Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

liet truyen

Lyubov Kuzminichna Pakhomova

Tháng Sáu năm 1941. Tôi vừa thi xong bài kiểm tra cuối cùng của năm học đầu tại học viện. Vui không tưởng tượng được, biết bao mơ mộng và hy vọng. Và đột nhiên - chiến tranh bắt đầu! Tựa như mọi thứ đều cháy trụi : cuộc đời, hy vọng, tình yêu.

Tôi nhận được giấy nhập ngũ từ trụ sở dân ủy khu vực mình ở: tôi được chuyển trực tiếp tới bệnh viện dã chiến № 3321 ở ga Saraktash thuộc tỉnh Orenburg. Bệnh viện dã chiến này chỉ gồm có hai con ngựa kéo già ... Chúng tôi có rất ít cáng cứu thương, do vậy chúng tôi phải dùng tay để nâng chuyển những người bị thương. Chúng tôi cũng phải xách nước lấy từ giếng, tự đốt bếp lò, đun sôi nước, giặt tẩy băng gạc đẫm máu. Việc băng bó và chữa trị thương binh cứ nối tiếp không dứt. Đến đêm thì phải cân đong những khẩu phần đạm bạc: bánh mì, bơ và đường. Dành cho thương binh. Lúc đó chúng tôi đói khủng khiếp. Chúng tôi chỉ còn lại rất ít sức lực. Cái lạnh đang trùm lên chúng tôi và đuổi theo chúng tôi ở khắp nơi. Nhưng chúng tôi không hề mất tinh thần. Chúng tôi đã làm những điều gần như không thể thực hiện được, và nhờ thế cứu sống được những thương binh.

Tôi lại nhận được giấy triệu tập của dân ủy. Vào ngày 9 tháng Ba năm 1943, tôi đi đến trụ sở dân ủy tại Orenburg. Lập tức tôi được chuyển trực tiếp tới Trung đoàn bộ binh 549, Sư đoàn Cận vệ 127, Tập đoàn quân Cận vệ số 1 thuộc Phương diện quân Ukraina số 1. Đấy chính là lúc bắt đầu cuộc đời quân ngũ của tôi ngoài mặt trận. Sư đoàn tôi luôn ở thế tấn công - Donbass đang được giải phóng! Giao tranh nổ ra dữ dội, thiệt hại rất nặng nề. Khoảng năm ngàn chiến sĩ hy sinh trong trận đánh làng Dusekoe. Họ là lính bộ binh... Rất ít người sống sót nếu họ chiến đấu trong bộ binh. Cánh bộ binh... Tôi đau xót nhớ lại mình đã phải xé toạc những đôi xà cạp quấn chân khô cứng đầy máu khỏi những đôi ủng đông giá như thế nào. Nước mắt tôi lăn xuống và đầu đau nhức đến chóng mặt. Vậy mà có lệnh từ trên xuống: mau chóng hành quân 50 cây số, và ngay trên đà tiến, không chút ngừng nghỉ - tham gia trận đánh!

Trận đánh - khi ấy mọi thứ khắp quanh bạn bắt đầu bùng cháy và nổ tung. Còn tôi thì băng bó, buộc garô, rồi lôi người bị thương và vũ khí của anh ta về hậu phương càng xa càng tốt, sao cho anh ta không bị trúng thêm mảnh bom mảnh đạn nào nữa. Bởi cái sức nặng ấy mà dường như mọi thứ sống sót như bị moi khỏi mình bạn bởi một cái móc ... Khi kết thúc trận đánh, sự yên lặng sẽ diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn. Cuối cùng thì bạn vẫn còn cảm giác là mình đang sống. Tôi nhìn quanh: mặt đất bốc khói, khói đen che phủ khắp chiến trường. Và kìa, Chúa ơi! Có biết bao nhiêu người bị chết và bị thương nằm kia! Tóc tôi bắt đầu dựng đứng lên ... Tôi không thể giúp đỡ các đồng chí chiến sĩ của mình trong trận đánh này. Tới giờ tôi còn cảm thấy nỗi đau của sự bất lực ấy. Và mọi việc xảy ra như thế đó.

Quân ta bắt đầu tấn công, nhưng bị chặn lại. Rồi bốn xe tăng T-34 được đưa tới để hỗ trợ cho bộ binh. Mọi người đều thấy phấn khởi. Và đột nhiên - cả bốn đều bùng cháy: bọn phát xít đã bắn trúng xe tăng quân ta! Trong ba chiếc xe đầu không một ai bò ra. Còn duy nhất chiếc cuối cùng lăn bánh rầm rầm, chiếc xe tăng thứ tư ... Bọn Đức trút một trận bão lửa lên nó. Tôi chồm khỏi chiến hào về phía những chiếc xe tăng bốc cháy, nhưng các chiến sĩ đã chặn tôi lại và kéo xuống: đâu còn ai sống sót để mà cứu nữa ...

Tôi đã nghĩ là mình phát điên: người bạn học tốt nhất và là vị hôn phu trung úy Yevgeny Ivanovich Domeratsky đang bốc cháy trong xe tăng, còn tôi không giúp chút gì được cho anh nữa. Ngày nay tôi vẫn còn căm ghét xe tăng và không bao giờ đi dự các buổi gặp mặt cựu chiến binh tại Prokhorovka. Năm tháng trôi đi nhưng tôi vẫn nhớ trận đánh đó, máu và cái chết người bạn của tôi. Nỗi đau không bớt nguôi ngoai!

Các trung đoàn bộ binh tiếp tục giải phóng thêm nhiều làng mạc thị trấn. Tất cả chúng tôi đều căm giận tộc ác của quân phát xít: chúng tôi phải lôi những xác người bị giết khỏi các giếng nước, những xác trẻ em cháy đen, què cụt, trông giống như những cụ già; chúng tôi đem trẻ em ra khỏi nhà kho, chúng đã bị tách rời một cách tàn nhẫn khỏi vòng tay mẹ. Cánh đàn ông còn suy sụp, vậy thì hỏi sao mà tôi chịu được?... Đứng bên những xác chết đó tôi đã thề: nếu tôi may mắn còn sống, sau chiến tranh tôi sẽ chỉ làm việc cho trẻ em! ... Trung đoàn tôi bị cắt rời khỏi đường quốc lộ tới Proskurov. Ở đấy có rất nhiều khí tài và đạn dược của địch. Bọn Đức muốn dẹp một con đường để rút chạy với bất cứ giá nào. Trận đánh đổi chiều với tốc độ chóng mặt.

Đại đội cứu thương của trung đoàn (bác sĩ trưởng - thiếu tá Shmulevich) đóng tại làng Krasnopavlovka. Đằng sau ngôi làng có hai quả đồi, giữa chúng là một cái thung lũng sâu - một dải đường sắt hẹp và một chòi xây bằng gạch cho người gác đường tàu. Trung đoàn chúng tôi đào hào trên một trong hai quả đồi đó. Còn tất cả không gian bên dưới đều nằm trong tay xe tăng Đức, một số chiếc đào hầm chui dưới đất để tác xạ trực tiếp.

Một trận đánh khủng khiếp diễn ra. Suốt ba ngày đầu của cuộc tàn sát ghê rợn ấy không đem lại kết quả gì. Chỉ có vô số người chết và bị thương. Trung tá Cận vệ Trofim Iosifovich Ilchenko đã đến chiến trường để nghiên cứu tình thế. Anh ta bị trúng đạn. Tôi bò tới chỗ anh ta để băng bó, và khi tôi cầm đến túi cứu thương của mình thì trời đất như thể đổ sập lên đầu tôi ...
Khi tỉnh lại, tôi trông thấy hai người lính đánh ngựa trẻ tuổi. Họ băng bó tay tôi bằng cái gì đó, và rồi kéo tôi xuống đồi dốc tới thung lũng, đặt nằm trong đống đổ nát còn lại của cái chòi đường sắt.

Sau trận đánh tôi nhìn thấy một cảnh tượng kinh hoàng tới giờ vẫn ám ảnh tôi - chân tay và lòng ruột người vương vãi khắp nơi, hàng đống thân hình chết cứng què cụt ... Trong quãng lặng của trận đánh, chúng tôi mau chóng tổ chức vận chuyển người bị thương về hậu tuyến. Một chiếc xe ngựa nhỏ chỉ chở được hai người bị thương. Tôi ngồi bên cạnh người đánh xe. Chúng tôi tới được một ngôi nhà đã chất đầy thương binh. Tôi được đặt trên một cái giường chật hẹp bên bếp lò. Cái đau đáng nguyền rủa vẫn không dứt. Suốt ba ngày trời mà người ta vẫn chưa chuyển chúng tôi về bệnh viện, và ba ngày đó tôi khó khăn lắm mới kìm bớt rên rỉ: vết thương quả là không chịu nổi...
Cuối cùng người ta chuyển chúng tôi tới Shepetovka vào ban đêm, còn sau đó - đi xa hơn, tới Kiev. Bệnh viện đóng tại học viện bách khoa. Tại đó có những cô gái còn quá trẻ cụt mất chân và tay. Bọn họ nhìn chúng tôi đầy ghen tỵ: chúng tôi có thể đi được, chúng tôi vẫn còn tay, mặc dù chúng có bị hủy hoại...
Hàng đêm Kiev bị ném bom không thương tiếc. Các cô gái, hoàn toàn không còn khả năng di chuyển, khóc lóc và gào thét vì sự bất lực ấy. Và hàng đêm chính ủy của bệnh viện đến và an ủi họ bằng hết khả năng của mình.

Đầu tháng Tư năm 1944 chúng tôi được chuyển tới Essentuki. Mãi cho đến tháng Bảy năm 1944 tôi mới bình phục xong. Sau khi xong thủ tục rời bệnh viện tôi được kết luận là không phù hợp để phục vụ trong quân ngũ: 22 tuổi đời tôi đã trở thành một người tàn tật.

Dịch từ Nga sang Anh: Alexander Shmidke

Dịch từ Anh sang Việt: LTD

Tiêu đề: Re: Đóng góp với các CCB VN - Hồi ức của binh sĩ Xô viết về WW2
Gửi bởi: danngoc trong 11 Tháng Bảy, 2008, 01:17:27 PM

HỒI ỨC BINH SĨ XÔVIẾT THAM GIA CHIẾN DỊCH GIẢI PHÓNG MÃN CHÂU THÁNG 8-1945

Viktor Leonov
Tôi nói bằng tiếng Nga với bọn Đức

Hai lần được tặng thưởng Ngôi Sao vàng Anh hùng Liên Xô
Chỉ huy trưởng đội biệt động Hạm đội Biển Bắc
Chỉ huy trưởng đội biệt động Hạm đội Thái Bình Dương

"Đơn vị của chúng tôi, hoạt động đằng sau phòng tuyến quân địch, luôn phải chống lại số quân địch đông hơn nhiều lần và đối phương luôn luôn vượt trội chúng tôi về mặt hỏa lực," Leonov nói, "Nhưng chúng tôi luôn chiến thắng trong các cuộc chiến tay đôi. Cả bọn Đức lẫn bọn Nhật đều không thể hành động kiên quyết mạnh mẽ như chúng tôi. Đó là quy luật về tâm lý: trong một trận chiến, luôn có một bên phải bỏ cuộc."

Một trong những chiến dịch nổi tiếng nhất của đơn vị Leonov là việc bắt được 3.500 tù binh và sĩ quan Nhật tại cảng Vonsan, Triều Tiên.

- Đội chúng tôi có 140 người. Chúng tôi hạ cánh hoàn toàn bất ngờ xuống một sân bay của bọn Nhậvà bắt đầu đàm phán. Mười người trong chúng tôi bị bọn Nhật đưa tới gặp tên đại tá tại sở chỉ huy. Hắn là chỉ huy trưởng của đơn vị không quân Nhật, và hắn muốn bắt giữ chúng tôi làm con tin. Tôi tham gia cuộc đàm phán khi cảm thấy rằng đại diện của sở chỉ huy chúng tôi, Đại uý chuyên nghiệp bậc 3 Kulebyakin, đã, như người ta vẫn nói, bị đưa vào thế kẹt. Tôi nhìn thẳng vào mắt bọn Nhật. Tôi nói với chúng rằng chúng tôi đã chiến đấu ở Mặt trận phía Tây trong suốt cuộc chiến, và ĐÃ có đầy đủ kinh nghiệm để tự đánh giá tình thế thực tế của mình. Chúng tôi không tới đây để bị bắt làm con tin. Chúng tôi thà chết, tôi nói, cùng với tất cả những người còn lại ởï sở chỉ huy này. Điều khác biệt duy nhất, tôi bảo hắn ta, rằng tất cả chúng sẽ chết như những con chuột trong khi chúng tôi sẽ cố gắng để thoát khỏi đây! Ngay lúc đó Mitya Sokolov, một Anh hùng Liên Xô, đến đứng sau lưng chiếc ghế của tên đại tá Nhật. Những người khác cũng đã biết phải làm gì. Andrey Pshenichnych khóa cửa phòng, nhét chìa khóa vào túi mình và ngồi xuống một chiếc ghế. Volodya Olyashin, người sau chiến tranh đã trở thành một lực sĩ chuyên nghiệp, nhấc bổng Andrey - cùng với chiếc ghế - và đặt anh ấy xuống ngay trước mặt tên đại tá. Ivan Guzenkov đi tới cửa sổ và thông báo rằng chúng không đến nỗi quá cao, trong khi một Anh hùng Liên Xô khác, Semen Agafonov, đứng về phía gần cửa và bắt đầu tung tung trong không khí một quả lựu đạn chống tăng (Bọn Nhật không hề biết rằng quả lựu đạn này đã bị tháo kíp nổ). Viên đại tá, quên mất mình vẫn có khăn tay, đưa bàn tay lên lau mồ hôi trán, và một lát sau hắn đặt bút ký giấy ra lệnh cho pháo đài đầu hàng.

- Chúng tôi tập hợp 3.500 tù binh thành một đội hình, cứ tám người một hàng. Từ lúc này chúng hoàn toàn làm theo lệnh tôi. Chúng tôi không có đủ người để áp giải một đội hình đông như thế, do đó tôi kéo tên đại tá và tên tham mưu trưởng của hắn lên ngồi cùng xe với mình. Tôi nói, "Nếu chỉ một tên lính cố gắng chạy trốn, anh sẽ phải tự mình chịu tất cả trách nhiệm..." Đúng lúc đó chúng tôi cũng bắt gặp một nhóm đồng đội đang áp giải khoảng gần 5.000 tù binh Nhật.

Con sói biển già dặn Viktor Leonov đã được trao tặng Huy chương "Dũng Cảm" sau trận chiến mùa hè năm 1941, tại đó ông bị thương nặng bởi một mảnh mìn. Ngay sau trận chiến đầu tiên đó, khi bạn của ông (họ đã cùng nhập ngũ vào một đơn vị) hy sinh, Leonov bắt đầu suy nghĩ - làm thế nào để mình tiếp tục chiến đấu?

- Vào mùa thu năm 1942 chúng tôi tiến hành một cuộc đột kích vào pháo đài của bọn Đức ở mũi Mogilny, nơi chúng dùng để theo dõi tàu biển và máy bay của ta. Chiến dịch khởi đầu không suôn sẻ. Cả sĩ quan chỉ huy lẫn chính trị viên của đơn vị bộ binh yểm trợ sau đó đều bị ra tòa án binh và hành quyết do tội cẩu thả tắc trách. Hạ sĩ quan bậc 2 Leonov đã dẫn đầu đợt tấn công của một nhóm nhỏ lính trinh sát. Đợt tấn công thành công, và vị trí hỏa điểm của bọn Đức bị phá huỷ, nhưng 15 thủy binh cuối cùng bị khóa chặt tại một chốt nhỏ (phần rộng nhất của mũi đất này cũng chưa tới 150 mét). Bọn Gebirgsjaeger của Đức (lính sơn cước được huấn luyện và trang bị đặc biệt) bao vây họ bằng hai gọng kìm, cắt đứt đường rút bằng hai khẩu đại liên. Những mỏm đá xung quanh họ bị đạn cối nã liên tục.

Bọn Đức vội vã cố gắng kết thúc công việc trước khi trời tối. Một trong những thủy binh, người biết tiếng Đức, đã nghe được điều này. Nhưng các thủy binh đang hết dần đạn. Một trong số họ hét lên, "Hết rồi! Chúng ta không thể thoát ra khỏi đây!" - và tự cho mình nổ tung bằng một quả lựu đạn. Một người khác cũng định làm chuyện tương tự. "Đồ hèn!" Leonov nói với anh ta. "Đặt quả lựu đạn xuống nếu không tôi sẽ bắn chết anh!"

- Chúng tôi bị ghìm chặt bởi hai khẩu súng máy đó, chúng bắn liên tục không ngơi nghỉ. Tôi quyết định phải làm điều gì đó. Tôi nhảy ra và bắn những viên đạn cuối cùng vào mỏm đá mà những tên xạ thủ súng máy dùng làm vật che chắn. Tôi hy vọng chúng chúi đầu xuống và ngừng bắn. Kế đó một trong những người giỏi nhất của chúng tôi, Semen Agafonov lao nhanh về phía mỏm đá, nằm cách đó khoảng 20 mét. Anh cố gắng nhảy lên trên mỏm đá và đã nhảy vào đúng giữa bọn Đức! Khi tôi, đang bị thương vào chân, tới được để chứng kiến thì một tên xạ thủ đã chết, còn Semen đang lăn tròn trên mặt đất, vật lộn với tên còn lại. Tôi dùng báng súng nện liên hồi lên đầu tên Đức. Chúng tôi chiếm được những khẩu súng máy ấy và thoát đi.

Agafonov được coi là một người không biết sợ là gì. Khi được hỏi về chiến công trên, anh ấy thường cười lớn và trả lời rằng khi anh trông thấy bàn tay của bọn Đức đang run rẩy, anh hiểu ngay rằng bọn chúng sẽ bắn trượt. Nhưng khi trò chuyện với các bạn thân, anh ấy thú nhận rằng khi anh nhận mệnh lệnh của Leonov, anh đã cho rằng đời lính của mình chắc kết thúc ở đây rồi... Ai ai cũng đều biết sợ, nhưng cái chính là anh phải hành động thật nhanh và kiên quyết.

- Sau đó, Yuri Micheev làm nổ tung một lô cốt của bọn Đức bằng một chùm lựu đạn ném xa và chính xác một cách đáng kinh ngạc từ khoảng cách 20 mét. Đó cũng là chùm lựu đạn cuối cùng của chúng tôi. Trong khi chùm lựu đạn vẫn còn trên không thì Yuri đã hy sinh, bị một khẩu trọng liên xả ngang người. Nhưng chúng tôi đã vượt được tuyến phòng thủ thứ hai và lọt qua một hẻm núi để tới bờ biển. Tuyết rơi dày đã xóa hết dấu chân của chúng tôi. Agafonov đi bọc hậu, anh chỉ còn ba viên đạn trong khẩu súng lục của mình, và súng của tôi cũng thế... Chúng tôi ẩn mình trong những bụi rậm ven bờ biển. Rất nhiều lần một toán lính sơn cước Đức (Gebirgsjaeger) đi ngang qua ngay trước chỗ chúng tôi đang náu mình, tay nắm chặt đốc dao găm. Chúng tôi phải đợi rất lâu cho tới khi có tàu tới đón. Cuối cùng hai tàu vận tải tới nơi, nhận ra tín hiệu của chúng tôi và đón chúng tôi ở Mogilny.

Leonov được phong chức thiếu uý, được chỉ định làm chính trị viên đơn vị, và sau đó là chỉ huy trưởng của đơn vị. Ông nhận Ngôi Sao vàng Anh hùng Liên Xô đầu tiên của mình sau chiến dịch quy mô nhất của đơn vị, được tiến hành vào tháng Mười Một năm 1944. Trước khi chiến dịch tấn công chính ở mặt trận phía Bắc khởi đầu, đơn vị được lệnh phải tiêu diệt cứ điểm của quân Đức ở một vị trí chiến lược trên Mũi Krestovy.

- Lần đó chúng tôi không tiến hành khớp được với giai đoạn canh gác lơ đãng của đối phương. Ngay vào phút chót, khi chúng tôi chỉ còn 30 hoặc 40 mét nữa là tới được boongke của bọn Đức thì hệ thống báo động của chúng kêu inh ỏi. Bọn Đức phát hiện ra, nã súng máy và đại bác vào chúng tôi. Khung cảnh xung quanh đều sáng rực, trong khi trước mặt chúng tôi là những bãi chướng ngại vật dày đặc hàng rào kẽm gai. Tôi đưa ra mệnh lệnh: mỗi người làm bất cứ điều gì có thể, phân thành những nhóm nhỏ. Nhưng tôi muốn TẤT CẢ các anh trong vòng một phút nữa có mặt tại vị trí khẩu đội pháo chỗ kia...

- Ivan Lysenko, nhà vô địch môn đấu vật đến từ Urals và là người khỏe nhất đơn vị, trở thành người đã cứu chúng tôi tránh khỏi tổn thất nặng nề. Anh giật tung cái cự mã kiểu sừng hươu đang giữ mớ dây thép gai lên khỏi mặt đất và nhấc nó lên vai mình. Chúng tôi ùa qua lối thoát hiểm do anh vừa tạo ra. Khi Lysenko đã không thể đứng vững được nữa - thân mình anh đã bị trúng hơn hai mươi vết đạn - người cứu thương của chúng tôi Alexey Lupov liền tới giúp anh. (Xin đừng tỏ ý hoài nghi mỉa mai... anh ấy tới để giúp Ivan giữ vững cái cự mã...). Cả hai đều hy sinh, nhưng chúng tôi đã lọt tới chỗ đặt pháo và, sau khi chiếm được những khẩu pháo, liền dùng chúng nã đạn vào đối phương, bởi chúng tôi nắm rất vững cách sử dụng vũ khí nặng của Đức.

- Kẻ địch cảm nhận rõ sức mạnh của chúng tôi. Tôi còn nhớ, vào những ngày đầu chiến tranh, có lần chúng tôi bắt được một tên sĩ quan Đức. Sau đó tôi về vị trí và đã thay đổi quần áo của mình. Rồi tôi chợt thấy người sĩ quan tình báo của chúng tôi chạy ra khỏi phòng, nơi họ đang thẩm vấn tên tù binh Đức, và tới nói với tôi: "Thật là một thằng chó chết! Nó không thèm nói lấy một lời, chỉ cười nhạo chúng ta." "Nó sẽ phải nói..." Tôi bảo. Tôi quay đi và thay lại bộ quân phục đã mặc khi tôi bắt sống thằng giặc đó. Tôi bước vào phòng và nhìn thấy tên Đức đang ngồi bắt chéo chân hút thuốc lá. Tôi nói với người phiên dịch: "Hãy nói với thằng khốn nạn này (Tôi cho rằng thật ra ông ấy đã dùng một từ có nghĩa mạnh hơn nhiều -Valera) rằng những vị đô đốc kia sẽ bỏ ra ngoài, và ổn thôi nếu bây giờ họ chưa biết được những gì họ cần biết... bởi vì hắn sẽ phải ở lại đây một mình với tôi." Và tôi quay đi rồi bước ra khỏi phòng. Thằng Đức lập tức khai ngay... Tôi đã nói với bọn Đức bằng tiếng Nga, và chúng có thể hiểu tôi còn rõ hơn là chúng có thể hiểu những người khác nói tiếng Đức.

- Đô đốc Golovko đưa ra một mệnh lệnh - "Chỉ huy đơn vị có toàn quyền tự chọn những người trinh sát cho riêng mình." Do đó người ta không thể chỉ định bất cứ ai vào đơn vị của tôi. Tôi có mối liên lạc tốt với bộ phận nhân sự, và ở đó người ta gửi xuống những anh chàng rất phù hợp với nhiệm vụ. Tôi nói chuyện với họ và theo dõi xem họ phản ứng thế nào với những câu hỏi của tôi. Điều chủ yếu đối với tôi nằm ở đôi tay và ánh mắt của người được kiểm tra. Khi anh nhìn vào đôi tay của một người chính là anh đang nhìn sâu vào thực trạng tâm lý và nhân cách của anh ta. Tôi cần những người có đôi tay không cầm nắm những đồ vật trên bàn... luôn sẵn sàng hành động, đồng thời tỏ ra lạnh lùng bình tĩnh...

- Mệnh lệnh đầu tiên của tôi sau khi trở thành chỉ huy đơn vị là chuyển người đại diện của Uỷ ban Đặc biệt (sĩ quan NKVD) ra khỏi đơn vị. Bởi nếu không thì mọi chuyện có thể sẽ diễn ra như sau: chúng tôi quay về từ một cuộc đột kích, còn anh ta ngồi ở sở chỉ huy và bắt đầu dò xét tất cả thành viên trong đội từng người một, hỏi xem những người còn lại đã hành động thế nào trong trận đánh. Nếu anh ta muốn biết thì cứ tham gia cùng chúng tôi! Trong trận đánh mọi người đều bộc lộ rõ bản chất của mình.

Sau đó tôi ra mệnh lệnh thứ hai. Vào thời điểm đó tôi biết rõ tất cả những kẻ chỉ điểm trong đơn vị, bởi vì họ đều tới gạ gẫm tuyển lựa tôi, và tôi đã nói "không" với sự dụ dỗ đó. Tôi tập hợp tất cả họ lại và bảo: "Hãy viết lên cấp trên tất cả những gì các anh muốn, cứ nghĩ ra bất kỳ thứ bệnh hoạn nào có thể tưởng tượng được... nhưng tôi muốn tất cả các anh biến khỏi đây trong vòng hai mươi bốn giờ." Đấy là cách tôi đã dùng để tống khứ họ. Sau đó có một thành viên của Ủy Ban Quân sự tới nói với tôi, "Họ sẽ sớm bắt giữ anh vào bất cứ lúc nào". Tôi trả lời, "Thế anh có mặt ở đây để làm gì?" Anh ta nói, "Họ có thể tự quyết định mà không cần thông qua tôi..." Bây giờ thì tôi đã biết. Đấy cũng là cách mà chính những kẻ đó đã đẩy Lunin, sau này trở thành một thuyền trưởng hạm ngầm rất nổi tiếng, vào nhà giam. Tôi nói, "Tôi không cần anh bảo vệ cho tôi. Cứ cho tôi biết khoảng lúc nào thì việc đó xảy ra - và thả tôi tới Na Uy, tôi có thể chỉ huy đơn vị của mình từ chỗ đó. Cứ để họ thử lôi tôi ra khỏi đấy mà xem!" Anh ta chỉ cười và bảo, "Ồ, anh thật là một tay thích phiêu lưu." Nhưng mỗi khi đơn vị cần hỗ trợ, anh ấy luôn giúp đỡ hết sức mình.

- Thật ra, chúng tôi luôn là một đại gia đình. Ví dụ như lần chúng tôi đưa được trung uý Fedor Shelavin ra khỏi Mũi Mogilny... Anh ấy là lý do buộc chúng tôi phải dừng lại đó; cả hai chân anh đều bị thương. Anh ấy muốn tự bắn vào mình... để giảm bớt gánh nặng cho đồng đội. Nhưng tôi biết - nếu chúng tôi bỏ lại Shelavin, vào lần đột kích kế tiếp sẽ có ai đó nghĩ, "Thế đấy, nếu chúng ta đã bỏ rơi một sĩ quan chỉ huy bị thương thì trường hợp của mình chắc chắc cũng vậy." Nếu ý nghĩ đó rơi vào đầu của một người lính, anh ta sẽ không thể chiến đấu được. Anh ta sẽ không bao giờ còn là một chiến binh thực thụ nữa. Ý nghĩ đó sẽ hành hạ và làm anh ngã lòng, bất kể anh có muốn thế hay không.
Kể từ ngày Leonov trở thành chỉ huy đơn vị cho tới hết cuộc chiến, đơn vị của ông chỉ có 9 chiến sĩ hy sinh trong chiến đấu - 7 trong số họ là tại hàng rào kẽm gai trước Mũi Krestovy.

- Tôi luôn đau khổ khi để mất đồng đội. Hãy hỏi bất cứ ai mà xem. Họ đều biết rằng tôi có thể chiến đấu vì bất cứ ai tới giọt máu cuối cùng.

(ct)

Tiêu đề: Re: Đóng góp với các CCB VN - Hồi ức của binh sĩ Xô viết về WW2
Gửi bởi: danngoc trong 11 Tháng Bảy, 2008, 01:17:43 PM

Ivan Kazintsev, lính công binh:

Cuốc chiến tranh chống bọn quân phiệt Nhật Bản bắt đầu đối với tôi trong bóng tối mịt mùng và dưới trời mưa như trút. Mọi thứ đêm đó đều ướt sũng thậm chí ngay cả trong phòng nhưng chúng tôi thì đang đi ngòai trời và hòan tòan không có gì che chắn.

Một cơn dông dữ dội xảy ra trong đêm ngày 8 chuyển sang mùng 9 tháng Tám năm 1945 khi chúng tôi được lệnh phải vượt qua biên giới quốc gia. Tôi chưa từng thấy một cơn dông nào mạnh đến vậy. Sấm chớp là một kẻ thù rất nguy hiểm: thọat đầu, chúng làm lóa mắt khiến tôi không thể thấy gì và mất định hướng trong vài giây sau đó; trong chớp nhóang, chúng rọi sáng di chuyển của chúng tôi còn rõ hơn cả đèn pha. Tất nhiên, bọn Nhật cũng bị lóa bởi sấm chớp nhưng chúng không phải di chuyển và chúng nắm rất rõ địa hình. Một vài tên Nhật đang phòng thủ trên một ngọn đồi và chúng tôi phải chiếm giữ ngọn đồi ấy cho tới khi trời sáng.

Khi trời sáng chúng tôi được chuyển lên mấy chiếc xe tăng, ngồi suốt 80-90 km trên vỏ thép và tới được thị trấn quân sự tại Siao-Sun-Fynhe vào buổi chiều. Tại đây chúng tôi phải giao chiến với lực lượng đồn trú địa phương của quân Nhật.

Trận đánh kéo dài và dữ dội; khá nhiều đợt giáp lá cà xảy ra. Một trận giáp lá cà thường không kéo dài nhưng chúng diễn ra nối tiếp nhau liên tục nên chỉ kết thúc rất lâu sau đó. Tuy nhiên bọn Nhật đã phải rút lui mặc dù chúng đã chống cự quyết liệt cho tới chết. Trung sĩ Kauzov thuộc trung đội tôi đã bị thương nặng trong trận đánh đó, anh bị tám vết thương do dao găm nhưng vẫn sống sót được.

Một trận đánh lớn xảy ra gần thị trấn Madaoshi. Chúng tôi được thông tin về sau rằng thị trấn này được phòng thủ bởi một số tiểu đòan lính Nhật đã thề quyết tử chứ không rút lui. Trận đánh diễn ra trong suốt một ngày. Quân Nhật, đặt biệt là pháo binh, đã chiếm giữ những vị trí rất thuận lợi. Pháo hạng nặng của chúng nã vào hai cánh của quân ta. Còn bọn lính Nhật thì đã thề quyết tử chứ không lùi bước. Bọn Nhật đã bắn cháy 8 xe tăng quân ta. Đếm đêm tiểu đòan chúng tôi lặng lẽ di chuyển qua Madaoshi và đào công sự tại ngọai vi của nó, chờ lực lượng chủ lực tới. Sáng hôm sau trận đánh tiếp diễn nhưng cuối cùng bọn Nhật bị đánh bật khỏi vị trí sau khỏang 3 giờ giao chiến. Một lính của tôi, Fedotov, bị giết trong trận này, trung sĩ Burin cũng bị thương.

Người dân Trung Hoa đón tiếp chúng tôi vô cùng nồng nhiệt, đôi khi họ còn chỉ cho chúng tôi nơi bọn Nhật ẩn nấp. Khi chúng tôi gặp người Trung Hoa, chúng tôi thật sự kinh ngạc trước sự nghèo khổ và nỗi sợ hãi cua họ trước bọn Nhật. Người Trung Hoa địa phương tới gặp chúng tôi mỗi khi chúng tôi dừng bước và chúng tôi tiếp đãi họ như những người khách quí.

Tiêu đề: Re: Đóng góp với các CCB VN - Hồi ức của binh sĩ Xô viết về WW2
Gửi bởi: danngoc trong 11 Tháng Bảy, 2008, 01:19:57 PM

Oleg Smirnov, sĩ quan viết tường thuật của Sư đoàn

Cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại kết thúc với sư đoàn chúng tôi ở phía Đông Prussia. Trận chiến ở đó vô cùng khốc liệt. Mọi thứ đều bị đốt cháy trong trận đột kích vào Kenigsburg, tất cả bị thiêu rụi, kể cả những bức tường gạch, những con đường, côn sự bằng bê tông. Dù sao chúng tôi cũng chiếm được pháo đài của thành phố.

Tôi còn nhớ rõ ngày 9 tháng 5, khi hay tin quân Đức đầu hàng, chúng tôi hân hoan uống mừng trên nấm mộ của những người đồng chí đã hy sinh. Tôi rút cây TT ra khỏi bao, bắn chỉ thiên và tự nhủ : "Đây là phát súng cuối cùng của mình."

Nhưng tôi không thể cưỡng lại định mệnh trớ trêu ...
Bắt đầu tháng 6, chúng tôi đi trên xe lửa để di chuyển tới Viễn Đông.
Suốt chuyến đi, tôi được nghe nhiều chuyện của quân lính. Hầu hết với họ đều nhất trí rằng chúng tôi, dĩ nhiên, sẽ đánh bại bọn "samurai". Họ lại nhắc đến Porth Arthur và Tsushima, những vùng Viễn Đông mà quân đội Nhật chiếm đóng trong cuộc nội chiến, rồi Khasan và Khalkhin Gol. Họ tranh cãi về mức độ của cuộc chiến sắp tới, nhanh gọn hay dai dẳng. Cuối cùng đi đến quyết định rằng chúng tôi sẽ nghiền nát bọn samurai sâu bọ ra cám chỉ trong 4 tuần lễ. Điều họ tiên đoán cũng thành sự thật. Tôi còn nhớ lúc ấy tôi có suy nghĩ (và chắc không phải mình tôi nghĩ như vậy) : thật là lãng nhách nếu mình đã thoát chết trong một cuộc chiến khốc liệt mà lại bỏ mạng ở nơi đây ...

Khi ở Trung Quốc, tôi còn lưu lại ký ức về một công nhân đường sắt. Tôi nói chuyện với anh ta tại một ga xe lửa. Tôi mời một điếu thuốc và anh ấy nói: "Thật là một cuộc chiến khốc liệt ở phía Đông ! Tình hình trở nên tồi tệ với đội quân samurai. Đám quân đào ngũ kia có linh tính đúng đấy. Ở Chita, ngày nào người ta cũng ngồi đếm toa tàu chở những toán lính. Điều đó chẳng có nghĩa lý gì vì đằng nào bọn chúng cũng thua."

Cuối cùng chúng tôi băng qua biên giới Liên Xô-Mông Cổ trong những ngày cuối tháng Sáu và chuyển đến vùng baian-Tumen.
Sau đó sư đoàn chúng tôi hành quân đến biên giới Mãn Châu. Chúng tôi phải lội bộ khoảng 400 km. Mặc dù từng trải qua nhiều trận đánh trong đời, nhưng tôi chưa bao giờ thấy một đội quân lính tráng và quân trang hùng hậu đến vậy. Từng toa tàu chở lính nối đuôi nhau. Từng đội quân di chuyển ồ ạt và hàng nối hàng. Một vùng thảo nguyên bỗng trở nên cơ man là quân. Hàng trăm chiếc xe tăng gầm rống nối đuôi nhau. Chúng còn mới cóong, từ nhà máy Ural nhưng tổ lái đều là những tay lính dày dặn trận mạc trên mặt trận châu Âu. Tiếp đó là những đại đội kéo theo những khẩu pháo lớn, rồi tới những đoàn xe tải bụi mù trời. Theo sau là pháo binh, những chiếc Kachiusa, rồi lại đến bộ binh. Thật không ngờ bao nhiêu lính tráng lại tập trung về đây. Trên bầu trời cũng cơ man là máy bay. Chúng quần đảo trên đầu chúng tôi, cả máy bay tiêm kích, ném bom, cường kích, máy bay vận chuyển.

Cả một vùng sặc mùi xăng và dầu diesel, át cả mùi cỏ cây. Từng đám bụi màu nâu bay mù mịt, bám đầy vào mặt quân lính, nghe cả tiếng lạo xạo trong răng. Trời nóng khủng khiếp, nhiệt độ là 40 độ C, thậm chí còn hơn. Mồ hôi vã xuống mắt, cổ họng khô ran nhưng chúng tôi chỉ được một chai nước một ngày. Xung quanh hoàn toàn không có nước; đúng ra là bán hoang mạc và đất mặn. Chúng tôi gặp chiếc hồ đầu tiên trên đường đi là một hồ nước mặn. Cái khát ám ảnh chúng tôi một thời gian dài. Chúng tôi có cảm giác như đang di chuyển trên một vùng đất trũng khô cằn đỏ lửa. Ngay cả muốn nghỉ mệt chúng tôi cũng không thể ngả lưng xuống đất vì mặt đất nóng đến nỗi muốn thiêu rụi mọi thứ. Mặt đất nóng, và bầu trời cũng vậy. Gió không làm mát hơn mà chỉ thổi đến sự oi bức, không khác gì một cái lò đốt. Gió thổi tung bụi mù, cát, đá găm như đốt cháy buồng phổi mỗi khi thở. Họ gọi đó là "Gió Gôbi" bởi nó thổi từ phía Tây Nam, từ sa mạc Gôbi.

Chúng tôi mất khoảng 1 tuần đến biên giới, đi cả ngày lẫn đêm. Trừ những lần nghỉ ngắn ngủi, mọi người chỉ ngủ khoảng 3-4 tiếng một ngày. Vì vậy đến cuối cuộc hành quân, chúng tôi mệt đến nỗi chỉ muốn gục xuống, và bắt đầu ngủ gật trong khi đi. Ban đêm, cả vùng thảo nguyên huyên náo với tiếng động cơ xe tăng và xe tải, cùng những luồng đèn pha của xe và máy bay. Nhưng những tiếng ầm ĩ hỗn loạn đó cũng không ngăn được tiếng bước chân của những người lính. Gió cát ở khắp mọi lúc, mọi nơi; trong khóe mắt, thức ăn, nước uống. Người nào may mắn thì có cái gà mèn (cặp lồng) thu được của lính Đức vì có nắp đậy. Cái gà mèn của chúng tôi thì tròn và hở, nên phải đậy bằng mũ vải, tờ báo hay bằng tay nhưng dù cách nào đi nữa thì thức ăn vẫn có lẫn cát. Tuy nhiên thời tiết nóng khủng khiếp khiến chúng tôi không muốn ăn, không muốn cả hút thuốc, mà chỉ muốn duy nhất một thứ, đó là uống nước ! Mọi người há hốc miệng ra vì khát nước. Nước chỉ được cấp phát theo tiêu chuẩn. Sĩ quan cao cấp có đủ mọi quyền lợi. Những cuộc hành quân không ngừng nghỉ kéo dài cả ngày lẫn đêm. Cuối cùng, khi đến được vùng biên giới, chúng tôi đuối thật sự và ngủ cả một ngày một đêm.

Ngay ngày hôm sau chúng tôi nhận lệnh đào công sự. Chúng tôi đào hầu như mọi thứ xung quanh: hào chiến đấu, hầm sĩ quan, mô đất che chắn quân trang. Quân lính bắt đầu cằn nhằn: "Tại sao chúng ta lại phải đào như vậy? Không phải quân ta chuẩn bị tiến công sao?" Ngay lập tức những sĩ quan bị triệu tập tại sở chỉ huy và bị chỉ trích vì sớm nói với quân lính kế hoạch sắp tới. Quân lính được lệnh chấm dứt bàn luận về việc tiến công. Các tờ báo của quân đội viết về việc phòng thủ. Tôi không biết về đội quân "samurai" nhưng chúng tôi đã không thất vọng.

Đơn vị chúng tôi bắt đầu nhận quân thay thế. Thật khó để nhận ra trong toán quân tăng cường, những ai sinh năm 1927, tức những người ít tuổi nhất tham gia quân đội, bởi tất cả họ đều rệu rã như đến từ những đơn vị thiếu ăn trầm trọng. Còn những người lính dự bị đến từ mặt trận Trans-Baikal thì trông yếu ớt thảm hại. Họ thật hốc hác trong bộ quân phục đã sờn. Họ mang một lớp quấn ở chân, điều đó khiến chúng tôi, những người thộc mặt trận Xô-Đức, lấy làm ngạc nhiên. Chúng tôi tự chia nhau thành những "quân phía tây" và "quân phía đông". Nhưng chúng tôi không lấy đó làm phân biệt vì hiểu rằng khi chúng tôi chiến đấu ở phía Tây thì họ cũng chiến đấu hỗ trợ phía sau chúng tôi, ở phía Đông. Bọn Nhật luôn muốn thu hút việc phòng ngự của quân Xô tại đây. Liên tục xảy ra các vụ phá rối, đụng độ, báo động. Đám quân "Samurai" chỉ tạm lắng xuống sau trận Stalingrad.

Và đời lính của "quân phía Đông" cũng không tốt hơn gì chúng tôi. Mặt trận Trans-Baikal không chỉ có nghĩa là mặt trận phía sau, mà còn là hậu phương cung cấp thực phẩm cho quân lính với tiêu chuẩn 360 gam bánh mì mỗi ngày và ít súp loãng. Nhiều người không chịu đựng nổi đã trốn thoát khỏi cái đói sang phía Tây, để chiến đấu. Họ biết mình sẽ bị tóm và bị đưa vào đơn vị trừng giới nhưng họ vẫn trốn vì thà bị chết trong chiến đấu còn hơn chết trong cái đói.

Chúng tôi nhận thấy dấu hiệu của một cuộc công kích sớm. Đơn vị quân y xuất hiện. Chúng tôi được tiêm vắc-xin phòng bệnh dịch và truyền nhiễm bởi rất có thể "quân samurai" sẽ sử dụng vũ khí sinh học. Song không ai lại nghĩ rằng cuộc chiến lại bắt đầu sớm như vậy, vào thời điểm đầu tháng Tám.

Sĩ quan bọn tôi phải học thuộc nằm lòng sơ đồ chiến dịch sắp tới. Trận Tamtsak-Bulak sẽ như thể trận đánh đầu tiên ở Mãn Châu. Đó là nơi lý tưởng để tiến công, bao vây, cắt đứt, và đập tan quân đội Kwan tung. Quân Nhật hiểu rõ điều đó nên đã cắt hai phần ba lực lượng sang vùng cận Khingan, chỉ để lại một lực lượng đóng giữ vùng biên giới. Chúng tôi phải tiêu diệt toán quân đóng giữ đó và băng đến núi Khingan qua một bán sa mạc rộng lớn càng sớm càng tốt để chiếm giữ hẻm núi trước khi quân chủ lực của Nhật kịp làm điều đó.

Tối ngày 8 tháng Tám, chúng tôi nhận lệnh bắt đầu cuộc chiến với quân Nhật. Quân lính được gửi đến vùng biên giới sau khi nhận lệnh, sẵn sàng chiến đấu kể cả trong đêm. Tôi còn nhớ đêm hôm ấy rất tối. Pháo sáng tín hiệu lập loè chớp xanh chớp đỏ trên thảo nguyên lúc ở chỗ này, lúc ở chỗ khác. Chúng tôi đã thấy những vệt sáng từ rất xa, phía sau lưng quân địch, và nghe thấy tiếng ầm ầm, cạnh những đỉnh đồi. Hàng dãy dài các khẩu pháo dội xuống vùng địch nắm giữ. Tôi còn nhớ khoảng một phút yên tĩnh ngay trước biên giời. Sau đó, chúng tôi đi trên chiếc T-34 có đèn pha, dừng lại trước ngọn đồi, còn quân Mãn Châu ở phía sau và bắn xả dữ dội. Đó là ám hiệu. Ngay lập tức cả vùng thảo nguyên vang dậy tiếng động cơ và sáng rực ánh đèn pha. Ánh đèn loe loé trên mặt đất. Tôi nhìn đồng hồ, lúc này là 1 giờ rạng ngày 9 tháng Tám, 1945.

Chúng tôi băng qua biên giới mà không có trận chiến nào xảy ra. Sau đó chúng tôi liên tục gặp các ụ sáng của quân Nhật, thường là với một chiếc súng máy, và chúng bị tiêu diệt dễ dàng. Buổi sáng bắt đầu. Chúng tôi lại gặp những ngọn đồi, và vùng đất mặn như ở Mông Cổ, nhưng đây lại là Mãn Châu. Những chiếc xe tăng nhanh chóng vuợt lên dẫn đầu. Bô binh cơ giới và những xe bồn chở xăng cố gắng không bị bỏ lại phía sau. Đoàn xe tải chạy dọc dòng sông khô kiệt trông như đường lộ. Lính bộ bị bỏ lại phía sau. Họ lại phải đối mặt với cái nóng khủng khiếp, bụi và cơn khát nước. Rất xa phía chân trời, mới thấy lãng vãng những gợn mây phía Khingan. Nhưng điều quan trọng trước tiên là đến được Khingan. Ngay cả con xe "Studebeckers" của Mỹ cũng bị trượt dài và lún xuống cát, khiến linh bộ liên tục phải đẩy xe. Nhiều quân lính bị chảy máu mũi là kết quả của sự nóng nực và mệt mỏi. Những điều tưởng tượng lại hành thêm chúng tôi. Quân lính thấy một cái hồ, liền hớn hở chạy đến mới nhận ra không có cái hồ nào cả. Bản đồ cũng không đáng tin. Nhiều chiếc hồ, được điền trên đó, đều đã khô cạn hoặc là nước mặn. Nơi chúng tôi đi qua đều không có bóng người. Quân Nhật đã di dân ra khỏi biên giời hoặc người ta tản đến nơi khác vì không có nước.

(ct)

Tiêu đề: Re: Đóng góp với các CCB VN - Hồi ức của binh sĩ Xô viết về WW2
Gửi bởi: danngoc trong 11 Tháng Bảy, 2008, 01:27:26 PM

Aleksandr Zhelvakov
Chính trị viên tập đoàn quân xe tăng số 6.

Tháng 7 năm 1945, tập đoàn quân xe tăng chúng tôi được chuyển từ Czechoslovakia đến Mông Cổ, giáp ranh với vùng Manchu-Oko, nơi chính quyền bù nhìn đượclập ra và cai trị bởi quân phiệt Nhật.

Tối mùng 9 tháng 8, lúc 01:05, chúng tôi băng qua biên giới và bắt đầu thâm nhập vào Mãn Châu.

Tình hình vô cùng khó khăn suốt cuộc tiến công. Khi băng qua sa mạc, trời rất nóng. Nhiệt độ lên đến 40 độ C hoặc cao hơn. Vùng đất hoàn toàn khô hạn, đâu đâu cũng có bụi. Có cả bão cát nữa. Sau đó chúng tôi phải băng qua ngọn Grand Khingan. Sườn núi rất dốc nên gây nhiều khó khăn và nguy hiểm. Ngay khi chúng tôi vào đến Mãn Châu, bắt đầu xuất hiện những trận mưa như trút nước nhiều ngày liền. Bùn dày ở khắp nơi, và hơn thế nữa, nước sông tràn cả vào bờ làm ngập mọi thứ. Lính tăng chúng tôi phải di chuyển từ Tunliao đến Mukden theo đường xe lửa trên bờ đê cao. Đó là con đường độc đạo, kể cả với xe tăng. Những lối khác thì chỉ còn nước bơi.

Điều đáng nói là chúng tôi không chỉ vượt qua trở ngại về thiên nhiên và thời tiết mà cả sự chống trả của quân Nhật, lúc đó vẫn chưa đầu hàng.

Trong điều kiện như vậy, quan trọng đáng kể là chúng tôi đã đổ bộ vào những vùng của quân Nhật ở Mukden, Chanchun, Porth Arthur, Lalnii, Kharbin, Girin, kéo theo sự đầu hàng nhanh chóng của quân đội Kwantung.

Đội quân đổ bộ của chúng tôi lên Mukden đã bắt được Pu I, kẻ đứng đầu Manchu-Oko. Hắn được gửi về Liên Xô ngay sáng hôm sau. Tôi là người phụ trách đội quân của hắn.

Sau khi kết thúc chiến dịch tôi được cử làm Bí thư Chi bộ của tiểu đoàn thuộc đội quân đổ bộ vùng Mukden.

Tôi nhớ có một lần. Khi chúng tôi ở Mukden, trung sĩ Ivan Zagorulko là chỉ huy tiểu đội súng tiểu liên. Anh ta kể rằng ông nội của anh ấy đã hy sinh trong chiến tranh Nga - Nhật lần thứ nhất. Điều đáng buồn là khi đó quân đội chúng tôi đã thua ở trận Mukden. Và lúc này khi viếng thăm nghĩa trang địa phương, chúng tôi nhận ra mộ của những người lính của trung đoàn Turkestan số 1, đơn vị của ông nội Ivan. Bốn mươi năm sau cái chết của ông, người cháu, nay trong cương vị là kẻ chiến thắng, đang cúi đầu tôn kính trước ngôi mộ của ông.

Người dịch : Trần Quốc Tân

Tiêu đề: Re: Đóng góp với các CCB VN - Hồi ức của binh sĩ Xô viết về WW2
Gửi bởi: danngoc trong 21 Tháng Bảy, 2008, 01:21:16 PM

Gennadii Shutz

Tháng 6-1941 tôi 17 tuổi. Vào ngày 18 chúng tôi làm lễ tốt nghiệp, và ngày 22 có trận đấu bóng của quận tôi, mà tôi chơi trong đó với một đội láng giềng. Chúng tôi đang thua. Và rồi anh trai tôi chạy tới và hét lên : "Genka, chiến tranh đã bắt đầu !". Tôi nói : "Chiến tranh nào ? Anh không thấy là bọn em đang thua à ?". Sau đó vào buổi tối ở câu lạc bộ, nơi chúng tôi đang xem phim, bất thình lình màn hình phụt tắt và một bài diễn văn được đọc. Người của uỷ ban quận đọc thông báo rằng chiến tranh đã bắt đầu và yêu cầu các đoàn viên KOMSOMOL tới trình diện Quân uỷ. Chúng tôi tới đó trong buổi tối. Tôi viết đơn xin tình nguyện ra mặt trận, nhưng vì tôi sinh năm 24 [năm 1924] nên vẫn chưa tới tuổi nhập ngũ, người ta cử tôi đi làm nhiệm vụ thu thập cỏ khô cho quân đội ngoài mặt trận. Họ giao cho tôi quản lý 13 cô gái, những người chả làm được việc gì - và do đó tôi phải chạy hết từ người này sang người khác : "Genka, lắp hộ em cái hái ! Genka, cái hái của em bị mắc vào một đám đất ! Genka, mài hộ em cái hái !". Tôi mệt đến đứt cả hơi vì họ.

Mùa hè năm đó tôi ghi tên vào học ở trường đường sắt Tomsk. Tôi chỉ học ở đó một tháng thì họ gửi trả tôi về nhà. Tháng 1-1942, khi 18 tuổi tôi được gọi nhập ngũ. Người ta đưa tất cả đám tân binh chúng tôi tới Moscow, ở đó họ đưa chúng tôi vào một doanh trại phân loại ở Izmailovo. Khi chúng tôi tới đó, một thượng sĩ bước tới chỗ tôi và hỏi : "Cậu học đến lớp mấy rồi ?". Tôi nói : "Lớp 10". "Cậu biết làm toán lượng giác không ?" "Có". "Có muốn trở thành pháo thủ cao xạ không ?". Tôi trả lời : "Rất muốn ạ !". Và sau đó, tháng 4-1942 tôi được phiên chế vào một đại đội pháo cao xạ cỡ nhỏ (nguyên văn : "battery", gồm 4 khẩu pháo, biên chế như vậy ở VN tương đương cấp đại đội nên tạm dịch là "đại đội pháo cao xạ"cho dễ hiểu - TS). Người ta nói sẽ huấn luyện chúng tôi đến tháng 8. Đầu tháng 6 chúng tôi nhận được vũ khí - những khẩu cao xạ Model 1939 37mm với tốc độ bắn 160 phát/phút. Nhưng trong thực tế, chỉ sau 75-100 phát là nòng pháo đã nóng lên đến mức đạn bị kẹt.

Đại đội trưởng phân công nhiệm vụ và tôi trở thành một trắc thủ. Như sau này được biết, khả năng quan trắc lập thể, là khả năng tính khỏang cách tới mục tiêu và xác định những cự ly có liên quan, là môn học chủ yếu. Quá trình kiểm tra cực kì đơn giản : người chỉ huy chỉ một cái cây và một cái cọc, cách chúng tôi khoảng 800m và hỏi xem cái nào ở xa hơn. Tôi trả lời chuẩn xác nên đã trở thành một trắc thủ. Thời gian đó đại đội gồm 4 khẩu đội bố trí ở các đỉnh của một hình vuông có cạnh 100-150m. Vị trí của chỉ huy ở tâm của hình vuông đó và có các công sự sâu đến thắt lưng cho trinh sát mục tiêu (spotter), trắc thủ và chỉ huy. Đại đội trưởng liên lạc với các khẩu đội bằng đường dây hữu tuyến. Thực tế, trong suốt thời gian của trận đánh, không thể ra mệnh lệnh bằng miệng vì tiếng bom đạn nổ hỗn loạn, đó là lí do vì sao chúng tôi dùng một phương thức liên lạc đặc biệt bằng kí hiệu quy ước trước.

Đại đội tác chiến theo cách như sau. Chỉ điểm viên (spotter), được trang bị ống nhòm, sau khi phát hiện máy bay địch tới sẽ thông báo về số lượng của chúng. Khoảng cách lý tưởng có thể được là từ 5km trở lại. Tôi, trắc thủ sẽ xác định khoảng cách tới mục tiêu và liên tục thông báo cho chỉ huy về các thay đổi. Đến lượt mình, đại đội trưởng sẽ định rõ vị trí của mục tiêu và các khẩu đội và chọn thời điểm cũng như kiểu bắn - phát một, loạt ngắn hay loạt dài. Thông thường pháo bắn ở khoảng cách 2000-2200m với loạt ngắn. Bắn loạt dài chỉ sử dụng khi gặp mục tiêu bay thấp. Thường chúng tôi dùng đạn nổ. Tất nhiên là chúng tôi cũng có đạn xuyên nhưng chúng rất hiếm khi được sử dụng và chỉ dùng để bắn mục tiêu trên mặt đất. Mỗi khẩu đội gồm 8 người - khẩu đội trưởng, 2 pháo thủ, trắc thủ, trinh sát về hướng và tốc độ may của mục tiêu, chiến sĩ nạp đạn và 2 chiến sĩ mang đạn (nếu bắn bằng loạt dài thì một người không thể đảm nhiệm được kịp, các kẹp đạn mau chóng mất hút như thể đút vào một cối xay thịt (the clips disappeared as if into a meat grinder)). Số 1 ngắm mục tiêu trên đường thẳng đứng cho đến khi đường nằm ngang của thước ngắm trùm lên mục tiêu (The Number 1 aimed the gun in the vertical until the horizontal line in the collimator overlaid the target), số 2 trên đường nằm ngang cho đến khi đường nằm ngang của thước ngắm trùm lên mục tiêu (the Number 2 in the horizontal until the vertical line in the collimator overlaid the target), số 3 xác định khoảng cách và hướng của mục tiêu được thông báo từ đại đội trưởng (Number 3 set the distance and velocity of the target which were relayed by the battery commander), chỉ điểm viên, bằng cách quay chiếc tay quay, cố gắng ước lượng hướng của mục tiêu (tried to guess the aircraft''s direction), khẩu đội trưởng sau khi xác định mục tiêu đã bị nắm bắt sẽ báo cáo đại đội trưởng và theo mệnh lệnh của đại đội trưởng mà cho số 2 nổ súng (the commander, after having determined that the target was acquired reported to the command post and at battery commander''s order the Number 2 opened fire). Tuy nhiên, những pháo thủ có kinh nghiệm thường ngắm bắn bằng đạn vạch đường. Khả năng này có thể đạt được nhờ luyện tập liên tục qua các trận chiến hoặc trong nhiệm vụ canh gác (trong đại đội luôn có một khẩu pháo làm nhiệm vụ canh gác).

Trở lại năm 1942, chúng tôi thậm chí không có đủ thời gian để hoàn tất làm chủ khẩu pháo, khi có một mệnh lệnh chuyển tới về việc đưa chúng tôi ra mặt trận. Đầu tháng 7-1942, trung đoàn pháo phòng không của lục quân 241 chúng tôi được thành lập, gồm 4 đại đội pháo cao xạ và 2 tiểu đoàn súng máy DShK (nguyên văn : "company" - đại đội, ở đây tạm dịch là tiểu đoàn là cấp tương đương của VN cho dễ theo dõi - TS) được biên chế trong Phương diện quân Voronezh. Chúng tôi luyện tập với những khẩu pháo trên tàu hoả, và trong một lần luyện tập, các pháo thủ đã bắn một phát đạn súyt giết chết đại đội trưởng - viên đạn bay vượt sát đầu anh ta (the gunners fired a shot which almost killed our battery commander - the shell flew over his head). Ở ga Serebriannye Prudy chúng tôi bị ném bom lần đầu tiên. Tôi nhảy đầu tiên vào một bụi cây gần nhất và ngồi đó run lên vì sợ cho đến khi máy bay địch bỏ đi. Cuối cùng ở ga Anna chúng tôi cũng được thử lửa trận đầu.

Cho tới cuối mùa hè chúng tôi vẫn rút lui cùng với lục quân cho tới khi mặt trận ổn định ở sông Đông, chúng tôi được bố trí ở bờ bên phải sông ngay đúng khi bắt đầu của cuộc phản công (on whose bank we were deployed right up to the beginning of the counteroffensive). Đó là một thời kỳ rất khó khăn. Đạn dược rất khan hiếm. Chúng tôi chỉ được ăn đạm bạc - cả bữa thứ nhất lẫn bữa thứ hai chỉ là súp hoặc cháo đặc nấu độc bằng lúa mì, hoặc đậu Hà Lan nấu với dầu bông Uzbek, trông như gỉ sắt vậy (We were poorly fed - for the first and second course soup or porridge from whole grain wheat, or peas freshly cooked on Uzbek cotton oil, which looked like rust). Thậm chí có thời kỳ chúng tôi không có cả muối - đúng là cực hình. Chúng tôi phải ăn khẩu phần như vậy khoảng một tháng trời.

Đây là năm cuối cùng mà quân Đức cố gắng chiến đấu theo đúng thời gian biểu (That was the last year when the Germans tried to fight according to a schedule). Chúng hầu như không bao giờ ném bom vào ban đêm, nhưng các cuộc không kích thường bắt đầu vào buổi sáng. Thời tiết nóng ghê gớm - 8 giờ rưỡi sáng, trời nóng, hôi thối, tốp ném bom đầu tiên bay tới. Chúng thả bom cả vào chúng tôi lẫn vào đám bộ binh. Sau đó khoảng 30-40 phút, sau đó là tốp thứ hai. Sau đợt không kích thứ ba, nếu chúng ném bom thành công thì chúng tôi sẽ bị phủ đen từ đầu đến chân vì đất cát và bồ hóng.

(ct)

Tiêu đề: Re: Đóng góp với các CCB VN - Hồi ức của binh sĩ Xô viết về WW2
Gửi bởi: danngoc trong 21 Tháng Bảy, 2008, 01:21:33 PM

Có lần sau một đợt không kích như vậy bí thư chi đoàn KOMSOMOL của trung đoàn bị thương và phòng chính trị cử tôi thay thế. Bất cứ lúc nào rảnh rỗi là tôi đi thăm các đại đội, nói chuyện về tình hình mặt trận, về tình hình của các nước đồng minh của ta. Hầu hết chiến sĩ đều thất học - tòan đại đội của tôi chỉ có 2 người đã tốt nghiệp trung học, số còn lại mới học đến lớp 7 hoặc thậm chí lớp 4. Tất nhiên ta phải nói chuyện với họ. Hơn nữa, bọn Đức cũng tiến hành công tác tuyên truyền của riêng chúng - thả truyền đơn. Tôi nhớ rất rõ nội dung một vài tờ trong số đó. Truyền đơn thứ nhất gấp đôi trên một tờ A4 hoặc giấy phấn (chalk paper). Trang nhất cắt một lỗ thủng hình tròn để có thể nhìn thấy quốc huy Liên Xô in ở trang 3. Khi mở nó ra, có một đoạn thuyết minh dưới hình quốc huy : "Liềm ở bên trái, búa ở bên phải. Đó là quốc huy Liên Xô của chúng ta. Cứ việc gặt lúa hoặc quai búa tùy thích, anh sẽ vẫn chỉ có" và ba dấu chấm (Theo cách của người Nga, nó sẽ là một vần thông tục để chỉ cơ quan sinh dục của đàn ông, trong trường hợp này câu trên sẽ có nghĩa là "anh sẽ trắng tay"). Tất nhiên, nó thật tầm thường. Hình như, bọn Đức được cung cấp thông tin là quân ta rất thiếu giấy, và thậm chí không có gì để quấn một điếu thuốc lá, do đó có loại truyền đơn thứ hai được in đặc biệt lên giấy quấn thuốc lá với hy vọng là lính ta sẽ dùng nó để quấn thuốc lá và cũng đọc nó luôn. Chúng viết : "Chỉ có Timoshenko và đám anh hùng Do Thái là muốn chiến tranh. Các anh phải rút lui chỉ vì Staline đã giết hại 130 ngàn sĩ quan chỉ huy và sĩ quan chính trị ưu tú nhất". Hoặc có những truyền đơn mô tả những Ivanov, Petrov, Sidorov nào đó đã đầu hàng và sống tốt như sau. Trong ảnh, chúng ngồi đó, chơi đàn ác-coóc-đê-ông và cười. Tôi phải giải thích rằng tất cả đều là dối trá.

Khi chiến dịch Stalingrad bắt đầu chúng tôi tới những ngôi làng Kazak ở Kantimirovka và Buturlinovka. Trong thời gian chiến dịch chúng tôi sống không được dễ chịu lắm - những khẩu pháo được kéo bằng xe jeep Willys, chúng đi tốt trên đường bằng phẳng. Nhưng khi leo lên đồi thì khẩu pháo và những hòm đạn đặt trên đó luôn đe doạ làm chiếc xe trượt ra khỏi đường. Chỉ đến năm 1944 chúng tôi mới có những xe Dodge 3/4, và sau đó là xe hai cầu Chevrolet và "Studebaker US6x6", loại thường xuyên kéo một lúc 2 khẩu pháo. Nhưng trước đó thì chỉ có những chiếc Willys theo cùng chúng tôi (But back then only the Willys could get us through).

Sau khi trận Stalingrad kết thúc, tôi được cử đi học trường pháo binh ở Tomsk, và sau đó là Irkutsk, nơi tôi hoàn tất khoá huấn luyện. Cuối năm 1943 tôi tới Leningrad. Một chiếc "ovechka" ("cừu" trong tiếng Nga, do hình dáng của chiếc đầu máy) động cơ hơi nước từ thời trước cách mạng chở chúng tôi chạy hết tốc lực theo đường sắt hành lang giữa Volkhov và Leningrad năm 43. Tôi được điều động tới sư đoàn 32 theo lệnh trên, ở đó tôi được giao phụ trách một trung đội (2 khẩu pháo). Vào thời điểm đó diễn ra cải tổ mở rộng trong các đơn vị pháo binh và sư đoàn pháo phòng không 32 RGK của chúng tôi (RGK - C-in-C''s Reserve - trans.) có 4 trung đoàn, trong đó 3 trung đoàn (1387, 1393, và 1413 của tôi) là MZA (pháo phòng không cỡ nhỏ) và trung đoàn 1387 SZA (pháo phòng không hạng trung), trang bị pháo cao xạ 85mm. Các đại đội cũng được tái tổ chức với 6 khẩu đội trong biên chế. Các khẩu pháo bây giờ được bố trí thành hình lục giác cách nhau từ 150-200m. Đó là nói về bình thường, nhưng trong điều kiện chiến đấu thỉnh thoảng chúng tôi cũng dùng những cách bố trí khác, ví dụ như thành một hàng ngang khi bảo vệ các đội hình hàng dọc.

Chúng tôi chiến đấu trong tháng Giêng. Giải phóng Gatchina và gần như hoàn toàn tiến tới Pskov. Trong suốt chiến dịch trung đoàn tôi yểm hộ cho Sư đoàn bộ binh Luga 46. Ở Pskov tôi đã được đề bạt làm đại đội trưởng. Tôi nhớ rằng rất rõ cái ngày mình được đề bạt. Đó là vào đầu tháng Hai. Tôi vừa tới chỗ đại đội 4, dưới quyền chỉ huy của tôi, và liền đi gặp các chiến sĩ. Vào thời điểm đó đại đội tính cả thành phần hỗ trợ có 84 chiến sĩ. Thêm vào đó, tất cả các trung đội trưởng đều là trung uý (lieutenant) trong khi tôi mới chỉ là thiếu úy (junior lieutenant). Tất nhiên, tôi được chào đón với sự ngờ vực. Và rồi một cuộc không kích diễn ra : 30-35 chiếc Ju-87. Tất cả đều nhìn tôi - để xem tôi sẽ chỉ huy thế nào. Anh hỏi là nếu tôi không cho nổ súng ? Tôi có thể, nhưng điều đó sẽ bị những người lính cao xạ coi là sự hèn nhát. Chúng tôi có một quy tắc - khi cuộc không kích diễn ra thì không ai, từ người mang đạn cho đến đại đội trưởng, được phép chúi mình xuống trốn tránh (bend down). Anh buộc phải tiếp tục hòan thành nhiệm vụ của mình. Điều cốt lõi là không được để mất tinh thần. Sau cùng, cũng đã có một vài người chúi đầu xuống dưới xe kéo pháo vì sợ hãi. After all, there were some who stuck their heads under the gun''s carriage out of fear. Thế đấy, chúng tôi đã vượt qua trận thử lửa này một cách thành công. Chúng tôi không bắn hạ được chiếc nào, nhưng đã khiến máy bay địch phải tản ra, chúng không thử nhào xuống thêm lần thứ hai, và chúng tôi bảo vệ được điểm nút giao thông. Đó là một sự đóng góp chung. Hơn nữa, đã không có ai phải hy sinh.

Tính tổng cộng, từ đầu năm 1944 đến tháng 5-1945 đại đội tôi bắn rơi 13 máy bay địch, và xếp trong những hạng đầu tiên của tòan sư đoàn về hiệu quả chiến đấu. Có vẻ không hợp lý lắm, đúng không ? Nhưng nhiệm vụ của chúng tôi là gì ? Không được để máy bay địch ném bom khi phải bảo vệ mục tiêu. Chắc chắn là rất tuyệt vời nếu bắn rơi được một máy bay địch, nhưng đó không phải vấn đề chính, vấn đề chính là bảo vệ được bộ binh, xe tăng, hay một ngã tư khỏi bị thiệt hại do không kích. Ở Stalingrad trung đoàn chúng tôi bắn rơi khoảng 100 máy bay địch trong 2 tháng. Nhưng chúng là những chiếc Ju-52 làm nhiệm vụ tiếp tế cho Tập đoàn quân số 6 (của Đức - TS) bị bao vây, bắn rơi chúng rất dễ. Nhưng để bắn rơi một chiếc Ju-87 thì rất khó. Chúng là những chiếc cường kích bổ nhào khó lường nhất (nguyên văn : perfidious) và nguy hiểm nhất của quân Đức. Mặc dù không nhanh lắm, chúng ném bom rất chính xác. Đó là lí do vì sao chúng tôi bắn ngay thời điểm chúng kéo lên cao để bổ nhào. Điều đó sẽ làm tên phi công hoảng sợ, hắn thấy là mình có thể bị bắn trúng. Dù thế nào thì hắn vẫn sẽ ném được bom, nhưng bằng cách làm hắn mắc sai lầm thì bom sẽ được ném sớm hơn hoặc muộn hơn cần thiết - đó là nhiệm vụ của chúng tôi. Nhưng khi chúng tôi thấy mình đã bắn rơi một chiếc máy bay, chúng tôi sẽ ngay lập tức cử một lính kĩ thuật (gun mechanic) lái một chiếc "Willys" tới chỗ máy bay rơi, để lấy những mảnh xác làm bằng chứng rõ ràng. Điều đó rất có ích để có được sự công nhận của bộ phận được bảo vệ. Tất nhiên, có thể xảy ra trường hợp là máy bay rơi trong khu vực địch kiểm soát, khi đó nó sẽ chỉ được tính nếu có một sự kiểm chứng nào đó. Và, với thành tích 5 chiếc máy bay đầu tiên tôi nhận được Huân chương Sao Đỏ, với 5 chiếc tiếp theo - Huân chương Chiến tranh Vệ quốc hạng hai. Tôi cũng nhận được huy chương "Bảo vệ Leningrad", "Đánh chiếm Berlin" và "Chiến Thắng nước Đức".

(ct)

Tiêu đề: Re: Đóng góp với các CCB VN - Hồi ức của binh sĩ Xô viết về WW2
Gửi bởi: danngoc trong 21 Tháng Bảy, 2008, 01:23:39 PM

Từ Pskov chúng tôi được chuyển tới Vyborg. Một lần nữa chúng tôi chọc thủng phòng tuyến của địch và tiến được khoảng 100km mà không gặp khó khăn, chúng tôi nghĩ sẽ tiếp tục như vậy, nhưng không - trước Vyborg chúng tôi vấp phải sự chống cự quyết liệt và bị chặn lại, và toàn bộ lực lượng tiếp tục tiến theo đà và hàng đống người và xe cộ dồn lại trên đường cao tốc Primorskoye. Tôi phân tán các trung đội dọc theo đội hình kéo dài 2km. Quân Đức không bắt chúng tôi phải đợi lâu. Trong cuộc không kích, mảnh bom làm bị thương gần như toàn bộ một khẩu đội. Thế là khẩu đội trưởng Ermeneyev, đã bị thương, thay thế vị trí một pháo thủ và cùng những chiến sĩ khác bắn rơi 3 máy bay khi chúng bổ nhào và đuổi chạy tán loạn những chiếc còn lại, do đó anh được khen thưởng và trở thành Anh hùng Liên Xô. Đó là câu chuyện tuyên truyền. Nhưng thực tế, anh ta có bị thương thật, nhưng nhẹ thôi, và anh ta không bắn hạ cả 3 - chúng tôi đã tính chúng cho anh ta. Những người khác cũng bắn , và máy bay rơi xa mặt trận. Nhưng đó vẫn là hành động anh hùng - anh ta không để địch ném bom đội hình quân ta, nếu không thì sẽ rất tai hại.

Chúng tôi đề nghị thưởng huân chương cho anh ta, chứ không phải phong Anh hùng, để phong Anh hùng anh phải viết một bản đề cử riêng. Trong năm 1944 có quyết định tổ chức Ngày Pháo binh trong lễ kỉ niệm phản công ở Stalingrad ngày 19-11. Hình như, có lệnh của Staline về việc phong Anh hùng Liên Xô cho một hay hai người thuộc mỗi chủng loại của pháo binh. Cuối cùng, tôi được gọi lên trung đoàn bộ và được giao viết bản giới thiệu về Ermeneyev. Như thế, đại đội tôi đã có một Anh hùng.

Ở đó, ở Vyborg chúng tôi cũng có một tai nạn không được dễ chịu. Trong thời gian chiến dịch, tôi quen với một thiếu tá, chỉ huy đơn VNOS (Trinh sát, liên lạc và cảnh giới đường không - Aerial Reconnaissance, Warning, and Communication). Chỉ có phụ nữ trong đơn vị này và anh ta chỉ huy bọn họ. Và, họ có một quả khí cầu, giống như một cái xúc xích, người thiếu tá ngồi trong đó với điện đài trên độ cao khoảng 800m để quan sát mục tiêu cho pháo binh. Một lần chúng tôi nhìn thấy một chiếc "messer" (Messerschmitt) lao tới quả khí cầu ở độ cao cực kì thấp. Chúng tôi nổ súng khiến nó không thể vượt qua và bắn cháy chiếc "xúc xích". Phải nói rằng rất khó để bắn trúng một mục tiêu bay nhanh ở độ cao thấp, mọi thứ phụ thuộc vào sự phối hợp giữa các pháo thủ, những người chọn thời điểm bắn bằng trực giác. Và đột nhiên tôi thấy một phát đạn của chúng tôi bắn trúng quả khí cầu, nó bốc cháy và bắt đầu rơi xuống. Người thiếu tá ở trong đó cố gắng nhảy ra và mở dù khi đã khá gần mặt đất. "Xong", tôi nghĩ, "sẽ là toà án binh". Và trung đoàn trưởng tới trên một chiếc "Willys" - một con người khó chịu. Ông ta nói : "Viết báo cáo, cấp trên đã nhìn thấy các cậu bắn hạ một chiếc "messer"." Tôi nói : "''messer'' nào ? Tôi bắn rơi cái "xúc xích" của chúng ta rồi !". Nhưng ông ta vẫn khăng khăng với yêu cầu của mình. (But he pushes his own line.) Tôi nghĩ có lẽ ông ta đang hy vọng sẽ có được huân chương cho bản thân. Tôi cử một chiếc Willys đi tìm nếu viên thiếu tá còn sống. Họ trở về với anh ta. Cám ơn Chúa anh ấy còn sống ! Nhưng anh ta bị thương khá nặng - tay bị xước xát, mặt bị trầy da. Rồi anh ta bắt đầu chửi rủa tôi ! Tôi nói : "Nào, anh cũng thấy, chúng tôi đã đuổi được chiếc "messer". Chúng tôi uống một cốc rượu cồn với anh ta, băng bó và sau này khi chiến dịch vẫn đang diễn ra, chúng tôi còn gặp nhau không chỉ một lần. Tất nhiên, trong chiến tranh mọi chuyện đều có thể xảy ra. Một lần khác chúng tôi bắn vào một chiếc tiêm kích của quân ta. Thật tốt là chúng tôi đã không bắn rơi nó. Tất nhiên, chúng ta có hệ thống nhận dạng, YaSS (Máy bay của ta đây), nhưng nó rất sơ sài - ban ngày thì máy bay lắc cánh theo những kiểu khác nhau, còn ban đêm thì bật đèn theo quy định (various rolling of the wings during the day, and a combination of running lights during the night). Kí hiệu được thay đổi hàng ngày, điều đó gây rắc rối cho một đại đội trưởng như tôi.

Sau đó quân ta tiến về phía tây dọc theo bờ biển vịnh Riga. Một lần, chúng tôi đang ngồi trên bờ biển, chơi bài với mấy cô gái. Và rồi người gác hét lên : "Có mục tiêu trên mặt nước !". Tôi nhìn và thấy 3 tàu phóng lôi của quân Đức đang tiến vào. Tôi báo động đơn vị và chúng tôi để cho chúng vào gần hơn, nhưng từ 800m chúng đã bắn. Tôi thấy một phát đạn nổ, rồi phát nữa. Và chúng tôi đáp trả lại bằng cả 6 khẩu pháo. Một cách bài bản, chúng tôi săn đuổi chúng và kết thúc cuộc chơi. Quân ta nhanh chóng giải phóng thành phố Tartu. Đó là một buổi tối tháng Tám ấm áp khi chúng tôi tiến vào thành phố, và tôi có cảm giác chiến tranh đã kết thúc - không có tiếng súng nào, không có vết tích giao tranh trên đường phố. Chúng tôi dừng lại, và tôi quyết định hái ít quả mâm xôi ở khu vườn trước một ngôi nhà. Lấy đầy những quả mâm xôi ngon lành, tôi rẽ mấy bụi cây và thấy một người phụ nữ nằm chết trên mặt đất. Sự tương phản giữa cảnh đẹp và sự tĩnh lặng ở một bên và cái chết chóc ở bên kia đã in dấu trong kí ức của tôi suốt phần đời còn lại.

Chúng tôi vượt qua biên giới Đức ở khu vực sông Netze ở Kostschin (Kostrzyn). Chúng tôi đang đi trên xe vào ban đêm qua khu vực hôm trước có giao tranh (We were driving at night over the site of yesterday''s battles). Những người lính mệt nhoài nằm ngủ trong thùng xe. Bỗng nhiên tôi thấy một khung vòm bằng gỗ dán (plywood arch) vắt qua con đường và những kí hiệu bằng chữ cái màu đen (a sign on it in large black letters). Tôi đọc nó và lập tức nổi da gà: "Nó đây rồi, nước Đức tội lỗi" (Đây là câu cảm thán của chính tác giả - LTD). Tôi tập hợp các trung đội trưởng. Các chiến sĩ được đánh thức. Tại đây, tôi nói, chúng ta đang bước vào hang ổ của con thú phát xít. Khi trời sáng thì trung đoàn trưởng tới. Chúng tôi đã bố trí một người gác sao cho quan sát được cả trên trời và dưới đường, để chờ cấp trên tới. Nếu anh ta thấy một chiếc "Willys" của cấp trên thì anh ta cũng sẽ hô "Báo động !" giống như khi có không kích. Cấp trên hỏi : "Anh cho bộ đội ăn gì ngày hôm nay ?". "Chà, cháo đặc, như mọi khi" - tôi trả lời. "Thượng sĩ, lại đây. Anh cho bộ đội ăn gì ?" (Có lẽ thượng sĩ là cấp bậc của người anh nuôi trong đại đội - LTD) "Cháo đặc, thưa đồng chí đại tá" "Cháo đặc, cháo đặc... tôi vừa ở đại đội của Terekhov, họ đã kiếm được thịt lợn hay thứ gì đó tương tự. Hãy lấy một chiếc Studebaker hay Chevrolet và chạy tới một trang trại nào đó. Hãy lấy tất cả những gì họ có". Cần phải nói rằng quanh Netze dân cư trong bán kính 20km đã bỏ đi, bỏ đói súc vật trong trang trại. Do đó cấp trên đã cho phép chúng tôi đi cướp bóc. Tuy nhiên, chuyện đó chấm dứt nhanh chóng vì có mệnh lệnh của Tư lệnh Phương diện quân Zhukov, nội dung đại loại như: "Chúng ta là một quân đội giải phóng, đi giải phóng nhân dân Đức và chúng ta phải đối xử với nhân dân Đức như với chính người mình". Nhưng cứ thử giải thích cho những người lính Nga chất phác, những người có người thân bị treo cổ hay xử bắn, có nhà cửa bị đốt phá, rằng họ phải quên tất cả ngay lập tức ?! Không thể ?! Họ phẫn nộ : "Tại sao chúng tôi phải quên những gì mà bọn Đức đã làm với quê hương, gia đình tôi ?". Sự thay đổi thái độ là rất khó khăn. Vì từ tận Stalingrad tới biên giới Đức chúng tôi đã tiến quân với khẩu hiệu: "Giết một tên Đức !". Tôi như vẫn thấy bài báo của Ilya Erenburg trước mắt mình. Anh cũng cần phải biết rằng quân bổ sung trong đại đội thời điểm đó phần lớn là tội phạm, được thả nhờ lệnh ân xá. Đã có một chuyện khi một lính của tôi, một tên tù như vậy, đã cưỡng hiếp một bà mẹ và cô con gái trong một nghĩa trang. Tôi phải tự bảo vệ mình, viết một bản báo cáo, SMERSH (viết tắt của "Cái chết cho bọn gián điệp", cơ quan phản gián quân sự - Oleg Sheremet) đã lưu ý, và hắn bị đưa ra toà án binh. Nhưng đã không xảy ra trường hợp phạm tội tập thể nào.

Rồi sau đó, chúng tôi chiếm Berlin, rồi Magdeburg, vượt sông Elba, và tới Stendal. Tại đó chúng tôi dừng lại và sống khoảng một năm. Chiến tranh đã kết thúc như vậy đấy.

Ghi chép và hiệu chỉnh bởi Artem Drabkin
Dịch từ Nga sang Anh bởi Oleg Sheremet
Ảnh lấy từ lưu trữ của G. Shutz
Dịch từ Anh sang Việt: Phan Trường Sơn

Tiêu đề: Re: Đóng góp với các CCB VN - Hồi ức của binh sĩ Xô viết về WW2
Gửi bởi: danngoc trong 21 Tháng Bảy, 2008, 01:25:45 PM

BICHENKO IVAN

Ivan G.Bichenko, trung tướng nghỉ hưu.Tốt nghiệp trường đào tạo quân sự đặc biệt Ulyanovsk. Trung đội trưởng xe tăng.Khi phát xít Đức tấn công Liên Xô ông được thăng cấp đại đội trưởng trong một trung đoàn xe tăng. Chiến đấu ở mặt trận Tây Bắc. Sau khi nghỉ dưỡng thương được đề bạt làm tham mưu trưởng của một trung đoàn xe tăng hạng nặng. Sau khi Phương diện quân Tây bắc giải thể, ông trở thành tham mưu phó trung đoàn xe tăng và bộ binh cơ giới của Tập đoàn quân Ba Lan thứ nhất . đã tham gia chiến dịch vượt sông Oder và chiếm Berlin. Sau khi chiến tranh kết thúc ông làm sĩ quan tham mưu của quân khu Silesian. Hiện nay là chủ tịch Hội cựu chiến binh mặt trận Tây Bắc.

- Ông Bichenko, ông là một sĩ quan chính quy. Vậy ông đã bắt đầu đời binh nghiệp của mình thế nào ?

- Thực tế thì cả cuộc đời của tôi là ở trong quân đội. Năm 19 tuổi tôi tốt nghiệp trường đào tạo quân sự đặc biệt Ulyanovsk, trường quân sự đầu tiên mà học viên được dạy liên lạc radio để điều khiển nhiều phương tiện quân sự như máy bay, tàu xuồng và xe tăng. Nhóm của tôi được huấn luyện lái xe tăng thông qua radio. Kíp lái ở trong một xe tăng chiến đấu, phía trước họ là một xe tăng không người lái, trang bị với súng phun lửa hiệu quả hơn pháo vì khó có thể dùng pháo để bắn khi không nhìn thấy mục tiêu, trong khi súng phun lửa có thể tiêu diệt địch trong một diện rộng, vì thế dễ dàng hơn trong việc tiêu diệt các vị trí kiên cố. Thực tế đây là trường duy nhất đào tạo việc này. Thời gian đó chúng tôi có loại xe tăng này, một tiểu đoàn loại đó đã tham gia chiến tranh Phần Lan (1939-1940). Không may, nó không được hiệu quả như chúng tôi mong đợi, vì thật ra không thể tiêu diệt kẻ thù nếu không nhìn thấy chúng. Những chiếc xe tăng đó rất đắt và phức tạp về kĩ thuật, nhưng lại không hiệu quả.

Sau này liên lạc vô tuyến bắt đầu được sử dụng rộng rãi, trong máy bay trinh sát, tàu xuồng nhỏ, điều khiển mìn, trong một thời gian ngắn đó là một bước tiến dài trong phát triển vô tuyến điện từ.

- Ông được biên chế ở đâu sau khi tốt nghiệp ?

- Tôi được điều đến quân Belarussian với nhiệm vụ chỉ huy một trung đội xe tăng thường. Đó là năm 1939, đã rất lâu rồi... Quân khu đặc biệt Belarussia gồm 3 nước cộng hoà vùng Baltic, - Lithuania, Latvia, Estonia. Một bộ phận quân đội Soviet đóng trên quân khu Belarussia, khu vực chiến tuyến chính khi chiến tranh nổ ra. Ngay khi quân Đức tiến vào Ba Lan ngày 1-9-1939, tôi đã tham gia cái mà sau này được biết đến với cái tên chiến dịch Ba Lan, một chiến dịch quân sự ngắn của quân đội Soviet nhằm giải phóng vùng lãnh thổ Tây Belarus và Tây Ukraine bị Ba Lan chiếm đóng. Sau đó Chiến tranh Thế giới thứ hai lan rộng, quân Đức tiến sâu vào Ba Lan, Tiệp Khắc và áp sát biên giới Liên Xô. Tôi được thử lửa trận đầu (nguyên văn : được lửa đạn rửa tội - "baptism of fire" - PTS) trong chiến dịch giải phóng miền Tây Belarus. Trung đội tôi đang ở Vilnius khi chúng tôi được biết Chiến tranh Thế giới thứ hai đã nổ ra. Ở Vilnius tôi chỉ huy một trung đội xe tăng và chúng tôi đã sẵn sàng cho chiến tranh.

- Việc Đức tấn công Liên Xô đã làm ông bất ngờ ?

- Ký ức về sự bắt đầu của cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại giống như là một vết thương không bao giờ lành đối với tôi, vì nó bắt đầu khác với những gì chúng tôi vẫn hình dung. Chúng tôi vẫn thường được nghe là quân ta sẽ chiến đấu trên lãnh thổ nước ngoài, sẽ tấn công và đánh bại kẻ thù trên lãnh thổ của chúng và không bỏ mất một thước đất nào của Tổ quốc. Bộ trưởng Quốc phòng Klim Voroshilov cũng như các chính trị gia vẫn thường tuyên bố như vậy. Do đó tinh thần các lực lượng vũ trang Soviet đã không được chuẩn bị sẵn sàng cho đến khi chiến tranh nổ ra (So it''s in that spirit that the Soviet armed forces were brought up in the run-up to the war). Tôi nhớ rất rõ là chỉ 3 ngày trước chiến tranh, chúng tôi được nghe về cuộc họp ở khu vực liền với quân Đức rằng chúng tôi không hoảng sợ hay phản ứng lại các hoạt động khiêu khích, rằng chính phủ Liên Xô và Đức đã có bản tuyên bố chung khẳng định tình hữu nghị giữa hai quốc gia là không thể chia rẽ và sẽ không có chiến tranh. Điều này gây ảnh hưởng ru ngủ tinh thần của binh lính ta, và mặc dù cảm thấy rõ không khí chiến tranh, các phương tiện truyền thông vẫn nói về tình hữu nghị vững bền giữa Liên Xô và Đức quốc.

Nhưng vào ngày chủ nhật ấm áp 22-6-1941 mặt trời đã bị che phủ bởi khói từ các cuộc ném bom của quân Đức. Trong một thoáng tôi thậm chí còn nghĩ rằng đây là một cuộc tập trận hoặc một tình huống bất ngờ mà chúng tôi sẽ phải phối hợp thực tập. Nhưng những máy bay sơn chữ thập đen trên cánh đang bay qua đầu chúng tôi và chúng tôi không thể thấy điều gì rõ hơn trước đó là chiến tranh đã bắt đầu. Thật không may là quân đội Soviet đã không chuẩn bị trước về tinh thần cũng như tác chiến. Và mặc dù đã thề không bỏ một tấc đất của Tổ quốc, chúng tôi vẫn phải bắt đầu rút lui chỉ ngay sau những ngày đầu chiến đấu.
Quân địch tung ra một lực lượng mạnh gấp ba đến năm lần ở khu vực phía trước mà chúng dự định sẽ đánh tan lực lượng phòng thủ, trong khi quân đội Soviet không được chuẩn bị, gồm cả pháo binh, không có gì để chống lại các đòn tấn công đầy uy lực của quân Đức. Quân đội Soviet hoàn toàn rối loạn, do đó không thể tác chiến theo đúng kế hoạch, và mỗi chỉ huy ra những mệnh lệnh mà mình cảm thấy thích hợp. Mọi sự liên lạc chỉ huy đều bị phá vỡ, chúng tôi nhận được những mệnh lệnh mâu thuẫn nhau, gây ra một cuộc rút lui vô tổ chức trong những ngày đầu tiên. Nhưng ở một số khu vực, khi địa hình thuận lợi cho phòng thủ thì quân đội Soviet đã đánh trả quyết liệt. Trung đoàn xe tăng 46 của tôi tham chiến vào ngày thứ hai của cuộc chiến, mặc dù là một phần của thê đội hai, và các chiến sĩ xe tăng đã tỏ ra khôn khéo và dũng cảm nhưng như thế không đủ để ngăn chặn cuộc tiến công được tổ chức và có sự chuẩn bị tốt của địch. (My 46th tank regiment was committed to action on the second day of war, although it was part of the follow-up echelon, and the tank crews displayed feats of courage and heroism, but that was insufficient to stop the thoroughly organized and well-prepared enemy offensive). Chúng tôi bắt đầu rút về phía bắc, tới các nước cộng hoà vùng Baltic, và càng ngày chúng tôi càng tỏ ra bình tĩnh hơn trên diện rộng. (and as days passed by, we began to come to our senses on an increasingly larger scale). Tổ chức phòng thủ giờ đây tốt hơn và chúng tôi có những chỉ huy mới đến để thay thế những người đã hy sinh. Quân Đức bắt đầu nhận thấy sức kháng cự ngày càng mạnh của Hồng quân.

-Tướng quân, ông có nhớ trận đánh đầu tiên của mình không ?

- Tất nhiên là tôi nhớ. Quân Đức chiếm một cây cầu bắc qua sông Villia, ở phụ cận Ionava, nhưng hai sư đoàn Soviet vẫn chưa sang sông được. Vì thế, trung đoàn xe tăng 84 của tôi được lệnh tái chiếm cầu và giữ cho đến khi quân ta rút qua sông hết. Nhưng do liên lạc bị gián đoạn, trung đoàn trưởng Yessin (tôi thậm chí vẫn còn nhớ là ông ấy trông như thế nào) tự minh tới truyền đạt mệnh lệnh cho chiến sĩ. Tôi là đại đội trưởng xe tăng nên tôi ra lệnh cho 3 tổ lái cuối cùng dưới quyền mình tấn công địch... Đó thực tế là trận tấn công xe tăng cuối cùng của chúng tôi - một trận đánh ác liệt đóng tầm quan trọng trong khu vực và cũng là cuộc thử thách cho trung đoàn. Chúng tôi giữ cây cầu 24 giờ cho đến khi các đơn vị bị bao vây vượt sang được bờ bắc.

Một trận đánh lớn diễn ra gần thành phố Saulai. Chúng tôi bắt đầu được tăng viện. Người ta đồn rằng sư đoàn xe tăng do tướng Cherniakhovsky đã tới chi viện. Nhưng gần như chẳng có chiếc xe tăng nào trong sư đoàn, vì họ chỉ còn rất ít xe làm dự bị. Cuối cùng đã có một trận lớn ở Saulai, gần 1.000 xe bọc thép, xe chở quân và xe tăng tham gia. Đó là trận đánh lớn đầu tiên mà tôi chứng kiến, tham dự và vẫn còn nhớ rõ. Thật không may, chúng tôi phải bỏ Saulai và tiếp tục rút về phía bắc.

- Điều gì là đặc trưng của mặt trận Tây Bắc, nơi ông đã chiến đấu ?

- Ờ, tôi đã chiến đấu ở mặt trận Tây Bắc 900 ngày. Có thể không có bản đồ anh sẽ thấy khó khăn để hình dung diễn biến chiến sự, Cụm Tập đoàn quân "Bắc" của Đức tiến về Leningrad và cả Bologoye, - đầu mối đường sắt lớn nhất trên cao nguyên Valdai nối liền Moscow và Leningrad. Từ đó chúng định tiến công Moscow từ phía bắc và Leningrad từ phía nam. Do đó, Phương diện quân Tây Bắc là Phương diện quân duy nhất của Hồng quân trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, sau khi bố trí trên cao nguyên đã không bao giờ rút quân. Quân Đức không thể chọc thủng tuyến phòng ngự của chúng tôi để chiếm đường sắt Moscow-Leningrad và dùng nó làm trục tiến quân. Điều đó giúp ích cho cả Moscow lẫn Leningrad.

Gần như không thể chiến đấu ở mặt trận Tây Bắc. Không thể đào chiến hào, vì sâu xuống dưới 10cm đã là mạch nước. Đầm lầy ở khắp mọi nơi. Không có đường nhựa hay đường mòn ở đây, thậm chí là cho người đi bộ chứ đừng nói xe tải hay xe tăng. Thực tế không thể hình dung hoàn cảnh của chúng tôi ở đó. Nhà thơ nổi tiếng Mikhail Matussovsky đã viết rất nhiều thơ về mặt trận Tây Bắc. Có một bài thơ viết : "Ở nơi đó thư của chiến sĩ rất hiếm, ở nơi đó những người chỉ huy viết "anh ấy hy sinh trong chiến đấu"..." ("Thence soldiers'' letters were extremely rare, thence the commanders wrote "In battle he fell"... ").

Quân ta chặt cây và cẩn thận xếp chúng với nhau để làm thành những đường lát cho xe tăng và xe tải tiến ra mặt trận và tiếp tế đạn dược cho bộ đội. Sau đó tôi được chỉ định làm chỉ huy đơn vị trinh sát của trung đoàn xe tăng 38 chiến đấu trong vùng đầm lầy. Tôi đã bị thương, và sau khi trở về tôi trở thành tham mưu trưởng trung đoàn xe tăng hạng nặng Cận vệ số 3... Tôi không thể hiểu vì sao người ta lại đưa những xe tăng nặng 50 tấn tới vùng đất lầy lội này. Vì vậy, phải làm các đường lát cho xe tăng tiến ra tuyến xuất phát. Một lần khi trung đoàn tôi đang đi trên đường lát để tiến ra tuyến xuất phát, một lái xe đã mất lái, làm chiếc xe lệch sang phải, trượt khỏi đường lát và biến mất trong đầm lầy. Đây là ảnh một xe tăng đạt trên bệ, sau khi nói được kéo lên từ dưới đầm lầy nhiều năm sau đó. (Xin chú ý một điều khó hiểu là cả Quân đội Đức lẫn Hồng quân đều dùng Mặt trận Tây Bắc làm chiến trường thử nghiệm xe tăng hạng nặng như KV hay Tiger. Theo tôi có lẽ lý do là chiến trường này không quá ác liệt như ở nơi khác - LTD).

... Chiến đấu ở mặt trận Tây Bắc thực sự khó khăn. Chúng tôi mất ở đây 450.000 người, đó là theo thông tin chính thức của Bộ Tổng tham mưu. Nhưng quân đội Soviet trên cao nguyên Valdai đã không để lọt một tấc đất nào vào tay quân thù. Khi Phương diện quân Leningrad mở cuộc tấn công để giải vây cho thành phố đã bị vây suốt 900 ngày đêm thì Phương diện quân của chúng tôi cũng nhập vào đó.

Sau khi vòng vây quanh Leningrad được giải toả, Phương diện quân Tây Bắc mở chiến dịch tiến công vào các nước cộng hoà vùng Baltic và giải phóng những vùng Tây Bắc Liên Xô như Novgorod, Leningrad, Lithuania, Latvia, Estonia vân vân. Đó là câu chuyện anh hùng của mặt trận Tây Bắc, một trường học chiến đấu tuyệt vời, mặc dù không nhiều thành phố lớn bị chiếm ở đây. Ở những nơi khác của Liên Xô những trận đánh lớn vẫn đang tiếp diễn, như trận Stalingrad hay Kursk, nhưng ở mặt trận Tây Bắc chỉ có giao tranh ở mức độ giới hạn. Báo cáo chính thức cũng thường nói vậy. Nhưng cuộc chiến đấu đó không may đã cướp đi nửa triệu mạng người, hầu hết còn trẻ. Ngày nay những đội tìm kiếm khắp nước Nga, thậm chí Ukraine và Kazakhstan, vẫn tới khu vực trước đây là mặt trận Tây Bắc để cố gắng tìm lại hài cốt những người đã hy sinh.... Anh biết đấy, chúng tôi không đào hố để chôn cất người chết... Những hố bom đạn của quân Đức thường được dùng làm hố chôn. Chúng tôi thậm chí không thể đào nổi một hố nhỏ vào mùa đông, vì mặt đất đóng băng dày hơn một mét. Vào mùa hè cũng không làm được vì nước ở ngay bên dưới mặt đất. Sự thực là có một số điểm cao được dùng làm nơi chôn chiến sĩ nhưng rất ít và ở xa. Trong 20 năm qua hàng trăm đội tìm kiếm của sinh viên và thanh niên đã tới đây để tìm kiếm hài cốt cha ông họ và chôn kết theo đúng nghi lễ Thiên chúa giáo.

Tiêu đề: Re: Đóng góp với các CCB VN - Hồi ức của binh sĩ Xô viết về WW2
Gửi bởi: danngoc

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: