15. Hướng nội và hướng ngoại
Jung phát triển một hệ thống trong tâm lý nhân cách đã tạo nên những chú ý sâu rộng đến mức nhiều người tin rằng đây là điểm quan trọng nhất mà ông đã cống hiến và hình như đã quên hết những điều khác ông đã làm cho ngành tâm lý nhân loại. Đó là khái niệm nhân cách hướng nội và nhân cách hướng ngoại.
Người hướng nội là người thường tìm vào thế giới nội tại cho những tư tưởng, cảm xúc, ảo tưởng, mơ ước, khao khát của mình. Trong khi đó những người có nhân cách hướng ngoại tìm cảm giác cho những phạm trù nói trên ở thế giới bên ngoài.
Nhiều người thường có những nhầm lẫn cho rằng người hay mắc cỡ là người hướng nội và người hoạt bát là người hướng ngoại. Tuy có vẻ như thế, nhưng Jung muốn nhấn mạnh rằng chỉ có bộ phận cái tôi là đại lượng ông nhắm đến. Khi cái tôi được kiến thiết từ chất liệu bên trong hay bên ngoài, vượt qua cái vỏ bọc mặt nạ để đến được với thực tế hay chỉ chấp nhận với thế giới nội tại của mình. Và như thế theo Jung, người hướng nội là người trưởng thành hơn người hướng ngoại. Tuy nhiên xã hội ngày nay thường cổ xúy và đánh giá cao tinh thần hướng ngoại. Jung còn khuyến cáo rằng con người thường chỉ đánh giá cao tuýp người hợp với cá tính của mình một cách rất một chiều. Theo ông, người trưởng thành sẽ vượt qua được ngưỡng so sánh và chấp nhận mọi tuýp người như nhau.
16. Các chức năng tâm lý
Mặc dù là người hướng nội hay hướng ngoại, chúng ta vẫn cần phải đối diện với cuộc sống, trên cả hai bình diện bên trong và bên ngoài. Chúng ta thường rất khác nhau trong cách chọn lựa cho mình một cách tiếp cận với cuộc sống. Thường là chúng ta sẽ chọn cách khả thi nhất để đạt được hiệu quả cao nhất. Jung đề nghị 4 cách mà một cá nhân thường sử dụng để tiếp cận với cuộc đời:
– Cảm giác: là chức năng thu thập dữ kiện thông qua những giác quan của mình để tiếp cận với môi trường xung quanh. Jung cho rằng đây là một chức năng thiếu tính hợp lý vì ý nghĩa được rút ra chỉ dựa trên nền tảng cách nhìn chứ không trải qua những đánh giá về một dữ kiện bằng cảm tính.
– Tư duy: là chức năng đánh giá dữ kiện hay ý tưởng một cách có phân tích và hợp lý. Jung gọi đây là chức năng có phân tích, vì liên hệ đến việc rút ra một quyết định hay đánh giá thay vì chỉ là thu thập dữ kiện một cách đơn giản.
– Trực giác: là chức năng dựa trên lăng kính vận hành đặt ngoài khu vực bình thường của những quá trình xử lý ý thức. Đây là chức năng không có phân tích và chỉ dựa vào lăng kính nhãn quan, giống như chức năng cảm giác, tuy nhiên dựa vào một hệ thống phức tạp bởi những kết cấu từ một lượng lớn dữ kiện thông qua các kênh nghe và nhìn. Jung cho rằng đây là chức năng nhìn sự việc từ bên ngoài.
– Cảm xúc: là chức năng giống như tư duy, có liên hệ đến đánh giá dữ kiện, nhưng lần này có sự cân nhắc một cách toàn diện, cùng sự tham gia của xúc cảm. Jung cho đây là có phân tích lí trí được hiểu theo một nghĩa rộng lớn hơn. Đây là cảnh giới trưởng thành.
Tất cả chúng ta đều có những chức năng này. Tuy nhiên chúng ta chỉ sử dụng chúng theo một tỷ lệ rất khác nhau tùy thuộc vào điều kiện hoàn cảnh tức thời của một tình huống. Mỗi cá nhân thường phát huy một trong bốn chức năng vừa nêu trên. Những chức năng còn lại sẽ có nhiệm vụ bổ sung và phụ giúp để chức năng chủ đạo có thể đạt được những mục tiêu lớn nhất. Những chức năng ít được sử dụng thường chìm vào vô thức và có một số ít người đã mạnh dạn tuyên bố là họ không có những chức năng ấy. Phần lớn mỗi cá nhân trong chúng ta phát triển một hoặc hai chức năng, nhưng theo Jung cá nhân nên phát triển cả bốn chức năng này. Một lần nữa, Jung tin rằng mục tiêu lý tưởng nhất là đạt được trạng thái vượt qua chính mình để tự giải phóng mình khỏi những xung đột đối nghịch.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro