Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

BÊN TRONG HỘI TAM ĐIỂM (Inside the Masons)


BÊN TRONG HỘI TAM ĐIỂM

(Inside the Masons)

 

(U.S. News and World Report – Septembe r 2005)

     Năm 1820 được coi như thời điểm thuận lợi cho hội thân hữu Tam Điểm và cho nước Mỹ trẻ trung. Không phải là nhờ nhiều thành viên nổi tiếng của thế hệ khai quốc - gồm các ngài George Washington, Benjamin Franklin, và 13 vị khác trong tổng số 39 người đã ký tên dưới bản Hiến Pháp Mỹ. Nhưng là vì sự phát triển mau chóng của nền cộng hòa và hội thân hữu ấy có nhiều lý tưởng chung. Nền cộng hòa Mỹ có nhiều giá trị giống như của hội Tam Điểm: một quan tâm về đức tính công dân văn minh cao, một sự học hỏi và tiến bộ, và nhất là một quan điểm rộng rãi bao dung về các tôn giáo. Thật vậy, Steven Bullock, một sử gia của Viện Worcester Polytechnic Institute, và là một học giả hàng đầu chuyên về hội thân hữu Tam Điểm ở Mỹ đã viết :’Những người Tam Điểm đã  mang lại cho nước Mỹ trẻ trung một biểu tượng căn bản.’

     Không phải vì vô cớ những cái com-pa (Compass) thước thợ (Square) và những biểu tượng khác liên hệ đến Tam Điểm đã được trang trí khắp nơi, ngay trên các đồ trang sức, bàn ghế hay giường tủ của những người Tam Điểm hoặc luôn cả những người không phải là Tam Điểm nữa. Cũng chẳng phải là vô lý khi một số lớn người Mỹ - đã lầm tưởng nhưng không hẳn là đã sai – khi nghĩ rằng Huy Hiệu của nước Mỹ có những biểu tượng của Tam Đểm. Đó là sự đóng góp và trách nhiệm của hội ấy là để cho dân chúng thấy ảnh hưởng bao trùm của Tam Điểm ở ngay cả những nơi không là lãnh vực của hội.

     Kể từ cuộc Cách Mạng khai quốc, người Tam Điểm đã trở thành những người đóng góp bán chính thức cho nền văn hoá Mỹ. Họ mặc những tấm khăn choàng và mang những chiếc bay của nghề xây cất của họ - vì thật ra những người Tam điểm đầu tiên là những người làm nghề xây cất - họ thường đặt nền móng cho những dinh thự quan trọng của chính phủ hay những nhà thờ, và tham gia tích cực trong các cuộc diễn hành hay các buổi lễ công cộng. Khi vị đại lão Lafayette thăm viếng nước Mỹ vào năm 1824 – 25, những thành viên của hội Tam Điểm lúc đó được quen gọi là ‘craft’ (người thợ xây dựng)  thường hay mời ông đến trú ngụ tại trụ sở Tam Điểm địa phương của họ. Chuyến du hành của Lafyette đã giúp gia tăng số hội viên Tam Điểm từ 16,000 người của năm 1800 lên đến 80,000 người vào năm 1822, nghĩa là chiếm độ 5% tổng số nam công dân Mỹ lúc đó.

     Vì sao điều được coi là thời vàng son  rồi lại trở thành thời suy tàn ngay của hội Tam Điểm? Một phần của câu trả lời lý do có sự phân hóa sau chuyến viếng thăm của ngài Lafayette được sử gia Mark Tabbert và cũng là người trông coi viện bảo tàng National Heritage Museum ở Lexington, Mass., trong cuốn sách mới xuất bản của ông là American Freemasons: Three Centuries of Building Communities (Những người Tam Điểm Mỹ và ba thế kỷ xây dựng những cộng đồng) như sau: Đối với nhiều công dân, sự lộ liễu mến phục một người ngoại quốc đã gây ra một sự đố kỵ vào một thứ gì như vượt trội ở bên ngoài và không tránh được mang một mầu sắc mưu toan. Tabbert viết: ‘Hiển nhiên sự thể đã làm tăng lên sự nghi ngờ đối với những người Tam Điểm như có một âm mưu quốc tế và là (nhắc đến) gốc rễ của thời cách mạng cũ.’

     Không quá bí mật: Không phải ở thời kỳ đầu mà Tam Điểm mới bị nghi ngờ. Từ khi khai sanh như một phong trào vào lúc đầu của thế kỷ 18, ở Luân Đôn, kể từ đó cho đến nay nó vẫn là đối tượng cho một sự tò mò và một sự ngờ vực lớn. Với những nghi thức chi ly tỷ mỷ, sự liên hệ của họ với cả những minh triết cổ và hiện nay của khoa học và lý luận cùng với một sự tuyển chọn giới hạn hội viên (người gia nhập phải xin, chịu sự cứu xét lý lịch rồi sau đó mới được bỏ phiếu thâu nhận). Hội thân hữu Tam Điểm đã chứng tỏ hầu như là những người làm ra những mưu đồ hay là những người tính toán làm tiền bằng cách phơi bầy ra sự tưởng tượng về những sự bí mật

hay những tham vọng kín của Tam Điểm.

     Cứ theo như Tam Điểm Benjnamin Franklin một lần đã nói rằng ‘bí mật lớn’ của Tam Điểm thật ra là chẳng có bí mật gì hết cả. Nhưng những ai nói khác, gồm cả tiểu thuyết gia Dan Brown của sách Da Vinci Code, nổi tiếng nhờ cuốn chuyện The Solomon Key, ít khi nào thiếu giới độc giả cả tin đón nhận.

     Chuyện thật của Tam Điểm có thể có tranh luận lý thú hơn là những chuyện được thêu dệt quanh nó. Nhưng lịch sử ấy ít ra cũng là một phần của nhiều phóng bút diễn tả cường điệu. Đúng thế, những thực hiện cụ thể của Tam Điểm, trong sứ mệnh đào tạo những công dân vững chắc, những hệ thống xã hội làm nền tảng và hàn gắn những phân hóa xã hội, hay yểm trợ những công trình nhân đạo - là sự nổi bật trong những nỗ lực của quá khứ đã sỉ nhục nó hay tệ hơn nữa là đã muốn tìm cách giải tán hủy diệt nó.

     Nỗ lực đó bùng lên thành một phong trào xã hội và chính trị lớn trong xã hội Mỹ không đầy hai năm sau chuyến viếng thăm thành công của Lafayette; nhưng nỗ lực ấy đã gây ra một sự đồi tệ do ghen tức quá đáng của một số hội viên ở Nữ ước. Vào mùa hè 1826, ở thành phố phía bắc tiểu bang là Batavia, một người thường, tên là William Morgan tự nhận là hội viên Tam Điểm, đã tiết lộ ý đồ sẽ xuất bản một cuốn sách viết về những bí mật thâm cung của những tổ Tam Điểm cao cấp, thuộc nhóm Royal Arch, về tội đã ngăn cản chống đối việc trở thành hội viên của y. Hai lần bị bắt vì tội đã vu khống Tam Điểm, kẻ tự nhận sẽ khui ra ánh sáng bí mật Tam Điểm đã bị bắt cóc và hoặc đã trốn ra ngoại quốc hoặc đã bị giết chết. Trong một sách của Bullock tên là Revolutionary Brotherhood: Freemasons and the Transformation of the American Social Order 1730-1840, thì vụ nói trên chỉ có một số nhỏ nghi can bị kết án nhẹ.’ Đối với số lớn người Mỹ vốn không ưa quyền lực của Tam Điểm, điều đó đã cho thấy như là nhờ Tam Điểm nên kẻ sát nhân đã khỏi phải đền tội.  Đối với số người Mỹ như thế, mọi điều mà các nhà giảng phúc âm nổi tiếng là khi họ nhận là hữu thần hay tin vào một thượng đế ‘tự nhiên nào đó’ hay là những đồng bóng gọi hồn - việc thoát khỏi tù tội cho thấy rõ ràng là một việc bất chính.

     ‘Những ủy ban bảo vệ Morgan’ đã được thành lập để đi tìm sự thật của tội ác và là một phong trào ở khắp tiểu bang rồi lan ra khắp nước để trở thành một Đảng Chống Tam Điểm nhằm tận diệt nó.  Pennsylvania và Vermont đã bầu cho ứng cử viên thống đốc chống Tam Điểm, và ứng cử viên tổng thống William Wirt, ra ứng cử năm 1832 trong liên danh của đảng chống Tam Đỉểm đã được phiếu của cử tri đoàn bang Vermont và 8% phiếu bầu của cử tri toàn quốc.

     Đảng ấy biến mất khi Đảng Dân chủ và Cộng hòa gia tăng nỗ lực của hai đảng ấy để chi phối sân khấu chính trị quốc gia. Nhưng thêm vào làm mẫu mực cho một tương lai nước Mỹ của những phong trào nhắm vào một vấn đề như xóa bỏ nô lệ, hay nhóm ôn hòa giống đảng Green ngày nay, và phong trào chống Tam Điểm suýt nữa đã đưa Tam Điểm vào chỗ bị hủy diệt.  Bang Nữ ước vào giữa năm 1820 có 500 chi hội Tam Điểm, nhưng chỉ có 26 chi hội cử được đại diện đi họp đại hội được tổ chức vào năm 1837. Trong khi đó cùng năm ấy hai phần ba những chi hội thuộc bang Indiana đã đóng cửa. Cuối năm 1830, Tam Điểm đã dần dần hồi phục, nhưng theo Bullock, thì Tam Điểm không đạt tới được cao điểm xứng đáng của nó như trước kia.

     Vì sao Tam Điểm đã đạt được cao điểm trong đời sống công cộng, rồi lại bị rơi vào thất sủng là chuyện bắt đầu từ Scotland và ở nước Anh. Truyền xuống từ những nghệ nhân thời trung cổ những chi hội của nước Anh từ thế kỷ 17 đã có những thành phần nắm giữ ưu thế thường là các chủ nhân ông, những quý tộc, miễn sao họ trung thành với hoàng gia và với Chúa. Những hội viên được chấp nhận do sự thu hút của tình xã giao thân hữu (tiêu biểu là sự gặp gỡ nhau ở các tửu điếm qua những nghi thức và bằng những dấu hiệu riêng) là cách của họ để giữ được sự bí mật. Sự ràng buộc của Tam Điểm với khoa kiến trúc cổ, với hình học, và với những nghệ thuật cơ bản và những khoa học đã nâng cao trình độ con người trong hội và bắt kịp đà phát triển của khoa học thực nghiệm tân tiến.

     Những kẻ đi tìm sự khôn ngoan. Số hội viên được thu nhận đã nắm ưu thế trong các chi hội Tam Điểm, đa số là thành phần của hội Khoa Học hoàng gia Anh quốc, mục tiêu của hội đã chuyển sang triết học, và những khám phá về những liên hệ giữa những luật thiên nhiên mới được khám phá và những nền văn minh thời xưa. Tabbert viết :’Họ học những khoa kiến trúc cổ của Hy Lạp và La Mã nhằm tìm chìa khóa khám phá những sự thật bị mất của những nền văn minh cũ. Thật thế, gia phả thần thoại lớn của Tam Điểm là thường cho đền thờ Solomon đã xây lên ở Giê-ru-sa-lem năm 967 trước công nguyên là một nơi nổi tiếng của truyền thống Tam Điểm. Những kiến trúc khác nhau của đền thờ và chuyện về người xây cất đền thờ là Hiram Abiff, đã trở thành biểu tượng cốt lõi cũng như nghi lễ lúc gia nhập của thân hữu Tam Điểm.

     Ở Mỹ, Tam Điểm được đón nhận nồng nhiệt bởi giai tầng quý phái và những nghệ nhân và doanh thương là những người bị thu hút bởi giai tầng nói trên. Như người Tô Cách Lan James Anderson, một mục sư phái Tin Lành Prestyberian, viết trong sách Constitutions of the Freemasons, năm 1723, là tư liệu đầu tiên về một trụ sở hội Tam Điểm rằng :’Tam Điểm khuyến khích những phong trào xã hội gồm những thành phần ưu tú bằng sự giáo dục, bằng tu luyện tâm tánh và đề cao danh dự, tương thân tương ái, hợp quần kết bạn, và sự khoan dung đối với những khác biệt tôn giáo (Hội viên được trông mong tôn trọng những niềm tin của mọi người và tin vào một thượng đế nhân từ), không đặc biệt quan tâm đến tư tưởng riêng của bất cứ ai’.

     Bực thang xã hội: Ngay thời Cách Mạng, những người có tư cách, tài năng và tham vọng đã dùng Tam Điểm như bậc thang thăng tiến trong xã hội. Trước khi nổi tiếng, Paul Revere đã là một người làm nghề kim hoàn, là người của hội Tam Điểm trứ danh. Một người Mỹ da mầu, Prince Hall, chủ một tiệm thuộc da, đã khôn khéo lượng định giá trị của Tam Điểm. Năm 1774, ông và 14 người bạn của ông đã nhận nghi thức gia nhập Tam Điểm của một chi hội Tam Điểm quân sự Anh. Sau đó Hall và một số bạn tách ra thành lập một chi hội riêng trong thời kỳ Cách Mạng. Danh hiệu Tam Điểm Prince Hall, như được vinh danh sau khi ông chết năm 1807, đã phát triển sang các bang Rhode Island, Pennsylvania và những nơi khác và trở thành giới lãnh đạo của người Mỹ da mầu được thử thách và có sức mạnh, cùng một lúc cũng đã tương thân bác ái và nâng đỡ các cộng đồng da mầu. Dù, người Mỹ da mầu được gia nhầp bất cứ chi hội Tam Điểm nào, nhưng chi hội của Hall vẫn cách biệt và sống động – thành một truyền thống Tam Điểm riêng.

     Sau cách Mạng, những Tam Điểm Mỹ buộc lòng phải cắt đứt liên hệ với các hội Luân Đôn, (Tam Điểm quan niệm sự ràng buộc với nhau vượt ra khỏi ảnh hưởng chính trị) các hội Tam Điểm Mỹ lớn trở thành các bang hội lan tràn vào nội địa, khuyến khích thương mại và những liên kết khác giữa những thành thị ven biển và những vùng biên cương luôn luôn nới rộng.

     S.Brent Morris, một học giả về Tam Điểm và là chủ báo Scotish Rite Journal nói Tam Điểm Mỹ là một tiến trình luôn luôn đổi mới. Từ năm 1790 đến 1820, Tam Điểm trẻ trung Mỹ đã nhập cảng hai hệ thống Tam Điểm mới là Tam Điểm York Rite, theo truyền thống Anh và Tam Điểm Scotish Rite, theo truyền thống Pháp. Phái York Rite và phái Scotish Rite khuyến khích nhiều tu luyện về đạo đức, trong khi vẫn cổ động nhiều ý tưởng phóng túng về nguồn gốc của Tam Điểm (Một tác động có ảnh hưởng nhất là huyền thoại nguồn gốc của Tam Điểm là các Hiệp Sĩ Đồng Đền (Knights Templar) thời trung cổ, một dòng tu  Công Giáo La Mã bị thất sủng, sau đó đã bị tiêu vong hẳn vào những năm 1300). Những nghi thức tỷ mỷ và huyền bí của Tam Điểm đã thu hút thêm hội viên nhưng cũmg gây ra nhiều phê phán rằng Tam Điểm là tổ chức của các thành phần được ưu đãi và có quá nhiều bí ẩn khiến nên khó có thể được tin cậy.

     Phục hồi lại trước những chiến dịch tấn công, Tam Điểm đã chấp nhận nhiều hình thức khiêm nhượng hơn. Không còn những hội họp trong các tửu quán ồn ào và không còn nữa những vụ nâng ly mời rượu náo động khiến cho bọn giảng phúc âm thấy nhột, thấy bực mình. William Moore, một sử gia của Đại Học North Carolina-Willington và là tác giả của sách sắp phát hành Masonic Temples: Freemasonry, Ritual Architecture, and Masculine Architypes. Những sách Tam Điểm phát hành (sau này) chẳng khác gì sách kinh bổn dậy trường chủ nhật (Sunday school) hay những hình vẽ của Kinh Thánh thời nữ hoàng Victoria. Tam Điểm bắt đầu mở rộng công tác từ thiện vào các cộng đồng lớn thay vì chỉ lo cho những thân hữu Tam Điểm hay gia đình họ. Một phần để làm vơi đi những chỉ trích của phụ nữ, Tam Điểm đã dàn dựng ra hội Eastern Star và một số chi hội phụ thuộc để nhận phụ nữ tham gia. Nhưng theo Morris ngày nay Tam Điểm vẫn chỉ dành độc quyền cho đàn ông, dù một số chi hội đã có những điều lệ để có một số nhóm hội viên nam nữ.

     Sau cuộc nội chiến và thời kỳ vàng son tiếp theo những năm 1870, Tam Điểm lại cải tổ, và trở thành khuôn thước cho hơn 300 chi hội trong suốt thời gian 50 năm. Trong khoảng thời kỳ vàng son này, Tam Điểm và những hội như Old Fellows và Knights of Pythias đã trở thành một vùng trái độn giữa một nền kinh tế khắt khe và một xã hội phức tạp. Tăng cường công tác của họ trong những việc từ thiện, gồm những sự yểm trợ cho nhà thương và trường học, Tam Điểm đã pha trộn được sự sống động vào những sự cứu trợ, và khai sinh ra hội Nobles of the Mystic Shrine vào năm 1870. Dành cho những Tam Điểm đã hoàn tất những nghi thức của phái Yorkhay Scotish Rites, những hội viên đã trở thành những người thành đạt về nhiều mặt được vị nể hơn những tiêu chuẩn lý tưởng cũ như danh dự và tư cách. Những hội viên của nhóm Shrine tìm thấy sự hân hoan khi quyên tiền cho bệnh viện, và xây cất hoàng tráng những đền thờ của hội Shrine. 

     Mưu chước ma quỷ. Dù đã có những việc làm tốt, song những huyền thoại về những việc mờ ám vẫn ám ảnh Tam Điểm. Vào cuối thập niên 1880, một nhà văn người Pháp quỷ quyệt có bút hiệu là Leo Taxil muốn kiếm chuyện bằng cách khai thác sự sợ hãi của Công Giáo La Mã với Tam Điểm. Ông khoác lác sẽ phơi bầy ra sự thật lớn nhất của Tam Điểm mà chỉ giới cao cấp nhất của Tam Điểm mới biết được thôi: Tam Điểm là một đạo thờ quỷ Lucifer. Dẫu năm 1897 Taxil đã thú nhận tố cáo của ông là một mưu chước quỷ quyệt, nhưng việc ma mãnh đó của ông vẫn được khai thác để tấn công vào Tam Điểm, như là những sách viết ra của Pat Robertson tựa là New World Order.

     Nhưng thách đó lớn nhất với Tam Điểm không phải là sự ngờ vực về những mưu đồ phóng túng của nó.

     Tam Điểm đúng ra đã nhằm vào đối tượng xã hội bao la, và có số hội viên lên tới hàng triệu, hơn là chú tâm nhiều vào những hội đoàn của thế kỷ sôi động 20 như các hội Kiwanis hay hội Rotary. Vậy mà Tam Điểm cũng được một thời huy hoàng. Sau cuộc chiến, Tam Điển nhận ra, như Tabbert viết, cơ hội tốt đã đến với nó giữa thời Kinh Tế Suy Sụp và Thế Chiến II. Tam Điểm đã được đón nhận nồng nhiệt hơn là vào những năm 1929. Giữa 1945 và 1960, từ số hội viên là 2 triệu 8, Tam Điểm đã vọt lên 4 triệu.

Từ cao điểm đó, Tam Điểm bị mất đi hơn một nửa con số hội viên Với con số người Mỹ gia tăng bỏ thời giờ trong việc riêng như coi truyền hình rất nhiều -  hội họp mỗi tháng hay chu toàn những việc thiện nguyện coi như quá diệu vợt của đời sống hội viên. Nhưng theo Morris, những năm gần đây Tam Điểm đã có sự ổn định. Sử gia Morris đã giải thích như sau : Với số người nghỉ hưu gia tăng của dân Mỹ, những chi hội Tam Điểm đã có nhiều người có thời giờ rảnh hơn gia nhập hội, hơn số người chưa nghỉ hưu còn bận làm việc để có thể vào hội. Rồi mấy ai ngờ được, khi những người có tuổi, sẽ có thể mời gọi những ngườ trẻ hơn họ trở lại với hội Tam Điểm.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #koh