Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Phụ chương 1: Trái Đất hậu Greatchange

Tân lịch, ngày 19 tháng 5 năm 292,

Được rồi, tính đến thời điểm hiện tại thì cũng đã gần 300 năm sau sự kiện Greatchange - thời kì mà thế giới thay đổi khủng khiếp nhất, vâng, bạn không đọc nhầm đâu, là "khủng khiếp nhất" bởi nó không chỉ gây ra thiệt hại nặng nề nhất trong lịch sử thế giới cũ, mà còn kéo nền văn minh loài người trở về nhiều năm trước, thậm chí là cả thế kỉ.

Theo những gì sách giáo khoa viết, Greatchange mở đầu bằng một siêu đại dịch viêm não kéo dài suốt 5 năm và được coi là đại dịch có quy mô khủng bố nhất với hơn một nửa dân số thế giới bị nhiễm. Cũng nhờ nền khoa học tiên tiến khi đó mà loài người thành công đẩy lùi dịch bệnh, dẫu vậy một phần mười nhân loại đã vĩnh viễn ra đi.

Nhưng khi thế giới vẫn còn lao đao sau hậu quả mà đại địch để lại, hàng tá những cơn bão mặt trời kì lạ với sức công phá khủng khiếp vượt xa mọi giới hạn, liên tục ồ ạt lướt qua Trái Đất, phá hủy khí quyển và kéo theo là những đợt bức xạ và tia vũ trụ gây đột biến lên mọi loài sinh vật sống, chủ yếu là động vật nhưng cũng có con người.

Tuy nhiên thứ bị tác động nhiều nhất từ những cơn bão ngoài không gian này lại chính là bản thân Trái Đất, cụ thể là các tầng đất của Trái Đất. Greatchange đã làm tăng tốc độ dịch chuyển của các mảng kiến tạo lên gấp hàng trăm lần, gây ra những đợt thiên tai quy mô chưa từng thấy và dĩ nhiên, khiến thế giới dường như đã đối diện với ngày tận thế. Hai mươi năm liên tục chịu sự tấn công của Greatchange, thế giới, có thể nói, đã trở về thời đồ đá.

Bằng một cách nào đó, Greatchange biến mất đầy đột ngột y như khi nó xuất hiện. Nhưng, có gì đó không đúng đã xảy ra.

Không một ai có thể giải thích vì cớ gì mà nền khoa học tiên tiến khi đó đã bị sụp đổ. Ý tôi là, không phải những kiến thức căn bản về thế giới đã biến mất, chừng nào còn người trên thế giới này thì những kiến thức đó sẽ không biến mất đâu. Chính xác thì có rất nhiều bằng chứng cho thấy thời điểm xảy ra Greatchange, nền khoa học thế giới đã phát triển tới tầm cỡ vươn tới các vì sao rồi, vậy mà, ngay khi Greatchange kết thúc, những gì người ta tìm thấy chỉ là những mảnh vụn và tàn tích của một nền văn minh thịnh vượng.

Tệ hơn nữa, cỡ hàng tỉ nhà khoa học, bác sĩ, kĩ sư, những người đủ kiến thức và am hiểu về công nghệ tiên tiến, đã bỏ mạng trong những năm tận thế đó. Dù rằng hiện tại thì cộng đồng khoa học trên thế giới cũng đã đông hơn rất nhiều rồi, nhưng tệ thay, không ai có thể tái tạo lại những tiến bộ kĩ thuật đã từng giúp con người chống chọi với ngày tận thế đó.

Và đó chỉ là một phần của mớ thiệt hại kinh khủng khiếp đảm tởm lợm mà thế hệ chúng tôi không đời nào có thể tưởng tượng nổi: bốn phần năm loài người đã chết trong thảm họa, tất nhiên đó chỉ là ước tính vì đã qua hơn ba thế kỉ mà dân số thế giới chỉ khoảng 3 tỉ người, được cho là ít hơn đáng kể so với quá khứ; hầu hết các công trình kiến trúc đồ sộ và cả những công trình lịch sử đã bị phá nát hoàn toàn; cả sáu châu lục đều thay đổi vị trí, và quan trọng nhất - câu trả lời cho câu hỏi đầu tiên mà tôi đã nêu trên - nền khí hậu thế giới đã không thể nào trở lại như trước.

Cả thế giới đã mất gần ba thế kỉ tiếp theo để tái thiết lập lại nền kinh tế và khoa học. Vì không thể tái tạo công nghệ cũ, họ đã tạo ra những công nghệ mới dựa trên những miêu tả của những người còn sống sau Greatchange. Có lẽ tôi nên miêu tả những thành tựu mới bằng một câu châm ngôn: "Nghịch cảnh tạo nên kì tích". Chỉ từ những miêu tả quá nhiều thiếu sót đó mà qua bốn thế kỷ, nhân-loại-hậu-Greatchange đã tạo ra hàng trăm phát minh mới rất sát với miêu tả về những công nghệ cũ, thậm chí còn có những phát minh chưa từng được biết tới, thậm chí cả nhân-loại-Tiền-Greatchange sẽ phải trầm trồ ngạc nhiên ấy chứ! Đường sá, giao thông, xí nghiệp, bệnh viện và trường học, các công trình kiến trúc đồ sộ, những tòa nhà cao vượt tầng mây, những thành trì khủng bố nhất mọi thời đại,... mọc lên như nấm sau mưa.

Hệ thống liên lạc cũng được truyền đi khắp nơi trên thế giới, và hơn cả thế, mỗi người dân đều sở hữu ít nhất một chiếc Virdev, một cỗ máy cho phép người dùng truy cập vào hàng trăm phần mềm, đặc biệt là Hyperlink. Bên cạnh đó còn có một thứ phổ thông hơn, ít cồng kềnh hơn gọi là Smartcon, một thiết bị đủ nhỏ để cất vừa vặn trong túi áo, cho phép người dùng liên lạc với những người khác thông qua một màn hình cảm ứng phát ra hình ảnh 3D của người ở phía đầu kia, và tất nhiên, cũng cho phép người dùng truy cập Hyperlink. Tuy thiết bị này ít tính năng hơn một chiếc Virdev - vốn là một con quái vật đúng nghĩa về cả kích thước và khả năng xử lí mọi thông tin mà người dùng phổ thông hay cả những nhà khoa học cần truy tìm, nhưng sau cùng thì Smartcon vẫn vượt qua Virdev về độ phổ biến cũng như tạo công ăn việc làm cho các nhà thiết kế.

Thế giới đã từng bước khôi phục như thế đấy. Nhưng đó là nền văn minh nhân loại, còn về môi trường tự nhiên thì, rất tiếc là không thể cứu vãn bằng bất cứ cách nào rồi.

Bản đồ thế giới chắc hẳn đã thay đổi so với trước đây, tôi nhớ rằng trong sách từng vẽ một bản đồ thế giới cũ, khác rất xa so với hiện tại. Thế giới hiện tại có ba quốc gia lớn, lần lượt là Oceania gồm hai lục địa lớn nằm ở chính giữa bản đồ, tiếp là Euromerica vắt ngang qua Bắc Cực, và cuối cùng là Asia ở Đông Bắc bản đồ thế giới, ngay bên dưới bang Nga ở bờ Đông Euromerica. Tất nhiên, diện tích đất liền có lẽ là phần thay đổi nhiều hơn cả. Nhiều phần của các lục địa lớn đã chìm trong biển nước, còn phần nổi thì cũng bị xé nát, chằng chịt sông ngòi.

Phần lớn chúng tôi đều tiếp xúc với phần lớn thông tin cơ bản về Euromerica và Asia vì hai quốc gia rất gần nhau và thường có sự trao đổi thông tin, hàng hóa và văn hóa vô cùng sôi động, nhưng về Oceania thì tới cả những phóng viên máu liều nhất cũng chỉ lấy được một mẩu thông tin vô nghĩa về quốc gia này, chỉ biết một điều rằng khác với hai quốc gia còn lại đều có Chính Phủ riêng mặc dù đều nằm dưới sự quản lí của Chính Phủ Thế Giới, Oceania lại được quản lí trực tiếp bởi Chính Phủ Thế Giới và nghe đồn đó là doanh trại khổng lồ của quân đội Thế Giới.

Euromerica của chúng tôi gồm hai phần là Tây Euromerica nối liền với Đông Euromerica qua một vùng đất băng tuyết khổng lồ tạo nên Bắc Cực là Tây Bắc bang Canada và Đông Bắc bang Nga. Trước Greatchange, phần lớn bang Nga tiếp giáp với lục địa Asia, nhưng sau đại thảm họa thì đã bị xé toạc ra cùng với vùng đất và đảo phía Tây Bắc Asia trôi lên trên Bắc Cực và tiếp giáp với lục địa phía bên kia bán cầu. Biển Mid Sea trải dài từ mũi Lavander của bang Canada tới thành phố cảng Liverpool của bang Britain là nơi diễn ra giao thông biển nhộn nhịp nhất giữa hai bờ, đồng thời cũng là nơi duy nhất những chuyến bay có thể an toàn bởi rất hiếm khi có bão trên biển Mid Sea. Ngược lại, dù nối liền nhau qua Bắc Cực rộng lớn, chỉ có duy nhất bốn tuyến đường sắt chạy từ bờ Đông sang bờ Tây, ngoài ra không phương tiện nào khác có thể băng qua vùng đất với nhiệt độ luôn thấp nhất thế giới và những cơn bão tuyết khổng lồ cao tới tận tầng khí quyển liên tục càn quét và hủy diệt mọi thứ trên đường đi của chúng. Bốn đoàn tàu hỏa đặc biệt chạy trên bốn đường sắt cũng được trang bị những công nghệ bảo vệ tiên tiến nhất để không bị quật đổ bởi những con gió luôn ở đạt mức nguy hiểm cao nhất của thang sức gió.

Quốc gia Asia thì... à mà thôi, khi nào tới hẵng kể, hành trình của chúng tôi sớm muộn cũng sẽ tới với vùng đất thánh địa của Dị Nhân thôi, kể sớm mất hứng lắm.

Nói về nơi Scott đang sống, quê hương của cả hai chúng tôi, quận Liverpool của bang Britain, là một thành phố cảng nhỏ ở bờ đông Euromerica, nằm bên cạnh Mid Sea. Nơi này thuộc về một thành phố cảng nổi tiếng nhất bang Britain, trước đây là một quốc gia tên Anh Quốc, với lịch sử và nền văn hóa đa dạng, khí hậu ôn hòa mát mẻ. Nhưng hiện giờ, Liverpool, vẫn là một thành phố cảng đặc biệt nhộn nhịp vì phần lớn các chuyến tàu từ bờ Tây tới và rời đi tới bờ Tây đều đi qua cảng này, với tiếng còi tàu từ khắp nơi đổ đến bến cảng rộng hàng trăm nghìn mét vuông, nhưng thật khó để xác định những chiếc tàu cập bến bến trong làn sương mù dày đặc. Khí hậu lạnh giá lại càng khiến không khí ảm đạm hơn, chỉ có hai tháng hè ngắn ngủi thì may ra mới được thức dậy và thấy một bầu trời quang đãng thôi.

Còn về sinh giới? Tất nhiên cũng có sự thay đổi. Tôi không biết liệu 300 năm trước loài chim có răng sắc và vuốt trên hai tay không, những con chó có bốn mắt và gai dọc sống lưng không, mèo có sừng không, hay những con hươu có hai đầu không, nhưng bản thân tôi luôn nghĩ rằng đám động vật này chắc chắn đã từng thân thiện với loài người hơn so với thời điểm hiện tại, khi cuộc sống người dân đang phải đối mặt với những đợt tấn công từ những bầy động vật như này từ những khu rừng sâu phía ngoài thành phố. Thật cảm ơn đội cảnh binh đã giữ cho cuộc sống của chúng tôi được yên ổn trôi qua mỗi ngày.

Nhưng không phải tất cả đều hunghãn, những loài mà con người vẫn đang chăn nuôi lấy thịt như lợn, bò hay gà đềucó vẻ vô hại dù kích thước của chúng to bằng cả một chiếc xe hơi. Nhiều khi tôitự hỏi chúng có đủ thông minh để tận dụng kích thước của mình cho một cuộc nổidậy tự giải thoát bản thân không.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro