngôi làng, đôi lúc chuyển sang phi nước đại. Phi nước đại đối với tôi dễ hơn, nhưng không dễ với chú nghẽo, bởi nó rất mau mệt. Tuy nhiên, tôi vẫn đến được làng lúc rạng đông. Dừng lại trước ngôi nhà đầu tiên, tôi bắt tay vào sửa soạn cho bản thân và chú ngựa. Bùn bẩn đã đông cứng nên cũng dễ để phủi ra khỏi áo quân phục. Tôi chải lông con ngựa bằng một chiếc chổi rơm tự chế rồi đi tìm sở chỉ huy.

Tôi báo cáo với phó tham mưu trưởng sư đoàn và nhận lệnh chỉ huy hai mươi kỵ sĩ của kỵ đội trinh sát nhằm tổ chức tuần tra và phòng thủ đoạn đường dài 30 km từ sở chỉ huy tới chiến tuyến. Phó tham mưu trưởng cảnh báo tôi rằng, có các đơn vị cơ động Đức đang thâm nhập chiến tuyến quân ta, phục kích và tiêu diệt các đoàn vận tải.

Các kỵ sĩ của kỵ đội trinh sát trông bảnh bao và tốt mã. Ngựa của họ cũng giống vậy: no đủ, khỏe mạnh và đẹp dáng – những con ngựa cưỡi thực thụ. Chú ngựa còm của tôi chẳng thể sánh bằng với chúng. Trong nhóm tôi có hai trung sĩ và chúng tôi bàn với nhau xem cách nào tốt nhất để bố trí tuyến đường tuần tra: chúng tôi quyết định sẽ lập căn cứ tại một ngôi làng nằm ngay giữa khu vực tuần tiễu. Sau vài thủ tục nhóm chiến đấu của chúng tôi bắt đầu rời làng.

Tôi thấy khá bất tiện khi dẫn đầu nhóm chiến đấu gồm những kỵ binh tinh nhuệ trên một con ngựa thảm hại, đặc biệt sau khi một trung sĩ nhã nhặn chỉ cho tôi thấy mình đã lắp ngược đôi cựa ủng. Tuy vậy, đám trinh sát vẫn đi sau lưng tôi và không tỏ ra là họ thấy tôi cưỡi ngựa kém thế nào.

Ngôi làng chúng tôi chọn làm căn cứ hầu như còn nguyên vẹn và bên trong không có lính đóng. Đám lính chuyển vào đóng rải rác trong những ngôi nhà khắp làng, trong khi tôi chọn một căn nhà giữa làng: ở đó dễ chỉ huy cả hai kỵ đội hơn.

Chúng tôi lập tuyến tuần tiễu và lên kế hoạch tuần tra. Các ngả đường đã đóng băng cứng nên cũng dễ cho đám lính của tôi di chuyển được trọn đoạn đường 15 km. Mỗi kỵ đội sẽ tuần tiễu một ngày rồi được nghỉ một ngày. Tôi ít đi tuần do phải dùng hầu hết thời gian để chăm sóc con ngựa, nó đang rất cần nghỉ ngơi và ăn uống đầy đủ (sao cho xương sườn không nhô rõ qua lớp da). Các ngả đường yên tĩnh và thanh bình, không tìm thấy các ổ phục kích của bọn Đức và tôi hoàn toàn tin cậy vào kinh nghiệm và kỷ luật của các trung sĩ. Trong thời gian này tôi có điều kiện để học lấy những nguyên tắc cơ bản về chăm sóc ngựa và chiến thuật kỵ binh trong chiến tranh hiện đại.

Hành quân đêm

Một tuần yên bình trôi qua. Có lần vào ban đêm tôi bị đánh thức bởi một sĩ quan. Anh ta là chủ nhiệm hậu cầu của Trung đoàn Kỵ binh Cận vệ 24. Hóa trung đoàn của anh ta đang tái bố trí và sẽ tiến vào làng tôi sau một ngày nữa. Khi trung đoàn tới, tôi được gọi lên ban chỉ huy trung đoàn và được chỉ định làm trung đội trưởng của một pháo đội chống tăng. Tôi được lệnh báo cáo lên sở chỉ huy sư đoàn, chuyển đám trinh sát trở lại về kỵ đội của họ rồi báo cáo cho pháo đội trưởng pháo đội chống tăng, Thượng úy Cận vệ Agafonov.

Tôi hoàn tất mọi thủ tục tại sở chỉ huy sư đoàn và tìm thấy pháo đội đóng tại rìa làng. Tôi hỏi các tổ viên về người chỉ huy và tiến vào nhà tắm hơi, nơi có mặt pháo đội trưởng. Tôi gõ cửa - một người thấp bé có khuôn mặt Nga cởi mở cùng tính cách của một sĩ quan chuyên nghiệp bước ra. Anh ta không mặc áo khoác và đeo lon thượng úy. Đó là pháo đội trưởng. Tôi nghĩ anh ta chỉ khoảng hai lăm tuổi. Một Huân chương chiến đấu Cờ đỏ lấp lánh trên ngực – lúc ấy thứ huân chương này còn khá hiếm. Sau khi nghe báo cáo của tôi, anh ta quay lại công việc và đề nghị tôi chỉ huy Trung đội 2. Anh ta chỉ chỗ trung đội cho tôi và để tạm biệt, cho tôi hay rằng trung đoàn sắp chuyển sang chiến đấu ngay sau khi hành quân kết thúc, và tôi nên giữ gìn ngựa cho chiến đấu – đặc biệt những con ngựa kéo pháo, vốn là thứ quý giá nhất. Một lần nữa, tôi được nhắc, ngựa là thứ quan trọng nhất trong kỵ binh: người, pháo và xe ngựa đều không bằng.

Tôi tìm thấy trung đội và tay phụ tá của trung đội trưởng (người đang tạm thời giữ chức trung đội trưởng). Tôi thông báo cho anh ta về việc bổ nhiệm của mình và ra lệnh anh ta giới thiệu nhân sự cùng khí tài của trung đội cho tôi. Không đủ thời gian cho một buổi giới thiệu đúng thủ tục: mọi người đã biết về việc bổ nhiệm của tôi thông qua các khẩu đội trưởng trong khi chúng tôi cùng nhau kiểm tra tình trạng súng pháo, ngựa kéo và xe ngựa. Trung đội được trang bị loại pháo chống tăng 45 mm, mỗi khẩu 4 ngựa kéo. Mỗi khẩu pháo có hai xe chở đạn đi kèm, mỗi xe chở đạn do ba ngựa kéo. Một khẩu đội bao gồm mười người (khẩu đội trưởng, xạ thủ pháo, người điều khiển khóa đạn, người nhồi đạn, người vác thùng đạn, bốn đánh xe và một người giữ ngựa). Có tổng cộng hai mươi ba người trong trung đội: có thêm trung đội trưởng, trung đội phó và một thợ rèn. Trung đội trên nguyên tắc có ba mươi lăm ngựa nhưng một số đã mất trong những trận đánh đầu tiên và các khẩu đội viên phải di chuyển trên xe chở đạn và xe kéo pháo. Chúng tôi chỉ còn tám con ngựa kéo pháo, tám ngựa kéo xe và ba ngựa cưỡi: tổng cộng mười chín con.

Ngay trước khi khởi hành chúng tôi được cấp phát quân phục mới cho mùa đông – áo choàng da cừu màu trắng ngà, khá nhẹ. Chúng trông khá đẹp và rất ấm áp. Tuy nhiên, thời tiết mùa đông này thường xuyên thay đổi từ ấm trời sang đông giá, và chẳng mấy chốc áo choàng da cừu đã thấm ẩm. Do làm bằng da cừu chưa thuộc, chúng co rút nhăm nhúm khi khô lại, và đám chúng tôi sớm biến thành lũ hề với tà áo bên này ngắn hơn 10 cm so với tà áo bên kia. Cuối cùng, chúng tôi phải cởi bỏ áo choàng da cừu và mặc trở lại loại áo choàng len truyền thống phủ ngoài lớp áo khoác độn bông telogreika. Áo khoác độn bông telogreika mà chúng tôi dùng không dày bằng loại áo khoác những năm 1950 và 1960, chúng khá mỏng và hay sờn dưới lớp áo choàng.

Chúng tôi mất cả ngày để chăm sóc lũ ngựa và chuẩn bị cho hành quân đêm. Một tay kèn thổi lệnh “thắng yên” lúc mờ sáng, mọi người mau chóng lặng lẽ thắng yên và xiết đai ngựa. Các khẩu đội trưởng kiểm tra ngựa nghẽo, xe kéo và pháo, rồi báo cáo mọi thứ đã sẵn sàng để hành quân. Tôi sắp xếp trung đội mình thành đội hình phía sau trung đội 1. Tôi kiểm tra lại trung đội lần nữa và báo cáo với pháo đội trưởng rằng chúng tôi đã sẵn sàng hành quân. Trăng lên cao trên đỉnh trời. Mặt đất đông cứng và cuộc hành quân hẳn sẽ không khó khăn lắm. Tuyết trắng lấp lánh dưới ánh trăng, cọt kẹt dưới chân, tạo ra một thứ giai điệu lạ lùng khi kết hợp với tiếng lách cách của bánh xe ngựa.

Hầu hết chiến sĩ của tôi đã vứt bỏ mặt nạ phòng độc và túi đựng mặt nạ ngay những giờ đầu tiên của chặng đường ra mặt trận. Tôi có chút lo lắng – không phải do tôi sợ quân Đức sử dụng hơi độc – nhưng tôi phải trả giá cho những mặt nạ bị mất mỗi khi có kiểm tra! Các sĩ quan đồng ngũ khuyên tôi: ‘Ngay khi chúng ta bước vào chiến đấu, hãy ghi nhận càng nhiều càng tốt là “bị đạn địch phá hủy”’. Và tôi làm như thế thật. Ngay sau trận chiến đầu, tôi viết một báo cáo ghi là chiếc xe chở tất cả mặt nạ phòng độc của chúng tôi đã hoàn toàn bị phá hủy bởi một quả bom Đức.

Tôi chỉ có khái niệm mơ hồ về những gì sẽ xảy ra sắp tới, và chút kiến thức đáng ngờ về vai trò chiến thuật của kỵ binh –chưa kể tới đến vai trò của các khẩu pháo chống tăng của tôi trong trận chiến. Tôi chỉ biết một điều: phải phóng cùng tốc độ với các kiếm đội, hỗ trợ họ bằng hỏa lực của mình, và đánh trả các cuộc tấn công của xe tăng địch nếu chúng xuất hiện. Nhưng tôi không muốn nghĩ về các trận đánh vào lúc này, hiện tôi cảm thấy ổn thỏa và thoải mái. Thật dễ chịu khi hít thở không khí trong lành, không có khói hay mùi của các vụ nổ.

Trung đoàn hành quân trong yên lặng hoàn toàn, tôi sát vai cùng trung đội như một thành viên thực thụ của Quân đoàn Kỵ binh Cận vệ vinh quang. Mất trọn một đêm để hành quân tới mặt trận. Sau năm hay sáu giờ hành quân, chúng tôi trông thấy ánh lửa nơi chân trời, in trên nền trời đen thẫm mùa đông: lửa từ những ngôi làng bị bọn Đức đốt. Chúng tôi cũng trông thấy những chớp sáng ngắn của pháo sáng khi chúng được bắn lên trời, và vệt đạn bắn từ những khẩu súng máy. Có thể nghe thấy tiếng pháo nổ từ xa: mặt trận đã gần kề.

Đội hình chúng tôi dừng lại. Ở quãng đầu nghe thấy tiếng kèn gọi “Các chỉ huy, tập hợp” cất lên. Pháo đội trưởng của tôi thúc ngựa và phóng về phía ban chỉ huy trung đoàn. Anh ta quay về năm phút sau, hướng dẫn chúng tôi và thông báo mệnh lệnh: pháo đội chống tăng chúng tôi sẽ tách ra phân cho từng kỵ đội. Trung đội tôi được phân cho Kỵ đội 3 và 4. Không để mất thời gian, tôi chuyển khẩu pháo số ba của trung đội sang Kỵ đội 3, trong khi trung đội phó của tôi chỉ huy khẩu pháo số bốn qua Kỵ đội 4. Trung đoàn tôi phải chiếm lĩnh vị trí phòng thủ dọc theo tuyến đường sắt. Đó sẽ là điểm xuất phát cho cuộc tấn công sắp tới. Chúng tôi tiếp nhận vị trí của đám bộ binh thuộc Tập đoàn quân Đột kích số 3, lúc này sẽ hành quân về hậu tuyến.

Kỵ đội 3 bắt đầu đào công sự trên sườn tây của ngọn đồi kề bên tuyến đường ray. Chúng tôi có vừa đủ thời gian để đào hào và ngụy trang khí tài trước khi bình minh tới. Cùng với khẩu đội trưởng, Trung sĩ Cận vệ Palanevich, chúng tôi tìm thấy một vị trí đặt pháo thích hợp cho khẩu pháo số 3. Vị trí nằm trên đỉnh ngọn đồi, không có gì chen chắn khỏi ngọn gió tháng Chạp lạnh buốt. Mọi vị trí khác đều không có được phạm vi hỏa lực hiệu quả phù hợp.

Tổ pháo bắt đầu đào xuống mặt đất đóng băng cứng. Dụng cụ đào hào của họ đã cũ và mòn vẹt, có từ thời trận Stalingrad hoặc thậm chí còn xa hơn. Chúng tôi đào công sự cho khẩu pháo và hầm trú cho tổ pháo. Vị trí bắn của chúng tôi là nơi trống trải, trên đỉnh một ngọn đồi có thể nhìn rõ cách hàng dặm từ phía địch, chỉ có một lợi điểm: có phạm vi hỏa lực trùm lên dãy chiến hào thứ nhất của địch và dọc tuyến đường sắt. Đám bộ binh đang rời đi cho chúng tôi biết rằng quân Đức có một đoàn tàu bọc thép tuần tiễu tại khu vực này. Tư lệnh pháo binh sư đoàn hạ lệnh cho tất cả các pháo đội phải khai hỏa vào đoàn tàu bọc thép khi nó xuất hiện và hạ gục nó.

Tổ pháo đào tại vị trí đặt pháo mãi cho tới lúc bình minh. Chúng tôi san bằng nền công sự đặt pháo và cẩn thận ngụy trang mặt đất bằng tuyết. Sau khi hoàn tất công việc, tổ pháo lăn khẩu pháo vào vị trí, tháo các cà mèn và tới chỗ xe nhà bếp, chỉ để xạ thủ pháo ở lại vị trí. Xe nhà bếp cũng gần đấy, giữa một rãnh đất. Tổ pháo nhận món cháo kiều mạch nóng và bánh mì lạnh cứng, món này rời thành mảnh vụn trong thời tiết lạnh. Mọi người ăn cùng nhau, cũng giống như khi họ cùng nhau làm việc. Cứ hai hoặc ba người cùng ăn chung một cà mèn, họ lần lượt thay phiên nhau dùng thìa múc cháo. Sau khi ăn xong bữa, họ chùi sạch cà mèn bằng tuyết rồi uống chút nước trà nóng cũng từ cái cà mèn ấy. Sau cùng, họ đốt thuốc, che điếu thuốc lá sau ống tay áo choàng, lặng lẽ trò chuyện về cuộc sống thời trước chiến tranh.

Tổ pháo đã sống cùng nhau một thời gian dài và rất gắn bó qua bao nhiêu lần hành quân và chiến đấu. Họ biết mỗi sai lầm của tổ viên có thể lấy đi mạng sống của tất cả, đó là điều đã gắn chặt họ lại với nhau. Giữa trận đánh, họ hành động thống nhất như một. Họ biết chính xác điều gì phải làm: họ hiểu rõ nhau không cần phải nói thành lời và luôn tuân theo từng mệnh lệnh của khẩu đội trưởng.

Không ai muốn nói về những ngày sắp đến. Không ai muốn tranh luận xem kẻ thù sẽ hành động ra sao, tại đây, tại khu vực này của mặt trận, nơi hoàn toàn mới mẻ và xa lạ với chúng tôi. Trong khi đó, Mùa đông luôn nhắc nhở chúng tôi rằng bây giờ đang là tháng Chạp: nhiệt độ thường hạ thấp khi đêm xuống; gió thổi, quất tuyết vào mặt chúng tôi; năng lượng và hơi ấm nhận được từ bữa ăn nóng bị thổi bay hết, chúng tôi ngày càng thấy lạnh hơn.

Bọn Fritz thường xuyên nã súng máy và tiểu liên về phía tuyến phòng ngự chúng tôi. Những đường đạn bay vọt trên đầu về phía khu rừng phía sau, nơi các đơn vị hậu cầu của kỵ đội – ngựa, xe kéo, đạn dược – đang trú chân. Đôi khi đạn bắn trúng một tảng đá rồi văng lên bầu trời tối sẫm.

Một mảnh thiên đường

Phía sau phòng tuyến chúng tôi khoảng 250 mét có một ngôi nhà. Nó vẫn lành lặn sau những trận đánh diễn ra trong vùng như nhờ một phép màu. Đó là một ngôi nhà nông dân bình thường với bếp lò kiểu Nga, mái nhà và cửa sổ còn nguyên vẹn. Tôi cũng thấy ánh đèn yếu ớt của một chiếc đèn tự chế chiếu qua một khung cửa sổ. Đó là ngôi nhà mọi người chui vào nghỉ khi được cấp trên cho phép, cứ như một khu nghỉ dưỡng cao cấp. Họ tới đây để được sưởi ấm đôi chút.

Trong nhà đầy binh lính và sĩ quan: bộ binh, kỵ binh và lính pháo binh đều chen chúc nhau ở đây. Một số thì ngồi, một số nằm ngủ dưới chiếc bàn và băng ghế, một số đang nằm trên bếp lò, một số lại đứng ngủ gà gật, tựa lưng vào người bên cạnh. Không khí ngột ngạt đến độ nếu có ai mở cửa vào, anh ta sẽ ngã ngửa vì hơi ấm từ mồ hôi, giẻ bọc chân cũ nát và từ những thân người lâu không tắm rửa. Mặc dù vậy, đây vẫn là một mảnh của thiên đường cho các chiến sĩ ngoài mặt trận. Chốc chốc cửa lại mở và một người nữa bước vào. Nhưng một trung úy bộ binh, đang ngồi cạnh chiếc bàn, lên tiếng cảnh báo mọi người cần rời khỏi nhà trước bình minh, bởi ban ngày nơi này sẽ không an toàn chút nào. Anh ta cảnh báo sẽ có pháo kích của pháo binh Đức và đoàn tàu bọc thép, vốn đang tuần tra quanh khu vực. Sau khi đã lưu ý mọi người, viên trung úy đứng dậy, ra lệnh cho tất cả cánh bộ binh dưới quyền ra ngoài, rồi rời khỏi ngôi nhà. Căn nhà thoáng hơn hẳn sau khi bọn họ đi khỏi.

Nhưng rồi cánh cửa mở ra và một người lính đang lạnh cóng bước vào. Dáng người trung bình, ăn vận toàn trắng, anh ta đem theo một khẩu tiểu liên Đức. Sau khi cởi bao tay và mũ ấm mùa đông, anh ta nhờ: “Các anh em hãy giúp tôi! Tôi đang cóng gần chết đây này!” “Cậu ở đâu mà lạnh cóng vậy!” tôi hỏi. “Từ kia!” Anh ta chỉ về phía chiến tuyến. “Chúng tớ nhận lệnh phải bắt sống một tù binh từ chiến hào bọn Đức. Chúng tớ thất bại và được phép làm ấm người một chút, sau đó quay lại nằm phục kích cho tới khi hoặc bắt được tù binh, hoặc lạnh cóng đến chết.” Sau khi nói thế, tay trinh sát leo lên bếp lò, thậm chí không buồn cởi áo choàng ngụy trang hay để lại khẩu tiểu liên dưới sàn. Tôi bảo anh ta không nên ở lại ngôi nhà sau khi bình minh. Anh ta trả lời gì đó và lập tức lăn ra ngủ như chết. Sau khi rời khỏi căn nhà dễ chịu đó, tôi ra lệnh cho người của mình, những người còn ở lại, phải đánh thức anh trinh sát.

Khi quay về vị trí đặt pháo, thậm chí bão tuyết còn trở nên mạnh hơn. Nhưng tôi đã phấn khởi hơn: giờ đây tôi có chút hơi ấm dưới lớp áo choàng và trong đôi ủng cao cổ. Xạ thủ pháo đang kiểm tra khẩu pháo và đạn dược trước trận đánh. Người cuối cùng của tổ pháo đã quay về từ ngôi nhà. Khi tôi hỏi về người trinh sát, họ nói rằng đã đánh thức anh ta, rằng anh ta thức dậy nhưng lại quay lên bếp lò, miệng nói: “Mặc kệ điều gì sẽ xảy ra, tôi cứ ngủ thêm nửa tiếng nữa!”

Khi bình minh lên, chúng tôi nghe tiếng đoàn tàu của bọn Đức tới gần. Tuyến đường ray chạy qua một khe hẻm bên sườn chúng tôi nên chúng tôi không thể thấy điều gì đang diễn ra. Và rồi đoàn tàu bọc thép từ từ nhô khỏi khe hẻm, lập tức một làn mưa đạn từ các khẩu pháo phòng không và những vũ khí khác trút lên ngọn đồi của chúng tôi. Tôi chỉ biết hét: “Pháo và tổ pháo, ẩn nấp!” Và cả pháo lẫn tổ pháo thủ lập tức rút xuống chiến hào. Có lẽ cơn bão lửa từ đoàn tàu bọc thép chỉ diễn ra ngắn thôi, nhưng với chúng tôi nó như kéo dài bất tận. Chúng tôi có bắn trả không? Không thể bắn từ vị trí trống trải thế này! Và mặc dù có mấy khẩu pháo 76 mm ZIS-3 đóng phía sau chúng tôi, chúng cũng giữ im lặng. Chẳng có gì lạ: hỏa lực từ đoàn tàu quá mạnh, tập trung và ngoài mong đợi, sẽ là tự sát nếu khai hỏa giữa vị trí trống trải để bắn trả kẻ địch từ khoảng cách xấp xỉ 1.000 mét.

Đoàn tàu bọc thép đột nhiên ngừng bắn và quay mất về khe hẻm. Chúng tôi tập hợp lại từ các hầm trú ẩn và bắt đầu kiểm tra xung quanh. Tổ pháo thủ và khẩu pháo vẫn nguyên vẹn. Tuy vậy, khu vực xung quanh vị trí của chúng tôi bị đạn xới nát lên. Bờ công sự cũng bị phá nát. Ụ đặt kính ngắm cũng bị hư hại nhẹ vì một mảnh pháo, còn nếu như xạ thủ pháo không tháo kính ngắm vào đúng giây cuối cùng, hẳn nó cũng bị phá hủy, biến khẩu pháo trở thành mù dở. Tình trạng cũng tương tự trong dãy chiến hào của Kỵ đội 3. Các ụ súng máy bị trúng nặng nhất. Chúng tôi dần dần hiểu ra tình huống vừa rồi: đoàn tàu địch đã bắn vào những mục tiêu do một quan trắc viên pháo binh cung cấp. Chúng tôi mau chóng xác định ra hắn: hắn nấp tại một tháp cao, nằm phía sau tuyến đường ray khoảng 700 mét. Tư lệnh pháo binh sư đoàn ra lệnh cho chúng tôi tiêu diệt nó.

Chỉ mất vài giây để chuẩn bị pháo. Tôi ra lệnh: “Nhắm vào cái tháp, đạn mảnh, nhắm ... Nhắm vào điểm giữa của phần trên tháp! Bắn!” Chúng tôi bắn trượt. “Nhắm thấp hơn! Bắn!” Lần này thì trúng. “Bốn đạn phá, bắn nhanh!” Sau phát đạn thứ tư cái tháp sụm xuống. Tôi ra lệnh: “Ngưng bắn, ghi nhận mục tiêu số 2 - tháp quan trắc - đã bị tiêu diệt!” Chúng tôi vui mừng với kết quả pháo kích này và xe tiếp đạn chở thêm nhiều đạn tới từ cái khe sau lưng chúng tôi.

Tới lúc ấy, chúng tôi mới nhận ra “mảnh thiên đường” của mình đã biến mất. Thay vào đó là một đống gạch và gỗ, khói bốc lên từ dưới đống đổ nát. Tay trinh sát có thoát ra kịp lúc không, hay anh ta đang bị chôn vùi dưới đống mảnh vụn? Hai lính bộ binh đi ủng quấn xà cạp dò dẫm tới đống gạch vụn, đi quanh một lát, lắc đầu rồi bỏ đi.

Chúng tôi chuẩn bị đón cuộc viếng thăm kế tiếp của đoàn tàu bọc thép. Tôi tới vị trí quan sát của kỵ đội trưởng để bàn kế hoạch hành động sắp tới và cách thức phối hợp hỗ trợ. Kỵ đội trưởng hứa cho tôi con ngựa khác để thay cho con của xe kéo pháo vừa chết: con này bị giết trong trận pháo kích. Nhưng đoàn tàu bọc thép không xuất hiện trở lại: hóa ra đám trinh sát và kỹ sư công binh đã cho nổ tung tuyến đường ray.

Đêm xuống, đơn vị nhận lệnh tái bố trí tại một khu vực khác của mặt trận. Còn những tổ pháo thủ chúng tôi được lệnh phải thực hiện một đợt pháo kích chính xác lên dãy chiến hào đầu tiên của bọn Đức, yểm trợ cho việc thay đổi vị trí các đơn vị quân ta. Một lần nữa, chúng tôi làm nhẹ gánh cho cánh bộ binh, và chúng tôi vui vẻ thực hiện, cũng nhằm làm nhẹ bớt cho bản thân một lượng đáng kể đạn pháo, vốn quá nặng và quá nhiều đối với mấy chiếc xe tiếp đạn.

Thay đổi hướng và góc bắn, chúng tôi đều đặn nã đạn vào các vị trí quân Đức. Chúng tôi bắn bốn quả theo mỗi hướng và góc độ khác nhau, rồi chuyển sang khu vực khác. Sau khi đã bắn ít nhất sáu mươi phát trong mười lăm phút, tôi ra lệnh “Ngưng bắn!”. Trong bóng tối dày đặc, khẩu pháo của chúng tôi di chuyển hòa vào đội hình hành quân của trung đoàn. Khi đi ngang căn nhà đổ nát, tôi không khỏi dừng lại để tìm người lính trinh sát. Trời đất, mọi hy vọng của tôi đều vô ích. Tôi chỉ thấy vài mảnh vải từ chiếc áo choàng trắng của anh ấy dưới đống đổ nát. “Thật tội nghiệp,” tôi nghĩ khi thúc con ngựa, “anh ấy chỉ muốn thêm vài phút yên tĩnh, thay vì thế lại phải an nghỉ vĩnh viễn!”

Tôi phi tiếp, đắm chìm trong những suy nghĩ về thiên đường và thượng giới – phần thưởng cho một con người đã sống tốt và không có gì đáng trách. Một câu chuyện cười trung đoàn chợt hiện lại trong đầu...

Có một bà già sống trong làng. Suốt đời, bà gắng giữ gìn trinh tiết vì muốn được lên thẳng thiên đàng ngay sau khi chết. Cả làng đều biết bà ta khăng khăng cương quyết ra sao, và không một người đàn ông nào tìm cách khêu gợi bà.

Rồi thì giờ phút ra đi cũng tới. Bà ta cầu nguyện và nói với linh mục của làng: “Thưa cha, xin hãy cấp cho con giấy chứng nhận con suốt đời vẫn giữ được trinh tiết – ai trong làng cũng biết thế và cả cha cũng biết thế.” “Con cần cái giấy làm gì?” “Để lên thiên đàng, thưa cha. Con muốn lên thẳng thiên đàng, không vướng víu bất cứ thủ tục nào.” Linh mục bối rối. Kể cũng lạ vì chưa bao giờ ông phải viết một tờ giấy như vậy. Nhưng cuối cùng ông quyết định: “Thời thế thay đổi rồi. Thời nay quả là con cần giấy chứng nhận cho mọi thứ, ngay cả việc lên thiên đàng.” Và ông viết cho bà tờ giấy chứng nhận.

Bà già về nhà và qua đời bình an với tờ giấy trong tay. Bà lên thẳng cổng thiên đàng và thấy một hàng người dài đang chờ. Đó là trọn một trung đoàn bộ binh, bị giết trong những trận đánh ở Mãn Châu, đang đi qua cổng thiên đàng với đầy đủ súng pháo. Bà già cố gắng len qua hàng người, nhưng Thánh Paul, người có nhiệm vụ gác cổng, hét lớn: “Ngươi đi đâu vậy, mụ già kia, ngươi không thấy cả trung đoàn đang đi hả? Họ xứng đáng vào trước, vì đã hy sinh trên chiến trường.” Bà già đứng trước cổng và bật khóc. Một xe kéo pháo đi ngang và người đánh xe vui vẻ hỏi bà: “Tại sao bà khóc, hở bà già?” “Làm sao tôi không khóc được chứ? Tôi đã giữ gìn trinh tiết suốt đời, không ngủ với một ai, thậm chí có cả giấy chứng nhận, vậy mà tôi không thể vào được thiên đàng!” “Đừng lo bà già ơi, tôi giúp bà được mà. Trèo lên xe kéo pháo của tôi, bà sẽ được đi qua trong vai con điếm của trung đoàn ta...”

Bị kẻ thù bao vây

Nhiệm vụ của chúng tôi giờ đây không phải là phòng ngự, mà là tiến vào lỗ hổng trên tuyến phòng thủ của kẻ địch và xông thẳng lên, khai thác thành quả của cuộc tấn công. Đó chính là những gì chúng tôi đã làm trong cuộc tấn công Nevel. Vòng ngang Hồ Ezerische, chúng tôi lọt qua khe hở trong chiến tuyến quân Đức, tìm lối đi qua đám bùn lầy kinh khủng. Hành lang này nằm dưới tầm hỏa lực của pháo binh, súng cối và thậm chí đại liên Đức bắn từ cả hai bên sườn. Chúng tôi đi xuyên những vị trí nguy hiểm đó vào ban đêm, trong im lặng tuyệt đối. Nói chuyện và hút thuốc bị nghiêm cấm. Đạn pháo và đạn bộ binh Đức bay qua mà không làm hại chúng tôi, bởi chúng không phát hiện ra chúng tôi. Nếu không có đám bùn đáng nguyền rủa thì việc tiến qua khe hổng có lẽ khá dễ thở. Chúng tôi thiếu ngựa do bị thiệt hại trong những trận đánh trước: khẩu pháo số 3 được kéo chỉ bằng ba ngựa, thay vì bốn con; và một số tổ viên phải đi bộ, do cũng bị mất ngựa bởi đạn địch. Khi trung đoàn cất bước tiến nhanh, họ phải nhảy lên các khẩu pháo do ngựa kéo.

Trong khi đó, sương giá ngày càng mạnh hơn, lũ ngựa đóng tuyết khắp mình, còn binh lính run rẩy dưới cơn gió lạnh chết người. Chúng tôi an toàn lọt qua vùng nguy hiểm và tiếp tục hành quân dưới sự che chở của thời tiết xấu – những bông tuyết buốt nhọn từ trên trời rơi xuống. Tới chiều, trung đoàn đã tập trung giữa một khe hẻm dài và khá sâu. Mặt dốc đối diện với quân địch gần như dựng đứng, điều này giúp chúng tôi an toàn trước đạn pháo và súng máy. Thứ duy nhất có thể hại chúng tôi là đạn cối bắn chính xác, nhưng bọn Fritz sử dụng chúng để bắn quấy rối, không hề biết vị trí chính xác của chúng tôi.

Trong một đợt pháo kích, con ngựa dưới mình sư đoàn trưởng chúng tôi, Tướng N. S. Chepurkhin, bị giết chết, còn vị tướng thì bị thương. Chúng tôi kính trọng và yêu mến sư đoàn trưởng của mình vì ông biết quan tâm như một người cha, công bằng với binh lính cũng như sĩ quan. Tất cả đều buồn sâu sắc khi biết vị tướng của mình bị thương, nhưng điều này không gây lo sợ hay bối rối trong sư đoàn. Trung đoàn tôi chuẩn bị cho những trận đánh và cuộc tấn công mới. Các xe nhà bếp dã chiến dừng ngay dưới sườn dốc của khe hẻm và chuẩn bị thức ăn. Những người đánh xe và kỵ sĩ cho ngựa ăn, các sĩ quan thú y và thợ rèn kiểm tra lại lũ ngựa. Các khẩu đội trưởng kiểm tra pháo và xe chở đạn dược. Mỗi người sử dụng thời gian nghỉ giữa chiến dịch để làm công việc của mình. Liên lạc viên gọi các chỉ huy tới tập trung tại ban chỉ huy trung đoàn. Ai cũng muốn hong khô quần áo trước cuộc tấn công và làm ấm người một chút, tuy nhiên đốt lửa bị cấm tuyệt đối. Tất cả những gì chiến sĩ có thể làm là cởi ủng cao cổ và quấn lại xà cạp.

Pháo đội trưởng của chúng tôi quay về và thông báo với một giọng chậm rãi điềm tĩnh: các đơn vị phục vụ và hậu cần của trung đoàn phải ở lại khe hẻm, trong khi đó chúng tôi sẽ chuyển sang tấn công vào buổi chiều. Trung đội chống tăng số 1 sẽ yểm trợ Kỵ đội 1 và 2, trong khi Trung đội 2 yểm trợ Kỵ đội 3 và 4. Trong khi tấn công có khả năng sẽ phải đối đầu với thiết giáp địch.

Khi trời tối, trung đoàn lặng lẽ lập thành đội hình chiến đấu. Cuộc tấn công bắt đầu. Tôi, cùng với trung đội của mình, thuộc tuyến hai của trung đoàn, nơi đã bắt đầu giao chiến với địch. Nhưng trận đánh không thành công và chúng tôi phải quay về lập tuyến phòng thủ. Kế hoạch thông thường của một cuộc đột kích kỵ binh vào hậu phương địch đã thất bại từ lúc đó. Lỗ hổng do cánh bộ binh tạo giữa tuyến phòng ngự Đức quá hẹp – khoảng 10 tới 15 km – và các chỉ huy của chúng tôi không thể chiếm được dù chỉ thêm một tuyến chiến hào của địch. Chúng tôi chỉ nhận ra điều đó khi nhóm trinh sát của trung đoàn bị tiêu diệt dưới hỏa lực dữ dội của chiến tuyến thứ hai quân Đức.

Tuyến phòng ngự của chúng tôi đóng trên địa hình thấp và ẩm ướt, phía sau chiến hào là một khu rừng nhỏ. Nhưng sương giá dữ dội vẫn không thể làm nước trong đất đông lại, khiến gần như không thể đào đất được. Chỉ cần đào xuống đất 15 cm là có nước xuất hiện trong hố, vì thế chúng tôi phải nằm trong chiến hào ướt át, nông choẹt dưới làn đạn quân Đức. Tuy nhiên ban đêm nước có đông lại một chút và áo choàng chúng tôi dính vào dưới và hai bên vách chiến hào. Valenki, loại ủng dạ chúng tôi vừa được phát, cũng bị ướt và dính vào xà cạp. Tất cả chúng tôi đều run rẩy vì lạnh, chúng tôi phải bò ngược về phía khu rừng, tại đấy chúng tôi chạy nhảy để làm ấm người. Lũ ngựa và xe chở đạn cũng đóng trong rừng. Ở đấy có một ngọn đồi nhỏ, những người đánh xe đào mấy dãy hào nông trên mặt đất cao, chặt cành linh sam gần đấy và trải xuống đáy hào. Nhưng quân địch mau chóng phát hiện ra vị trí này, chúng đưa pháo tới và trút đạn xuống. Súng cối phản lực sáu nòng của Đức, Vanyusha, là thứ gây thiệt hại nhiều nhất cho chúng tôi.

Chúng tôi ở trong tình trạng tồi tệ. Nước đọng trong chiến hào và sự thiếu hoạt động đã ảnh hưởng xấu tới sức khỏe mọi người. Để làm cho tình thế tồi tệ hơn, bọn Fritz đóng chặt dãy hành lang cho tới giờ vẫn còn mở dẫn về hậu phương; do đó đã hoàn toàn bao vây chúng tôi. Việc tiếp tế lương thực và đạn dược ngừng hẳn lại. Mọi người không được phát bữa ăn nữa. Trong vài dịp hiếm hoi thời tiết tồi tệ cho phép máy bay bay tới, “máy bay ngô” xuất hiện giữa trời và thả xuống những túi đựng lương khô. Nhưng họ thường nhầm vị trí chúng tôi và thả xuống chỗ quân Đức. Tất cả những gì chúng tôi có thể làm là mơ về những túi lương khô trong tay địch. Bằng đôi môi khô khỏng chúng tôi nguyền rủa bọn Fritz khốn kiếp, nguyền rủa thời tiết, sự ẩm ướt và mặt đất lầy lội ướt sũng đã tước của chúng tôi sự che chắn khỏi súng máy và pháo binh địch. Đứa con đẻ thường gặp của cái lạnh, cái đói và sự bẩn thỉu – lũ rận – đã xuất hiện.

Chỉ huy Kỵ đội 4 uống say xỉn và quyết định cải thiện tình hình bằng cách mở một cuộc đột kích vào vị trí quân Đức mà không thèm xin phép trung đoàn trưởng. Anh ta ra lệnh cho kỵ đội mình tấn công bọn Đức, tự mình đi bộ trống trải phía trước tuyến xung kích. Anh ta dẫn đầu kỵ đội về phía vị trí quân Đức mà không có pháo bắn chuẩn bị, thậm chí không có súng máy yểm trợ theo quy tắc. Cách chiến hào quân Đức khoảng 20 m, gã chỉ huy kỵ đội bị giết chết và cuộc đột kích dừng lại do hỏa lực tập trung của địch. Những người sống sót của Kỵ đội 4 bò ngược về chiến hào của mình.

Trung đoàn trưởng nổi điên vì sự việc xảy ra, nhưng không còn ai để kết tội: viên sĩ quan có tội đang nằm chết ngoài kia. Chúng tôi quyết định sơ tán người chết khỏi chiến trường vào ban đêm, nhằm tránh thêm tổn thất. Tinh thần mọi người xuống thấp – đói và lạnh đã có tác động.

Khi kiểm tra những người đánh xe và xe chở đạn của mình, tôi lưu ý thấy có một cột khói mảnh gần đấy. Đám khói bốc lên từ một khe đất nhỏ. Khi tới gần hơn, tôi nhận ra một nhóm sĩ quan đang sưởi ấm bên một đống lửa nhỏ, thứ người ta hay gọi là kiểu đốt lửa “Tashkent”. Trong các sĩ quan có một bác sĩ của trung đoàn tôi. Vài sĩ quan đang ngồi trần tới thắt lưng bên đống lửa, hong khô áo tunic và đồ lót, trong khi đám rận – lúc nhúc trong mớ quần áo – nổ lách tách làm vui tai mọi người. Các sĩ quan run rẩy và nguyền rủa chiến tranh bằng những lời lẽ tục tĩu nhất.

Tôi cũng ngồi cạnh đống lửa, hơ ấm đôi tay lạnh giá. Người bác sĩ, một đại úy, đề nghị một cách giết rận khác không cần phải cởi áo tunic. Anh ta lôi từ túi áo ra một băng vải, gỡ dài và nhét một đầu băng xuống dưới cổ áo tunic. Sau khi ngồi như vậy khoảng mười đến mười lăm phút, anh ta kéo dải băng ra. Khoảng hơn chục con rận bám trên dải băng. Đại úy dùng kéo cắt bỏ đoạn băng ấy và ném vào đám lửa. Đoạn băng cháy bùng cùng với đám rận.

Đám sĩ quan đều khoái cách dùng dải băng “câu” rận mới mẻ này và bắt đầu làm theo. Nhưng tất nhiên, cũng là vô hiệu, bởi rận sinh sản trên một cơ thể bẩn thỉu và yếu sức nhanh chóng hơn nhiều so với khả năng tiêu diệt chúng bằng một cái “que giết rận”. Tất cả chúng tôi đều cần tắm rửa và tẩy trùng sạch sẽ, nhưng không thể làm việc ấy trong điều kiện hiện tại – thậm chí khói từ một đống lửa nhỏ như kiểu “Tashkent” cũng có thể thu hút pháo binh địch.

Đó là lúc tôi phải rời đống lửa. Tình thế chúng tôi khá tồi tệ, bọn Đức bất cứ lúc nào cũng có thể tổ chức đột kích vào vị trí chúng tôi: vì thế tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài việc quay về khẩu đội mình.

Khẩu đội trưởng, Trung sĩ Cận vệ Palanevich, đã lập một chỗ trú tốt để qua đêm, ra lệnh cho tổ pháo đem gỗ khô và cành linh sam tới hầm trú ẩn cạnh khẩu pháo. Buổi chiều khá ẩm ướt – sương xuống thấp – và chúng tôi không thể nhìn rõ vị trí kẻ địch.

Tôi bố trí chiến hào của mình cách khẩu pháo khoảng 10 mét, gần một cái gò nhỏ. Tôi ra lệnh thay thế những cành cây bị ướt bằng những cành khô. Một người đánh xe đem bữa tối tới cho tôi, đồng thời cũng là bữa trưa. Món súp kê loãng trong cà mèn vẫn còn nóng. Tôi đặt cà mèn lên mặt gò và ăn một cách thích thú, mặc dù nó chẳng có mùi vị gì và không có bánh mì kèm theo, bánh đã đông lại cứng ngắc. Nhưng thức ăn làm tôi ấm lên và tôi quyết định đào chiến hào của mình rộng ra trước lúc bọn Đức có thể tấn công.

Vừa gạt lớp tuyết trên đỉnh gò để đào xuống, tôi chạm phải một mảnh áo khoác Đức. Khi thọc sâu hơn xuống tuyết, tôi nhận ra ngọn gò nhỏ gần chiến hào của mình thật ra là cái xác đông cứng của một lính Đức. Thật chẳng vui vẻ gì khi có được hàng xóm như thế! Đặc biệt khó chịu là tôi vừa dùng thân hắn làm bàn ăn tối. Cũng thế, trong đêm trước tôi đã dùng xác chết ấy làm vật chắn gió để tựa lưng mình vào. Vậy là tôi cần đào cho mình một chiến hào khác và ngụy trang cái cũ bằng tuyết. Nhưng giờ đây, tôi lún mình vào cái chiến hào giá lạnh, ướt át và chật hẹp này. Dần dần, tôi đi vào giấc ngủ.

Tôi thức dậy vào khoảng nửa đêm, lạnh cóng tới tận xương và run lẩy bẩy. Tôi quyết định: “Dù có điều gì xảy ra, mình cũng không để ý tới an toàn nữa,” và đi vào rừng để nằm xuống lớp rơm trên chiếc xe chở đạn.

Tôi bị đánh thức bởi tiếng nổ của đạn cối Đức, đang rơi xuống khắp nơi: có lẽ một cuộc pháo kích nữa của khẩu súng cối sáu nòng Vanyusha. Những con ngựa vẫn bị buộc vào xe đang phóng lồng như điên trong khu rừng. Tôi nhảy xuống, nửa tỉnh nửa mê, tìm cách dừng lũ ngựa. Một con đã bị thương khá nặng; hai con khác có những vết thương dài tứa máu dọc sườn. Hai bên chiếc xe chở đạn lỗ chỗ mảnh đạn. Tôi gọi người đánh xe để tháo con ngựa què ra, nó đã gục xuống tuyết. Một trung sĩ vừa chạy từ chỗ đặt pháo tới cho hay rằng người đánh xe nằm ngủ trong chiến hào dưới chỗ chiếc xe vừa đậu, nhưng tôi không tin anh ta. Không thể nào anh đánh xe của tôi, kỷ luật và tháo vát như vậy, lại vẫn ngủ say sau cuộc pháo kích khủng khiếp của khẩu Vanyusha. Trong khi trung sĩ tháo con ngựa, tôi chạy tới chiến hào. Người đánh xe vẫn nằm bất động. Thoạt đầu, tôi cũng nghĩ là anh ta đang ngủ: nhưng khi lay người để đánh thức, tôi nhận ra anh ta đã chết. Trung sĩ bước tới, tháo nút áo choàng và áo tunic của người đánh xe, và chúng tôi trông thấy một lỗ đạn lớn trên ngực anh ấy, ngay chỗ trái tim. Chúng tôi lấy giấy tờ tùy thân của anh cùng những giấy tờ khác và chôn anh trong chiến hào, cắm cái gậy nhỏ đính tấm bảng gỗ lên trên nấm mộ.

Tôi vẫn ngạc nhiên tại sao sự việc như vậy lại xảy ra – tôi nằm trên xe cách mặt đất nửa mét thì còn sống và thậm chí không hề bị thương (mặc dù áo choàng của tôi bị rách nhiều chỗ vì mảnh đạn), còn người đánh xe nằm trong hào dưới chiếc xe lại bị giết chết.

Trước khi kịp hoàn tất việc chôn cất người đánh xe, chúng tôi lại nghe thấy tiếng gào đáng sợ của khẩu Vanyusha và thêm hàng chuỗi mảnh đạn chết người rơi xuống khoảnh rừng cách đó không xa. Khẩu cối sáu nòng thật nguy hiểm trong rừng vì đạn nó nổ trên cao khi đập trúng thân cây, văng mảnh xuống dưới, giết chết người đang nấp ở dưới.

Con ngựa què phải bị mổ thịt và đêm đó các đơn vị đều được ăn tối với thịt ngựa tươi.

Chúng tôi chỉ ở vài ngày trong vòng vây chật hẹp đó, nhưng nó đã tạo nên những kỷ niệm tồi tệ nhất suốt cuộc chiến tranh đối với hầu hết mọi người (trừ tôi ra, vì tôi đã sống qua cuộc phong tỏa Leningrad). Nhưng một buổi chiều tháng 11 năm 1943, chúng tôi được lệnh rút khỏi vị trí và đột phá thoát ra. Khi thực hiện, vòng vây bị phá vỡ ngay lần nỗ lực đầu tiên của đám lính tiên phong và trong đêm toàn bộ trung đoàn rời vị trí lặng lẽ chui qua lỗ thủng. Giờ đây tất cả chúng tôi đều phấn khởi bởi biết được cuối cùng mình cũng sẽ được tắm rửa và ăn uống đàng hoàng.

Nhưng khi rời vị trí, tôi phạm một sai lầm nghiêm trọng có thể làm mất mạng như chơi, hoặc thậm chí tệ hơn nữa là làm tôi mất tự do. Sau khi đưa khẩu pháo của Palanevich và mấy chiếc xe chở đạn nhập vào đội hình hành quân của trung đoàn, tôi quyết định đi kiểm tra xem khẩu pháo còn lại của trung đội mình, dưới quyền chỉ huy của Trung sĩ Cận vệ Petrenko, có được thông báo về lệnh khởi hành không: nếu khẩu pháo vẫn còn trong vòng vây, tôi cũng có phần trách nhiệm. Lúc ấy tôi không có vũ khí gì trong tay – thậm chí không có cả súng lục – vì vậy tôi lấy khẩu carbine của lính dưới quyền và quay lại chỗ đóng quân trước đấy của Kỵ đội 4. Xung quanh hoàn toàn yên tĩnh – chỉ có tiếng gió rít trên rặng cây và tuyết lạo xạo dưới chân. Tôi nhét đạn vào ổ đạn và thận trọng tiến gần vị trí đặt pháo. Không còn người nào trong chiến hào. Dấu vết trên tuyết cho thấy rõ tổ pháo thủ đã rời đi cùng với kỵ đội. Kẻ địch cũng không động tĩnh: chúng không biết gì về việc chúng tôi rút lui, nếu không chúng đã tấn công và bắt chúng tôi phải giao chiến – điều mà chúng tôi không cần vào lúc này.

Như thường lệ, bọn Đức bắn pháo sáng và quấy rối bằng súng máy và pháo binh. Tuy nhiên, tôi vẫn có thể dễ dàng đâm đầu vào một toán tuần tiễu Đức và tất nhiên, sẽ không thể chống trả lâu la gì với khẩu carbine bé tí xíu. Vì thế tôi đeo súng ra sau lưng và chạy đi tìm trung đoàn. Đột nhiên, mọi thứ đều im lặng và tôi nhận ra rằng trời bắt đầu có tuyết, con đường sẽ mau chóng biến mất và tôi sẽ không tìm thấy đường về trong bóng tối. Tim tôi đập như điên, máu như dồn lên đỉnh đầu. Để lấy lại nhịp thở, tôi bắt đầu đi bộ - trong đầu lúc nào cũng nghĩ đến chuyện mình có thể bị bỏ lại phía sau. Suy nghĩ ấy cứ bám theo tôi cho tới khi tôi chúi đầu chạy và – thật nhẹ nhõm – tôi đâm đầu vào đám hậu quân của trung đoàn. Cứ như thể chạm được chiếc cổng nhà thân yêu vậy.

Sau khi suy nghĩ một lát, tôi quyết định không báo cáo về những nguyên nhân khiến mình phải quay lại tìm khẩu pháo. Tôi sợ bị cấp trên khiển trách. Nhưng báo cáo của tôi về tình hình trung đội được trả lại hơi trễ một chút. May thay, sự vắng mặt của tôi không hề được nhắc đến trong đó.

Anh đánh xe Vedernikov

Khi rút khỏi vòng vây, chúng tôi tiếp tục chậm chạp hành quân về khu vực tập kết. Thậm chí trước khi tới được đấy, giữa một chặng nghỉ chân, đám quân y đã dựng lên một nhà tắm dã chiến và tiến hành sát trùng-tẩy rửa. Từ đâu và bằng cách nào đám quân y dựng được mọi thứ như vậy chỉ trong vài giờ giữa nơi đồng trống – vẫn còn là một bí mật của Hồng quân thời kỳ sau chiến tranh. Những công tác như vậy đòi hỏi khả năng xoay sở và chỉ huy chí ít cũng tương tự những khả năng cần thiết trong trận chiến. Các trung đội phó, kỵ đội trưởng, thượng sĩ, tất cả đều tuân theo hướng dẫn của quân y. Sau khi tắm, chúng tôi được phát đồ lót sạch. Những cuộc tắm rửa dã chiến như vậy tựa như những ngày hội đối với chúng tôi, và chúng khích lệ tinh thần chúng tôi tốt hơn bất cứ dàn nhạc quân hành nào.

Những ngày nghỉ kế tiếp là đến lượt các sĩ quan thú y: cùng với thợ rèn, họ kiểm tra tất cả ngựa nghẽo trong đơn vị. Mỗi trung đội đều có thợ rèn riêng, người đóng vai trò quyết định trong khả năng sẵn sàng chiến đấu của chúng tôi. Một con ngựa đóng móng không tốt thực sự là trở ngại trong chiến đấu. Trong khi đó, các khẩu đội trưởng dùng mỗi phút rảnh rỗi để kiểm tra súng pháo, xe chở đạn, vũ khí cá nhân và yên cương. Không ai biết được một chặng nghỉ giữa những trận đánh sẽ kéo dài bao lâu: chỉ khi đóng quân trong một ngôi làng nằm cách xa mặt trận, chúng tôi mới hy vọng có một dịp nghỉ kéo dài cả tuần.

Nhưng trung đoàn tôi dừng lại nghỉ chân khá lâu tại một ngôi làng trong vùng Vitebsk. Làng này còn khá nguyên vẹn sau thời gian bị bọn Đức chiếm đóng. Pháo đội tôi đóng trong một dinh thự biệt lập nằm cách làng và ban chỉ huy trung đoàn khoảng nửa cây số. Các sĩ quan và các đơn vị hậu cần (đó là nói tới xe nhà bếp, xe chở lương thực, các đơn vị thú y và cứu thương) ở lại trong ngôi nhà, trong khi các tổ pháo xây vài chiếc lán tạm cho bản thân tại khoảng sân trống. Lũ ngựa phải ở ngoài trời.

Cư dân địa phương sống khá nghèo khổ sau thời kỳ bị Đức chiếm đóng. Họ không còn gia súc, rơm rạ hay bất cứ thứ gì. Chỉ có khoai tây, tỏi, cộng thêm chút ít bánh mì lúa mạch: nhưng chỉ với vậy thì họ sẽ đói. Do dân làng không thể cung cấp cho chúng tôi thực phẩm, cả chúng tôi lẫn lũ ngựa đều bị đói. Thực phẩm chúng tôi nhận được cho lũ ngựa – 8 kg lúa mạch cho ngựa kéo pháo, 6 cho ngựa kéo xe và 4 cho ngựa cưỡi – không đủ để thay cho những thức ăn dinh dưỡng như rơm hay cỏ khô. Và thế là lũ ngựa bắt đầu sụt cân. Chỉ sau một ngày chúng đã bắt đầu nhai cả đến cọc buộc ngựa. Chúng tôi phải đối mặt với một vấn đề quy mô lớn. Ban chỉ huy trung đoàn đề xuất dọn dẹp cánh đồng tuyết để thu nhặt cỏ sót lại từ vụ trước, nhưng cố gắng đầu tiên để làm chuyện ấy đã không có kết quả: cỏ đã đông giá dính cứng xuống mặt đất.

Pháo đội trưởng của tôi, Thượng úy Agafonov, tập hợp các trung đội trưởng, thượng sĩ và sĩ quan quân y tới họp bàn. Anh ta đề nghị đi rút rơm từ mái những ngôi nhà bị phá hủy hay bị bỏ hoang. Đó là một ý kiến hay và mọi người đều tán thành. Trong khi đó, tôi được giao tới một khu vực khác, cách làng khoảng 30 km, để tìm cỏ khô. Tôi được cấp 4 xe chở hàng và những đánh xe kinh nghiệm nhất. Chúng tôi lấy theo mọi trang bị cần thiết – rìu, cưa, dây thừng -  cộng thêm lương khô đủ cho hai ngày, và khởi hành về phía bắc. Chúng tôi hướng về phía bắc vì nghĩ ở đấy có nhiều ngôi làng bị phá hủy hơn. Buổi sáng trời lạnh và bánh xe ngựa kêu cót két như một dàn nhạc kỳ lạ.

Tôi ngồi trên chiếc xe đầu tiên và trên xe cuối là Vedernikov: một người khỏe mạnh, lặng lẽ và chậm chạp, anh là một đánh xe rất tốt, rất tháo vát. Buổi sáng thật đẹp, mặt trời chiếu trên tuyết lấp lánh. Sau khi đi chừng 20 km, chúng tôi tiến vào một vùng nơi các trận đánh vừa kết thúc. Rất nhiều trang thiết bị quân sự hư hỏng nằm rải rác trong tuyết. Cách con đường khoảng 100 m có một xác ngựa chết, trông khá mập và no đủ, nằm chổng chân lên trời. Chiếc xe của Vedernikov dừng lại, còn bản thân Vedernikov thì nắm lấy rìu và chạy rời khỏi con đường, ngập chân trong tuyết sâu. Con đường tạo thành một vòng cua tại chỗ ấy, và tôi hét với Vedernikov rằng anh ta không được bỏ đi lâu. Nhưng anh ta đã đuổi kịp chúng tôi nửa giờ sau và chúng tôi tiếp tục chuyến đi. Tôi hầu như đã ngủ gục trên chiếc xe đầu tiên và cho rằng Vedernikov chỉ muốn tuân theo tiếng gọi tự nhiên: nhưng tại sao anh ta lại cầm theo chiếc rìu?

Thời tiết thay đổi tệ hơn vào buổi chiều: một cơn gió rú rít đem tới tuyết nặng hạt và con đường bị phủ đầy những bông tuyết. Khi trời tối, chúng tôi lạc đường hoàn toàn và di chuyển xuyên qua một cánh đồng, hy vọng vào vận may. Bất thần, chúng tôi đâm đầu vào một căn nhà kho. Nhà không còn tường và mái của nó gục xuống gần sát đất. Thật may mắn là mái lại làm bằng rơm. Tôi nhảy khỏi xe và kiểm tra chỗ rơm ấy. Rơm hơi cũ, tất nhiên, nhưng vẫn có thể chấp nhận được với lũ ngựa. Tôi ném một ít xuống chân lũ ngựa và chúng nuốt chửng lập tức: chúng tôi không phải tìm đâu xa nữa. Mặc cho bão tuyết, chỉ mất có vài phút để dỡ rơm khỏi mái và chất lên xe ngựa. Chúng tôi chất đầy hai xe, và tôi rất mừng là như thế đã gần đủ một nửa định mức mà pháo đội trưởng giao cho tôi. Tôi ra lệnh cho mấy người đánh xe đưa những chiếc xe chở nặng trĩu quay về trung đoàn ngay lập tức. Trong khi đó, nhóm còn lại đem rơm cho ngựa ăn, đi tìm con đường và tiếp tục tìm kiếm vận may.

Cơn gió thậm chí nổi lên mạnh hơn trước - chúng tôi phải tìm chỗ trú ngay. Sau khi đi lang thang trong bóng tối khoảng một tiếng đồng hồ, chúng tôi nghe thấy tiếng chó sủa xa xa. Chúng tôi quay về hướng đó và chẳng mấy chốc đã đến một ngôi nhà đứng lẻ loi. Hóa ra đó là ngôi nhà duy nhất còn lại của nơi từng là cả một khu làng. Qua cửa sổ thấy có ánh đèn. Chúng tôi buộc ngựa vào hàng rào và đến gõ cửa. Một phụ nữ ra mở. Bà ta trông lớn tuổi nhưng giọng lại khá trẻ, bà mời chúng tôi vào nhà. Bên trong thật ấm áp. Một luồng ánh sáng dịu tỏa ra từ chiếc đèn dầu cũ kỹ đặt trên bàn. Ánh sáng leo lét của nó chỉ đủ chiếu sáng trên cái bàn: phần còn lại của căn phòng vẫn nằm trong bóng tối. Chúng tôi đã lạnh tới xương và rất mừng khi thoát khỏi cơn bão tuyết dữ dội.

Bà chủ nhà chào và cho hay rằng chúng tôi có thể nghỉ lại trong nhà bà để sưởi ấm. Không cần khách sáo, bà bảo tôi có thể ngủ trên giường với các con bà, trong khi các chiến sĩ còn lại tự xoay sở. Tôi không chờ phải mời đến lần thứ hai, lập tức nằm xuống chiếc giường cạnh mấy đứa trẻ đang ngủ chen chúc lên nhau. Chỉ trong chốc lát, chính tôi cũng chìm vào giấc ngủ.

Tôi bị Vedernikov đánh thức dậy, anh mời tôi dùng bữa. Có một nồi thịt hầm khoai tây và tỏi bốc hơi thơm phức nằm trên bàn. Vedernikov mời mọi người trong nhà cùng ăn. Quá nhiều người trong phòng tới mức chen kín cả cái bàn rộng. Tôi mau chóng rửa tay rồi ngồi xuống bàn.

Vedernikov là người chủ lễ trên bàn tiệc. Anh ta chia cho mỗi người một miếng thịt hầm. Khoai tây hầm đựng trong hai cái nồi to đặt ở hai đầu bàn và mọi người có thể lấy bao nhiêu tuỳ thích. Đám trẻ con đặc biệt vui thích – chúng nhỏm dậy ngay khi ngửi thấy mùi thịt. Chúng nhảy xuống giường, chòng chiếc áo duy nhất lên người và ngồi lên đùi mẹ chúng. “Cậu ta kiếm ra số thịt này ở chỗ quái nào thế?” Tôi trầm ngâm tự hỏi. Câu hỏi ấy được lặp lại lớn tiếng bởi một phụ nữ trẻ mà Vedernikov vừa mời vào cùng ăn. Không cần nghĩ ngợi, Vedernikov trả lời rằng cô ta không phải lo vì binh lính chúng tôi được cấp đầy đủ lương thực và luôn sẵn sàng chia sẻ với những người thiếu thốn. Một phụ nữ khác nghi ngờ gì đó và hỏi: “Có phải thịt ngựa không? Tôi không bao giờ ăn thịt ngựa, tôi nôn ra ngay lập tức đấy!”

Tuy nhiên, không ai để ý tới những thắc mắc đó: mọi người đều chén chỗ thịt và không ai nôn ra cả. Trái lại, mọi người ăn rất ngon miệng, nuốt những miếng lớn kèm với khoai tây và tỏi. Lũ trẻ ăn uống còn hào hứng hơn cả chúng tôi. Chốc chốc chúng lại rụt rè liếc nhìn chúng tôi bằng cặp mắt to tròn. Thịt rất mềm và ngọt. Người phụ nữ, hồi nãy đã nghi ngờ là thịt ngựa, ăn uống đặc biệt ngon miệng.

Trong cuộc trò chuyện trên bàn ăn, chúng tôi mới biết ra rằng ngoài gia đình chủ nhà, còn có ba gia đình nữa cùng ở trong nhà. Nhà của họ đã bị phá huỷ, họ chỉ toàn đàn bà và trẻ con. Tất cả đàn ông trong làng đều đã gia nhập quân đội hoặc ở trong những đơn vị du kích. Họ cũng đưa hết gia súc đi cùng. Căn nhà còn nguyên vẹn chỉ nhờ điều thần kỳ: thậm chí con chó cũng còn sống - tiếng sủa của nó đã dẫn chúng tôi tới ngôi nhà trong đêm tối.

Chỉ sau khi ăn xong bữa tối do Vedernikov nấu, tôi mới hiểu ra anh ta đã lấy thịt từ đâu. Tôi nhớ lại con ngựa chết trên đường, nhớ Vedernikov đã nhảy khỏi xe với chiếc rìu trong tay, và mọi thứ trở nên rõ ràng. May thay, trời đang rét nặng, và thịt ngựa bị đông cứng lại như trong tủ lạnh. Mọi người đều cám ơn Vedernikov vì bữa ăn tuyệt vời đó, nói rằng họ chưa từng ăn bữa nào như vậy từ khi chiến tranh nổ ra.

Bên ngoài trời sáng dần, bão tuyết đã hết và chúng tôi phải tiếp tục lên đường. Chúng tôi cám ơn chủ nhà và để lại cho họ một lon thịt hộp, rồi tiếp tục đi tìm rơm. Sau khi tìm kiếm khá lâu trên cánh đồng, chúng tôi nhìn thấy một đụn rơm cũ ở bìa rừng. Chúng tôi chất nó lên mấy chiếc xe và quay về đơn vị kịp trước khi trời tối. Chỉ huy của chúng tôi, Thượng uý Cận vệ Agafonov, rất vui và thậm chí không tranh cãi hay phản đối khi tham mưu trưởng trung đoàn tới và ra lệnh cho anh ta phải chia lại một xe rơm cho ban chỉ huy trung đoàn.

Điều diệu kỳ của thiên nhiên

Chiều ngày 27 tháng Giêng 1944, thư ký của pháo đội đi tìm tôi và cho hay rằng tôi phải tới báo cáo ban chỉ huy trung đoàn ngay lập tức. Anh ta không biết tại sao họ lại muốn gặp tôi. Người đánh xe đưa tôi một con ngựa đã thắng yên và chúng tôi phóng đi. Sĩ quan trực đang đứng chờ khi tôi vừa tới, lập tức đưa tôi tới gặp chính ủy trung đoàn, Thiếu tá Cận vệ Vydajko.

Thiếu tá rất quen thuộc với mọi người: anh ấy rất cởi mở, giản dị và quan tâm tới mọi người. Anh bảo tôi ngồi xuống và giải thích tại sao tôi được gọi đến. Toàn thể Sư đoàn Kỵ binh Cận vệ số 5 sẽ được tập hợp cho cuộc mít tinh ngày mai. Cuộc mít tinh được tổ chức nhân sự kiện đập tan hoàn toàn vòng vây của quân Đức quanh Leningrad: dường như tôi là người duy nhất đến từ thành phố này trong toàn sư đoàn!

Ngày hôm sau, 28 tháng Giêng, tất cả các trung đoàn của sư đoàn đứng đều trong đội hình duyệt binh trên một cánh đồng rộng. Ngay sau bài diễn văn của chính ủy sư đoàn, bục diễn được nhường qua cho tôi. Tôi kể về cuộc phong tỏa. Tôi kể về nhân dân anh hùng của thành Leningrad, những người đã chết vì lạnh, đói, vì bom đạn quân Đức, nhưng kiên quyết không đầu hàng. Tôi kể về chuyện những công dân thành phố đã xây dựng tuyến phòng thủ như thế nào, đã ném những quả bom cháy từ mái nhà xuống ra sao, đã làm việc suốt ngày tại xưởng máy và xí nghiệp như thế nào. Cuối bài phát biểu tôi khích lệ tất cả những chiến sĩ Cận vệ trả thù cho những người đã chết trong vòng vây Leningrad. Cuộc mít tinh kết thúc với một tiếng hô “Hurrah!” lớn, ca ngợi Hồng quân và Đảng ta vinh quang. Dàn nhạc của sư đoàn chơi bản quốc ca Liên Xô. Các trung đoàn diễu hành về trại với lá cờ tung bay, đi cùng hàng chuỗi những bản hành khúc.

Đó là lúc trung đoàn bắt đầu được nhận bổ sung cả người và ngựa. Những thanh niên hầu hết đến từ vùng Poltava thuộc Ukraina và Saratov miền Nam Nga. Lữ đoàn kỵ binh chúng tôi được lệnh tái đóng quân, để những tân binh có thể học kỹ thuật và quen với cuộc sống dã chiến trên đường hành quân.

Những con ngựa bổ sung chúng tôi nhận được là quà tặng của Mông Cổ cho Liên bang Xô viết. Những con này khá nhỏ bé và không thuần lắm. Chúng không muốn ăn lúa mạch từ túi đeo và từ chối uống nước từ những chiếc xô vải dầu chúng tôi đeo dưới cổ chúng. Vậy mà đó là công việc chủ yếu trong huấn luyện kỵ binh: chúng tôi phải cho ngựa ăn theo cách ấy. Bởi thế, lũ ngựa lùn Mông Cổ bắt đầu ốm và chết. Trung đoàn trưởng chúng tôi, Trung tá Cận vệ Tkalenko, cho tập hợp tất cả các kỵ đội trưởng lại. Anh ta muốn làm họ xấu hổ vì đã thiếu quan tâm, và tuyên bố rằng một số “Mông Cổ” sẽ được phân về cho các pháo đội, để cho các pháo thủ có thể dạy cánh kỵ binh cách nuôi dạy ngựa thế nào. Sau đó chúng tôi được nhận khoảng bốn mươi con ngựa Mông Cổ, dành cho cả xe kéo pháo lẫn tổ pháo thủ. Nhưng không có lính cựu nào muốn nhận một con ngựa Mông Cổ - điều diệu kỳ của thiên nhiên – và họ đều phân chúng cho đám tân binh. Thế là bắt đầu cơn ác mộng của chúng tôi: bởi vậy chúng tôi phải huấn luyện đầy đủ cho đám lính mới, trong khi tới lượt họ lại phải huấn luyện cho lũ “Mông Cổ”. Sau nhiều khó khăn và một số thiệt hại (khoảng năm hay sáu con ngựa bị chết) chúng tôi cũng dạy được cho lũ ngựa Mông Cổ ăn lúa mạch trong túi, uống nước từ xô vải và giữ đội hình. Nhưng tôi phải thực sự khen ngợi lũ ngựa lùn Mông Cổ: dù quá thấp so với sở thích của đám sĩ quan kỵ binh đỏm dáng, chúng lại rất dẻo dai khi hành quân và nhanh nhẹn trong chiến đấu.

Hãy cho tôi một khẩu súng trường có nòng bị cong

Chúng tôi thường hành quân ban đêm. Ban ngày, chúng tôi nghỉ chân trong rừng hoặc giữa những khe hẻm, gần một điểm dân cư nào đó. Hành quân đêm là một thử thách khắc nghiệt đối với tân binh, bởi họ vừa phải giữ tỉnh táo trong khi cho ngựa ăn và chải lông chúng vào ban ngày, vừa phải lau chùi vũ khí. Những người đánh xe kéo pháo và xe chở đạn thậm chí còn phải làm nhiều hơn: mỗi người bọn họ phải chăm sóc cho hai tới ba con ngựa. Những người trong ca trực còn phải làm nhiều việc hơn nữa.

Nếu chúng tôi có việc phải rời khu rừng vào ban ngày, chúng tôi phải thay cầu vai kỵ binh bằng những loại khác: loại của bộ binh có sọc màu mâm xôi đỏ tươi, hoặc loại của pháo binh có sọc đỏ. Bí mật như vậy là cần thiết nhằm che dấu hướng tấn công chính của lực lượng quân ta, để kẻ địch không kịp tổ chức phòng ngự. Điều này đặc biệt quan trọng để che dấu sự có mặt của kỵ binh, bởi chúng tôi có nhiệm vụ đặc biệt: vai trò của chúng tôi không phải giữ phòng thủ, mà là xông qua những lỗ hổng trên phòng tuyến Đức do cánh bộ binh tạo ra. Chúng tôi phải chạy càng nhanh càng tốt vào sâu hậu phương địch, khai thác thành quả của cuộc tấn công. Vì vậy, khi có một đơn vị kỵ binh lớn tập trung tại một điểm trên mặt trận, ta có thể đoán trước sẽ có một cuộc tấn công quy mô.

Trong một chặng nghỉ giữa ngày, thông thường chúng tôi nhận được lệnh phải nộp lại tất cả những vũ khí cá nhân chiến lợi phẩm: chỉ có khẩu đội trưởng được phép giữ súng tiểu liên. Luôn luôn là như vậy. Ngay khi chúng tôi tiến vào một lỗ hổng trên chiến tuyến Đức và bước vào chiến đấu, chúng tôi sẽ chất hết súng carbine kỵ binh lên xe giàn và nhặt lấy những khẩu tiểu liên - bất kể là loại của Đức hay của Nga ngay trên chiến trường. Sau khi chiến đấu, chúng tôi luôn nhận được lệnh phải chuyển lại tất cả những vũ khí không phù hợp với điều lệ dã chiến và đổi sang súng carbine. Các xạ thủ pháo theo quy định phải có súng ngắn, nhưng họ không bao giờ nhận được chúng trong suốt cuộc chiến.

Theo điều lệ, chúng tôi phải dùng carbine, nhưng không ai thích chúng. Tổ pháo thủ của khẩu đội 3 thậm chí có cả một khẩu trung liên. Khi tôi hỏi xạ thủ pháo Palanevich thế quái nào anh ta lại cần đến khẩu súng máy, anh ta trả lời “chỉ phòng ngừa thôi”. Chúng tôi, các sĩ quan trong pháo đội, không cấm đoán điều này, bởi tiểu liên là vũ khí tốt nhất khi đánh cận chiến, và đạn thì rất dễ kiếm.

Một lính của tôi nhặt được khẩu súng trường bắn tỉa có kính ngắm và tôi có dịp để bắn thử thứ vũ khí ấy trong chiến đấu, giết được một tên Đức đơn độc khi hắn bất cẩn đi bộ giữa tuyến phòng thủ quân Đức. Khoảng cách tới chỗ tên Đức tầm độ một cây số, nhưng có thể thấy hắn rất rõ qua ống ngắm. Tôi nhắm và bắn. Hắn ngã ra sau phát súng đầu tiên. Tôi quan sát hắn thêm năm phút nữa; hắn vẫn không động đậy và không có người nào lần tới chỗ hắn nữa.

Thay cho đám vũ khí chúng tôi vừa giao nộp, tổ pháo và người đánh xe được nhận súng trường nòng dài bộ binh Model 1891 Mosin-Nagant không hợp chút nào với kỵ binh. Nhưng mệnh lệnh là không thể cãi được và chúng tôi phải bắt tay vào lau chùi vũ khí. Súng trường loại này khá cũ và lòng khòng. Một lính trẻ thông súng bằng que thông nòng và chọc mạnh đến nỗi không thể rút ra được. Anh ta suýt nữa thì phát khóc vì thất vọng làm tôi phải chạy tới giúp. Tôi ra lệnh cho anh ta lấy một viên đạn và tháo đầu ra khỏi cát tút. Tôi nhét viên đạn rỗng tự chế ấy vào ổ súng, gạt khóa và đi ra xa khỏi chỗ mọi người đang đứng. Rồi tôi nổ súng bắn cái thông nòng vào không trung. Cách này tất nhiên là phản lại các quy tắc nhưng tôi không còn lựa chọn nào khác. Chúng tôi làm tất cả những chuyện ấy tại điểm nằm giữa khu rừng và một con đường. Sau khi lau chùi súng, chúng tôi phải điều chỉnh thước ngắm bằng cách bắn thử. Chúng tôi bắn thử súng vào những mục tiêu dựng dưới sườn một quả đồi, giữa khu rừng và con đường. Sau khi bắn thử, một trung tá lạ mặt (hóa ra đó là sĩ quan NKVD của sư đoàn) cưỡi ngựa tới chỗ chúng tôi và quở mắng. Anh ta nói rằng, trong khi đang cưỡi ngựa dọc con đường, các viên đạn chúng tôi bắn ra bay rít bên cạnh anh. Chúng tôi nhìn lẫn nhau. Tôi chỉ hướng bắn của chúng tôi cho trung tá, nhưng anh ta không tin, giơ nắm đấm lên và phi đi. Vì không nên tranh cãi với sĩ quan NKVD sư đoàn, tôi đành ngậm miệng.

Khi kiểm tra bộ phận bên trong của một khẩu súng “mới” kiểu đó, tôi phát hiện thấy cái nòng không thẳng. Đó là lý do tại sao các viên đạn bắn ra đã bị bay vặn về phía con đường. Trung đội phó của tôi không buồn lắm về chuyện này và nói thêm rằng anh ấy biết ai là người cần dùng những khẩu súng ấy: có một tay lính trẻ trong đám mới bổ sung sẽ rất mừng khi được nấp sau góc nhà để bắn vào kẻ thù. Cứ như câu chuyện cười của chúng tôi: “Vâng tôi muốn đi chiến đấu! Tôi muốn được vào một đơn vị hậu cần trên chiếc xe ngựa đi cuối cùng của mặt trận! Vậy xin hãy cho tôi một khẩu súng trường với nòng bị cong để tôi có thể bắn vào kẻ thù từ sau góc nhà!” Sau đó mọi người bắt đầu thi nhau kể chuyện cười và chuyện đùa. Tay khẩu đội trưởng kể lại giai thoại sau: “Tớ đã tận mắt thấy tình huống sau đây. Đơn vị hàng xóm của chúng ta là cánh bộ binh. Tay đại đội trưởng thúc anh em xông lên tấn công, hét lớn “Tiến lên, hỡi những con đại bàng Nga của tôi!” Mọi người đứng dậy, ngoại trừ hai tay lính Do Thái. Chính trị viên hỏi họ: “Tại sao các anh còn ngồi? Toàn đại đội đang tiến lên kìa!” Câu trả lời là: “Chúng tôi là những con sư tử Zion – trong khi lệnh lại ra cho những con đại bàng Nga.”

Hình dáng một người lính

Chúng tôi tiếp tục hành quân, lần này là ra chiến tuyến, chặng dừng cuối cùng trước khi chiến đấu. Chúng tôi khá gần với mặt trận và trung đoàn hành quân vào ban ngày - một điều hiếm hoi những khi tái bố trí đội hình. Mặt trời chiếu sáng rõ, một cơn gió mát thổi trên cánh đồng. Bên trái chúng tôi là đội hình ồn ào của xe tăng và pháo tự hành thuộc Quân đoàn Cơ giới III. Đội hình chúng tôi chậm dần rồi dừng hẳn lại. Lệnh “Xuống ngựa” từ hàng đầu chuyển xuống, được nhắc lại bởi mọi người dọc theo đội hình trải dài. Các kỵ sĩ mau chóng nhảy xuống ngựa. Thật tốt khi được đứng trên đất cứng sau một chuyến đi dài.

Khi xuống ngựa, chúng tôi nhìn thấy một dấu vết kỳ lạ trên mặt đường. Đó là hình dáng của một người lính, với hai tay hai chân duỗi sang hai bên, đầu quay về phía tây, hướng về chiến tuyến. Người lính đã bị nghiền nát trên mặt đường tới nỗi thân xác anh ấy chỉ còn mỏng dính không hơn một tờ giấy. Hàng trăm xe tăng và xe tải đã cán qua xác anh, nghiến anh dính chặt xuống con đường. Căn cứ theo những mảnh quân phục thì anh ta là một lính bộ binh. Chuyện gì đã xảy ra với người lính ấy? Có phải anh là một lính tùng thiết bị thương rồi ngã khỏi xe tăng? Hay anh bị giết ngay? Không thể trả lời được. Câu trả lời duy nhất là chiến đấu quyết liệt hơn, trả thù bọn Đức vì tất cả những thống khổ chúng đã đem tới mảnh Đất Mẹ chịu nhiều đau khổ của chúng ta. Chúng ta phải trả thù cho tất cả những ai đã ngã xuống trong cuộc chiến thần thánh này.

Đại đội trưởng của người lính ấy hẳn đã báo cáo về anh là “đã mất tích trong chiến đấu” – không có đủ thời gian để kiểm tra lại trong khi cuộc tiến công đang tiếp diễn, khi nhiệm vụ của anh ta là phải dấn lên không cho kẻ địch một phút nghỉ ngơi. Các đồng đội của người lính có lẽ đã uống một ngụm vodka cầu cho anh an nghỉ trên thiên đường rồi lại tiếp tục hành quân. Vậy thôi.

Đội hình chúng tôi tiếp tục di chuyển. Mệnh lệnh “Lên ngựa” một lần nữa truyền xuống mọi người dọc hàng quân. Trung đoàn chuyển sang phi nước kiệu và tiếp tục hành quân về phía tiền tuyến.

Tuyết lở

Đêm cuối cùng trước khi tiến vào lỗ hổng trên tuyến phòng ngự quân Đức. Chờ đợi tại khu vực chuẩn bị xuất phát là điều khó nhất đối với mỗi người lính. Binh lính và sĩ quan muốn bắt đầu chiến đấu càng sớm càng tốt. Mọi người đều biết rằng kết thúc chiến dịch sẽ chỉ còn một phần ba trung đoàn sống sót: hai phần ba còn lại sẽ hy sinh hoặc bị thương. Người chết sẽ mãi mãi nằm lại chiến trường và người bị thương sẽ tàn tật, mang dấu ấn của cuộc chiến thần thánh này cho đến lúc cuối đời. Chúng tôi nghe thấy tiếng pháo nổ xa xa. Không ai có thể ngủ được trong cái đêm cuối cùng ấy.

Sáng ngày 23 tháng Sáu 1944, Cụm Kỵ binh Cơ giới hỗn hợp của chúng tôi (gồm Quân đoàn Kỵ binh Cận vệ III và Quân đoàn Cơ giới Cận vệ III) tiến vào lỗ hổng được tạo ra trên tuyến phòng ngự Đức bởi các đơn vị xe tăng và bộ binh. Kỵ đội 2 của trung đoàn tôi là đơn vị đầu tiên đi vào chiến đấu tại Bogushevsk. Kỵ đội này, dưới quyền Thượng úy Cận vệ Oleinikov, ở tuyến đầu của trung đoàn và bất ngờ đâm thẳng vào vành đai phòng thủ của bọn Fritz xung quanh thị trấn. Oleinikov có một quyết định táo bạo: hai trung đội tay gươm xuống ngựa và bắt đầu bắn nhau với bọn Đức, thu hút sự chú ý của chúng, trong khi Oleinikov và hai trung đội tay gươm còn lại vòng qua tuyến phòng thủ của bọn Đức và ập vào chúng từ phía sau, từ trên lưng ngựa với tay gươm tuốt trần. Bọn Đức khiếp sợ bỏ chạy.

Tiếp sau Bogushevsk là một ngôi làng lớn và một đầu mối đường sắt quan trọng có tên là Smolianưi. Khi tiến đến chỗ này, ngôi làng đang bốc cháy do bị bọn Đức châm lửa đốt. Đó là trận đánh mà khẩu đội 2 của pháo đội tôi, dưới quyền Trung sĩ Cận vệ Malakhov, đã phải làm rất nhiều việc. Kỵ đội 2, đơn vị Malakhov đang phối thuộc yểm trợ, có nhiệm vụ phải chiếm được khu ngoại vi phía đông của làng. Tuyến phòng thủ ở đây do khoảng hai mươi tên Đức có trang bị một trung liên phụ trách. Kỵ đội ta bị ghìm đầu xuống. Khi Malakhov thấy vậy, anh liền lăn khẩu pháo của mình tới trước một vị trí bắn trống trải. Bọn Đức phát hiện thấy khẩu pháo và tập trung mọi hỏa lực lên khẩu đội. Pháo binh Đức cũng tham gia nỗ lực tiêu diệt khẩu pháo 45 mm đơn độc của Malakhov, nhưng bọn Fritz bắn trượt và Malakhov khai hỏa. Anh tiêu diệt khẩu súng máy Đức và tiếp tục yểm trợ kỵ đội bằng hỏa lực trực tiếp, phá huỷ được một xe tải chở đạn của bọn Đức. Sau khi tiêu diệt khẩu súng máy, kỵ đội xung phong lên trước và dễ dàng chiếm được Smolianưi. Malakhov được trao Huân chương Sao Đỏ vì trận đánh đó.

Nhưng chúng tôi đang tiến quân trong tuyến hai của trung đoàn và thoạt đầu không được chứng kiến nhiều trận chiến. Có tin đồn lan truyền trong sư đoàn rằng chúng tôi sẽ đối đầu với một lữ đoàn kỵ binh của bọn Vlasov

[11]

- những kẻ đã phản bội đất nước ta và chấp nhận chiến đấu cùng phía với bọn Đức. Trong những khóa huấn luyện tôi đã từng thấy một cuộc xung phong bằng gươm do hai hoặc ba kỵ đội liên tục cùng lúc – đó là một cảnh đáng sợ. Một cuộc xung phong chớp nhoáng bởi khối đông các kỵ binh được quân chủng kỵ binh Nga gọi là “tuyết lở”, và tôi nhận ra rằng nếu hai khẩu pháo 45 mm của tôi bị tấn công bởi lính Vlasov, chúng tôi sẽ không có cơ hội nào sống sót: chúng rất nhanh nên không thể dùng đạn mảnh mà chặn lại được. Vì thế tôi đề nghị kho đạn cấp cho loại đạn ghém. Nhưng loại đạn này không có sẵn ở kho trung đoàn nên tôi không yên tâm chút nào. Một hôm, trong khi hành quân ở tuyến hai, tôi nhận ra một khấu pháo Xôviết 45 mm bị bỏ lại bên đường. Có vẻ bọn Đức đã chiếm được và sử dụng nó. Tôi cho hai người tới chỗ khẩu pháo đó và họ đem về hai quả đạn ghém. Tôi lập tức bảo người đánh xe chở đạn đi nhặt về tất cả đạn ghém mà anh ta có thể tìm thấy. Sau đó tôi cảm thấy an tâm hơn – trong trường hợp bị bọn kỵ binh Vlasov tấn công – nhưng trong suốt chiến dịch Belorussia chúng tôi không bao giờ chạm trán với lính Vlasov: có lẽ chúng đã rút lui về phía tây mà không tham chiến.

Tại một ngôi làng nhỏ, hai kỵ đội đã phải chiến đấu trong khi đang hành quân, họ bắt đầu xua bọn Đức ra khỏi ngôi làng về một cánh đồng trống trải phía sau. Khẩu pháo của tôi, dưới sự chỉ huy của Trung sĩ Cận vệ Palanevich, đã khai hỏa bắn nhanh lên bọn Đức, khi bọn này đang từ từ rút lui. Đám bộ binh Đức rút lui nã đạn tiểu liên vào khẩu pháo chúng tôi từ bên sườn trái. Một cơn mưa đạn trút lên tấm lá chắn của khẩu pháo và vào sườn chiếc xe kéo pháo nhưng không trúng ai. Đó là lần đầu tiên đám tân binh của chúng tôi (những người đã gia nhập pháo đội sau chiến dịch Nevel) tham gia chiến đấu, và bọn họ phản ứng rất khác nhau.

Khẩu đội trưởng, xạ thủ pháo và người nạp đạn bình tĩnh khai hỏa khẩu pháo, trong khi người vác đạn, Chikhin, lại quyết định đấy là lúc phải đào hào trốn. Không có lệnh từ trung sĩ hay tôi, anh ta đã đào một chiến hào khá sâu để nấp kín mà không bị nhìn thấy. Anh ta ngồi đó như con thỏ, cho tới khi tôi ra lệnh cho một lính mới khác, Cherkaschenko, đi kéo anh ta lên. Trong những khóa huấn luyện, Chikhin chưa bao giờ đào hào nhanh như thế! Anh ta là một tay lính rất lười, đặc biệt ghét đào hào và luôn tìm ra một lý do để không phải làm chuyện ấy: hoặc là đất quá cứng, hoặc là xẻng quá tệ, hoặc hắn ta bị đau bụng, hoặc có gì đó không ổn. Nhưng ở đây, giữa trận chiến, hắn ta đào cho mình một cái hố chỉ trong nháy mắt mà không cần chờ lệnh.

Không như Chikhin, binh nhất Cherkaschenko và Balatski hành xử như những người lính có kinh nghiệm. Ngay sau khi khẩu pháo đã sẵn sàng khai hỏa, Cherkaschenko chạy tới xe chở đạn và đem về cả một thùng, vừa túa mồ hôi vừa chửi thề. Balatski là người coi ngựa, và nhiệm vụ của anh ta trong trận đánh – sau khi đã đưa khẩu pháo tới vị trí bắn – là tháo ngựa khỏi xe kéo pháo tới nơi an toàn. Sau đó, công việc của anh ta là ở đấy với lũ ngựa cho tới khi có lệnh tôi: “Đưa ngựa tới chỗ pháo!”. Balatski không hề mất tinh thần. Anh ta đưa ngựa tới nơi trú và rồi nã đạn vào mấy tên Đức đang bắn vào khẩu pháo của tôi từ bên sườn và phía sau. Tôi không hề trông chờ ở người lính nhút nhát này những hành động cương quyết như vậy. Anh ta đã làm việc rất tốt!

Một xe tăng T-34 Xôviết thận trọng xuất hiện từ khu rừng phía bên phải chúng tôi và dừng lại. Cửa nắp mở ra và xa trưởng bắt đầu tìm hiểu địa hình. Tôi hét lớn với anh ta: “Chạy tới trước, bọn Fritz bỏ chạy rồi!” Nhưng anh ta không nghe lời tôi và đóng cửa lại, chọn cách chờ cho tiếp viện tới mà thậm chí không dám bắn về phía bọn Đức. Chỉ khi đội hình thiết giáp Xôviết đã tới, chiếc xe tăng kia mới chạy lên và nã pháo chính. Việc thiết giáp xuất hiện làm bọn Đức hốt hoảng và chúng mau chóng rút khỏi làng để tháo chạy tán loạn.

Đồng thời với những chiếc xe tăng, tôi trông thấy Kỵ đội 3 và 4 của trung đoàn mình xuất hiện từ phía làng. Họ đang phi nước kiệu rất nhanh. Tôi ra lệnh: “Ngưng bắn, đưa ngựa đến chỗ pháo!” và chúng tôi phi nước kiệu để bắt kịp với các kỵ đội đang xung phong.

Có một đoàn thiết giáp của ta đang di chuyển về phía con đường bên trái chúng tôi. Họ nã pháo chính, nghiến xích ken két và rồ máy, nghe còn to hơn tất cả những tiếng động khác của trận đánh. Do tiếng ồn hỗn loạn kinh khủng ấy mà không thể ra lệnh bằng miệng được, và để điều chỉnh khẩu pháo, tôi rút thanh gươm của mình khỏi vỏ và giơ cao trên đầu, chỉ hướng cho khẩu đội trưởng và người đánh xe. Bên phải chúng tôi, trên cánh đồng, tôi nhìn thấy bộ binh Đức đang chạy ba chân bốn cẳng, trong khi hai kỵ đội của trung đoàn đang xông lên trước với gươm tuốt trần. Đó là lần đầu tiên tôi được thấy một cuộc xung phong thực sự của kỵ binh và cảnh đó thật ấn tượng đến không thể quên được. Các kỵ sĩ chém liên tiếp vào đám lính Đức đang bỏ chạy ở hai bên trái phải. Những kỵ sĩ kinh nghiệm làm việc đó rất chuyên nghiệp, xả đầu người ra làm hai. Những tay trẻ hơn, cưỡi trên những con ngựa lùn Mông Cổ, không được hiệu quả như thế, nhưng tôi vẫn thấy bọn Đức ngã xuống dưới những cú đánh của họ. Bọn Fritz ngày càng thưa dần trên cánh đồng. Những tên bị gươm chém và chẻ không bao giờ có thể ngóc lên khỏi mặt đất ướt lầy lội được nữa.

Cuộc xung phong bằng gươm được yểm trợ tốt bởi hỏa lực từ thiết giáp và dã pháo. Khi chúng tôi phi nước đại trên chiến trường, một tên Fritz phát điên vì sợ cố gắng chạy ngang qua con đường ngay trước mặt tôi. Con ngựa của tôi nhảy sang một bên và tôi tự động chém vào tên lính với thanh gươm trong tay. Sau trận đánh, người đánh xe kéo pháo kể lại cho tôi rằng tên Đức rơi vào một cái rãnh bên đường và không thấy xuất hiện nữa.

Cũng cần phải nói đôi lời về những con ngựa chiến của chúng tôi. Chúng là những chiến sĩ thực thụ như chúng tôi và hiểu rõ cần phải làm gì, trong hành quân cũng như trong xung phong. Chúng tôi không cần phải quất chúng bằng roi: tự chúng đã biết tình huống khi nào cần phi nước đại tới trước với tốc độ chóng mặt, không cần quan tâm tới súng đạn nổ xung quanh. Các kỵ sĩ yêu quý và tôn trọng con ngựa đã từng trải lửa đạn của họ, cứu mạng họ biết bao lần. Với chúng tôi, một con ngựa đã trải qua chiến đấu có giá trị hơn nhiều giống ngựa đua tốt nhất nhưng chưa từng chiến đấu. Ngựa đã trải qua chiến đấu không bao giờ hoảng sợ dưới làn đạn và có thể hoàn thành bất cứ nhiệm vụ nào trên chiến trường.

Cần nói rằng những cuộc xung phong bằng gươm như vậy không diễn ra nhiều, trong hầu hết các trận đánh những kỵ sĩ thường đi bộ, chỉ dùng ngựa làm phương tiện di chuyển. Khi chúng tôi đối diện với một cứ điểm mạnh của bọn Đức, chúng tôi sẽ xuống ngựa và chiến đấu như bộ binh, trong khi các quản ngựa (có khoảng mười người trong mỗi kỵ đội) sẽ tập hợp những con ngựa lại và đưa chúng tới chỗ an toàn. Chỉ khi nào bọn Đức hoảng sợ và bỏ chạy, chúng tôi mới xung phong bằng gươm. Trong suốt hai năm chiến đấu trong trung đoàn kỵ binh, tôi chỉ thấy khoảng năm cuộc xung phong. Tuy nhiên, tất cả những cuộc xung phong ấy đều theo một cách giống nhau. Một trung đoàn kỵ binh tiến công trên lưng ngựa theo nhiều tuyến. Nếu nhóm tiên phong gặp phải một cụm phòng thủ của Đức – một đồn trú trong làng, một toán chặn hậu, hay cả một tuyến phòng ngự - các kỵ sĩ sẽ xuống ngựa và đi bộ như bộ binh thường. Nếu không thể xuyên thủng chiến tuyến Đức, một trong những kỵ đội đi sau sẽ tới giúp họ. Trong khi đó, các kỵ đội khác cố gắng vòng qua túi phòng ngự và đột phá quân Đức bằng một cuộc tấn công bất ngờ từ bên sườn hoặc phía sau. Ngay khi quân địch mất tinh thần và bắt đầu rút lui, tất cả kỵ sĩ sẽ lên ngựa và đuổi theo, chém bằng gươm và phi theo cho tới khi gặp túi phòng ngự mới.

Vượt sông Berezina

Quân đoàn tiếp tục cuộc đột kích chớp nhoáng của mình tới sông Berezina. Nhiệm vụ là chiếm được một điểm vượt sông Berezina và băng qua dòng sông ở phía bắc thị trấn Borisov, đó là chìa khóa để chiếm thủ đô Minsk của Belorussia. Một đầu cầu trên bờ tây của sông Berezina sẽ cho phép binh lính của Phương diện quân Belorussia số 3 có cơ hội tiến quân về Molodechno và Vilejko.

Thời tiết khá khô ráo. Trời đã không mưa một thời gian dài. Đơn vị đầu tiên của quân đoàn tôi tới được Berezina là các kỵ sĩ của Sư đoàn Kỵ binh Smolensk số 32. Ngựa của họ đã uống nước sông từ ngày 28 tháng Sáu 1944. Tuy nhiên, không dễ để vượt sông và lập ở đấy một đầu cầu. Quân Đức đã chống cự một cách tuyệt vọng. Một trung đoàn của Sư đoàn Kỵ binh Cận vệ 6 bị Trung đoàn Cảnh vệ 120 thuộc Waffen-SS tấn công, có pháo tự hành yểm trợ. Một lực lượng đặc nhiệm Đức khá mạnh cũng tấn công đội hình chúng tôi, nhưng tư lệnh Sư đoàn Kỵ binh Cận vệ 5 chúng tôi, Tướng Cherpukhin, đã ra một quyết định liều lĩnh: ông để lại Trung đoàn Kỵ binh Cận vệ 24 đánh trả những cuộc tấn công của kẻ thù và tiếp tục tiến lên trước với hai trung đoàn còn lại. Hai ngày sau, chúng tôi bắt kịp với sư đoàn mình. Tuy nhiên, trước đấy chúng tôi đã phải đánh lui những cuộc phản công dữ dội của những lực lượng Đức khá mạnh, và Kỵ đội 2 dưới quyền Thượng úy Cận vệ Oleinikov lại lần nữa giành được vinh quang. Họ chờ cho tới khi thiết giáp Đức phải dừng lại tiếp nhiên liệu trong một khu rừng thì bắt đầu xung phong tấn công bọn Fritz bằng gươm. Cuộc xung phong quá nhanh và bất ngờ nên bọn Đức không kịp trở tay. Khi các tổ lái tăng Đức nhận ra mình đang lâm vào thế kẹt, chúng cho nổ tung xe tăng của mình. Cuộc xung phong kỵ binh này dược hỗ trợ bởi hỏa lực đại liên của các xe ngựa chở đại liên di động, y hệt thời Nội chiến Nga, và xạ thủ súng máy Davidenko vừa di chuyển vừa bắn khẩu Maxim của mình liên tục không ngừng vào bọn Đức. Một xạ thủ súng máy khác, Kuhlyanovski, gặp khó khăn khi ống tản nhiệt khẩu Maxim của anh bị trúng một viên đạn. Dưới làn đạn địch, anh đã tìm lấy một mẩu xà phòng trong túi và dùng nó bịt lỗ đạn. Sau đó anh xé một mảnh vải từ áo tunic để băng nòng khẩu súng. Một xạ thủ súng máy khác, Okunkov, đã bắn hết cả đạn của mình: anh leo lên con ngựa của đồng đội đã hy sinh và xông tới trước với tay gươm tuốt trần.

Sau khi trận đánh kết thúc, chúng tôi phải gắng bắt kịp với sư đoàn mình. Đó là một nhiệm vụ khó khăn, bởi trong hai ngày họ đã di chuyển được 100 km về hướng tây.

Chúng tôi tới Berezina vào sáng sớm. Được làn sương mù dày đặc hỗ trợ, chúng tôi tới điểm vượt sông do cánh công binh thiết lập. Trung đội công binh chiến đấu, dưới quyền Trung úy Cận vệ M. F. Gribanov, vẫn đang làm việc quần quật với tay rìu để hoàn thành điểm vượt sông, trong khi đội tiền tiêu của trung đoàn, theo sau là kỵ đội cùng khẩu pháo chống tăng của tôi, mau chóng tiến lên cây cầu. Trong những ngày ấy, chúng tôi không khi nào quan tâm xem đám công binh đã bỏ ra biết bao công sức, năng lực và kiến thức để xây dựng những chiếc cầu như vậy. Dưới làn đạn và các đợt không kích liên tục của bọn Đức, Trung úy Cận vệ Gribanov luôn làm việc cùng chiến sĩ của mình, hướng dẫn làm mẫu cho họ. Nhiều người trong trung đội anh bị thương tại Berezina, nhưng họ vẫn không rời vị trí cho tới khi chiếc xe cuối cùng của trung đoàn an toàn vượt qua bờ bên kia.

Ngay sau chỗ vượt sông là một dải đất thấp, rồi đến khu rừng nằm trên bãi đất cao, phía sau là một ngọn đồi. Nhóm tiền tiêu vừa đến được bìa rừng thì chúng tôi bị hỏa lực súng trường tấn công từ ngọn đồi ở cánh phải. Đó là một ổ chặn hậu ngầm dưới đất của quân Đức. Một con ngựa kéo chiếc xe gắn súng máy đi trước chúng tôi bị giết chết bởi làn đạn ấy. Việc này cản trở đà tiến của chúng tôi. Khẩu pháo và hai chiếc xe chở đạn của tôi bị kẹt giữa cầu và bọn Đức tập trung mọi hỏa lực lên chúng tôi.

Khi chúng tôi tới được bờ đối diện, tôi nhìn thấy chiếc cầu vẫn chưa được hoàn tất: một số tấm gỗ đã bị mất hay bị gãy khi kỵ đội phi qua. Để giúp những chiếc xe của tôi vượt qua an toàn, tôi nhảy khỏi xe kéo pháo và đưa người đánh xe vượt qua cầu. Sau khi chiếc xe cuối cùng băng qua, tôi hét lên với người đánh xe: “Phóng hết tốc lực!” Tôi hy vọng nhảy được lên chiếc xe chở súng máy đi liền sau, nhưng chẳng thấy nó đâu. Có gì đó đã xảy ra hồi nãy trên cầu: có lẽ nó đã trúng đạn của pháo đội Đức đang bắn cầu vồng vào chỗ vượt sông. Tôi nhảy khỏi cầu và chạy theo để bắt kịp mấy chiếc xe của mình, vốn đang phi nước kiệu rất nhanh. Nhưng điều này nói thì dễ hơn làm, bởi bọn Đức tập trung hết hỏa lực súng trường vào tôi. Đạn bay rít qua và tôi bị ghìm đầu xuống.

Giờ đây tôi phải bò về phía đám cỏ cao. Nhưng rất khó để trèo lên ngọn đồi dưới hỏa lực nhằm bắn cẩn thận ấy. Tôi nhớ lại khóa huấn luyện ở học viện pháo binh, nơi các trung đội trưởng của chúng tôi đặc biệt nghiêm khắc trong giờ học lăn lê bò toài. Nếu một học viên nhô đầu hay lưng khỏi mặt đất, anh ta sẽ bị điểm kém và phải thực hiện lại bài tập. Ở đây, trên cánh đồng này, thầy giáo của tôi là kẻ thù và điểm kém mà tôi nhận được sẽ là cái chết. Tận dụng mọi mô đất, mọi khe lõm và gò đụn, tôi bò tới trước – đôi khi bật phóng những quãng ngắn – vừa nguyền rủa bản thân vì không nhảy lên chiếc xe đi cuối.

Tôi được giúp đỡ bởi chiếc xe chở súng máy mất tích hồi nãy, cuối cùng đã xuất hiện ở chỗ vượt sông: bọn Fritz tập trung mọi hỏa lực vào nó và để tôi yên. Tôi nhảy lên và chạy thẳng lưng về phía khu rừng, tới nơi tôi là vô địch trước làn đạn Đức. Trung đội đang chờ tôi ở đấy. Họ đã chứng kiến trò chơi của tôi với thần chết, nhưng không thể giúp được bởi từ chỗ đó họ không thể nhìn thấy vị trí bọn Đức. Tim tôi đập rất to, như nhảy vọt khỏi lồng ngực. Máu dồn lên đầu như điên, và tôi đổ mồ hôi như thể mình vừa rời khỏi nhà tắm hơi vậy.

Tôi ngồi xuống xe kéo pháo, không cần lấy lại hơi thở, ra lệnh: “Thẳng tiến! Bắt kịp theo đội hình!” Nhanh chóng lấy lại cảm giác nhờ phóng nhanh qua khu rừng, tôi thấy đội hình hành quân của mình đã ngay phía trước mặt. Các xe chở súng máy đã bắt kịp với nước kiệu rất nhanh. Cuối cùng chúng tôi đã nhập lại được với trung đoàn.

Trong khu rừng vạn vật đều yên tĩnh

Borisov nằm cách chỗ chúng tôi 14 km về phía nam. Ở trong rừng rất đẹp và mát mẻ: cây cối che chắn rất tốt khỏi những cuộc không kích. Tôi gắng lấy lại bình tĩnh sau tình huống trải qua chỗ vượt sông. Trong khu rừng rất thanh bình, hình ảnh những khóm cây mùa hè gợi lại cho tôi ký ức về thời thơ ấu lang thang quanh Leningrad, những nơi tôi thường đi hái anh đào và nhặt nấm. Những hồi tưởng này không kéo dài.

Một mệnh lệnh ban xuống hàng quân đến từng người một: “Chỉ huy Trung đội chống tăng số 2 tiến lên đầu hàng quân!” Tôi không làm gì khác ngoài việc rời khỏi chiếc xe kéo pháo thoải mái dễ chịu, nhảy lên con ngựa và đi cùng người giữ ngựa của mình tới chỗ trung đoàn trưởng. Trung tá Cận vệ Tkalenko vẫn vắn tắt như thường lệ khi ra lệnh: “Nắm một trung đội pháo chống tăng và quay lại chỗ ngã tư đường gần Borisov. Bố trí một trận địa pháo mai phục ở đấy và chặn đứng bất cứ cuộc tấn công nào của thiết giáp Đức vào phía sau đội hình hành quân của ta.”

Tôi tập hợp hai khẩu pháo 45 mm cùng hai xe đạn và phóng trở về chỗ ngã tư đường. Vạn vật trong rừng đều yên tĩnh, chẳng có gì nói lên nỗi nguy hiểm. Tôi tìm thấy vị trí đặt pháo ở cả hai bên đường và các khẩu đội trưởng lặp tức bắt tay vào đào hào; trong khi đó trung đội phó, cùng với các quản ngựa, lôi ngựa và xe đi nấp trong một khe hẻm cách đó khoảng 40 m. Chọn một nơi làm vị trí đặt pháo, rồi đào đắp và nguỵ trang nó, là những công việc cốt yếu trong bố trí pháo chống tăng. Nếu có thời gian, tốt nhất là tìm cách đào lấy chiến hào sao cho khẩu pháo có được tầm bắn tốt không chỉ về phía trước mà cả về phía sau, phòng trường hợp quân địch có thể tấn công từ phía sau. Nhưng ngụy trang vị trí bắn là điều quan trọng nhất. Một khẩu pháo chống tăng có thể bình tĩnh và tập trung bắn vào thiết giáp địch cho tới khi nó bị phát hiện.

Tôi quyết định đi cùng người giữ ngựa của mình về Borisov để kiểm tra tình hình. Sau khoảng 300 m, chúng tôi dừng lai ở quãng đường cong và lắng nghe … Chúng tôi nghe thấy tiếng gầm không thể lầm lẫn được của động cơ ở khoảng xa. Thoạt đầu, tiếng rầm rú của thiết giáp địch lớn dần lên, nhưng rồi dường như nó yếu đi. Tôi chú ý tới những vị trí có khả năng xuất hiện xe tăng, và rồi quay trở về. Giờ thì chúng tôi phải chuẩn bị cho trận đánh.

Mọi người đang bận rộn. Đám nhồi đạn cẩn thận lau chùi dầu mỡ trên những viên đạn xuyên giáp, trong khi các khẩu đội trưởng và xạ thủ pháo đang lập phần tử ngắm cho pháo. Tôi thông báo những vị trí từ đó có thể xuất hiện xe tăng Đức cho các khẩu đội trưởng và một lần nữa đi ra chỗ con đường, cứ khoảng mười bước lại dừng lại để nghe ngóng tiếng động cơ. Tiếng ồn, tuy vậy, tiếp tục giảm dần. Tôi đoán xe tăng Đức đang chạy đi xa, nhưng để chắc chắn, tôi quyết định đi thám thính trên lưng ngựa xa hơn theo dọc con đường. Chúng tôi đi khoảng 1.500 m cho tới khi những dấu vết trên mặt đất rõ ràng cho thấy xe tăng đã vòng lại và quay về Borisov.

Tôi vừa định cho báo cáo về chuyện này thì một kỵ sĩ từ ban chỉ huy tới chuyển cho tôi tin nhắn từ Tkalenko, lệnh cho chúng tôi huỷ bỏ phục kích và đuổi theo bắt kịp trung đoàn.

Tới chiều, Kỵ đội 3 chuyển lên đi đầu trung đoàn. Tôi đi cùng Trung sĩ Cận vệ Palanevich và khẩu chống tăng của anh ta.

Con đường vẫn uốn lượn qua khu rừng, từ phía Bắc Borisov về hướng Minsk. Bóng tối buông xuống và thật khó để nhận dạng mọi thứ trong ánh sáng nhập nhòa: vì vậy chúng tôi bắt đầu tập trung vào tai nghe hơn là mắt thấy. Tại một bãi trống nhỏ, nhóm tiền tiêu của trung đoàn - một trung đội tay gươm, khẩu pháo chống tăng và một xe chở súng máy - dừng lại để chờ khúc đầu đội hình hành quân, sao cho liên lạc khẩu lệnh có thể duy trì trong khi hành quân đêm. Các kỵ sĩ xuống ngựa và khe khẽ trò chuyện. Mọi vật xung quanh đều tĩnh lặng và thanh bình.

Đột nhiên, một chiếc xe xuất hiện từ khúc quanh của con đường phía trước mặt. Nó phát hiện ra chúng tôi, dừng lại cách khoảng 20 m và vẫn đứng yên đó trong độ vài giây. Chúng tôi không thể tưởng tượng đó có thể là kẻ địch – ở đây giữa khu rừng, chiếc xe đơn độc có vẻ quá hiền hòa, không có gì bảo vệ. Chỉ khi chiếc xe bắt đầu quay lại thì tôi - vẫn choáng váng vì sự xuất hiện đột ngột của nó – hét lên với tổ pháo: “Chuẩn bị chiến đấu!” Có lẽ chỉ một phát tiểu liên bắn ra cũng có thể dừng chiếc xe lại, nhưng chúng tôi đã chậm vài giây để phản ứng, và nó phóng đi hết tốc lực. Chỉ khi đó chúng tôi mới nhận ra mình đã để hụt một con mồi quan trọng.

Giờ thì chúng tôi phải đi lên trước càng nhanh càng tốt, không cho bọn Đức thời gian lập tuyến phòng thủ. Trong một cuộc chạy đua điên cuồng, đi khoảng 110 km trong hai mươi tám giờ, lữ đoàn kỵ binh chúng tôi đã bắt tay được với các đơn vị khác để chiếm Borisov, chiếm được lòng tin của bộ tổng tham mưu, thể hiện trong một mệnh lệnh toàn thể.

Một chút quà nữa cho chúng mày, lũ khốn khiếp!

Ngày 28 tháng Sáu, lực lượng hỗn hợp kỵ binh và cơ giới của chúng tôi đã giải phóng Vilejko, cắt đứt tuyến đường sắt Vilnius-Minsk.

Giờ đây tôi đi cùng với Khẩu đội 4, do Trung sĩ Cận vệ Petrenko chỉ huy, khẩu đội này được phối thuộc với kỵ đội đi tiên phong. Chúng tôi đi nhiều cây số qua những cánh đồng, cố gắng bắt kịp kỵ đội, nhưng nhóm dẫn đầu đã quành một cua rất gấp và phi nước kiệu vào một cánh rừng có thể thấy từ xa xa phía nam. Chúng tôi còn tụt lại phía sau khoảng 300 m.

Khi cua vòng để đi theo kỵ đội, tôi phát hiện một đoàn vận tải lớn cách đó khoảng 500 m, di chuyển về phía hậu phương chúng tôi, song song với con đường. Trông thật đáng ngờ, do đó tôi liền nhấc ống nhòm lên. Tôi thấy rất rõ ràng đám lính Đức đi trong đội hình, nhưng hiển nhiên chúng đã nhầm chúng tôi là lính bạn và đang thanh thản di chuyển. Tôi quyết định nã đạn, nhằm không cho chúng cơ hội nào có thể tiến công bất ngờ vào hậu quân chúng tôi. Đồng thời, tôi cho một kỵ sĩ chạy tới chỗ chỉ huy kỵ đội để báo về quyết định của tôi: “Chuẩn bị chiến đấu! Bọn Đức ở phía trái! Nhắm vào đội hình Đức, đạn mảnh, thước ngắm 10, một phát, bắn!” “Đã bắn!” Khẩu đội trưởng báo cáo, “một phát đạn trúng giữa đội hình!” Tôi ra lệnh bắn tốc độ nhanh bốn phát chuyển sang hai bên trái và phải.

Không cần chờ lệnh tôi, người đánh xe Vedernikov đã đưa xe chở đạn tới chỗ pháo và bắt đầu dỡ thùng đạn xuống. Anh ấy thật tuyệt, nhưng đồng thời, đưa một xe đạn ra giữa vị trí bắn trống trải thật không thích hợp. Bọn Đức, trong lúc đó, đã tỉnh lại sau cơn sốc ban đầu, đang bắn đáp trả vào khẩu pháo chúng tôi. Vedernikov và chiếc xe đạn của anh ta có thể trông thấy từ cách cả dặm: anh đang mạo hiểm tính mạng của mình và cả lũ ngựa. “Đưa của quỷ ấy biến khỏi đây!” Tôi hét lên với anh trong khoảng khắc ngắn ngủi giữa hai phát đạn. Nhưng Vedernikov bình tĩnh dỡ đến thùng đạn cuối, như thể anh ta không nghe thấy lệnh tôi giữa tiếng đạn rít xung quanh. Và rồi anh ta nhặt lên tất cả những vỏ đạn rỗng, nhét chúng vào các thùng đạn rỗng và tới khi ấy mới chịu phóng đi. Anh làm tất cả chuyện ấy không chút hấp tấp, như thể anh đang làm việc trên cánh đồng trong nông trang kolkhoz làng mình vậy. Anh đánh xe Vedernikov là thế đó. Một người ít nói, chậm rãi và điềm tĩnh, không bao giờ mất tinh thần – thậm chí trong những tình huống xấu nhất – và luôn thực hiện nhiệm vụ của mình rất tốt: bất kể giữa trận đánh, khi hành quân hay lúc nghỉ chân.

Khẩu pháo của tôi tiếp tục bắn. Tổ pháo thủ làm việc nhanh lẹ và phối hợp ăn ý với nhau với tinh thần rất cao. Petrenko vừa ra lệnh cho tổ pháo vừa đứng thẳng người, vui vẻ lặp lại mệnh lệnh của tôi và thêm vào đó vài câu rủa dành cho bọn Đức: “Đây là chút quà nhỏ dành cho lũ khốn khiếp chúng mày!” Khi bọn Đức ngưng bắn và bắt đầu tháo chạy, anh ấy hô lớn: “Chúng mày không thích thế à? Thêm chút nữa đây, đồ phát xít cặn bã! Còn đây là cho thằng Führer chúng mày, thằng Hitler đấy!” Nòng khẩu pháo chúng tôi nóng đỏ lên vì bắn nhanh. Quân địch tan tác khắp cánh đồng, bỏ lại bọn bị chết và những chiếc xe bị phá huỷ trên đường. Trận đánh khá mạo hiểm về phía chúng tôi, do chúng tôi không có bộ binh yểm trợ. May thay, bọn Đức không có súng cối, pháo binh hay đại liên, hơn nữa chúng không thành công trong việc tổ chức một cuộc phản công bằng bộ binh vào vị trí chúng tôi. Vì vậy, chỉ với một khẩu pháo duy nhất, chúng tôi đã đánh tan cả một đoàn vận tải lớn. Bây giờ thì chúng tôi phải đuổi theo cho kịp kỵ đội.

Bị chôn sống

Vào buổi sáng đầy nắng ngày 4 tháng Bảy chúng tôi đã tới sát Krasnoe, một nút giao thông đường sắt lớn. Theo các báo cáo của đám trinh sát, một trung đoàn bộ binh Đức kèm theo xe tăng và pháo tự hành đang bảo vệ nơi này. Kỵ đội chúng tôi được giao nhiệm vụ vòng qua Krasnoe, xuyên ngang một khu rừng và đánh vào bọn Fritz từ phía sau. Chúng tôi cưỡi ngựa đi qua khu rừng một lúc và rồi kỵ đội vòng sang tay trái vào một vùng đất lầy lội.

Những con ngựa tải nhẹ của kỵ đội và các xe chở súng máy dễ dàng vượt qua đầm lầy mà thậm chí không làm bới lộn mặt lầy, nhưng xe kéo pháo nặng nề của chúng tôi lập tức từ từ lún xuống. Chẳng mấy chốc lũ ngựa ngập trong bùn tới ngực và trục khẩu pháo biến mất dưới mặt bùn. Chúng tôi phải tháo ngựa ra và lôi chúng lên khỏi đám lầy từng con một. Sau đó chúng tôi kéo khẩu pháo ra khỏi vũng lầy. Tổng cộng chúng tôi mất khoảng ba tiếng đồng hồ cho việc giải cứu. Mọi người đều kiệt sức và bê bết bùn nhão khắp từ đỉnh đầu cho tới gót chân. May thay, các xe chở đạn tải nặng đi sau không bị trúng vào bãi lầy. Chúng tôi lau chùi khẩu pháo và cố gắng sửa soạn bản thân lại cho gọn gàng một chút, trước khi leo lên con đường chính và hướng về Krasnoe.

Một lát sau, sĩ quan liên lạc của trung đoàn trưởng xuất hiện. Khi thấy tôi anh ta kêu lên ngạc nhiên: “Yakushin! Cậu quay về từ “cõi bên kia” đấy à?” Tôi đang chẳng có tâm trạng nào để đùa bèn đáp: “Hừ, vẫn còn đùa à? Tớ không về từ “cõi bên kia”, tớ vừa từ đầm lầy ra!”

Trong khi chúng tôi còn bị kẹt ở đây trong đám lầy, Krasnoe đã được quân ta giải phóng. Không cần vội vàng gì nữa, chúng tôi từ tốn tiến vào khu làng. Bề ngoài trông vắng vẻ: chỉ ở một vài nơi chúng tôi thấy dấu vết của trận đánh vừa mới kết thúc. Nhưng các sĩ quan của trung đoàn lại chỗ chúng tôi đều hỏi một câu lạ lùng: “Cậu vừa từ chỗ chết trở về à?” “Yakushin, người ta đã chôn cất cậu đấy! Cậu vẫn còn sống sao?” Tôi choáng váng. Nhưng đến cuối buổi chiều hôm ấy thì mọi việc trở nên rõ ràng.

Hóa ra Kỵ đội 3, có khẩu pháo chống tăng của Palanevich đi cùng, đã xông vào ngôi làng tiếp ngay sau một trung đoàn kỵ binh khác của sư đoàn tôi. Có cả mấy đơn vị bộ binh cùng tham gia cuộc tấn công. Một trong số các sĩ quan của trung đoàn đó bị thương nặng trong trận đánh. Palanevich đã băng bó cho anh ta và anh ta đã hy sinh trên tay anh. Một sĩ quan tham mưu của trung đoàn tôi cưỡi ngựa đi qua thấy chuyện này. Anh này biết Palanevich và hỏi xem anh đang ôm ai vậy. Palanevich đáp: “Đó là trung uý của chúng ta, anh ấy bị thương nặng ở đây và đã qua đời trong tay tôi”. Khi Palanevich nói “của chúng ta” có ý rằng đó là một trung uý thuộc sư đoàn kỵ binh của chúng tôi, không phải một sĩ quan bộ binh. Nhưng tay sĩ quan tham mưu nghĩ Palanevich muốn nói đến chính trung đội trưởng của mình, tức là tôi – Trung uý Cận vệ Yakushin. Anh ta báo cáo đầy đủ chuyện này lên ban chỉ huy trung đoàn. Nếu tôi bị kẹt trong vũng lầy kia lâu hơn, hẳn trung đoàn đã gửi một lá thư “Đã hy sinh trong chiến đấu” về cho gia đình tôi! Đó là lần đầu tiên người ta chôn tôi khi vẫn còn sống … .

Cuối ngày hôm đó, các kỵ sĩ bắt đầu các trận đánh giải phóng Molodechno và Lebedevo. Vùng phía bắc của Molodechno và nhà ga đường sắt đã bị đổi chủ nhiều lần. Tuy nhiên, sau khi giải phóng Krasnoe, đồn luỹ của quân Đức ở cả Molodechno và Lebedevo lâm vào tình thế chông chênh và do đó bị buộc phải rút lui. Những dân thường sống sót kể về các thống khổ của họ dưới ách chiếm đóng của quân Đức và về số phận của những người Do Thái. Ở Volozhin, một làng nhỏ gần Molodechno, bọn Đức đã giết chết toàn bộ cộng đồng Do Thái. Chúng nhét họ vào nhà kho và thiêu sống. Sau khi nghe những câu chuyện như thế, mong muốn trả thù của chúng tôi càng mạnh mẽ thêm. Mặc dù mệt mỏi và thiếu ngủ, chúng tôi vẫn sẵn sàng tiến tới, tiêu diệt kẻ thù cho tới khi toàn bộ mảnh đất Xôviết của ta được giải phóng khỏi bọn phát xít bẩn thỉu.

Chúng tôi tiếp tục tấn công. Trung đoàn dễ dàng đánh bại và tiêu diệt những nhóm chặn hậu đơn lẻ của bọn Đức, tiến lên trước không ngừng. Chúng tôi chiếm nhiều đồn luỹ của bọn Đức mà chúng hoàn toàn bất ngờ. Có những trường hợp, trong lúc chúng tôi tiến vào làng, bọn Đức, bọn Polizei địa phương và những kẻ phản bội tổ quốc khác chạy tán loạn trên người mặc độc có bộ đồ lót. Khi trông thấy chúng tôi và nhận ra chống cự là vô ích, chúng giơ cao tay lên trời - thật là khoái đối với kỵ binh Cận vệ. Vẫn có những đồn luỹ được tổ chức tốt, phòng thủ vững chắc, và chống cự quyết liệt. Đó chính là trường hợp trận đánh mà tôi suýt chút nữa bị giết chết.

Đám cảnh giới đi trước của chúng tôi cưỡi ngựa qua một vùng đất cát, chỉ có rừng thưa, và tới một bãi trống kéo dài tận một khu làng khác. Cánh trinh sát báo cáo thấy một đơn vị Đức lớn đóng ở đấy, cũng như có các chiến hào ở rìa khu làng. Đám trinh sát xuống ngựa và tiến công ngôi làng, nhưng mau chóng bị chặn lại bởi hỏa lực súng máy dữ dội. Một kỵ đội khác tiến đến hỗ trợ cũng không làm thay đổi tình thế. Các kỵ sĩ chúng tôi bị ghìm đầu xuống và buộc phải đào hào nấp.

Tôi được giao nhiệm vụ tiến ra cánh đồng với khẩu pháo của mình và tiêu diệt mấy khẩu súng máy địch. Tôi không có đủ thời gian để chọn vị trí bắn tốt: thật ra, không có vị trí nào tốt trên cánh đồng đó - chỉ là một khe hẻm với bãi trống trải dài phía sau và không có chỗ ẩn nấp nào. Hơn nữa, bãi trống được mặt trời chiếu sáng rõ, và quân địch lại đóng quay lưng về phía mặt trời. Tôi chẳng thể làm gì ngoài việc đặt khẩu pháo ngoài chỗ trống, gần một cái cây. Cũng dễ để phát hiện vị trí đặt súng máy của địch: chúng luân phiên bắn vào đám kỵ sĩ của chúng tôi, ghìm đầu họ xuống. Tôi chỉ mục tiêu cho Trung sĩ Cận vệ Palanevich và ra lệnh cho anh lăn khẩu pháo vào vị trí rồi tiêu diệt các ổ súng máy. Tổ pháo thủ đã chuẩn bị kỹ cho những tình huống như vậy nhờ nhiều đợt huấn luyện ở hậu phương. Họ lăn khẩu pháo vào vị trí, nấp sau tấm lá chắn và chuẩn bị chiến đấu. Tất cả chỉ mất vài giây và khẩu pháo khai hỏa.

Khẩu súng máy đầu tiên bị phá huỷ từ ngay phát đạn đầu. Khẩu thứ hai, tuy vậy, khó tiêu diệt hơn nhiều, do tổ xạ thủ súng máy Đức đã phát hiện khẩu pháo và trút đạn lên chúng tôi. Chúng ngắm chính xác và đạn bắn rất trúng lá chắn pháo. Phải mất nhiều nỗ lực để tiêu diệt khấu súng máy thứ hai đó, nhưng khi chúng tôi tiêu diệt xong thì pháo địch bắt đầu lên tiếng. Bất ngờ, đạn pháo nổ lung tung quanh khẩu pháo. Bọn Fritz bắn chính xác và chúng tôi phải vội vã ẩn nấp. Tôi thấy hỏa lực bọn Đức thật chết người và nhận ra rằng nếu cứ ở lại đây lâu hơn tất cả chúng tôi sẽ chết hết. Tôi ra lệnh cho tổ pháo rời khẩu pháo và ẩn nấp ở phía sau. Tôi ở lại với xạ thủ pháo và chúng tôi tiếp tục đào hào. Hóa ra đất ở đây nhiều cát và khá dễ đào. Cái hố của xạ thủ pháo ở bên trái của pháo, trong khi của tôi ở bên phải. Bọn Đức tập trung tòan bộ hỏa lực của chúng vào khẩu pháo của tôi. Sau mỗi cú nổ chúng tôi lại nhô khỏi hố và hỏi nhau: “Cậu còn sống không đấy?” Cát từ vách cái hố của tôi rơi rào rào, hố không chắc cho lắm. Sau vài lần hỏi nhau như vậy tôi nghe có tiếng bang khủng khiếp, có gì đó rơi mạnh xuống tôi, và tôi bất tỉnh.

Khi tỉnh lại, lính của tôi đang khiêng tôi trên tấm áo mưa plash-palatka trở về cái khe đất. Hóa ra khẩu pháo của tôi đã bị phá hủy vì một phát đạn trúng đích, đồng thời chôn sống tôi. Cái cây bị cắt đôi vì cú nổ và đổ xuống cái hố bị sụp của tôi. Xạ thủ pháo nhô khỏi hố sau cú nổ và chạy đến đào xuống cứu mạng tôi. Palanevich và tổ pháo của mình cũng thấy khẩu pháo bị trúng đạn và chạy đến. Họ làm cật lực để hồi tỉnh tôi, kéo tôi về hầm trú ẩn trên cái áo plash-palatka. May mắn cho tất cả là hỏa lực bọn Đức đã yếu đi, do lực lượng chính của trung đoàn đã bao vây bọn Đức trong làng.

Đó là lần thứ hai tôi bị chôn sống: lần này trong một cái hố.

Chiến thắng, Hào hứng và Điên cuồng

Mũi nhọn của trung đoàn – trung đội tay gươm, xe chở súng máy và khẩu pháo 45 mm của chúng tôi cùng xe chở đạn – đang lặng lẽ di chuyển qua đêm tối. Kẻ thù đang ở đâu? Hắn có thể ở bất cứ đâu. Phía trước và hai bên sườn chúng tôi là mấy cặp kỵ binh đi tuần trong khoảng cách tai nghe thấy được. Thật khó để giữ tỉnh táo khi luôn phải hành quân ban đêm và chiến đấu ban ngày. Ban đêm không khí ấm áp và yên tĩnh. Trời không có trăng. Ngồi trên ngựa giống như đang nằm trong nôi vậy: binh lính gần như ngủ gục và mất tập trung. Tôi đang ở cuối đội hình tiên phong với khẩu pháo số 4, do Trung sĩ Cận vệ Petrenko chỉ huy. Petrenko đã chiến đấu qua nhiều trận. Anh là một khẩu đội trưởng tốt và có kinh nghiệm, tôi có thể tin cậy ở anh. Tổ pháo gồm những lính mới bổ sung đến từ vùng Poltava sau chiến dịch Nevel: họ đã chứng kiến vài trận đánh.

Tôi tranh luận về phối hợp trong chiến đấu với chỉ huy của đội tiên phong và thả mình trên chiếc xe chở đạn bên cạnh người đánh xe, Vedernikov. Chuyển động đều đều của chiếc xe khiến tôi buồn ngủ. Lũ ngựa trong đội hình hành quân đang đi tới với bước chân rất êm. Đội hình dừng lại, tôi nghe thấy ai đó nói tiếng Đức. Tôi nghĩ đám trinh sát đã bắt được một tù binh và chỉ huy đội tiên phong, một trung uý Cận vệ, đang thử nói chuyện với hắn. Một vài giây im lặng. Và rồi một tràng đạn bắn trúng chúng tôi ở tầm trực diện.

Chúng tôi không thể nhìn thấy kẻ địch trong bóng tối. Chúng tôi không thể thấy chính lính của mình. Điều duy nhất chúng tôi có thể thấy là luồng đạn rít dọc con đường. Hỏa lực rất tập trung và bất ngờ làm mọi người mất tinh thần. Không ai còn buồn ngủ nữa. Ngựa đứng dựng trên hai chân sau, suýt chút nữa thì lật úp xe chở đạn. Trong nháy mắt Vedernikov và tôi đánh xe chở đạn rẽ khỏi con đường, cho lũ ngựa nhảy vào dọc một cái rãnh rộng. Khẩu đội trưởng cũng làm như vậy, cứu những con ngựa quý giá khỏi làn đạn. Trong những nhoáng lửa ngắn của làn đạn súng máy Đức tôi phát hiện cái bóng tối sẫm của khẩu pháo Petrenko nằm trên đường. Do xe chở đạn đánh một vòng ngoặt gấp chữ U trên đường, khẩu pháo đã tự rời ra và đang quay đối mặt với quân địch. Tôi hét hết sức, cố gắng nghe được tiếng mình giữa tiếng ồn ào của súng máy: “Khẩu đội tới chỗ pháo! Chuẩn bị chiến đấu!” Cùng với Petrenko, người đã chạy tới chỗ pháo, chúng tôi kéo càng pháo qua hai bên và chuẩn bị pháo để bắn. “Đạn mảnh!” Tôi hét. “Không có đạn mảnh, chúng ở hết trong xe đạn rồi! Tôi chỉ có đạn xuyên giáp!” Petrenko hét trả lời. “Được, vậy đưa tôi đạn xuyên giáp … Nạp đạn!” Tôi bắn pháo, nhắm vào chớp đầu nòng của khẩu súng máy Đức, chỉ cách chúng tôi không hơn 50 m. Tiếng động sắc gọn, âm vang kim loại của phát đạn xuyên giáp đã thay đổi toàn bộ tình thế. Tất nhiên, một phát đạn mảnh có thể công phá nhiều hơn, nhưng hiệu quả tâm lý của đạn xuyên giáp thì mạnh hơn. Sau phát đạn thứ hai và thứ ba, quân địch ngưng bắn, và các kỵ sĩ khai hỏa tiểu liên. Binh nhất Cherkaschenko bò tới khẩu pháo cùng hòm đạn mảnh: các thành viên còn lại của tổ pháo bò tiếp sau anh ta. Tình thế đã chuyển sang có lợi cho chúng tôi. Và rồi khẩu pháo bắt đầu bắn nhanh. Tổ pháo hành động bình tĩnh, như trong các bài tập huấn luyện, phát này nối tiếp phát kia bắn vào họng bọn Đức. Trung đội tay gươm vùng dậy và chạy tới với tiếng hô lớn “Hurrah!” Trong ánh trời sáng dần, họ đuổi theo bọn Đức đang tháo chạy.

Chúng tôi trông thấy những khẩu súng máy bị bỏ lại và các thùng đạn trong chiến hào. Cách đó một quãng là xe chở đạn bị phá huỷ, một con ngựa chết và khoảng mười xác lính Đức. Sau tuyến phòng thủ bọn Đức là một khu làng lớn. Kỵ đội tay gươm của nhóm tiên phong đi ngang qua chúng tôi. Họ đang phi với gươm tuốt trần. Tôi ra lệnh: “Ngưng bắn! Đưa ngựa tới pháo!” Bây giờ chúng tôi phải đuổi kịp kỵ đội đang xung phong để yểm trợ bằng hỏa lực. Bọn Đức đồn trú đã tháo chạy. Cuộc xung phong bằng gươm và truy đuổi tiếp tục sau khi chúng tôi đã băng xuyên qua khu làng.

Nguyên tắc chính yếu là chúng tôi không được cho kẻ địch chỉ một giây ngơi nghỉ. Chúng tôi phải tước của chúng mọi cơ hội có thể ổn định và tổ chức vị trí phòng thủ. Chỉ có tiến lên!

Cảm giác vui sướng của chiến thắng, hào hứng và điên cuồng chúng tôi có được khi đuổi theo kẻ thù đang tháo chạy khó có gì có thể so sánh được. Trong những khoảng khắc như thế, người ngựa như nhập thành một, không gì ngoài cái chết có thể ngăn cản cơn tuyết lở: cả hai cùng như say với chiến thắng và chỉ muốn phóng tới đập tan mọi vật cản.

Cuối cùng chúng tôi bắt kịp với kỵ đội và có thể nã đạn yểm trợ khi cần thiết. Cuộc truy kích tiếp tục. Quân đoàn tôi tiếp tục đà tiến từ Minsk về phía tây. Phía trước chúng tôi là thị trấn Lida. Quân Đức mau chóng ổn định tuyến phòng thủ: các lực lượng đặc nhiệm của chúng với bộ binh có xe tăng và pháo binh hỗ trợ, xây dựng những cứ điểm mạnh trong các khu làng và chống trả quyết liệt. Chúng tôi vượt qua một trong những lực lượng đặc nhiệm như vậy trên tuyến đường Traby – Yuratishki, nơi có hai tiểu đoàn bộ binh Đức cùng với xe tăng, đã chiến đấu dữ dội. Phải sau một cuộc tấn công phối hợp tốt, có pháo kích chuẩn bị do các khẩu pháo 76 mm cấp trung đoàn, một pháo đội cối và pháo đội chống tăng chúng tôi tham gia, chúng mới bị chọc thủng. Quân Đức rút lui trong hoảng loạn. Chúng tôi đuổi theo chúng trên mọi ngả đường tới sông Gatia, chiếm giữ các điểm vượt sông.

Bây giờ quân đoàn kỵ binh đã tiến quân quá xa, mất liên hệ với các đơn vị thiết giáp và bộ binh của ta. Tư lệnh quân đoàn không muốn mất thời gian đã ra lệnh lập tức tấn công Lida: Sư đoàn Kỵ binh Cận vệ 6 tấn công thị trấn từ phía bắc; Sư đoàn Kỵ binh Cận vệ 5 chúng tôi đánh tan các nhóm chặn hậu của bọn Đức, vượt sông Lida và tấn công vùng ngoại vi phía đông của thị trấn; trong khi đó, Sư đoàn Kỵ binh Smolensk 32 đánh thị trấn từ phía nam. Trung đoàn Kỵ binh Cận vệ 17 thuộc Sư đoàn tôi đã thể hiện sự nổi bật trong trận đánh đó. Họ đã tiến hành một cuộc xung phong bằng gươm bất ngờ và phóng giữa thành phố, hầu như không gặp phải sự kháng cự nào. Ngay khi vào được thành phố, các kỵ sĩ xuống ngựa và bắt đầu chiến đấu trên đường phố. Cuộc tấn công quá nhanh nên bọn Đức thất bại trong việc di tản cả một đoàn tàu chở trang thiết bị nặng quân sự trong nhà ga. Các trận đánh ở thị trấn đó đã lấy mất của chúng tôi nhiều người. Trung tá Cận vệ Trukhanov, chỉ huy trung đoàn bạn, đã tử thương tại Lida và được chôn cất tại đây. Giờ đây một trong những con đường của thành phố có mang tên anh. Ngày 9 tháng Bảy thị trấn được hoàn toàn giải phóng, và ngày 10 tháng Bảy các cuộc mít tinh được tổ chức tại mọi đơn vị của quân đoàn. Bộ chỉ huy tối cao đã bày tỏ lòng cảm ơn với các kỵ sĩ trong một mệnh lệnh toàn thể. Ba trung đoàn của quân đoàn tôi đã được nhận danh hiệu vinh dự “Lida”.

Binh nhất Glushan và Mười hai tên Fritz

Chúng tôi đang ở trạng thái tinh thần cao sau cuộc giải phóng Lida. Mọi người đều đón chào sự xuất hiện của tay thượng sĩ của chúng tôi, đặc biệt khi anh ta đi cùng gã anh nuôi tươi cười và xe nhà bếp của hắn. Thượng sĩ cũng đem theo thư từ ở quê nhà gửi tới cùng với báo chí. Quân đoàn tôi có tờ báo riêng, tờ Người Kỵ binh Cận vệ, và nó khá phổ biến với binh sĩ. Mọi người cùng ăn như một gia đình: hai, ba, hoặc thậm chí bốn người ăn chung một cà mèn, thay phiên nhau khoắng thìa. Một số thậm chí có cả nồi 5 lít trên xe, chứa đủ thức ăn cho cả bốn người. Không một ai ăn kém ngon! Mọi người ăn hết tất cả - và rồi hỏi xin thêm. Bánh mì còn thừa được cẩn thận quấn trong khăn mặt và cất trong xe: không ai biết được khi nào xe nhà bếp sẽ bắt kịp chúng tôi lần nữa.

Tôi hỏi thượng sĩ: “Những khẩu pháo khác làm ăn thế nào? Các đơn vị hỗ trợ của pháo đội ra sao?” “Mọi thứ đều tốt,” anh ta trả lời, “anh đã đánh bại bọn Fritz tan tành đến nỗi chúng đang lang thang khắp cánh đồng và trong rừng. Chỉ một vài tên Đức đi lẻ còn lại trong thành phố: vài tên đang chống cự để tìm đường quay về phía địch”. Từ gương mặt rạng rỡ của thượng sĩ tôi có thể thấy pháo đội đã làm việc thực sự tốt. “Pháo đội trưởng ra lệnh cho anh viết báo cáo về hoạt động của mình, lập danh sách người chết và bị thương, nêu tên những người anh đề nghị khen thưởng,” anh ta tươi cười, “bây giờ tôi phải đi phục vụ Trung đội 1. Tôi sẽ nhận báo cáo của anh trên đường quay về. Nhưng đừng quên nêu tên Glushan trong danh sách đề nghị của anh: anh ta đã bắt được mười hai thằng Fritz đưa tới ban chỉ huy”. Vụ này thật mới với tôi. Tôi không thể tin được chuyện này, nhưng thượng sĩ bảo tôi là anh ta đã thấy tận mắt Glushan dẫn những thằng Fritz khốn kiếp ấy tới ban chỉ huy.

Tôi thả mình thoải mái dưới bóng một cái cây nhỏ và viết một báo cáo cho pháo đội trưởng Agafonov. Ở đoạn cuối tôi đính kèm danh sách các binh sĩ được đề nghị khen thưởng. Tôi cũng nhớ ghi tên Glushan và viết rằng vì đã bắt sống mười hai tên Fritz nên anh xứng đáng được nhận Huy chương Dũng cảm.

Bản thân Glushan đã là cả một câu chuyện thú vị. Anh ta tới trung đội tôi cùng đợt lính bổ sung chúng tôi nhận được trước các trận đánh tại Belorussia. Glushan tính tình lặng lẽ và hay cả thẹn. Anh ta đã học hết trung học, một trình độ cao rất khó kiếm ở trung đoàn tôi. Thoạt đầu, anh không bộc lộ rõ những mặt mạnh của mình. Anh luôn cố gắng né tránh những nhiệm vụ được giao, và khẩu đội trưởng đã đặt cho anh biệt hiệu “Gã lười khốn khiếp”.

Sau khi phân công thêm một nhiệm vụ nữa cho anh ta để trừng phạt vì tội thiếu kỷ luật, tôi cho gọi Glushan. Anh ta báo cáo có mặt và đứng nghiêm. Anh nhẫn nại lắng nghe mọi lời khiển trách của tôi nhưng không tập trung lắm. Khi tôi hỏi xem anh ta sắp tới muốn làm gì, anh nói anh sẽ cố gắng hết sức mình. Câu trả lời không làm tôi yên tâm và tôi muốn tìm hiểu lý do chủ yếu dẫn đến cách cư xử của anh ta: tại sao một người lính Hồng quân có văn hóa như vậy, thuộc quân chủng Kỵ binh Cận vệ anh dũng, lại cố tìm cách tránh làm những việc nặng? Anh ta đáp có lẽ sẽ dễ hiểu hơn nếu anh ta cho tôi xem một thứ: “Anh có cho phép tôi cho anh xem không, thưa đồng chí trung úy?” Hơi bối rối, tôi đồng ý. Anh cởi áo tunic và áo lót ra: toàn bộ thân mình anh, khắp từ cổ tới thắt lưng, phủ đầy mụn nhọt. Một số đã xuất hiện bọc mủ. Tôi chưa bao giờ thấy cái gì tương tự như vậy! Tôi nhớ lại chỉ có vài cái mụn đã hành hạ tôi thời niên thiếu khốn khổ ra sao, nhưng Glushan có hàng chục cái như vậy! Tôi ra lệnh cho anh mặc lại áo và đưa anh tới chỗ cứu thương, Trung sĩ Cận vệ Silyutin. Người này đã biết về vấn đề của Glushan và nói rằng không sao hết. Anh nói anh có thể dùng vài phương pháp đối với mụn, nhưng phần còn lại thì anh không làm được – đó là vấn đề thời gian và cứ để tự nó sẽ khỏi. Tôi trao đổi với sĩ quan quân y của trung đoàn và hỏi xem có thể đưa Glushan vào bệnh viện được không. Nhưng không có kết quả. Sĩ quan quân y đề nghị miễn anh ta không phải làm việc nặng, vậy thôi.

Nhưng không có việc nào nhẹ nhàng trong các đơn vị hậu cần của trung đoàn. Thậm chí không có những công việc giành riêng cho thư ký ở bất cứ ban chỉ huy nào. Việc duy nhất tôi có thể làm cho Glushan là chuyển anh ta qua xe chở đạn của Vedernikov làm phụ xe. Vedernikov phản đối, nhưng không thể làm gì khác, bởi đó là lệnh của tôi. Bằng cách này Glushan rời khỏi bộ phận chiến đấu của trung đội và tạm thời về hậu phương với Vedernikov.

Tôi chỉ được nghe chi tiết về việc Glushan bắt được mười hai tên Đức sau khi chiến dịch Belorussia kết thúc, khi tất cả chúng tôi đều đã nhận khen thưởng. Binh lính và sĩ quan pháo đội tôi tập hợp quanh bàn tiệc mừng tại một khoảng trống giữa rừng. Đầu bếp của chúng tôi vận hết sức để trổ tài, thức ăn tuyệt ngon, và tinh thần mọi người đang rất phấn khởi. Tôi nhận được Huân chương Chiến tranh Vệ quốc hạng 2 – phần thưởng đầu tiên của tôi từ khi ra mặt trận. Khi tôi chúc mừng chiến sĩ của mình nhân dịp được phần thưởng, tôi nghe thấy một tràng cười rú lên từ phía khẩu đội của Petrenko. Tôi quyết định tìm hiểu và thấy mọi người đang cười như điên như dại. Có kẻ thậm chí cười lăn lộn trên đất, miệng nói: “Thật là một tay cừ! Tao chết mất vì cười! Đùa thế mới là đùa!” Chỉ có Glushan và Vedernikov là nghiêm túc và lặng lẽ, vừa ngồi vừa quan sát tất cả. Khi mọi người dịu xuống một chút, tôi hỏi Petrenko xem có chuyện gì. Hóa ra câu chuyện của Glushan về việc anh ta đã bắt được mười hai tên Fritz đã làm mọi người phá ra cười như điên. Petrenko, vẫn còn đang phì cười, đề nghị Glushan kể lại câu chuyện cho tôi nghe: “Kể lại cho trung úy Cận vệ nghe đi, tụi mình sẽ không được nghe những chuyện như vậy trong bất cứ phim ảnh kịch cọt nào đâu!” Glushan đồng ý và kể lại toàn bộ câu chuyện cho tôi.

Mọi việc xảy ra khi bọn tôi đang chiến đấu ở Lida. Các đơn vị hỗ trợ của trung đoàn đang chậm chạp di chuyển về phía thị trấn và dừng lại giữa một cánh đồng lúa mạch, chờ những mệnh lệnh tiếp theo. Glushan có việc khẩn cấp, anh hỏi Vedernikov rằng anh có thể ra ngoài cánh đồng để nghe theo lời gọi của tự nhiên hay không. Vedernikov miễn cưỡng đồng ý, nói thêm rằng Glushan phải nhanh lên, bởi đoàn quân có thể sẽ khởi hành bất cứ lúc nào. Glushan đi khoảng hai mươi bước cách con đường, cởi quần và ngồi sụp xuống. Và rồi, như lời Glushan kể: “Ngay khi tôi ngồi xuống, tôi thấy bọn Đức đang đi về phía tôi với tiểu liên trong tay, như chúng thường làm khi tấn công. Tôi cứng cả người đi vì sợ. Bọn Đức cứ tiếp tục đi. Chúng tới chỗ tôi – toàn là bọn to cao, bẩn thỉu và râu ria lởm chởm – và chúng giơ hết tay lên trời! Tôi không nhớ nổi làm cách nào mình hồi tỉnh lại và kéo quần lên, nhưng chúng tôi đi quay trở về con đường – tôi và mười hai tên Fritz với súng tiểu liên và tay vẫn giơ lên trời. Chúng tôi đi tới chỗ Vedernikov. Anh ta nhìn chúng tôi và hỏi một cách cáu bẳn: “Tại sao cậu lại đem chúng nó tới đây? Chúng mình cần quái gì chúng nó ở đây? Cậu chỉ hay đem rắc rối cho mình thôi, Glushan! Bắt được tù binh thì cậu tự áp giải tới ban chỉ huy đi”. Tôi không thể làm gì khác ngoài việc đưa chúng tới ban chỉ huy. Chúng tôi vẫn đi y như trước, bọn Fritz bước theo sau. Tôi nghe thấy Vedernikov hét: “Chờ đã! Cầm lấy khẩu carbine của cậu trong cái xe ấy! Và bắt chúng nó đi đằng trước cậu … Cầm khẩu carbine sẵn sàng nhả đạn!” Và tôi đã làm theo như thế. Các sĩ quan tham mưu tước súng tiểu liên của bọn Đức và ghi lại các chi tiết: tên tôi, cấp bậc, đơn vị và số lượng tù binh Đức tôi bắt được. Rồi họ ra lệnh cho tôi quay về pháo đội và đuổi theo những người khác. Câu chuyện là thế. Tôi không hiểu tại sao lại khôi hài đến vậy?”

Câu chuyện của Glushan như vậy đó; được đón nhận với hàng tràng cười của mọi người xung quanh. Chẳng bao lâu Glushan đã khỏe hơn và được rời khỏi xe của Vedernikov. Anh ta trở thành một trong những thành viên khẩu đội và chiến đấu dũng cảm – chứng tỏ mình xứng đáng với phần thưởng được trao.

Anh chán sống rồi à?

Đã chiến đấu trên những nẻo đường xuyên qua toàn cõi Belorussia, chúng tôi tiến tới thị trấn Grodno. Sau lưng chúng tôi là những thành phố Borisov, Krasnoe, Molodechno, Lida và nhiều thị trấn làng mạc khác.

Quân Đức nhanh chóng dựng lên những tuyến phòng ngự ở ngoại ô phía đông của Grodno, nhưng mọi nỗ lực của chúng đều vô ích. Quân đoàn tôi tấn công thành phố từ phía bắc, không phải từ phía đông nơi kẻ địch đã xây dựng hệ thống chiến hào phòng thủ rất vững chắc với nhiều lớp hàng rào kẽm gai. Vùng đất phía bắc tiếp giáp với Grodno rất lầy lội và bọn Đức không nghĩ tới việc chống lại cuộc tấn công từ hướng đó. Chúng tôi đã chiến đấu xuyên qua rừng rậm và đầm lầy, và tấn công thành phố với thiết giáp hỗ trợ.

Hôm đầu tiên của chiến dịch, quân đoàn tôi đã chiếm được nhà ga đường sắt tại Pozhene. Chúng tôi vượt sông Neman vào trưa ngày 13 tháng Bảy và chiến đấu để chiếm lấy những ngọn đồi quan trọng ở phía tả ngạn. Quân Đức chống trả quyết liệt. Chúng cho không quân tới tấn công chúng tôi. Khoảng bốn mươi máy bay ném bom tấn công đội hình chúng tôi trong cuộc vượt sông Nemen, và những người sống sót sau cuộc không kích đem lại cho tôi tin buồn: trung đội phó của tôi đã bị giết chết khi đang tiến lên trong tuyến hai của trung đoàn. Trong khi đó, đám công binh phải sửa đi sửa lại chỗ vượt sông, cho tới khi toàn bộ trung đoàn tôi qua hết được bờ bên kia.

Nhưng bọn Đức vẫn giữ được nhiều cao điểm và chống cự quyết liệt, trút mưa đạn súng máy và súng trường lên đám kỵ sĩ chúng tôi, những người đang đi bộ tấn công. Tình thế trở nên tệ hơn bởi kẻ địch phản công lại kỵ đội tôi, vốn đã mất quá nhiều người trong những trận đánh trước đấy. Chúng tôi phải tiêu diệt ụ súng máy của chúng và chế ngự lập tức bọn bộ binh. Nhưng làm thế nào thực hiện được việc ấy khi khẩu pháo của tôi vẫn còn ở chỗ vượt sông, trong một hõm đất, và chiến hào của địch thì ở tít trên đồi? Một khẩu pháo phòng không hay súng cối còn có thể làm ăn được, nhưng lúc này chúng tôi không có những món đó trong tay. Chủ nhiệm pháo binh trung đoàn, Thiếu tá Cận vệ Sonin, quyết định bắn vào bọn Đức từ trên một ngọn đồi do quân ta chiếm giữ: “Yakushin, hãy đặt khẩu pháo của cậu trên đỉnh ngọn đồi và nã bay hết mấy khẩu súng máy Fritz chó chết kia đi!” Khi tôi nhìn lên ngọn đồi dốc đứng mà thiếu tá chỉ cho tôi, tôi lập tức nghi ngờ khả năng thành công của nhiệm vụ này.

Tôi ra lệnh khẩu đội trưởng của mình, Trung sĩ Cận vệ Palanevich, đi tìm một vị trí bắn thích hợp hơn ở chân ngọn đồi. Sau đó tôi leo lên sườn đồi dốc để tự mình quan sát xem có thể kéo khẩu pháo lên đỉnh đồi được không. Nhưng càng leo lên cao, hỏa lực địch càng tập trung và chính xác. Những viên đạn rít lên xung quanh. Khi tôi bò tới tuyến kỵ binh hàng đầu, những người đã tham gia đối súng với bọn Fritz, tôi bị trung đội trưởng của họ chặn lại, anh ta hét với tôi: “Dừng lại! Quay lại, anh không được đi xa hơn nữa!” Cái đỉnh trống trải của ngọn đồi đã ở trước mặt, xung quanh rải rác xác lính ta. “Anh đi đâu đây? Anh chán sống rồi à?” Tôi giải thích cho anh ta là mình có lệnh phải đặt khẩu pháo của mình ở đây. Trung đội trưởng muốn mỉa mai cái gì đó, nhưng rồi đổi ý và bình tĩnh giải thích rằng toàn bộ đỉnh đồi đã nằm trong tầm ngắm của bọn Đức, và anh ta thậm chí không thể sơ tán thương vong trên đỉnh đồi – mọi cố gắng làm thế chỉ khiến tăng thêm số người chết nằm kia.

Tôi nhận ra mình chẳng có gì để làm ở đây và bắt đầu bỏ đi – đúng hơn là lăn xuống đồi, làm mình mẩy xây xước do những cành nhọn của mấy bụi rậm. Đến chân đồi, tôi thấy khẩu pháo của mình đã sẵn sàng để bắn vào dãy chiến hào đầu tiên của địch, nằm lưng chừng ngọn đồi đối diện. Bọn Fritz, đang tập trung hỏa lực lên đỉnh cao mà tôi vừa rời khỏi, đã không phát hiện ra khẩu pháo của tôi. Chúng tôi liền khai hỏa. Hỏa lực chúng tôi mau chóng được hỗ trợ bởi mấy tổ cối và một khẩu 76 mm cấp trung đoàn vừa vượt sông Neman. Hỏa lực phối hợp của chúng tôi đã làm câm họng kẻ địch và buộc chúng phải rời bỏ chiến hào. Kỵ đội tôi bắt đầu ép bọn Đức chạy vào thị trấn Grodno. Bất ngờ chúng tôi nhận được lệnh: “Dừng tấn công, để cho bộ binh tiếp tục trận đánh. Rút ra, chúng ta có một nhiệm vụ khác.” Bộ binh của các Sư đoàn bộ binh 174 và 352 bắt đầu tấn công ngay trong lúc hành tiến.

Cuối buổi chiều ngày 15 tháng Bảy 1944, Sư đoàn Kỵ binh Cận vệ 6 và những đơn vị khác của quân đoàn tôi đột phá qua tuyến phòng thủ thứ hai của quân Đức tại Grodno và cuộc chiến đấu đường phố bùng lên trong thành phố. Các đơn vị bộ binh nối tiếp trận đánh và bọn Fritz bị quét sạch. Quân đoàn tôi và Sư đoàn Kỵ binh Cận vệ 6 được nhận danh hiệu vinh dự “Grodno”.

Nguyền rủa Hitler và đám thợ đóng giầy của hắn

Chúng tôi đang cưỡi ngựa về phía Augustov, một thị trấn ven biên giới với Đông Phổ. Thật tuyệt khi một lần nữa được cưỡi ngựa qua các khu rừng, được che chắn bởi đám cành lá khỏi các cuộc không kích. Mặc dù mệt mỏi và thiếu ngủ, tôi vẫn vui vẻ và hát một bài của Nikita Bogolovski:

Nơi ấy lũ ngựa dẫm lên những xác chết,

Nơi ấy khắp mặt đất phủ đẫm máu huyết,

Chàng sẽ được che chở trước thần chết và đạn rít

Bởi tình yêu trong trắng của em

Palanevich phóng tới chỗ tôi và hỏi: “Ổn không, trung úy?” “Không có gì, tớ chỉ hát thôi mà” “Tốt thôi. Tôi đã nghĩ anh muốn gọi tôi đến, nhưng hóa ra anh chỉ hát. Vậy là tốt!” Sau khi nói vậy anh ta quay về chỗ khẩu pháo. Mặc cho mọi khiển trách của tôi, cả binh lính và hạ sĩ quan trung đội tôi đều gọi tôi là trung úy, mặc dù tôi chỉ mới là thiếu úy (Mladshưi Lejtenant). Tất nhiên, gọi tôi là trung úy (Lejtenant) thì gọn miệng hơn, đồng thời họ cũng ngụ ý mong tôi sẽ sớm được thăng chức.

Trung đoàn đang phi tới, không có thời gian để dừng lại nghỉ và chúng tôi phải di chuyển càng nhanh càng tốt. Chúng tôi cho ngựa ăn ngay trong đội hình hành quân, giữa những chặng nghỉ ngắn. Ngay khi kỵ đội dừng lại tại chỗ có nước, các kỵ sĩ túm lấy xô vải dầu và chạy đi lấy chút nước cho ngựa của mình. Sau khi cho ngựa uống nước một lúc, binh lính sẽ đeo túi đựng yến mạch vào quanh cổ chúng. Mọi người ngóng tai chờ lệnh của các sĩ quan. Khi mệnh lệnh “Thẳng tiến!” vang lên, mọi xô túi đều sẽ biến mất chỉ trong nháy mắt. Kỵ đội tiếp tục hành quân.

Đột nhiên, khoảnh rừng kết thúc. Chúng tôi xuất hiện giữa một cánh đồng trống trải với một đoàn vận tải lớn của quân Đức trước mặt. Chúng đang chở thực phẩm, quân trang và mọi thứ mà bọn Fritz tìm cách cướp được từ dân thường. Đám đánh xe và bảo vệ bỏ chay, để lại cả một đoàn xe làm chiến lợi phẩm cho chúng tôi. Cùng lúc đó, máy bay tiêm kích Đức xuất hiện từ phía mặt trời. Chúng bay thẳng tới chỗ chúng tôi, giữ một đội hình chặt chẽ. Chỉ khi chiếc tiêm kích khạc đạn vào đoàn quân của chúng tôi thì báo động “Không kích!” mới vang lên. Kỵ đội tản ra hai bên của con đường theo từng trung đội. Tôi cùng với khẩu đội của mình phóng tới một khu làng nhỏ có những bụi cây keo rậm rạp, lấp ló phía xa xa. Phóng qua một cánh đồng khoai tây mấp mô, chiếc xe kéo pháo hướng tới một dãy nhà kho. Nhưng chỉ có xe kéo pháo tới được chỗ nấp: mấy cái xe tải đạn nặng nề kẹt lại giữa cánh đồng khoai tây. Đám tiêm kích Đức bắn phá đội hình đã tản ra và chúng tôi nằm dưới làn đạn súng máy của chúng. Đạn bắn tung tóe dọc mặt đất, để lại hai con ngựa bị què mà sau đó chúng tôi quyết định phải giết bỏ.

Sau đợt không kích đầu, tôi cố gắng đưa được xe chở đạn tới nấp dưới mấy bụi rậm, rồi phóng về phía khẩu pháo. Nhưng sau khi chạy được vài mét, tôi vấp chân và ngã nhào xuống mặt ruộng.

Tiêm kích Đức oanh tạc chúng tôi mãi cho tới tối. Cứ một biên đội bay đi thì một biên đội khác lại tới ngay lập tức. Chúng không cho chúng tôi nghỉ một phút nào để đổi chỗ núp. Tôi nằm ngửa trên cánh đồng, xuyên qua những chiếc lá của bụi khoai tôi có thể thấy rõ mấy chiếc máy bay và thậm chí cả lũ phi công. Ngay từ hồi đầu chiến tranh tôi đã không chịu nổi tiếng đạn rít. Đối với tôi thật khó để kìm mình không nhào xuống tránh mỗi khi có tiếng đạn rít bay qua. Đám lính cựu bảo rằng nếu nghe thấy viên đạn bay rít qua thì không cần phải nhào tránh bởi nó sẽ không bắn trúng anh. Thay vì vậy, tôi cứ nhào xuống nấp – hoặc “cúi chào” như người ta thường nói ngoài mặt trận – trước mỗi tiếng rít của đạn bay qua. Tôi khá tự tin với bom, pháo và đạn cối, kể từ hồi bao vây Leningrad trở đi. Sự bình tĩnh ấy thậm chí còn cao hơn sau khi tôi đã ở trong đơn vị pháo binh. Nhưng tôi không thể nào quen với tiếng đạn rít, đặc biệt khi chúng bay từ trên trời xuống. Tôi cứ nằm đó mà nghĩ: “Người kế tiếp sẽ là mình. Hắn sẽ dùng đạn đóng đinh mình xuống Đất Mẹ”.

Khi trời tối, không kích dừng lại. Mặc dù bị không kích liên tục kéo dài tới ba bốn tiếng, thiệt hại của trung đoàn là không đáng kể. Trung đội tôi mất ba con ngựa và hai người bị thương nhẹ. Tôi nhận bổ sung hai con ngựa mới cho xe tải đạn và ra lệnh cho tổ pháo thủ nghỉ ngơi. Sau đó tôi đi tìm Khẩu đội 4 của Petrenko. Kỵ đội 4, có Khẩu đội 4 của Petrenko phối thuộc, đã cố gắng tới được khu rừng trước khi cuộc không kích bắt đầu, do vậy không bị thiệt hại gì. Rất khó để tìm ra anh ta trong khu rừng tối, nhưng các chiến sĩ của Kỵ đội 4 đã giúp tôi và tôi mau chóng tìm được Petrenko và tổ pháo thủ.

Tổ pháo thủ của Petrenko đang nghỉ ngơi tại ngôi nhà của người gác rừng. Họ đang ngồi quanh một đống lửa, rán trứng trong một cái chảo lớn. Cầu thang bên ngoài của ngôi nhà trông như một hàng song cửa với vô số chai lọ có nhãn mác đủ màu đẹp mắt. Tổ pháo đã ăn xong và chuyển đến lượt những người đánh xe. Khi trung sĩ phát hiện thấy tôi, anh ta hô lệnh: “Đứng dậy! Nghiêm!” Tôi ngăn anh lại, bảo mọi người tiếp tục dùng bữa và yêu cầu trung sĩ báo cáo tình hình. Báo cáo của anh ta gắn ngọn: “Kỵ đội đã chiếm được một đoàn vận tải lớn rồi chạm trán với một lực lượng Đức khá mạnh. Chúng tôi giao chiến với chúng và dừng lại, lập tuyến phòng ngự. Một phần của đoàn vận tải Đức vẫn nằm lại ở vùng trắng giữa hai bên. Khẩu pháo chúng tôi thuộc vành đai phòng thủ cách chỗ này khoảng 30 m. Có hai người đang gác ở đó, những người khác nghỉ ngơi tại đây. Bọn Fritz đang yên lặng. Thưa đồng chí trung úy, xin hãy thoải mái dùng thử món trứng rán của chúng tôi. Ở đây cũng có cả thức uống nữa.”

Tôi đang rất đói. Tôi rửa tay bằng chút rượu vang Pháp – quanh đấy chẳng tìm đâu ra nước. Sau khi chiếm được đoàn vận tải, tổ pháo không chỉ tranh thủ được thực phẩm và đồ uống mà kiếm được cả đồ lót lụa, ủng cao cổ và vải quần áo làm xà cạp và chăn phủ lưng ngựa. Petrenko nhìn xuống đôi ủng kirsa mòn vẹt của tôi và đề nghị tôi đổi chúng lấy đôi ủng cao cổ bằng da của sĩ quan Đức. Đồ lót mới và vải quấn chân thì được, bởi đã cả tháng trời kể từ lần cuối cùng chúng tôi được tắm rửa trong nhà tắm hơi và thay quân phục mới. Tôi không thể không đồng ý với Petrenko. Tôi cố thử nhiều đôi ủng Đức nhưng không vừa đôi nào. Cuối cùng tôi tìm thấy một đôi trông như ủng cao cổ của Nga và đi vào, nhưng không phải là không có khó khăn. Ủng cao cổ Đức có cổ ống rộng loe để giắt băng đạn và hoàn toàn không hợp với kỵ binh hay bộ binh Nga. Chúng gây khó khăn cho kỵ sĩ và cọ vào sườn ngựa, còn bộ binh đi chúng thì gặp vấn đề khi bò trên mặt đất.

Tôi kiểm tra khẩu pháo và tổ pháo cùng với Petrenko và bước về phía khẩu pháo của Palanevich. Tôi dừng lại giữa rừng và quyết định phải thay bộ đồ lót, thoải mái đặt mông lên một gốc cây. Tôi phải mất rất nhiều công để rút đôi ủng cao cổ của Đức ra và thay đồ: sau đó gặp vấn đề khi xỏ lại đôi ủng. Tôi dùng hết sức để xỏ lại đôi ủng, nhưng vô ích mặc dù đã thử nhiều lần: chúng bị ướt sương đêm nên không vừa chân nữa. Tôi rạch ống ủng ra bằng con dao và chỉ có thể xỏ đôi ủng đáng nguyền rủa vào khi đã rọc tới tận đế ủng. Và cứ thế tôi đi nhặt lại đôi ủng kirsa cũ từ chỗ khẩu pháo của Petrenko – với ống ủng bị rọc suốt! May thay, trời vẫn còn tối, không ai thấy tôi bò về khẩu pháo để nhặt đôi ủng cũ, vừa tìm vừa chửi rủa Hitler và lũ thợ giầy của hắn. Với chúng tôi, những người lính Nga, không có gì tốt hơn ủng cao cổ của Nga!

Chiến đấu cùng nhau thì có chết cũng thấy đời đẹp!

Sau cái vận đen đủi của tôi với đôi ủng Đức, tôi đi tìm pháo đội trưởng, Agafonov, và báo cáo về tình trạng trung đội tôi. Agafonov bảo tôi chờ nhận các lệnh tiếp theo trong khi anh ta tới ban chỉ huy trung đoàn để xin chỉ thị mới. Nhưng ngay khi Agafonov chưa trở về, một kỵ sĩ đã xuất hiện đưa tôi tin nhắn yêu cầu lên báo cáo trung đoàn trưởng. Tôi gặp Agafonov trên đường, và anh ta cho tôi biết tình hình đang khá nghiêm trọng. Có lẽ chúng tôi một lần nữa lại lọt vào vòng vây của địch, và trung đoàn phải nỗ lực rút ra. Anh ta cũng bảo tôi rằng Kỵ đội 2 và trung đội chống tăng của tôi phải ở lại làm đội chặn hậu. Tôi nhớ là Kỵ đội 2 luôn được trung đội pháo chống tăng của Trung úy Cận vệ Zozulya hỗ trợ: “Cậu ấy còn vợ và hai con ở Vinnitsa,” Agafonov trả lời. Tôi hiểu anh muốn nói gì: trong một số trường hợp đã có những đội chặn hậu không bao giờ trở về. Tôi đến báo cáo với trung đoàn trưởng.

Buổi sáng trời đẹp và đầy nắng. Lũ chim hót ríu rít – chỉ có bọn Đức im lặng. Các sĩ quan đứng quanh trung đoàn trưởng thành nửa vòng tròn. Mọi người im lặng lắng nghe lời tham mưu trưởng, Đại úy Cận vệ Todchuk, người đang tóm tắt tình hình, và thấy rõ là tình hình không sáng sủa như trời đẹp hôm nay :

-

Trưa ngày 18 tháng Bảy, quân Đức đã phá được tuyến phòng thủ của các đơn vị bộ binh và chiếm lại được khu vực Loiki-Bela, Tserkevna-Kelbaski.

-

Quân địch cũng đã cắt đứt tuyến liên lạc của quân đoàn ta.

-

Bộ binh địch và các đơn vị của Sư đoàn Waffen-SS Totenkopf đã vượt qua một đội chặn hậu của sư đoàn ta ở Lipsk và chiếm lại được thị trấn.

-

Quân đoàn ta bị bao vây bởi lực lượng Đức vượt trội từ ba hướng: tây, nam và đông. Chỉ ở phía bắc còn lại một tuyến liên lạc yếu ớt với Sư đoàn bộ binh 174, vốn đang liên tục phải giao chiến dữ dội và đã chịu nhiều thiệt hại.

-

Tình hình của quân đoàn ngày càng xấu đi: chúng tôi có thể bị quân Đức hoàn toàn bao vây bất cứ lúc nào.

-

Sở chỉ huy quân đoàn đã quyết định thu gọn vành đai phòng ngự.

Mọi người đều im lặng. Trung đoàn trưởng kết thúc cuộc họp, nói: “Bây giờ trung đoàn sẽ rút khỏi khu vực đã được sư đoàn trưởng chỉ định. Để cuộc hành quân không bị cản trở, một đội chặn hậu phải ở lại đây trên đường quốc lộ. Đội chặn hậu bao gồm Kỵ đội 2 có sự phối thuộc của Trung đội pháo chống tăng 2 dưới quyền Thiếu úy Cận vệ Yakushin và trung đội cối của Thượng sĩ Cận vệ Vodzinski. Chúng tôi đang đặt hy vọng vào các anh. Các anh đã biết lệnh – chiến đấu tới viên đạn và chiến sĩ cuối cùng! Không được rút lui khi không có lệnh tôi! Còn câu hỏi nào không?” Tôi không có câu hỏi nào. “Chúng tôi sẽ hoàn thành mệnh lệnh như các chiến sĩ Cận vệ!” chúng tôi cùng trả lời.

Trung đoàn lặng lẽ và bí mật rút khỏi vị trí, biến mất trong màn sương sớm. Chúng tôi, một nhúm người, ở lại đơn độc để đối mặt với kẻ thù đông vượt trội. Phía trước là Augustov và Đông Phổ; đằng sau thì chẳng có gì – ngoại trừ những vật cản và bãi mìn mà trung đoàn để lại trong khi rút lui. Tất cả chúng tôi đều thấy chán nản. Chúng tôi biết rằng nếu quân Đức tấn công, đó sẽ là trận đánh cuối cùng: tất cả chúng tôi sẽ bị giết hay trở thành tù binh. Chúng tôi biết chắc điều đó. Cứ như đang đứng bên bờ hố chôn quan tài của mình vậy.

Tôi đặt mấy khẩu pháo vào vị trí bắn rồi tới chỗ kỵ đội trưởng chịu trách nhiệm đội chặn hậu để bàn về cách hành động. Bọn Fritz đang im lặng, chốc chốc lại bắn quấy rối, giống như sự im lặng trước một cơn bão. Trận đánh sẽ nóng bỏng, và nhiệm vụ chính sẽ được giao cho chúng tôi – những người của pháo đội chống tăng. Tôi bàn luận xem sẽ làm gì trong tình huống này với kỵ đội trưởng. Cả hai chúng tôi đều đồng ý không nên khiêu khích bọn Đức: điều chủ yếu là ngăn chúng nhận ra lực lượng chính của trung đoàn đã rời đi. Chúng tôi cũng phải tiết kiệm đạn cho trận đánh quyết định. Trong khi chờ, chúng tôi quyết định tiến hành bắn quấy rối bằng vũ khí nhẹ, đặc biệt bởi súng cối của Vodzinski còn ít đạn và anh ta chỉ có thể bắn khi có chiến đấu.

Tôi cảnh báo các khẩu đội trưởng là không được uống rượu, bởi những chiếc xe bọn Đức chất đầy rượu vang và các loại rượu mạnh khác vẫn còn đứng trên đường chưa hư hại gì. Tôi ra lệnh cho các khẩu đội trưởng phát 100 gram cồn cho mỗi tổ viên và cấm họ uống nhiều hơn. Tôi ngạc nhiên khi nghe thấy tất cả chiến sĩ của tôi đều thẳng thừng từ chối uống - trông mọi người đều dữ tợn và căng thẳng. Tôi nghĩ: “Thật ngạc nhiên. Tại sao họ không uống khi đều biết chúng ta sắp chết hết, và chúng ta chẳng làm được gì nhiều để thay đổi chuyện đó?” Nhưng mọi người đang chuẩn bị cho trận đánh cuối cùng trong danh dự, xác định phải giết càng nhiều kẻ thù càng tốt trước khi bị giết chết. Chúng tôi muốn đổi mạng mình với giá đắt nhất.

Các khẩu đội trưởng kiểm tra lại pháo lần nữa. Thật ra, mỗi khi có cơ hội, chúng tôi đều kiểm tra lại mọi thứ: pháo, đạn dược, ngụy trang, chiến hào, vũ khí nhẹ, lựu đạn, các mốc chuẩn để xác định khoảng cách, mức độ sẵn sàng chuyển sang phòng ngự vòng tròn và v.v. Chúng tôi biết rằng trong một trận đánh chống lại lực lượng đông hơn chúng tôi không có thời gian để kiểm đi kiểm lại mọi thứ và mỗi sai lầm đều bắt chúng tôi trả giá đắt. Các tổ pháo đang hoàn thành vị trí bắn dự trữ và tạo đường dẫn vào rừng để sơ tán pháo khi cần thiết.

Một máy bay trinh sát Đức có đầu cánh màu vàng đang bay rất thấp. Nó cố gắng làm chúng tôi bắn trả để tiết lộ vị trí. Tay phi công lượn một vòng trên tuyến phòng thủ của chúng tôi, và có lẽ không muốn mạo hiểm thêm nên sau đó hắn bay đi. Chúng tôi đang chờ bọn Đức bắt đầu tiến công, nhưng bọn Fritz không vội vàng, chúng đang chuyển tới các khí tài mạnh hơn – có thể nghe thấy thường xuyên tiếng gầm của động cơ và tiếng loảng xoảng của xích xe. Quân Đức đang chuẩn bị một cuộc tấn công mạnh mẽ bằng thiết giáp: ngay lính mới cũng nhận ra được điều đó. Ăn trưa mà miệng đắng nghét, tất cả suy nghĩ của chúng tôi đều xoay quanh trận đánh sắp tới.

Đột nhiên, tôi nghe thấy tiếng móng lốp cốp của một con ngựa đơn độc. Nó đi tới từ phía trung đoàn khởi hành. Mọi người đều bị kích động – một kỵ sĩ đơn độc phi nước kiệu dài tới chỗ chúng tôi? Anh ta đem theo tin gì? Tôi bước ra con đường để gặp anh ta. Đó là sĩ quan liên lạc của ban tham mưu trung đoàn. Anh ta chúc mừng tôi và hỏi tìm chỉ huy đội chặn hậu. Tôi đáp rằng tôi là phó của anh ấy và sẽ đưa anh ta tới chỗ chỉ huy. “Anh đem tin gì cho chúng tôi đó?” Tôi lặng lẽ hỏi anh trong lúc chúng tôi đi bộ xuyên qua khu rừng. “Rút lui!” anh ta trả lời cùng với giọng khe khẽ như thế. Những lời của anh ta tựa như một cú khoát tay xóa bỏ đi bản án tử và tôi cảm thấy như bia mộ đã rơi khỏi đôi vai mình. “Vâng, tất cả những gì bây giờ chúng tôi phải làm là thoát khỏi bọn Fritz khốn khiếp, và vậy là chúng tôi sẽ được cứu sống!” tôi vừa nghĩ vừa đưa sĩ quan liên lạc tới chỗ kỵ đội trưởng.

Khi kỵ đội trưởng nghe xong mệnh lệnh, anh ta lập tức chỉ huy chúng tôi hành quân. Trung đoàn trưởng đã đồng ý cho chúng tôi rút ra với hai lý do: một, trung đoàn đã thoát khỏi quân địch một cách thành công, kết quả là nhiệm vụ của chúng tôi đã hoàn thành; thứ đến, sự góp mặt của chúng tôi cũng cần thiết khi chọc thủng vòng vây.

Tôi đề nghị một kế hoạch rút lui có tổ chức: tôi sẽ rút mấy khẩu pháo của mình khoảng 400 – 500 m tới một điểm ở phía sau và yểm hộ cho kỵ đội đi bộ theo sau tôi. Khi kỵ đội tới điểm hẹn, tôi tiếp tục rút xa hơn và lại yểm hộ cho họ khi họ lên ngựa. Chỉ huy kỵ đội khoái kế hoạch này và chúng tôi đã thực hiện như đề nghị của tôi. Nã đạn từ những vị trí tạm thời và luân phiên yểm hộ nhau, chúng tôi đã tới được điểm hẹn và chẳng mấy chốc mọi người đã lên ngựa, súng máy sẵn sàng trên xe, và kỵ đội lập thành một đội hình trên đường.

Ở ban chỉ huy trung đoàn không ai trông chờ gặp lại chúng tôi: họ cho là giờ này chúng tôi đã chết cả rồi. Mọi người nhìn chúng tôi như thể vừa về từ “cõi bên kia”. Chúng tôi tham gia trận đánh đột phá vây khi vừa hành quân tới nơi: nhưng đó là một trận đánh quen thuộc, với bao đồng đội xung quanh. Bây giờ chúng tôi không còn đơn độc, chúng tôi chiến đấu như một thành phần của trung đoàn. Chiến đấu cùng nhau thì có chết cũng thấy đời đẹp.

Ngày 21 tháng Bảy trận chiến đã tới đỉnh điểm. Quân đoàn tôi đã hoàn toàn bị bọn Đức bao vây. Những người bị thương phải sơ tán trên máy bay U-2 “máy bay ngô”. Các kỵ sĩ vừa hộ tống người bị thương tới sân bay tạm trên đường trở về đã bị phục kích và tàn sát. Trong khi đó, chúng tôi đã gần cạn đạn dược. Một kỵ đội của trung đoàn tôi tới được một ngôi làng đang bị bọn Đức chiếm giữ. Bọn này cho rằng ý chí chiến đấu của chúng tôi đã bị bẻ gãy nên tổ chức cuộc tấn công vào kỵ đội, có một xe tăng đi kèm. Khi bọn Fritz chỉ còn cách kỵ đội khoảng 30 m, bí thư đảng bộ trung đoàn, Thiếu tá Cận vệ Ostrovski hét lớn: “Vì Tổ quốc!” và dẫn mọi người xông vào giáp lá cà. Kỵ đội vùng dậy và xông thẳng vào bọn Đức với tiếng hô lớn “Hurrah!”. Chiếc tăng Đức bị hạ gục bởi lựu đạn. Ostrovski bắn hạ ba tên Đức ở tầm gần. Ngôi làng được chiếm trở lại.

Sau hai ngày chiến đấu quyết liệt, các kỵ sĩ của quân đoàn đã chọc thủng vòng vây. Ngày 23 tháng Bảy quân đoàn nối lại được liên lạc với các đơn vị bộ binh: một lần nữa, chúng tôi đã giành lấy thế chủ động từ tay kẻ địch. Sau đó sư đoàn tôi tiến về phía nam, đuổi theo bọn Đức tháo chạy trong hơn hai ngày. Chúng tôi lại một lần nữa tiến về Augustov, đầu mối đường sắt quan trọng này nằm trên đường biên giới với Đông Phổ. Những trận đánh đã khiến chúng tôi mất đi nhiều sinh mạng và nhiều người bị thương. Ngày 25 tháng Bảy Thượng sĩ Cận vệ Vodzinski bị thương lần thứ ba kể từ chiến dịch Belorussia.

Như thường lệ, bất ngờ quân đoàn tôi nhận lệnh rút ra, chuyển về dự bị và bàn giao chiến tuyến lại cho bộ binh. Đó là lúc chiến dịch Belorussia kết thúc đối với chúng tôi. Trong ba mươi lăm ngày chiến đấu chúng tôi đã tiến được 550 km về hướng tây. Nhưng nếu tính cả hành tiến thì thực ra chúng tôi đã cưỡi ngựa đi khoảng 900 km. Chúng tôi tiến quân khoảng 25 km mỗi ngày, giải phóng được mảnh đất phải chịu nhiều đau khổ Belorussia.

Sau chiến dịch Bagration chúng tôi có dịp để chụp ảnh với các sĩ quan và chiến sĩ đã chiến đấu nổi bật trong cuộc giải phóng Belorussia. Zozulya và tôi đứng ở tận hàng cuối cùng, bởi chúng tôi đi ra mãi vào phút cuối cùng. Pháo đội trưởng của chúng tôi, Agafonov, loanh quanh ở ban chỉ huy và không kịp vào chụp ảnh. Bức ảnh ấy rất quý giá đối với tôi bởi nó lưu giữ hình ảnh duy nhất của Trung úy Kuchmar mà tôi còn lại được – anh ấy bị giết chết ngày 2 tháng Năm 1945.

Quân đoàn trưởng chúng tôi ra lệnh cho tất cả sĩ quan và binh lính phải đội mũ kubanka truyền thống Cô dắc sau chiến dịch Bagration. Tôi nghĩ đó là vì truyền thống màu mè của kỵ binh, và do mong muốn có vẻ ngoài khác biệt với tất cả các quân chủng khác – đặc biệt là so với bộ binh. Chúng tôi có một câu nói vốn bắt nguồn từ thời Quân đội Sa hoàng trước kia:

Thằng điệu phục vụ trong kỵ binh,

Thằng lười – trong pháo binh;

Thằng say phục vụ trong hải quân;

Còn thằng ngốc – cho nó vào bộ binh.

NKVD, Ban Đặc biệt, SMERSH

Như tôi đã đề cập, toàn bộ giấy tờ của Trung đoàn Cối 497 đã bị bọn Đức chiếm được, vì thế hồ sơ cá nhân của tôi cũng bị mất. Việc này gây cho tôi một số vấn đề khi sau này tôi ở trong kỵ binh. Một hôm có một sĩ quan NKVD thuộc trung đoàn tôi tới gặp tôi và nói: “Anh biết đấy, Thiếu úy, chúng tôi vẫn chưa nhận được hồ sơ của anh từ chỗ đơn vị cũ gửi tới”. Tôi thấy không dễ chịu chút nào – thời đó các sĩ quan Hồng quân không có bất cứ giấy chứng minh nào, họ chỉ có một hồ sơ cá nhân đi theo cùng mỗi sĩ quan từ đơn vị này qua đơn vị khác. Vì thế sĩ quan NKVD có thể nghi ngờ tôi là một gián điệp hay bất cứ thứ gì! Một thời gian sau tôi tới gặp thiếu tá đó và nói: “Vậy tôi phải làm gì đây, thưa đồng chí thiếu tá?” – “Đừng lo, Thiếu úy, Bộ Quốc phòng đã gửi cho chúng tôi bản sao hồ sơ của anh” – anh ta trả lời. Đôi khi thiếu tá yêu cầu các sĩ quan chúng tôi phải nghe ngóng xem các binh lính đang nói chuyện gì và báo cáo cho anh ta nếu nội dung chuyện của họ có gì đó chống Xô viết. Anh ta nói tôi phải đặc biệt cẩn thận với những tân binh tới từ những vùng vừa bị Đức tạm chiếm. Tuy nhiên, tôi luôn kể cho anh ta rằng mọi binh lính của tôi đều tốt, trung thành và chiến đấu tốt. Tóm lại anh ta có nhiệm vụ theo dõi chúng tôi mọi lúc mọi nơi. Tôi không thể nói chúng tôi là bạn tốt với anh ta – khi chúng tôi đi vào chiến đấu, anh ta ở sau hậu tuyến. Nhưng đồng thời, anh ta không bao giờ cố gắng gán tội ai không có căn cứ và không bao giờ tùy tiện bắt giữ hay hành quyết ai.

Chiến thuật của pháo binh ngựa kéo và vai trò của trung đội trưởng trung đội pháo chống tăng

Pháo đội chống tăng chúng tôi được sử dụng không chỉ trong vai trò chống tăng, mà cả bắn trực tiếp yểm trợ cho kỵ binh khi họ xuống ngựa chiến đấu. Pháo đội tôi thường được bố trí phối thuộc với các kỵ đội theo từng trung đội một, vì thế tôi luôn đi cùng các kỵ sĩ. Có mặt tại chỗ nào là quyết định cá nhân của tôi, do tôi không thể đồng thời có mặt ở cả hai khẩu pháo của trung đội. Tôi còn trẻ, nhiều tham vọng và khao khát chiến đấu, vì thế luôn gắng chọn lấy vị trí nguy hiểm nhất. Ví dụ như khi một trong hai khẩu pháo được phối thuộc với trung đội tay gươm mũi nhọn thì tôi luôn ở tuyến đầu với khẩu pháo và vài xe chở đạn. Không ai ra lệnh cho tôi phải làm thế, đó là quyết định của cá nhân tôi.

Zozulya, trung đội trưởng trung đội pháo chống tăng số 2, là người lớn tuổi hơn tôi và đã có gia đình, luôn cố gắng có mặt ở nơi an toàn hơn. Trung đội phó của anh ấy là Trung sĩ Sukholovski thường thực hiện thay trách nhiệm của trung đội trưởng, trụ giữ ở vị trí nóng bỏng nhất của trận đánh. Anh ta là người dũng cảm đến đáng ngạc nhiên, và không có gì lạ khi anh được nhận các Huân chương Vẻ vang hạng 1, hạng 2 và 3, đầy đủ tước hiệu Hiệp sĩ Huân chương Vẻ vang.

Pháo chống tăng loại 45 mm và về sau là 57 mm của chúng tôi luôn có mặt trên tuyến đầu, chúng được sử dụng gần giống như súng máy. Chúng tôi là hy vọng và sự cứu rỗi của đám kỵ sĩ xuống ngựa, do chúng tôi có thể tiêu diệt xe tăng, ụ súng máy và các loại hỏa điểm khác trên chiến trường, bởi thế các kỵ sĩ luôn vui mừng khi nhìn thấy chúng tôi.

Loại pháo 76 mm thường ở tuyến hai khi tấn công, và chỉ bắn gián tiếp. Chúng không bao giờ phối thuộc với các kỵ đội và luôn chiến đấu theo toàn pháo đội. Chúng chủ yếu sử dụng khi phòng thủ, khi chúng có thời gian để xây dựng công sự.

Lương bổng ngoài mặt trận

Tôi có lương bình thường của một trung úy, ngoài ra tôi có thêm mọi loại phụ cấp, khiến lương của tôi khá cao. Tôi nhận lương cơ bản của một trung úy, nhưng tôi cũng được cấp:

Phụ cấp 50 % lương do phục vụ trong một đơn vị Cận vệ

50 % lương do ở trong pháo đội chống tăng

50 % lương do phục vụ ở tiền tuyến

Khi tôi còn đóng ở Đức, tôi nhận thêm 50 % lương vì đang phục vụ ở nước ngoài.

Vì thế lương của chúng tôi ngoài mặt trận là khá ổn. Trung đội phó của tôi, Trung sĩ Chernov, nhận lương gần gấp đôi so với một trung úy phục vụ trong các đơn vị hỗ trợ và hậu cần ở hậu phương.

Là một sỹ quan pháo binh chống tăng tôi cũng được phép nhận thưởng cho mỗi xe tăng địch bị tiêu diệt. Ngay sau chiến tranh tôi đã phải chiến đấu về chuyện đó với tay sĩ quan kế toán của trung đoàn – đó là về chiếc xe tăng cuối cùng mà tôi bắn hạ ngày 1 tháng Năm 1945. Tôi tới gặp anh ta và nói: “Tôi muốn nhận tiền thưởng cho chiếc xe tăng bị hạ”Taysĩ quan kế toán nói: “Tôi không trông thấy anh hạ bất cứ chiếc xe tăng nào!” - “Tất nhiên là anh không! Anh không bao giờ xuất hiện ở mặt trận, lúc nào cũng ở chỗ nào đó an toàn ở hậu phương! Đi mà tận mắt nhìn thấy đi!” – “Anh có thể chứng minh chính anh là người hạ nó không?” – “Đi hỏi trung đoàn trưởng ấy! Anh ấy sẽ cho anh hay!”

Sau cùng, sĩ quan kế toán nói với tôi: “Thôi được. Lương của anh dù sao cũng đã quá cao rồi, bởi vậy tôi không trả tiền anh vì chiếc xe tăng ấy đâu” Tôi không quan tâm lắm bởi thực ra lương của tôi là rất cao.

Quân phục, quân hiệu và huấn luyện kỵ binh

Là một đơn vị pháo chống tăng, chúng tôi trên lý thuyết được phép đeo phù hiệu đặc biệt của đơn vị pháo chống tăng – hai nòng pháo bắt chéo trên nền vải đen hình viên kim cương với sọc đỏ trên ống tay áo tunic. Tuy nhiên, chúng tôi không bao giờ được nhận loại phù hiệu ấy; chúng hầu như chỉ giành cho các đơn vị pháo chống tăng độc lập, trong khi chúng tôi là pháo chống tăng phối thuộc cho Kỵ binh Cận vệ.

Tôi rất tự hào vì bộ cầu vai pháo binh có sọc đỏ của mình và không muốn đổi nó lấy bộ cầu vai kỵ binh có sọc xanh da trời. Bằng cách ấy tôi nhấn mạnh mình thuộc về quân chủng pháo binh, một quân chủng cao quý. Dù vậy tôi phải đội mũ lưỡi trai kỵ binh do người ta không có loại mũ pháo binh trong trung đoàn. Không một sĩ quan nào để ý tới chuyện đó, các trận đánh nối tiếp diễn ra và mọi người đều bận rộn. Chỉ mỗi trung đoàn trưởng chúng tôi, Trung tá Cận vệ Tkalenko, là để ý thấy. Khi gặp tôi, sau khi chào hỏi anh ấy hỏi tôi: “Khỏe không, anh bộ binh?” – ý nói tới cầu vai pháo binh của tôi. Tôi phải giải thích cho anh hết lần này đến lần khác rằng tôi là lính pháo binh, bởi tôi có sọc đỏ trên cầu vai, trong khi bộ binh có sọc màu đỏ mâm xôi. “Dù sao thì cậu cũng là bộ binh” – anh ta trả lời khi bỏ đi.

Anh ta trở lại hòa thuận với tôi sau Chiến dịchBelorussia, khi tôi cuối cùng đã bỏ đôi cầu vai pháo binh và đeo bộ của kỵ binh. Tuy nhiên, tôi gắn thêm vào đó cái huy hiệu pháo binh cũ từng được phát trong học viện pháo binh (hình hai nòng pháo bắt chéo). Tôi không gắn lên huy hiệu kỵ binh, hình hai thanh gươm bắt chéo trên cái móng ngựa.

Chi nhiều năm sau tôi mới hiểu rằng chỉ huy của tôi đã cố gắng gieo vào tôi sự tôn trọng và tình yêu đối với Kỵ binh Cận vệ, vinh dự được đứng trong hàng ngũ một đơn vị ban đầu là quân đoàn kỵ binh dưới quyền của Chỉ huy Hồng quân huyền thoại Kotovski thời Nội chiến.

Trong những chặng nghỉ giữa các trận đánh, Tkalenko thường tổ chức một khóa học cưỡi ngựa cho tất cả các sĩ quan trong trung đoàn. Anh ta ngồi trên lưng con ngựa của mình ở giữa vòng tròn các kỵ sĩ, quan sát những tay này cho ngựa đi vòng tròn quanh anh ta.

Các bài tập thông thường là ngồi trên ngựa phi nước kiệu, phi nước kiệu không dùng bàn đạp, kỹ năng sử dụng gươm v.v.

“Nước kiệu, ha-a-ành qu-uân! Bỏ chân khỏi bàn đạp!” Tkalenko thường hét lên như vậy. Đó là khởi đầu cho mỗi lần ruột gan tôi lộn lên lộn xuống. Cứ như thể tôi đang dùng mông mình để đóng mấy cái đinh vào yên ngựa vậy. Người ta nói rằng các kỵ sĩ hiếm khi bị sỏi thận, bởi không còn gì tồn tại trong đó sau mỗi lần nhồi xóc như vậy.

Tôi, một chàng trai thành phố, phải chịu đựng nhiều hơn những người khác, bởi tôi phải học mọi thứ tất cả từ đầu. Tôi phải chịu đựng vô số phê bình của trung đoàn trưởng: “Ôi đám lính pháo này!” – Đó rõ ràng là lời phê bình giành cho tôi.

Tuy nhiên, khi thời gian trôi qua, tôi cũng khá hơn. Những cuộc hành quân mệt lử kéo dài và các trận đánh là những trường học cưỡi ngựa tốt nhất của tôi. Con ngựa dần dần trở thành một phần gắn bó của đời tôi, là điều cần thiết trước hết, và không ai có thể phân biệt tôi với một kỵ sĩ chuyên môn.

Thật thú vị khi mệnh lệnh phải đội mũ kubanka ban ra mặc dù chúng tôi là đơn vị kỵ binh chứ không phải đơn vị Cô-dắc truyền thống. Một thời gian sau trên đường chiến đấu chúng tôi có gặp Sư đoàn Cô-dắc số 5. Đó là lúc chúng tôi được thấy sự pha trộn kỳ lạ các loại quân phục: họ mặc quần dài màu xanh dương truyền thống Cô-dắc với nẹp đỏ rộng, nhưng lại đội mũ mềm pilotka

[12]

thông thường trong quân đội và mũ lưỡi trai. Chúng tôi, Quân đoàn Kỵ binh Cận vệ III, tất cả đều đội mũ kubanka truyền thống Cô-dắc nhưng lại mặc quần bộ binh thông thường.

Khi chúng tôi tiến vào lãnh thổ Đức, có một mệnh lệnh ngầm hiểu rằng tất cả các đơn vị cần cố gắng lấy càng nhiều đồ dự trữ từ địa phương càng tốt. Vì thế, trong những ngày yên tĩnh chuẩn bị cho chiến dịch cuối cùng chúng tôi ra lệnh cho tất cả các thợ may Đức ở địa phương phải may cho các sĩ quan chúng tôi những bộ áo kitel tunic từ vải bông và len trắng. Màu trắng là màu truyền thống của các sĩ quan Quân đội Sa hoàng và chúng tôi rất tự hào được nối tiếp truyền thống ấy. Những áo tunic ấy được thấy trên hầu hết các bức ảnh chụp từ năm 1945 tới 1946.

Những ngôi sao Giáng sinh

Chúng tôi tiến vào Ba Lan. Đất nước ấy có vẻ khác lạ và bất thường với chúng tôi: những cánh đồng rộng được chia ra cho những nông dân cá thể của vùng Bialystok.

Một lần nữa chúng tôi đi tiên phong, tiến vào mảnh đất Ba Lan trước các đơn vị khác. Đó là một buổi sáng sớm, các con đường của làng quê Ba Lan đều trống rỗng – các nông dân đang còn ngủ hay ẩn mình trong hầm nhà, chờ đợi trận đánh giữa chúng tôi và bọn Đức. Tại ngôi nhà ở cuối một làng nọ, chúng tôi nhìn thấy xác chết của cả một gia đình – ông bà, cha mẹ và bốn đứa nhỏ - sắp thành hàng trên mặt đất. Bọn Đức này không chừa ai hết. Tại sao chúng lại giết hại gia đình này? Và ai đã mất công sắp họ thành hàng đều đặn phía trước ngôi nhà như vậy?

Chúng tôi rời làng và sa ngay xuống một con đường đầy bùn. Một nông dân già tiều tụy ló ra từ một ngôi nhà và chạy đến chỗ chúng tôi, la hét điều gì đó bằng tiếng Ba Lan. Chúng tôi chỉ hiểu được: “Các anh em! Các anh em!” Ông dừng lại trước đội hình chúng tôi với cặp mắt đẫm nước mắt và vui sướng. Rồi ông chạy về chỗ một đống rơm đã rút gần hết, vơ lấy một ít và ném lên xe chúng tôi. Cuộc gặp với người nông dân nghèo Ba Lan ấy, người đón mừng binh lính chúng tôi như những người giải phóng và cố gắng giúp chúng tôi tối thiểu một chút gì đó, đã làm chúng tôi cảm động sâu sắc. Nhưng không phải tất cả người Ba Lan đều đón chào chúng tôi theo cách ấy. Một số nấp trong hầm nhà của họ và tỏ ra ghê sợ với binh lính Xôviết chúng tôi.

Sau khi hoàn tất việc giải phóng vùng Bialystok vào cuối năm 1944, quân đoàn được lệnh dừng lại nghỉ ngơi và nhận tiếp viện trước những trận đánh quyết định ở Đông Phổ. Trong thời kỳ này, chúng tôi được giao cho một khu vực tương đối yên tĩnh của mặt trận gần thị trấn Goniondz. Trung đoàn trưởng chúng tôi, Trung tá Cận vệ Tkalenko, dẫn tất cả sĩ quan của trung đoàn đi trinh sát bằng ngựa tới tuyến phòng ngự đầu tiên của quân ta. Chúng tôi dừng lại bên một sườn dốc nhỏ và Tkalenko bắt đầu giới thiệu cho chúng tôi. Phía trước là một cánh đồng lầy rộng 3 km, sau đấy là một dãy đồi do quân địch nắm giữ. Mặc dù khoảng cách tương đối xa, tuy nhiên nhóm người ngựa của tôi hiển nhiên có thể bị quan sát rõ ràng từ những ngọn đồi ấy, bởi bọn Fritz đã nã một đợt pháo kích dày đặc trước khi Tkalenko có thể kết thúc bài giới thiệu của mình. Chẳng mấy chốc mà đạn pháo đã nổ tung tóe khắp nơi. Tkalenko ra lệnh: “Nấp đi!” và tất cả chúng tôi phi vào một khe đất nhỏ. Tôi quên mất mình đang đeo cái ống nhóm trên cổ, và khi tôi xuống ngựa, vẫn còn đang xoay người thì cái ống nhòm đập vào môi trên của tôi, xé rách nó. Cái chỗ ấy đau rát rất lâu và thậm chí cả sau khi đã liền miệng, ria mép tôi vẫn không mọc được ở đấy. Chuyện này làm tôi rất bực, vì hầu hết sĩ quan trung đoàn tôi đều thích để ria mép, sao cho trông như đám kỵ binh Cận vệ của Quân đội Sa hoàng.

Chúng tôi được nhận loại pháo chống tăng 57 mm, có tầm bắn hiệu quả xa hơn và sức xuyên giáp mạnh hơn kiểu pháo cũ 45 mm vẫn còn khá hiệu quả. Chúng tôi cũng được nhận nhiều ngựa hơn, mỗi khẩu pháo được kéo bởi 6 ngựa, và thêm vào tổ pháo một người đánh xe phụ. Chúng tôi không có bất cứ cẩm nang hay quy tắc nào hướng dẫn về cách bắn dành cho loại pháo mới này: vì lý do nào đấy mà người ta không hề gửi đến cho chúng tôi! Nhưng chúng tôi vẫn phải học cách bắn. Về sau, tôi nhặt được một quyển sách Đức viết về pháo binh Xô viết, tìm thấy tại một trụ sở chỉ huy chiếm được từ tay bọn Fritz. Cuốn sách mô tả các tính năng chiến thuật của mọi loại pháo Xô viết, kể từ loại dã pháo 45 mm và 57 mm cho đến các loại lựu pháo hạng nặng. Thật tức cười là tôi phải dùng cuốn sách Đức ấy để huấn luyện các tổ pháo của mình, bởi không có trong tay bất cứ cẩm nang nào bằng tiếng Nga! Đó là một hạn chế trong sư đoàn tôi – họ hoặc là không có, hoặc là không muốn phát hành cẩm nang cho các khí tài mới.

Chúng tôi đào vị trí bắn cho các khẩu pháo mới vào ban đêm để bọn Đức không thể phát hiện được. Chúng tôi cũng đào hầm trú cho cả pháo và tổ pháo thủ. Đất khá mềm và chúng tôi đào xong rồi ngụy trang mọi thứ từ trước lúc rạng đông. Chỉ có cánh lính gác là ở lại bên pháo vào ban ngày: các thành viên còn lại của tổ pháo đều đi ngủ. Mặc dù đây là khu vực khá yên tĩnh, chúng tôi đều biết là chẳng chóng thì chầy chúng tôi sẽ bắt đầu chiến đấu. Bởi chẳng ai muốn đi vào chiến đấu với thứ vũ khí còn chưa quen, khẩu đội trưởng của tôi đề nghị cho phép bắn thử vài phát: tôi đồng ý. Phát đạn thứ hai của chúng tôi bắn trúng bờ công sự của dãy chiến hào Đức, nhưng chúng tôi nhận được một loạt pháo bắn trả rất dày dặc và dữ dội, chúng tôi phải lăn khẩu pháo vào hầm và chạy đi ẩn nấp. Thêm vào đấy, chủ nhiệm pháo binh trung đoàn, Thiếu tá Cận vệ Sonin, đã chửi cho tôi một trận vì bắn mà không xin phép.

Có một hầm nhà rất rộng gần vị trí bắn của tôi. Do nó xây bằng đá tảng lớn và trông có vẻ chống được đạn pháo, chúng tôi quyết định dời vào đó. Chẳng mấy chốc, đám trinh sát bộ binh bắt đầu ghé ngang qua, nghỉ trong hầm của chúng tôi cả trước và sau khi đi làm nhiệm vụ. Họ chia phần vodka, thịt hộp và các thực phẩm khác cho chúng tôi – họ được cung cấp rất đầy đủ: có lẽ đó là phần thưởng cho công việc nguy hiểm. Đám trinh sát luôn cho chúng tôi biết rõ họ sẽ lọt qua phòng tuyến quân Đức ở vị trí nào và sẽ quay trở về tại đâu. Họ chỉ đi thực hiện nhiệm vụ vào lúc trời tối sẫm: nếu trời có trăng, hay nếu bọn Fritz bắn pháo sáng, đám trinh sát sẽ nằm yên trên đất rất lâu, chờ tới khi tối trở lại. Khi bò trở về phòng tuyến quân ta, họ sẽ ra tín hiệu cho chúng tôi. Đôi khi họ đem về một “cái lưỡi” – một tù binh. Sĩ quan chỉ huy đám trinh sát phải báo cáo với chúng tôi bởi chúng tôi không có bộ binh hỗ trợ: chỉ có mình chúng tôi giữ tuyến phòng thủ tại khu vực này.

Một hôm, có mấy con cừu xuất hiện tung tăng quanh vùng giữa chiến tuyến. Chuyện này làm đám lính trẻ của tôi phấn khích hết sức, và họ liên tục quấy rầy tôi với đề nghị được chui ra và bắt lấy món “thịt nướng biết chạy” ấy. Không thể chui ra khu giữa chiến tuyến ấy vào ban ngày, bởi bọn Đức thấy rõ mọi thứ từ vị trí của chúng: nhưng sau khi trời tối, đám lính cả hai bên đều muốn ra đó. Tôi cho phép hai tay lính kinh nghiệm đi ra khu giữa chiến tuyến và đem về một con cừu. Họ mau chóng quay về, và trong suốt một tuần các tổ pháo của tôi chén món thịt cừu tươi.

Thị trấn Goniondz ở bên cánh trái chúng tôi, không xa là mấy. Bọn Đức thường xuyên pháo kích thị trấn. Một đêm nọ, một panenka Ba Lan (cô gái trẻ) hoảng sợ chạy vào căn hầm của chúng tôi. Khi chúng tôi hỏi cô đến từ đâu và để làm gì, cô nói rất nhanh, không ai trong hiểu được gì. Tôi trả lời bằng tiếng Ba Lan mới tập tọng: “mọi người không hiểu”, và đề nghị cô nói chậm lại. Cuối cùng, chúng tôi cũng ráng biết được là cô tới từ Goniondz, nơi đạn pháo cối nổ lung tung khắp nơi, và không có chỗ ẩn nấp, vì thế cô chạy qua chỗ chúng tôi. Chúng tôi trấn tĩnh cô gái, cho cô chút thức ăn và chuyển cô về hậu phương trung đoàn.

Mùa thu càng lúc càng lạnh hơn. Cuối cùng, mùa đông đã tới xứ Ba Lan. Sau nhiều cuộc hành quân nối tiếp tại vùng Bialystok, chúng tôi dừng lại tại một ngôi làng yên tĩnh và ấm cúng có ngôi nhà thờ nho nhỏ. Chiến tuyến còn cách xa nơi chúng tôi. Thậm chí chúng tôi không nghe thấy cả tiếng pháo bắn. Bọn Đức đã không rút qua làng này nên không căn nhà nào bị hư hại hay đổ nát. Tôi cùng anh em dưới quyền vào ở trong một căn nhà xinh xắn và sạch sẽ. Bà chủ nhà sống cùng với cô con gái trẻ măng và bà mẹ già. Đám phụ nữ đón tiếp tôi rất nồng hậu: Zosia, cô gái nông dân xinh đẹp và khỏe mạnh, cho phép tôi ngủ trên giường cô, còn bản thân cô thì ngủ trên cái ghế sofa gỗ. Thật tuyệt khi được ngủ trên chiếc giường sạch sẽ, ấm áp và mềm mại sau khi phải sống ngoài trời và hành quân liên tục ban đêm.

Tiếng Ba Lan có phần nào gần với tiếng Ukraina, và sau vài lần thử chúng tôi đã có thể nói chuyện với dân địa phương khá thoải mái. Bạn của Zosia, một cô gái hàng xóm gầy gò, ít nói và hay e thẹn, thường xuyên tới thăm ngôi nhà tôi ở. Cô ấy luôn tìm ra một lý do để đến thăm – hoặc là hỏi xin diêm, muối, hay chỉ cần chuyển một tin tức cho bà chủ nhà cô ở. Mỗi khi tới thăm nhà, cô cứ nhìn tôi mà cười tủm tỉm. Tôi thích cô ngay từ cái nhìn đầu tiên và dùng tất cả thời gian rỗi để tới nhà cô, khiến Zosia phát ghen lên.

Tôi nhớ có hai sự kiện đáng kể xảy ra trong thời gian nghỉ chân: việc tôi được thăng chức trung úy Cận vệ và một Lễ Giáng sinh Ba Lan. Pháo đội trưởng của tôi, Thượng uý Cận vệ Agafonov, một hôm đến nhà và tuyên bố với bà chủ nhà cùng mọi người xung quanh: “Các bạn có thể chúc mừng vị khách của mình được rồi – bây giờ cậu ấy đã là trung uý Cận vệ và sẽ đeo hai ngôi sao trên cầu vai thay vì chỉ có một”. Agafonov, bà chủ nhà hiếu khách, pani Jadwiga, con gái bà Zosia, và cả bà cụ mẹ của chủ nhà, tất cả đều lần lượt chúc mừng tôi. Hôm sau, bà chủ nhà tổ chức một bữa tiệc để mừng dịp tôi được thăng chức. Bữa tối được làm theo kiểu Ba Lan, với vô số loại bánh nướng và bánh nướng ngọt, có gì đó pha trộn giữa bánh nướng nhân ngọt Ukraina và vằn thắn pelmeni vùng Siberia.

Vài ngày sau toàn thể ngôi làng đều biến đổi – Giáng sinh đã tới. Mọi gia đình đều tất bật chuẩn bị cho ngày lễ lớn. Những người họ hàng ăn vận bảnh bao tới thăm bà chủ nhà vào ngày Giáng sinh, trong khi bà sắp xếp chuẩn bị lễ cầu kinh trong nhà mình. Lễ cầu kinh gồm những bài hát rất hay. Bà chủ điều khiển dàn đồng ca bằng giọng hát tuyệt vời của mình, những người còn lại hát theo bà. Sau lễ cầu kinh, Zosia và những cô gái trẻ khác đi tới từng ngôi nhà để hát đồng ca. Họ mời tôi cùng đi, nhưng tôi cảm ơn và nói rằng một sĩ quan Xôviết như tôi không tham gia lễ Giáng sinh được.

Và thế là, chỉ còn lại một mình, tôi tập trung vào việc kiếm thêm ngôi sao đeo lên cầu vai mình. Bây giờ đã là trung uý Cận vệ, tôi cần tới bốn sao trên cầu vai áo tunic và bốn trên áo choàng. Nhưng không sĩ quan nào trong trung đoàn có thừa sao, vì thế tôi tạm chế chúng từ vỏ đồ hộp. Tôi gắn mấy ngôi sao xịn nhà máy làm lên áo tunic, và đính mấy ngôi sao tự chế lên cầu vai áo choàng. Khi vừa sẵn sàng để rời ngôi nhà, có ai đó gõ lên cửa sổ và một dàn đồng ca trẻ trung cất tiếng hát một bài ca chúc sức khoẻ. Bà chủ nhà giải thích rằng đó là những ca sĩ hát Giáng sinh đang xin phép được vào nhà. Bà xin phép tôi, và dẫn toàn thể ban nhạc thanh thiếu niên vào, cúi đầu xuống chào họ. Với những đôi má hồng lên vì giá rét, nhóm trai gái vui vẻ hạnh phúc đó, đem theo ngôi sao Giáng sinh lớn gắn trên một cây gậy và những túi quà, cùng nhau bước vào nhà – trong nhóm có cả Zosia và các bạn của cô. Các ca sĩ lập thành nửa vòng tròn trước mặt chủ nhà và bắt đầu hát với bà. Họ cũng chơi những nhạc cụ tự chế để đệm cho lời hát. Sau khi buổi biểu diễn kết thúc, tất cả ca sĩ từng người một đến trước chủ nhà, nhận những món quà khác nhau từ tay bà: bánh nướng, bánh nướng nhân ngọt và bánh ngọt mà bà đã nướng dành cho dịp này.

Và rồi, vẫn cầm ngôi sao trên tay, bọn họ tới chỗ tôi. Bà chủ nhà nói tôi cần thưởng công hát cho họ. Nhưng tôi chẳng có bánh ngọt lẫn bánh nướng. Bà lại đỡ cho tôi lần nữa và nói rằng thay vì vậy tôi có thể biếu ít tiền złoty. Tôi vừa nhận được tiền Ba Lan và thực sự không biết phải dùng làm gì, bởi đã có mọi thứ mình cần (người lính cũng chẳng cần gì nhiều). Hơn thế, cộng đồng địa phương cũng chưa quen loại tiền mới mà chúng tôi được phát. Đấy là lúc tôi dùng những đồng złoty lần đầu tiên trong đời. Tôi hào phóng lấy tiền cắc złoty thưởng cho cả nhóm ca sĩ.

Hài lòng với món tiền thưởng, tất cả thành viên ban nhạc cây nhà lá vườn đó cúi xuống chào và nói “rất cám ơn anh” bằng tiếng Ba Lan, rồi rời ngôi nhà. Bà chủ nhà rất vui khi giới thiệu được với tôi, một “pan sĩ quan Nga”, về một tục lệ cổ truyền vui đến vậy của Ba Lan. Tôi rất thích cái nghi thức cổ xưa đó. Sau chiến tranh, khi quay về nhà tại Leningrad, tôi kể cho mẹ mọi chuyện về các bài ca Giáng sinh Ba Lan và tục lệ đến hát từng nhà, mẹ bảo tôi rằng ở các làng Nga thời trước Cách mạng cũng có tục lệ giống hệt vậy. Do tôi được sinh ra sau cách mạng nên không có dịp biết đến phong tục đó.

Sau khi mừng Giáng sinh tại nhà, cả làng tập hợp lại làm lễ ở nhà thờ. Vị linh mục Thiên chúa giáo La Mã – không như linh mục Chính thống giáo Nga của ta – trông không khác những người thế tục là mấy. Điều duy nhất ông ta khác với mọi người là trình độ văn hoá cao. Ông cũng ăn mặc rất đẹp và cạo râu cẩn thận. Ông vui vẻ tiếp nhận sự tôn kính hết mực từ dân làng. Ông cũng vô cùng vui vẻ cởi mở với lính Nga chúng tôi. Vị linh mục Ba Lan tại làng ấy không lấy vợ: ông chỉ có một hầu gái rất trẻ phục vụ mình

[13]

. Buổi lễ được tổ chức trong nhà thờ và giáo đoàn ngồi trên các băng ghế giống như đám học sinh trong lớp học: điều khác biệt duy nhất là họ đặt những cuốn thánh ca trước mặt thay vì vở học sinh.

Thời gian nghỉ chân của chúng tôi đã kết thúc. Mặt trận đang chờ đợi. Chúng tôi biến một bãi lầy đóng băng thành một trường bắn và tập bắn đạn thật. Việc tập bắn thực hiện nhằm giúp các tổ pháo nắm vững vũ khí và chuẩn bị tốt cho các trận chiến quyết định sắp diễn ra trên đất địch.

Pani

Jadwiga và đám nữ hàng xóm của bà bắt đầu bàn tán về chuyện chúng tôi rời làng: trung tâm tin đồn ở đây vận hành tốt y như tại Nga! Làm cách nào mà đám đàn bà nông dân ấy luôn biết trước ngày xuất phát của chúng tôi, trong khi chúng tôi chẳng biết gì cả? Có lẽ một sĩ quan tham mưu của chúng tôi đã không biết giữ mồm giữ miệng …

Vậy là ngày khởi hành của chúng tôi đã đến. Pani Jadwiga nướng bánh nhân ngọt nóng hổi cho tôi, ôm ghì và tiễn tôi đi như thể tiễn chính con trai của bà. Tôi ôm và hôn Zosia trên đường rời khỏi làng. Bạn của cô chạy khỏi nhà khi chúng tôi đã ngồi vững trên yên ngựa. Toàn thể dân làng ùa ra ngoài phố và chúc chúng tôi mau chóng chiến thắng. Ban ngày trời lạnh và trong vắt, tuyết trắng lấp lánh cót két dưới bánh xe ngựa. Chúng tôi đã sẵn sàng bước vào các trận đánh mới.

Sau chặng hành quân tiếp theo, chúng tôi dừng nghỉ chân một quãng ngắn tại một ngôi làng yên tĩnh khác của vùng Bialystok. Tôi ra lệnh cho các trung sĩ chăm sóc lũ ngựa rồi đi bộ vào một ngôi nhà. Bà chủ nhà mời tôi ngủ một chút trên giường. Tôi cởi tấm áo choàng, ngả mình trên giường và mau chóng thiếp đi. Tôi bị đánh thức khi có gì đó chọc chọc lên mặt. Cho rằng đó là một con ruồi, tôi cố gắng xua đi mà không phải mở mắt, nhưng không ăn thua. Cuối cùng tôi đành hé mi mắt, và thấy không phải là ruồi mà là một panenka Ba Lan rất trẻ, đang lấy cọng cỏ khô khều khều trên mặt tôi. Tôi thử ôm lấy cô nhưng cô trượt ra nhanh như một con thằn lằn. Sau đó tôi ngay lưng lại và ngủ thiếp đi.

Nhưng cô panenka Ba Lan ấy quay lại và thử khều phá tôi lần nữa. Nổi cáu, tôi tóm lấy tay cô và nhất định không thả ra. Cô phảt hoảng và xin tôi bỏ qua, hứa sẽ đoán hậu vận cho tôi để chuộc lại. Cô nắm tay tôi và bắt đầu kể tôi nghe. Tôi bảo là tôi không tin vào tướng số, nhưng cô cứ khăng khăng và đáp mình luôn nói đúng sự thật. Vậy là tôi hỏi: “Thử nói tôi nghe, tôi có sống sót sau chiến tranh không?” Cô xăm xoi các chỉ tay một lúc rồi nói: “pan trung uý sẽ sống sót, nhưng phải bị thương nhiều lần!” Lúc đó là tháng Giêng năm 1945, sau đó đúng là tôi sẽ bị thương hai lần trong các trận đánh tiếp theo tại Đông Phổ và Đức. Vậy là cô thầy bói Ba Lan trẻ trung ấy đã kể cho tôi sự thật: tôi bị thương hai lần nhưng vẫn sống sót!

Một cuộc đấu súng

Trong khi Phương diện quân Belorussia 1 đang thực hiện chiến dịch Vistula-Oder, các Phương diện quân Belorussia 3 và 2 cùng tiến hành một cuộc tấn công vào Đông Phổ. Quân đoàn Kỵ binh Cận vệ III của chúng tôi, dưới quyền Tướng Oslikovski, gồm 140 tăng và pháo tự hành, và ba sư đoàn kỵ binh Cận vệ (số 5, 6 và 32) nhận nhiệm vụ vượt qua các đơn vị bộ binh của quân ta tại Ezhnorozhec, Psashnysh và chiếm Allenstein, thuộc khu vực của Tập đoàn quân số 3. Hơn thế, mục tiêu của chúng tôi phải được hoàn thành vào ngày 22 tháng Giêng 1945.

Quân đoàn tiến công qua Ba Lan tới biên giới Đông Phổ với tốc độ sấm sét, tiêu diệt các đội chặn hậu trên đường tiến. Trung đoàn Kỵ binh Cận vệ 24 chúng tôi tiến sâu vào hậu phương địch theo một đường di chuyển chọc sườn vào ngày 20 tháng Giêng 1945. Ngày 21 tháng Giêng chúng tôi vượt qua biên giới Đông Phổ tại vùng Brauchwalde, phía nam Allenstein. Cuối cùng, chúng tôi đã tiến vào lãnh thổ của địch: hang ổ lũ sói!

Ngay sau khi chúng tôi tiến vào Đông Phổ, Tkalenko tập hợp tất cả sĩ quan của trung đoàn lại và bảo chúng tôi: “Tôi nghĩ rằng giờ đây chúng ta có thể gửi tay sĩ quan NKVD của mình đi nghỉ phép. Có một lệnh bất thành văn rằng các chiến sĩ có thể thoải mái nghe theo tiếng gọi trong tim mình khi ở trên đất địch. Nếu ai đó muốn trả thù, các anh cần bỏ lơ đi”. Mọi sĩ quan đều hiểu thông điệp này. Bọn Đức đã đem đến biết bao đau khổ, chết chóc và huỷ diệt tới đất nước ta – có người trong trung đoàn tôi cả gia đình bị giết sạch – nên rất nhiều người muốn trả thù. Do đó, khi tiến vào Đông Phổ, các tội ác do lính Hồng quân thực hiện được xem là các trường hợp trả thù. Nhưng việc này không kéo dài, bởi các mệnh lệnh chính thức cũng tới sau đó yêu cầu phải đối xử tốt với dân cư địa phương.

Tôi không nghe được bất cứ điều gì về các vụ hãm hiếp do lính trung đoàn tôi thực hiện, nhưng có thể hình dung những vụ như vậy sẽ diễn ra thế nào. Hầu hết là do lính hậu cầu làm: họ có quá nhiều thời gian, trong khi chúng tôi luôn phải hành quân. Chúng tôi cũng phải chăm sóc lũ ngựa và trang bị khí tài, việc này tiêu tốn khá nhiều thời gian và sức lực. Tuy nhiên, tôi có thể xác nhận rằng nhiều sĩ quan đã hẹn hò với phụ nữ Đức. Những quý bà ấy có lẽ khá vui vẻ khi sống với sĩ quan Xôviết (tất cả đàn ông Đức đều đang ở mặt trận) và theo tôi thì họ lập luận như sau: “Nếu tôi sống với một sĩ quan Xôviết, đám lính thường sẽ không dám làm gì xấu ở nhà tôi.”

Trung đoàn Kỵ binh 17 thuộc sư đoàn tôi là đơn vị đi đầu trong đội hình ngày hôm ấy, và do đang cưỡi ngựa trên đường dốc, chúng tôi thấy rõ đội hình hành quân sẫm màu của họ trên quãng đường phía trước. Chúng tôi thuộc tuyến hai của sư đoàn. Bất ngờ, một phi đội Shturmovik Il-2 của ta xuất hiện trên đầu và bắt đầu oanh kích đội hình của Trung đoàn 17, bắn pháo và súng máy. Chỉ sau khi đã bắn nhiều phát pháo hiệu, đám Il-2 mới ngưng tấn công lính ta và bay đi. Chúng tôi đã đột nhập quá sâu vào hậu phương Đức, đám phi công kia không nghĩ sẽ gặp lính ta trong khu vực này: có lẽ, họ đã nhầm chúng tôi với lữ đoàn kỵ binh Vlasov đang rút lui!

Đêm ngày 21 tháng Giêng, Trung đoàn Kỵ binh Cận vệ 24 chúng tôi được chuyển lên tuyến một và tôi, với một khẩu pháo của trung đội mình, nhập vào nhóm tiên phong. Chúng tôi thấy một căn nhà gỗ hai tầng nằm giữa một khoảng trống. Bên trong không có đèn sáng. Chúng tôi bước vào. Từ ánh sáng của một tờ báo cháy vừa đốt lên làm đuốc, chúng tôi thấy một chiếc bàn trên đặt thức ăn còn đang nóng. Có lẽ, đây là một nhà nghỉ đi săn, nhưng đám chủ nhà đã sợ hãi bỏ đi, quên cả bữa ăn tuyệt vời của chúng. Chúng tôi không ở lại lâu. Chẳng mấy chốc, nhóm tiên phong lại tiếp tục chuyến đi vào lãnh thổ địch.

Sau khoảng 5 km, chúng tôi đâm vào một đội chặn hậu của địch và bị trùm trong hỏa lực tập trung của vũ khí tự động. Đám kỵ sĩ xuống ngựa và một phát pháo hiệu chiến đấu bay lên. Chúng tôi phải phối hợp với đám kỵ sĩ và áp chế khẩu súng máy Đức. Nhưng muốn tiêu diệt khẩu súng máy, trước tiên ta phải trông thấy nó cái đã! Khẩu súng máy này bắn từng loạt ngắn trong bóng tối mù mịt nên rất khó phát hiện. Tôi ra lệnh cho tổ pháo của mình: “Chuẩn bị chiến đấu! Nhắm vào khẩu súng máy Đức, đạn phá, ngòi nổ mảnh … Nạp!” Nhưng khẩu súng máy chó chết ấy không thấy đâu cả, mặc dù tôi đã rõ ràng nghe thấy nó đang bắn từng loạt ngắn. Tôi ra lệnh cho khẩu đội trưởng chờ tôi rồi luồn tới trước trong đám tuyết. Bộ quần áo ngoài toàn trắng của tôi ngụy trang rất tốt và cuối cùng tôi tới gần khẩu súng máy mà không bị phát hiện. Tôi tới cách nó vài mét, đảm bảo là mình nhớ rõ vị trí của nó, rồi bò ngược về cùng đường với lúc nãy. Hai phát đạn là đủ để làm nó câm miệng.

Mấy khẩu súng tự động cũng mau chóng im tiếng, và chúng tôi chiếm được vị trí bọn Đức: một khẩu súng máy bị phá huỷ và nhiều xác bọn Fritz nằm lại trên chiến trường. Chúng tôi tiếp tục tiến về Allenstein.

Chúng tôi hành quân khoảng 8 km mà không gặp một phát súng nổ, nhưng rồi nhóm tiên phong của chúng tôi bị chặn lại bởi một đồn luỹ địch rất mạnh nằm tại một ngôi làng lớn kiên cố. Một cuộc đấu súng nổ ra. Nhóm cảnh giới tiền tiêu của trung đoàn (một kỵ đội tay gươm với các đơn vị hỗ trợ nhỏ) được giao phải tham gia trận đánh.

Đồn luỹ địch – có tới hai tiểu đoàn bộ binh với thiết giáp – đã chống trả quyết liệt. Ngôi làng này nằm trên đỉnh một ngọn đồi. Dừng khẩu pháo chống tăng ZIS-2 của mình lại trên đường dưới sự che chở của bóng đêm, tôi gửi một liên lạc tới gặp kỵ đội trưởng để nhận chỉ thị hướng dẫn chỗ bố trí. Con đường mà chúng tôi dừng lại dẫn tới một thung lũng dốc đứng trước khi chạy thẳng lên mấy ngôi nhà ở rìa làng. Nhóm cảnh giới tiền tiêu của trung đoàn đang cố hết sức để đột kích vào những ngôi nhà này, nhiều căn đã bắt lửa, chúng chiếu sáng khu vực lân cận. Trong ánh sáng của ngọn lửa, tôi trông thấy rõ ràng ba chiếc xe tăng Đức đang tiến vào làng.

Người liên lạc của tôi quay lại từ chỗ kỵ đội trưởng, và thông tin cho tôi là lính ta đã chiếm được hơn nửa ngôi làng, do đó chúng tôi không phải lo sẽ bị bộ binh phục kích. Tôi liền quyết định tiêu diệt đám xe tăng - chúng vẫn còn được chiếu sáng rõ - và đặt pháo nằm ngay trên con đường, do tôi không tìm được một vị trí bắn khác tốt hơn.

Các pháo thủ trong tổ pháo của tôi còn thiếu kinh nghiệm và chưa từng đối đầu với thiết giáp Đức, mặc dù họ đạt kết quả bắn tập rất tốt. Xe tăng Đức cách chúng tôi khoảng 500-600 mét, được chiếu sáng rõ, trong khi khẩu pháo chống tăng của chúng tôi đang bị bóng tối che phủ. Bằng quả đạn đầu tiên chúng tôi đã hạ được một xe tăng. Nhưng trước khi có thể nạp lại đạn, ngôi nhà phía sau chúng tôi đột nhiên bùng cháy, lộ ra vị trí chúng tôi. Những chiếc tăng Đức lập tức đáp trả.

Chúng tôi phải mau chóng rút khỏi đây và thay đổi vị trí bắn, nhưng ngay quả đạn đầu tiên của bọn Đức, tổ pháo đã bỏ chạy, nhảy vào một cái rãnh ven đường. Tôi hét lớn: “Khẩu đội chạy tới pháo!” Chỉ mất khoảng vài giây để gập càng khẩu pháo lại và kéo xuống đồi để tới một “vị trí an toàn”.  Nhưng các pháo thủ của tôi, những người mới lần đầu trạm chán với xe tăng, vẫn nằm yên trong cái rãnh.  Họ chỉ phản ứng khi tôi một mình chạy tới khẩu pháo và cố gắng tự gập càng pháo lại, miệng lặp lại mệnh lệnh “Các pháo thủ về chỗ pháo, đồ chết tiệt!” Đám pháo thủ vội chạy tới khẩu pháo và bắt đầu gập càng pháo lại. Thật lạ rằng, những lời lẽ chửi mắng vốn không hề có trong Cẩm nang dã chiến của chúng tôi, lại rất hữu ích trong những trường hợp như thế này. Tôi gào thêm một lệnh nữa: “Nâng nòng pháo!” và giơ tay trái lên chỉ hướng kéo pháo. Nhưng đã quá muộn: thời cơ đã qua đi. Trước khi tổ pháo thủ kịp làm theo lệnh tôi, khẩu pháo đã bị bắn trúng và phá huỷ bởi một phát đạn từ xe tăng Đức. Ba người trong tổ bị thương. Tôi cũng bị một mảnh đạn bắn trúng cổ tay phải. 

Đám cứu thương chạy tới và sơ tán thương binh về tuyến sau. Tôi cố tự băng vết thương bằng cuộn băng cá nhân, nhưng không tài nào làm nổi chỉ bằng tay trái. Rất khó để cầm máu trong giá rét, trong khi tay tôi bị thương khá nặng. Đám cứu thương tới giúp tôi. Sau khi chúng tôi phải dùng tới cuộn băng thứ hai thì máu mới ngừng chảy. Đột nhiên, tôi thấy người lạnh dữ dội: mấy ngụm vodka do chính uỷ đưa cho làm tôi ấm người còn hơn bất cứ thứ áo ấm nào.

Sau này, mỗi khi nhớ lại trận đánh đó, tôi lại thấy rõ kinh nghiệm và sự dũng cảm của tổ pháo thủ có tính quyết định như thế nào. Chỉ cần tôi có một lính cựu trong nhóm thôi, khẩu pháo lẽ ra đã thoát khỏi vị trí nguy hiểm mà không chịu tổn thất gì. Nhưng các pháo thủ sống sót sẽ không bao giờ sợ hãi và sẽ luôn có mặt cạnh pháo trong khi chiến đấu với đám xe tăng sau này. Những trận đánh của chúng tôi chống lại xe tăng Đức hầu như luôn nổ ra bất ngờ, giữa những lần tao ngộ chiến, khi chúng tôi không đủ thời gian để chọn một vị trí bắn tốt và kịp ngụy trang pháo, do đó chúng tôi phải nổ súng càng nhanh càng tốt. Những trận đánh đó tựa như những cuộc đấu tay đôi, nhưng thường chúng tôi luôn là những kẻ được nổ súng trước. Tuy nhiên nếu anh không kịp tiêu diệt chiếc xe tăng, chúng sẽ không bắn trượt mà sẽ giết anh ngay cùng với khẩu pháo. Một điều không ai có thể phủ nhận – các tổ lái tăng Đức là những xạ thủ cừ khôi. Nhưng chúng tôi cũng có một lợi điểm khác: chúng tôi bảo vệ tổ quốc mình, trong khi chúng tiến hành một cuộc chiến tranh ăn cướp; chúng tôi đứng vững trên mặt đất, còn chúng ngồi trong một chiếc hộp sắt, chứa đầy dầu xăng và chất nổ; chúng tôi rất khó bị phát hiện, trong khi chúng có thể bị nhận rõ từ cách xa hàng dặm.

Trên những nẻo đường chiến tranh

Tôi nằm lại ở Quân y viện số 2727 từ ngày 22 tháng Giêng 1945 cho tới ngày 5 tháng Ba 1945. Bệnh viện đóng tại thị trấn Ba Lan Psashnysh. Các vết thương của tôi đang lành lại. Một ngón tay, vốn chỉ bị rách trên da, lành lại sau hai mươi ngày; nhưng ngón trỏ, bị hỏng xương và khớp, lâu lành hơn. Người ta đã muốn cắt bỏ ngón trỏ tay phải của tôi ngay lúc họ đưa tôi tới tiểu đoàn quân y, nhưng tôi không cho phép làm điều đó! Tuy nhiên, chỗ khớp bị vỡ và không cử động được: ngón tay tôi cứ cong lại như vậy, làm khó tôi mỗi khi sử dụng súng lục hay gươm kiếm.

Các nhân viên bệnh viện thật tuyệt, nhưng tất cả những người bị thương đều muốn quay về đơn vị mình càng sớm càng tốt. Tôi quyết định đề nghị bác sĩ trưởng cho tôi ra viện, bởi cũng đã lâu rồi. Ông ta đồng ý, nhưng căn theo điều lệ, từ chối gửi tôi về đơn vị cũ, và thay vì đó chuyển tôi sang một trung đoàn pháo binh dự bị. Tôi không cần nghĩ lâu la gì. Tôi đề nghị một bệnh nhân cho tôi mẩu bút chì xanh hóa học rồi viết: “về đơn vị cũ” đè lên tờ lệnh và giả chữ ký của bác sĩ trưởng. Nhờ thế, với ba món giấy tờ quan trọng - thẻ sĩ quan của tôi, giấy chứng thương và lệnh xuất viện – tôi tạm biệt tất cả bệnh nhân và nhân viên y tế của bệnh viện rồi đi về phía tây, đuổi theo đơn vị cũ. Đó là sáng ngày 5 tháng Ba 1945.

Nhưng đi tìm đơn vị tôi hóa ra lại khó khăn vô cùng: đám điều khiển giao thông trên các ngả đường lớn không biết đơn vị tôi ở đâu. Tôi cần nói rõ là mọi xe cộ thuộc các quân đoàn độc lập được đánh dấu bởi phù hiệu đơn vị mình. Những phù hiệu ấy được thay đổi liên tục. Trong những năm tôi đi cùng Quân đoàn Kỵ binh Cận vệ III, phù hiệu chúng tôi khi thì một cái đầu ngựa với số hiệu sư đoàn ở dưới; khi thì một móng ngựa với số hiệu sư đoàn bên trong; rồi cuối cùng là một tam giác trắng với số hiệu sư đoàn ở giữa. Tôi cố gắng tìm quân đoàn mình bằng cách hỏi đám điều khiển giao thông về mấy chiếc xe, “có phù hiệu hình móng ngựa”. Nhưng mấy cô gái điều khiển giao thông chẳng cho biết gì nhiều. Những sĩ quan quản trị các thành phố dọc trên đường đi cũng vậy: họ không chia sẻ thông tin về di chuyển của các quân đoàn kỵ binh, bởi đường đi của chúng tới mặt trận là bí mật tuyệt đối.

Trong khi đó, các ngả đường của Đông Phổ và Pomerania chen chúc những dân thường từ mọi quốc gia. Họ đi bộ, ngồi trên xe ngựa kéo, thậm chí cả đi xe đạp. Dường như cả đất nước đều đang di chuyển. Những đám đông dân thường ấy cản trở lưu thông của các đơn vị quân đội. Như thể tuân theo một sắc lệnh ngầm, mỗi dân thường đều mang một cái băng đeo tay. Người Đức có băng trắng, Xô viết đỏ, Ba Lan đỏ và trắng – Pháp, Anh và các nước khác, đều có băng theo màu cờ nước mình. Các lá cờ còn được treo vào xe ngựa và xe đạp. Trong khi đó, cờ trắng được treo trên ban công và cửa sổ các ngôi nhà tại các thành phố Đức: một dấu hiệu đầu hàng người chiến thắng. Tôi nhìn thấy một cảnh khôi hài khi một người tị nạn Pháp (hoặc là cựu tù binh chiến tranh) bị bao vây bởi nhiều lính Hồng quân, những người giận dữ lên án anh ta vì đã làm việc cho Hitler. Anh Pháp tội nghiệp giải thích bằng tiếng Đức tồi rằng anh ta không làm việc cho Hitler mà đã sống gần hết thời gian đó với nhiều phụ nữ Đức khác nhau.

Tôi không định ra một lộ trình cụ thể cho chuyến đi của mình. Tại một thành phố lớn – tôi nghĩ đó là Danzig

[14]

  – tôi đã gặp được chỉ huy quân sự quản trị thành phố và hỏi anh ta về quân đoàn tôi. Anh ta không thể nói cho tôi những gì tôi cần biết, nhưng đưa tôi địa chỉ của ngôi làng mà ở đó theo anh tôi có thể kiếm được thông tin chính xác. Sĩ quan quản trị trưởng thành phố cấp cho tôi một phiếu thực phẩm và một chỗ qua đêm ở khách sạn. Sớm hôm sau tôi lại lên đường. Đi nhờ xe và đôi khi đi bộ, tôi tới được ngôi làng cần tìm. Ở đấy tôi tìm thấy Ban chiến dịch của Sở chỉ huy Phương diện quân, và họ cho tôi lộ trình chính xác của quân đoàn (tôi vẫn còn ngạc nhiên về sự ít quan liêu tại tất cả sở chỉ huy các phương diện quân trong cuộc chiến ấy). Từ lúc đó tôi không còn phải hỏi đám điều khiển giao thông nữa: việc đầu tiên trong buổi sáng mà tôi làm là lên đường.

Tôi gặp một trung sĩ và một trung úy của quân đoàn tôi (họ thuộc Sư đoàn Kỵ binh Cận vệ 6). Họ không có manh mối nào về vị trí quân đoàn và rất mừng khi biết tôi có mọi thông tin cần thiết. Họ nhập cùng tôi và chúng tôi cùng đi nhờ xe. Thật tốt khi được đi chung với nhau.

Sau khi đi được một lúc, chúng tôi quyết định nghỉ chân và rời hỏi đường chính. Chúng tôi dừng lại ở một vùng yên tĩnh đẹp như tranh vẽ bên cái hồ nhỏ. Phía sau đó là một căn nhà hai tầng cũ kỹ xinh xắn nằm trên đồi. Nó trông như một dinh thự của người Nga thời trước cách mạng.

Chúng tôi nghe thấy mấy tiếng đạn bắn từ phía hồ. Khi tới gần hơn, chúng tôi thấy một sĩ quan Nga có lẽ đang bắn súng lục vào mặt nước. Sau mỗi phát đạn, một người lính đi xuống hồ và kéo lên cái gì đó. Khi tới gần hơn, chúng tôi thấy đó là một cách bắt cá rất cơ bản! Sĩ quan đó là một đại uý, và hóa ra là sĩ quan quản trị ngôi làng. Anh ta đang bắn cá to, trông rất rõ dưới lớp nước trong vắt như pha lê của hồ. Cần vụ của anh ta kéo lên những con cá chết và bị choáng. Đại uý mời chúng tôi tham gia món thể thao này, nhưng khi nghe thấy chúng tôi cần ăn tối và nghỉ ngơi, anh ta xin chúng tôi hãy ở lại ngôi dinh thự, ngôi nhà trước đây thuộc về một viên tướng Phổ.

Nơi tiếp đón chúng tôi đúng thật xứng với các vị tướng. Chúng tôi từ chối một bữa tắm, nhưng vui vẻ rửa mặt và lau rửa thân trên. Bàn ăn nằm giữa một phòng ăn rộng, có khăn trải bàn trắng và đồ ăn bạc rất đẹp. Một Frau trẻ và gầy, đeo cái tạp dề trắng, phục vụ cho bữa tối. Đại uý nhớ người thân của mình và thèm nghe tiếng Nga, thú nhận rằng đang phát ốm vì phải nói tiếng Đức. Anh rất mừng khi có chúng tôi làm khách. Anh ta đề nghị chúng tôi ở lại vài ngày nữa, hứa sẽ cung cấp bất cứ giấy tờ gì chúng tôi có thể cần. Nhưng chúng tôi không thể nhận đề nghị của anh ta: chiến thắng đang gần kề, và chúng tôi muốn ra mặt trận. Vì thế chúng tôi cám ơn đại uý về bữa tiệc và bảo anh ta chúng tôi sẽ rời đi vào sáng sớm.

Chúng tôi ngủ lại trên những chiếc giường mềm mại rất đẹp và khi tỉnh dậy, một bữa sáng ngon lành đã sẵn sàng. Chúng tôi nói tạm biệt với đại uý và cám ơn anh ta vì đã đón tiếp hào hiệp. Chúng tôi cũng cám ơn cô Frau vì thức ăn tuyệt vời, và cô cho chúng tôi thêm nhiều để đem đi đường, nhét đầy chặt tay nải. Sau khi chia tay chúng tôi đi trở lại đường chính, nơi các xe quân sự đang lăn bánh về hướng tây trong một cơn sóng vĩ đại.

Chúng tôi đi nhờ chiếc xe tải Studebaker đầu tiên. Trung uý và tôi chen chúc trong cabin, trong khi trung sĩ thoải mái ngồi phía sau. Sau một lát chúng tôi đã tóm được một ôtô bọc thép của Sư đoàn Kỵ binh Cận vệ 6. Chúng tôi dừng xe tải và chờ chiếc xe bọc thép. Tài xế nói chúng tôi anh ta đã rớt lại phía sau sư đoàn và đang gắng đuổi theo nhưng không biết lộ trình hành quân. Anh ta rất vui khi gặp đồng đội - đặc biệt khi tôi bảo rằng tôi có tuyến đường chính xác của quân đoàn – và chúng tôi đồng ý đi cùng nhau. Trung uý và trung sĩ leo vào trong chiếc xe bọc thép, còn tôi quyết định hưởng chút khí trong lành và thoải mái ngồi trên tháp pháo xe. Khá thoải mái, bởi nòng khẩu súng máy nằm ngay giữa hai chân và tôi có thể quan sát rất rõ cảnh quan xung quanh.

Chúng tôi đi. Một đoàn người di tản bất tận đi ngược chiều chúng tôi. Chúng tôi tiến vào một thị trấn nhỏ và quyết định nghỉ một chút để ăn trưa. Chúng tôi dừng lại tại một ngôi nhà nhỏ ngăn nắp và bước vào. Một cô gái khoảng mười sáu tuổi đón chúng tôi. Khi nghe chúng tôi nói “Guten Tag!” cô liền đáp “Chúc một ngày tốt lành!” bằng tiếng Nga. Hóa ra cô gái là người Ukraina, bị ép đi lao động tại Đức làm người hầu trong ngôi nhà của một Frau già.

Chúng tôi nhờ cô gái nấu hộ bữa tối. Cô sắp đi xuống hầm để lấy thức ăn thì đột nhiên quay mắt về góc phòng, và mặt cô cứng lại vì sợ. Chỉ khi đó chúng tôi mới nhận thấy bà chủ của cô gái: một Frau già trên xe lăn, mụ ta đang gào lên gọi người đồng bào trẻ tuổi của chúng tôi bằng tiếng Đức. Chúng tôi phải can thiệp và giải thích cho bà chủ là tình thế đã thay đổi. Galya (tên của cô gái Ukraina) bây giờ đã tự do, cô đang được Hồng quân che chở và đã tới lượt cô là người ra lệnh.

Galya vẫn sợ nhưng đã đi phục vụ bữa trưa. Chúng tôi mời cô ăn cùng, nhưng cô không thấy ngon miệng. Cô vẫn nhìn về phía mụ Frau già như một nữ nô lệ. Chúng tôi cũng mời mụ Frau ăn trưa nhưng bà ta giận dữ từ chối. Chúng tôi ăn, nghỉ một chút, cám ơn Galya và bà Frau già vì bữa ăn rồi lên đường. Quý bà người Đức căm phẫn vẫy tay về phía chúng tôi. Chúng tôi khuyên Galya đến kể cho chỉ huy Hồng quân tại địa phương rồi tiếp tục lên đường.

Chúng tôi phát hiện nhiều xe tải và xe ngựa khác có phù hiệu quân đoàn tôi trên đường. Ban đêm, chúng tôi đi vào Kezlin, một thị trấn Ba Lan. Ở đây chúng tôi gặp thêm bốn sĩ quan nữa của các trung đoàn khác nhau thuộc quân đoàn tôi, tất cả đang cùng đuổi theo đơn vị mình. Sở chỉ huy Sư đoàn 5 đóng ở Kezlin. Tham mưu trưởng vui mừng khi thấy nhóm chúng tôi, ra lệnh cho chỉ huy quản trị cấp chỗ trọ và thức ăn cho chúng tôi. Do đó, chúng tôi được trọ tại một ngôi nhà lớn, đã được biến thành một khách sạn. Một lính Anh -  là cựu tù binh chiến tranh – ra tay giúp chúng tôi. Anh ta là một người tháo vát và tốt bụng. Anh ta cho chúng tôi xem những tiện nghi khác của khách sạn – nhà tắm, phòng ngủ, phòng ăn – và phục vụ bữa tối với rượu vang Pháp.

Chúng tôi phải nói tiếng Đức bồi với tay Ănglê, bởi không ai trong chúng tôi biết tiếng Anh và anh ta không thể nói tiếng Nga. Không ai nói giỏi tiếng Đức, nhưng chúng tôi hiểu nhau khá tốt - đặc biệt sau khi chúc rượu nhau vài lần. Bữa tiệc kéo dài tới khuya. Chúng tôi ngủ ngon và thức dậy lúc chín giờ. Tắm rửa, ăn sáng và nhắm chút rượu để chữa cơn nhức đầu mất một lúc, rồi chúng tôi đã sẵn sàng khởi hành lúc 11 giờ sáng. Tôi hỏi xung quanh về Trung đoàn Kỵ binh Cận vệ 24. Hóa ra trung đoàn đã hành quân ngược lại phía khách sạn vào sáng sớm và giờ đã cách thị trấn khoảng 20 km. Tôi phải đuổi theo trước khi bị mất dấu lần nữa trên đường.

Con đường đầy binh lính đang hành quân. Chúng tôi gồm ba người thuộc cùng trung đoàn. Cố gắng đi nhờ xe, nhưng do vận rủi, chẳng có chiếc nào đi cùng hướng cần thiết. Nhưng có cả một núi xe đạp mới cáu chồng chất hai bên đường. Tôi đề nghị đi tiếp trên xe đạp và cả hai đồng đội đều đồng ý. Chúng tôi chọn lấy xe đạp và một đồng đội cùng tôi đạp đi. Người thứ ba tuy vậy tiếp tục đi bộ, dắt chiếc xe theo: hóa ra anh ta chưa bao giờ cưỡi xe đạp. Điều duy nhất chúng tôi có thể làm là bỏ lại xe và tiếp tục đi nhờ.

Chiếc xe đầu tiên chúng tôi chặn lại là một máy kéo với xe ngựa theo sau, di chuyển rất chậm. Sau mười phút bị hành hạ như vậy, chúng tôi nhận ra mình sẽ không bao giờ đuổi kịp với trung đoàn nên nhảy khỏi xe. Mười lăm phút sau chúng tôi chặn một chiếc Studebaker - nửa giờ sau chúng tôi bắt kịp đội hình trung đoàn. Khi chiếc Studebaker vượt ngang trung đội tôi, tôi dừng xe lại, nhảy xuống và chết ngộp trong vòng ôm kiểu gấu nghẹt thở của Chernov, trung sĩ thân quen của tôi. Anh ta đã dẫn dắt trung đội trong khi tôi vắng mặt, bởi vị trí trước của anh là trung đội phó. Lát sau một người giữ ngựa đưa tới con ngựa của tôi và vậy là tôi lại một lần nữa ngồi trên lưng ngựa cùng trung đội mình!

Đầu tiên tôi báo cáo với trung đoàn trưởng, Đại tá Cận vệ Tkalenko, người đang đứng bên đường, kiểm tra trung đoàn hành quân. Anh tự hỏi làm quái nào tôi lại có thể quay trở về với trung đội mình. Tôi nói về chuyến phiêu lưu của mình, kể cả việc giả mạo chữ ký của bác sĩ trưởng. Tkalenko ca ngợi sự tháo vát của tôi và chúc mừng tôi: trong khi vắng mặt tôi đã được tặng Huân chương Sao Đỏ vì những trận đánh ở Đông Phổ. Tôi cám ơn anh bằng câu truyền thống của Hồng quân: “Tôi phục vụ Liên bang Xô viết!” Rồi tôi được Tkalenko cho phép quay đi, thúc vào hông ngựa, vội vã đi tới chỗ pháo đội trưởng, Thượng uý Cận vệ Agafonov. Đó thật là một cuộc gặp gỡ nồng ấm. Một lần nữa tôi lại đi cùng với anh em đồng đội.

Bán đảo không bị chiến tranh động tới

Trung đoàn di chuyển về hướng bờ biển Baltic, tới bán đảo Leba

[15]

. Nhiệm vụ của chúng tôi là nhận lính tiếp viện và bổ sung, bảo vệ bờ Baltic không cho quân Đức đổ bộ, chuẩn bị cho trận đánh cuối cùng: cuộc công phá Berlin.

Chúng tôi tới được bán đảo Leba mà không phải mạo hiểm gì. Thị trấn Leba trông có vẻ yên tĩnh và vắng người. Không có đánh nhau tại khu vực này nên mọi ngôi nhà đều còn nguyên vẹn. Ban chỉ huy và các đơn vị hỗ trợ ở lại thị trấn, trong khi pháo đội tôi tiếp tục hành quân tới vị trí trên bờ Baltic, cách đó khoảng 5 km.

Khu vực quanh vị trí chúng tôi thật đẹp. Không bị chiến tranh động tới và phá hoại, mọi thứ đều sạch sẽ và ngăn nắp. Các khu nhà địa phương đều hoang vắng – chỉ có binh lính chúng tôi, xe nhà bếp, các bác sĩ quân y và thú y đóng ở đây. Trang thiết bị của chúng tôi được đưa vào các nhà kho lớn, tôi sắp các khẩu pháo và xe chở đạn vào một cái sân trống.

Trong khi tôi bận rộn sắp xếp pháo, một Frau già người Đức tới đơn vị tôi và lịch thiệp hỏi một chiến sĩ rằng bà có thể xin vài phút của Herr Leutnant không? Tin này được chuyển cho tôi, và tôi - ngạc nhiên vì đề nghị đó - nhắn lại là tôi có thể rảnh sau mười lăm phút nữa. Trọn mười lăm phút đó bà Frau nhẫn nại đứng chờ ở xa, quan sát chúng tôi làm việc. Khi đã làm xong công việc, tôi tới chỗ người đàn bà. Bà mời tôi tới nhà, và trên đường đi, cố gắng giải thích lời mời của mình: “Sprechen Sie Deutsch?” “Sehr schlecht,”

[16]

tôi trả lời, vì thế bà bắt đầu hoa tay hoa chân, như thể tôi bị điếc vậy. Thật thú vị khi nhìn các điệu bộ như múa của bà và cách bà cố gắng chuyển tải ý mình. Bà muốn tôi ở lại nhà mình, không phải ở chỗ được sĩ quan chỉ huy hậu cần phân cho. Tôi bảo bà là tôi hiểu, nhưng không trả lời ngay.

Frau có một căn nhà xinh xắn, xây theo kiểu Đức. Một cái bàn nằm trong căn phòng ăn sáng sủa, có hai cô con gái của bà Frau đang kiên nhẫn chờ tôi tới. Tôi rửa tay trong một cái chậu vừa được đem tới rồi ngồi xuống bàn. Thức ăn ngon tuyệt - mọi thứ mà một gia đình trung lưu Đức có thể có được trong những năm cuối cuộc chiến. Một bữa ăn ngon, có kèm đồ uống làm mềm cả lưỡi. Bà chủ nhà bảo tôi rằng bà là một góa phụ: chồng bà đã bị giết trong chiến tranh. Tất cả những gì bà muốn là có một sĩ quan ở lại chỗ bà, bởi bà sợ đám lính Nga. Bà sợ nhà bà sẽ bị cướp và đám con bà bị hiếp. Nhưng ngôi nhà quá xa chỗ pháo đội nên tôi không tiện, đồng thời sự hiếu khách của bà Frau và các con bà làm tôi thấy giả tạo. Vì thế tôi cám ơn lời mời và bữa tối, nhưng bảo bà tôi không thể ở lại. Thay vào đó, tôi sẽ đề nghị một sĩ quan cùng trung đoàn đến ở với bà (tôi đã làm đúng như vậy, và sau này một sĩ quan bạn tôi có đến ở nhà bà Frau).

Trên đường về pháo đội, tôi quyết định đi theo lối khác và thử khám phá một chút. Thời tiết ấm áp, không có gió, mùa xuân ngập trong không khí, còn tôi đang trong tâm trạng rất thoải mái. Đột nhiên, tôi đâm vào một trại tập trung với những túp lều nhỏ làm bằng ván ép. Có lẽ đây là một trại tù binh. Toàn khu bao quanh bởi hàng rào kẽm gai. Hiển nhiên đã có nhiều người ở đây và sau đó bị chuyển đi chỗ khác: tôi chỉ có thể đoán biết về số phận những tù binh ấy. Tâm trạng vui biến đi đâu mất, tôi nhớ lại câu chuyện của cha tôi về nước Đức. Ông cũng từng là lính pháo binh - một cựu binh thời Thế chiến I. Ông bị bắt làm tù binh trong chiến đấu và bị chuyển tới giam ở nước Đức. Ông đã thử trốn tù với một người bạn nhưng thất bại. Họ vượt biên giới qua Bỉ nhưng mất phương hướng và bị lạc trở lại đất Đức. Họ bị cảnh sát bắt và phải quay về trại tù. Họ bị phạt thêm hai năm lao động vì tội trốn trại, ở đấy họ đã phải chịu rất nhiều vất vả. Cách mạng ở Nga và Đức đã giúp họ thoát cảnh tù. Cha tôi có tai âm nhạc rất tốt và giọng hát hay – ông là thành viên của dàn đồng ca tù binh Nga ở Đức. Ông thích hát trong những dịp lễ lạt tại gia đình tôi, khi cả nhà cùng ngồi bên bàn ăn.

Khi quay về, đồ đạc cá nhân của tôi đã nằm sẵn trong căn nhà được phân cho tôi. Tôi ở chung với Trung uý Zozulia. Bà chủ nhà, một Frau già người Đức rất thân thiện, dọn phòng cho tôi: một cái giường đầy đủ chăn ga gối nệm sạch sẽ, một bộ đồ lót đã giặt là cẩn thận đặt bên cạnh. Cứ như ở trong khách sạn! Tôi từ chối lời mời ăn trưa của bà chủ và lăn ra giường. Tôi ngủ rất say và chỉ thức dậy vào buổi chiều. Bà chủ lại mời tôi ăn tối, nhưng tôi lại từ chối: tôi chỉ muốn ngủ. Thật tuyệt khi được cởi bỏ quần áo, tắm rửa và rồi nhào vào một chiếc giường mềm mại, sạch sẽ, mát mẻ sau quá nhiều chặng hành quân dài và mệt mỏi.

Trong đêm khi tôi đang ngủ say, bà chủ nhà già tay cầm nến mở cửa phòng bước vào và hỏi tôi xem bà có được phép khóa cửa chính không? Khi tôi hỏi tại sao cần làm vậy, bà giải thích rằng “Deutsche Soldaten” có thể vào và bắn tôi: “Puk Puk -

schießen

!” Tôi bảo bà có thể khóa cửa nếu muốn, và đề nghị bà - đặt câu với một cụm từ tiếng Đức thật khó – đánh thức tôi dậy vào rạng sáng mai: “Wecken Sie mich es ist sieben Uhr morgens”. Bà chủ ngạc nhiên khi thấy tôi biết nói một ít tiếng Đức và chúc tôi “Gute Nacht”. Bà đánh thức tôi như đã hướng dẫn vào đúng 7 giờ sáng, chuẩn bị sẵn một chậu nước, xà phòng và khăn mặt. Tôi rửa mình, lịch sự từ chối uống trà và vội vã tới pháo đội.

Tôi ăn sáng với Agafonov, pháo đội trưởng, và Trung uý Zozulia, trung đội trưởng thứ hai. Agafonov giao chúng tôi nhiệm vụ xây dựng hệ thống phòng thủ bờ biển có thể chịu được hoả lực của tàu chiến hạng trung và hạng nặng của Hải quân Đức. Agafonov đã tới ban chỉ huy trung đoàn và biết chỗ nào pháo đội tôi sẽ phải đóng. Những người giữ ngựa đang chờ chúng tôi với lũ ngựa đã sẵn sàng, và chúng tôi cưỡi ngựa thoải mái ra bờ biển. Con đường đi qua một khu rừng dày đặc những cây linh sam. Biển nằm sau những đụn cát cao, và chỉ sau khi lên tới đỉnh, chúng tôi mới thấy được mặt biển Baltic tráng lệ. Biển rất yên bình và chẳng thấy bóng dáng con tàu nào. Hoàn toàn yên lặng, bầu trời xanh trong vắt, không khí trong lành, gợi tôi nhớ lại kỷ niệm về những kỳ nghỉ trên các bãi biển ngập cát quanh vùng Leningrad thời trước chiến tranh. Thật là một khu nghỉ dưỡng thực sự!

Chúng tôi tìm thấy những vị trí đặt pháo rất tốt, đánh dấu chúng bằng những chiếc sào nhỏ, và gửi liên lạc viên đi đưa pháo và các tổ pháo thủ tới đây. Chúng tôi cần xây dựng lô cốt làm điểm tựa chính của khu vực trung đoàn phòng thủ. Trước tiên, chúng tôi đào những chiến hào lộ thiên cho pháo và lăn pháo vào đó. Kế đến chúng tôi xây những lô cốt thực sự bằng gỗ, có ba lớp gỗ làm mái, và ụ pháo với phạm vi xạ kích rất rộng. Đào trên cát rất dễ, và nguồn vật liệu xây dựng – các súc gỗ - lại ngay gần đấy. Các thành viên pháo đội hăng hái làm việc.

Ngày hôm sau, ban chỉ huy trung đoàn gửi các lao động từ cộng đồng địa phương tới giúp chúng tôi. Pháo đội tôi nhận được vài chục người lớn tuổi, nhưng có vài người bị ốm và hoàn toàn không thể làm việc. Tôi tỏ vẻ không hài lòng với tham mưu trưởng, người đã gửi những vị đó tới đây. Anh ta hứa sẽ gửi đến những người trẻ khoẻ hơn. Ngày kế tiếp, đám lao động chúng tôi được nhận là các cô gái Đức tuổi từ mười sáu tới mười tám. Đám này còn tệ hơn hôm trước. Ít nhất những người Đức lớn tuổi còn không quấy rầy công việc của chúng tôi, còn đám con gái kia cứ trò chuyện và đá mắt liên tục với lính của tôi. Họ sợ phải đi vào rừng với lính để vác gỗ, và cứ lởn vởn quanh chỗ công trường xây dựng. Công việc dừng lại trong suốt ngày. Tôi phải báo cáo với ban chỉ huy và đề nghị họ đừng gửi những trợ tá như vậy tới nữa. Cuối cùng, chúng tôi không cần lao động trợ giúp nữa bởi đã tự mình hoàn tất việc xây dựng các lô cốt: bây giờ chỉ phải nguỵ trang chúng kỹ lưỡng.

Khu vực chúng tôi rất yên tĩnh. Có vài chiếc tàu quân sự, liên tục xuất hiện từ phía chân trời, nhưng chúng không tiến vào bờ và không bắn vào chúng tôi. Có vài cuộc đấu pháo giữa Hải quân Đức và các pháo đội của ta, nhưng chúng xảy ra trong khu vực của Sư đoàn Kỵ binh Cận vệ 6.

Trong khi các khẩu đội trưởng của tôi đang xây lô cốt, các trung đội phó và thượng sĩ của pháo đội đi nhận lính tiếp viện và bổ sung. Chúng tôi cần thêm quân số, ngựa, khí tài và cỏ khô. Trung đội phó của tôi, Vladimir Chernov, đem về một lượng khá đầy đủ những thứ kể trên, gồm cả nhiều thùng lớn cồn nguyên chất. Chernov cũng làm việc để ổn định cuộc sống trung đội trong khu trại. Anh ta kiếm được những giường tầng bằng sắt và vải mới ở đâu đó, và doanh trại chúng tôi trông còn sang hơn cả bệnh viện! Mỗi người lính đều có được giường riêng. Chernov cũng đặt một cái bàn, đủ cả khăn trải bàn, ở giữa doanh trại và để một chiếc bình có kèm cốc tách lên trên. Chiếc bình ấy suýt nữa trở thành nguyên nhân gây rắc rối lớn.

Vụ rắc rối xảy ra một tuần sau đấy, khi một vị tướng từ Sở chỉ huy quân đoàn tới kiểm tra cứ điểm và doanh trại chúng tôi. Ông ta quan sát khu trại, khen ngợi tôi vì sạch sẽ và trật tự, rồi chuẩn bị rót nước vào cốc từ chiếc bình của Chernov thì lại đổi ý: “Tôi cho là thứ nước này chỉ để cho có và các anh không thay nó thường xuyên. Tôi vào bếp và xin đầu bếp ít nước sạch còn tốt hơn.” Tôi không để ý đến sự việc nên cũng không có ý kiến gì. Nhưng Trung sĩ Chernov đã quan sát mọi việc qua một cánh cửa mở hé. Khi thấy Chernov tôi không nhận ra cậu ta nữa - cậu ta trắng bệch như tờ giấy và kích động tột độ: “Tôi thật may mắn!” cậu ta nói và làm dấu thánh. “Mày bị sao vậy? Ông tướng ổn kia mà!” Tôi hỏi. “Ừa. Nhưng trong bình không phải là nước, rượu mạnh trăm phần trăm đó!” Tí nữa là có chuyện lớn nếu vị tướng uống phải nó! Tôi chửi Chernov một trận vì vụ đó.

Có lẽ đó là thời kỳ tốt đẹp đối với rượu cồn tại mặt trận. Giờ đây có biết bao bàn tán trong đám lính tiền tuyến frontovik cựu trào về 100 gram vodka mà mọi lính chiến trường đều được phát cho mỗi ngày. Nhưng trung đoàn tôi có hơi khác một chút. Chúng tôi có nhận khẩu phần vodka 100 gram mỗi ngày, nhưng do đám thượng sĩ có nhúng tay vào, nên vodka của chúng tôi còn khuya mới chứa đủ 40 phần trăm cồn

[17]

.

Lính của tôi nhất loạt từ chối uống thứ đấy. Khi còn ở Nga và Belorussia, và cồn ở đó thì hiếm, chỉ có vài trường hợp say xỉn, nhưng trung đoàn trưởng của tôi rất nghiêm khắc với vụ này và trừng phạt đám say rượu rất nặng. Khi tiến vào nước Đức, chiếm được hàng đống các loại đồ uống có cồn, chúng tôi chỉ uống một cốc rượu cồn mỗi bữa gọi là khởi động. Uống thế không làm chúng tôi say, bởi chúng tôi có vô số món để chén. Chúng tôi biết mức độ nguy hiểm có thể chết nếu uống methanol, vốn nhìn ngoài và ngửi mùi cũng giống vodka, vì thế tư lệnh quân đoàn tôi ra một lệnh nghiêm khắc rằng bất cứ thứ rượu mạnh nào đều phải được quân y kiểm tra trước, sau đó mới được tiêu thụ. Và sự thể cũng diễn ra như vậy. Nếu chúng tôi tìm thấy bất cứ thứ rượu mạnh nào, chúng tôi gửi nó tới chỗ bác sĩ trung đoàn, anh ta sẽ cho phép chúng tôi được uống nó hoặc cho biết nó có độc tính hay không. Bác sĩ được lấy 10 % lượng rượu để trả công làm việc đó. Chúng tôi cũng khá hài lòng với mức thương lượng này.

Một đêm nọ, mười lăm sĩ quan thuộc các đơn vị khác nhau của trung đoàn được triệu tập khẩn cấp lên ban chỉ huy. Chúng tôi được lệnh sơ tán dân cư địa phương khỏi khu vực phòng thủ của trung đoàn. Chúng tôi được yêu cầu lập danh sách các gia đình sơ tán, và chuyển các danh sách ấy tới ban chỉ huy. Cứ mười hộ thì có một hộ được phép ở lại, nhằm có người chăm sóc tài sản và gia súc gia cầm. Nhưng tôi được cho hay rằng khu làng mà tôi phải làm việc này đã được sơ tán xong, vì thế tôi phải “mượn” nhiều gia đình người Đức từ các làng khác để tái bố trí họ vào khu làng bỏ hoang. Tôi tới chỗ cậu hàng xóm Nhikulin, người phải lo cho khu làng lớn nhất vùng này. Tôi bảo anh ta là mình cần lấy chín gia đình Đức từ chỗ anh ta. Anh ta vẫn chưa bắt đầu sơ tán nên rất vui vẻ khi nghe tin này, bởi sẽ làm nhẹ bớt công việc cho mình. Tới nửa đêm, tôi đi vòng quanh chín ngôi nhà người Đức, cho họ ba giờ để chuẩn bị sơ tán, rồi quay về nhà của Nhikulin và lăn ra ngủ tới 2 giờ 45 sáng. Các gia đình người Đức đã đứng ngoài cửa nhà họ với đồ đạc trên xe ngựa đúng chính 3 giờ sáng. Người Đức quả là đúng giờ đến đáng kinh ngạc!

Con đường phải đi qua một khu rừng tối. Đội của tôi đi rất chậm. Người giữ ngựa và tôi xuống ngựa để trông khỏi giống lính gác. Đám người Đức đều trông thiểu não, họ lo lắng về chuyến sơ tán vội vã này và mù mờ về tương lai mình. Họ đi sát vào nhau và lê bước như thể đi dự đám ma chính mình vậy. Tôi cố gắng thuyết phục họ rằng sẽ không có chuyện gì xấu xảy ra, nhưng hoặc là họ không hiểu lời tôi - hoặc họ không tin - bởi họ vẫn rất sợ sệt và chán nản.

Chỉ khi chúng tôi tiến vào khu làng hoang vắng và tôi bắt đầu phân nhà cho các gia đình, đám người Đức mới thở ra nhẹ nhõm. Tôi giải thích rằng họ phải chăm sóc cho gia súc và mọi thứ: họ vừa cười vừa đáp “Gut, Gut, Gut …” Vốn tiếng Đức của tôi có hạn, bởi tôi chỉ học chút ít ở trường, nhưng giúp tôi rất nhiều khi lập danh sách tất cả các gia đình, có đầy đủ ngày sinh tháng đẻ, viết bằng tiếng Đức. Sau đó tôi đưa danh sách cho đám người Đức để họ kiểm lại nhằm tránh sai sót. Sau khi họ đã ký vào, tôi chuyển nó về ban chỉ huy. Ban tham mưu khen ngợi tôi bởi tôi là người duy nhất có được danh sách bằng tiếng Đức: tất cả những người còn lại đều lập danh sách bằng tiếng Nga, họ làm lẫn lộn lung tung mọi thứ!

Ban chỉ huy trung đoàn thông báo cho tất cả các đơn vị rằng bây giờ chúng tôi có thể gửi bưu phẩm từ Đức về nhà. Zozulia có một ít chiến lợi phẩm và quà lưu niệm, còn tôi thì chẳng có gì. Đám frontovik chúng tôi, luôn tấn công ở tuyến đầu, kiếm đâu ra được chiến lợi phẩm? Tôi thậm chí không hề nghĩ về những thứ đó. Chiến lợi phẩm chủ yếu là còn sống sót nguyên vẹn sau những trận đánh đẫm máu chống lại bộ binh và xe tăng Đức. Binh lính của các đơn vị ở hậu phương, các đơn vị hậu cần trung đoàn, sư đoàn và quân đoàn thì có rất nhiều chiến lợi phẩm - họ kiếm được dễ dàng mà không phải liều tính mạng. Thậm chí thư ký pháo đội tôi cũng có hàng chục đồng hồ đeo tay, anh ta thắng được từ các chiến sĩ của pháo đội qua trò chơi “nhắm mắt đổi mò vật dụng”. Trò chơi cũng đơn giản: hai người chơi giấu sau lưng món đồ họ muốn đổi, và nếu cả hai cùng đồng ý thì tráo đổi cho nhau mà không nhìn trước. Tay thư ký thường chỉ đem ra những hộp đồng hồ rỗng để chơi và nhận lại được những đồng hồ vẫn chạy tốt.

Zozulia an ủi tôi và bảo anh ta sẽ chia một số chiến lợi phẩm cho tôi. Anh ta bảo quản ngựa của mình đem tay nải tới. Khi tay giữ ngựa trút mọi thứ trong đó ra, tôi thấy chẳng có gì đáng chọn cả: tất cả đều là đồ bỏ đi. Vì thế tôi từ chối lấy bất cứ mòn gì của Zozulia. Bà chủ nhà bảo tôi rằng bà sẵn sàng cho tôi một số quần áo và giầy dép mới của bà để gửi về Leningrad. Tôi không từ chối. Bà chủ nhà và tay giữ ngựa nhét hết vào một gói đồ và tôi gửi nó về nhà có đính kèm một bức thư. Tôi gửi về một gói thứ hai nhờ có Chernov, người luôn nhặt được những chiến lợi phẩm ngon lành nhất trong toàn trung đội. Gói đồ thứ ba, tuy vậy, là gói có giá trị nhất với người thân của tôi ở Leningrad: nhưng tôi không biết về nó trong suốt một thời gian dài.

Đó là khi tôi đang dưỡng thương trong một bệnh viện vào khoảng giữa tháng Năm và tháng Sáu 1945, có hai y tá trẻ tới phòng chúng tôi và nói họ có thể gửi bưu phẩm về nhà cho chúng tôi. Đám láng giềng có đủ thứ để gửi về và cho mấy y tá biết địa chỉ của họ. Nhưng tôi có độc mỗi khẩu súng lục vẫn giữ trong túi đựng bản đồ phòng trường hợp khẩn cấp, vì thế tôi bảo cô y tá là mình chẳng có gì. Họ không bỏ đi mà hỏi han về gia đình tôi. Khi nghe thấy tôi có cha mẹ ở Leningrad, những người đã sống qua cuộc phong tỏa, họ thì thầm với nhau gì đó rồi quay đi. Tôi không gặp lại họ bởi hôm sau tôi bị chuyển tới một bệnh viện khác. Nhiều tháng sau tôi nhận được một lá thư nhà. Cha mẹ tôi cám ơn vì gói quà quý giá mà có lẽ tôi đã gửi cho họ - nhiều mét vải len, 10 mét lụa và đường cát. Mọi thứ ấy đều rất thiếu ở Leningrad thời kỳ hậu chiến. Tôi không hiểu ai đã gửi chúng, và chỉ mãi sau này mới nhớ lại cuộc trao đổi của mình với mấy cô y tá.

Tôi rất biết ơn các y tá, bác sĩ, người giải phẫu và mọi nhân viên y tế ngoài mặt trận vì đã chăm sóc các sĩ quan và binh sĩ bị thương. Không ai đòi hỏi các y tá ấy tìm hiểu địa chỉ nhà tôi và gửi gói bưu phẩm mà không cho tôi hay.

Bà chủ nhà đem một máy quay đĩa tới khu nhà chúng tôi ở. Chúng tôi ngồi nghe nhạc bà đem tới. Một số giai điệu khá giống nhạc Nga. Khi tôi hỏi bà Frau về Mozart, Beethoven và Bach, bà và con gái bà bảo tôi họ không biết những thứ nhạc ấy.

Chúng tôi có một đợt nghỉ tuyệt vời trên cái bán đảo chiến tranh không động tới ấy. Bây giờ chúng tôi phải sẵn sàng cho trận đánh cuối cùng của Cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại. Mọi thứ trên đời đều có phần kết, vì thế kỳ nghỉ của chúng tôi cũng tới lúc kết thúc. Vào một sớm mùa xuân, pháo đội tôi lập thành một đội hình hành quân trên đường làng và khởi hành đi Leba, nơi trung đoàn tôi đang chờ. Tôi đang ngồi trên yên thì cô con gái bà chủ nhà chạy tới, đưa cho tôi một gói thức ăn, bảo rằng đó là do “Mutter” gửi cho tôi. 

Trận đánh cuối cùng của tôi

Quân đoàn tôi được lệnh phải tới điểm xuất phát thuộc khu vực Tập đoàn quân 49. Chúng tôi hành quân ban ngày, dừng lại ban đêm trong những ngôi làng do các sĩ quan chỉ huy hậu cần chọn lựa. Người địa phương không đón chào chúng tôi như những người giải phóng, nhưng họ cũng không tỏ vẻ thù địch: họ thường tuân theo mệnh lệnh và quá hạ mình trước những người chiến thắng. Họ cung cấp cho chúng tôi mọi thứ chúng tôi đề nghị mà chẳng than phiền gì: chỗ ở, thực phẩm, cỏ khô, v.v. Các sĩ quan hậu cần của đơn vị tôi nhận được thực phẩm miễn phí từ dân địa phương. Người Đức nguyền rủa Hitler mọi lúc mọi nơi, lúc nào cũng “Hitler kaput!”. Tôi hỏi một bà Frau già người Đức: “Tại sao bà ghét Hitler thế?” Câu trả lời phổ biến nhất mà tôi nhận được là: “Vì hắn đã để thua cuộc chiến này!”

Một buổi chiều, ba sĩ quan của pháo đội, trong đó có tôi, tụ tập ăn tối sau một chặng dài hành quân. Chúng tôi bắt đầu nói chuyện về các bà chủ nhà và ngôi nhà mà chúng tôi đang ở qua đêm. Zozulia tán dương bà chủ của mình hết mức. Theo anh ta, bà ta còn trẻ (khoảng ba mươi), vui vẻ và hiếu khách. Bà chủ nhà của tôi đã trung niên, khá nghiêm khắc, có trình độ văn hóa cao, im lặng và tiết kiệm. Bà ta sống với Mutter già của mình. Pháo đội trưởng ngồi nghe câu chuyện của chúng tôi và nói: “Chẳng gì sánh được với bà chủ nhà của tớ! Bà ấy mũm mĩm tới nỗi không chui qua nổi chiếc cửa này, nhưng nhảy múa khéo léo cứ như một tiên nữ, hát và chơi áccoócđêông rất hay. Các cậu phải chứng kiến mới được”. Chúng tôi không tin anh ta và kết luận là pháo đội trưởng chỉ nói đùa. Phụ nữ trung niên Đức thường là gầy: họ không chỉ luồn qua được cái cửa, mà thậm chí còn lọt qua được cả khe nứt trên tường! Trong vấn đề này họ khác hẳn phụ nữ Nga và Ukraina. Và làm thế nào bà ta nhảy múa như tiên nếu như mũm mĩm như vậy? Agafonov không thèm cãi, anh ta chỉ mời chúng tôi tới chỗ mình ở. Anh ta đã nói cho chúng tôi nghe sự thật. Bà chủ nhà thực sự rất rất vất vả mới chui qua được cánh cửa – bà ấy phải nghiêng người mới qua nổi. Bà đón tiếp chúng tôi như cố nhân và mời chúng tôi dùng bữa tối. Chúng tôi cám ơn nhưng từ chối vì vừa ăn xong rồi. Thế là bà ta lấy ra chiếc đàn áccoócđêông và làm một buổi hòa nhạc nhỏ cho chúng tôi nghe – bà chơi đàn và hát rất hay.

Một chặng hành quân nữa và lại nghỉ qua đêm – thêm những con người mới. Bà chủ nhà lần này có hai cô con gái nhỏ nhắn xinh xắn, năm và bảy tuổi. Thoạt đầu, mấy bé gái sợ tôi và nấp sau lưng bà mẹ xinh đẹp, nhưng rồi đã quen dần và bắt đầu cười như nắc nẻ mỗi khi tôi phát âm sai tiếng Đức: “Ông thật to lớn và ông chẳng biết nói cho đúng!” Chúng vác tới mấy quyển sách thiếu nhi và bắt đầu dạy tôi tiếng Đức. Chúng tôi mau chóng làm bạn với nhau. Tôi khá cởi mở với cư dân địa phương và trẻ em là người đầu tiên đáp lại sự thân thiện của tôi.

Chúng tôi càng tới gần mặt trận, các chặng nghỉ chân giữa đường càng rút ngắn lại. Giờ đây chúng tôi hành quân suốt đêm với những chặng nghỉ ngắn ban ngày. Chúng tôi đã hoàn tất chặng hành quân dài 380 km. Sáng ngày 22 tháng Tư chúng tôi đã ở vị trí xuất phát ở sườn trái của Phương diện quân Belorussia 2, thuộc khu vực của Tập đoàn quân 49.

Trưa ngày 26 tháng Tư 1945, quân đoàn nhận lệnh tới sông Oder, và bắt đầu vượt sông qua bờ tây vào nửa đêm. Hai bờ sông Oder lầy lội và lở lói. Chúng tôi không quá vất vả khi vượt sông – không như đám lính phải tấn công tuyến phòng ngự Đức trên bờ tây trước chúng tôi – nhưng tuy vậy vẫn là một nhiệm vụ phức tạp.

Sông Oder có hai nhánh, thực ra là hai dòng sông riêng biệt: Ost Oder (Đông Oder) và West Oder (Tây Oder). Vùng đất ngập nước giữa hai con sông rất lầy lội và chúng tôi sợ đất sẽ lún dưới chân ngựa, kể cả kỵ binh, pháo và xe kéo. Chúng tôi cố gắng tiến tới thật nhanh, di chuyển pháo và xe kéo theo những lối khác nhau để phân tán tải trọng hợp lý. Bọn Đức bắn pháo sáng lên trời, kèm theo hàng tràng đại liên. Các trang bị nặng của chúng tôi đang vượt sông đâu đó ở cánh phải chúng tôi: chúng tôi có thể nghe thấy tiếng trọng pháo ở phía ấy. Đội hình chúng tôi không bị quân địch phát hiện và chúng tôi lặng lẽ tiến qua West Oder. Mọingười đều im lặng, nghiêm túc và tập trung cao độ. Lũ ngựa của chúng tôi cũng cảm thấy nguy hiểm ngay gần nên rất nghe lời đôi cựa thúc. Các mệnh lệnh được truyền đi bằng giọng thì thào. Không ai châm lửa hút thuốc.

Tôi còn nhớ những lời sau đây từ mệnh lệnh của Nguyên soái Rokossovski: “giữ gìn sinh mạng binh lính, đặc biệt trong trận đánh quyết định cuối cùng.” Chúng tôi, lính pháo binh, được lệnh phá huỷ và áp chế mọi ụ vũ khí và ổ đại liên Đức trước cuộc tấn công. Trung đoàn nhận được sáu pháo đội (từ loại dã pháo 76,2 mm ZIS-3 cho tới lựu pháo 122 mm) để thêm vào ba pháo đội cơ bản sẵn có (một pháo đội 76 mm cấp trung đoàn, pháo đội chống tăng 57 mm của chúng tôi và một pháo đội cối 82 mm). Tất cả những đơn vị phối thuộc ấy đều cùng nhau hành quân vượt sông, với trung đoàn xe tăng thuộc quân đoàn tôi ở đâu đó bên phải chúng tôi.

Chúng tôi vượt sông Oder mà không bị phát hiện và không bị tụt lại phía sau lực lượng chính của trung đoàn. Một lần nữa chúng tôi tiến vào lỗ hổng trên phòng tuyến địch và bắt đầu cuộc đột kích cuối cùng của mình và trung tâm đất Đức.

Mặc cho chiến tranh sắp kết thúc, vẫn có những cuộc đối đầu ác liệt xảy ra. Buổi chiều ngày đầu tiên, chúng tôi đâm vào một nhóm lính Đức chặn hậu và bị chặn đứng bởi những loạt đạn dữ dội. Thậm chí khi quân tiếp viện tới cũng vẫn không đủ sức để vượt qua được sự kháng cự của quân Đức. Trung đoàn trưởng của chúng tôi gọi tới một phân đội xe tăng. Sau một trận chiến ngắn tất cả các xe tăng của chúng tôi đều bị phá hỏng bởi Panzerfaust

[18]

. Thời gian trôi qua, chúng tôi bắt buộc phải tiến quân, và chúng tôi đã nghĩ tới việc đơn giản là bỏ qua cái cứ điểm này để đi tiếp. Đám trinh sát, thật đúng lúc, bắt sống được một tên Đức và dẫn hắn tới Ban chỉ huy trung đoàn. Đó là một tên nhóc mười lăm tuổi, đang sụt sùi và nức nở. Trung đoàn trưởng đẩy tên tù binh ra trước mặt tất cả các kỵ đội trưởng và nói: “Các anh có thấy ai đang chống lại chúng ta không? Chỉ là mấy thằng nhóc! Nào, hãy tiến lên đuổi hết bọn chúng đi! Chiến thắng đã gần lắm rồi!”  

Sau đợt pháo bắn chuẩn bị ngắn và dữ dội từ mấy khẩu pháo của tôi và của Trung uý Kuchmar, cộng thêm một loạt đạn cối của trung đội Vodzinski, những kỵ sĩ của một trong những kỵ đội chạy ào lên trước với một tiếng hô lớn “Hurrah!”. Ngay khi họ tiến tới được chiến hào bọn Đức, đám Volkssturm

[19]

lập tức ném vũ khí và bỏ chạy hoặc đầu hàng. Phòng tuyến có vẻ không vững chắc như suy nghĩ lúc ban đầu. Tất cả bọn chúng đều là những thằng nhóc khoảng mười sáu tuổi. Dù còn trẻ, chúng vẫn rất thành công trong việc tiêu diệt thiết giáp của chúng tôi bằng Panzerfaust bắn từ những hố cá nhân đào nông. Đó thật là một thứ vũ khí đáng sợ – chỉ cần một lính bộ binh cũng có thể phá huỷ được xe tăng!

Bọn Đức thấy tiếp tục kháng cự là vô ích và toàn bộ đơn vị đã ra đầu hàng chúng tôi. Ban tham mưu trung đoàn không có đủ kỵ sĩ để áp tải đám tù binh đó về hậu phương, vì thế họ gửi chúng đi mà không có lính gác đi kèm, dưới sự chỉ huy của các sĩ quan Đức, kèm theo một giấy xác nhận của ban tham mưu chúng tôi.

Dù bị thiệt hại không nặng, chúng tôi vẫn thiếu người trong các trung đội chống tăng, đặc biệt là trong các tổ pháo thủ chống tăng. Trong một đợt dừng chân ngắn ăn trưa, khi khẩu đội 3 đang ăn những thức ăn đạm bạc do đầu bêp nấu, một tên lính Đức trẻ không vũ trang tiến tới và hỏi xin thức ăn. Mọi người xếp cho hắn một chỗ ngồi trên cái thùng đạn, đưa hắn một cà mèn đầy cháo, một ít bánh mì và một chiếc thìa. Tên “Fritz” (tên mà tổ pháo thủ đặt cho hắn) nói “Danke, danke, gut”

[20]

và ngốn ngấu ăn. Sau khi cái cà mèn đã cạn sạch, mọi người cho hắn thêm cháo, và hắn lại chén hết nhẵn. Đưa cho tên Fritz một ít thuốc lá, khẩu đội trưởng mời hắn ở lại với khẩu đội. Sau một tràng dài giảng giải bằng thứ hỗn hợp giữa tiếng Nga và tiếng Đức, cộng thêm cả cách ra hiệu bằng tay, tên Đức cuối cùng cũng hiểu ra. Hắn không cần nghĩ ngợi lâu và lập tức đồng ý.

Khi đó tôi đang vắng mặt và lúc quay về chỗ khẩu pháo số 3, tôi thấy tên Đức đang ngồi giữa mọi người. Tôi lập tức hỏi khẩu đội trưởng: “Anh nghĩ anh đang làm cái quái gì thế hả? Thằng Đức này đang làm cái gì ở đây?” Tay khẩu đội trưởng trả lời:  “Đừng lo, đồng chí trung uý, hắn là một thằng Đức tốt” Tôi nói: “Ít nhất cậu có biết tên hắn không đã?” - “Hắn là ‘Fritz’” – “Được, thế cậu đã hỏi tên hắn chưa? Không phải là ‘Fritz’ thì sao?” – “Hắn vẫn đáp lại mỗi khi chúng tôi gọi hắn là ‘Fritz’”. Tôi hỏi lại thằng Fritz, hắn xác nhận là hắn rất vui nếu được ở lại cùng với khẩu đội. Những người lính đi lạc vẫn thường ở lại với khẩu đội chúng tôi trong một thời gian. Nhưng đó là người của ta, là người Xôviết, là bộ binh hoặc kỵ binh, những người đã bị lạc mất đơn vị của mình, còn đây là lần đầu tiên chúng tôi phải cho một tên lính Đức nương nhờ. Tôi không biết việc này có vi phạm hay không công ước quốc tế về tù binh chiến tranh, nhưng chuyện tên Fritz ở lại với khẩu đội của chúng tôi được sự đồng thuận của cả hai bên mà không gặp bất kỳ chống đối nào về phía ta cho nên tôi không phản đối một “vị khách“ như thế. Do đó, vài ngày sau tên Fritz đã trở thành một thành viên tình nguyện của khẩu đội, cố gắng tìm cách giúp đỡ mọi người. Có lẽ hắn xuất thân từ một gia đình nông dân, do hắn điều khiển lũ ngựa rất giỏi.

Các trận đánh tiếp theo diễn biến rất nhanh, khó có thể tả lại chúng. Các kỵ đội tay gươm phi tới trước theo nước kiệu mà không hề xuống ngựa. Họ không cần pháo binh chúng tôi hỗ trợ và đánh tan những nhóm chặu hậu nhỏ của bọn Đức chỉ bằng hỏa lực của mình. Tiến lên, chỉ có tiến lên để đi gặp các Đồng minh phương Tây của chúng ta!

Ngày 28 tháng Tư 1945, Sư đoàn Kỵ binh số 6 và 32 đã tới trước phòng tuyến Gindelge – Friedrich – Swalde. Sư đoàn Kỵ binh Cận vệ 5 của chúng tôi tập trung ở khu vực Greifenberg và Angerm

ü

nde. Quân đoàn Cơ giới II đã tiến quân thành công bên cánh phải chúng tôi. Đám bộ binh đã tụt lại như thường lệ.

Tư lệnh Phương diện quân giao nhiệm vụ cho quân đoàn chúng tôi phải chiếm F

ü

rstenberg và Reinsberg chậm nhất là vào ngày 30 tháng Tư. Các báo cáo tình báo của chúng tôi chỉ ra là quân Đức đang có kế hoạch làm chậm đà tiến của chúng tôi bằng những nhóm chặu hậu mạnh, giành thời gian để tổ chức tuyến phòng ngự trên bờ tây của sông Havel. Tư lệnh quân đoàn tôi không muốn cho bọn Đức cơ hội để củng cố tuyến phòng thủ, và đã tung sư đoàn tôi vào trận đánh ở khu vực của Sư đoàn Kỵ binh Cận vệ 32, với nhiệm vụ chiếm được những chỗ vượt sông Havel vào cuối ngày (ngày 28 tháng Tư 1945).

Những chặng hành quân chớp nhoáng và trận đánh bắt đầu tiếp diễn. Chúng tôi vượt sông Havel ở Langevall và tiếp tục đà tiến về Zechow, giờ đây che chở cho bên sườn của Sư đoàn Kỵ binh Cận vệ 6. Lại vài cuộc giao chiến ngắn, và rồi chúng tôi quay sang hướng tây. Sông Elbe ở đâu đó phía trước chúng tôi. Đường xá khá tốt, có cây trồng cả hai bên đường. Chúng che chắn chúng tôi không bị Không quân Đức tấn công.

Ngày 30 tháng Tư 1945. Kết thúc của chiến tranh đã gần kề. Trời xanh yên tĩnh ở cao phía trên đầu. Âm thanh duy nhất có thể nghe được là tiếng vó ngựa của nhóm đặc nhiệm chúng tôi – tiên phong của trung đoàn. Tôi cưỡi ngựa cùng với chỉ huy nhóm tiên phong, một trung uý trẻ. Một trung đội kỵ binh, một xe chở đại liên và khẩu pháo chống tăng 57 mm của tôi cùng với xe chở đạn đi theo. Phía trước, ở bên phải và bên trái chúng tôi và những nhóm cảnh giới cưỡi ngựa. Phạm vi còn lại là vùng đất hoàn toàn xa lạ. Khoảng 500 m phía sau chúng tôi là đội cảnh giới tiền tiêu của trung đoàn theo sau và luôn theo sát chúng tôi trong tầm quan sát. Chúng tôi đi không ngừng nghỉ, bởi nhiệm vụ chúng tôi là tiến càng sâu vào lãnh thổ Đức càng tốt. Đám cảnh giới của chúng tôi cũng đồng thời là trinh sát - họ đi phía trước, nhưng luôn ở trong tầm quan sát. Bản thân chúng tôi, đội tiên phong của trung đoàn, cũng đóng vai trò nhóm trinh sát trong suốt chặng hành quân. Quân địch đang ở đâu? Lực lượng chúng ra sao? Chúng tính chặn bước chúng tôi như thế nào? Chúng tôi không biết gì hết!

Phân đội xe tăng của Trung đoàn tăng 104 đang tiến quân đâu đó trên con đường song song với chúng tôi, nhưng chúng tôi không nhìn thấy họ. Đột nhiên, con đường mở ra một cánh đồng rất rộng. Đó là một sân bay có các máy bay đang đậu. Xung quanh hoàn toàn yên tĩnh. Bọn Đức hẳn không mong chờ chúng tôi xuất hiện ở đây.

Tuốt gươm! Chúng tôi xung phong về phía đám máy bay. Khẩu pháo của tôi theo sau các kỵ binh, nhưng cũng không cần có pháo binh yểm trợ: đám phi công và thợ mặt đất tháo chạy theo mọi hướng, bỏ lại máy bay của chúng. Những máy bay hai động cơ và tàu lượn đang đậu sắp hàng trên cánh đồng. Chúng tôi chiếm được những thứ đó mà hầu như không phải nổ một phát súng nào trong cuộc xung phong bằng gươm!

Lực lượng chính của trung đoàn đã tới và củng cố thành quả của chúng tôi. Chúng tôi dừng lại nghỉ một chút tại tòa trung tâm điều phối hai tầng. Bọn Đức bỏ chạy vội quá, chúng biết quan tâm không chỉ đến chỗ ở mà cả bữa ăn cho chúng tôi. Đầu bếp của chúng tôi tới với chiếc xe nhà bếp của mình, phát súp và cháo, kèm theo một cốc vang Pháp hảo hạng. Nhưng tất cả những thứ đó đều chẳng thấm gì. Lính của tôi đang ngồi trong những ghế bành tiện nghi giữa tiền sảnh của toà nhà điều hành và hút những điếu xì gà đắt tiền. Họ chén những sơn hào hải vị ngon nhất tìm được trong toà nhà và không thèm đoái hoài đến những lời nài nỉ thống thiết của gã đầu bếp xin họ hãy nếm thử thức ăn của hắn!

Chúng tôi đặt lính gác và ở lại qua đêm trong tòa nhà. Nơi này có mọi thứ mà ta mong ước để nghỉ lại thoải mái: bàn ghế mềm mại, một thư viện tuyệt vời, kho thực phẩm và rượu rộng lớn cùng nhiều máy chiếu phim ảnh. Tuy nhiên, chúng tôi đang quá mệt mỏi, chỉ muốn đi ngủ, không để ý tới tất cả những chiến lợi phẩm đó. Lũ ngựa được cho ăn và nghỉ ngơi ở bên ngoài. Chúng tôi thậm chí không tháo yên hay nới dây cho chúng, bởi không bao giờ biết được khi nào lệnh lên ngựa và lên đường sẽ phát ra.

Ngày mùng Một tháng Năm 1945 đã tới. Quân đoàn tiếp tục đà tiến, với nhiệm vụ chiếm khu vực Wittenberge, Lenzen và Karstadt chậm nhất là ngày 3 tháng Năm. Trước khi tất cả các đơn vị của trung đoàn tiến quân, một mệnh lệnh truyền xuống suốt dọc hàng quân: “Trung uý Cận vệ Yakushin đưa một khẩu pháo lên hàng đầu đội hình hành quân!” Trung đoàn trưởng giao cho chúng tôi một nhiệm vụ: kỵ đội hai, được bổ sung thêm khẩu pháo chống tăng của tôi và một trung đội trọng liên, phải tiến về phía đường lộ dẫn tới Wittenberge. Chúng tôi phải cắt đứt con đường đó và chặn không cho đoàn xe quân sự của bọn Đức đi qua về phía Tây để đầu hàng những Đồng minh phương tây của chúng ta. Trung đoàn trưởng bảo tôi khi chúng tôi khởi hành: “Đi đi, trung uý. Ngôi Sao vàng đang chờ anh ở đó đấy”. Anh ta cho là từ vị trí phục kích chúng tôi sẽ có thể hạ gục cả tá xe tăng. Dù vậy, sự việc diễn ra không phải như thế.

Kỵ đội tổ chức tuyến phòng thủ ở rìa một khu rừng. Tình hình như sau: phía bên trái chúng tôi, cách đó khoảng 300 mét, một pháo đội Đức đang nổ súng bắn vào những hậu phương chúng tôi. Kẻ địch không trông thấy chúng tôi, do chúng tôi ở phía sau pháo đội ấy. Phía trước chúng tôi, cách khoảng một cây số, một đội hình lớn thiết giáp và pháo binh Đức đang di chuyển về phía Tây. Chúng tôi quyết định hạ gục một trong những chiếc xe tăng và tạo nên một vụ tắc nghẽn giao thông trên đường lộ. Chúng tôi chuẩn bị khẩu pháo sẵn sàng để bắn. 

Sau một khẩu lệnh ngắn gọn: “Chuẩn bị chiến đấu!” mọi người lập tức sẵn sàng. Thậm chí ngay cả tên tù binh Đức, kẻ vẫn ở cùng khẩu đội, cũng hiểu rõ tầm quan trọng của sự việc và chuyển những thùng đạn rất nhanh gọn và chính xác. Tôi ra lệnh: “Bắn vào chiếc xe tăng đi giữa đội hình! Đạn xuyên giáp, bắn!” Loại đạn này tạo ra một đuôi lửa, và chúng tôi có thể nhìn rõ đường đi của nó. Phát đầu tiên vọt lên hơi cao hơn mục tiêu. Phát thứ hai bắn trúng chiếc xe tăng. Chiếc xe bị thương quay ngang 180 độ trên đường và dừng lại. Đội hình của chúng cũng dừng lại. Vài chiếc cố gắng vượt qua chiếc xe tăng đã bị hạ gục, những chiếc khác cố gắng quay lại.

Tất cả công việc chúng tôi phải làm bây giờ là mau chóng và kín đáo thay đổi vị trí bắn. Chúng tôi biết rằng ngay khi chúng tôi nổ súng, pháo đội Đức sẽ quay về phía chúng tôi và nã đạn trực tiếp. Nhưng điều này đã không xảy ra. Những tổ pháo thủ Đức chạy khỏi các khẩu pháo của chúng ngay từ phát đạn đầu tiên của chúng tôi – thậm chí không có ai bắn một phát nào về phía chúng tôi! Tuy nhiên, đằng sau khẩu đội này có một khẩu pháo tự hành của Đức được nguỵ trang kín đáo đang phục kích. Nó nhận ra chúng tôi từ phát đạn đầu và nổ súng.

Viên đạn đầu tiên của nó nổ về phía bên phải chúng tôi, cách khoảng mười mét. Phát thứ hai của khẩu pháo tự hành phá hủy khẩu pháo của chúng tôi. Khẩu đội trưởng bị giết ngay lập tức, còn tôi thì bị thương - vết thương thứ ba của tôi ngoài mặt trận. Chỉ có xạ thủ pháo và đám giữ ngựa là còn nguyên vẹn. Dưới hỏa lực hỗ trợ của kỵ đội, đám giữ ngựa đưa tất cả người bị thương tới nơi an toàn, tại đấy tất cả được băng bó. Dựa vào tay ‘Fritz’, tôi tới được con đường trong rừng. Trung đoàn tôi, dẫn đầu là trung đoàn trưởng và ban tham mưu, đang tiến về phía tôi. Những lá cờ của Trung đoàn đang bay cao sau lưng trung đoàn trưởng. Lá cờ đầu tiên có gắn tấm Huân chương Cờ Đỏ mà Trung đoàn được nhận từ thời Nội chiến trong Binh đoàn của Kotovski. Lá cờ thứ hai – Lá cờ Cận vệ mà Trung đoàn được nhận sau chiến dịch Yelets vào tháng Chạp năm 1941. Đó là lần đầu tiên trong suốt cuộc chiến tranh chúng tôi được thấy cảnh tượng như vậy – trên đồng rộng, trong ánh sáng ban ngày trung đoàn trưởng và bộ tham mưu của mình cùng những lá cờ mở rộng đang cưỡi ngựa đi về phía chiến trường.

Tôi báo cáo lên trung đoàn trưởng về số phận khẩu pháo của mình. Nhóm chúng tôi đã hoàn thành nhiệm vụ của mình và chặn không cho bọn Đức đột phá về phía tây cho tới khi Trung đoàn đến kịp. Về sau, khi quay lại đúng con đường này, tôi trông thấy chiếc xe tăng mà mình đã bắn hạ. Viên đạn xuyên qua vỏ thép bên hông xe tăng và có lẽ đã trúng chỗ chứa đạn. Tháp pháo chiếc xe tăng bị bật qua một bên, nòng pháo của nó gục xuống thấp. Đằng sau chiếc xe tăng là những xe cộ bị bọn Đức bỏ lại. Đó là trận đánh cuối cùng của tôi.

May mắn thay, mảnh đạn đã bắn trung sườn trái tôi chỉ xé rách thịt mà không làm hại xương. Nhưng vết thương khá rộng: từ 6 tới 10 cm. Người đánh xe đưa tôi và trợ lý của trung đội trưởng trinh sát tới trung đội cứu thương của trung đoàn tôi. Ở đó họ tiêm ngừa uốn ván cho tôi, băng bó và chuyển chúng tôi tới tiểu đoàn quân y. Tôi chỉ ở lại đó một ngày, trước khi được chuyển qua Bệnh viện Lưu động số 124, nơi người ta ghi nhận chi tiết vào hồ sơ bệnh án của tôi: viết nhầm ngày bị thương là ngày 3 tháng Năm thay vì 1 tháng Năm.

Bệnh viện Lưu động đóng tại toà nhà lớn hai tầng bằng gỗ ở giữa một khu rừng. Có những chiếc giường kim loại có tủ quần áo ngay cạnh. Có khoảng mười lăm người bị thương trong một phòng: hầu hết những người bị thương có thể tự mình đi được. Tôi không được phép đi lại, thậm chí cả khi có nạng. Xung quanh bệnh viện thật im ắng, ta có thể nghe thấy bất cứ tiếng súng nào chứ đừng nói đến tiếng đại bác. Chỉ có tiếng thì thầm điềm tĩnh của gió giữa những hàng linh sam, xuyên qua những ô cửa số mở rộng. Mặc dù đau, vẫn thật thích khi được nằm trên giường êm ái và sạch sẽ. Điều duy nhất làm phiền chúng tôi là những nhóm lính Đức và Waffen-SS vẫn còn lang thang trong khu rừng. Chúng tôi không có bất cứ đội bảo vệ nào và không có đơn vị nào đóng gần đấy. Toà nhà gỗ của chúng tôi chỉ cần một loạt đạn lửa của tiểu liên cũng có thể bắt lửa và bốc cháy như ngọn đuốc.

Trước khi chúng tôi có thể nghĩ ra bất cứ kế hoạch nào để tự phòng thủ trong trường hợp bị bọn Đức tấn công, một cuộc đấu súng nổ ra gần bệnh viện. Chúng tôi có thể nghe thấy tiếng lạch tạch của đủ loại vũ khí cá nhân. Tiếng động của trận đánh ngày càng gần: dường như nó đang lan tới gần toà nhà chúng tôi. Không ai muốn bị giết hay thiêu sống trong những ngày cuối cuộc chiến tranh: căn phòng lập tức vắng người trong nháy mắt. Những người bị thương bỏ chạy khỏi toà nhà, đi theo đám cứu thương, những người đã chạy đi sớm hơn. Bản thân tôi và những người không thể di chuyển được là những kẻ duy nhất còn lại trong phòng. Chúng tôi không thể đi mà chỉ có thể bò trườn. Tôi trườn khỏi giường và rút khẩu súng lục khỏi cái túi đựng bản đồ (tôi cần nói thêm là tôi luôn lấy khẩu súng lục khỏi bao đeo sau khi bị thương, và nhét nó vào túi đựng bản đồ của mình, nhằm giữ nó luôn bên mình trong bệnh viện – các sĩ quan bị khám xét trong các bệnh viện và súng lục bị lấy đi, nhưng người ta không bao giờ khám đến túi đựng bản đồ). Thế là, y như vậy, mặc có quần áo lót và cầm khẩu súng lục trong tay, tôi luồn khỏi phòng và chui khỏi toà nhà. Tôi phải trườn càng xa càng tốt khỏi toà nhà gỗ, vốn có thể bắt lửa bất cứ lúc nào. Tôi trườn được khoảng 30 m khỏi toà nhà và nấp trong những bụi cây. Đó là chiều ngày 9 tháng Năm 1945.

Khu rừng đã tối. Cuộc đấu súng không hề dịu đi. Tiếng súng bắn càng lúc càng gần hơn. Đột nhiên, một người lính Xô viết chạy tới bãi trống phía trước tôi. Anh ta nhấc khẩu tiểu liên lên bắn một loạt dài lên không trung. Tôi hét: “Dừng lại! Bọn Đức đang ở đâu?” Người lính ngơ ngác. Chỉ khi nhìn thấy tôi ở giữa bụi rậm, anh ta mới hét lại đầy vui sướng và hân hoan: “Bọn Đức nào? Chiến thắng! Chiến thắng!” Anh ta bắn thêm nhiều loạt nữa lên trời trước khi chạy đi để báo với đồng đội về tin mừng này. Chúng tôi tất cả đều trông chờ chiến thắng, nhưng không hề mong đợi nó đến sớm và bất ngờ như vậy. Tôi bò ngược về toà nhà, chui lại vào phòng mình. Phòng trống rỗng ngoại trừ một người nữa bị thương nặng không thể đi được, đang nấp dưới gầm giường. Tôi nhét lại khẩu súng lục vào chỗ của nó trong túi bản đồ. Và rồi tôi bắt đầu hét lớn: “Hurrah! Hurrah! Chiến thắng! Chiến thắng ... “

Phần kể thêm

Trong tòa nhà năm tầng của chúng tôi bên Kênh Griboyedova, có rất nhiều cư dân vốn từng thuộc tầng lớp thượng lưu thời trước Cách mạng ở Nga. Họ sống trong những căn hộ biệt lập, không phải những căn hộ chung như chúng tôi, những người thường, và là mục tiêu ngon lành cho đợt khủng bố của Stalin năm 1937. Tuy nhiên, thật kỳ lạ khi trong toàn khối nhà của chúng tôi đã không có ai bị bắt!

Trong Trung đoàn Cối 497, một trong những trung đội trưởng trung đội thông tin đã bị bắt thời trước chiến tranh, mặc dù không vì lý do chính trị, theo như tôi được biết khi trao đổi với anh ta. Khi chiến tranh nổ ra, anh ta tình nguyện ra trận và được chỉ định làm trung đội trưởng trung đội thông tin.

Sau khi chiến tranh kết thúc, khi Sư đoàn Kỵ binh Cận vệ 5 đã đóng ở Izyaslav, Tướng Cherpukhin, tư lệnh Sư đoàn, đã tổ chức một buổi lễ khi tất cả chúng tôi được giới thiệu trước ông. Chỉ trước đó một lát có một đại úy vừa chuyển tới trung đoàn tôi và được bổ nhiệm làm hiệu trưởng trường huấn luyện hạ sĩ quan của trung đoàn. Ông ta không kết thân với bất cứ ai trong số chúng tôi, và thậm chí ở căng tin sĩ quan ông cũng ngồi ăn một mình. Vậy là, tất cả chúng tôi đều đứng sắp hàng phía trước vị tướng. Từng người một chúng tôi bước đều tới trước mặt ông và trịnh trọng tự giới thiệu. Bản thân Cherpukhin bị thương ở tay phải trong chiến tranh và ngón trỏ của ông lúc nào cũng cong lại như một cái móc. Tôi cũng gặp vấn đề y như vậy với ngón trỏ sau khi bị thương ở Đông Phổ, vì thế khi tôi giới thiệu mình là chỉ huy trung đội pháo chống tăng và vị tướng bắt tay tôi, ngón trỏ của chúng tôi bèn móc vào nhau. Vị tướng hỏi tôi: “Ngón trỏ của cậu bị cong như vậy ở đâu?” – “Ở Allenstein, Đông Phổ” – tôi trả lời. “Ồ, tôi nhớ trận đánh đó rõ lắm!” ông tướng đáp.

Rồi Tướng Cherpukhin đi tới chỗ người đại úy vừa chuyển tới, bắt tay ông ta và bảo ông: “chúng tôi sẽ rất vui nếu anh và vợ anh cùng đến ăn tối ở chỗ chúng tôi tối nay”. Tất cả chúng tôi đều sốc – vị tướng của chúng tôi mời một đại úy tới ăn tối cùng sao? Hóa ra đại úy khiêm tốn đó đã là hiệu trưởng trường hạ sĩ quan trung đoàn khi Tướng Cherpukhin hãy còn là học viên hạ sĩ quan. Và rồi Cherpukhin thăng quan tiến chức nhanh chóng mặt và trở thành một sư đoàn trưởng, trong khi đại úy có lẽ đã bị bắt, mất hết chức vụ và chỉ là một đại úy thậm chí mãi đến năm 1945.

Phần kết

Trong cuộc tấn công cuối cùng của Hồng quân vào Berlin, có ba Phương diện quân Xô viết đã tham dự, tổng cộng khoảng hai triệu rưởi người, 6.000 xe tăng, 42.000 pháo, trên 7.000 máy bay. Ngày 16 tháng Tư 1945, Phương diện quân Belorussia 1, dưới quyền Nguyên soái Zhukov, tiến hành tấn công mở màn, sau đó được Phương diện quân Ukraina 1 của Nguyên soái Konev hỗ trợ. Ngày 19 tháng Tư Zhukov tới được ngoại ô Berlin, trong khi Konev tiến xuống phía nam thành phố. Ngày 25 tháng Tư Berlin bị bao vây và trong cùng ngày, Phương diện quân Belorussia 2, dưới quyền Nguyên soái Rokossovski, đã chọc thủng phòng tuyến của Tập đoàn quân xe tăng III gần Stettin. Hitler, nấp trong boongke của mình ở Berlin, tiếp tục bố trí những tập đoàn quân hắn vẫn tưởng tượng là còn tồn tại, trong khi Hồng quân đã hoàn toàn tiêu diệt hệ thống phòng thủ của thành phố. Ngày 1 tháng Năm Hitler chết, tự sát, và Cờ Đỏ Xô viết tung bay trên Reichstag. Ngày 2 tháng Năm Berlin chính thức đầu hàng Hồng quân, và ngày 8 tháng Năm Nguyên soái Keitel ký biên bản đầu hàng vô điều kiện.

Yakushin và các đồng đội thương binh ăn mừng Ngày Chiến thắng trong Bệnh viện Lưu động, uống say rượu vodka và rượu nặng. Ngày hôm sau, ông được đưa về phía đông tới Bệnh viện Dã chiến lưu động 93, một đơn vị trang bị tốt đóng trong nơi trước đây là một bệnh viện Đức. Sau đó ông được chuyển về một bệnh viện khác ở Prenzlau, ở đấy tới ngày 6 tháng Sáu 1945. Vào hôm ấy, sau khi nhận một bức thư từ pháo đội trưởng của mình, Agafonov, khuyên ông quay về đơn vị để nhận Huân chương Alexander Nevski (được trao vì những trận đánh cuối cùng tại Đức) đang chờ ông, Yakushin rời bệnh viện và đi nhờ xe tới biên giới Ba Lan. Sau khi gặp lại trung đoàn cũ, giờ đóng tại Ba Lan, Yakushin nhận được phép về nhà, và khởi hành đi Leningrad cuối tháng Sáu.

Đoàn tàu rất chật chội đông người, không thể quay mình được. Tôi bị ép giữa một panenka Ba Lan xinh đẹp và bạn gái của một trung đoàn trưởng không quen biết. Cũng khá dễ chịu, dễ chịu hơn phải bị ép giữa những hành khách Ba Lan sặc mùi thuốc lá, mang theo những túi xách khổng lồ. Hầu hết khách người Ba Lan đều đi xuống tại một trạm dừng ngay trước khi qua biên giới: ít nhất như vậy khiến toa tàu rộng rãi hơn.

Đoàn tàu dừng lại trước biên giới Liên Xô và không đi xa hơn. Cùng với hai sĩ quan khác, tôi tới chỗ đầu máy hơi nước để xem nguyên nhân chậm trễ. Người duy nhất có mặt trong đầu máy là một người đốt lò, anh ta nói lái tàu và phụ tá đã đi tìm bia uống. Đi theo chỉ dẫn của người đốt lò, chúng tôi tìm thấy nhóm lái tàu đang dựa vào một quầy bar thờ ơ uống bia và tham gia một cuộc trò chuyện bất tận. Chúng tôi cũng uống ít bia và quay về đoàn tàu. Một sĩ quan tới cảnh báo chúng tôi là lính biên phòng Xô viết sẽ tước súng ngắn của tất cả các sĩ quan. Tôi chẳng vui gì với tin ấy! Tôi nhét khẩu súng của mình vào túi đựng bản đồ - cũng như khi tôi ở trong bệnh viện. Khi lính biên phòng tới, tôi cho họ xem bao đựng súng lục rỗng, bảo họ tôi đã bỏ lại súng ở trung đoàn.

Cuối cùng, người lái tàu và phụ tá đã quay trở lại đoàn tàu, một hồi còi dài vang lên, và chúng tôi vượt qua biên giới vào lãnh thổ Liên Xô. Tôi quay về đất nước mình, còn sống và khoẻ mạnh – không nói đến vết thương cuối cùng của tôi vẫn chưa lành – và quay về nhà ở Leningrad!

Tới chiều chúng tôi về đến Lvov, chặng cuối của tuyến tàu Ba Lan đó. Nhà ga đầy người. Chẳng nơi nào có vé cả. Người ta ngủ trên sảnh chờ của ga, trên ghế dựa và trên sàn nhà. Hầu hết hành khách đều là quân nhân. Tin xấu: mọi người đều đã chờ đây từ ba ngày trời và không có hy vọng để lấy được vé. Chúng tôi qua đêm ngủ trên hành lý của mình.

Hôm sau, tôi lang thang quanhLvov, tham quan các kiến trúc của thành phố. Thành phố dường như không bị chiến tranh tàn phá nhiều lắm. Khi quay về nhà ga, tôi thấy chỉ hai sĩ quan cao cấp - từ thiếu tá trở lên – là có thể lấy vé đi Maskva. Tôi quyết định tiếp tục chuyến đi của mình trên một đoàn tàu hàng. Nửa tiếng sau, tôi đã trên đường tớiKievvà ngủ thiếp đi trong tiếng đều đều của bánh tàu nghiến lên đường ray. Gần chỗ tôi nằm có một thiếu niên khoảng mười sáu tuổi. Đột nhiên, cậu bé hốt hoảng kéo ống tay áo tôi, chỉ vào một sàn trống của toa tàu kế tiếp. Một người đàn ông đang đứng đấy, trên người mặc bộ quân phục không có phù hiệu. “Xem kìa! Anh ta sắp ăn cắp cái cặp đấy!” Tôi không tin cậu bé và bảo nó rằng quân nhân không phải là trộm cắp: nhưng tôi chuẩn bị súng lục sẵn sàng và nhét súng dưới áo khoác để phòng hờ. Vừa lăn ra ngủ, cậu bé lại kéo tôi lần nữa. Tôi mở mắt và thấy người đàn ông mặc quân phục nhảy khỏi đoàn tàu với cái cặp của ai đó. Tôi rút súng lục ra và bắn. Người “quân nhân” lăn tròn trên bờ đường tàu cùng với cái cặp.

Sau khi đi thêm khoảng 10 km nữa chúng tôi tới Fastov, một ga đường sắt lớn. Người trưởng tàu bảo tôi rằng thời gian dừng tàu sẽ kéo dài khoảng 30 phút. Tôi rời tàu để xuống duỗi chân duỗi cẳng. Có một chốt kiểm soát quân sự và tôi cho họ biết sự việc xảy ra với người đàn ông mặc quân phục ăn cắp chiếc cặp. Taytrung uý trưởng chốt kiểm soát bảo tôi rằng đó là chuyện thường. Anh ta nói thêm là tại vùng này các băng cướp có vũ khí thường chặn tàu lại cướp bóc hành khách. Tất cả chuyện này nghe thật kỳ dị với chúng tôi, cánh lính tiền tuyến frontovik. Chúng tôi không thể tưởng tượng được rằng trong khi những người tốt đi ra mặt trận, chiến đấu vì đất nước, lại có một số kẻ khốn khiếp ở hậu phương đang tâm đi cướp những hành khách không có gì tự vệ.

Một lát sau, tàu chúng tôi tớiKiev. Không nhưLvov, nhà ga ở đây vẫn trong cảnh bị tàn phá. Phòng bán vé đóng cửa, bị một đám đông nghìn nghịt xếp hàng vây quanh. Tôi vào thành phố, ăn trưa trong một căngtin rồi quay về nhà ga. Vẫn không có vé cho những chuyến tàu trung chuyển quá đông người chờ đi về Maskva. Tôi ở thêm một đêm tại nhà ga ấy.

Tới sáng, tôi nghe thấy tiếng loa phóng thanh thông báo: “Chuyến tàu tới Maskva đang được lập ... “ Những chuyến tàu như vậy được mệnh danh là “Đoàn tàu Hạnh phúc thứ 500”. Chúng được ghép bằng những toa tàu chở gia súc, lắp tạm bợ những dãy giường tầng bằng gỗ cho hành khách. Các quân nhân thậm chí không cần vé vẫn được lên tàu ấy. Tàu đi rất chậm, dừng lại ở bất cứ ga nào để nhường cho những đoàn tàu quan trọng hơn vượt qua. Toa của tôi không đến nỗi đông hành khách. Thật tuyệt khi được ngủ trên chiếc giường ở tầng trên: cửa trượt cùa toa tàu luôn mở và không khí tràn ngập mùi hương thơm ngát của hoa cỏ. Tổ quốc thân thương của tôi! Điều duy nhất làm tôi buồn là tôi chỉ có mười lăm ngày phép, bất kể thời gian đi vềLeningradcó chiếm mất bao nhiêu đi chăng nữa.

Hai ngày sau tôi đã ở Maskva. Tôi ùa xuống metro và đi thẳng ra gaLeningrad. Thật lạ rằng ở đấy không có cảnh xếp hàng trước quầy vé. Tôi chìa tất cả giấy tờ của mình ra và chờ đợi được nghe câu trả lời quen thuộc: “hết vé”. Nhưng tôi mua được vé ngay lập tức, và người soát vé bảo tôi đi nhanh lên, bởi tàu điLeningradsắp khởi hành sau mười lăm phút nữa. Tôi chạy xô tới tàu. Cảnh bị hành hạ khi di chuyển trên những toa tàu đông nghẹt người đã kết thúc: tôi chui vào một khoang riêng thoải mái, đưa tôi về thành phố quê hương.

Khi xuống tàu ở ga Maskva tại Leningrad, tôi suy nghĩ một lúc lâu xem nên về nhà như thế nào. Đã ba năm rưỡi từ khi tôi rời thành phố, ba năm rưỡi ấy như kéo dài vô tận. Chiến tranh đáng nguyền rủa chính là nguyên do. Tôi rời thành phố khi còn là một cậu học sinh và quay về như một sĩ quan đáng kính, một frontovik, với ba huân chương kiếm được trong chiến đấu. Để chắc ăn, tôi hỏi thăm một khách bộ hành đường về Quảng trường Pokrovskaia, lên một tàu điện và đi xuyên qua thành phố quê hương. Những người trên tàu nhận ra tôi là frontovik và gần nửa số hành khách xô tới quanh tôi, hỏi thăm về cha, anh hay con trai mình, những người đã ra trận. Họ hy vọng tôi đã cùng phục vụ trong đơn vị của người thân mình, hoặc nghe thấy tin gì về đơn vị của họ. Phụ nữ hỏi tôi xem khi nào người thân của họ được quay về nhà. Một núi câu hỏi tới tấp trút xuống đầu tôi. Tôi là một trong những frontovik đầu tiên về được đếnLeningrad. Nhưng tôi có thể kể cho họ điều gì, các công dânLeningrad thân thương của tôi, những phụ nữ đang mòn mỏi thương nhớ người mình yêu quý? Có quá nhiều phương diện quân, tập đoàn quân, quân đoàn, sư đoàn, và trung đoàn trong cuộc chiến tranh này ...

Nhưng vào tháng Sáu 1945, gần như không có frontovik nào trong số các quân nhân ở Leningrad. Phụ nữ đang mong chờ người thân của mình quay về. Việc cho phép sĩ quan và binh lính về nghỉ phép chỉ vừa mới bắt đầu, vì thế thật dễ hiểu rằng phụ nữ cứ tấn công bất kỳ tay frontovik nào bằng hàng đống câu hỏi. Thậm chí khi tôi bước xuống tàu điện, một vài phụ nữ vẫn đi theo tôi, tiếp tục hỏi về người thân của mình. Họ thực sự ghen tỵ với cha mẹ tôi, những người sẽ sớm được gặp con trai mình an toàn và khoẻ mạnh. Gia đình tôi – mẹ tôi, cha tôi và em trai không hề biết gì về việc tôi về phép. Tôi không thể thông tin cho họ trước, bởi việc tôi được nghỉ phép cũng rất bất ngờ. Điều duy nhất họ biết từ bức thư cuối cùng của tôi là tôi vẫn còn sống, bị thương trong trận đánh cuối cùng và đang hồi phục trong một bệnh viện ở Ba Lan.

Tôi đi về nhà mình, leo lên cầu thang và bấm chuông cửa. Một phụ nữ lạ mở cửa và hỏi tôi: “Cậu muốn tìm ai?” Bà ấy là hàng xóm mới của chúng tôi nên không biết mặt tôi. Tôi nghe tiếng bước chân quen thuộc của mẹ đằng sau lưng bà ta. Em tôi cũng tới bên cửa. Đó là một cuộc tái ngộ không thể tả thành lời. Tất cả chúng tôi đều thổn thức vì mừng, ôm ghì và hôn nhau. Tất cả hàng xóm đều chạy tới sảnh để nhìn tận mắt một lính frontovik còn sống sót trở về.

ZHURAVLEV ALEXANDER GRIGORYEVICH

Zhuravlev Alexander Grigoryevich, Anh hùng Liên Xô, trung úy và là trung đội trưởng, tham gia các trận Stalingrad và Kursk, trận vượt sông Dnieper, giải phóng Ba Lan, đánh chiếm Sandomierz, Berlin và Prague. Alexander Zhuravlev ra mặt trận khi ở tuổi 30; trong thời gian hòa bình trước chiến tranh ông giữ một chức vụ tại một xưởng máy tại Maskva. Hẳn là vì thế nên ông đư

ợc tin cậy giao cho chức vụ khẩu đội trưởng chứ không chỉ là một trung đội. Hiện nay thị lực của ông đã hòan tòan mất hẳn. Tuy nhiên, điều này đã cho phép ông hồi tưởng kỹ càng về thời kỳ khó khăn trong chiến tranh, sắp xếp lại cho chính xác và phân tích nguyên nhân và kết quả của mỗi sự kiện xảy ra trong chiến tranh. Khi được hỏi về bí quyết sống lâu, ông đáp: “Tôi phải sống!” 

Khi chiến tranh nổ ra ông đang ở Maskva. Vậy chuyện chiến tranh xảy ra có phải là một điều hòan tòan bất ngờ không? Cảm xúc nào phổ biến trong cộng đồng dân cư thủ đô?

Khi chiến tranh nổ ra tôi đang làm việc trong một nhà máy ở Maskva chuyên sản xuất máy biến thế. Tôi giữ chức vụ quản đốc một xưởng thực nghiệm. Chúng tôi làm ba ca một ngày mà không có ngày nghỉ kể từ chiến tranh chống Phần Lan năm 1939-1940 trở đi. Chúng tôi làm việc như thế cho tới năm 1941. Ngày làm việc của chúng tôi bắt đầu từ 8 giờ sáng. Vào ngày chiến tranh chống phát xít Đức nổ ra, tôi đang đi tới nhà máy như thường lệ. Đó là một ngày Chủ nhật như bình thường. Một số người đi về nhà nghỉ ở quê, những người khác đi câu cá. Bất ngờ một nhân việc thuộc văn phòng giám đốc chạy tới hét lớn: “Chiến tranh nổ ra rồi”. Một tay trong số chúng tôi đáp lại: "Tốt, giờ thì chúng ta sẽ cho chúng biết tay”.

Tại sao anh ấy lại trả lời như vậy? Chúng tôi đã được dạy như thế, chúng tôi được bảo rằng những thành phố quan trọng được bao vệ chắc chắn, rằng chúng tôi không muốn chiếm bất kỳ một mẩu đất nào của nước khác nhưng chúng tôi cũng không giao lãnh thổ mình cho ai. Chúng tôi tin chắc rằng các lãnh tụ của mình biết rõ mọi chuyện và họ sẽ làm tất cả những gì cần thiết. Thật thú vị khi nhớ lại khi ấy có một tranh cổ động vẽ ba nhân vật trên nền là một cánh đồng Nga: M.M. Litvinov, Bộ trưởng Bộ Ngọai giao, N.I. Yezhov, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, và Bộ trưởng Quốc phòng K.Ye. Voroshilov. N.I Yezhov được mô tả như một người chỉ huy với một chiếc roi sắt kiểm sóat mọi kẻ thù của mình. Bức tranh viết: "Chúng tôi biết rõ mình phải bảo vệ ai và bảo vệ cái gì, và chúng tôi có tất cả những gì cần thiết để bảo vệ những điều đó”. Vào thời đó có những cuộc diễn thuyết liên tục tuyên bố rằng nền ngọai giao của chúng ta là thật tài ba, quân đội ta vô cùng mạnh, và chúng ta có thể dễ dàng kiềm chế kẻ thù của mình.

Chúng tôi, đám thanh niên, không thể ngồi yên, tinh thần hăng hái chiến đấu thôi thúc chúng tôi. Chúng tôi tham gia những câu lạc bộ xạ thủ Voroshilov. Chúng tôi tập bắn trên trường bắn, chúng tôi tập nhảy dù.

Một tháp để tập nhảy dù nằm tại Công viên Văn hóa Gorky. Tôi, ngòai ra, tham gia một cuộc đua xe đạp có đeo mặt nạ phòng độc. Có rất nhiều sách vở viết về thời kỳ nội chiến. Phim ảnh mô tả cho chúng tôi cảnh các chiến sĩ biên phòng của ta dễ dàng phát hiện bọn gián điệp trên biên giới. Cũng rất thú vị khi nhớ lại có một bài hát yêu nước tựa đề “Nếu ngày mai chiến tranh xảy ra” ... Đấy là l

ý

do tại sao chúng tôi đều tin tưởng rằng Hồng quân sẽ “cho tất cả chúng nó biết tay”. 

Vậy mà điều trái ngược đã xảy ra. Một cụ già, nhân vật trong bộ phim "Những người sống và những người chết”, đã cay đắng thốt lên: “Tại sao các anh không nói cho chúng tôi từ trước là quân đội ta còn thiếu quá nhiều thứ? Chúng tôi có thể tiết kiệm mọi thứ nhưng chúng tôi cũng sẽ hiến mọi thứ cho Hồng quân.” Quân đội đã yếu kém hơn nhiều so với những gì chúng tôi được biết. Lực lượng chính đóng sâu cách vùng biên giới hàng trăm cây số trong khi biên giới chỉ được bảo vệ bởi lính biên phòng. Bọn họ được trang bị những gì? Đương nhiên, lính biên phòng đã chuẩn bị sẵn sàng cho chiến tranh, và một số biện phòng cần thiết đã được thực hiện. Về sau này chúng tôi được biết rằng binh lính luôn đi ngủ không cởi bỏ quân phục và sĩ quan luôn ở lại trong doanh trại. Tới ngày thứ hai của chiến tranh tờ Pravda (Sự Thật) in một bài viết nói rằng trong vòng sáu tháng trước (chiến tranh - LTD) máy bay Phát xít đã xâm nhập vùng biên giới 180 lần, và gần như trong mỗi ngày. Trong khi đó, một tuần trước chiến tranh, Thông tấn xã TASS công bố một báo cáo nói rằng mọi tin đồn về một cuộc tấn công của Quốc xã cần được xem như và một sự khiêu khích.

Và chiến tranh đã nổ ra. Tòan thể nhân dân đều bất ngờ. Tin tức bay tới làm người dân Maskva vô cùng đau buồn. Vẫn chưa bị ném bom. Buổi sáng ngày thứ hai và thứ ba (của chiến tranh – LTD), chúng tôi trông thấy một đòan máy bay trên bầu trời. Phòng không bắn lên rất nhiều. Không có chiếc nào bị bắn hạ.

Chúng tôi vẫn tiếp tục làm việc. Tới ngày thứ hai của chiến tranh tôi được thông báo rằng mình sẽ vẫn chưa được nhập ngũ. Mãi tới ngày 10 tháng Bảy, tôi mới nhận được lệnh yêu cầu tới trụ sở tuyển quân khi nào có thời gian rảnh rỗi. Tôi mà cũng có thời gian rảnh rỗi sao? Tôi rời nhà máy và lên chuyến xe điện cuối cùng để về nhà. Khi tới được trụ sở tuyển quân, tôi được cho hay là mình không được gia nhập tình nguyện vào bất cứ lữ đòan khẩn cấp nào và không được phép rời thành phố mà không được dân ủy cho phép. Tôi phải đợi để được gọi nhập ngũ. Tới ngày 17 tháng Bảy, họ điện thọai tới phân xưởng: "Zhuravlev?" - "Vâng". "Anh phải tới trụ sở tuyển quân ngay lập tức”  

Họ đang tuyển những pháo thủ pháo hạng nặng. Một trung đòan được thành lập tại ga Alabino gần Maskva. Nhưng tôi vẫn chưa đủ may mắn để được chiến đấu trong một trung đòan trang bị cối phản lực hạng nặng Katyusha. Không bao lâu sau, chúng tôi được nhận quân phục và đạn dược. Những trung úy, tốt nghiệp tại học viện ởLeningrad, cũng vừa tới. Còn chúng tôi, đám tân binh, được chuyển về lực lượng dự bị trực thuộc Bộ Chỉ huy Tối cao và sau đó là về Quân khu Maskva. Ban đầu chúng tôi đóng tại ga Kolomna gần Maskva. Sau đó chúng tôi nhận được lệnh phải chiếm lĩnh vị trí tại địa điểm phòng thủ gần Maskva nhất, trong Công viên Fili. Đó là tuyến phòng thủ cuối cùng của Maskva. Sau lưng chúng tôi không còn ai. Tháng Chạp 1941, khi cuộc phản công của quân đội Xôviết bắt đầu, chúng tôi đã được chứng kiến những đòan xe tăng bất tận chạy hết tốc lực trên đường quốc lộ Rublevskoye ban đêm. 

Tháng Giêng 1942, chúng tôi đóng quân tại vùng Dmitrov, phía Bắc Maskva. Chúng tôi ở lại đó cho tới tháng Năm. Các trận đánh ở đó không ác liệt lắm. Chúng tôi chiếm giữ một điểm cao. Đạn dược thiếu thốn. Thời kỳ đầu chiến tranh chúng tôi thường ngồi trong chiến hào mà nhìn lên bầu trời. chúng tôi mong cho máy bay quân ta xuất hiện. Tại đó cho tới lúc này vẫn không hề thấy máy bay Xôviết trên bầu trời.

Trung đòan của ông trực thuộc sự sắp xếp của Quân khu Maskva. Ông đã chứng kiến Maskva trong thời kỳ đen tối ác liệt nhất của trận đánh khi nó đang tới gần. Maskva thời kỳ đó như thế nào?   

Tôi đã chứng kiến cuộc không kích đầu tiên vào Maskva khi đang ở Alabino. Chúng tôi trông thấy một chuỗi liên tục máy bay phát xít tiến về Maskva. Chúng tôi thấy bầu trời chớp sáng và nghĩ bụng chớp sáng đó có nghĩa là một chiếc máy bay nào đó đã bị bắn hạ. Chúng tôi hét lớn: "Hurrah!" Hóa ra đó lại là chiến thuật của bọn phát xít. Đầu tiên chúng ném bom cháy và kế đó là pháo sáng. Chúng cũng dùng chính chiến thuật ấy khi vượt sông Đông và sông Đơnhiép (Dnieper). 

Tháng Mười là lúc tình thế trở nên phức tạp nhất. Ngày 16 tháng Mười năm 1941, tại Maskva xuất hiện một cuộc hỏang lọan thực sự. Đại lộ Những người Nhiệt tình dẫn về phía đông đất nước tràn ngập những xe cộ. Người ta đang chạy khỏi Maskva. Khi đó chúng tôi đang đóng tại Kolomna và không biết gì về chuyện này. Tới ngày 17 tháng Mười, chúng tôi được tập trung tại sở chỉ huy trung đòan dự bị của mình. Khi đi ngang qua Kolomna chúng tôi không hiểu nổi chuyện gì đã xảy ra. Mọi thứ thật hỗn lọan, trông như cả thành phố đang gồng gánh đồ đạc của mình ra đi. Trung đòan trưởng khi trao đổi với chúng tôi không cho biết gì nhiều; ông chỉ đơn giản là ra lệnh cho chúng tôi phải vác tất cả vũ khí và đạn dược để lên đường tới nhà ga và lên chuyến xe lửa về Maskva. Chúng tôi ngồi đợi ở nhà ga tới tận khuya. Không có chuyến tàu nào về Maskva. Tất cà các chuyến tàu đều đã rời Maskva đi, chúng chất đầy người và trang thiết bị. Chúng tôi nhận thấy nhiều nhà máy quan trọng của Maskva đã lên đường sơ tán. Chúng tôi nhận thấy có một điều đáng sợ nào đó đã xảy ra.

Chúng tôi về tới Maskva ngày 17 tháng Mười. Ban đêm, trong doanh trại gần khu chợ Danilovsky chúng tôi đã súyt chết hụt sau một trận bom dữ dội. Sáng hôm sau chúng tôi nhận được lệnh phải chiếm lĩnh vị trí bên rìa Công viên Fili. Chúng tôi đi bộ tới đó và trông thấy rõ Maskva thời kỳ đó như thế nào. Chúng tôi vượt qua Cầu Krymsky. Nó đã bị gài mìn. Gần Công viên Văn hóaGorky, nhà ga tàu điện ngầm, những túi đựng đường được thành đống giữa những cửa hàng thực phẩm tạo nên một bức tường cao ngang đầu người. Những chiến lũy tương tự cũng xuất hiện trên Quảng trường Dorogomilogskaya. Ban đêm các xe điện và xe hơi phải tắt bớt đèn. Bọn phát xít ném bom một khu chợ trên Quảng trường Arbat phía sau rạp chiếu phim Khudozhestvenny, nhà ga xe lửaKievvà rạp chiếu phim Mossovet gần nhà ga xe lửa Paveletskaya. Bom rơi trúng nhà hát Vakhtangov và Nhà hát Bolshoi. Quảng trường Cách Mạng được ngụy trang bằng các tấm giả mái các công trình. Xuất hiện những túi đường tại cửa sổ những cửa hàng mới xây dựng trên phốGorky. Tôi cũng nhìn thấy một căn nhà mất hẳn một mặt tường; có thể trông rõ mọi thứ bên trong. 

Ông bắt đầu tham gia các chiến dịch quân sự khi nào? 

Đó là ở gầnStalingrad. Trung đòan tôi được chuyển tới đây vào tháng Năm 1942. Trận đánh dữ dội tột cùng. Mặt đất cứng đến nỗi ta chỉ có thể chật vật đào xuống bằng xẻng vào mùa hè, còn mùa đông thì đành bó tay. Chúng tôi phải dùng đến cuốc và rìu. 

Tôi còn nhớ có lần chúng tôi đang đóng tại một vị trí yểm trợ dự bị. Khi đó tôi đang là trung đội trưởng. Đột nhiên cối địch nã xuống dữ dội. Một quả rơi xuống ngay gần khẩu pháo của chúng tôi. Khẩu pháo kẹt đầy đất và không thể khai hỏa được. Ngay khi đó một chiếc tăng phát xít xuất hiện, nó di chuyển trên cánh đồng giữa hai bãi mìn của chúng tôi. Tên lái xe không thể trông thấy mìn chúng tôi gài do trời đã tối. Một sự ngẫu nhiên may mắn. Chiếc tăng băng qua chỗ chúng tôi, chạy tới bờ khe cạn, quay lại và lại chạy ngang qua chỗ chúng tôi lần nữa. Cuối cùng khẩu pháo của chúng tôi đã sẵn sàng, chúng tôi nổ súng và bắn hỏng phần trước ụ pháo chiếc xe tăng phát xít. Chiếc tăng quay lui và phóng về trước. Chúng tôi bắn một phát nữa làm đứt xích. Chiếc tăng xoay tròn và khựng lại. Chúng tôi bắt tay vào lăn các khẩu pháo của mình vào vị trí sẵn sàng. Đột nhiên chúng tôi nghe tiếng ai đó nói: "Hitler kaputt". Chúng tôi quay lại và trông thấy bốn tên lính xe tăng Đức. Cánh tay tên chỉ huy phát xít bị thương khá nặng. Chúng tôi không biết phải làm gì tiếp. Trận đánh đang diễn ra khắp nơi xung quanh nên chúng tôi phải tiếp tục bắn. May thay đám bộ binh xuất hiện, và chúng tôi giao ngay bốn tên phát xít cho họ.  

Ông kể rằng trong trận Maskva quân đội thiếu thốn đạn dược. Tới khi nào thì vấn đề đó được thực sự giải quyết?

Trong thời gian trậnKurskdiễn ra thì không gặp vấn đề thiếu thốn đạn dược. Cụ thể, trong ngày đầu tiên của cuộc tiến công của chúng tôi tại Kursk, mùng 5 tháng Bảy, 1943, chúng tôi bắn 1.800 phát đạn cho tới trước 2 giờ chiều – ba cơ số đạn cho bốn khẩu pháo của trung đội tôi. Chúng tôi bị phản pháo. Có người chết, bị thương và bị sức ép. Hầm trú ẩn của chúng tôi bị hư hại nặng. Chúng tôi phải xây lại nó trong đêm. Tới sáng chúng tôi được lệnh phải chuyển đi chiếm lĩnh vị trí khác.  

Tại Kursk chúng tôi cũng từng nhận lệnh sau: "25 phát, bắn nhanh". Chúng tôi bắn thật vội vàng, cố gắng giữ đúng mục tiêu. Chúng tôi đã hòan thành tới ba lần những lệnh như thế: mỗi khẩu pháo bắn ra 75 phát. Sau đó tất cả các nòng pháo đều nóng rực. Tôi nhổ một bãi nước bọt, lập tức nó sôi sủi bong bóng.

Trong trậnKurskcác tuyến phòng thủ đặc biệt mạnh. Rất nhiều chiến hào đã được đào. Tại đây chỉ có một sự thần kỳ đã cứu tôi khỏi chết. Trong chiến hào của tôi, có nhiều bậc tam cấp dẫn tới hầm trú ẩn bị bắn tan. Trong hầm có điện đài viên, chỉ huy khẩu pháo và chỉ huy trạm thu phát vô tuyến. Tôi nấp trong một vách hàm ếch tự khóet vào vách chiến hào. Tại đó tôi tiếp nhận qua điện đài viên các mệnh lệnh của khẩu đội trưởng và truyền lệnh cho các pháo thủ. Trong các cuộc không kích tôi ngồi trên những bậc thềm dẫn tới hầm trú ẩn ấy. Có lần trong một dịp tạm yên, tôi qua thăm hầm của tiểu đội 4. Bất ngờ tôi nghe thấy tiếng một quả đạn đang bay tới. Dây đeo vai trên áo tôi đứt tung, cả một tảng đất rơi trúng vai. Viên đạn đó đã rơi trúng hầm trú ẩn của chúng tôi. Viên chỉ huy trạm thu phát vô tuyến và tay điện đài viên bị thương nặng. Chỉ huy pháo cũng bị thương nhẹ. Nếu lúc đó tôi đang ngồi trên những bậc thềm nọ như vẫn thường làm thì chắc cũng tan xác ra rồi.

Thời điểm nào đơn vị của ông chịu thương vong nặng nề nhất?

Tôi vẫn nhớ cái ngày bất hạnh nhất ấy. Chúng tôi thiệt hại tới 50 người. Đó là vào tháng Bảy 1944, ở gần thành phố Lvov. Mọi chuyện bắt đầu lúc rạng đông. Xung quanh chúng tôi là một cánh đồng lúa mạch. Những thân lúa đã mọc rất cao. Khi sương mù bắt đầu tan, bọn phát xít đã xuất hiện phía sau lưng chúng tôi. Chúng tiến thẳng tới các khẩu đội chúng tôi. Chúng tôi quay pháo lại và bắn tan bọn phát xít. Rồi chúng tôi ăn bữa sáng và nhận lệnh đi chiếm lĩnh vị trí mới. Thông thường khẩu đội một của tôi sẽ dẫn đầu đòan khi hành quân, tiếp theo là các khẩu đội hai và ba. Trung đội tôi có cả thảy bốn chiếc studebaker (xe kéo pháo do Mỹ viện trợ - ND) và mỗi chiếc phải kéo một khẩu đại bác. Chiếc xe thứ tư của chúng tôi chạy lọt vào một hố đạn và bị gãy trục xe. Chúng tôi phải dừng lại. Các khẩu đội đi sau đã vượt lên trước. Khi tiến tới ngôi làng kế tiếp, họ trở thành mồi cho một trận không kích dữ dội chưa từng thấy. Xe cộ cháy trụi, đạn pháo nổ tung, tất cả mọi người chạy trốn vào một kho chứa rơm. Một quả bom rơi trúng vào đấy. Khi trận bom kết thúc, chúng tôi đào bới cái kho rơm và tìm thấy những bộ xương cháy đen. Chúng tôi nhận ra được viên tham mưu trưởng qua đôi ủng của anh ấy. Không thể nhận ra những người còn lại. Nếu xe của chúng tôi không vấp vào cái hố đạn thì khẩu đội tôi hẳn đã là khẩu đội đầu tiên hứng cái họa ấy. Chúng tôi đổ biết bao công sức để sửa chiếc xe hỏng ấy rồi buộc phải bỏ nó lại. Tại một bìa rừng bọn phát xít nã đạn vào chúng tôi. Chúng t6oi quay lại đường quốc lộ và đi tiếp trên cánh đồng. Trong khi chúng tôi ngụy trang, tôi phát hiện thấy thiếu mất chiếc xe thứ ba. Tôi đi tìm và thấy nó trên cánh đồng. Người lái bị thương, tay chỉ huy đang băng bó cho anh ta. Tôi không thể để lại chiếc studebaker ở đây, làm vậy có nghĩa là giết chết tổ lái. Vì tôi có thể lái xe nên tôi phóng chiếc xe ấy với hết tốc lực. Động cơ gầm lên ầm ầm, vì thế tôi không thể nghe tiếng đạn bắn: bọn phát xít nã súng máy vào tôi. Chỉ về sau, tôi chú

thấy khi mình đánh tay lái sang trái thì chiếc studebaker lại nghiêng sang phải. Chật vật lắm tôi mới về được đến địa điểm ngụy trang của ta. Có một lỗ thủng to ở phía sau xe. Nhưng chẳng sao, tôi không hề bị thương. Và chúng tôi tiếp tục lên đường. Trên đường đi chúng tôi bị rơi vào một cơn bão dữ dội và nhận lệnh phải lập tuyến phòng thủ tại bìa rừng. Chúng tôi nghe tiếng xe của bọn Đức gầm rú ngay gần và tiếng xích của chúng kêu lỏang xỏang. Chúng tôi vội vã kéo pháo và đào hầm bằng tay suốt đêm ấy. Sáng hôm sau tất cả đều yên tĩnh. Cánh trinh sát của chúng tôi báo cáo rằng bọn Đức đã rút lui, không hề bắn lại một phát nào.

Các ông có thường phải kéo pháo bằng tay không?

Khi còn ở trong trung đòan bộ binh 225 thuộc sư đòan 23, chúng tôi dùng ngựa để kéo pháo. Tất cả đều là ngựa già yếu. Thường là chúng tôi tháo ách cho chúng và tự mình kéo pháo. Trong Trung đòan Cận vệ số 1 nơi tôi phục vụ trong trậnKursk, pháo được kéo bằng các xe studebaker, trong khi pháo thủ đi bộ. Có lần tạiKurskchúng tôi lạc đường, chúng tôi chạy xe suốt đêm nhưng cuối cùng lại tới đúng cái làng mình vừa khởi hành, chỉ có điều tiến vào nó từ hướng khác. Khi đó không có đường, chúng tôi chỉ tòan chạy trên cánh đồng. Lần đầu tiên chúng tôi hành quân trên một đường quốc lộ là sau trận vượt sôngDnieper. Tại đấy, gần thị trấnZhitomirchúng tôi đã đi suốt đêm vượt qua 150 kilômét.

Khi nào thì các ông được nghỉ?

Chúng tôi chỉ được ngủ thành từng chặng ngắn. Năm 1942 chúng tôi được lệnh phải quấy rối bọn phát xít, không cho chúng nghỉ cả ngày lẫn đêm. Vâng, khi chúng tôi quấy rối chúng thì chúng tôi cũng không được ngủ. Luôn luôn có một điện đài viên bên cạnh tôi trong hầm trú ẩn, anh ta phải ngồi nghe suốt đêm để chờ các mệnh lệnh có thể đột xuất ban xuống. Đôi khi anh ta cũng ngủ quên. Khi tôi nghe có tiếng máy kêu, tôi đánh thức anh ta bằng cách hét lên: "Cậu ngủ đấy à?" và dùng chân thúc anh ta. Anh ta chồm dậy nói: "Ồ, không". Một lần tôi lăn ra ngủ như chết và thức dậy khi trời sáng, trèo lên khỏi chiến hào. Ban đêm tuyết thật trắng và tinh khiết. Tới sáng đã có vô số hố đạn rải rác trên đó. Mọi người bảo tôi rằng đó là do một cuộc không kích vào lúc đêm khuya. Vậy mà tôi chẳng nghe thấy gì. Có lẽ, cô thể chúng tôi có một cơ chế phòng vệ nào đó. Đôi lần tôi thức dậy và một vạt áo chòang của tôi đã đóng băng dính chặt xuống đất. Vâng, vậy mà tôi không hề bị ốm. Tuy thế, khi tôi phải vào bệnh viện, cơ thể của tôi chùng xuống và tôi lăn ra ốm.

Ông đã phải vào bệnh viện lần nào chưa?

Vâng, hai lần. Lần đầu tiên, tôi được đưa vào một bệnh viện dã chiến khi chân tôi bị thương. Chúng tôi được cho ăn cháo lúa mì, thậm chí không được nghiền kỹ. Thứ này rất khó nấu chín và tiêu hóa. Còn về thuốc thì có món thuốc mỡ Vishnevsky. Vết thương của tôi không lành lại được, và các bác sĩ quyết định phải làm một điều gì đó. Họ rạch da tôi mà không cho tôi chút thuốc tê nào, tôi phải tự chịu đau. Khi tôi được băng lần thứ hai, tôi nhớ lại sự đau đớn đã trải qua và lăn ra bất tỉnh. Khi tỉnh lại, vết thương của tôi đã được băng, và tôi thấy mình đang nằm trên một chiếc bàn ướt sũng.

Tới trước trậnKurskchúng tôi có các hướng dẫn viên quân y trong mỗi khẩu đội. Số lượng họ giảm dần, nhưng chẳng có hướng dẫn viên nào được gửi tới bổ sung nữa. Cuối cùng, chúng tôi còn lại một hướng dẫn viên quân y cho mỗi ba khẩu đội. Tôi cũng có một túi sơ cứu cá nhân. Có lần tôi đã tự băng bó cho một điện đài viên bị thương. Điều đó đã cứu mạng tôi. Lúc đó là năm 1944. Cuộc tấn công của ta đã được lên kế họach. Bọn phát xít phát hiện ra vị trí chúng tôi, và chúng tôi phải rời đi chỗ khác. Chúng tôi tìm thấy một địa điểm mới vắng vẻ để làm vị trí bắn pháo, chỗ đó cao và tuyết xung quanh rất sạch. Khi trời tối chúng tôi lên đường chuyển tới vị trí mới. Ngay khi bắt đầu dỡ đồ đạc xuống đột nhiên chúng tôi nghe tiếng đạn pháo bay tới. Nó rơi đằng sau chúng tôi. Rồi mọi thứ lại trở về im lặng. Chúng tôi tiếp tục dỡ đồ, và một phát đạn thứ hai bắn về phía chúng tôi. Nó không rơi tới vị trí chúng tôi. Chúng tôi biết kỹ thuật bắn này – phát thứ ba sẽ được bắn vào giữa hai vị trí đầu tiên và sẽ trúng mục tiêu. Và thật vậy, viên thứ ba rơi sát khẩu pháo thứ ba của chúng tôi. Pháo thủ hét lên với tôi: “Trung úy, điện đài viên bị thương rồi!” Tôi vội chạy đi lấy túi sơ cứu cá nhân của mình. Viên đạn thứ tư rơi đúng vị trí mà tôi vừa mới rời đi. Chỉ huy pháo bị trúng luồng hơi nổ, anh ta bị sức ép và chết mà không tỉnh lại lần nào. Một pháo thủ khác cũng bị dập thương nhẹ. Anh ta nằm trong bệnh viện ba tùân rồi quay lại đơn vị. Thời gian trôi qua và anh ta bị nhũn não.

Ông đã được tặng thưởng Danh hiệu Anh hùng Liên Xô vì đã vượt sông Dnieper. Tới đây ta nên nhắc lại một đọan trích trong bài thơ "Vasily Terkin" của Tvardovsky:  

"Ôi vượt sông, vượt sông.

Hữu ngạn tựa như bức tường dốc".

Tình thế cũng tương tự vậy trên con sông Dnieper. Hồng quân phải vượt từ phía bờ trái thấp hơn sang bờ phải dốc và đầy vật cản. Dòng sông rộng không dưới một kilômét. Chiến dịch này kéo dài suốt từ tháng Chín cho tới tháng Chạp 1943. Ông có thể kể lại về chiến dịch này không? Sư đòan ông tiến hành vượt sông khi nào?

Trong tháng Chín - tháng Mười. Cánh bộ binh là những người đầu tiên chiếm được một đầu cầu, nhưng họ không thiết lập được liên lạc với đám pháo binh. Và thế là bọn phát xít nống họ ra, và họ phải nhào xuống sông bơi về. Một số trong bọn họ chìm nghỉm giữa dòng. Quá nửa đêm nhiều khẩu đội pháo tìm cách qua được hữu ngạn, trong số đó có cả chúng tôi. Tới sáng bọn phát xít bắt đầu thả bom. Trận ném bọm rất dữ dội. Một chỉ huy pháo bị giết, một số người khác bị thương và bị sức ép. Một quả bom rơi trúng một đống thùng đạn pháo. Chúng bắt lửa. Tôi bị bắn sang bên vì cú nổ. Tôi tiếp đất bằng cả hai chân hai tay và cảm thấy như phía dưới mình trống rỗng chẳng có gì. Thế rồi tôi bắt đầu quay người lại bị cát mềm bao kín. Không thể thở được. Nghẹn thở, tôi không tài nào nhúc nhích. Tôi nhận thấy có ai đó chạy về phía mình. Tôi hiểu rằng họ sẽ không thể trông thấy tôi dưới lớp cát, cho nên tôi thu hết sức ngẩng đầu lên. Ai đó trông thấy tôi và bới tôi lên. Tới chiều các đơn vị quân ta cũng tới. Chúng tôi rời vị trí và tiến về phía trước.  

Có người bạn nào của ông sống sót không?

Tôi có rất nhiều bạn nhưng tất cả bọn họ đều hy sinh trong chiến tranh. Sau trận vượt sôngDnieper, những trận đánh dữ dội khác đã tiếp diễn gần thành phốZhitomir. Chúng tôi chịu thiệt hại nặng nề. Trung đòan tôi mất 50 phần trăm quân binh lính và sĩ quan cùng trang bị chiến đấu. Nó được tổ chức lại và chúng tôi được bổ sung một khẩu đội trưởng mới. Nhưng anh ấy cũng không ở được lâu, bị một viên đạn lạc giết chết. Những binh lính và sĩ quan có kinh nghiệm thì lập tức nằm xuống nhưng anh ấy cứ đứng nguyên. Anh chết ngay lập tức.

Vượt qua nỗi sợ chết có khó khăn lắm không?

Anh chỉ có thể chết một lần. Đám bộ binh dường như phải chịu đựng những điều kiện còn tồi tệ hơn nhiều. Vì thế họ tránh không đóng quá gần pháo binh. Họ bảo rằng ngay khi chúng tôi nổ súng một phát, chúng tôi liền bị đáp trả gấp ba lần. Vâng, cái chết có mặt khắp nơi. Khi ngồi trong chiến hào binh lính chỉ suy nghĩ làm sao tìm một chỗ an tòan hơn và luôn bồn chồn lo lắng. Một quả đạn có thể rơi trúng bất cứ đâu, và mảnh văng tung tóe khắp nơi giết chết mọi người. Một lần tôi ngồi trong chiến hào, pháo bắn liên tục suốt một tiếng rưỡi đồng hồ. Cứ một phút rưỡi là lại có một viên bắn về phía chúng tôi. Thần kinh tôi căng thẳng tột độ, tôi muốn nhảy bật ra ngòai, nhưng cố gắng giữ mình ở nguyên tại chỗ. Mảnh pháo không thể bắn trúng người trong chiến hào,  còn nếu viên đạn rơi thẳng vào chỗ anh ta thì anh ta sẽ chẳng còn đủ thời gian để nói một lời. Người nào mất tinh thần thì cũng đồng nghĩa với đi gặp cái chết. 

Người ta thường đóan trước được cái chết của mình. Có lần chúng tôi đang hành quân ban đêm và đi ngang một ngôi làng. Chúng tôi phải rẽ ngoặt chỗ gần cái nhà thờ. Ngôi nhà thờ này đã được đánh dấu trên bản đồ và thường bị pháo hạng nặng nã vào. Chúng tôi chọn lấy một thời điểm thuận lợi và mau chóng băng vượt qua nó. Khi chúng tôi đi qua, con đường ngày càng trở nên hẹp hơn. Cuối cùng, chúng tôi đã đứng bên rìa của vách đá. Một người lính nhảy khỏi chiến hào và hét lớn với chúng tôi: "Các anh đang đi đâu vậy? Bọn phát xít đang ở phía bên kia đấy”. Anh ta chửi thề ỏm tỏi. Chúng tôi nhận ra rằng đáng ra mình phải rẽ ngoặt từ chỗ gần nhà thờ. Quay lại, chúng tôi nhận thấy đội trinh sát của mình đã biến mất. Họ lạc mất chúng tôi như một ơn huệ của số phận. Khi chúng tôi bắt kịp họ, tôi hỏi một tay trinh sát: “Tại sao anh không cho chúng tôi biết mình đã đi sai đường?” Anh ta đáp: “Vâng, đó là lỗi của tôi. Tôi không biết cái gì đã xảy ra với mình nữa. Tôi cũng vừa chạy thóat đây.” Tôi nhận thấy mặt anh ta đã thất thần. Ngay khi vừa tới chỗ nhà thờ, chúng tôi nghe thấy một quả đạn cối bay đến gần. Một người nghe thấy tiếng rú đó khi quả đạn đang rơi xuống trúng chỗ anh ta. Tôi lập tức tìm chỗ ẩn nấp, nhưng anh ấy cứ chạy luống cuống và đã bị giết. Đối với tất cả những người còn lại thì mọi chuyện đã kết thúc an tòan.

Ông kể rằng thật đau xót khi phải chứng kiến những thất bại của quân ta hồi đầu chiến tranh. Về sau tâm trạng này đã thay đổi phải không?

 Đúng vậy. Sau trận vượt sôngDnieper, Hồng quân bắt tay vào giải phóng Ukraina. Thường thường bộ binh luôn là người đầu tiên tiến vào giải phóng các thị trấn. Chúng, cánh pháo binh hạng nặng, rất ít khi tiếp xúc với dân địa phương vì thường đóng quân ngòai cánh đồng. Nhưng do ngẫu nhiên, đám pháo binh hạng nặng lại là người đầu tiên tiến vào thành phố Ukrania Shostka. Chúng tôi được tiếp đón thật nồng ấm. Mọi người đổ ra ôm hôn chúng tôi. Tôi cũng nhớ lần ở ngôi làng Ukraina Divochki. Làng vừa mới được giải phóng. Không một căn nhà nào trong làng bị hư hại hay phá hủy. Những dân làng trẻ tuổi đón chào những người giải phóng, nhưng đám thanh nữ không thèm quan tâm tới chúng tôi. Một tay lính trong bọn tôi thốt lên: “Mình cảm thấy như bị đạn bắn vậy!” Vâng, điều ấy đã làm tổn thương chúng tôi.

Ông ở đâu khi chiến tranh kết thúc?

Tôi kết thúc chiến tranh tại Prague. Sư đòan tôi được rút khỏi Berlin khi nó vẫn ch

ư

a đ

ư

ợc giải phóng hòan tòan và chuyển vềPrague. Chúng tôi dừng chân tại một ngôi làng. Đó là vào tháng Năm. Dân làng đem táo chín tới cho chúng tôi. Đó là sự đón tiếp nồng ấm chúng tôi được nhận khi tiến vàoPrague hồi đầu tháng Năm!. 

Aleksandr Alekseevich Goncharov

17.12.1918 - 14.12.2000

Lý lịch quân sự trích đoạn :

Trung đoàn lựu pháo 330        Học viên                                                          10.1938-9.1939

Trung đoàn lựu pháo 330        Trung đội phó trung đội hiệu chỉnh    9.1939-7.1941*

Lữ đoàn chống tăng số 1         Bộ binh                                                            7.1941*-10.1941

Trung đoàn bộ binh 188          Bộ binh                                                           9.1943-10.1943

Trung đoàn xe tải số 12           Trung đội trưởng trung đội huấn luyện           10.1943-5.1945

Trung đoàn xe tải số 15           Hạ sĩ nhất đại đội xe tải                                  5.1945-6.1946

* Hồ sơ quân đội ghi tháng 6-1941, nhưng theo tư liệu phát hành năm 1964, phù hợp với hồi ức của A. A. Goncharov là vào tháng 6 đơn vị của ông được trang bị lựu pháo 203mm: hồ sơ quân đội đã có sai sót.

Học viên Aleksandr Goncharov, vùng Zhitomir. 1939.

Uỷ ban quân sự Dzerzhinski thành phốBakutriệu tập tôi vào Hồng quân tháng 10-1938. Ban đầu tôi được bố trí làm học viên trường Pháo binh, và tháng 9-1939 tôi trở thành trung đội phó trung đội hiệu chỉnh. Vì nhiệm vụ của trung đội bao gồm cả sửa chữa và điều chỉnh cho pháo bắn, nên đôi khi chúng tôi được gọi là "trung đội trinh sát và hiệu chỉnh".  Nhưng thực tế chúng tôi không tham gia trinh sát và không bao giờ tới gần khu giới tuyến. Chúng tôi tìm những vị trí quán sát tốt, ngụy trang cẩn thận và sử dụng thiết bị thông tin hướng dẫn, hiệu chỉnh cho pháo bắn. Đó là những gì người ta dạy chúng tôi ở trường Pháo binh. Thực thà mà nói, việc tính toán cũng tương đối phức tạp, bao gồm nhiều công thức toán học và lượng giác.

Thậm chí trước chiến tranh tôi đã tham gia đóng giữ miền TâyUkraine[Cuộc xâm chiếm miền Đông Ba Lan]. Một lần tôi được chính trị viên (politruk) [sĩ quan chính trị trong Hồng quân, tương đương thượng uý] gọi đến để cùng lao động với người dân địa phương. Hình như đã có mệnh lệnh yêu cầu phải quan tâm đến việc tái định cư cho một bộ phận đặc biệt dân chúng ra khỏi khu vực này. Chính trị viên, tôi và nhiều binh lính có lập trường kiên định được cử đến để thiết lập kiểm soát tại địa phương. Chính trị viên của chúng tôi là một người rất khó chịu, học vấn thấp và rất trơ tráo. Tôi không ưa lắm những người cộng sản và luôn giữ một khoảng cách đối với họ. Nhưng bởi được đánh giá tốt nên tôi đã bị động viên ngoài ý muốn. Tôi nhớ lại một lần nhận được thư của anh trai tôi. Không giống tôi, anh ấy là một đoàn viên Komsomol tích cực và là thành viên uỷ ban Komsomol thành phốBaku. Trong thư anh ấy rất sôi nổi và nhiệt thành khuyên bảo, hướng dẫn tôi về sự trong sạch và tinh thần yêu nước. Khi tôi đang ngồi đọc thư thì bất ngờ chính trị viên, đứng sau và đã đọc được vài đoạn, giật lấy lá thư khỏi tay tôi. Tập hợp đơn vị lại, anh ta đọc to lá thư cho tất cả cùng nghe. Đương nhiên là tôi không hề thích chuyện này bởi đó là một lá thư riêng.

Về sau tôi có dịp phải xung đột với “cách thức” làm việc của anh ta và (do đó) tôi lại còn không ưa bọn họ hơn trước. Tôi nhớ có lần trong một ngôi nhà đang lúc người ta trục xuất một người nông dân Ba Lan khá giả. Do không biết chuyện gì đang xảy ra bên trong, tôi bước tới căn nhà và ngay lập tức thấy chính trị viên, tay vung khẩu súng lục ổ quay Nagant Model-1895, đang chửi rủa và dí nó vào mặt người nông dân, đòi phải nộp vàng và tiền. Tôi lập tức dừng lại, quay đi và rời khỏi nơi đó, quên luôn cả việc chuyển bản báo cáo, lí do mà tôi phải đến đấy.

Tôi cũng nhớ có lần chúng tôi đi hộ tống một nhóm dân chúng phải chuyển đi (để tái định cư). Họ chở theo những tài sản đơn giản trên xe ngựa, đột nhiên một trong những phụ nữ Ba Lan cất tiếng hát. Bài hát bằng tiếng Ba Lan và rất hay, nghe tựa như Anna German [Anna German là một trong những ca sĩ Xôviết nổi tiếng nhất thời bấy giờ]. Tôi không biết cô ấy đang hát điều gì, nhưng dường như nó như được cất lên từ đáy lòng, và tôi trông thấy mắt nhiều người Ba Lan rơi lệ.

Tôi phải nếm mùi của thực tế chiến tranh ngay từ những ngày đầu, với tư cách là một quân nhân thường trực ở miền TâyUkraine. Trung đoàn lựu pháo số 330 của chúng tôi bố trí ởZhitomirvà đang trong dịp đóng trại mùa hè. Vào đêm 22 tháng Sáu người ta đặt chúng tôi trong tình trạng báo động và nhanh chóng di tản chúng tôi ra khỏi doanh trại khi nó bị oanh tạc. Trinh sát Đức đã làm việc rất tốt, dường như họ có đầy đủ thông tin về vị trí của chúng tôi. Nhưng chúng tôi đã may mắn thu xếp di tản khẩn trương nên hầu như không bị thiệt hại. Chúng tôi được trang bị những khẩu lựu pháo 203mm trên giá đỡ tự hành, được kéo bởi một máy kéo rất khoẻ.

Chiến tranh bắt đầu với chúng tôi như thế đó.

Hạ sĩ nhất A.A.Goncharov, 1943

Trận

đá

nh

đ

ầu ti

ê

n của ch

ú

ô

i diễn ra t

ươ

đ

ối sớm ngay khi chiến tranh vừa bắt

đ

ầu

.

Ch

ú

ô

đ

ến một

đ

ịa

đ

iểm

đã đư

ợc cấp tr

ê

n lựa chọn

,

khẩn tr

ươ

ng bố tr

í

ph

á

,

sau

đó

ph

á

t hiện một

đơ

n vị xe t

ă

ng v

à

bộ binh

Đ

ức

đ

ang h

à

nh qu

â

.

Ch

ú

ô

i bắn tập trung v

à

đó

v

à

l

à

ê

u tan cả một ng

à

y của qu

â

Đ

ức

.

Lựu ph

á

203

mm l

à

một v

ũ

kh

í đ

ầy uy lực

! Đ

ạn ph

á

o của ch

ú

ô

i bắn tung những th

á

p ph

á

o xe t

ă

,

ta thấy r

õ á

nh mắt

đá

m bộ binh

Đ

ức thấp tho

á

ng c

ù

ng những tiếng nổ

,

x

á

c ch

ú

ng v

ă

ng xa h

à

é

t trong kh

ô

ng trung

.

Nh

ì

n chung

,

trận

đá

nh

đ

ầu ti

ê

n phần thắng nghi

ê

ng về ch

ú

ô

.

N

ó

chứng tỏ sự huấn luyện v

à

chuẩn bị tốt của

đơ

n vị

.

Tuy nhi

ê

,

qu

â

Đ

ức tiến c

ô

ng rất hiệu quả nhờ những

đơ

n vị c

ơ

giới

,

chọc thủng những khu vực lớn

.

Tiếp tế

đ

ạn d

ư

ợc v

à

nhi

ê

n liệu cho xe k

é

o của ch

ú

ô

i bị cắt

đ

ứt

,

v

à

sau khi dự trữ trong tay

đã

cạn kiệt

,

ch

ú

ô

i phải nhanh ch

ó

ng bỏ lại ph

á

o v

à

xe cộ

,

sau khi

đã

ph

á

huỷ ch

ú

.

Kh

ô

ng qu

â

Đ

ức kh

ô

ng hề bị ng

ă

n trở trong giai

đ

oạn

đ

ầu của chiến tranh

.

Những cuộc kh

ô

ng k

í

ch của

Đ

ức ph

á

huỷ những s

â

n bay m

à

ch

ú

ng ta bố tr

í

tập trung gần bi

ê

n giới

,

do

đó

ch

ú

ô

i kh

ô

ng hề

đư

ợc kh

ô

ng qu

â

n yểm trợ

.

M

á

y bay n

é

m bom của ta c

ó

lẽ

đư

ợc bố tr

í

â

u h

ơ

n trong hậu ph

ươ

,

v

ì

trong thời k

ì đ

ầu

,

ô

i th

ư

ờng xuy

ê

n thấy m

á

y bay n

é

m bom của ta bay kh

ô

ng c

ó

ê

m k

í

ch hộ tống

. Đ

iều

đó

khiến ch

ú

ng trở th

à

nh những mục ti

ê

u ngon l

à

nh cho qu

â

Đ

ức

.

Những chiếc

"

Ishachki

" [

biệt danh của ti

ê

m k

í

ch I

-16]

của ta

,

theo t

ô

,

v

ô

dụng tr

ư

ớc kh

ô

ng qu

â

Đ

ức v

à

ch

á

y b

ù

ng nh

ư

gỗ d

á

.

Th

ư

ờng l

à

ch

ú

ô

i nghe thấy tiếng

đ

ộng c

ơ

v

à

á

y bay n

é

m bom của ta bay qua

đ

ầu trong

đ

ội h

ì

nh chiến

đ

ấu nh

ư đ

ang diễu binh

,

l

ê

n tới khoảng

50

chiếc

,

kh

ô

ng hề c

ó

ê

m k

í

ch yểm trợ

.

Th

ư

ờng chỉ c

ó 5

tới

7

chiếc quay về

.

Thật

đá

ng th

ươ

ng v

à đ

au x

ó

t cho phi c

ô

ng của ch

ú

ng ta

.

Nh

ư

ng thời kỳ

đ

ầu chiến tranh l

à

nh

ư

thế

đó.

Ch

ú

ô

ú

t lui v

à

qu

â

đ

ịch li

ê

n tục n

é

.

Ban

đ

ầu

,

khi bị kh

ô

ng k

í

ch

,

rất nhiều binh l

í

nh nấp v

à

o d

ư

ới những chiếc xe

.

Nh

ư

ng về sau

,

khi

đã

chứng kiến những ph

ươ

ng tiện v

à

tất cả những ai nấp d

ư

ới

đó

bị ti

ê

u diệt sau những c

ú

oanh tạc ch

í

nh x

á

c nh

ư

thế n

à

,

họ

đã

biết c

á

ch chạy xa khỏi ch

ú

.

Mọi khe

,

hố tr

ê

n mặt

đ

ất l

à

những n

ơ

ú

ẩn rất tốt

. Đô

i khi c

ó đ

ến

5-7

binh s

ĩ

nấp chung trong một

đ

oạn h

à

.

Những ai kh

ô

ng kịp t

ì

m chỗ tr

ú

hoặc

đ

ến chậm v

à

phải nằm tr

ê

n c

ù

ng l

à

những ng

ư

ời chịu th

ươ

ng vong nhiều nhất

.

C

ó

lần trong một cuộc kh

ô

ng k

í

ch t

ô

i bị mất

đ

ịnh h

ư

ớng

,

nh

ư

ng rồi ph

á

t hiện ra một c

á

i hố v

à

nhảy v

à

đó.

B

ê

đã

c

ó 2

hay

3

ư

ời

đ

ang nấp

.

T

ô

ã

xuống

đ

ầu họ v

à

quay ng

ư

ời lại n

ê

n h

ư

ớng mặt l

ê

ê

.

Sau c

ù

ng ai

đó

c

ũ

đã

nhảy l

ê

ư

ời t

ô

,

mặt

ú

p xuống

.

Chiếc m

á

y bay n

é

m bom bổ nh

à

o l

ư

ớt qua chậm

đ

ến mức t

ô

i c

ó

thể thấy r

õ á

nh mắt của t

ê

n phi c

ô

Đ

ức

đ

ang ngồi trong buồng l

á

!

Ho

à

à

n c

ó

thể

đ

á

đư

ợc chỗ m

à

quả bom r

ơ

i xuống

:

nếu anh thấy

đ

u

ô

i của tr

á

, đ

iều

đó

c

ó

ngh

ĩ

a l

à

ó

sẽ kh

ô

ơ

ú

ng anh

nếu anh thấy m

ũ

i của quả bom

,

rồi sau

đó

l

à đ

u

ô

,

c

ũ

ng c

ó

ngh

ĩ

a l

à

ó

kh

ô

ơ

ú

ng anh

.

Trong tr

ư

ờng hợp quả bom l

à

một chấm tr

ò

n lớn dần

-

một c

ú

trời gi

á

!

T

ô

đã

kh

ô

ng c

ó đ

ủ thời gian phản ứng tr

ư

ớc khi c

ó

một tiếng nổ inh tai v

à

mặt

đ

ất rung chuyển

.

Sau

đó

mọi thứ trở n

ê

n im ắng v

à

chỉ c

ò

n tiếng vo vo trong tai

.

Ng

ư

ời l

í

nh nằm tr

ê

ô

i bị th

ươ

.

Khi cuộc kh

ô

ng k

í

ch chấm dứt

,

mọi ng

ư

ời bắt

đ

ầu ra khỏi n

ơ

i ẩn nấp

.

Nh

ư

ư

ời l

í

nh

đó,

ô

i c

ó

thể hiểu qua những từ ngữ v

à

cử chỉ của anh ta

, đ

ang

đ

ề nghị

đư

ợc b

ă

ó.

Anh ta cởi chiếc

á

đư

a cho t

ô

.

Anh ta quay l

ư

ng lại nh

ư

ô

i kh

ô

ng biết l

à

m sao

đ

ể b

ă

ó.

X

ươ

ng vai của anh bị vỡ

,

v

à

ô

i c

ó

thể thấy l

á

phổi giật giật

.

T

ô

ó

i với anh ta

,

nh

ư

ng kh

ô

ng thể nghe nổi giọng n

ó

i của ch

í

nh m

ì

nh

,

rằng anh cần một y s

ĩ

v

à

ô

i bắt

đ

ầu t

ì

m kiếm họ

.

Ng

ư

ời l

í

nh vẫn b

ì

nh t

ĩ

nh v

à

ó

i kh

ô

ng c

ó

ì đá

ng sợ

.

L

à

m sao anh ta lại kh

ô

ng cảm thấy

đ

au

đ

ớn

?

C

ó

lẽ anh ta vẫn

đ

ang bị sốc

.

Mấy ph

ú

t sau khi b

á

c s

ĩ đ

ến anh ta

đã

á

đ

i v

à

bất tỉnh

.

Tất nhi

ê

,

anh ấy

đã

bị một vết th

ươ

ng khủng khiếp

.

T

ô

i chỉ bị giập nhẹ v

à

khỏi sau

đó

một hay hai tuần

.

Th

ô

ng th

ư

ờng

,

ch

ú

ô

i thiệt hại nhiều v

ì

kh

ô

ng qu

â

đ

ịch

. Đô

i khi m

á

y bay

Đ

ức n

é

m xuống c

ù

ng với những tr

á

i bom l

à

những th

ù

ng rỗng

đư

ợc chọc thủng

. Â

m thanh do ch

ú

ng ph

á

t ra khủng khiếp

đ

ến mức mạch m

á

u của ch

ú

ô

i nh

ư đô

ng cứng lại

.

Thật l

à

một thứ v

ũ

kh

í

â

m l

ý đ

ầy uy lực

!

Những

đơ

n vị qu

â

Đ

ức li

ê

n tục ph

á

vỡ trận tuyến qu

â

n ta ở nhiều qu

â

n khu

. Đ

iều

đó

â

y cho t

ô

i cảm gi

á

c về sự lẫn lộn

,

kh

ô

ng c

ó

tin tức g

ì

chuẩn x

á

c

.

L

ú

c

đó

qu

â

Đ

ức tiến nhanh h

ơ

n c

á

c

đơ

n vị qu

â

n ta

đ

ang phải r

ú

t lui

,

v

à

dễ d

à

ng chọc thủng tuyến ph

ò

ng ngự

.

Nh

ư

ng kh

ó

c

ó

thể hiểu một c

á

ch

đơ

n giản cảm gi

á

c của t

ô

.

T

ô

i kh

ô

ng c

ó

c

á

ch n

à

đ

ể x

á

c thực

.

Một lần ng

ư

ời ta bố tr

í

ô

i ở ng

ã

ba

đ

ể hỗ trợ việc

đ

iều h

à

nh

đ

ội h

ì

nh giao th

ô

ng tại

đó.

Họ n

ó

i khi tất cả

đã

qua hết

,

một chiếc xe sẽ quay lại

đó

ô

.

Nửa ng

à

y tr

ô

i qua nhanh ch

ó

ng v

à

những g

ì đ

i qua chỗ t

ô

i kh

ô

ng phải l

à

những

đ

ội h

ì

nh nghi

ê

m chỉnh m

à

l

à

những to

á

n binh l

í

nh

đô

đú

c

.

Sau c

ù

ng con

đư

ờng trở n

ê

n vắng vẻ

,

v

à

v

à

ư

ời l

í

nh trinh s

á

đ

ến

.

Họ bảo t

ô

ú

đ

i v

ì

ngay sau l

ư

ng họ l

à

qu

â

Đ

ức

.

Họ l

à

những ng

ư

ời cuối c

ù

,

kh

ô

ng c

ò

n ai r

ú

t qua

đâ

y

.

T

ô

i trả lời rằng t

ô

i vẫn nhớ l

à

sẽ c

ó

một chiếc xe quay lại

đó

ô

.

Họ mau ch

ó

ng biến khỏi tầm mắt nh

ư

ng vẫn kh

ô

ng c

ó

chiếc xe n

à

o chạy tới

đó

.

Mặt trời

đ

ang lặn

.

Kh

ô

ng xa

đó

l

à

một ng

ô

i l

à

.

T

ô

i quyết

đ

ịnh

đ

ến

đó

xem x

é

.

C

ó

thể c

ó

một bộ phận của sở chỉ huy c

ò

đó.

T

ô

i hy vọng sẽ hỏi họ xem t

ô

i c

ó

thể r

ú

đ

i ch

ư

a

.

Hoặc t

ô

i c

ó

thể nh

ì

n thấy ng

ư

ời của ta ở

đó

v

à

sẽ quay về vị tr

í.

Khi anh biết m

ì

nh kh

ô

ng c

ô đ

ộc

,

anh sẽ thấy b

ì

nh t

ĩ

nh h

ơ

Tôi nghĩ rằng tôi đã chạy tới ngôi làng. Khi

đ

i qua một khu v

ư

ờn

,

ô

i nh

ì

n về ph

í

a tr

ư

ớc v

à

thấy c

á

ch

đó 100

,

một t

ê

n l

í

nh

Đ

ức

,

tay

á

o xắn l

ê

,

l

ă

m l

ă

m khẩu tiểu li

ê

đ

ang tiến lại

.

Hắn vừa

đ

i vừa nh

ì

n quanh

.

T

ô

i vội nằm xuống

, đư

a

đư

ờng ngắm v

à

o hắn

.

Chờ gi

â

y l

á

t khi hắn dừng lại

,

ô

i nhẹ nh

à

ó

p c

ò.

Hắn

đ

ổ gục xuống

,

tay vung l

ê

.

T

ô

i chạy v

ò

ng v

è

o nh

ư

một con ong khỏi ng

ô

i l

à

,

ph

ó

ng bừa qua những

đá

m c

â

y cối v

à

bụi rậm

!

Chạy khoảng

800

,

ô

i quay lại ng

ã

ba m

à

ô

đã đ

ứng cả ng

à

y h

ô

đó.

T

ô

i thấy c

á

ch

đó

một qu

ã

ng l

à

chiếc xe

đã đ

ến

đó

ô

i trong khi t

ô

i tới ng

ô

i l

à

.

Kh

ô

ì

m thấy t

ô

,

chiếc xe

đ

ang quay lại

.

T

ô

đ

uổi theo n

ó.

T

ô

i kh

ô

ng d

á

m nổ s

ú

, đ

iều

đó

sẽ l

à

m bọn

Đ

ức

đ

ang ở quanh

đâ

y ch

ú ý.

May mắn cho t

ô

,

một ng

ư

ời ngồi cuối xe

đã

nh

ì

n thấy

.

Họ dừng lại v

à đó

ô

.

C

ò

n những g

ì

à

ô

i nhớ trong những th

á

đ

ầu ti

ê

n của chiến tranh

?

Rất nhiều x

á

c chết của bộ

đ

ội v

à

d

â

n ch

ú

ng nằm dọc những con

đư

ờng r

ú

t lui

...

Những c

á

nh

đ

ồng l

ú

a bốc ch

á

y

...

Kh

ó

đ

en ho

à

à

n che k

í

n bầu trời

,

mặt trời chỉ c

ò

n thấy

đư

ợc lấp l

ó.

Ng

ư

ời ta vẫn th

ư

ờng chiếu cảnh t

ươ

ng tự những phim chiến tranh v

à

c

ó

ư

ời bảo rằng

đó

kh

ô

đú

ng sự thực

.

Nh

ư

ô

i xin khẳng

đ

ịnh rằng

đó

ch

í

nh l

à

những g

ì đã

xảy ra

!

T

ô

i nhớ chuyện tr

ê

n một c

â

y cầu nhỏ

,

trong một chiếc xe bị ph

á

huỷ

,

một ng

ư

ời l

í

nh gần nh

ư

bị cắt l

à

đô

i v

à

nửa th

â

n c

ò

n sống của anh ta treo tr

ê

n th

à

nh cầu nhờ bộ ruột

.

T

ô

i nhớ một ng

ư

ời l

í

nh bi

ê

n ph

ò

ng nằm sấp tr

ê

n v

ũ

á

u tu

ô

n ra từ con ngựa chết gần

đó.

Qua những bọt kh

í

ê

n v

ũ

á

u t

ô

i c

ó

thể n

ó

i rằng anh ta c

ò

n sống

.

T

ô

i lật ng

ư

ời anh lại

đ

ể anh c

ó

thể thở dễ h

ơ

.

Sau

đó

á

c s

ĩ

c

ó đ

ến gi

ú

p anh ta kh

ô

?

Kh

ô

ng ai biết

.

Thị trấn Galats, 1945.

Một lần t

ô

i v

à

ư

ời

đ

ồng

đ

ội su

ý

t bị giết bởi một chiếc xe t

ă

ng nhẹ của

Đ

ức

.

Ch

ú

ô

đư

ợc cử

đ

i trinh s

á

t khu vực

đó

ng qu

â

n của

Đ

ức

.

Ch

ú

ô

i chạy trốn chiếc xe t

ă

.

V

ì

l

ý

do n

à

đó

ó đã

kh

ô

ng nổ s

ú

,

c

ó

thể v

ì

bị che mắt hoặc do n

ó

muốn d

ù

ng x

í

ch nghiền n

á

t ch

ú

ô

.

Ch

ú

ô

i chạy tr

ê

n c

á

nh

đ

ồng một l

ú

c l

â

u rồi lọt v

à

o một c

á

nh

đ

ồng hoa bia

.

Những chiếc cọc

đ

ỡ gi

à

ô

ng rất giống cọc d

â

y

đ

iện thoại

.

Sợi d

â

y treo tr

ê

đó

kh

á

to so với d

â

y leo

.

Ch

ú

ô

đã

may mắn v

ư

ợt qua c

á

nh

đ

ồng

,

v

à

trong khi chiếc xe t

ă

ng bị v

ư

ớng v

à

o những gi

à

đ

ỡ th

ì

ch

ú

ô

i tiếp tục chạy xa

. Đ

ến giờ t

ô

i vẫn ngạc nhi

ê

n tại sao khi ấy ch

â

ô

đã

kh

ô

ng bị vấp v

ư

ớng

.

Nếu

đ

iều

đó

xảy ra

,

ch

ú

ng hẳn

đã

l

à

à

n liệm cho ch

ú

ô

i rồi

!

Bất kỳ ai từng tr

ô

ng thấy c

á

c gi

à

n hoa bia hẳn

đ

ều hiểu

đ

iều t

ô

đ

ang n

ó

.

T

ô

i c

ũ

ng nhớ rằng những xe bọc th

é

p của ta l

à

những mục ti

ê

u ngon l

à

nh cho qu

â

Đ

ức v

à

ù

ng ch

á

y tựa nh

ư

những que di

ê

.

Ch

ú

ng bị bắn thủng dễ d

à

ng bởi s

ú

á

y cỡ lớn của

Đ

ức

.

C

ó

ba lần t

ô

đã

tho

á

t khỏi bị bao v

â

y

.

Trong hai lần mọi chuyện

đ

ều ổn

,

v

à

trong lần thứ ba

đ

ịch bao v

â

y ch

ú

ô

i ở khu vực Kiev

-

trong khi chạy trốn t

ô

đã

bị th

ươ

ng ở ch

â

n v

ì

một mảnh cối

.

T

ô

i bị th

ươ

ng v

à

o ch

â

á

.

Mảnh cối cắt

đ

ứt b

à

n ch

â

n ngay chỗ d

ư

ới c

á

c ng

ó

n ch

â

,

l

à

ã

y tất cả c

á

c x

ươ

ng ngoại trừ ng

ó

n c

á

. Đó

l

à

th

á

10

v

à

ch

ú

ô

đã

h

à

nh qu

â

n bộ về ph

ò

ng tuyến của ta suốt

1

th

á

. Đ

ồng

đ

ội của t

ô

-

những ng

ư

ời l

í

nh trinh s

á

t cắt rời chiếc ủng

,

l

ú

c

đó đã

nhanh ch

ó

đ

ầy m

á

u

,

ă

ó

vết th

ươ

ng v

à

k

é

ô

ê

n chiếc

á

o cho

à

đ

ến một gian nh

à

kho

.

Họ t

ì

m ra một b

á

c s

ĩ,

anh ta kh

â

u vết th

ươ

ng v

à

nẹp lại x

ươ

.

Anh ta c

ũ

ng thay b

ă

ng v

à

cho t

ô

í

t thức

ă

,

ư

ớc uống

.

Một th

ươ

ng binh kh

á

c c

ó

thể

đ

đư

ợc ở lại c

ù

ô

Ngay khi qu

â

Đ

ức tiến v

à

o l

à

,

ch

ú

đ

ặt loa ph

ó

ng thanh tr

ê

n xe

,

th

ô

á

o rằng những binh s

ĩ

Nga ẩn nấp ở

đâ

y kh

ô

ng cần sợ h

ã

.

Ch

ú

ng hứa hẹn sẽ

đ

ảm bảo mạng sống cho họ

.

Ng

ư

ời th

ươ

ng binh ở lại c

ù

ô

i quyết

đ

ịnh

đ

ầu h

à

.

Anh ta khuy

ê

ô

i c

ũ

ng l

à

m vậy nh

ư

ô

i từ chối

.

T

ô

i bảo anh ta gi

ú

ô

i trốn v

à

o một

đ

ống r

ơ

đ

ể qu

â

Đ

ức kh

ô

ì

m thấy

.

Anh ta gi

ú

ô

i rồi

đ

.

T

ô

i kh

ô

ng bao giờ gặp lại anh ta

.

Qu

â

Đ

ức liếc nh

ì

n v

à

ê

n trong nh

à

kho

,

bắn một loạt v

à

o nh

ư

ng kh

ô

ng c

ó

chuyện g

ì. 

Sau

đó

ch

ú

ng tập trung t

ù

binh v

à

chuyển

đ

.

T

ô

i nghỉ một l

á

t cho lại sức rồi bắt

đ

ầu

đ

i về h

ư

ớng

đô

ng nam

,

tới Dnepropetrovsk

,

tạm thời bằng một c

á

i nạng

.

May mắn

,

th

à

nh phố

đó

kh

ô

ng xa v

à đó

l

à

qu

ê

h

ươ

ng của t

ô

.

T

ô

đã

sinh ra ở l

à

ng Troitskoe

,

v

ù

ng Dnepropetrovsk

,

tỉnh Petropavlovsk

.

T

ô

i c

ó

rất nhiều họ h

à

ng ở

đâ

y

,

mặc d

ù

sau cuộc Nội chiến gia

đì

nh t

ô

đã

buộc phải rời

đ

ến Baku

đ

ể khỏi bị trục xuất v

à

á

nh nạn

đó

.

Họ

đã

tịch thu t

à

i sản của

ô

ng ngoại t

ô

. Ô

ng c

ó

một n

ô

ng trại xo

à

ng xo

à

ng v

à đã

rất hổ thẹn khi bị tịch thu t

à

i sản bởi ch

í

nh những kẻ n

á

ư

ợu trong l

à

ì

nh

.

Hiện giờ

ô

ng chỉ c

ò

n l

à

một ng

ư

ời nghiện r

ư

ợu b

é

t nh

è,

nh

ư

ng v

à

o thời

đó ô

ng từng l

à “

một nh

â

n vật c

ó

vai vế

”!

Khung cảnh m

à

ô

đ

ang

đ

i qua rất quen thuộc

,

ô

i hỏi th

ă

ư

ời ta về những họ h

à

ng của m

ì

nh

.

N

ó

i chung họ

đã

ú

ô

đ

ến n

ơ

,

mặc d

ù

ban

đ

ầu

ô

ô

i thậm ch

í đã

kh

ô

ng nhận ra t

ô

!

Rất kh

ó

kh

ă

đ

ô

ng nhận ra ng

ư

ời ch

á

u trai trong v

ó

c d

á

ư

ởng th

à

nh v

à

á

ó

c rối bời

.

Sau

đó

th

â

n phận của t

ô

i trở n

ê

n th

ú

vị v

ì

kh

ô

ng ai giao t

ô

i cho qu

â

Đ

ức

,

kể cả cảnh s

á

đ

ịa ph

ươ

,

thậm ch

í

họ

đ

ối xử tốt với t

ô

!

Kh

ô

ng c

ó

qu

â

Đ

ức

đó

ng trong l

à

,

mặc d

ù

thỉnh thoảng ch

ú

ng h

à

nh qu

â

n qua

.

Mỗi khi

đó

ô

i cố gắng

đ

ể kh

ô

ng phải nh

ì

n ch

ú

.

Ch

â

ô

đã

dần

đ

ỡ h

ơ

.

Th

á

10-1943,

sau khi v

ù

à

y

đư

ợc giải ph

ó

,

một lần nữa t

ô

i gia nhập qu

â

đ

ội

.

Uỷ ban qu

â

n sự sau khi xem x

é

t vết th

ươ

ng của t

ô

đã

loại t

ô

i khỏi qu

â

n ch

í

nh quy

,

gửi t

ô

i tới một kho

á

học l

á

i xe v

à

sau

đó

l

à

m trung

đ

ội ph

ó

trung

đ

ội huấn luyện của trung

đ

à

n xe tải số

12.

Nhiệm vụ của t

ô

i kh

ô

ng chỉ l

à

huấn luyện m

à

c

ò

n cả chở h

à

ng ra mặt trận

.

ch

ú

ô

đư

ợc coi l

à

một

đơ

n vị phụ trợ

,

mặc d

ù

với những th

ù

đ

ạn d

ư

ợc v

à

thuốc nổ th

ì

c

ũ

ng kh

ô

ng gặp nguy hiểm

í

t h

ơ

n nếu ng

ư

ời ta xem x

é

t những lần ch

ú

ô

i phải chở ch

ú

ng tới s

á

t mặt trận d

ư

ới hoả lực ph

á

o binh v

à

kh

ô

ng qu

â

Đ

ức

.

Phi c

ô

Đ

ức rất cẩn thận

.

Khi ch

ú

ng ph

á

t hiện ra

đ

iều g

ì

khả nghi

,

ch

ú

ng l

ư

ợn v

ò

ê

ê

n v

à

xem x

é

t mục ti

ê

u

.

ch

ú

ng c

ó

thể bay qua

đ

ầu ch

ú

ô

,

biến mất v

à

o khoảng kh

ô

ng rồi sau

đó

trở lại

.

T

ô

i c

ó

thị gi

á

c rất tốt

,

c

ó

thể thấy ch

ú

ng từ xe n

ê

n trung

đ

à

ư

ởng th

ư

ờng xuy

ê

n mang t

ô

đ

i c

ù

.

Nếu t

ì

nh h

ì

nh kh

ô

ng ổn

,

ch

ú

ô

i sẽ nhanh ch

ó

ng dừng xe v

à

bố tr

í

sao cho tr

ô

ng ch

ú

ng nh

ư

l

à đã

bị bỏ lại

.

Ch

ú

ô

i vứt v

à

i thứ xung quanh

đó

rồi ẩn m

ì

nh ở chỗ n

à

o c

ó

thể

...

D

ù

thế n

à

,

á

y bay

Đ

ức c

ũ

ng sẽ l

ư

ợn v

à

i v

ò

ng rồi trở lại

, đô

i khi ch

ú

ng d

ù

ng ph

á

o hoặc s

ú

á

y bắn một loạt

.

Theo c

á

ch

đó,

khi chở h

à

ng cho

đơ

n vị tiền ti

ê

u của ph

ươ

ng diện qu

â

n Ukraina số

2,

ô

đã

tham gia chiến dịch Kishenev v

à

sau

đó

l

à

chiến dịch Budapest

. Đ

ặc biệt kh

ó

kh

ă

n l

à

chiến dịch

đá

nh chiếm Budapest

.

đâ

y phải vận chuyển

đ

ạn d

ư

ợc thẳng tới c

á

c

đơ

n vị tiền tuyến

,

d

ư

ới l

à

n hoả lực dữ dội

.

Ng

ư

ời ta kh

ô

ng tặng hu

â

n ch

ươ

ng cho ch

ú

ô

i v

ì

ch

ú

ô

i chỉ l

à

một

đơ

n vị phụ trợ

.

Nh

ư

ng Ch

ú

a ph

ù

hộ ch

ú

ô

,

v

à

ch

ú

ô

đã đư

ợc nhận tấm hu

â

n ch

ươ

ng qu

ý

á

nhất

-

mạng sống của m

ì

nh

!

Ở Romania

,

v

ì

phải

đ

i li

ê

n tục n

ê

ô

đã

tới nhiều th

à

nh phố v

à

thị trấn

.

Thật ngạc nhi

ê

n l

à

ô

đã

nhanh ch

ó

ng nắm bắt

đư

ợc tiếng Romania

,

v

à

sau

3

hoặc

4

tuần t

ô

đã

c

ó

thể n

ó

i chuyện

đư

ợc với ng

ư

ời Romania

.

T

ô

ó

i tốt

đ

ến mức khi

đó

ư

ời Romania coi t

ô

i l

à

một th

à

nh vi

ê

n trong bọn họ

.

Thỉnh thoảng t

ô

i c

ò

n x

â

y dựng quan hệ

th

ươ

ng mại

với

đá

m d

â

đ

ịa ph

ươ

.

Nếu t

ô

i phải

đ

i xe kh

ô

ng tới chỗ n

à

đó,

c

ó

thể chở gi

ú

í

t h

à

ng v

à

những ng

ư

ời Romania trả

ơ

n bằng những th

ù

ư

ợu

đ

ầy

.

Thỉnh thoảng ch

ú

ô

i tiến h

à

nh t

ì

m thứ g

ì đó

trong những

đ

ống

đ

ồ của qu

â

Đ

ức

.

T

ô

i nhớ l

à đã

rất th

í

ch những chiếc

á

o cho

à

ng ngụy trang của qu

â

Đ

ức

.

B

ê

n trong trắng v

à

ê

à

i rằn ri

.

Ng

ư

ời mặc n

ó

sẽ kh

ó

bị ph

á

t hiện ngo

à

i tuyết hoặc trong t

ì

nh huống ng

ư

ợc lại

.

Ng

ư

ời

Đ

ức rất giỏi trong l

ĩ

nh vực xe cộ v

à

trang bị

!

Về kh

í

a cạnh con ng

ư

ời

,

d

â

n Romania kh

á

hiếu kh

á

ch mặc d

ù

binh l

í

nh của họ chiến

đ

ấu chống lại ch

ú

ng ta

.

C

ò

n hạnh kiểm của qu

â

n ta

,

những ng

ư

ời

đ

i giải ph

ó

ng họ thế n

à

?

C

ũ

ng tùy chỗ n

à

y chỗ kh

á

c

.

N

ó

i chung

,

kỉ luật

đư

ợc giữ tốt

.

SMERSH

đã

kh

ô

ng ngủ gật

.

Kỉ luật xuống

đ

ột ngột khi họ bắt

đ

ầu gửi cả những tội phạm ra mặt trận

.

Nhiều h

à

nh

đ

ộng trộm cắp từ cả những qu

â

n nh

â

n v

à

d

â

đ

ịa ph

ươ

ng lập tức gia t

ă

ng v

à

từ nh

ó

à

y

,

hiện t

ư

ợng dedovshina

[

cảnh binh s

ĩ

à

y ức hiếp

,

bắt nạt những binh s

ĩ

kh

á

c

,

dựa theo th

â

ê

n phục vụ

] đã

mau ch

ó

ng ph

á

t triển

.

Nhiều kẻ tội phạm nh

ư

vậy

,

những ng

ư

ời

đư

ợc ph

é

p chuộc tội tr

ư

ớc tổ quốc bằng m

á

u m

ì

nh

, đư

ợc bố tr

í

v

à

o trung

đ

ội t

ô

.

Nh

ư

ng họ kh

ô

ng chịu thừa nhận tội lỗi v

à

trong th

â

â

m họ kh

ô

ng chịu thay

đ

ổi

.

Sau nhiều v

í

dụ về trộm cắp v

à

bạo lực

,

gồm cả những tr

ư

ờng hợp tồi tệ

,

ch

ú

ô

i phải

"

á

á

o dục

"

họ bằng c

á

ch m

à

họ hiểu r

õ

nhất

.

Sau khi

đư

ợc

"

á

á

o dục

",

ô

i kh

ô

ng c

ò

n nghe thấy tr

ư

ờng hợp phạm tội n

à

o nữa trong trung

đ

ội

.

Ch

ú

ô

i kh

ô

ng hay va chạm với những

đơ

n vị kh

á

c

.

Chỉ trong một lần kiểm tra t

ô

đư

ợc th

ô

á

o l

à

một ng

ư

ời l

í

nh của t

ô

đã

bị nện nhừ tử

.

Sau khi hỏi t

ô

i biết rằng anh ta

đ

ứng về ph

í

a mấy ng

ư

ời Romania bị quấy rầy bởi những thủy thủ của Hải

đ

à

n Danube ch

ú

ng ta

. Đươ

ng nhi

ê

,

những thủy thủ

đó

say r

ư

ợu

.

Tập trung một nh

ó

m bạn b

è, đ

ồng

đ

ội c

ù

ng với ng

ư

ời l

í

nh bị h

à

nh hung

,

ch

ú

ô

đ

ì

đá

m thủy thủ

.

Ch

ú

ô

i thấy họ trong một nh

à

h

à

.

Ch

ú

ô

đã

ó

i chuyện một c

á

ch n

ó

ng nảy

.

D

ĩ

nhi

ê

,

họ c

ó

cả một vốn từ vựng của thủy thủ

đ

đá

p lại

.

Bất ngờ một trong bọn họ r

ú

t ra một khẩu s

ú

ng lục

.

Một

đ

ồng

đ

ội của t

ô

i cố gắng t

ư

ớc v

ũ

kh

í

của tay thủy thủ

đó,

c

ò

ô

i v

à

một

đ

ồng

đ

ội kh

á

c lao tới gi

ú

p anh ấy

.

Bạn t

ô

i bị bắn v

à

o tay c

ò

n tay thủy thủ bị th

ươ

ng v

à

o ch

â

.

C

á

nh thủy thủ trở n

ê

n tỉnh t

á

o h

ơ

n ngay lập tức

,

họ

đư

a ng

ư

ời bị th

ươ

ng biến mất về chỗ của m

ì

nh với sự

đ

e doạ

.

Sau

đó

ch

ú

ô

đư

ợc biết họ

đã đ

em sự

đ

e doạ tới những ng

ư

ời Romania ở vụ xung

đ

ột

đ

ầu ti

ê

.

Họ bắn v

à

o cửa sổ trong

đê

.

May thay

,

cửa sổ rất chắc n

ê

n kh

ô

ng ai trong nh

à

bị th

ươ

.

Cả gia

đì

nh chạy xuống v

à

thấy trần nh

à

bị

đ

ạn bắn thủng

.

Gia

đì

nh ng

ư

ời Romania

đã

rời khỏi v

ù

đ

ể tr

á

nh những phiền phức kh

á

c

.

Chuyện nh

ư

thế

đó.

T

ô

i c

ò

n nhớ c

ó

lần l

á

i xe quanh Budapest v

à

thấy những mảnh x

á

c của một m

á

y bay

Đ

ức bị bắn hạ nh

ô

ra từ tầng tr

ê

n một ng

ô

i nh

à.

Chụp ảnh cùng những đồng đội (tôi thứ hai tính từ trái sang). Rumania, 1945.

Khi cuộc tấn c

ô

ng th

à

nh phố mở m

à

,

ô

i phải s

ơ

á

n con c

á

i những nh

à

ngoại giao ở sứ qu

á

n Italia

.

T

ô

đư

a ch

ú

ng ra khỏi khu vực chiến sự

.

T

ô

đ

ặt

đ

ứa nhỏ nhất l

ê

n cabin v

à

những

đ

ứa c

ò

n lại tr

ê

n th

ù

ng xe

.

L

ú

c

đó

l

à

ù

a

đô

ng v

à

v

ì

sợ ch

ú

é

,

ô

i trải r

ơ

m l

ê

à

n xe

.

Khi ch

ú

ô

đ

ang

đ

i th

ì

một chiếc

"

lapotnik

" [

biệt danh của Nga

đ

ặt cho m

á

y bay FW

-190

của

Đ

ức

]

bay qua

,

bắn một loạt s

ú

á

y

.

T

ô

i vội l

á

i xe v

à

ê

đư

ờng

,

dừng lại v

à

k

é

o l

ũ

trẻ xuống

.

Sau

đó

ô

i mở cửa th

ù

ng xe v

à

bọn trẻ ngồi trong

đó

nhảy ra

.

T

ô

i nhỡ r

õ

một b

é

á

i khoảng

4

tuổi

đã

á

m chặt lấy cổ t

ô

!

T

ô

i bế n

ó

ê

n tay

.

Ch

ú

ô

i nhanh ch

ó

ng tung khỏ kh

ô

ra xung quanh

,

cố l

à

m ra vẻ chiếc xe

đã

bị hỏng rồi chạy tới h

à

ng c

â

y c

ù

ng l

ũ

trẻ

.

T

ô

đ

ang bế b

é

á

i v

à

những

đ

ứa kh

á

c v

â

y quanh t

ô

i giống nh

ư đà

à

con v

â

y quanh mẹ

.

Ch

ú

ô

i c

ó

thể dễ d

à

ng bị ph

á

t hiện tr

ê

n mặt tuyết v

à

l

à

những mục ti

ê

u ngon l

à

nh

.

Thông thường mọi người phải chạy tản ra, nhưng trong tình huống này chúng là những đứa trẻ đang hoảng sợ, thậm chí không hiểu tiếng Nga. May là viên phi công Đức lượn vòng rất rộng. M

á

y bay của hắn trở th

à

nh một chấm nhỏ tr

ê

n bầu trời

.

Ch

ú

ô

đã

ở d

ư

ới h

à

ng c

â

y

,

nh

ư

ô

i sợ rằng vi

ê

n phi c

ô

Đ

ức sẽ ph

á

t hiện v

à

th

ươ

ng vong l

à

kh

ó

á

nh khỏi

.

T

ô

i nằm xuống v

à

bọn trẻ t

ú

m tụm xung quanh

.

T

ô

i che cho b

é

á

i vẫn

đ

ang b

á

m chặt v

à

o cổ t

ô

.

T

ê

n phi c

ô

ng bắn v

à

i loạt

đ

ạn v

à

o chiếc xe v

à

rừng c

â

y nh

ư

ng kh

ô

ng kết quả g

ì.

Hắn kh

ô

ng ph

á

t hiện ch

ú

ô

i v

à

kh

ô

ng ai bị th

ươ

.

Ch

ú

ô

đ

i tiếp cuộc h

à

nh tr

ì

nh m

à

kh

ô

ng gặp trở ngại g

ì,

sau

đó

ô

i lại quay lại sứ qu

á

đ

đư

a tiếp những

đ

ợt kh

á

c

.

May l

à

kh

ô

đ

ứa n

à

o bị c

ó

á. Đó

l

à

một nỗi lo lớn của t

ô

,

với l

ũ

trẻ

,

mu

à đô

ng v

à

chiếc xe

. Đô

i l

ú

c t

ô

i tự hỏi b

â

y giờ l

ũ

trẻ ở

đâ

u v

à

chuyện g

ì đã

xảy ra với ch

ú

.

Sứ quán Italia cấp cho tôi một chứng nhận để cảm ơn vì sự giúp đỡ. T

ô

đã đ

ể tờ chứng nhận tr

ê

n mặt c

â

y

đà

n piano v

à đ

.

Chắc chắn

đó

l

à

một m

ó

n qu

à

lớn

đá

ng nhớ

,

nh

ư

ng v

à

o thời

đ

iểm

đó

SMERSH c

ó

thể bỏ t

ù

bạn v

ì

những lỗi lầm nhỏ

,

v

à

tờ chứng nhận

đó

l

à

từ một n

ư

ớc ph

á

t x

í

.

Ngo

à

i ra họ c

ò

n tặng t

ô

2

cuốn s

á

ch d

à

y viết về lịch sử v

ă

n ho

á

Italia

.

N

ó

chứa

đ

ựng những h

ì

nh minh họa rất

đ

ẹp v

à

ô

đã

mang n

ó

theo

.

Ng

ư

ời ta c

ó

thể

đ

ý

ngay tức th

ì.

T

ô

i kh

ô

ng muốn x

ú

c phạm tới họ v

à

ô

đã

nhận

.

Rời sứ qu

á

,

ô

i lo rằng SMERSH sẽ g

â

y kh

ó

kh

ă

n cho t

ô

,

v

ì

ư

ời Italia

đã

viết lời

đ

ề tặng trong quyển s

á

ch

.

T

ô

i mang quyển s

á

ch về doanh trại

.

T

ô

đã

phải x

é

trang s

á

ch c

ó

lời

đ

ề tặng v

à

giấu cuốn s

á

ch d

ư

ới gầm gi

ư

ờng

.

Sau

đó đã

c

ó

ư

ời t

ì

m thấy v

à

mọi ng

ư

ời

đ

ều ngắm ch

ú

ng với vẻ th

í

ch th

ú.  

T

ô

đã

ở Bulgaria

,

Nam T

ư,

v

à Á

.

Trong một chuyến

đ

ô

đã

thấy họ chở rất nhiều s

ĩ

quan v

à

binh s

ĩ

ta từ Nam T

ư.

Nhiều ng

ư

ời mặc qu

â

n phục v

à đ

eo hu

â

n ch

ươ

,

nh

ư

ng kh

ô

ng c

ó

huy hiệu v

à

bị canh g

á

c

.

Họ bị bắt v

ì

khi ở Nam T

ư đã

kết h

ô

n với những c

ô

á

i bản xứ

. Đó đã

l

à

v

à

ă

1946.

Ở Viennatôi dừng lại ở một toà nhà, tư gia của thị trưởng. Cửa sổ bị vỡ v

à

mảnh k

í

nh k

ê

u lạo xạo d

ư

ới ch

â

ô

.

To

à

nh

à

bị h

ư

hỏng v

ì

chiến sự

.

Tr

ê

ư

ờng c

ó

nhiều tấm thảm trang tr

í

v

à

những bức tranh lớn

.

Từ nhỏ t

ô

đã

th

í

ch vẽ vời v

à

xem những

đ

iều th

ú

vị

.

T

ô

i c

ó

cảm gi

á

c

đ

ang

đ

i th

ă

m một viện bảo t

à

.  

Một lần

,

ở Budapest

,

sau khi

đã

chiếm

đư

ợc ho

à

à

n th

à

nh phố

,

ô

đ

ang chở bộ binh th

ì

bất th

ì

nh l

ì

nh một quả lựu

đ

ạn ph

á

t nổ

!

Chiếc xe

đ

ư

ớc xe t

ô

i dừng lại

,

những ng

ư

ời l

í

nh nhảy ra

,

ai

đó đã

bị th

ươ

ng c

ò

ư

ời l

á

i xe bị chết v

ì

mảnh

đ

ạn

.

Kẻ n

à

đó đã

é

m quả lựu

đ

ạn từ tr

ê

n cao xuống

,

ê

á

i nh

à.

Qu

â

n ta nhanh ch

ó

ì

m ra hắn

,

một t

ê

n l

í

nh SS

.

Th

à

nh phố

đã

ho

à

à

n nằm trong tay qu

â

n ta

,

v

à

thay v

ì

ú

đ

i th

ì

hắn tiếp tục chiến

đ

ấu

.

Khi hắn bắn hết

đ

ạn

,

họ

đã

bắt

đư

ợc hắn

.

Trong một ph

ú

t tức giận

,

họ tống hắn v

à

o một hầm ph

â

.

Chiến tranh l

à

chiến tranh

Dân Bulgariavà Nam Tư khá thân thiện với chúng tôi. Thời gian đó ta hay đi qua những ngôi làng của họ. Họ chặn xe của ch

ú

ô

i ở bất cứ

đâ

u v

à

chi

ê

u

đã

i ch

ú

ô

.

R

ư

ợu của họ rất tuyệt v

à

ư

ời d

â

n kh

á

th

â

n thiện

.

Ch

ú

ô

i l

à

những ng

ư

ời anh em của họ

.

Sự thật l

à

sau

đó

Staline

đã

â

u thuẫn với Tito

.

Thật th

ú

vị l

à

ở n

ư

ớc n

à

,

ô

i c

ũ

ng nhanh ch

ó

ng học

đư

ợc ng

ô

n ngữ

đ

ịa ph

ươ

.

Trong một hay hai tuần t

ô

đã

c

ó

thể t

á

n gẫu với d

â

đ

ịa ph

ươ

.

Dễ d

à

ng nhất l

à

học tiếng Romania

,

v

ì

ô

đã

đâ

y phần lớn thời gian

.

Khi t

ô

i trở về

,

những ng

ư

ời Romania quen t

ô

đã

khuy

ê

ô

i ở lại

.

T

ô

i biết tiếng của họ v

à

họ hứa sẽ b

ù đ

ắp lại cho t

ô

.

Nh

ư

ng Romania kh

ô

ng phải qu

ê

h

ươ

ng của t

ô

.

"Chiếc xe tải và là bạn chiến đấu của tôi".

Thị trấn Silistra, Bulgaria, 1945.

[Đây là một chiếc Mercedes-Bentz L4500S với cabin bằng gỗ]

.

Tôi giải ngũ tháng 6-1946 với cấp bậc thượng sĩ của trung đoàn xe tải số 15. Tôi đã 28 tuổi. Tôi gia nhập quân đội năm 1938 khi tôi 20 tuổi. Tám năm tuổi trẻ của tôi đã trôi qua trong quân ngũ, trong chiến tranh và đấu tranh để sống sót. Bất kể thế nào, nhiều người đã kém may mắn hơn tôi. Rất nhiều người đã chết trong chiến tranh !

Tôi có hai khẩu súng lục Đức, một khẩu Walther nhỏ lúc đó thường được gọi là "của các quý bà" và một khẩu Parabellum. Đó là một khẩu súng rất mạnh, chế tạo tốt, chính xác, có thể bắn trúng một chiếc mũ sắt ở khoảng cách 100m ! Tôi cũng có một khẩu tiểu liên Đức nhưng tôi không thích lắm và đã đổi nó lấy một khẩu súng bắn tỉa. Tôi đã vứt cả 2 khẩu súng lục khi trở về nhà. Có lẽ nên giữ chúng lại làm kỉ niệm nhưng lúc đó tôi rất muốn về nhà và không muốn gặp thêm rắc rối nào. Vì thế tôi đã bỏ lại từng khẩu một. Tôi thậm chí còn không nhớ đã làm gì với khẩu súng bắn tỉa.

Người ta nói tàu hỏa chở bộ đội sẽ bị khám xét kĩ lưỡng nhưng điều đó đã không xảy ra. Tôi gần như không mang gì theo người. Có những ví dụ không hay về những sĩ quan đã kéo theo những vali to chiến lợi phẩm. Tất nhiên, tôi gửi hành lí về nhà cho những người bà con, áo choàng hoặc vải dù. Tôi hầu như không có tấm ảnh nào, và chỉ giữ được những tấm đã gửi về nhà cùng thư.

Có thời điểm tôi có rất nhiều ảnh, nhưng không lâu trước khi giải ngũ chúng đã bị lấy cắp hết. Tôi để chúng trong xà cột đựng bản đồ và đặt trên cabin. Chuyện xảy ra khi tôi chuyển hàng tới một vùng có rất nhiều kẻ trộm cắp. Chúng gần như tự do ở đây. Khi dỡ hàng khỏi xe, kẻ nào đó đã làm tôi sao lãng. Tôi ra khỏi cabin và khi quay lại thì những gì còn lại trong xà cột đựng bản đồ chỉ còn là dây buộc. Chúng đã cắt nó bằng dao cạo và chuồn. Tôi không trông thấy. Chúng lấy đi mọi thứ. Nhưng đối với tôi cuộc chiến vẫn in đậm trong kí ức trong suốt quãng đời còn lại. Nhiều đêm tôi nằm mơ thấy mình đang tham gia cuộc chiến. 

Câu chuyện được ghi bởi Arkadiy Goncharov,

dựa theo những hồi ức do cha của ông kể lại.

Soạn thành bài viết: Valeriy Potapov

Viktor Leonov

Tôi nói bằng tiếng Nga với bọn Đức

Hai lần được tặng thưởng Ngôi Sao vàng Anh hùng Liên Xô

Chỉ huy trưởng đội biệt động Hạm đội Biển Bắc

Chỉ huy trưởng đội biệt động Hạm đội Thái Bình Dương

"Đơn vị của chúng tôi, hoạt động đằng sau phòng tuyến quân địch, luôn phải chống lại số quân địch đông hơn nhiều lần và đối phương luôn luôn vượt trội chúng tôi về mặt hỏa lực,”  Leonov nói, "Nhưng chúng tôi luôn chiến thắng trong các cuộc chiến tay đôi. Cả bọn Đức lẫn bọn Nhật đều không thể hành động kiên quyết mạnh mẽ như chúng tôi. Đó là quy luật về tâm lý: trong một trận chiến, luôn có một bên phải bỏ cuộc.”

Một trong những chiến dịch nổi tiếng nhất của đơn vị Leonov là việc bắt được 3.500 tù binh và sĩ quan Nhật tại cảng Vonsan, Triều Tiên.

Đội chúng tôi có 140 người. Chúng tôi hạ cánh hoàn toàn bất ngờ xuống một sân bay của bọn Nhậvà bắt đầu đàm phán. Mười người trong chúng tôi bị bọn Nhật đưa tới gặp tên đại tá tại sở chỉ huy. Hắn là chỉ huy trưởng của đơn vị không quân Nhật, và hắn muốn bắt giữ chúng tôi làm con tin. Tôi tham gia cuộc đàm phán khi cảm thấy rằng đại diện của sở chỉ huy chúng tôi, Đại uý chuyên nghiệp bậc 3 Kulebyakin, đã, như người ta vẫn nói, bị đưa vào thế kẹt. Tôi nhìn thẳng vào mắt bọn Nhật. Tôi nói với chúng rằng chúng tôi đã chiến đấu ở Mặt trận phía Tây trong suốt cuộc chiến, và ĐÃ có đầy đủ kinh nghiệm để tự đánh giá tình thế thực tế của mình. Chúng tôi không tới đây để bị bắt làm con tin. Chúng tôi thà chết, tôi nói, cùng với tất cả những người còn lại ởï sở chỉ huy này. Điều khác biệt duy nhất, tôi bảo hắn ta, rằng tất cả chúng sẽ chết như những con chuột trong khi chúng tôi sẽ cố gắng để thoát khỏi đây! Ngay lúc đó Mitya Sokolov, một Anh hùng Liên Xô, đến đứng sau lưng chiếc ghế của tên đại tá Nhật. Những người khác cũng đã biết phải làm gì. Andrey Pshenichnych khóa cửa phòng, nhét chìa khóa vào túi mình và ngồi xuống một chiếc ghế. Volodya Olyashin, người sau chiến tranh đã trở thành một lực sĩ chuyên nghiệp, nhấc bổng Andrey – cùng với chiếc ghế – và đặt anh ấy xuống ngay trước mặt tên đại tá. Ivan Guzenkov đi tới cửa sổ và thông báo rằng chúng không đến nỗi quá cao, trong khi một Anh hùng Liên Xô khác, Semen Agafonov, đứng về phía gần cửa và bắt đầu tung tung trong không khí một quả lựu đạn chống tăng (Bọn Nhật không hề biết rằng quả lựu đạn này đã bị tháo kíp nổ). Viên đại tá, quên mất mình vẫn có khăn tay, đưa bàn tay lên lau mồ hôi trán, và một lát sau hắn đặt bút ký giấy ra lệnh cho pháo đài đầu hàng. 

Chúng tôi tập hợp 3.500 tù binh thành một đội hình, cứ tám người một hàng. Từ lúc này chúng hoàn toàn làm theo lệnh tôi. Chúng tôi không có đủ người để áp giải một đội hình đông như thế, do đó tôi kéo tên đại tá và tên tham mưu trưởng của hắn lên ngồi cùng xe với mình. Tôi nói, “Nếu chỉ một tên lính cố gắng chạy trốn, anh sẽ phải tự mình chịu tất cả trách nhiệm...” Đúng lúc đó chúng tôi cũng bắt gặp một nhóm đồng đội đang áp giải khoảng gần 5.000 tù binh Nhật. 

Con sói biển già dặn Viktor Leonov đã được trao tặng Huy chương “Dũng Cảm” sau trận chiến mùa hè năm 1941, tại đó ông bị thương nặng bởi một mảnh mìn. Ngay sau trận chiến đầu tiên đó, khi bạn của ông (họ đã cùng nhập ngũ vào một đơn vị) hy sinh, Leonov bắt đầu suy nghĩ – làm thế nào để mình tiếp tục chiến đấu?

Mùa thu năm 1942 chúng tôi tiến hành một cuộc đột kích vào pháo đài của bọn Đức ở mũi Mogilny, nơi chúng dùng để theo dõi tàu biển và máy bay của ta. Chiến dịch khởi đầu không suôn sẻ. Cả sĩ quan chỉ huy lẫn chính trị viên của đơn vị bộ binh yểm trợ sau đó đều bị ra tòa án binh và hành quyết do tội cẩu thả tắc trách. Hạ sĩ quan bậc 2 Leonov đã dẫn đầu đợt tấn công của một nhóm nhỏ lính trinh sát. Đợt tấn công thành công, và vị trí hỏa điểm của bọn Đức bị phá huỷ, nhưng 15 thủy binh cuối cùng bị khóa chặt tại một chốt nhỏ (phần rộng nhất của mũi đất này cũng chưa tới 150 mét). Bọn Gebirgsjaeger của Đức (lính sơn cước được huấn luyện và trang bị đặc biệt) bao vây họ bằng hai gọng kìm, cắt đứt đường rút bằng hai khẩu đại liên. Những mỏm đá xung quanh họ bị đạn cối nã liên tục.

Bọn Đức vội vã cố gắng kết thúc công việc trước khi trời tối. Một trong những thủy binh, người biết tiếng Đức, đã nghe được điều này. Nhưng các thủy binh đang hết dần đạn. Một trong số họ hét lên, “Hết rồi! Chúng ta không thể thoát ra khỏi đây!” – và tự cho mình nổ tung bằng một quả lựu đạn. Một người khác cũng định làm chuyện tương tự. “Đồ hèn!” Leonov nói với anh ta. “Đặt quả lựu đạn xuống nếu không tôi sẽ bắn chết anh!”

Chúng tôi bị ghìm chặt bởi hai khẩu súng máy đó, chúng bắn liên tục không ngơi nghỉ. Tôi quyết định phải làm điều gì đó. Tôi nhảy ra và bắn những viên đạn cuối cùng vào mỏm đá mà những tên xạ thủ súng máy dùng làm vật che chắn. Tôi hy vọng chúng chúi đầu xuống và ngừng bắn. Kế đó một trong những người giỏi nhất của chúng tôi, Semen Agafonov lao nhanh về phía mỏm đá, nằm cách đó khoảng 20 mét. Anh cố gắng nhảy lên trên mỏm đá và đã nhảy vào đúng giữa bọn Đức! Khi tôi, đang bị thương vào chân, tới được để chứng kiến thì một tên xạ thủ đã chết, còn Semen đang lăn tròn trên mặt đất, vật lộn với tên còn lại. Tôi dùng báng súng nện liên hồi lên đầu tên Đức. Chúng tôi chiếm được những khẩu súng máy ấy và thoát đi.

Agafonov được coi là một người không biết sợ là gì. Khi được hỏi về chiến công trên, anh ấy thường cười lớn và trả lời rằng khi anh trông thấy bàn tay của bọn Đức đang run rẩy, anh hiểu ngay rằng bọn chúng sẽ bắn trượt. Nhưng khi trò chuyện với các bạn thân, anh ấy thú nhận rằng khi anh nhận mệnh lệnh của Leonov, anh đã cho rằng đời lính của mình chắc kết thúc ở đây rồi... Ai ai cũng đều biết sợ, nhưng cái chính là anh phải hành động thật nhanh và kiên quyết. 

Sau đó, Yuri Micheev làm nổ tung một lô cốt của bọn Đức bằng một chùm lựu đạn ném xa và chính xác một cách đáng kinh ngạc từ khoảng cách 20 mét. Đó cũng là chùm lựu đạn cuối cùng của chúng tôi. Trong khi chùm lựu đạn vẫn còn trên không thì Yuri đã hy sinh, bị một khẩu trọng liên xả ngang người. Nhưng chúng tôi đã vượt được tuyến phòng thủ thứ hai và lọt qua một hẻm núi để tới bờ biển. Tuyết rơi dày đã xóa hết dấu chân của chúng tôi. Agafonov đi bọc hậu, anh chỉ còn ba viên đạn trong khẩu súng lục của mình, và súng của tôi cũng thế... Chúng tôi ẩn mình trong những bụi rậm ven bờ biển. Rất nhiều lần một toán lính sơn cước Đức (Gebirgsjaeger) đi ngang qua ngay trước chỗ chúng tôi đang náu mình, tay nắm chặt đốc dao găm. Chúng tôi phải đợi rất lâu cho tới khi có tàu tới đón. Cuối cùng hai tàu vận tải tới nơi, nhận ra tín hiệu của chúng tôi và đón chúng tôi ở Mogilny.

Leonov được phong chức thiếu uý, được chỉ định làm chính trị viên đơn vị, và sau đó là chỉ huy trưởng của đơn vị. Ông nhận Ngôi Sao vàng Anh hùng Liên Xô đầu tiên của mình sau chiến dịch quy mô nhất của đơn vị, được tiến hành vào tháng Mười Một năm 1944. Trước khi chiến dịch tấn công chính ở mặt trận phía Bắc khởi đầu, đơn vị được lệnh phải tiêu diệt cứ điểm của quân Đức ở một vị trí chiến lược trên Mũi Krestovy.

Lần đó chúng tôi không tiến hành khớp được với giai đoạn canh gác lơ đãng của đối phương. Ngay vào phút chót, khi chúng tôi chỉ còn 30 hoặc 40 mét nữa là tới được boongke của bọn Đức thì hệ thống báo động của chúng kêu inh ỏi. Bọn Đức phát hiện ra, nã súng máy và đại bác vào chúng tôi. Khung cảnh xung quanh đều sáng rực, trong khi trước mặt chúng tôi là những bãi chướng ngại vật dày đặc hàng rào kẽm gai. Tôi đưa ra mệnh lệnh: mỗi người làm bất cứ điều gì có thể, phân thành những nhóm nhỏ. Nhưng tôi muốn TẤT CẢ các anh trong vòng một phút nữa có mặt tại vị trí khẩu đội pháo chỗ kia...

Ivan Lysenko, nhà vô địch môn đấu vật đến từ Urals và là người khỏe nhất đơn vị, trở thành người đã cứu chúng tôi tránh khỏi tổn thất nặng nề. Anh giật tung cái cự mã kiểu sừng hươu đang giữ mớ dây thép gai lên khỏi mặt đất và nhấc nó lên vai mình. Chúng tôi ùa qua lối thoát hiểm do anh vừa tạo ra. Khi Lysenko đã không thể đứng vững được nữa – thân mình anh đã bị trúng hơn hai mươi vết đạn – người cứu thương của chúng tôi Alexey Lupov liền tới giúp anh. (Xin đừng tỏ ý hoài nghi mỉa mai... anh ấy tới để giúp Ivan giữ vững cái cự mã...). Cả hai đều hy sinh, nhưng chúng tôi đã lọt tới chỗ đặt pháo và, sau khi chiếm được những khẩu pháo, liền dùng chúng nã đạn vào đối phương, bởi chúng tôi nắm rất vững cách sử dụng vũ khí nặng của Đức.

Kẻ địch cảm nhận rõ sức mạnh của chúng tôi. Tôi còn nhớ, vào những ngày đầu chiến tranh, có lần chúng tôi bắt được một tên sĩ quan Đức. Sau đó tôi về vị trí và đã thay đổi quần áo của mình. Rồi tôi chợt thấy người sĩ quan tình báo của chúng tôi chạy ra khỏi phòng, nơi họ đang thẩm vấn tên tù binh Đức, và tới nói với tôi: “Thật là một thằng chó chết! Nó không thèm nói lấy một lời, chỉ cười nhạo chúng ta.” “Nó sẽ phải nói...” Tôi bảo. Tôi quay đi và thay lại bộ quân phục đã mặc khi tôi bắt sống thằng giặc đó. Tôi bước vào phòng và nhìn thấy tên Đức đang ngồi bắt chéo chân hút thuốc lá. Tôi nói với người phiên dịch: “Hãy nói với thằng khốn nạn này (Tôi cho rằng thật ra ông ấy đã dùng một từ có nghĩa mạnh hơn nhiều -Valera) rằng những vị đô đốc kia sẽ bỏ ra ngoài, và ổn thôi nếu bây giờ họ chưa biết được những gì họ cần biết... bởi vì hắn sẽ phải ở lại đây một mình với tôi.” Và tôi quay đi rồi bước ra khỏi phòng. Thằng Đức lập tức khai ngay... Tôi đã nói với bọn Đức bằng tiếng Nga, và chúng có thể hiểu tôi còn rõ hơn là chúng có thể hiểu những người khác nói tiếng Đức. 

Đô đốc Golovko đưa ra một mệnh lệnh - "Chỉ huy đơn vị có toàn quyền tự chọn những người trinh sát cho riêng mình.” Do đó người ta không thể chỉ định bất cứ ai vào đơn vị của tôi. Tôi có mối liên lạc tốt với bộ phận nhân sự, và ở đó người ta gửi xuống những anh chàng rất phù hợp với nhiệm vụ. Tôi nói chuyện với họ và theo dõi xem họ phản ứng thế nào với những câu hỏi của tôi. Điều chủ yếu đối với tôi nằm ở đôi tay và ánh mắt của người được kiểm tra. Khi anh nhìn vào đôi tay của một người chính là anh đang nhìn sâu vào thực trạng tâm lý và nhân cách của anh ta. Tôi cần những người có đôi tay không cầm nắm những đồ vật trên bàn... luôn sẵn sàng hành động, đồng thời tỏ ra lạnh lùng bình tĩnh...

Mệnh lệnh đầu tiên của tôi sau khi trở thành chỉ huy đơn vị là chuyển người đại diện của Uỷ ban Đặc biệt (sĩ quan NKVD) ra khỏi đơn vị. Bởi nếu không thì mọi chuyện có thể sẽ diễn ra như sau: chúng tôi quay về từ một cuộc đột kích, còn anh ta ngồi ở sở chỉ huy và bắt đầu dò xét tất cả thành viên trong đội từng người một, hỏi xem những người còn lại đã hành động thế nào trong trận đánh. Nếu anh ta muốn biết thì cứ tham gia cùng chúng tôi! Trong trận đánh mọi người đều bộc lộ rõ bản chất của mình.

Sau đó tôi ra mệnh lệnh thứ hai. Vào thời điểm đó tôi biết rõ tất cả những kẻ chỉ điểm trong đơn vị, bởi vì họ đều tới gạ gẫm tuyển lựa tôi, và tôi đã nói “không” với sự dụ dỗ đó. Tôi tập hợp tất cả họ lại và bảo: "Hãy viết lên cấp trên tất cả những gì các anh muốn, cứ nghĩ ra bất kỳ thứ bệnh hoạn nào có thể tưởng tượng được... nhưng tôi muốn tất cả các anh biến khỏi đây trong vòng hai mươi bốn giờ.” Đấy là cách tôi đã dùng để tống khứ họ. Sau đó có một thành viên của Ủy Ban Quân sự tới nói với tôi, "Họ sẽ sớm bắt giữ anh vào bất cứ lúc nào”. Tôi trả lời, “Thế anh có mặt ở đây để làm gì?”  Anh ta nói, “Họ có thể tự quyết định mà không cần thông qua tôi...” Bây giờ thì tôi đã biết. Đấy cũng là cách mà chính những kẻ đó đã đẩy Lunin, sau này trở thành một thuyền trưởng hạm ngầm rất nổi tiếng, vào nhà giam. Tôi nói, “Tôi không cần anh bảo vệ cho tôi. Cứ cho tôi biết khoảng lúc nào thì việc đó xảy ra – và thả tôi tới Na Uy, tôi có thể chỉ huy đơn vị của mình từ chỗ đó. Cứ để họ thử lôi tôi ra khỏi đấy mà xem!” Anh ta chỉ cười và bảo, “Ồ, anh thật là một tay thích phiêu lưu.” Nhưng mỗi khi đơn vị cần hỗ trợ, anh ấy luôn giúp đỡ hết sức mình.

Thật ra, chúng tôi luôn là một đại gia đình. Ví dụ như lần chúng tôi đưa được trung uý Fedor Shelavin ra khỏi Mũi Mogilny... Anh ấy là lý do buộc chúng tôi phải dừng lại đó; cả hai chân anh đều bị thương. Anh ấy muốn tự bắn vào mình... để giảm bớt gánh nặng cho đồng đội. Nhưng tôi biết – nếu chúng tôi bỏ lại Shelavin, vào lần đột kích kế tiếp sẽ có ai đó nghĩ, “Thế đấy, nếu chúng ta đã bỏ rơi một sĩ quan chỉ huy bị thương thì trường hợp của mình chắc chắc cũng vậy.” Nếu ý nghĩ đó rơi vào đầu của một người lính, anh ta sẽ không thể chiến đấu được. Anh ta sẽ không bao giờ còn là một chiến binh thực thụ nữa. Ý nghĩ đó sẽ hành hạ và làm anh ngã lòng, bất kể anh có muốn thế hay không. 

Kể từ ngày Leonov trở thành chỉ huy đơn vị cho tới hết cuộc chiến, đơn vị của ông chỉ có 9 chiến sĩ hy sinh trong chiến đấu – 7 trong số họ là tại hàng rào kẽm gai trước Mũi Krestovy.

Tôi luôn đau khổ khi để mất đồng đội. Hãy hỏi bất cứ ai mà xem. Họ đều biết rằng tôi có thể chiến đấu vì bất cứ ai tới giọt máu cuối cùng. 

HỒI ỨC CỦA LÍNH THÔNG TIN

Josef Finkelshteyn

CUỘC CHIẾN VĨ ĐẠI ĐÃ BẮT ĐẦU

Ngay từ dạo mùa xuân 1941, người ta đã có thể cảm thấy hơi thở của chiến tranh đang tới gần.

Thời gian này tôi đang làm việc tại Học viện Nghiên cứuLeningradở vị trí kỹ sư bậc cao. Tại đây chúng tôi được học về các phương pháp phòng chống không kích. Sau giờ làm việc, trong sân của Học viện, chúng tôi học cách đào chiến hào và đeo mặt nạ phòng độc rồi thử làm việc trong khoảng nửa giờ. Đó là cách chúng tôi chuẩn bị phòng ngừa một cuộc tấn công thực sự bằng hơi ngạt. 

Đêm ngày 22 tháng Sáu trời ấm áp và quang đãng. Đang là thời gian làm lễ tốt nghiệp ở nhiều trường học, tôi đi về nhà sau khi dự một buổi tiệc mừng. Ở buổi tiệc tôi được gặp khá nhiều thanh niên. Các cô gái thướt tha trong những chiếc áo dài dạ hội màu trắng và giày cao gót. Những đôi gót giày của họ vui vẻ gõ trên mặt đường nhựa. Không khí yên bình và tĩnh lặng bao trùm khắp nơi. Có tiếng ai đó ngâm nga giai điệu foxtrot đang thịnh hành “Tại nơi nào đó ở Taihiti”...  Nhưng chúng tôi còn ở rất xaTahitivà những tai họa khủng khiếp đang dần tiến đến. Chúng tôi không hề biết rằng cuộc chiến đẫm máu nhất trong lịch sử nhân loại đã bắt đầu được vài tiếng đồng hồ.

Sáng hôm sau tôi ra ngoài mua thức ăn. Một đám đông đang bao quanh chiếc loa phóng thanh gắn trên một cột điện. Tôi nghe thấy giọng nói ngèn ngẹt của Bộ trưởng Ngoại giao Molotov, "Máy bay Đức đã ném bom những thành phố của chúng ta mà không hề tuyên chiến. Đã có những trận chiến ác liệt diễn ra ngoài biên giới. Các chiến sĩ biên phòng anh dũng của chúng ta đang đánh bại cuộc xâm lăng của quân thù một cách dũng mãnh (ogoltelyi – không có từ tương tự trong tiếng Việt. Từ này có nghĩa là sự giận dữ không thể kiềm chế nhưng bộc lộ một cách có chủ đích. Nó thường được dùng trong các thông báo tuyên truyền nhằm mục đích chính trị - ND)." Tôi không còn nhớ chính xác những lời ông nói, nhưng đó đúng là những gì còn đọng lại trong ký ức của tôi.

Chúng tôi đã cảm được chiến tranh đang tiến gần từng ngày một từ rất lâu trước khi nó thực sự bắt đầu, nhưng không ai nghĩ rằng chiến tranh lại nổ ra sớm và diễn ra kéo dài đến như vậy. Và chúng tôi cũng không thể ngờ sự thất bại của chúng tôi lại liên tục lâu như thế. Ai ai cũng biết tuyên bố của những vị lãnh tụ sáng suốt của chúng ta, "Chúng ta không cần những mảnh đất xa lạ, nhưng chúng ta nhất quyết không để mất dù chỉ một phân mảnh đất quê hương chúng ta.” Chúng tôi đã hát, “Chúng ta sẽ tiêu diệt quân thù trên chính quê hương chúng chỉ bằng một đòn kiên quyết. Sẽ có rất ít máu đổ,” Nhưng thực tế đã hoàn toàn khác. Tới tháng Chín, quân Đức đã xuất hiện ở rất gần Maskva vàLeningrad.

Giữa tháng Sáu tôi đã nhận được một thông báo yêu cầu phải có mặt tại trụ sở quân uỷ (văn phòng tuyển quân - ND) vào cuối tháng Bảy. Tôi không muốn phải chờ cho đến ngày đó nên đã tới trước vào ngày 23 tháng Sáu và nhập vào hàng người đứng chờ. Không khí rất hỗn loạn và ồn ào, nhiều người liên tục nguyền rủa. Các đại uý, thiếu tá và trung uý chạy nháo nhào từ phòng này sang phòng nọ với giấy tờ trên tay. Một sĩ quan cần vụ đọc tờ thông báo rồi hét vào mặt tôi, "Anh có mù chữ không? Chỗ này có viết rõ ràng khi nào anh cần phải có mặt ở đây! Đừng làm phiền tôi, về nhà đi!” Tôi trả lời, “Nhưng chiến tranh đã nổ ra. Tôi nói tốt tiếng Đức, có thể cho tôi làm thông dịch viên!” Viên sĩ quan cần vụ không thèm nghe lời tôi, “Đừng nói tào lao nữa! Cút đi!” 

Cha tôi đã bị động viên ngay từ tuần đầu tiên của chiến tranh. Mẹ và tôi đi tiễn ông tại ga Varsava (Một trong những ga đường sắt chính ở Leningrad – ND). Dàn kèn đồng đang chơi, các em thiếu nhi hát bài “Hãy mau quay về với chiến thắng”. Rất nhiều người trong số họ, bao gồm cả cha tôi, không bao giờ còn quay về nữa. Đối với ông, đó là một chuyến đi vào cõi hư vô.

Bức thư cuối cùng chúng tôi nhận được từ ông có đề ngày mùng 8 tháng Chín năm 1941. Ông viết, "Anh đã đạt được nhiều tiến bộ đáng kể. Anh đã học cách chơi domino và thực hành phẫu thuật điêu luyện.” Chúng tôi không bao giờ được nhận lá thư kế tiếp. Chúng tôi đã phải trải qua biết bao nhiêu chờ đợi mà không hề biết chuyện gì đã xảy ra. Mỗi lần hỏi thăm chúng tôi đều nhận được những câu trả lời như nhau, “Anh ta đã mất tích trong chiến đấu.” Sau cùng, vào cuối tháng Mười Hai năm 1941, chúng tôi nhận được một lá thư từ người đàn bà đã làm việc chung với cha. Bà viết rằng ở gần thành phố Staraya Russa bệnh viện của họ đã bị ném bom và cha tôi đã bị giết bởi một mảnh bom. Không ai khác ngoại trừ cha tôi bị chết. Người cha đáng thương của chúng tôi thật không may. Chúng tôi không cách nào tìm được mộ của ông, thậm chí chưa chắc mộ ông còn tồn tại. 

Mọi người đều chờ đợi được nghe bài diễn văn của Stalin. Cuối cùng, vào ngày mùng 3 tháng Bảy ông cũng đã phát biểu trên radio. Đó đã là ngày thứ 12 kể từ khi cuộc xâm lược bắt đầu và quân thù đã chiếm được một phần lãnh thổ rộng lớn của chúng ta. Ông bắt đầu bài diễn văn của mình với từ “Hỡi các anh chị em”. Trước kia ông ta không bao giờ phát biểu với nhân dân bằng cách nói thân mật như vậy.

Ngay từ đầu tháng Bảy 1941, chính phủ đã cho thông báo sự thành lập của Đội quân Tình nguyện. Ai cũng có thể tham gia tổ chức này, thậm chí kể cả những người không thể phục vụ thường xuyên hoặc những người đã bị rút khỏi danh sách nhập ngũ vì có những khả năng đặc biệt (tôi cũng nằm trong số này). Người sĩ quan tuyển quân ghi tên tôi vào một sư đoàn dân quân dự bị mới thành lập, chỉ huy bởi những hạ sĩ quan và những người đã từng nhập ngũ. Số người đăng ký trong danh sách của sư đoàn chỉ đủ để lập thành một trung đoàn duy nhất. Những sĩ quan thừa lại, bao gồm cả tôi, được gửi tới một trung tâm huấn luyện dự bị đặt tại một trường học trên đảo Krestovsky. Chúng tôi cùng học chung với những nữ y tá đang gần kết thúc khóa học của mình. Đang trong thời chiến, mọi chuyện đều được tha thứ, do đó bạn có thể dễ dàng hình dung điều gì đã xảy ra nơi đây.

Mỗi ngày chúng tôi đều chờ đợi để nghe thấy tin tức về cuộc tổng phản công của quân đội ta, nhưng chúng tôi đã phải đợi một thời gian thật dài. Vào đầu tháng Tám một sĩ quan của đơn vị thiết giáp nọ xuất hiện tại sư đoàn chúng tôi. Anh ta tới để hỏi xem những ai đã từng làm quen với thao tác trên máy vô tuyến của xe tăng. Khi còn ở trong khóa huấn luyện quân sự dự bị năm 1939, tôi đã từng học chúng và tôi cho rằng mình có thể làm được những gì anh ta yêu cầu. Nhưng mong ước được thực sự tham gia chiến đấu của tôi cuối cùng vẫn không thành hiện thực. Một lần nữa tôi lại bị đưa vào đơn vị dự bị, có điều lần này là một đơn vị xe tăng dự bị. Tôi trở thành trung đội trưởng trung đội thông tin của cả một trung đoàn xe tăng hạng nặng đóng tại Đại học Bách khoaLeningrad. 

Tới đầu tháng Chín bọn Đức đã chiếm được Shlisselburg, cắt đứt mối liên lạc đất liền giữaLeningradvà phần còn lại của tổ quốc. Đã có rất nhiều cuốn sách mô tả về nạn đói, cái giá lạnh và những hành động anh hùng của người dân thành phố bị bao vây. Tôi không đủ khả năng để viết thêm điều gì khác mới mẻ hơn. 

Cháu gái tôi, Natasha, được tản cư tớiTashkentcùng với nhạc viện mà cháu đã nhập học vào mùa xuân. Mẹ tôi cũng sớm nhập cùng họ sau đó. Chín người trong số những họ hàng thân thiết của tôi ở lạiLeningradtrong vòng vây. Chỉ còn hai trong số họ, dì Sonia và anh họ Victor của tôi, là còn sống. Những người còn lại đều đã chết vì tình trạng loạn dưỡng gây bởi sự thiếu ăn.

Tôi bắt đầu viết một cuốn nhật ký từ những ngày đầu của chiến tranh. Nó đã cùng theo tôi suốt cuộc chiến tranh trong cái ba lô quân dụng. Lúc này tuy trông thật sờn nát tiều tuỵ nhưng tôi vẫn giữ được nó. Dưới đây là vài đoạn trích trong cuốn nhật ký đó.

Ngày 17 tháng Tám, 1941

Đã là ngày thứ 56 của cuộc chiến tranh, và là ngày thứ 47 trong đời lính của tôi. Tôi đã đăng ký vào Sư đoàn xe tăng Dự bị số 12, đóng tại khuôn viên của Đại học Bách Khoa Leningrad. Tôi là chỉ huy trưởng trung đội thông tin với chỉ một chiếc điện đài đã hỏng, một chiếc 71TK. Đại diện của các đơn vị quân đội đôi khi tới đây và chọn những người đã từng tham gia chiến đấu để đưa tới những đơn vị ngoài mặt trận. Thật đau khổ khi phải nghe những thông báo về các thành phố của chúng ta đang rơi vào tay quân thù. Bọn Đức tiếp tục tiến quân nhanh chóng vào sâu trong lãnh thổ nước ta. 

Ngày 10 tháng Chín

Đã là ngày thứ hai liên tiếp bọn Đức ném bom dữ dội xuốngLeningrad. Bầu trời đêm sáng rực bởi những ráng lửa cháy. Kho Bodaevsky, chứa những nhu yếu phẩm cung cấp cho người dânLeningrad, đang bốc cháy. Khi tiếng còi báo động không kích vừa cất lên, ban đầu tôi không cách nào thúc được mọi người tới trú trong những chiến hào tránh bom. Thế rồi một quả bom nổ thật gần đến nỗi kính trên các cửa sổ vỡ tan. Sau đó, tất cả mọi người đều ba chân bốn cẳng chạy tới các chiến hào. Quân Đức đã tiến tới sông Dnepr và chiếm đượcKiev. Đêm đó tôi mơ thấy những quả táo Antonov to và ngọt ngào. Chúng thật lớn, mọng nước và ngon lành. Tại sao tôi lại có giấc mơ như thế nhỉ? 

Mùng 1 tháng Mười

Bọn Đức đã vượt qua Pushkin và đang tiến tới Pulkovo. Trạm thiên văn Pulkovo đang bốc cháy. Trong suốt nhiều ngày trời bọn chúng tấn côngLeningradbằng đại bác tầm xa. 

Sáng nay chúng tôi được chứng kiến cuộc hành hình những kẻ đào ngũ tại khu nhà máy bỏ hoang gần Đại học Bách Khoa. Vụ xử được thực hiện như một lời răn đe dành cho chúng tôi. Chúng tôi đứng thành hàng để quan sát vụ hành hình cho rõ hơn. Có ba kẻ đào ngũ, tất cả đều là thành viên một tổ lái tăng trong đại đội chúng tôi. Hai người trong bọn họ đội pilotka (mũ vải quân đội - ND) và người còn lại đội chiếc mũ của lính xe tăng. Cả ba đều lộ vẻ đờ đẫn trên khuôn mặt. Có lẽ họ đã nói xong lời vĩnh biệt với cuộc đời. Họ bị cởi bỏ quần áo và đứng trong tuyết với độc đồ lót của mình. Đó là đợt tuyết sớm trong năm nay. Họ đứng đó, chờ một huyệt mộ đang được đào ngay cạnh họ. Họ đã chạy khỏi mặt trận, bỏ lại xe tăng của mình.

Tiểu đội hành quyết tới dàn ra phía trước mặt họ. Người lính đội chiếc mũ lính tăng lấy tay mình che mắt lại. Người ta bước tới gần và kéo tay anh ta xuống. “Bắn vào bọn phản bội tổ quốc,” người sĩ quan chỉ huy hô to. Máu vọt ra từ mặt họ và tất cả bọn họ ngã xuống. Có hai người vẫn còn động đậy. Một sĩ quan NKVD bước tới và bắn vào đầu hai người đó bằng khẩu súng lục của mình.

Quân thù đã xuất hiện ở Ligovo, cửa ngõ thành phốLeningrad. Pháo kích đã trở nên quen thuộc tới nỗi không ai thèm chạy tới hầm trú ẩn để tránh nữa. Khi tiếng còi báo động không kích cất lên, một lần nữa rất khó mà bắt được binh lính của tôi vào trú trong chiến hào. Tất cả nhân viên của bộ chỉ huy đều được phát một phiếu thực phẩm để tới ăn tại căn tin chỗ chúng tôi. Doanh trai không được sưởi ấm. Những chiếc chăn mỏng và áo khoác của chúng tôi không thể chống nổi cái lạnh. Một anh chàng khéo tay đã tự chế ra một chiếc lò sưởi nhỏ. Chúng tôi dùng gỗ lấy từ những công trình bị trúng bom gần đó để làm củi đốt. Chúng tôi đốt chiếc lò suốt 24 giờ trong ngày, nhưng trời lạnh tới nỗi điều đó cũng không giúp được gì mấy.

Tôi được phép về thăm gia đình trong hai mươi bốn tiếng đồng hồ. Khu vực nhà máy Putilovsky đã bị trúng bom và hai mươi hai người vừa trở thành vô gia cư tới trú tại căn hộ chúng tôi. Anh Mark của tôi và tôi nấu súp bằng cách đun chín món rong biển khô. Mẹ chúng tôi thường bỏ món đó vào nước tắm để giúp tăng cường sức tỉnh táo. Giờ đây chúng tôi dùng rong biển để đổ đầy dạ dày và dường như chúng khá ngon miệng đối với chúng tôi.

Trẻ em trong thành phốLeningradđang được sơ tán. Chỉ còn một con đường duy nhất để đi từLeningradvề hậu phương, băng qua Hồ Ladoga. Tất cả các tuyến đường sắt và đường bộ dẫn tới những vùng đất của ta đều bị cắt đứt. PhíaNamvà phía Đông hiện bị bọn Đức phong tỏa, còn về phía Bắc là bọn Phần Lan. Ngày hôm qua em trai mẹ tôi, chú Naum, cùng gia đình của chú đã vượt qua Hồ Ladoga trên một chiếc xà lan.

Hoạt động của máy bay Đức ngày càng leo thang. Bầu trời sáng rực. Viện Hóa học Ứng dụng và chiếc vòng lượn cho thiếu nhi chơi đang bốc cháy. Quân ta đã phải rút bỏOdessa.

Ngày 23 tháng Mười

Một bản thông báo mới của TASS cho biết “đây là ngày thứ năm của những trận chiến đấu ác liệt tại khu vực Mojaysky, Maloyaroslavsky và Kalininsky." Quân Đức đang rất gần Matskva. Tướng Zhukov đã được chỉ định làm chỉ huy trưởng của toàn thể mặt trận chống Đức. Một bức thư nữa của tôi gửi cho cha đã bị trả về. Tôi rất lo, “Không biết chuyện gì đã xảy ra với cha?” Tôi muốn tin rằng ông đã bị chuyển sang một sư đoàn khác.

Khi còn ở trong thành phố, tôi đi tới một cửa hàng, chỉ để ngắm chút ít. Khi tôi đứng đó, một người đàn bà béo lên cơn kích động. "Tại sao các anh lại bày đồ ngọt ở tủ hàng? ‘Mẹ ơi, mua cho con một chiếc kẹo’ – những đứa con của tôi kêu khóc. Đám bán hàng các anh có lẽ được tọng đầy mồm đồ ăn thức uống, nhưng các anh lại không chịu bán kẹo cho một đứa trẻ chỉ vì không có phiếu!?!” Bà ta la lớn và chìa cho người nhân viên bán hàng cái kukish (cử chỉ của bàn tay biểu lộ sự lăng mạ - ND). Một ông già có bộ mặt hốc hác và những đầu ngón tay ám khói thuốc vàng khè ủng hộ bà ta, “Đúng đấy, tôi không cách nào mua được diêm mà không có tem phiếu. Chúng ta cứ đập vỡ cửa kính và lấy đi thôi!” Nhưng nào ai dám làm thế. Nếu họ thực sự làm điều họ đã dọa, họ sẽ bị xử bắn ngay lập tức.

Thức ăn trên bàn ăn của chúng tôi ngày càng trở nên tệ hơn. Chúng tôi chỉ có 75 gram bánh mì cho mỗi bữa sáng và bữa tối, đôi lúc có thêm một mẩu phômai hay cá nhỏ, và trà với đường. Vào bữa chính chúng tôi nhận được một đĩa xúp loãng và 200 gram bánh mì. Đôi khi có thêm một nồi súp đậu. Tôi không thể ngờ rằng món súp đậu đó có thể ngon như vậy. Tôi đã rất yếu, rất chật vật tôi mới leo được lên thang gác. 

Những trận đánh ác liệt tiếp tục diễn ra gần Matskva. Tôi gửi một lá đơn xin được chuyển tới một đơn vị ngoài mặt trận lên sư đoàn trưởng của mình. Ông ta không chấp nhận và xua tôi đi. Quân ta đã phải rút khỏi Stalino (Donetsk, thành phố ở miền Nam Ukraine – ND). Năm mươi ngàn tên Đức bị giết tại đấy. Mọi người nói, ‘chúng ta đã giết được hàng ngàn tên, thế nhưng chúng vẫn đang tiến công’. Khắp nơi mọi người đều nói về chuyện thực phẩm.

Ngày 7 tháng Mười Một

Hôm nay là lễ kỷ niệm Cách Mạng Tháng Mười. Hôm qua, nhân ngày lễ, chúng tôi được cấp mỗi người nửa lít rượu vang. Chúng tôi uống rượu giữa một trong những đợt báo động không kích. Hôm nay ở đây có một cuộc “diễu hành”. Chúng tôi diễu quanh Đại học Bách Khoa. Binh lính hỏi xin kẹo, hệt như lũ trẻ nhỏ. Vẫn chưa có tin tức từ cha tôi trong một thời gian dài. Tôi rất lo không biết hiện cha như thế nào. 

Tôi phải trực tại nhà bếp và làm thân với người đầu bếp. Tới đêm thì tình bạn giữa chúng tôi đã trở nên thắm thiết. Ngày hôm sau anh tôi tới thăm và cô ấy tặng cho anh một nồi súp khi tôi lên tiếng đề nghị cô.

Trang nhất tờ Pravda (Sự Thật)Leningradhôm nay có viết, “Leningradđang bị bao vây. Mọi người không thể trông chờ việc cải thiện vấn đề thực phẩm cho tới khi vòng vây của quân thù bị phá vỡ.”

Hôm qua đã có lời kêu gọi những người tình nguyện tham gia vào một sư đoàn đánh phá vây. Chỉ có mười người được chọn trong đơn vị của tôi. Tôi không được chấp nhận bởi tôi vẫn chưa từng tham gia chiến đấu.

Ngày 14 tháng Mười Một

Đêm qua tại đây có ba cuộc báo động không kích. Một quả bom nổ ở đâu đó rất gần và ngôi nhà lắc lư như một gã say rượu. Đó là một đêm không trăng êm ả. Quân Đức đang bắn lên trời những quả pháo sáng treo lơ lửng nhờ những chiếc dù. Chúng chiếu sáng trời đêm tựa như đang ban ngày. Dường như tuyết đang có màu xanh, bóng cây trông như những con nhện khổng lồ đang duỗi những chiếc chân của chúng tới nơi chiến hào chúng tôi đang ngồi. Các xạ thủ phòng không cố gắng bắn hạ những chiếc dù pháo sáng. Các luồng đạn, đỏ, xanh lam và xanh lục, rạch ngang dọc bầu trời. Trông thật kỳ diệu và tuyệt đẹp như đang ở trong khu vườn Gassnardon (dinh thự do chính phủ quản lý, mở cửa cho công chúng – ND).

Vào tám giờ sáng tiếng còi báo động không kích lại vang lên. Bên trong chiến hào lạnh lẽo và ẩm ướt. Chân cẳng của chúng tôi lạnh cóng. 

Chính uỷ sư đoàn đã hứa sẽ giới thiệu đơn xin của tôi vào lực lượng quân nhảy dù. Tôi đang lo rằng mình lại bị từ chối lần nữa. Khẩu phần bánh mì hàng ngày của chúng tôi đã bị giảm xuống còn 300 gram. Đây là thứ thực phẩm chính của chúng tôi. Người ta nói rằng loại bánh mì này được làm với nguyên liệu chứa tới 40% là mạt cưa.

Có tin đồn là một khẩu đại bác bí mật đang di chuyển từ vùng này sang vùng khác để bắn vàoLeningrad. Những người tình nguyện trong sư đoàn chúng tôi cố gắng tìm ra nó. Họ cho rằng đã xác định được nó tại Công viên Udelniy, sau đó lại bảo tìm thấy tại chỗ này chỗ khác. 

Hiển nhiên những người tình nguyện kia đã bị ảo giác vì đói.

Ngày 16 tháng Mười Một

Những đợt oanh tạc ác liệt cứ lặp lại ba đêm một lần. Binh lính dưới quyền tôi chật vật mới tới được chiến hào. Tất cả bọn tôi đều trở nên bị ám ảnh bởi thuyết định mệnh. Có người đã nói, “Người có số bị treo cổ sẽ không chết đuối, không ai thoát khỏi số kiếp của mình, tựa như trong một giấc ngủ say.”

Một mệnh lệnh được ban ra: “Mọi người đều phải ngủ trong trang phục sẵn sàng. Khi có không kích mọi người đều phải mau chóng chạy tới chiến hào trú ẩn của mình.” Hôm qua tôi có mặt trong thành phố và tới thăm nơi làm việc cũ của mình. Thức ăn là điều duy nhất mà người ta bàn tới.

Ngày 6 tháng Chạp

Anh tôi đã bán đứt cây đàn piano của chúng tôi với giá rẻ mạt. Anh ấy cũng đã bán những đồ gỗ dùng trong phòng ăn, cái áo khoác lông cáo của cha và những đồ vật khác đã từng có mặt trong một phần cuộc đời chúng tôi từ khi tôi còn là một đứa bé. Tôi còn nhớ cha tôi đã mặc chiếc áo khoác lông đó khi ông từ nhà đi thăm các bệnh nhân của mình. Giờ ông đang ở nơi nào? Điều gì đã xảy ra cho ông? Tốt nhất là hãy nghĩ về việc làm cách nào giúp đỡ những người thân của bạn hơn là nghĩ về tất cả những chuyện linh tinh đang xảy ra xung quanh.

Một gã con buôn chợ đen tới để mua những món đồ trong nhà chúng tôi. Hắn nói, “Tôi là một trong những bệnh nhân cũ của cha các anh, do đó các anh nên để giá thấp cho tôi, nhân mối quan hệ quen biết xưa kia.” Cái thứ lập luận gì mà lạ lùng? Hắn thử đội chiếc mũ lông của cha tôi và ra ngắm trước tấm gương. Tôi đã nói “Cái mũ thật vừa với ông” thay vì làm điều tôi thực sự mong muốn là đấm vào mõm hắn và đá hắn ra ngoài. 

Vẫn không có thư gì của cha. Tôi vẫn chưa nhận được hồi âm từ đề nghị được gửi ra mặt trận làm thông dịch viên của mình.

Ngày 10 tháng Chạp

Trời lạnh 20 độ âm và có gió mạnh. Quân đội vẫn được cho ăn thứ gì đó, nhưng thường dân đang chết dần vì đói. Họ ngã xuống như những chiếc lá vào cuối thu. Hôm qua, tôi đã nhận được giấy phép cho về thăm nhà trong hai mươi bốn giờ. Tôi đã hứa với tham mưu trưởng là sẽ mang tới một chiếc máy hát từ nhà mình.

Anh Mark và tôi đã phá chiếc bàn nhỏ mà trước kia tôi và đứa cháu Natasha thường cùng ngồi làm bài tập của mình. Đó là một chiếc bàn màu trắng tuyệt đẹp. Mark và tôi cùng tắm trong một chiếc chậu tắm, mặt đối mặt. Nước tắm được đun bằng củi từ chiếc bàn. Đó không phải là tắm mà là đang hưởng thụ trên thiên đường. Tôi đã không tắm trong suốt một tháng nhưng, tạ ơn Trời, vẫn không có rận. Tới buổi chiều anh tôi, bạn của anh là Igor Mukhin và tôi tất cả cùng ngồi quanh chiếc lò sưởi nhỏ trong đó phần còn lại của chiếc bàn đang cháy. Chúng tôi uống cà phê làm từ rễ cỏ rang không pha đường và bàn tán với nhau về thức ăn và tình hình ngoài mặt trận.

Bọn Đức đã tập trung 31 sư đoàn bộ binh, 10 sư đoàn xe tăng và 7 sư đoàn cơ giới quanh Matskva. TASS thông báo, “Quân ta đã tiến hành một đợt phản công và đẩy lùi quân Đức từ 50 tới 100 kilômét khỏi Matskva.”

Ngày 12 tháng Chạp

Nhật Bản bất ngờ tấn công vào hải quân Mỹ. Thiết giáp hạm "Prince of Wales" và một tuần dương hạm loại "King George" bị đánh chìm. Lực lượng Nhật đã đổ bộ lênPhilippinesvàMalaysia. Mọi người đều tin rằng chúng ta sẽ sớm tuyên chiến với Nhật Bản. Quân đội ta đã giải phóng thành phố Yeltz. Gần Matskva 30,000 lính Đức và 1,500 xe tăng bị tiêu diệt trong các trận chiến. Vẫn không có tin tức gì về cha tôi. 

Ngày 20 tháng Chạp

Ngày 17 tháng Chạp tôi được tin là một trong những đơn xin của tôi đã được chấp nhận và tôi được nhận vào Đại đội Thông tin dự bị. Tôi đã được chuyển từ lính thông tin thành một điện đài viên thuộc lực lượng thiết giáp và giờ lại trở thành lính thông tin lần nữa.

Tôi gửi một điện tín tới người thân của mình ởTashkent, chúc họ một Năm Mới 1942 Hạnh phúc. Điều gì đang chờ đợi chúng tôi trong tương lai? Tại đâu và khi nào chúng tôi sẽ gặp lại nhau? Khi đó biết ai còn sống và ai đã mất đi? Chỉ có Chúa mới biết điều đó.

Ngày 21 tháng Chạp

Đã là ngày thứ ba của tôi tại nhiệm sở mới. Tại đây tôi gặp lại rất nhiều bạn cũ từ hồi ở Học viện Truyền dẫn Điện và cả một anh bạn cùng học trường "Petershul" tên là Karlin. Cậu ta bảo tôi rằng đơn vị tình báo của Phương diện quân đang tuyển điện đài viên biết tiếng Đức. Ngay lập tức tôi gửi hai báo cáo tới người phụ trách và tới đơn vị tình báo của Phương diện quân.

Người ta kể rằng còn lại rất ít thực phẩm trong các cửa hàng tạiLeningrad. Rất nhiều người đang chết dần vì đói. Họ được mai táng trong những ngôi mộ tập thể, có người được liệm trong bao, có người thì không. Không có gỗ để làm áo quan. Rất nhiều người chết ngay trên đường phố. Đội mai táng thu nhặt họ vào sáng sớm và đưa tới một nghĩa trang tập thể. Do mùa đông lạnh lẽo đến sớm nên mặt đất bị đóng băng rất sâu. Mất khoảng từ 300 tới 500 rúp để thuê người đào một huyệt mộ.

Mark tới thăm tôi. Anh ấy trông rất tiều tụy. Những vết loét xuất hiện trên mặt và cánh tay anh do đói. Anh kể tôi rằng anh đã đến thăm chú Naum trong bệnh viện. Bệnh tim của chú đang nặng thêm do tình trạng loạn dưỡng. Chú ấy nói với Mark, “Chúng ta hãy cùng nói lời Vĩnh biệt với nhau.”

Một lần nữa tôi lại viết báo cáo cho đơn vị tình báo của Phương diện quân để xin được nhận vào làm thông dịch viên trong quân đội trực chiến. Trời rất lạnh, tay và chân tôi đều lạnh cóng. Doanh trại đã từ lâu không còn được sưởi ấm.

Ngày 30 tháng Chạp

Hôm qua tôi về thăm thành phố. Hệ thống xe điện không còn hoạt động nữa. Không còn chút nhiên liệu nào. Mặc cho chiến tranh, một vài nhà hát vẫn còn hoạt động. Họ diễn những vở kịch hoàn toàn không liên quan gì tới chiến tranh – vở "Cyrano de Bergerac" và "Bà Kamelias" tại Nhà hát Leninsky Komsomol; vở “Ba người lính Ngự lâm” tại Nhà hát Ca nhạc Hài kịch; và vở “Một người chồng lý tưởng” ở Nhà hát Radlov. Phần lớn các nhà hát đều đã đóng cửa.

Người đại diện của Bộ chỉ huy Phương diện quân lại tới và ghi vào sổ tay của mình là anh ta sẽ đăng ký tôi vào đơn vị của anh ta làm thông dịch viên. Cái lạnh ngoài trời hiện đang khoảng 30 độ âm.

Trong Tiểu đoàn Tình báo vô tuyến Đặc biệt 345

Đáng tiếc đây là tờ cuối cùng trong quyển nhật ký của tôi. Sau một thời gian dài, một trong những đề nghị của tôi được chấp thuận và tôi được đưa tới Tiểu đoàn Tình báo vô tuyến Đặc biệt 345. Tôi đã phục vụ trong tiểu đoàn này bốn năm (từ 1942 tới 1945). Nhiệm vụ chính của tôi là nghe trộm những bức điện radio cấp tiểu đoàn và sư đoàn Đức. Đôi khi chúng phát đi những bức điện khá quan trọng giữa trận đánh mà không dùng mã khóa. Chúng tôi phải nghe chúng trong các chiến hào ngoại trận địa bởi sóng của các máy vô tuyến đó không phát được xa quá 1 km. 

Vào ngày mùng Hai tháng Giêng tôi tới được tiểu đoàn. Tiểu đoàn trưởng – đại uý Friedman lưu ý tôi, "Chỗ này có khá nhiều các cô gái trẻ xinh đẹp. Đừng tìm cách ve vãn họ nếu không muốn bị sa thải.” Đúng là có rất nhiều cô gái 16 - 18 tuổi xinh xắn dễ thương đang phục vụ tại đây. Tất cả bọn họ đều tốt nghiệp từ những khóa hiệu thính viên vô tuyến và được động viên từ hồi đầu chiến tranh.

Ngày mùng Năm tháng Giêng tiểu đoàn của tôi vượt qua Hồ Ladoga đang đóng băng bằng xe tải để tới Phương diện quân Volkhov. Chúng tôi được thông báo, “Hãy sẵn sàng để nhảy ra khỏi xe bất cứ lúc nào. Ở đây có rất nhiều hố trên mặt băng mà xe tải có thể lọt vào.” May mắn thay mọi việc đều đã kết thúc tốt đẹp. Và không cần phải nhảy khỏi chiếc xe tải. Khi chúng tôi tới được bờ hồ bên kia, tôi đổi hai bao thuốc lá từ khẩu phần chỉ huy của bản thân để lấy nửa cân bánh mì. Tôi không thể kìm lại được và ăn nó ngay lập tức. 

Câu chuyện chi tiết về những năm tháng gian khổ không thể nào quên đó, về cái chết của các bạn tôi và về những dặm đường chiến tranh đằng đãng, tôi xin được kể vào một dịp khác. Đó là một câu chuyện quá dài để kể ra ở đây. 

Josef Finkelshteyn

PHÁO HOA MỪNG NGÀY HỘI

Josef Finkelshteyn

Khu vực của chúng tôi đang trải qua một trong những ngày tạm yên tĩnh. Tờ báo quân đội viết, “Mặt trận Volkhovsky vẫn yên tĩnh”, tựa như tiểu thuyết của Remarque “Mặt trận Phía Tây vẫn yên tĩnh”. Trong những ngày tháng quân ngũ như thế bạn thường nghĩ: “Người ta đang bắn đấy, nhưng không sao đâu. Ai mà biết được mình có bị trúng hay không, điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào số phận.”

Đó là dịp Giáng Sinh năm 1943. Tôi đang phục vụ trong Tiểu đoàn Trinh sát vô tuyến 345. Tiểu đoàn chịu trách nhiệm tìm hiểu tình hình của các tiểu đoàn, sư đoàn và tập đoàn quân của Đức bằng cách liên tục lắng nghe các bức điện vô tuyến của địch.

Hạ sĩ Nika Grigoriev, người phụ tá trung thành của tôi, và tôi ngồi nghe lỏm những buổi chuyển phát vô tuyến của các tiểu đoàn và sư đoàn Đức bằng thiết bị vô tuyến bắt được của địch. Đôi khi chúng tôi bắt được những thông tin rất quan trọng, bởi trong lúc chiến đấu chúng thường phát tin mà không dùng mã khóa. Bộ thiết bị radio có phạm vi hoạt động chỉ khoảng một kilômét, do đó chúng tôi phải bố trí nó ngay gần chiến hào ở tuyến đầu. 

Nika và tôi tới được vị trí trung đoàn của sư đoàn 44 vào chiều ngày 29 tháng Mười Hai. Khi bước vào trạm quan sát của trung đoàn trưởng, chúng tôi đã rất mệt và khắp người lấm lem. “Hãy tận tình giúp đỡ thiếu uý Finkelshteyn hoàn thành nhiệm vụ quân sự quan trọng của anh ta.”, đó là mệnh lệnh của sở chỉ huy mà tôi chuyển cho viên đại uý có bộ mặt ủ rũ, râu ria lởm chởm. “Quỷ quái nào mà họ lại đưa anh tới chỗ tôi thế?” tay đại úy râu ria càu nhàu. “Nếu anh mất mạng, tôi sẽ phải viết lên một báo cáo – thuật lại tất cả sự việc đã diễn ra thế nào và tại sao.”

“Hãy tìm lấy một hầm trú ẩn còn trống. Và nhớ đây, đám ishak (nghĩa đen là “con lừa”) sẽ oanh kích vị trí của chúng ta hàng ngày chính xác vào lúc 16 giờ. Đừng ló mặt ra khỏi hầm trú khi chúng bắt đầu rú lên. Hôm qua bọn ishak đã giết mất sĩ quan phụ tá của tôi và hai người lính nữa. Nhìn xem những cái cây lớn bị gẫy kia, tác phẩm của chúng đấy.”

Ishak là tên mà binh lính đặt cho loại giàn phóng tên lửa nhiều ống đặt trên xe tải của Đức, tương tự loại Katyusha nổi tiếng của chúng ta. Chúng bắn tới với những tiếng rú kinh khủng “yya-yya-yya”. Sức nổ của những quả tên lửa đó rất mạnh.

Nika và tôi tìm thấy một hầm trú ẩn còn chưa bị phá huỷ đã bị ngập nước một phần. Chúng tôi tát nước ra và lót lên một lớp cành vân sam. Bên trong rất lạnh, ẩm ướt và thiếu thoải mái. Chúng tôi có vodka – thứ tiền lương của lính – và tôi phái Nika đi kiếm về một chiếc lò sưởi. Một giờ sau Nika quay về tay không. Chẳng ai có một chiếc lò sưởi dự trữ cả.

Tôi tới gặp người đại uý có tác phong lôi thôi, hy vọng anh ta có thể giúp mình. Phía trước hầm trú ẩn của anh ta, một người lính gác đang hơ tay mình trên một chiếc lò cá nhân, đang hừng hực đốt cháy những cành củi khô. Đột nhiên lũ ishak bắt đầu rú lên. Mọi người đều mau chóng ẩn nấp tựa như một cơn bão mùa đông đã quét sạch họ đi. Khi tay lính gác chúi đầu vào một căn hầm, tôi vội chộp lấy chiếc lò và chuồn nhanh. Giữ chặt chiếc lò tỏa khói trong đôi găng tay đang bắt lửa, tôi chạy thật nhanh về hầm của mình. Nhìn lại đồng hồ tôi nghĩ, “Lũ chó đẻ này chính xác thật”. Chiếc đồng hồ đang chỉ 4 giờ 2 phút chiều.

Nika và tôi nhanh chóng sắp xếp vị trí cho chiếc lò, bỏ thêm vào vài cành cây khô và bật chiếc máy vô tuyến lên. Trong hầm dần ấm lên và đã thấy thoải mái hơn. Chúng tôi vừa lắng nghe những thông báo của bọn Đức về tình hình mặt trận quân ta, vừa lau khô đôi chân. Bất thình lình hai tay lính lăm lăm súng xuất hiện ở cửa hầm chúng tôi. Một người hét lớn, “Hende Hohn! (tiếng Đức nói theo kiểu Nga: “Giơ tay lên!”), không được động đậy!” cùng với một tràng dài đầy những lời tục tĩu mà tôi từng được nghe mẹ mình sử dụng. Tôi cố gắng giải thích cho anh ta chúng tôi là ai và tại sao chúng tôi lại có mặt ở đây, nhưng anh ta không thèm nghe. Anh ta đánh vào ngực tôi bằng khẩu tiểu liên và nổ súng lên trần. “Nếu cử động mày sẽ được ăn một viên đạn vào cái sọ khốn khiếp của mày! Hạ sĩ, hãy đi gọi đại uý tới, chúng ta đã bắt được bọn gián điệp.”

Khi đại uý tới, anh ta nhận ta chúng tôi, và vừa cười, anh ta vừa nói, “Đừng giận họ thiếu uý. Hôm qua một nhân viên SMERSH (Phản gián quân đội) đã nói với chúng tôi rằng đang có một tên gián điệp trong sư đoàn chúng tôi. Bất cứ khi nào binh lính chúng tôi tụ tập quanh bếp dã chiến hắn lại phát tín hiệu cho bọn Fritz và chúng lập tức nhả đạn vào chúng tôi.” Rắc rối được dàn xếp ổn thoả, chúng tôi mời viên đại uý một cốc trà. “Có lẽ các anh có thứ nào khác mạnh hơn chăng?”  Nika lấy ra một bi đông vodka và sau lần chạm cốc thứ ba chúng tôi đã trở thành bạn thân của nhau.

“Hãy nghe tôi này thiếu uý” tay đại uý râu ria nói, “Gần đây những người trong đội tuyên truyền có tới chỗ chúng tôi để phát sang bọn Đức bằng một chiếc loa phóng thanh. Họ đã để quên chiếc loa khi rời đi. Hãy nguyền rủa lũ con hoang Phát xít bằng chính thứ tiếng Đức bẩn thỉu của chúng. Tớ sẽ nói và cậu sẽ dịch lại. Tớ chính là một chuyên gia về chửi tục đây”.  Tôi cố giảng giải cho anh ta là ở trường tôi chỉ được học tiếng Đức chứ không học chửi tục. “Không hề gì, cứ làm hết khả năng của cậu” tay đại uý nói. “Hãy ra chỗ chiến hào gần nhất, chỉ cách đây khoảng 100 mét.” 

Đằng sau chiến hào có một hẻm núi phủ đầy dây kẽm gai. Bọn Đức đang có mặt ở phía bên kia. Không khí rất yên tĩnh và chúng tôi tới gần đến nỗi có thể nghe thấy tiếng chúng đang gọi nhau. Có tên nào đó đang thổi bài hát ưa thích của chúng, bài “Lyly Marlen” bằng một chiếc ácmônica. “Làm đi nào!” đại uý nói và đưa tôi chiếc loa. Tôi không tài nào chửi thề bằng tiếng Đức hay như cách tay đại uý chửi bằng tiếng Nga. Nhưng câu sau trôi chảy hơn câu trước, và bọn Đức cũng đáp lại bằng thứ vốn chửi thề tiếng Nga xuất sắc nhất của chúng. “Cái lũ con hoang này học được cũng khá thật! Tớ sẽ dạy cho chúng một bài học!” viên đại uý vừa nói vừa trèo vào cái boongke gần đấy và nã một tràng đại liên về phía vị trí bọn Đức. Bọn Đức đáp trả lại ngay lập tức. Một chốc sau trận đấu súng đã lan rộng ra khắp chiến tuyến. Bọn Đức bắn pháo sáng gắn dù trên khắp hẻm núi phía chúng tôi. Bần trời được chiếu sáng rực tựa như ban ngày.

Trung đoàn trưởng gọi cho chúng tôi và hét lên, “Cái quái quỉ gì đang diễn ra vậy?” “Không có gì nghiêm trọng cả, đó chỉ là bắn pháo hoa ngày hội thôi mà” đại uý trả lời.

Josef Finkelshteyn

CHIẾN THẮNG

Tháng Năm năm 1945 tôi đang ở vùng núiAlpsthuộc nước Áo, gần thành phố Gratz. Đó đang là dạo mùa xuân, trời nắng ấm, những khu nghỉ dưỡng mùa đông tuyệt đẹp có thể trông thấy rõ trên những ngọn núi phủ đầy tuyết. Mọi người đang trong tinh thần hưng phấn; chiến tranh chắc chắn sẽ sớm kết thúc.

Tiểu đoàn Trinh sát vô tuyến 345 của tôi thu thập thông tin về chỗ đóng quân và chuyển quân của bọn Đức. Tôi ngồi nghe những tin tức hàng ngày từ Berlin, London và New York qua chiếc radio chiến lợi phẩm và viết báo cáo cho bộ chỉ huy Phương diện quân.

Một hôm tôi nghe được trên BBC, “Chủ tịch Quốc hội Thụy Điển thông báo rằng Hitler đã cho ông ta biết quyết định đầu hàng có điều kiện của mình.” Vào ngày 2 tháng Năm đàiBerlinthông báo, “Adolph Hitler đã chết do những vết thương nghiêm trọng. Đô đốc Donitz đã lên nắm quyền chỉ huy toàn bộ quân đội Đức.”

Cuối cùng, ngày 7 tháng Năm, trong bản tin của người Mỹ, tôi chợt nghe được, “This is the Voice of America, Americaat war." (Đây là Đài Tiếng nói Hoa Kỳ, tiếng nói của nước Mỹ trong thời chiến - ND) đây là câu mở đầu của tất cả những bản tin của đài VOA trong những năm đó, "Nước Đức đã chấp nhận đầu hàng vô điều kiện! Trong ngày mai thỏa ước này sẽ được ký kết!”

Chiều hôm đó tôi nhận được lệnh tức khắc đi đổi cái thông tin lý thú đó lấy rượu vang trong các thị trấn lân cận. Và do không còn rượu vang sót lại trong các thị trấn đằng sau chiến tuyến của chúng tôi, một tài xế cùng tôi đi lên phía trước mặt trận. Bầu không khí xung quanh chúng tôi được bao phủ bởi một sự im lặng khác thường. Chiến tranh không còn tiếp diễn nữa.

Trong những ngôi làng mới bị bọn Đức sơ tán vẫn còn rất nhiều rượu vang. Rất nhiều thùng rượu bị bắn thủng và vơi mất một nửa. Đó là hậu quả trò nếm rượu của đám lính ta đi tiên phong. Chúng tôi chỉ cần những thùng còn đầy. Cuối cùng chúng tôi tìm thấy một ngôi làng chưa bị tàn phá và bước vào ngôi nhà gần nhất. Tôi thông báo cho họ về cái chết của Hitler và sự đầu hàng vô điều kiện vào ngày mai của nước Đức. Tin này mau chóng lan đi khắp làng. Mọi người mau chóng tới đầy căn phòng. Ông xã trưởng, một ông béo mặc chiếc quần soóc bằng dạ và đội chiếc mũ màu lá mạ có gắn lông chim, mời mọi người bước vào nhà mình. Ông ta nói với chúng tôi rằng ông luôn yêu mến người Nga và căm ghét Hitler. Con trai ông ta, bị người Anh bắt làm tù binh, giờ đây đã có thể sớm trở về nhà. 

Chúng tôi cạn ly với những người Áo, vài người mặc quần soóc, vài người đánh quần dài, có cả đám phụ nữ còn trẻ và đã luống tuổi, quyến rũ và không quyến rũ. Tất cả bọn họ mau chóng trở nên đáng yêu trước mắt tôi. Những người Áo cất giọng hát những bài yodel (dân ca Áo-Thụy Sĩ - ND); người lái xe và tôi thì hát bài hát Nga “Katyusha”. Lát sau, bước đi lảo đảo, chúng tôi tìm đường quay trở ra phố. Chiếc xe của chúng tôi đã chất đầy những thùng rượu. Những người Áo giúp chúng tôi leo trở vào trong cabin xe. Tới giờ tôi vẫn không hiểu làm sao lúc đó chúng tôi có thể lái nổi về đơn vị mình mà không bị đâm vào chỗ nào trên đường. 

Tối ngày mùng Chín tháng Năm, chiến tranh được chính thức tuyên bố là đã kết thúc. Tiểu đoàn tôi tổ chức một bữa ăn mừng. Mỗi người đều được nhận một lít rưỡi thứ rượu vang mà tôi đã đem về. Ít nhất đó là tiêu chuẩn chính thức; thực ra anh có thể uống đến hết sức mình. Chiều hôm đó, không ai còn có thể đứng vững trên hai chân mình được nữa. Súng nổ ở khắp nơi. Những luồng đạn xanh đỏ rạch dọc ngang bầu trời. Người ta có thể cho là có đánh nhau, nhưng đó chính là lễ mừng hòa bình. Thế giới và tất cả xung quanh tôi đều đang say xỉn và cứ thế kéo dài cho tới khi kết thúc. Đó chính là CHIẾN THẮNG! 

Nước Áo là một đất nước tươi đẹp và yên bình, nhưng giờ đây điều chúng tôi thực sự mong muốn là được trở về quê nhà.

HỒI ỨC CỦA LÍNH THÔNG TIN

Yurii Koriakin

Tôi bị động viên vào tháng Mười năm 1941, khi vẫn còn học lớp 10, trong những ngày Matskva tràn ngập nạn phá hoại, cướp bóc và hoảng loạn. Tôi bị động viên dù mới vừa qua sinh nhật lần thứ 17 của mình. Có lẽ nhằm mục đích không bỏ sót dù chỉ một người lính trong tương lai cho bọn Đức.

Trong khoảng một tuần lễ, tôi hoạt động như thành viên trong một nhóm của quân ủy khu  Il'ino-Zorino, ngoại ô Gorkiy. Những khu trại lớn có tổ chức được lập tại đây. Họ dồn chúng tôi trong những hầm trú xây âm một nửa dưới đất chứa tới 300-400 người. Tôi được xếp vào khóa học dành cho hạ sĩ quan. Chúng tôi được bố trí đi đào những chiến hào. Họ chuẩn bị huấn luyện chúng tôi thành những sĩ quan nằm vùng, nhiệm vụ này nghĩa là cầm chắc cái chết. Đại diện của các binh chủng khác cũng thường xuyên tới trại này. Họ chọn lựa và tuyển lấy những ai phù hợp công tác của họ. Trình độ chưa hết lớp 10 của tôi được coi là mức văn hóa khá cao thời kỳ ấy, nên tôi cũng được chọn. Đầu tiên người ta cho tôi vào một đơn vị Cận vệ súng cối phản lực. Tại đấy tôi bị loại và gửi trả về bởi tôi đã kể rằng cha tôi đang ngồi tù. Rồi tôi lại tới một đơn vị khác. Một lần nữa tôi bảo với họ rằng cha mình đã bị tù – tôi là một người thành thật, nhưng đáng ra tôi nên nói dối – do đó tôi nói dối trong lần thứ ba, khi họ tới để tuyển những điện đài viên. Tôi quyết định: “Mình nên nói gì nhỉ? Mình sẽ bảo rằng cha mình đang đi tản cư. Ai mà kiểm tra ra được?” Mọi việc xảy ra đúng như thế. Tháng Hai năm 1942, cuối cùng tôi cũng tới được mặt trận, trước đó thậm chí còn học xong khóa dạy liên lạc viên vô tuyến của trường Gorkiy. Một lần nữa tôi lại gặp may: tôi trở thành điện đài viên tại Zapoliarye, trên tuyến Kandalaksha thuộc Lữ đoàn Lính thủy đánh bộ độc lập số 77. Do đó, đơn vị chúng tôi gồm toàn thủy binh. Họ khác thường ở chỗ cứ nói được một từ tiếng Nga bình thường thì phải chêm vào tới năm câu chửi thề. Tôi cũng biết những câu chửi đó, nhưng chửi nhiều, dẻo miệng, thường xuyên và cứ tự nhiên phun ra như họ thì thật đáng nể đối với tôi. Ngoài ra, họ thường cởi nút cổ áo để phanh ngực áo lót kẻ sọc cho mọi người thấy, và họ khoe cả những hình xăm – nội dung không ngạo đời hay tục tĩu mà rất yêu nước: chân dung Stalin hoặc một chiếc mũ thủy thủ. Bọn Đức, chứ không phải Phần Lan, đối đầu với chúng tôi: Sư đoàn SS Nord, những tên lính to lớn, mạnh khoẻ, trang bị tốt. Mùa hè năm 1941 chúng tiến qua biên giới được 150 kilômét, nhưng khi còn cách Kandalaksha 70 km thì chúng bị chặn lại, và suốt từ mùa thu năm 1941 cho tới mùa hè năm 1944 không hoạt động quân sự tích cực nào được tiến hành trong khu vực mặt trận của chúng tôi. Mặt trận yên tĩnh được gần hai năm rưỡi, chúng tôi thậm chí còn đào được chiến hào, dù cách duy nhất để xuyên thủng lớp đất băng giá này là dùng cuốc chim hoặc xà beng. Hai bên sườn chúng tôi bị bỏ trống – ở đấy toàn là đầm lầy và hồ ao. Các anh đã xem phim “Nơi đây bình minh yên tĩnh” chưa? Một cuốn phim hay. Vâng, họ chiếu lại đúng cảnh vật nơi đó. Thật hoang vắng. Thêm vào việc để trống hai bên cánh và thói quen chiến đấu vào mùa đông, khi đầm lầy và hồ ao đóng băng, nhiều hoạt động trinh sát-nghi binh được tiến hành đằng sau phòng tuyến của địch.

Hai tới ba trung đội được nhập lại, gồm từ 60 tới 90 người, cộng thêm tôi và máy điện đài, và tất cả cùng đi lang thang trong hậu phương quân Đức. Chúng tôi di chuyển bằng bàn trượt, đôi khi có đem theo hươu để vận chuyển đạn dược và thương binh. Không bao giờ chúng tôi đem theo chó – chúng hay sủa, lũ khốn khiếp. Chúng tôi tiến rất xa, tới tận Rovaniemi (khoảng 200-250 km. - ND), và đi trong những ngày mà thậm chí ngay bọn Đức cũng không chịu ra chiến đấu. Ví dụ những Lễ Giao thừa năm 43 và 44 tôi đã phải đón ở sau phòng tuyến của địch. Chúng tôi khởi hành vào khoảng 20 tháng Chạp, do đó tới Giáng sinh chúng tôi đã lọt sâu trong hậu phương địch. Thằng Đức nào lại đi đánh nhau trong đêm Giáng sinh? Vậy mà đám lính Nga lại làm chuyện đấy. Thế đó – lũ Nga tinh quái! Chúng tôi tấn công những đồn bót của quân Đức, gài mìn các con đường. Chúng tôi luôn tính toán sai lực lượng, đó là lý do tại sao thất bại thường xảy ra – tin tình báo hiếm khi chính xác: thường là một đồn phòng thủ hoá ra không yếu như trinh sát báo cáo, trong đồn có tới 200 lính thay vì 50. Những lần ấy hành quân rất khó khăn: vừa rét, vừa sợ, lại vừa mệt nhọc. Cứ thử sống khoảng ba tuần trong cái lạnh âm 20-30 độ ấy mà xem! Thế đấy! Mặc dù chúng tôi ăn mặc khá ấm: valenki (ủng nỉ), quần bông, áo choàng ngụy trang mùa đông, rồi tới áo vét, quân phục, đồ lót bằng len ấm, và trong cùng là đồ lót vải lanh thông thường. Họ phát cho chúng tôi rượu vodka và 100 gram bánh mì mỗi người một ngày. Chúng tôi cũng được cấp thịt hộp Mỹ. Hương vị thật dở! Một hộp thiếc to, trong có một lượng mỡ lợn chỉ vừa đủ phết lên một lát bánh, và ở giữa – một mẩu thịt bằng nhỏ bằng nắm tay. Dù sao, chúng tôi cũng không chết đói ... còn có bánh mì khô. Chúng tôi thậm chí còn có đèn dầu, thường được gọi là loại “ấn-đẩy”. Đó là một cái hộp thiếc nhỏ, cỡ bằng hộp mứt, trong chứa sáp pha cồn. Nếu bạn đốt cái hỗn hợp này, nó sẽ cháy và cho một ngọn lửa trắng sáng. Nhờ nó bạn có thể hâm thức ăn hoặc đun nước.

Nhưng sao lại đi đốt cồn – phải đem uống nó chứ! Đó là lý do chúng tôi bỏ nó vào một mảnh giẻ và đem vắt – bạn sẽ lấy được khoảng 50 gram rượu cồn, và kể từ khi chúng tôi được nhận khá nhiều hộp chất đốt đó, ta có thể nhậu thoải mái, dù việc đó tất nhiên là không hay ho gì, nhưng chỗ sáp còn lại vẫn cháy tốt. Về vũ khí, trong những cuộc đột kích đó chúng tôi đem theo tiểu liên và lựu đạn, đôi khi có thêm một hay hai khẩu Degtiarev. Từ năm 1942 trở về trước chúng tôi vẫn còn sử dụng loại súng trường Mosin – tất nhiên đó là loại vũ khí rất bất tiện, về sau họ cấp cho chúng tôi loại tiểu liên PPSh. Hoàn toàn không có hỗ trợ hoặc thả dù tiếp tế từ “miền đất lớn”. Nói chung, chúng tôi vác tất cả trên đôi vai mình: súng tiểu liên, ba lô, máy điện đài. Điện đài của chúng tôi là loại V-100 sản xuất tại Mỹ, có bộ phận thu phát to bằng cái TV cỡ trung. Khi ở chế độ thu tin, nó sử dụng một bộ ắc quy BAS-80, cấp được 80 Volt, nhưng khi chuyển tin nó cần bộ nguồn phụ, do đó mới có tên gọi “động cơ lính” đi kèm: một cái giá ba chân gập lại được có gắn pê đan, thường được quay bằng tay. Nó có công suất mạnh hơn loại do ta sản xuất, và mỗi khi phải đi xa, chúng tôi luôn đem nó theo. Chúng tôi rất hiếm khi di chuyển bằng máy bay: người ta sợ chúng tôi sẽ bị phát hiện. Nói chung, công việc của một điện đài viên rất khác thường: anh luôn phải hoạt động đơn lẻ. Cấp trên đày đọa anh mọi điều chỉ vì sợ anh bị phát hiện và bị pháo địch tiêu diệt, đồng thời họ cũng không thể thiếu chúng tôi, do đó chúng tôi luôn có mặt, trong một hầm trú ẩn, một cái hào, một hố bom; anh bò vào trong và ngồi đó để sẵn sàng chờ được gọi, nhưng anh chỉ được đi máy bay thực hiện nhiệm vụ trong những trường hợp cấp bách nhất. Tín hiệu tới chúng tôi đều đã được mã hóa thành những cột năm chữ số, do đó tất nhiên tôi không thể biết được nội dung của chúng. 

Tôi nhớ nhất mùa đông của năm 43-44. Đó là chuyến hành quân đẫm máu nhất của chúng tôi. Chúng tôi có từ 80 tới 90 người, và tổn thất tới 30-40 người, tức là cứ mỗi người trong nhóm thì có một người khác bị thương hoặc hy sinh. Lần ấy có một trường hợp bi thảm xảy ra. Có hai anh em cùng phục vụ trong đơn vị chúng tôi, và trong trận đột kích vào một công sự bê tông, một người trong họ chui vào bên trong, nhưng người còn lại, do không biết chuyện đó, đã ném vào một quả lựu đạn và giết chết anh ta. Anh ấy đã đau khổ ghê gớm ... Thậm chí đã định tự sát. Ngay khi đấy chúng tôi nhận được lệnh của Stalin – không được bỏ lại những người đã chết, và nhất là những người bị thương, tất cả phải được đưa về. Chúng tôi lôi họ trên những chiếc "volokushas" – một chiếc cáng nhỏ bằng gỗ dán có gắn sợi thừng kéo. Lần đó tôi phải kéo về một thủy binh bị thương. Thực ra, chiếc cáng không quá nặng, nhưng phải kéo đi hàng chục dặm đường, thêm nữa tôi còn phải mang cái điện đài, một khẩu tiểu liên, chiếc ba lô tôi đặt dưới chân anh ta... lại không phải trên đường lộ - có đến cả trăm lần tôi làm ngã anh ta trên những chỗ gập ghềnh và phải đặt anh ta lên cáng trở lại. Anh lính thủy đó, hiện tôi vẫn không biết được tên, bị thương vào ngực, và dù tôi đã băng cho anh, máu vẫn cứ chảy ra. Tôi còn có thể làm được gì? Chúng tôi không đem y tá theo cùng. Mỗi lần hồi tỉnh, anh ấy lại van xin: "Người anh em, hãy bắn tôi đi, bắn tôi đi, người anh em... “ Cuối cùng tôi cũng đưa được anh về tới nơi, nhưng lúc đó anh đã chết mất rồi. Thêm nữa, khi ra chiến tuyến, chúng tôi bắt buộc phải giữ liên lạc chặt với Sở chỉ huy. Chỉ huy trưởng, thiếu tá Karasev, một người rất khắt khe, bắt chúng tôi phải luôn chuẩn bị điện đài sẵn sàng, và bạn tôi lại cắm nhầm nguồn ắc quy 80 V vào dây bóng đèn, có hiệu điện thế cho phép chỉ 2.5 V! Tất nhiên, tất cả đèn bên trong đều cháy sạch, nên máy chỉ có thể chuyển tin nhưng không nhận tín hiệu được nữa. Chỉ huy hét lên: “Tao sẽ bắn chúng mày, lũ cặn bã!”. Tất nhiên anh ta không bắn chúng tôi, nhưng bù lại dịp đó chúng tôi không được nhận bất cứ thứ huy chương bằng khen nào. Một lần khác, sau khi quay về căn cứ, chúng tôi kéo lật một chiếc xe tải chở bánh mì, đang đói quá mà. Một bản cáo tội tất cả đám chúng tôi được lập, và dù người ta cũng đã tìm mọi cách bưng bít, chúng tôi lại một lần nữa mất cơ hội được khen thưởng. Nói chung, cứ chuẩn bị tới dịp khen thưởng là tôi lại gặp xui xẻo. Năm 45, tôi cứu sống trung đội trưởng đã gần chết đuối khi vượt sông, và vì đã cứu chỉ huy, đáng ra anh phải được khen thưởng – một lần nữa họ lại không trao cho tôi. Vâng, tôi cũng có được một Huân chương Sao đỏ, một huy chương “Dũng cảm”, nhưng thế cũng không nhiều lắm... Dù sao, người ta cũng không thưởng quá nhiều cho một tay lính trơn.

Vài lần chúng tôi đem về tù binh. Chúng tôi không bắt quá nhiều: chúng gây biết bao phiền toái. Tất nhiên, tốt nhất là bắt được bọn sĩ quan, những “cái lưỡi” ở cấp thấp hơn thì không hữu dụng. Đám tù binh phải cùng trượt tuyết với chúng tôi và đôi khi bị bắt phải kéo thương binh. Ván trượt của bọn Đức rất tiện lợi. Của chúng tôi – valenki và dây buộc bằng da mềm, còn của chúng có “kiểu Ba Tư”, nghĩa là một đôi giầy ấm có đầu uốn ngược lên, đặt dưới một cái kẹp gắn vào ván trượt. Mỗi khi quay về, người ta có bố trí ôtô hay xe chó kéo ra đón chúng tôi, đưa tù binh đi hỏi cung và chở thương binh tới bệnh viện. Sự mệt mỏi của chúng tôi lúc đó đã tới tột cùng, một sự mệt mỏi ghê gớm, cùng kiệt... Nhưng chúng tôi thế vẫn còn may: chúng tôi không phải là những kẻ duy nhất phải làm việc này. Tôi được biết có đội chẳng may rơi vào ổ phục kích, và vài người bị bọn Phần Lan bắt được, mà bọn Phần Lan thì thật tàn ác. Vì thế hẳn tôi đã được nhận một món quà của số phận, món quà không ai có thể ban cho một cách hào phóng hơn – tôi vẫn CÒN SỐNG. Vậy mà tôi đáng lẽ đã phải chết, và không chỉ một lần.

Suốt mùa hè mọi chuyện đều dừng lại: cả bọn Đức lẫn chúng tôi không bên nào chịu tấn công. Chốt điện đài của chúng tôi đặt trên đỉnh một ngọn đồi, cách chiến tuyến khoảng 300 mét, ngụy trang giữa đám cây lá rậm rạp. Vâng, lúc này đang là tháng Bảy, trời nóng nên chúng tôi cởi quần áo ra và tắm nắng. Đột nhiên, không biết từ đâu một chiếc “Focke-Wulf” xuất hiện! Nó nã một tràng vào chúng tôi rồi lượn vòng và bắn một loạt nữa, và rồi bắt đầu rượt đuổi chúng tôi. Nó bay khá thấp, khoảng 10-15 mét, thậm chí chúng tôi còn thấy cả tên phi công đang cười cợt, còn chúng tôi, tay không tấc sắt, mình trần như nhộng, đang chạy tán loạn trên trảng cỏ xanh. Hắn đã bắn trượt, thật hú vía. Ngoài chuyện ấy ra, những thứ khác thật tẻ ngắt. Nhiều người xin được chuyển sang mặt trận khác, nhưng thường là không ăn thua gì: "Cứ ngồi yên đấy. Ở đây cũng có đánh nhau. Tổ quốc yêu cầu anh có mặt tại những nơi cần có anh”. Bom đạn liên miên suýt làm chúng tôi thiệt mạng bởi cả hai bên đều thả bom cháy để thiêu rụi các cánh rừng. Trong thời gian yên tĩnh, người ta bắt lính tráng làm đủ chuyện. Thường thường, chúng tôi phải đi nhặt quả rừng đem tới bệnh viện: việt quất, dâu, quả lý. Chỉ tiêu của mỗi ngày: mang được về nhà bếp một hộp sắt tây đầy quả. Vâng, chúng tôi cũng tự mình tổ chức nhiều thứ: xây dựng một xưởng cưa gỗ, đào hầm trú ẩn, xây một câu lạc bộ sức chứa 200 người. Chỗ chúng tôi cũng có diễn kịch và chiếu phim. Tổ chức được vài giải thi đấu thể dục thể thao. Đôi khi có cửa hàng lưu động tới phục vụ. Tại đấy, bằng đồng lương quèn được trả chúng tôi có thể mua được thuốc bột đánh răng, nước hoa, phong bì để gửi thư. Và còn tình tang với mấy cô lính thông tin, hoặc với mấy ả nhân viên kiểm duyệt ở quân bưu trạm dã chiến. Ở đấy các cô gái xinh xắn và có học hơn.

Năm 1944, khi một chiến dịch tiến công đang được chuẩn bị, những đơn vị mới, hầu hết là cánh pháo binh, ùn ùn kéo tới. Họ được lệnh phải đột kích qua tuyến phòng thủ mà quân địch đã xây dựng trong suốt hai năm rưỡi trời. Đấy là lần đầu tiên tôi được thấy hỏa tiễn "Katiushas", nhưng tôi ấn tượng với những giàn “Andryushas” hơn bởi hình dáng to mập của quả đạn (tức giàn hỏa tiễn hạng nặng BM-31-12, chuyên dùng phá hủy hệ thống hầm hào phòng thủ - ND), nằm trong hộp chứa gỗ hình tròn để có thể dễ dàng lăn đi được. Thế rồi có lệnh xuống yêu cầu tất cả những gì đang di chuyển sau chiến tuyến quân Đức đều phải bị huỷ diệt, kể cả lũ chó. Lúc này đang là mùa hè, và đám trinh sát thông báo họ trông thấy có mấy ả gà mái trần truồng đang bơi lội trên hồ và tắm nắng, có lẽ đó là một nhà thổ di động phục vụ bọn SS (có cách nào khác để tìm thấy đàn bà trong cái đám rừng hẻo lánh như vậy?), và họ trút xuống đó một loạt “Katiusha”. Giờ đây nhớ lại tôi thấy chuyện này thật dã man, nhưng vào thời điểm ấy thế là bình thường – chúng tôi đã cười cợt với nhau, thế đấy. Tất cả chúng tôi đều sẵn sàng làm thế. Các bức tranh cổ động vẽ hình một người đàn ông nhìn thẳng vào bạn và hỏi: “Anh đã giết được tên Đức nào chưa?” được treo ở khắp mọi nơi. Hay một người Slavơ đang ngồi và giơ lên trong lòng bàn tay ba cái vỏ đạn rỗng, cùng một câu thơ ghi ở dưới: “Hỏi sao không khỏi tự hào, ba viên đạn bắn ba thằng Đức tiêu!”. Tinh thần chung là như vậy, trong bọn chúng tôi ai cũng từng trải qua biết bao gian khổ của thời chiến, ai cũng có người thân đã chết hoặc đang trong vùng bị địch tạm chiếm.

Cuộc tấn công bắt đầu vào mùa hè năm 1944 và chúng tôi đã tiến được tới Rovaniemi. Chúng tôi không đi ở tuyến đầu, nhưng phải vác điện đài đi cách hàng lính bộ binh chỉ khoảng hai ba trăm mét. Thế đấy, nếu như anh để bị giết thì thật là ngu xuẩn – chẳng ai thèm nhắm vào anh. Tuy nhiên vào thời điểm ấy, đám điện đài viên chúng tôi đóng vai trò rất quan trọng, do thiếu liên lạc hữu tuyến nên mọi hoạt động hiệp đồng tác chiến đều phải thực hiện thông qua điện đài. Hơn nữa, lúc này tôi đã được thăng chức trung sĩ và chỉ huy một trạm điện đài với hai nhân viên dưới quyền.

Tháng Chạp năm 1944, trung đoàn tôi được chuyển tới vùngVologdađể nghỉ ngơi, nâng cấp khí tài và bổ sung quân số. Chúng tôi tiếp nhận loại điện đài mới. Nhờ rượu vodka giúp sức tôi đổi được khẩu tiểu liên PPSh của mình lấy một khẩu PPS báng gập; tuy hay giật vào sườn trong khi bắn nhưng nó lại nhẹ và có một băng đạn hình hộp. Chúng tôi được phát 75 gram rượu cồn mỗi ngày cho từng người, nhưng do làm việc ở trạm điện đài, xa hậu cần, họ cấp hẳn một lúc khẩu phần cho 10 ngày – 750 gram, anh cứ việc mà say lử cò bợ. Hình thành một cuộc đổi chác như sau: tôi đưa một bình rượu cồn cho viên trung sĩ, còn anh ta đổi lại cho tôi khẩu tiểu liên. Thế là thuận cả đôi đàng. Bằng cách đó tôi xoay được cả giày ủng và áo khoác vải xanh củaCanada(thứ này rất có giá trị ở chỗ làm toàn bằng bông nguyên chất, không như hàng trong nước của ta)... Trong kho quân đội có rất nhiều thứ hấp dẫn, nhưng anh phải biết đúng cách mới kiếm được. Và rồi giai đoạn thứ hai trong cuộc đời binh nghiệp của tôi đã bắt đầu.

Vào tháng Giêng chúng tôi được chuyển tới Mặt trận phía Tây. Chúng tôi trải qua tái huấn luyện ở Đông Ba Lan, tại thị trấn Ostrow-Mazovetski, trở thành thành phần của Phương diện quân Belorussia 1 dưới sự chỉ huy của Rokossovskiy. Nhưng ngay khi chúng tôi tới nơi, mặt trận đã có sự thay đổi. Rokossovkiy được chỉ định làm chỉ huy Phương diện quânBelorussia2, còn Zhukov trở thành chỉ huy trưởng Phương diện quânBelorussia1. Họ chuyển chúng tôi sang Phương diện quânBelorussia2. Chúng tôi chỉ bắt kịp phương diện quân của mình khi đi tới tậnPomerania.Pomeranialà một vựa lúa, vùng sản xuất nông nghiệp lớn nhất ở Đức, trồng rất nhiều khoai tây và hơn nữa là rất nhiều rượu nặng. Đây là nơi diễn ra câu chuyện mà tôi đã thuật lại trong một truyện ngắn in trên tờ Nezavisimaya Gazeta. Tại Koslin (Koszalin) chúng tôi tiến tới sát biển, rồi quay xuống phía đông, gần tớiGdynia, rồi quay lại và tiến về Swinemunde (Swinoujscie). Lúc này tôi phục vụ tại trạm radio của trung đoàn, gắn trong một chiếc “Studebaker US6x6” hay "sudar'", như chúng tôi thường gọi. Điện đài của Mỹ, loại SCR-399 một máy, gắn trên rơ moóc có cabin.

Trạm thu phát radio SCR-399. Mùa thu năm 1945.

Ngoài ra, trong chiếc xe tải còn gắn bộ dụng cụ sửa xe và một cái áo khoác da cho tài xế. Nếu bạn từng thấy cảnh tất cả các vị chỉ huy cao cấp của chúng ta diễu hành ngoài mặt trận trong bộ áo khoác da, thì đó chính là những cái áo lấy từ bộ phụ kiện đi kèm chiếc Studebaker của Mỹ. Đột nhiên vào chiều ngày mùng 9 tháng Năm chúng tôi được gọi tới Kolberg (Kolobrzeg) và nhận lệnh thu xếp lên một chiếc xà lan. Họ bảo chúng tôi được bố trí vào thành phần của một lực lượng đổ bộ. Chiếc xà lan rộng khoảng sáu mét, chúng tôi buộc chiếc Studebaker của mình vào sàn tàu và chuyển những con ngựa cùng đại bác vào trong khoang trống. Ngay khi trời vừa tối, chúng tôi bắt đầu lên đường. Hãy thử tưởng tượng xem – bộ binh mà đi ngoài biển! Chúng tôi bị nhồi lắc dễ sợ! Tệ nhất là khi một trong những sợi cáp buộc chiếc xe bị đứt. Vâng, khi đó chúng tôi đã nghĩ rằng, nếu chiếc Studebaker rơi xuống biển, tất cả chúng tôi sẽ phải ra tòa án binh. Trong đám chúng tôi có một tay thủy thủ, một điện đài viên tên là Arkashka Kucheriavyi, dânLeningrad. Anh ta trườn dọc theo mạn lườn hẹp gần sát mặt sóng, tìm được một đoạn xích sắt, và thế là chúng tôi lấy nó để ràng chặt chiếc xe tải lại. Tới sáng chúng tôi đã trông thấy đất liền, nơi ở nhà thông báo là: "Đan Mạch. ĐảoBornholm". Khi chúng tôi tiến vào gần bến cảng, lúc độ sáu giờ sáng, chúng tôi nghe có tiếng súng nổ, nhưng tới khi chiếc tàu kéo dắt chúng tôi vào thì tiếng súng ngưng, và chúng tôi lên bờ trong sự yên tĩnh tuyệt đối. Hóa ra ở đấy đang có 18 ngàn tên Đức trên đảo và sau khi chống cự một lúc, chúng mau chóng hiểu được vấn đề và đầu hàng. Lái xe ra ngoài thị trấn, tôi được quan sát cảnh sống đời thường ở đây. Ngay tại bến cảng có một cái biển đề chữ "Cafe", tôi và một anh bạn chui vào đấy, trông thấy bên trong có nhiều người Đan Mạch đang ngồi ăn kem. Chúng tôi quyết định phải mua thứ gì đó, bèn rút tiền ra (chúng tôi được cấp cho tiền mark Đức), nhưng người bán hàng lảng ra xa chúng tôi như quỉ phải mùi trầm, miệng nói câu gì đó nghe như "Nicht, Nicht" – có nghĩa là không dùng loại tiền này. Chúng tôi đành ra về tay không. Cũng trong ngày hôm đó chúng tôi được biết chiến tranh đã kết thúc. Tôi vặn bộ nhận sóng radio, bắt đài Maskva, ở đó họ cũng đang phát tin thông báo chiến thắng. Trong trường hợp này làm điện đài viên cũng có lợi: anh có thể ngồi nghe nhạc hoặc nghe tin tức; dù sao thì chúng tôi cũng vẫn phải làm việc này thường xuyên, luôn sẵn sàng để nhận tin đến. Thậm chí có lần tôi bị nêu tên trước cuộc họp đảng bộ chỉ vì đã nghe nhạc trong khi làm nhiệm vụ. Chúng tôi phải luôn nâng cao tinh thần trách nhiệm, đó là những gì mà SMERSH yêu cầu: điều gì xảy ra nếu như anh đang bắt liên lạc với kẻ thù? Bằng cách đó bạn thường xuyên bị kiểm soát. Vào thời kỳ này bạn phải luôn cẩn thận với nguy cơ bị tố giác, vu cáo.

Trung sĩ Yu. Koriakin, Graiforberg

Mùng 9 tháng Năm năm 1945

Chiến tranh đã kết thúc, nhưng chúng tôi phải trải qua hai tháng nữa ở cái chốn nghỉ chân ấy. Đáng tiếc là ở đây họ có lệnh cấm, nhưng chúng tôi đã linh động đổi xăng, dây điện thoại, bóng đèn, ắc quy để lấy nước hoa. Ngày 14 tháng Sáu là sinh nhật tôi. Mọi người bảo: “Cậu nợ chúng tớ nhé. Hãy tổ chức chút cay đi, chúng tớ đã phát ngán thức ăn của bếp dã chiến rồi”. Phải làm thế nào đây? Xem nào, chúng mình đang sống ngoài biển mà. Ừ thì cậu có thể đi bắt lấy mấy con cá, nhưng làm gì có lưới. Thì phải nghĩ ra cách - làm cho chúng (lũ cá) choáng. Chúng tôi có trong tay loại ắc quy cho đèn pin. Chúng rất có giá bởi mọi người, kể cả binh lính và sĩ quan, đều dùng đèn pin, nhưng theo quy định quân đội, chỉ chúng tôi mới được quản lý ắc quy. Tôi quấn rất vài bộ ắc quy quanh một cọc mìn cá nhân và một quả mìn chống tăng, và cùng với một đồng đội chèo ra biển, và rồi bằng một cuộn dây điện dã chiến, chúng tôi có được con thuyền từ một gã Đan Mạch. Chúng tôi chất mìn và dây ngòi lên thuyền và bắt đầu “buông câu” khi đã ra cách bờ khoảng nửa cây số – gắn dây ngòi vào, châm lửa và thế là xong. Còn nói về cá, khoảng nửa tiếng sau, chúng tôi chất lên đầy cả nửa chiếc thuyền! Chúng tôi quay về. Một tay lính tuần cầm tiểu liên chặn đầu chúng tôi: “Bước ra!”. Gã Đan Mạch đứng cạnh anh ta. Hắn đã bán đứng chúng tôi! “Đi đều bước!”.Taytrung sĩ dẫn chúng tôi về sở chỉ huy, càu nhàu: “Hãy xem này,” anh ta nói – “chúng đã kiếm ra một trò mới, làm choáng cá! Chúng mày đã xé rách biết bao nhiêu lưới. Đám ngư dân đang than phiền với chỉ huy kia kìa! Khi nào về tới sở chỉ huy, tao sẽ cho chúng mày biết tay!” Tôi không cho là họ sẽ đưa chúng tôi ra tòa, nhưng chúng tôi hẳn sẽ bị khiển trách hoặc bị phạt giam. Họ đã chuẩn bị từ lâu rồi – dán thông cáo khắp nơi và tổ chức mít tinh chỉnh huấn về cách thức cư xử với cư dân địa phương. Tôi nói với tay trung sĩ: “Thôi nào, thỏa thuận về vụ đi choáng cá nhé, hôm nay là sinh nhật tớ mà! Cứ vờ như chẳng thấy gì hết: cậu thả chúng tớ ra, còn tớ sẽ đưa cho cậu một con dao Phần Lan.”  Tôi có một con dao Phần Lan với cái tay cầm trạm trổ rất đẹp. Anh ta nói: “Thế nếu thằng Đan Mạch đi tố chúng ta thì sao?” “Tại sao lại thế? Hắn đã có phần cá của chúng tớ rồi.” “Thôi được” – anh ta nói – “đưa tớ con dao và xéo đi.” Vâng, chúng tôi quay về với đồng đội, kể lại câu chuyện, đám bạn bảo: “Thôi cứ để quỷ bắt nó đi, cái mớ cá ấy, nhưng hãy kiếm về cho chúng tớ chút rượu nhé.” 

Trung đội chúng tôi. Bornkholm, tháng Sáu 1945

Trong ảnh Yu. Koriakin đứng đầu tiên bên phải.

Ngày hôm sau, sau khi hết phiên trực, tôi xách lấy cái ống nhòm và tới một tiệm bán thuốc để thử đổi lấy ít nước hoa. Tìm thấy một tiệm thuốc ở Ronne. Tôi bước vào, một tay cầm cái ống nhòm còn tay kia làm một động tác: ngửi ngửi lòng bàn tay rồi xoa nó lên tóc, và lặp đi lặp lại nhiều lần để diễn tả rằng tôi cần một chai nước hoa bôi tóc.Taybán thuốc nói: "Ja, Ja", - gật gật đầu, ra vẻ là hắn đã hiểu. Tôi đưa hắn cái ống nhòm Zeiss 12x, đồ chiến lợi phẩm! Một món tuyệt vời! Trông rất oách! Còn hắn đem ra cả một chai to. Tôi giơ lên xem, đưa lên mũi ngửi – mùi rất thơm. À, tôi nghĩ, chắc hẳn là nước hoa đây rồi. Nhưng vỏ chai rất sẫm màu, nhìn không rõ bên trong, cái nút lại đậy chặt. Kéo nó ra. Chúng tôi rót đầy các cốc, uống mừng sức khoẻ của tôi, và rồi mắt mọi người lồi hẳn ra – đó là dầu thơm bôi tóc! Arkashka Kucheriavyi, người chở chúng tôi đi cấp cứu, đã bảo: “Cậu mang thứ quỉ gì về thế, đồ đần? Đây là bridăngtin, làm từ dầu thầu dầu. Các cậu còn đến khổ vì đã uống nó!” Tôi vớ lấy khẩu tiểu liên và cái chai còn thừa, quay lại chỗ tiệm thuốc. Tôi cố gắng bắt đền, nhưng hắn cứ bảo "Nicht, Nicht". Tôi nổi điên lên, tay nắm lấy khẩu súng. Hắn bèn bước khỏi quầy, cao, to hơn hẳn tôi, nắm lấy tay tôi và dúi tôi vào tường. Trên tường có dán một tấm áp phích song ngữ có chân dung vị chỉ huy phụ trách hòn đảo chúng tôi, thiếu tướng Korotkov. Tôi đọc cái thông báo cho cư dân đảoBornholmrằng quân đội ta đã đến đây, giải phóng họ khỏi bọn Đức, và nghĩa vụ của chúng tôi là giữ gìn cho mọi người một cuộc sống yên lành. Phải ngay lập tức báo cáo lên sở chỉ huy mọi trường hợp vô kỷ luật của bất cứ quân nhân Xô viết nào. Gã Đan Mạch dúi mặt tôi vào thông cáo đó. Như một con chó bị đòn, tôi lê bước về nhà với cái chai trong tay. Quay mình lại – không có ai xung quanh. Tôi bèn ném mạnh cái chai vào bức tường, thế là lại gặp vận xui lần nữa – tôi bị nó bắn tung toé khắp người. Nhìn chung, tôi hay làm trò ngốc ở mọi nơi, nhưng tới giờ tôi vẫn còn nhớ tới chúng. Tới tháng Tám chúng tôi bắt đầu lên đường đi đánh bọn Nhật, nhưng tôi không phải tới đó. Đó là lúc chiến tranh đã chấm dứt đối với tôi. Tôi phục vụ trong quân đội thêm hai năm nữa và rồi vào học ở MIFI (Học viện Vật lý và Kỹ thuật Maskva). Không ai còn quan tâm tới cha tôi nữa, thậm chí tôi còn được kết nạp Đảng. Họ đã chẳng để tôi, con trai của một kẻ thù nhân dân, lọt vào sau phòng tuyến quân địch đấy thôi?

* Tên gọi các thành phố được cố gắng viết theo tên đúng trước năm 1945. Trong trường hợp có đổi tên, tên gọi mới được chú thích đằng sau tên cũ.

Ghi âm và hiệu đính: Artem Drabkin

Yurii Koriakin

Mặt trái của Chiến thắng

...Ấn tượng của mặt trận rất khác lạ và sâu sắc đối với chúng tôi, những người tới từ vùng địa cực. Sự hoang vắng, những vách đá, rừng rậm và đầm lầy bị thay thế bởi những đám hoang tàn ngún khói, những hố bom, những thành phố với phố phường bốc cháy, các xác chết nằm ngổn ngang, những nơi ở chen chúc, những ngôi nhà to lớn đẹp đẽ trông lạ lẫm đối với chúng tôi, mái ngói của các dinh thự và nhà thờ cùng các xa lộ thẳng tắp mà trước đây chúng tôi chưa từng  được thấy ...

...Trên hết tất cả, vừa rời vùng Vologda đói khổ, giá rét và tuyết phủ, chúng tôi đột ngột lọt giữa cái mùa xuân tới sớm tràn ngập ánh nắng. Trái ngược với khung cảnh ấy, những chiếc áo khoác lông cừu, mũ lông và valenki (ủng nỉ dùng để chống rét) bì bõm trong vũng bùn trông thật ngớ ngẩn, kỳ cục, làm thường dân Đức sợ hãi và gây nên những trận cười cùng những lời chế nhạo từ lính tráng của các đơn vị khác...

...Một liên lạc viên chạy tới, vẫy tay với tôi, hét lên: "Đồng chí trung sĩ, lên gặp đại đội trưởng!” Tôi vội làm theo. Đại đội trưởng, tay bận cài khóa chiếc cặp bản đồ, ngắt lời báo cáo của tôi: "Có trông thấy ký hiệu này không? Con đường này dẫn từ đây tới một cụm nhà, thấy không? Anh hãy bố trí trạm điện đài của mình ở đấy và mau chóng quay lại đây. Sở chỉ huy” – anh ta hất đầu về phía một ngôi nhà – “sẽ đóng tại đây. Rõ chưa?” Sau vài phút, tôi cùng anh bạn Dimka đã tiến được tới chỗ cái bảng chỉ đường có ghi chữ “Aikfir”. Chúng tôi bước tới ngôi nhà đầu tiên trong làng. Tôi xem xét xung quanh. Dường như chẳng còn ma nào trong làng. Căn nhà rất đồ sộ, có hai tầng và một gác mái. Một cái cây cao mọc cạnh đó, bạn có thể chạm vào nó nếu đứng từ mái nhà. Nếu ta leo lên cao trên cây, gắn cái ăng ten vào đấy và đưa dây vào căn phòng áp mái thì sẽ có được một trạm truyền phát tin lý tưởng. Nhưng chúng tôi cần vào xem bên trong nhà trước. Ba năm ngoài mặt trận đã dạy cho chúng tôi phải hết sức cẩn thận. Tiểu liên sẵn sàng nhả đạn, theo sát từng vết chân của nhau (do đôi ủng nỉ còn đang ướt), chúng tôi leo vào hiên nhà, buộc một sợi thừng vào quả đấm cửa, rút lui, và khi đã nấp kỹ sau một cái cây, ra tay kéo mạnh. Cái cửa mở tung ra. Đã vững tâm hơn, chúng tôi quan sát bên trong: một cái sảnh nhỏ, trống rỗng, và một ô cửa ở bên trái. Một lần nữa chúng tôi dùng cách trên kéo nắm cửa. Và cuối cùng, nện thình thịch đôi ủng nỉ ướt bết đầy đất cát dưới đế, chúng tôi xuất hiện ở ngưỡng cửa với tất cả bộ dạng đẹp đẽ tới từ vùng Địa cực của mình, tay lăm lăm tiểu liên sẵn sàng nhả đạn.

Suốt quãng đời còn lại tôi sẽ không bao giờ quên tiếng thét the thé, man dại của một cô gái nhỏ bé chừng 15-16 tuổi, từ sau một cái bàn nằm giữa căn phòng rộng bài trí rất đẹp ùa tới chúng tôi với đôi tay giơ cao. Thoáng cái cô gái đã lao tới dùng nắm tay đập vào ngực tôi, đấm vào tà áo da cừu cáu bẩn, miệng không ngừng lặp lại: "Ich bin krank! Ich bin syphilis!" Nắm lấy tay và gạt cô bé sang một bên, tôi quay sang Dimka: "Cô ta bị sao vậy? Cậu có hiểu chuyện gì không?” Anh chàng Dimka nhe răng cười: "Hiểu quá đi chứ”. Và lập tức tôi tự hiểu ra mọi chuyện. Giữ chặt cô gái đang điên dại khóc lóc, tôi ngẫm nghĩ: "Mình cần quái gì cái con bé đang sụt sùi này trong khi lại phải leo lên tầng gác mái? Nếu mình thả nó ra – chỉ có quỉ mới biết nó sẽ làm bậy chuyện gì.” Trò chuyện với cô ta – cả tôi lẫn Dimka đều chỉ biết chút ít tiếng Đức. Tát cô ta chăng, để cô ta đừng quẩn chân chúng tôi – tôi không thể bắt mình làm chuyện đó được: cô ta chỉ là một cô gái ngớ ngẩn. Bối rối, tôi nhìn quanh, thử tìm buồng cầu thang. Chẳng thấy đâu cả. Dimka đã phát hiện ra trước tôi: “Cái cửa!” Nó nằm đằng sau lưng tôi, gần cái cửa mà từ đó chúng tôi đã bước vào. Tôi dợm bước về cái cửa đó; cô gái vùng khỏi tay tôi và chạy ra trước mặt tôi, tựa lưng mình vào cánh cửa và lại lần nữa hét lên một cách tuyệt vọng: "Nicht, nicht" Và cô ta bật ra: "Ich bin..." Tôi bắt đầu thấy nghi ngờ. Gặt phắt cô ta sang một bên, tôi hét lớn với Dimka: “Giữ lấy nó!” – và tay lăm lăm tiểu liên sẵn sàng nhả đạn, tôi giơ chân đá tung cánh cửa, trong chớp mắt nhận ra nó đang mở vào trong. Trong cảnh tranh tối tranh sáng của căn kho xép chỉ có một cái cửa sổ nhỏ, tôi nghe có tiếng rên rỉ, than vãn và tiếng trẻ em khóc. Tôi nhìn vào trong. Chúa Mẹ ôi! Lố nhố những người đang ngồi trên băng ghế và trên sàn nhà. Tôi quan sát kỹ hơn: họ gồm một ông già, ba người phụ nữ và bốn đứa trẻ. Tất cả bọn họ đều than vãn rên rỉ, đặt trên đầu gối và cạnh người những chiếc giỏ đầy chứa vật dụng cá nhân. Có vẻ như họ đang chuẩn bị để bỏ đi đâu đó. Vâng, thử tưởng tượng nếu tôi lại nã một loạt đạn vào đây? Ối anh em ơi!... 

Điếng người, tôi quay về chỗ người đồng đội, anh ta đang giữ chặt cô gái. Đúng lúc ấy chúng tôi nghe tiếng động của một chiếc xe đang tới gần. Cả hai chúng tôi đồng thanh hét lên: “Bọn Đức, nằm xuống!” Tôi nhào xuống ngay chỗ ngưỡng cửa, còn Dimka dúi cô gái xuống và bịt lấy miệng cô ta, mắt nhìn về cái cửa sổ phía có tiếng động vọng lại. Gia đình ở trong cái kho xép lập tức im bặt. Chiếc xe tắt máy, lúc này đã có thể nghe thấy tiếng người nói nhưng chúng tôi vẫn chưa xác định được là phe nào. Lặng lẽ, chúng tôi hạ thấp mình xuống. Như trong Ngày Phán xét, thình lình cái chuông của chiếc đồng hồ cũ kỹ trong phòng kêu vang lên. Tôi dò tay mình xuống phía dưới thắt lưng, rút quả lựu đạn ra. Cô gái nhìn thấy thế liền bắt đầu than khóc trở lại. Miệng lầm bầm chửi, Dimka giúi mũi cô ta xuống tấm thảm trải sàn. Rồi cậu ấy trườn về phía cửa sổ, tay vẫn không rời vũ khí. Nước mắt sụt sùi, cô gái bò theo sau. Từ góc cái cửa sổ, người “kỵ sĩ hộ vệ” của cô ta thận trọng nhìn ra ngoài và ngập ngừng lẩm bẩm: “Có vẻ như quân ta.” Tôi bảo cậu ấy: “Có vẻ như! Thế nếu không phải thì sao?” “Không” – cậu ta nói, mắt vẫn quan sát, - “dứt khoát là dân Slavơ” – và đứng thẳng dậy. Cô gái cũng làm theo. Giọng nói đã gần hơn, chúng tôi nghe thấy khẩu lệnh “Vào vị trí, tuốt lưỡi lê”. Phù, chúng tôi cảm thấy nhẹ người... Dimka xoay mặt cô gái về phía căn phòng kho, giúi vào phía sau đầu gối cô ta và bảo: “Quay lại chỗ họ hàng cô đi, đồ ngốc, chỗ cô trước ở đâu.” Cô ta vùng chạy: cô ấy đã phải chịu đựng thế là quá đủ rồi.

Chúng tôi bước ra ngoài hiên. Nhiều người lính lập tức quay về phía chúng tôi. Họ hét lớn: “Các anh là ai? Giơ tay lên!” Từ thời điểm đó chúng tôi, tay cầm vũ khí giơ cao qua vai, ngay lập tức như cất được gánh nặng khỏi lồng ngực, theo cách nói của người Nga. Dựa theo loại súng trường cắm lưỡi lê đã lỗi thời từ lâu mà họ phô trương ra một cách ngu ngốc, cùng với những bộ quân phục kiểu mới, có thể xác định những người lính này rõ ràng thuộc lực lượng NKVD: mũ lưỡi trai có dải băng, áo choàng vạt dài làm bằng vải Canada màu lam xám (chúng rất có giá ngoài mặt trận) với những cầu vai sạch bóng, điệu đà cùng với loại ủng mới và không dùng loại xà cạp như đám lính chuyên bò sát đất chúng tôi thường đeo. Một đại úy nhảy xuống phía sau chiếc xe tải: “Sao lại ở đây! Các anh là ai?” Chúng tôi bèn giải thích. Anh ta lại gần, châm điếu “Belomor”, tay chìa bao thuốc cho chúng tôi. Anh ta hạ giọng, như thể mình cũng tới từ mặt trận, nói vẻ thân mật với chúng tôi: "Ở đây là thế này, các bạn ạ, sẽ có nhiều chuyến xe tải sớm tới đây, chúng tôi sẽ xua dân làng đi. Chúng tôi sẽ bắt đầu từ phía này. Các anh có hai giờ để làm chuyện của mình”. Anh ta khẽ mỉm cười. “Nhưng tôi khuyên các anh không nên ở đây lâu, các anh không cần biết những gì sẽ xảy ra ở đây. Các anh đã nghe về Hội nghị Yalta chứ? Thế đấy. Người ta đã chuyển giao nơi này cho người Ba Lan.” Anh ta hất đầu về phía ngôi nhà, hít vào một hơi: “Nhưng ở đây bọn họ sống tốt thật, giá như ở vùng Riazan chúng tớ cũng được vậy”. Đột nhiên, như thể vừa tỉnh lại, anh ta cáu bẳn ngắt lời: “Tốt nhất là hãy xéo khỏi đây và về báo cáo lại với cấp trên các anh”. Chúng tôi đồng loạt gật đầu: “Thưa vâng!”, - và mau chóng, chúng tôi bỏ đi cho xa...

Yurii Koriakin

NHỮNG BỨC THƯ

Thư ngày 22 tháng Tám, 1942

Shurik thân mến!*

Em đã nhận được bưu thiếp anh gửi và rất vui khi biết anh đang ở nhà, bởi em cứ nghĩ anh đã nhập ngũ. Hóa ra anh đang ở đấy, cùng những người sành sỏi, anh hãy khéo léo bám lấy Vaiyentorg (hệ thống cửa hàng phục vụ quân đội) như thế nhé. Đám Vaiyentorg cũng đôi khi tới chỗ bọn em, họ bán, như đúng tên gọi của mình, sôcôla bột, bánh mì con, đôi lúc có cả sushki, bubliki, baranki (các loại bánh nướng của Nga). Em sẽ kể kĩ hơn trong lá thư tới. Anh hỏi em hiện sống thế nào, em đã kể chuyện này trong thư gửi dì Tônhia, hãy tới lấy và đọc nó nhé, nhưng em sẽ viết riêng cho anh thêm một số chi tiết khác. Em không kể những chuyện này cho mẹ và dì Tônhia; không kể cho mẹ, bởi mẹ sẽ khóc cho xem, và không kể cho dì Tônhia bởi thể nào dì cũng kể lại cho mẹ, và kết quả cũng y hệt. Chuyện là không lâu trước đây em được gửi đi thực hiện một nhiệm vụ với một máy điện đài loại nhỏ, tất nhiên là không đi một mình mà cùng một nhóm chiến sĩ khác, và trên đường đi chúng em bị tấn công, khắp túi xà cột của em lỗ chỗ vết đạn, may sao em lại không bị dính, em đã chuẩn bị nói lời từ giã cuộc đời, dù những gì thường xảy ra với lính tập sự, như Erich Maria Remarque đã viết, không xảy đến với em. Chúng nã đạn cối vào bọn em, một mảnh đạn văng vào cuốn sổ tay và găm lại ở đấy. Hiện giờ người ta đã thay cho em cái xà cột bằng một chiếc balô.

Mẹ em cho rằng do là điện đài viên nên em sẽ được ngồi ở sở chỉ huy, nhưng không phải lúc nào cũng như thế vì bây giờ người ta luôn đi trinh sát cùng máy điện đài. Để làm gì? – Dễ hiểu thôi. Tóm lại, cứ để mẹ hiểu như thế. Rất có thể em sắp đi làm một nhiệm vụ nữa. Nhiệm sở chính của bọn em nằm cách chiến tuyến khoảng 10 đến 15 km, đôi khi đang đứng gác, nếu trời yên tĩnh, anh có thể nghe thấy tiếng đại liên, còn tiếng đại bác thì có thể nghe rõ suốt cả ngày lẫn đêm.

Em đã trông thấy những tên Đức bị bắt – chúng có hai đứa (bọn em bắt được lính Đức chứ không phải lính Phần Lan, trong khu vực bọn em phụ trách), một đứa trông không có gì đặc biệt, nhưng tên kia trông rất giống anh, cao, gầy nhom, có cái mũi nhọn hoắt. Lúc này ở đây trời đã lạnh, nên người ta cho hắn một đôi găng lông, hắn xỏ vào và nói: "ồ, gut, gut", và không hề có ý định trả chúng lại, thằng quỉ sứ ấy siết chặt chúng vào người. Nhưng hắn vẫn quen đeo đôi găng trẻ con, chắc cái thằng cặn bã ấy đã ăn cắp được ở đâu đó. Giầy của hắn phải tới cỡ 50, không ít hơn, đóng đế gỗ, và hắn luôn run rẩy trong tấm áo khoác của mình. Chúng em cho chúng một con cá hun khói, và chúng ngấu nghiến tận xương con cá cho tới hết, cái lũ quỉ đói ấy.

Các bạn trong đội của em rất tuyệt, có một người trong họ đã từng tham gia chiến đấu, tiểu đoàn mà anh ấy phục vụ bị tiêu diệt gần hết, chỉ còn 21 người sống sót, gồm cả anh ấy và máy điện đài, và trong suốt nhiều ngày anh ta kéo chiếc điện đài theo mình, có gắng mang nó về an toàn, dù nó không nhẹ chút nào, đúng ra là thiết kế cho hai người khiêng. Do bảo vệ được khí tài quân sự, anh ấy đã được đề nghị thưởng huân chương. Thôi, em dừng đây. Hãy viết cho em về sinh hoạt và công tác của anh nhé.

YuraK

22.08.42 (22 tháng Tám, 1942)

Tái bút: Anh viết cho em theo địa chỉ nào vậy?! Khi thì là 1140th p/y.

Khi lại là 114-O.P.S. (Trung đoàn Thông tin Độc lập)

Trạm Bưu điện dã chiến 389

Đại đội điện đài của Trung đoàn thông tin 114 **

Chú thích của Yuri Koriakin

* Anh họ của tôi, Aleksandr Aleksandrovich Gusev, thành viên khoa Vật lý tại Đại học Quốc gia Maskva năm 1941, sau đó nhập ngũ và trải qua nhiều tháng tại mặt trận vùng Voronezh, và sau khi giải ngũ do bị loét tá tràng, quay lại học tiếp đại học.

** Tôi phục vụ trong Trung đoàn Thông tin Độc lập số 114, được biên chế trực tiếp với Sở chỉ huy của Tập đoàn quân 19. Trung đoàn này thực hiện tất cả các hoạt động thông tin vô tuyến của tập đoàn quân. Những trạm thông tin di động như SRC-399 thường liên lạc trực tiếp với Sở chỉ huy mặt trận hoặc với Maskva, còn những nhóm công tác cấp thấp có nhiệm vụ khá linh hoạt. Nhân viên của trung đoàn, mà tôi là thành viên, thường được chọn đi thực hiện những hoạt động trinh sát và nghi binh khác nhau đằng sau phòng tuyến địch để cung cấp thông tin.

Thư ngày 10 tháng Mười, 1942

Chào Shurik!

Trước tiên, xin hãy giữ gìn cẩn thận những tờ giấy em viết. Chúng đã trải qua chiến trận, em phải tiết kiệm chúng, nhưng đã xảy tình trạng khan hiếm giấy viết và em quyết định đem chúng ra dùng. Đây là một vết mảnh đạn Đức ở dưới tờ giấy này. *

Em đã nhận được thư anh viết ngày 25 tháng Chín. Rất cám ơn anh vì đã thường xuyên trả lời các bức thư của em.

Em đang viết cho anh, Shurka, trong một tâm trạng cực kỳ ghê tởm. Em đã viết cho anh là đời em đang ... và em [không thể] ở mãi trong tình trạng này ... lâu hơn, ngồi mãi một chỗ, tại một nơi mà chỉ có Chúa mới biết ở đâu, trong khi có biết bao sự kiện trọng đại đang diễn ra quanh ta. Vậy mà, chuyện của em chỉ liên quan tới phái đẹp.

Vấn đề là trong suốt quãng đời ngắn ngủi của mình em luôn tìm cách tránh né các cô gái và không có bất cứ mối quan hệ thân mật nào với họ. Nhưng ngay trước khi nổ ra chiến tranh em bắt đầu quan tâm tới một cô gái rất xinh xắn học cùng trường em. Không, em không phải đã phải lòng cô ta, ... (đoạn bị tác giả tẩy xóa) Em chỉ đơn giản rất thích cô ta như là một học sinh giỏi, rất tiến bộ, và, tất nhiên, có bề ngoài không đến nỗi tệ. Cô ấy cũng đối xử khá cởi mở đối với em, và tới lượt em, giúp đỡ cô ấy viết các bài luận văn, giải các bài toán khó. Nói chung, mối quan hệ của chúng em rất tốt, rất Xô viết, và, hãy tin em, em không có bất cứ ý định thô lỗ nào đối với cô ta. 

Và thế là, khi em gia nhập quân đội, ban đầu cô ấy có hồi âm cho em, viết nhiều bức thư, nhưng trong thời gian qua, khoảng một tháng hay lâu hơn, ... thư tới cho em, và từ khi đó ... [không] một lời một câu nào. Em đã gửi cho cô ta nhiều [lá] thư, không thể có chuyện cô ấy không nhận được chúng, nhưng cô ta không hề đáp lại. Do chuyện này mà em đang trong một tâm trạng đáng tởm. Nghe có vẻ thật nhu nhược khi chúng ta đang sống trong thời kỳ có biết bao sự kiện vĩ đại xảy ra, thật sai lầm khi tập trung vào những chuyện thế này như em, nhưng nó vẫn luôn quấy rầy tâm trí em, bởi cô ấy đối xử quá tệ với em, đồ đàn bà hư hỏng, ồ vâng – kệ mẹ cô ta, em sẽ vẫn sống được mà không cần có cô ấy. Tất cả chuyện này làm em thấy mình cần phải làm một điều gì đó chứ không chỉ ngồi mãi một chỗ. Và rồi, em đã quyết định. Quỉ bắt những thứ máy móc khốn khiếp ở trạm thông tin đi! Em muốn được phục vụ trong một đơn vị trinh sát với một máy điện đài cá nhân, nhất là vào lúc này. Em cũng đã có kinh nghiệm, nên em sẽ viết một đề nghị lên cấp trên, trong đó em sẽ nói thẳng là dù đã là năm thứ hai của cuộc chiến tranh, em vẫn hoàn toàn không thể trả lời câu hỏi: "Anh đã làm được gì để góp phần tiêu diệt quân xâm lược Đức?”, và yêu cầu được gửi ra tiền tuyến, nhất là khi đã có tin đồn rằng người ta muốn phái nhiều người đi làm điện đài viên trong các đội du kích. Ở đấy mới là sống chứ! Tóm lại, sắp tới chắc chắn em sẽ viết về những tiến triển tốt đẹp. 

Vâng, đã tới lúc dừng bút rồi. Hãy viết cho em, em đang chờ đấy. Có lẽ vẫn còn thời gian để chờ thư anh. Ồ quên, cám ơn vì đã gửi quà tới, em sẽ để dành chúng cho những ngày u ám.

Yurka 03.10.42 (ngày 10 tháng Mười, 1942)

Xin lỗi vì em viết chữ xấu. Cây bút rất tồi, nhưng em không còn thứ nào khá hơn.

Chú thích của Yuri Koriakin

* Tôi không còn nhớ những đoạn bị mảnh đạn xé rách. Tôi chỉ nhớ rằng cái xà cột bị rách nát khắp nơi, nhưng tôi không bị một vết xước nào. Vâng, kể từ khi thường xuyên khan hiếm giấy viết ngoài mặt trận, tôi đã phải sử dụng đến những tờ giấy này.

Thư ngày 23 tháng Chín, 1944

Anh thân mến!

Chỉ tới lúc này em mới có thời gian rỗi để viết cho anh một bức thư. Em sẽ mô tả những ấn tượng của em trên đường đi. Chắc anh cũng biết chuyện gì đang xảy ra với bọn em rồi, bọn em đang hành quân về phía tây. Bọn em di chuyển dọc một tuyến đường sắt và một xa lộ dẫn về phía tây. Tất cả những ai còn sống ở đây đều tụ tập lại quanh những con đường như thế này. Trước chiến tranh ở những nhà ga địa phương quanh đây vẫn có những cộng đồng dân cư sinh sống, nhưng hiện không ai còn ở lại. Kể từ khi bọn Đức, chứ không phải Phần Lan, đối đầu với chúng em, chúng em luôn phải chiến đấu với Tập đoàn quân 20 của Đức. Hiển nhiên là bọn Đức đang cố gắng làm xáo trộn mọi thứ lên càng nhiều càng tốt. Với một sự chính xác hoàn toàn theo kiểu Đức, những tuyến đường sắt bị cho nổ tung có kiểm soát cứ từng đoạn 10-15 mét một chỗ. Mọi loại cầu cống, cột điện thoại, đường xá, nhà cửa, tất cả đều bị cho nổ tung. Nhìn chung, cảnh này trông thật không vui tí nào. Dây điện lòng thòng trên những cột trụ nghiêng ngả, các nhà ga và làng mạc chỉ còn là đống đổ nát, những khu rừng bốc cháy ngùn ngụt. Nhưng cái đáng sợ nhất, luôn thực sự đe dọa mọi người, đó là mìn. Mìn có ở mọi nơi, rải khắp các đường lộ và lối mòn, ở hai bên đường và dưới các cây cầu, trong các căn nhà và trên đường phố. Không có đủ lính công binh, do đó không thể kiểm tra mọi nơi được. Có rất nhiều thứ hấp dẫn bỏ lại trong các ngôi nhà, thật nguy hiểm khi sờ vào bất cứ thứ gì, nhưng anh cũng biết lính tráng là thế nào rồi đấy – “Kệ mẹ nó,” – và cắp lấy món đồ. Chúng em cũng tìm thấy vài thứ hữu dụng cho cánh lính thông tin chúng em. Hôm qua em tìm thấy nhiều hộp cá trích trong một căn nhà, bên ngoài có dán nhãn Na Uy. Một món khá. Nhân đây, cái tờ giấy mà em đang viết đây cũng là một chiến lợi phẩm, ở đây thứ này có rất nhiều.

Đêm qua em suýt nữa đã phải trả giá bằng cuộc đời mình. Ở trạm của em có một đường điện thoại bị hỏng, em phải đi để kiểm tra, dò dẫm một hồi và cuối cùng tìm ra chỗ bị đứt. Ngày hôm sau vì một chuyện gì đó em đi ngang qua đây và ngay tại chỗ mình đã đứng, chính xác là cách 30 cm, đám công binh đã tìm thấy một quả mìn. Lập tức em nổi cả da gà da vịt. Thật không dễ chịu chút nào. Bọn Đức gài mìn bẫy có ngòi nổ chậm trong nhiều ngày. Hôm nay có một người quen bảo em: họ tới ngủ trong một căn nhà, anh ta thức dậy lúc nửa đêm, châm một điếu thuốc, và khi vừa nằm xuống chuẩn bị ngủ lại, anh ta nghe thấy tiếng tíc tắc của một chiếc đồng hồ. Anh ấy lắng tai nghe kỹ – đúng là nó. Lập tức anh ta toát mồ hôi lạnh. Anh biết đấy – ngủ trên một quả bom nổ chậm thật là ... không dễ chịu. Cùng lúc, tại chỗ này hoặc chỗ khác, có những căn nhà bị nổ tung. Mới đây có một nhà kho lớn đã phát nổ, nó bị bọn Đức bỏ lại từ lâu và hầu như chưa được ai nhòm tới. 

Ở đây có rất nhiều tù binh. Hôm qua em đã nói chuyện với một đứa. Hắn giải thích – “dựa theo một thỏa ước, đáng ra chúng tôi đã được về nhà, nhưng “bọn Nga” không để chúng tôi yên.” Trong hầu hết các trường hợp bọn chúng đều rất hoảng sợ, chúng sợ nhà tù của Nga. Một tên cai nói rằng binh lính của chúng thà chết còn hơn đầu hàng. Chúng đã thực sự bị tẩy não, cái lũ cặn bã ấy, mặc dù chúng trông có vẻ tử tế.

Những cô gái chỗ em làm việc vất vả tại trạm. Em phải tự làm hầu hết mọi chuyện. Anh biết đấy, bọn họ không có kinh nghiệm, chẳng biết gì cả. Đôi lúc em phát khóc lên được, nhưng làm thế nào được bây giờ? Em đành chờ mọi chuyện qua đi vậy. 

Em dừng bút đây. Anh có thể thấy qua bức thư là em đang rất vội. Em vẫn chưa nhận được thư anh và có lẽ sẽ không nhận được chúng trong một thời gian dài nữa bởi hiện em đang phải tách khỏi đơn vị. Em được bố trí sang một hướng khác, nhưng anh vẫn viết cho em nhé. Sớm hay muộn gì thì em cũng sẽ nhận được. Chào nhé. Em trai của anh.

Yu.K.

Hãy gửi lời chào của em tới Zôia. Cô ấy có khỏe không?

23.9.44 (23 tháng Chín, 1944)

Thư ngày 31 tháng Chạp, 1944

Em vừa nhận được lá thư của anh và lập tức quyết định phải viết thư trả lời. Mục đích để nói lên sự thật là em không tin vào giả thiết của anh về số phận của chúng ta, không phải nói về những chặng đường dài còn chờ chúng ta phía trước, mà về chuyện chúng ta sẽ không phải thoả hiệp với bọn Đức. Em không biết có phải do thực tế là sau dịp Năm Mới người ta chuẩn bị đổi cho chúng em quân phục mùa hè – lấy đi valenki (ủng nỉ), áo khoác da cừu, v.v. – có thể là bằng chứng của chuyện đó hay không. Cũng có thể và hợp lý để cho là người ta không cần đến Nam Tư hay phía bên kia sông Vistula. Nhưng tất cả đều chỉ là giả thiết và suy tính – một đặc điểm không thể chấp nhận được ở một người lính. Hầu như sự thể luôn luôn không xảy ra như chúng ta nghĩ. Tóm lại: nếu chúng ta còn sống – chúng ta sẽ biết được sự thật. Và cuộc đời luôn không quá tệ. Thức nhắm luôn có đủ, còn điều kiện sinh hoạt thì – không tệ lắm.

Em đang bắt tay vào học kỹ thuật vô tuyến. Anh biết đấy, em càng lao sâu vào chúng thì càng thấy thích. Cũng không phải là chuyện dở, đáng để ta bỏ công sức và khá hữu ích. Anh thấy thế nào? Em cũng đang muốn hỏi anh đây. Nếu anh kiếm được cuốn nào về kỹ thuật điện hay vô tuyến, xin hãy gửi cho em. Ta chỉ có thể kiếm chúng ở Maskva, chứ không phải ở đây.  Tất nhiên là để nhắm làm sinh viên khoa vô tuyến của Học viện Truyền thông Bauman ở Maskva, chứ không phải là Thạc sĩ hay Tiến sĩ Vật lý và Toán. Khoảng khoảng vậy đó. Và hy vọng là, không phải loại sách kiến thức chung chung, mà là những tính toán thực tế trong từng trường hợp cụ thể khác nhau, v.v. Và khi nào có tiền, em sẽ gửi cho anh. Tha thiết đấy. 

Như người ta vẫn nói: “Còn nhiều thời gian để lao động, hãy dành một tiếng để giải trí”. Do vậy em dùng một tiếng đó để làm nhiều trò dại dột, như anh vẫn thường nói. Em đang ốm. Ốm vì cứ luôn phải làm một chàng trai tử tế. Em đang giao du lăng nhăng với đám gái hư (vâng, vâng, chính xác là thế) và tiêu phí thời gian rảnh của mình ở đại đội của họ *, chỉ luôn có một ý nghĩ thô bỉ trong đầu, - làm thế nào mình biết được, rất có thể bọn chúng sẽ hạ được mình ở đâu đó, thật đáng tiếc nếu chết mà không có được kinh nghiệm những chuyện kia. Em biết như thế là tầm thường, nhưng kệ mẹ nó. Xin đừng nghĩ là em đang lung lạc, không đâu. Em cảm thấy mình rất quyết tâm. Trong vụ này bọn em, bốn trung sĩ, huấn luyện viên của trường vô tuyến **, hành xử như Paul Baumer và các bạn mình. Còn nhớ chuyện họ tới cái quán rượu rẻ tiền và chuốc xỉn Tjaden không?

Thêm chút nữa về các bạn của em. Một trong bốn người vẫn chưa học hết lớp 5 ở Học viện Đường sắt Rostov. Một tay có học, khá tiến bộ và thông minh. Người thứ hai – trước kia làm nhân viên trực điện đài dân sự, tới từ Hải đoàn Vận tải Viễn Đông, người thứ ba cũng vậy – một thầy giáo vừa tốt nghiệp học viện sư phạm. Thuộc dân tộc Tatar, nhưng là một người đọc rất nhiều và có học thức, và thứ tư là em. Em thì anh biết rồi.

Công việc ở trường này rất thú vị. Em thích nó. Điều quan trọng nhất là nó hữu ích cho bản thân. Anh chuẩn bị đứng lớp, vì thế phải tự soạn bài cho kỹ, nếu không thì thật ê mặt. Trong số học viên cũng có những người có trình độ hơn em, cho nên em không thể nói vòng vo khi có vấn đề mình không hiểu rõ. Thôi em dừng đây. Chờ tới lá thư sau nhé. Viết cho em về chuyện chỗ các anh đón Giao Thừa thế nào nhé. Em cũng gửi kèm đây một bức ảnh. Bức ảnh được chụp tại đây. Nhân tiện xin kể, em đang viết trên loại giấy Na Uy, và gửi bức thư trong một phong bì Kirki. Thôi – em xin bắt tay anh. Em của anh.

Yu.K. 31.12.44 (31 tháng Chạp, 1944)

Chú thích của Yuri Koriakin

* Vâng, tất nhiên, đấy chỉ là trò tỏ vẻ. Một trò làm bộ anh hùng kiểu trẻ con. Do đó chúng tôi uống vào chút rượu rồi ôm chặt lấy họ. Họ rất sợ hãi và hét toáng lên. Chúng tôi suýt nữa đã cưỡng hiếp họ và nếu vậy chắc cũng chẳng bị sao, nhưng rồi cô ta kêu thét, cố gắng vùng vẫy, khóc lóc nên tôi đã không thể làm gì tiếp.

** Vào tháng Giêng năm 45 tại Vologda, nơi trung đoàn chúng tôi được chuyển tới, một trường quân sự dành cho các điện đài viên được tổ chức. Lúc ấy trình độ lớp 9 của tôi được đánh giá không tệ, bởi đôi khi chúng tôi tuyển cả những người mù chữ, hoặc những người mới lần đầu trông thấy cái đường sắt. Chuyện này không phải là cường điệu – một người chỉ huy dẫn một nhóm những tân học viên như thế tới bảo chúng tôi là anh ta chật vật lắm mới dồn được họ vào toa xe lửa. Có lần chúng tôi được tặng mấy quả quýt, nhưng số quả lại ít hơn số người trong tiểu đội, do đó chúng tôi tổ chức một cuộc thi: chúng tôi bị bịt mắt, tay cầm một chiếc kéo, và mỗi quả quýt được treo trên một sợi dây để cách mặt đất một mét. Anh phải dò dẫm cắt được sợi dây. Thế là một anh chàng vùng Buriatia cắt được một quả và hỏi: “Không biết ăn cái quả này như thế nào nhỉ?”. Và các đồng đội khuyên anh ta: “Trước tiên hãy thử ăn lớp vỏ, rồi sau đó, nếu cái vị nếm thấy được, thì cậu ăn đến phần bên trong.” Anh ta cắn nó như cắn một quả táo và bảo: “Ăn cũng ngon đấy chứ,” Và thế là anh ta ăn hết quả quýt. Vâng, tôi đã là một điện đài viên có nhiều kinh nghiệm khá ấn tượng, do đó tôi được cử tới trường này để làm hướng dẫn viên. Đấy là nơi tôi đã giảng dạy và điều hành các khóa học. Mỗi lớp kéo dài không lâu – từ 2 tới 3 tuần. 

Thư ngày 16 tháng Giêng, 1945

Chào Sashka! (Trong tiếng Nga, Sashka là tên thân mật của Aleksandr, ở đây là anh họ Aleksandr Aleksandrovich Gusev của tác giả – ND.)

Ngay khi vừa nhận được thư anh, em lập tức ngồi xuống viết thư trả lời. Trong lá thư trước mà em vừa nhận được, em đã hiểu rõ anh muốn nói gì, nhưng ... em vẫn giữ nguyên ý kiến của mình. Anh đã nghĩ sai chỗ rồi. Người ta đã bảo với bọn em là chúng em sẽ chuyển tới Kandalaksha, nhưng hiện theo em thấy thì chúng em không phải đang đi tới đó, mà theo hướng ngược lại. Một số trong bọn em đã lên đường, còn em sẽ đi trong ngày mai hay ngày kia. Em sẽ chờ thư đến trên đường hành quân. Lúc đó anh sẽ thấy ai trong chúng ta là đúng. Nếu chúng ta có dịp gặp riêng nhau, em sẽ kể cho anh nghe rất nhiều chuyện hay, nhưng đó là tùy anh đấy. Chúng em di chuyển một cách có văn hóa trên các toa xe lửa. Chúng em lắp đặt các máy điện đài. Bật chế độ nhận tin lên, cắm loa và ampli, và rồi ngồi nghe các bản hòa nhạc. Kể từ khi bọn em được giữ một số lượng lớn ắc quy, bọn em luôn có điện để thắp sáng.

Về các lời khiển trách của anh, chúng đối với em luôn rất quan trọng. Chưa có ai nói với em về ba lời khuyên đó. Em sẽ cố gắng ghi nhớ chúng và luôn cố tuân theo. Và chúng đúng đắn kỳ lạ. Chỉ riêng về điều thứ ba thì em có chút bất đồng. Bọn em lần nào cũng vi phạm nó, mặc dù trong phần lớn các trường hợp bọn em không đạt được mong muốn. Bởi vì trong mọi chuyện đều gồm những chuỗi hành động thiết yếu mà anh không thể hoàn tất mà thiếu đi một giai đoạn nào, ít nhất em luôn làm chuyện đó, thật khó mà thiếu nó được, hầu như là không thể. Và khi anh làm điều ấy, tất cả những chuyện đạo đức đều tuột đi mất và anh chỉ còn biết có một mục đích, và tất cả phương pháp đều tốt nếu giúp đạt được mục đích. Và em cũng không quá câu nệ bất cứ phương kế nào.*

Bọn em tổ chức Lễ Giao thừa chung với các bạn cùng đại đội. Chúng em không đến nỗi gàn dở, và đã làm quen được với các cô gái làm việc trong tiệm cà phê, và hiển nhiên là bọn em tổ chức Lễ Giao thừa theo một cách khá đứng đắn. Cả nhóm có tám người, và trong một đêm bọn em đã uống hết 7 lít vodka và khoảng 40 lít bia. Đó là một lượng khá đáng kể, nhưng chúng em vẫn không việc gì. Hoàn toàn trái với suy nghĩ khi mới bắt đầu uống (anh thấy đấy, em không có dự định uống rượu vang) là em sẽ dễ dàng gục khi uống rượu nặng. Xét cho cùng thì em cũng chưa tập thế bao giờ. Nhưng kết quả hoàn toàn ngược lại! Em uống như một bợm rượu mà không say chút nào, ít nhất là uống cỡ nào em cũng không hề mất tự chủ. Cứ như đổ vào cái thùng rỗng vậy. Có lẽ là do cơ thể em khỏe mạnh. Và anh cũng phải biết thêm là chỉ có mấy thằng em uống thôi, bốn đứa đàn ông. Đám con gái gần như không uống chút gì, cho nên bọn em nốc là chính. Nhưng nói như thế là đủ rồi.

Hôm nay em quyết định không đi đâu cả. Em ngồi đây nghe máy điện đài, viết và suy nghĩ. Điều gì đang chờ em ở phía trước, rốt cuộc em gần như chưa thực sự được thấy chiến tranh. Chắc chắn là nó không như ở đây – nó ác liệt hơn nhiều và có trời mà biết được... Nhưng em cho là số phận đã bảo vệ em trong suốt ba năm qua, và nó sẽ không bỏ rơi em, còn nếu không như vậy – em sẽ không là người xung phong đầu tiên mà cũng không là người tụt lại sau cùng, nhưng bây giờ em dừng bút đây. Em sẽ viết tiếp trên đường đi. Gắng chờ nhé.

Cách đây không lâu em đã chụp một tấm ảnh, bây giờ em sẽ gửi nó cho anh. Cũng chờ anh làm điều tương tự. Dù anh có thích hay không, vẫn cứ nó gửi cho em. Hãy viết cho em. Em đang chờ đây, mặc dù đang hành quân, và trong một thời gian em sẽ không nhận được thư, chỉ tới khi em quay về đây. Viết đi!

Yu.K. 16.1.45 (16 tháng Giêng, 1945)

Chú thích của Yuri Koriakin

* Tôi không nhớ đó là về chuyện gì. Có lẽ có liên quan tới cuốn sách của Remarque "Mặt trận Miền Tây vẫn yên tĩnh”. Cả anh ấy lẫn tôi đều đặc biệt thích cuốn tiểu thuyết này, và tôi chịu ảnh hưởng mạnh từ nó. Thậm chí tôi còn đem cuốn sách ấy ra mặt trận, và luôn mang nó theo bên mình.

Thư ngày 2 tháng Hai, 1945

Chào Sashka!

Em vẫn chưa nhận được thư nào của anh cả, điều này có thể giải thích bằng việc bưu trạm dã chiến chỗ em vẫn chưa chuyển tới bố trí tại điểm đóng quân mới. Tình trạng sức khỏe của em hiện nói chung là tốt, dường như em đã hồi phục sức khỏe, tạ ơn Trời. Nhân tiện kể thêm, rất nhiều người chỗ em cũng đã bị bệnh. Có lẽ sự thay đổi thời tiết là nguyên nhân chính. Hầu hết mọi người đều bị cảm lạnh. Hiện thời ngoài trời ấm áp đến nỗi khó mà tưởng tượng được lúc này mới đang còn là đầu tháng Hai. Mưa dầm dề như thác đổ, trong khi bọn em vẫn còn phải đi valenki (ủng nỉ), anh không tưởng tượng ra bọn em nguyền rủa chuyện này thế nào đâu. Không lâu trước đây bọn em còn tắm trong banya (nhà tắm kiểu Nga), hay một thứ nào đó từa tựa banya. Trong làng ở đây, người Ba Lan không tắm trong banya, họ chỉ lau rửa thân trên vào mùa đông và tắm trên sông vào mùa hè (văn hóa Do Thái chăng!!) Còn nhà tắm của chúng ta – hãy tưởng tượng ra một căn nhà gỗ trong đó có một cái hố lớn nơi ta để cái lò sắt và cứ thế mà vào tắm rửa. Anh sẽ run rẩy như một con chó, nhưng được tắm sạch. Về chuyện ăn uống thì ở đây không tồi, chúng em được cho ăn đầy đủ, ngoài ra chúng em cũng khá tháo vát. Dạo gần đây người hùng Slavơ của chúng ta

ức Yurii Koriakin –

N

D)

còn được tặng cả một thùng thịt hộp của Mỹ. Một món tuyệt. Em mong sớm nhận được thư anh. 

Chào chân thành, Yu.K. 2.2.45

Thư ngày 7 tháng Hai, 1945

Chào anh thân mến!

Hiện giờ chúng em đã đi được khá xa. Đâu đó ở tận Danzig. Mọi thứ nơi đây đều có vẻ xa lạ, những ngôi nhà với mái cao kiểu Gothic, những cái cây, cái thì thấp và um tùm, cái lại cao và cành lá cứ vươn thẳng lên trời, còn đường phố lát bằng những viên đá nhỏ thì thẳng tắp và nhẵn bóng, có vỉa hè lát gạch ở hai bên, và con người thì – người Ba Lan – những người không bao giờ thèm nói chuyện với bọn em, thậm chí ngay đến không khí cũng là thứ không khí ẩm thấp mù sương vùng Baltic. Có biết bao những thành phố bị phá hủy ở nơi đây. Bọn em đi xe dọc theo những thị trấn bị phá huỷ hoàn toàn, chỉ còn lại những đống đổ nát, hay, trong trường hợp khá nhất, thì là những ngôi nhà cong queo và bị hư hại, đầy vết đạn bắn, phòng ốc lộn xộn, ngổn ngang sách vở, cùng những chậu hoa, bình thủy tinh, quần áo, đồ đạc – tất cả đều bị xáo trộn. Tại một trong những thị trấn như thế bọn em đã có dịp uống đầy một bụng bia ở một xưởng sản xuất bia. Không còn một cư dân nào, hoặc là còn rất ít. Đôi khi bọn em tìm được một thị trấn còn hoàn toàn nguyên vẹn, một trong những nơi đó là chỗ mà hiện bọn em đang đóng quân. Nhiều ngôi nhà ở đây trước kia là nơi ở của bọn sĩ quan Gestapo. Giá mà anh được trông thấy những căn phòng sang trọng đó, sạch sẽ, sáng sủa và đầy đủ tiện nghi. Tất cả những thứ đồ đạc đó còn lại nguyên trong phòng, thậm chí còn có cả thức ăn, rất nhiều sách thuộc đủ loại. Rất nhiều cuốn Mein Kampf của Hitler loại khổ nhỏ, thật thú vị nếu đọc được chúng, nhưng đáng tiếc tiếng Đức của em không tốt lắm. Nhiều loại tạp chí sặc sỡ khác nhau, in ảnh Hitler chụp ở mọi góc độ, tư thế và địa điểm, rất nhiều tác phẩm văn học thuộc đủ thể loại, mà em cho là mình sẽ đọc một cách thích thú. 

Chúng em ăn uống rất tốt. Ngoài sân của những căn nhà ở đây có trồng rất nhiều loại rau củ, hôm qua một người lính đã đem tới đây một con bò cái, và hơn nữa, chúng em vẫn có quyền, hay gần gần như thế, tự tiếp phẩm từ các nguồn lương thực tại địa phương, là điều mà chúng em vẫn luôn làm. Em hiện vẫn chưa nhận được thư của anh hay của mẹ. Những chuyện mà em đã hỏi anh hiện thế nào rồi, và cả cuộc sống ở chỗ anh nữa? Có tin tức gì mới ở Maskva không?

Yu.K. 7.2.45 (7 tháng Hai, 1945)

Thư ngày 3 tháng Ba, 1945

Chào anh thân mến,

Thật tuyệt khi được nhận một bức thư thú vị từ Maskva. Anh đã lao vào một nhiệm vụ khá khó khăn, liên quan tới tá tràng, hãy đừng thất bại nhé. Em đang có nhiều tin mới khủng khiếp, không thể kể lại hết tất cả bởi không có đủ thời gian, em sẽ kể khi nào về đến nhà. 

Cứ mỗi ngày trôi qua chúng em lại càng tiến sâu vào lãnh thổ nước Đức. Em không biết chính xác hiện mình đang ở đâu, nhưng có lẽ tại một nơi nào đó cạnh bờ biển Baltic, thành phố Stettin (Szczecin) đang trên đường tiến quân của chúng em và vài thành phố khác cũng nằm quanh đây.

Hầu như không còn ai ở lại trong các thị trấn và thành phố quanh đây, nhưng họ để lại rất nhiều tài sản. Hàng đàn gà và ngỗng, thỏ và dê, lợn và cừu, bò và ngựa lang thang khắp nơi mà không có người chăn dắt. Lũ bò kêu rống, chúng cần được vắt sữa, nhưng ai mà thèm quan tâm? Chúng em đã ăn biết bao nhiêu thứ – tất cả các loại, bắt đầu là món khoai tây và kết thúc là sôcôla, cà phê và lợn sữa. Và xung quanh vẫn còn biết bao nhiêu. Không thể đếm được. Vâng. Người Đức sống thật sung túc. Những ai còn lại cũng lấy một ít, các cô gái Đức, các bà già và cả đàn ông. Chúng em cũng không cần ý tứ lắm. Không thể viết lại tất cả. Có lẽ anh cũng đã nghe chuyện này rồi.*

Nhưng tất cả đều là rác rưởi. Cái chính vẫn là công việc. Ôi, biết bao nhiêu công việc phải làm. Đã bốn ngày nay em không được ngủ, và cũng không dám ngủ. Vất vả lắm, Sashka ạ, không có thời gian để kiếm chiến lợi phẩm nữa. Tất cả chuyện có thể làm là bảo quản chúng cho tới khi anh chuyển tới một địa điểm mới, triển khai khí tài và nhận lệnh thiết lập một tuyến liên lạc. Biết bao nhiêu lần em bị ngã xuống từ mái nhà trong khi đang đi mắc ăng ten,** sườn và khuỷu tay trầy trụa bầm tím, suốt một tuần rưỡi nay chưa cạo râu, không tắm rửa – thật ra, em đã mệt mỏi cùng cực rồi. Hãy tin em, dù thật khó tin, - không có cả thời gian để chạy theo tiếng gọi của tự nhiên, bởi vì anh không thể bỏ mặc trạm vô tuyến trong lúc đang nhận phát tin. Em đã cố gắng, em chưa từng sống kiểu này bao giờ – dù tinh thần em không đến nỗi tệ, luôn luôn mẫn cán, và hăng say làm việc.

Cách đây không lâu chúng em có đi ngang qua một nhà máy rượu, do đó đoàn xe dừng lại, ở đấy cũng có lính gác, nhưng bọn em đã “thay gác” họ (sao thế nhỉ, họ có vẻ miễn cưỡng lắm) và bắt tay vào hưởng thụ cuộc đời. May là em không uống nhiều lắm, em vẫn nhớ là mình còn phải làm việc, nếu không em sẽ bị xử lý. Cứ thử thao tác trên điện đài trong khi trăm con quỉ đang quay cuồng trước mắt mà xem. Vâng, anh thân mến, em dừng đây. Không có thời gian. Cũng không biết lúc nào em sẽ viết được cho anh nữa. Hãy viết cho em. Em đang chờ đây. Em của anh.

Yu.K. 3.3.45 (mùng 3 tháng Ba, 1945)

Chú thích của Yuri Koriakin

* Trên chuyến tàu đi tới Ba Lan, chúng tôi được chỉ dẫn cách thức cư xử với cộng đồng dân cư địa phương. Họ nói rằng người Ba Lan là một dân tộc Slavơ anh em đã cùng chiến đấu chống lại bọn phát xít. Yêu cầu chúng tôi hãy giữ gìn thanh danh của Hồng quân. Đe dọa sẽ trừng phạt những trường hợp vi phạm kỷ luật. Dù vậy, vẫn có chuyện xảy đến trước mắt tôi. Tôi đang ngồi trên xe tải, loay hoay với chiếc điện đài. Đột nhiên, có tiếng gõ trên cửa xe. Tôi mở, một ông già Ba Lan xuất hiện ngay ngưỡng cửa, ông ta liếng thoắng điều gì đấy bằng tiếng Ba Lan, nắm lấy ống tay áo của tôi và kéo tôi đi. Tôi chỉ kịp hiểu là đã có chuyện gì đó xảy ra với con gái ông ta. Chúng tôi đi vào căn nhà của ông ta nằm gần đó và tôi trông thấy một tay lính xe tăng đang cố gắng cưỡng hiếp cô gái, có lẽ đó là con gái của người Ba Lan này. Tôi kéo hắn ra, nhưng hắn đang xỉn quắc cần câu. Một viên đại úy, ngực đeo đầy huân huy chương. Tạ ơn Trời, hắn ta đã tỉnh lại. Hắn bảo: "Trung sĩ, hãy cùng tới chỗ cậu uống chút gì đi.” Chúng tôi đi. Hắn rút ra một cái chai. Chúng tôi rót cho nhau. Tôi uống vào và lập tức mắt tôi lồi ra – đó là dầu xăng! Tôi bảo hắn: “Cậu rót cái gì vậy?!” Hắn nói: “Uống đi, rượu đấy. Cậu xem, chúng tớ đi ngang một nhà máy làm rượu, nhưng chẳng có gì trong tay để trút rượu vào cả. Chúng tớ có một cái thùng xăng rỗng, chỉ còn chút dầu ở đáy, thế là chúng tớ đổ rượu vào đấy.”

Trước khi vượt biên giới nước Đức tại vùng Bromberg (Bydgoszcz), chính trị viên đại đội tổ chức một buổi mít tinh và thông báo những điều sau đây: "Chúng ta đang tiến vào lãnh thổ nước Đức. Chúng ta đều biết là người Đức đã mang vô vàn bầy quỉ dữ tới đất nước chúng ta, đó là lý do tại sao chúng ta đang tiến vào lãnh thổ của chúng, để trừng phạt người Đức. Tôi yêu cầu các anh không được quan hệ với cộng đồng địa phương, nhằm sao cho các anh không phải gặp bất cứ rắc rối nào, và không được đi một mình. Vâng, còn đề cập tới vấn đề đàn bà, các anh có thể tự do cư xử đối với phụ nữ Đức, nhưng sao cho đừng ra vẻ là có tổ chức. Một hay hai người tới, làm những gì mình cần (chính xác đó là những gì anh ta nói: “những gì mình cần”), rồi quay trở về, thế thôi. Bất cứ hành động xâm phạm không cần thiết nào tới đàn ông và phụ nữ Đức cũng đều không được chấp nhận và sẽ bị trừng phạt.”  Lời phát biểu này làm chúng tôi cảm thấy ngay anh ta cũng không biết chính xác tiêu chuẩn đáng giá mức độ cư xử thế nào là phù hợp. Tất nhiên, tất cả chúng tôi đều chịu ảnh hưởng mạnh của sự tuyên truyền, vào thời kỳ đó đã không phân biệt giữa người Đức và bọn Hitler. Đó là lý do tôi được biết cả đống những trường hợp phụ nữ Đức bị cưỡng hiếp nhưng không bị giết chết. Cách đối xử với phụ nữ Đức (hầu như chúng tôi không gặp đàn ông) là hoàn toàn buông thả, thậm chí còn như để trút hận. Ở trung đoàn chúng tôi, viên trung sĩ trong đội quân nhu đã lập nên hẳn một cái hậu cung. Hắn nắm trong tay một lượng thực phẩm dồi dào. Do đó có nhiều phụ nữ Đức đến sống với hắn, hắn sử dụng họ và chia sẻ họ với những người khác. Có đôi lần, khi bước vào một căn nhà, tôi trông thấy những người lớn tuổi bị giết. Một lần, khi vừa bước vào nhà, chúng tôi trông thấy có ai đó đang nằm trên giường. Tôi kéo chiếc chăn lên và trông thấy một người phụ nữ với cái lưỡi lê cắm vào ngực. Chuyện gì đã xảy ra? Tôi cũng không biết nữa. Chúng tôi bỏ đi mà không thắc mắc gì cả. Nhưng mọi chuyện đã hoàn toàn thay đổi sau ngày Chiến thắng, vào khoảng 12-14 tháng Năm, một bài báo của Viện sĩ Aleksandrov mang tựa đề “Ilya Erenburg quá đơn giản hóa vấn đề” được đăng trên tờ Sự Thật. Trong bài viết tác giả tuyên bố rằng người Đức và bọn Hitler là khác nhau. Đó là lúc mọi việc đã đổi khác, khi công cuộc tái thiết thời bình bắt đầu. Thế rồi người ta bắt đầu siết chặt kỷ luật, trừng phạt mọi hành vi phạm tội. Đã có lần tại hòn đảo Bornholm, một trung sĩ lấy cái đồng hồ của một người Đan Mạch – đơn giản là lấy đi bằng vũ lực - và lột miếng da bọc bộ thiết bị thể thao của một trường học để sửa đôi giày của mình. Vì chuyện đó anh ta bị kết tội xử bắn, nhưng Rokossovskiy (chỉ huy trưởng Phương diện quân lúc đấy) đã không phê chuẩn bản án.

Trong một vụ khác một tay lính hay hạ sĩ gì đó đã hôn hay ôm lấy một phụ nữ Đan Mạch, một người Đan trông thấy và gọi lên sở chỉ huy, tay lính kia lập tức bị bắt, người ta chuẩn bị đưa anh ta ra tòa án binh vì tội hiếp dâm. Nhưng khi cô gái kia hiểu ra người ta muốn làm gì tay lính, cô ta chủ động chạy tới người chỉ huy và kể rằng anh ta không hề có ý định cưỡng hiếp mình. Dù vậy, vào năm 95 khi Chính phủ Đan Mạch mời chúng tôi tới Bornholm dự lễ kỉ niệm 50 năm Chiến thắng, họ nói rằng sau khi quân ta rút đi năm 46, khoảng 100 trẻ em sinh ngoài giá thú được khai báo. Có lẽ chuyện này liên quan tới đám sĩ quan của chúng tôi, những người mà, không như cánh binh lính, sống tự do trong các căn hộ cá nhân.

** Tôi có dưới tay rất nhiều máy điện đài do nhiệm vụ đòi hỏi. Ví dụ như chúng tôi có một máy radio nhỏ hiệu “Sever” để liên lạc với du kích. Chúng tôi cũng có máy V-100 và RP-6, những loại cũ nhất và ít phổ biến nhất. Về sau chúng tôi có thêm loại nội địa RSB (Radio gọi oanh kích khẩn cấp). Theo quy định quân đội, chúng tôi có trong tay những ống nhôm để nối dài cần ăng ten, nhưng khi dừng lại đóng quân ở địa điểm mới, chúng tôi chỉ cần lắp ăng ten lên cao hơn, thế thôi.

Mikhail Lukinov

Phần 1: Ba Lan

Những ghi chép về biến cố Ba Lan và cuộc chiến Phần Lan 1939-1940

Được viết bởi người đã trải qua những biến cố trên, một sĩ quan Quân đội Xô-viết,

M. I. Lukinov

Trong lịch sử và văn học, các sự kiện diễn ra ở Ba Lan và Phần Lan trong thời kỳ 1939 - 1940 được thuật lại rất ngắn gọn. Có thể do chúng bị che khuất bởi tầm vóc to lớn của Cuộc Chiến tranh Vệ quốc sau đó. Dù vậy, việc ký kết Hiệp ước Không xâm lược với nước Đức, sự hủy diệt và chia cắt nhất thời pan Ba Lan (pan tiếng Ba Lan nghĩa là “ngài” hay “ông chủ”; bằng cách này những người ta muốn ám chỉ rằng không phải nhân dân Ba Lan mà chính giai cấp thống trị Ba Lan mới là kẻ thù. Một số ví dụ khác: phát xít Đức, samurai Nhật Bản, bôia Romania - Oleg Sheremet) và chiến tranh Phần Lan cũng là những sự kiện không thể để chìm vào lãng quên. Tác giả của những dòng hồi ký dưới đây đã vinh dự được trực tiếp tham gia chiến dịch Ba Lan cũng như cuộc chiến chống Bạch vệ Phần Lan (cụm từ này bắt nguồn từ thời Nội chiến, khi Phần Lan sát cánh với phe Bạch vệ chống lại Hồng quân - Oleg Sheremet), và đã cố gắng thuật lại tất cả những gì ông đã từng sống, nhìn thấy và nếm trải qua. 

Đó là năm 1939 đầy bất ổn. Tại Châu Âu đang có chiến tranh, bóng ma của nó đã lan dần tới biên giới nước ta. Lúc đó tôi mới 32 tuổi và, là một sĩ quan dự bị, có thể bị động viên vào quân đội bất cứ lúc nào. Nhưng vì lẽ gì đó tôi không muốn tin rằng chiến tranh sẽ nổ ra. Tôi đang làm việc, như thường lệ, với chức vụ kỹ sư tại Viện Thiết kế xí nghiệp Vật liệu xây dựng. Tôi đã được hứa thưởng một kỳ nghỉ vào cuối hè năm 1939, dự định sẽ đi nghỉ ở miền nam, trên bờ biển Hắc Hải hiền hoà. Nhưng kế hoạch của tôi bị phá nát bởi lời hiệu triệu từ dân uỷ : “Lên đường với các vật dụng cá nhân”. Thật là một cú sốc. Tôi chạy tới Trụ sở Dân uỷ Quận Bauman chỗ tôi và trước tiên là hỏi về giấy phép đi nghỉ, rồi kế tiếp là về “Lên đường với các vật dụng cá nhân”. Họ nghiêm khắc bảo tôi: “Kỳ nghỉ nào? Anh đã bị động viên. Anh không biết là chiến tranh đã bắt đầu rồi ư?!” Chiến tranh nào? Với ai? Tôi không thể hiểu nổi. Sang hôm sau tôi đã cưỡi trên chuyến tàu Maskva-Kiev với các “vật dụng cá nhân.”

Mikhail Lukinov, tháng Giêng 1939.

Vào thời đó các chuyến tàu chạy khá chậm và được kéo bởi các đầu máy hơi nước. Các toa được gắn giường ngủ ba tầng bằng gỗ sơn xanh lá cây. Tại các ga, hành khách ùa xuống lấy nước nóng vào bình toong thiếc và tín hiệu khởi hành của đoàn tàu phát ra từ cái chuông kéo tay. Mới đây thôi mà như ở thời cổ đại vậy.

Toa tàu rất đông người, để ngủ yên tôi phải leo lên giá gỗ tầng ba, treo mình vào ống hơi nước bằng thắt lưng để khỏi ngã vì rung lắc. Nhóm sĩ quan chúng tôi được đưa từ Kievtới Bêlaia Tserkov, thị trấn được biết tới qua trường ca “Poltava” của Pushkin. Nhưng chúng tôi không được thấy “đêm Ukraina yên tĩnh” (thơ Pushkin - ND) nơi đây. Ngược lại, chúng tôi bị bao vây bởi sự hối hả bận rộn kinh khủng. Một sư đoàn bộ binh đang được thành lập vội vã từ những “ông cậu”, lính dự bị Ukraina. Là sĩ quan pháo binh, tôi bị chuyển về một khẩu đội pháo cấp trung đoàn của trung đoàn súng máy 306. Một pháo thủ, lại ở trong trung đoàn bộ binh! Thật khó cho tôi, nhưng đâu thể làm gì khác được? Tôi phải tháo cái phù hiệu màu đen khỏi quân phục, và thêu cái màu đỏ với hai khẩu pháo bắt chéo thế vào. Có chín sĩ quan trong khẩu đội, tất cả trong đó, trừ tôi là sĩ quan dự bị, đều là quân nhân chuyên nghiệp, và trong thời gian đầu tôi không được nhận bất cứ nhiệm vụ cụ thể nào. Tôi phục vụ đại loại như một sĩ quan phụ tá cho khẩu đội trưởng. Vào thời gian đó các sĩ quan cấp thấp trong quân đội có trình độ học vấn không cao. Thậm chí hiếm có người học hết trung học. Họ chủ yếu là những người đã phục vụ ở cấp thấp trong nhiều năm, được huấn luyện trực tiếp hay gián tiếp về tác xạ trong những trường lớp đào tạo khác nhau. Nhưng họ luôn thuộc làu quân lệnh và kỷ luật quân sự. Nói chung họ là những người dễ mến, hầu hết đeo lon thiếu úy. Khi thấy tôi có hai khối vuông trên cổ áo (trung uý) nhưng không tỏ vẻ kênh kiệu, họ liền chấp nhận tôi vào cái gia đình chung ấy. Khẩu đội trưởng cũng cùng xuất thân như họ, nhưng đã có trên vai ba khối vuông (thượng uý). Nhằm làm cho mình trông giống chỉ huy hơn, anh ta tự tạo ra một bề ngoài khác biệt với mọi người. Gương mặt anh ta dài như mặt ngựa, bị bệnh đậu mùa hủy hoại và luôn tỏ vẻ lạnh lùng. Anh ta sợ bất cứ biểu hiện nào của sự thân thiện vì anh ta cho rằng điều đấy dẫn tới vô kỷ luật. Anh ta cư xử với tôi dè dặt cảnh giác, như thể thấy trong tôi một cái gì xa lạ, một người có học thức. Chúng tôi cũng gặp chủ nhiệm pháo binh trung đoàn, chịu trách nhiệm về các khẩu đội pháo và súng cối. Ông ta đối xử với tôi có thiện chí hơn. Chúng tôi được nhận những khẩu pháo 76 mm nhưng là loại nòng ngắn, kiểu 1927, được kéo bởi hai đôi ngựa. Chúng tôi cũng được cấp ngựa cưỡi. Tôi được nhận một con ngựa cao lớn, lông xám có tên là Búp Bê. Chúng tôi bắt đầu tổ chức thành các trung đội, triển khai ngoài cánh đồng, tập bắn đạn thật, huấn luyện cho binh lính. Trung đoàn trưởng luôn giục giã chúng tôi gấp rút hoàn tất công việc huấn luyện nhưng tới khi chúng tôi nhận lệnh hành quân, công tác huấn luyện vẫn chưa xong. Mệnh lệnh tương tự như sau : “Lập đội hình hành quân ! Trung đội chỉ huy dẫn đầu! Bước!” Và chúng tôi xuất phát. Đi đâu? Tại sao? Có lẽ chỉ cấp trên mới biết. Hay thậm chí chính họ cũng không được biết? Mau chóng chúng tôi nhận ra mình đang được đưa về phía tây, hướng biên giới Ba Lan.  

Trong khi đó, các diễn biến chính trị phức tạp vẫn tiếp diễn. Nước Đức tiến công Ba Lan và chiếm được một phần lãnh thổ rộng lớn. Chính phủ chúng ta đã ký Hiệp ước Không xâm phạm với Đức. Molotov, trong bài diễn văn nổi tiếng của ông ta, gọi Ba Lan là “cái quái thai của Hiệp ước Versailles”. Hiệp ước ấy đã giải phóng vùng Tây Ukraina và Tây Belorussia, trước đây bị Bạch vệ Ba Lan chiếm đóng. Quân đội Xô viết phải mau chóng tiến về đường ranh giới chia cắt có trong thỏa thuận với nước Đức. Trước đó chúng tôi đã tiến rất gần tới lãnh thổ Ba Lan; còn bây giờ, với một lệnh báo động, chúng tôi bắt đầu vượt cái đường biên giới mà nay đã là của quá khứ. 

Các đơn vị bộ binh của trung đoàn chúng tôi hành quân phía trước, còn chúng tôi kéo pháo theo sau. Tôi còn nhớ hình ảnh một cột mốc biên giới có sơn sọc trắng với con đại bàng Ba Lan bị xô ngã xuống đất, một làng biên giới Ba Lan với những ngôi nhà trắng tinh theo một kiểu kiến trúc xa lạ thời Trung cổ cùng một nhà thờ Thiên Chúa giáo. Những người Ba Lan theo dõi cuộc xâm chiếm của chúng tôi một cách rầu rĩ và lo lắng. Thật sự thì họ đang nghĩ gì nhỉ?

Những con đường lầy lội và các làng xóm Ukraina nghèo khổ với mái rạ và những nông dân đi chân trần dần lộ ra sau cái làng Ba Lan giàu có và tinh khiết ấy, hiển nhiên là một sự hào nhoáng bề ngoài. Người Ukraina sống rất khốn khổ dưới ách cai trị của các pan. Chúng tôi có dịp nhận ra tất cả những cái đó, sau khi chúng tôi trú chân tại một ngôi làng Ukraina. Rồi chúng tôi tiếp tục tiến qua vùng đất Ba Lan cũ về phía Tây. Lần nghỉ đêm đầu tiên. Một căn nhà Ukraina nghèo khổ : sàn bẩn, rác rưởi, gián, trẻ con ăn bận trần truồng. Tôi bắt chuyện với một bé gái khoảng 10 tuổi, lục tìm 20 kopeck trong túi và đưa tặng cô bé như một vật lưu niệm. Em nghẹn thở bởi món quà giá trị đó và kêu lên : “Mẹ ơi, con có hai mươi kopeck đây này!” Hình như lần đầu tiên trong đời cô bé được cầm một số tiền lớn như vậy. 

Chúng tôi được lệnh mau chóng chuyển tất cả binh sĩ đi bộ của trung đoàn lên xe tải và đưa họ tới đường ranh giới chia đôi Ba Lan. Ngựa kéo xe, đoàn tàu chở hàng tiếp tế và đại bác tiếp tục hành quân với tốc độ như cũ. Chúng tôi lập ra một chi đội từ các binh lính đi bộ trong các khẩu đội có trách nhiệm hành quân cùng cánh bộ binh. Tất nhiên, tôi cũng có trong số ấy. Tới đêm, trên đường cái, tôi chặn những xe tải chở bộ binh lại và chuyển lính của mình lên sau khi bị chửi rủa hết lời. Tôi lên chiếc xe cuối cùng. Chúng tôi đi trong nhiều ngày suốt dọc Miền Tây Ukraina bằng cách đấy. Trong thời gian đó, nhiều cuộc gặp gỡ và nhiều ấn tượng đã xảy đến mà tới nay, bất hạnh thay, đã tuột khỏi trí nhớ của tôi.  

Tôi nhớ lại chúng tôi đã đến một thị trấn và dừng chân giữa một khu chợ. Những người bán rong đeo khay hàng chạy tới các xe tải từ mọi phía, chào mời chúng tôi. (Cần lưu ý rằng khi chúng tôi tiến vào vùng lãnh thổ cũ của Ba Lan, một tỷ giá trao đổi ngoại tệ tức khắc được lập ra: một zloty ăn một rúp.) Một người bán hàng rong bưng cái khay bánh pierogi tới chỗ xe chúng tôi. Tay bộ binh ngồi cạnh tôi liền hỏi giá. “Ba kopeck, thưa pan. Tôi không thể bán rẻ hơn, đang chiến tranh mà.” Người lính rút ra một tờ ba rúp màu xanh và nói : “Cho tôi một trăm cái.” “Sao anh mua nhiều thế ?” Tôi hỏi. “Không sao đâu, thưa đồng chí trung uý, tôi sẽ có cách dùng chúng.” Anh ta quả thật đã dùng hết tất cả số bánh đó. Anh ta ăn gần hết một trăm cái, phớt lờ những ánh mắt ghen tị và những lời đề nghị của đồng đội. Đúng là một gã kulak Ukraina.

Những người bán hàng nhanh chóng nắm bắt thị trường và sau mười lăm phút giá bánh pierogi đã là 15 kopeck. Bếp dã chiến cho chúng tôi ăn chủ yếu là cháo kiều mạch, bánh mì đen và trà. Có vài đơn vị kỹ thuật đi sau chúng tôi, họ được cấp gạo, bánh mì trắng và ca cao. Không thể làm gì hơn, chúng tôi là bộ binh, luôn tấn công đầu tiên và lãnh thực phẩm sau cùng. Một lần, vào cuối ngày, chúng tôi dừng lại nghỉ đêm tại một thị trấn. Chiếc xe tải chạy vào sân trường và chúng tôi nghỉ lại cho tới sáng trong các phòng học. Lúc đấy tôi đói như cào. Tôi lấy theo hai người lính (các sĩ quan bị cấm đi ra ngoài một mình) và đi kiếm một nhà hàng. Chúng tôi mau chóng tìm thấy một cái bar nhỏ dưới tầng hầm với cửa sổ sáng rực và dàn nhạc đang chơi. Vừa thấy ba người chúng tôi mặc quân phục, đội mũ sắt, đi ủng có gắn đinh thúc ngựa và mang vũ khí bước vào chỗ sảnh đón, một cơn chấn động nhẹ xảy ra. Dàn nhạc ngừng chơi. Vài thực khách sợ hãi đứng dậy. Có lẽ đây là lần đầu trong đời họ nhìn thấy những người Xô viết. Tôi lịch sự chào mọi người và đề nghị dàn nhạc tiếp tục chơi. Những người trong quán tò mò theo dõi chúng tôi. Chủ quán đứng sau quầy bar, một người to béo mặc bộ vest không cài khuy với điếu xì gà trên miệng. Tôi thấy mình như đang đóng trong một cuốn phim về thời trước Cách mạng. “Vodka hay rượu snap?” - ông béo hỏi tôi. “Không,” – tôi trả lời – “cho ba cà phê và ba sandwich.” Đồng hồ của tôi đã là 12 giờ, nhưng cái đồng hồ to mặt tròn trên quầy bar mới chỉ có 10 giờ. Tôi không nhận ra ngay sự khác biệt về thời gian nên ngạc nhiên bảo chủ quán rằng hiện đã 12 giờ rồi. Ông ta mỉm cười, nhấc điếu xì gà khỏi miệng và kiêu ngạo đáp lời tôi: “Chúng tôi thuộc Châu Âu !” Tại đất nước Ba Lan Bạch vệ khốn khổ đồng hồ chỉ lấy theo giờ London. “Lúc này ông nên chỉnh lại đồng hồ theo giờ Maskva,” – Tôi đáp lại. Người chủ quán nhún vai như thể nói “Chúng tôi sẽ xem lại.” Sau khi uống xong cà phê và thanh toán tiền, chúng tôi rời “những người Châu Âu” đấy. 

Tới đây tôi xin phép lạc đề một chút để kể lại một giai thoại khác xảy ra nhiều năm sau Chiến tranh Vệ quốc, khi nước Ba Lan đã được tái thiết và Nguyên soái Xô viết Rokossovskiy, một người gốc Ba Lan, được chỉ định làm Tổng chỉ huy quân đội Ba Lan. Ông tới Ba Lan. Đầu tiên ông được cho tham quan Varsava và một vị tướng Ba Lan hỏi ông : “Thưa ngài Nguyên soái, ngài có thích Châu Âu không ?” Nguyên soái đã trả lời : “Rõ ràng ông không rành địa lý học.” 

Chúng tôi hành quân nốt chặng cuối của hành trình. Một lần nữa, lại xuất hiện những ngôi làng Ukraina cùng những thị trấn nhỏ với cộng đồng người Do Thái và Ba Lan. Người Đức đã có mặt ở đây. Trước khi rút quân, chúng tiến hành cướp bóc. Nhưng chúng là một dân tộc có văn hóa nên không chĩa súng đe dọa hay đốt phá các cửa hàng. Chúng cướp bóc một cách “có văn hóa”. Chúng bước vào một cửa hiệu, chọn những thứ hàng hóa tốt nhất, ra lệnh gói nó lại (“raskep, raskep”) và mang những thứ vừa “tậu được” bỏ đi : “Bọn Nga đi sau sẽ trả tiền cho tất cả.”  

Tôi bước vào một cửa hiệu để mua vài thứ đồ lặt vặt. Vải dệt được trải ra trên mặt quầy, họ đang trao đổi với mấy người lính bộ binh đã vào trước đó. Tôi vuốt lên tấm vải và chợt nhận ra có cái gì đó nằm dưới mặt quầy. Một khẩu súng bị bỏ quên dưới lớp vải, có lẽ là của mấy “ông chú” Ukraina kia. Tôi buộc phải đem khẩu súng về. 

Binh lính Hồng quân. Luga, 1938

Cuối cùng chúng tôi cũng đến được đường ranh giới theo thỏa ước, vạch ra bởi sông Bug. Có thể thấy ánh loé lên của những chiếc xẻng bên kia bờ sông. Đấy là lính Đức đang củng cố vị trí phòng thủ của mình và đào các chiến hào. Tại chỗ này con sông không rộng lắm, có mấy cây cầu nằm vắt qua bờ bên kia. Có thể thấy vài bóng người đang qua cầu : một số đến phía chúng tôi, một số khác từ phía chúng tôi qua bờ bên kia. Lạ là trong những ngày đầu tiên không có ai ngăn trở điều đó. Một trong số những sĩ quan chúng tôi kể anh ta đã chứng kiến có người tiến tới các lính gác Đức và nói rằng cần qua bờ bên kia, phía chúng tôi. Tên lính gác chỉ đơn giản là đá vào mông anh ta và người đàn ông chạy qua cây cầu về phía chúng tôi. Đấy là vào ban ngày, ban đêm việc qua lại còn nhộn nhịp hơn nữa. Những tiếng la hét và tiếng súng bắt đầu vang lên.

Họ kể rằng một người lính của chúng tôi, một “ông cậu” Ukraina, trong khi đứng gác gần cây cầu đã lầm bầm những lời như sau: “Hãy để những người tốt đi về phía chúng tao, còn thì đưa bọn xấu qua đi cho khuất mắt.” 

Ba, bốn ngày sau khi chúng tôi tới, những lính biên phòng đội mũ lưỡi trai màu xanh cuối cùng cũng tới, mang theo chó. Họ đóng cửa biên giới và canh phòng một cách nghiêm ngặt. Chúng tôi rút lui về phía sau khoảng vài cây số, nhưng vẫn thường bị dựng dậy bởi báo động đêm. Một đêm nọ có hai người đàn ông chạy qua phía Đức. Có một đầm nước nhỏ ở gần chỗ chúng tôi đóng quân, nơi dân chài địa phương thường ra đánh cá. Lúc này dây kẽm gai vẫn còn chăng phía trước đầm. Hai người kia tiến gần cái đầm vào ban đêm, họ cho rằng sông Bug đang ở trước mặt mình nên đã cắt rào kẽm gai và bơi qua sông. Họ bị mất phương hướng và chìm dần. Một người đánh cá nghe tiếng họ kêu cứu đã chèo thuyền tới kéo họ lên. Một trong hai người hỏi bằng tiếng Ba Lan: “đây có phải là bên phía Đức không ?” Người đánh cá trả lời: “Phải.” Anh ta kéo mạnh họ lên và đưa họ, gần chết đuối, về nhà anh ta. Vì vụ đó mà lại một lần nữa chúng tôi bị lệnh báo động dựng dậy vào ban đêm, với suy nghĩ cho rằng có hai tên do thám. Khi trời sáng, tôi trông thấy hai con người ướt sũng ấy bị dồn lên một chiếc xe để đưa về nơi quản lý họ. Hoá ra đó là những sĩ quan Ba Lan vừa trốn khỏi trại tù binh.

Vùng biên giới không lúc nào yên tĩnh. Trong đêm, có ai đó phía bờ chúng tôi dùng đèn chiếu vẽ những đường khó hiểu lên những đám mây xám thấp. Bờ bên kia đáp lại họ cũng bằng cách thức tương tự. Vậy mà chúng tôi không bắt được ai. Các sĩ quan Đức qua bên chúng tôi, mục đích để tìm kiếm và chôn cất những người của mình, nhưng thật ra là dọ thám vị trí đóng quân và lực lượng chúng tôi. Nhưng chúng tôi cũng tìm ra cách để việc ấy không thực hiện được.  

Sau đó sư đoàn chúng tôi được rút về sâu trong hậu phương. Trung đoàn tôi đóng quân tại một thị trấn nhỏ bé bẩn thỉu ở Starưi Sambor. Ở đây gần như toàn là người Do Thái, họ làm nghề thủ công và buôn bán, cung cấp cho các làng Ukraina. Nhưng không có đủ phòng cho khẩu đội  tôi cùng với pháo, xe chở đạn dược và ngựa, thậm chí ở ngay chính Starưi Sambor. Chúng tôi đóng tại làng Blazhow, cách Starưi Sambor 7 tới 8 km. Để định chỗ đóng quân, chỉ huy trưởng ra lệnh cho tôi vào làng và vẽ lại sơ đồ vị trí của nó. Một thượng sĩ đi cùng tôi với mục đích tìm nguồn tiếp tế. Hai chúng tôi cùng đi ngựa. 

Cái làng hóa ra trải rất dài. Nó có một nhà thờ thuộc giáo hội Uniate và một lãnh địa nhỏ. Người chủ của nó, một người Ba Lan, đã chạy sang phía Đức. Tôi vẽ sơ đồ của nó và, khi trở về khẩu đội, vẽ lại sạch sẽ bằng chì màu, ghi chú tất cả, thậm chí họa lại một vài ngôi nhà chính. Các chỉ huy cấp trên rất hài lòng, tuy họ không biểu lộ trên nét mặt. Họ không muốn làm hư cấp dưới: điều đó có thể làm cho cấp dưới trở nên kiêu ngạo. Nhưng tay thượng sĩ (mà tôi đã kể ở trên), khi ngồi bên đống lửa vào ban đêm, quanh đại đội của mình, ngạc nhiên kể với mọi người rằng trung uý chỉ cần đi ngang qua làng, ghi chú đôi điều lên một mảnh giấy là về vẽ lại được cả cái bản đồ tuyệt như thế: “Các cậu ạ, tay này khi ở nhà hẳn không phải hạng tầm thường như chúng ta.”

Kế đó chúng tôi chuyển tới Blazhow. Chúng tôi chọn cái lãnh địa nằm giữa khu vực đóng quân và bố trí pháo bên trong sân của nó. Các sĩ quan đóng tại căn nhà của tay chúa đất, còn binh lính – trong những làng nông dân xung quanh. Chúng tôi nhốt ngựa trong trang trại của lãnh địa. Dinh thự của chúa đất đã bị cướp phá sạch bởùi bọn Đức và sau đó là bởi nông dân, giờ chỉ còn lại những bức tường trần trụi. Chỉ có sĩ quan lâu năm mới được nhận một bàn làm việc vớiø những ngăn kéo rỗng. Cái bàn không thể mang đi được bởi nó không lọt qua cửa hẹp của căn phòng. Lúc đầu chúng tôi phải trải rơm thay cho các đồ gỗ, chúng được dùng để thay cho cả ghế lẫn giường. Chúng tôi đặt những máy điện thoại dã chiến trên cái bàn duy nhất, nối chúng với sở chỉ huy tại Starưi Sambor. 

Tình hình lúc đó không yên tĩnh. Bọn phỉ thường bắn lén chúng tôi trong đêm khuya. Có kẻ nào đó cắt đứt đường dây điện thoại, thế là cả khẩu đội bị dựng dậy bởi lệnh báo động đêm. Chúng tôi thiết lập những biện pháp phòng vệ khắp lãnh địa khi trời bắt đầu tối, ngăn ngừa những đợt đột kích có thể xảy ra. Khi bình minh lên, sự sợ hãi của chúng tôi liền tan biến. 

Tuy vậy, chúng tôi nhận được cảnh báo từ sở chỉ huy trung đoàn yêu cầu phải luôn cảnh giác, đã có những trường hợp binh lính Xô viết bị giết chết trong ngõ tối, bị đâm trong tiệm cắt tóc và những vụ khác tương tự. Đóng quân trong một ngôi làng Ukraina, chúng tôi có điều kiện hiểu được những người dân Tây Ukraina sống nghèo khổ thế nào dưới chế độ của các pan Ba Lan. Chỉ người Ba Lan mới có quyền quyếtù định tại đất nước này. Chỉ có họ mới được làm việc trong bộ máy chính quyền. Một người Ukraina thậm chí không thể làm thợ trải nhựa đường, bởi đó là công việc của nhà nước. Một người Ukraina có thể trở thành người Ba Lan, nhưng anh ta phải cải theo Gia tô giáo. Mục đích chuyện này là chuyển dần người Ukraina sang Gia tô giáo. Đức tin Chính thống giáo bị thay thế bởi Giáo hội Uniate, một trung gian giữa Chính thống giáo và Gia tô giáo. Người Ukraina bị đè nặng bởi các thứ thuế. Thậm chí có cả loại thuế đánh lên mỗi ống khói, đến nỗi sau khi vượt qua biên giới, chúng tôi rất ngạc nhiên thấy các nóc nhà ở đây đều thiếu ống khói. Khói từ bếp lò thoát thẳng lên cái gác dưới mái nhà. Nạn cháy nhà thường xuyên xảy ra.    

Đôi lúc người dân hỏi chúng tôi là chính quyền mới có cho phép xây ống khói không. Chúng tôi trả lời không chỉ cho phép mà còn cần thiết phải xây. Vào dịp cuối thu các nông dân thường đi chân trần tới nhà thờ. Họ chùi sạch chân bẩn lên đám cỏ phía trước, xỏ giầy và bước vào nhà thờ. Khi về, họ tháo giầy ra và đeo chúng quanh cổ. Một đôi giầy được người nông dân dùng trọn đời, tới khi chết anh ta để lại nó cho con trai mình. Có một trạm bưu điện bỏ không trong làng. Nhưng vẫn còn một điện thoại viên ở lại – một cô gái Ba Lan rất đẹp và kênh kiệu. Luôn có một đám những anh chàng cầu hôn chạy theo cô ta. Không chỉ những binh lính và hạ sĩ quan của chúng tôi mà có cả vài tay sĩ quan độc thân cũng ở trong số đó. Giữa những kẻ cầu hôn luôn có xích mích. Người ta nói rằng một số chỉ huy cao cấp cũng từng cầu hôn cô ta. Rồi tất cả những điều đó đột ngột kết thúc theo cái cách ít được trông đợi nhất.    

Một đêm, trong khi đang thi hành nhiệm vụ tại chốt điện thoại dã chiến, một điện tín viên của chúng tôi nhận thấy rằng một trong các ngăn kéo bảo mật nông hơn những cái còn lại. Tại sao vậy nhỉ? Hóa ra có một ngăn kéo bí mật khác ở mặt sau bàn, quay về phía tường. Trong có những tờ tiền Ba Lan đã hết giá trị và một cuốn album ảnh. Những tấm ảnh cho thấy cô điện thoại viên xinh đẹp đang vui vẻ với tay chủ lãnh địa thế nào. Trong vài tấm ảnh có cảnh cô ta trần truồng nhảy múa quanh một cái bàn đầy chai lọ, còn trong các tấm khác là cảnh cô ta đang quấn chặt lấy những gã để ria mép hay những cảnh tương tự thế. Cuốn album được các binh lính chúng tôi chuyền tay nhau. Vài tay lính đang yêu trách cứ cô gái, và cô ta mau chóng biến mất khỏi ngôi làng. Khẩu đội trưởng tước cuốn album của đám lính và sau đấy đánh mất nó. Tôi không được xem cuốn album đó.   

Một tối giao lưu với dân địa phương được tổ chức. Toàn thể dân làng Blazhow tụ tập lại trong một ngôi nhà rộng. Chính uỷ của chúng tôi đọc một bài diễn văn nói về sự chấm dứt thời của các pan Ba Lan và về trách nhiệm giải phóng của Hồng quân. Vị linh mục địa phương đáp lời, nhân danh toàn thể dân làng, cám ơn chúng tôi vì đã giải phóng họ và nhấn mạnh rằng “chúng ta cùng một chủng tộc, chúng ta cùng một đức tin.” Ban nhạc địa phương gồm một người kéo violon, một người thổi sáo bị và một tay trống bắt đầu chơi, vũ hội bắt đầu. Mọi người hỏi chúng tôi về cuộc sống ở Liên Bang Xô viết, về những tin đồn thất thiệt họ được nghe từ Ba Lan. Ông thượng sĩ cũng nhân dịp này tìm cách chơi nổi. Vào thời điểm ấy, đám sĩ quan chúng tôi ăn mặc rất giản dị, khoác áo choàng tunic hệt như binh lính, chỉ khác là có các khối vuông gắn ở phù hiệu trên cổ áo và các vạch vải đỏ thêu ở ống tay áo. Thượng sĩ của chúng tôi mặc bộ quân phục thắt  cái dây lưng màu vàng luôn kêu cót két. Trên phù hiệu ở cổ áo, cạnh những hình vuông, ông ta gắn những vạch màu vàng đã bị quân đội bỏ từ lâu. Trong mắt dân làng ông ta hẳn là chỉ huy cao cấp nhất nên họ hỏi ông ta rất nhiều. Các cô gái hỏi ông rằng có phải ở nước Nga bây giờ không còn tổ chức các đám cưới, rằng chúng đã bị huỷ bỏ và mọi người được quyền sống với bất cứ ai mà họ thích. Ông thượng sĩ trả lời một cách tự đắc: “Người ta hay nói này nọ, nhưng rận chỉ thích cắn những ai luôn nhắc đến chuyện đi tắm.” Tất nhiên, câu nói đó làm mọi người xung quanh cười rộ và làm cả một số khác thẹn thùng. 

Có lần tại Starưi Sambor, tôi tới một lò rèn nhỏ đặt làm cây thông nòng cho khẩu súng ngắn của mình và tình cờ gặp các em gái của ông chủ, người Do Thái. Họ đã tốt nghiệp một trường học Ba Lan tại Nôvưi Sambor và rất thích Liên Bang Xô viết. Họ mơ được tới đó để học đại học, “ở nơi mà – họ nói – việc học là miễn phí.” Khi tôi còn ở Starưi Sambor, tôi thường tới thăm hai chị em và dạy họ tiếng Nga, thứ tiếng mà theo họ là đơn giản và dễ hiểu. Nhưng có một lần, để chứng tỏ điều đó không đúng sự thật, tôi đọc phần đầu vở “Evgênhi Ônêgin” cho họ nghe, và tất nhiên là họ chẳng hiểu gì cả. Những cô gái đáng thương ấy sau này chắc bị giết hại cả. Năm 1941, khi Tây Ukraina bị bọn Đức chiếm đóng, chúng giết tất cả những người Do Thái tại đó.     

Đôi khi tôi phải tới Nôvưi Sambor vì mục đích công việc. Đó là một thị trấn Ba Lan thanh nhã, có một nhà hàng và các cửa hiệu đẹp. Có lần tôi bước vào một cửa hiệu quần áo đàn ông và yêu cầu họ cho xem vài kiểu cà vạt. Người chủ hiệu, nháy mắt với người phụ nữ Ba Lan đứng sau tôi như thể muốn nói “cái tay man rợ mặc áo choàng xám này thì hiểu gì về cà vạt nhỉ”, đưa cho tôi cái hộp bên trong có món gì đó thật thô kệch và rẻ tiền. Tôi gạt cái hộp sang bên và yêu cầu cô ta đưa cho tôi thứ gì khác khá hơn. Gương mặt người chủ hiệu lộ vẻ ngạc nhiên khi tên man rợ đó chọn ra một tá cà vạt đẹp và tao nhã nhất. Sau này, cửa hiệu của ông ta đã tiếp tục phục vụ tôi trong một thời gian dài. 

Mikhail Lukinov, 1939

Các đường phố ở đây đầy những người sẵn sàng bán nào đồng hồ, dao cạo, sôcôla, bít tất và các loại hàng hóa khác cho binh lính Xô viết. Một trong những tay năng nổ đó cứ bám chặt lấy tôi, đòi bán những bộ com lê thứ thiệt. Tôi tìm mọi cách xua đi, nhưng hắn vẫn không để tôi yên. Lúc ấy kiểu com lê màu xanh Boston đang thịnh hành ở Moscow. Cuối cùng tôi hỏi xem hắn có bộ Boston xanh nào không. “Có ạ, có chứ, thưa pan đồng chí.” Và đề nghị tôi đi theo hắn. Hắn dẫn tôi qua mấy cái sân thông với nhau, hết cái này đến cái khác làm tôi mất hết phương hướng, không xác định được đâu là phố chính nữa. Hắn dừng lại ở một tầng hầm, từ đấy dẫn tôi sang một cái khác rồi bảo tôi đứng chờ. Tôi nhìn quanh và thấy có vài khối nhà bê tông không có cửa sổ. Bóng đèn trên trần đang sáng lờ mờ. Đột nhiên, đằng sau cánh cửa mà người đàn ông kia vừa biến mất, tôi nghe tiếng kim loại chạm nhẹ, tựa như tiếng ai đó đang lên đạn, mở và đóng chốt cửa. Tôi mở nút bao da đựng súng và chạy ra sân. Tới đó tôi dừng lại nghe ngóng xem chuyện gì xảy ra tiếp theo. Nhưng mọi thứ vẫn yên lặng, còn tay bán bộ vest Boston thì biệt tăm. Tôi mau chóng thoát khỏi cái mê cung đó để ra phố chính an toàn hơn. Đến giờ, tôi vẫn không biết được lúc ấy tôi đã tránh khỏi một mối nguy hiểm chết người hay đơn giản là đánh mất cơ hội có được một bộ vest màu xanh Boston.  

Đất nước của các pan Ba Lan đã tan rã. Đồng tiền Ba Lan đang sống nốt những ngày cuối cùng của nó. Người dân địa phương cố gắng bán mọi thứ để đổi lấy đồng rúp Xô viết và đổi đi đồng tiền Ba Lan. Các cô gái Ba Lan xinh đẹp dạo trên các con phố của Nôvưi Sambor, miệng nở những nụ cười quyến rũ, đề nghị các sĩ quan Xô viết đổi giấy bạc Ba Lan có mệnh giá lớn ra tiền Xô viết. Đấy thật là một mánh khoé ngờ nghệch, ngay cả khi người đổi tiền là những người đẹp rất quyến rũ. Có cô chỉ đơn giản khoác tay tôi và hỏi xem tôi có thể đổi một trăm zloty hay không. Tôi đáp rằng tôi không đủ giàu để tặng cô món tiền cả trăm rúp.  

Giấy bạc Ba Lan được trang trí bởi chân dung của vô số đức vua và hoàng hậu Ba Lan. Có lần tôi nghe một người lính, khi đang mua thuốc lá của người bán rong bên đường, la lên: “Tao đưa mày tờ tiền Xô viết tốt đẹp mà mày tráo (hay từ gì đó đại loại thế) lại một hoàng hậu Ba Lan như thế à?!”   

Tôi có mối quan hệ phức tạp với tham mưu trưởng trung đoàn, đại úy Severin. Anh ta là người kiêu căng, luôn yêu cầu mọi người phải tuân theo các quân lệ chính xác tới từng chữ một; anh ta không ưa chúng tôi, những sĩ quan dự bị. Có lần tôi nhận một cú điện thoại từ Starưi Sambor yêu cầu phải lên gặp Severin. Tôi báo cáo lại cho khẩu đội trưởng, đem một người lính đi theo, thắng ngựa và phóng đi dưới mưa trên con đường lầy lội. Khi tới nơi, chúng tôi ngoài áo thì ướt sũng còn bên trong lại đầm đìa mồ hôi. Sở chỉ huy đóng tại nơi trước kia là một trường học. Bên trong gian phòng lớn nóng bức, mấy cái đèn dầu hỏa đang bốc khói; Severin đang đi lại trong phòng, đọc điều gì đó cho người thư ký ghi chép. Nước mưa từ mũ ròng ròng chảy xuống, do đó tôi bỏ mũ ra và cầm nó nằm ngang trên tay trái gập lại. Cuối cùng đại uý cũng quay sang tôi, nghe tôi báo cáo có mặt. Đột nhiên Severin công kích: “Anh đang ở đâu vậy? Trong quán rượu hay tại chiến trường? Tại sao anh lại xử sự như thế?“ và mấy câu khác tương tự. Tôi đứng đấy mà không hiểu chuyện gì xảy ra. Người thư ký đứng sau lưng Severin, nhìn thẳng vào mặt tôi mà cười khúc khích. Đại uý tiếp tục hét lên. Mọi thứ trong người tôi sôi sục cả lên. Cuối cùng, Severin nói rõ lý do mình nổi nóng: “Tại sao anh bước vào mà lại bỏ mũ ra? Sao anh có thể báo cáo được trong tư thế đó? Anh không thấy là các cấp trên của anh đều đang đội mũ sao ? Tại sao anh báo cáo mà không đội mũ?!” Tôi không thể giữ được nữa và buột miệng: “Đấy là thói quen của một người có văn hóa, phải bỏ mũ ra khi bước vào phòng.” “Thế…ế à ?!” – đại uý gầm lên, “Vâng, thế đấy,” – tôi đáp lại. “Đằng sau quay ! Đi đều, bước !” – anh ta ra lệnh. Tôi quay lại theo đúng điều lệ quân đội, giẫm loảng xoảng đôi cựa thúc ngựa và bước ra ngoài hành lang. Tôi đứng đó, chờ một lúc lâu – không có gì xảy ra. Rồi chúng tôi thắt chặt đai yên ngựa và phóng trở về. Cuối cùng vẫn không biết được là tại sao Severin cho gọi tôi. Có thể là anh ta thích cái bản đồ màu mè tôi đã vẽ và muốn giao cho tôi tất cả công việc đồ họa của sở chỉ huy trung đoàn. Hoặc có thể là anh ta muốn chuyển hẳn tôi lên làm tại sở chỉ huy chăng. Tất nhiên làm việc ở đó thì nhẹ nhàng và an toàn hơn ở khẩu đội nhưng ở dưới một ông chủ như Severin cũng chẳng ngọt ngào gì. Câu chuyện vẫn chưa kết thúc ở đó. Severin không bao giờ quên lần gặp mặt ấy và từ sau anh ta luôn tìm cách nhắc lại với tôi khi có dịp.   

Trong khi đó, tình hình Châu Âu ngày càng căng thẳng. Hiển nhiên chúng tôi đang ở trong trình trạng sẵn sàng chiến tranh. Các đợt huấn luyện khắc nghiệt bắt đầu, có cả bắn đạn thật. Tôi được lệnh phải giảng cho anh em trong toàn khẩu đội về chủ nghĩa yêu nước, về trách nhiệm bảo vệ Đất Mẹ của chúng tôi. Tôi không có trong tay tài liệu cụ thể nào nên phải lục óc ra để kể cho họ nghe về lịch sử nước Nga, bắt đầu từ thời giặc Tatar xâm lược. Họ bảo rằng tôi dạy tốt, dù trình độ các giám khảo không cao lắm. Họ bắt đầu thay vũ khí của chúng tôi bằng những thứ hiện đại hơn. Nhưng khi được nhận quần áo ấm, chuẩn bị gắn thanh trượt cho pháo, xe cộ và các rơ moóc thì chúng tôi nhận ra mình đang được chuẩn bị để chiến đấu ở Phần Lan, nơi chiến tranh đã nổ ra. Nhưng đấy chỉ là giả thiết bởi thậm chí họ chẳng thông báo điều gì cho đám sĩ quan chúng tôi.

Mọi chuyện trở nên khó khăn khi bắt đầu bước qua năm mới, năm 1940. Chúng tôi, các sĩ quan cấp dưới, quyết định tổ chức Lễ Giao thừa. Chúng tôi mua một chai rượu nhỏ, loại khai vị. Chính uỷ biết được chuyện đó và tập hợp tất cả chúng tôi lại họp chính trị buổi cuối trước Giao thừa. Trước tiên anh ta trình bày với chúng tôi về tình hình chính trị hiện tại, và rồi tuyên bố rằng Lễ Giao thừa là thói quen của bọn tư sản, không phù hợp với người Xô viết, lại càng không hợp với sĩ quan Hồng quân. Anh ta mời chúng tôi uống sữa với bánh mì đen và chỉ thả chúng tôi ra khi trời đã sáng, lúc giao thừa đã qua từ lâu.

Mùa đông tới, tuyết bắt đầu rơi và chúng tôi đã sẵn sàng để ra trận. Tôi được phân công vào trung đội thông tin, vô tuyến điện và điện thoại. Trung đội có nhiều trang thiết bị còn binh lính thì rất ương bướng ngang ngạnh. Chúng tôi đóng lại móng ngựa, tra dầu mỡ vào súng và chất các trang thiết bị lên xe ngựa. 

Một lần, trong buổi điểm danh cuối ngày của trung đội, tôi tiến lại một người lính đứng trong hàng  và chỉ cho xem đôi ủng của anh ta bẩn như thế nào. Anh ta cúi nhanh người xuống, cái lưỡi lê cắm trên khẩu súng anh ta đeo trên vai xé toạc trán và gò má tôi. Giá đứng gần người lính ấy thêm độ một hai xăngtimét nữa thì hẳn tôi đã bị khoét mất một con mắt rồi!   

Tình trạng khó khăn và u ám không chỉ ở mình khẩu đội tôi. Xung quanh chúng tôi tất cả đều như thế. Trong làng đang bước vào mùa gặt. Cuộc “thanh trừng” bắt đầu xuất hiện trong thành phố. Bất cứ ai có lý lịch thuộc thành phần tư sản, chủ cửa hàng, thương nhân đều bị bắt và đưa đi đày. Vậy mà phần lớn cộng đồng Do Thái lại sống bằng nghề buôn bán. 

Đến giữa tháng Giêng năm 1940 chúng tôi nhận lệnh hành quân tới ga xe lửa gần nhất để lên tàu. Chúng tôi lập thành đội hình hành quân. Những con đường vào thời điểm ấy phủ đầy tuyết giá. Chúng tôi khởi hành vào sáng sớm và dự định sẽ tới nhà ga vào ban đêm để bắt đầu lên tàu. Ngày mùa đông rất ngắn và trời tối rất sớm. Chúng tôi đi ngang vài thị trấn nhỏ, bên trong hình như đang tổ chức một lễ hội địa phương. Tiếng nhạc vang lên từ nhiều ngôi nhà cửa sổ sáng đèn. Một người lính của chúng tôi, đang lạnh và đói, từ trên lưng ngựa nhòm vào một cửa sổ đang mở và la lên : “Cứ tiệc tùng đi, lũ cặn bã, rồi chờ cho tới lúc chúng đến trừng phạt chúng mày.” Có lẽ đây là những lời tiên tri chính xác đến khủng khiếp.  

Vận rủi bất chợt vồ lấy tôi. Hai người lính thông tin của tôi bỗng biến mất. Tôi báo cáo điều đó cho khẩu đội trưởng. Anh ta nổi giận và ra lệnh tôi phải quay lại tìm đằng sau trung đội chứ không đi phía trước nữa. Nhưng không thấy ai đi tụt hậu cả. Anh ta lại ra lệnh cho tôi phi ngược về phía sau để tự tìm họ cho bằng được. Tôi quành con ngựa đã mệt mỏi của mình lại, nhưng không cách nào kiếm được những gã tụt hậu ấy. Tôi tới hỏi một vài đơn vị thuộc ban chỉ huy nhưng họ không biết thêm được điều gì. Tôi cũng ghé vào mấy cái làng. Con ngựa của tôi đang khát nước. Tôi lấy nước ở một cái ao cho nó, đựng bằng cái áo mưa tẩm nhựa mà tôi để trong túi trên yên ngựa. Sương mù dày đặc và trời đã bắt đầu tối. Tôi đành quay ngựa lại. Con ngựa bị trượt ở một khúc quanh và tôi, phần vì mệt và phần vì ngồi không vững, văng từ trên yên cắm xuống tuyết. Con ngựa vẫn chạy tiếp. Tôi đứng dậy từ đống tuyết, khắp mình trắng xoá, bụng nghĩ rằng chuyến này mình chắc tiêu rồi. Tôi sắp lạc mất con ngựa rồi. Ồ không, con Búp Bê yêu quí chỉ phóng đi chừng 10 mét, đang đứng lại nhìn tôi. Tôi chạy đến bên nó, vuốt ve và áp má mình vào cổ nó. Lấy một phong sôcôla khỏi túi, chúng tôi cùng chia cho nhau. Búp Bê khụt khịt và lấy môi ngoạm phần của nó từ tay tôi. Tôi lại dắt nó đi dọc con đường phủ tuyết. Tối hôm ấy trời rất tối và dày đặc sương mù. Tôi chỉ có một mình mà sức lực thì đã cạn kiệt. Bỗng tôi thấy một cái trại lẻ loi, có lẽ là trại của bọn “kulak”, trên một ngọn đồi nằm cạnh dải rừng hoang. Không còn chọn lựa nào khác, tôi tiến lại cánh cổng và gõ cửa. Một lúc lâu không có ai đáp lại. Cuối cùng, có ai đó hỏi bằng tiếng Ba Lan rằng tôi cần gì. Tôi đáp mình là một sĩ quan Nga và xin họ cho nghỉ qua đêm. Các cửa sổ bật sáng, bên trong có vài cái bóng đi qua đi lại. Chắc họ đang cân nhắc xem có nên cho tôi vào hay không. Hay có thể họ định cho tôi vào để giết chết cũng nên…. Cuối cùng, một người đàn ông xách cái đèn lồng ra mở cửa cho tôi. Tôi dắt con ngựa của mình vào trong căn nhà kho ấm áp, nơi có mấy con bò đang rống lên, buộc con Búp Bê vào ngăn chuồng còn trống. Tôi xoay sở một cách khó nhọc để tháo cái yên khỏi lưng nó, thay cái dây cương bằng một dây thừng buộc vào cột, trải cho một nắm rơm, rắc chút yến mạch trong túi cho nó rồi lót rơm dưới chân nó.  

Tôi bước vào căn nhà. Một ngọn đèn dầu với cái bấc cuộn xuống đang cháy lập lòe. Những người chủ nhà đang yên lặng quan sát tôi. Tôi nói rằng mình cần nghỉ ở đây cho tới sáng và hỏi xem có chút gì ăn không. Họ mang ra cái ca thiếc đựng sữa và một ít khoai tây luộc. Tôi dùng bữa ăn khiêm tốn ấy, đặt ba rúp lên bàn và ra thăm lại con ngựa của mình. Bây giờ tôi đã có thể cho nó uống nước. Uống xong, Búp Bê nằm dài xuống đám rơm. Tôi rất muốn chợp mắt, nhưng lấy gì bảo đảm là tôi sẽ thức dậy? Đã có nhiều trường hợp binh lính Xô viết bị giết một cách lặng lẽ. Không ai biết là tôi đang ở đây. Thật dễ dàng để những người đó, những người có đủ lý do để nghĩ rằng tôi là một kẻ thù hơn một người bạn, giết tôi khi đang ngủ. Con ngựa, bộ yên cương, khẩu súng ngắn, ống nhòm, giầy bốt, quần áo – tất cả những cái ấy đều rất có giá trị và rất dễ lấy. Và lấy ai để trông chừng cho tôi? Khẩu đội của tôi thì đang lên tàu và có lẽ đã khởi hành, xem tôi như một kẻ lạc đơn vị. Tôi cởi áo choàng và đôi giày ra, nhét hết đồ đạc vào túi áo quân phục của mình và nằm dài trên giường sau khi đã nhét khẩu súng ngắn và cái bao da xuống dưới bụng. Rồi lăn ra ngủ như chết trong suốt mấy tiếng đồng hồ. Trời bắt đầu sáng dần. Tôi phải đi bởi có thể bị trễ lên tàu, lúc ấy biết đi đâu với con ngựa bây giờ? Làm thế nào để đuổi cho kịp tàu với con ngựa của mình đây?   

Tôi mặc áo choàng vào, gác yên con Búp Bê và lên đường. Mặt trời đang mọc. Có vài người đang dọn tuyết trên đường. Ở đấy chính là đường ray xe lửa và nhà ga! Nhưng trời ơi, tất cả đều trống trơn. Tim tôi như đông cứng lại. Phải chăng tôi đã tới trễ và tất cả khẩu đội đều đã lên đường? Tôi đi kiếm trưởng ga và người chỉ huy an ninh. Hoá ra khẩu đội của tôi vẫn chưa tới được đây và đang dừng lại nghỉ đêm ở ngôi làng kế cận. Việc chuyển quân lên tàu chỉ được tiến hành vào lúc chiều tối. Và rồi những người lính thông tin của tôi xuất hiện. Hóa ra những tên vô lại ấy thay vì hành quân với mọi người thì lại quyết định tự đi tới nhà ga bằng cách quá giang một chiếc xe tải cùng đường. Tôi có thể phạt giam họ mười ngày cấm cố chỉ có bánh mì và nước lã. Nhưng do đang chuyển quân nên chúng tôi không có thời giờ để làm việc ấy. Trò ranh ma đê tiện của chúng dã không bị trừng trị. 

Chúng tôi được chất lên những “teplushkas”, các toa trần có gắn giường ngủ và cái bếp lò nhỏ bằng sắt - các chỉ huy đi chung với trung đội của mình. Khi đốt lò lên, ở trên thì nóng mà ở dưới lại lạnh. Họ đưa chúng tôi về phía bắc. Lúc này thì không còn nghi ngờ gì nữa, đúng là chúng tôi đang bị đưa đi đánh nhau ở Phần Lan. Vào thời điểm này trong năm thời tiết rất lạnh, tàu chúng tôi càng đi xa thì sương giá càng dày đặc. Chỗ tôi ở là giường tầng hai, gần một cửa kính băng giá phủ kín. Một đêm, khi đang ngủ, một nhúm tóc của tôi bị dính chặt vào lớp băng trên kính cửa. Tàu đi rất chậm nhưng điều đó không làm chúng tôi buồn chán. Chúng tôi không muốn nhanh chóng đi gặp chiến tranh. Tôi hướng dẫn anh em trong các khóa học về trang thiết bị thông tin, giảng về các chủ đề chính của tình hình chính trị hiện đại. Tại các ga chúng tôi thường được hỏi mua lại số makhorka (một loại thuốc lá Nga nặng và rẻ tiền) mà chúng tôi được phát. Tôi là người không hút thuốc nên thường phân phát hết suất makhorka của mình cho anh em binh sĩ. Nhưng có lần, tại một ga nọ, một công nhân đường sắt lớn tuổi lại gần tôi hỏi mua makhorka. Tôi đưa cái gói phần mình cho ông nhưng từ chối lấy tiền. Ông già nói với tôi một cách chân thành và tự tin “Chúa hãy ban cho anh sống sót mà trở về.” Thật lòng, sau này tôi thường nhớ lại lời cầu phước đó, bởi sau chiến tranh bạn thường trở nên mê tín. Mỗi khi thoát khỏi những tình huống hiểm nguy mà vẫn còn nguyên vẹn, tôi lại vô tình nghĩ rằng đã mua lấy mạng mình bằng một gói makhorka.

Bologoye nằm giữa chặng đường từ Maskva tới Leningrad. Chúng tôi tới đây từ sáng sớm, mọi người vẫn còn đang ngủ trên các toa. Mọi nhánh đường đều kẹt cứng các đoàn tàu chất đầy trang thiết bị quân sự. Chúng tôi tới một trạm dừng gần một đoàn tàu chở các máy bay đã tháo rời. Tôi là sĩ quan chịu trách nhiệm tới gặp người chỉ huy quân sự ở đây để báo cáo về sự có mặt của chúng tôi. Nhìn những khẩu pháo trên phù hiệu của tôi, người chỉ huy cho rằng tôi thuộc trung đoàn pháo binh vừa tới nên mỉm cười thân mật: “Vừa đến hả? Nào, bây giờ anh phải ở lại với chúng tôi một lúc đã. Chúng tôi sẽ xếp cho các anh sang tuyến tránh ngay bây giờ. Hãy đưa cho tôi xem giấy tờ nào.” Tôi đưa cho anh ta. Đọc xong số hiệu đoàn tàu, trong đó cái từ “bộ binh” khắc nghiệt được viết dưới dạng mật mã, tay chỉ huy liền cau mày. Nụ cười biến mất trên gương mặt và anh ta đổi sang một giọng khác, lạnh lùng : “Về bảo với mọi người không được ra khỏi các toa xe. Chúng tôi sẽ gửi các anh đi ngay lập tức.” Và tàu chúng tôi chuyển bánh đi Leningrad ngay lập tức. Chúng tôi cho rằng trong các khu rừng và đầm lầy Phần Lan thì bộ binh chắc hẳn phải là lực lượng được sử dụng chủ yếu và sẽ chịu những tổn thất to lớn. Do đó chúng tôi không ngạc nhiên khi bị chuyển thẳng tới tuyến đường sắt chính dẫn ra mặt trận. Nơi đấy cần có bộ binh ở tuyến đầu. Bộ binh – đấy là chúng tôi.    …

Hồi ức của Mikhail Lukinov

Phần 2: Chiến dịch Băng giá

Và chúng tôi đã tới Leningrad – thành phố vĩ đại của Piotr Đại đế và Lenin, thành phố của cuộc cách mạng làm kinh động thế giới, thành phố của những dinh thự, bảo tàng và các công trình kiến trúc tuyệt đẹp. Vậy nhưng lúc này ta không cách nào nhận ra được tất cả những thứ ấy. Đây là một Leningrad khác, lạnh lẽo, thô lỗ, thành phố tiền tuyến, ảm đạm, u ám, dày đặc sương mù và phủ đầy tuyết. Đoàn tàu chở chúng tôi dừng tại một ga chở hàng. Súng ống, đạn dược, xe ngựa, xe goòng và tất cả những phương tiện giao thông sử dụng ngựa kéo được chuyển tới đây xuyên qua thành phố dưới màn sương dày. Các chuyến xe điện, kính bám đầy tuyết, đổ về đây đón người và đưa họ đi qua những con phố tối tăm lạnh lẽo để tới phía bắc thành phố. Chúng tôi đi qua thành phố và tập trung tại một ngôi làng ngoại ô, nơi chúng tôi được vào trú chân trong những ngôi nhà nông dân lèn chật ních người. Nhưng giờ đây, chúng tôi hài lòng với bất cứ chỗ trú thân nào trong cái giá lạnh khắc nghiệt ấy. Các sĩ quan được gọi lên để nhận chỉ thị. Chúng tôi được lệnh sáng mai bắt đầu hành quân, xuyên qua biên giới Phần Lan để tiến vào khu vực đang xảy ra chiến sự. Phải chuẩn bị sẵn sàng cho bất kỳ tình huống nào có thể xảy ra trong chiến tranh.

Vào lúc tảng sáng, chúng tôi lập thành một đội hình hành quân và tiến về biên giới Phần Lan, cái biên giới hóa ra rất gần với ngoại ô Leningrad. Chúng tôi rất ngạc nhiên: một thành phố to lớn, là một trong những trung tâm quan trọng nhất nước ta, lại nằm gần như thế cạnh biên giới một nước thù địch. Vượt qua các cột mốc biên giới và khu “vành đai trắng”. Về phía biên giới của ta, các chốt canh không che bằng ván gỗ mà chăng lưới kẽm gai xen lẫn những bó cành thông và linh sam bện lại. Đó là cách nguỵ trang của lính biên phòng để chống bọn bắn tỉa của Phần Lan. Và thế là, sau khi đã vượt qua biên giới Ba Lan, chúng tôi đã vượt tiếp một dải biên giới nữa của tổ quốc. Bởi điều đó là cần thiết.

Đất nước Phần Lan. Nhà cửa bị đốt cháy khi rút lui, cầu cống nổ tung, đó đây lỗ chỗ hố đạn và hố mìn đen ngòm. Đôi chỗ có những biển báo, yêu cầu tất cả hoạt động vận chuyển chỉ được thực hiện trên đường lộ do hai bên đường đều bị cài mìn, nguỵ trang dưới lớp tuyết.  Dây điện thoại dã chiến, bị bọn Phần Lan bỏ lại, lộ ra rất rõ dưới tuyết, mảnh, nhẹ, bọc trong vỏ nhựa màu. Dây thông tin của chúng ta thì nặng, làm bằng thép và bọc lớp cách điện màu đen rất dày. Ống quấn dây cũng bằng sắt, rất nặng và rất khó cuộn lại hay rải ra. 

Chiến tuyến tại bán đảo Karelia ngày mùng 1 tháng Giêng năm 1940.

Sương giá thật khủng khiếp. Không tài nào cưỡi ngựa được. Chúng tôi phải đi bộ, ngựa dắt theo sau. Sương giá bám đầy trên những bộ lông ngựa. Các kỹ sư công binh phải đốt lên những đống lửa dọc hai bên đường hành quân. Bạn có thể dừng lại sưởi ấm đôi chút, mặc cho khói bốc vào mũi làm nghẹt thở. Tới cuối ngày đầu tiên chúng tôi dừng lại nghỉ đêm tại điểm trú quân của một đơn vị công binh, trông ra con đường có mấy cây cầu lắp ghép. Đó là cái kho thóc và chuồng ngựa còn lại của một trang trại, các dãy nhà chính và nhà phụ đã bị chính tay người Phần Lan đốt bỏ khi rút lui. Kho thóc và chuồng ngựa đó giờ đây chẳng khác nào cung điện đối với chúng tôi. Sự hiếu khách của đám công binh, điều hiếm khi xảy ra, thật đáng cảm động.

Ngày hôm sau chúng tôi bắt đầu tới gần mặt trận. Điều đầu tiên đập vào mắt chúng tôi là những xác chết đông cứng của binh lính và sĩ quan ta nằm rải rác, bị tuyết phủ kín. Họ nằm lại ngay nơi họ bị thần chết túm lấy, trong các tư thế khác nhau. Trước đây chúng tôi đối xử với người chết rất tôn trọng. Có áo quan, lễ tang, lễ tiễn biệt, mọi người dừng lại xung quanh để tưởng niệm, che đi những tấm gương, vặn cho đồng hồ dừng lại. Nhưng giờ đây dường như chẳng còn ai quan tâm tới những điều ấy nữa. Cứ như thể họ, những người đã đi trước, đang nói với chúng tôi rằng cái chết là điều vẫn thường xuất hiện nơi đây. Họ đã bị giết, nên cứ để họ lại, như vậy cũng là bình thường thôi. Đấy chính là chiến tranh, và mọi chuyện ở đây tất nhiên là phải khác với trong cuộc sống thời bình. Ở đây bạn phải làm quen với chuyện đó.

Chúng tôi đã tới chiến tuyến, đằng sau là tuyến phòng thủ cuối cùng của Phần Lan. Những đơn vị phía cánh phải và cánh trái vui vẻ sắp xếp chỗ ở cho chúng tôi, giao cho sư đoàn chúng tôi phụ trách một khu vực đơn lập. Sau này tôi nghe kể các sĩ quan bộ binh đã phát biểu một cách ác ý rằng cánh “hàng xóm” đã giao cho chúng tôi đảm trách khu vực khốc liệt nhất để mình được rút tới nơi dễ thở hơn. 

Vâng, chúng tôi đã tới “Phòng tuyến Mannerheim". Những dãy lô cốt bêtông, tua tủa các họng đại bác và súng máy, nằm trên những ngọn đồi được che khuất bởi những khu rừng rậm rạp. Những “cửa sổ” không đóng băng khoét trên mặt băng của các đầm lầy trũng xen giữa các lô cốt, luôn được kiểm tra thường xuyên, đổ đầy dầu và rắc tuyết lên trên. Ngã vào những “cửa sổ” đó nghĩa là cầm chắc cái chết. Thêm vào đó, những khoảng đất trống giữa các lô cốt luôn nằm trong tầm hỏa lực chéo cánh sẻ bắn ra từ các lô cốt. 

Chúng tôi dừng lại. Trung đoàn 306 chúng tôi được đưa lên tuyến đầu, hai trung đoàn còn lại của sư đoàn chúng tôi được bố trí dự bị ở phía sau. Như thường lệ, chúng tôi lại là những kẻ “may mắn”. Bắt tay vào đào các công sự chiến đấu. Mặt đất bị đông cứng, chúng tôi phải cho nổ chúng lên bằng thuốc nổ TNT. Chúng tôi chặt gỗ thông để lợp mái do nơi đây có rất nhiều rừng. 

Vì lý do gì đó phải gặp chính trị viên nên tôi đi hỏi tìm anh ta. Mọi người bảo anh ta đang đi lấy vodka cho khẩu đội. Tôi không tin vào tai mình nữa. Hắn, một tay chống rượu, người đã phá hỏng bữa tiệc mừng Giao thừa của chúng tôi chỉ vì sợ chúng tôi sẽ uống một cốc rượu vang. Vậy màø bây giờ chính hắn lại là người đi lấy vodka đem về. Nhưng đời là vậy đấy. Người ta phát cho chúng tôi 100 gram vodka mỗi ngày. Nó giúp chúng tôi nóng người và cảm thấy phấn chấn trong giá rét, đồng thời nó làm chúng tôi thêm can đảm khi tấn công. Khoảng hai ngày sau khi chúng tôi tới mặt trận, chủ nhiệm pháo binh trung đoàn gọi tất cả sĩ quan của các khẩu đội lên gặp mặt. Ông thông báo rằng đợt tấn công vào các vị trí của đối phương sẽ bắt đầu vào ngày hôm sau. Hôm nay sẽ có vài sĩ quan cao cấp của ban tham mưu sư đoàn dẫn một nhóm sĩ quan chúng tôi đi trinh sát. Tôi trở về khẩu đội để bố trí người thay tôi chỉ huy trung đội trong khi tôi vắng mặt. Có hai cậu lính thông tin đề nghị tôi cho phép đi cùng để “xem bọn Phần Lan thế nào”. Tôi đồng ý một cách bất đắc dĩ. 

Và thế là một nhóm gồm những sĩ quan bộ binh và pháo binh, khoảng 12 tới 15 người, rời khỏi doanh trại để tiến theo hướng Bắc vào khu rừng. Chúng tôi đi theo hàng một, vượt qua lối mòn tạo bởi một rãnh tuyết sâu. Người sĩ quan cấp cao dẫn đầu, chúng tôi theo sau. Mấy tay lính thông tin hiếu kỳ của tôi đi chặn hậu. Tay phải chúng tôi là một dãy đồi, còn phía tay trái là một khoảng dốc trống trải. Buổi sáng hôm đó trời rất đẹp: sương giá, trời xanh trong, mặt trời chiếu sáng và xung quanh rất yên tĩnh. Tiếng động duy nhất là tiếng tuyết kêu cót két dưới chân.  Chúng tôi tiến sâu dần vào rừng. Tôi nhìn quanh và không thể nhận ra đâu là vị trí chúng tôi, đâu là chỗ bố trí bộ binh và đâu là chỗ bố trí các đơn vị tiền tiêu nữa, dù chúng tôi vừa mới rời doanh trại được không xa. Xung quanh chỉ thấy toàn rừng thông, rãnh tuyết và một sự yên tĩnh giả tạo. Một cảm giác lo sợ và cảnh giác dần dần xuất hiện. Mấy cậu thông tin đi sau chúng tôi bắt đầu bị tụt lại. Hiển nhiên họ hiểu là chúng tôi đang được dẫn thẳng tới thăm bọn Phần Lan. Đột nhiên, khu rừng kết thúc bởi một hẻm núi dốc đứng, và chúng tôi cảm thấy phấn khởi trước sự quang đãng ấy. Một con suối nhỏ đóng băng chảy dọc theo đáy hẻm núi đó. Một cây cầu bắc ngang qua nó, bị chặn bởi một đống đá to. Ở bờ bên kia của hẻm núi, ngay trước mặt chúng tôi khoảng không hơn 100 mét, chễm chệ một ụ lô cốt bê tông, chĩa thẳng những nòng đại bác và súng máy qua lỗ châu mai vào chúng tôi. Sau lô cốt thấp thoáng mấy bóng người đang đào những rãnh chiến hào sâu trong tuyết. Tôi không thể tin vào mắt mình nữa. Chúng tôi được dẫn ra giữa khoảng đất trống, ngay trước họng súng của bọn Phần Lan. Tất cả bọn tôi sẽ bị quét sạch lập tức bởi một loạt súng máy. Vài chiếc xe trượt nằm cạnh chỗ chúng tôi, trên có một chiếc chậu tráng men xanh nhạt, trông thật tương phản với màu tuyết trắng. Tất nhiên, đấy chính là cái mốc đặt sẵn làm điểm chuẩn ngắm bắn.

Trong khi đó, ông sĩ quan chỉ huy vẫn đang lên lớp, tay khoa trong không khí: “Phải bố trí đại bác ở vị trí này để tăng rộng góc xạ kích, còn bộ binh thì phải tiến quân dọc theo đáy khe núi.” – và nói thêm mấy câu gì đó tương tự. Đầu óc tôi quýnh cả lên: “Tại sao bọn Phần Lan không nổ súng ngay? Chúng có trông rõ chúng ta không?” Hai người trong bọn tôi, phấn khởi vì sự im lặng từ phía cái lô cốt, bắt đầu tụt xuống và ném vài hòn đá về phía cây cầu. Viên sĩ quan chỉ huy đang tiếp tục bài hướng dẫn của mình, nhưng phía địch vẫn im lặng, tại sao vậy?

Và rồi, thình lình mấy phát súng vang lên sau lưng chúng tôi, phá vỡ sự yên tĩnh. Tôi quay lại: mấy cậu lính thông tin, đứng trên con đường mòn cách chỗ chúng tôi một quãng xa, đang nã súng về phía tay trái, vào cái khe núi. Tại đấy, giữa đám rừng, xuất hiện mấy bóng người trượt tuyết mặc đồ trắng đang phóng ra sau chúng tôi, cố gắng cắt đứt đường rút lui. “Bọn Phần Lan” – tôi hét lớn, và toàn nhóm chúng tôi hốt hoảng thối lui, chân lún trong lớp tuyết dày. Thế là đã rõ lý do tại sao chúng tôi không ăn đạn từ phía lô cốt: chúng muốn bắt sống chúng tôi bằng cách chặn đường rút lui. Làm thế nào mà chúng tôi có thể xoay sở được với mấy khẩu súng ngắn, chân thì lún sâu trong tuyết, trong khi có cả một toán Phần Lan trang bị đầy đủ súng máy bao vây xung quanh? Một nửa bọn tôi sẽ bị giết, nửa còn lại sẽ bị bắt làm tù binh. Quân địch cần biết thông tin về lực lượng đối phương, và chúng sẵn sàng tra tấn những người còn sống để moi lấy nó. Thật may mắn là bọn lính trượt tuyết Phần Lan lại tiến thẳng tới chỗ mấy người lính thông tin, và họ đã nổ súng vào chúng. Tất nhiên phía Phần Lan không thể ngờ rằng chỉ có mỗi hai người đi đằng sau nhóm chúng tôi (mà ngay điều đó cũng chỉ do tình cờ), chứ không phải cả một trung đội cảnh vệ. Đấy là lý do tại sao chúng không dám khép kín vòng vây.  

Nhóm chúng tôi mau chóng quay trở về. Một vài người chửi rủa không cần giấu diếm, những người còn lại thì im lặng và buồn rầu, trong bụng hiểu rõ chuyến mạo hiểm này đáng lẽ đã kết thúc không hay thế nào. Một người trong nhóm cất tiếng cười nhạo những gì đã xảy ra, cố gắng che giấu nỗi sợ hãi của bản thân. Người sĩ quan chỉ huy cũng thử bắt chuyện sang một vấn đề khác, nhưng không còn ai lắng nghe ông ta, mọi người đều đang cố thoát khỏi khu rừng nguy hiểm này càng nhanh càng tốt. Cuối cùng chúng tôi cũng về tới doanh trại của mình. Nhưng điều đầu tiên chúng tôi nhìn thấy không phải những đội tiền tiêu hay những tuyến lính bộ binh mà là một xe nhà bếp cùng một tay anh nuôi đang trút tuyết vào nồi. Có ai đó trong nhóm bảo với tay anh nuôi rằng đang lẽ chúng tôi không nên đi xa đến thế, và rằng bọn Phần Lan đang ở rất gần. “Bọn Phần Lan nào? Tôi mà gặp thì sẽ lấy cái muôi này choảng chúng một trận nên thân!” Thái độ lạc quan đó còn phổ biến trong phần lớn binh sĩ, cho tới khi chúng tôi phải thực sự tắm mình trong máu. Tất nhiên, không một ai ngỏ lời cám ơn tôi vì đã đem theo mấy cậu lính đã cứu mạng cả nhóm. Những trận chiến và mối hiểm nguy thực sự vẫn còn ở phía trước.

Phần còn lại trong ngày là dành cho việc chuẩn bị cho trận đánh diễn ra vào hôm sau: tôi phải đi kiểm tra lại radio và máy điện thoại. Tới xế chiều chúng tôi gọi một lần nữa cho cấp trên để xin chỉ thị hướng dẫn. Khi về tới hầm trú ẩn vào chập tối, cởi cái áo khoác ngoài cửa và bật đèn pin lên, tôi bỗng phát hoảng. Bên trong đầy binh lính ngủ chồng chất lên nhau, cát không ngừng rơi từ nóc hầm xuống – căn hầm quá nhỏ. Tôi phải tới ngủ nhờ hầm của chính trị viên. Anh ta dùng một cái lều tròn xinh xinh cho riêng mình, bên trong trang bị cả lò sưởi. Tay chính trị viên đang “sửa soạn” cho trận đánh ngày mai bằng cách khâu một cái cổ áo trắng vào bộ quân phục của mình. Tôi lăn ra ngủ tại chỗ anh ta, không cởi quần áo mà nằm ngay trên sàn làm bằng tuyết nện kỹ trên lớp cành thông. 

Buổi sáng diễn ra trận chiến đầu tiên, tôi cùng với mấy cậu lính thông tin của mình được lệnh đi theo các trung đội hỏa lực để tháp tùng một xe giàn chất radio và các thiết bị điện thoại liên lạc, khẩn trương thiết lập đường dây thông tin chỉ huy. Chúng tôi đi vào rừng, theo sau đám bộ binh. Người lính hy sinh đầu tiên của trung đoàn chúng tôi nằm đó, trên khoảng đất trống. Điều đó có nghĩa là bọn Phần Lan đã chủ động phục sẵn ở khoảng trống này từ hồi đêm để phục kích các đơn vị tấn công của chúng tôi. Một cái mũ sắt bị một viên đạn xuyên thủng và một mặt nạ phòng độc, ống thở bê bết máu, nằm lăn lóc cạnh xác người lính.

Chúng tôi di chuyển dọc theo khu rừng về phía cái lô cốt đã trinh sát ngày hôm qua. Từ phía đó vang lên những tiếng hô "Hurrah!", tiếng nổ và tiếng súng máy. Người thương binh đầu tiên xuất hiện, mình băng trắng và đang rên rỉ. Theo cẩm nang dã chiến thì việc di chuyển thương binh phải được thực hiện trên một con đường không trùng với tuyến chuyển quân tiếp viện, nhằm không làm suy giảm ý chí chiến đấu của họ.  Nhưng ai mà còn hơi sức nghĩ tới những chuyện như thế trong khi đánh nhau?  Đạn cối đang bay về phía chúng tôi, nổ tung lên hàng cột đất và tuyết. Tôi đang đi bên trái của chiếc xe giàn, chân ngập trong tuyết. Đột nhiên, có một điều gì đó thúc tôi băng sang bên phải, dù đường bên đó khó đi hơn. Tôi vừa đi được mấy bước thì một quả đạn cối rít tới cắm đúng vào khoảng đất phía bên trái chiếc xe, nơi hồi nãy tôi vừa bước đi. Nó chui sâu vào tuyết nhưng không phát nổ. Nếu tôi không băng qua phía bên kia xe giàn, rất có thể tôi đã mất mạng. Nhưng ngay cả việc bước sang phía bên kia chiếc xe cũng không thể cứu mạng tôi trong trường hợp quả đạn phát nổ. May mắn thay, không phải tất cả đạn pháo của quân Phần Lan đều nổ. Về sau tôi được biết rằng có một số đạn dược được chuyển cho Phần Lan bởi chính những đồng minh phương Tây từ kho vũ khí quá hạn của họ: “Lạy Chúa, hãy nhận lấy những thứ mà chúng tôi không dùng nữa”.

Điều gì đã khiến tôi đổi chỗ đúng một phút trước khi quả đạn bay tới? Hình như đó là bản năng, thứ giúp một con thú rời bỏ chỗ trú ngay trước khi viên đạn bắn tới. Thôi đành cứ tạm nghĩ như vậy.  

Lính bộ binh tấn công lô cốt ngay từ chính diện, chịu tổn thất nặng. Nhưng cũng có thể đi vòng qua và tấn công từ sau lại, bởi đằng sau không có các lỗ châu mai gắn đại bác và súng máy. Nhưng anh không thể đứng ra phê phán các vị chỉ huy. Họ không thể mắc sai lầm, chẳng khác nào chính vợ của Xêda. Cuối cùng, chúng tôi cũng tìm cách chiếm được cái lô cốt. Một chiếc xe tăng phun lửa tiến tới và phụt vài cột lửa vào mấy lỗ châu mai (có thể khẳng định đó là loại tăng T-26 có gắn súng phun lửa - ND). Bọn Phần Lan rút chạy. Đường rút của chúng được yểm trợ bởi một xạ thủ trung liên, hắn kéo khẩu súng của mình lên nóc lô cốt và đã hy sinh một cách anh hùng trong khi bắn trả quân tấn công. Khi lính bộ binh của chúng tôi đang tiến lên truy kích, tôi chạy tới thử nhìn vào trong cái lô cốt vừa chiếm được. Và sự tò mò của tôi đã được đền đáp xứng đáng. Khi lô cốt này thất thủ thì những lô cốt lân cận, vẫn còn nằm trong tay quân Phần Lan, lập tức nã pháo vào nó. Nhiều quả đạn nổ tung, nhưng may mắn là không gây tổn thất gì cho chúng tôi. Những lớp tường bê tông dày được bọc bằng nhiều tấm giáp kim loại chống chấn động. Đó là lý do tại sao các loạt đạn xuyên thép không thể bắn thủng tường mà chỉ bật đi. Xác binh lính của chúng tôi nằm ngổn ngang phía trước lô cốt, vài cái trong số đó bị cháy nám vì lửa phun ra từ chiếc xe tăng và bị xích của nó nghiền nát. Đó là vì chiếc xe tăng đã tới lô cốt sau họ (Tại sao họ không đưa nó tới sớm hơn?) và lăn lên trên mấy xác chết. Một cảnh tượng thật kinh khủng.

Cái xác nhỏ bé của tay xạ thủ súng máy nằm lăn lóc ngay trước lối vào lô cốt, và lính của chúng tôi mỗi khi bước vào lô cốt đều căm giận đá nó một cái. Khẩu súng cũng nằm cạnh đó. Đó là một khẩu Maxim kiểu cũ. Tôi nhìn thấy trên lá chắn có dòng chữ: "Xưởng vũ khí Hoàng gia Tula. 1915." Thật là một sự trớ trêu của số phận. Vũ khí Nga được sử dụng để chống lại chính người Nga.

Xe tăng phun lửa OT-26 đang tiến công.

Vài thứ đồ đạc bên trong lô cốt cũng bị đốt cháy bởi họng súng phun lửa. Tôi nhìn thấy một đồng tiền kim loại nằm trên bàn, có lẽ là bùa khước của một trong những lính phòng thủ lô cốt. Tôi vội vã cầm lên. Đó là một đồng tiền cổ Thụy Điển mệnh giá ba crown. Khi rời lô cốt, tôi chạy tới khoe với khẩu đội trưởng: “Nhìn này,” – tôi la lên, - "Xem tôi tìm được gì đây! Đây là đồng tiền cổ Thuỵ Điển, có lẽ từ thế kỷ XVI, rất có thể thuộc vương triều Vaaza." Tay khẩu đội trưởng giằng lấy đồng tiền, ngắm nghía rồi thình lình vung tay ném mạnh vào một đám tuyết. “Anh không được phép sử dụng ngoại tệ,” – hắn lên lớp và ngạo mạn bỏ đi. Tôi cảm thấy bị xúc phạm ghê gớm. Đã hơn bốn mươi năm kể từ ngày ấy, rất nhiều sự kiện đã qua đi, vậy mà tôi vẫn thấy điên người mỗi lần nhớ tới tay khẩu đội trưởng ngu xuẩn nọ, và vẫn còn tiếc đồng tiền ấy, đáng ra có thể trở thành một vật bổ sung có giá trị cho bộ sưu tập tiền cổ của tôi, gắn với những kỷ niệm đáng nhớ tới vậy.

Trong suốt ngày đầu tiên, cùng với những bộ binh tấn công lô cốt còn có rất nhiều người đã cố tới để "xem bọn Phần Lan thế nào" cũng thiệt mạng. Kỹ thuật viên pháo binh của khẩu đội, người hoàn toàn không có trách nhiệm gì ngoài chiến trường, cũng chết theo kiểu ấy. Khi người ta mang anh ta, bị thương nặng, ngang qua chỗ chúng tôi, anh ta hét lên với khẩu đội trưởng rằng người anh đang bị đông cứng lại. Thực ra, băng giá dữ dội không chỉ huỷ hoại những vết thương, mà còn bởi anh sẽ phải cởi quần áo để băng bó trong giá tuyết. Người chuyên viên kỹ thuật chết vào ngày hôm sau, tại trạm quân y. Rất nhiều người trong khẩu đội tôi cũng bị trúng đạn trong khi đang cố lăn khẩu pháo tới chỗ trống để nổ súng.

Người ta kể rằng trước trận đánh đầu tiên, một chính trị viên tới nói chuyện với những binh lính sẽ đi tấn công cái lô cốt và kêu gọi họ hãy thể hiện xuất sắc chủ nghĩa anh hùng. Tới sát giờ tiến công, tay chính trị viên chuẩn bị rút lui, có mấy người lính lên tiếng: “Hãy cùng đi với chúng tôi, đồng chí chính uỷ.” Tôi có thấy xác viên chính uỷ ấy. Anh ta nằm úp mặt xuống đất cùng mấy xác chết khác và nổi bật giữa đám xác ấy bởi những nút mạ vàng đính trên thắt lưng áo khoác quân phục của mình. 

Trong ngày hôm đó, sau trận đánh, chỉ còn đám bộ binh là tiếp tục truy kích quân Phần Lan, khẩu đội pháo của chúng tôi đóng lại đấy một thời gian nữa. Lần đầu tiên chúng tôi qua đêm ngay dưới bầu trời rộng lớn, giữa màn sương, ngồi quanh đống lửa bởi các hầm trú ẩn đều chứa đầy thương binh. Điều đó nghĩa là trạm quân y cũng đã quá tải. Khó mà ngủ được khi đang ngồi quanh đống lửa giữa sương giá. Bạn bị cháy bỏng trước mặt, nhưng lưng bạn lại lạnh cóng. Trong lúc ngủ gà ngủ gật bạn chúi người về trước và thế là quần áo sẽ bắt lửa. Thật là một cuộc chiến tranh đáng nguyền rủa.

Chúng tôi bắt đầu triển khai tấn công. Khi rút lui, quân Phần Lan đánh trả rất ác, đốt bỏ tất cả nhà cửa, gài mìn lại khắp mọi nơi. Trong một lần tháo chạy vội vã chúng thậm chí còn đốt bỏ cả chuồng trại còn nguyên gia súc bên trong. Chúng giết chết lũ chó không muốn rời bỏ những căn nhà đang cháy của mình. Chúng đặt mìn bên cạnh các lối mòn mà chúng sử dụng để rút lui. Khi con đường đó được sử dụng làm tuyến giao thông cho ôtô và xe tăng thì mìn phát nổ. Các đơn vị trượt tuyết trang bị nhẹ với những khẩu súng cối kéo trên những xe trượt gọn nhẹ, liên tục tấn công chúng tôi. Họ dựa vào rừng rậm và bất cứ chướng ngại vật tự nhiên nào, ví dụ như các mỏm đá granite mà ở đây rất thường gặp. Họ nã súng máy từ những vị trí được che chắn và gây thương vong rất nhiều cho các đội tiên phong của chúng tôi. Nhưng khi chúng tôi đem được pháo tới và bắt đầu nã đạn thì họ lập tức thay đổi vị trí, mò sang hai bên sườn, và tất cả mọi chuyện lặp lại từ đầu. Rồi họ bất ngờ biến mất để tiếp tục rình đánh chúng tôi cũng trên con đường đó nhưng tại một vị trí thuận lợi khác.  

Quân địch rút lui, bỏ lại cho chúng tôi không chỉ mìn mà cả những tờ truyền đơn sặc sỡ, chúng tương phản rõ nét so với tuyết trắng. Nội dung của chúng rất ngây ngô, chỉ hợp với những người kém phát triển. Vài cái thì đe dọa cả thế giới sẽ cùng dồn lại tấn công chúng tôi, những tờ khác khuyên hãy bỏ vũ khí và trở về nhà với gia đình, nơi mọi người đang chờ đợi chúng tôi, đại loại như vậy. Hiển nhiên những thứ ấy được sáng tác bởi đám Bạch vệ di tản, những kẻ tin rằng binh lính chúng tôi vẫn còn ở trình độ nông thôn trước cách mạng. 

Chiến trận diễn ra chủ yếu vào ban ngày. Mọi chuyện dừng lại khi đêm xuống, và đấy là lúc công việc của cánh lính thông tin bắt đầu. Dưới sự che chở của bóng tối, chúng tôi phải lăn cuộn dây điện thoại cũ kỹ đi, đưa thông tin tới vị trí đặt pháo mới bằng cách nối chúng tới các chốt quan trắc, nối tới sở chỉ huy trung đoàn và tới chỗ tư lệnh pháo binh. Mọi thứ phải sẵn sàng vào lúc rạng sáng. Suốt đêm không ngủ để làm những việc ấy, và khi trận chiến bắt đầu vào sáng hôm sau, thử hỏi làm cách nào anh có thể ngủ nếu việc liên lạc bị ngắt quãng chỗ này chỗ khác?  Tất nhiên cũng có những tối anh có thể ngủ yên, ngồi bên đống lửa (thật tuyệt) hay cạnh đám tro của một ngôi nhà bị đốt cháy. Ở những chỗ đấy mặt đất bị hun nóng bởi đám lửa sẽ giữ được nhiệt độ ấm áp trong khoảng hai ngày, không lâu hơn. 

Chúng tôi chỉ liên lạc chủ yếu bằng điện thoại. Liên lạc bằng vô tuyến điện không ổn định. Những máy thu vô tuyến điện của chúng tôi (loại 6PK) rất cồng kềnh, khả năng thu phát kém, khoảng cách truyền tin ngắn, thường bị ngắt quãng bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Thêm vào đó tất cả thông tin truyền đi phải được mã hóa, điều đó cản trở sự linh hoạt trong quá trình sử dụng chúng.

Một vấn đề nữa đang chờ chúng tôi. Các cuộn dây điện thoại của chúng tôi bắt đầu hư hụt đi nhanh chóng, đứt gẫy và thậm chí hỏng nát. Dần dần lượng dây có thể dùng còn lại rất ít. Trưởng ban thông tin trung đoàn cũng rất cần dây điện thoại nên không thể giúp gì được cho chúng tôi.  Số dây còn lại ít tới nỗi trong một số khu vực bố trí pháo, do tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng, đã phải kéo pháo từ vị trí ngụy trang ra chỗ trống để nổ súng, ngay dưới làn đạn súng máy của lính Phần Lan, và rất nhiều người đã chết một cách vô ích. Chúng tôi chỉ còn phải đặt một đường liên lạc: kéo từ vị trí chỉ huy của khẩu đội trưởng cho tới chỗ đặt pháo. Do đó, ngày càng ít công việc dành cho lính thông tin. Nhưng khẩu đội trưởng cũng nhanh chóng tìm được việc gì đó để chúng tôi luôn bận rộn. Khẩu đội pháo phải chịu rất nhiều tổn thất trong thời gian đó. Cả hai trung đội hỏa lực phải nhập làm một bởi chỉ còn hai khẩu pháo trong số bốn khẩu là còn hoạt động được. Những đơn vị khác cũng tổn thất nhiều. Lực lượng của chúng tôi tổng cộng cũng chỉ còn phân nửa so với ban đầu. Trung đội hỏa lực mới nhập lại được giao cho trung uý Kapshuk, một cậu Ukraina trẻ tuổi và là quân nhân chuyên nghiệp. Một lần tôi bị đánh thức vào ban đêm bởi cậu trực điện thoại: khẩu đội trưởng muốn gặp. Tôi nhấc máy. “Cậu đã biết Kapshuk vừa bị giết chưa?” “Chưa.” “Hãy lãnh trách nhiệm chỉ huy trung đội hỏa lực, ngay sáng mai họ phải sẵn sàng để chiến đấu. Sẽ có người thay cậu phụ trách bộ phận thông tin.” Sáng hôm sau tôi đã có mặt tại điểm đặt pháo để điều khiển việc xạ kích. Khẩu đội trưởng đang điều chỉnh đường đạn tại trạm quan trắc của anh ta thông qua điện thoại. Trong khi chỉ huy, tôi đứng trước mấy phẩu pháo, tại ngay nơi Kapshuk vừa đứng cách đấy vài tiếng đồng hồ và bị giết. Còn anh chàng Kapshuk đáng thương, ngày hôm qua vẫn còn khoẻ mạnh và vui vẻ, giờ đang nằm kia, trên mặt đất sũng máu, đang chờ để được đặt lên xe trượt và đưa về trạm quân y của tiểu đoàn, nơi người ta cho nổ tung một khoảnh đất Phần Lan băng giá bằng thuốc nổ và mai táng xác chết trong những cái hố đó. Mọi chuyện trở nên đơn giản tột cùng, và số phận thì không thể trốn tránh...

Những người lính trong trung đội hỏa lực trở nên u ám, tuân lệnh tôi một cách máy móc, cố tránh không nhìn về phía có cái xác người chỉ huy quá cố của họ đang nằm. Cũng cần nói thêm là sự “thăng tiến” của tôi không chỉ dừng lại đây. Chúng tôi phải chịu nhiều tốn thất về binh lính và sĩ quan, nên về cuối cuộc chiến tôi đã được chỉ định làm quyền khẩu đội trưởng, sẵn sàng thay thế trong trường hợp người chỉ huy bị mất khả năng điều khiển khẩu đội. May thay, điều đó cuối cùng đã không xảy ra. Khó có gì hạ gục nổi người khẩu đội trưởng sắt thép của chúng tôi. 

Trong thời gian chiến đấu tôi nhận được một lá thư của mẹ gửi từ nhà qua. Bà viết rằng có một lệnh điều động được gửi cho tôi từ trụ sở quân uỷ với lệnh phải lên đuờng “với các vật dụng cá nhân”. Mẹ tôi cầm lệnh điều động lên trụ sở dân ủy và than phiền rằng con trai mình đã bị động viên được nửa năm rồi. Người ta thu lại tờ lệnh điều động và bảo rằng đó chỉ là một lầm lẫn. Nhưng vài ngày sau họ tiến hành khám xét căn hộ của chúng tôi vào ban đêm, lôi mẹ già của tôi khỏi giường, tra hỏi bà nơi trốn của con trai. Cùng lúc có những người khác thô lỗ cúi xuống lục soát dưới gầm giường, nhòm vào nhà vệ sinh và phòng tắm. Mẹ tôi nổi giận: “Chính tôi mới phải hỏi các anh là con tôi đang ở đâu ! Các anh đã động viên nó mùa thu vừa rồi. Nó đang chiến đấu một cách trung thực ngoài chiến trường chứ không phải đang đêm đi nhòm vào gậm giường người khác.” Rồi họ nhìn thấy tấm ảnh chụp tôi đang mặc quân phục và những bức thư với con dấu quân bưu dã chiến nằm trên tủ buýp phê. Đám dạ khách bối rối rút lui, tất nhiên là quên cả xin lỗi. Cung cách hoạt động của Dân uỷ quận Bauman thành phố Maskva là thế đó.

Một sáng nọ tôi rời khẩu đội để lên vị trí tiền tiêu, nơi đóng trạm quan trắc của khẩu đội trưởng. Đường đi phải băng qua một khu rừng mà vào giờ đấy rất vắng vẻ. Dọc đường tôi chạm mặt một tay lính lạ. Tôi không biết anh ta mang cấp bậc gì, do trước đó chúng tôi có lệnh phải tháo bỏ mọi cấp hiệu khỏi quân phục. Khi đi ngang, tôi hỏi anh ta một cách thân mật: "Thế nào, tình hình chỗ ấy ra sao, yên tĩnh chứ?” Hắn tỏ vẻ khinh miệt ra mặt và đáp trả: "Sao vậy, anh sợ à?” Tôi phát cáu và cũng hỏi lại: "Tôi không biết ai sợ hơn ai: người đang đi ra mặt trận hay kẻ đang cố chạy cho xa.” Đáp lại tôi là mấy câu chửi thề tục tĩu. Kẻ lạ mặt cuối cùng cũng lộ nguyên hình.

Tôi cũng từng xung đột với khẩu đội trưởng của mình. Một lần, khi tôi đang ở chỗ đóng quân trong rừng của khẩu đội, anh ta gọi điện thoại và bảo tôi phải chuyển quân ra một chỗ trống. Phía trước chúng tôi, giữa một địa hình trống trải, có một quả đồi đang bị bộ binh ta tấn công. "Hãy kéo dây liên lạc tới ngọn đồi,” – khẩu đội trưởng nói. - "Anh hãy đích thân tới và chỉ huy pháo kích từ vị trí đó.” "Nhưng chỗ đó vẫn còn bọn Phần Lan,” – Tôi trả lời, mắt quan sát qua ống nhòm dã chiến. - "Khi chúng ta chiếm được ngọn đồi ấy, tôi sẽ tới cùng một điện thoại viên và kéo dây theo sau.” “Hãy đi ngay bây giờ”, - tay khẩu đội trưởng lạnh lùng dáp, và tay hắn đột ngột hạ xuống bao súng lục đã mở sẵn. Điều đó làm tôi nổi giận. Hắn đe dọa tôi trong khi khắp khu rừng bao quanh đều vang lên tiếng đạn réo và tiếng rít rú của đạn cối. "Đồng chí thượng uý,” – Tôi đáp - "Tôi xin nhắc lại là tôi sẽ tuân lệnh đồng chí ngay sau khi bộ binh chiếm được ngọn đồi đó. Còn về khẩu súng của anh thì tôi cũng có một khẩu tương tự. Nếu anh không thể chờ được,” – Tôi tiếp tục - "thì hãy cùng đi với tôi. Mấy khẩu súng lục của chúng ta đem lên trên đó sẽ có ích hơn đấy.” Vì lẽ nào đấy, khẩu đội trưởng không thích đề nghị của tôi, và hắn ta nín thinh. “Hãy cho phép tôi trước tiên là ra lệnh cho khẩu đội tiến ra chỗ trống, nếu không chúng ta sẽ không thể bắn yểm trợ cho quân tấn công được.” "Làm đi," – khẩu đội trưởng trả lời, hình như hắn ta đã bình tĩnh lại và nhận ra là mình đã đi quá xa, rồi ưỡn ngực bỏ đi.

Đối phương gần như không có không quân, hay chúng không hoạt động trong khu vực mặt trận chúng tôi. Chỉ có một lần tôi thấy vị trí chúng tôi bị oanh kích bởi nhiều máy bay Phần Lan trông giống loại U-2 của chúng ta, thả xuống nhiều bó lựu đạn buộc thành túm. Chúng sơn chữ thập đen trên nền xanh ở hai bên cánh máy bay. Nhưng chúng tôi cũng chưa khi nào được thấy lúc máy bay ta hoạt động.

"Cúc cu" – bọn bắn tỉa nấp trên cây – gây cản trở chúng tôi rất nhiều. Trong khi rút lui, người Phần Lan bố trí chúng núp lại trên cây với một khẩu súng và rất nhiều đạn. Một số trong chúng mỗi khi có dịp là nổ súng rồi chạy trốn bằng ván trượt tuyết để sẵn dưới gốc cây. Những tên khác thậm chí cứ bắn cho tới khi bị hạ tại chỗ, và khi rơi xuống chúng bị giết chết một cách căm hờn. Đôi khi có tới bốn tên “cúc cu” cùng bố trí ở bốn góc rừng, ai chẳng may đi vào khu vực đó thì cầm chắc cái chết. Rất khó để hạ gục chúng, nhất là khi chúng tập trung hỏa lực của cả bốn khẩu súng vào một mục tiêu trong trường hợp như trên. Chúng luôn thay đổi vị trí mỗi khi đêm xuống, chuyển tới một khoảnh rừng khác. Quân Phần Lan lấy đi giầy ủng khỏi một số xạ thủ khi đưa chúng lên cây để họ khỏi chạy xa, thay vào đó chúng để lại một cái chăn đắp chân. Có một trường hợp ở trung đoàn tôi khi binh lính, phát hiện ra một tên “cúc cu” nấp trên cây, đã bắn vào hắn. Hắn lập tức ném khẩu súng xuống và chiếc chăn rơi khỏi chân. Hóa ra tên “cúc cu” lại là một cô gái tóc đỏ còn trẻ, đang trắng bệch ra như sắp chết. Mọi người thương hại cô ta, và khi họ đưa cô ta mấy cái bánh valenki cháy thì cô ta đã hiểu là mình sẽ không bị giết, bèn rũ ra khóc nức nở. Người ta mủi lòng và cô được an toàn đưa về hậu phương với lính canh đi theo. 

Sự đề cập tới các nữ xạ thủ “cúc cu” và chuyện một lô cốt trang bị các tấm giáp kim loại để đạn pháo bắn vào bị bật ra thật đáng quan tâm và hết sức thú vị. Nó cho thấy thậm chí những người có trình độ ở thời kỳ đấy vẫn tin và tiếp tục tin vào những câu chuyện hoang đường như thế. Như trong trường hợp cái lô cốt nơi người sĩ quan này tiến công – nơi đây không chỉ có một triệu cái lô cốt như vậy, tất cả các lô cốt đó đều trang bị 1 tới 2 khẩu đại liên, được xây trong những năm 1930, rất chắc chắn, chất lượng rất tốt. Chuyện đề cập tới những chiếc xe tăng phun lửa là đáng tin vì xe tăng phun lửa được sử dụng nhiều để tấn công tại hai cứ điểm đó - Salmenkaita và Muolaa. - ND

Nhìn chung, trong khi chiến đấu người ta cho chúng tôi ăn uống khá tốt. Có xe nhà bếp chở súp và cháo kasha tới chiến tuyến, họ múc cho bất cứ ai lại gần. Đám đầu bếp quân nhu vội vàng phân phát cho hết thức ăn và quay về theo đúng con đường mà từ đó họ đi tới dưới làn đạn súng cối. Họ không được phép quay về khi trong thùng vẫn còn thức ăn. Người ta kể rằng có một tay đầu bếp bị bắn tại chỗ chỉ vì anh ta đã trút hết cái nồi trên xe xuống tuyết để mau chóng được rời xa chiến tuyến. Tất nhiên, cũng có những ngày chúng tôi phải đun tan tuyết để pha chè, hâm nóng lớp băng đá bao quanh bánh mì trên làn khói của đống lửa, và tự nấu cháo lúa mì trong một cái gà mèn thiếc dùng chung.

Trung đoàn chúng tôi tiến công, khoét sâu thành hình mũi tên vào tuyến phòng thủ của đối phương. Những lô cốt còn chưa bị hạ vẫn hoạt động hai bên sườn, và chúng tôi thường lọt vào vùng hỏa lực bắn chéo cánh sẻ. Hai bên sườn chúng tôi được bảo vệ kém, chỉ có vài khẩu trung liên bố trí tại một số vị trí. Một đêm, khi tôi cùng các binh sĩ dưới quyền đang ngủ say trên lớp rơm trải lên tuyết, đột nhiên một khẩu súng máy khạc đạn ngay bên cạnh. Tôi bật dậy và chạy tới chỗ tay xạ thủ súng máy. Trời lúc đó tối đen. Tôi lên tiếng hỏi lý do tại sao anh ta nổ súng. Ban đầu anh ta im lặng, rồi càu nhàu: "Nếu anh không bắn, chúng sẽ mò tới đây ngay thôi.”

Trong giá rét dữ dội, các sĩ quan chúng tôi được cấp cho những áo khoác lông cừu. Nhưng ngay lập tức chúng tôi phải cởi bỏ nó. Bọn bắn tỉa Phần Lan bắn hạ ngay các sĩ quan. Không chỉ có xạ thủ bắn tỉa, mà ngay bọn lính trượt tuyết Phần Lan cũng làm vậy, chúng bận vào quân phục Xô viết, mò tới vị trí đóng quân, đâm chết các sĩ quan rồi trốn mất. Đó là lý do chúng tôi được lệnh phải cởi bỏ không chỉ áo khoác lông cừu, mà cả những cấp hiệu trên cầu vai, những “vạch” đỏ trên ống tay áo, và phải thắt thắt lưng vào dưới áo choàng. Có lần tôi được lệnh đem theo một điện thoại viên và rải một đường điện thoại tới chốt chỉ huy của một đơn vị bộ binh, bản thân tôi phải ở lại đó, sẵn sàng gọi pháo bắn tới lúc cần thiết. Trạm chỉ huy bố trí trong một công sự thấp, nền rải rơm. Mọi người đều ngồi phệt trên sàn. Được một lát thì khẩu đội trưởng gọi cho tôi qua đường điện thoại của đơn vị bộ binh. Cho dù tôi đang ăn mặc như một lính trơn, anh chàng trực điện thoại của đơn vị bộ binh vẫn quay lại phía tôi: "Thưa đồng chí trung úy, có điện thoại.” "Tại sao anh lại nghĩ tôi là trung uý?” - "Tôi biết đồng chí là trung uý bởi đồng chí ăn nói khác bọn tôi.” Quả là câu tục ngữ “Trông mặt mà bắt hình dong” thật chính xác.

Có trường hợp tại một đơn vị kế cận khi một tên Phần Lan, mặc quân phục Xô viết, trượt tới một bếp dã chiến. Đầu bếp nói rằng anh ta không biết mặt hắn và chỉ có thể cho hắn ăn nếu chính ủy cho phép. “Thế chính uỷ ở đâu?” – tên Phần Lan hỏi lại. Tay đầu bếp chỉ ra chính ủy, người đang khoác một cái áo choàng của lính. Gã Phần Lan lại gần người chính ủy, đâm anh ta rồi bỏ chạy.

Có nhiều trường hợp tàn nhẫn rất thương tâm, khi bọn Phần Lan dùng dao giết chết những thương binh của chúng tôi, những người còn kẹt lại ở chiến trường chưa đem đi được. Tôi cũng đã tận mắt chứng kiến cảnh rất nhiều xác lính ta nằm tại một vị trí trống trải không thể bò tới vì bị bọn xạ thủ “cúc cu” ngắm bắn. Và khi một người trong bọn họ thử đứng lên thì đạn lập tức nã vào anh ta từ những ngọn cây ven rừng. Một thương binh kể lại rằng anh ta đã phải nằm lại trên tuyết vì bị thương sau trận chiến, và rồi một tên Phần Lan trượt tuyết tới chỗ anh ta và nói bằng tiếng Nga: "Còn nằm đấy à, Ivan? Thôi được rồi, đi đi!” Thật may là hắn không giết chết anh ta, có lẽ vì đã quá nhiều những vụ như thế rồi.

Tổn thất của khẩu đội chúng tôi thật đáng kể. Tôi nhớ lại một trong các lính thông tin dưới quyền mình, một anh chàng trẻ tuổi, vừa tốt nghiệp phổ thông.  Anh ta vẽ rất đẹp, thực sự có tài, luôn mơ sẽ được vào Học viện Mỹ thuật. Tôi thường trò chuyện với anh ta, xem các bức tranh của anh, khuyên bảo anh. Tôi đã thương tiếc khôn nguôi khi anh chết tại trạm quân y tiểu đoàn vì một vết thương. Tổn thất của bộ binh còn nghiêm trọng hơn nhiều. Đã có quá nhiều thảm kịch xảy ra. Người ta kể rằng có một trung uý còn trẻ bị thương vào mặt, mất cả hai mắt. Người ta không có thời gian để lấy đi khẩu súng của anh, nên anh đã tự sát ngay trong chiến hào, khi vừa nhận ra mình đã bị mù. 

Một đêm tôi phải băng qua khu rừng để kiểm tra lại đường dây điện thoại. Tôi vượt qua một khoảng đất trống để tới một khu rừng kế tiếp. Địa điểm cần tới nằm rất gần đâu đây thôi. Ánh trăng rực rỡ rọi vào mặt tôi, làm chói cả mắt, phản chiếu lấp loáng lên tuyết. Lại qua một khu rừng nữa, tôi bắt gặp một người vận áo choàng trắng, sát gần và đột ngột tới nỗi tôi vung tay về phía trước và đẩy vào ngực anh ta. Tôi cảm thấy tim mình như ngừng đập vì sợ. Lập tức một tiếng chửi rủa tục tĩu chọc vào tai tôi nghe tựa như một điệu nhạc tuyệt diệu: “Quân ta, người Nga.” Đấy là một lính trinh sát của ta, thấy tôi băng qua bãi trống từ xa, bèn quyết định ẩn vào màn sương để chờ xem. Quân địch sẽ không nã súng cối vào một người, nhưng nếu là hai người thì chúng có thể bắn ngay.

Trong một lần khác, sau khi chiếm giữ vị trí chỉ huy mới, khẩu đội trưởng gọi điện cho tôi và yêu cầu tôi rời khẩu đội để tới chỗ anh ta. Anh ta đã tới đấy vào ban đêm, đi cùng cánh bộ binh. Nhưng sang ngày hôm sau tình hình đã thay đổi. Đường đi phải vượt qua một dòng sông đã đóng băng, và điểm vượt sông đó lại bị một tên bắn tỉa Phần Lan chốt giữ. Hắn ta núp trên một mỏm đá nhỏ giữa dòng sông và nã tiểu liên vào bất cứ ai cố gắng vượt qua lớp băng. Không có cách nào để lén băng qua chỗ hắn, tên bắn tỉa có một tầm xạ kích rất rộng, gần như thành một vòng tròn. Những tảng đá lớn chắn cho hắn khỏi trúng đạn. Rất nhiều binh lính và sĩ quan cần vượt qua sông đang phải nép vào cánh rừng ở hai bên bờ. Chốc chốc lại có người quyết định chạy nhanh qua bên kia dưới làn đạn, và đã thành công. Nhưng cũng có đôi người trúng đạn ngã gục trên lớp băng. Họ cố trườn sang bờ đối diện. Cái che chắn duy nhất cho những người băng qua là xác một chiếc xe tăng Xô viết bị cháy rụi nằm giữa dòng sông. Tất nhiên, nếu có trong tay một khẩu súng cối thì chúng tôi đã nhanh chóng bắt hắn câm họng. Nhưng lúc đấy không có súng cối, mà lại chẳng ai nghĩ ra điều đó cả.

Tôi cũng bắt buộc phải vượt qua sông. Tên bắn tỉa nã hai phát và dừng lại từng chặp. Tôi nấp sau một cái cây gần bờ và chờ đợi. Sau mỗi lần súng nổ, tôi lại chạy thật nhanh tới chỗ cái xe tăng. Ngay khi tôi bám được vào nó, những viên đạn lại nã loảng xoảng vào vỏ thép xe. Chờ một chút để lấy lại hơi, tôi chờ tới loạt đạn kế tiếp, và khi chúng vừa dứt thì chạy thục mạng. Quãng đường này xa hơn, và rồi thế là tôi đã an toàn nấp mình sau đám cành lá của cái cây đầu tiên nơi bờ sông bên kia. Phù … nhiều ngày sau, khi bọn Phần Lan đã bị đẩy lùi và chúng tôi kéo pháo ngang qua địa điểm đáng nguyền rủa đó, tôi tới nhòm xem cái mỏm đá nọ ra sao. Chỗ đó có một cái hố đào giữa những tảng đá lớn, phủ đầy cành thông, với một lỗ châu mai chĩa vào các lối qua lại. Những vỏ bao thuốc lá có in dòng chữ "Sport" nằm rải rác cùng rất nhiều vỏ đạn rỗng. Những vỏ đạn mà tên bắn tỉa đã dùng để bắn vào tôi chắc hẳn nằm lẫn lộn đâu đó chỗ này. 

Vào thời điểm trước khi bắt đầu giao chiến, họ thông báo cho chúng tôi, các sĩ quan, rằng ba trung đoàn của mỗi sư đoàn sẽ tham chiến trong vòng mười ngày rồi được rút ra. Chúng tôi đã khát khao chờ đợi cho mười ngày đó kết thúc biết bao nhiêu. Chúng tôi chờ, ngập ngụa trong máu của chính mình, lần lượt gửi các đồng đội của mình hết về trạm quân y lại ra nghĩa địa. Nhưng, lạy trời chứng giám, chúng tôi đã không được thay ra thậm chí sau cả hơn chục ngày. Khi sư đoàn trưởng phát hiện ra tổn thất quá lớn của trung đoàn 306, ông ta quyết định rằng sẽ không huỷ diệt nốt hai trung đoàn còn lại theo cách đó nữa. Sau khi thay đổi quyết định chính thức của mình, ông ta phát biểu: "Khi nào tôi sử dụng tới kiệt hết trung đoàn 306, tôi sẽ nghĩ tới chuyện thay nó ra.” Thật ra, chúng tôi đã không được thế chỗ cho tới tận cuối cuộc chiến, và đã kiệt lực tới mức chỉ còn sót lại có "móng với sừng” mà thôi.

Điều khủng khiếp ấy, những trận chiến liên miên ấy, diễn ra trong suốt 22 ngày đêm. Chúng tôi trở thành những loại nửa người nửa thú: bị sương giá ăn cháy da cháy thịt, bẩn thỉu, lúc nhúc chấy rận, râu ria xồm xoàm, quần áo cháy sém lỗ chỗ, câu nào nói ra cũng kèm thêm mấy lời chửi rủa tục tằn. Và luôn ngập chìm trong nỗi lo sợ sẽ bị thương hay bị giết chết.

Rồi bất ngờ, nếu tôi nhớ không lầm, vào buổi chiều ngày 11 tháng Ba, một trong những cậu nhân viên vô tuyến điện dưới quyền chạy tới chỗ tôi, mang theo một tin đáng quan tâm. Anh ta tình cờ nhận được một điện tín: một hiệp định đình chiến đã được ký. Tôi chạy tới chỗ chính ủy, nhưng anh ta hét lên với tôi, bảo rằng tôi luôn tin vào mọi thứ tin đồn thất thiệt và lan truyền chúng đi. Nhưng những tin như thế không thể giữ bí mật được lâu. Dựa trên thái độ của binh lính, tôi hiểu rằng tin đó sẽ lan nhanh. Vài người đến gặp để xin tôi xác nhận tin đó, nhưng tôi đáp là không có trong tay những thông tin chính thức. Rồi tới buổi sáng ngày hôm sau. Đấy là ngày 12 tháng Ba năm 1940. Mọi người cùng chờ đợi một điều gì đó. Nhưng rồi tay khẩu đội trưởng gọi tới từ chốt quan trắc tiền tiêu: “Khẩu đội, sẵn sàng nhả đạn !” Tôi truyền lệnh đi: “Tất cả vào vị trí, sẵn sàng bắn, đem đạn tới và chùi sạch!” Quân lính thực hiện một cách miễn cưỡng. Có ai đó càu nhàu: "Cái thứ hoà bình của ông như thế đó.” Khẩu đội trưởng thông báo tọa độ mục tiêu, tôi điều chỉnh các khẩu pháo và hô: “Bắn !”, rồøi lại “Bắn !”. Quân Phần Lan bắt đầu đáp trả bằng súng cối hạng nặng. Đạn rơi sang phía bên trái, vào ngay trước mặt, rồi xuống ngã tư đường. Một con ngựa kéo xe bị trúng đạn, con vật đáng thương bụng bị xé toạc giẫy dụa trong đống ruột của chính nó: thật là một cảnh tượng kinh khủng. Nhưng khẩu đội trưởng vẫn tiếp tục ra lệnh từ vị trí quan trắc: “Bắn !” và “Bắn !”.

Tới khoảng 10 giờ sáng, có một người cưỡi ngựa xuất hiện trên con đường dẫn về hậu phương, anh ta đang la hét điều gì đó và vung vẩy một cái phong bì trên tay. Mỗi lúc một gần hơn. Chúng tôi nhận ra đó là một người đưa tin của sở chỉ huy trung đoàn, một anh lính nhỏ bé vui tính, đã tới khẩu đội chúng tôi rất nhiều lần. Anh ta đang hét: "Ngừng bắn!" Điều gì xảy ra thế này! Có vài người kêu to "Hurrah!", có mấy người ôm hôn nhau, một số người thì khóc, và số khác chỉ đơn giản là ngã lăn ra tuyết. Tôi cầm lấy cái phong bì bằng bàn tay run lẩy bẩy. Nó không có niêm phong. Bên trong là mệnh lệnh yêu cầu khẩu đội trưởng ngưng bắn. Người điện thoại viên gọi tôi tới bên điện thoại. Khẩu đội trưởng đang hét lên với tôi: “Tại sao anh lại ngừng bắn?” Tôi cũng hét lại rằng đó là do lệnh từ sở chỉ huy, họ nói là đã hoà bình rồi. “Hòa bình cái gì? Anh mất trí rồi à !”  Nhưng lúc này tiếng pháo đã yên ắng trên suốt chiều dài mặt trận. Còn nếu nghe thấy phát đạn nào nổ muộn màng, binh lính phản ứng rất giận dữ: "Bọn chúng bị làm sao vậy, chúng không biết chuyện gì đã xảy ra sao?!” Sau cơn vui mừng bột phát ban đầu là một tình trạng phản cảm diễn ra. Rũ người vì mệt, tất cả đều trở nên im lặng và cứng đờ, không biết phải làm gì tiếp theo. Một số người đã chứng kiến sau này kể lại về cảnh tin ngừng bắn được đón tiếp tại các vị trí bộ binh đóng trên tuyến đầu: những người lính lạnh cóng và kiệt sức, cả phía Phần Lan và phía quân ta, bò khỏi những hố trú ẩn của họ từ hai phía chiến tuyến, nhìn nhau một cách nghi ngờ và cùng ngạc nhiên trước những kẻ mới đây hãy còn là đối thủ của nhau. Và họ không thể hiểu nổi điều gì đã xảy ra. Chuyện gì vậy? Họ im lặng, đi đốt lửa để tự sưởi ấm. Vài người lính Phần Lan leo lên đỉnh một phiến đá lớn và hét về phía lính ta: "Ê, bọn Nga kia, chúng mày đãø từng bắn vào tao trong khi tao đang ngồi ngay dưới tảng đá này đây !” Một người lính Phần Lan khác hét qua khoảng đất chết giữa hai chiến hào: “Đừng đi sang phía bên phải, chúng tôi đã gài mìn chỗ ấy đấy.” 

Và thế là hoà bình. Chúng tôi rút về phía sau một chút và được lệnh đào công sự. Người ta tổ chức một nhà tắm dã chiến với một căn phòng khử chấy rận. Điều đó hết sức cần thiết. Không có gì phải giấu diếm cả, lũ rận đang ăn sống chúng tôi. Chúng tôi tắm rửa trong ba cái lều dựng liên tục sát nhau. Cái nền đầy tuyết của lều được rải một lớp cành cây còn nguyên lá xanh. Chúng tôi cởi bỏ lớp đồ lót bẩn thỉu của mình trong cái lều đầu tiên. Tại cái lều thứ hai, một hệ thống ống phun nước nóng, gần như còn đang sôi sùng sục, lên mình chúng tôi. Rồi chúng tôi chạy qua cái lều thứ ba để nhận đồ lót sạch, mặc vội lên thân người hãy còn ướt lướt thướt bởi chẳng có gì để lau mình cả. Rồi chúng tôi đứng chờ, người bị luộc chín nhừ và chỉ vận độc có đồ lót, cho tới khi quân phục của chúng tôi được hơ lửa xong. Tất cả mọi chuyện đều diễn ra trong cái lạnh cắt da, nhiệt độ ở trong cũng như ngoài lều đều gần như nhau. Tôi cũng không hiểu tại sao chúng tôi có thể chịu được mà không bị cảm lạnh hay viêm phổi. Nhưng chúng tôi cũng rất mừng vì được cho đi tắm như thế.

Khoảng hai tuần sau khi kết thúc đánh nhau, sau khi đã nghỉ ngơi được một chút, lấy lại sức lực và lau chùi vũ khí, chúng tôi được lệnh hành quân trở về. Toàn trung đoàn lập thành một đội hình hành quân. Chỉ khi ấy chúng tôi mới thấy được chính xác những tổn thất mà trung đoàn phải chịu đựng. Trung đoàn tới đây với đầy đủ quân số thời chiến. Bộ binh bao gồm ba tiểu đoàn, mỗi tiểu đoàn có 700 tay lê. Giờ đây cả trung đoàn không còn đủ lính để lập thành một tiểu đoàn duy nhất. Các đại đội được giao cho các trung sĩ chỉ huy. Chúng tôi, lính pháo binh, cũng chịu tổn thất nặng. Trong số chín sĩ quan của khẩu đội chúng tôi, giờ chỉ còn có bốn. Hai người bị giết và ba bị thương. Ngay như tôi, một sĩ quan dự bị, cũng được chỉ định làm quyền khẩu đội trưởng trong trường hợp người đương nhiệm mất khả năng điều khiển khẩu đội. Tôi không nhớ nổi có bao nhiêu binh lính và hạ sĩ quan đã thiệt mạng nữa. Chúng tôi đi tới đây trong nhiều tốp, quân số trung đoàn rất đông. Bây giờ đây toàn trung đoàn chỉ còn là một đội hình duy nhất, có thể thấy và nghe tiếng ban nhạc đang chơi bài hành khúc ở phía trước. Chúng tôi hành quân ngược lại nơi trạm quân y đã đóng và nơi đặt các nghĩa trang. Trạm quân y đã dời đi nhưng nghĩa trang thì vẫn còn đó. 

Nếu chúng tôi không phải trông thấy những xác chết, chúng như những manơcanh đáng sợ làm bằng sáp bị đông cứng, thì cái chết đối với chúng tôi đã không khủng khiếp đến thế. Trong thời bình, cái chết của một người bệnh không ập tới bất thình lình. Nhưng thật là phi lý khi phải thấy cái chết đến với một người trẻ trai khoẻ mạnh, tự dưng lại ngã vào tay ta như một cái bị, gương mặt anh ta chuyển dần sang vàng ệch, hai bên mép và mi mắt của anh trễ xuống. Và ta phải quan sát toàn bộ cái diễn tiến kinh khủng ấy, sự chuyển từ một người sống sang một xác chết, cuối cùng là thành một gò đất nhỏ băng giá trên mảnh đất Phần Lan đáng nguyền rủa.

Thật khó mà diễn tả nổi thành lời những cảm xúc xảy ra trong đầu chúng tôi khi hành quân ngang qua cái nghĩa địa ấy. Cách đây không lâu những con người ấy, những đồng chí của chúng tôi, khoẻ mạnh và trai tráng, còn ở cùng đội ngũ và trông chẳng khác gì chúng tôi. Thậm chí cho tới khi người ta đưa họ ra tới đây, vì bất kỳ người nào trong chúng tôi cũng có thể phải ra nằm đây bất cứ lúc nào, thì chúng tôi cũng vẫn chưa cảm thấy mình xa lạ đối với họ. Giờ đây chúng tôi đang rời xa họ mãi mãi, còn họ sẽ vĩnh viễn nằm lại chỗ này. Có một vực thẳm đã ngăn cách giữa chúng tôi và họ, mà chúng tôi không thể hình dung được bằng cách nào và vì sao điều đó đã xảy ra.

Hiển nhiên chúng tôi hiểu rằng cuộc chiến này là cần thiết. Chúng ta phải bảo vệ Leningrad, cách ly nó xa khỏi đường biên giới nguy hiểm kia bằng một vùng đất Xô viết rộng lớn hơn. Chúng tôi cũng biết rằng người Phần Lan đã từ chối lời đề nghị của Chính phủ Xô viết đổi vùng đất ấy lấy bất cứ một chỗ nào khác dọc theo biên giới. Nhưng chúng tôi không hiểu nổi một điều – đó là cách thức mà người ta đã tiến hành chiến tranh. Tại sao chúng ta không ném bom trước những lô cốt công sự của Phần Lan, cô lập chúng, vượt qua chúng và bỏ chúng lại phía sau?! Như cách người Đức đã làm với phòng tuyến Maginot chẳng hạn? Tại sao chúng ta không thả lính nhảy dù xuống hậu phương Phần Lan, và sử dụng xe tăng nhiều hơn nữa? Chúng tôi đã trông thấy rất nhiều những trang thiết bị quân sự ấy nằm lại tại Bologoye. Không, họ đã chọn cách ném mọi người thẳng vào làn đạn súng máy và đại bác bắn ra từ các lô cốt, dưới ánh sáng mặt trời rõ mồn một. Và thế là hàng ngàn chàng trai bị đưa thẳng xuống mồ. Tại sao vậy? Hay có lẽ họ cũng cùng kiểu suy nghĩ như "nhà chiến lược quân sự" nọ đã đưa chúng tôi tiến thẳng tới cái lô cốt ngay trước trận đánh, cũng cho rằng đó chỉ là những pháo đài bằng cát cùng những chú lính chì trong tay họ, và bản thân họ đang tập đánh trận giả chăng. Tất cả những điều đó thật không hiểu nổi và thật đáng phẫn nộ.

Sau khi hiệp ước hòa bình được ký kết, trên báo chí người ta viết rằng thiệt hại của chúng tôi cả chết lẫn bị thương tổng cộng là khoảng năm mươi ngàn người. Có biết bao nhiêu bi kịch ẩn giấu đằng sau những con số ấy! Những tổn thất ấy đáng ra đã có thể giảm thiểu một cách đáng kể!

Các trung đoàn còn lại thuộc sư đoàn chúng tôi, được bố trí dự bị phía sau trong suốt thời gian giao tranh, đã quay về từ trước và là những đơn vị đầu tiên diễu qua Leningrad như những anh hùng. Họ được nhận một lễ đón tiếp long trọng, những lời chúc mừng và quà tặng từ nhân dân Leningrad. Còn khi trung đoàn 306 chúng tôi, hay đúng hơn là phần còn lại của nó, một đơn vị đã thực sự tham chiến và phải gánh trên vai toàn bộ sức nặng của chiến tranh, đi qua thành phố, thì những lễ chào mừng đã kết thúc, và chúng tôi chẳng nhận được quà tặng lẫn những lời chúc mừng nào. Cuộc đời là thế đó.

Sau này chúng tôi được biết rằng trung đoàn chúng tôi đã được tặng Huân chương Cờ Đỏ vì đã công phá được phòng tuyến Mannerheim. Nhiều sĩ quan của các đơn vị bộ binh của trung đoàn cũng được nhận huân chương. Phần thưởng và huân chương thời đó hãy còn rất hiếm. Cánh pháo binh chúng tôi không được nhận bất cứ thứ gì, dù danh sách khen thưởng của chúng tôi cũng được gửi đồng thời với họ. Nhưng còn được sống với nguyên vẹn cái đầu trên cổ cũng đã là một phần thưởng đáng kể rồi.

Khi chúng tôi rời Leningrad và lên tàu ở một nhà ga, chúng tôi được mục kích một cảnh tượng khác hẳn. Rất nhiều toa tàu chở hàng, cửa sổ chăng kín dây kẽm gai, nằm tách rời trên một tuyến đường rày riêng biệt. Lính gác mang súng có gắn lưỡi lê không để bất cứ ai lại gần những toa xe ấy. Một thợ đường sắt thì thầm với tôi rằng những toa ấy tới từ Phần Lan, chở những binh lính đã từng bị bắt làm tù binh. Cho tới trước lới lúc ấy chúng tôi mới chỉ nghĩ là những người trải qua cuộc chiến được chia thành ba loại: một số người may mắn thì đã tránh đi cho xa; những người khác, bị sương giá thui chột và đầy thương tật thì được đưa tới bệnh viện; còn loại thứ ba thì vùi xương trên mảnh đất Phần Lan tuyết phủ. Nhưng hóa ra vẫn còn loại người kém may mắn thứ tư, những người còn đang chờ bị thẩm vấn và xét xử trong các nhà tù di động bằng gỗ lạnh cóng ấy. Ai đứng ra quyết định số phận của mỗi con người  trong chiến tranh và phân họ thành những loại khác nhau bằng một bàn tay tàn nhẫn đến như vậy? Và dễ biết bao để có thể chuyển một con người từ loại số phận này sang loại số phận khác. Điều gì là quyết định và điều gì là tình cờ?

Một trong những đặc điểm của cuộc chiến tranh này là cái sự thực rằng chúng tôi chỉ chiến đấu bởi vì chúng tôi đã được ra lệnh như thế. Nó khác với cuộc Chiến tranh Vệ quốc sau này, khi chúng tôi thực sự căm thù bọn xâm lược đã tấn công quê hương chúng tôi. Lúc đó người ta chỉ cần  hô: “Xung phong !” – thậm chí không phải giải thích chúng tôi cần tiến lên phía nào. Chúng tôi đã chỉ đơn giản là thực hiện nghĩa vụ quân nhân của mình trong cuộc chiến Phần Lan, trong khi lại ý thức rõ sự cần thiết của cuộc chiến sau đó (Chiến tranh Vệ quốc). Từ đầu chúng tôi không thấy thù ghét người Phần Lan, mà chỉ sau này, khi đã tận mắt chứng kiến nhiều hành động tàn nhẫn của đối phương, binh lính của chúng tôi mới bắt đầu cảm thấy căm giận họ. Ví dụ như họ đã điên cuồng giết chết bọn “cúc cu”, những kẻ gây rất nhiều tội ác. Nhưng nhìn chung, một người Nga, một người lính Xô viết thật ra là một người có bản tính tốt, anh phải cố gắng rất nhiều mới có thể làm cho hắn nổi giận.

Câu chuyện của tôi về thiên anh hùng ca Ba Lan – Phần Lan đã tới hồi kết. Tôi được phục viên vào mùa thu năm 1945, sau khi Chiến tranh Vệ quốc kết thúc. Một cô gái nào đó đứng ra điền vào tờ lý lịch quân nhân của tôi tại Trụ sở Quân uỷ quận Bauman. Cô ta ghi lại trên đó tất cả những rủi ro mà tôi đã gặp phải. "Xin hãy viết vào đây là tôi đã từng tham gia cuộc chiến chống lại bọn Bạch vệ Phần Lan.” "Ở đây chúng tôi không ghi lại về chiến tranh Phần Lan,” – cô gái nói và, rướn người qua bàn làm việc, hét về phía cô bạn bên cạnh: "Svetka, cậu có cùng đi ăn trưa không?” Đoạn kết là thế đó. Thật ra, tại sao anh lại phải “viết về cuộc chiến Phần Lan”, trong khi tình hình đã hoàn toàn đổi khác, và anh phải quên đi những gì về cái cuộc chiến đó càng nhanh càng tốt, vờ như nó thậm chí không hề xảy ra với một người láng giềng tốt bụng như người Phần Lan.

Những dòng hồi ký trên hầu hết được tác giả viết khi ông phải vào bệnh viện điều trị bệnh viêm phổi vào tháng Mười năm 1981. Việc này đã giúp ông khuây khỏa qua những buổi chiều tẻ ngắt và những đêm mất ngủ tại nơi bệnh viện ảm đạm. Trong những năm về sau, tác giả chỉ phải hiệu chỉnh, bổ sung và biên tập lại những ghi chép trên.

Hồi ức của Mikhail Lukinov

Phần 3: Bị giam cầm

Ngày 15 tháng Bảy năm 1942 (tôi nhớ rất rõ cái ngày đáng nguyền rủa này), chúng tôi bắt gặp mấy người nông dân trong một khu rừng và hỏi xin họ một ít thức ăn. Chúng tôi đang gần như sắp chết vì đói. Mấy người nông dân không cho chúng tôi thứ gì, nhưng họ bảo rằng cư dân ở làng bên (làng Kolodezi hay Istruby gì đó) có nhiều đồ ăn do cướp được từ kho của nông trang. Họ cũng bảo chúng tôi là trong làng không có bọn Đức. Đó là một làng nhỏ với một ngôi nhà đơn độc có một dãy kho thóc nằm án đằng trước. Chúng tôi vẫn biết là bọn Đức luôn đưa lính gác tới đóng ở những ngôi làng chúng đã chiếm giữ. Phục trong rừng, chúng tôi quan sát rất lâu ngôi làng nhưng không phát hiện thấy tên lính gác nào. Một người lính dưới quyền tôi lặng lẽ lẻn tới dọc theo hàng rào của ngôi nhà đầu tiên rồi quay về báo cáo rằng nhà hoàn toàn bỏ trống. Thế là chúng tôi cẩn trọng bước ra khỏi khu rừng và hướng về phía làng. Vừa tới được ngôi nhà đầu tiên mà chúng tôi cho rằng bị bỏ trống, một đám lính Đức lập tức ùa ra, la hét và nã tiểu liên liên hồi. Chúng chặn mất đường rút của chúng tôi vào rừng. Chúng tôi đã lọt vào một cái bẫy. Tôi chỉ kịp nổ một phát súng lục thì bị một người trong nhóm túm lấy tay và quát lớn: “Đừng bắn, chúng sẽ giết hết chúng ta mất!” Bọn Đức nắm lấy tôi, lấy báng súng giáng tôi thật mạnh, đánh bật khẩu súng lục khỏi tay tôi, và khi tôi ngã xuống thì chúng dùng đế giầy đạp tôi liên hồi. Tôi không hiểu hết những gì chúng đang nói bởi chúng nói quá nhanh mà không phát âm cho hết từ; chúng luôn nuốt mất âm cuối. Nhưng nhờ trời, tôi vẫn hiểu được những ý chính: “Đấy chính là thằng vừa mới nổ súng! Phải giết chết đồ lợn này! Nhưng không phải ở đây, hãy ra sau nhà kho kia mà làm, ở đó có sẵn một cái hố.” Tôi có một cái áo khoác lính bình thường – tôi mặc nó bên ngoài đồng phục sĩ quan để có thể gần gũi với binh sĩ hơn. Giờ đây chúng nắm lấy cái áo khoác kéo tôi đi. Tới đâu? Có lẽ tới cái hố đằng sau nhà kho. Cái áo khoác bị bung nút. Bọn Đức trông thấy bộ đồng phục sĩ quan của tôi, cái thắt lưng sĩ quan, cấp hiệu trung uý của tôi và cái xà cột đựng bản đồ bằng da màu vàng. Chúng thôi kéo tôi và bắt đầu chằm chằm quan sát.

"Du bist Komissar?" ("Mày có phải là chính trị viên không?“ - LTD) Tôi cố gắng trả lời thật rõ ràng: "Nein, ich bin Oberleitenant" ("Không, tôi là thượng uý” - LTD). Bọn Đức cúi xuống và tiếp tục khám xét tôi, trong lúc đó tôi nằm trên mặt đất, yếu ớt và bàng quan với số phận của chính mình. Bọn Đức lặng lẽ trao đổi với nhau. Thế rồi một tên trong bọn, một hạ sĩ quan, nói: “Hắn không nói dối đâu. Hắn là sĩ quan đấy. Chúng ta nên đưa hắn về Sở chỉ huy. Đã có lệnh nếu bắt được sĩ quan thì phải đưa về sở chỉ huy”. Chúng ngưng đánh, kéo tôi đứng dậy và đưa tôi đi, chốc chốc lại thúc báng súng vào lưng. Tôi bước đi, mặc dù rất khó khăn, người yếu lả vì đói và bi đánh. Mọi thứ trước mặt đều như trong làn sương mù và tôi cảm thấy rất chóng mặt. Mọi việc như trong một cơn ác mộng, và như đang xảy ra không phải với tôi mà với một người nào khác. Dường như tôi không còn tồn tại mà đang nằm chết ngoài rìa làng rồi. Tôi cảm thấy như bọn Đức đang dắt một ai khác về sở chỉ huy của chúng vậy.

Tôi không còn nhớ phải mất bao lâu để tới được sở chỉ huy của chúng. Tôi cũng không nhớ nổi mình đã phải đi bộ bao xa. Lính của tôi không được đi chung với tôi. Họ bị đưa tới một chỗ nào đó và tôi không gặp lại họ nữa. Chúng đem tôi tới một ngôi làng khác. Sau này như tôi được biết, đó là làng Razboynya (Nơi trú của lũ trộm) – một cái tên rất hợp. Gần làng, trên một bãi đất trống, tôi trông thấy san sát nhau nhiều dãy lán trại của một đơn vị lính Đức.

Bọn lính đưa tôi (hay đúng hơn là kéo lê tôi đi) vào một cái lán, có lẽ đó là trạm chỉ huy, trong có một bàn rộng và nhiều ghế ngồi. Chúng lột áo khoác và dây nịt của tôi, lấy mọi thứ trong túi và để tất cả lên bàn. Bọn sĩ quan Đức kéo tới. Chúng quan sát kỹ càng mọi vật dụng của tôi, các giấy tờ và mấy tấm ảnh. May thay, thẻ Đảng và thẻ sĩ quan cùng số hiệu trung đoàn đã được giấu trong ủng của tôi, bọn Đức không tìm được chúng. Đầu tiên chúng hỏi xem tôi có phải chính uỷ không. Để kiểm tra câu trả lời của tôi, chúng xăm soi thật kỹ ống tay áo quân phục của tôi, chỗ thêu ngôi sao của các chính trị viên. Ở chỗ ấy có dấu thêu của ngôi sao nào không, hay tôi chỉ vừa mới xé nó đi thôi? Rồi chúng hỏi xem tôi có phải Đảng viên Cộng sản không, tôi là sĩ quan chuyên nghiệp hay chỉ là lính quân dịch; tôi thuộc dân tộc nào, và tôi là người Nga thuần chủng phải không; vị tướng sư đoàn trưởng của tôi ở đâu. Ở chỗ nào làm sao mà tôi biết được? Tôi chật vật trả lời những câu hỏi của chúng. Tôi cảm thấy rất yếu và chóng mặt. Bọn chúng tỏ vẻ tò mò trước mấy bức ảnh của tôi. Chúng đặc biệt chú ý tới bức ảnh chụp vợ tôi đang ngồi cạnh cửa sổ. Tôi bảo chúng rằng bức ảnh ấy chụp tại căn hộ của tôi ở Matskva. Chúng hỏi lại tôi một cách giễu cợt: "Đấy có phải cái cửa sổ độc nhất trong căn hộ của mày không?” Tôi trả lời rằng ở đấy còn nhiều cửa sổ khác nữa. Chúng lấy đi tất cả trang bị của tôi, cái thắt lưng, cái bao trong có khẩu súng lục, cái xà cột đựng bản đồ và cái la bàn. Sau khi thẩm vấn chúng đưa tôi tới một nơi nào đấy, xung quanh rào đầy kẽm gai. Sau lớp kẽm gai tôi trông thấy những cái lán thảm hại làm bằng thùng và những tấm sắt rỉ sét. Tù binh Nga, những người phải làm việc phục dịch cho những đơn vị lính Đức, sống trong đó. Những con người ấy đón tiếp tôi rất nồng hậu. Họ đi tới nhà ăn của bọn Đức và đem về cho tôi một ca đầy cháo và một ổ bánh mì. Họ cũng cảnh báo tôi nên thận trọng. Ở đấy có một tên lính gác Đức luôn dò xét trong đám tù binh xem ai trông giống người Do Thái. Rồi hắn đem họ ra ngoài rừng và bắn chết họ. Những thằng Đức khác cũng không ưa hắn nhưng không ngăn hắn làm chuyện đó. Hóa ra thằng gác ấy cũng đã hỏi những tù binh khác về tôi, do mái tóc sẫm của tôi làm hắn nghi ngờ. Mọi người đã cố gắng thuyết phục hắn rằng tôi là người Nga. Sau đó thằng khốn nạn ấy lại tìm tôi sau hàng rào kẽm gai và hỏi mấy câu khiêu khích. Chật vật lắm tôi mới thoát khỏi hắn.

Tôi rất biết ơn những tù binh Nga đã cho tôi ăn và để tôi ở lại qua đêm tại một trong những cái lán. Sáng hôm sau tôi thức dậy và trước tiên là tự hỏi không hiểu mình đang ở đâu. Nhưng những vết đánh khắp người từ trận đòn hôm qua nhắc tôi nhớ ra sự thật đáng buồn -  tôi đang là tù binh! Những vị chủ nhà hiếu khách, những người lính bị bắt làm tù binh, đã bị đưa đi làm việc đâu đó từ lúc sáng sớm. Tuy vậy, họ vẫn không quên để lại cho tôi một âu cháo cùng một mẩu bánh mì. Xin cám ơn các bạn, các đồng chí của tôi!

Qua hàng rào kẽm gai, tôi trông thấy một phần doanh trại quân Đức. Những cái lán rất đẹp được dựng thành từng hàng thẳng tắp. Trước lán trồng cả mấy luống hoa, còn những chiếc mũ sắt thì đặt thành hàng ngay ngắn trước lều. Cờ xí và các quân hiệu sặc sỡ treo khắp nơi. Như thể không hề có chiến tranh mà đang ở thời bình trong một doanh trại quân đội vậy. Chúng không thèm động một ngón tay để nguỵ trang doanh trại của mình. Chúng đủ khả năng tạo dựng một cuộc sống hòa bình như vậy chỉ vì quân đội ta không còn không quân hay xe tăng tại khu vực này của mặt trận, trong khi các lực lượng kiệt sức của ta tại vùng này đã bị bao vây hoàn toàn. Tất cả vẻ đẹp rực rỡ và thứ trật tự ngăn nắp này hoàn toàn tương phản với cảnh vật đất Nga bao quanh: những cánh rừng, những cánh đồng, những túp lều thôn quê nước Nga. Tôi cảm thấy rằng tất cả những thứ “kỷ luật Đức” này, những thứ được đưa tới đây bằng bạo lực, sẽ không thể tồn tại lâu ở đây. 

Tôi nhanh chóng được nhập chung với một đoàn tù binh bị áp giải về phía tây. Trước khi khởi hành tôi tình cờ trông thấy một tên trong nhóm sĩ quan Đức đã tham gia hỏi cung tôi đêm trước. Hắn đeo cái xà cột đựng bản đồ bằng da vàng ưa thích của tôi bên thắt lưng – cái xà cột tôi đã đem theo từ kho quân trang Hồng quân ở Matskva. Tôi có thể làm gì bây giờ? Tôi hiện đang trong hoàn cảnh mà bất kỳ tên Đức nào cũng có thể tước đi bất cứ thứ gì hắn muốn, thậm chí cả mạng sống của tôi. Có người nói rằng bọn Đức thường đi săn lùng những xà cột da Xô viết. Bọn Polizei khốn nạn hèn hạ (Polizei – tên gọi mà người Nga dùng để chỉ những kẻ Ukraina-Nga gian tham gia lực lượng cảnh sát làm việc cho người Đức – LTD.), những kẻ luôn cố gắng hết sức để chứng tỏ lòng trung thành với những ông chủ mới của chúng, đặc biệt biết rõ điều đó. 

Vậy đấy, bị bắt làm tù binh. Chúng tôi bước đi dưới sự áp tải chặt chẽ. Những người bị thương hay kiệt sức và không thể bước đi luôn bị đe dọa xử bắn dọc đường. Tại vài nơi, trong những rãnh hai bên đường, chúng tôi trông thấy thi thể đã thối rữa của nhiều binh lính Xô viết. Bị bắt vào mùa hè là còn may cho chúng tôi. Những người bị bắt vào mùa đông kể lại rằng, trong khi đi đường bọn lính Đức áp giải thường tìm cách tước ủng dạ của mọi người. Chúng thường đánh một tù binh ngã xuống rồi lột ủng khỏi chân anh ta. Đồng đội phải đưa anh ta một mảnh giẻ để quấn chân, nhưng điều này cũng không giúp gì nhiều. Những tù binh như thế thường sẽ lạnh cóng, tụt dần lại sau, và bọn lính áp tải sẽ bắn gục anh ta. Bọn Đức cũng cướp cả những nón lông còn tốt và áo khoác lông cừu. Đi mình trần trong giá lạnh cũng đồng nghĩa với bệnh viêm phổi và cái chết. Sau nhiều chặng nghỉ chân, chúng tôi bị đưa tới một trại tù binh lớn ở thị trấn Sychevka. 

Đã đến trại tù binh ở Sychevka. Hàng đám đông những người đàn ông đói khát, râu ria lởm chởm tụ tập sau hàng rào thép gai. Những doanh trại và nhà kho, trong đó những người bị thương, người ốm và người khoẻ mạnh nằm chung với nhau trên những dãy giường tầng làm vội vàng tạm bợ. Trong trại, chúng tôi trông thấy những giá treo cổ, trên vẫn còn lủng lẳng vài đoạn thừng. Những người tù đã ở lâu trong trại kể rằng đã có một đợt hành hình xảy ra không lâu trước lúc chúng tôi tới. Điều đầu tiên chúng làm với chúng tôi là lục soát mọi người. Chúng lấy đi tất cả những giấy tờ còn lại và đốt chúng ngay trước mặt chúng tôi. Tại sao vậy? Để cho tất cả đều cảm thấy mình chỉ còn là một thằng “Ivan vô danh”, một thứ sinh vật không còn quyền hạn gì, hoàn toàn nằm trong tay bọn Kulturtraeger (giám ngục) Đức. Cùng lúc chúng cũng lấy đi đồng hồ, dao nhíp bỏ túi, băng gạc, tiền, nhẫn – tất cả những gì bọn Polizei (cảnh binh) thích. Cùng ngày chúng tôi tới trại, vào ban đêm, một dãy giường nằm hai tầng đổ sụp dưới sức nặng của những tù binh đang ngủ, nghiền nát những ai nằm ở dưới cùng. Tất cả những điều đó diễn ra trong bóng tối mịt mù, hoàn toàn không chút đèn đóm. Những người bị đè nghiến và ngạt thở bị để mặc cho chết dần trong bóng tối mà không nhận được bất cứ sự hỗ trợ thuốc men nào. Tại đây tôi tình cờ gặp lại một người lính cũ của mình. Toán chúng tôi bị đưa đi dọc một dãy nhà kho, nơi ở của những người lính bị bắt. Bất ngờ một người lính hét về phía tôi, anh ta rất mừng là tôi còn sống và cám ơn tôi vì đã không bỏ rơi binh sĩ của mình như những sĩ quan khác mà ở lại cho tới lúc kết thúc. Tôi cũng nhận ra người lính. Tôi thường đối xử nghiêm khắc với anh ta vì tính vô kỷ luật, nhưng những lời anh nói ở đây, trong trại tù của Đức, thực sự đã làm tôi hết sức xúc động.

Tình trạng ở đây thật man rợ và khủng khiếp. Đó là một thứ tự do tối thượng để bọn tội phạm hoành hành. Nạn trộm cướp và cảnh cậy mạnh hiếp yếu lan tràn khắp nơi. Hầu hết các tù nhân đều suy nhược vì giam cầm và không thể chống nổi các đợt tấn công của lũ trộm cướp và bọn Polizei. Trong tình thế như vậy mọi người bắt đầu tìm kiếm anh em đồng chí để cùng nhau chống lại lũ khốn kia. Đến đây tôi gặp được Boris Smirnov, người cũng không thể thoát khỏi vòng vây. Tôi cũng gặp Nikolai Loktev và Nikolai Semenov. Tôi chú ý đến Smirnov vì anh là một sĩ quan chuyên nghiệp. Loktev lại là một sĩ quan dự bị và đang phục vụ trong Bộ tham mưu Tập đoàn quân. Nghề nghiệp trong thời bình của anh là kỹ sư trắc đạc. Semenov cũng là sĩ quan dự bị, trước là hiệu trưởng một trường học ở Kursk. Chúng tôi đều thuộc cùng một quân đoàn pháo binh và đều là thượng úy. Chúng tôi quyết định sẽ giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau tới cùng dù có bất cứ chuyện gì xảy ra.

Những người vừa bị bắt làm tù binh cũng không biết rõ điều gì đang xảy ra. Thảm họa phải chăng chỉ xảy ra trong khu vực mặt trận chúng tôi hay ở khắp mọi nơi? Tất cả những điều này nghĩa là gì? Quân đội ta đã thua trong cuộc chiến này chăng? Bọn Đức sẽ thống trị chúng ta chăng? Tại sao người ta lại bỏ rơi chúng tôi trong vòng vây và để mặc cho bọn Đức tàn sát? Những câu hỏi này quay cuồng trong đầu tất cả mọi người, hạ gục dần ý chí của họ. Những cuộc tranh luận căng thẳng liên tục đưa ra nhiều quan điểm và lý lẽ sắc bén. Chúng tôi cố gắng nhận ra tình thế của quân ta, đưa ra một số quan điểm lý giải cho các sự kiện. Chúng tôi chỉ trích những chỉ huy của mình và sự thiếu kỷ luật của quân đội ta.

Một gã có râu quai nón phát biểu nhiều câu chống lại Chính quyền Xô viết. Hình như hắn là cựu thành viên thuộc phe Cách mạng Xã hội còn sót lại (phe này đã chấm dứt tồn tại kể từ cuộc chiến trong nội bộ Đảng những năm 20 – Bair Irincheev), cố sức rao giảng về cái gọi là “sức mạnh của quần chúng nông dân”. Hắn la lối rằng chỉ ở đây, sau hàng rào thép gai, hắn mới có được quyền tự do ngôn luận. Tôi không thể chịu nổi và bắt đầu tranh cãi với hắn. Các đồng chí ở gần đấy vội nhắc rằng tôi nên im miệng và đi chỗ khác càng nhanh càng tốt, bởi gã kia đã bắt đầu gọi tôi là “một thằng chính uỷ Bolshevik”.

Bọn do thám của Đức sục sạo khắp nơi. Một vài kẻ lắm mồm đi mọi nơi, cố tìm ra những người trước chiến tranh đã từng làm trong ngành công nghiệp quốc phòng. Trong khi tìm kiếm, chúng rêu rao là những chuyên gia quốc phòng có thể tìm được những chỗ làm tốt trong ngành công nghiệp quân sự Đức, được cấp một lượng thực phẩm phong phú và ở trong những điều kiện sinh hoạt tốt hơn nhiều so với những tù nhân khác. Một vài người đã bị chúng lừa gạt. Các thông tin cá nhân của họ bị ghi lại, và rồi những người tù đó bị đưa đi chỗ khác thẩm vấn, ở nơi đó họ sẽ bị buộc phải tiết lộ những thông tin chi tiết về nhà máy của mình, vẽ lại các bản đồ và sơ đồ bố trí của nhà máy, điểm chỉ các vị trí trên bản đồ địa hình. Các thông tin đó có lẽ phục vụ cho các đợt oanh tạc phá hoại. Một vài người tù bị đánh nhừ tử  sau những cuộc thẩm vấn như thế, trong khi những người còn lại biến mất không còn một dấu vết. 

Đôi khi có một người lớn tuổi mặc quân phục sĩ quan Đức xuất hiện giữa những người tù, nhưng qua giọng nói chúng tôi nhận ra hắn là một người Nga chính cống. Trên áo khoác tunic của hắn, ngoài con đại bàng Đức và chữ thập ngoặc như thường lệ, còn có một dải băng lạ mắt với chữ cái “D” viết theo kiểu chữ Slavơ cổ. Điều đó có nghĩa là gì? Một cựu sĩ quan Bạch vệ trong quân đội của Denikin chăng? Người đàn ông ấy trò chuyện thân mật với các tù binh, hỏi han mọi thứ, tỏ vẻ thông cảm trên mặt, viết vội vài điều gì đó, nói rằng để cải thiện tình trạng sinh hoạt cho các tù nhân. Có lẽ, đó là một cách đặc biệt để thu thập các tin tức tình báo. Bọn Đức không đơn giản đưa tên sĩ quan Bạch vệ này tới chỉ để tỏ ra thông cảm với những người đồng hương của hắn. Bản thân tôi không được gặp người này.

Nếu tình trạng của hầu hết tù nhân là tồi tệ cả về thể chất lẫn tinh thần thì điều kiện sống của các tù nhân Do Thái còn tồi tệ hơn nhiều lần. Họ coi như đã lãnh án tử. Tại trại Sychevka họ là mục tiêu của mọi loại hành hạ, lăng nhục và tra tấn. Một phần trong số họ bị lùa xuống ở dưới những dãy giường trong các căn phòng của bọn Polizei và Ukraina. Khi bị đưa từ trại tù tới nhà giam của thị trấn, họ bị lột trần chỉ còn đồ lót, trong khi quần áo của họ bị ném vào giữa đám đông tù nhân, và một cuộc chiến đáng xấu hổ để giành giật mớ quần áo ấy diễn ra. Tôi đã tận mắt thấy những con người đáng thương ấy bị dẫn tới nhà giam, đi chân trần và trên mình còn độc có đồ lót. Đi phía trước đoàn người là hai cô gái trẻ, đang nép vào nhau – có lẽ trước đây họ là những y tá Hồng quân. Bọn người thi hành có lẽ cũng ngượng không dám lột quần áo và tước giầy của hai cô gái. Hay có thể vài tên sĩ quan Đức còn chút lương tâm đã ra lệnh đó chăng?

Tại đây chúng tôi được nghe câu chuyện buồn về giờ phút cuối cùng của Ban tham mưu Tập đoàn quân 39 của chúng tôi. Họ bị bao vây trong một khoảnh rừng nhỏ hoàn toàn lọt trong tầm đạn cối của bọn Đức. Khu rừng được phòng thủ bởi những xạ thủ súng máy, những người đã nghe hứa là sẽ được sơ tán bằng máy bay (tất nhiên lời hứa này không được thực hiện). Mỗi đêm đều có máy bay chở tới đạn dược, thức ăn và chuyển đi những người bị thương nặng. Nhưng họ cũng chuyển đi hầu hết những chỉ huy cao cấp. Chỉ huy trưởng Tập đoàn quân Maslennikov hứa rằng ông ta sẽ ở lại với tập đoàn quân tới phút chót, dù trên thực tế điều đó không thể xảy ra. Tuy nhiên, theo lệnh của tướng Konev, chỉ huy trưởng Phương diện quân, ông ta là một trong những người đầu tiên bay tới Kalinin để báo cáo về tình hình của Tập đoàn quân và không bao giờ quay lại. Đêm trở nên ngắn lại và ngày càng ít máy bay bay tới. Khi một viên tướng lên máy bay bay đi, ông ta chỉ định một đại tá ở lại thay mình chỉ huy. Vị đại tá cố gắng để lên chuyến máy bay kế tiếp, chỉ định một trung tá lên thay mình và cứ tiếp tục tuần tự như thế. Tất cả bọn họ đều tìm cách cứu mạng mình trước tiên. Họ nhận ra là tình hình hoàn toàn vô vọng, và máy bay chỉ có thể bay tới vào ban đêm. Có thể chuyến máy bay ấy sẽ là cơ hội cuối cùng để cứu mạng họ, bọn Đức sẽ xuyên thủng tuyến phóng thủ vào ngày hôm sau. Khi những chỉ huy cao cấp rút hết, kỷ luật và trật tự cũng biến mất. Mọi người chỉ còn nghĩ tới lối thoát cho riêng mình. Chúng tôi được nghe câu chuyện về những hồi tiếp theo. Theo yêu cầu của bác sĩ, một thương binh nặng đang được đưa lên máy bay. Một sĩ quan tiến tới, láo xược kéo người bị thương khỏi máy bay và thế chỗ anh ta. Hắn dúi một nắm tem phiếu vào tay phi công, cầm súng đe dọa mọi người và chiếc máy bay cất cánh bay đi. Những người khác, thấy “có người làm được thế”, cũng bắt đầu dùng vũ lực chiếm chỗ trên máy bay. Họ nổ súng bắn lẫn nhau để giành quyền lên máy bay. Dần dần những xạ thủ súng máy cũng bắt đầu rời bỏ vị trí, ngay khi họ nhận ra mình đã bị lừa. Kết cục chuyện này là tuyến phòng thủ đổ sụp và tất cả đều bị giết hay bị bắt làm tù binh.

Chúng tôi bị chuyển tới chuyển lui từ trại này qua trại khác. Từ Sychevka chúng tôi tới Smolensk, từ Smolensk tới Lesnaya – ngày càng xa về phía Tây. Khủng khiếp nhất là một trại gần ga Lesnaya thuộc vùng Molodechno. Chúng tôi bị chuyển tới đây ngày mùng 4 tháng Tám năm 1942. Trước chiến tranh nơi đây là một kho nông phẩm với các nhà kho gỗ chạy dài, âm một nửa dưới mặt đất. Các nhà kho được chuyển thành nhà giam. Mỗi nhà giam được rào kín bằng dây thép gai và thuộc một khu vực độc lập của trại tù. Tại cổng vào trại tù có một chốt gác và một trạm gác nhỏ có hầm chứa rất sâu, mà vì lý do nào đó được gọi là “boongke”. Những người tù chạy trốn bị bắt lại được nhốt trong boongke. Những phòng phục vụ, nhà bếp, nhà kho và nhà tắm (cũng không còn sử dụng được nữa) nằm bên ngoài trại tù. Luật lệ chính trong trại tù là: “chia để trị”. Một vài nhà giam chỉ chứa người Ukraina, vài cái khác – chỉ người Tatar. Hai nhóm dân tộc này chiếm đặc quyền so với số đông tù nhân người Nga. Họ được cho ăn tốt hơn và được quyền lao động bên ngoài trại giam.  Chúng tôi, những người Nga, được cho ăn rất tồi. Hai lần một ngày chúng tôi được phát một muôi cháo lúa mạch dở sống dở chín. Mỗi ngày một lần chúng mang tới một thùng nước lạnh, thùng này mau chóng bị uống cạn. Trời thì nóng mà chúng tôi tất cả đều khát khô cổ. Đừng nghĩ tới chuyện tắm, điều đó đơn thuần là không thể được. Trại được canh gác bởi cả lính Đức lẫn cảnh binh Ukraina. Điều khủng khiếp nhất ở trại giam này là số phận mọi người được quyết định tại đây: những người được sống và những người phải chết. Phải trải qua một đợt kiểm tra tổng thể. Chúng tìm ra những người Do Thái, các chính trị viên, các đảng viên lao động. Các cuộc thẩm vấn và điều tra được tiến hành tại phòng gác bởi một Sonderfuerer, một đặc phái viên Gestapo. Hắn có thể nói tiếng Nga khá tốt và không cần phiên dịch. Tù nhân từng người một bị lôi vào boongke để thẩm vấn và hầu hết mọi trường hợp đều kết thúc trong boongke. Những người bị đưa vào boongke thì bị cởi quần áo, chỉ còn mặc mỗi đồ lót. Giày và quần áo của họ bị bọn Polizei (cảnh binh) lấy đi. Vài người khác, ăn mặc cũng như tù nhân và được phép lang thang ngoài trại, sẽ vào đấy trò chuyện với họ, đặt ra vài câu hỏi khiêu khích. Sau đó chúng chạy tới chỗ tên Sonderfuerer và huýt sáo hỏi xin thuốc lá, cũng có nghĩa là những người trong kia sẽ bị kết án tử. Một người không cần phải là Do Thái hay chính trị viên cũng có thể bị đưa vào boongke – chỉ cần một báo cáo miệng của thằng khiêu khích kia là đủ. Chúng tìm kiếm người Do Thái không chỉ dựa theo giọng nói hay dáng vẻ, mà cả theo những phương thức đặc biệt khác, ví dụ như xem người ấy có cắt da quy đầu hay không.

Khi boongke đã chật, một chiếc xe đặc biệt từ Molodechno tới trại. Đó là một chuyến xe tải đến theo thường lệ, trên lắp một thùng lớn kín mít có gắn cửa. Bọn Đức và lũ Polizei kéo những tù nhân chân đất mình trần từ boongke ra, dùng báng súng tống họ vào trong thùng xe. Toàn bộ tù nhân trong trại đứng cạnh hàng rào thép gai, mắt dõi xem chiếc xe tải đi về hướng nào. Nếu nó đi về phía trái thì sẽ tới Molodechno, tới nhà tù. Nếu nó đi về phía phải thì là tới khu rừng. Những người Tatar ở nhà giam cạnh chúng tôi kể qua lưới kẽm gai rằng họ thường bị đưa tới khu rừng đào những hố lớn để chôn người chết. Nếu chiếc xe tải đi tới khu rừng, khói từ máy xe sẽ được phun thẳng vào thùng chứa tù nhân. Khi xe tải tới nơi, mọi người trên xe đều đã chết. Họ mau chóng được ném vào hố chôn và lấp đất vội vã. Những người Tatar cũng kể rằng xảy ra vài trường hợp vẫn còn tù nhân sống sót khi được kéo khỏi xe tải, nhưng cuối cùng vẫn bị chôn sống với những người chết. Do đó, tên Sonderfuerer tự quyết định rằng ai sẽ bị giết ngay lập tức trong chiếc xe giết người ấy và ai phải được đưa tới nhà tù để thẩm vấn và tra tấn tiếp. Ở đấy có một tên mặc đồng phục Đức làm phụ tá cho thằng Sonderfuerer. Hắn là loại người luôn luôn kín đáo, nhút nhát, rất lịch sự với tù nhân và nói tiếng Nga rất giỏi. Tôi nghe đồn rằng hắn là một trong những người Đức từng sống ở Liên Xô trước chiến tranh, từng là công dân Xô viết. Có lẽ hắn tự xấu hổ với bản thân vì tất cả những gì đang diễn ra trong trại tù. 

Nếu trong những trại trước đấy giữa chúng tôi có nổ ra những cuộc tranh luận chính trị gay gắt thì tại trại Lesnaya mọi người đều trở nên kín tiếng. Thậm chí những người từng chỉ trích Liên bang Xô viết nay cũng im lặng. Tất cả chúng tôi đều thấy rõ một thực tế đang đe dọa mạng sống của mình, thần chết đang lôi chúng tôi đi dần dần từng người một, không cần đếm xỉa gì tới vấn đề mà anh ta đang tranh cãi. Hắn là một tên “khiêu khích” và thế là đã đủ để người đó bị đưa vào trong boongke và xa hơn nữa là về thế giới bên kia. Khi trại giam trở nên hoàn toàn câm lặng, thằng Sonderfuerer nghĩ ra một kế mới để bắt mọi người phải nói. Vài kẻ khiêu khích lại gần một người trong khu nhà giam sĩ quan và đưa ra một câu hỏi có vẻ thân mật: “Chúng ta đã thực sự thua trong cuộc chiến này sao? Nước Nga đã tiêu ma rồi chăng?" và đại loại như thế. Kết quả là mọi việc lại như cũ, cái boong ke vẫn luôn luôn chật người.

Những mối liên hệ giữa tù nhân ở các nhà giam khác nhau bị cấm tuyệt đối. Việc vận chuyển hay trao đổi đồ dùng giữa các nhà giam cũng bị cấm. Bọn Đức sợ điều gì – âm mưu, chaÏy trốn hay bệnh dịch? Vi phạm các điều cấm ấy bị trừng phạt cực kỳ tàn nhẫn, cao nhất là đánh đòn công khai, việc thi hành thường được giao cho đám người Tatar. Tù nhân ở khám phạt phải đứng “nghiêm” trong nhiều giờ liền.

Trong một lần tập hợp toàn thể trại tù, thằng Sonderfuerer đột ngột hỏi: “Thằng Do Thái … và … đâu rồi (hắn xướng họ những người ấy lên)? Tao đã cảnh cáo những tên này rằng chúng phải chấm dứt việc tuyên truyền độc hại, nhưng chúng đã không nghe theo lời răn đe của tao.” Những người đáng thương kia tiến lên trước hàng và lúng búng điều gì đó, cố bào chữa cho bản thân, và trong lúc luống cuống đã nói “thưa đồng chí”. Thằng Sonderfuerer hét lên: “Không có đồng chí nào ở đây! Bắt lấy nó!” Hai tên Polizei tóm lấy con người bất hạnh kia và kéo anh ta vào boongke.

Lại có lần một tên tướng cao cấp của Quân đội Đức tới thăm trại chúng tôi. Thằng phiên dịch nói với chúng tôi rằng tên kia là chỉ huy trưởng một đơn vị hậu cần. Tên tướng tới trại chúng tôi, vào khu sinh hoạt của các sĩ quan. Hắn được hộ tống và bảo vệ bởi bọn quản lý trại giam của chúng tôi. Hắn chăm chú quan sát nét mặt chúng tôi, có lẽ nhằm tìm hiểu cái “tâm hồn Nga” bí hiểm và hung bạo. Hắn hỏi vài người về cấp bậc, tên họ, nơi sinh sống. Sau đó hắn tóm tắt vài lời về tình hình hiện nay ngoài mặt trận, thông báo rằng Quân đội Đức đang chiến thắng trên mọi mặt trận và chiến tranh sẽ mau chóng kết thúc bằng thắng lợi của nước Đức. Tôi còn nhớ trong đó có một câu: “Sông Đông đã bị chiếm và bị vượt qua ở nhiều nơi”.

Những tên lính Đức thường đi tới vòng rào kẽm gai bên ngoài và đề nghị đổi những vật dụng có giá trị cuối cùng của tù binh lấy mấy mẩu bánh mì. Chúng hay đòi đồng hồ, nhẫn, tiền cổ, trà và dao nhíp bỏ túi. Các đồng đội đôi khi cũng nhờ tôi làm phiên dịch cho những cuộc đổi chác bất nhân ấy. Tôi còn một đồng 50 kopek bằng bạc có in chân dung Alexander Đệ Tam do khẩu đội trưởng của tôi (anh ấy đã bị giết hại sau đấy) tặng. Tôi quyết định đổi đồng tiền ấy lấy bánh mì, dù nó rất quý giá đối với tôi. Tên Đức, thằng mà tôi tìm cách trao đổi, bảo tôi:  “ném đồng bạc qua hàng rào cho tao. Tao phải được thấy nó trước". "Tại sao tôi lại phải tin ông?” "Tao không phải là Do Thái", - hắn đáp một cách kiêu ngạo. Thực vậy, hắn chẳng phải là Do Thái. Để đổi lấy đồng tiền bạc, hắn ném lại cho tôi một khúc bánh mì đen. Tuy nhiên, sau khi xác nhận là đồng tiền làm bằng bạc thật, hắn hứa là ngày mai sẽ đem tới thêm ít bánh mì nữa. Giá như bạn biết nổi tôi đã mong đợi cho tới sáng hôm sau đến thế nào! Vậy mà trời ạ, sáng hôm sau, ngày 24 tháng Chín năm 1942, chúng tôi bị dựng dậy từ mờ sáng và bị đưa tới nhà ga để lên tàu tới nước Đức.

Một cuộc kiểm tra kéo dài diễn ra trước khi chúng tôi khởi hành. Việc khám xét tưởng như bất tận với việc phải đứng nghiêm thật lâu và lục soát kỹ lưỡng. Lo sợ bị xử bắn, chúng tôi phải tuân lệnh lộn trái túi quần túi áo để đưa nộp mọi loại dao nhíp, dao cạo và kéo. Khi chúng xét tới tôi, tôi chìa ra một cái kéo nhỏ và hỏi xin được đem theo. Tên lính Đức thô lỗ giật cái kéo khỏi tay tôi, lầm bầm rằng chúng tôi được đưa tới Đức để làm việc chứ không phải để “cắt móng tay”. Thế rồi chúng lấy đi tất cả thắt lưng và giầy da còn sót lại. Chúng tôi phải đi thế bằng những đôi guốc gỗ mà bọn Đức đem tới và chất đống trước sân. Người ta không thể chạy và đi bộ lâu với cái thứ giày dép như thế. Đấy cũng là lúc những kẻ đã phản bội lộ mặt. Những ai có trong tay một tờ “giấy phép” bằng tiếng Đức, ví dụ như một tờ chứng nhận đã tự nguyện đầu hàng thì có quyền được giữ lại những đôi giày da. Cũng cần phải nói rằng trong cả đám tù nhân thì chỉ có hai hoặc ba kẻ là phản bội.

Trên đường tới nhà ga, chúng tôi được áp tải bởi một đơn vị lính Đức rất đông, trang bị không chỉ tiểu liên mà thậm chí cả trung liên. Có lẽ vì chúng sợ một cuộc nổi loạn hay chạy trốn tập thể. Chúng tôi được đưa về phía tây, trong khi mặt trời đang mọc từ hướng đông và chiếu vào lưng chúng tôi, như thể đang nói lời vĩnh biệt. Tới gần Molodechno chúng tôi đi ngang một khu ghetto Do Thái. Đó là cả một khối những túp lều tồi tàn, chăng kín bởi hàng rào thép gai. Có một gã tóc đỏ khổng lồ đứng bên cổng vào khu ghetto, một kẻ rõ ràng là trí não kém phát triển – hắn trông như một con vượn người. Hắn cầm trong tay một ngọn roi. Một cô gái Do Thái đang quét dọn nền sân. Trước ngực và sau lưng cô có khâu hình ngôi sao David bằng vải màu vàng – một dấu hiệu mà mọi người Do Thái bắt buộc phải mang.

Chúng tôi được chất lên những toa hàng bẩn thỉu, không trang bị chút tiện nghi gì cho mục đích chở người. Do đó, chúng tôi phải ngồi nghỉ và nằm ngủ thẳng trên sàn toa. Những cửa sổ nhỏ được chằng kín dây thép gai, cửa toa luôn đóng chặt và bị khóa kín phía bên ngoài. Tôi không nhớ có bao nhiêu người chúng tôi dồn trong một toa, nhưng chúng tôi không thể tất cả nằm trên sàn cùng một lượt. Loktev, Semenov, Smirnov và tôi luôn sát cánh bên nhau, và thậm chí tại đây, trong cái toa tàu nhồi nhét chật chội khủng khiếp này, cũng vẫn vai kề vai hỗ trợ lẫn nhau cả về thể chất lẫn tinh thần. Đoàn tàu bắt đầu chuyển bánh. Chúng đưa chúng tôi tới một nơi xa lạ. Số phận thật trớ trêu! Đã bao lần tôi mơ ước được ra nước ngoài đi du lịch hay đi công tác. Và giờ đây, tôi bị đưa ra nước ngoài bằng vũ lực dưới thân phận một tù nhân!

Một tai nạn xảy ra khi chúng tôi mới khởi đầu chuyến hành trình. Đoàn tàu chở chúng tôi đang băng ngang một khu rừng thì có tiếng súng nổ. Tàu dừng lại đột ngột. Bọn lính Đức chạy ngược chạy xuôi dọc đoàn tàu, miệng văng tục ầm ĩ. Quãng một lúc sau, một tiếng súng đơn độc vang lên và đoàn tàu tiếp tục chuyển bánh. Về sau chúng tôi được biết một số tù nhân đã đục một lỗ trên sàn toa và nhiều người đã trốn qua cái lỗ đó trước khi tên lính tuần tra đang đứng ở toa cuối phát hiện và nổ súng. Tất cả những người còn lại trong toa đó đều bị lục soát. Chúng tìm thấy một con dao trên người một tù nhân. Chúng lôi anh ta ra khỏi toa và bắn anh ngay lập tức. Đó chính là phát súng đơn độc mà chúng tôi nghe thấy. Chúng tôi khâm phục những con người dũng cảm kia, ghen tỵ với họ và thầm chúc họ may mắn.

Chúng tôi không biết mình bị đang đưa đi đâu. Để xác định địa điểm chúng tôi đang tới, chúng tôi vẽ bản đồ Ba Lan và nước Đức lên mảnh gỗ dán bằng một mẩu bút chì. Dựa theo tên các thành phố chúng tôi đã đi qua, chúng tôi thử vẽ lại lộ trình của mình. Dần dần, chúng tôi nhận ra mình đang bị đưa qua Ba Lan để tới miền Tây Nam nước Đức. Một hay hai lần mỗi ngày, tại các ga chính, chúng tôi được phép rời tàu để đi lấy thực phẩm. Bọn chúng đổ một ít súp vào cà mèn cho chúng tôi – chỉ vừa đủ để chúng tôi không chết hết vì đói. Trong lúc chúng tôi ra khỏi toa, toàn đoàn tàu đều bị kiểm tra. Tôi thấy một tên Đức bắt gặp cái bản đồ của chúng tôi và mang nó lên cho đội trưởng của hắn. Tôi nghe tên đội nói rằng: “Lũ lợn này cũng có thể làm việc cần cù đấy nhỉ.” Tôi còn nhớ lúc tới ga Volkovyssk. Tại nhà ga này, tên Đức đầu bếp chịu trách nhiệm phân phát thức ăn kiêm luôn vai trò của một đứa “phân loại viên”. Nếu một tù nhân có mái tóc vàng, anh ta sẽ được nhận một cà mèn súp đầy. Nếu tù nhân tóc sẫm màu, anh ta sẽ chỉ nhận được nửa cà mèn hay thậm chí ít hơn nữa. Lúc ấy tóc tôi sậm màu nên tôi cũng chỉ được nhận nửa cà mèn súp. Thuyết phân biệt chủng tộc thể hiện theo cách hiểu của tên Đức nấu bếp là như vậy đó. Đoàn tàu chúng tôi thường phải dừng lại ở mỗi ga hay ngay giữa đồng trống. Có lần một đoàn tàu chở một đơn vị lính Ý dừng lại trên tuyến đường sắt đối diện. Đoàn tàu ấy đang đi về phía đông. Đám lính Ý mở cửa toa của họ về phía chúng tôi và thân thiện nói chuyện với chúng tôi. Chúng tôi cũng vẫy tay qua các cửa sổ nhỏ trên tàu để đáp lại họ. Rồi những người Ý sắp xếp một buổi hòa nhạc cho chúng tôi, có cả măngđôlin và ghitar. Rõ ràng là họ không thù ghét đất nước Xô viết, đất nước mà họ sắp phải tham chiến chống lại. Nói cách khác, họ tỏ thái độ thân thiện với chúng tôi. Buổi hòa nhạc bị cắt đứt bởi một sĩ quan Ý, hắn la mắng đám lính và hình như ra lệnh cho họ đóng hết cửa lại. Hắn đeo một dải băng xanh chéo qua vai, có lẽ đó là một tên sĩ quan trực nhật. Chúng tôi cũng thấy lính Ý đang dắt mấy con lừa để đi lấy nước. Phía Ý sử dụng những cái xô làm bằng nhựa trong suốt mà chúng tôi được trông thấy lần đầu tiên trong đời.

Chúng tôi bị chở xuyên qua Ba Lan. Chúng tôi cũng được chiêm ngưỡng một phần của Warsaw. Những lá cờ thập ngoặc được treo khắp nơi trên các ban công nhà. Nhưng rồi đoàn tàu chở chúng tôi nhanh chóng chui vào những đoạn đường hầm. Một công nhân đường sắt Ba Lan, thận trọng đưa mắt quan sát xung quanh, lại gần chỗ chúng tôi trong đoạn hầm khuất và cất tiếng hỏi xem chúng tôi bị bắt từ đâu tới. Trên đoạn đường trước khi tới Warsaw, những ngôi làng Ba Lan trông có vẻ nghèo nàn, toàn là những túp lều gỗ lợp tranh. Sau khi rời Warsaw, một khung cảnh “Châu Âu” xuất hiện: những ngôi nhà gạch sạch sẽ có mái ngói tử tế. Và rồi đã tới nước Đức. Trong số nhiều thành phố, tôi nhớ nhất là Chemnitz.

Tôi còn nhớ một đêm khuya, khi trời đã tối sẫm và đoàn tàu chúng tôi đang dừng tại một ga xép ở Đức. Chúng tôi đều đang ngủ, mình quấn trong áo khoác, nằm ngồi ngổn ngang trên sàn tàu chật chội khủng khiếp. Có thể nghe tiếng người đi bộ ngoài sân ga, thậm chí chúng tôi còn nghe cả tiếng cười phụ nữ. Chúng tôi nghe thấy tiếng nhạc xa xa. Một cơn gió ấm áp đưa lại mùi hương của thảo mộc mọc mùa hè. Tất cả những cái đó như thật gần gụi, đồng thời lại thật xa vời đối với chúng tôi, đang bị khóa nhốt kín trong cái nhà tù có bánh xe của mình.

Đến ngày thứ sáu của chuyến hành trình, ngày 30 tháng Chín năm 1942, chúng tôi tới điểm dừng cuối cùng, thị trấn nhỏ bé Muensingen thuộc miềân Tây Nam nước Đức. Chúng tôi đã kiệt sức bởi chuyến đi và đói khát tới mức chỉ có thể khó nhọc lê bước. Vậy mà hóa ra chúng tôi còn may mắn hơn nhiều những người vừa tới trước đó. Những người tới sớm hơn kể rằng chuyến xe lửa đó phải đi đường hết hơn mười ngày, và trên xe chật chội tới mức tù nhân phải đứng trong gần hết thời gian di chuyển. Họ cũng không được rời tàu ra ngoài và gần như không được cấp chút thức ăn nào. Khi tàu tới nơi, một “màn trình diễn” ngoạn mục được dàn sẵn: những tù nhân đói khát, kiệt sức, bẩn thỉu và lởm chởm râu ria bị bắt xếp hàng trên sân ga để ra mắt một tên tướng Đức giữ chức vụ quan trọng. Khi nhìn thấy các tù nhân, hắn thốt lên: "Lũ người thế này mà lại muốn đặt văn hóa của chúng lên trên chủng tộc German chúng ta sao?”

Thị trấn trung cổ nhỏ bé Muensingen với những ngôi nhà xinh xinh kiểu Gothic và mái ngói nhọn có thể làm phông nền hoàn hảo cho một vở ca kịch Faust. Dường như tất cả đều hấp dẫn và thú vị, ngoại trừ việc nó quá buồn tẻ. Chúng tôi được thấy một cảnh của quá khứ diễn ra tại nhà ga, có vẻ khá hợp với những kiến trúc cổ xung quanh. Một xe ngựa được kéo bởi một đôi ngựa mập mạp đi tới nhà ga. Những con ngựa được điều khiển bởi người đánh xe mặc bộ đồ thêu chỉ vàng. Một mệnh phụ kiêu kỳ ngồi trên xe, chăm chú dò xét chúng tôi qua đôi mục kỉnh một cách thành thạo. Như sau này chúng tôi nghe kể lại, bà ta là một địa chủ giàu có, tới để chọn lấy số “nô lệ Phương Đông” phần mình.

Nơi này thực sự là một thị trấn trung cổ trong chuyện cổ tích. Dường như kia là một nhân vật đang vận trang phục sân khấu sắp bước khỏi căn nhà và cất giọng hát một đoạn trong vở opera. Nhưng cái trại tù mà chúng tôi sắp bị đưa vào thì không phải là sân khấu opera. Trại bao gồm những dãy nhà dơ dáy đầy gián rào lưới kẽm gai. Đó cũng là nơi đói khát khủng khiếp. Bọn chúng phát cho chúng tôi mỗi ngày một ít súp bắp cải sống sít và một khoanh nhỏ bánh mì. Bánh mì đỏ quạch vì làm từ rễ củ cải đường. Khắp trại nhan nhản lũ phản bội, những cảnh binh Nga và Ukraina, điệu bộ như một lũ tội phạm. Nhằm giải trí, hàng ngày chúng tìm mọi cách để đánh đập đám tù nhân khốn khổ. Để làm chuyện đó, chúng đem tới khoảng nửa nồi súp rồi thông báo rằng mọi người được phép đến lấy “súp phụ cấp”. Những con người đang điên dại vì đói khát đổ xô về phía cái nồi súp. Một trận chiến giành thức ăn diễn ra và thế là bọn cảnh binh bắt đầu quất mọi người bằng những cây gậy dài đã chuẩn bị sẵn từ trước. Chân phồng rộp và chảy máu vì đi guốc gỗ nên tôi tìm cách để kiếm một thứ khác thay thế. Tôi nhờ một cảnh binh chuyện ấy – một tên trông có vẻ đỡ lưu manh hơn cả. Tôi vẫn còn một đôi đồng hồ đeo tay, giữ được chúng cũng là cả một phép lạ, và đề nghị đổi một trong số đó lấy một đôi giầy. Để đổi lấy cái đồng hồ, tên cảnh binh đem tới cho tôi một đôi giày lính cũ bằng da màu nâu đỏ đã nứt đế. Nhưng đôi giày như thế với tôi cũng đã là một niềm vui sướng tột cùng rồi.

Ở đây bọn chúng cấp cho mỗi người một cái thẻ xanh lá cây, trên ghi những thông tin về cá nhân từng người. Chiều cao, màu tóc và mắt, họ tên và nhóm chủng tộc đều ghi rõ trên thẻ. Chúng tìm kiếm lọc ra những người có chút máu Do Thái hay Di gan trong mình. Những người như thế sẽ bị thủ tiêu lập tức. Chúng dán hai tấm ảnh và các dấu vân tay lên thẻ. Có lẽ đó cũng là cách thức chúng tiến hành trong các nhà tù ở Đức. Mỗi người trong chúng tôi phải đeo một cái lập lắc cổ chó hình chữ nhật bằng nhôm. Trên đó có khắc số 5 và số tù cá nhân mỗi người (5 là mã số của trại giam - Stalag 5a). Cái lập lắc được phân làm đôi bởi nhiều lỗ đục sẵn. Khi người tù chết, một nửa sẽ để lại trên cổ cái xác và nửa kia được giữ lại để vào sổ. Mọi thứ được sắp xếp với độ chính xác theo kiểu Đức. Người ta nói rằng lính Đức cũng đeo một cái lập lắc có khắc số y như vậy, chỉ có điều cái của chúng có hình ô van. Những tù nhân về sau gia nhập Quân đội Giải phóng Nga ROA (tức đội quân phản bội của Vlasov) cũng được phát cái lập lắc cổ chó hình ô van. Đấy chính là lý do tại sao chúng tôi giữ mãi cái lập lắc hình chữ nhật như một bằng chứng xác thực rằng mình không có gì liên hệ với các đơn vị của Vlasov.

Vì các thức ăn tồi tệ trong trại nên chúng tôi bắt đầu mắc bệnh ỉa chảy. Mỗi tối tôi phải thức dậy nhiều lần để tới nhà vệ sinh, nằm rất xa nhà giam. Một tối nọ tôi đang đi tới đó. Bất ngờ, một tên gác, một thằng Đức lùn và béo, bước chắn ngang đường đi của tôi.  Tôi dừng lại và hỏi một cách máy móc: "Was wollen Sie?" (Anh muốn gì?) Hắn chửi tôi, và tôi bắt buộc phải vòng qua hắn để đi tiếp. Khi tôi quay về, tôi nghe tên gác ấy đang nói với một thằng khác: "Mày thấy thế nào? Lũ lợn đó dám hỏi chúng ta rằng chúng ta muốn cái gì! Chúng ta chỉ muốn chúng nó chết hết đi cho rồi!”

Sau khi chúng tôi được “vô sổ” như thế và số tù được treo lủng lủng trên cổ, bọn chúng bắt đầu phân chúng tôi thành từng đội để đưa đi làm những công việc khác nhau. Tất cả mọi người đều muốn thoát khỏi cái trại chết đói đáng nguyền rủa đó càng nhanh càng tốt. Một số người mơ được tới làm tại một nhà máy sản xuất đường, nơi ít nhất họ cũng sẽ được nhá rễ củ cải đường. Bốn người chúng tôi cùng gắn bó với nhau trong suốt quá trình phân công công việc, và tất cả chúng tôi được đưa vào chung một đội công tác khoảng ba mươi người. Có thể xem đó là một đội công tác sĩ quan, dù chỉ phân nửa trong số họ là sĩ quan. Những người khác là binh nhì và hạ sĩ quan, những người cho rằng sẽ được ưu đãi hơn khi ở chung với một nhóm sĩ quan. Dù sao cũng không ai có thể kiểm tra cấp hiệu của họ – tất cả giấy tờ của chúng tôi đều đã bị tiêu hủy.

Ngày 16 tháng Mười năm 1942, đội chúng tôi được đưa khỏi trại, áp giải tới nhà ga và bị chất lên một toa hàng. Chúng tôi mừng rỡ khi thấy có sự thay đổi, nhất là bởi chúng tôi tin rằng không còn nơi nào có thể tệ hơn Muensingen. Ngày hôm sau chúng tôi xuống một ga nhỏ tên là Lorch, cách Stuttgart khoảng 35 km về phía đông. Một thị trấn nhỏ cùng tên với nhà ga nằm bên cạnh đường tàu. Ở đó có một nhà kho bằng gỗ cạnh đường sắt với hàng rào dây thép gai. Một biển quảng cáo to tướng nằm trên mái nhà kho, trên viết: “Công ty Lutz, chuyên xây dựng các công trình trên và dưới mặt đất”. Con sông Rems nhỏ bé nằm sau nhà kho, về sau chúng tôi được biết nó chảy về phía Tây để đổ vào sông Rhine. Phía bên kia đường tàu nhấp nhô một chỏm núi và các bức tường của một tu viện.

Cái nhà kho gỗ được chia làm hai phần. Một phần dành cho các tù nhân và phần thứ hai cho đám lính gác. Cửa sổ trong phòng tù nhân chằng kín song sắt và các tấm chớp gỗ. Các dãy giường sắt hai tầng được xếp sát tường, trải những tấm đệm độn rơm. Mỗi chiếc giường phủ hai tấm chăn cũ, một làm tấm trải và cái còn lại làm chăn đắp. Một lò sưởi bằng sắt đứng giữa phòng. Ở đấy cũng có những chiếc bàn dài và các băng ghế bằng gỗ. Có một tờ thông báo treo trên tường, đánh bằng tiếng Nga trên một máy đánh chữ (nhưng là thứ tiếng Nga rất tồi). Đó là bảng liệt kê những gì tù nhân bị cấm không được làm. Bảng liệt kê bắt đầu bởi dòng chữ: "bất cứ tù nhân nào dám đụng vào một người Đức đều sẽ bị xử bắn”. Tất cả những mục còn lại đều tương tự như điều đầu tiên kể trên.

Khu dành cho bọn Đức là một phòng ở rộng, ấm áp và sáng sủa cho đám lính gác (đội gác gồm một hạ sĩ quan và bốn lính Đức). Chúng có một lò sưởi, những chiếc giường một tầng, chỗ để súng và một máy thu thanh. Vào mùa đông, trong khi ở chỗ chúng tôi mái nhà phủ đầy tuyết thì khu của bọn Đức không hề có tuyết trên mái. Chúng luôn đốt lửa sưởi ấm phòng khi trời rét. Một biển báo trên cánh cửa thông từ phòng của chúng sang phòng chúng tôi, ghi bằng tiếng Đức: “Cấm vào”. Dù vậy chúng tôi cũng không bao giờ vào đấy. Ở đây cũng có nhà xí và nhà tắm (một căn phòng để chúng tôi tắm rửa và thay quần áo) nằm trong sân của khu nhà kho. Ở đó có một bồn nước đặt trên nóc nhà tắm, tự động đưa nước từ sông lên nhờ một máy bơm điện. Lúc đầu chúng tôi được phép tắm rửa mỗi tuần một lần. Thế rồi một tên chỉ huy cao cấp tới, la mắng tên hạ sĩ, và sau đó chúng tôi chỉ còn được phép tắm hai tuần một lần. Chúng cấp cho chúng tôi những bộ quần áo sẫm màu trên có sơn hai chữ cái bằng sơn trắng: SU (Liên Xô – Soviet Union). Những chữ này cũng được viết lên chỗ đầu gối phải, chỗ ngực trái, phía lưng bên phải và trên mũ. Không thể trốn thoát trong thứ trang phục như thế được.  Chúng tôi cũng đi đôi giày công tác có đế gỗ rất dầy, đẽo tròn phía mũi và phía sau. Dựa theo những dấu hiệu trên nút áo, chúng tôi hiểu rằng đây là một loại quân phục –từ quân đội Tiệp Khắc và Pháp – nhuộm màu xanh lam-xanh lục sẫm. 

Chúng thường đánh thức chúng tôi dậy từ sáu giờ sáng. Hai tù nhân trực nhật và một lính gác sẽ vác một cái nồi lên xe ngựa để tới chỗ nhà bếp gần nhất, nơi chúng đang nấu súp rau cho chúng tôi. Nhà bếp được điều hành bởi một tên Đức béo mập tên là Bromer. Trong thời gian đó chúng tôi phải dọn xong giường và quét dọn khu trại. Kế đến chúng mở khóa cổng để chúng tôi vệ sinh rồi mặc quần dài và đi giầy cùng cất ở đấy. Súp và một mẩu bánh mì quết bơ nhân tạo cũng vừa kịp tới. Mỗi súc bánh phải chia làm hai phần. Chúng tôi cắt chúng làm hai và thậm chí đem cân trên một chiếc cân tự tạo bằng gỗ sao cho hai phần thật đều nhau. Mẩu bánh nhỏ đó là phần ăn cho cả một ngày trời. Thế rồi chúng tôi lên đường đi làm việc. Nếu nơi làm không xa thì chúng tôi xếp hàng đi bộ tới. Nếu quãng đường phải đi  quá dài thì chúng tôi sẽ lên một toa tàu, được gắn vào một đoàn tàu đi ngang qua. Hai người có thông báo ốm được phép ở lại trong trại. Chúng tôi lên một kế hoạch có sắp xếp phân công rõ ràng. Những người bị bệnh nặng sẽ được gửi tới bác sĩ để đưa về bệnh viện tại trại giam Stalag 5a ở Ludwigsburg. Không ai muốn phải tới đó, tù nhân ở đấy thường xuyên bị bỏ đói. Chúng tôi lao động trên đường sắt được cấp thức ăn đầy đủ hơn, do đó là một công việc tay chân nặng nhọc. Chúng tôi làm từ 10 tới 12 tiếng mỗi ngày. Công việc là tháo lên những thanh ray và tà vẹt đã cũ. Kế đó là thay những thanh ray thép còn mới vào, đặt tà vẹt mới lên rồi tán đinh vào tà vẹt. Sau đó chúng tôi phải nhét đá lót đường mới xuống dưới tà vẹt, nện bằng đầu tù của cái cuốc chim. Bốn người phải đứng lên trên thanh tà vẹt và nện xuống đá lót đường ở dưới tà vẹt từ cả hai phía. Tên Meister sẽ kiểm tra độ đầm chặt của lớp đá lót dưới tà vẹt bằng cách cuốc thử xuống bằng đầu nhọn của cái cuốc chim. Công việc nặng nhọc nhất là mang vác những thanh ray bằng loại kìm Zanga đặc biệt. Việc mang vác những thanh tà vẹt bôi đầy dầu mỡ bảo quản cũng rất khó khăn. Chất lên và dỡ đá lót đường xuống cũng là một công việc rất mệt. 

Viên quản lý công ty Lutz là một người thon chắc đầy sức lực, một người Tiệp gốc Đức mà được mọi người gọi ngắn gọn là Meister (đốc công). Chúng tôi không biết tên thật của hắn, có lẽ hắn có lý do để không nói nó ra với chúng tôi. Các bạn tôi đặt tên cho hắn là Riwa, do hắn rất hay dùng cái từ này. Theo tiếng Schwab nó có nghĩa là (khi dùng chung với một động từ khác) “đặt” hay “ném cái gì đó qua một bên”. Vào mọi thời tiết trong năm hắn đều đội một chiếc mũ lông đỏ và gắn một phù hiệu kỹ thuật viên trên ve áo: một cái bánh răng và một chữ thập Đức nằm ở giữa. Chúng tôi bắt đầu và kết thúc công việc khi nghe hiệu lệnh phát ra từ cái còi do Riwa thổi. Trong lúc chúng tôi làm việc hắn thường la hét chúng tôi: "Los, los! (tương tự như “Davai, davai!” trong tiếng Nga – “Làm đi, làm đi !”)". Thậm chí khi chỉ còn hai phút nữa là hết ngày làm việc, khi hắn đã chợm rút chiếc còi và cái đồng hồ trong túi ra, hắn vẫn tiếp tục hét: “Los, los!” Hắn không chấp nhận bất cứ thái độ thân tình hay đùa cợt nào, luôn luôn tỏ ra lạnh lùng thực dụng và yêu cầu một tinh thần lao động có trách nhiệm cao ở chúng tôi. Đồng thời hắn tỏ ra rất nguy hiểm, bởi hắn là người Tiệp và có thể hiểu tiếng Nga, dù hắn không bao giờ nói với chúng tôi về chuyện đó. Các bạn của tôi, những người ban đầu cho hắn là người Đức nên không hiểu tiếng Nga, đã nguyền rủa bằng tiếng Nga để đáp lại những mệnh lệnh của hắn. Sau đó tôi phải nói gỡ cho họ khỏi bị rắc rối, bằng cách giải thích cho Riwa rằng những từ thô tục đó trong tiếng Nga có nhiều nghĩa và hắn đã hiểu nhầm nó hay đại loại như thế.

Gần như trọn ngày chúng tôi phải ở ngoài tuyến đường sắt. Mặc cho nắng chiếu cháy da, mặc cho răng cỏ chúng tôi lung lay trong giá lạnh mùa đông – chúng tôi phải làm việc trong bất cứ điều kiện thời tiết nào. May mắn cho chúng tôi, thời tiết miền Nam nước Đức cũng khá ôn hòa. Từ mùa thu và cuối mùa đông cho tới dịp đầu năm mới mây đen thường tới từ Đại Tây Dương, lúc này thường xuyên có mưa. Vào tháng Giêng và tháng Hai trời có tuyết, theo sau là một mùa đông trời lạnh và khô ráo. Tuyết phủ trên mặt đất chỉ trong vòng một tháng, đôi khi còn ngắn hơn. Khi đó trời suốt ngày ấm áp, mặt trời chiếu sáng và đôi lúc có muỗi bay vo ve. Phụ nữ Đức mở toang cửa sổ để giũ sạch nệm trải giường. Nhưng khoảng bốn hay năm giờ chiều, khi mặt trời lặn trên dãy Alps thì trời bắt đầu se lạnh. Tới lúc đó cánh phụ nữ Đức đi khép kín cửa sổ lại. Về đêm có sương giá buông xuống mặt đất. Mùa xuân chỉ tới sớm nhất là vào tháng Ba.

Có lẽ chúng tôi đã may mắn khi được làm việc ngoài trời suốt ngày. Rất nhiều tù nhân bị đưa đi lao động dưới các mỏ muối hay mỏ than hoặc các xí nghiệp quân đội nằm ngầm dưới mặt đất. Đấy là chưa kể tới những người phải đi xây dựng những nhà máy hay công trình bí mật và sẽ bị giết hết sau khi công trình hoàn thành vì bị coi như những nhân chứng nguy hiểm. Có rất nhiều người Đức và người Ý cùng làm việc với chúng tôi, họ không đủ tiêu chuẩn để phục vụ trong quân đội do có khuyết tật tâm thần hay thể xác. Trong số đó có ông già Sadori người Ý đến từ Sicily, người suốt đời đã làm việc ở Đức. Tôi hỏi ông tại sao lại rời bỏ một quê hương xinh đẹp như thế. Ông trả lời rằng làm một người nghèo thì không thể hạnh phúc thậm chí ngay khi sống trên một đất nước xinh đẹp. Ông cũng bảo tôi rằng ông cũng chỉ là một tù nhân như chúng tôi mà thôi. Trợ lý đốc công là một gã Đức râu mép to lớn và đần độn, rất thù ghét chúng tôi. Những người chuyên đặt biệt hiệu trong nhóm đặt cho hắn cái tên “chó săn”.  Tôi luôn cố tránh phải tranh luận với gã ngốc đó, nhưng không hiểu vì lý do gì đó hắn vẫn tìm cách nói chuyện với tôi, tán dương các chiến thắng của người Đức. Tới khi hắn bảo tôi rằng vũ khí của quân đội Đức có chất lượng tốt hơn của người Nga thì tôi không thể nhịn được nữa và trả lời rằng với điều đó thực tế chiến tranh sẽ trả lời.  Hắn nổi giận và giơ nắm đấm trước mặt tôi. Một lần có người ném một cái ghế nặng bằng gỗ từ đoàn tàu vào chúng tôi. Chiếc ghế được nhắm vào những tù nhân, nhưng lại trúng vào tên chó săn. Hắn chửi thề như điên, làm tất cả chúng tôi đều thấy khoái trá. Vào buổi chiều, khi chúng tôi quay về khu trại, bọn chúng lục soát chúng tôi, nhưng không cẩn thận lắm. Một người trong bọn tôi luôn thủ về một tờ báo mới tiếng Đức với những tin tức nóng hổi nhất từ mặt trận, được nhặt lên từ đường tàu. Mọi người chuyển báo tới cho tôi để dịch lại. Chúng tôi đi rửa ráy ở nhà tắm, tại đó chúng tôi cởi bỏ giày và quần dài để đi ngủ, xỏ đôi guốc gỗ vào và ăn bữa súp tối trong nhà trại. Kế đó một tên lính gác đem tới cái thùng rác cũng dùng làm thùng xí, cửa phòng được khóa lại cho tới sáng, còn bên ngoài sân một con chó canh được thả ra. Chẳng khác gì nhà tù!

Trong những ngày đầu tiên làm việc ngoài tuyến đường sắt, tôi đã cố gắng thử bắt chuyện với những công nhân Đức. Họ phá lên cười. “Tôi đã nói cái gì không đúng chăng?” - "Anh nói rất chuẩn, nhưng chỉ có những quý ông và các ông chủ mới nói cái kiểu như anh mà thôi. Chúng tôi nói năng đơn giản hơn nhiều.” Rồi họ hỏi tôi về nghề nghiệp của mình hồi còn ở Nga. Tôi không muốn thú nhận mình là một kỹ sư, bởi trong tiếng Đức cái từ “Diplom-Engineur” chỉ có nghĩa đơn giản là kỹ thuật viên. Tôi bèn nói mình là một nhà thiết kế. Họ nghi ngờ tôi: “Hãy vẽ cho chúng tôi xem một cái bu lông và một cái đai ốc”. Bằng một mẩu phấn tôi mau chóng vẽ ra một bu lông có xãnh xoắn và cái đai ốc. Những người công nhân lộ vẻ ngạc nhiên. Một người trong bọn họ nói: “Anh ta không nói dối đâu. Anh ta đúng là một nhà thiết kế đấy. Anh ta hẳn là một quý ông.” Những điều đó nghe vừa khôi hài lại vừa đáng buồn.

Chúng tôi được canh gác bởi những lính Đức được gọi là Wachman, những người lính có nhiệm vụ theo dõi hay canh gác. Chúng thường bị thay đổi liên tục, do chúng chỉ làm việc với chúng tôi trong một thời gian ngắn khi vừa rời bệnh viện để kịp hồi sức, sau đó chúng lại phải ra mặt trận.  Những tên lính đó có tính cách khác nhau và đối xử với chúng tôi cũng rất khác nhau. Những tên còn trẻ bị đầu độc quá nhiều bởi sự tuyên truyền của bọn Quốc xã, coi chúng tôi như kẻ thù và đối xử với chúng tôi rất tàn nhẫn. Những đứa già hơn, đã từng chiến đấu ngoài mặt trận, coi chúng tôi cũng là người lính như mình và đối xử tốt với chúng tôi mà không tỏ vẻ thù ghét. Trong số đó cũng có những thằng tàn bạo (mắc bệnh xađích) thường tìm mọi dịp để đánh đập tù nhân. Có lần một thằng xađích thực thụ lọt vào trong đội gác-hắn thích lấy móng tay rạch mặt tù nhân chỉ vì những lỗi nhỏ nhất. Tôi khiếu nại chuyện đó với tên hạ sĩ quan, người chỉ huy của nhóm gác. Tên hạ sĩ mắng tôi rằng ngoài chiến trường còn phải đổ máu nhiều hơn mà đâu có ai kêu ca. Nhưng có lẽ hắn cũng có nói với tên thú vật kia nên về sau tên kia thôi không hành hạ tù nhân nữa. Bọn Đức trước hết coi tù nhân như súc vật thồ, phù hợp với lao động chân tay nặng nhọc, nên chúng cũng không muốn đánh đập chúng tôi để đến nỗi không làm việc nặng được nữa. Ngoài ra chúng còn những lý do khác. Thực ra tham gia trong đội cảnh vệ tại hậu phương luôn an toàn hơn đi đánh nhau ngoài mặt trận, nên bọn Đức tìm mọi cách để giữ chỗ đứng của mình ở đây. Chúng biết là nếu để chúng tôi than phiền lên tên thiếu tá, chỉ huy trưởng của khu đồn trú, người vẫn hay tới đây kiểm tra, thì chúng rất dễ bị đưa ra ngoài mặt trận. Không phải vì chúng thông cảm cho chúng tôi, mà chỉ vì mặt trận luôn thiếu lính tiếp viện.

Bọn Đức cũng sợ lẫn nhau. Tên hạ sĩ sợ tên chỉ huy đồn trú; bọn lính thì sợ tên hạ sĩ và sợ cả lẫn nhau. Khi chỉ có một tên lính canh áp giải chúng tôi đi làm, hắn thường không bao giờ giơ chân đá chúng tôi, đôi khi còn trò chuyện khá thân mật nữa. Nhưng khi có hai tên cùng đi áp giải thì, thậm chí là những tên trước đó có thiện cảm nhất, cũng sẵn sàng la hét chúng tôi, thúc giục chúng tôi làm nhanh hơn nữa, như thể cố ganh nhau xem đứa nào làm tích cực hơn vậy. Cũng có những tên lính đôi lúc cố tỏ ra mình là người có học. Một tên trong số đó có thái độ rất kiêu ngạo trịch thượng. Thêm vào đó hắn đối xử với chúng tôi rất tàn nhẫn. Hắn vênh váo nói với tôi rằng mình đã tốt nghiệp một trường thể dục thể thao. Rồi hắn hỏi tôi như một giáo sư hỏi học trò tên những người Đức kiệt xuất mà tôi biết. Khi tôi nêu tên Henrich Heine trong số những nhà thơ Đức, hắn sửa lưng tôi với một cái nhìn khinh miệt, bảo rằng không hề có một nhà thơ Đức nào với cái tên như thế. Tới lượt mình, tôi đề nghị hắn kể tên những nhà văn Nga mà hắn biết. "Bá tước Leo Tolstoi và Dostoyevski là linh hồn Nga.” Đã bao giờ hắn được nghe về Pushkin chưa nhỉ? "Pushkin, Pushkin, - tên Đức hỏi lại tôi, phát âm nhấn mạnh âm tiết cuối. “Ông ta là ai, một người theo chủ nghĩa quốc tế hay là một người theo chủ nghĩa dân tộc?”  Tôi không biết trả lời câu hỏi đó như thế nào mà chỉ đáp rằng ông là một nhà thơ Nga vĩ đại. “Thế có nghĩa hắn là một người theo dân tộc chủ nghĩa” gã Đức đáp và kiêu ngạo nói thêm: "Nếu hắn nổi tiếng thì tao đã phải biết tên hắn rồi.” Một tên lính khác từng là sinh viên đại học, việc học của hắn bị gián đoạn bởi chiến tranh. Khi nói chuyện với tôi, hắn bảo: "Tao là một người trung lập. Tao không bênh vực mà cũng không thù ghét chúng mày. Nhưng tao vẫn tin rằng chúng tao đối xử với chúng mày như thế là quá mức nhân đạo”. Thật là một nhân vật trung lập đáng mến!

Dù đã rất cố gắng, nhóm bạn bốn người chúng tôi vẫn để mất đi một đồng chí. Một tên lính canh quấy rối Boris Smirnov vì một lý do gì đó và đánh anh. Để phản ứng Boris liền ngưng làm việc. Lát sau tôi tìm cách lại gần anh và khẽ bảo: “Cậu phải cố vượt qua chuyện này để sống sót, Boris. Quay trở lại làm việc; nếu không cậu sẽ gặp rắc rối đó.” Anh trả lời: "Giờ thì đã quá muộn. Tớ chịu hết nổi rồi. Cứ để chuyện ấy tới.” Bọn Đức lôi anh đi một nơi nào đó và chúng tôi không bao giờ còn gặp anh nữa. Chuyện đó xảy ra vào cuối năm 1942. Về sau, tới năm 1944, khi tình thế của bọn Đức đã thay đổi, chúng tôi cùng sát cánh chặt chẽ với nhau và trở nên táo bạo hơn. Nếu có ai trong đội bị bọn Đức làm phiền, tất cả chúng tôi liền dừng làm việc, mặc cho chúng la hét và dọa nạt.

Thậm chí chúng tôi còn được trả một khoản “tiền công” do làm việc cho công ty Lutz. Vào dịp cuối tháng, tên Meister (đốc công) phát cho mỗi người một món tiền, nhờ đó chúng tôi có thể mua nước giải khát, dao cạo râu hay bột đánh răng tại cửa hàng của tên mập Bromer. Đôi lúc chúng tôi hùn tiền lại và mua được của Bromer một túi khoai tây luộc, và mỗi người nhờ thế có thêm một đĩa thức ăn cải thiện. Ban đầu chúng trả chúng tôi bằng loại tem phiếu đặc biệt, chỉ có giá trị cho tù nhân. Rồi sau chúng tôi được bảo đổi lại các tem phiếu đó và bắt đầu được trả bằng tiền mặt. Chúng không trả công đồng đều cho mọi người. Tên đốc công chăm chú quan sát chúng tôi làm việc và những ai làm tốt hơn sẽ nhận được nhiều tiền hơn.

Khi tên Vlasov mở rộng các hoạt động phản bội của hắn và bắt đầu thành lập cái gọi là Quân đội Giải phóng Nga (ROA), chúng tôi thường được những gã tuyên truyền viên của hắn tới thăm. Chúng nói với chúng tôi rằng Stalin đã từ chối ký hiệp định quốc tế về tù binh với Hội Chữ thập Đỏ, bởi cho rằng không có tù binh chiến tranh Xô viết mà đó chỉ là những kẻ phản bội. Viện cớ đó ông ta đã đưa chúng tôi tới tình thế không còn bất cứ quyền lợi nào. Trong khi tù binh các quốc gia khác được Hội Chữ thập Đỏ bảo vệ, được nhận thực phẩm từ nhà gửi sang và thậm chí được báo tin về gia đình, thì những công dân Xô viết bị bắt chỉ được coi là những nô lệ. Bọn Đức có thể làm bất cứ điều gì đối với chúng tôi mà không ai có thể đứng ra bảo vệ chúng tôi. Sau những lời đó, tên tuyên truyền viên đưa ra kết luận rằng cách duy nhất để giảm bớt tình trạng nô lệ đó là gia nhập ROA. Sử dụng một lượng lớn tù binh Xô viết cho lao động cưỡng bức, bọn trùm sỏ nước Đức cũng bắt đầu tiến hành tẩy não họ. Chúng cho in những tờ báo dành riêng cho tù binh viết bằng tiếng Nga, Ukraina và nhiều thứ tiếng các dân tộc khác thuộc Liên bang Xô viết. Tôi thậm chí còn được thấy một tờ báo in bằng tiếng Kalmyk. Dù tờ báo tiếng Nga ấy (tôi đã quên mất tên của nó) in bằng giấy tốt và thiết kế khá đẹp, nội dung tuyên truyền chống Xô viết bên trong thật bẩn thỉu và báng bổ. Tác giả những tờ báo ấy gồm những tên Bạch vệ di tản, những tên phản bội mới đầu hàng, tất cả những loại tự xưng là dân tộc chủ nghĩa và “trí thức”. Chúng tán dương văn hóa Đức, ca ngợi những chiến thắng của nước Đức, kêu gọi chúng tôi gia nhập ROA và chỉ trích mọi điều liên quan tới chính quyền Xô viết. Chúng tôi thường vẫn rất tôn trọng và tin tưởng những gì được in trên giấy, nhưng những dòng chữ in trong tờ báo ấy thật gây sốc bởi lời lẽ chống Xô viết, bài Do Thái, thái độ thô lỗ, khiếm nhã và những lời nói dối trắng trợn của nó. Những tên bồi bút đó có bao giờ nghĩ tới số phận đất nước chúng ta trong trường hợp nước Đức chiến thắng không?  Trong các bài viết của chúng chỉ có vài đoạn đề cập mơ hồ về nước Nga “gia nhập cộng đồng các quốc gia Châu Âu dưới sự lãnh đạo của Đức quốc”. Chúng không viết về sự thật rằng đất nước ta sẽ có thể trở thành một thuộc địa cho bọn Đức khai thác bóc lột. Tờ báo cố gắng ca ngợi rằng phần chiến quả của nước Đức chỉ là giúp nước Nga thoát khỏi “nền độc tài của chủ nghĩa cộng sản”. Làm thế nào có người ngây thơ nhẹ dạ đi tin vào cái luận điệu ấy? Khi chúng tôi được nhận những tờ báo ấy, tên hạ sĩ thường nghiên cứu kỹ chúng thật lâu. Có một lần tờ báo được chuyển tới đúng dịp tên hạ sĩ đi vắng và bọn lính không dám phát chúng cho chúng tôi mà không có sự đồng ý của hắn. Tôi nghe được một lính Đức nói với bạn của hắn: “Hãy đưa chúng nó cái thứ rác rưởi kia của Goebbels đi cho rồi!”

Tuy nhiên, vào nửa cuối cuộc chiến tranh những tờ báo trên bắt đầu cho in những bài viết khách quan hơn và chúng tôi có thể đọc thấy những ẩn ý đằng sau nội dung của nó. Có lẽ đã xuất hiện những người từng sống dưới thời Xô viết đồng ý làm việc cho tờ báo ấy. Ví dụ, họ đưa ra một bài phóng sự về diễn biến của cuộc chiến, trong đó mô tả rõ rệt là bọn Đức đã thất bại trên tất cả các mặt trận. Nhưng để nguỵ trang, bài báo thường kết thúc bởi một lời tuyên bố hoàn toàn lố bịch rằng chiến thắng của vũ khí Đức là điều hiển nhiên. Khi quốc ca mới của Liên bang Xô viết xuất hiện, tờ báo ấy in một bài phóng sự chỉ trích, nhưng lại đăng cả lời bài hát mà khi ấy đối với chúng tôi là hết sức quan trọng. Đáng tiếc thay, khi ấy chúng tôi lại không biết được giai điệu của nó. Họ cũng đăng bài thơ “Đợi anh về” của Simonov. Một bài báo còn thông tin cho chúng tôi rằng binh lính Xô viết không bắt bọn Vlasov làm tù binh mà xử bắn chúng ngay tại chiến trường. Đó là một thông điệp rõ ràng cho những ai sắp sửa đi phục vụ cho ROA. Tất nhiên, những thông tin ủng hộ Xô viết như thế là rất hiếm giữa một lượng lớn những lời lẽ dối trá và chống Xô viết, nhưng chúng vẫn tồn tại và chúng tôi vẫn cố gắng tìm kiếm chúng. Khi thần chiến tranh đã quay lưng lại với bọn Đức trên mặt trận phía Đông, hầu hết các đơn vị của ROA bắt đầu tìm cách đầu hàng quân đội Xô viết. Do đó, bọn Đức tái bố trí chúng ở mặt trận phía Tây để chống lại quân Mỹ. Thậm chí chúng còn thiết lập các đơn vị chặn hậu lấy từ những người của ROA để ngăn chặn binh lính Đức rút lui. Tôi sẽ đề cập tới điều này ở đoạn sau.

Những tờ báo của Đức viết khá trung thực về tất cả những thay đổi ngoài mặt trận, đưa ra những bình luận rõ ràng về những thay đổi đó. Chúng tôi bị cấm không được giữ và đọc báo chí của Đức. Nhưng chúng tôi vẫn tìm cách “xoay sở” được. Hành khách trên những chuyến tàu đi ngang qua thường vứt báo ra ngoài cửa sổ. Chúng tôi nhặt chúng lên, giấu dưới quần áo của mình và mang về khu trại. Tới buổi chiều tôi bí mật dịch những tin tức chiến sự ra tiếng Nga, viết lại lên một mảnh giấy lấy từ vỏ bao ximăng và chuyền mẩu tin ấy đi. Đấy là cách mà chúng tôi có được tờ báo bí mật riêng của mình. 

Một công nhân đường sắt già (Sicherpost) canh giúp chúng tôi khi có tàu hỏa chạy qua. Ông ta thường đứng ở trên cao và khi thấy một đoàn tàu sắp tới, ông sẽ thổi cái còi của mình để chúng tôi ngừng làm việc và rời khỏi đường ray. Đấy là một ông già đáng mến; có thể trò chuyện với ông những lúc tên đốc công và lính canh bỏ đi chỗ khác. Có lần tôi chú ý tới đôi ủng đặc biệt của ông. Chúng ngắn và trông rất lạ mắt. "Đấy là đôi ủng của ông nội tôi”, ông già kể với tôi. “Chúng đã được hơn trăm tuổi rồi. Tôi giữ chúng trong hòm như một thánh tích. Nhưng thời bây giờ không tài nào mua được giày ủng nên tôi vẫn phải dùng chúng.” Tôi vẫn để ý tìm hiểu tình hình của tổ quốc nên lên tiếng hỏi ông già xem ông đã tới thăm vùng lãnh thổ đang bị Đức chiếm đóng của nước Nga chưa. "Chưa,” ông già đáp, “Tôi chưa từng tới nước Nga. Người ta đưa tôi tới Romania. Tôi đã tới thăm Odessa, đó là một thành phố xinh đẹp.” “Nhưng Odessa chính là nước Nga,” Tôi phản đối. "Không, bây giờ nó là của Romania”. Thật là đau khổ và cay đắng khi phải nghe thấy điều đấy. Có lần tôi hỏi ông già xem ông ta nghĩ về cuộc chiến tranh này như thế nào. "Công việc của tôi là thổi cái còi của mình để các anh không bị đoàn tàu cán phải”, ông già trả lời. Rồi sau một lúc im lặng, ông nói thêm: "Những ông lớn, những người ở Berlin, mới biết chuyện đó.” Một câu trả lời điển hình kiểu Đức.

Có lần chúng tôi được thấy một cảnh khá khôi hài trong lúc làm việc. Một đoàn xiếc đột nhiên tới cắm trại trên bãi đất trống gần đường tàu. Có hai chiếc ôtô nhỏ với các lồng thú và các hình vẽ trang trí. Một người đàn ông cụt tay, có lẽ là một thương binh, đang cho một con khỉ nhỏ ăn và một phụ nữ đang chăm sóc lũ thú trong chuồng. Có những áp phích quảng cáo sặc sỡ dán trên hai bên thành xe. Một trong những áp phích ấy mô tả một chiếc dù đang thả xuống những con khỉ, vận quân phục lính Đức. Dòng chữ viết: “Bọn Mỹ đã bị bắt, chúng ta chiến thắng. Một chương trình xiếc độc đáo.” Đấy là cái gì: là sự mỉa mai hay sự ngu ngốc của một đế quốc? Đấy đúng là thứ thức ăn tinh thần phù hợp với một người Đức trung bình.

Dù thực phẩm được phát cho chúng tôi rất tệ, nó vẫn có chút giá trị, do chúng tôi được xếp vào hạng lao động nặng. Tất cả chúng tôi đều sợ bị ốm, nếu ốm chúng tôi sẽ bị đưa về trại trung tâm Stalag 5a ở Ludwigsburg, nơi tù nhân bị bỏ cho chết đói. Đấy là lý do tại sao nếu bị bệnh thì chúng tôi phải giấu đi. Sau khi hồi phục rất có thể sẽ phải đi làm việc ở một chỗ nào khác – vào hầm mỏ hay trong các xí nghiệp quân sự, nơi tù nhân bị xử bắn chỉ vì những lý do vụn vặt nhất. Nhưng thậm chí chỉ với một lượng thực phẩm ít ỏi và lao động nặng chúng tôi cũng vẫn phải làm việc hết sức lực của mình. Có vài người không chịu nổi, họ bị đưa đi và thay bằng những tù nhân mới. Những người trở về từ bệnh viện kể cho chúng tôi câu chuyện về “toà án binh bí mật”, đi thu thập thông tin từ những tù nhân ốm mới nhập viện về bọn cảnh binh, bọn phản bội và tất cả những kẻ cộng tác với quân Đức. Nếu có một kẻ như thế phải vào bệnh viện, “toà án binh” sẽ tổ chức một cuộc xét xử. Những kẻ bị chứng minh là có tội sẽ bị xử theo một kiểu khủng khiếp: nhiều người sẽ tóm lấy nạn nhân, bẻ cong người anh ta lại đến mức đầu chạm tới chân, rồi ném anh ta trong tình trạng như thế xuống sàn bê tông. Cách đó sẽ làm gẫy xương sống, xương cụt và gây ra những đau đớn khủng khiếp thường xuyên, cũng có thể gây liệt chi. Một người cũng có thể thành người què. Anh ta sẽ không còn đi được nữa mà chỉ có thể bò trườn. Đó thật là một câu hỏi phức tạp, rằng cái “tòa án binh” ấy về mặt đạo đức có quyền làm như vậy hay chăng.

Giữ gìn được trong một thời gian dài, nhưng cuối cùng cũng tới lượt tôi. Do điều kiện dinh dưỡng kém nên tay tôi bị nổi mụn nhọt. Tôi hỏi chỉ huy nhóm lính canh, một tên hạ sĩ, xin đưa tôi tới khám bác sĩ. Vào một sáng, khi toàn trại bỏ đi làm việc, một tay lính gác già tốt bụng cầm súng dẫn tôi tới chỗ bác sĩ. Bác sĩ là người địa phương và rất ít khi mặc bộ đồng phục bác sĩ quân y của mình. Ông ta thường nhận bệnh nhân tại nhà mình, tại đó ông có một căn phòng dành riêng để khám. Hai tên lính Đức đã tới đăng ký trước chúng tôi, trong khi tay lính canh và tôi chờ ở ngoài sảnh tiếp nhận. Thình lình chúng tôi nghe thấy tiếng hét giận dữ của viên bác sĩ. Cửa phòng mở và mấy tên lính đi ra ngoài, vẫn quay mặt về viên bác sĩ và đứng lại ở tư thế “nghiêm” (trong quân đội Đức, lính không được phép đứng quay lưng lại đối với sĩ quan cấp trên). Tay lính gác và tôi bật dậy. Đằng sau hai tên lính viên bác sĩ bước ra khỏi phòng làm việc, hét lớn: "Đồng đội của các anh đang tưới máu mình để bảo vệ tổ quốc, vậy mà các anh dám khai giả bệnh để tránh phải ra mặt trận! Khi họ giả bệnh (ông ta chỉ vào tôi) thì tôi còn thông cảm được. Tôi cũng sẽ làm như thế nếu tôi bị bắt làm tù binh”. Tay lính gác tôi lúng búng: "Thưa bác sĩ, tù nhân này có thể hiểu được tiếng Đức”. Viên bác sĩ trả lời: "Tôi không cần quan tâm tới việc anh ta biết tiếng Đức. Tôi nói để bọn kia hiểu được ý tôi!” Rồi ông ta ra lệnh cho tôi vào phòng mình. Ông ta đeo găng tay cao su vào, khám những cái nhọt của tôi và băng chúng lại bằng những miếng băng giấy. Ông ta cho tôi biết thời gian có thể quay tới tái khám. Tôi hỏi ông về nguyên nhân căn bệnh của mình. Ôâng ta nghiêm nghị trả lời: "Đừng ngốc như thế, nguyên nhân chính là chiến tranh.” Vị bác sĩ ấy thường tới chỗ chúng tôi ba tháng một lần và khám cho tất cả chúng tôi. Trong trường hợp ấy tôi làm việc như một thông dịch viên cho mọi người. Có lần tôi mắc bệnh cúm và sợ rằng sau khi khám vị bác sĩ sẽ đưa tôi tới bệnh viện ở Ludwigsbur. Do đó tôi bảo ông ta rằng đấy chỉ là cảm lạnh sơ sơ thôi. Nhưng thay vì nói là "Kleine verkaltung" tôi lại nói "Kleine Kalt", có nghĩa là “lạnh ít”. Ông bác sĩ mỉm cười, hiểu ra và đồng ý với tôi. Bao giờ cuối buổi khám ông ta cũng thường cho tôi một điếu xì gà quấn bằng thuốc lá thật như để trả công tôi phiên dịch. Để chia sẻ hạnh phúc với các bạn nghiện thuốc, tôi đưa điếu xì gà cho họ và họ đem cắt nó ra từng mẩu nhỏ để chia với nhau. Các tù nhân nghiện thuốc đôi khi được phát makhorka – những mẩu vụn một loại lá cây gì đó tẩm dung dịch thuốc lá nguyên chất. Đám lính canh không hút loại makhorka đó và gọi chúng là "Holz" (củi đốt). Đám bác sĩ Đức cũng rất khác nhau. Có vài kẻ mắc bệnh xađích và thường tiến hành những thí nghiệm vô nhân tính trên cơ thể tù nhân. Nhưng trong số đó cũng có những người rất đứng đắn giống như ông bác sĩ của trại chúng tôi.

Đôi khi chúng tôi được gặp tù nhân thuộc các quốc tịch khác: Pháp, Ba Lan, Bỉ, Ấn Độ. Những cuộc gặp ấy diễn ra tại tơi làm việc hay trên tàu hỏa khi di chuyển. Chúng tôi trao đổi với nhau thông tin từ các mặt trận, tất cả chúng tôi đều rất vui mừng khi nghe bọn Đức bị thua trận. Chúng tôi nói với nhau bằng thứ tiếng Đức đơn giản, nhưng vẫn có thể hiểu nhau rất rõ. Tôi từng được nghe một câu chuyện kể rằng có hai tù nhân, một người Nga và một người Pháp, trò chuyện với nhau bằng thứ tiếng Đức phát âm sai bét và đầy lỗi như thế, trong khi có một tên lính Đức đang đứng ngay sát cạnh mà vẫn không thể hiểu nổi một lời.

Không phải tất cả bọn Đức đều giống nhau hay tỏ ra thù địch với chúng tôi. Tôi nhớ có một hôm trời mưa và rất lạnh, khi chúng tôi, lạnh và ướt tới tận xương, đang làm việc trên đường tàu. Người thợ máy lái tàu, người được chúng tôi phục vụ, khi thấy chúng tôi trong tình trạng đáng thương như thế đã ném rất nhiều bánh than cám cho chúng tôi để có thể tự sưởi ấm sau khi trở về khu trại. Chúng tôi nhặt những bánh than đó lên và nói lời cảm ơn ông ta. Tôi trông thấy những giọt nước trong mắt ông. Để giấu chúng đi, ông ta quay lưng lại rồi vẫy tay với chúng tôi và ném thêm xuống vài bánh than nữa. Có lẽ con trai ông đã mất tích khi đang chiến đấu trên mặt trận phía Đông và ông nghĩ con mình cũng đang phải chịu giam cầm. Có lần chúng tôi phải đi sửa đoạn đường ray nằm cạnh một ngôi nhà nhỏ, có lẽ đó là nhà của một công nhân đường sắt. Một người đàn bà cùng đám con nhỏ sống ở đó. Cô ta kéo lũ trẻ lại khi chúng cố chạy tới chỗ chúng tôi, và nhìn chúng tôi với ánh mắt căm thù. Tên lính canh bảo với tôi rằng đó là một "Kriegswitwe", một góa phụ vì chiến tranh, có chồng bị giết tại mặt trận phía Đông. Cô ta nói với viên đốc công của chúng tôi và hắn ra lệnh cho chúng tôi mang tới cho cô ta một thanh tà vẹt gỗ đã cũ để làm củi đốt. Mọi người mang tới cho cô ta hai thanh tà vẹt. Dù cô ta ghét chúng tôi, chúng tôi vẫn cảm thấy thương hại người phụ nữ đó, dù chồng cô ta là kẻ thù của chúng tôi và đã phải trả giá đời mình vì điều đó.

Tại một trong những cửa hàng bán lẻ ở Lorch (tại thị trấn đấy có rất ít hàng hóa Đức được bán công khai) có một tấm áp phích lớn sặc sỡ dán trên cửa sổ. Trên áp phích vẽ một khẩu đại bác của Đức. Ở hậu cảnh là một tên lính pháo binh Đức đang vươn dài cánh tay của hắn về phía người xem. Dòng chữ trên đó đề: “Hãy trao đạn cho chúng tôi!” Khi chúng tôi có dịp phải đi ngang cửa hàng, một vài tù nhân kín đáo làm mấy cử chỉ lăng mạ với tên lính pháo binh Đức. Điều đó thật ngô nghê nhưng là một phản ứng rất chân thật.

Tất cả mọi con đường trong khu vực chúng tôi sống đều được viền hai bên bằng những hàng cây táo. Vào mùa thu, khi táo chín, những rãnh đất dọc bên đường đều chất đầy táo, cuối cùng phải vứt cho súc vật ăn. Đôi lần chúng tôi đề nghị bọn lính và tên hạ sĩ cho phép chúng tôi lấy một chiếc xe ngựa ở chỗ Bromer cùng với hai người đi nhặt táo rụng cho cả nhóm, có một lính gác áp giải. Đấy thực sự là một dịp lễ đối với chúng tôi. Khi làm việc dọc đường tàu, chúng tôi có dịp tận mắt thấy bọn Đức đã cướp bóc các quốc gia Châu Âu như thế nào. Các toa xe mang các dấu hiệu của Ba Lan, Áo, Pháp, Ý, Bỉ, Đan Mạch, Nam Tư và nhiều nước khác. Chỉ có một lần chúng tôi được thấy toa chở hàng của đất nước mình, của nước Nga Xô viết. Có lẽ nó đã được sửa lại cho hợp với tuyến đường sắt hẹp hơn kiểu Châu Âu. Nó đứng lẻ loi trên một tuyến đường tránh, và chúng tôi âu yếm vuốt ve hai bên sườn cũ mòn của nó như một phần của tổ quốc xa xôi và mến thương của mình!

Có lần tên hạ sĩ, chỉ huy nhóm gác, một tay hăng máu khác thường, giống như đám thượng sĩ Nga, quyết định gây ấn tượng với tôi bằng kiến thức của mình và đồng thời để chứng tỏ sự ưu việt về chủng tộc. Làm vẻ mặt đặc biệt nghiêm nghị, hắn hỏi tôi đã bao giờ được nghe về những cuộc chiến tranh Punic chưa. Dựa theo nét mặt hắn tôi có thể thấy rõ rằng hắn chắc chắn tôi sẽ trả lời là “không”. Tôi quyết định mình sẽ không cho hắn niềm vui thích đấy và trả lời rằng đó là các cuộc chiến giữa La Mã và Carthage vào thế kỷ thứ ba trước Công nguyên, rằng đã diễn ra ba cuộc chiến để giành quyền kiểm soát Địa Trung Hải và rằng Carthage cuối cùng đã thua trận. Gã hạ sĩ tỏ ra bị sốc và rất thất vọng. Hắn suy nghĩ trong chốc lát, rồi mỉm một nụ cười láu cá và bảo: “Thế thì tôi sẽ hỏi anh một câu hỏi mà anh cũng không cần phải trả lời, bởi rất ít người biết điều đó. Đấy là một cuộc chiến tranh giữa La Mã và Carthage, thế tại sao người ta lại gọi đó là cuộc chiến Punic?” “Bởi vì người La Mã gọi người Carthage là Pune.” Thế là tên hạ sĩ càu nhàu và câm họng. Có lẽ, kiến thức về lịch sử của hắn đã cạn kiệt. Hắn phẩy tay và quay trở vào phòng gác, quên cả đóng cửa phía sau lưng. Tôi nghe tiếng hắn thất vọng nói với tên lính bên cạnh: “Thì ra lũ Nga hèn hạ đó cũng biết về cuộc chiến Punic”. “Vậy có thêm cuộc chiến nào nữa nổ ra hay sao?” – bọn lính lo lắng hỏi. “Ôi lũ con nhà nông dân chúng mày,” – tên hạ sĩ khinh bỉ nói. “Những cuộc chiến đó diễn ra từ thời cổ đại!” “Nếu các cuộc chiến đó diễn ra từ lâu rồi thì tại sao chúng ta lại phải nhớ tới chúng? Tôi chỉ muốn biết lúc nào thì cuộc chiến tranh này kết thúc.” – tên lính phản đối. “Đi làm nhiệm vụ của mày đi và đừng hỏi những câu hỏi ngu ngốc nữa,” – tên hạ sĩ kiêu căng đáp, không hề nghi ngờ rằng những lời đó cũng rất hợp với hắn. Sau đó hắn đóng sầm cánh cửa phòng lại. 

Chạy trốn! Quay trở về với Hồng quân, cầm lấy vũ khí và trả thù cho tất cả những nhục nhã, xúc phạm và đánh đập. Chúng tôi tất cả đều quan tậm tới vấn đề đấy và bàn bạc với nhau rất nhiều về nó. Chạy trốn, nhưng chạy đi đâu? Chúng tôi đang ở phía Tây Nam nước Đức. Hàng ngàn dặm đường đất thù nghịch ngăn trở giữa chúng tôi với Đất Mẹ. Đi về phía Đông qua những vùng đất đầy người Đức sinh sống, kế đó là vùng đất Ba lan bị chiếm đóng, rồi cuối cùng là qua mảnh đất của chúng ta, vẫn còn nằm dưới ách phát xít – điều đó là không thể thực hiện được! Chạy trốn về phía Tây, tới nước Pháp chăng? Nước Pháp chỉ cách chúng tôi 150 kilômét. Nhưng Pháp cũng đang bị bọn Đức thống trị, và cũng bị chia cách với chúng tôi bởi sông Rein. Cách 200 kilômét về phía Nam là vùng đất Thụy Sĩ trung lập. Tại một vị trí đường biên giới khuất sau cái hồ rộng tên là Bodensee và tại nhiều nơi khác biên giới nằm sau các rặng núi. Ở trại tập trung Ludwigsburg chúng tôi đã nghe những câu chuyện về các cuộc đào thoát tới Thuỵ Sĩ. Các tù nhân chạy trốn thường trộm những chiếc xe đạp của dân địa phương, đạp tới hồ Bodensee vào ban đêm, rồi tròng vào người những cái ruột xe đã bơm căng và cố gắng bơi qua hồ. Những ai không bị giết bởi bọn lính biên phòng Đức và không chết đuối thì qua được tới Thụy Sĩ và được đưa tới một trại giam khác. Nên tất cả cũng chỉ là sự thay đổi nhà tù. Tôi có nghe câu chuyện về một người tù như thế, đã vượt qua được biên giới nhưng lại bị bọn Đức bắn bị thương. Anh ta ngã xuống ngay trên đường biên giới. Lính biên phòng Đức và Thụy Sĩ chạy tới chỗ anh ta. Người tù van xin phía Thụy Sĩ đem anh đi, nhưng họ sợ bọn Đức và từ chối. Con người tội nghiệp đó bị đưa trở lại Ludwigsburg và bị xử bắn.

Dù vậy, hai người trong đội chúng tôi vẫn trốn đi. Tôi không còn nhớ nổi tên của họ. Không một ai trong chúng tôi biết là họ đang chuẩn bị chạy trốn. Một hôm họ đi lấy bữa sáng tại nhà bếp cùng với tên lính gác và rồi biến mất. Tên lính gác giận dữ quay về; hắn la lối rằng bây giờ hắn sẽ bị đưa ra mặt trận, rằng tất cả chúng tôi sẽ bị xử bắn và đại loại thế. Ngày hôm sau chúng tôi không được đưa đi làm. Chúng tôi không biết chuyện gì đã xảy ra. Nhanh chóng, toàn bộ cảnh sát từ thị trấn Lorch đổ tới lục soát chúng tôi, xới tung toàn bộ khu trại. Thậm chí chúng còn ra lệnh cho chúng tôi phải rút cả rơm độn các tấm nện giường lên. Chúng la mắng chúng tôi và đối xử rất thô lỗ. Nhưng tất nhiên chúng không tìm thấy bất cứ thứ gì. Khoảng một tuần sau chúng tôi được thông báo là hai người kia đã bị bắt lại. Có lẽ, chúng đã thông báo sự thật – dù sao họ cũng không thể đi xa được. Không có thức ăn, không có bản đồ, không có la bàn, trên người mặc bộ quần áo tù, lại không biết ngôn ngữ giữa một khu vực dân cư sinh sống đông đúc nên sự đào thoát của họ dẫn tới sự thất bại tất yếu. Tôi không nghe nói điều gì về số phận của họ, nhưng những ai thử trốn mà bị bắt lại đều bị đưa đi thủ tiêu.

Cuộc đời của chúng tôi trong đội lao động ấy như thế nào? Làm việc nặng nhọc và thiếu thốn thức ăn, sống trong tình trạng như trong nhà tù, chịu sự cư xử thô bạo của bọn lính canh, và điều chủ yếu là một tương lai hoàn toàn không xác định. Chúng tôi không được có chút quyền hạn gì. Bọn lính canh có thể đánh nhừ tử hay thậm chí giết chết bất cứ người nào trong số chúng tôi. Đối với tổ quốc, chúng tôi là những kẻ phản bội, và khi chúng tôi trở về có lẽ sẽ phải đối diện với một toà án và sẽ bị đày đi làm việc trong các hầm mỏ ở Siberia. Chúng tôi cảm thấy mình có tội mà không phạm phải bất cứ tội nào. Chúng tôi sống trong một tình trạng tồi tệ, không quan tâm tới việc người ta trông chúng tôi như thế nào. Tôi còn nhớ rằng mình đã ghi lại những dòng nhật ký dưới đây, mà sau này đã bị tiêu hủy: "Như lũ súc vật thồ, tôi kéo cái ách của mình mà không còn nhớ tới quá khứ và cũng không còn chút hy vọng vào tương lai.” Không một ai có thể hiểu nổi cuộc sống như thế. Một số người bị đưa đi, và những tù nhận mới được gửi tới nhóm chúng tôi để thay thế họ, và qua những người mới đến chúng tôi biết được những gì đang xảy ra trên thế giới. Đây là một sự thật đáng ngạc nhiên, nhưng những người sống ở thành phố, dù có thể trạng yếu hơn, lại chịu đựng cái điều kiện tồi tệ đó tốt hơn những người nông dân.

Vào cuối năm 1944, khi Mặt trận thứ hai được mở và nước Đức phải chiến đấu trên hai mặt trận, cả phía đông lẫn phía tây, thái độ của binh lính Đức, những kẻ canh giữ chúng tôi, bắt đầu thay đổi hoàn toàn. Như người ta vẫn nói, đôi khi ăn đòn làm cho người ta tỉnh ra. Có vài tên lính bắt đầu tuyên bố một cách thận trọng: "Cả anh lẫn tôi đều là những người tốt. Vậy sao chúng ta lại phải đánh nhau? Nước Nga có thể bán cho chúng tôi dầu hỏa và bánh mì, trong khi chúng tôi sẽ sản xuất máy móc cho nước Nga.” Tôi trả lời với hắn là sự cân nhắc ấy đáng lý phải được thực hiện từ trước chiến tranh, và hắn buồn rầu đồng ý với tôi. 

Tình hình càng ngày càng trở nên đáng báo động hơn. Không quân Mỹ bắt đầu ném bom những thành phố gần chỗ chúng tôi, và thường phá hủy các tuyến đường sắt. Chúng tôi bị bắt buộc phải đi sửa lại chúng. Những tuyên truyền viên tới từ ROA (Quân đội Giải phóng nước Nga) bắt đầu tới thăm chúng tôi thường xuyên hơn, khuyến khích chúng tôi gia nhập quân đội của Vlasov. Chúng cũng bảo chúng tôi là “trong trường hợp xấu nhất, toàn thể Châu Âu sẽ mở cửa đón chúng ta”. Chúng lái chúng tôi tới chuyện nhét vũ khí Đức vào tay chúng tôi, “trước khi điều đấy thành quá muộn”. Những tin đồn gây hoang mang bay tới từ trại tù binh Ludwigsburg nói rằng bọn chúng đang dùng vũ lực ép buộc mọi người gia nhập vào quân đội của chúng. Tuy nhiên, còn lâu mới tìm được những kẻ ngu ngốc hay phản bội trong nhóm của chúng tôi. Vào một ngày làm việc chúng tôi không được đưa tới công trường mà ở lại trong khu trại. Chúng tôi được yêu cầu ngồi xuống quanh chiếc bàn và chờ đợi. Tất cả chúng tôi đều mất bình tĩnh vì những phỏng đoán đầy lo âu. Cuối cùng, cánh cửa thông sang phòng bọn gác mở ra, một tên hạ sĩ quan xuất hiện và ra lệnh tất cả chú ý. Chúng tôi đứng dậy. Một gã sĩ quan Đức lạ mặt bước vào phòng. Hắn khẽ nói điều gì đó với tên hạ sĩ. Tên kia chào và đi ra khỏi phòng. Tên sĩ quan đi tới giữa nhà và bắt đầu nhìn thẳng vào chúng tôi. Hắn là một người thấp, khoẻ mạnh và đã đứng tuổi, có một bộ râu mép đỏ đã bắt đầu điểm bạc, lông mày đậm và cái nhìn như khoan thẳng vào người đối diện. Sự mâu thuẫn giữa tuổi tác và chức vụ của hắn lộ rõ. Hắn chỉ được đeo lon trung uý. Các sọc vàng trên quân phục của hắn cho biết hắn là một sĩ quan kỵ binh. Nhiều phút trôi qua trong im lặng. Bất ngờ tên sĩ quan thốt lên bằng tiếng Nga rõ ràng rành mạch: “Nghỉ, xin ngồi xuống, thưa các ngài!” Các “quý ngài” ngạc nhiên ngồi xuống. Tên sĩ quan bước dọc theo cái bàn và bắt đầu nói: "Thưa các ngài, tôi cũng là người Nga như các ngài, nhưng lớn tuổi hơn, và theo ý muốn của số mệnh tôi đã phải rời tổ quốc của mình. Tôi là một trung uý thuộc trung đoàn Astrakhanski, từng tham gia Thế chiến thứ nhất và cả thời kỳ Nội chiến. Như các ngài có thể đoán, tôi chiến đấu bên phe Bạch vệ.” “Thưa các ngài,” hắn tiếp tục, “Thế chiến thứ hai đã tiến tới giai đoạn quyết định, và không ai có thể tránh không tham gia vào đó. Các ngài cũng có thể tham dự, nhưng lần này là ở phe những người văn minh và chính nghĩa. Các ngài sẽ sớm được tuyển vào Quân đội Giải phóng nước Nga của tướng Vlasov và sẽ phục vụ vào làm lính bộ binh. Hiện tôi đang thành lập một đơn vị kỵ binh Cossack có đặc quyền và tới đây để tuyển lựa những ai từng phục vụ trong những đơn vị kỵ binh hay Cossack, những ai là người Cossack hoặc những ai mong muốn phục vụ trong một đơn vị ưu tú thay vì phải vào bộ binh.” Chúng tôi lặng người đi vì những thông tin và những lời đề nghị như thế. Sau khi dừng lại một lúc, tên sĩ quan hỏi: "Thế nào, các ngài, ai muốn gia nhập đây?" Tất cả chúng tôi đều giữ im lặng. Tên sĩ quan tiếp tục: "nếu ở đây không có người tình nguyện, tôi sẽ tự chỉ định những người mà tôi thấy là phù hợp. Nhưng tôi cảnh báo các anh là tôi sẽ chuyển những ai từ chối cho Gestapo. Các anh cũng tự biết điều đó có nghĩa gì rồi. Không ai còn sống sót và khoẻ mạnh quay về từ chỗ đấy đâu.” Sau những lời đấy hắn bắt đầu gọi lần lượt từng người, hỏi tên, chức vụ, nghề nghiệp của gia đình và v.v. Tôi muốn đứng lên và nói: “Thưa ngài! Chúng tôi đã chiến đấu một cách trung thực, bảo vệ tổ quốc của mình và chúng tôi bị bắt làm tù binh không phải là do lỗi của bản thân. Phân nửa đất nước chúng tôi bị tàn phá bởi chiến tranh. Hàng triệu người dân nước tôi bị chết. Chúng tôi đang bị sử dụng như những nô lệ, chúng tôi bị bỏ đói, chúng tôi bị đánh đập và hạ nhục. Còn bây giờ, khi nước Đức bị đánh bại từ cả hai phía, khi chúng tôi có được hy vọng sẽ kết thúc chiến tranh, được giải phóng và quay về tổ quốc, thì ông lại ở đây và đề nghị chúng tôi mặc vào bộ quân phục Đức, cầm lấy vũ khí Đức và bảo vệ nước Đức. Ông đang đề nghị chúng tôi chiến đấu chống lại những người anh em của mình, những người đang đến để giải phóng chúng tôi. Có lẽ, ông nghĩ tất cả chúng tôi ở đây đều là lũ khờ để ông đưa ra một lời đề nghị như vậy. Ông đã từng đánh lại chính đồng bào của ông, đánh mất quê hương của ông và tự hạ mình tới mức đi mặc vào người bộ quân phục của Đức, trở thành một kẻ phản bội. Giờ đây ông muốn chúng tôi cũng làm như vậy, để cho chúng tôi (nếu chúng tôi không bị giết bởi chính những anh em của mình) sẽ lặp lại số phận của chính ông.” Mỗi người trong chúng tôi đều muốn nói như vậy, nhưng chúng tôi không thể. Chúng tôi phải đứng im lặng, bởi tên Bạch vệ mặc quân phục Đức đó có thể bắn bất cứ người nào trong số chúng tôi. Sau khi thẩm vấn, tên sĩ quan chọn ra ba người và đưa họ đi. Một trong số họ là Lisnevski, một chàng trai dễ thương thuộc gia đình trí thức; người thứ hai là Yurkin, một kẻ khó ưa đã bị mất gốc. Tôi không còn nhớ tên của người thứ ba. Một thời gian sau Lisnevski tìm được cách thoát khỏi câu chuyện bẩn thỉu đó và quay trở về nhóm chúng tôi. Chúng tôi không biết được điều gì đã xảy ra với hai người còn lại. Những lời đe dọa sẽ động viên vào quân đội của Vlasov không bao giờ trở thành sự thật. Hoặc là chúng không có đủ thời gian hoặc bọn Đức không đồng ý vũ trang cho những ai công khai tỏ ra thù địch với chúng. Hoặc tên Bạch vệ kia chỉ nói dối tất cả mọi chuyện với chúng tôi để dọa nạt mà thôi. 

Trong khi ấy, tình hình ngày càng trở nên đáng lo. Chiến tranh nhanh chóng tiến về phía chúng tôi từ hướng tây. Đấy là những tin tức vừa tốt lành lại vừa đáng lo ngại. Trước khi thất trận, bọn Đức có thể sẽ “đóng cửa lại” tàn sát tất cả chúng tôi. Những máy bay ném bom của người Mỹ oanh tạc các thành phố, các tuyến đường sắt và các xa lộ lân cận. Máy bay ném bom bay hàng đàn tới Stuttgart và tiến hành “ném bom rải thảm”, thả hàng trăm quả bom cùng một lúc dựa theo các tín hiệu vô tuyến. Nhằm làm vô hiệu hóa hỏa lực phòng không của Đức, người Mỹ thả xuống từ các máy bay ném bom rất nhiều những dải kim loại. Tôi nghe những người nông dân Đức nói rằng những dải kim loại ấy được thả xuống để đầu độc tất cả các gia súc.

Mùng một tháng Tư năm 1945 là ngày cuối cùng chúng tôi còn làm việc trên tuyến đường sắt. Sau đó chúng tôi chỉ còn ngồi trong nhà kho, bị khóa kín cửa, chờ cho mọi việc xảy đến. Tất cả chúng tôi đều rất căng thẳng. Trong một ngày như thế một máy bay tiêm kích của Mỹ đã tấn công khu trại chúng tôi và nã xuống một loạt đạn từ khẩu đại liên cỡ lớn của nó, nhưng may mắn thay, trong chúng tôi không có ai bị thương cả. Chúng tôi sớm nghe thấy tiếng đại bác nổ từ phía xa. Chúng tôi lắng nghe nó như thể đó là tiếng nhạc mừng cho sự giải thoát chính mình. Vào một trong những ngày đó chúng nhìn thấy từ cửa sổ của mình một đoàn tù binh rất đông có lính áp giải dừng lại nghỉ đêm trên cánh đồng đằng sau con sông. Rồi chúng tôi nghe thấy tiếng súng nổ. Trả lời câu hỏi của tôi về lý do tiếng súng nổ, tên hạ sĩ nói rằng một tù nhân trong đám đó cố gắng bỏ trốn, nhưng bị bắn chết.

Cuối cùng, tới ngày thứ năm thì vụ “ngồi trại” đó kết thúc. Trong bữa sáng ngày mùng 6 tháng Tư chúng tôi được lệnh phải sắp hàng để hành quân với hành trang cá nhân. Chúng tôi không được biết mình bị dẫn đi đâu và tại sao. Chúng tôi nghĩ ra đủ thứ – từ tình huống tốt nhất tới tình huống xấu nhất có thể tưởng tượng ra được. Chúng tôi sắp xếp đồ đạc nhanh chóng. Mỗi người chúng tôi có một túi xách, bên trong bỏ những vật dụng thiết yếu nhất của mình. Tôi có một quyển sách, một cuốn từ điển tiếng Đức mà tôi tự làm từ những mảnh giấy của bao đựng ximăng. Cái bìa làm từ mảnh len màu xanh lá cây sẫm được phát cho chúng tôi để vá quần áo. Cuốn sách to và nặng, trong khi tôi lại yếu sức nên tôi phải bỏ lại trong trại.  Tôi vẫn còn rất tiếc vì điều đó. Chỉ huy khu đồn trú tới nói lời tạm biệt với chúng tôi, hắn ta vốn là một bác sĩ, một người thấp bé và kiêu căng. Hắn nói tạm biệt với đám lính, và chỉ ngạo mạn nhìn chúng tôi, không thèm nói một lời. Và rồi chúng đưa chúng tôi đi. ??? Vĩnh biệt công ty Lutz, Meister Riwa và cái khu trại nằm sau hàng rào dây thép gai! Chúng tôi mau chóng nhận ra rằng mình đang bị đưa về phía đông. Điều đó có nghĩa là chúng đang đưa chúng tôi rời xa mặt trận, đang ngày một tiến lại gần. Ban đầu chúng tôi đi với rất đông lính áp giải và thậm chí có cả chó canh. Nhưng sau một thời gian số lượng lính canh giảm dần, và chó thì biến mất ở một quãng nào đó. Tên hạ sĩ, chỉ huy nhóm áp giải chúng tôi, cũng biến mất. Một tên đội già (Feldwebel) được chỉ định lên thay hắn. Quân phục của hắn bốc đầy mùi nấm mốc rất khó chịu. Chúng tôi dừng lại nghỉ đêm trong những ngôi làng, ở đó chúng tôi thường bị nhốt lại trong những nhà kho, có lính Đức đứng gác. Chúng tôi được cho ăn khoai tây luộc, do bọn lính gác Đức lấy từ các nông dân. Các nông dân Đức trồng rất nhiều khoai tây. Dù tình hình rất khó khăn và sự bất lường của tương lai phía trước, chúng tôi vẫn tò mò quan sát đời sống người nông dân Đức và những ngôi nhà họ ở. Chiến tranh tới gần đưa sự hoảng loạn vào vùng hậu phương nước Đức. Chúng tôi trông thấy bọn phát xít địa phương khẩn trương sơ tán về khu vực trung tâm đất nước, và chúng tôi cũng thấy sự tổng động viên tất cả người già và trẻ em. Một lần chúng tôi trông thấy bọn lính đang áp giải những tân binh mới bị động viên, trong số đó có cả một cậu gypsy còn rất trẻ, mặc chiếc áo vét quân phục Đức choàng ra ngoài bộ quần áo dân thường.

Nhiều ngày trôi qua trong cuộc hành trình. Nhưng một lần chúng tôi bị đánh thức bởi những dấu hiệu khác lạ vào giữa đêm khuya. Cửa nhà kho nơi chúng tôi đang nằm không bị khóa, và ở xung quanh lính gác hoàn toàn biến mất. Tất cả chúng tôi đều đứng lên vì kích động. Điều này có nghĩa gì? Chúng tôi phải làm gì đây? Vài người hăng hái đòi bỏ trốn ngay lập tức! Những người khác cho rằng đây là trò khiêu khích của bọn Đức, chúng sẽ viện cớ bỏ trốn để bắn chết tất cả mọi người. Chạy trốn trên đồng trống không có rừng rậm, giữa những cộng đồng thù địch và hàng đoàn lính địch là một việc vô vọng. Sau khi thảo luận hồi lâu chúng tôi quyết định hẵng cứ chờ đợi đã. Sáng hôm sau viên đội nọ bước vào căn nhà kho của chúng tôi. Hắn nói rằng đám lính gác bị chuyển lên mặt trận, trong khi chính hắn đứng ra bảo đảm với cấp trên là chúng tôi sẽ không trốn chạy. Hắn cũng nói rằng từ giờ phút này hắn sẽ là người gác duy nhất. Tới lúc sáng rõ, chúng tôi ra ngoài sắp hàng lại. Tên đội đi đằng trước, chúng tôi theo sau, và tất cả cùng hành quân về phía đông. Các ngả đường đều kẹt cứng các đơn vị hậu cần và dự bị của Đức đang rút lui. Lính Đức thuộc các đơn vị ấy hét với theo tên lính canh của chúng tôi: “Việc quái gì mà mày phải áp giải chúng nó đi như vậy? Bắn sạch chúng nó đi, trước khi chúng nó kịp bắn vào chúng ta!” Tay lính canh của chúng tôi cứ giả vờ như không nghe gì hết. Mọi người hỏi tôi xem bọn Đức đang la hét điều gì. Tôi không muốn làm họ lo lắng thêm nên trả lời: "Ồ, không có gì đâu, chỉ là trò chuyện vớ vẩn thôi, đừng để ý đến".

Đột nhiên một nỗi sợ hãi lan đi trong khắp cái khối người ngựa và xe cộ đang rút lui ấy. Tiếng súng, sự hỗn loạn và tháo chạy vẫn tiếp tục. Chúng tôi tìm cách vượt qua đám đông đó và tiến xa hơn trên con đường. Rồi chúng tôi dừng lại ở một khoảng rừng nhỏ. Tên lính gác của chúng tôi đã hoàn toàn mất phương hướng. Để trả lời cho câu hỏi của tôi xem hắn định dẫn chúng tôi đi đâu, hắn đáp: “Tôi chỉ là một cai đội, còn tất cả các anh đều là sĩ quan, vậy các anh tự quyết định đi!” Từ lúc đó, giữa tên gác và chúng tôi có một sự thỏa hiệp ngầm, cùng đóng giả sao cho có vẻ như chúng tôi vẫn là những tù nhân. Sau khi tham khảo ý kiến, chúng tôi quyết định đi tới một ngôi làng nhỏ, cách xa đường lớn và dừng ở đó chờ người Mỹ tới. Tay lính gác đích thân đi tìm giúp chúng tôi một ngôi làng như thế. Đấy là làng Stetten. Chúng tôi trú trong nhà kho của một nông dân giàu có. Ở đấy có một hầm chứa khoai tây nằm dưới căn nhà kho. Người Đức chủ của cái kho im lặng, không phản đối việc chúng tôi chiếm đóng tài sản của anh ta. Có lẽ anh ta sợ chúng tôi. Viên đội của chúng tôi có lẽ cũng trở nên sợ chúng tôi hơn, dù chúng tôi luôn tỏ ra rất biết điều với anh ta. Anh ta trốn trong một căn nhà trên phố và không ló mặt ra ngoài nữa. Chúng tôi sống như thế trong suốt nhiều ngày, cắt người canh gác ban đêm để tránh bị bất ngờ trước bất cứ tình huống nào xảy ra. Chúng tôi luộc khoai tây lấy trong hầm nhà bằng một cái nồi. Vài người trong chúng tôi đi vòng quanh làng và cưa cây rồi bổ củi cho nông dân để đổi lấy những thức ăn khác.

Lính Đức, bọn cảnh binh cùng chó canh, những thường dân (có lẽ là các thành viên của Đảng Quốc xã) và thậm chí là vài tên lính đi lẻ lục đục rút qua trước mặt chúng tôi theo con đường làng. Đôi khi bọn lính Đức có bước vào cái nhà kho của chúng tôi để ở lại qua đêm hay để nghỉ chân. Tôi cũng nói chuyện với chúng. Hầu hết chúng đều đã đào ngũ và ngang nhiên nói về thất bại của nước Đức. Vài tên trong bọn chúng hy vọng rằng vào ngày 20 tháng Tư, ngày sinh nhật của Hitler, một hiệp định hòa bình sẽ được ký kết. Chúng cũng nói rằng những đơn vị chặn hậu đặc biệt được thành lập từ những binh lính của Vlasov, chúng hành quyết tất cả những binh lính rút chạy và những người tụt hậu lạc đơn vị. “Nếu không có bọn đồng hương của chúng mày thì chúng tao đã thôi đánh nhau từ lâu rồi.” Chúng cũng cảnh báo chúng tôi rằng bọn Vlasov là những đứa rút lui cuối cùng và bắn chết tất cả mọi người, thậm chí cả tù binh Nga. “Cho nên hãy cẩn thận với đám đồng hương của chúng mày đấy.” Sẽ là thật đáng buồn lúc này nếu phải chết dưới tay lũ kẻ cướp đó, khi giờ giải phóng đã gần kề. Chúng tôi quyết định sẽ trốn vào trong một hầm chứa bê tông chờ cho bọn Đức rút đi.

Suốt đêm ngày 25 tháng Tư năm 1945 chúng tôi hoàn toàn không ngủ. Dựa theo tiếng pháo và tiếng đại liên nổ thì chiến trận đang diễn ra ở rất gần. Nhiều lính Đức đang say chếnh choáng đi vào cái nhà kho của chúng tôi. Tôi nghe tiếng chúng bảo rằng phải chuồn đi càng nhanh càng tốt. Một tên lính Đức trông thấy chúng tôi và hỏi đồng bọn của hắn: “Chúng ta phải làm gì với lũ lợn Nga này bây giờ? Chẳng lẽ chúng ta lại bỏ mặc chúng thế kia? Tao sẽ ném một quả lựu đạn vào đấy”. May thay, một tên Đức khác phản đối: “Đừng làm vậy, đã có quá nhiều máu đổ ra rồi”. Tranh cãi với nhau một hồi, chúng bỏ đi. Tôi nhận ra đó là những tên lính Đức cuối cùng rút lui, và bọn Vlasov sẽ có thể xuất hiện vào bất cứ lúc nào. Tôi hét: “Các đồng chí, đã tới lúc phải rút xuống hầm thôi!” Tấùt cả mọi người đều chạy nhanh xuống hầm kho bằng bê tông.

Chúng tôi đã sẵn sàng chờ lũ cướp ấy đến bất cứ lúc nào, chúng tôi cho rằng chúng sẽ bắn chết chúng tôi hay ném lựu đạn vào trong hầm chứa. Chúng tôi ước gì mình có vũ khí trong tay. Chỉ cần hai hay ba khẩu súng có kèm đạn dược. Khi đó chúng tôi sẽ không lẩn trốn nữa mà sẵn sàng đón tiếp lũ phản bội kia thật cẩn thận. Nhưng chúng tôi chẳng có gì trong tay cả. Nhiều giờ trôi qua trong căng thẳng chờ đợi, trong thời gian đó chúng tôi cảm thấy mình như đang lơ lửng giữa sống và chết vậy. Đám cháy bên ngoài tắt dần, và cuối cùng bình minh đã đến.

Một người trong bọn tôi cẩn thận luồn ra ngoài cái sân để xem điều gì đang xảy ra bên ngoài. Lập tức anh quay lại hét lên đầy vui sướng: “Người Mỹ đang ở đây, chúng ta được tự do rồi !” Tất cả chúng tôi đều chạy ùa ra ngoài. Những người lính mặc quân phục màu xanh lá cây nhạt, trông như thể những bộ đồ thể thao, đang đứng trên đường phố. Vài người trong bọn họ là da trắng, vài người khác da đen. Chúng tôi chạy tới chỗ họ, lắc tay họ, nói những lời cảm ơn với họ. Không ai trong chúng tôi biết tiếng Anh, còn những người đã giải phóng chúng tôi lại không nói được tiếng Nga, nhưng chúng tôi hiểu nhau rất rõ. Những người Mỹ cười rạng rỡ, miệng nói: “Rasen, rasen - Russian, Russian!”, tặng chúng tôi thịt hộp, sôcôla và thuốc lá. Đấy là vào 5 giờ 30, buổi sáng ngày 25 tháng Tư năm 1945. Thật hạnh phúc làm sao !

[1]

Tổ chức dân quân có nguồn gốc từ thời cổ, được thành lập mỗi khi tổ quốc lâm nguy. - ND

[2]

Áo tunic: áo quân phục cổ chui của Hồng quân - ND

[3]

Nền giáo dục Liên Xô sử dụng hệ phổ thông 10 năm - ND

[4]

Từ thời Thế chiến I (1914-1918) – ND

[5]

Năm 1942, tác giả được sơ tán qua bên kia hồ Ladoga. – ND

[6]

Đây là loại máy quay đĩa kiểu có gắn ống loa – ND

[7]

Thời đấy vẫn còn được gọi là Đảng Cộng sản Bolshevik Toàn Nga

[8]

Sovkhoz – sovetski kalkhoz : nông trường quốc doanh Xôviết – ND

[9]

Nguyên văn : frontovik – ND

[10]

Mặc dù nghe có vẻ lạ, nhưng một tên hiệu lòng thòng như vậy đối với đơn vị Hồng quân không có gì lạ. Mọi tước hiệu danh dự cần phải đi cùng với nhau, do đó làm cho tên chính thức của một đơn vị dài lê thê. Nó cũng nói lên uy tín của đơn vị: tên càng dài, đơn vị càng vẻ vang. Do đó, mặc dù được biết dưới tên Kỵ binh Cận vệ số 5, tên đầy đủ của đơn vị năm 1945 là Sư đoàn Kỵ binh Cận vệ Cờ đỏ Huân chương Lenin Huân chương Suvorov hạng 2 Bessarabiya-Tannenberg Kotovski.

[11]

Trung tướng A. A. Vlasov (1901-1946) là kẻ phản bội cao cấp nhất của Hồng quân trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại. Sau khi đầu hàng quân Đức năm 1942, y đã chấp thuận hợp tác với quân Đức, sau đó thành lập “Quân đoàn Giải phóng Nga” (ROA) bao gồm những tù binh chiến tranh. Vlasov cuối cùng bị Hồng quân bắt, kết án và xử treo cổ.

[12]

Tức mũ ca lô-ND

[13]

Các linh mục Thiên chúa giáo La Mã phải từ bỏ hôn nhân và không được quan hệ luyến ái sau khi nhận Lễ Truyền chức – ND

[14]

Ngày nay là thành phố Gdansk – ND

[15]

Leba từng thuộc về Đông Phổ, vùng này nguyên là vùng sinh sống của người Slav. Thị trấn Leba là một cảng cá cổ và khu nghỉ dưỡng ven biển. Ngày nay Leba  thuộc lãnh thổ Ba Lan. - ND

[16]

“Nói được tiếng Đức chứ?” “Rất tệ” – ND

[17]

Rượu vodka chuẩn có 40 % độ cồn – ND

[18]

Một loại vũ khí chống tăng vác vai rất uy lực do người Đức phát triển trong Thế chiến II - ND

[19]

Volkssturm dịch sát nghĩa là “cơn bão nhân dân”, tổ chức dân quân vũ trang này bao gồm đàn ông từ mười sáu tới sáu mươi tuổi, được thành lập ngày 18 tháng Mười 1944 theo mệnh lệnh của Hitler - ND

[20]

Tiếng Đức: Cám ơn, tốt - ND

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: