Học thuyết giá trị thặng dư
Tại sao lại nói học thuyết giá trị thặng dư là hòn đá tảng trong cơ sơ lý luận của C.Mac
Học thuyết giá trị thặng dư của Mác ra đời trên cơ sở nghiên cứu phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Phát hiện giá trị thặng dư làm nổ ra cuộc cách mạng thực sự trong toàn bộ khoa học kinh tế, vũ trang cho giai cấp vô sản thứ vũ khí sắc bén trong cuộc đấu tranh chông chủ nghĩa tư bản.
Song, ý nghĩa thực tiễn của học thuyết đó không phải chỉ là như thế. Ngày nay, từ quan niệm đổi mới về chủ nghĩa xã hội, học thuyết này còn có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp xây dựng nền kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Việc nghiên cứu khai thác những di sản lý luận của Mác trở thành việc làm cần thiết, theo các hướng sau đây:
Một là, Khai thác những di sản lý luận trong học thuyết này về nền kinh tế hàng hoá.
Học thuyết giá trị thặng dư của Mác được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu nền sản xuất hàng hoá, đặc biệt nền kinh tế hàng hoá tư bản chủ nghĩa. Cho nên, chính Mác chứ không phải ai khác, là một trong những người nghiên cứu sâu sắc về kinh tế thị trường. Nước ta đang phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Mặc dù nền kinh tế hàng hoá ở nước ta có tính đặc thù của nó, song đã là sản xuất hàng hoá thì ở đâu cũng đều có những đặc tính phổ biến, cũng phải nói đến giá trị và giá trị thặng dư. Điều khác nhau chỉ là trong những quan hệ kinh tế khác nhau thì giá trị va giá trị thặng dư mang bản chất xã hội khác nhau. Cho nên, việc nghiên cứu tính phổ biến và tính đặc thù của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, nghiên cứu những phạm trù, công cụ và việc sử dụng chúng trong nền kinh tế hàng hoá tư bản chủ nghĩa từ di sản lý luận của Mác là việc làm có nhiều ý nghĩa thực tiễn.
Hai là, Khai thác những luận điểm của Mác nói về qúa trình sản xuất, thực hiện, phân phối giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản cùng những biện pháp, thủ đoạn nhằm thu được nhiều giá trị thặng dư của các nhà tư bản nhằm góp phần vào việc quản lý các thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa trong nền kinh tế nước ta sao cho vừa có thể khuyến khích phát triển, vừa hướng các thành phần kinh tế này đi vào quỹ đạo chủa chủ nghĩa xã hội.
Ba là, Khai thác di sản của Mác nói về qúa trình tổ chức sản xuất và tái sản xuất tư bản chủ nghĩa với tính cách là một nền sản xuất lớn gắn với qúa trình xã hội hoá sản xuất ngày càng cao nhằm tạo ra khối lượng giá trị thặng dư ngày càng lớn. Trên cơ sở những gì được coi là tất yếu của qúa trình lịch sử tự nhiên, đặc biệt là về mặt tổ chức - kinh tế, vận dụng vào nền kinh tế nước ta thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội nhằm thúc đẩy nhanh qúa trình xã hội hoá theo hướng xã hội chủ nghĩa từ một nề sản xuất nhỏ trên cơ sở sản xuất ra ngày càng nhiều giá trị thặng dư để thực hiện nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ là CNH, HĐH nền kinh tế nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần của mọi người lao động.
Qua phân tích một số vấn đề chủ yếu của lý luận giá trị thặng dư ở trên cho phép rút ra kết luận chung: Học thuyết giá trị thặng dư - học thuyết về bản chất bóc lột và địa vị lịch sử của chủ nghĩahoc thuyet gia tri thang du tư bản vẫn là cơ cở phương pháp luận để nhận thức đúng chủ nghĩa tư bản hiện đại. Học thuyết đó còn là cơ sở lý luận cho sự vận dụng vào công tác quản lý nền kinh tế nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro