Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

hoi nhap

14.   Nêu khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế và lộ trình Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế.

-          KN: là quá trình chủ động gắn kết nền kinh tế & thị trường của từng nước với kinh tế khu vực & thế giới thông qua các nỗ lực tự do hóa & mở cửa trên các cấp độ đơn phương, song phương & đa phương.

-          Lộ trình:            + 28/7/1995: gia nhập ASEAN

·         Nop don gia nhap wto

                                 + 1996: gia nhập AFTA + ki vs EU

 Tham gia vào các khu vực thương mại tự do – FTA khác (EU, Ấn Độ, Mỹ, Hàn Quốc, Úc,…)

·         3/1996, VN trở thành 1 trong 26 nước thành viên sáng lập ASEM

·         24-25/11/1998, gia nhập APEC

·         7/2000: vn-mi ki hiep dinh thuong mai song phuong

2002: Tham gia khu vực thương mại tự do ASEAN – TQ (ACFTA)

2006: Tham gia khu vực thương mại tự do ASEAN – HQ(AKFTA)

11/1/2007, gia nhập WTO

2008 : AJFTA

Ki EPA : Hiep dinh doi tac kinh te voi Japan

Den nay: co quan he vs hon 170 qja va vung lanh tho ; tham ja 8 FTA( thuoc khu vuc ASEAN) ; Dang dam phan tham gia TPP( hiep dinh tu do thuowng mai xuyen Thai binh duong) + ki FTA vs CA

15.   Trình bày những cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

- Cơ hội:            + Khắc phục tình trạng bị phân biệt đối xử trong buôn bán quốc tế

                           + Tạo điều kiện mở rộng thị phần quốc tế cho các sản phẩm Việt Nam và thúc đẩy thương mại phát triển. Tận dụng cơ hội từ nhập khẩu (lựa chọn hàng hóa có kỹ thuật cao, công nghệ tiên tiến à nhanh chóng phát triển các ngành có công nghệ cao, ngành mũi nhọn, nhanh chóng đuổi kịp các nước phát triển trên thế giới)

                           + Có lợi từ việc cải thiện hệ thống giải quyết tranh chấp khi có quan hệ với các cường quốc thương mại chính. Cải thiện vị trí của mình trong các cuộc đàm phán thương mại, có điều kiện tiếp cận các quy tắc công bằng và hiệu quả để giải quyết các tranh chấp thương mại. Nhận được một số ưu đãi đặc biệt như được miễn trừ sự ngăn cấm trợ cấp xuất khẩu.

                           + Loại bỏ dần những bất hợp lý thương mại, thúc đẩy cải thiện hệ thống kinh tế và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ hệ thống kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường.

                           + Có điều kiện thu hút vốn, kinh nghiệm quản lý và công nghệ mới… của nước ngoài.

                           + Nâng cao khả năng cạnh tranh và tính hiệu quả trong nền kinh tế, Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp Việt Nam.

- Thách thức:    + Cạnh tranh trở nên quyết liệt hơn, gây sức ép không nhỏ đối với nhiều doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp đã quen với sự trợ giúp của Nhà nước, những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính và công nghệ yếu kém mà tình trạng này lại khá phổ biến ở doanh nghiệp nước ta.

                           +  Tiềm ẩn nhiều rủi ro, cả về mặt xã hội à phải tạo dựng được môi trường để quá trình chuyển dịch cơ cấu và bố trí lại nguồn lực diễn ra một cách suôn sẻ, với chi phí thấp.

                           + Yêu cầu hết sức cấp bách cho việc bổ sung và hoàn thiện thể chế.

                           + Làm bộc lộ nhiều bất cập của nền hành chính quốc gia.

                           + Cần phải có một đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước và đội ngũ doanh nhân đủ mạnh. Đây cũng là một thách thức to lớn đối với Việt Nam do phần đông cán bộ của ta còn bị hạn chế về kinh nghiệm điều hành nền kinh tế mở, có sự tham gia của yếu tố nước ngoài. Nếu không có sự chuẩn bị phù hợp, thách thức này sẽ chuyển thành những khó khăn dài hạn rất khó khắc phục.

                           + Những cái xấu du nhập vào, đòi hỏi các cấp lãnh đạo, quản lý và mọi người dân phải nâng cao bản lĩnh chính trị, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc nhằm nâng cao sức đề kháng, chống lại sự tha hóa, biến chất, chống lại lối sống hưởng thụ, tự do tư sản…

16.    Nêu khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế và những cam kết (nghĩa vụ) đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

-          KN: là quá trình chủ động gắn kết nền kinh tế & thị trường của từng nước với kinh tế khu vực & thế giới thông qua các nỗ lực tự do hóa & mở cửa trên các cấp độ đơn phương, song phương & đa phương.

-          Cam kết (nghĩa vụ) đối với VN trong quá trình hội  nhập  kinh tế quốc tế:

            + Tiến hành rộng rãi công tác tư tưởng, tuyên truyền, giải thích về hội nhập kinh tế quốc tế

            + Xây dựng chiến lược tổng thể về hội nhập với một lộ trình cụ thể

            + Chủ động và khẩn trương trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới công nghệ và trình độ quản lý

+ Tiến trình điều tra, phân loại, đánh giá khả năng cạnh tranh của từng sản phẩm, từng dịch vụ, từng doanh nghiệp, từng địa phương để có biện pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả và tăng cường khả năng cạnh tranh

+ Quan tâm tranh thủ những tiến bộ mới của khoa học, công nghệ; không nhập khẩu những công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường.

+ Tạo lập đồng bộ cơ chế quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

+ Có kế hoạch cụ thể đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực, có chính sách thu hút, bảo vệ và sử dụng nhân tài

+ Kết hợp chặt chẽ hoạt động chính trị đối ngoại với kinh tế đối ngoại

+ Gắn kết chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế với nhiệm vụ củng cố an ninh quốc phòng

+ Kiện toàn ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế

+ Tăng cường đổi mới kinh tế trong nước và vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước

+ Cải thiện chính sách đầu tư gắn với điều chỉnh cơ cấu kinh tế

+ Đẩy mạnh cải cách các doanh nghiệp nhà nước theo hướng nâng cao tính chủ động, hiệu quả và khả năng cạnh tranh

+ Giải quyết vấn đề mất việc làm và thay đổi ngành nghề của người lao động

+ Tăng cường cải cách hành chính

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: