Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

14. Cơ duyên

Các nhà học thuyết nhân cách đã bàn cãi trong nhiều năm nhằm xác minh xem những chức năng tâm lý có liên hệ nào đó giữa (a) hệ cơ năng nhân quả và (b) quá trình tinh thần hướng thiện để lý giải các hiện tượng tự nhiên khó giải thích. Hệ cơ năng nhân quả là khái niệm cho rằng mọi điều vận hành theo quy trình liên hệ nguyên nhân và kết quả: khi một tác nhân gây ra kết quả sẽ tạo ra một tác nhân khác, và chu kỳ này có thể tiếp diễn. Theo đó quá khứ quyết định cho hiện tại, và hiện tại quyết định đến tương lai. Hướng thiện là khái niệm chúng ta đi theo những tư tưởng của mình về miền tương lai dựa vào các khái niệm hướng dẫn như: mục đích, ý nghĩa, giá trị. Hệ cơ năng nhân quả giải thích về mối liên kết giữa quan hệ nhân–quả và khoa học. Hướng thiện thiên về tự do suy diễn vốn được nhiều nhà học thuyết tin theo. Trong số đó phải kể đến là những nhà học thuyết thiên về hướng nhân văn học hay thuyết hiện sinh. Jung tin vào cả liên hệ nhân–quả và khái niệm hướng thiện, ông cho rằng cả hai đều có những ảnh hưởng nhất định lên nhân cách con người. Song, ông cho rằng đại lượng thứ ba là hiện tượng cơ duyên.

Cơ duyên là sự xuất hiện một cách tình cờ của hai sự kiện hoàn toàn không có cùng một nguyên nhân, hoặc không có liên hệ của hiện tượng hướng thiện, nhưng lại có một sự liên hệ có ý nghĩa. Chẳng hạn như một người đến thăm bạn mua theo hột vịt lộn nhưng quên mua theo rau răm. Chủ nhà hôm ấy định bóp món nộm rau cải bắp nên mua rau răm và bắp cải lại bỏ quên bắp cải ngoài chợ. Thế là không hẹn trước nhưng cả hai lại hợp tác rất ăn ý: khách có hột vịt lộn và chủ nhà có rau răm. Ví dụ khác là người con nằm mơ thấy mẹ ốm thì hôm sau mẹ ốm thật… Nhiều nhà tâm lý gọi đây là sự tình cờ ngẫu nhiên, kết quả của hệ số xác suất các sự kiện có thể xảy ra. Theo Jung, ông tin con người có một sự liên hệ nào đó rất nhạy bén và thiêng liêng, kết quả từ liên hệ thông qua cõi vô thức tập thể.

Jung không bao giờ nêu rõ lập trường của mình về niềm tin và tín ngưỡng. Tuy nhiên ý tưởng đặc biệt về cơ duyên này rất gần gũi với Ấn giáo và Phật giáo. Theo quan điểm của Ấn giáo, mỗi chúng ta là một ốc đảo nổi lên trên mặt đại dương như những chủ thể rất riêng biệt, tuy nhiên chúng ta đã không nhận ra rằng những ốc đảo ấy liên hệ với nhau qua một thềm lục địa là đáy đại dương chìm sâu dưới một nước.

Mặt ngoài cùng của thế giới là maya, có nghĩa là ảo ảnh, được coi là giấc mơ của Thượng Đế hay là vũ điệu của Thượng Đế. Có nghĩa Thượng Đế đã tạo nên nhưng hoàn toàn không có ý nghĩa hiện diện thực tiễn. Cái tôi của mỗi cá nhân chúng ta được gọi là những linh hồn riêng lẻ, đồng thời là một phần của ảo ảnh. Chúng ta là những bộ phận được kéo dài ra từ một Thượng Đế. Hay nói khác đi Thượng Đế đã cho phép một bộ phận rất lớn của mình (là những Jivatman này) có thể quên đi thiên tính của Thượng Đế, trở thành độc lập và tách rời – đó là mỗi cá nhân chúng ta. Khi một cá nhân chết, họ sẽ tỉnh thức và nhận ra họ là một phần của sự khởi đầu: Thượng Đế.

Khi chúng ta nằm mơ hoặc ngồi thiền, chúng ta sẽ rơi vào cõi vô thức cá nhân, đến gần hơn với với bản thân của chúng ta, gần hơn với cõi vô thức tập thể. Một trạng thái được coi là mở rộng ra trong một quá trình đối thoại liên lạc với nhiêu cái tôi khác. Cơ duyên là nét đặc trưng đã khiến cho học thuyết của Jung là một trong những học thuyết có vẻ gần gũi với những hiện tượng bán tâm lý nhưng lại có thể giải thích một cách hợp lý về những hiện tượng tinh thần siêu nhiên.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #carljung