hoc tap
Học thêm và tự học
Hiện nay, "chạy sô học thêm" đã trở nên quá quen thuộc với cộng đồng học sinh Việt Nam.
Nắm bắt rõ nhu cầu học thêm của học sinh, rất nhiều những trung tâm gia sư, luyện thi đại học mọc lên với những lời "câu khách" hết sức thu hút. Rất nhiều bậc phụ huynh lo sợ con mình không theo kịp bạn bè nên thường đăng ký cho con cái theo học các lớp học thêm "hết sức đắt đỏ" này với lời giải thích: "Nếu là việc học thì tốn bao nhiêu cũng không tiếc!".
Khảo sát trong một số lớp học khối trung học phổ thông cho thấy, trên 2/3 số học sinh đều đi học thêm ngoài giờ lên lớp. Đặc biệt hơn, những em học sinh chỉ mới vừa vào lớp 1 thôi cung đi học thêm và số học sinh tiểu học, trung học cơ sở học thêm cũng ngày càng gia tăng. Nhiều học sinh, đặc biệt là học sinh THPT, có bạn học thêm 3 đến 4 môn (chủ yếu là các môn thi đại học). Còn có bạn một môn nhưng học thêm nhiều nơi. Thời gian học thêm cũng đa dạng, có ca học từ 5h đến 7h chiều, có ca học từ 7h30 đến 9h. Do đó mới xảy ra hiện tượng nhiều bạn đi học thêm trên lớp về nhà chưa kịp ăn cơm thì đã phải tức tốc đạp xe đi học thêm vì sợ trễ giờ hay có những bạn học thêm từ 2 giờ chiều đến tận 9h tối mới lọc cọc đạp xe về nhà.
Nếu là một học sinh bình thường, mỗi ngày chúng ta học từ 4 đến 5 tiếng ở trường. Nếu không tính những buổi học thể dục quân sự hay những buổi học ngoại khóa thì chúng ta có thể dành ra 6-7 tiếng cho việc tự học ở nhà. Còn nếu bạn là dân chuyên "học thêm", mỗi ngày ít nhất bạn sẽ học 1-2 ca, tức là phải mất 4 tiếng cho việc học thêm và số giờ tự học sẽ giảm xuống chỉ còn 2 tiếng mỗi ngày. Như vậy có quá ít không khi mà số lượng bài tập trên lớp cũng đã rất nhiều?
Nếu là một học sinh bình thường, bạn sẽ tự học ở nhà trong không gian học tập riêng của mình một cách thoải mái và chủ động trong cách sắp xếp, phân chia thời gian cho từng môn học. Còn nếu bạn là dân chuyên "học thêm", bạn phải đến các lớp học thêm chật chội, nóng bức và học liền tù tì một môn từ 1 tiếng rưỡi đến 2 tiếng. Chắc chắn như vậy sẽ không hiệu quả bằng việc học ở nhà.
Nếu là một học sinh bình thường, ngoài việc học trên lớp, học ở nhà ra, bạn vẫn còn thời gian cho những thú vui giải trí như đọc sách báo, nghe nhạc, tham gia các hoạt động xã hội để nâng cao kỹ năng sống và có thể dành tiền cho những khoản chi tiêu cá nhân khác. Còn nếu bạn là dân chuyên "học thêm", bạn sẽ phải dành ra một số tiền không nhỏ để chi phí cho việc học và quỹ thời gian vui chơi giải trí của các bạn sẽ bị cắt xén nghiêm trọng, khiến bạn luôn ở trong tình trạng thiếu ngủ, cơ thể mệt mỏi và suy nhược. Thành ra, bạn dù học nhiều nhưng kết quả đem lại thì không là bao nhiêu.
Các bạn thấy đấy, điểm cộng luôn thuộc về việc tự học ở nhà hơn là đi học thêm. Việc học thêm bản thân của nó không xấu mà chính bản thân người học thêm đã làm cho nó xấu đi. Nếu bản thân bạn tiếp thu bài chậm, bạn không theo kịp các buổi học trên lớp hoặc bạn đã nắm chắc kiến thức trên lớp và bạn muốn học nâng cao trình độ thì bạn có thể đi học thêm. Mục đích càng rõ ràng, việc học thêm của bạn càng có hiệu quả và trong những trường hợp như vậy học thêm mang ý nghĩa rất tích cực. Còn nếu bạn học thêm vì lo sợ không theo kịp bạn bè hay vì bị bố mẹ ép buộc thì việc đó chỉ làm bạn mất thời gian, tiền của và công sức mà thôi. Điều đó giải thích tại sao học sinh Việt Nam học thêm nhiều nhưng vẫn không đạt kết quả cao. Khác với chúng ta, học sinh Singapore cũng đi học thêm nhưng chủ yếu là học sinh chậm tiến, không theo kịp trên lớp học. Họ rất coi trọng việc tự học, tự tìm hiểu, nâng cao kiến thức. Thầy cô chỉ hướng dẫn còn chủ yếu là học sinh tự học. Họ rất tích cực tham gia các buổi ngoại khóa, thuyết trình để nâng cao các kĩ năng công việc cho tương lai. Học sinh Singapore học giỏi, tự tin, năng động, sáng tạo là nhờ vậy. Ngay ở Việt Nam của chúng ta, cũng có rất nhiều người học giỏi nhờ tự học. Học trong sách vở, báo đài, học ngay trong thực tế cuộc sống chứ không phải từ các lớp học thêm đông đúc như hiện nay. Thực tế cho thấy các thủ khoa trong các kì thi đai học hầu như không học thêm hoặc học thêm rất ít. Họ rất chủ động trong việc học, nắm bài trên lớp thật chắc, về nhà tìm kiếm sách tự làm và học hỏi thêm từ thầy cô và bạn bè.
Nếu không có điều kiện học thêm hay thực sự bạn không muốn tham gia các lớp học thêm nữa, bạn có thể lập nhóm tự học khoảng 5 đến 6 người để tự bổ sung kiến thức cho nhau. Và quan trọng hơn hết, bạn phải xây dựng cho mình thói quen tự học, độc lập suy nghĩ và không phụ thuộc vào thầy cô. Điều này rất quan trọng cho tương lai sau nay, khi môi trường học tập thay đổi bạn có thể chủ động tự học để đạt kết quả cao,
Nói tóm lại, việc học thêm như thế nào đều phụ thuộc vào bản thân của mỗi học sinh. Chỉ có chúng ta mới hiểu rõ nhất mình muốn gì và mình phải làm gì mà không cần phụ thuộc vào ai cả. Học thêm ít hay học thêm nhiều, học thêm hay không học thêm đều là sự lựa chọn của bạn. Vì vậy hãy chọn cho mình cách tốt nhất để đảm bảo cân bằng giữa việc học tập và các hoạt động xã hội lành mạnh, để hoàn thiện bản thân một cách toàn diện. Thời đại ngày nay không chỉ cần người học giỏi mà còn phải tự tin và biết làm chủ cuộc sống của mình.
Nếu bạn làm được như vậy thì việc học thêm cũng không còn là mối bận tâm của chúng ta cũng như cha mẹ của chúng ta nữa.
Theo MTO
6 bí kíp để vượt vũ môn
Chỉ còn vài ngày nữa thôi, kì thi vượt vũ môn sẽ bắt đầu, bạn nên làm gì để xông xênh bước vào "trận chiến" cuối cùng này?
Có 6 gạch đầu dòng là kinh nghiệm của anh chàng thủ khoa trường Y lưu ý giúp bạn nè!
1. Chỉ ăn... "khai vị" kiến thức
Thời gian này không nhiều, nó chỉ xem như thời gian "ăn nhẹ" bài vở. Nếu bạn nạp thêm kiến thức, bạn dễ bị sa đà, lạc hướng bài và hoang mang. Vì thế, bạn hãy làm theo trình tự: ôn tập lại các kiến thức cũ - hệ thống lại bài vở - tự rút kinh nghiệm, liệt kê ra các "mẹo" làm bài.
2. Bài học ơi, tớ hay ngã phần nào?
Không nên để tồn đọng những thắc mắc lâu ngày mà đến lúc này vẫn chưa giải quyết. Khi đó, bạn sẽ hoang mang nếu chẳng may gặp phải trong phòng thi, "tâm lí di truyền" sẽ có thể ảnh hưởng qua các phần khác của bài thi.
3. Ôn bài "kiểu" gì?
Học rải kiến thức các môn đều trong ngày, theo đúng lịch, đúng giờ. Kinh nghiệm riêng của tớ, sáng sớm, xế chiều, buổi tối từ 8-10 giờ khuya là những giờ học tốt nhất. Không học quá 4 tiếng một lúc để đầu óc tránh căng thẳng. Nên bổ sung các nhu cầu giải trí xen kẽ giờ học như xem tivi, nghe nhạc, đi lại trong nhà..
4. Nhớ là không thức khuya đấy!
Dậy sớm ôn bài sẽ khiến đầu óc bạn minh mẫn và cơ thể sảng khoái hơn là thức khuya và dậy trễ đấy. Đồng thời, vào ngày thi, bạn sẽ đỡ bị đờ đẫn vì phải dậy sớm.
5. Ngày cuối cùng trước khi thi bạn làm gì?
Bạn hãy dành thời gian điểm lại những kiến thức chính nhất, tâm đắc nhất, những "bí kíp" mà mình tự tổng hợp trong những ngày qua. Tuy nhiên, bạn nên xì-tốp mọi thứ vào buổi tối để tinh thần được thoải mái.
6. Đừng ăn... nhiều!
Hôm thi, kinh nghiệm riêng của tớ là không nên ăn quá no. Dậy sớm, ăn vừa phải để khi đến trường thi bạn đủ sức làm bài thi chứ không để bụng no căng đôi khi sẽ làm đầu óc giảm sức tập trung.
Chúc các bạn vượt vũ môn thật ngoạn mục nhé!
ĐĂNG TRÍ (Thủ khoa Đại học Y dược năm 2007)
Làm sao để học thật tập trung?
Nếu teens bị chứng mất tập trung thường xuyên, bạn cũng đừng nên quá lo lắng vì có khoảng gần 4% học sinh cũng bị chứng mất tập trung như bạn.
Học tập trung rất quan trọng vì nó giúp teens tiết kiệm thời gian và học được hiệu quả hơn. Nếu không tập trung, chúng mình sẽ bị ức chế, căng thẳng trong tình trạng học mãi chẳng vào.
Bạn có thể tham khảo một số hướng dẫn sau để có thể khắc phục được chứng mất tập trung của mình.
Học trong lớp
Trả lời không đúng lượt, hoặc tự dưng ngắt lời thầy cô trong lớp là những biểu hiện thường xuyên, nhưng dù sao, bạn cũng biết là bạn đang cố gắng học.
- Hãy viết câu hỏi hoặc nhận xét của bạn ra giấy trước khi phát biểu.
- Tập thói quen giơ tay xin phát biểu trước khi nói.
Ghi chép
một nhiệm vụ của học sinh. Các kỹ năng dưới đây có thể hữu ích:
- Mang máy thu âm đến lớp.
- Học với một người trong lớp.
- Thực ra, nếu bạn bị bệnh mất tập trung thường xuyên, nghe giảng trên lớp không phải là cách học hơp lý nhất. Bạn nên xin thầy cô một bảng tóm tắt nội dung bài giảng, hoặc hỏi xem liệu có cách nhận bài giảng bằng cách phương tiện khác không.
Để làm theo đúng hướng dẫn của giáo viên:
- Rút ngắn các hướng dẫn thành một hoặc hai hướng dẫn ngắn gọn và làm theo. Bạn cũng có thể tham khảo và kiểm tra lại với thầy cô giáo. Hoặc hỏi xem thầy cô có thể chia nhỏ các bài tập, hoặc dự án thành các bước để bạn dễ hoàn thành được không.
Học ở nhà
Để tập trung hơn:
- Nên tìm một chỗ yên tĩnh ở nhà, tránh tiếng ồn của các thành viên khác trong gia đình, hoặc chó mèo, TV, điện thoại, nhạc...
- Nếu nhà chật, bố mẹ hoặc gia sư có thể tìm cho bạn một chỗ trong thư viện, nhà hàng xóm, chùa, hoặc nhà thờ (những nơi yên tĩnh)...
- Headphones có thể giúp tránh tiếng ồn và giúp bạn tập trung.
- Tạo thói quen thường xuyên và thời gian học cố định.
Để ghi nhớ tốt hơn
- Tạo "thói quen thường xuyên". Ví dụ, trước khi đến trường, kiểm tra sách vở, dụng cụ theo cùng một cách giống nhau qua các ngày. Nhờ ai đó giúp bạn tạo thói quen hoặc nhắc nhở những ngày đầu.
- Giữ các bài, tài liệu ở một ngăn của cặp sách. Nói với thầy cô về điều đó.
- Giữ danh sách các việc cần làm trong cặp sách.
Để giúp nhớ các tiểu tiết:
- Cùng bố mẹ, bạn cũng lớp hoặc gia sư xem qua các bài tập bạn đã làm.
- Dùng phần kiểm tra ngữ pháp và chính tả nếu bạn gõ bài bằng máy vi tính.
- Hãy nhớ rằng, nếu bạn hay sơ suất, hoặc quên các việc nhỏ, không có nghĩa là bạn khôg thông minh, mà thực ra là một triệu chứng của bệnh mất tập trung thường xuyên.
Tìm trợ giúp trong học tập
Lo cho mình và tìm sự trợ giúp nếu cần:
Lòng kiên trì là thử thách cơ bản với những người bị mất tập trung thường xuyên. Nếu bạn đang cảm thấy không vui, chán nản với công việc hoặc học tập thì hãy tìm ai đó có thể giúp bạn. Gia đình, thầy cô, các chuyên gia cũng như chính bản thân chúng ta. Kiên trì là điều quan trọng nhất. Lời khuyên của họ phải tích cực, và hợp lý và nếu không được vậy, thì hãy cố gắng tìm ra là vì sao.
(Dựa theo Studygs của Joe Landsberger)
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro