Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

quan điểm: hs ko chán học lsdt

Người ta thường nói: lịch sử là người thầy của tương lai. Thế nhưng trong xã hội Việt Nam ngày hôm nay thì hình như người thầy này đang mất dần vị trí quan trọng của mình. Trước khi tôi chứng minh điểm sử thấp không phải do lỗi của hs mà là do những hệ quả của những định kiến và nhu cầu xh. Hãy đến với những phản biện của tôi:
Có người cho rằng là lỗi đến từ giáo dục - xã hội thế nhưng hs cũng có 1 phần lỗi thì tôi xin khẳng định không bao giờ có chuyện này. Lỗi từ giáo dục- xã hội sẽ không bao giờ tồn tại song song với lỗi của học sinh mà chính là lỗi từ giáo dục- xã hội nên mới tồn tại nên ý thức của hs. Nếu có cách giáo dục hấp dẫn, thu hút, tạo cho hs tư duy, có cái nhìn đa chiều vào thực tế giống như xã hội của Mĩ thì chắc chắn không bao giờ để ra chuyện 70% điểm sử dưới trung bình.
Nếu không làm được điều này thì thế hệ mai sau thì điểm sử vẫn tiếp tục thấp như thế, không tạo ra sự thay đổi nào cả.
Thứ 2 có người nói điển dưới trung bình là do hs không nắm được kiến thức cơ bản nhưng có 1 giáo viên đã nói với tôi rằng: " Giá trị căn bản của lịch sử không nằm ở những con số, không phụ thuộc vào hs nhớ được bao nhiêu cái tên, hay mốc thời gian mà nằm ở việc có cảm nhận được những giá trị lịch sử " rằng ngày hôm nay của hs được đánh đổi biết bao nhiêu sương maud của cha ông. Họ có yêu, có trân trọng, có cố gắng phát triển giá trị truyền thống văn hóa ấy không ? Thì tôi xin khẳng định hd chỉ chán học lịch sử ở trên trường chứ không học sinh nào chán lịch sử dân tộc cả. Đúng thế, đừng đánh đồng 2 điều này với nhau, tôi nhắc lại không 1 hs nào chán lịch sử dân tộc, mà có rất nhiều học sinh đang chán cách dạy môn lịch sử trên nhà trường. Tiếp đến tôi sẽ đi chứng minh luận điểm 2 của tôi là điểm sử thấp không phải là do lỗi của hs mà do cách học bị ảnh hưởng bởi những định kiến và nhu cầu của xã hội. Đầu tiên có 1 định kiến thâm canh cồ đế trong suy nghĩ của hs, ph và toàn xh là môn sử là môn phụ chỉ cần học thuộc lòng nên hs thiếu hứng thú, không chú trọng, không muốn bỏ thời gian, công sức để học sử. Nếu ở Mĩ - 1 quốc gia chỉ có 300 năm lịch sử với lịch sử 4000 năm văn hiến của Việt Nam thì sử là căn cốt, là yêu tiên hàng đầu. Khi tôi nói đến đây thì có người cho rằng: trong nền giáo dục Mĩ coi môn lịch sử là môn tự chọn nhưng trong nền giáo dục Việt Nam coi lịch sử là môn bắt buộc thì tại sao lại cho rằng Mĩ lại coi trọng lịch sử hơn Việt Nam ? Tôi xin đính chính lại là ở Mĩ dạy sử quan trọng như toán, lý, anh. Tiếp đó lịch sử ở Mĩ có cả tác dụng trong cả kinh tế, chính trị...còn trong xh Việt Nam thì hoàn toàn không làm được điều này bởi ta cọ sử là môn học thuộc để tốt nghiệp mà thôi, không được thảo luận vì chương trình quá dài cho nên giáo viên chỉ kịp thời nhồi nhét kiến thức chứ không kịp giúp cho hs thảo luận có cái nhìn sâu hơn, không cần tư duy, không cần cái nhìn đa chiều bởi vì chúng ta học sử chọn lọc và theo như ý kiến hs chỉ là 1 giáo án theo 1 hướng nhất định. Vì thế tất cả những thứ mà hs nhìn thấy chỉ là những thứ trong SGK và hs không cần phải tư duy thêm nữa. Đúng vậy, tôi khẳng định lịch sử có lợi ích quan trọng trong toàn xh và nhất là đối với cả 1 dân tộc nhưng trong việc dạy môn sử không hề chứng minh được lịch sử không đáp ứng được những giá trị ấy mà chỉ nói được lợi ích của môn lịch sử mà thôi. Tiếp theo đó, nhu cầu của xh thay đổi và môn sử không áp dụng được vào thực tế, không dạy những bài học, không dạy cách tư duy thế nó mới làm cho môn lịch sử ít cơ hội hơn. Tôi xin nhấn mạnh 1 lần nữa đặc điểm của hs THPT đó là những người dần trưởng thành, thoát khỏi sự dựa dẫm của bố mẹ, họ tự bắt đầu lo lắng cho tương lai, cho định hướng nghề nghiệp tương lai của mình vì có hướng theo đuổi nhu cầu xh. Các ngành nghề hot hiện nay như kinh tế, khoa học, công nghệ...và tất cả những điều này trong xh Việt Nam đều không liên quan đến môn lịch sử. Và lẽ dĩ nhiên, khi khoa học lịch sử có ít tiếng nói thì cơ hội tìm việc làm cho những người giỏi sử ít đi thì môn này sẽ không còn hấp dẫn hs. Theo đuổi thành công, đam mê và sự giàu có đó là ước mơ của mỗi người và hs hoàn toàn có quyền làm điều gì có ích cho tương lai của họ. Nếu cứ tiếp tục dạy sử theo phương pháp này. Nếu xã hội không còn ai coi trọng môn sử nữa thì thế hệ mai sau, mai sau nữa thì điểm sử vẫn tiếp tục thấp, không tạo ra một sự thay đổi nào cả.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #nguyet#vân