hoc2
Cần một phương pháp học ở đại học
TT - Đã nộp xong luận văn và chỉ hơn một tuần sau sẽ bảo vệ tốt nghiệp tại khoa xây dựng (ĐH Bách khoa, ĐHQG TP.HCM), nhưng SV Đ.H.T. (khóa 99) đã đột ngột ra đi. Kết luận sau khi giám định pháp y cho thấy SV T. đã chết vì nhồi máu cơ tim. Hậu quả tất yếu của việc học căng thẳng và không khoa học. "Bình thường T. học đến 3g30 sáng và hôm sau ngủ bù đến khi ăn cơm trưa.
Riêng tối hôm trước khi mất T. học đến 4g sáng..." - một cán bộ quản lý của ký túc xá ĐH Bách khoa cho biết như thế. Giá như có một phương pháp học tập khoa học và hợp lý hơn, có lẽ T. đã không phải hứng chịu một kết cục lạnh lùng đến thế. Phải chăng đó chính là cái hậu của suốt những năm dài ĐH, T. phải chịu áp lực nặng nề từ bài vở, từ những cuộc thi căng thẳng và không khoan nhượng?
Trong lúc chờ phỏng vấn tại ĐH Y dược TP.HCM, tôi lấy điện thoại ra chơi trò chơi điện tử. Một SV thấy vậy ngạc nhiên hỏi: "Điện thoại di động có trò chơi điện tử à?". Tiếp đó, anh SV cho biết người anh của mình mới mua điện thoại Samsung trị giá 3 triệu đồng và tỏ ý băn khoăn không biết máy của anh mình "có trò chơi điện tử không?".
Tôi không nghĩ đó là một SV năm 5 ngành y lại thấy lạ lẫm khi "điện thoại di động có trò chơi điện tử". Một đồng nghiệp đi cùng chỉ đưa ra lời nhận xét: "Chẳng có gì là lạ cả khi mà SV trường này học bù đầu bù cổ. Thời gian đâu mà để ý đến những việc xung quanh!". Quả vậy, tại ĐH Y dược, đi đâu cũng thấy SV trải tấm bạt nilông để ngồi - và cả nằm nữa - dọc các hành lang. Quyển sách để bên cạnh, miệng lẩm nhẩm học bài với ánh mắt nhìn lạc lõng và dường như không để ý đến bất cứ thứ gì đang diễn ra xung quanh mình...
Có quá nhiều SV vừa học vừa chơi và cũng có quá nhiều SV quên mọi thứ trên đời để học. Cả hai kiểu học như thế đều mang lại những kết quả tiêu cực khác nhau. Một bên là sự hụt hẫng về kiến thức, thường xuyên đối diện với nguy cơ bị đuổi học. Còn bên kia lại là sự mệt mỏi và căng thẳng, những lo âu chất chồng trong những năm dài ĐH đã khiến sức khỏe bị suy sụp, lạc lõng với những diễn tiến xung quanh của xã hội, lạ lẫm với những điều đang tác động đến cuộc sống hằng ngày...
Điều đáng mừng là gần đây một số trường ĐH đã bắt đầu đề cập đến "phương pháp học tập ở ĐH" cho các tân SV vào đầu mỗi năm học mới. Thế nhưng đó cũng chỉ là những động thái manh mún, lẻ tẻ. Giáo trình cho môn học để biết cách học này vẫn chưa đến được với số đông SV. Nguyên nhân chính dẫn đến việc SV khó tiếp thu được phương pháp học là do những bài học của việc tự học có từ thực tế của SV ít khi được đưa vào chương trình. Thêm vào đó việc học theo kiểu trả bài, rồi lịch học và lịch thi cứ dày đặc, đan xen lẫn nhau khiến "phương pháp học tập ở ĐH" hầu như bị phá sản hoàn toàn.
Định hướng cho việc học của SV là một yêu cầu cực kỳ quan trọng, quan trọng không kém nữa là việc thiết lập một thời gian biểu hợp lý cho SV trong lúc học lẫn lúc thi.
2/Tật: Lười đến giảng đường, ít hỏi và chỉ ôn thi... 2 ngày!
Một bạn sinh viên đưa ra con số phỏng đoán: một môn học bình thường chỉ có khoảng 70% số sinh viên trong lớp đi nghe giảng với nhiều lý do: giảng đường nhỏ, thầy giảng không hấp dẫn và cho rằng môn học không quan trọng. Và cũng chỉ có khoảng 5% sinh viên trong lớp đọc lại bài hôm đó và tự giác làm bài tập, số còn lại thì cứ giữ bí quyết "ôn thi trong hai ngày". Cách học thi "cấp tốc" này là một thực tế tồn tại trong không ít sinh viên. Nhiều cái cớ được viện ra để bào chữa cho hiện tượng sinh viên lười đến giảng đường và ít chịu ôn đọc lại bài ngay sau các tiết học: phải đi làm thêm, lý do sức khỏe, chơi game, nghe nhạc hoặc mải trò chuyện với các bạn cùng phòng trong ký túc xá nên... quên !
Với các giảng viên cũng có lắm tâm sự về những cái tật chưa hay trong cách học của sinh viên. Thạc sĩ Trần Tấn Phúc (đang công tác tại Hội Sinh viên của trường) đưa ra nhận định: "Dù với bất kỳ lý do gì thì phương pháp học "ôn thi trong 2 ngày" nghe qua có vẻ tài giỏi nhưng thật ra còn tệ hơn khi còn học phổ thông. Khi học phổ thông, có thầy cô tạo áp lực bằng việc kiểm tra bài nên còn chịu học. Khi lên đại học, các giảng viên để sinh viên tự do, chủ động hơn trong việc học tập và nghiên cứu, không kiểm tra bài, thế là sinh viên cũng tự buông lỏng, không tự giác ý thức việc ôn luyện lại bài và rèn luyện bài tập thêm".
Và những mẹo để học tốt
"Tự đánh giá mình, tự học và tổ chức học nhóm" là những mẹo được các bạn sinh viên bày cho nhau và nhận được nhiều ủng hộ. Theo nhóm sinh viên Lê Đình Lĩnh Nam, Vũ Quang Duy, Huỳnh Ngọc Tuyên (khoa Công nghệ thông tin) thì "tự đánh giá mình" nghĩa là phải biết năng lực thực sự của mình, luôn tự tin để phấn đấu bởi "nếu bạn không tin mình giỏi thì ai sẽ tin là bạn giỏi". "Tự đánh giá" cũng có nghĩa là biết chấp nhận những mặt còn yếu kém và cả những thất bại trong quá trình học. Trong tham luận viết tham gia hội thảo, họ tâm sự: "Khó có ai có học suốt 4, 5 năm đại học mà không có điểm dưới trung bình. Một trong chúng tôi đã từng học môn Lý A1 đến 3 lần mới qua được và vẫn còn nhớ cảm giác chua xót khi bạn bè tung tăng chuẩn bị vào chuyên ngành thì mình vẫn lầm lũi "ôm nợ" môn Lý. Nhưng cuối cùng chúng tôi đã vượt qua và đều cảm thấy mạnh mẽ hơn sau những cú ngã tê tái đó!".
"Các em sinh viên rất ít hỏi. Chúng tôi rất mong nhận được các thắc mắc, kể cả những chất vấn kiểu suy luận như tại sao thầy dạy thế này mà thực tế em thấy, tìm hiểu lại khác. Rất ít khi giảng viên nhận được từ sinh viên những câu hỏi kích thích khả năng tư duy, đào sâu suy nghĩ, mà câu hỏi thường gặp nhất lại là... "Thầy cho em xin đề cương ôn tập đi ạ!".
Thạc sĩ Huỳnh Phan Tùng (Bộ môn chế tạo máy)
Ý thức "tự học", tự giác đọc bài trước khi đến giảng đường và ôn luyện, đọc lại nội dung môn học sau khi kết thúc giờ giảng cũng là cách học tốt mà sinh viên cần rèn luyện. Sinh viên Nguyễn Phan Quý Nhi (khoa Công nghệ thông tin) gợi ý: "Tụi mình nên tận dụng thời gian trên lớp tối đa và hiệu quả, đừng để sự hiểu mập mờ hoặc không hiểu bài xảy ra thường xuyên sau giờ học. Ngay lúc giảng viên giảng xong mà có gì chưa hiểu thì phải hỏi ngay hoặc có thể trao đổi, tranh luận với bạn bè để hiểu sâu sắc vấn đề hơn. Điều này sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian. Nên ôn bài học ngay trong ngày vì lúc này vấn đề mới tiếp thu còn khá rõ trong đầu, bạn có thể tìm hiểu ngay những khúc mắc còn chưa rõ".
Ngoài ra, một phương pháp học tập khác được nhiều sinh viên đồng tình là tổ chức học nhóm. Nguyễn Thái Anh Tuấn (khoa Cơ khí) bày tỏ ý kiến: "Học nhóm là một trong những cách thức học hiệu quả nhất để đạt kết quả cao. Việc hỗ trợ nhau học tập sẽ mang đến những lợi ích cho từng thành viên. Khi học nhóm, mỗi người sẽ nhìn vấn đề ở mỗi góc độ khác nhau và cùng trao đổi với nhau sẽ có được cái nhìn toàn diện. Kiến thức không như quả táo cho rồi là mất đi, mà khi trao đổi kiến thức, chúng ta sẽ nhận lại được gấp đôi, gấp ba. Người chưa hiểu bài khi học nhóm thì cũng có thể trao đổi để hiểu ra vấn đề. Người giỏi hiểu rồi thì khi chỉ dẫn lại cho người khác cũng là cách để tự củng cố lại kiến thức...".
2/Học hỏi kinh nghiệm nha!
6 kỹ năng học tốt ở bậc đại học?
Kỹ năng trao đổi nhóm là một kỹ năng rất quan trọng.
(Dân trí) - Đó là kỹ năng học trên lớp, ở nhà, đọc sách, để ghi nhớ tốt, giải tỏa stress và kỹ năng chuẩn bị và làm bài kiểm tra. Những kinh nghiệm này tưởng là quá cũ nhưng lại không cũ và giúp ích rất nhiều cho các tân cử nhân.
Tập thể lớp K9 Tài năng - Chất lượng cao của ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐHQG Hà Nội đúc kết lại 6 kỹ năng học tốt ở bậc ĐH, xin giới thiệu cùng các bạn:
Kỹ năng học tập trên lớp
Nghe giảng: Để tập trung nghe giảng nắm được bài ngay trên lớp không phải là một việc đơn giản và dễ dàng. Hơn nữa, việc tập trung được hay không đôi khi còn phụ thuộc vào thầy giáo, bài giảng hay các nguyên nhân chủ quan khác. Chỉ có cách bạn phải luyện tập, tránh để bản thân bị phân tâm.
Tốt nhất bạn nên chọn vị trí gần thầy cô, vừa có thể nghe rõ hơn, vừa có khả năng ít nói chuyện. Việc phát biểu hay đặc câu hỏi cho thầy cô giáo cũng là một cách khiến chúng ta tập trung hơn. Để phát biểu tốt thì hãy ghi những câu nhận xét hay phát biểu vào một tờ giấy trước khi phát biểu.
Ghi chép: Cần phải viết nhanh hơn, dùng nhiều ký tự viết tắt hơn. Không cần phải ghi tất cả những gì thầy cô nói. Hãy dành thời gian để nghe các thầy cô giải thích kĩ hơn về định nghĩa, khái niệm, cách chứng minh... Chỉ ghi chép những gì mà chúng ta chưa biết, những điều quan trọng mà sách không có. Ngoài ra, vở của người bạn học sẽ là tài liệu hữu ích vì có thể lúc đãng trí bạn bỏ sót một chi tiết quan trọng trong bài giảng.
Kỹ năng học ở nhà
Cần tìm một chỗ yên tĩnh, tránh tiếng ồn. Bạn nên chọn một thời gian học cố định và tạo cho mình thói quen học thời gian đó. Ngoài ra, cần có lịch học thật hợp lý, kết hợp giữa học tập và giải trí như có thể một bản nhạc nhẹ nhàng, hoặc một bài tập thể dục.
Nếu bạn học phải phần khó hiểu thì để lại, học những phần khác dễ hiểu hơn, sau khi thư giãn, thoải mái thì học tiếp.
Để ghi nhớ tốt
Để có một trí nhớ tốt hãy chọn cho mình một thói quen như khi đến trường kiểm tra sách vở; nên ghi danh sách các việc cần làm vào một tờ giấy nhỏ và thỉnh thoảng kiểm tra xem tiếp theo mình cần phải làm gì.
Để ghi nhớ tốt trong việc tiếp thu kiến thức thì cùng bạn bè thảo luận về một vấn đề cùng quan tâm. Ngoài ra, ghi nhớ qua các chi tiết quan trọng, các key words, các hình ảnh minh họa.
Kỹ năng đọc sách
Đọc sách là kỹ năng không thể thiếu bởi học đại học sẽ phải học rất nhiều. Theo đó, đầu tiên các bạn phải chọn một khối lượng vừa đủ để bắt đầu, cố gắng nắm được cách bố trí, hệ thống của tư liệu, nếu có phần tóm lượt của tư liệu thì cần phải đọc ngay nó. Sau đó, đọc những gì bạn hiểu rõ nhất để xác định độ khó, chừa lại những gì không hiểu. Đừng nản chí nếu không hiểu.
Bạn nên dùng bút đánh dấu những chỗ quan trọng hay chưa hiểu để có thể xem lại. Trong khi đọc, thỉnh thoảng dừng đọc và đặt những câu hỏi kích thích và tự tìm câu trả lời.
Kỹ năng giải tỏa stress
Bằng cách nghỉ ngơi, thư giãn, tạo cho mình một khoảng thời gian ngắn mỗi ngày hoặc vận động như đi bộ, tập thể dục, trò chuyện cùng bạn bè. Sau khi đã cảm thấy thoải mái hơn hãy bắt đầu giải quyết vấn đề, xem xung quanh bạn có việc gì mà bạn có thể thay đổi để xoay chuyển tình hình. Đừng để tâm vào những việc lặt vặt.
Ngoài ra, phải ngủ đủ giờ, hãy luôn cố gắng suy nghĩ tích cực như: Tại sao phải "ghét" khi mà "một chút xíu không thích"; Tại sao lại phải "lo cuống lên" khi mà "hơi lo một tẹo"; Tại sao phải "giận sôi người" khi mà "hơi giận một chút" là đủ? Tại sao "đau khổ tột cùng" khi mà bạn chỉ cần "buồn một tẹo"...
Kỹ năng chuẩn bị và làm bài kiểm tra
Phương pháp ghi bài và tiếp thu được 70 - 80% bài giảng của thầy cô là bạn đã thành công một nửa rồi đấy. Bước vào kỳ thi, đầu tiên bạn phải xác định các tài liệu liên quan để ôn tập; sắp xếp những gì ghi chép được, hệ thống hóa kiến thức, ước lượng xem cần bao lâu để ôn tập. Chia nhỏ những gì bạn học thành từng phần.
Học 3 tiếng buổi sáng, 3 tiếng buổi chiều sẽ hiệu quả hơn ngồi học cả ngày. Hoặc bạn có thể ôn theo nhóm, điều này giúp bạn có điều kiện để hoàn thiện cả những phần quan trọng mà nếu học một mình bạn rất dễ bỏ qua. Bạn nên thu xếp một buổi tổng ôn tập trước khi thi. Đặc biệt, bạn nên chú ý đến những thông tin được các thầy, cô chỉnh sửa đến mọi hướng dẫn về học tập.
Đôi khi các bạn quá bận vào một công việc nào đó mà sao nhãng việc học. Khi còn ít thời gian để ôn tập thì học nhồi nhét. Đầu tiên hãy xem trước tất cả những tài liệu mà bạn cần phải học, lướt qua các chương để nắm được ý chính, bỏ qua những phần mà bạn không có thời gian xem lại.
Có một cách rất hay để bạn tiếp cận là: Chọn 5 tờ giấy, chọn 5 ý chính hoặc chủ đề chính, viết tên ý chính vào phía trên của mỗi tờ giấy, sau đó so sánh đáp án của bạn với đáp án. Tiếp theo, biên soạn hoặc viết lại những hiểu biết của bạn về từng chủ đề dựa theo những tài liệu mà bạn đã đọc. Đánh số từng trang những tài liệu mà bạn có từ 1- 5 theo thứ tự giảm dần của mức độ quan trọng.
Đọc xong nhớ trả lời vài câu để nhận xét nha pà con.
-------------------------
nguồn: http://spdiak30a.ipbfree.com/index.php?showforum=18
_________________
Mỗi giây phút, mỗi nguyện cầu
Mong cho nhân thế sầu đau không còn.
3/Phương pháp học tập có hiệu quả
Trong quá trình học tập, học sinh thường rơi vào một trong những rắc rối sau: Thứ nhất, không thể áp dụng tính năng động của bản thân vào những trường hợp vô cùng đơn giản, hay nói một cách khác, đây là tuýp người luôn quan trọng hóa vấn đề, biến cái đơn giản nhất thành cái khó nhất và ngược lại, một vấn đề khó ư? Chuyện nhỏ, đối với họ chẳng là gì. Kiểu thứ hai là mẫu người luôn tự đẩy mình vào tình trạng không biết phải phân bố thời gian thế nào cho hợp lý để có thể học hết khối lượng kiến thức dày đặc. Và cả kiểu thứ ba, thứ tư... nữa chứ. Nhưng thôi hãy tạm quên chúng đi, sau đây là phương pháp học sao cho có hiệu quả.
Phương pháp này có thể chia làm ba giai đoạn như sau:
1. Giai đoạn thứ nhất: Trước khi học
Nhận thức ở đây có nghĩa là phải hiểu được yêu cầu mà quá trình học đòi hỏi. Tiếp theo bạn phải biết quản lý những đặc điểm tính cách của bạn. Giả sử bạn là một người nóng tính, khi đã ngồi rất lâu rồi mà bạn vẫn chưa tìm ra cách giải của một bài toán khó đột nhiên bạn thấy bực mình vô cớ và không muốn họcn nữa, hãy tìm cách để kiểm soát cơn giận đó. Có thể chỉ dùng một biện pháp đơn giản như: trước khi học, bạn hãy viết lên một mảnh giấy nhỏ dòng chữ "Tức giận chẳng giải quyết được vấn đề gì" để trước mặt, mỗi lần bạn thấy bực tức hãy nhìn vào mảnh giấy đó, thư giãn một vài phút sau đó lại bắt tay làm lai từ đầu để tìm ra được vướng mẳc của bài toán... Bước tiếp theo là lên kế hoạch, hãy phân chia thời gian cụ thể để học từng môn một.
Ví dụ như bạn quy định trong buổi chiều nay bạn sẽ phải học được hai môn đó là: Toán, Lý và bạn đặt kế hoạch cho mình là phải học trong vòng ba tiếng từ 2 giờ - 5 giờ. Như vậy không có nghĩa là bạn sẽ chia đều ra mỗi môn hoc trong khoảng thời gian là một tiếng rưỡi mà trước khi lên kế hoạch bạn hãy giành chút thời gian để ước lượng xem môn nào có số lượng kiến thức nhiều hơn rồi từ đó phân bố thời gian học sao cho hợp lý. Tốt nhất là bạn hãy bắt đầu học từ môn nào mà bạn ưa thích hơn để tạo cho mình niềm say mê học tập.
2. Giai đoạn thứ hai: Trong quá trình học
Tính linh động trong việc đưa ra những lựa chọn đúng đắn là rất cần thiết trong giai đoạn này. Hãy thử hình dung thế này nhé:
Bạn đang cần chứng minh một bài toán nhưng để chứng minh được nó bạn cần áp dụng một bất đẳng thức A nào đó. Tuy bất đẳng thức này thường được dùng nhưng khi phải chứng minh bạn đột nhiên lại chẳng nhớ phải chứng minh thế nào, lúc này bạn sẽ phải đặt mình trước hai sự lựa chọn.
+ Thứ nhất: không cần chứng minh cứ thế làm tiếp để dành thời gian còn học các môn khác.
+ Thứ hai: là cố gắng lục lọi lại cách chứng minh bất đăng thức đó trong chồng sách vở cũ dù mất khá nhiều thời gian.
Bạn chọn cách nào đây, tất nhiên trong phương pháp này, bạn sẽ phải chọn cách hai nếu như bạn không muốn rơi vào hoàn cảnh một ngày kia bạn gặp lại bài toán này trong một bài kiểm tra. Bạn có muốn mình sẽ bị trừ điểm chỉ vì trong bài tọán có dòng chữ áp dụng bất đẳng thức A mà lại chẳng có nổi phần chứng minh bất đẳng thức A hay không?
3. Giai đoạn thứ 3: Sau khi học xong
Trong giai đoạn cuối cùng này bạn hãy tự thực hiện môt "cuộc càn quét" lại những gì mà bạn đã học được. Chẳng hạn bạn có thể ghi lại vào một mảnh giấy cách chứng minh bất đẳng thức A (nêu trên) hay những công thức, định lý... mà bạn vừa học xong hoặc làm riêng cho mỗi bộ môn một quyển sổ nhỏ. Ðây sẽ chính là quyển sổ tóm tắt lý thuyết của riêng bạn. Với cách này bạn sẽ nhớ lâu hơn những gì mà mình đã học được và cũng sẽ dễ dàng hơn nếu chẳng may bạn lại quên cách chứng minh bất đẳng thức A một lần nữa. Bạn sẽ không còn phải mất nhiều thời gian để lục tìm lại đống sách vở cũ nữa đâu.
*****************
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro