Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Học cơ tiến hóa

QUYỂN NHỨT

CON NGƯỜI LÀ AI ?

TỪ ĐÂU ĐẾN ? XUỐNG CÕI TRẦN LÀM CHI ?

THÁI-DƯƠNG-HỆ CỦA CHÚNG TA

1971

Bộ “Học Cơ Tiến-Hóa theo Khoa Minh-Triết Thiêng-Liêng” gồm nhiều quyển :

QUYỂN NHỨT – Con Người là ai ?

                              Từ đâu đến ? Xuống Cõi Trần làm chi ?

                              Thái-Dương-Hệ của chúng ta

QUYỂN NHÌ -      Sự liên-quan giữa Con Người và Vũ-Trụ

                              Bốn thể hư-hoại của Con Người

                              Xác Thân – Phách – Vía - Hạ Trí

QUYỂN BA -       Sự đào-tạo những quan-năng

                              Định- trí     Tham-thiền

QUYỂN TƯ -       Ba thể trường-tồn:

                              Thượng-trí – Kim thân – Tiên thể

                              Lập hạnh

QUYỂN NĂM -   Tinh-Thần hóa và Hy-Sanh

QUYỂN SÁU -    Sự trong sạch của xác thân

                             Lòng sùng-đạo

QUYỂN BẢY -   Tinh-thần an-phận

                             Tánh kín đáo   -  Tánh đứng đắn

QUYỂN TÁM -   Dãy Địa-Cầu của chúng ta

                             Các giống dân

QUYỂN CHÍN – Các cuộc tuần-huờn

                             Sự phán-xét cuối cùng

 ◊◊◊

VÀI LỜI NÓI ĐẦU

     Nếu chúng ta tự hỏi : Tại sao có mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao trên trời ? Tại sao con người lại sanh ra tại cõi trần ? Thì chúng ta rất thắc-mắc và muốn tìm hiểu nguyên-nhân của mấy điều đó !

     Nhưng phải tìm ở đâu ? Tôi xin nót trắng ra liền là : Chúng ta phải nhờ đến khoa Bí-truyền  của các tôn-giáo lớn, cũng gọi là khoa Mật hay khoa Huyền-Bí-Học, bởi vì khoa nầy vốn do các Đấng Thiên-Tôn đã dự phần vào sự tạo-lập Thái-Dương-Hệ nầy và sự sanh hóa con người và loài vật, truyền lại từ thế-hệ nầy qua thế-hệ kia.  Nó để dành đào-tạo những vị đệ-tử sau thành Tiên Thánh, phụ-tá Thiên-Cơ.  Nó chỉ con đường tắt cho con người đi theo đặng mau tới mục-đích đã định sẵn cho nhơn-loại trong Thái-Dương-Hệ nầy ; nói một cách khác là thành những vị Siêu-Phàm trong một thời-gian ngắn, tính ra lối vài chục kiếp, thay vì nếu theo con đường tiến-hóa bình thường, con người phải trải qua muôn kiếp luân-hồi mà chưa ắt được hoàn-toàn thành-công.

     Những điểm trình-bày trong mấy quyển sách nhỏ nầy hay là những sách cùng chung một loại của tôi soạn ra, vốn là những mẫu-tự A-B-C của Huyền-Bí-Học mà thôi.  Ấy là những đại-cương của chân-lý, cũng có thể gọi là Cơ-Tiến-Hóa lược-giải, chớ chưa phải là toàn thể Chơn-Lý.

     Muốn rõ những chi-tiết, xin quí bạn đọc những sách giải về Minh-Triết Thiêng-Liêng viết bằng tiếng Pháp mà nhứt là những quyển viết bằng tiếng Anh đầy đủ hơn.

     Tôi tưởng cũng phải nói thêm rằng : Huyền-Bí-Học khác hẳn khoa-học ở ngoài đời.  Nó giải-thích sự sống ở trong những hình thể ; nó chú trọng về phần tinh-thần hơn là sự tìm kiếm những quyền năng của vật-chất.  Vì thế có nhiều điều của Huyền-Bí-Học tiết-lộ không giống những sự khảo-cứu của khoa hiện kim.  Khi gặp mấy đoạn đó xin các bạn chớ lấy làm lạ và miễn-nghị, bởi vì chúng tôi giải theo khoa Minh-Triết Cổ-Truyền.  Khoa nầy từ ngàn xưa để dạy một cách kín đáo trong những tu viện, đạo viện ở Trung-Hoa, Ấn-Độ, Tây-Tạng, Kal-Đê (Chaldée), Ba-Tư, Ai-Cập, Hi-Lạp cho những vị đệ-tử đã chọn lựa rất kỹ-lưỡng về hạnh-kiểm.

     Vài thiên đầu mới được phép đem ra phổ-biến trong quần-chúng từ năm 1875, tới ngày nay mới được 96 năm.

     Thế nên chúng rất lạ tai với những người mới nghe qua và khác hẳn những điều đã trình-bày trong những sách công-truyền của các Tôn-giáo.

     Cho hay, mặc dầu khoa-học ngày nay tiến-bộ rất nhiều, nhưng nó đương tìm kiếm trong vòng vật-chất.  Luôn luôn có những giả-thuyết mới đưa ra để thay thế những giả-thuyết củ khi người ta khám-phá thêm một sự bí-mật mới của Tạo-công.  Mới, đây là mới với con người chớ thật ra nó vẫn cũ mèn và xưa như trái đất, bởi vì nó đã có sẵn từ thuở Khai-Thiên Tịch-Địa kia mà.  Thái-Dương-Hệ nầy sanh ra có lẽ trên bốn, năm ngàn triệu năm rồi.  Muốn hiểu hết những hiện-tượng đã xẩy ra từ xưa tới nay, con người cũng phải mất một thời-gian bốn, năm ngàn triệu năm học-hỏi, mà trong thời-gian nầy sẽ có không biết bao nhiêu sự biến-đổi khác nữa.

     Ông giáo-sư Charles Richet có viết trong tập niên-giám của khoa Tâm-Linh-Học tháng Giêng năm 1905 đoạn nầy (xin tóm-tắt đại-ý).

     “Tới năm 2.000 nói chi tới năm 3.000, những luận-cứ khoa-học đời đó sẽ khác hẵn những luận-cứ khoa-học hiện kim.  Cái nền móng khoa-học mà chúng ta xây-dựng rất công-phu, chắc-chắn sẽ đổ nát.  Những việc chúng ta cho là minh-bạch đối với cháu-chít chúng ta không khác nào lý-lẽ của mấy ông như Agrippa và Paracelse đối với chúng ta bây giờ đây.  Khoa-học của chúng ta sẽ thấp-thỏi hơn khoa-học năm 3.000 cũng như sự hiểu-biết của con dã-nhơn thấp-thỏi hơn sự hiểu-biết của một vị Tiến-sĩ khoa-học vậy”.

     Chí lý thay những lời nói trên đây !  Tôi tin rằng giáo-sư Charles Richet có khảo-cứu khoa Huyền-Bí-Học, vì ông có viết một cuốn nhan đề “Giác-quan thứ sáu”(Notre 6è sens).

     Mặc dầu khoa Huyền-Bí-Học đã nót tiếng chót, chúng ta cũng không bao giờ bảo : “Quý bạn hãy tin triệt-để ở Huyền-Bí-Học”.  Chúng tôi chỉ yêu cầu quý bạn quan-sát lại cuộc đời một cách kỹ-lưỡng đặng thấy rõ sự hành-động của Luật Nhân-Quả Báo-Ứng.  Luật nầy không hề dung tha một ai đã làm trái nghịch lòng Trời.

     Chúng tôi xin quý bạn hãy thí-nghiệm về sự lao-chao của cái Trí, sự truyền-nhiểm của tư-tưởng, cách sửa trị chúng nó và những phương-pháp để đào-tạo cho mình những tánh tốt hầu trừ-khử những tật xấu.

     Như thế quý bạn mới có một đức-tin mạnh-mẽ và vững chắc trong khi luyện tập đặng tiến mau trên con đường hành-hương dài thăm-thẳm.

     Sau khi thành-công phần nào rồi, thì xin quý bạn hãy dìu-dắt lại đoàn hậu tấn.  Bổn phận của người biết Đạo là lo phục-hưng tinh-thần của nhân-loại, vì biết rằng các sự đau-khổ trên trần-thế đều do tánh ích-kỷ, chia rẽ mà sanh ra.  Chặt đứt gốc rễ là diệt tánh ích-kỷ, chia rẽ, thì các sự đau khổ đều chấm dứt.

     Ích-kỷ, chia rẽ là Tâm Bịnh.  Bịnh Tinh-Thần phải dùng thuốc Tinh-Thần mà điều trị.  Thuốc vật-chất dầu hay đến đâu cũng chỉ giảm bớt đưọc phần nào trong một thời-gian chớ không trị tận gốc nỗi.  Chẳng bao lâu, bệnh sẽ tái phát và e cho kỳ nầy còn nặng hơn kỳ trước nhiều.

     Từ xưa đến nay người ta đã từng thí-nghiệm không biết bao nhiêu phương thuốc vật-chất cho là kỳ-diệu vô cùng, nhưng mà chung qui, vài chục năm sau, đâu cũng hườn đó.  Chúng theo thời gian mà tiêu tan như mây khói.

     Đời văn-minh càng hướng về vật-chất nhiều chừng nào thì những sự đau-khổ càng tăng thêm nhiều chừng nấy, chớ chưa thấy phần giảm bớt chút nào !  Tại sao thế ?  Ấy bởi :  “Tam Độc” là Tham-Sân-Si chưa bị tận-diệt thì sông Duyên cứ tràn đầy mãi.  Nhân nào cứ sanh quả nấy thì biết tới chừng nào nó mới cạn khô bây giờ.

     Chúc quý bạn thành-công mỹ-mãn trong việc Tận Tâm Phục-Hưng Tinh-Thần của Nhân-loại.

Lành thay !  Lành thay !

Châu-Đốc ngày Rằm tháng Tám (Tết Trung Thu) Tân-Hợi.

Nhằm ngày mồng 3 tháng 10 năm 1971

BẠCH-LIÊN

PHẠM-NGỌC-ĐA

53 Nguyễn-đình-Chiểu

Châu-Đốc

◊◊◊◊

HỌC CƠ TIẾN-HÓA

     Có một vấn-đề mà giải-quyết được cho đúng lý tức là đúng với sự thật thì cuộc diện thế-giới sẽ thay-đổi hẳn và con người sẽ văn-minh tiến-bộ hơn bây giờ nhiều lắm.

     Vấn-đề đó là :

     Con người là ai ?

     Từ đâu đến ?

Sanh ra cõi trần làm chi ?

 Xin giải-đáp ba câu hỏi nầy một cách vắn-tắt mà thôi, theo Huyền-Bí-Học.

I

Con người là ai ?

     Theo thế thường thì ai cũng đinh-ninh rằng : Xác thân nầy là con người.  Nhưng thật ra con người khác hẳn xác thân.  Xác thân chỉ là khí-cụ của con người dùng để hoạt-động tại cõi trần trong một kiếp mà thôi. 

     Thật con người là Chơn-thần hay là một Điểm Linh-Quang của Thượng-Đế.  Vì thế con người là con của Trời.  Xin gọi con người là linh-hồn cho dể nhớ, vì chúng ta đã quen với danh-từ nầy rồi.

II

Con người từ đâu đến ?

     Con người vốn ở trong tâm của đức Thái-Dương Thượng-Đế, từ cõi Đại Niết-Bàn xuống thế-gian.

III

Con người sanh ra cõi trần làm chi ?

     Con người sanh ra cõi trần đặng học hỏi luật sanh-hóa và luật tiến-hóa của các loài vật, nói một cách khác, là học-hỏi cơ tiến-hóa.  Con người phải học-hỏi và kinh-nghiệm từ kiếp nầy qua kiếp kia, từ hành tinh nầy qua hành tinh khác của dãy địa-cầu.

     Tới một ngày kia, khi phá tan được bức màn vô-minh thì con người trở nên trọn sáng trọn lành, thành một vị Siêu-Phàm, người đời gọi là Chơn-tiên.  Còn Phật-Giáo gọi là A-Sơ-Ca (Aseka) nghĩa là không còn làm đệ-tử nữa, không còn cái chi học-hỏi tại dãy địa-cầu nầy.

SỰ TIẾN-HÓA CHẤT DỨT Ở ĐÂY SAO ?

     Sự tiến-hóa chấm dứt ở đây sao ?  Không, sự tiến-hóa sẽ tiếp-tục ở mấy cõi khác, ngoài địa-cầu chúng ta.

     Vị Chơn-Tiên tu-hành thêm và tiến lên mãi.

     Từ Chơn-Tiên lên bực Đế-Quân.

     Từ Đế-Quân lên bực Bồ-Tát.

     Từ Bồ-Tát lên bực Phật.

     Từ Phật lên bực Ngọc-Đế . . . vân vân

     Vũ-trụ vô-tận vô-biên

     Tới một ngày kia, không biết bao nhiêu tỷ năm nữa mà nói, vị Chơn-Tiên sẽ thành một vị Thái-Dương Thượng-Đế (Logos d’un systeme solaire) và sẽ sanh-hóa một Thái-Dương-Hệ khác giống như Thái-Dương-Hệ nầy vậy.

     Đây mới thật là mục-đích sanh-hóa của con người trên cõi trần.

     Nếu con người sanh ra trên thế chỉ chờ lớn khôn, lập thành danh, có gia-đình và trải qua những chuổi ngày sung-sướng, vui-vẻ, đau-khổ, sầu-muộn rồi chờ ngày : Cát bụi phải trở về với cát bụi thì cuộc đời không có mục-đích gì cả và kiếp sống rất vô vị.

MUỐN HỌC CƠ-TIẾN-HÓA THÌ PHẢI LÀM SAO ?

     Trên đây chỉ nói vài lời về cội rễ con người mà thôi.

     Muốn học cơ tiến-hóa thì phải tìm hiểu chút ít về :

     a). Sự thành lập Thái-Dương-Hệ chúng ta.

     b). Những thể của con người.

     c). Sự liên-quan những thể của con người với những cõi-trời.

     d). Con người sau khi bỏ xác-phàm.

     đ). Luật Luân-hồi – Nhân-quả.

     e). Phương-pháp mở khai tâm-trí đặng tiến mau đến mục-đích đã định sẵn cho nhân-loại trong Thái-Dương-Hệ nầy.

THÁI-DƯƠNG-HỆ LÀ GÌ ?

     Thái-Dương-Hệ là một hệ-thống tiến-hóa gồm một ngôi mặt trời ở chính giữa và những bầu hành-tinh xây chung quanh.

CÓ BAO NHIÊU THÁI-DƯƠNG-HỆ TRÊN KHÔNG GIAN ?

     Không ai biết được có bao nhiêu. Thái-Dương-Hệ trên không gian : mấy trăm tỷ hay là mấy ngàn tỷ.

     Người ta chỉ biết có nhiều ngôi mặt trời cả chục, cả trăm, cả ngàn lần lớn hơn ngôi mặt trời của chúng ta mà thôi.

     Tỷ như tinh cầu Baleine (Mira Ceti) và tinh cầu Bételgeuse (Orien) 300 lần lớn hơn ngôi mặt trời của chúng ta.

     Còn tinh cầu Canopus một triệu lần lớn hơn ngôi mặt trời của chúng ta.

AI SANH RA MỘT THÁI-DƯƠNG-HỆ ?

     Không phải do một sự tình cờ mà có một ngôi mặt trời ở chính giữa và những hành-tinh xây chung-quanh cùng trên mỗi hành-tinh lại có các loài vật sanh sống tại đó nữa.

      Huyền-Bí-Học dạy rằng : Mỗi Thái-Dương-Hệ đều do một đấng Chí-Tôn sanh ra.  Người ta gọi Ngài là Đức Thái-Dương Thượng-Đế.

THÁI-DƯƠNG THƯỢNG-ĐẾ KHÁC VỚI ĐẤNG CHÍ-TÔN GỌI LÀ ÔNG TRỜI

      Còn Đấng Chí-Tôn độc nhứt vô nhị không sanh mà có, người ta gọi là Ông Trời hay là Thái Cực Thánh-Hoàng (Dieu, Logos Cosmique Brahman – Allah vân vân..)

      Chính là Ngài sanh ra các Đấng Thái-Dương Thượng-Đế.

ĐỨC THÁI-DƯƠNG THƯỢNG-ĐẾ CỦA CHÚNG TA TỪ ĐÂU ĐẾN ?

     Đức Tháí-Dương Thượng-Đế của chúng ta vốn ở một Thái-Dương-Hệ khác đến đây : Thái-Dương-Hệ đó sanh ra trước Thái-Dương-Hệ của chúng ta không biết bao nhiêu tỷ năm mà nói.

     Đức Thái-Dương Thượng-Đế của chúng ta chọn một chổ trên không gian đặng lập tiểu vũ-trụ của Ngài.  Hào-quang của Ngài chiếu ra và dứt tới đâu thì chổ đó là giới-hạn giang-sơn của Ngài.

     Ngài biến-đổi chất hổn-ngươn-nhứt-khí cũng gọi là Tiên-Thiên dĩ-thái hay là Koilon (Mulaprakriti Ether primordial ou Koilon) ra 7 thứ khí khác nhau dùng tạo lập Thái-Dương-Hệ của chúng ta.

      Thái-Dương-Hệ nầy chia ra làm 7 cõi (7 plans) và gồm :

a.       Một ngôi mặt trời ở chính giữa và

b.      Mười hệ-thống hành-tinh (10 Systèmes planétaires) xây chung quanh.

      Trên mười hệ-thống hành-tinh nầy đều có những loài vật sanh-trưởng và tiến-hóa theo cơ trời đã định trước.

     Ngài có nhiều vị phụ-tá, khi xưa vốn đồng ở một Thái-Dương-Hệ với Ngài.  Không biết phải gọi là chi bởi vì chúng ta không có danh-từ thích-ứng.

     Xin gọi là những vị Đại Thiên-Tôn, trong đó có những đấng Chí-Tôn gọi là Hành-Tinh Thượng-Đế (Logos planétaires) Nam-Tào, Bắc-Đẩu (Lipikas), 7 vị Đại Thiên-Vương, những vị Ngọc-Đế, những vị Phật, những vị Bồ-Tát, những vị Đế-Quân, những vị Chơn-Tiên, những vị Đại Thiên-Thần, vân vân .. Mỗi vị đều có những phận-sự riêng-biệt.

7 CÕI CỦA THÁI DƯƠNG-HỆ CỦA CHÚNG TA (1)

     [(1) Trên không-gian cũng chia ra 7 cõi cao hơn 7 cõi của Thái-Dương-Hệ chúng ta rất nhiều và cũng đồng một tên.  7 cõi của Thái-Dương-Hệ của chúng ta thông đồng với 7 cỏi của không-gian].

      7 cõi nầy bắt trên kể xuống thì như vầy :

     1. Cõi thứ nhứt là :  Cõi Tối Đại-Niết-Bàn cũng gọi là cõi Thái-Cực hay là cõi Tối-Đại Thiêng-Liêng (Plan Mahaparanirvana ou Adi).

     2.  Cõi thứ nhì là : Cõi Đại-Niết-Bàn cũng gọi là cõi Lưỡng-Nghi hay là cõi Đại-Thiêng-Liêng (Plan Paranirvana ou Anoupadaka).

     3.  Cõi thứ ba là : Cõi Niết-Bàn cũng gọi là cõi Tứ-Tượng hay là cõi Thiêng-liêng (Plan Nirvana ou Plan Atmique).

     4.  Cõi thứ tư là : Cõi Bồ-Đề cũng gọi là cõi Trực-giác (Plan Bouddhique ou Plan de l’Intuition).

     5.  Cõi thứ năm là : Cõi Trí-tuệ cũng gọi là cõi Thượng-giới (Plan Mental ou monde céleste).

     6.  Cõi thứ sáu là : Cõi Dục-Giới cũng gọi là cõi Trung-giới (Plan Astral ou plan Emotionnel)

     7.  Cõi thứ bảy là : Cõi Hồng-trần cũng gọi là cõi Hạ-giới (Plan Physique).

      Mỗi cõi đều chia ra làm 7 cảnh (7 sous plans).  Riêng cõi Trí-Tuệ hay là Thượng-Giới thì phân ra làm hai: Cõi Thượng-Thiên và cõi Hạ-Thiên.

      1. Cõi Thượng-Thiên cũng gọi là cõi Vô-sắc-giới (Plan Mental supérieur, Ciel supérieur ou monde Aroupa) gồm 3 cảnh cao : Cảnh thứ nhứt, cảnh thứ nhì và cảnh thứ ba.

     Tại cõi nầy tư-tưởng không có hình dạng nữa.  Nó xẹt ra từ lắn và đi từ cái trí nầy qua cái trí kia.

      2. Cõi Hạ-Thiên cũng  gọi là cõi Sắc-giới (Plan mental inférieur, Ciel inférieur ou monde Roupa) gồm 4 cảnh thấp : Cảnh thứ tư--- Cảnh thứ năm--- Cảnh thứ sáu và Cảnh thứ bảy.

      Tại cõi nầy tư-tưởng có hình-dạng.

7 CẢNH CỦA CÕI TRẦN

     Cõi Trần cũng chia ra làm 7 cảnh, bắt dưới kể lên thì như vầy :

     Cảnh thứ bảy : Cảnh của chất đặc (đất cát)

     Cảnh thứ sáu : Cảnh của chất lỏng (nước)

     Cảnh tứ năm : Cảnh của chất hơi (không khí)

     Cảnh thứ tư : Cảnh của chất dĩ-thái thứ tư (ether IV)

     Cảnh thứ ba : Cảnh của chất dĩ-thái thứ ba (ether III).

     Cảnh thứ nhì : Cảnh của chất dĩ-thái thứ nhì (ether II ou sous-atomique)

     Cảnh thứ nhứt : Cảnh của chất dĩ-thái thứ nhứt hay là cảnh của chất nguyên-tử căn-bản (ether I ou atomique).

TÊN CỦA MỖI THỨ KHÍ

     Xin gọi mỗi thứ khí như sau :

     1. Chất khí làm cõi Tối-Đại Niết-Bàn là Ngươn-khí hay là chất Tối-Đại-Thiêng-Liêng.

     2. Chất khí làm cõi Đại-Niết-Bàn là Tiên-Thiên-khí hay là chất Đại-Thiêng-Liêng.

     3. Chất khí làm cõi Niết-Bàn là Âm-Dương-khí hay là chất Thiêng-Liêng.

     4. Chất khí làm cõi Bồ-Đề là Thái-Thanh-khí hay là chất Bồ-Đề.

     5. Chất khí làm cõi Thượng-giới hay là Trí-Tuệ là Thượng-Thanh-khí hay là chất Trí-Tuệ.

     6. Chất khí làm cõi Trung-giới hay là Dục-giới là Thanh-khí hay là chất Cảm-xúc.

     7. Chất khí làm cõi Hạ-giới hay là Phàm trần là chất Hồng-trần.

     7 chất khí nầy tuy khác nhau song ở một góc mà ra.  Gốc đó là Hỗ-ngươn-nhứt-khí.

     Các nhà luyện kim (Alchimistes) dầu xưa, dầu nay, đều biết rõ điều nầy.

ĐẶC-SẮC CỦA MỖI THỨ KHÍ

     Chất khí ở cảnh cao chững nào thì càng mịn-màng nhiều chừng nấy.  Màu sắc nó rực-rỡ, tốt-đẹp, nó rất nhẹ-nhàng và rung động mau lẹ.  Nó chun thấu qua các chất khí làm ra những cảnh thấp hơn nó.  Cũng như chất Bồ-Đề chun thấu qua chất Trí-tuệ (cõi Thượng-giới), chất Cảm-xúc (cõi Trung-giới hay Dục-giới) và chất Hồng-trần (cõi Hạ-giới hay Phàm-trần).

     Tại cõi trần nầy, chất Dĩ-thái (Dĩ-thái Hồng-trần) chun thấu qua đất cát, nước và không khí.

     Vì lẽ nầy, 7 cõi của Thái-Dương-Hệ ở chung một chổ được và xỏ rế với nhau.

     Cõi Dục-giới (Trung-giới) bắt đầu từ trung-tâm trái đất lên gần tới mặt trăng.

     Cõi Trí-tuệ (Thượng-giới) bắt đầu từ trung tâm trái đất lên khỏi mặt trăng xa lắm, vân vân . . .

     Thế thì những cõi Tối-Đại-Niết-Bàn, Đại-Niết-Bàn, Niết-Bàn, Bồ-Đề, Thượng-giới, Trung-giới vốn ở trước mặt, sau lưng ta, tức là chung quanh ta chớ không phải đợi tới lên trên cao cả trăm ngàn cây số mới gặp mấy cõi đó.

     Nếu ta không thấy chúng nó là vì con mắt phàm chỉ để xem coi nhân-vật ở cõi phàm mà thôi.  Ta còn nhiều quan khác như Thần-nhãn, Thiên-nhãn, Huệ-nhãn, Phật-nhãn, nếu khai mở được mấy quan nầy thì thấy được mấy cõi đó.  Chớ chẳng phải : Cái gì con mắt ta không quan-sát được thì không có thật.

MƯỜI HỆ-THỐNG HÀNH-TINH

     Mười hệ-thống hành-tinh là mười hệ-thống tiến-hóa (Système d’Evolution) khác nhau.

     Trong 10 hệ-thống hành-tinh nầy có:

-          3 hệ-thống vô hình bởi vì chúng nó không có đất cát nên không thấy được.

-          7 hệ-thống hữu-hình vì chúng có những bầu hành-tinh làm bằng đất cát nên thấy được.

     Xin nói sơ-lược về 7 hệ-thống hữu-hình mà thôi.

7 HỆ-THỐNG HỮU-HÌNH

     Mỗi hệ-thống hữu hình gồm 7 dãy hành-tinh (chaines planétaires).

     Mỗi dãy hành-tinh có 7 bầu hành-tinh (7 planètes) có bầu có đất cát, có bầu chưa có đất cát.

     7 hệ-thống nầy là :

1.      Hệ-thống Kim-Tinh (Système de Vénus).

2.      Hệ-thống Mộc-Tinh (Système de Jupiter).

3.      Hệ-thống Thủy-Vương-Tinh hay là Hải-Vương-Tinh (Système de Neptune).

4.      Hệ-thống Hỏa-Vương-Tinh (Système de Vulcain).

5.      Hệ-thống Thổ-Tinh (Système de Saturne).

6.      Hệ-thống Thiên-Vương-Tinh (Système d’Uranus).

7.      Hệ-thống Địa-Cầu (Système de la Terre).

      Tôi để : Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ theo Ngũ-Hành cho để nhớ, chớ kỳ thật trong 7 dãy nầy thì :

      1.   Tiến-hóa cao hơn hết là dãy Kim-Tinh.

      2.   Kế đó là dãy Địa-Cầu của chúng ta và

      3.   Dãy Thủy-Vương-Tinh đồng bực tiến với nhau.

      Cuối cùng là 4 dãy kế đó thấp hơn địa-cầu một bực :

      4.   Dãy Mộc-Tinh.

      5.   Dãy Hỏa-Vương-Tinh.

      6.      Dãy Thổ-Tinh và

      7.      Dãy Thiên-Vương-Tinh.

NHỮNG BẦU HÀNH-TINH THẤY ĐƯỢC

      1)   Dãy Kim-Tinh có bầu hành-tinh thấy được ấy là Sao Hôm.

      2)   Dãy Địa-cầu chúng ta có 3 bầu thấy được ấy là :

            Hỏa-Tinh (Mars) Trái đất (Terre) và Thủy-Tinh (Mercure)

      3)   Dãy Thủy-Vương-Tinh cũng như dãy địa-cầu có 3 bầu thấy được.

      4)   Dãy Hỏa-Vương-Tinh có 1 bầu thấy được.

      5)   Dãy Thổ-Tinh có 1 bầu thấy được.

      6)   Dãy Mộc-Tinh có 1 bầu thấy được.

      7)   Dãy Thiên-Vương-Tinh có 1 bầu thấy được.

     Tất cả có 11 bầu thấy được.

     Nói tóm lại : 7 dãy hành-tinh có 49 bầu mà chỉ có 11 bầu thấy được còn 38 bầu không thấy được.

     Lý do đó sẽ giải ra sau.

KHÔNG PHẢI 7 DÃY HÀNH-TINH CỦA MỘT HỆ-THỐNG SANH RA MỘT LƯỢT VỚI NHAU.

     Xin đừng lầm lộn một Dãy hành-tinh (Chaine planétaire) với một Hệ-thống hành-tinh (Système planétaire). 

     Tôi tưởng cần phải nhắc lại là mỗi Hệ-thống hành-tinh gồm 7 Dãy hành-tinh.

      Nhưng không phải 7 Dãy hành-tinh của một Hệ-thống sanh ra một lượt với nhau.

      ---Dãy thứ nhứt sanh ra đưa các loài-vật tiến tới một mức độ nào đó rồi ta- rã.  Phận-sự nó đã xong xuôi.

      ---Dãy thứ nhì sanh ra để nối tiếp sự tiến-hóa các loài-vật của dãy thứ nhứt, rồi khi hoàn-thành nhiệm-vụ nó cũng tan rã.

     Và cứ tiếp-tục như thế cho tới dãy chót là dãy thứ bảy.

     Khi dãy thứ bảy tan rã rồi, tức thì một Hệ-thống hành-tinh hay là một Hệ-thống tiến-hóa chấm dứt.

     Đức Thái-Dương Thượng-Đế không sanh hóa các loài vật trên dãy đó nữa.

SỰ TAN-RÃ CỦA THÁI-DƯƠNG-HỆ CỦA CHÚNG TA

(Pralaya de notre Système Solaire)

     Tới một ngày kia không biết đúng là bao nhiêu tỷ năm nữa, mặt trời và 10 Hệ-thống Hành-Tinh của chúng ta đều tan rã hết.

     Thái-Dương-Hệ của chúng ta không còn nữa.

      Linh-hồn của vạn-vật đều nhập vô tâm của Đức Thái-Dương Thượng-Đế.

      Hết lúc sanh-hóa thì đến lúc nghỉ ngơi.

      Hết lúc nghỉ ngơi thì sẽ sanh-hóa lại.

      Đức Thái-Dương Thượng-Đế của chúng ta sẽ sanh-hóa một Thái-Dương-Hệ khác lớn hơn Thái-Dương-Hệ nầy nữa.

     Thành - Trụ - Hoại – Không là bốn danh-từ trong Đạo-đức dùng để ám chỉ : Sự Sanh-hóa - Sự Tiến-hóa và Sự Tiêu-diệt một Dãy Hành-tinh - Một Thái-Dương-Hệ và luôn tới Vũ-trụ Càn-khôn, bởi vì tới một ngày kia tất cả những Thái-Dương-Hệ trên không-gian, dầu lớn, dầu nhỏ đều phải tan rã một lượt với nhau.

     Trên không-gian sẽ tối-tâm mù-mịt không còn sự sống nữa.  Rồi đúng ngày giờ sẽ sanh-hóa lại.

 ◊◊ 

      Mấy điều nầy bị bắt buộc phải nói ra, chớ kỳ thật chúng ta không tưởng-tượng nổi vì không biết gì hết về mấy việc đó.

      Lý-luận rất vô-ích, bởi vì chúng ta còn bị luật-pháp thiên-nhiên chi-phối và hạn-chế những sự hành-động.  Chúng ta sanh ra , ban đầu nhỏ bé, sau lớn khôn, kế đó là già nua rồi đúng ngày giờ thì phải bỏ xác.

      Chúng ta còn phải đầu thai đi, đầu thai lại, không biết bao nhiêu bận nữa trước khi tiến-hóa đến bực Siêu-phàm.

      Điều khôn ngoan hơn hết là bây giờ đây lo học-hỏi rành rẽ Cơ-Tiến-Hóa rồi nương theo đó đi tới, càng ngày càng lên cao cho đến khi đạt được mục-đích đã định sẵn cho Thái-Dương-Hệ nầy.

 QUYỂN NHÌ

SỰ LIÊN-QUAN GIỮA CON NGƯỜI VÀ VŨ-TRỤ

BỐN THỂ HƯ HOẠI CỦA CON NGƯỜI:

XÁC THÂN – PHÁCH – VÍA - HẠ-TRÍ

1971

SỰ LIÊN-QUAN GIỮA CON NGƯỜI VÀ VŨ-TRỤ

      Muốn hiểu sự liên-quan giữa con người và vũ-trụ thì phải biết:

A.     Ba ngôi của Đức Thái-Dương Thượng-Đế.

B.      Ba ngôi của con người.

C.      Sự cấu-tạo những thể của con người.

A -  Ba ngôi của ĐỨC THÁI-DƯƠNG THƯỢNG-ĐẾ

        ---  Đức Thái-Dương Thượng-Đế phân làm 3 ngôi.

       1.    Ngôi thứ nhứt : Ấn giáo gọi là (Shiva – Si-Hoa).  Thiên-Chúa Giáo gọi là Đức Chúa Cha (Dieu, Le Père).

      2.    Ngôi thứ nhì : Ấn giáo gọi là Vishnou (Quích-Nu).  Thiên-Chúa-Giáo gọi là Đức Chúa Con (Dieu, Le Fils).

       3.    Ngôi thứ ba : Ấn giáo gọi là Brahma - Phạm-Vương.  Thiên-Chúa-Giáo gọi là Đức Chúa Thánh Thần (Dieu, le Saint Esprit).

TRẠNG-THÁI CỦA BA NGÔI

1.      Trạng-thái của Ngôi thứ nhứt là : Ý-Chí (Volonté).

2.      Trạng-thái của Ngôi thứ nhì là : Minh-Triết – Bác-ái (Sagesse – Amour).

3.      Trạng-thái của Ngôi thứ ba là : Trí-tuệ sanh-hóa (Intelligence créatrice).

CÔNG VIỆC CỦA BA NGÔI

1.      Ngôi thứ ba biến đổi Hổn-Ngươn-nhứt-khí ra những nguyên-tử đặng lập 7 cõi Trời.

2.      Ngôi thứ nhì sanh-hóa những hình-dạng các loài và cho chúng nó sự sống.

3.      Ngôi thứ nhứt : Khi đúng ngày giờ thì cho Chơn-Thần nhập-thế.

MỤC-ĐÍCH SANH-HÓA THÁI-DƯƠNG-HỆ NẦY

     Thái-Dương-Hệ nầy sanh ra để đưa các loài vật tiến tới con người (hay là các Thiên-Thần), còn con người thành một vị Siêu-phàm.

BẢY LOÀI TRÊN DÃY ĐỊA-CẦU CHÚNG TA

     Trên dãy Địa-Cầu chúng ta có 7 loài :

1.      Tinh-chất thứ nhứt (1ère essence élémentale) ở tại cõi Thượng-Thiên.

2.      Tinh-chất thứ nhì (2ème essence élémentale) ở tại cõi Hạ-Thiên.

3.      Tinh-chất thứ ba (3ème essence élémentale) ở tại cõi Trung-Giới (Dục-giới).

Còn 4 loài nữa ở tại cõi Trần là :

4.      Loài Kim-Thạch.

5.      Thảo Mộc.

6.      Thú vật.

7.      Con người.

     Ở đây tôi không kể các hàng Thiên-Thần (trong đó có loài Ngũ-Hành).  Mấy Ngài theo đường tiến-hóa riêng biệt khác hơn đường tiến-hóa của con người, nhưng mà các Ngài vẫn giúp-đỡ loài người luôn luôn.

     Có điều ta nên nhớ rằng :

     Linh-hồn phải đầu thai vào 6 loài kể ra trên đây, hết loài nầy tới loài kia, trước khi làm con người.  Ở trong mỗi loài đều có những bài học mà mỗi Linh-hồn phải học cho thiệt thuộc mới được.

B- BA NGÔI CỦA CON NGƯỜI

     Cũng như Đức Thái-Dương Thượng-Đế, con người phân làm 3 ngôi :

1.      Ngôi thứ nhứt là Chơn-Thần (Monade).

2.      Ngôi thứ nhì là Chơn-Nhơn (Soi Supérieur – Ego – INDIVIDUALITÉ).

3.      Ngôi thứ ba là Phàm-Nhơn (Soi Inférieur – Personnalité).

Chơn-Thần vốn ở tại Cõi Đại-Niết-Bàn.

     Chơn-Thần sanh ra Chơn-Nhơn thế cho mình đặng hoạt-động và học-hỏi ở cõi dưới kế đó là :

           Cõi Niết-Bàn.

           Cõi Bồ-Đề và

           Cõi Thượng-Thiên.

     Tới phiên Chơn-Nhơn lại sanh ra Phàm-Nhơn để kinh-nghiệm ở 3 cõi dưới nữa là :

           Cõi Hạ-Thiên.

           Cõi Trung-giới hay là Dục-Giới và

           Cõi Hạ-Giới hay là Hồng-Trần

     Nói cho đúng tất cả những người trên thế-gian đều là những Phàm-Nhơn chớ chưa phải là Chơn-Nhơn đâu.

BA NGÔI  CỦA CHƠN-NHƠN

     Chơn-Nhơn có 3 ngôi :

     Ngôi thứ nhứt là Atman

     Ngôi thứ nhì là Bouddhi.

     Ngôi thứ ba là Manas.

TRẠNG-THÁI CỦA BA NGÔI CỦA CHƠN-NHƠN

     Trạng-thái của Ngôi thứ nhứt Atman là Ý-Chí.

     Trạng-thái của Ngôi thứ nhì Bouddhi là : Minh-Triết Bác-Ái.

     Trạng-thái của Ngôi thứ ba Manas là : Trí-Tuệ sanh-hóa.

     Chúng là phản-ảnh 3 ngôi của Đức Thái-Dương Thượng-Đế.

C- NHỮNG THỂ CỦA CON NGƯỜI

     Con người có 7 thể, kể ra như sau đây :

1.      Tiên-thể hay là thể Thiêng-Liêng – Corps Atmique.

2.      Kim-Thân hay là thể Trực-Giác – Corps Bouddhique.

3.      Thượng-Trí hay là Nhân-Thể - Corps Mental supérieur ou Corps Causal.

4.      Hạ-Trí – Corps mental inférieur.

5.      Vía hay Dục-thể - Corps Astral.

6.      Phách – Double étherique.

7.      Xác thân – Corps physique

      Trong 7 thể nầy có 3 thể trường-tồn và 4 thể hư-hoại.

BA THỂ TRƯỜNG-TỒN- BỐN THỂ HƯ-HOẠI

     Ba thể trường-tồn là : Tiên-Thể, Kim-Thân và Thượng-Trí.

     Chúng theo con người từ đời nầy qua đời kia cho tới khi con người thành chánh quả làm một vị Siêu-phàm.

     Bốn thể hư-hoại là : Hạ-trí, Vía, Phách , Xác-thân.

     Chúng để dùng trong một kiếp mà thôi.  Sau khi con người thác rồi, một ít lâu thì chúng đều tan-rã ra các nguyên-tử, thứ nào theo thứ nấy.

     Kiếp sau con người sẽ có 4 thể mới khác và do theo luật Nhân-quả, chúng đồng bản-tánh với 4 thể kiếp trước.

BẢY THỂ CỦA CON NGƯỜI ĐỂ DÙNG TẠI 5 CÕI MÀ THÔI

     Bảy thể của con người để dùng tại 5 cõi mà thôi.

1.      Xác thân và

2.      Cái Phách - để dùng tại cõi Trần.

3.      Cái Vía - để dùng tại cõi Trung-Giới hay là Dục-Giới.

4.      Hạ-Trí - để dùng tại 4 cảnh thấp cõi Thượng-Giới (cõi Trí-Tuệ), 4 cảnh nầy cũng gọi là cõi Hạ-Thiên

5.      Thượng-Trí - để dùng tại 3 cảnh cao cõi Thượng-Giới (Cõi Trí-Tuệ), 3 cảnh nầy cũng gọi là cõi Thượng-Thiên.

6.      Kim-Thân - để dùng tại cõi Bồ-Đề.

7.      Tiên-Thể - để dùng tại cõi Niết-Bàn.

     Còn 2 thể nữa để dùng tại cõi Đại-Niết-Bàn và Tối-Đại-Niết-Bàn ; tới chừng làm một vị Chơn-Tiên rồi mới biết.

      Tôi xin nói sơ-lược về 4 thể hư-hoại trước, bởi vì chúng là những thể mà ta dùng thường ngày như :

      Xác thân để hành-động, cái Phách để thâu sanh-lực, cái Vía để biểu-hiện ý-muốn và tình cảm, cái Trí để học-hỏi, suy-nghĩ vân vân . . .

I

XÁC THÂN

     Xác-thân làm bằng ba chất khí thấp của Hồng-Trần là chất đặc, chất lỏng và chất hơi. 

     Tuy nhiên nó là thể duy nhứt trong 7 thể được cấu-tạo một cách hoàn-bị hơn hết.  Nó tiến-hóa khá cao rồi.

     Ít ai ngờ nó là một lò “Tạo Hóa” ở dưới phàm trần chứa không biết bao nhiêu điều bí-mật.

     Mặc dầu khoa-học đời nay tiến rất mau và rất nhiều, nhưng người ta cũng chưa biết rõ hết về xác-thân.  Nếu không tìm học sự sống hay là phần tinh-thần ở trong những hình-thể mà cứ lo quan-sát vật chất mãi thì e cho cả triệu năm nữa con người cũng chưa khám-phá hết những sự bí-mật trong thân-thể con người.

     Xin kể ra vài việc có thật đã xẩy ra trước mắt nhiều người mà khoa-học không giải-thích nỗi. Tỷ như : Đã có những vị đạo-sĩ Fa-Kia (Fakir) bên Ấn-Độ làm cho trái tim ngưng đập mà không chết, uống những ắt-xích (acite) độc và mạnh nhứt, nuốt những đinh sắt, miểng chai vô bụng mà vẩn trơ trơ.  Cho chôn dưới đất ba bốn tháng, hay cã năm tùy theo công-phu luyện-tập ; chừng đào lên rồi thì sống lại như thường.  Đi qua đi lại trên than đỏ, đứng sửng trong lửa hồng, tắm dầu sôi sùng-sụt mà không phỏng da chút nào, vân vân . . .

     Mấy việc nầy thoát ra ngoài phạm-vi những luật vật-lý của cõi Trần và duy có Huyền-Bí-Học mới cắt-nghĩa được mà thôi.  Tuy nhiên điều đó không phải là một việc dễ-dàng ai ai cũng hiểu nỗi đâu.

     Còn vài sự bí-mật khác nữa như : Phân nữa thân mình bên mặt đờn ông chứa đầy điển dương, phân nữa bên trái chứa đầy điển âm.  Còn đàn bà thì trái ngược lại : 

     Phân nữa bên mặt thì đầy những điển âm, còn phân nữa bên trái thì đầy những điển dương.  Nhưng mà bên trong của phía dương lại có âm và bên trong của phía âm lại có dương.

     Có hai hạch rất quan-trọng :

     Hạch mũi (Corps pituitaire ou hypophyse) để luyện Thần-nhãn còn

     Hạch óc (glande pinéale) để chuyển di tư-tưởng.

     Trong mình người đàn ông thì bộ Não-tủy thần-kinh làm chủ, còn trong mình người đàn bà thì bộ Giao-cảm thần-kinh làm chủ, vì thế đàn bà có nhiều tình-cảm và dể xúc-động hơn đàn ông.

     Còn một việc nữa : Vì sao các giống dân trên Địa-cầu lại không nói một thứ tiếng ? Tại sao đứa bé nước nào sanh ra rồi thì hiểu được và nói được tiếng nước đó, chớ không nói được tiếng nước khác ? Hoàn toàn bí-mật !

PHƯƠNG-PHÁP LUYỆN TẬP XÁC-THÂN

     Nhưng mà điều cần-thiết là ta nên biết tánh-nết của xác-thân đặng sửa-trị nó.

     Xác-thân vốn biếng-nhác hay lánh nặng, tìm nhẹ, thích ăn món ngon, vật lạ, ngủ-nghê, chơi-bời, ít muốn ra công giúp-đỡ ai cả.

     Ta phải huấn-luyện nó như tập rèn một con thú cho siêng-năng, giỏi-giắn để giúp ích cho ta trong công việc hằng ngày.

     Ta phải nuôi dưỡng nó với những đồ ăn uống tinh-khiết như gạo lứt (nên bỏ tuyệt gạo trắng), muối đen, đường mỡ gà (1) [(1) Đường trắng hết chất bổ rồi và còn độc nữa như lời của Bác sĩ P. Carton đã nói)], mật ong, rau trái.  Bớt thịt, cá lần lần.

     Bỏ tuyệt thuốc lá, thuốc phiện, các chất ma túyvà rượu bất cứ dưới hình thức nào.

     Tập thể-dục tùy theo tuổi-tác và sức-khỏe.  Hoàn-toàn sạch-sẽ.  Từ miếng ăn, giấc ngũ cho tới những hành-động phải có điều-độ, đừng phí sức.

     Nói tóm lại, giữ đúng phép vệ-sinh thì có thể tránh được nhiều chứng bịnh hiểm-nghèo và thêm tuổi thọ.  Mặc dù có số mạng, nhưng cũng có tự-do ý-chí, nói một cách khác, có Trời mà cũng có ta vậy.  Không phải cái chi xảy đến cũng đổ thừa cho có số mạng cả.

II

CÁI PHÁCH (DOUBLE ÉTHÉRIQUE)

     Xác-thân còn một phần nữa tối quan-trọng vì nó có ảnh-hưởng tới sự sanh-tồn của xác-thân.  Ấy là cái Phách.

     Cái Phách làm bằng 4 chất dĩ-thái hồng-trần (ethers physiques) và bởi nó giống hệt con người cho nên mới gọi nó là Double éthérique.  Màu nó xám tím hay xám xanh tùy theo người.

     Nó xâm nhập các tạng-phủ con người và ló ra khỏi thân mình lối 6 ly, nhưng nó chiếu ngang ra những lằn sanh-lực dài lối một tấc rưởi bao chung quanh mình.  Những lằn sanh-lực nầy làm ra hào-quang của sự khương-kiện (aura de santé).  Khi con người đau thì những làn hào-quang nầy dọi ngã xuống đất.  Vì thế người có thần-nhãn nhìn vô cái Phách thì biết được sức-khõe của con người ra sao.

CÁI CHI CÓ ẢNH-HƯỞNG TỚI CÁI PHÁCH

     Sự nóng, sự lạnh, các thứ  khí, các thứ hơi, từ điện, thuốc mê, thuốc lá, các chất ma túy, vật thực, rượu, thuốc men . . . đều có ảnh-hưởng đến cái Phách.

SANH-LỰC LÀ GÌ ?

     Sanh-lực tiếng Phạn là Prana, là một thứ thần-lực do Đức Thái-Dương Thượng-Đế ban rãi ra.  Ở cõi nào, cảnh nào cũng có sanh-lực Prana.  Nó là sự sống, không có nó, không có sự sống của các hình thể.

     Tại cõi trần sanh lực Prana từ mặt trời tuôn xuống.  Nó kết-hợp chặt-chẽ những nguyên-tử đặng làm ra các cơ-quan trong mình con người và loài vật.  Nhờ có nó mà con người và loài vật mới có cảm-giác.  Nó lìa bỏ xác thân rồi thì các tế-bào đều rã ra những nguyên-tử như trước.

     Nói tóm lại, là trong vật thực, trong không khí, trong thuốc men, trong thảo mộc, kim thạch đều có sanh-lực Prana.

     Cái máy để thâu nhận và ban phát sanh-lực Prana khắp châu thân đặng nuôi sống con người và vật là Cái Phách.

     Khi con người ngửi thuốc mê thì cái Phách xuất ra khỏi xác thân, trong một thời gian, sanh-lực không vô mình được như trước, cho nên con người hôn mê, dầu bị mổ xẻ cũng không biếr đau đớn chi cả.  Chừng dã thuốc mê rồi, cái Phách trở vô nhập xác, con người lần lần tỉnh lại.

SỰ TINH-KHIẾT CỦA CÁI PHÁCH

     Cái Phách liên-quan mật-thiết với xác-thân.  Nếu các thân tinh-khiết thì nó tinh-khiết. xác -thân ô trược thì nó ô trược.

     Ta nên biết rằng : máu huyết xương thịt của con thú đều chứa đựng từ-điển và tánh-tình của nó.  Nếu ta ăn thịt nó, thì máu huyết nó, xương thịt nó, từ-điển nó và tánh-tình nó biến thành máu huyết ta, từ-điển ta , tánh-tình ta.  Ta bị nó nhiễm rồi.  Vì lẽ đó mà người ta mới nói : “THỨC ĂN CÓ ẢNH-HƯỞNG ĐẾN TÁNH-TÌNH VÀ PHONG-TỤC CỦA DÂN CHÚNG”. Đúng vậy.

     Thật ra ăn chay trường được là đều tốt hơn hết.

     Nếu có thể, thì mổi ngày đều tắm gội, quần áo giữ thật sạch-sẽ.  Móng tay, móng chơn đều cắt cụt, đừng để đóng đất đen thui.

     Từ-điển của ta theo 10 ngón tay và 10 ngón chơn mà xẹt ra ngoài.  Nếu tay chơn ta, quần áo ta, dơ dáy thì từ-điển của ta cũng hóa ra hôi hám vậy.  Nó sẽ nhiểm những người lại gần ta.  Ta sẽ mắc tội trời, chạy trốn đâu cũng không khỏi.  Đùng cho việc đó là chuyện nhỏ mọn không đáng kể.  Ở trong một thế-giới mà định-luật chi-phối thì không có chi là không quan-trọng, dầu việc lớn hay việc nhỏ cũng vậy.  Nội một việc nhỏ mọn như nhổ một cây cỏ và vô tình giết một con kiến cũng phạm tội sát sanh rồi.  Chúng ta nên đọc những quyển giải về nhân-quả rồi suy-nghĩ thêm thì sẽ hiểu nhiều.  Cũng phải tập phân-biện cái nào hữu-ích nhiều, cái nào hữu-ích ít mà hành-động.

III

CÁI VÍA

     Thể thứ Ba là Cái Vía.  Nó giống hệt con người, nó làm bằng 7 chất thanh-khí của cõi Trung-Giới pha lẫn rất nhiều tính-chất dục-vọng tức là tính-chất thứ ba (3è essence élémentale ou elemental du désir).

     Nhờ cái Vía, con người mới kinh-nghiệm được đủ hết các thứ tình-cảm, từ những thứ cao-thượng tốt đẹp cho tới những thứ thấp hèn, đê-tiện.

     Chất khí làm cái Vía rút vô trong mình con người hết 99 phần 100, chỉ còn có 1 phần 100 ló ra ngoài làm ra hào-quang cái vía.

MÀU SẮC CÁI VÍA

     Cái Vía có màu sắc vì mỗi tánh-tình của con người đều hiện ra bằng một màu trong cái Vía.  Nếu tánh-tình tốt thì màu sắc đẹp đẽ, còn tánh-tình xấu thì màu sắc đen tối.

     Tỷ như : Tánh-tình nham-hiểm thì hiện ra một đám mây mù đen kịt.

     Trong lúc giận dữ thì trong Vía hiện ra những quần đen có những lằn đỏ nhọn như mũi tên.

     Đám mây đỏ hồng là hay giận dũi.

     Màu đỏ cam là kiêu-căng.

     Màu vàng là khôn-ngoan.

     Màu hường là yêu thương, vân vân .

LÀM SAO THẤY ĐƯỢC MẤY MÀU NẦY ?

     Muốn thấy được mấy màu nầy thì phải có Thần-nhãn.

     Thần-nhãn là gì ? Thần-nhãn là một cách rung động của cái Vía ứng đáp được với những lằn sóng  rung động của cõi Trung-Giới.

     Chung quanh ta có không biết bao nhiêu những lằn sóng rung động : có thứ dài, có thứ ngắn, có thứ mau lẹ, có thứ chậm-chạp vân vân . . .

     Nói tóm lại : “Tất cả đều là những sự rung động”.

     Chúng ta ứng-đáp đưọc một số rất nhỏ những lằn sóng nầy làm ra điện. ánh-sáng, âm-thanh, nóng lạnh, vân vân . . .

     Người ta nói : Thần Thánh biết được lòng dạ con người.  Mới nghe qua không biết tại sao vậy.  Sau mới rõ lại là : ý muốn, tánh tình của con người đều có hình dạng.  Thần Thánh có Thần-nhãn nên thấy được con người cầu cái chi, tưởng cái chi.

     Nếu biết phương-pháp tập-luyện thì có Thần-nhãn ; nhưng lúc ban đầu luôn luôn phải lầm-lạc bởi vì chất khí làm cõi Trung-Giới trong-trẻo và rung động mau lẹ ; thường thường thì thấy hình ngược.  Phải có những nhà Đạo-đức lão-luyện chỉ dạy mới khỏi sai-siển.

     Cũng nên biết chất làm cái Vía trong mình con người luôn luôn chạy từ trên đầu xuống chơn, rồi từ chơn trở lên đầu.  Vì thế trong cái Vía trên đầu, dưới chơn, bên hông, trước mặt sau lưng đều thấy được cả, chớ không phải như con mắt mình vậy đâu.

PHẬN-SỰ CỦA CÁI VÍA

     Xin kể 3 phận-sự của cái Vía.

     1. Làm cho con người biết cảm-động.

     2. Làm trung gian giữa linh-hồn và xác thân ở cõi Trần.

     3. Làm một thể độc-lập để con người dùng khi qua cõi Trung-Giới.

     Sanh-lực Prana vô cái Vía qua cái Phách rồi mới chạy khắp châu thân đặng nuôi các tế-bào.

     Những sự rung động ở ngoại-giới theo ngũ-quan vô cái óc xác thịt qua Cái Phách rồi mới tới cái Vía.

     Cái Vía biến-đổi chúng thành ra những cảm-giác rồi đưa cho cái Trí xem xét trước khi linh-hồn nhận-định điều đó.

     Trái lại, mạng lịnh của linh-hồn phải qua cái Trí, cái Vía, cái Phách, cái óc xác thịt rồi mới có sự thi-hành.

     Vì vậy người ta mới gọi cái Vía là Cái Cầu bắt cho linh-hồn thông-thương với cõi Trần.  Nói thì nghe lâu  chớ sự rung động chuyển giao lẹ như chớp nháng, có lẽ còn hơn 300.000 cây số trong một giây đồng hồ, xuyên qua mấy thể đều xỏ rế với nhau và đồng ở một chổ với nhau.

LÀM MỘT THỂ ĐỘC-LẬP

     Lúc ta thức dậy ta dùng cái Vía để biểu-hiện tình cảm và ý muốn.

     Chừng ta ngủ, ta ở trong cái Vía qua cõi Trung-Giới.  Cái Vía thành ra một thể độc-lập.  Nhưng ta chưa có thể dùng cái Vía như dùng xác-thân bởi vì ta chưa thức tỉnh ở cõi Trung-Giới, ta mơ mơ màng màng, không khác nào ta ngủ vậy.

CHIÊM-BAO LINH

     Trừ ra một vài trường-hợp linh-hồn thấy có chuyện quan-hệ tới xác thân nên làm cho cái Vía nhớ đặng truyền lại cái óc xác-thịt.  Ta gọi sự thấy đó là chiêm-bao linh.  Những điều ta thấy sẽ xảy ra thật trong vài ngày sau hoặc một ít lâu.

     Còn bao nhiêu điềm chiêm-bao khác là những chiêm-bao mộng mị không đáng kể.

HỌC PHÉP XUẤT VÍA

     Tuy nhiên có những phương-pháp làm cho cái Vía xuất ra khỏi xác chừng nào cũng được và xử-dụng nó như xử-dụng xác-thân đặng làm những điều mình muốn.  Người ta gọi đó là : Xuất-Vía hay là Thân ngoại hữu thân.

     Nhưng mà rất nguy hiểm khi làm cho cái Vía đặc lại giống như hình con người, có đủ mặt mũi, tay chơn, đi đứng, nói năng, chuyện vãn như người thật vậy.  Bởi vì trong lúc nầy mà cái Vía bị gai đâm hay bị ai đánh chổ nào thì xác thân nằm ở nhà bị vết tích tại chổ đó.

     Trừ ra trường-hợp biết cách lấy 4 chất dỉ-thái làm ra một cái hình giả như các nhà Huyền-Bí-Học lão-luyện hay là đệ-tử Chơn-sư thì cái hình giả không có liên-lạc chi với xác thiệt cả.  Đánh đập hình giả nầy như đánh vào gió xác thiệt không hề hấn chi đâu.  (Xin xem quyển cái Vía và quyển Minh-Triết Thiêng-Liêng I của tôi có nói nhiều trường hợp xuất Vía).

TÁNH NẾT CÁI VÍA

     Cái Vía chứa nhiều tinh-chất thứ ba hay là tinh-chất dục-vọng, mà tinh-chất nầy sau đầu thai làm kim-thạch cho nên nó ưa những sự rung-động dữ-dội.  Nó dục cho con người nóng-nảy, giận-hờn, tham-lam, ham-hố, xảo-trá, quỉ-quyệt, hung-bạo, cộc-cằn, đắm mê tửu-sắc ; nói tóm lại là các nết hư, tật xấu rất gớm-ghiết, ghê tởm.  Không phải là nó muốn hại con người, song những sự rung-động mạnh-bạo giúp nó mau tiến-hóa, mau cứng rắn.

PHƯƠNG-PHÁP SỬA TRỊ CÁI VÍA

     Muốn sửa trị cái Vía thì phải tập những tánh tốt đối-lập với các tật xấu của mình đã có.

     Phương-pháp tập luyện, Đức Bà A. Besant có chỉ dạy trong hai quyển sau đây :

1.      Đơì sống Huyền-bí của con người và

2.      Con đường của người Đệ-tử.

     Tôi có bàn những phương-pháp Tập-luyện đó trong quyển Đạo-Lý thực-hành của tôi, và xin xem quyển ba và quyển tư của bộ nầy.

     Sự rèn-luyện tánh nết đòi hỏi một thời-gian khá lâu.  Phải bền-chí và cố-gắng từ 25, 30 năm và kéo dài từ kiếp nầy qua kiếp kia.  Chớ nào phải có một vài năm mà được đắc-đạo thành chánh-quả.

     Tại sao như thế ?

     Bởi vì cả ngàn kiếp trước, ta đồng-hóa với cái Vía, những điều cái Vía muốn, ta tưởng là ta muốn cho nên ta thật-hành ngay.  Vì vậy ta gây ra không biết bao nhiêu quả, dữ nhiều, lành ít.  Ta phải đầu thai đi đầu thai lại đặng thanh-toán những mối nợ-nần.  Mỗi kiếp, ta trả chưa hết quả cũ mà lại còn tạo ra những quả mới khác nữa.

     Thế thì, làm chủ 3 thể : Thân, Vía, Trí không phải là việc dễ-dàng.  Nếu không sử trị được chúng thì khó tiến mau đến mục-đích đã định sẳn cho nhơn-loại trong Thái-Dương-Hệ nầy.

     Tam Bành Lục Tặc mà người tu hành thường nghe nói là ba thể : Thân, Vía, Trí chớ không có ai vô đó.  Chúng ở trong mình mình đây.

IV

HẠ-TRÍ

     Thể thứ tư là Hạ-Trí.

      Hạ-Trí làm bằng 4 chất Thượng-thanh-khí thấp của cõi Thượng-giới cũng gọi là chất Trí-tuệ, ấy là :  Chất thứ tư, chất thứ năm, chất thứ sáu và  chất thứ bảy và có pha nhiều tinh-chất thứ nhì gọi là tinh-chất Trí-tuệ ở cõi Hạ-Thiên.

     Đối với người có Huệ-nhãn thì cái Trí mường-tượng đám sương mù dày đặc giống hình người.  Có một vòng tròn bao chung quanh trong-trẻo hơn và làm ra hào-quang cái Trí.

     Càng ngày con người càng mở-mang thì cái Trí càng ngày càng lớn.

NHỮNG KHOẢNH CỦA CÁI TRÍ

     Cái Trí chia ra nhiều khoảnh, mỗi khoảnh đối-chiếu với một phần của cái óc xác thịt và chịu ảnh-hưởng của một thứ tư-tưởng đặc-biệt.  Tỷ như :  Có khoảnh chịu ảnh-hưởng của tư-tưởng khoa-học, có khoảnh chịu ảnh-hưởng của tư-tưởng mỹ-thuật, có khoảnh chịu ảnh-hưởng của tư-tưởng đạo-đức vân vân.

     Bởi chưng những khoảnh nầy chưa mơ-mang đồng điều cho nên mới có những người giởi toán mà vẽ rất dở, có người giởi âm-nhạc mà không biết chi về lý-hoá vân vân.

     Cái Trí không có ngũ-quan, nó chỉ có một quan mà thôi để tổng-hợp những cảm-giác do cái Trí đưa vô rồi làm ra một thứ khái-niệm duy nhứt.

     Người ta gọi nó là Chúa-tể của giác-quan hay là Giác-quan thứ sáu.

PHẬN-SỰ CỦA CÁI TRÍ

     Cái Trí có nhiều phận-sự như :

a.       Sanh ra những tư-tưởng hữu-hình.

b.      Học-hỏi, phân-biện, xét-đoán, ghi nhớ, tưởng-tượng.

c.       Làm một thể độc-lập cho con người dùng khi lên cõi Hạ-Thiên của Thượng-giới.

HIỆU QUẢ CỦA TƯ-TƯỞNG

     Mỗi lần ta suy-nghĩ hay tư-tưởng thì cái Trí của ta rung động.  Sự rung động nầy sanh ra hai hiệu-quả :

a.       Những lằn sóng tư-tưởng (Ondes de pensée).

b.      Hình tư-tưởng (Formes pensée)

     Hai hiệu quả nầy khác nhau.

A.    NHỮNG LẰN SÓNG TƯ-TƯỞNG

     Muốn hiểu sao gọi là lằn sóng tư-tưởng thì ta hãy ném một cục đá xuống nước.  Cục đá chìm xuống thì ta thấy những lằn sóng nổi lên lấy chỗ cục đá rớt làm trung tâm, những lằn sóng nầy càng lớn ra xa rồi một chập sau thì mất dạng.

     Cũng thế đó, tư-tưởng của ta sanh ra những lằn sóng trong cõi Trí-Tuệ rồi lan ra khắp nơi.  Chúng có màu sắc nhưng càng đi xa, màu sắc nầy càng phai lợt và sức mạnh cũng giảm đi lần lần.

TÁNH-CÁCH ĐẶC-BIỆT CỦA LẰN SÓNG TƯ-TƯỞNG

     Lằn sóng tư-tưởng chỉ truyền ra tánh-cách của tư-tưởng chớ không phải vấn-đề tư-tưởng.

     Thí-dụ : Người Ấn-Độ thiền-định về đức Krishna, những lằn sóng tư-tưởng của anh sanh ra đi khuyến-khích lòng tín-ngưỡng của những kẻ ở chung quanh.  Nếu nó gặp người Công-giáo thì nó dục y nhớ tới Đức Ky-Tô và tôn-kính Ngài.

     Khi nó vô trí người Phật-giáo thì nó làm cho lòng sùng-bái Đức Phật của y càng thêm mạnh-mẽ chớ không phải đụng ai nó cũng dục cho nhớ tới Đức Krishna là vấn-đề tư-tưởng đâu.

     Trái lại khi nó gặp một người thuộc về phái duy-vật thì nó làm cho phần cao thượng của cái Trí y mở rộng ra.

HÌNH TƯ-TƯỞNG

     Sự rung động của cái Trí còn rút chất Trí-tuệ làm ra một cái hình gọi là hình Tư-tưởng.

     Thế nên khi ta tưởng tới cái nón thì hình cái nón hiện ra trước mặt ta, song ta không thấy nó.

     Hình nầy là một sanh vật, cũng sống lâu cũng thác yểu, cũng mạnh, cũng yếu như con người vậy.  Muốn cho hình tư-tưởng sống lâu và mạnh-mẽ thì phải tưởng tới nó luôn luôn bởi vì tư-tưởng là đố ăn nuôi dưỡng nó.  Không có đồ ăn, nó sẽ đói, yếu sức rồi thác.  Thác là rã ra chất Trí-tuệ như trước.

     Bây giờ, thí-dụ ta tưởng tới một người nào đó thì tư-tưởng của ta hóa hình đi tới ở một bên người đó rồi.  Nếu ta chỉ tưởng có một lần thôi thì chẳng bao lâu hình Tư-tưởng nầy sẽ tan ra chất Trí-tuệ như trước.  Số mạng của những tư-tưởng bông-lông, mơ-màng là như thế đó.  Trái lại, nếu mỗi ngày ta mỗi tưởng vài ba lần như vậy lâu năm chầy tháng thì hình Tư-tưỏng nầy sẽ sống lâu.

     Khi luyện tập tư-tưởng cho mạnh-mẽ rồi ta có thể sai nó đi làm những công việc của ta muốn.

     Xin nhớ ba điều-kiện thành lập những hình Tư-tưởng như sau đây

1.      Cái Phẩm của tư-tưởng làm ra màu sắc.

2.      Bản-tánh của tư-tưởng làm ra hình-dạng.

3.      Sự đích-xác của tư-tưởng làm ra châu-vi.

MÀU SẮC CỦA NHỮNG HÌNH TƯ-TƯỞNG

     Hình tư-tưởng có màu sắc.  Xin nói ý-nghĩa vài màu thôi.  Tỷ như : Tình yêu thương sanh ra màu hường sáng-rỡ.

     Có lòng từ-bi bác-ái, thì màu vàng trong-trẻo như cây ngọc-trâm hoa (primevèro). 

     Màu vàng chỉ về trí-tuệ nhưng biến-đổi khác nhau tùy theo tính-cách của tư-tưởng.

     Nếu lo mở-mang trí-thức có mục-đích ích-kỷ thì màu vàng trở nên sậm và tối.

     Kiêu-căng, tham-vọng thì màu đỏ cam, vân vân . . .

     Đây là nói một cách miễn cưỡng, phải mở Thiên-nhãn và có kinh-nghiệm mới thật hiểu được ý-nghĩa của các màu và không lầm-lạc.

SỰ CHỌN LỰA TƯ-TƯỞNG

     Sự chọn lựa tư-tưởng còn quan-trọng và cần-thiết hơn sự lựa chọn đồ ăn bởi vì tư-tưởng có quyền-năng sửa đổi số-mạng ta chẳng những kiếp nầy mà tới kiếp sau nữa.

     Muốn biết vì lý-do nào thì phải biết sự ích-lợi của tư-tưởng tốt và cái tai-hại của tư-tưởng xấu

ẢNH-HƯỞNG CỦA TƯ-TƯỞNG XẤU

     Mỗi lần ta sanh ra một tư-tưởng xấu thì ta phạm phải ba tội một lượt :

1.      Tội thứ nhứt : Ta làm hại ta trước hết vì cái Trí ta trở nên xấu.

2.      Tội thứ nhì : Ta hại những người ở chung quanh ta.

3.      Ta thêm những sự đau-khổ cho đời.

A.    TA HẠI TA TRƯỚC HẾT

     Khi ta sanh ra một tư-tưởng xấu thì chất Thượng-thanh-khí tốt ở trong trí ta bay ra ngoài, chất Thượng-thanh-khí xấu hạp với tư-tưởng xấu đó ở ngoài bay vô choán chỗ Thượng-thanh-khí tốt mới vừa bay ra.  Nếu ngày nầy qua ngày kia ta nuôi cái trí ta với những tư-tưởng thấp hèn thì màu sắc nó trở nên đen tối.  Người có Huệ-nhãn dòm vô thấy một cảnh tượng u-buồn đáng thương vô cùng.  Tâm địa ta cũng vì đó mà trở nên xấu-xa.  Ta sẽ tiến-hóa chậm.

B.     TA HẠI NHỮNG NGƯỜI Ở CHUNG QUANH TA

     Tư-tưởng xấu của ta bay ra ngoài rồi vô trí những người ở chung quanh, xúi họ nhớ tới những điều quấy-quá.  Nếu nó gặp người nào đã có sẳn tánh xấu như nó thì nó thêm sức cho tánh xấu đó, nó lại khươi mầm các tánh xấu khác chưa hiện ra.  Rồi tới phiên mấy người bị tư-tưởng nầy nhiễm lại sanh ra những tư-tưởng xấu khác đồng bản-tánh với những tư-tưởng đã vô trí họ.  Cứ tiếp tục như thế năm nầy qua năm nọ.

C.    TA THÊM NHỮNG SỰ KHỔ CHO ĐỜI

     Tư-tưởng xấu của ta hiệp với những tư-tưởng xấu đồng một loại với nó làm ra một hình

tư tưởng gọi là Liên-Hiệp Tư-Tưởng (Egrégore).  Hình Tư-Tưởng nầy mạnh-mẽ, sống lâu và rất

 quỉ-quyệt.  Nó đi xúi dục người ta làm ác, không phải một người mà cả trăm cả ngàn người như

vậy.  Rồi cả trăm cả ngàn người nầy lại sanh ra những Hình Tư-Tưởng Liên-Hiệp ác độc khác nữa.  Cứ tiếp-tục như thế từ đời nầy qua đời kia.  Bây giờ ta hãy thử nghĩ : Một tư-tưởng ta cho là mẩy-mún có thể biến thành một tai-họa lớn lao cho đời nếu ta không trừ-khử nó ngay tức khắc khi nó vừa sanh ra.  Đây có nghĩa là khi ta mới sanh ra một tư-tưởng quấy-quá thì lập tức phải sanh ra một tư-tưởng tốt khác đối-lập với nó đặng trừ-khử  cái hiệu-quả của nó đi.  Cách nầy cũng gọi là phương-pháp xua đuổi một tư-tưởng xấu.

     Thế nên chúng ta khá thận-trọng trong khi tư-tưởng vì ta sẽ chia-sớt quả ác với những người bị tư-tưởng ta xúi-dục làm ác.  Quả nầy gọi là cộng-nghiệp (Karma collectif).  Và đừng quên rằng khi ta sanh ra một tư-tưỏng rồi thì nó bắt cái Trí ta nhớ tới nó mãi, có dịp thì hành-động liền.

ẢNH-HƯỞNG CỦA TƯ-TƯỞNG TỐT ĐẸP

     Trái lại, mỗi lần ta sanh ra một tư-tưởng tốt đẹp ta được ba điều lợi :

     Một là : Ta làm cho cái Trí ta trở nên tốt đẹp.

     Hai là  : Ta giúp ích cho những người ở chung quanh ta.

     Ba là : Ta giúp ích cho đời.

A.    TA LÀM CHO CÁI TRÍ TA TRỞ NÊN TỐT ĐẸP

     Khi ta sanh ra một tư-tưởng tốt thì một phần chất-khí xấu trong trí ta bay ra ngoài.  Chất Thượng-Thanh-khí tốt hạp với tư-tưởng tốt đó bay vô trí ta choán chổ của chất khí xấu mới ra đi.

     Nếu ta cứ suy-nghĩ tới điều thiện lâu năm chầy tháng thì cái Trí ta chứa đầy những chất khí tốt.  Nó sẽ chiếu ra nhiều màu sắc rực-rỡ làm đẹp mắt những vị có Huệ-nhãn và tâm địa của ta cũng trở nên tốt đẹp.  Ta đã thành một vị Thiện-nhân. 

B.     TA GIÚP ÍCH NHỮNG NGƯỜI Ở CHUNG QUANH TA

     Những người ở chung quanh ta nhờ tư-tưởng tốt của ta làm nẩy nở mầm các tánh tốt còn tiềm-tàng ở trong lòng họ, khuyến-khích họ làm những việc lành, việc phải.

Nhờ như thế, họ lần lần trở thành những người tốt.

C.    TA GIÚP ÍCH CHO ĐỜI

     Tư-tưởng tốt lành của ta hiệp với những tư-tưởng tốt lành khác đồng bản-tánh với nó làm ra một Hình Liên-Hiệp Tư-Tưởng.  Hình Tư-Tưởng Liên-Hiệp nầy là một vị Phúc-Thần đi khuyến-khích người ta đi làm những việc phước thiện.

     Nhưng nếu ngày nay nhơn-loại còn đau-khổ nhiều là tại những vị Phúc-Thần nầy rất ít và cảm-hóa thiên-hạ một cách cực-kỳ khó-khăn bởi vì người ta làm việc ác dễ, làm việc thiện khó.  Hầu hết chưa chịu tập tánh tự-chủ dầu biết phương-pháp cũng vậy và cứ làm theo ý-muốn của mình bất chấp những lời dạy của các vị Thánh-Nhơn Hiền-Triết.

      Nếu Sông Duyên cứ tràn đầy mãi thì biết tới ngày nào chúng ta mới được hoàn-toàn giải-thoát, khỏi đọa luân-hồi và thành chánh quả.

TƯ-TƯỞNG BIẾN THÀNH SỰ HÀNH-ĐỘNG

     Đùng quên rằng người ta tưởng trước rồi mới hành-động sau, nghĩa là tư-tưởng sẽ biến thành sự hành-động khi có dịp đưa tới.

     Vì lẽ nầy mà đoạn trước tôi đã nói : “Nếu ơ hờ ta sanh ra một tư-tưởng bất-chánh thì lập tức ta phải sanh ra một tư-tưởng chơn chánh đối-lập đặng diệt trừ hiệu-quả của nó.  Đây có nghĩa là : không để tư-tưởng bất chánh nầy xúi dục ta làm những điều quấy khi có cơ-hội và cùng một lúc phá tan nghiệp quả xấu mới vừa gây ra”.

     Nếu ta làm việc mà không cần suy-nghĩ là tại mấy ngày trước, mấy tháng trước, có khi mấy kiếp trước, ta đã suy-nghĩ về việc đó rồi.  Nay có cơ-hội thì thực-hành liền.

     Quả nầy gọi là quả muồi, đáng sợ lắm nếu nó là quả xấu.

TÁNH NẾT HẠ-TRÍ

     Cái Trí tánh nết lao-chao, kiêu-căng, phách-lối.  Nó tự-phụ hơn người, coi thường kẻ khác.  Nó tưởng cái nầy rồi bắt qua cái kia liền, không khác con khỉ nhảy-nhót trên cành.  Vì vậy người ta mới gọi là Tâm Viên-Ý mã.

     Nhưng cái tai-hại lớn lao hơn hết là nó dựng lên một bức rào chia rẽ, ích-kỷ, giữa “Người và Ta”.  Nó nói : “Tôi là Tôi” “Anh là Anh”.

     Các sự đau-khổ đều do đây mà sanh ra.

SỬA-TRỊ CÁI TRÍ

    Muốn cho cái Trí trở thành một khí-cụ tốt lành để cho con người xử-dụng thì phải biết Phương-Pháp sửa trị nó.

     Phương-pháp đó là Định-Trí và Tham-Thiền.

QUYỂN BA

SỰ ĐÀO TẠO NHỮNG QUAN NĂNG

ĐỊNH-TRÍ  THAM-THIỀN

1971 

SỰ ĐÀO-TẠO NHỮNG QUAN-NĂNG

     Ở đây tôi chỉ lập lại những lời của Đức Bà A. Besant và những vị Đại Sư Huynh dạy về phương-pháp mở mang những quyền-năng của Trí-Tuệ và những điều mà sinh-viên phải biết đặng thực-hành trên Con Đường Nhập Môn mà thôi.

     Tất cả những kẻ chí-nguyện đều phải xây-dựng nền tảng của trí-thức một cách kiên-nhẫn, ngày nầy qua ngày kia, không bỏ qua một bửa nào.  Sự tiến-bộ mau hay chậm sẽ tương-đương với sự cố gắng của sinh-viên nhiều hay ít.

     Đây cũng là Luật Nhân Quả, quí bạn nên nhớ lấy.

*

     Bây giờ chúng ta hãy xem-xét hai điểm chánh sau nầy :

     Một là : Sự hoạt-động của cái Trí.

    Hai là : Phương-pháp tinh-luyện nó.

I.                   SỰ HOẠT-ĐỘNG CỦA CÁI TRÍ

     Chúng ta hãy ngồi yên lặng rồi xem-xét coi nội trong nửa giờ trước đây, cái Trí của chúng ta hoạt-động như thế nào.  Trong 100 lần chắc-chắn hết 95 lần nó không có làm gì ích-lợi cho mình cả.  Nó nhớ Đông, nhớ Tây, hết cái nầy tới cái kia, toàn là những chuyện đâu đâu, tầm ruồng, vô-vị, không ăn nhập chi với chúng ta, hoặc giả nó thâu nhận những tư-tưởng ở ngoài vô.  Những tư-tưởng nầy thuộc về loại nào ?  Chúng từ đâu đến ? Ở trong trí chúng ta bao lâu ? Rồi ra đi hồi nào ? Về đâu ? Chúng ta không hay biết gì ráo về mấy điều đó.  Chúng ta không kiểm-soát chúng được.  Vậy thì cái Trí chúng ta giống như ngả ba đường cái xe cộ qua lại dập-dìu, làm cho bụi cát bay mù-mịt.  Nó cũng không khác gì một quán trọ, những khách lữ hành nầy tới ghé ngĩ chơn vài giờ rồi đi, kế những người khác tới, và chẳng bao lâu cũng giả từ. Ngày nầy qua tháng kia cứ tiếp tục như vậy mãi.  Một cái Trí như thế làm sao mở-mang mau lẹ được.  Vì vậy sự tiến-hóa của chúng ta rất chậm-chạp.  Thay vì mỗi kiếp chúng ta phải vượt qua cả trăm dậm đường, chúng ta chỉ đi có vài cây số bởi chúng ta cứ thường đứng lại một chổ dậm chơn chớ không chịu tiến.  Dậm chơn một hồi rồi mới đi nữa.

NHỮNG ĐIỀU NÊN BIẾT VỀ SỰ MỞ-MANG CÁI TRÍ

     Cái Trí là một thể như xác-thân.  Nó cần dùng những đồ ăn để phát-triển.  Những đồ ăn nầy là tư-tưởng.  Nếu ta luôn luôn nuôi nó với những tư-tưởng thanh-cao, từ-thiện, bác-ái, vị-tha ; hoàn-toàn vô tư lợi thì nó trở nên mảnh-mai, nhẹ-nhàng chiếu ra những màu sắc tốt đẹp vô cùng.  Đồng thời nó cũng thu hút những tư-tưởng thanh cao khác đồng bản-tánh với nó.  Những tư-tưởng nầy tới giúp đỡ nó, tăng-cường sức  mạnh của nó và xu-hướng của nó về những điều thiện.

     Trái lại, nếu là những tư-tưởng thấp-hèn, đấm mê vật dục thì nó hóa ra xấu-xa nặng-nề, màu sắc đen tối vì nó cũng rút vô những tư-tưởng ti-tiện ở bên ngoài đồng bản-tánh với nó, khiến cho xu-hướng về điều ác của ta lại càng thêm mãnh-liệt hơn trước.

     Có hai điều phải luôn luôn ghi nhớ :

     Một là : cái Trí tự-động thu hút những tư-tưởng đồng bản-tánh với nó, như đá nam châm rút sắt.

     Hai là : ngoài ra việc để học-hỏi, ghi nhớ, phân-biện, xét-đoán, nó còn có quyền-năng sanh-hóa, sáng-tạo mạnh-mẽ phi thường nhờ sức tưởng-tượng.  Ta phải biết lợi dụng quyền-năng nầy mới tiến mau. Muốn thành-công trong lúc luyện tập Dô-Ga (Yoga) thì phải hội đủ hai điều kiện cần yếu sau đây :

     Một là : ý-chí cương-quyết không chi lay-chuyển được.

     Hai là : Sức tưởng-tượng mạnh-mẽ vô cùng.

     Nhưng phải thêm điều-kiện thứ ba là hạnh-kiểm tốt.

     Không vậy thì hành-giả sẽ sa vào con đường Bàn-môn tả-đạo, khi nó đưọc những quyền-năng siêu-việt.

     Xin nhắc quí bạn rằng : mấy anh Bàn-môn cao-cấp vẫn trường trai, tuyệt dục.  Ý-chí cứng-cỏi hơn sắt đá cho nên phép tắc rất cao cường,  Đối với họ, chúng ta chỉ là những đứa trẻ con mới lên ba.  Hảy cẩn-thận cho lắm.  Đừng khi mà mắc rồi té lăn cả chục vòng mới ngồi dậy được.  Đau lắm nhé !

2.      TINH-LUYỆN CÁI TRÍ

     Trước hết xin nhắc lại câu chuyện giữa Arjuna và Đức Krishna về sự kiểm soát Hạ-trí.

     Arjuna thưa với Đức Thượng-Đế Krishna như vầy : “Bạch Sư-Phụ Krishna ! Cái Trí thật là loạn-động lung-lăng mãnh-liệt, và khó uốn nắn, tôi tưởng khó mà kiềm-hảm nó cũng như khó mà kiềm-hảm gió vậy”.

     Đức Thượng-Đế Krishna mới đáp : “Hởi người chiến-sĩ võ-trang hùng-hậu ! Lẽ cố nhiên cái Trí nghịch ngợm và khó trị, nhưng mà người ta có thể thắng phục nó nhờ một sự luyện tập không ngừng và nhờ TÁNH LÃNH-ĐẠM”.

     Lãnh-đạm đây có nghĩa là ; không nhớ tới công-đức của mình, nói một cách khác : trong HỮU-VI có VÔ-VI.

     Phải thực-hành không ngừng nghỉ theo phương-pháp đã chỉ-định theo cấp bực của mình.  Không còn cách nào khác nữa.  Sự luyện tập nầy không ai thay thế cho các bạn được.  Chính là quí bạn phải tự mình làm công-việc nầy.  Nếu quí bạn không thực-hành điều đó thì không khi nào quí bạn gặp được Chơn-Sư.  Mong-mỏi gặp các Ngài rất vô-ích nếu quí bạn không chịu tự bắt-buộc mình tuân theo những điều-kiện do Luật Trời qui-định, để dắt-dẫn quí bạn tới Dưới Chơn Các Ngài.

      Những điều-kiện đó là :

1.      Kiểm-soát tư-tưởng.

2.      Tham-thiền.

3.      Lập hạnh đặng phụng-sự.

I.      KIỂM-SOÁT TƯ-TƯỞNG

     Kiẻm-soát tư-tưởng là :

a.      Biết mình tưởng cái gì.

b.      Không cho tư-tưởng của kẻ khác xâm-nhập vào trí ta đặng khuấy rối.

c.       Sản-xuất những tư-tưởng cao-thượng, tốt lành, tinh-khiết.

d.      Không hề sanh ra những tư-tưởng ác độc,xấu xa thấp hèn, ô-trược.

đ.   Bắt cái trí ngừng nghĩ khi cần.

     Nói một cách khác là LÀM CHỦ CÁI TRÍ, bắt buộc nó phải tuân theo mạng lệnh của mình, nó phải ở dưới quyền điều-khiển của mình chớ không được lung-tung như trước, và tự-do hành-động nữa.

A.    ĐỊNH-TRÍ

     Trước nhứt bắt buộc cái Trí tập-trung vào mỗi việc của ta làm hằng ngày.  Nó bỏ đi ta kéo nó lại đặng trụ vào đó cho tới khi nào hoàn thành công chuyện mới thôi.  Xong việc nầy rồi mới bắt qua việc khác.  Mỗi lần làm một việc mà thôi.  Người ta gọi điều đó là Định-Trí.

     Thí dụ : Cầm cây viết thì chỉ biết cầm cây viết, lấy cái chén thì chỉ biết lấy cái chén, không được nhớ tới cái chi ngoài cây viết và cái chén.

     Ở đây tôi xin nhắc cho quí bạn nhớ trong quyển “Dưới Chơn Thầy” có 3 câu dạy sanh-viên phải tập-trung tư-tưởng vào mỗi việc của mình làm như sau đây :

1.       Con còn phải làm chủ tư-tưởng con một cách khác nữa.   Đừng cho nó vởn-vơ.  Bất câu việc nào của con làm, con cũng phải chú-ý vào đó đặng làm cho được hoàn-thiện.  (Trương 55, in lần thứ 13).

2.      Phải hết sức chăm-chỉ vào mỗi phần việc của con làm, đặng làm cho khéo-léo. (trương 69

3.   Dầu tay con làm việc chi cũng vậy, con phải hết sức chú-ý vào đó. (trương 70)

     Như vậy quí bạn làm cho cái Trí trở nên mạnh-mẽ và quý bạn bắt đầu làm chủ nó.   luyện tập liên-tiếp, quí bạn kềm chế cái Trí và bắt nó phải đi theo con đường mà quí bạn đã chọn lựa cho nó.  Cái khả-năng nầy chuẩn-bị cho quí bạn sống một đời sống cao siêu, sẽ mở rộng ra trước mặt quí bạn. Quí bạn cũng nên nhớ rằng : người nào có thể tập-trung tư-tưởng vào một mục-đích, là người thành-công nhứt trong những sự việc của Đời Sống Hằng Ngày.  Người nào biết tư-tưởng một cách liên-tiếp, sáng-suốt và rõ-ràng là người biết cách tự vạch con đường đi của mình, dầu là trong Đời Sống Hồng Trần cũng vậy.

     Sự rèn luyện cái Trí như thế sẽ giúp ích quí bạn trong những chuyện nhỏ mọn, tầm thường cũng như trong những việc làm cao-thượng.  Quí bạn sẽ lần lần phát-triển quyền-năng kiểm-soát tư-tưởng, nó là một trong những đức tánh cần-thiết cho người Đệ-tử, bởi vì trước khi quí bạn được Chơn-sư dạy-dỗ đặng mở thêm những quyền-năng cao siêu, quí bạn phải làm chủ cái dụng-cụ phát sanh ra tư-tưởng tức là cái Trí, để cho dụng-cụ nầy chỉ làm những gì tinh-khiết, từ-thiện và hữu-ích mà quí bạn đã quyết-định, chớ không sản-xuất những gì ô-trược mà quí bạn gớm-ghiết và không ưng thuận chút nào cả.

     Như thế mới không gây quả xấu nặng-nề cho quí bạn, bởi vì tư-tưởng của ai đã trở thành Đệ-tử sẽ vô cùng mãnh-liệt ; nó có một sanh-lực và một năng-lực lớn-lao và cảm-hóa người đời một cách mau lẹ phi-thường về đìều thiện cũng như về điều bất thiện.

B.     HUỜN-HƯ

     Tuy nhiên, đừng quên điều nầy :  Sau khi làm việc nhiều giờ có ý-thức, cái óc mệt mỏi thì phải ngưng tư-tưởng lại, đùng nhớ cái chi nữa, trong vài phút.  Cái óc sẽ phục hồi sức lực mau lẹ.

     Phương-pháp nầy gọi là Huờn-Hư.

     Nhưng mà trước khi huờn-hư có hiệu-quả, phải luyện tập cả năm như vậy cho có thói quen, sau mới thành-công dể-dàng.

ĐỪNG PHUNG-PHÍ SỨC MẠNH CỦA TƯ-TƯỞNG

     Đừng tưởng nhớ bông-lông, đừng mơ hão, ước huyền,  Đừng để cái Trí vởn-vơ, nhảy từ vấn-đề nầy tới vấn-đề khác, không mạch-lạc chi cả, không khác con bướm mới đáp xuống bông nầy vụt bay sang bông khác, liền liền không ngớt.

     Đó là sự phung-phí sức mạnh của tư-tưởng một cách vô lối vì không biết kiểm-soát cái Trí.  Luôn luôn phải có sẳn trong trí một số tư-tưởng tốt đẹp và những câu “Chơn-Ngôn”, khi nào không suy-nghĩ chi hết thì nhớ tới chúng nó liền.  Nhưng điều hay hơn hết là lập-tức thấy Thánh-Dung trước mặt hay là nhớ tới Cội rễ của mình và nói trong lòng : “Tôi là Atman (Ăt-măn), Chơn linh cao cả, toàn năng, toàn thiện, toàn giác, vô sở bất tại”.

     Lập đi lập lại nhiều lần chừng nào tốt chừng nấy.  Nên bày tỏ ý-kiến nếu cần, nhưng chớ nên cãi vã, tranh luận đặng đem thắng lợi về mình.  Chúng ta chỉ biết một khía cạnh hết sức nhỏ nhít của Chơn-lý, còn nhiều khía cạnh lớn lao khác mà chúng ta chưa hiểu chi cả.  Cho tới bực Chơn-Sư cũng chỉ biết toàn-diện Chơn-lý của Dãy Địa-Cầu chúng ta mà thôi.  Ngoài Vũ-Trụ của chúng ta, còn không biết bao nhiêu Chơn-lý Cao-siêu nữa mà các vị Siêu-Phàm phải học hỏi và khám phá lần lần từ cả triệu năm nầy qua cả triệu năm khác.  Thật là vô-tận vô-biên.  Thế nên người ta yêu-cầu các sanh-viên phải tự biết mình, hết sức khiêm-tốn, đúng đắn và kỹ-lưỡng trong những hành-vi của mình từng li, từng tí.

     Tranh đua cao thấp thì tiêu hao trí-lực và không còn tự-chủ được nữa.  Kết cuộc không đi tới đâu cả bởi vì ai ai cũng có lý lẽ riêng của mình.  Nỗi e đã mất niềm hòa-khí mà lại còn sanh ra thù-oán về sau.

     Tôi xin thuật câu chuyện nầy cho quí bạn nghe, năm 1912 Đức Bà A. Besant có nói : “Một hôm, có một người kia tới nói với tôi : Bác sĩ Steiner biết những Đại Chơn-lý hơn bà nhiều lắm”.  Tôi bèn đáp : “Tốt lắm ! Vậy ông hãy theo bác-sĩ.  Còn riêng tôi, tôi không thấy như bác-sĩ và tôi cũng không muốn thiên-hạ đều tin-tưởng như tôi vậy”.

     Nếu là một người khác bị chê-bai nhục-nhã như vậy thì nổi xung thiên, gây gổ om-sòm rồi.  Nhưng Đức Bà A. Besant rất điềm tĩnh, Bà trả lời một cách êm-ái không làm phật lòng kẻ đối-thoại.  Gương sáng của Bà để chúng ta soi chung.

     Còn vài điểm cần thiết nữa tưởng cũng phải nhắc đến.

     Tuyệt đối đừng ghé mắt vào những tiểu-thuyết ái-tình lãng-mạn, trộm cướp, giết người.  Chỉ nên đọc những sách luân-lý, đạo-đức ca tụng những gương Trung, Hiếu, Tiết, Nghĩa, Liêm-sĩ và nhứt là nên mỗi ngày mỗi xem những sách giải về những điều quan-trọng của đời sống, những điều có tính cách vĩnh-viển trường-tồn chớ không phải phù-du mộng-ảo.

     Đừng đọc nhiều.  Đọc một trang mà thật hiểu hết ý-nghĩa còn mở quan-năng của trí-tuệ hơn là đọc 3, 4 mươi trang một cách vội-vàng hấp-tấp, mà chỉ hiểu sơ-sài và nhớ vài điều chánh.

     Khi đọc xong 3 trang thỉ xếp sách lại rồi lấy viết, viết lại một cách vắn-tắc những điếu mình đã đọc và giải ý-nghĩa của tác-gia theo ý mình hiểu vì danh-từ chỉ diển-tả được có phân nữa tư-tưởng mà e cho còn ít hơn nữa.  Nhưng đừng vừa lòng với những tư-tưởng pháp-hiện do những chữ trong câu.  Hãy vượt qua những hàng rào chữ và tìm thế đi sâu vào tư-tưởng của tác-giả.  Muốn đạt được kết-quả tốt, cái Trí mình phải hoàn-toàn yên-tịnh và chú-ý trọn vẹn vào điều mình muốn hiểu.

     Có người sẽ bảo :  “Phương-pháp nầy đi chậm lắm”.  Không phải thế.  Bạn sẽ thấy chậm thật, nhưng MỘT KHI CÓ THÓI QUEN RỒI thì cái chi thoạt đầu thấy khó-khăn, chậm-chạp, sau sẽ hóa ra dễ-dàng, mau lẹ.  Trong một thời gian luyện tập, trí thông-minh của hành giả sẽ lần lần pháp-triển nhiều hơn trước.  Cũng phải có một quyển sổ tay ghi những điều mình không biết, hay nghĩ không ra để khi gặp một vị sư huynh thì đưa ra nhờ giải dùm.  Đừng bao giờ quên rằng : sanh viên Huyền-Bí-Học không hề lãng tránh đời sống hằng ngày mà anh cũng không muốn bị trói buộc vào trong đó.  Anh biết lợi-dụng tất cả những cơ-hội đưa đến để biến đổi những sự khó-khăn của cuộc đời hầu đạt được những đức tánh cần yếu cho sự tiến bước trên con đường tu-tập và nhờ thế anh mới dẹp tan được ảnh-hưởng tai-hại của những sự quyến-rủ êm-đẹp bên ngoài đã làm cho cả muôn, cả triệu người say mê và sa-ngã không cưỡng lại được.

     Trong việc làm của anh không có một chút chi hối-hả, biếng nhác, hay sơ-sót mặc dầu việc đó có thể rất là tầm thường.  Nhờ cách làm việc chu-đáo mà đời sống hằng ngày có mòi CHÁN NGẮT trở thành một trường hoạt-động lớn-lao, quí-giá để mở-mang lần lần những năng-lực của anh, càng ngày càng thấy thêm nhiều.

     Thật hành đều-đặn những điều kể trên đây thì sanh-viên sẽ nhận thấy sự biến-đổi rất tốt đẹp trong tâm-hồn và anh sẳn-sàng bước qua một giai-đoạn khác trong Tham-Thiền.

II.      THAM-THIỀN

     Nói một cách dễ hiểu, tham-thiền là tập-luyện cái Trí trụ vào một tư-tưởng, một vấn-đề tùy ý mình chọn lựa trong một thời-gian, đặng thấu hiểu nó và sự chú-ý không hề bị gián-đoạn trong lúc ta suy-nghĩ.

     Có hai cách tham-thiền :

1.      Tham-thiền có tánh cách mở-mang trí-thức.

2.      Tham-thiền có tánh cách sùng-bái.

     Con người đạo-hạnh có ước-vọng làm Đệ-Tử Chơn-Sư phải tập tham-thiền cả hai cách :

A.      THAM-THIỀN CÓ TÁNH CÁCH MỞ-MANG TRÍ-THỨC.

     Vấn-đề tham-thiền rất nhiều.  Có thể dùng :

a.      Một câu kinh.

b.      Một câu chơn-ngôn.

c.       Một đoạn văn trong một cuốn sách Thánh.

d.      Một châm ngôn.

e.        Một vấn-đề thuộc về Triết-học, Khoa-học, Mỹ-thuật, Tôn-giáo v.v…

     Nói cho đúng, muốn thấy hiệu-quả thì phải suy-nghĩ từ giờ nầy qua giờ kia, nếu cần thì cả ngày lẫn đêm, cả tháng, cả năm như vậy, chớ không phải trong lúc ngồi thiền 5, 10, 15, 20 phút là đủ đâu.

     Ngồi thiền như thế là mới tập cho có thói quen, sau mới đi xa được.  NGÀY SAU TRỌN ĐỜI CHÚNG TA CHỈ LÀ MỘT CHUỖI THAM-THIỀN MÀ THÔI.

     Tôi xin đem 2 gương bền-chí trong công việc tầm kiếm khoa-học trích trong quyển Đạo-Lý Thực-Hành của tôi trương 37.

1.      SỰ PHÁT-MINH CỦA ÔNG ARCHIMÈDE (287-212)

     Thuở xưa vua SYRACUSE là Hiéron nghi gnờ cái mũ triều-thiên bằng vàng của Ngài đặt thợ kim-hoàn làm có pha bạc.  Ngài bèn bảo Ông ARCHIMÈDE suy-nghĩ cách nào đặng khám-phá sự gian lận đó mà phải để y nguyên cái mũ.  Ông Archimède suy-nghĩ lâu lắm mà chưa tìm ra giải-pháp nào cả.

     Một bửa kia, ông đương tắm thấy sao tay chơn vô nước thì mất sức nặng của nó rất nhiều.  Trong lúc đó trí hóa ông vụt mở ra sáng-suốt.  Ông tìm ra nguyên-lý gọi là nguyên-lý Archimède mà ngày nay học-sanh trường Trung-học đều biết là :

     Vật nào thả xuống nước cũng bị một sức đẩy từ dưới lên trên mạnh bằng trọng lượng của nước bị đùa trôi.

     Ông mừng quá bèn chạy ra đường quên mặc quần áo, vừa chạy vừa la : “Eurêka ! Eurêka ! – Tôi tìm được ! Tôi tìm được !”.

2.      SỰ PHÁT-MINH CỦA ÔNG  THOMAS EDISON (1847-1931)

     Ông làm việc không nghĩ không ngừng năm ngày năm đêm liền mới hoàn-thành ống quay bằng sáp của máy hát do ông pháp-minh.

     Ông thí-nghiệm 1.700 lần và tốn hết 40.000 trang giấy trước khi thành-công trong sự phát-minh bóng đèn điện.

     Về sự làm những dây trong bóng đèn điện, ông tốn không biết bao nhiêu công phu.  Ông dùng những vật liệu sau đây : cạt-bon (carbone), bạch-kim (platine), irridium và 60 thứ cây cỏ, sau rốt mới tới tre  Nhật-Bổn.  Trong lúc ông làm dây bóng đèn điện với tre Nhật-Bổn ông vẫn tìm kiếm luôn luôn trong phòng thí-nghiệm.  Cuối cùng ông phát-minh ra được một thứ sợi gọi là filament étiré, ấy là một thứ xên-lu-lôi (cellulose) hổn-hợp (mixture de cellulose).

     Thứ nầy thay thế cho chỉ tre.

     Người ta hỏi bí-quyết thành-công của ông thì ông trả lời : “LÀM VIỆC CHO NHIỀU VÀ SUY-NGHĨ LUÔN LUÔN (TRAVAILLER TOUJOURS ET RÉFLECHIR SANS CESSE)”.

     Từ xưa đến nay những sự pháp-minh và những sáng chế như : điện, vô-tuyến-điện, phi-cơ, tiềm-thủy- đỉnh, viễn-vọng kính, ra-đi-ô (radio), ra-đa (radar), vô-tuyến truyền hình, hỏa-tiển, vệ-tinh nhân-tạo, những máy móc điện-tử, ánh-sáng laser, các thứ máy móc, những thuốc kháng-sinh, trụ-sinh vân vân  … đều do sự tham-thiền mà ra cả.

     Người đời gọi cái đó là suy-nghĩ, tính-toán, tìm kiếm.  Các nhà Bác-học, các nhà Thông-thái, các nhà Triết-học, các nhà Khoa-học tham-thiền nhiều lắm, song hầu hết đều thiên về vật-chất.  Ít có ai được như quí ông William Crookes, Sir Oliver Lodge, Camille Flammarion, và vài vị khác.

     Trái lại các nhà tu-hành, đạo-đức đều hướng về Tinh-thần vì biết rằng nhờ Tinh-thần ban cho Vật-chất sự sống, vật chất mới hoạt-động được.

     Tinh-thần mới vạn năng, chớ vật-chất không có quyền-năng sanh hóa như khoa-học đã lầm tưởng vậy.

     Nhưng thời-gian qua, cái chi phải đến, sẽ đến !

     Bắt đầu từ năm 1975, thiên-hạ mới tìm hiểu Tinh-thần nhiều hơn ngày nay, rồi từ đó về sau, Tinh-thần mới lần lần thắng phục được Vật-Chất.  Tuy nhiên, sự chiến-đấu sẽ gay-go và nguy-hiểm vô cùng.  Nó kéo dài cả muôn, cả triệu năm trước khi Vật-chất chịu bó tay đầu hàng, bởi vì chúng ta hiện giờ đương ở vào thời-kỳ Mạt-Pháp cũng gọi là Mạt-Kiếp (Kaliyuga).  Thời-kỳ nầy khởi đầu từ ngày Đức Krishna bỏ xác, tính đến nay 1971, đã được 5072 năm.

B.      THAM-THIỀN CÓ TÍNH CÁCH SÙNG BÁI

     Phải trụ tư-tưởng của mình vào :

     a. Hoặc Sư-Phụ tức là một vị Chơn-Sư nào mà mình muốn làm Đệ-tử dầu mà mình chưa biết, nhưng hy-vọng một ngày kia sẽ gặp Ngài.

     b. Hoặc một Đấng Thiêng-Liêng như Đức Phật, Đức Bồ-Tát . . 

     Đây là một lý-tưởng Thiêng-liêng ; phải lấy lý-tưởng đó làm mục-tiêu, thấy nó luôn luôn trước mắt, không có chi làm lay chuyển được.

     Sự tập-trung tư-tưởng nầy càng ngày càng thấy dễ-dàng khi mà cái trí ta đã pháp-triển theo đường lối đó.

     Lấy lý-tưởng cao siêu nầy làm đối-tượng cho những buổi tham-thiền liên-tiếp hằng ngày.  Một ngày kia ta sẽ đạt được lý-tưởng nầy, bởi vì “con người tưởng mãi cái chi thì sẽ thành ra cái đó” như một đoạn trong cổ Thánh-Kinh Upanishads Ấ-Độ đã nói.

     Trong kinh Chandogyapanishad có câu nầy : “Ngươi là Thượng-Đế Brahma (Phạn-Vương)”.  Đức Phật há chẳng bảo : “Ta đã thành Phật, còn các ngươi đương thành Phật”, tức là những Phật vị-lai .

     Phải bền-chí, mặc dù chưa thấy cái kết-quả hiện ra rõ-rệt :

     Phải tham-thiền cho tới mức Hạ-Trí biến thành một cái gương trong trắng phản-chiếu Thượng-Trí.   

     Một khi những sự cuồng-loạn của Hạ-Trí bị kềm chế rồi thì Hạ-Trí trở nên yên tịnh.  Nó giống như mặt nước hồ thu phẳng lặng không có một ngọn gió nhẹ nhàng nào thổi tới làm cho nó xao-động rung chuyển cả.

     Một dòng nước êm đềm như thế mới phản-chiếu được cái vẻ huy-hoàng rực-rỡ của vầng Thái-Dương lóng-lánh muôn màu.

     Cũng thế đó, trạng-thái của lương-thức cao-siêu sẽ soi mình trên tấm gương của Hạ-Trí yên tịnh.

     Chỉ tới chừng đó chúng ta mới thấy được cái gì mà chúng ta tầm kiếm bấy lâu nay.  Bây giờ chúng ta hiểu biết thật sự, chớ không phải chúng ta tin theo những lời của người ta nói.  Chúng ta mới biết : sao là tự-tín.

     Thời-gian thành-công sẽ là bao lâu ?  Không ai đoán được.  Nó tùy thuộc sự cố-gắng của chúng ta.  Lúc ban sơ chúng ta thường thất bại, đó là lẽ tự-nhiên.  Nhưng hãy lấy những sự thất bại làm những bài học hay để đi đến sự thành-công rực-rỡ sau nầy.

     Đừng quên câu : nước chảy đá mòn.  Đúng lắm vậy.  Một giọt nước từ trên cao nhỏ xuống một tảng đá lớn, ban sơ không thấy chi hết, nhưng mà giọt nước cứ nhỏ xuống mãi, vài năm sau chổ nước nhỏ bị hủng sâu xuống thành một lỗ.

     Khi chúng ta áp-dụng những nguyên-tắc nầy không nghỉ, không ngừng, từ ngày nầy qua ngày kia, từ năm nầy qua năm nọ, thì chúng sẽ thấm nhuần đời sống chúng ta ; chúng sẽ vĩnh-viễn hóa ra “Thành Phần của chúng ta” và theo chúng ta từ đời nầy qua đời kia.

     Xin nhớ mãi điều nầy.

III.      THAM-THIỀN MỘT ĐỨC TÁNH

     Có một định-luật thiên-nhiên mà :

     a. Hoặc người ta không biết.

     b. Hoặc biết mà hay quên.

     Ấy là :  Khi con người tập-trung tư-tưởng vào một đức tánh nào thì đức tánh đó dần dần thành ra một phần tử tánh nết mình, rồi về sau đức tánh đó biểu-lộ một cách tự-động không khó-khăn chút nào.

     Vậy thì ta hãy áp-dụng định-luật nầy trong công-việc xây-dựng tánh-nết của ta, và ta phải kiên-tâm, trì chí tuân theo một cách triệt-để.

PHƯƠNG-PHÁP TẬP-LUYỆN

     Sớm mai, sau khi thức dậy, rửa mặt rồi thì ngồi suy-nghĩ đến một Đức-tánh nào mà mình muốn có rồi tập-trung tư-tưởng vào Đức-tánh đó trong 5, 10 phút tùy theo sức chủ-ý của mình.

     Thí-dụ : Tập tánh trong sạch.

     Phải trong sạch về 3 phương-diện :

a.       Tư-tưởng.

b.      Lời nói.

c.       Việc làm.

     Ba đức-tánh nầy là ba sợi dây liên-kết người chí-nguyện một mặt với Sư-Phụ y, một mặt với nhân-loại.

     Ba sợi dây nịch lưng của người Bà-La-Môn tượng-trưng ba đức tánh nầy :

     Chúng cũng tượng-trưng :

1.      Ba Ngôi của Đức Thượng-Đế . . .

2.      Ba Ngôi của con người.

3.      Ba cõi – Tam-Giới (Hạ-Giới, Trung-Giới, Thượng-Giới).

4.      Ba trạng-thái của Tâm-Thức :

a.       Tâm-thức thấp thỏi.

b.      Tâm-thức trung bình.

c.       Tâm-thức cao siêu.

     Trong Đạo Bát-Chánh, Phật để :

     Chánh Tư-Duy : Tư-tưởng chơn-chánh.

     Chánh ngữ :        Lời nói chơn-chánh.

     Chánh-nghiệp :   Việc làm chơn-chánh.

     Cổ Ba-Tư Giáo hay là Thiện-Ác-Nhị-Nguyên Giáo cũng lấy 3 đức-tánh nầy làm căn-bản.

     “Lòng sùng-đạo và trong sạch trong tư-tưởng, trong lời nói và trong việc làm, đó là nguyên-tắc tóm-lược đúng hơn hết.  Thiện-Ác-Nhị-Nguyên Giáo”.

     “Piété et pureté en pensées, en paroles et en actions, tel est le principe qui résume le mieux la religion Mazdéisme”.

     (Le Mazdéisme-L’Avesta par De Lafont-Edition Chamuel 1897 page 328).

     Phải giữ cảm-giác của buổi tham-thiền trọn ngày.  Khi ta ra ngoài đời đặng làm việc bổn-phận thì phải nhớ thực-hiện những điều đại-khái sau đây :

.  1.Về tư-tưởng : Không thu nhận một tư-tưởng thấp hèn, nhơ nhớp nào.  Nếu thình lình nó xông vô Trí thì lập tức đuổi nó ra bằng cách sanh ra một tư-tưởng tốt khác đối-lập.  Không để cho cái Trí vọng-động, xao-xuyến.  Luôn luôn phải bình-tỉnh, thản nhiên và hết sức chú-ý vào mọi phần việc của mình làm.

     Đừng quên rằng một tư-tưởng xấu thâm nhập Trí ta được là tại trong Trí ta có chứa chất Thượng-Thanh-Khí thấp đồng bản tánh với nó, hạp với nó, nên mới thu hút nó.  Vì thế phải tinh-luyện cái Trí đặng khi những tư-tưởng xấu, bất câu loại nào, vừa đụng tới cái Trí ta thì dội ra liền, không chiếm ngự cái Trí ta được.

     2. Về lời nói : Không thốt ra một lời thô-tục nào, một lời nặng-nề hay một lời hung-dữ nào làm cho kẻ khác đau-đớn, khổ-sở trong lòng.  Lời nói phải thanh-bai, dễ thương, chơn-thật, hữu-ích.  Nếu không có chi cần phải nói hay đáng nói thì nín thinh.  Trầm-lặng là một cách giữ-gìn sức khõe.

     Đừng chê bai giễu-cợt, đừng nói xáng-xả vào đầu người ta có tánh-cách lăng-nhục rồi viện lẽ rằng “mình nói sự thật”.

     3. Về việc làm : Không để một sự hoạt-động quấy-quá nào làm nhơ-nhớp thân ta. Trọn ngày không làm một việc hèn mạt, ích-kỷ, hại nhơn.  Phải làm những việc nhân-từ, hữu-ích, vị tha mà không mưu cầu lợi lộc riêng tư hay hạnh-phúc cho mình.

     Quyển Dưới Chơn Thầy có dạy rành-rẽ về 3 đức tánh nầy.  Ở đây tôi chỉ nhắc lại một cách sơ lược mà thôi.

     Tỷ như đoạn nầy quí bạn nên ghi nhớ mãi trong lòng :  Phải hết sức chăm-chỉ vào mỗi phần việc của con làm đặng làm cho khéo-léo.  Cũng là vị đại huấn-sư hồi nãy có viết câu nầy : “Dầu làm việc chi cũng vậy, con phải vui lòng mà làm, bởi vì làm đó cũng là làm cho đức Thượng-Đế chớ không phải làm cho con người”.

      Con hãy tự hỏi con phải làm công việc như thế nào nếu con biết chút nữa Chơn-sư sẽ đến xem coi.  Con phải làm công việc của con với ý-tưởng như thế.  Những người khôn-ngoan hơn hết mới thật hiểu hết ý-nghĩa của đoạn nầy”.

(Dưới Chơn Thầy trương 69-70.  In lần thứ 13)

4.  THAM-THIỀN VỀ BA THỂ ; THÂN, VÍA, TRÍ

     Bước đầu tiên sanh-viên phải tập tham-thiền về ba thể : Thân – Vía – Trí đặng làm chủ chúng.  Khi hoàn-toàn thành-công rồi mới tự-chủ được.

I

XEM-XÉT XÁC-THÂN

     Bắt đầu xem-xét xác-thân rồi nói như vầy :

     Xác-thân không phải là tôi.  Nó là một khí-cụ để tôi dùng.  Nó không khác nào con ngựa của tôi cỡi để đi qua một khoảng đường đời.  Nó khỏe-mạnh, tinh-khiết, có điều-độ, nhạy-cảm, trằm lặng và hết sức trong sạch.

     Tôi là Chơn-Thần, tôi làm chủ nó, tôi sai khiến nó.  Luôn luôn nó vưng lời tôi.

     Nghĩ như vậy, rồi bỏ xác-thân ra ngoài, tưởng tới cái Vía.

II

XEM-XÉT CÁI VÍA

     Cái Vía cũng không phải là tôi.  Cũng như xác-thân, nó là một thể để cho tôi dùng đặng biểu-lộ ý-muốn và tình-cảm.

     Tình-cảm của tôi luôn luôn trong sạch, ý-muốn của tôi vẫn thanh-cao.  Cái Vía của tôi rung động mau lẹ và chiếu ra những màu sắc tốt đẹp.  Tôi là Chơn-Thần, chủ nhơn nó, tôi sử-dụng nó.  Lòng từ-bi của tôi bao trùm vạn-vật.

     Xong rồi bỏ cái Vía ra ngoài.

III

XEM-XÉT CÁI TRÍ

     Cái Trí cũng không phải là tôi.  Nó cũng là một thể để cho tôi sử-dụng cũng như cái Vía và Xác-Thân.  Nó yên lặng như mặt nước hồ thu.  Nó nhận-xét đúng đắn, chỉ thâu nhận những tư-tưởng chơn thật.  Từ-bi, hy-sanh, thanh-bạch, nhẫn-nại, khoan-dung.  Nó lãnh-đạm với những sự vật ở ngoại giới vô-thường.  Tôi là Chơn-Thần, tôi sai khiến nó như cái Vía và Xác-Thân.  Chúng vẫn mạnh-mẽ và trung thành với tôi.

     Bây giờ tôi nhập vô cái Trí, cái Vía và Xác-Thân như cũ đặng phụng-sự.

     Hôm nay ở nơi đây, tôi nhất quyết hiến-dâng đời tôi và trọn cá-nhân tôi để lo cho nhân-loại được pháp-triển về hai phương-diện : Trí-Thức và Tinh-Thần.  Aum !    

LỜI DẶN TỔNG-QUÁT

     Những đoạn trên đây là những lời chỉ dẫn những quy-tắc về phép Tham-Thiền.  Những gợi ý nầy không nên xem là một mạng lịnh phải tuân theo triệt-để.

     Tham-Thiền là việc riêng của từng người,  phải dùng phương-pháp nào thích-ứng nhứt đối với nhu-cầu mình, với tánh-tình mình hầu thâu-hoạch những kết-quả đẹp.  Nhưng phần cốt-yếu khác sẽ bổ-túc thêm khi đúng ngày giờ.  Điều nầy vốn khẩu-khẩu tương-truyền chớ không có viết ra, và xin nói thêm, những vị Đệ-tử đều tập-luyện khác nhau tùy theo trình-độ tiến-hóa của mỗi người.

NHƯNG XIN NHỚ KỸ VÀI ĐIỀU SAU ĐÂY :

     Tham-thiền là phương-pháp chắc-chắn nhứt và mau lẹ nhứt để mở-mang Tâm-Thức cao siêu.  Nó cần yếu cho sự tiến-hóa và sự phát-triển tinh-thần.  Nó nuôi dưỡng tâm-hồn cũng như thực-phẩm làm nở-nang xác-thịt.  Chỉ tại con người bỏ đói tinh-thần rồi trở lại than-van tại sao tinh-thần mình nhu-nhược.

     Tuy nhiên chỉ tham-thiền mà thôi cũng chưa phải là đủ.  Nó phải đi đôi với sự hành-động thì sự tiến-hóa mới mau lẹ.  Nếu không sống một đời sống thanh-cao, từ-thiện, không tận tâm phụng-sự nhân-loại thì sự Tham-thiền cũng không dắt ta đến trước mặt Chơn-Sư được.

     Nên nhớ rằng : những tư-tưởng tốt lành và những tư-tưởng xấu-xa đều kết hình trong trí ta.  Hầu hết nhân-loại đều không biết gì về sự tiến-hóa nầy và để nó tiếp tục một cách tự-nhiên, mặc dù cũng có những người hiền-lương và những người tấm lòng trong-sạch lo xua đuổi những tư-tưởng độc-ác ra khỏi tâm trí mình.

     Sanh-viên thông hiểu lẽ nầy thì phải dự-trử một số tư-tưởng tốt lành trong lòng đặng chúng biểu-lộ ra khi cái Trí anh thông-thả.  Chúng sẽ phò hộ anh khỏi bị nhiễm những những tư-tưởng quấy-quá bay vởn-vơ ở bên ngoài.

     Sự tham-thiền về một đức tánh mỗi buổi sáng sẽ sanh ra một vị Phúc-Thần, một vị Phò-Trợ Vô-hình ở một bên ta, giữ-gìn ta và che chở ta suốt ngày khỏi bị ảnh-hưởng xấu-xa tới khuấy-rối.  Đừng bao giờ nhớ tới hay hối tiếc một tánh xấu-xa hay một tật xấu nào của mình cả.  Hãy quên mất nó đi.  Bởi vì khi tư-tưởng trụ vào nhược điểm nào thì nó tăng cường nhược điểm đó.  Thay vì phải biến mất, nhược điểm đó lại trở nên mạnh-mẽ và sống lâu đặng phá rối ta.  Một lần khác nó sẽ vật ngã ta nếu ta không trừ-khử nó bằng cách Tham-Thiền mỗi buổi sáng đức tánh đối lập với nó, ngày nầy qua ngày kia cho đến lúc thành-công mỹ-mãn.  Không có phương-pháp nào khác nữa.

     Những đức tánh của ta là những thành phần của ta.  Chúng theo ta từ đời nầy qua đời kia không bao giờ rời ta đặng sa vào tay người khác.

     Thế nên tập rèn những tánh tốt là gầy dựng một gia tài thiêng-liêng, vĩnh-viễn trường-tồn để cho ta dùng từ đời nầy qua đời kia, khác hẳn những của cải phù-du chỉ hữu-dụng trong một thời-gian mà thôi.

HAI CÂU CHUYỆN LÝ-THÚ VỀ SỰ THAM-THIỀN

I

     Tôi nhớ mày-mạy câu chuyện nầy : Một hôm Bà A. Besant tập-trung tư-tưởng cho đến đổi Bà nhăn cặp chơn mày lại.

     Bà Blavatsky mới nói : “Nầy em ! Người ta không phải tham-thiền với cặp chơn mày nhăn lại đâu”.  Bài nầy có ý-nghĩa là : Tập-trung tư-tưởng là phần việc của cái Trí, chớ không phải của Xác-thân.

II

     Một bữa kia, một nữ đồ-đệ của Bà Blavatsky hỏi Bà phải tập-trung tư-tưởng vào vấn-đề nào.  Cô có ý-nghĩ Bà sẽ bảo cô tập-trung vào Đức Thượng-Đế hay là Chơn-Thần, nhưng cô rất ngạc-nhiên mà thấy Bà lấy một cái hộp quẹt để trên bàn đưa cho cô rồi bảo : “Em hãy tham-thiền cái nầy đi”.  Cô nín thinh chờ sự giải-nghĩa.  Bà mới bảo :  “Em hãy tập-trung tư-tưởng vào hộp quẹt đó cho tới khi nào em không còn biết gì hết trong vũ-trụ ngoài cái hộp quẹt và xác-thân em, không để cái chi làm cho lay chuyển được”.  Rồi với vẻ tinh-nghịch thoáng qua trong cặt mắt yên tịnh, Bà nói tiếp : “Tới chừng đó em sẽ định-trí vào Chơn-Thần mới có vài kết-quả tốt đẹp”.

     Rõ-ràng là Bà muốn nhấn mạnh rằng : vấn-đề Tham-thiền không cần thiết lắm mà điều quan-trọng là sự tập-trung tư-tưởng vào đó.

GIẢI-QUYẾT MỘT VẤN-ĐỀ TRONG LÚC NGỦ

     Nếu quí bạn có một bài toán đố về số-học hay là vấn-đề nào mà quí bạn muốn giải-quyết nhưng chưa tìm ra được giải-pháp thì trước khi đi ngủ bạn hãy ghi vấn-đề đó vào trí rồi đừng nhớ tới nó nữa.  Nếu suy-nghĩ  thì sẽ trằn-trọc, thao thức mãi, sáng ra quí bạn sẽ mệt lắm.  Quý bạn hãy coi cái Trí quí bạn như một cái hộp, quí bạn đặt vấn-đề đó vào hộp rồi đóng kín lại.  Xong xuôi rồi quí bạn đi ngủ, đừng nhớ tới nữa.

     Thường thường sáng ra lúc thức dậy, quí bạn sẽ tìm ra được giải-pháp vì trong lúc ngủ quí bạn bắt buộc cái Trí làm việc đó.

     Có khi nửa đêm thức giấc, quí bạn trở nên sáng-suốt, câu giải đáp hiện ra trong trí.  Nhưng quí bạn hãy có sẵn bên mình một cây viết và một tờ giấy đặng ghi chép nó vô liền.  Nếu quí bạn ngủ lại sáng ra quí bạn sẽ quên mất, không còn nhớ gì cả.

     Cũng có khi nửa đêm quí bạn bổng giựt mình thức dậy, quí bạn thấy mình trở nên sáng-suốt có được nhiều tư-tưởng tốt đẹp cao-siêu.  Quí bạn hảy ghi vô giấy liền.  không vậy sáng ra chúng nó biến mất không hề trở lại đâu.

     Vậy thì luôn luôn ban đêm quí bạn nên để bên mình một tờ giấy và một cây viết chì nguyên tử, khi cần dùng thì có sẵn liền.

MỘT PHƯƠNG-PHÁP CHẮC-CHẮN ĐỂ THÍ-NGHIỆM SỰ TIẾN-HÓA CỦA MÌNH

     Có một phương-pháp chắc-chắn để thí-nghiệm sự tiến-hóa của mình như sau đây :

     Mỗi năm, hai lần, ta suy-nghĩ rồi viết ra 3 số.

1.      Số thứ nhứt : Những điều ta chưa biết.

2.      Số thứ nhì : Những điều mà ta lấy ở người khác làm ra sự hiểu biết của mình.

3.      Số thứ ba : Những điều mình thật biết vì có kinh-nghiệm.

     Dám chắc trong mười lần, hết đủ cả mười, ta thấy những điều ta thật biết không có là bao nhiêu.  Con số nầy rất nhỏ, nhỏ lắm đối với 2 số trên.  Có thí-nghiệm như vậy mới biết mình tiến mau hay chậm.  Có vậy mình mới trở nên khiêm-tốn và không còn tự-hào về sự hiểu biết của mình, không còn tự-tôn tự-đại nữa.

     Còn nhiều điều khác, nhưng hiểu được và hành được bao nhiêu đây trong những bước đầu tiên thì cũng đã khá lắm, rồi từ đó tiến lên những cấp bực cao hơn nữa.

TẠI SAO PHẢI THAM-THIỀN ĐÚNG GIỜ KHẮC VÀ LIÊN-TỤC

     Tại sao kinh sách đạo-đức đều căn dặn sanh-viên phải tham-thiền đúng giờ khắc và liên-tục mới thấy kết-quả tốt đẹp ?

     Ấy tại khi quí bạn tham-thiền thì quí bạn sanh ra một hình tư-tưởng làm bằng chất Thượng-Thanh-Khí.  Hình tư-tưởng nầy cần dùng đồ ăn mới sống lâu và mạnh-mẽ.  Đồ ăn của nó là sức mạnh của tư-tưởng.  Nếu mỗi ngày quí bạn đều tham-thiền thì hình tư-tưởng sẽ sống lâu và càng ngày càng thêm mạnh.

     Trái lại, quí bạn tham-thiền có một tuần rồi nghỉ 2, 3 tháng thì hình tư-tưởng của quí bạn sanh ra không có đồ ăn sẽ yếu dần rồi tan-rã ra chất Thượng-Thanh-Khí như trước.  Khi quí bạn bắt đầu tham-thiền lại thì một hình tư-tưởng mới khác sẽ sanh ra.

     Rồi quí bạn nghỉ, không tham-thiền nữa, thì hình tư-tưởng nầy cũng chẳng sống lâu được.  Nếu quí bạn tiếp tục như thế, tham-thiền rồi nghỉ, nghỉ rồi tham-thiền lại thì trong vòng 5, 10 năm như vậy, quí bạn cũng không thu thập được kết-quả tốt đẹp.  Có lẽ quí bạn sẽ chán ngắt rồi bỏ luôn, quí bạn đinh-ninh rằng tham-thiền không có ích lợi gì hết.

     Vì thế phải tham-thiền không gián-đoạn từ năm nấy qua năm nọ thì mới thấy nhờ Tham-Thiền mà Tâm Trí càng ngày càng sáng suốt hơn trước.

     Xin nhắc lại, đời của người luyện đạo là một chuỗi ngày tham-thiền.

GIÚP ĐỠ NGƯỜI TRONG LÚC NGỦ

     Thí-dụ quí bạn biết một người đương đau-khổ hay là mắc một tật xấu nào đó.  Nhưng nỗi e khi gặp quí bạn thì y tỏ dấu e ngại, quí bạn không nói tới cái chi với y được cả.

     Nhưng quí bạn chớ nên ngã lòng.  Tối trước khi đi ngủ quí bạn hãy nghĩ như vầy : “Tôi sẽ đến gần y và an-ủi y”.  Khi quí bạn ngủ thì tư-tưởng quí bạn sẽ dắt quí bạn đến gần y và quí bạn có thể làm dịu bớt nỗi đau-khổ cúa y.

     Nếu y là người ghiền rượu thì quí bạn hãy sắp sẵn trong lòng những lời khuyên bảo về tai-hại của rượu đối với thân mình y, gia-đình y và đối với xã-hội nhơn quần.  Quí bạn chỉ cho y thấy những gương xưa nay bị rượu mà nát cửa hại nhà.  Câu chót của quí bạn là : “Từ đây sắp tới anh vẫn có tiết-độ”.

     Muốn có thấy hiệu-quả thì mỗi đêm phải suy-nghĩ như thế và nhiều đêm liên-tiếp.

     Xin nhớ rằng đối với những tật xấu khác nhau thì phải tìm một giải-pháp thích-nghi.  Nhiều tật xấu nhờ phương-pháp nầy mà sửa chữa được lành.

     Quí bạn hãy thật-hành đi.  Có kinh-nghiệm rồi mới tin chắc được.

CÁCH NGỒI THIỀN

     Ngồi xếp bằng, ngay thẳng lưng.  Người Ấn có thói quen ngồi kiết dà từ nhỏ đến lớn cho nên không thấy chi khó-nhọc.  Còn chúng ta chưa quen nên mỏi cẳng lắm.  Ngồi bán-dà, trên ghế, trên ván, dựa lưng vào vách đều được.  Tại sao phải ngồi thẳng lưng ?

     Bởi vì trong xương sống có 3 vận-hà, tiếng Phạn là Nadi, xin gọi là 3 đường gân cho dể hiểu.  Từ-điện và luồn Hỏa-Hầu theo 3 vận-hà từ xương khu lên đỉnh đầu. Nếu ngồi khom lưng 3 vận-hà bị trẹo, từ-điển và luồng-hỏa đi lên sẽ gặp phải khó-khăn, nó không giúp ích cho con người được bao nhiêu.

GIỜ THAM-THIỀN

     Có 3 giờ mà từ-điện trên không trung rất tốt là :

1.      Nửa giờ trước khi mặt trời mọc.

2.      Đúng ngọ (theo bây giờ là 1 giờ vì đồng-hồ ta kéo trước một giờ).

3.      Chiều, nửa giờ sau khi mặt trời lặn.

     Phải để bụng trống tham-thiền, ăn no mà tham-thiền thì sau đau bao-tử vì thần-lực gom lên đầu không đủ để tiêu-hóa trọn vẹn đồ ăn.

     Có người bảo : Vì đời sống hiện tại và hoàn-cảnh khó-khăn rất khó giữ đúng giờ tham-thiền.  Đồng ý, nhưng quí bạn có thể trưa và chiều khi ra sở về thì ngồi tham-thiền chừng 5, 10 phút trước khi dùng bửa.

     Tối, vào 9 giờ cũng nên tham-thiền một lần nữa.

     Đây là tập tham-thiền cho có thói quen, ngày sau trọn đời chúng ta là một chuỗi ngày tham-thiền.

KHẮC-KỶ

     Tối trước khi đi ngủ, nên ngồi xem xét lại những điều mà mình đã tưởng, đã muốn và đã làm trọn ngày, không phải từ sớm mai tới chiều mà từ chiều trở lại sớm mai.  Nếu có lỡ-lầm, phải răng lòng và nhớ lại tư-tưởng tốt đối-lập với tư-tưởng xấu đã sanh ra.  Còn làm được nhiều điều lành thì cứ cố-gắng tiếp tục, đừng nản lòng

     Chí công mài sắt, chầy ngày nên kim.

TOÁT-YẾU VỀ PHƯƠNG-PHÁP MỞ-MANG TRÍ-THỨC

     Muốn mở-mang Cái Trí thì phải bắt buộc nó làm việc chớ không phải để cho nó được tự-do.  Phải kềm chế nó định vào một chổ, suy-nghĩ chính-chắn, chớ không tưởng bông-lông, phải sử-dụng quyền-năng sanh-hóa của nó, thí-nghiệm nó coi nó đã tiến tới đâu và vưng mạng-lệnh mình tới mức nào, phải bắt buộc nó cố-gắng học-hỏi cho rộng sâu và kinh-nghiệm thật nhiều.  Đừng xem xét qua loa rồi cho mình đã biết rồi chểnh-mảng.  Chỉ có áp-dụng phương-pháp nầy mới mở-mang trí hóa và tiến mau, không thì từ kiếp nầy qua kiếp kia đứng một chỗ dậm chơn hay là chỉ tiến có một chút thôi.

TẠI SAO KINH SÁCH ĐẠO-ĐỨC GỌI CON NGƯỜI LÀ TIỂU THIÊN-ĐỊA

     Tới đây mới có thể giải tại sao kinh sách đạo-đức xưa nay đều gọi Con Người là Tiểu Thiên-Địa.  Ấy bởi 2 lẽ :

1.      Lẽ thứ nhứt : Con người là Con Đức Thượng-Đế, một điểm Linh-quang có đủ quyền-năng như Đức Thượng-Đế, nhưng chúng còn tiềm-tàng trong mình và sẽ mở ra lần lần khi con người càng tiến lên cao.

2.      Lẽ thứ nhì : Trong mình con người có đủ các thứ khí đã lập ra Thái-dương-hệ.

     Vì thế mà các nhà Huyền-Bí-Học đều nói rằng : con Người là Tiểu Thiên-Địa.  Trong đời cái chi xẩy ra đều có nguyên-nhân.  Tri ra được nguyên-nhân thì không còn cho là lạ nữa và không còn tin-tưởng dị-đoan.

MỘT PHƯƠNG-PHÁP GIÚP QUÝ BẠN TIẾN TỚI

MẶC DẦU CHƯA THAM-THIỀN ĐƯỢC

     Có một phương-pháp giúp cho quí bạn hâm mộ đạo-đức tiến tới tuy chưa tham-thiền được, dù cho quí bạn thuộc về hàng trí-thức, lao-động, có tuổi-tác hay là nam-nữ, thanh-niên, học sanh cũng vậy.

PHƯƠNG-PHÁP THỰC-HÀNH

     Mỗi giờ đồng-hồ quí bạn hãy nói trong lòng hay nói nhỏ cũng được mấy câu sau nầy, một hai lần, được nhiều chừng nào tốt chừng nấy.

     Aum ! ! !  Tôi là Át-măn (Atman). Chơn-linh cao cả, toàn năng, toàn thiện, vô sở bất tại.

     Lòng từ-bi, bác-ái của tôi bao-la, bát ngát, vô tận, vô biên.  Tôi là một với vạn-vật.  Tôi thương yêu tất cả.

     Tư-tưởng tôi trong sạch.

     Lời nói tôi trong sạch.

     Việc làm tôi trong sạch.

     Tôi nhẫn-nại – Tôi khoan-dung.

     Tôi điềm-tỉnh – Tôi tinh-khiết.

     Tôi can-đảm – Tôi hy-sanh.

     Tôi lo phụng-sự đặng mưu hạnh-phúc cho nhơn-loại.

     Nếu mỗi giờ không thể niệm, thì mỗi ngày nên thật-hành 4 lần.

     Sớm mai, sau khi mới thức dậy.

     Trưa và chiều, trước khi dùng bữa.

     Tối, trước khi đi ngủ.

*

    Quí bạn hãy học thuộc lòng câu nầy.

    Thật-hành điều trên đây không gián-đoạn ngày nào thì trong hai ba năm hoặc bốn năm năm sau, tùy theo trường-hợp, quí bạn sẽ thấy tự nhiên quí bạn nhơn-từ hơn trước, tình thương của quí bạn mở rộng, tư-tưởng của quí bạn hướng về điều thiện, lời nói của quí bạn dịu-dàng, việc làm của quí bạn có phần đúng-đắn và chánh-đáng.  Rồi lần lần quí bạn sẽ nhận biết tâm trí mình mở-mang, quí bạn có một quan-niệm khá rõ-ràng về cái nào là vĩnh-viễn trường-tồn , còn cái nào là phù du mộng ảo.

     Quí bạn đã khởi sự cầm số mạng của quí bạn trong tay, quí bạn có thể sửa đổi nó chẳng những kiếp nầy mà còn tạo được phần số kiếp sau nữa.

     Quí bạn gieo những hạt giống ngon ngọt thì quí bạn sẽ gặt hái được những quả ngon ngọt, không sao khác được, không phải chỉ ở kiếp hiện tại mà còn ở những kiếp vị lai nữa.  Đó là Luật Nhân-quả, gieo giống chi, gặt giống nấy chớ không có chi là phi thường cả.

     Quí bạn hãy thật-hành ngay bây giờ đi.  Ngày giờ qua thắm-thoát, tuổi chẳng chờ ta.  Nếu quý bạn không tu kiếp nầy thì một vài kiếp sau kế đó quí bạn cũng phải tu. 

     Quí bạn chớ nên lấy làm lạ điều nầy, bởi vì Luật Tiến-Hóa cứ thúc đẩy con người phải đi tới mục-đích đã định sẵn cho nhơn-loại của Vũ-trụ nầy tức là mấy trăm triệu năm sau, mỗi người trong chúng ta đều trở nên trọn sáng, trọn lành, làm một vị Chơn-Tiên khi ngày giờ đã đến.  Phải đi tới mãi, không ai thụt lùi lại được hay là đứng yên một chỗ dậm chơn.

     Ai đi mau tới trước, ai đi chậm tới sau, chung cuộc ai ai cũng phải tới, nhưng mà đi chậm thì phải trải qua muôn kiếp trầm luân, muôn phần khổ cực.  Chúng ta ở trong Định-Luật, không thể nào cưỡng lại được.  Ban sơ chúng ta là trẻ nít, kế đó là trưởng-thành rồi già nua.  Tới một ngày kia chúng ta đều phải bỏ cái xác phàm nặng-trĩu nầy, nhưng chưa phải là chấm dứt đâu.  Chúng ta phải tái sanh đặng thanh-toán những mối nợ-nần đã gây ra từ nhiều kiếp trước và tiếp tục sự tiến-hóa của chúng ta đã bỏ dở cho tới chừng nào chúng ta tu-hành Đắc-Đạo, mới được giải-thoát, không còn phải Luân-Hồi dưới Trần-Thế nữa.

     Vậy thì điều hay hơn hết là nên tu ngay bây giờ, để trong vài chục kiếp, ta có thể thành Chánh-quả làm một vị Siêu-phàm.  Nếu nói tới chừng tôi già tôi sẽ tu, thì e cho khi nằm trên giường bịnh, hối tiếc những việc đã xẩy ra thì cũng đã muộn, không còn đủ thì giờ để sửa đổi hoàn-cảnh nữa.

     Thật là : “Nếu đợi tới già mới niệm Phật,

                     Thiếu chi mồ trẻ đã qua đời”.

     Tôi thường nghe nhiều người nói : “Tại tôi không có căn nên không tu được”.  Thật đúng vậy, nhưng nếu không có căn lành kiếp trước thì kiếp nầy ta hãy tạo ra căn lành.  Kiếp nầy mà ta không có công cày cấy gieo trồng thì kiếp sau có chi mà gặt hái.  Như thế thì kiếp sau cũng như kếp nầy không bao giờ có căn lành đâu.

MÀ TU LÀ GÌ ?

     Nói cho dễ hiểu Tu là trao sửa tánh-tình ra tốt đẹp, càng ngày càng cao thượng hơn trước và giữ-gìn thể-xác cho tinh-khiết.  Tu là sửa đổi cái dở ra cái hay, bỏ cái quấy, theo cái phải, lìa chốn tối-tăm ra nơi sáng-suốt, mở rộng lòng từ-bi, bác-ái, tha thứ cho những kẻ lỗi-lầm, giúp đỡ, dưỡng nuôi những người yếu-đuối, bịnh hoạn, vân vân.

     Mà tại sao khi người ta nghe nói tới “Tu hành” thì phát sợ, không muốn cho hai chữ nầy lọt vào tai.

     Ấy tại người ta lầm tưởng rằng : Muốn tu thì phải lìa bỏ gia-đình, lánh xa thế tục, ẩn mình vào chốn non cao động cả, hay là vào chùa, thí phát, mặc áo cà-sa, sớm mõ, chiều chuông, tụng kinh niệm kệ.

     Tu như thế đó là Tu Trì.  Những vị tu trì đã có căn lành nhiều kiếp trước rồi cho nên nay thật-hành những điều trên đây một cách dễ-dàng.  Còn chúng ta đây, chúng ta là những người cư-sĩ, nửa đời, nửa Đạo.  Chúng ta hãy lo tu tại gia trước nhứt, rồi vài kiếp sau sẽ ở độc-thân đem hết ngày giờ và tâm-trí lo cho Đạo-Đức đặng Phục-Hưng Tinh-Thần của Nhơn-loại.  Lo cho Đạo-Đức tức là Phụng-sự Xã-Hội Nhân-Quần chớ không phải là vì ích-kỷ mà yếm-thế.

     Chúng ta nên nhớ rằng : Từ ngàn xưa, chớ không phải mới có 2.500 năm nay lúc Đức Thích-Ca ra đời.  Tinh-Hoa Phật-giáo vẫn gồm trọn vẹn trong 3 câu nầy :

1.      Lánh dữ.

2.      Làm lành.

3.      Rửa lòng cho trong sạch.

     Dầu cho đem thân vào chốn Thiền-môn, nương dựa dưới bóng mát cội Bồ-Đề mà không cố-gắng giữ vẹn 3 điều trên đây thì cũng chưa phải thật là Chơn-Tu vậy.  Tôi nói cố-gắng bởi vì phải tu hành trong 15, 20 kiếp liên-tục tấm lòng mới trở nên trong sạch được, chớ không phải mới tu có vài năm mà Đắc-Đạo thành Chánh-quả.  Không bao giờ có thật điều nầy đâu.

MỘT SỰ THÍ-NGHIỆM ĐỂ CHỨNG CHẮC Ý MUỐN VÀ TƯ-TƯỞNG

KHÔNG PHẢI THẬT LÀ CON NGƯỜI

     Xin quí bạn thí-nghiệm việc sau đây :  Quí bạn hãy ngồi không, đừng suy-nghĩ hay tưởng tới cái chi cả trong 2 phút thôi.  Thời gian nầy chưa trôi qua thì trong lòng quí bạn đã có tiếng nói nhắc-nhở quí bạn những việc đâu đâu, nhớ những điều đã xảy ra hay là lo những chuyện sẽ tới khắp cả bốn phương Đông, Tây, Nam, Bắc.  Vậy xin hỏi : Tiếng nói đó của ai ? Chắc chắn không phải là của quí bạn, bởi vì, quí bạn đâu có mở lời, quí bạn có tưởng cái chi đâu. Tiếng nói đó là tiếng nói của Cái Trí.  Nó muốn hoạt-động trong khi quí bạn bắt nó ở yên một chổ.  Nó đâu có chịu nổi sự kiềm-chế nầy nên tìm lối thoát ra.  Xin nhắc lại là : Đã nhiều kiếp rồi có lẽ cả ngàn kiếp, chúng ta đã đồng-hóa với Cái Trí, Cái Vía và Xác Thân.  Chúng ta cứ đinh ninh rằng ý-muốn của ba thể nầy là ý-muốn của chúng ta.  Chúng ta đem ra thật-hành liền, cho nên gây ra muôn vàn tội-lỗi, phải đầu thai đi, đầu thai lại mãi đặng trả quả.  Cho tới ngày nào chúng ta thật biết rằng mình khác hơn ba thể : Thân, Vía, Trí và bắt đầu tập luyện đặng sửa trị chúng, thì chúng ta mới cải-thiện được đời sống của chúng ta và tiến lần tới Giác-Ngạn.  

QUYỂN TƯ

BA THỂ TRƯỜNG TỒN :

THƯỢNG TRÍ – KIM THÂN – TIÊN THỂ -  LẬP HẠNH

1971

BA THỂ TRƯỜNG TỒN

     Về ba thể nầy tôi chỉ nói vài lời thôi.

1.      THƯỢNG-TRÍ HAY LÀ NHÂN-THỂ

     Thượng-Trí làm bằng 3 chất Thượng-Thanh-Khí cao của cõi Thượng-giới là chất thứ nhứt, chất thứ nhì và chất thứ ba.

     Nó để sanh ra những tư-tưởng trừu-tượng, vô hình.

     Gọi nó là Nhân-Thể (Corps Causal) bởi vì nó chứa đựng những nguyên-nhân, những mầm giống, ngày sau sanh ra những hậu-quả, những quyền-năng.

CÁCH CẤU TẠO THƯỢNG-TRÍ

     Khi con thú tấn-hóa tộc bực cao rồi thì Chơn-Thần mới xuống biến đổi Hồn nó (tức là Hồn thú) ra Thượng-Trí và sanh ra Chơn-Nhơn một lượt với nhau.  Có Thượng-Trí rồi con thú mới có cá-tánh và cả triệu năm sau mới đi đầu thai làm người được.  Nó còn phải trải qua nhiều giai-đoạn khác.

     Điều nầy thật cực kỳ khó hiểu cho những người mới học Đạo.  Chúng ta không tưởng-tượng nổi đâu.  Phải tu-hành tới bực La-Hán mở Huệ-nhãn mới quan-sát được sự biến-đổi nầy.

MÀU SẮC CỦA THƯỢNG-TRÍ

     Những điều ta có thể biết là Thượng-Trí của người dã-man thì gần như không có màu sắc chi hết.  Sau khi đầu thai nhiều kiếp rồi y bắt đầu mở-mang những tánh tốt thì Thượng-Trí mới có màu sắc.

     Có điều đặc-biệt là trong Thượng-Trí không có màu sắc đen tối những tư-tưởng xấu chỉ cảm đến Hạ-Trí mà thôi.

     Tỷ như : Tánh ích-kỷ - Phần đối-chiếu của tánh nầy trong Thượng-Trí hiện ra bằng cách nào ?

     Ấy là một lổ trống chỉ rõ sự khiếm-khuyết tình yêu thương và thiện-cảm.  Khi con người mở-mang tình yêu thương và thiện-cảm thì lổ trống đó càng ngày càng lấp thêm cho tới một ngày kia thì nó sẽ đầy. Về mấy đức tánh kia cũng vậy.

     Những đức tánh mà chúng ta chưa có là những lổ trống trong những phần đối-chiếu của chúng trong Thượng-Trí.

     Vì thế muốn biết sự tiến-hóa của một người nào thì phải mở Huệ-nhãn xem coi Thượng-Trí của y.  Có khi vì nhân-quả mà một người kia thân hình không được đẹp lắm mà đã tiến-hóa khá cao về đường tinh-thần.  Trái lại, một người khác diện mạo phương phi mà tâm tánh lại không được tốt lắm.

     Sự xét đoán về bề ngoài chỉ đúng có một phần nào đó mà thôi.

SỰ DÙNG THƯỢNG-TRÍ LÀM MỘT THỂ ĐỘC-LẬP

     Muốn dùng Thượng-Trí làm một thể độc-lập đặng vào cõi Thượng-Thiên thì phải tu hành tới bực A-na-hàm, được 3 lần Điểm-Đạo.

     Chúng ta rất còn xa điểm nầy lắm.

2.      KIM-THÂN

     Kim-Thân hay là Thể Bồ-Đề làm bằng 7 chất Thái-Thanh-Khí của cõi Bồ-Đề.  Nó cũng gọi là Thể Trực-giác bởi vì Trực-giác từ thể nầy qua Thượng-Trí, cái Trí, cái Vía, cái Phách rồi mới tới cái óc xác thịt (1) [(1) Trực giác có thể truyền sang qua cái Vía tức khắc khỏi cần qua Thượng-Trí và Hạ-Trí bởi vì cái Vía liên-quan với thể Trực-giác tức là Kim-Thân].  Xin nhắc lại, sự truyền qua nầy bằng những lằn rung động và bởi những thể xỏ rế với nhau cho nên sự chuyển-giao rất dễ-dàng và mau lẹ.

Phải tu hành tới bực La-Hán được 4 lần Điểm-Đạo mới dùng được Kim-Thân như một thể độc-lập đặng vào ra và học hỏi ở cõi Bồ-Đề.

3.      TIÊN-THỂ

     Tiên-Thể làm bằng 7 chất khí của cõi Niết-Bàn.  Tới bực Chơn-Tiên được 5 lần Điểm-Đạo mới dùng được Tiên-Thể.

SỰ LIÊN-LẠC GIỮA NHỮNG THỂ CỦA CON NGƯỜI

     Có sự liên-lạc trực-tiếp giữa những thể của con người.

1.      Tiên-Thể liên-lạc với xác thân.

2.      Kim-Thân liên-lạc với Cái Vía.

3.      Thượng-Trí liên-lạc với Hạ-Trí.

     Sự liên-lạc nầy biểu-hiện bằng những lằn sóng rung động truyền sang từ thể nầy qua thể kia nhờ những Trung-Tâm-Lực gọi là Luân-xa (Chakras).

*

     Xin nói rằng : trạng-tả những thể vô hình từ Cái Phách tới Tiên-Thể là nói chuyện mua trâu vẽ bóng vì ta không thấy chúng nó.

     Phải mở từ Thần-nhãn tới Huệ-nhãn, Phật-nhãn mới thật biết chúng nó ra sao, nhưng nếu không nói vài lời về chúng nó thì không thế nào luyện tập đặng trở nên tinh-tấn và sáng-suốt được. 

     Nói trắng ra, sự học-hỏi nầy là sự học-hỏi gián-tiếp chớ không phải trực-tiếp.

     Học-hỏi trực-tiếp là thấy rõ sự cấu-tạo một tế-bào rồi sự kết-hợp các tế-bào làm ra một cơ-quan và sự sống hành-động cách nào mà các cơ-quan lại liên-hệ với nhau và chỉ làm việc cho một mục-đích chung là sự sống của con người … vân vân.

     Mấy điều nầy chỉ có dạy trong cửa Đạo mà thôi.  Mà muốn bước vào cửa Đạo thì phải có đủ những đức tánh kể ra trong cuốn Dưới Chân Thầy chớ không còn phương nào khác nữa.

     Về những vấn-đề “Bên kia Cửa Tử - Luân Hồi – Nhân Quả” xin xem những sách của tôi đã xuất-bản.

     Tôi xin nói về phương-pháp Lập-Hạnh vì nó rất cần-thiết cho sự tiến-hóa của con người từ kiếp nầy qua kiếp kia.  NÓ BIẾN ĐỔI CON NGƯỜI TRƯỚC NHỨT RA MỘT VỊ THIỆN-NHÂN RỒI LẦN LẦN TỚI BỰC SIÊU-PHÀM.

     Đức Phật có nói : Nếu chặt đứt 10 xiềng-xích gọi là Samyojana trói buộc con người vào bánh xe Luân-Hồi thì con người được hoàn-toàn giải-thoát.  Con người sẽ thành một vị A-sơ-Ca (Aseka) người mình gọi là Chơn-Tiên.

     Mười dây xiềng-xích nầy là : 

1.      Phàm-nhơn là ảo-ảnh.

2.      Sự hoài-nghi.

3.      Mê-tín - Dị-đoan.

4.      Dục-vọng Hồng-trần.

5.      Oán giận – Thù hiềm.

6.      Muốn sống trong cõi hữu-hình.

7.      Muốn sống trong cõi vô-hình.

8.      Kiêu-căng.

9.      Tâm còn xao-động.

10.  Vô-minh.

     Xin tóm-tắt những điều-kiện nầy ra sau đây :

1.      Phải có đủ những đức tánh đã kể ra trong quyển Dưới Chơn Thầy mới được Điểm-Đạo lần thứ nhứt làm một vị Tu-Đà-Hườn (Shrotapatti).

2.      Vị Tu-Đà-Huờn phải chặt đứt 3 dây xiềng-xích đầu tiên.

           a. Phàm-nhơn là ảo-ảnh.

           b. Sự hoài-nghi.

           c. Mê-tín - Dị-đoan.

 mới được Điểm-Đạo lần thứ nhì làm một vị Tư-Đà-Hàm (Sakridagamin).

3.      Vị Tư-Đà-Hàm phải lo mở-mang Thượng-Trí và tu-hành thêm mới được Ba lần Điểm-Đạo làm một vị A-na-Hàm (Anagamin)  

4.   Vị A-na-Hàm phải diệt 2 chướng ngại thứ tư và thứ năm :

           Dục-vọng Hồng-Trần.

           Oán giận – Thù hiềm.

           mới được Điểm-Đạo lần thứ tư làm một vị La-Hán (Arhat).

4.      Vị La-Hán phải trừ tuyệt 5 chướng ngại chót mới được 5 lần Điểm-Đạo làm một vị A-sơ-Ca (Aseka) hoàn toàn sáng suốt.

*

     Thường thường bực trung, Vị Tu-Đà-Huờn phải tu 7 kiếp mới lên tới bực La-Hán.  Vị La-Hán phải tu 7 kiếp nữa mới thành một vị A-sơ-Ca (Aseka).  Có thể rút ngắn thời gian nầy lại nhờ công phu luyện tập.

LẬP HẠNH HAY LÀ LUYỆN TẬP TÁNH-TÌNH

     Muốn lập hạnh, ta phải chiêm ngưỡng tánh tốt rồi đem thật-hành nó trong ngôn-ngữ, và hành-động hằng ngày.  Đức tánh nầy sẽ trở nên một thành-phần cố hữu của tánh nết ta.

     Đây là một định-luật Thiên-nhiên bất di bất dịch.  Nên ghi nhớ khi con người tập trung tư-tưỏng vào một đức tánh nào thì đức tánh đó sẽ dần dần thành ra một thành-phần của tánh nết ta rồi về sau đức tánh đó sẽ biểu lộ một cách tự-động, không khó-khăn chút nào.

     NHỮNG ĐỨC TÁNH CẦN-THIẾT ĐỂ TẠO LẬP MỘT TÁNH TÌNH SIÊU-PHÀM.

     Trong chương thứ 16 của Thánh-kinh Bhagavad Gita, Đức Sri Krishna có nói cho Arjouna biết những đức tánh cần-thiết để tạo-lập một tánh tình  Siêu-phàm.

     Bảng danh sách những đức tánh đó như sau :

1.      Tánh vô-úy (Absence de toute crainte).

2.      Tấm lòng trong-sạch (Pureté du coeur).

3.      Bền-chí luyện tập theo Pháp-môn Minh-Triết (Constance ou Fermeté dans le Yoga de la Sagesse).

4.      Lòng nhân-đức (La Charité).

5.      Tự-chủ (Maitrise de soi).

6.      Hy-sanh (Sacrifice).

7.      Sự học-hỏi các Thánh-kinh (Etude des Ecritures).

8.      Khổ-hạnh (Austérité).

9.      Ngay-thật (Franchise).

10.  Ngây-thơ, chất-phác (Innocence).

11.  Chơn-thật (Véracité).

12.  Không hờn-giận (Absence de la colère).

13.  Dứt-bỏ, Từ-khước (Renoncement).

14.  Yên-tịnh (Paix).

15.  Không vu-khống (Absence de calomnie).

16.  Lòng từ-bi đối với mọi sanh-vật (Compassion pour tous les êtres vivants).

17.  Không ham muốn chi cả (Absence de tout désir).

18.  Tánh dịu-dàng (Douceur).

19.  Không thay đổi bất thường (Absence de caprice).

20.  Can-đảm (Gan dạ) (Audace).

21.  Độ-lượng khoan-hồng (Clémence).

22.  Đại-độ (Cao-thượng) (Magnanimité).

23.  Ngay-thẳng (Công-bình) (Droiture).

24.  Yêu thương, Yêu mến (Affection).

25.  Không kiêu-căng tự-phụ (Absence de tout Orgueil).

     Đó là phần sở hữu của kẻ sanh ra với những đức tánh thiêng-liêng.

     Không bao giờ Sanh-viên có một lượt đủ hết những đức tánh nầy đâu, nhưng lần lần nhờ sự lập hạnh, anh sẽ có đủ những đức tánh đó.

     Trong lúc nhàn rỗi, nếu anh cẩn-thận đọc lại bảng danh-sách nầy thì anh sẽ thấy chúng nó có thể xếp được từng loại rõ-rệt.

     Tỷ như : 

  a. Tánh vô úy, Can đảm, Ngay thẳng, Chơn thật, Ngay thật, Khổ hạnh, Bền-chí trong sự luyện-tập theo Pháp-môn Minh-Triết, Dứt-bỏ có thể xếp vào một loại.

 b.  Lòng Nhơn-đức, Lòng Từ-bi đối với sanh-vật. Độ-lượng khoan-hồng, Đại-độ (Cao-thượng), Hy-sanh, Không vu-khống, Dịu-dàng, Yêu-thương, Ngây-thơ, Chất-phát . . . có thể xếp vào một loại, vân vân.

     Quí bạn có thể sắp đặt một cách khác, tùy ý . . .

     Ban sơ, ta thật-hành mỗi đức tánh một cách bất toàn, nhưng đều-đặn, không đứt quảng, từ ngày nầy qua ngày kia, dầu chưa thành công chớ mỗi bước ta đều tiến về mục-đích mà sau nầy thế nào ta cũng đạt được.

     Quí bạn hãy để ý coi : những sợi chỉ vàng của lòng vô tư lợi, của tình yêu thương, của tánh thơ ngây, đem dệt với lòng can-đảm, với sức mạnh, với sự nhẫn-nại thì làm cho tánh nết được quân-bình (thăng-bằng) một cách tuyệt-diệu.  Đó là tánh tình vừa cứng-cỏi, vừa dịu-dàng, vừa can-đảm, vừa từ-bi, một tánh tình oai-nghiêm bất di bất dịch, sẵn-sàng hết lòng cứu giúp kẻ yếu-đuối, một tánh tình rất sùng đạo, rất tinh-khiết, một tánh tình có kỷ-luật, và nhờ như vậy mà được điều-hòa.

     Quí bạn hãy nhận lấy một tánh tình như thế làm lý-tưởng để tham-thiền mỗi ngày, và đem ra áp-dụng từng chi-tiết.  Trong một thời-gian sau, quí bạn sẽ tự thấy quí bạn đã thành một người mới.

BA YẾU-TỐ QUAN-TRỌNG CÚA SỰ LẬP HẠNH

     Ba yếu-tố quan-trọng của sự lập hạnh là :

    Tư-tưởng chơn-chánh.

     Lời nói chơn-chánh.

     Việc làm chơn-chánh.

I.     TƯ-TƯỞNG CHƠN-CHÁNH

     Đọc đoạn “Ảnh-hưởng của tư-tưởng tốt” chắc-chắn quí bạn đã hiểu tư-tưởng chơn-chánh là thế nào rồi.  Tôi xin nói vài lời thêm.

     Tư-tưởng chơn-chánh là tư-tưởng từ-bi, bác-ái, cao-thượng, tốt đẹp, khoan-dung, đại-độ, can-đảm, hy-sanh, ngay thật, trung-trực, không bao giờ tính-toán gạt-gẫm ai, hãm hại ai dầu cho được lợi lộc cho mình bao nhiêu cũng vậy tức là vô tư lợi ; nói tóm lại là quên mình, chỉ lo mưu hạnh-phúc cho quần-sanh đặng Phục-hưng Tinh-Thần của nhơn-loại.

CÁCH XUA ĐUỔI MỘT TƯ-TƯỞNG XẤU

     Xin nhắc lại muốn cho tư-tưởng chơn-chánh thì phải xua đuổi tư-tưởng thấp hèn, quấy-quá ra khỏi trí.

     Phải tập-luyện cho có phương-pháp và bền-chí bởi vì sự luyện-tập đòi hỏi một thời-gian dài lâu và vô cùng khó nhọc, không kiên-nhẫn sẽ thất bại.

     Có ba giai-đoạn.

     Giai-đoạn thứ nhứt ; Đầu tiên, việc làm dễ hơn hết là đổi chiều hướng của tư-tưởng hay là suy-nghĩ đến việc khác.

     Giai đoạn thứ nhì : Rồi về sau, không cho tư-tưởng xấu vô trí nữa.  Nhưng trước khi sanh-viên có đủ sức mạnh cần-thiết để đóng cửa cái Trí, giữ được bình-tĩnh và thăng-bằng, không bị ảnh-hưởng bên ngoài chi phối thì anh phải lấy một ý-tưởng nầy để  thay thế cho một ý-tưởng khác.

     Anh phải luôn luôn lấy một tư-tưởng cao-thượng có đặc-tánh trường-tồn thay thế cho một tư-tưởng thấp hèn, phù-phiếm.   

     Tỷ như tư-tưởng chơn-chánh đánh đổ tư-tưởng xảo-trá, tư-tưởng hiền-lương hất ra ngoài trí ta tư-tưởng hung-bạo, vân vân .

     Phương-pháp nầy có hai điều lợi :

-          Một là xua đuổi một tư-tưởng xấu.

-          Hai là tập cho cái Trí đứng vững-vàng nơi cảnh giới trường-tồn, khiến cho nó nhận-định được HIỆN TẠI LUÔN LUÔN TRÔI MẤT, không đáng cho ta quan tâm đến.

     Sự luyện tập nầy thêm sức mạnh cho Linh-hồn trong lãnh-vực những vấn-đề trường-tồn, nó khiến cho Linh-hồn chăm-chú vào CÁI VÔ THỈ VÔ CHUNG.  ĐÓ LÀ BÍ-QUYẾT CỦA MỌI SỰ AN-LẠC THIỆT THỌ TRONG CÕI TRẦN CŨNG NHƯ TRONG CÁC CÕI KHÁC 

Giai-đoạn thứ ba :  Tới giai-đoạn thứ ba nầy, khi thí-sanh khá vững bước rồi thì anh cảm thấy trong tâm anh có một sức mạnh đương phát-triển, sức mạnh nầy phát sanh từ cái Tinh-thần vững chắc.  Bây giờ anh trở nên khá mạnh-mẽ, có thể tập-trung tư-tưởng vào một nơi nào anh muốn và tâm trí cứ định ở đó mãi, bất di bất dịch, dầu xung quanh anh giông-tố nổi lên dữ-dội đến thế nào cũng mặc.  Sự định-trí nầy mạnh-mẽ, không hề bị lay chuyển, đến đổi không một sức mạnh nào ở bên ngoài có thể đến khuấy-rối anh được.

     Anh đạt đến một trình-độ vinh-diệu, không cần phải lấy ý-chí diệt trừ những tư-tưởng xấu nữa.

     Một khi chạm tới Thánh-Điện của Linh-hồn thì những tư-tưởng đó rơi xuống tan-tành, không khác nào những mũi tên bắn vào vách thành đồng phải gãy ngang và rớt xuống tả-tơi như lá rụng.

     Cái Trí không còn cần phải bị kềm hãm nữa, nó đã trở nên tinh-khiết, trong suốt, biết vưng lời.

     Sự định-trí nầy được tượng-trưng như một ngọn đèn để ở một chổ kín-đáo nên không có một luồng gió nào làm cho nó chập-chờn được.

     Chính là ở tại chổ nghỉ-ngơi nầy mà thí-sanh bắt đầu hiểu được ý-chí là gì ? và chính ở nơi đó anh tìm thấy sự an-lạc hoàn-toàn.

     Đó là một nơi yên-ổn, ở dưới bóng mát của những bức tường của Thánh-Điện mà kinh Kathopanishad (II-2) của Ấn-Độ đã nói đến như sau đây :

     “Thoát khỏi dục-vọng, thoát khỏi sự đau khổ, Con người trong sự yên-tịnh của giác-quan Chiêm-ngưỡng vẻ tôn-nghiêm của Linh-hồn mình”.

ĐỀ PHÒNG NHỮNG SỰ CÁM-DỖ VÀ NHỮNG SỰ TẤN-CÔNG CỦA KẺ NGHỊCH

     Khi Sanh-viên tiến bước lần lần từng chặng thì những cám-dỗ tế-nhị đến tấn-công anh.  Chúng không đá động đến Bản-ngã thấp hèn của anh mà mạnh bạo chống lại với Bản-ngã cao siêu của anh.  Vì không thể thành-công với những dục-vọng và những cám-dỗ thấp hèn thô-tục của xác-thân, chúng tìm cách dùng cái Trí khôn của kẻ Đệ-tử đặng tiêu diệt anh, những sự cám-dỗ tế-nhị của cõi Trí-tuệ ào tới tấn-công anh từng đám, hết đám nầy đến đám kia.  Chúng gài bẩy Linh-hồn.

     Trong khi anh bước đi trên con đường Đạo gian-lao hiểm-trở, chúng từ tứ phía chạy lại bao vây anh.  Người Đệ-tử phải hoàn-toàn làm chủ những hình tư-tưởng do chính anh đã tạo ra, trước khi anh có thể tiếp tục lên đường.

     Lãnh-đạm, trầm-tĩnh, trơ như đá, vững như đồng giữa cái đám tư-tưởng linh-động, mãnh-liệt tựa bầy ong bay nhanh đó.  Không phải là cái Trí thông-minh yếu ớt của người thường nơi Hạ-giới đã nuôi dưỡng những tư-tưởng nầy mà chính là một năng-lực kinh-khủng, thuộc về bản-chất những thần-lực của cảnh-giới thiêng-liêng, dĩ nhiên thuộc về khía cạnh tối-tăm chớ không phải khía cạnh sáng-sủa, vì những mảnh-lực tàn phá nầy phát-sanh từ những kẻ muốn giết chết Linh-Hồn, chớ không phải những kẻ sẳn lòng cứu vớt nó.

     Ở sân ngoài, Thí-sanh đương đầu với những tư-tưởng đó, và chúng tấn-công với tất cả sức mạnh của những lực-lượng ghê-gớm ác độc.  Nếu trong sân ngoài, Thí-sanh không làm chủ được cái Trí khôn của mình, nếu anh chưa được luyện tập cho quen để chống đối với những sự tấn-công ti-tiện ở ngoài đời thường thì làm sao anh có thể đương đầu với những đạo quân của Ma-Vương.  Làm sao anh có thể vượt qua giai-đoạn cuối cùng của sân ngoài, chung quanh đó, những kẻ tử thù của Linh-hồn tụ hợp đông đúc, chúng không bao giờ để ai đi lọt qua nơi đó, nếu không phải là người hoàn-toàn giữ được sự An-tịnh nơi mình.

II.    LỜI NÓI CHƠN-CHÁNH

     Thế nào là lời nói chơn-chánh ?

     Lời nói chơn-chánh phải có đủ 3 đúc tánh nầy :

-          Một là : có cần-thiết không ?

-          Hai là : có đúng với sự thật không ?

-          Ba là : có từ-thiện không ?

A.--CÓ CẦN-THIẾT KHÔNG ?

     Cần-thiết đây có nghĩa là : đúng lúc và hữu-ích.  Lời nói chỉ có hiệu quả tốt đẹp là khi nào nói có suy xét và cố ý chớ không phải nói suồng-sã, tầm ruồng, đụng đâu nói đó, một cách vô tâm.  Lời nói phải từ nộ tâm phát ra. Âm-điệu du-dương chỉ có thể nảy sanh trong khi vắng tiếng rầy-rà ồn-ào.

     Lời nói chơn-chánh phải có tính cách giúp-đỡ phá tan những đau-khổ, giải-quyết những sự khó-khăn, và đem lại hạnh-phúc cho con người.  Ngạn-ngữ Tây-phương :

     “Phải uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”, thật đúng lắm vậy.

     Một lời nói có thể gầy-dựng giang-sơn, mà một lời nói cũng có thể làm tan tành sự nghiệp và mang tai-họa vào thân.  Những gương nầy, từ xưa đến nay, đã xẩy ra không biết bao nhiêu lần rồi, nhưng vẫn ít có người thận trọng.

B.--CÓ ĐÚNG SỰ THẬT KHÔNG ? 

     Trong đạo Bát-Chánh của Phật-giáo, Chánh-ngữ tức là lời nói chơn-chánh đưọc sắp vào hàng thứ ba sau Chánh-kiến.  (Thấy Chánh hay là Phân-biện), và Chánh Tư-duy (Tư-tưởng chơn-chánh).

     Muốn cho lời nói chơn-chánh thì phải nói cho thật đúng, hết sức thật đúng.  Chớ thật đúng một cách tầm thường như ngoài đời thì chưa thật là đủ.  Song được bao nhiêu đó cũng đã khá lắm rồi.

     Người đệ-tử phải nói hết sức đúng với sự thật.  Phải nói thật một cách tuyệt đối.

     Đây là một đức tánh cần-thiết hơn hết cho những ai muốn đi theo con đường Huyền-Bí Học.

     Phải thật đúng trong khi nhận-xét.

     Phải thật đúng trong khi tường-thuật lại mọi việc.

     Phải thật đúng trong khi tư-tưởng.

     Phải thật đúng trong lời nói, trong việc làm, trong lúc hành-động

     Nếu không ngớt tìm kiếm sự thật, nếu không chí-quyết để trở thành một người tự mình đúng với sự thật thì không thể nào đi theo con đường Huyền-Bí Học được.

     Huyền-Bí-Học sẽ là một sự nguy-hiểm, một sự sa ngã mà thôi.  Sự sa ngã nầy càng đáng sợ, càng đau thương khi Sanh-viên càng lên cao.  Tại sao thế ?

     Bởi vì đối với nhà Huyền-Bí-Học, sự thật đúng vừa là một người chỉ đường, đưa lối, một người hướng-đạo,vừa là một bộ áo giáp để che chở họ.

     Sự thật đúng là người hướng-đạo vì nhờ nó mà nhà Huyền-Bí-Học có được Trực-giác, khiến anh có thể phân-biệt con đường chơn-chánh và con đường sai lầm : Chánh-đạo và Tà-đạo.  Nó là một bộ áo giáp, vì nếu nhà Huyền-Bí-Học không mặc áo giáp Chơn-Thật đó thì không thể nào tránh khỏi cạm bảy của kẻ nghịch đưa ra,  Anh sẽ là nạn nhơn của ảo-ảnh và những hình thù quái-đản của những cảnh giới mà anh phải đi qua.

     Áp-Dụng Sự Thật Đúng Trong Tư-Tưởng, Lời Nói Và Việc Làm Sẽ Lần Lần Thức-Tỉnh Được Cái Trực-Giác Tinh-Thần, Nó Thọc Thủng Tất Cả Những Tấm Màn Ảo-Tưởng Và Không Khi Nào Bị Một Thế-Lực Gì ở Đời Lừa Dối Được.  Những Tấm Màn Che Mắt Giăng Khắp Mọi Nơi.

     Trong cõi đời ảo-tưởng nầy, những hình-dáng giả-dối từ tứ phía nổi lên, cho đến ngày nào mà Trực-giác, Tinh-Thần với tia mắt nhìn thẳng-thắn và không sai lầm của nó đi xuyên qua được mặt nạ che giấu sự vật thì ngày đó nhà Huyền-Bí Học mới vững bước trên con đường đầy chông gai nầy.

     Ta không thể đạt được Trực-giác đó nếu không tập luyện để có được sự Thật đúng trong Tánh-tình, sự thật đúng trong Trí-não, sự Thật đúng trong tâm địa mình.

     Không có sự thật đúng, Ta sẽ thất bại, Ta sẽ lầm-lạc, không bao giờ tránh khỏi điều nầy được.

     Về sự Thật, đức Leadbeater nói cho chúng ta biết rằng những danh-từ chính-xác và cụ-thể cái nghĩa của sự Thật trong ngôn-ngữ là :

     Đúng-đắn ; danh-từ chọn lựa kỹ-lưỡng rõ-ràng, không chuốt ngót.

     Trong Ấn-Độ giáo có một quan-niệm rất quen thuộc với chúng ta là : âm-thanh tạo-lập vũ-trụ.  Âm- thanh đây có nghĩa là : mọi thứ rung động.  Đó là lý-do khiến cho người ta qui cho nó một năng-lực đặc-biệt.  Khi chúng ta nói, chúng ta phát ra một cái gì đó mà không thể thay đổi được nữa.  Lời nói chúng ta làm tượng-trương cho tất cả những kết-quả do chúng ta gây ra và những động-tác hành-vi, đủ hết các thứ.  Theo nghĩa tổng-quát nầy, chúng ta phải tập sao cho mỗi khi nói, làm vang lên âm-điệu, trong-trẻo và đích-xác, thật đúng điệu.  Đó là một lý-tưởng cao thật, nhưng trong khi hoài-bão những lý-tưởng của chúng ta và gắng sức làm cho đời sống của chúng ta phù hợp theo đó, ta không nên “ Quên nghỉ đến sự Thật ”.  Đừng để có sự thoả hiệp với khuynh-hướng trì-độn, ngăn trở sự cố-gắng và giảm bớt sự hy-sinh của chúng ta.

C.—CÓ TỪ-THIỆN KHÔNG ?

Quyển “Ánh-sáng trên đường Đạo” đã dạy

     Trước khi được nói trước mặt Chơn-Sư, lời nói phải mất năng-lực, làm thương tổn.

     Nói một cách khác dễ hiểu, lời nói phải dịu-dàng, không nhục-mạ ai, không làm đau lòng ai.  Sự dịu dàng và sự Thật đúng không có chống đối nhau như người ta thường lầm tưởng như vậy.  Lời nói có thể Thật đúng trọn vẹn mà hết sức dịu-dàng, nhả-nhặn và từ-ái.  Và khi nó càng thật đúng bao nhiêu thì nó càng phải dịu-dàng bấy nhiêu, mà chính ngay trong Trung-Tâm của sự vật, Chơn-lý và lòng Từ-bi vẫn hằng sống đời đời bên cạnh nhau.

     Vì bởi lời nói phải phản-chiếu cái Tinh Hoa sâu kín nhứt của Vũ-trụ thì không nên vô cớ làm mích lòng người, hay sanh ra một chút ngời vực nào cả.  Vậy lời nói phải Thật đúng, phải dịu-dàng, và nhã-nhặn.  Đó là sự khắc-kỷ về lời nói, sự thiệt thọ hãm mình trong ngôn-ngữ, sự hy-sinh mà mỗi người Chí-nguyện phải thật-hành.

     Qúi bạn sẽ hõi : Nếu phải cảnh-cáo hay khiển-trách thì phải làm thế nào ?

     Nếu cảnh-cáo hoặc khiển-trách là những điều có khi phải cần đến thì kết-quả của nó phải có phần bổ ích.

     Nó phải thức-tỉnh, khuyến-khích, sửa đổi, chớ đừng làm cho người có lỗi ở trong tình-trạng ngã lòng, rủn chí.

     Một đôi khi Chơn-Sư có thể tỏ ra nghiêm-khắc trong lời nói, nhưng như thế là Ngài muốn cho Đệ-tử hiểu cái lỗi đã phạm một cách rành-mạch và rỏ-ràng hơn.  Đồng thời Ngài cũng muốn làm cho tâm-hồn Đệ-tử được thêm phần mạnh-mẻ và đầy nghị-lực.

CHỚ NÊN HIỂU LẦM SỰ NÓI THẬT ĐÚNG

     Tuy nhiên cớ nên hiểu lầm sự nói Thật đúng với sự nói hành.

     Không phải phanh-phui những tật xấu của thiên-hạ hay là mắng xối trên đầu người ta rồi viện lẽ rằng : “mình nói sự thật”.  Không nên đem những sự bí-mật trong nghề-nghiệp, trong gia-đình, trong xã-hội, trong nước nhà nói trắng ra để tỏ ra mình tay thạo đời là mình thành thật.

     Điều đó là khờ dại, là đần độn và chuốc lấy tai-họa vào thân. Ngạn-ngữ Tây-phương có câu :

     “Không nên nói ra tất cả những sự thật”.

     Thật là đúng lắm vậy.  Phải sáng suốt, phải biết phân-biện, phải thận trọng từ chút, vì có nhiều việc dầu biết rõ cũng phải giữ thái-độ im-lặng, vì đó là điều hay hơn hết đặng tránh nhửng phiền-phức về sau có thể xẩy ra.

VIỆC LÀM CHƠN-CHÁNH

     Việc làm chơn-chánh (Chánh-nghiệp) đứng vào hàng thứ tư của Đạo Bát-Chánh.

     Nếu tư-tưởng chơn-chánh và lời nói chơn-chánh thì lẽ dĩ nhiên việc làm cũng sẽ thành chơn-chánh vậy.

     Cái nhân đã như thế thì cái quả cũng sẽ như thế, chớ không sao khác được.  Vì sự hành-động tức là sự biểu-lộ của sức mạnh nội-tâm và khi nào tư-tưởng đã trong sạch, khi lời nói đã thật đúng và ngay thẳng thì sự hành-động sẽ tất nhiên cao-thượng.

     Phát nguyên từ ngọn suối êm-đềm, ngon ngọt thì dòng nước cũng phải êm-đềm, ngon-ngọt, chớ không thế nào khác hơn được.  Phát sanh từ một tấm lòng và một khối óc tinh-khiết thì sự hành-động chỉ có thể là chơn-chánh và từ-thiện mà thôi.

     Tư-tưởng chơn-chánh.  Lời nói chơn-chánh.  Việc làm chơn-chánh là ba sợi dây liên-kết Người Chí-Nguyện một mặt với nhơn-loại trong việc Phụng-sự cao siêu, một mặt với Sư-Phụ anh.  Ba sợi dây nầy không thế nào cắt đứt được.

     Trong các tôn-giáo lớn, Ba sợi dây nầy là dấu hiệu của sự hoàn-toàn tự-chủ ; tự-chủ về Tư-tưởng, Lời nói và Việc làm.

     Và sau hết thì mọi sự sẽ ra sao ? Về ngôn-ngữ, con người thật là bất lực, không sao miêu tả được đoạn chót của sự lập hạnh nầy.  Những màu sắc tối-tăm của Trái Đất không sao miêu tả nổi cái vẻ mỹ-lệ của Lý-tưởng hoàn-toàn ấy mà chúng ta hy-vọng một ngày kia sẽ đạt được, mà chúng ta biết rõ rằng một ngày kia sẽ thành tựu được.  Có bao giờ Lý-tưởng nầy đã hiện rõ ra với chư huynh trong những lúc lặng-lẽ không ? Chư huynh có bao giờ trông thấy cái phản-ảnh của nó trong sự an-tịnh của trái đất cũng như trong sự tịch-mịch của Bầu Trời không ?

     Chư huynh có bao giờ trông thấy các vị Tiên Thánh còn sống và hoạt-động không ? Các vị trước kia đã là người và bây giờ đã vượt qua trình độ của con người, đã trở thành những vị Siêu-nhân cao cả oai-nghiêm.  Sau nầy nhân-loại cũng sẽ được như các Ngài, tuy bây giờ chưa đi đến trình-độ ấy, trừ ra ở những vòng trong của Thánh-Điện.

NHỮNG ĐỨC TÁNH PHẢI TẬP

     12 Đức tánh phải tập là :

1.      Từ-bi, Bác-ái.

2.      Nhẫn-nại.

3.      Khoan-dung.

4.      Điềm-tĩnh.

5.      Tinh-tấn.

6.      An-phận.

7.      Thành-thật.

8.      Thiệp-thế.

9.      Thiện-cảm.

10.  Can-đảm.

11.  Hy-sanh.

12.  Phụng-sự.

     Mỗi tháng phải tập một đức tánh, 12 đức tánh trọn 12 tháng.  Rồi trở lại đức tánh thứ nhứt.  Phải tập trọn bẩy năm như vậy không gián-đoạn, chúng sẽ thành ra những phần-tử của tánh nết của ta và theo ta từ kiếp nầy sang kiếp kia.

     Đức tánh thứ tám.  Thiệp-thế nghĩa là xét đoán và hành-động chính-chắn luôn luôn đúng với tập quán, sở thích và nghi-lể của người đời.  Có thể nói là xử sự khéo-léo.

LÃNH-ĐẠM

     Tuy nhiên quí bạn hãy tập tánh Lãnh-đạm,Lảnh-đạm đối với những nỗi vui buồn, lãnh-đạm đối với những kết-quả, lãnh-đạm đối với những lời ngợi khen hay chê bai, lãnh-đạm đối với những yêu thương hay ghen ghét, lãnh-đạm đối với thế-thái nhân-tình, lãnh đạm đối với sự thành-công hay thất-bại, lãnh-đạm đối với những sự thử-thách, hầu giữ vững thăng-bằng, vì quí bạn đánh đúng giá trị của chúng.

     Không nên tưởng rằng : hể lãnh-đạm thì trở nên vô tri vô giác không còn biết cảm-động nữa.  Trái lại, càng ngày Sanh-viên càng cảm thấy một cách rõ-rệt những sự rung động nhỏ nhặt của sự sống trong người anh và ở ngoại cảnh.  Anh càng ngày càng tự điều-hoà với thiên-nhiên, cho nên càng ngày anh càng trở nên nhạy cảm đối với mọi sự thay-đổi nhẹ-nhàng của mỗi tiết-điệu trong vạn-vật.

     Quí bạn hãy thật-hành tánh lãm-đạm không phải bằng cách trở nên cứng-rắn, nhưng bằng cách tăng-trưởng lòng thiện-cảm của mình, không phải bằng cách ẩn mình trong một cái vỏ cứng ngắt, khiến cho bạn phải xa cách đồng loại, nhưng bằng cách ứng đáp với những sự rung động nhỏ nhất ở bên ngoài, cùng trong một lúc, quí bạn giữ lấy một sự thăng-bằng nội-tâm mà không có một sự gì có thể ảnh-hưởng tới, dù sự rung động cố làm lay chuyển đến cả đáy lòng.

      Nói tóm lại, lãnh-đạm là cứ lo làm tròn bổn-phận, còn cái chi xảy đến cũng mặc, không hề nao núng, cứ bình-thãn và phẳng lặng như mặt nước hồ thu.  Tâm-thức Sanh-viên càng ngày càng phát-triển, càng ngày càng thấy rõ-rệt sự hợp nhứt của nó với Đại-thể, Tâm-thức của Thượng-Đế mà nó là một thành phần.

     Từ tánh tự chủ và tánh lãnh-đạm bổng nảy sanh ra tánh không thù ghét ai, người ta nhấn mạnh nhiều lần về đức tánh nầy trong khi người Chí-nguyện lập hạnh để trở nên Đệ-tử.

     Không được thù ghét một điều gì.  Phải thâu gồm tất cả trong phạm-vi của tình yêu thương.  Dù bề ngoài của mọi vật có đáng ghê-tởm đến đâu chăng nữa thì điều đó cũng không quan-hệ gì, vì Sự Sống và Tình Thương ngự nơi Trung-Tâm của vạn-vật.  Vì vậy người Đệ-tử đang học-hỏi không loại trừ một vật gì ra ngoài lòng từ bi của mình.  Anh bao hàm mọi sự sanh-linh trong tấm lòng thương yêu của mình và chú ý đến sự nhạy cảm của chúng.  Anh thành người bạn của vạn-vật, anh thương yêu tất cả những sanh-vật, dầu là những sanh-vật mà người đời gọi là vô tri vô giác vì tất cả đồng là con của Đức Thượng-Đế, ngày nay ở vào trình-độ Kim thạch rồi sau tiến lên thảo mộc, rồi tới cầm thú và con người như chúng ta hiện thời vậy.

OAI-LỰC CỦA LÒNG TỪ-BI

     Con người mà lòng dạ nhơn-từ có thể đi qua rừng sâu mà không bị nguy-hiểm.  Y có thể đi vào hang thú dữ mà không bị vồ, có thể lấy tay bắt rắn vì tấm lòng tràn ngặt tình thương nên không nhìn thấy ở đâu là thù hận cả.  Tình thương phóng ra những tia sáng ra khắp cõi đời và thu hút mọi vật để phụng sự chúng chứ không phải để hại chúng, vì do sự thu hút nầy làm thức tỉnh tình yêu chớ không phải lòng thù hận nơi vạn vật.

     Vì vậy con cọp lăn mình dưới chơn nhà tu-sỉ Yogui (Dô ghi) như một người bạn thân, con vật hung-dữ nhứt mang con đến gởi cho vị Thánh Nhân nhờ Ngài che chở và cứu giúp, vì thế cho nên tất cả mọi sanh vật đều đến với người có lòng nhân-đức thương yêu, vì vạn vật cũng có nguồn cội thiêng-liêng.  Tình yêu là thiêng-liêng và khi nào con người thương yêu trọn vẹn thì y thu hút vạn vật.

     Có bạn hoài-nghi, khi đọc đoạn nầy sẽ nói ; Đây là lý-luận mà thôi.  Tôi xin trình hai bằng chứng cụ-thể : một thuộc về đời xưa và một mới xẩy ra năm ngoái, năm 1970 tại Ấn Độ.

CHUYỆN THỨ NHỨT

VUỐT-VE RẮN HỔ-MANG

     Trong quyển Đông Phương Huyền-Bí trương 227 Ông Paul Brunton có thuật chuyện ông gặp một con rắn trong chòi ông như sau đây :

     “ Khi vửa mở khóa cửa lớn, tôi sắp sửa bước vào thì có một vật cựa quậy dưới đất và ngừng lại cách chân tôi trong gang tấc.  Những cử động im-lặng của nó và một tiếng huýt nhỏ như tiếng sáo mà tôi nghe thoáng qua trong bóng tối trước khi tôi nhìn thấy rõ đó là vật gì, nhắc-nhở cho tôi rằng có một con rắn ở trong chòi.  Trong một lúc, tôi cảm thấy trong lòng rối loạn vì sợ hải và không biết phải làm thế nào.  Thần-kinh tôi bị căng-thẳng đến cực-độ.  Tôi nhìn con rắn không chóp mắt, và nó cũng vừa phùng mang vừa giưng hai mắt nhìn lại tôi.

     Sau cùng, tôi định tỉnh tinh-thần và hối-hả rút lui.  Tôi định đi tìm một cây gậy lớn để đập cho nó một gậy đập xương sống, thì bỗng đâu người khách lạ ngày hôm qua thình lình xuất hiện ở ngoài sân.  Gương mặt trầm-tỉnh và đôi mắt nhìn yên-lặng của y làm cho tôi bớt sợ hãi và lấy lại sự bình-tỉnh.  Y đến gần chòi tranh với cái nhìn thoáng qua y đã thấu rõ tình hình và thản-nhiên bước vào chòi.  Tôi bèn la lớn để báo động nhưng y không màng để ý tiếng kêu của tôi.  Một lần nữa tôi lại băn khoăn sợ hãi vì không có khí-giới y vẫn đưa hai tay về phía con rắn.

      Con rắn há miệng và le cái lưỡi dài như mũi chĩa thò ra thụt vào, nhưng không định mổ vào người kia.  Trong khi đó có hai người đang tấm dưới ao gần bên, nghe tiếng kêu của tôi bèn vội vã chạy tới.  Trước khi họ đến gần chòi tranh thì người khách lạ đã khom lưng ngồi gần bên con rắn và lấy tay vuốt lưng nó trong khi con rắn cúi đầu sát đất và nằm êm rơ !

     Nó không còn phùng mang le lưỡi một cách dữ tợn như trước nữa, cho đến khi hai người kia bước đến gần và làm cho nó giựt mình.  Khi ấy, nó bèn quẫy đuôi dường như sực tỉnh, và trước bốn cặp mắt của chúng tôi nó nhanh nhẹ bò ra khỏi chòi tranh và trong khoảnh khắc đã biến mất dạng trong khu rừng rậm”.

     ---“ Đó là con rắn hổ mang ! ” một trong hai người đến sau bình phẩm.  Người này là một thương gia ở thành-phố gần bên, thường đến thăm đạo-viện để chiêm ngưỡng đức Tôn-Sư hoặc đàm đạo với tôi.  Tôi bày tỏ sự ngạc-nhiên về việc người khách lạ giỡn với con rắn một cách không chút sợ-sệt.  Y bèn giải-thích :

     ---“ À đó là đạo sĩ Ramiah, y là một trong những đệ-tử cao-cấp nhứt của đức Maharichi.  Y là một tay có bản lỉnh khá lắm ”.

     Trước khi từ-gỉả, tôi hỏi y (đạo sĩ Ramiah) về chuyện con rắn hổ mang hôm trước. Y mỉn cười và viết bút đàm câu trả lời :

     “Có gì mà phải sợ ! Tôi đến gần nó với tấm lòng lành, không nuôi tư-tưởng ác, và với một tình bác-ái đối với tất cả chúng sinh”.

CHUYỆN THỨ NHÌ

MỘT CHUYỆN PHI-THƯỜNG

     Trong số xuất-bản ngày 9 Janvier 1970 (mồng 9 tháng giêng 1970), tờ Ấn-Độ Thời-Báo (Hindustan Times) có đăng hình một du-khách lại gần chuồng của một con cọp trắng tên Rajah trong vườn Bách-thú Delhi, thò tay vô song sắt vuốt ve con cọp nó liền hết gầm-gừ.

     Phóng viên tờ Ấn-Độ Thời-Báo nói : “Du khách mỉm cười và kêu tên con cọp : “Nầy Rajah”. 

     Du khách bước sang qua chuồng hai con cọp vàng, chúng giành nhau để cho anh mơn trớn, không khác nào hai con chó con.  Rồi du khách đến chuồng một con báo Nam Mỹ (Jagur).  Con báo lại gần anh để cho anh rờ-rẫm nó, nó cạ mình vào song sắt coi bộ thích thú lắm.

     Phóng-viên tờ Ấn-Độ Thời-Báo lại nói : “Khi tôi thử đụng tới con báo thì nó quay đầu lại, rống lên một tiếng dữ tợn hăm he”. 

     Các bạn muốn biết du khách đó là ai ?

-          Ấy là ông Francis Brunel, cả nước Pháp và nhiều nơi đều biết tiếng, ông là Cựu Tổng Thư-ký Hội, Thông-Thiên Học Pháp quốc.

     Ông giải thích rằng : Loài dã thú có một thái-độ như thế là nhờ tình thương của ông ban rải cho chúng và chúng cảm biết tình thương nầy.  Ông nói : “Không có sự sợ-sệt giữa tôi và chúng.  Tôi không sợ chúng mà chúng cũng không sợ tôi”.  Đi tới đâu ông cũng đề cao sự kính-trọng thiên-nhiên và bất cứ sự sống nào, ông cũng nói về sự cần-thiết cấp bách chận đứng sự bóc-lột vô liêm sĩ mà người ta đương thực hiện bây giờ đây.

     Theo lời phóng-viên thì ông Francis Burnel dự-định lập ở Ấn và ở Pháp một trường Đại-học kiểu mới gọi là trường Đại-học của Sự sống chuyên khảo-cứu về thiên-nhiên.

     (Thanh-Liên Tạp-chí Le Lotus Bleu của Hội Thông-Thiên Học Pháp, tháng Chạp 1970 – Décembre 1970 – trích dịch bài “Người đứng canh La Vigie của đức Sri Ram đăng trong tạp-chí The Théosophist (Người Thông-Thiên Học) tháng Ba - Mars 1970).

     Về sự luyện mình Sinh-viên có trước mặt một thời-gian vô tận vô biên để thật-hành lý-tưởng của mình.

     Quí bạn biết rằng Định-luật thiên-nhiên vốn bất di bất dịch.  Sức mạnh của quí bạn tung ra nhứt định thế nào cũng phát-sanh những kết-quả và mỗi hạt giống mà quí bạn đã gieo trồng chắc chắn là sẽ đơm bông kết trái loại nào theo loại nấy và sau nầy quí bạn sẽ gặt hái được cái kết-quả tương đương chớ không có gì khác được. 

QUYỄN  NĂM

TINH-THẦN HÓA VÀ HY-SANH

1971

SỰ CHIẾN- ĐẤU CUỐI CÙNG 

         Nhưng trước khi đạt được sự an-tịnh hoàn toàn, có một lúc nguy-hiểm mà “ TIẾNG NÓI VÔ THINH” đã thốt lên để báo trước.  Có một lúc khi gần đạt được cái Điểm nơi đó ngọn đèn Tâm không còn xao-xuyến nữa thì cái Trí và Linh-hồn vẩn còn chiến-đấu mảnh-liệt với nhau trong một trận cuối cùng.  Lúc đó cái Trí vùng-vẫy như một con voi điên trong rừng.  Phải làm thế nào để thắng được nó.  Đó là trận chiến-đấu cuối cùng của cái Trí.  Đó là bản-ngã thấp-hèn cố gắng một lần chót để chống lại Chơn-Nhơn cao cả để vứt bỏ cái ách mà nó thấy đang đè nặng trên vai nó.  Đó là sự nổi dậy của bản-ngã thấp hèn như những kinh sách nói về sự Điểm-Đạo đã đề-cập đến.

          Trong tất cả Kinh sách nói về Minh-Triết Huyền-Bí điều có ghi rằng : Khi Thí-Sanh Đi Gần Đến Thềm-Cửa, Trước khi Bước Vào Thánh-Điện, Tất Cả Những Sức Mạnh Của Thiên-Nhiên Điều Hợp Lại Để Cản Bước Y.  Tất Cả Những Mảnh-Lực Của Thế-Gian Điều Chống Lại Y, Để Lôi Y Về Phía Sau.  Đó Là Trận Chiến-Đấu Cuối Cùng Trước Khi Hoàn-Toàn Thắng Trận.

          Y phải làm thế nào để chiến-thắng ? –Trên con Đường -Đạo đầy thử-thách, y phải làm thế nào để nối gót những vị Tiền-bối.  Lúc nầy, những lời dạy của Chơn-Sư lại đến cứu y, chính Ngài đã thốt ra lời khuyên-nhủ để díu dắt ta.  Tiếng Nói Vô Thinh đã bảo : “ Cần phải có những cứ điểm để thu-hút Linh-Hồn con người lên với Linh-Hồn Kim-Cương”.

LINH-HỒN KIM-CƯƠNG.

          Vậy Linh-Hồn Kim-Cương là Linh-Hồn gì ?

          Đó là Linh-Hồn đã hợp-nhứt được với Chơn-Linh cao cả, đó là Linh-Hồn không khuyết-điểm, không dấu vết, trong suốt như một viên Kim-cương, thuần-khiết, nó tập-trung Ánh-Sáng của Đức Thượng-Đế trong một tiêu-điểu duy-nhất cho nhân-loại chúng ta.  Cái danh từ oai-nghiêm mà tôi (Bà A.BESANT) vừa kể trên đây, và tôi còn có thể kể nhiều danh-từ khác nữa, chúng cũng có một ý-nghĩa tuy chúng thuộc về những ngôn-ngữ của các quốc-gia khác nhau.  Danh từ nầy là tên của một Linh-hồn cao cả nhứt trong các Linh-hồn cao cả, xứng đáng với danh-hiệu Linh-Hồn Kim-Cương.  Vì Ánh sáng của Thượng-Đế chiếu rọi qua Linh-hồn nầy không bị lu-mờ, vì viên Kim-Cương hết sức tinh-khiết, vì cái Linh-hồn vô-giá nầy hết sức trong trắng.

          Trong những lúc ước-nguyện cao siêu, chúng ta dâng cao tấm lòng lên Linh-Hồn Kim-Cương đó, và Linh-Hồn nầy chỉ cần phóng ra một tia-sáng Mỹ-Lệ, một ngọn lửa liếm qua cũng đủ để thu-hút ta lên với nó rồi.

          Vì giống như bông hoa phát-triển về phía mặt trời, Linh-hồn con người phát triển hướng về nguồn cội của chính bản-thể mình và những điểm thu hút nó chính là những tia sáng huy-hoàng mà Linh-Hồn Kim-Cương phóng ra chung quanh vậy.  Linh-hồn người Đệ Tử mặc dầu còn yếu-đuối và do-dự thì cũng đồng Bản Chất với Linh-Hồn cao cả.  Vì thế cho nên Linh-Hồn cao cả thu hút Linh-hồn con người bằng một thần lực rất Thiêng-Liêng để hai bên được hợp-nhứt với nhau.  Và khi mà sự hiểu biết của Thí-sanh càng được minh-bạch thì y cành hiểu được Linh-Hồn Kim-Cương là gì ? Y hiểu rằng một ngày kia Linh-Hồn Kim-Cương cũng sẽ phát hiện nơi y.    

          “Ngươi hãy nhìn bản-thân ngươi, ngươi là Phật đấy”.  Y hiểu rằng : Trí khôn của y cũng như thể xác của y chỉ là những dụng-cụ của Linh-Hồn Kim-Cương mà thôi, nếu dụng cụ nầy không thốt ra được những âm thanh xứng-đáng để có thể vang lên trên những cảnh cao siêu hơn thì nó không hữu-ích và quí-báu gì cả.

          Chính lúc đó những sợi dây đàn của Linh-Hồn phải nhờ lòng sùng-đạo hoàn toàn mà được điều-hòa với nhau.  Lúc đó Linh-hồn trở thành một cây đàn xứng đáng để bàn tay của Chơn-Sư khảy, một cây đàn có thể trổi vang lên tất cả những bản du-dương của cõi Trần và cõi Thượng-thiên vậy.

          Đi đến trình-độ nầy, Linh-Hồn được tự do bước qua thềm Thánh-Điện và từ ở Sân ngoài đi vào trong Thánh-Điện của Đức Thượng-Đế.

TINH-THẦN HOÁ hay là KHOA LUYỆN KIM TINH-THẦN

          Thí-sanh cũng nên biết về : Tinh-thần hoá hay là khoa luyện-kim Tinh-thần và Định-luật hy-sanh.

          Thế nào là Luyện-kim Tinh-thần ? Theo ý nghĩa bao-quát nhứt của nó, phương-pháp Luyện-kim Tinh-thần nầy có thể được coi như một sự biến-hoá các mãnh lực.

          Ai ai cũng có nơi mình Sự-Sống : năng-lực, sức-mạnh, quyền-năng của ý-chí, vân vân…Đó là sức-mạnh mà con người phải sử-dụng như khí-cụ.  Đó là những khả-năng sẽ giúp cho y đạt được mục-đích.

         Theo một phương-phát mà người ta có thể gọi là phương-pháp luyện-kim, y biến-hoá những mãnh-lực nầy bằng cách áp-dụng chúng vào những mục-đích cao thượng hơn.  Y biến-đổi những năng-lực thô-bạo thành những năng-lực tinh-thần đã được tinh-luyện.

          Không phải y chỉ thay đổi mục-đích mà thôi---không phải sự thay đổi mục-đích mà tôi (Bà A. Besant) muốn làm nổi bật lên đây mà chính là y đã thay đổi và tinh-luyện những sức-mạnh đó mà không làm hư-hoại cái bản-chất cốt-yếu của chúng.

          Giống như một nhà luyện-kim lấy một thứ vật-chất thô-sơ và bắt nó phải chịu một phương-pháp tinh luyện thâm-sâu ; không những y chỉ loại ra những cặn bã ngoài mặt, mà để xúc-tiến sự tinh-luyện đến mức sâu xa hơn nữa, y chuyển nó lên đến một trạng-thái tinh-vi hơn, để khiến cho những nguyên-tố của nó tạo-thành được một thứ kim-loại quí báu và thuần-túy hơn

          Chư huynh có thể tưởng-tượng nhà luyện-kim tinh thần nắm lấy mọi mãnh-lực trong bản-tánh mình, nhìn-nhận chúng như những sức mạnh đáng kể và biết rõ sự hữu ích cùng tánh-cách cần-thiết của chúng,--nhưng y biến đổi chúng, tinh-luyện chúng một cách có phương-pháp.

MỤC ĐÍCH THỨ NHÌ CỦA SỰ LUYỆN-KIM TINH-THẦN

          Sự luyện-kim tinh-thần không phải chỉ có một mục-đích duy-nhất là biến-hóa các mãnh-lực, tuy rằng điều nầy là mục đích chánh-yếu của nó.

          Nó còn mục đích thứ nhì nữa mà ta phải kể tới.

          Những linh-hồn, chỉ vì những dục-vọng của mình mà phải bị trói buộc vào đời sống hồng-trần, vào bánh xe sanh-tử, luân-hồi.  Chúng bị sự vô minh cột chặt vào đấy ; chúng bị ràng buộc bởi chúng thèm muốn hưởng thụ những thú vui vật-chất, những niềm vui vật-chất, những niềm vui được nếm trải trong sự chia rẽ, trong cảnh cô-đơn.

          Luôn luôn hoạt-động, Linh-hồn tự buộc trói mình bằng những sự hành động của mình.  Dù những hành động nầy là chí-thiện hay là tàn-ác, cứu-giúp hay là hảm-hại kẻ khác, luôn luôn ở trong người tầm thường, chúng có một tánh-cách chung là : LÒNG HAM MUỐN VÀ CHÍNH LÀ LÒNG HAM-MUỐN RÀNG BUỘC VÀ CỘT TRÓI CON NGƯỜI.

          PHẢI LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHO SỰ HÀNH-ĐỘNG CỨ THỰC-HIỆN MÀ CON NGƯỜI VẪN ĐƯỢC TỰ-DO.

          Đây cũng là một trường hợp luyện-kim Tinh Thần.  Nhờ sự luyện-kim nầy, con người Tiến-Hóa nhất sẽ hành động một cách hết sức linh-hoạt để phụng-sự  nhơn-loại,---nhưng việc của Ngài làm không ràng buộc Ngài vì Ngài là môt Linh-hồn đã được giải-thoát.

          Đó là một thí-dụ, thoạt đầu xem chừng nó có vẻ mâu-thuẩn : một sự giúp-đỡ để cho người chủ được hoàn-toàn tự-do.

          Nay khi đề-cập đến một sự luyện-kim tinh-thần, nó khiến cho ta được hoàn-toàn tự-do, tôi muốn nói đến Định Luật Hy-sanh căn-bản,--- đó là Định Luật tối-cao trong cõi Thế-giới hữu hình nầy, nó là căn bản của mọi sự, luôn luôn nó được tuyên-bố từ xưa đến nay.

SỰ HY-SANH.

          Trong cõi Hạ-giới, sự hy-sanh có thể được coi như là một sự giúp-đỡ lẫn nhau; sự quay chuyền không ngừng bánh xe đời, trong đó mỗi người thu-nhận và ban rải ra .  Con người không thể tránh sự thu-nhận, và không thể khước-từ sự ban ra.

          Trong sự làm quay chuyển bánh xe đời không ngừng, mọi vật đều có dự-phần vào trong đó, dù một cách hữu-ý hay vô-tâm.  Sự hợp-tác của chúng có tánh-cách hữu-ý nhiều hay ít tùy theo chúng đã tiến-hóa đến đâu.

         Sự hy sanh theo cách đó đã được trình bình bày rõ rệt, còn rõ-rệt hơn bất cứ ở nơi nào khác, trong Kinh Bhagavad Gita (Khúc ca của Thượng-Đế), một trong những Thánh-Kinh của Ấn-Độ, nói về Bánh xe của Sự Sống, trong đó chư huynh biết được cái điều cần phải biết, là CÁI CÁCH-THỨC HỢP NHỨT SỰ HY-SANH VỚI SỰ HÀNH-ĐỘNG.

          THƯỢNG-ĐẾ, vị Sư-Phụ cao cả nói :

          “Thế-gian bị ràng buộc bởi một hành-động nào mà không có sự hy sanh làm mục-đích.  Vậy hởi con cái của Kounti (1)  [(1)  Kounti là mẹ của 3 vị : Ardjouna, Bhima và Souddhichthrita. ]  trong khi hành-động, nhà ngươi phải lấy sự hy-sanh làm mục đích và tự giải-thoát “ ra khỏi mọi điều ràng buộc”…..

          Chư huynh có trước mặt cái bánh xe luân-chuyển của Sự-Sống, nó làm ra nền tảng của sự Hy Sanh trong các Tôn-giáo.  Tôn-giáo càng tinh khiết, càng cao-thượng bao nhiêu thì cái ý-niệm hy-sanh thấm nhuần nó lại càng tinh-khiết và cao-thượng bấy nhiêu.  Chư huynh hãy chú-ý rằng ở nơi đây, chúng ta thấy cái tư tưởng luyện-kim là luôn luôn biến-đổi, đã thực-hiện đến mức-độ nào.   Đồ ăn biến-thành chất bổ dưỡng nuôi sanh-vật, nhưng muốn có đồ ăn thì phải có mưa, muốn có mưa rơi xuống thì phải cúng-kiến Thần-minh, và Thần-minh sẽ nuôi dưỡng sanh-vật.

          Chư huynh luôn luôn gặp sự vận-chuyển rõ-ràng theo cái vòng tròn nầy trong các Tôn-giáo lớn thời xưa.  Thí dụ người Bà-la-môn ném lễ vật vào lửa vì người ta nói rằng : Thần Agni (Hỏa-Đức Tinh Quân) là miệng của các Đâng Thần-minh.  Ngày xưa người ta ném lễ vật vào lửa và đọc những câu thần-chú, những câu châm-ngôn, do những những vị Minh-triết đặt ra.  Các Ngài cho những lời nói của câu thần-chú có ảnh-hưởng đối với những mãnh-lực thấp-thỏi của Thiên-Nhiên---Cách dâng lễ vật như vậy khiến cho những sức mạnh thiên-nhiên (mưa gió) được thuận-hòa, ảnh-hưởng đến trái đất, sanh ra những rau trái, những thực-phẩm cho con người.  Tuy dâng lễ-vật là một hành-động tượng trưng cho điều có thật và sức mạnh được thốt ra tự miệng của nhà Tu-sĩ hành-lễ tinh-khiết cũng có thật nữa.  Sự tượng-trưng nầy dạy cho dân gian biết rằng : đời sống chuyển-động theo vòng tròn.  Họ phải hiểu rằng  : trong bản-chất của nó, sự hành-động phải là sự hy-sanh và tất cả mọi hành-động điều bắt-buộc phải có tánh cách hy-sanh, hay là nói theo cách khác, ta phải hành-động vì đó là điều lành chớ không phải là vì một lý-do nào khác.--- Phải hành-động để cho con người được điều hòa với Định-Luật,---phải hành động vì đấy là cái cách con người ứng-đối với Định-Luật, và đó là phần công-tác của y trong công-nghiệp chung.

          Theo thuyết nầy thì sự hy-sinh là một sợi dây bằng vàng liên-kết vạn-vật trong thế-giới hữu-hình nầy, và Hành-động là căn-bản của sự hy-sinh, sự hành-động phát-sanh từ nơi Đức Thượng-Đế sáng-tạo.  Ngài tự biểu-lộ trong Vũ-Trụ nên người ta nói rằng :

          “Brahman, Đức Thượng-Đế ngự-trị trong mổi sự hy-sinh.  Từ đó mỗi bổn phận điều coi như là một bổn-phận đối với thế-gian, không ham muốn gì cho cá-nhân mình, không muốn điều lợi-ích riêng-tư nào cho mình, không mong-mỏi kiếm được cái bản-ngã chia-rẽ; chính ở bản-ngã nầy ta thấy lộ ra cái lý-do thấp-hèn ti-tiện, ích-kỷ, nó ngự sau nầy ở trong sự hy-sinh.

          Đó là đặc-tính của sự luyện-kim, nó góp sức làm quay-chuyển bánh xe của đời sống, làm đầy đủ bổn phận mình vì mến yêu bổn-phận, biến-hóa sự hành-động thành một sự hy-sinh, đốt cháy những sợi dây ràng buộc của dục-vọng và giải-thoát con người đã giác-ngộ. Được ngọn lửa Minh-triết tinh-luyện như vậy, sự hành-động không còn ràng buộc được Linh-hồn nữa.  Linh-hồn hợp-tác với Thượng-Đế  trong thiên-nhiên, và mổi hành động được hiến dâng lên bàn thờ của bổn-phận điều trở thành một sức-mạnh làm quay chuyển bánh xe của đời sống, nhưng không còn có thể trói buộc Linh-hồn được nữa.

          Sự trao đổi liên-tiếp bất-biến nầy, sự giúp-đỡ lẩn nhau nầy, là hình-thức của Đại-Luật Hy-Sinh.

           Sự biến-đổi đã xong xuôi, việc làm đã được thực-hiện như một bổn-phận thì trở nên một thành-phần của sự điều-hòa của Vũ-Trụ, thúc đẩy sự tiến-hóa và giúp cho nòi giống tiến-bộ một cách rõ-ràng.

          Công việc của Tân Tín đồ ở Sân-ngoài là tự luyện-tập lần lần để hành động trong cái Tinh Thần Hy-sinh đó, y hiểu rõ-ràng rằng y làm như vậy mà không tìm kiếm một sự gì, không mong mỏi một mối lợi gì, không nài xin một phần thưởng nào, y làm vì bổn-phận chớ không phải vì một lý-do nào khác.  Hành-động như vậy tức là thực-hiện khoa luyện kim Tinh-thần, nó tinh-luyện mỗi hành-động trong ngọn lửa của sự Minh-triết, và vì tự điều-hòa một cách có ý-thức với Thiên-ý trong Vũ-Trụ hữu hình cho trở thành một sức mạnh thúc đẩy sự tiến-hóa, một năng-lực nâng đỡ sự tiến-bộ.

          Tất cả nhơn-loại điều được hưởng quả tốt của sự hành-động nầy; nếu nó không có tánh-cách hy-sinh thì nó sẽ chỉ đem lại cho kẻ chủ-động một kết-quả cá-nhân mà thôi, và cái kết-quả đến lượt nó, lại trở thành một sợi dây ràng buộc Linh-hồn, làm giảm bớt những khả-năng tiềm-tàng của nó trong điều thiện.

          Đó là lối tác-động của Định-Luật Hy-sinh được xem-xét theo quan-điểm thấp kém.

QUAN-ĐIỂM CAO-SIÊU CỦA ĐỊNH-LUẬT HY-SINH

          Bây giờ ta hãy nghiên-cứu nó trên một Quan-Điểm cao siêu.

          Cái tư-tưởng mà tôi xin chư huynh có ngay lúc ban đầu là xem-xét sự hy-sinh ở trong bản-chất theo tôi dường như Hy-sinh có nghĩa là cho ra, ban rải ra phía ngoài.  Lý do của nó là muốn cho ra, cái tinh-hoa của bản-chất nó là rất muốn ban rải ra ngoài một vật sở-hữu, một vật mà người chủ rất quí-trọng, vì đó là một báu vật nên người sở-hữu muốn ban phát nó ra để giúp đỡ và làm vui lòng kẻ khác.

          Vậy thì lần nầy, tự một quan-điểm nội-tâm, chớ không phải theo ở bề ngoài, ta phải coi sự Hy-sinh trong thiên-nhiên là sự cho ra, sự ban rải ra ngoài để cho kẻ khác được sung-sướng.  Vì vậy nên sự Hy-sinh trong căn-bản của nó, là một niềm vui chớ không phải là một nổi đau-khổ.  Có thể nói rằng : đặc tính của sự hy-sinh là niềm-vui vì được tự hiến dâng.

          Chư huynh sẽ hỏi tôi : Tại sao lại trong niềm-vui ?---Vì tôi đã xin chư-huynh đi theo tôi đến trái tim sự-sống và trung-tâm của cõi đời hữu-hình nầy.  Tôi đã dám nói ở một cuốn sách khác (Minh-Triết Cổ truyền--La Sagesse antique) rằng : sự hy-sinh cao cả là cái hành-động do đó, Đức Thượng-Đế, tức là Đời Sống Duy-nhất, tự hạn-chế lấy mình, do đó Ngài đã sanh ra Đức Thượng-Đế hữu-hình, dưới hình-thức, năng-lực

          Vậy thì Định-Luật Hy-sinh có nguồn-gốc nơi Bản tánh thiêng-liêng.  Sự Hy-sinh cao cả sinh-sản ra Vủ-Trụ, chính là Thiên-Nhiên Chí-Phúc, tự Hiến-Dâng, vì vậy tất cả điều có mục-đích, chia sớt, ban rải Hạnh-phúc.  Sau chót, cội rễ của sự Hy-sinh của Thượng-Đế là niềm vui, vì được tự ban rải ra ngoài để có thể hợp nhứt nhiều Linh-hồn lại với Ngài,---hiệu-quả của sự hợp nhứt nầy là sự “AN-LẠC TUYỆT VỜI” không thể quan niệm được……….

         Một khi đã rõ thì ý-tưởng nầy khiến ta nhận-thức rõ-ràng được Định-Luật Hy-sinh và nhìn thấy hai khía cạnh của nó trong sự cho ra.---Trước nhứt là có sự vui, nhưng Bản-ngã thấp-hèn lại tham-lam hơn là rộng-lượng cho nên theo quan-niệm của Bản-ngã thấp-hèn “Sự Hy-sinh không ngớt là đau-khổ” Nhưng mà chỉ tại người ta chưa thông hiểu Luật Nhân-Quả,---Người ta tưởng rằng hể Bố-thí thì mất tiền của, không dể kiếm lại được.---Nhưng mà thật-sự : khi mình bố-thí bao nhiêu thì chẳng bao lâu, Thiên-Đình sẽ cho mình có lại bấy nhiêu,---mà thường thường, của thâu vô còn cao hơn số mình đã xuất ra nữa.

          Ai có kinh-nghiệm điều chứng minh rằng : Sự nầy quả luôn luôn có thật như vậy, không bao giờ sai.

          Làm những việc Phước Đức với tấm-lòng Vô-Tư-Lợi tức là Hy-sinh, không hề trói buộc Hành-giả vào bánh xe Luân-hồi.

SỰ HY-SINH CỦA TIÊN-THÁNH VÀ CÁC VỊ ĐỆ TỬ

          Người ta đã nói với chúng ta về những vị Đệ-Tử Hy-sinh, không màng lên cõi Thiên-Đường, xin trở lại thế-gian liền đặng Phụng-Sự.  Các vị Tiên-Trưởng Hy-sinh từ khước cảnh Niết-Bàn.

          Như vậy chúng ta phải hiểu rằng : mặc dầu chúng ta cảm thấy điều nầy môt cách mơ-hồ,---tất cả những vị nầy đã hợp-nhứt với các huynh-đệ của mình cho đến mức sự chia sớt cái kết-quả của những cố-gắng của các Ngài với kẻ khác là một bổn-phận thiêng-liêng của các Ngài vậy ; --- cái phần-thưởng thiệt thọ của các Ngài không phải là niềm vui ở Thiên-Đường, không phải là những hạnh-phúc tuyệt vời không thể tưởng-tượng được ở cảnh Niết-Bàn.  Các Ngài chỉ muốn hưởng một niềm vui duy-nhất là chỉ cổi bỏ những sở-hữu của các Ngài, cổi bỏ những gì mà các Ngài có thể thụ-hưởng, đặt chúng vào một nơi để làm của chung cho tất cả mọi người.  Theo cách đó : các Ngài thúc đẩy sự tiến-hóa tổng quát ; các Ngài dự một phần vào cái công việc thúc đẩy sự tiến-bộ của nhơn loại, trong đó các Ngài cũng là những phần-tử.

TẠI SAO NGƯỜI ĐỆ-TỬ PHẢI CÓ MỘT HẠNH-KIỂM VƯỢT BỰC NGƯỜI THƯỜNG

          Trước khi kết-thúc, tôi tưởng phải nhấn mạnh một lần nữa về việc bắt buộc người Đệ-tử phải có một Hạnh-kiểm vượt bực người thường.

          Chu huynh hãy thí-dụ rằng y hãy còn có những nhược-điểm rất thông-thường của thế-tục; như là : các lổi lầm của những kẻ xung-quanh hãy còn làm cho y nổi giận, những việc thường xảy ra trong đời sống hằng ngày còn làm được cho y nản lòng, bối rối ; chư huynh thử thí-dụ y không làm chủ được sự bình-tỉnh của mình, y không có một tấm lòng từ-bi luôn luôn tăng-trưởng, một tấm lòng thiện-cảm bao-la và rộng-rải, chu huynh thử thí-dụ rằng một khi bị chửi rủa, y nổi giận chớ không phát tâm từ-bi, y quạu quọ chớ không tha thứ, nói tóm lại là y hẹp-lượng khoan-hồng và không kiên-nhẩn---nếu thu-nhận một người như vậy vào trong Thánh-Điện, nếu đặt vào tay y, dù rất ít, những quyền-năng phi-phàm vượt mức người thường thì kết quả ra sao ? --Người ta sẽ lo ngại hay biết chắc-chắn rằng những lổi-lầm nhỏ bé đó---rất thông-thường với những người thế-tục sẽ xảy ra những tai-hại kinh-khủng.  Nếu một người Đệ-tử hay nổi giận thì những quyền-năng mới được nảy nở nơi Linh-hồn y, cái sức mạnh của ý-chí y, cái sức mãnh-liệt của Tư-Tưởng y nếu không được ngự-trị thì y sẽ là nguồn gốc của sự nguy-hiểm cho các đồng-loại.  Thí-dụ y không lòng khoan-dung, y không biết thương-xót, không thông cảm với những ai còn có những khuyết-điểm mà y đã ngự trị được rồi, không hiểu được rằng sự sa-ngã là một việc rất dễ-dàng, thì người đã được Điểm-Đạo sẽ sống cách thế nào giữa nhơn-loại ?

Y có thể nhìn rõ những tư-tưởng, phân biệt những nhược-điểm, nhìn thấy cái hào-quang mà chúng ta vừa nói đến ở trên kia, và có thể đọc ở đó như đọc trong một cuốn sách mở rộng mà biết những nét đặc-biệt sâu kín của tánh nết mà con người thường phải giấu-giếm nhau dưới lớp che-đậy bề ngoài, người có Thần-nhản nhìn thấy thực-trạng của tâm-hồn đồng-loại mình, chớ không phải dáng-điệu của họ muốn phô-trương đâu, một người như vậy thì sẽ ra sao ? Dĩ nhiên không phải là làm mộtviệc chánh-đáng hay hữu-ích khi trao quyền-năng như vậy---và đó là một quyền-năng nhỏ bé nhất của kẻ đã được Điểm-Đạo---cho một người mà sự thử-thách vốn chính y đã trải chưa tập cho y biết thương-xót những người yếu-đuối hơn, một kẻ mà sự hồi-ức lại những làm-lỗi cũ của chính mình y, không khiến y cúi xuống để cứu giúp và tội-nghiệp cho người tội lỗi nhất trong đám đông mà y gặp trên đường.

          Thật là một điều công-bằng và tốt lành khi bắt buộc người Đệ-tử phải có đầy-đủ những điều-kiện gắt-gao bất di bất dịch đó trước khi bước qua thềm Thánh-Điện.  Y bắt buộc phải loại trừ một phần lớn những lổi-lầm thông thường của con người trước khi được thu-nhận vào Thánh-Điện Oai-Linh là nơi chỉ để dành cho người phụ-tá đã hiến mình cho công việc phụng-sự và cỏi lòng tràn-trề tình yêu nhơn-loại.  Và cái công việc mà y phải hoàn-thành có vẻ vĩ-đại đến nỗi ở bước đầu, y phải thực-hiện được một sự tấn-bộ rõ-ràng, đó là một điều cần-thiết.  Vì công việc nầy chính là việc tiêu-diệt mọi dấu vết của những nhược-điểm của con người, hoạch-đắc tất cả những sự hiểu biết trong giới-hạn vũ-trụ của chúng ta, phát-triển nơi bản-thân những quyền-năng có thể để sự hiểu biết ở trước mặt mình và cần tự chú-định vào một phương-hướng nào thì ngay khi đó thâu thập được tất cả những gì đáng hiểu.

          Đó quả thật là cái trạng-thái của các vị Chơn-Tiên.  Vị Chơn-Tiên là “Người không còn học hỏi về một điều gì nữa” trong Thái-Dương-hệ nầy và quả vị Chơn-Tiên chỉ là đoạn chót của con Đường-Đạo ở bên trong Thánh-Điện mà hiện giờ chúng ta đang xem xét đây, và chúng ta phải vượt qua trong vài kiếp ngắn-ngủi,-- đó là một công việc vĩ-đại, một sự thực-hiện cao siêu đến nỗi nếu không có những người đã hoàn-thành được nó trong dĩ-vãng, nếu không có kẻ khác đang hoàn-thành nó trong hiện-tại thì nó sẽ dường như là không sao thực-hiện nổi.  Theo quan-điểm của những người tầm-thường thì không thể nào làm được khi ấn-định cho năm bảy kiếp sống ngắn-ngủi phải thực-hiện một sự tiến-bộ phi-thường, nó đem người Đệ-tử từ một trình độ tương-đối thấp kém của sự Điểm-Đạo lần thứ nhứt tiến lên đến cái chót đỉnh cao-siêu của các vị Chơn-Tiên toàn-thiện, các Ngài là những đóa hoa, là cái kết-quả rực-rỡ của sự tiến-hóa của nhơn loại.  Và nếu đó là công việc khó-khăn mà chúng ta phải hoàn-thành và nếu trong con người của vị La-Hán sắp bước qua kỳ Điểm Đạo chót không còn một dấu vết gì của sự yếu-đuối và sự vô-minh của thế-tục, thì thật không có chi là đáng ngạc-nhiên khi phải cố-gắng rất nhiều ngay từ khi chưa được bước qua Thềm Thánh-Điện ; không có gì là đáng ngạc nhiên nếu những nền móng mà chúng ta đã nói đến ở trên kia---chúng ta phải chịu đựng cái sức nặng của một toà lâu-đài khổng-lồ thì chúng phải thật chắc-chắn vững-vàng. 

ĐOẠN-KẾT

          Trong khi miêu-tả những giai-đoạn của con đường Nhập-Môn, trong khi dùng những danh-từ vụng-về mà nói về những điều đang đợi chờ chúng ta ở phía bên kia những Kim-Môn, những cánh cửa bằng vàng, có khi tôi tỏ ra là quá nghiêm-khắc chăng ?---Có đôi khi tôi miêu-tả con Đường-Đạo với những màu sắc đen tối quá chăng ? Nếu có vậy thì đó là lỗi ở nơi tôi, chớ không phải tại con Đường-Đạo ; nếu có vậy thì tại diễn-giả bất tài chớ không phải tại những điều mà tôi rán miêu-tả một cách khuyết-điểm.  Vì tuy có sự khó khăn, có sự chiến-đấu và có sự đau-khổ, nhưng thật vậy, ai đã vào Sân-Ngoài---chớ không cần phải nói gì về những người đã vượt cửa Kim-Môn---một khi đã vào đến Sân-Ngoài thì tất cả kho tàng của trần-gian cũng không còn quyền-năng cám-dỗ họ phải đi xuống cái điạ-vị cũ của họ.---Và đối với những ai đã bước qua thềm cửa, thì hỏi có một niềm vui nào, một lời hứa-hẹn nào của trần-gian lại còn có thể sai khiến họ quay nhìn lại cõi đời mà họ đã bõ, dù chỉ trong chút lát ?  Vì những nỗi khó-khăn của con Đường-Đạo đang ở trước ta đây còn đáng giá hơn là những niềm vui của hồng-trần ; những sự đau-khổ của con đường nầy còn vinh-quang hơn những sự thịnh-vượng của thế-gian.  Nếu chư huynh có thể thâu hết, trong một kiếp người tất cả những niềm vui mà cõi trần có thể hiến-dâng, nếu chư huynh để cho trọn đời chứa toàn thú vui với cái khả-năng thụ-hưởng không ngừng không nghỉ, nếu trong một kiếp người, chư huynh có thể thâu góp mọi thú vui của giác- quan, mọi thú vui của trí-thức mà con người có thể hưởng được, nếu chư huynh có thể xóa bỏ được mọi dấu vết của sự đau-khổ và mệt-mỏi, nếu chư huynh có thể lấy  điều đó làm một đời sống lý-tưởng như là cõi đời có thể cung-cấp cho chư huynh một lý-tưởng như vậy, nếu chư huynh mang tất cả những thứ ấy mà so-sánh với những cấp-bực của con Đường-Đạo, thì mặc dầu ở phía ngoài nhìn vào, những cấp bực nầy có vẻ như nghiêm-khắc, khó-khăn đến đâu đi nữa, đời sống đầy những thú vui hồng-trần nầy như ti-tiện và đen tối, những tiết-diệu du-dương của cõi trần giống như những âm-thanh hỗn-độn nếu đem so-sánh chúng với những cung đàn tuyệt-diệu đang vang lên ở cõi cao-siêu.  Vì trên con Đường-Đạo nầy, mỗi khi tiến về phía trước thì không làm sao còn thối lùi lại phía sau được nữa ; mỗi sự đau-khổ mà ta phải chịu, dù sâu-xa đến đâu mặc lòng, cũng là điều tốt lành, vì nó đã dạy cho ta một bài học.

          Và khi mà sự vô-minh được giảm bớt đi, thì con Đường-Đạo được trở nên sáng-suốt hơn trước, khi mà sự yếu-đuối tan đi thì con Đường-Đạo trở nên yên-tịnh hơn trước, khi mà những làn rung động Hồng-Trần không thể phá quấy và làm mếch lòng ta nữa, thì con Đường-Đạo trở nên bình-thản êm-ả hơn lên.  Riêng chỉ có những Đấng đã Thành-Đạo mới có thể nói rằng ở mức cao nhứt của con Đường nầy là có những gì ; chỉ riêng những Đấng Cao-cả đang đứng ở chót đỉnh để đợi chờ chúng ta trải qua những thế-kỷ mới có thể nói lên điều đó được.  Nhưng những kẻ mới đặt chơn lên những giao-đoạn thấp điều bìết rằng : những nỗi buồn-rầu của con Đường-Đạo lại là những niềm vui khi ta so sánh chúng với những thú vui hồng-trần và cái bông-hoa nhỏ nhứt mọc lên trên Đường-Đạo có giá-trị tương-đương với tất cả những bảo-vật ở thế-gian.  Và cái ánh-sáng luôn luôn soi tỏ con Đường-Đạo là như thế đó, khi người Đệ-tử càng ngày càng tiến bước và chỉ có một tia sáng của nó thôi cũng đủ làm cho lu-mờ ánh-sáng của Thái-dương-hệ ở trần-thế.  Những ai đi trên con đường nầy điều biết sự an-tịnh không thể tưởng-tượng được, sự hoan-lạc mà không một nỗi khổn-khó nào của cõi trần làm cho tiêu-diệt được.  Họ an-hưởng một sự nhàn-hạ vô-biên trên một tảng đá mà không một trận địa-chấn nào có thể làm cho tan vỡ và Niềm Chí-Phước tức là Hạnh-Phúc tuyệt vời luôn luôn đang ngự-trị ở trong Thánh-Điện.

QUYỂN  SÁU

SỰ TRONG SẠCH CỦA XÁC THÂN

LÒNG SÙNG ĐẠO

1971

SỰ TRONG-SẠCH CỦA XÁC-THÂN

Mục-đích của Pháp-Môn RAJA-YOGA.

(Du-Già Vương-Giả)

          Pháp-Môn Raja-Yoga hay là Du-Già Vương-Giả là sự tìm kiếm đấng Duy-Nhất bằng cách phát-triển những đức-tánh cao-cả của cái Trí, của cái Vía và của Xác-Thân.

          Theo phương-pháp nầy Sanh-Viên sẽ tiến từ Hạ-Trí đến Thượng-Trí, từ cái Vía tới Kim-Thân hay là Trực-Giác, từ Xác-Thân đến Ý-Chí.

          Khi công việc hoàn-thành thì đời sống nội tâm sẽ thay thế đời sống tầm-thường của con NGƯỜI, và Tâm-Thức cao-siêu sẽ hoạt-động mạnh-mẽ.  Chơn-Nhơn sẽ điều-khiển Phàm-Nhơn và tất cả bản-tính sẽ trở-thành sự biểu-lộ của Tinh-Thần.

          Sanh-viên muốn theo Pháp-Môn Du-Già Vương-Giả thì phải có ;

          ---một Xác-thân tinh-khiết, lành-mạnh

          ---một cái Vía trong sạch, tốt đẹp,

          ---Một cái Trí khương-kiện, tinh-tấn, lanh-lẹ.

          Cả ba điều phải hoàn-toàn dễ sai-khiến, dễ uốn-nắn, dễ nhạy-cảm và triệt-để phục-tùng mạng-lịnh của Chơn-Nhơn dưới ba phương-diện :

Ý-Chí, Minh-Triết và Hoạt-Động

XÁC-THÂN

          Xác-Thân là thể được cấu-tạo hoàn-toàn nhứt và cũng tiến-hóa nhứt trong 7 thể của con NGƯỜI.

          Tuy nhiên đối với các nhà Huyền-Bí-học thì nó lại là một trong những thể khó sai-khiến nhứt, bởi vì phải làm cho nó vừa nhạy-cảm đối với những sự rung-động của mấy cõi cao mà đồng-thời vừa lãnh-đạm đối với những sự rung-động của các cảnh thấp.  Hai điều nầy trái ngược nhau, dường như khó thực-hiện được.  Nhưng chúng ta phải cố-gắng mãi.

Sự tinh-luyện Thể-Xác.

          Muốn có sự nhạy-cảm thì phải Tinh-luyện Xác-thân bằng cách giữ kỹ-lưỡng những điều sau đây :

          ---cẩn-thận chọn lựa thức-ăn hạp với mình.

          ---có điều-độ trong mọi sự : bữa ăn, giấc ngủ, giải-trí, thể-dục,…nhứt là tiết-dục.

          ---sạch-sẽ từ y-phục cho tới thân-mình.

I

SỰ CHỌN LỰA THỨC-ĂN

          a)---Phải trường chay, chưa được thì tập lần.  Chớ nên đương dùng mặn mà dứt ngang rồi ăn chay trường liền, e cho xác-thân chưa quen, phát đau ốm, rồi phải trở lại ăn mặn như trước. 

          Máu huyết, xương thịt và từ-điển thú-vật vô mình ta biến thành máu huyết, xương thịt của ta.  Vì thế, về phương-diện đạo-đức, ăn mặn không được tinh-khiết.

          Như quyển DƯỚI CHƠN THẦY đã nói : Thói mê-tín và hung bạo ám-ảnh con người rằng cần phải dùng thịt đặng nuôi dưỡng xác-thân.

          Ăn thịt thì xác-thân trở nên thô-kịch và nhiều chứng bịnh hiểm-nghèo lại sanh ra.  Nhưng trong tất cả những lý-do nầy, có một lý-do sâu-xa hơn hết là muốn dùng thịt thì phải sát hại những sanh-vật vô-tội, vui sống, biết đau-khổ và thật ra có khi rất hữu-ích cho con người.

          Dùng thịt là phạm tội nghịch với lòng từ-ái và tự mình dựng lên một bức rào trên đường mình đi, trong khi chúng ta đi tìm kiếm các Đức Chơn-Sư Từ-Bi Minh-Triết.

          Một sự cố-gắng nghiêm-trang và đúng-đắn không thể đi đôi với sự sát-hại thú-vật đặng ăn thịt.  Hành động như vậy sẽ phạm đến oai-đức của các Tôn-Sư chúng ta, ---như vậy xác-thân của chúng ta không thích-nghi với công việc phụng-sự

          Sanh-viên phải là người tiên-khu về đời sống trong-sạch của thể-xác và bàn tay không bao giờ dính máu của một sinh-vật nào cả. 

          Khuyên người có thiện-ý mà đồng-thời gieo-rắc sự hãi-hùng và nghi-kỵ, nói chuyện hữu-ái mà đồng thời còn tàn-sát là một điều vô-lối và phi-lý hết sức. 

          Chúng ta đã sẵn có bao nhiêu sự khó-khăn phải lo chiến-thắng mà chúng ta lại còn khuyến-khích thú tánh của chúng ta và làm yếu bộ óc cùng là những dây thần-kinh của chúng ta, để cho bị khó-khăn thêm nữa thì thật là đáng buồn biết bao.

          b)---Phải bỏ rượu, thuốc lá và các chất ma-túy.

          Rượu làm hư 2 hạch quan-trọng trong óc ta, ấy là : Hạch mũi (corps pituitaire ou hypophyse) và Hạch óc (Tùng-quả-tuyến, ---Glande pinéale).

          Hạch mũi là cơ-quan để luyện Thần-nhãn.  Hạch óc là cơ-quan để chuyển-di tư-tưởng ; bị rượu, chúng nó không còn làm môi-vật cho nhiều thế-lực huyền bí-nữa.

          Còn thuốc lá, thuốc phiện và các chất ma-túy khác làm hư-hại cái Vía.  Sau khi bỏ Xác, lên cõi Trung-giới thì những người ghiền sẽ giống như những người xụi bại ở cõi trần, họ bị tê-liệt trong một thời-gian khá lâu, cho tới chừng nào chất độc trong Vía tiêu-tan hết, họ mới cử-động được. 

          Sanh-viên Huyền-Bí-học nên hiểu thật rõ rằng :

          “Những luật thiên-nhiên không nên vi-phạm”.

          Không nên tưởng rằng : Anh chỉ thừa nhận về mặt lý-thuyết và anh không thể khinh-thường chúng là đủ.

          Điều mà thiên-nhiên đưa đến cho chúng ta đều liên-quan đến những hành-vi của chúng ta, dầu chúng ta biết hay không biết cũng mặc.  Không có một sự tha-thứ nào, không có một mưu mẹo nào có thể ngăn-trở hiệu-quả được, khi mà chúng ta làm sái Luật Trời.

II

CÓ ĐIỀU-ĐỘ TRONG MỌI SỰ VIỆC

          Phải tuân theo mới bảo-vệ được sức khoẻ

a)---Về bữa ăn          Nói cho đúng phép : Đói mới ăn, khát mới uống.  Không nên ăn quá sức chịu đựng của dạ-dày, mà cũng không nên ăn ít quá, vì không đủ những chất cần-thiết để bồi-bổ sức-lực đã hao mòn.

          Điều hay hơn hết là phải ra công học hỏi Xác-thân, coi nó cần dùng món chi hạp với nó để có đủ sức hoạt-động mạnh-mẽ và loại ra món nào nó không thích.  Thường khi những món ngon miệng không hữu-ích cho xác-thân mà còn gây nhiều tai-hại như : Rượu và Thịt chẳng hạn.

          Ngoài ba bữa ăn chánh, không nên ăn cái chi cả.  Ăn Ngọ được rất tốt, song điều nầy không phải mỗi người điều thực-hiện được một cách dễ-dàng, trừ ra những người đã lớn tuổi.

b)---Về giấc ngủ.

          Đừng ngủ ít quá mà cũng đừng ngủ nhiều quá.  Ngủ ít quá, bộ thần-kinh căng-thẳng, sanh ra nóng-nảy, quạu-quọ.  Ngủ nhiều quá thì sanh ra lười biếng, đần-độn. 

          Hảy ngủ cho vừa phải ; phải xem-xét coi Xác-Thân của chúng ta cần phải ngủ mấy giờ.  Về điều nầy mỗi người mỗi khác.  Thường thường lớn tuổi thì ngủ ít hơn hồi còn trẻ.

          Nên ngủ trong trong khoảng  10 giờ tối (22 giờ) tới 6 giờ sáng là vừa.

c)---Về mấy việc khác.         

Đừng làm việc quá sức, đừng làm quá độ.  Phải tự lượng sức mình.  Việc nào không nổi thì bỏ, đừng quá rán sức mà có hại cho thân, và công việc cũng sẽ hư.

          Nên luôn luôn nhớ đến năng-lực, làm việc thế nào cho khỏi bị mệt nhọc, và bộ thần-kinh khỏi bị suy-nhược.

          Nên tập thể-dục vừa sức.  Đừng tập dượt những môn thể-thao mệt-nhọc, có thể đi bộ, cỡi xe đạp cũng được.

d)---Phải tiết-dục

          Nên biết rằng sự giao-hợp là một phương-tiện để tạo ra một hình-hài đặng cho Linh-hồn nhập vào hầu tiếp-tục sự tiến-hoá đã bỏ kiếp mới rồi, chớ không phải vì sự vui sướng của xác-thịt.

          Nếu phung-phí lực sanh-hoá một cách vô-lối thì là tự giết mình lần mòn.

          Bộ Thần-kinh sẽ suy-nhược, xác-thân sẽ xanh-xao yếu-đuối, dễ làm mồi cho bịnh-hoạn.

          Nếu không cải-hối kịp-thời thì e cho phải chết sớm, trước ngày giờ mà Thiên-Đình đã định sẵn cho mình, mà lại còn gây những nghiệp-quả xấu cho 3 thể Thân, Vía, Trí kiếp sau nữa.

          Thế nên phải hết sức tiết-dục.  Thật là : Có Trời mà cũng có ta.

Tu là cội Phúc.

          Hãy quan-niệm cuộc đời một cách vui-vẻ.

          Hãy tiếp-nhận một cách can-đảm và hân-hoan các sự thử-thách đưa tới.

          Đừng lo ngại những sự khó-khăn, vì đó là con đường để mở-mang ý-chí, và giúp cho xác thân trở nên cường-tráng.

          Hãy thưởng-thức vẻ đẹp thiên-nhiên, hãy trau-giồi lòng mến thiên-nhiên, hãy sống gần thiên-nhiên mổi khi có thể được, điều nầy tối quan-hệ : không-khí trong-sạch rất cần cho sức-khoẻ.  Nếu Sanh-viên bị bắt-buộc sống trong đô-thị, thì mổi khi có thể làm được, nên sống môt ngày hay nhiều ngày ở nơi thôn-dã, rừng núi, biển sông.

          Sự tập thở dài hơi và cho đều, rất hữu-ích.

          Sau cùng, hãy suy-nghĩ và phác-hoạ một cách đại-khái, cách sống cho đúng vệ-sanh, rồi hãy theo đúng chương trình đó, đều-đặn, tùy theo lẽ phải.

          Một khi đã tập quen được cái nếp sống đó rồi, thì đừng bận tâm tới nó nữa.

          Nếu cần phải nghĩ đến xác-thân thì quí bạn hãy nghĩ rằng : nó mạnh-mẽ, nó tinh-khiết và trầm-lặng.

          Xác-thân ta phải là con ngựa của ta cỡi.  Một khi đã sắp sẵn tất cả mọi điều để cho nó được lành mạnh thì thỉnh-thoảng nhìn xét nó một cách qua loa cũng đã đủ, vì thời-giờ và tư-tưởng ta còn phải tập-trung vào những việc cần thiết và hữu-ích khác.

XÁC-THÂN TRỰC-TIẾP LIÊN-HỆ TỚI TIÊN-THỂ  (Corps Atmique)         

Xác-thân trực-tiếp liên-hệ tới Tiên-thể (Corps Atmique), lớp vỏ của ATMA (1),  [(1)  Kinh sách xưa của Ấn-Độ thường dùng chử ATMA đồng-nghĩa với Chơn-Thần (Monade).]  ngôi thứ Nhứt của Chơn-Nhơn, trên cõi Niết-Bàn hay là Cảnh Giới thiêng-liêng.

          Nó là Thể đặc-biệt của Ý-chí và do đó là Cơ-quan của sự Hành-động.

          Vì thế tinh-luyện nó là một việc tối quan-trọng. Tinh-luyện nghĩa là phục-hưng, cải-tạo lại xác-thân để dùng nó vào nhựng mục-đích tinh-thần; vì vậy,---tinh-thần-hoá xác-thân là điều hết sức trọng-hệ và rất cần-thiết.

        Xác-Thân chỉ phải chứa đựng những hợp-chất nào thanh-bai, tinh-khiết nhứt của ba chất :

               Chất đặc

Chất lỏng, và

              Chất hơi,

          ba cảnh chót Hồng-Trần là :

          cảnh thứ năm, cảnh thứ sáu và cảnh thứ bảy cùng những hợp chất của 4 chất dỉ-thái Hồng Trần, làm ra cái Phách, ấy là :

          Chất dĩ-thái thứ nhứt, hay là nguyên tử, căn bản Hồng-Trần,

          Chất dĩ-thái thứ nhì,

          Chất dĩ-thái thứ ba, và

          Chất dĩ-thái thứ tư của 4 cảnh cao Hồng-Trần tức là Cảnh thứ nhứt, thứ nhì, thứ ba và thứ tư.

          Ai mà có một xác-thân được cấu-tạo như thế thì nội trong kiếp nầy sẽ đi đến quả-vị Chơn-Tiên.

          Tại sao Xác-thân của Sanh-viên Huyền-bí-học phải tráng-kiện ?

          Sách DƯỚI CHƠN THẦY đã dạy chúng ta về điểm nầy rồi.  Tôi xin lặp lại ở đây :

          “Thân con là con thú của con nuôi, con ngựa của con cỡi, bởi vậy phải đối đãi với nó cho tử-tế và phải săn-sóc nó kỹ-lưỡng.  Đừng bắt nó làm quá sức và phải nuôi nó cho đúng phép với những đồ ăn uống tinh-khiết và giữ-gìn cho nó sạch sẽ luôn luôn ; đừng dung-dưỡng một mảy bợn-nhơ.  Bởi vì, nếu không có một xác-thân tinh-khiết và tráng-kiện thì không thế nào con lo nổi công việc khó-khăn trong lúc tập-luyện đặng bước vào cửa Đạo, con không chịu nổi những nổ-lực cần-thiết và lặp đi lặp lại mãi”.

          Mới đọc sơ qua thì không thấy chi là lạ, là khó khăn.  Nhưng chừng có kinh-nghiệm rồi mới biết những lời nầy thật là đúng tới bực nào.

          Sự huấn luyện huyền-bí bắt buộc thể xác phải rán sức rất nhiều, bộ thần-kinh phải mảnh-mai, và luôn luôn căng-thẳng.  Như thế mới trở nên nhạy-cảm được.

III

SẠCH-SẼ TỪ Y-PHỤC CHO TỚI THÂN-MÌNH.

          Vấn đề sạch-sẽ vẫn không kém phần quan-trọng chẳng những về phương-diện vệ-sanh mà còn về phương-diện huyền-bí nữa.

          Sanh-viên có thể làm một vận-hà để chuyển-di thần-lực của Chơn-Sư cho kẻ khác.  Thần-lực nầy theo mười đầu ngón tay, và mười đầu ngón chơn mà ra.  Nếu y-phục và thân-thể của Sanh-viên không được sạch-sẽ thì thần-lực nầy sẽ bị nhiễm trược, nó không giúp ích được.  Điều nầy không khác nào nước ngon-ngọt trong vắt theo một ống dẫn nước đóng đầy bùn sét mà chảy ra ngoài.  Nó sẽ hóa ra đục-ngàu, không thể dùng đặng uống hay nấu ăn được.

          Trước khi chấm dứt, tôi xin lập lại những lời khuyên-nhủ của Đức Bà A.BESANT như sau đây :

NHỮNG LỜI KHUYÊN-NHỦ CỦA ĐỨC BÀ A. BESANT :

          “Hãy tự kiểm-soát lấy mình một cách chặt-chẽ hơn.  Phải nhắm thực-hiện một sự phối-hợp tế-nhị giữa bên trong và bên ngoài, luôn luôn nhận xét một cách cẩn-thận ảnh hưởng của Hạnh-kiểm mình đối với kẻ khác, và hết sức tránh đừng để kẻ thù có dịp thốt ra những lời phi-báng, lăng-mạ”.

           Huyền-bí-học không có những kẻ thù khác hơn là những người em non dại trong cái nhà chung, và mỗi người trong chúng ta có bổn-phận đừng cho kẻ khác có cơ hội nói xấu những điều tốt lành của chúng ta, vì chúng ta thiếu tánh thích-nghi với những hoàn-cảnh mà nghiệp-quả chúng ta, hay là ý-muốn của Sư-phụ đặt-để chúng ta vào đó.

           Do sự lãnh-đạm của chúng ta đối với cảm-tình của kẻ khác, do tật hay quạo-quọ, giận-dữ của chúng ta trong những việc nhỏ mọn, chúng ta có thể khiến cho họ xa lánh con đường mà chúng ta đương theo đuổi.

           Quí huynh hãy tìm những dịp phát-triển các đức tánh mà quí huynh không có, và chắc-chắn quí huynh sẽ gặp những dịp đó.  Chính sự tỉm kiếm nầy giúp quí huynh tập-trung thần-trí vào những sự thực-tại,--- trong giữa những tình thế của cuộc đời.  Cái trường huấn-luyện và rèn tập quí huynh, chính nó ở trong đời sống của quí huynh.  Nếu quí huynh không tìm thấy nó ở trong đó thì quí huynh không còn thấy nó ở đâu nữa.  Hãy rán hiểu những nỗi thăng-trầm đã trải qua và hãy lợi-dụng chúng mỗi khi chúng hiện ra.  Cứ sau một giai-đoạn làm việc vô cùng bận rộn, lại kế tiếp đến một thời-kỳ nghỉ-ngơi an-tịnh, xa hẳn thế-gian náo-nhiệt.  Những kẽ không thông-hiểu, than-phiền về những sự thay đổi nầy.  Khi được gọi đi làm việc thì họ nuối-tiếc sự thanh-nhàn nghỉ-ngơi ; được đặt để vào chốn nghĩ-ngơi yên-tịnh thì họ lại đòi hoạt-động.

          Người khôn-ngoan thì biết rằng mỗi tình-thế điều có cái giá-trị của nó.  Mỗi khi ở vào trong tình-thế nào thì y cố-gắng học hỏi những bài học của tình-thế đó và không mong-mỏi thay đổi hoàn-cảnh.  Không bao giờ mong muốn cái điều không có, không xua đuổi cái gì hiện đang có ; đó là cái phương-thức của người Sanh-viên thực-sự học hỏi đời sống.

          Hãy lấy công việc Phụng-Sự làm lý-tưởng.  Nếu quí huynh học hỏi thì phải mến sự hiểu-biết, nhưng cũng phải học hỏi để dạy-dỗ những ai không biết.  Nếu quí huynh Thương-yêu thì hãy thương-yêu người mà quí huynh tận-tâm trìu-mến cho hết lòng, nhưng xin đừng bao giờ quên rằng năng-lực thương-yêu phải lan rộng khắp vạn-vật.  Nếu quí huynh làm việc. hãy tìm thấy nguồn vui trong sự hoạt-động có tánh-cách sáng-tạo, nhưng xin hãy coi công việc mình làm như một sự công-tác với THƯỢNG-ĐẾ, Ngài là người thợ duy-nhất cải-thiện thế gian và làm cho nòi-giống tiến-hoá ; nếu không thì sự hiểu biết, lòng sùng Đạo, sự hoạt-động, có thể trở-thành những xiềng-xích, trói chặc quí-huynh vào quyền-lợi của bản-ngã thấp hèn, chớ không còn là những dây liên-lạc, có thể nâng quí huynh lên cao trong bầu không-khí rộng-rãi của Lương-thức cao-siêu.

LÒNG SÙNG-ĐẠO hay là SÙNG-TÍN

          Đức Bà A. BESANT nói : “Tôi thường nghe câu hỏi nầy : Tôi phải làm thế nào để phát-triển lòng Sùng-Tín” ?

          Sau đây là những lời giải-thích của Bà :

          Làm thế nào để phát-triển lòng Sùng-Tín ?

          Muốn có lòng Sùng-Tín thì trước nhứt ta phải thương-mến và tận-tâm đối với những bực Trưởng-thượng mà ta gặp trong đời sống hằng ngày.  Đó là mầm giống đầu-tiên của một mối cảm-xúc lớn lao hơn nữa sau nầy.

          Ta thương-mến mọi người mà ta cảm biết là cao-thượng hơn ta và trau-dồi tình-thương đó cho được trong sạch.  Ta hết lòng tìm thế giúp-đỡ người, đủ mọi phương-diện, một cách kín-đáo, không bao giờ trong mong y trả ơn hay là biết ơn, nhưng ta giúp-đỡ vì có lòng thương nên giúp mà thôi.  Như thế ta diệt-trừ được ý muốn chiếm-hữu và lòng khao-khát được thụ-hưởng sự đền-bù ; điều nầy làm cho tình-thương trở nên nhơ bợn vì vấy bùn dơ.  Ta tìm thế hành-động một cách âm-thầm, không phô-trương cho ai biết rằng mình đã làm điều đó, chỉ vui thích cho ra là đủ rồi.

          Vui hưởng tình-thương của người ta báo-đáp lại không phải là một điều quấy hay là có tai-hại.  Không ai ngăn cản chúng ta, không cho chúng ta vui thích khi ta gặp lại người mà ta thương yêu : điều nầy không phải là một chuyện ích-kỷ.

          Chơn-Sư tỏ ra vui lòng khi Ngài thấy các Đệ-tử thương-yêu và tôn-kính Ngài.

          Chính Lòng-thương là món lễ-vật duy-nhứt mà con người có thể dưng lên cho các vị Thượng-Đế.  Các Ngài dùng tình-thương nầy vào chỗ nào đâu, nhưng các Ngài vẫn cúi xuống đặng  nhận-lãnh nó.  Việc nầy không khác nào :

          “Làm như mặt trời cần phải cám ơn ta”

          “Khi ta để cho ánh-sáng rọi vô nhà”.

          Khi chúng ta có thể hy-sinh một cách thung-dung và vui-vẻ như vậy, mặc dầu người ta biết hay không biết, cám ơn hay không cám ơn, thì tới chừng đó, chúng ta không còn sợ lòng thương của kẻ khác biểu-lộ với chúng ta làm cho chúng ta trở nên ích-kỷ.  Nhưng mà ngày nào mà chúng ta chưa được như thế thì ngày đó chúng ta nên phân-tách kỹ-lưỡng động-cơ của chúng ta và tìm cách rửa lòng cho trong sạch.

          Chúng ta đừng quá lo sợ lòng quá thương yêu nếu nhờ đó mà chúng ta vun-trồng được tình bác-ái vị-tha.  Sức mạnh của tình-thương, cũng như tất cả những vật có sự sống, nhờ sự luyện-tập mà phát-triển càng ngày càng nhiều.  Trái lại nó sẽ héo mòn nếu nó không hoạt-động.

          Chúng ta nhận-thức lần lần Chơn-nhơn nơi những kẻ mà chúng ta thương-yêu ; chúng ta quí trọng Đền-thờ vì lòng ta yêu báu-vật của nó chứa đựng và để chiếu sáng trước mặt chúng ta.  Chúng ta sẽ thờ-ơ với cái vỏ bên ngoài để đi đến Con Người nội-tâm, tức là Ngôi thứ Ba (Manas) nhập với Ngôi thứ Nhứt (Atma), xuyên qua Ngôi thứ Nhì (Bouddhi) 

          Kẻ nào có thể thương-yêu đậm-đà và tận-tụy với một người bạn thì sẽ mở-mang được sự Sùng-Bái cao-thượng khi mà anh gắng-sức đạt được nó.  Và anh bắt đầu hiểu được đôi chút về “Chơn-Sư là sao ?” và lòng Sùng-Bái của anh sẽ hướng về Ngài.

PHƯƠNG-PHÁP LUYỆN-TẬP

          Vì thế muốn thành một người Bhakta (người sùng đạo hay yêu thương) thì phải Tham-thiền về đấng Chơn-Sư và cố-gắng hình-dung Ngài.

          Tình-trạng nầy không nên tự ép buộc cho có được, nó phải nảy-sanh một cách tự nhiên thì Sanh-viên mới tiếp-xúc được với Ngài trong Nội-tâm và Ngài thành ra một sự thật đối với anh.

          Tuy-nhiên người ta có thể giúp cho nó phát-triển :

          a)---bằng cách Suy-nghĩ đến những đoạn miêu-tả những đức-tánh của đấng Chơn-Sư trong quyển “Tiếng-Nói vô-thinh” (La voix du Silence).

          b)---bằng cách Tham-Thiền những đoạn tiết-lộ tư-cách của đấng Shri Krishna (Đức Sư-Phụ lý-tưởng) trong quyển Thánh-kinh Bhagavad Gita.

          c)---bằng cách suy nghĩ về nghị lực,

                                                       về tánh Dịu-dàng âu-yếm

                                                        về đức Minh-Triết,

                                                        về lòng Từ-Bi,       

 tất cả phải tăng-cường đến mức-độ cực-điểm, Hiện Thân nơi người Toàn-Thiện ,

          d)---bằng cách duy-trì Trí óc trong trạng-thái yên-tịnh và tìm thế vượt qua Trí-óc với một tấm lòng mong-mỏi nhiệt-liệt để gặp mặt Chơn-Sư.

          Sự giao-thiệp và chuyện-trò với những người Sùng-Đạo thường phát-sanh lòng Sùng-Bái.  Cũng như một ngọn lửa nầy do một ngọn lửa khác sanh ra, một tâm-hồn nầy nhờ tiếp-xúc với một tâm-hồn khác mà trở nên nhiệt-thành.

          Đức Shri Krishna có nói :

          “Các bực Hiền-Triết say mê trong sự Sùng-Bái Ta.  Trong tinh-thần họ chỉ có Ta mà thôi.  Đời sống của họ ẩn-tàng nơi Ta.  Người nầy soi sáng người kia, luôn luôn họ nói tới Ta, họ toại lòng và vui-vẻ, ( Bhagavad Gita X, 8-9 ).

          Ở Đông-Phương, người ta luôn luôn khuyên nhủ Sanh-viên nên tìm kiếm những bậc Đạo-Đức và nghe những lời Họ nói, để nhờ đó mà khêu gợi một đốm nhỏ yêu-đương và nhiệt-thành cho cháy bừng lên, đặng thành một ngọn lửa to.  Chỉ có một Tâm hồn mạnh-mẽ, cương-quyết mới giữ được lòng nhiệt-thành trong cảnh cô-đơn, còn vị Tân Tín-đồ tốt hơn là không nên bỏ qua một cơ-hội nào để tăng-cường nguyện-vọng của mình bằng cách lân-la với những kẻ đồng một chí-hướng.

MỘT PHƯƠNG-PHÁP CHẮC-CHẮN HƠN HẾT

          Trong tất cả những phương-pháp để nhen-nhúm lòng Sùng-Bái, có một phương-pháp chắc-chắn hơn hết là :

          a)---Tuân theo ý-chí của Chơn-Sư trong đời sống hằng ngày.

          b)---Làm tròn nhiệm-vụ như một sự hy-sanh đem hiến-dâng cho Ngài.

         c)---Nhận-lảnh mọi sự đau-khổ như  : một phương-thế tinh-luyện Phàm-nhơn để được xứng-đáng đứng trước mặt Ngài.

          d)---Ra ngoài đời chỉ để thật-hành Ý-chí của Ngài.

          f)---Hiến cho Ngài tất cả nghị-lực và quyền năng của mình.

         j)---Xem tất cả những sự vui-thích điều vô-vị, khi mà còn một bức màn che khuất không cho ta thấy Ngài.

          g)---Và cho mọi công việc để thực-hành Ý-chí của Ngài điều là thú-vị.

          Sự Sùng-bái thực-tiễn tuyệt-đối của một Tâm Hồn như thế, lâu ngày sẽ phá tan bức rào dựng lên bởi huyễn-tưởng và vô-minh giữa kẻ Chí-nguyện và Chơn-Sư và tới chừng đó vị Đệ-tử mới biết được cái Hạnh-phúc vượt qua ngoài sức hiểu-biết phàm-tục.

          Nhiều người sẽ cho sự miêu-tả trên đây là thái-quá và tình-cảm như thế là quá-đáng.

          Đúng vậy, nhưng chúng ta muốn sống một cuộc đời siêu-phàm.  Vậy thì mấy vị ấy hãy hấp-thụ giáo-lý về mặt lý-trí tùy theo sức họ, họ hãy sống cách nào cho cao-thượng hơn-hết, họ hãy giữ đúng theo lý-tưởng và thực-hiện một cuộc đời trong sạch và vị-tha, họ sẽ tiến bước một cách thích-đáng với tinh-khí họ.  Tuy nhiên, sau nầy có lẽ họ cũng có nguyện-vọng tìm kiếm Lạc-Y, (Anandamayamosha-Robe de Joie) và mặc vào ; (đây là cách nói bóng-dáng về một trạng-thái tinh-thần thuộc về cõi Bồ-Đề hay là Kim-Thân).  Dầu sao họ cứ đi theo con đường thích-hợp nhất với họ, nhưng mà họ chớ khiển-trách hay khinh-bỉ những Huynh-Đệ  theo đuổi con đường Sùng-Bái.

          Tất cả chúng ta điều có vài điều có thể đem dạy lại kẻ khác mà trái lại cũng còn có nhiều điều cần phải học hỏi thêm nữa và đức Khoan-dung là một trong những đức-tánh mà kẻ Chí-nguyện là Đệ-tử phải có.

 HAI MẨU NGƯỜI SÙNG-TÍN

          Có hai mẫu người Sùng-Tín  :

        a)---Mẩu thứ nhứt là những người Sùng-Tín thụ-động.

          b)---Mẩu thứ nhì là những người Sùng-Tín hoạt-động.

          Đặc-tính chung của hai mẫu nầy là : Lòng mến-yêu tập-trung về Đấng mà họ tôn sùng thờ-phượng.  Tuy-nhiên họ khác nhau về điểm nầy : người thụ-động cảm-thấy một niềm vui triệt-để trong sự chiêm-ngưỡng.  Còn người hoạt-động thấy một sự vô-cùng vui vẻ trong công việc phụng-sự Đấng mình tôn-sùng.  Hai hạng người nầy điều có thể là những người thông-minh, nhưng sự thông minh nầy luôn luôn phụ thuộc vào cái năng-khiếu chánh-yếu là tôn-sùng.

          Ở nơi họ, cội rễ của đời sống ở trong trái tim chớ không phải ở trong trí óc.  Họ sống trong những mối cảm-xúc của họ.  Họ tiến lên cao bằng Trực-giác chớ không phải bằng sự Hành-động hay là Ý-chí.

I

MẨU NGƯỜI SÙNG-TÍN THỤ-ĐỘNG

           Người ta thường gặp những người Sùng-tín thụ-động ở Ấn-Độ hay là trong nhóm người Thần-bí của cơ Đốc giáo.

           Người Sùng-tín Ấn-Độ tham-thiền hằng giờ trong niềm hoan-hỉ cực-lạc.  Họ lìa xa quả Địa-cầu vì họ tập-trung tư-tưởng vào Thượng-Đế hay là Sư-Phụ họ.  Không bao giờ họ tách rời các Ngài ra khỏi sự tôn-sùng của họ vì Sư-Phụ hợp-nhứt với Thượng-Đế và Thượng-Đế sáng-chói nơi Sư-Phụ.  Đời sống của họ là chiêm-ngưỡng, tôn-sùng và ca-ngợi, xưng-tụng trong trạng-thái xuất-thần.  Đối với những người ở chung-quanh thì họ dịu-dàng, âu-yếm hay chìu-chuộng, hay giúp-đỡ, luôn luôn sẵn-sàng dìu-dắt.  Đó là những vị Thánh và những nhà Thần-bí.  Họ tự coi như quá đỗi hèn-mọn để cảm được cái niềm vui càng mãnh liệt hơn khi họ chiêm-ngưỡng Chúa họ, khi họ quì dưới chơn Ngài.

          Những Dòng tu kín trầm-mặc của Cơ-Đốc-giáo La-mã, lấy một tấm lòng Sùng-Đạo như thế làm lý-tưởng, vì họ cũng muốn chịu-đựng trong sự kín-đáo những tội-lổi và đau-khổ của thế gian.  Họ đem nước Cam Lồ tưới cho tất cả những vết thương mà không muốn cho những người được họ săn-sóc trong cảnh-giới tinh-thần, thiêng-liêng biết đến họ.

          Mong rằng không một ai coi thường sự hy-sanh của họ, khinh-khi cách phụng sự của họ.  Tất cả những người như thế trong các cấp bực, trong các Tôn-giáo, ở khắp mọi nơi hợp-thành một cơ-quan duy-nhất.  Đó là Trái-Tim của lòng Sùng-Tín Thuần-khiết và cần-thiết cho đời sống Tinh-thần của thế-gian.

II

MẨU NGƯỜI SÙNG-TÍN HOẠT-ĐỘNG

          Hạng người nầy chia sớt với người Sùng-Tín thụ-động sự cần phải chiêm-ngưỡng trong sự trầm-lặng Đấng mà họ thờ-phụng, nhưng họ coi đó như là một sự nghỉ ngơi, một niềm khuyến-khích.

          Người Sùng-Tín hoạt-động không muốn ở mãi trong đền-thờ, nhưng thỉnh-thoảng tới đây :

          a---để tìm cảm-hứng và niềm an-ủi trong các bóng tối mát-mẻ của những cửa tò vò hình vòng cung.

          b---trong những hương-thơm của trầm nhang.

          c---trong những điệu du-dương của âm-nhạc.

          d---và nhất là trong sự hiện-diện của Đấng Thiêng-liêng.  Ngài thấm-nhuần mọi vật, khiến cho :

Bóng tối được mát-mẻ,

          Trầm nhang được thơm ngát,

                              Âm-nhạc có uy-lực phấn-khởi lòng người.

           Nhưng nếu cần tới thời-kỳ nghỉ-ngơi yên-tịnh như thế thì : cái cách tự phát-biểu cao-cả của anh, cái niềm vui sâu-kín nhứt của anh là thực-hiện ý muốn của Đấng mà anh thờ-phượng mến-yêu :

         ---trong một sự cộng-tác tràn đầy nhiệt-tâm hoan-hỉ với Ngài.

          ---trong cái cảm-giác được Hợp-Nhất với Ngài ;

          ---được trở nên một phần-tử của Đấng Cao-cả mà anh mến-yêu.

           Nếu mà họ sống trong thời-đại mà người ta hành-hà và ngược-đãi những người khác Đạo thì họ vừa đi, vừa ca hát khi lên giàn hỏa, không có một chúc chi nao-núng.  Họ tử vì Đạo mà không hề nhận-thức được cái trạng-thái hấp-hối lâm-chung của mình trong một niềm vui xuất-thần được hiệp-nhứt với Chúa mình.

LÚC ĐẦU-TIÊN HỌ LÀ NHỮNG NGƯỜI THẾ NÀO ?

          Lúc đầu-tiên họ là những người có niềm âu-yếm mãnh-liệt, có bản-tính quyến-luyến.  Khi còn là trẻ thơ, họ yêu-mến tôn-thờ một người bạn lớn hơn nhưng thường ở rất xa.  Một lời nói, một nụ cười của người bạn làm trái tim họ rộn-rực vì sung-sướng.  Tuy không biết gì về điều nầy cả, họ sẽ được Chơn-nhơn của họ dẫn họ đến công việc và cách giải-trí làm phát-triển những đức-tánh cần-thiết sau nầy, hiện giờ còn ẩn-tàng nơi họ.

          Khi lý-tưởng của họ thay đổi thì chính họ cũng thay đổi, lý-tưởng của họ phụng-sự cái gì thì họ cũng tìm cách phụng-sự cái nấy.

CÁC HÀNH-ĐỘNG CỦA HỌ

           Mắt luôn luôn châm-chú nhìn Đấng mà họ thờ-phượng, sùng-bái ; họ lấy làm vinh-hạnh mà bắt-chước Ngài, không phải trở nên cao cả, nhưng mà để giống hệt Đấng mà họ thờ-phượng.

          Sau cùng, cái lý-tưởng thật-sự của họ bắt đầu ban rải ánh-sáng lên họ, tuy rằng cái mặt thực của lý-tưởng hãy còn bị giấu-kín.

          Họ sẽ dần-dần biết được những đức-tánh cần-thiết cho người Đệ-tử và cố-gắng hoạch-đắc chúng.  Họ nóng lòng đi trên con đường Đạo để đến gần Sư-Phụ và theo khăn-khít những bước chơn của Ngài đi.

          Họ không lưu-tâm đến sự thâu-nhận những Môn-đồ nếu không phải là để dắt-dẫn mấy người nầy đến một sự vinh-quang hơn địa-vị hiện thời của chúng.

          Họ muốn có ý-chí, muốn có sự hiểu-biết, nhưng luôn luôn để tặng sự vinh-quang của Chúa họ, để Phụng-sự Ngài một cách đắc-lực hơn và để được Hiệp-nhứt hơn với đời sống của Ngài.  Mỗi sự hoạch-đắc của họ đều được coi như là một phương-tiện để thờ-phượng chớ không có  một giá trị nào khác.

          Họ tiếp đón nồng-nhiệt mỗi người Tân Tín-Đồ, vì đó là thêm được một người đến thờ-phượng trước bàn-thờ của Đấng mà họ mến-yêu tôn-kính.

          Lòng ích-kỷ, tánh ganh-ghét, sự độc-quyền, các tật xấu đó trong tình-yêu thuộc về cảnh-giới thấp sẽ tiêu tan trong cái ý-muốn nồng-nhiệt làm cho mọi người biết đến sự tôn-sùng Ngài, thờ-phượng Ngài.  Giống như con chim sơn-ca, trong khi lao mình bay vút lên trời xanh, cho trái đất dưới thấp biết được vẻ huy-hoàng của vầng Thái-Dương không bị mây che phủ, người Sùng-tín xưng-tụng, ca-ngợi cái vinh-quang của Thần-Tuợng mình, kêu gọi những kẻ khác, dầu ở quốc-gia nào, ở Tôn-giáo nào, ở giai cấp nào, đến chiêm-ngưỡng sự vinh-quang biểu-lộ của Chúa y giáng-lâm trong một hình-hài, để tới nhập học với y mà ca-ngợi và xưng-tụng Đức Thượng-Đế giáng-lâm.

CON ĐƯỜNG SÙNG-TÍN DẮT ĐI ĐẾN ĐÂU ?

          Con đường Sùng-tín thường dất-dẫn những khách lữ-hành đi trên đó đến Khu-bộ của những vị Giáo-chủ nhân-loại mà vị Thủ-lãnh là Đức Bồ-Tát,  Đức Bồ-Tát hiện-kim, các đức Chơn-Sư K.H., D.K. và Jésus.. đã theo con đường nầy.  Đức K.H. sẽ thành vị Bồ-Tát vị-lai, tức là vị Bồ-Tát của giống dân chánh thứ sáu, trong sáu, bảy trăm-năm nữa.  Đó cũng là con đường của đức Jinarajadasa, của đức G.S. Arundale và của Alcyone.

          Cũng có vị đã thành-đạo hoạt-động dưới sự điều-khiển của các vị Nirmanakayas và gia-nhập vào cấp bực của các Ngài, luôn-luôn tuôn thần-lực vào cho đầy những Kho dự-trữ thiêng-liêng, để cho những người làm việc sốt-sắng tới đó lấy những phương-tiện để cứu-giúp nhơn-loại.  Các Ngài là những tia-sáng mặt trời, những làn mưa dịu-dàng khiến cho thế-giới tinh-thần đâm chồi nẩy lộc, những vị trầm-tĩnh ban phước lành cho khẻ khác, và cũng được kẻ khác ca-tụng công-đức.

          Nhiều vị Đệ-tử Phật thuở xưa đã gia-nhập vào hàng-ngũ của những vị Nirmanakayas.

QUYỄN BẢY

TINH-THẦN AN-PHẬN

TÁNH KÍN ĐÁO—TÁNH ĐÚNG ĐẮN

1971

TINH-THẦN AN PHẬN

        Sách DƯỚI-CHƠN-THẦY đã giải rành-rẽ về điều nầy trong chương “AN-PHẬN” : “Phải vui lòng trả quả của con, dầu cách nào cũng vậy.  Phải nhận lảnh sự đau-đớn khổ-sở như một sự vinh-diệu, vì nó chứng-minh rằng : Các đức NAM-TÀO BẮC-ĐẨU thấy con đáng giúp đở”.

        Lẽ dĩ-nhiên muốn có tinh thần An-Phận thì phải thật biết cái nào là định-mạng, cái nào là tự-do ý-chí, tức là thông-hiểu luật Nhân-Quả một cách rành-mạch.

        Định-mạng hay là số-phận của ta kiếp nầy, vốn do ta đã tạo ra trong nhiều kiếp trước và nhứt là kiếp mới rồi, ấy là Quả-muồi phải trả, không thể nào tránh khỏi.

        Ta lấy thân-hình Nam hay Nữ, phải sanh vào một gia đình thuộc về quốc-gia nào, chủng-tộc nào, được thương yêu chìu-chuộng hay là ghét bỏ hành-hạ, sức khoẻ dồi-dào hay suy-kém, trí-hóa minh-mẫn hay u-mê đần-độn, thân-thế ta, sự-nghiệp ta và những cơ-hội đưa đến, dầu tốt hay xấu, vốn do nghiệp-quả của ta gây ra với một số người khác, chớ nào phải tại Tạo-hóa bất-công trong sự sanh-sản cho nên mới có những người tài ba lỗi-lạc, cao sang quyền-quí và những kẻ tầm-thường ngu-dại, dốt-nát, bần-hàn, khổ-cực.

         Chúng ta ở trong một thế-giới do Định-Luật chi-phối thì những điều trái-ngược đó không thể nào lại xảy ra được bao giờ.

         Nếu đúng ngày trái mới chín muồi và rụng xuống thì phải đúng ngày giờ, chúng ta mới trả cái gì mà trước kia chúng ta đã vay.

         Nhưng thường thường con người hay than thân, trách phận, đổ lỗi cho Trời Đất, tại sao sanh mình ra thua sút chúng bạn, chớ ít khi nhìn-nhận tại nhiều kiếp trước mình đã vụng đường tu, nghĩa là những hành-vi của mình dữ nhiều lành ít, cho nên mới tạo ra hoàn-cảnh hiện-tại.

         Chúng ta đã gieo thì bây giờ phải gặt, giống nào theo giống nấy.

Sự An-Phận cắt-nghĩa theo Huyền-Bí-Học.

          Nhưng mà tại sao chúng ta phải An-Phận ? Bởi vì khi chúng ta vui lòng nhận-lãnh nghiệp-quả thì cái Vía chúng ta giãn ra, lớn hơn trước nhiều, màu sắc lại thêm xinh-đẹp, tư-tưởng chúng ta lại vô trí của những người ở chung quanh làm cho họ thêm phần phấn-khởi.

          Trái lại khi những sự khó-khăn, đau khổ (1)  [(1) Chớ nên tưởng rằng mổi lần chúng ta bị đau-khổ là tại kiếp trước chúng ta đã gieo những nhân chẳng lành.  Không phải luôn luôn như vậy đâu.  Cũng có thể ngày nay chúng ta bị nhiều người khác làm cho bị đau-khổ vì một lý do nào đó, hoặc tánh ích-kỷ hay là quyền-lợi cá-nhân của họ, cũng có khi bị ta tính-toán sai lầm.  Muốn tìm ra nguyên-nhân đầu tiên, do ở kiếp hiện-tại hay ở kiếp quá-khứ thì phải mở tới Huệ-nhãn xem xét.  Chúng ta chớ nên ức-đoán điều chi cả.  Gặp đau-khổ thì cứ lo giải-trừ mà thôi. ] đưa tới mà chúng ta buồn-bực, than-van thì cái Vía chúng ta thắt lại làm cho trái tim ta nhiều khi bị đau nhói,---tư tưởng chúng ta lại còn gây ra những sự phiền-hà nóng-giận cho những kẻ ở gần bên chúng ta, vì bởi tư-tưởng truyền-nhiễm.

          Thế thì trong lúc chúng ta chưa trả hết quả cũ mà lại còn đương-nhiên gây thêm những quả xấu mới khác nữa.

          Cứ tiếp-tục như vậy mãi từ kiếp nầy qua kiếp kia, biết tới chừng nào chúng ta mới thoát đọa Luân-hồi dưới trần-thế.

          Một lẽ khác nữa : Lòng bất-mãn làm nảy sanh ra trong Trí và Vía những lằn rung-động rối-ren, không đều-đặn, khiến cho hào-quang của hai thể nầy chớp-chớp như run-rẩy, nó xua đuổi một cách hung-hăng những ảnh-hưởng tốt lành đến gần con người.

          Những lằn rung-động của những ảnh-hưởng tốt lành thì điều-hòa và có tiết-điệu.  Khi đụng vào các lằn rung-động như gió lốc của cái Vía và Cái Trí, thì chúng bị đẩy lui ra ngoài xa.

          Những lằn rung-động xấu-xa nầy lại còn hấp-dẩn những lằn rung-động của những tinh-chất u-buồn, làm tăng thêm cái tai-hại đã có sẵn.

          Còn sự An-phận phóng ra những lằn rung-động điều-hòa và dịu dàng.  Trái với những lằn rung-động chậm-chạp, chúng hấp dẩn những tinh chất tinh-anh và đem vào mình những ảnh-hưởng vui-tươi, tốt lành làm cho cái Vía và cái Trí trở nên xinh-đẹp.

          Hiểu được sự An-Phận về phương-diện huyền-bí thì con người phải vui lòng trả quả.

 Và AN-PHẬN có nghĩa là :

           Chẳng oán Trời, trách Đất, giận vật, hờn người, mà chỉ lo thanh-toán những mối nợ-nần đã vay khi xưa mà thôì.

           Khi chúng ta có được đặc-ân kết thúc sổ kế-toán ghi những mối nợ-nần thiếu ở tiền-kiếp, khi chúng ta đã trang-trải xong những món nợ ấy thì từ nay, đã lật qua một trang mới của cuốn “Bộ-Đời lớn” nơi đó không còn thấy những lổi-lầm của dĩ-vãng nữa.

PHẢI CẢI-TẠO HOÀN-CẢNH

           Chúng ta phải có tinh-thần An-Phận.  Đúng vậy, tuy nhiên An-Phận không phải cứ ở mãi một chỗ không dám hoạt-động để sửa đổi hoàn-cảnh; đừng nói ; tại Trời sanh tôi như vậy thì tôi phải chịu chớ biết làm sao bây giờ.  Hiểu An-Phận như thế thì rất sai lầm.  Có Định-mạng mà cũng có Tự-do ý-chí đặng cải-thiện đời sống của ta và đồng thời cũng tạo ra hoàn- cảnh của kiếp sau nữa.

          Kiếp nầy là kết-quả kiếp trước, còn kiếp sau là kết-quả của kiếp nầy.  Ta hiểu chậm thì đừng biếng-nhác, cứ lo học hỏi ngày nầy qua ngày kia, trí-hoá ta sẽ mở-mang lần lần.

          Ta yếu-đuối thì phải giữ đúng phép vệ-sanh, dùng thuốc men đặng bồi-bổ sức lực và năng tập thể dục đặng trở nên tráng kiện.  Về phương-pháp tập-luyện thì phải tùy thuộc tuổi-tác, sức khoẻ và công việc hằng ngày, điều nầy, mỗi người đều mỗi khác nhau.

          Ta không được khá-giả thì phải cần-cù làm việc và tiện-tặn---không phải hà-tiện,---không tiêu-xài vô lối thì trong một thời gian sau ta có thể đủ ăn, đủ mặc.

          Ta cứ lo tập-rèn tánh-nết cho thật tốt, bằng cách sửa đổi tư-tưởng, lời nói và việc làm của ta ra chơn-chánh.  Ta cố-gắng không ghen-tỵ, không ích-kỷ và sẵn sàng giúp-đỡ bất-câu là ai, tùy khả-năng và phương-tiện của ta.

          Đó là những yếu tố giúp chúng ta cải-thiện được phần nào số-mạng của ta kiếp nầy và còn tạo ra nhiều ảnh-hưởng tốt đẹp cho kiếp sau nữa.

          Chúng ta phải bắt-chước những ghe bầu chạy cấn : gặp gió ngược mà vẫn giương buồm chạy tới được.  Mới nghe qua thật là phi-lý, nhưng đó là sự thật, một trăm phần trăm,---tôi đã thấy chuyện nầy tận mắt nhiều lần rồi.

Sự An-Phận của cách Sanh-viên Huyền-Bí Học

          Tôi vẫn biết : những cơ-hội để học-hỏi Huyền-Bí-học theo bề ngoài có nhiều cách.  Những Sanh-viên cư-trú tại đô-thị được dự những cuộc hội-hộp có kỳ-hạn đều đều để thọ-lãnh tất cả những giáo-huấn cần-yếu.

          Những Sanh-viên ở đồng-quê không được hưởng ưu-thế đó và những người sống lẻ-loi, tản mác, chỉ nhờ có thơ tín để học hỏi mà thôi.

          Nhưng số-phận của mổi người đều do nghiệp duyên định-đoạt, và sự bất-mãn làm cho tất cả những sự giúp-đỡ khác phải bị đẩy lui mà không đến được.

          Chúng ta nên hiểu rằng : Sanh-viên nào chuẩn-bị đầy-đủ thì trong lúc tham-thiền ân-huệ sẽ ban xuống, và ban đêm trong lúc ngủ, sự giáo-huấn cũng thường đưa đến cho cái Trí, hoặc giả, Sanh-viên cũng có thể đi tới một chỗ kia để học hỏi chung với các bạn, mặc dầu sáng ra thức dậy không nhớ chi cả.

          Sự cô-đơn không làm trở-ngại những phương-thế giúp-đỡ, nhưng mà lòng bất-mãn dựng lên một bức tường không thể vượt qua được.

          Còn muốn hiểu cặn kẽ tại sao “phải vui lòng nhận lãnh sự đau-đớn khổ-sở như một sự vinh-diệu vì nó chứng-minh rằng các đức Nam-Tào Bắc-Đẩu thấy con đáng giúp đỡ”, xin quí bạn đọc quyển Giảng-Lý DƯỚI CHƠN THẦY, đoạn AN-PHẬN, và quyển CON ĐƯỜNG CỦA NGƯỜI ĐỆ-TỬ, từ trương 92 : d) Đức-tánh thứ tư : TITIKSHA cho tới câu chót” y có thể đạt được cái đức-tánh thứ năm của thể TRÍ, đó là SHRADDHA, chương 97.

BỀN-CHÍ

          Một ngày kia Đức Bà Blavatsky nói với một cô Sanh-viên thân-mến như vầy : “Em ơi! Em phải uống cho cạn ly rượu bền-chí, không chừa, một chút cặn nào mới được”.

          Người ta có thể đem lời nầy lập lại cho mổi Sanh-viên huyền-bí học.

         “Trong khoa Huyền-bí-học, hầu hết những công-việc tạo-tác đều thật-hiện một cách âm-thầm, kín đáo, Sanh viên không biết mình đã tiến tới đâu về các phương-diện cao-siêu, cho đến khi bức màn vén lên một cách thình lình.

Lúc bấy giờ anh mới thấy được trình-độ tiến-hoá của anh và đoạn đường của anh đã vượt qua trong những năm không thấy kết-quả ra sao, và đã đi tới đâu rồi.”

          Luôn luôn trong lúc đầu tiên, chúng ta có khuynh-hướng yêu-cầu những huấn-thị mới, xin cho được những sách mới, những giáo-huấn mới và giảng-giải mới.  Chúng ta có cái cảm-tưởng rằng chúng ta chỉ được tiến-bộ là khi nào chúng ta có được cái gì mới và không thể đem chia sớt cho kẻ khác ở ngoài.  Đó là một cảm-tưởng sai lầm, sản-phẩm của Rojas, (động-tác của giác-quan) và thường có nhiều vô-minh trong đó.

          Nên biết cái thói quen thông-thường của người đời là cái chỉ cũng muốn biết, nhưng biết một cách qua loa vậy thôi, chớ ít khi chú-trọng đến vấn-đề nào đi sâu vào vấn-đề đó.

          Người học Đạo phải tránh điều nầy.

          Sự tiến-bộ do nơi sự đồng-hóa mà có, chớ không phải do nơi sự hấp-thụ suông mà được. Những người xin những giáo-huấn mới thường không phải là những người đã đồng-hoá những giáo-huấn cũ.

          Sanh-viên còn phải nghiên-cứu những sách vở có chứa một giáo-huấn mới và thực hành cho kỳ được, mặc dầu những giáo-huấn đó đã phô-bày trước mắt đại-chúng, nhưng vẫn còn nhiều giá-trị mà ít người nhận ra.

          Tỷ như   Sanh-viên phải hiểu rõ những lời dạy trong những quyển sau nầy :

          1---Những luật căn-bản của Thông-Thiên-Học (Lois fondamentales de la Théosophie).

          2---Con người và những Thể của nó (L’homme et ses corps)

          3---Cõi Trung-giới (Plan Astral)

          4---Cõi Thượng-giới hay Thiên-Đường (Monde Céleste).

          5---Nhân-Quả (Karma).

          6---Luân-Hồi (Réincarnation).

          7---Trước thềm Thánh-Điện (Vers le Temple).

          8---Con Đường của người Đệ-tử (Le Sentier du Disciple)

          9---Những nguyên-lý Thông-Thiên-Học, dịch ra tiếng pháp là Evolution occulte de l’humanité (Sự tiến hoá huyền-bí của nhân-loại)

        10---Cái Phách (Double éthérique).

        11---Cái Vía (Corps astral)

        12---Cái Trí (Corps mental)

        13---Nhân thể (Corps causal).

        14---Thái-Dương hệ (Le système solaire)

                Ngoài ra còn 7 cuốn nữa, quí vô giá :

         1---Những Luân-xa (Les Chakras)

         2---Huyền-Bí-Học trong thiên-nhiên (L’Occultisme dans la nature---2 quyển).

         3---Khía cạnh huyền-bí của Sự-Vật (Le côté cache des choses)

         4---Tâm-thức học (Etude sur la Conscience).

         5---Giảng-lý  DƯỚI CHƠN THẦY (commentaires sur Aux Pieds du Maitre).

         6---Giảng-lý  TIẾNG NÓI VÔ-THINH (Commentaires sur La Voix du Silence).

         7---Giảng-lý   ÁNH-SÁNG TRÊN ĐƯỜNG-ĐẠO (Commentaires sur La Lumière sur le Sentier)  (1) [ (1) Còn nhiều quyển viết bằng Anh-văn chưa dịch ra tiếng Pháp].

           Bốn quyển đầu tiết-lộ nhiều sự bí-mật huyền-bí.

           Ba quyển sau để đào-tạo các Đệ-tử Chơn-Sư.

           Sự nhẫn-nại để học-hỏi của Sanh-viên thêm vào do sự Tham-thiền hằng ngày sẽ chóng mở rộng quan-điểm của anh về cuộc đời và rèn tập anh về phương-diện Huyền-bí-học.

TÁNH KÍN-ĐÁO

          Các nhà Huyền-bí-học và các nhà Thần-bí-học đều công-nhận rằng : “Cái lưỡi là phần-tử cứng đầu, kỳ khôi, bất phụng-tùng”.  Kiểm-soát nó là một điều tối quan-trọng.

          Khi xưa, qui-luật của trường Pythagore bắt buộc thí-sanh phải nín-thinh trong một thời gian hai năm---có khi kéo dài tới 5 năm---chỉ được nghe lời của Thầy giảng-giải chớ không được phép hỏi-han chi cả.  Điều nầy có 2 điều lợi : dinh-dưỡng luân-xa ở yết-hầu và tập cho sanh-viên quen tánh ít nói, kín-đáo, và phải suy-nghĩ kỹ-lưỡng trước khi mở lời.

          Chúng ta đã từng thấy ở ngoài đời, tánh hay nói không kín-miệng được, và thường sanh ra những chuyện thù-oán, bất-hoà, có khi đem tai-họa vào thân.

          Trong đường Đạo còn có nhiều sự nguy-hiểm lớn-lao hơn nữa.  Tỷ như sự luyện-tập thân-thể là việc riêng của mổi cá-nhơn, và phải luôn luôn ở dưới quyền điều-khiển của Chơn-Sư hay là một vị cao-đồ của Ngài.  Nếu đem nói ra cho người thường chưa chuẩn-bị biết, họ bắt chước hành theo thì cái kết-quả là điên-khùng hay là bỏ mạng.

          Một lẽ khác, có nhiều quyền-năng mạnh gắp cả trăm, cả ngàn lần điển-khí, làm lợi cũng được, mà làm hại cũng được.  Vị nào lòng còn tràn-trề dục-vọng hay oán-chạ thù-vơ, mà luyện được những quyền-năng nầy thì sẽ gây tai-hại khủng-khiếp cho đời, mà không biết sao mà lường được, vì họ còn hiệp bè lũ với nhau và dạy-dỗ nhau nữa.

          Vì vậy có nhiều điều giáo-huấn mà sanh-viên đã thọ-lãnh hay sẽ thọ-lãnh, không thể đưa ra trước công-chúng vì họ chưa đủ điều-kiện để nhận-thức.  Nếu chưa hoàn-toàn đồng-hoá những giáo-lý căn-bản của Thông-Thiên-Học thì không khi nào họ chấp-nhận, các Hạ Bí-Pháp của Huyền-Học.

          Chẳng những như vậy mà thôi, nỗi e họ còn trở lại nhạo-báng và công-kích là khác nữa.

          Sách  DƯỚI CHƠN THẦY đã cảnh-cáo chúng ta :

“Bây giờ đây, tốt hơn là tập tánh suy nghĩ cho kỹ lưỡng trước khi nói ; bởi vì khi con được Điểm-Đạo, con phải giữ-gìn từ lời nói, sợ e không được kín-miệng”.    Vậy con hãy tập cho quen thói “Nghe hơn là Nói”.  Nếu người ta không ân-cần hỏi ý-kiến của con thì con đừng tỏ ra.  Có một câu gom hết các đức-tánh phải tập là : Trí, Cảm, Nguyện, Mặc, nghĩa là phải Hiểu-biết, phải Can-đảm, phải Chí-quyết và phải Nín thinh ( Savoir, oser, vouloir, se taire), mà cái tánh chót “Nín-thinh” là khó hơn hết.

           Nói cho đúng, những bí-mật trong “Sự Điểm-Đạo” của Quần-Tiền-Hội không hề bao bị tiết-lộ ra ngoài.  Vị Đệ-tử nào quên lời thề, vừa muốn mở miệng ra thì đã quyên hết những điều mình có ý phanh-phui ra, cả tháng như vậy.

          Nguyên-tắc của mấy vị Hồng-Thập-Tự-Giá (Rose Croix) là : Ai muốn tiến mau trên con đường Huyền-bí-học thì phải biết những Luật Thiên-nhiên rồi có can-đảm đem chúng ra áp-dụng.

          Muốn sử-dụng quyền-năng cao-siêu mà người ta giao-phó cho chúng ta trên con đường Đạo nầy thì chúng ta phải có một nghị-lực cương-quyết, cứng như sắt đá đặng điều-khiển chúng, và chúng ta phải hoàn-toàn tự-chủ nữa.  Sau khi thành-công rồi thì phải thận-trọng, đừng nói tới điều đó.

          Xin nhắc lại một lần nữa rằng : đối với những người ngoài chưa biết thì những sự thật về phương-diện vô-hình của Thiên-nhiên, nhiều khi xem dường như không thể tin được và vô-lối nữa.  Nếu không cẩn-thận, đem những điều đó ra nói không đúng chỗ thì chỉ làm cho họ đã không buồn nghe mà lại không thèm nghiên-cứu những giáo-lý khác, như Luật Nhân-Quả và Luân-hồi chẳng hạn, nói chi tới giai-cấp trên Thiên-Đình và các Đấng Chơn-Sư Minh-Triết từ bi. 

          Khi xưa đức Khổng-Tử tới viếng một toà cổ miếu thấy một hình người quấn khăn, bịt miệng tới ba lớp, Ngài day lại dặn các môn-đệ khá cẩn-ngôn, cẩn-hạnh.  Gương nầy để cho chúng ta soi chung.

TÁNH ĐÚNG-ĐẮN

          Hiện nay vì sự sanh-hoạt càng ngày càng khó-khăn và phức-tạp cho nên chúng ta khó tổ-chức một đời sống Đạo-Đức cho đúng phép.  Tuy vậy mặc dầu chúng ta phải cố-gắng, được bao nhiêu hay bấy nhiêu.

          Trong việc làm, bữa ăn, giắc ngủ, phải có điều-độ.  Phải tham-thiền cho đúng giờ khắc.  Phải làm cho tròn bổn-phận và nhiệm-vụ được giao-phó.  Phải đọc kỹ những qui-luật và ghi nhớ vào tâm trí đặng đem ra ứng-dụng khi cơ-hội đưa đến.

          Sanh-viên thường đưa ra những câu hỏi mà người ta có thể trả lời bằng cách : Xin anh đọc lại trương sách đã giải-bày điều anh muốn biết mà anh đã quên hay không để ý tới.

          Anh nên đọc đi, đọc lại “Những nắc thang vàng” hoặc những sách dạy về tham-thiền, hay là những sách Đạo-Đức chân-chính, rồi suy-nghĩ và đồng-hóa cho trọn-vẹn, vì nhờ sự lặp đi lặp lại đó nó làm cho Huấn-thị thực-dụng thành ra tập quán của đời sống anh.  Như thế anh sẽ lợi-dụng những cơ-hội đưa đến cho anh được nhiều và anh sẽ tiến bước mau chóng hơn là để cho sự náo-động của cái trí kích-thích và tìm kiếm những sách mới, những tài-liệu mới trong khi anh chưa giữ đúng những qui-luật đã học-hỏi.  

PHỤNG-SỰ

          Tấc cả những ai có lòng mộ Đạo đều đi tìm kiếm Chơn-Sư, vì đó họ trở-thành những người tự Hiến-dâng cho công việc Phụng-Sự.

          Quần-Tiên-Hội có ra đây là để Phụng-Sự Thượng-Đế và các vị Thiên-Tôn, phụ-tá Ngài trong việc cai-trị vũ-trụ chúng ta.

          Các Chơn-Sư thâu nhận Đệ-tử để một khi được các Ngài giúp-đỡ, họ có thể phụng-sự một cách đắc lực hơn.  Các Ngài chọn Đệ-tử trong nhóm người cố-gắng Phụng-Sự và có nguyện-vọng.   Nguyện-vọng Phụng-Sự một cách hoàn-hảo hơn.  Vì thế cho nên tất cả chúng ta đều phải dự một phần hoạt-động vào công việc Phụng-Sự, hoặc bằng cách nầy, hoặc bằng cách khác.  Tất cả chúng ta đều phải có công việc làm trong thế-giới bên ngoài

          Thế nên tất cả 3 con đường : Sùng-Tín, Trí-Huệ, Hành-động đều là những con đường Phụng-Sự , tất cả đều dắt-dẫn đến cái việc Phụng-Sự toàn-hỏa.  Công-nghiệp của Quần-Tiên-Hội trong thế-giới chúng ta hay những Hệ-thống Thiên-liêng khác, tức là những bầu Hành-tinh khác trong khắp cả Thái-dương-hệ.

          Vậy thì chúng ta hãy đi trên con đường mà chúng ta có thể theo đuổi.  Điểm chót của con đường là : công việc Phụng-Sự, Phụng-Sự trong hàng-ngũ Quần-Tiên-Hội, Bảo-trợ thế-giới chúng ta.

          Bởi thế chúng ta sụp quì dưới chơn các Đấng Phụng-Sự thế-gian và cầu xin ở nơi các Ngài sự giúp-đỡ và hướng-dẫn ; nhờ những điều nầy mà chúng ta mới đạt được mục-đích.

LỜI CẦU-CHÚC CỦA BÀ A. BESANT.

          Hỡi các Huynh-Đệ của tôi ! Các anh đã khởi sự bắt tay vào một công-việc vô cùng Vinh-Quang, mà cũng cực kỳ khó-khăn.  Cầu xin các anh sớm thấy được Ánh-sáng mà các anh tìm kiếm và Sư-Phụ tác-thành cho các anh được SANH RA LẦN THỨ NHÌ  (1)   [(1) [Tức là Điểm-Đạo lần thứ nhứt]

A. BESANT

CHUNG

◊◊◊

QUYỄN TÁM

DÃY ĐỊA-CẦU CHÚNG TA

---CÁC GIỐNG DÂN

---CÁC CHÂU THẾ-GIỚI

Tự do tín ngưởng

Tự do tư tưởng

1971

DÃY ĐỊA-CẦU CHÚNG TA

          Dãy Địa-Cầu chúng ta hiện giờ gồm 7 Bầu Hành tinh :

      ---Bầu thứ nhứt không có tên xin gọi là Bầu A.

      ---Bầu thứ nhì không có tên xin gọi là Bầu B.

      ---Bầu thứ ba là Hỏa Tinh (Mars).

      ---Bầu thứ tư là Trái Đất (Terre).

      ---Bầu thứ năm là Thủy tinh (Mercure).

      ---Bầu thứ sáu không có tên xin gọi là Bầu F.

      ---Bầu thứ bảy không có tên xin gọi là Bầu G.

BẢY BẦU NẦY Ở CÕI NÀO?

      ---Bầu thứ nhứt và Bầu thứ bảy ở cõi Hạ Thiên.

      ---Bầu thứ nhì và Bầu thứ sáu ở cõi Trung Giới

      ---Bầu thứ ba      :       Hỏa Tinh        }

      ---Bầu thứ tư       :      Trái Đất          }    ở tại cõi Trần

      ---Bầu thứ năm   :      Thủy Tinh       }

          Xin xem đồ hình đễ hiễu hơn.

DÃY TRÁI ĐẤT CỦA CHÚNG TA HIỆN GIỜ LÀ DÃY THỨ MẤY ?

          Dãy Trái Đất của chúng ta hiện giờ là Dãy thứ tư.

        Ba Dãy trước mãn nhiệm kỳ tan rã đã lâu lắm rồi.

        Nhưng Dãy thứ ba còn để lại một di tích là Mặt Trăng để soi sáng chúng ta lúc ban đêm.  Vì vậy người ta gọi Dãy Thứ Ba là dãy mặt trăng hay là dãy Nguyệt Tinh.

          Mặt trăng ngày nay là một Bầu HànhTinh chết chờ ngày tan rã, nó không còn sanh khí nữa.

          Sách Tàu gọi là Cung Trăng là Quảng-Hàn-Cung tức là Cung Lạnh thật đúng lắm.  Danh từ nầy chắc chắn do một nhà Huyền Bí Học Trung Hoa đặt ra.

          Ngày nay Phi Hành Gia Mỹ lên tới Nguyệt Cầu thì thấy ở đó khí hậu rất lạnh lẽo.  (1) [ (1)  Ban ngày ở ngoài nắng thì 130 độ (130*C) ở trong bóng mát 50 độ dưới không độ (--50*C) .  Ban đêm thì 170 độ dưới không độ (--170*C) hết sức lạnh. ]

          Còn câu chuyện Hằng Nga trong Nguyệt Điện đúng mà không đúng.  Đúng là nhân loại của cuộc Tuần Hườn Thứ Bảy tại Mặt Trăng đều gần thành Tiên Thánh cho nên thân hình rất phương phi đẹp đẽ.

          Đó là câu chuyện đã xãy ra mấy triệu năm trước rồi.

          Còn bây giờ, mà tin rằng có Hằng Nga ở trên Cung Trăng thì không đúng.  Tại Cung Trăng không còn sanh vật nữa.

          Câu chuyện Vua Đường Minh Hoàng du Nguyệt Điện vốn do ảo thuật của Đạo sĩ La Công Viễn hóa ra chớ sự thật không có chi hết.

NHƠN VẬT TRÊN DÃY ĐỊA CẦU CHÚNG TA.

          Trên mỗi Hành Tinh của Dãy Điạ Cầu chúng ta đều có bảy loài kể ra như sau đây :

          1---Loài Tinh-Chất thứ nhứt (1ère essence élémentale).

          2---Loài Tinh-Chất thứ nhì (2e essence élémentale).

          3---Loài Tinh-Chất thứ ba (3e essence elementale).

          4---Loài Kim Thạch.

          5---Loài Thảo Mộc.

          6---Loài Thú Vật.

          7---Loài Người.

  Tôi không kể vô đây các Hàng Thiên-Thần, Ngũ Hành (Esprits de la nature) và các loài khác.

          Bãy loài trên đây liên quan mật thiết với nhau.

          1---Loài Tinh Chất thứ nhứt sau đầu thai qua loài Tinh Chất thứ nhì

          2---Loài Tinh Chất thứ nhì sau đầu thai qua loài Tinh Chất thứ ba.

          3---Loài Tinh Chất thứ ba sau đầu thai qua loài Kim Thạch.

          4---Loài Kim Thạch sau đầu thai qua loài Thảo Mộc.

          5---Loài Thảo Mộc sau đầu thai qua loài Thú Vật.

          6---Loài Thú Vật sau đầu thai qua Hàng Ngũ Hành hay là Con người.

          7---Còn loài Người thì thành Tiên Thánh.

BÃY GIỐNG DÂN TRÊN DÃY ĐỊA CẦU

          Trên mỗi Bầu Hành-Tinh kều có 7 Giống Dân Chánh (Race-Mère)

          Mổi Giống Dân Chánh sanh ra 7 Nhánh gọi là 7 Giống Dân Phụ (Sous-Race)

          Mỗi Giống Dân Phụ sanh ra 7 chi nhỏ nữa gọi là Nhánh của Giống Dân Phụ (Branche de Sous-Race)

          Như vậy có tất cả là : 7x7x7= 343 Nhánh.

          Không phải 7 Giống Dân Chánh sanh ra một lượt với nhau.

          Khi Giống Dân thứ nhứt sanh ra, hoạt động và gần tàn rồi thì Giống thứ nhì mới sanh ra.  Giống thứ nhì gần tàn rồi thì Giống thứ ba mới sanh ra rồi cứ tiếp tục như thế cho tới Giống thứ bảy.

          Khi Giống thứ bảy tàn rồi thì không có sự sanh hóa nữa.  Đã đúng thời kỳ nghỉ ngơi rồi.

XIN NHỚ NHỮNG NGUYÊN TẮC TỖNG QUÁT NHƯ SAU ĐÂY

          Một là : Khi Nhơn Vật qua Bầu Hành Tinh nào thì thân hình phải làm bằng chất khí đã cấu tạo ra Bầu Hành tinh đó.  Như thế mới sống và hoạt động tại Bầu Hành Tinh đó được.

          Hai là : Trên mỗi Bầu Hành Tinh, mỗi loài, từ loài Tinh Chất thứ nhứt cho tới Loài Người đều có những bài học riêng biệt : loài nào , bài nấy.

          Khi học hết chương trình rồi thì tới thời kỳ Bãi Trường.  Nhơn Vật về một cõi kia nghỉ ngơi

          Chờ hết lúc nghỉ ngơi thì qua Bầu Hành Tinh kế đó đặng tiếp tục sự tiến hoá và học những bài học mới khác nữa.  Đây là Thời kỳ Tựu trường của niên khoá mới.

          Ba là : Tuy nhiên trên mỗi Bầu HànhTinh đều có một số nhỏ Nhơn Vật bị bỏ lại nghĩa là không được qua Bầu Hành Tinh kế đó.  Sau sự Phán xét cuối cùng của một Bầu Hành Tinh thì họ phải ở lại Bầu Hành Tinh cũ đặng học lại những bài học mả họ chưa thuộc.  Họ ở vào một Tình Trạng gọi là Tình Trạng của Nội Cảnh Tuần-Huờn (Ronde Intérieure) (Xin xem tới chỗ những cuộc Tuần-Huờn sẽ rõ).

          Bốn là : Khi Nhơn Vật bỏ Bầu Hành Tinh nào đó, rồi thì bầu đó nhỏ lại, Sanh khí còn đủ để nuôi dưỡng nhơn vật bị bỏ lại mà thôi.

NHƠN VẬT TẠI BẦU TRÁI ĐẤT CỦA CHÚNG TA HIỆN GIỜ

          Tại Trái Đất của chúng ta hiện giờ có 7 loài;

          1---Tinh Chất thứ nhứt ở tại Cõi Thượng Thiên.

          2---Tinh Chất thứ nhì ở tại Cõi Hạ Thiên.

          3---Tinh Chất thứ ba ở tại Cõi Trung Giới.

          Còn 4 loài nữa ở tại Cõi Trần là :

          4---Kim Thạch.

          5---Thảo Mộc.

          6---Thú Vật.

          7---Con Người.

          Còn các Hàng Thiên Thần, Ngũ Hành và các loài khác nữa.

          Tất cả đều đã có ở 3 Bầu Hành Tinh trước là Bầu A, Bầu B và Bầu C là Hỏa Tinh.  Cũng có một số người tiến hóa cao vì nhân quả, ngày nay đầu thai ở Cõi Trần nầy chớ xưa kia không có đầu thai ở HỏaTinh.  Chúng ta không hiểu rõ duyên cớ nào đó, mà có tiết lộ ra cũng thấy không có ích lợi gì, bởi chung điều nầy chúng ta không quan niệm được.

CÁC GIỐNG DÂN TẠI ĐỊA CẦU CHÚNG TA

          Tại Địa Cầu chúng ta Giống Dân thứ nhứt và Giống Dân thứ nhì đã tàn lâu lắm rồi.

          Hiện giờ Giống Da Đen ở Phi Châu, Á Châu, Úc Châu, Mỹ Châu là cháu chắt của Giống Dân thứ ba là giống Lê-mu-ri-den (Lémuriens)  Giống Da vàng, Da Đỏ là cháu chắt của Giống Dân thứ tư là Giống Ắt-Lăn (Atlantes).  Giống Da Trắng là cháu chắt Nhánh thứ tư và thứ năm của Giống thứ năm là Giống A-ri-den (Aryen).

CÁC GIỐNG DÂN

GIỐNG THỨ NHỨT

          Thân hình : Thân hình làm bằng chất dĩ thái đặc lại, giống như nguyên sanh chất (protiste) đi đứng, bay, nhảy đều được.  Người ta gọi là những bóng.

          Cách sanh sản : Không có nam nữ.  Khi sanh sản nứt mình ra làm hai hoặc mọc những mầm.  Mỗi mầm rớt ra là một người.

          Giác quan : Không có giác quan như chúng ta ngày nay, chỉ có một quan hoạt động là Thính giác ứng đáp với lửa..

          Vẫn có 7 Nhánh song khó phân biệt.

GIỐNG THỨ NHÌ

          Thân hình :  Thân hình cứng hơn Giống thứ nhứt, có tòng, có tụi.

          Cách sanh sản : Có 2 cách chánh.

          ---Một là : Nứt mình ra làm hai hoặc mọc những mầm như Giống thứ nhứt.

          ---Hai là : Thân hình càng ngày càng cứng hơn trước không thể nứt ra làm hai nữa nhưng sanh ra những cục nhỏ như giọt mồ hôi, nhớt nhớt và trong trắng rồi lần lần trở nên cứng có hình người.  Người ta gọi họ là “GIỐNG DO MỒ HÔI SINH RA” (Nés de la sueur).

          Họ bán nam, bán nữ, hai bộ phận sanh mới dục mới tượng chưa thấy rõ ràng.  Có lẽ ngày nay người ta gọi là Những Bộ Nấp.

          Giác quan : Có hai quan hoạt động : Thính giác và Xúc giác, ứng đáp với Hỏa và Phong (Lửa và Gió). Cũng không thể phân biệt Nhánh nầy với Nhánh kia. 

GIỐNG THỨ BA

          Giống thứ ba thân hình vạm vỡ rất mạnh mẽ, cao lớn, màu da đỏ có pha nhiều màu khác, trán trợt, mủi xẹp, hàm rộng.  Ban đầu có một con mắt ở chính giữa trán, đời sau gọi họ là Xi-Lốp (Cyclopes), sau hai con mắt mới mọc ra hai bên, còn con mắt chính giữa thụt vô trong đầu thành ra hạch óc (Glande pinéale).

          Cách sanh sản : Có 3 giai đoạn :

---NOÃN SANH--- GIAI ĐOẠN THỨ NHẤT

          Một là : Nhánh thứ nhứt : Cũng do những giọt mồ hôi sanh ra.  Ban đầu thì cái trứng mền, sau lần lần có vỏ cứng.  Con người đã khởi sự thấy bán nam, bán nữ rõ rệt.   

          Hai là : Nhánh thứ nhì : Cũng do những giọt mồ hôi sanh ra.  Con người thấy bán nam, bán nữ rõ rệt.

                       GIAI ĐOẠN THỨ NHÌ

          Ba là : Qua Nhánh thứ Ba con người cũng vẫn ở trong trứng.  Chừng nở ra rồi thì thân hình nở nang đầy đủ bán nam, bán nữ thật sự và giống như gà con, đi đứng, chạy đều được.  

          Bốn là : Tới nhánh thứ Tư, khi trứng nở ra con người tuy bán nam, bán nữ, song hai bộ phận sanh dục bắt đầu chênh lệch nhau một cái lớn, một cái nhỏ.  Rồi về sau khi đứa nhỏ sanh ra thì trai hay gái rõ rệt.

          Từ phân chia nam nữ đến nay đã 16 triệu rưởi năm rồi.

          Đến lúc Nhánh thứ Tư gần tàn, thì đứa nhỏ sanh ra rồi thì yếu đuối không đi đứng được nữa.

                           GIAI ĐOẠN THỨ BA

          Thai sanh : Tới nhánh thứ Năm trứng ở trong mẹ.

          Qua nhánh thứ Sáu và thứ Bảy sự sanh sản như ngày nay mới thành đại đồng.

         Giác quan : Họ dùng được 3 quan : Thính giác, Xúc giác và Thị giác ứng đáp với hỏa, phong, thủy.

          Tiếng nói : Nhánh thứ Nhứt và Nhánh thứ Nhì chỉ biết hét la, khi vui mừng, thương yêu hay đau đớn.

          Qua nhánh thứ Ba tiếng nói mới thành độc âm.

GIỐNG THỨ TƯ

          Giống thứ Tư là Giống Ắt Lan ( Atlantes) tổ tiên giống da vàng và da đỏ bây giờ.  Giống thứ Tư mới thật là “Giống Con Người”.  Từ Giống thứ Tư sắp sau con người mới có thân hình như ngày nay và càng ngày thêm xinh đẹp.  

    Giác quan : Giống thứ Tư có 4 quan hoạt động :  Thính-giác, Xúc-giác, Thị-giác và Vị-giác

     Tiếng nói : Tiếng nói líu lo, sau theo thời gian nó biến đổi lần lần và có những tiếng nói như bây giờ.

BẢY NHÁNH CỦA GIỐNG DÂN THỨ TƯ

          1---Nhánh thứ nhứt là Giống Rmoahal.

          2---Nhánh thứ nhì là Giống Tiavatlis.

          3---Nhánh thứ ba là Giống Toltec.

          4---Nhánh thứ tư là Giống Touranien.

          5---Nhánh thứ năm là Giống Sémites.

          6---Nhánh thứ sáu là Giống Akkadien.

          7---Nhánh thứ bảy là Giống Mongol (Mông Cổ)

GIỐNG THỨ NĂM

          Giống thứ năm là Giống Aryen (A-ri-den), tổ tiên Giống da trắng bây giờ.

          Giác quan : Dùng được ngũ quan : Thính giác, Xúc giác, Thị giác, Vị giác, Khứu giác.

BÃY NHÁNH CỦA GIỐNG THỨ NĂM

          1.---Nhánh thứ nhứt cũng gọi là Giống Aryen (A-ri-den) tổ tiên người Ấn Độ da trắng.

          2.---Nhánh thứ nhì gọi là Giống Aryo-sémitique hay là Choldéenne cũng gọi là Giống Á-rập (Arabes)

          3.---Nhánh thứ ba gọi là Giống Iranien tức là Giống Ba Tư.

          4.---Nhánh thứ tư là Giống Celtique tổ tiên người Pháp, Ý, Bỉ, Irlandais, Hi-Lạp, Thụy Sĩ miền Tây.

          5.---Nhánh thứ năm là Giống Teuton (Tơ-Tông).  Tổ tiên của người Slavons, Nga, Serbes, Na-Uy, Thụy-Điển, Mỹ.

          6.---Nhánh thứ sáu : Đã sanh ra ở Úc Châu, Tân Tây lan, Mỹ Châu và nhiều nơi khác.  Chưa có tên, chưa đủ số đặng lập một quốc gia.

          7.---Nhánh thứ bảy : Sẽ sanh ra ở Nam Mỹ Châu.

GIỐNG DÂN THỨ SÁU

        Giống Dân thứ sáu, sáu hay bảy trăm năm nữa sẽ sanh ra tại Californie (phía Tây Hoa Kỳ).

GIỐNG DÂN THỨ BẢY

          Sẽ sanh ra ở Úc Châu song không biết là bao lâu nữa.

         Hai Giống Dân nầy cũng như Giống Dân trước, mỗi Giống cũng có bảy Nhánh vậy

ĐẶC TÁNH CỦA MỖI GIỐNG DÂN

          Tại Địa cầu của chúng ta.

          ---Giống thứ Nhứt và Giống thứ Nhì mới tượng hình người.

          ---Giống thứ Ba mở mang Sức mạnh của xác thân.

          ---Giống thứ Tư mở mang Tình cảm.

          ---Giống thứ Năm mở mang Trí thức.

          ---Giống thứ Sáu mở mang Trực giác hay Bồ Đề Tâm.

          ---Giống thư Bảy mở mang Tinh Thần.

BỀ CAO CỦA NĂM GIỐNG DÂN CHÁNH

          ---Giống Dân Chánh thứ Nhứt hồi mới sanh ra cao 173 pieds (1) hay là  53 thước.  [(1)  Pied là đơn vị để đo chiều dài thuở xưa bằng 0,324 thước bây giờ. ]

          ---Giống Dân Chánh thứ Nhì, Giống Mồ Hôi, hồi mới sanh ra, cao 120 pieds hay là 37 thước.

          ---Giống Dân Chánh thứ Ba, Giống Lê-mu-ri-den hồi mới sanh ra, cao 60 pieds hay là 18 thước.

          ---Giông Dân Chánh thứ Tư, Giống Ắt lăn (Atlantes) hồi mới sanh ra, cao 27 pieds hay là 8 thước.

          ---Giống Dân Chánh thứ Năm, Giống A-ri-den những người đầu tiên cao hơn người cao hơn hết của người da trắng bây giờ lối vài tấc, có lẽ họ lối 2,5 thước bề cao.

TẠO VẬT ÔN LẠI

          Lâu lâu Tạo Vật ôn lại những việc đã làm.  Người ta thấy đờn bà đẻ trứng, những người lại-cái, những bộ nấp.  Hiện nay trong lòng người mẹ, bào thai trước lấy hình dạng của Giống Dân thứ nhứt tức là như nguyên sanh chất; có tòng tụi như Giống Dân thứ nhì; không nam nữ rồi bán nam, bán nữ của Giống Dân thứ ba, cuối cùng thì nam hay nữ.  Nhưng mà mỗi Giống Dân đều giữ một phần của bộ sanh dục của Giống kia.  Vì vậy ngày nay mới có việc đờn bà hoá ra đàn ông, đàn ông hoá ra đờn bà mà lâu lâu ta thấy các báo có đăng những chuyện như thế đã xảy ra nhìều nơi trên Điạ Cầu.

          Sự biến đổi bộ phận sanh dục làm cho thân hình và tánh tình của con người thay đổi vốn do một sự Bí Mật của Tạo Công.  Con người căn cứ theo vật chất mà giải thích không bao giờ thật trúng đâu.

VÀI MẪU CHUYỆN THAY HÌNH ĐỔI DẠNG

          Báo “ Miami Herald” tiết lộ rằng Charles Ernest Mac Leod cựu binh sĩ trong quân đội Mỹ biến thành phụ nữ đã thành hôn với ông Ralph Heidal cách đây một tháng ở Miami.

          (Dân Nguyện số 1004 ngày 15-16 tháng 11 năm 1959).

MỘT NỮ GIÁO SƯ DẦN DẦN BIẾN THÀNH ĐÀN ÔNG

RỒI RŨ QUẾN MỘT CÔ GIÁO CÓ CHỒNG 5 CON

          Luân Đôn.--- Trong xã Surrey ở Chilworth (Anh) ai cũng biết cô Thorp là một thiếu nữ siêng năng, thùy mị đã đỗ bằng tấn sĩ triết học và được bổ dạy tại trường Đại học Y Khoa.

          Tạo hoá trớ triêu, than thể nữ giáo sư lần lần biến đổi, cô Thorp biến ra đàn ông và được giới y học thừa nhận như thế.

          Chuyện bất ngờ hơn hết là ông giáo sư Thorp đổi tên là John Martin Thorp kia mới rồi lại rủ quến một cô giáo tên Jean Geed, có chồng đã 5 con.  Cã hai cùng dẫn nhau đi xây tổ uyên ương ở vùng Yorkshire, để chờ đợi cô giáo xin ly dị được với chồng, rồi sẽ làm lễ cưới chánh thức sau.

          (Dân Nguyện, Thứ Tư, ngày 01 tháng 04 năm 1959)

MỘT HỒI KÝ ĐỘC ĐÁO CỦA MỘT NGUỜI

19 TUỎI :   LẤY CHỒNG.

29 TUỔI :   LẤY VỢ

           Robert Allen hiện giờ là một nhà quang tuyến học ở Luân-Đôn vừa công bố trên thông tấn xã Odette Arnaud một thiên hồi ký hết sức “độc đáo” nói về cuộc đời kỳ lạ của “Ông” : trong mười năm, hai lần làm lễ hôn nhân, lần thứ nhứt (1933) lấy chồng và lần thứ hai (1944) lấy vợ.

          Tạo sao lại có chuyện kỳ lạ vậy ?

          Đó là vì Robert Allen trong mười năm ấy đã biến từ một người đàn bà tên Joyce Allen sang làm đàn ông tên Robert Allen.

           (Dân Chúng, Thứ sáu, ngày 17 tháng 4 năm 1964)

ĐÀN ÔNG HÓA GÁI

          (Đây là trường hợp của một nhà thông thái đã có ba con)

          Ông Franz Little một nhà thông thái Anh, chuyên môn nghiên cứu về điện tử, có vợ 3 con, vừa tuyên bố với báo chí là ông đã biến thành hoàn toàn ra đàn bà.

NHỮNG CHÂU THẾ-GIỚI

          Cơ Trời là Luật Tiến Hóa.  Hể nói đến tiến hóa thì phải nói sự thay hình đổi dạng từ vật chất đến tinh thần.

          Mặt Địa Cầu của chúng ta đã thay đổi nhiều lần rồi.

          Khi mỗi giống dân sanh ra thì có một châu thế giới nổi lên đặng chứa đựng nó

          Châu thứ nhứt chứa đựng giống dân thứ nhứt.

          Châu thứ hai chứa đựng giống dân thứ nhì v.v..

          Châu nào chứa giống dân ấy.  Khi một giống dân gần tàn rồi thì châu chứa đựng nó lần lần sụp xuống biển mất dạng, châu khác nổi lên đặng chứa giống dân kế đó.

1. CHÂU THỨ NHỨT

          Châu thứ nhứt tên Thánh là Shvetadvipa có chỗ cũng gọi là Pushkara.  Ấy là Châu Địa Linh Bất Diệt (Terre sacrée impérissable) nổi lên ở Bắc cực. Bắc cực đây là Bắc-cực tinh-thần, không có tiết lộ ra nó ở đâu.

          Sự thật Pushkara là tên của Châu thứ Bảy.

          Kinh sách Tàu gọi là Shvetadvipa (Ile blanche) là Bồng-Đảo hay là Bồng Lai

2. CHÂU THỨ NHÌ

          Châu thứ nhì tên Thánh là Plaska (Continent hyberboréen) xin gọi là Cực Lạc Thanh Châu.

          Nó ớ phía Bắc Á Châu nối liền cù Lao Groenland và Kamtchatka, phía Nam là mênh mông đại hải.  Khí hậu nhiệt đới.

          Khi giống dân thứ ba sanh ra được ít lâu cốt trái đất nghiêng. Khí hậu ở Bắc cực hóa ra lạnh lẽo.  Những Nhánh cũa Giống dân thứ hai còn lại và một phần của giống dân thứ ba đều chết hết!

         MỘT BẰNG CHỨNG CỤ THỂ CHỨNG MINH RẰNG KHI XƯA

       Ở BẮC CỰC KHÍ HẬU MIỀN NHIỆT-ĐỚI

HÃY PHÁ VỠ NHỮNG THÀNH KIẾN SAI LẦM

           …Cũng về thời tiết, phần đông dân chúng đều nghĩ rằng Bắc-Cực là một vùng lạnh lẽo nhứt và tuyết rơi quanh năm, thành kiến nầy có lẽ dựa vào sự kiện một quốc gia càng xa xích đạo chừng nào thì càng lạnh chừng nấy. Nhưng Bắc Cực là một miền khô ráo, không lạnh lắm và ít có tuyết rơi; số tuyết rơi ở Virginie nhiều hơn ở Bắc Cực và ở Montana (Huê Kỳ) lạnh hơn miền Bắc Cực 6 độ, cũng như ở  Reykjavik, một thành phố cạnh Bắc Băng Dương, nhiệt độ cao hơn Nữu Ước (New-York).

          Bắc Cực không phải là một vùng quanh năm u tối.  Vì quanh năm có trăng và ánh trăng phản chiếu trên những tảng đá có thể giúp những nhà thám hiểm đọc sách dễ dàng.  CŨNG KHÔNG PHẢI LÀ MỘT VÙNG VẮNG VẼ KHÔNG SANH VẬT, VÀO MÙA HÈ, CÓ KHI NÓNG ĐẾN 35 ĐỘ, KHÔNG  KÉM GÌ SÀIGON VÀ TỪNG ĐÀN BÒ, NAI ĐÃ SỒNG ĐƯỢC NHỜ Ở NHỮNG CÁNH ĐỒNG MÊNH MÔNG ĐẦY HOA CỎ.

          Các quốc gia như Anh, Pháp, Nhựt, Nga đều có đặt nhiều căn cứ khảo cứu khoa học và quân sự. CÁC NHÀ BÁC HỌC ĐÃ TRỒNG ĐƯỢC TRÁI SU, KHOAI TÂY VÀ CẢ HOA HỒNG, HOA LAN VÀ THEO HỌ, Ở DƯỚI NƯỚC CÓ NHIỀU CÁ VÀ CÁC GIỐNG VẬT KHÁC Ở MIỀN NHIỆT ĐỚI.

(Trích trong Tạp chí “Thời Nay” số 93 ngày 1-8-1963.  Xin tác giả thứ lỗi vì tôi đã mất số nầy nên không nhớ tên đặng để vô đây)

3. CHÂU THỨ BA

          Châu Thứ Ba là Châu Lémurie hay là Shalmali.

          Chổ nó choán khi xưa là Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

          Đúng ngày giờ thì nó trầm xuống biển và để lại vài di tích như Cù lao Madagascar, Úc Châu, Tân Tây Lan, Cù lao Pâques, vân vân.

4.      CHÂU THỨ TƯ

          Châu thứ Tư là Châu Ắt-Lăn-Tích (Atlantide) hay là Kusha.

          Năm 75.025 trước Chúa Giáng-Sanh, Châu Ắt-Lăn-Tích bị một trận Đại Hồng Thủy nhận chìm xuống đáy biển với 64 triệu sanh linh và một nền văn minh rực rỡ có nhiều điểm mà tới ngày nay chúng ta chưa sánh kịp.

          Chổ Châu Ắ-Lăn-Tích nằm khi xưa là Đại Tây Dương bây giờ.  Châu Ắ-Lăn-Tích còn để lại vài di tích là những cù lao ở giữa biển Đại Tây Dương, mà cù lao Acores là chót núi cao hơn hết của Châu Ắt-Lăn-Tích.

          Lý do của sự biến cố nầy là : các đạo sĩ của Châu Ắt-Lăn-Tích thần thông quãng đại dùng tài phép không cho dân chúng mở mang vài năng khiếu và bắt họ làm tôi mọi cả chục ngàn năm như vậy.

          Thiên Đình đã cảnh cáo nhiều phen mà các Đạo sĩ không ăn năn chừa cải.  Cuối cùng Thiên Đình phải ra lệnh nhận chìm Châu Ắ-Lăn-Tích đặng tẩy uế quả Địa Cầu.

          Xin nói rằng những người lương thiện đều được di cư qua nơi khác tránh khỏi tai nạn nầy.

          Nhân nào quả nấy và đây cũng là một bài học cho những người kiêu căng tự phụ, ỷ tài sức không sợ oai Trời.

5. CHÂU THỨ NĂM

          Châu thứ năm là Krauncha bây giờ gọi là Âu Châu.

6. CHÂU THỨ SÁU

          Châu thứ sáu tên là Shâka (Sa-ka) sẽ lần lần nổi lên ở Thái Bình Dương đặng chứa đựng giống dân thứ Sáu.

7. CHÂU THỨ BẢY

          Châu thứ Bảy là Châu Pushkara sẽ nổi lên ở tại chỗ Nam Mỹ Châu giờ đặng chứa đựng giống dân thứ bảy.

          Xin nhắc lại : Nói một cách tổng quát, trên mỗi bầu Hành Tinh, bất cứ là bầu nào, khi nhánh thứ Bảy của giống dân thứ Bảy tàn rồi thì Tiểu kiếp của bầu Hành Tinh chấm dứt nghĩa là không còn sự sanh hóa và sự tiến hóa trên bầu Hành Tinh đó nữa.

          Các loài vật đều về cõi Niết-Bàn nghỉ ngơi, chờ đúng ngày giờ thì sẽ qua Bầu Hành Tinh kế đó đặng tiếp tục học hỏi và kinh nghiệm những bài học mới khác.

          Có bạn sẽ hỏi : Làm sao biết được mấy việc đã kể ra trước đây.

          Tôi xin trả lời liền : Trước khi sanh hóa Thái Dương Hệ nầy Đức Thái Dương Thượng Đế đã sắp sẵn một bản đồ gọi là Thiên Cơ có ghi trước ngày giờ sanh hóa các Dãy Hành Tinh, và những Nhơn Vật trên mỗi Dẫy.  Từ Dãy thứ Nhứt cho tới Dãy thứ Bảy, mỗi loài phải tiến tới trình độ nào, có đủ những chi tiết rành rẽ.

     Các vị Phụ Tá của Ngài cứ coi theo đó mà thi hành phận sự không sai một mảy.

     Tu hành tới bực La Hán có Huệ nhãn thì thấy được Thiên Cơ.  Đây là nói về những việc vị lai.

          Còn nói về quá khứ, thì những biến cố đã xãy ra từ thuở Khai Thiên Tịch Điạ, những tư tưởng, ý muốn, lời nói và việc làm của con người từ lúc mới sanh trên dãy Điạ Cầu cho tới ngày nay đều có dọi bóng và ghi trên chất Tiên Thiên khí A-Ca-Sa (AKasa) làm ra những Tiên Thiên ký ảnh.  Ngày nào Thái Dương Hệ nầy tan rã chúng nó mới tiêu mất.  (Xin xem cuốn Nhân Quả của tôi, đoạn nói về Tiên Thiên ký ảnh).  Và cũng nên nhớ rằng những việc của chúng ta đã làm đều liên lạc với chúng ta cũng như con nhện dính với những đường tơ của nó giăng.

          Người có mắt Thánh dòm vô thấy rõ ràng. Nhờ xem những Tiên Thiên ký ảnh mà Cao đồ của Chơn sư mới tri ra được những kiếp trước của một người nào đó.  Có người đã nói theo khoa học, cái chi ngũ quan nhận thức được mới nên tin.  Nhưng tại cõi Trần những lời nầy chỉ đúng có phân nữa mà thôi.  Tỹ như những vi trùng những Hành Tinh ở xa xăm như Hỏa Tinh, Mộc Tinh, chẳng hạn, nếu không nhờ những kiến hiển vi, những viễn vọng kính thì làm sao thấy được chúng.  Con mắt phàm không phân biệt ngôi sao nầy với ngôi sao kia.   

          Giác quan của chúng ta còn yếu và có khi thua giác quan của nhiều con thú như chó, ngựa của chúng ta nuôi nữa.

          Chỉ nên biết rằng : cõi Trần không phải ở riêng biệt một mình nó.  Còn 6 cõi khác thâm nhập nó, mặc dầu những cõi nầy làm bằng vật chất song con mắt phàm không thấy được nên gọi là những cõi vô hình.

           Bảy cõi nầy đều liên quan mật thiết với nhau.  Mỗi cõi đều có những luật Lệ riêng chi phối.  Những hiện tượng đã xảy ra ở cõi Trần mà có nguồn gốc ở Trung Giới thì không thế nào lấy những Luật Vật lý ở cõi Trần mà cắt nghĩa cho đúng được.  Cõi nào Luật nấy.

           Cũng như ma hiện hình, liệng đá gạch hay là chuyển di tư-tưởng là những việc có thật, nhưng không thể nào giải thích cho mọi người đều hiểu được bây giờ, bởi vì hiện tượng nầy có nguồn gốc ở cõi Trung Giới hay là Thượng Giới.

          Tuy nhiên, không phải mọi việc đều nhắm mắt tin càn, như vậy thì sẽ hóa ra mê tín và tin dị đoan.  Phải phân biệt, phải suy xét, thuyết nào hợp lý và hữu ích cho tất cả mọi người thì công nhận thuyết đó đi.  Chúng ta còn ở trong vòng tương đối, không thể nói một cách tuyện đối được. 

 QUYỄN CHÍN

NHỮNG CUỘC TUẦN-HƯỜN

SỰ PHÁN XÉT CUỐI CÙNG CỦA :

---MỘT BẦU HÀNH-TINH

---MỘT DÃY HÀNH-TINH

1971

SỰ TIẾN HÓA ĐI THEO VÒNG TRÒN

          Sự tiến hóa không phải đi theo đường thẳng mà nó đi theo vòng tròn.

          Ta đã biết rằng trên mỗi Bầu Hành Tinh đều có những bài học cho con người và các loài vật.  Những bài học nầy, mỗi Bầu mỗi khác và càng ngày càng khó hơn trước nhiều..

          Điều nầy quí bạn chớ lấy làm lạ.

          Con người phải học hỏi và kinh nghiệm từ Bầu Hành tinh nầy qua Bầu Hành tinh kia, từ Cõi Phàm cho tới Cõi Tối Đạt Niết Bàn hầu ngày sau, khi làm một vị Thái Dương Thượng Đế rồi thì mới biết phương pháp tạo lập một Tiểu Vũ Trụ khác như Thái Dương Hệ nầy vậy.

          Những giáo lý bí truyền khi xưa vốn để dạy các đệ tử đã được chọn lựa trong các tu viện, các đạo viện do nhân viên của Quần Tiên Hội điều khiển từ hai Châu Lê-mu-ri (Lémurie) và Ắt-Lăn-Tích (Atlantide) cho tới sau nầy ở Trung-Hoa, Ấn-Độ, Tây Tạng, Ba Tư, Kal-Đê (Chaldée), Ai Cập, Hi Lạp….chớ không có tiết lộ ra ngoài

          Những chương đầu của khoa nầy mới được phép đem ra công khai chỉ từ năm 1875 tới nay có 96 năm mà thôi.  Vì vậy có nhiều điều mới nghe qua rất lạ tai, khác hẳn những kinh sách của các Tôn giáo đã phổ biến.  Vì thế có nhiều đoạn cần phải lập đi lập lại nhiều bận mới có thể giúp quí bạn hiểu được phần nào.

BẢY CUỘC TUẦN HUỜN (Les 7 Rondes)

          Trên mỗi Dãy Hành tinh đều có 7 cuộc Tuần huờn.

          Xin nói về một Dãy thì sẽ hiểu được 6 Dãy kia.

          Thí dụ : Dãy Địa cầu của chúng ta hiện giờ Dãy thứ tư.  Nó gồm 7 bầu hành tinh :

           ---Bầu thứ nhứt là Bầu A.

           ---Bầu thứ nhì là Bầu B.

           ---Bầu thứ ba là Bầu C ( Hỏa Tinh--- Mars ).

           ---Bầu thứ tư là Bầu D (Địa cầu chúng ta).

           ---Bầu thứ năm là Bầu E ( Thủy Tinh---Mercure ).

           ---Bầu thứ sáu là Bầu F.

           ---Bầu thứ bảy là Bầu G.

CUỘC TUẦN HUỜN THỨ NHỨT

          Trước hết Nhơn vật, từ loài Tinh chất thứ nhứt cho tới loài Người, tất cả là 7 loài, sanh ở tại Bầu thứ nhứt A, đặng học hỏi và kinh nghiệm, không khác nào các học sanh vào trường nghe lời giảng dạy của các vị giáo sư, giáo chức.

          Tới cuối niên học hết chương trình rồi nghỉ ngơi.  Cũng thế đó, khi Nhánh thứ bảy của Giống Dân thứ bảy tàn rồi thì các loài vật không còn cái chi học hỏi ở Bầu hành tinh thứ nhứt nữa.  Nhơn vật về Cõi NIẾT BÀN (1)  [(1) Nói cho đúng là cõi Niết Bàn giữa 2 Dãy Hành Tinh (Nirvana intercaténaire)]  nghỉ ngơi rồi chờ đúng ngày giờ qua Bầu thứ nhì đặng học hỏi thêm, cũng như các học sanh qua niên học mới lên lớp mới, lớp khác học chương trình mới vậy. 

          Rồi cứ tiếp tục như thế cho tới Bầu thứ bảy.  Đây có nghĩa là Nhơn vật ban đầu ở bầu thứ nhứt, hết ở bầu thứ nhứt thì qua Bầu thứ nhì rồi Bầu thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu và cuối cùng là Bầu thứ Bảy.  Nhơn vật bỏ Bầu nào thì Bầu đó trống trơn.

          Như vậy thì nên hiểu rằng trong 7 Bầu chỉ có một Bầu hoạt động còn 6 Bầu kia nghỉ ngơi và im lìm bất động, Bảy Bầu thay phiên nhau mà hoạt động, hết bầu nầy tới bầu kia chớ không phải 7 Bầu hoạt động một lượt.

          Khi Nhơn vật đi hết một vòng thứ nhứt gồm 7 Bầu hành tinh thì gọi là đã trải qua cuộc Tuần huờn thứ nhứt (1ère Ronde).  Nhơn vật đã học hết những bài học của Cuộc Tuần huờn thứ nhứt.  Nhơn vật tiến lên một bực.

          Hết Cuộc Tuần huờn thì Nhơn vật nghỉ ngơi cũng như là một cuộc Bãi Trường lớn.  Thời kỳ nghỉ ngơi nầy dài hơn thời kỳ nghỉ ngơi khi bỏ một Bầu Hành tinh.

CUỘC TUẦN HUỜN THỨ NHÌ

          Qua Cuộc Tuần huờn thứ nhì, Nhơn vật cũng phải trở lại Bầu Hành tinh thứ nhứt đặng học hỏi những bài học mới khác.

          Rồi qua Bầu thứ nhì, Bầu thứ ba, Bầu thứ tư, Bầu thứ năm, Bầu thứ sáu và Bầu thứ bảy.  Mỗi Bầu đều có những bài học và những sự kinh nghiệm khác nhau.

          Hết Cuộc Tuần huờn thứ nhì, Nhơn vật cũng tiến lên một bực rồi cũng nghỉ ngơi như Cuộc Tuần huờn thứ nhứt.

CUỘC TUẦN HUỜN THỨ BA

          Hết lúc nghỉ ngơi thì phải bắt đầu học những bài mới khác.  Chương trình mỗi lớp mỗi khác, không hề giống in nhau. 

          Qua Cuộc Tuần huờn thứ ba thì bài vở khó hơn trước nhiều.  Nói tóm lại Nhơn vật phải trả qua 7 cuộc Tuần huờn, nghĩa là : phải đi 7 lần, mỗi lần là một vòng gồm 7 Bầu Hành tinh, mới hết 7 Cuộc Tuần huờn.

SỐ PHẦN CỦA CON NGƯỜI VÀ CÁC LOÀI VẬT

          Hết cuộc Tuần Huờn thứ Bảy Con Người Thành Tiên Thánh và về cõi Niết Bàn.

          Còn 6 loài dưới : Thú Vật

                                      Thảo mộc

                                       Kim thạch và

                                       3 loài Tinh Chất.

          Về cõi Niết-Bàn nghỉ ngơi rất lâu.  Thời gian nầy dài hơn thời gian nghỉ ngơi khi hết một cuộc Tuần Huờn, chờ đúng ngày giờ thì sẽ qua Dãy Hành Tinh thứ Năm đặng tiếp tục sự tiến hóa thêm nữa.

DÃY ĐỊA CẦU TAN RẢ

          Xin nhắc lại Dãy Địa Cầu của chúng ta hiện giờ là Dãy Hành Tinh thứ Tư.

          Khi cuộc Tuần Huờn thứ Bảy chấm dứt rồi thì 7 Bầu Hành Tinh sẽ tan rả.  Dãy Địa Cầu không còn nữa.

          Dãy Hành Tinh thứ Năm sẽ sanh ra thay thế nó.

NHƠN VẬT CỦA DÃY HÀNH TINH THỨ NĂM

          Thú vật của Dãy Địa Cầu chúng ta qua Dãy thứ Năm sẽ đầu thai làm Người.

          Thảo mộc của Dãy Địa Cầu chúng ta sẽ đầu thai thành Thú vật.

          Kim Thạch cũa Dãy Địa Cầu chúng ta sẽ đầu thai thành Thảo mộc.

          Tinh chất thứ Ba của Dãy Địa Cầu của chúng ta sẽ đầu thai làm Kim thạch.

          Tinh chất thứ nhì của Dãy Địa Cầu của chúng ta sẽ đầu thai làm Tinh chất thứ Ba.

          Tinh chất thứ nhứt của Dãy Địa Cầu của chúng ta sẽ đầu thai làm Tinh chất thứ nhì.

          Còn thiếu Tinh chất thứ nhứt Đức Thái Dương Thượng Đế sẽ sanh ra.

          Kinh sách nói : Hết Bảy cuộc Tuần Huờn thì có sự Thay Hình Đổi Dạng.  Nhưng thật sự là qua Dãy Hành Tinh sau mới có sự thay đổi hình dạng và Loài nầy tiến lên loài kia.

SỰ PHÁN XÉT CUỐI CÙNG

          Có 2 sự Phán xét cuối cùng chánh :

          1.---Sự Phán Xét cuối cùng của một Bầu Hành Tinh, và

          2.---Sự Phán Xét cuối cùng của một Dãy Hành Tinh.

1.---SỰ PHÁN XÉT CUỐI CÙNG CỦA MỘT BẦU HÀNH TINH

          Nói rằng : Nhơn vật từ Bầu Hành Tinh nầy qua Bầu Hành Tinh kia là nói một cách Tổng quát.  Sự thật là thế nào?

          Ở trên mỗi Bầu Hành Tinh, trong bảy loài, từ Loài Tinh chất cho tới loài Người đều có một số phần tử không theo kịp chúng bạn, vì lẽ nào, không rõ, hoặc yết sức, hoặc biếng nhác, bê trễ…

          Vì thế cho nên có sự Phán xét cuối cùng của một Bầu Hành Tinh.

          Những phần tử nào thua sút chúng bạn rất xa đều bị bỏ lại, không được qua Bầu Hành Tinh kế đó, bởi vì Thiên Đình thấy rằng : Dầu cho họ đi theo chúng bạn thì họ cũng không hiểu nổi những bài học khó khăn cao hơn sự hiểu biết của họ.  Họ là những linh hồn còn trẻ trung chưa có kinh nghiệm nhiều.  Tốt hơn là để họ ở lại học hỏi tại Bầu Hành Tinh củ.

NỘI CẢNH TUẦN HUỜN

          Họ ở vào một Tình Trạng gọi là Tình Trạng của Nội Cảnh Tuần Huờn (Ronde Intérieure).

          Số phần tử bị bỏ lại không sanh sản thêm một đơn vị nào cả.  Cứ giữ số cũ thì kiếp nầy qua kiếp kia.

          Tỷ như số ở lại là 5 triệu thì cứ 5 triệu mải, không thêm một phần tử nào nữa là 5 triệu lẽ một.  Nếu có 50 chục người chết thì 50 người nầy đầu thai lại, đủ số 50 đã mất.

HỌ Ở LẠI BẦU HÀNH TINH CŨ BAO LÂU

          Họ ở lại ở bầu hành tinh trọn một cuộc Tuần Huờn.

          Thí dụ : Họ bị bỏ lại ở Bầu thứ nhứt A trong cuộc Tuần Huờn thứ nhứt.

          Họ phải chờ anh em bạn của họ trải qua 6 Bầu nữa :

          ---Bầu thứ nhì.

          ---Bầu thứ ba (Hỏa tinh).

          ---Bầu thứ tư (Trái Đất).

          ---Bầu thứ năm (Thủy Tinh).

          ---Bầu thứ sáu và

          ---Bầu thứ bảy.

          Chừng anh em của họ, trong cuộc Tuần thứ nhì trở lại Bầu thứ nhứt A, họ mới nhập bọn đặng học hỏi những bài học chung như trước, nhưng họ đã xuống thấp một bực.

          Hiện giờ chúng ta ở phân nữa Cuộc Tuần Huờn thứ tư.  Tại Bầu A, Bầu B, Bầu C là Hỏa Tinh, có những người bị bỏ lại trong cuộc Tuần Huờn thứ tư nầy.  Ngày sau, khi nhơn loại từ giã bầu Trái Đất nầy thì cũng có một số nhơn vật bị bỏ lại.  Họ sẽ ở vào Tình trạng Nội Cảnh Tuần Huờn.

          Ở trên Thủy Tinh và Hai bầu Hành Tinh thứ sáu F và thứ bảy G cũng có nhơn vật bi bỏ lại vậy, song họ là Nhơn vật của cuộc Tuần Huờn thứ Ba. Quí bạn chớ lấy làm lạ, bởi vì họ bị bỏ lại hồi cuộc Tuần Huờn trước là cuộc Tuần Huờn thứ Ba. Trong cuộc Tuần Huờn thứ tư nầy nhơn vật đã trải qua 3 bầu : Bầu thứ nhứt A, Bầu thứ nhì B, Bầu thứ ba C là Hỏa Tinh.  Ngày nay nhơn vật mới đi tới Bầu thứ Tư là Trái Đất mình đây.  Và cũng bởi Bầu Trái Đất là Bầu thứ tư ở chính giữa 7 bầu cho nên mới có câu : “PHÂN NỬA CUỘC TUẦN HUỜN THỨ TƯ”.

          Chừng nhơn vật qua Bầu Thủy Tinh, Bầu F và Bầu G thì những người và vật bỏ lại ở 3 bầu nầy mới nhập với các bạn cũ học hỏi đặng tiến hóa nữa.

SỰ HỮU ÍCH CỦA NỘI CẢNH TUẦN HUỜN

          Chúng ta nên biết muốn tạo ra hình thể của vạn vật, nhứt là con người thì các vị Thiên Thần phải tốn công phu trong một thời gian tính ra cả chục triệu năm hay là cả trăm triệu năm không chừng, chớ đâu phải là một chuyện dễ dàng, một ngày một bữa mà xong.

          Thí dụ : Trong cuộc Tuần Huờn thứ nhứt tất cả các loài đều bỏ bầu thứ nhứt A mà qua bầu thứ nhì B.  Như vậy thì Bầu thứ nhứt A sẽ là bầu Hành Tinh chết, như mặt trăng bây giờ.  Hết cuộc Tuần Huờn thứ nhứt thì 7 Bầu đìều tróng rổng.  Qua Cuộc Tuần Huờn thứ nhì, khi nhơn vật trở lại Bầu A thì phải đợi các vị Thiên Thần làm ra hình thể các loài hoàn toàn rồi mới nhập vô đặng tiến hóa.  Xin quí bạn nhớ danh từ nhơn vật tôi dùng đây là Linh Hồn của các loài chớ không phải những hình thể nầy đâu.

           Nếu qua mỗi Bầu Hành tinh phải chờ có những hình thể mới thì sự tiến hóa phải đình trệ trong một thời gian cã trăm triệu năm.

          Còn như mỗi Bầu đã có sẵn những nhơn vật rồi thì khi các loài trở lại bầu nào thì bầu đó sẽ có những sự hoạt động rộn rịp.  Các loài vật sanh sản mau lẹ và càng ngày càng tăng thêm nhiều, không còn sự hạn chế như xưa nữa. 

       Bây giờ đây ta mới thấy Nội Cảnh Tuần Huờn rất có ích lợi về những phương diện sau nầy :

          ---Một là : Đỡ tốn công phu cho các Thiên Thần khỏi phải ra sức làm những hình thể mới, nhờ vậy sự tiến hóa có thể tiếp tục mau lẹ.

          ---Hai là : Nó giúp cho những Linh Hồn còn trẻ trung có thì giờ ôn lại những bài học chưa thiệt thuộc.  Nó là Trường Tiến Hóa của các Linh Hồn nầy.

          Có một điều ta nên nhớ rằng : Số phận của nhơn vật bị bỏ lại và ở vào tình trạng Nội cảnh Tuần Huờn rất đáng thương hại, bởi vì sau khi chúng bạn họ từ giã một Bầu Hành tinh hay là khi hết một Cuộc Tuần Huờn thì được nghĩ ngơi một thời gian.  Còn họ thì lại cứ tiếp tục làm việc và học hỏi từ kiếp nầy qua kiếp kia, không có ngày giờ nghỉ ngơi nào cả và như thế không biết bao nhiêu triệu năm. 

2- SỰ PHÁN XÉT CUỐI CÙNG CỦA MỘT DÃY HÀNH TINH

          Bài học càng ngày càng khó khăn và thần lực càng ngày càng tuôn xuống thêm nhiều làm cho những tánh tốt thì càng hết sức tốt mà các tánh xấu lại càng hết sức xấu.  Cái nào cũng tột bực cả.

          Vì vậy phải có sự PHÁN XÉT CUỐI CÙNG của một Dãy Hành Tinh.

          Sự Phán xét nầy rất gắt gao.  Những linh hồn nào tới thời kỳ đã ấn định mà không đủ những đức tánh do Luật Trời qui-định thì bị ngưng lại không được đi đầu thai nữa. Họ phải chờ cho Dãy Hành Tinh sanh sau kế đó thành lập rồi và nhơn loại của Dãy đó tiến gần tới trình độ của họ, họ mới xuống Dãy đó đầu thai đặng tu hành thêm cho tới khi thành những vị Siêu Phàm được giải thoát.

SỰ PHÁN XÉT CUỐI CÙNG CỦA DÃY ĐỊA CẦU CHÚNG TA

          Sự Phán Xét Cuối Cùng của Dãy thứ tư là Dãy Địa Cầu chúng ta sẽ xảy ra vào phân nửa Cuộc Tuần huờn thứ năm là Cuộc Tuần huờn sau.

          Những ai không được Điểm Đạo lần thứ nhứt nghĩa là không có đủ những đức tánh đã kể ra trong cuốn DƯỚI CHƠN THẦY điều bị bỏ lại, không được đi đầu thai nữa nữa.

          Như đã nói ở trên, họ sẽ qua Dãy Hành tinh thứ năm đầu thai lại, đặng tiếp tục học hỏi và kinh nghiệm.  Cuối cùng họ cũng sẽ Đắc Đạo thành Chánh Quả song thua sút chúng bạn cũ cả trăm triệu năm.

          Thế nên quyển “DƯỚI CHƠN THẦY” rất hửu ích cho chúng ta hiện thời hơn những quyển kinh sách khác.  Nó để dành đào tạo các vị Đệ Tử Chơn Sư và những vị thiện nhân.

          Một vị Cao Đồ của Chơn Sư đã nói : “ Ai mà giữ được những lời dạy trong quyển Dưới Chơn Thầy đúng một trăm phần trăm thì sẽ làm một vị Chơn Tiên!”.

          Hai vị Đại Đức, Annie Besant và Leadbeater,  có viết quyển Giảng Lý Dưới Chơn Thầy, quyển nầy hết sức rành rẽ, hết sức hay, nhưng tôi tưởng cần phải giảng lý quyển Giảng Lý Dưới Chơn Thầy người ta mới hiểu, bởi vì hầu hết tín đồ các tôn giáo đã quen với những giáo lý công truyền, nên khi đọc tới những sách tiết-lộ vài sự bí mật của Tạo Công đã truyền dạy trong Cửa Đạo thì rất bợ ngợ với những danh từ mới và những lời giải thích mới.  Phải đợi một thời gian sau, có kinh nghiệm rồi mới lãnh hội được chơn lý.

SỰ PHÁN XÉT CUỐI CÙNG CỦA BA DÃY HÀNH TINH TRƯỚC

          Dãy Hành Tinh thứ nhứt có Sự Phán Xét Cuối Cùng hay không ? Chẳng rõ.

          Sự Phán Xét Cuối Cùng của Dãy Hành Tinh thứ nhì đã xảy ra ở Cuộc Tuần Huờn thứ bảy.  Sự Phán Xét Cuối Cùng của Dãy Hành Tinh thứ ba là Dãy Nguyệt Tinh đã xảy ra ở Cuộc Tuần Huờn thứ sáu.

          Sự Phán Xét Cuối Cùng của Dãy Hành Tinh thứ tư là Dãy Địa Cầu chúng ta sẽ xảy ra vào phân nữa Cuộc Tuần Huờn thứ năm.

          Còn sự Phán Xét Cuối Cùng của 3 Dãy Hành Tinh sau : Dãy thứ năm, Dãy thứ sáu và Dãy thứ bảy ?

          Không biết, nhưng dựa theo những sự kiện trước đây ta có thể nghĩ rằng :

          ---Sự Phán Xét Cuối Cùng của Dãy thứ Năm sẽ xày ra trong cuộc Tuần Huờn thứ Tư.

          ---Sự Phán Xét Cuối Cùng của Dãy thứ Sáu sẽ xảy ra trong cuộc Tuần Huờn thứ Ba.

          ---Sự Phán Xét Cuối Cùng của Dãy thứ Bảy sẽ xảy ra trong cuộc Tuần Huờn thứ Nhì.

          Nhưng đây chỉ là ức đoán thôi, chớ không dám chắc trúng.

DÂN SỐ TRÊN DÃY ĐỊA-CẦU

          Dân số trên Dãy Địa Cầu nhứt định là 60 ngàn triệu.  Hiện giờ tại Trái Đất chúng ta mới có 4 ngàn triệu thôi.  Còn 56 ngàn triệu nữa ở đâu.  Một số theo đường tiến hóa của Nội Cảnh Tuần-Huờn, một số đã bỏ xác phàm về cõi Trung Giới và Thiên Đường chưa đúng kỳ đi đầu thai, có lẽ một số còn ở lại cõi Niết Bàn giữa hai Dãy Hành tinh.  Nhưng xin nhớ không phải cả thảy điều xuống một lược đâu.

          Họ chia ra từng đợt.  Đợt nầy xuống được ít lâu thì bỏ xác phàm, kế đợt kia xuống thay thế, vân vân…

          Không bao giờ có nạn nhơn mãn.

          Đức Thượng Đế đã sắp đặt sẳn chương trình sanh hóa thì không bao giờ Ngài để cho Địa Cầu nầy không đủ chổ chứa đựng Con Người và để cho cả trăm triệu phải chết đói.

SỐ NGƯỜI ĐƯỢC GIẢI THOÁT SẼ LÀ BAO NHIÊU

          Lấy sự tiến hóa bình thường của nhơn loại ngày nay mà xét đoán thì Thiên-Đình phỏng định rằng :

          Trong số 60 ngàn triệu sanh linh sẽ có :

          ---12 ngàn triệu được 5 lần điểm đạo, hoàn toàn giải thoát.

          ---12 ngàn triệu được 4 lần điểm đạo, thành những vị La Hán

          ---12 ngàn triệu được điểm đạo từ 1 lần tới 3 lần là những vị Tu-Đà Hườn, Tư-Đà-Hàm và A-Na-Hàm.

          Còn lại 24 ngàn triệu bị loại ra trong sự Phán xét cuối cùng của cuộc Tuần Huờn thứ Năm.

          Nhưng nói cho đúng trong số 60 ngàn triệu chỉ có 12 ngàn triệu thành công trong chu kỳ tiến hóa nầy mà thôi.

          Còn những vị La-Hán, A-Na-Hàm, Tư-Đà Hàm và Tu-Đà-Hườn cũng phải qua Dãy Hành Tinh thứ Năm đặng tu hành thêm cho tới khi được Đắc Đạo thành Chánh Quả.  Mấy vị nầy chỉ khác với chúng bạn bị loại ra là các Ngài ít bị khổ cực hơn mà thôi vì các Ngài sẽ đi mau tới mục đích đã định sẳn nhờ công phu những kiếp trước ở Dãy Địa Cầu chúng ta. 

1.---NHỮNG ĐIỀU NÊN BIẾT

TẠI SAO THÂN HÌNH GIỐNG DÂN THỨ NHỨT LẠI IN NHƯ NGUYÊN SANH CHẤT

          Chúng ta ở vào cuộc Tuần Huờn thứ Tư, đáng lẽ thì con người sanh ra trên Địa Cầu nầy thì phải có thân hình như ngày nay, mà tại sao xác thân của Giống Dân thứ nhứt lại giống như nguyên sanh chất. 

          Ấy vì chúng ta ở vào Trung-Tâm của Cuộc Tiến Hóa, Trái Đất là Bầu thứ tư của Dãy Hành Tinh thứ Tư, mà lại ở vào Cuộc Tuần Huờn thứ Tư nữa.  Thế nên mới có sự ôn lại những công việc của ba Tuần huờn trước mới bắt đầu khởi sự công việc của Cuộc Tuần huờn thứ Tư.  Sự ôn nầy cũng là một dịp tốt, một lần chót, để cho những thú vật mau có cá tánh đặng đầu thai làm người.

          Sự sanh hóa Giống Dân thứ nhứt ôn lại công việc của các Thiên Thần tạo ra thể xác con người trong cuộc Tuần huờn thứ nhứt.

          Sự sanh hóa Giống Dân thứ nhì ôn lại công việc của các Thiên Thần tạo ra thể xác con người trong cuộc Tuần huờn thứ nhì.

          Sự sanh hóa Giống Dân thứ ba ôn lại công việc của các Thiên Thần tạo ra thể xác con người trong cuộc Tuần huờn thứ ba như là : Thân hình con người có da thịt, xương cốt và phân chia nam nữ.

          Sự sanh hóa Giống Dân thứ tư là khởi đầu công việc Tuần huờn thứ tư.  Giống Dân thứ tư mới thiệt là Giống Con Người.

          Ba trăm triệu năm đã trôi qua từ khi con người mới sanh ra tại Địa Cầu chúng ta.

          Ba Giống Dân đầu sanh ra hồi nào không biết, Giống Dân thứ tư sanh ra đã 8 triệu năm nay, còn Giống Dân thứ năm sanh ra đã một triệu năm rồi.

          Trong mỗi cuộc Tuần huờn, ngoài việc tạo ra thể xác con người và các loài khác, các vị Thiên Thần còn phải lo sửa đổi cuộc diện của các Bầu Hành tinh và nhiều công việc khác nữa mà chúng ta không hiểu được.

 II

CHỪNG NÀO CỬA ĐẠO MỚI MỞ CHO CON NGƯỜI

           Khi mà “ Cánh cửa Thiên Nhiên đóng lại giữa Con Người và Thú Vật ” nghĩa là không còn con thú nào đủ sức đi đầu thai làm người nữa từ đây cho tới cuộc Tuần huờn thứ Bảy, thì Cửa Đạo mới mở cho Con Người bước vào.

 III

 DANH HIỆU CỦA CÁC VỊ ĐẮC ĐẠO THÀNH CHÁNH QUẢ TRONG 4 DÃY HÀNH-TINH

          1.---Danh hiệu của những vị Đắc Đạo thành Chánh Quả ở Dãy Hành Tinh thứ Nhứt là Asura.  A-su-ra Tàu gọi là A-Tu-La.

          2.---Danh hiệu của những vị Đắc Đạo thành Chánh Quả ở Dãy Hành Tinh thứ Nhì là Agnishvatta—A-nhi-Hoát-Ta.

          3.---Danh hiệu của những vị Đắc Đạo thành Chánh Quả ở Dãy Hành Tinh thứ Ba là (Dãy Nguyệt Tinh) là Barishad (Ba-rít-sa).

          4.---Danh hiệu của những vị Đắc Đạo thành Chánh Quả ở tại Địa Cầu chúng ta hiện giờ là Jivanmukta (Ji-hoăng-mút-ta) Phật giáo gọi là Aseka (A-sơ-ca).  Ấn giáo (Hindouisme) gọi là Atila.

XIN ĐỪNG LÀM LỘN DANH TỪ   ASURA---A-TU-LA

          Xin nhắc lại lúc Giống Dân thứ ba là Giống Lê-mu-ri-den mới sanh ra thân hình họ rất xấu xí.  Tiên Thánh mới bảo một nhóm Linh hồn tiến hóa khá cao Cái Vía màu đỏ vỏ cam, đầu thai vào những Bộ-lạc mà các Ngài chỉ định, hầu họ sửa đổi thân hình của những người nầy càng ngày càng thêm tốt đẹp.  Nhưng họ cứng đầu và rất kiêu căng tự phụ, họ chê xác thân của Giống nầy không xứng đáng với họ, họ không thèm nhập vô.

          Bà Blavatsky gọi họ là ASURA (A-TU-LA).  Xin đừng lầm lộn ASURA nầy với ASURA là danh hiệu của vị đã Đắc Đạo ở Dãy Hành tinh thứ nhứt.

         Chính là Đức Bà A. Besant đã lầm lộn hai danh từ nầy trong quyển Nhân Phổ (Généalogie de L’homme) của Bà viết.  Nhưng sau đó Bà đính chánh lại trong quyển : “ CON NGƯỜI TỪ ĐÂU ĐẾN RỒI VỀ ĐÂU”. Trương 27 chú giải (2).  (L’homme d’òu il va—Note 2 page 27).

 IV

Ở BA DÃY HÀNH TINH TRƯỚC ĐƯỢC MẤY LẦN ĐIỂM-ĐẠO

MỚI THÀNH CHÁNH QUẢ THOÁT ĐỌA LUÂN HỒI.

          1.--- Ở Dãy Hành tinh thứ nhứt được một lần Điểm Đạo thì thành một vị Siêu Phàm được giải thoát.

          2.--- Ở Dãy Hành tinh thứ nhì được ba lần Điểm Đạo thì làm Chánh Quả.

          3.--- Ở Dãy Hành tinh thứ ba (Dãy Nguyệt Tinh) được bốn lần Điểm Đạo thì làm một vị Siêu Phàm.

          4.--- Ở Dãy Hành tinh thứ tư là dãy Địa Cầu chúng ta phải tới 5 lần Điểm Đạo mới được giải thoát.

          Còn 3 Dãy Hành tinh sau không rõ.

KẾT-LUẬN

          Như tôi đã nói, những lời giải trong quyển của tôi đã soạn ra vốn là những mẩu tự A B C của Huyền Bí Học hay là Khoa Minh Triết Cổ Truyền.  Còn nhiều sự khó khăn khác nữa.

          Tuy nhiên chúng có thể giúp quí bạn “ TỰ BIẾT MÌNH ”, đó là điều kiện tối cần cho sự thành công trong cửa Đạo, cũng như ở ngoài đời.

          Cho hay Vũ trụ vô tận vô biên, càng học nhiều chừng nào thì con người mới càng thấy mình còn dốt nhiều chừng nấy.  Chúng ta phải tiến từ chỗ thấp lên chỗ cao, từ chỗ dễ đến chỗ khó.

          Những sự bí mật của Tạo Công phô bày trước mắt chúng ta từ trong núi non, biễn cã, sông ngòi, cho đến các loài kim-thạch, thảo mộc, cầm thú và con người.  Đó là một cuốn sách dở ra, chúng ta thấy mà không đọc được, bởi vì chúng ta chưa có đủ những điều kiện cần thiết.  Những điều kiện đó là :

Tư tưởng trong sạch,

Lời nói trong sạch,

Việc làm trong sạch, và

Lo mưu hạnh phúc cho quần sanh.

          Nếu chúng ta có đủ 4 yếu tố nầy thì tự nhiên sẽ có những bực cao minh tới điểm hóa và chỉ cho chúng ta phương pháp luyện tập đặng sáng mắt hầu lần lần vén lên những bức màn vô minh ngày đêm đương bao phủ chúng ta.

          Chúng ta nên biết rằng : chung quanh chúng ta là những luật trời, luôn luôn ngày đêm hành động không nghỉ, không ngừng.  Chúng ta phải học hỏi thông suốt những Luật đó, từ khu vực nầy tới khu vực kia, rồi nương theo chúng mà tiến tới.  Chớ khá vi phạm những luật đó.  Hễ vi phạm thì sẽ có sự phản ứng lại.  Chúng ta sẽ lãnh những hậu quả khóc hại của những sự làm không ngôn ngoan của chúng ta.

          Chúng ta có bổn phận phải mở trí thông minh, mà đồng thời cũng phải mở tâm cho sáng suốt đặng giữ cho cán cân được thăng bằng.  Tâm và trí điều hòa thì sẽ tiến mau đến mục đích đã định sẳn cho nhơn loại trong chu kỳ tiến hóa nầy.

          Nếu ỷ mình học rộng, tài cao, làm những việc bội Thiên nghịch Địa thì là kêu cái họa đến cho mình, chẳng kíp thì chầy.  Nhân nào quả nấy, lưới Trời tuy thưa mà không có chi lọt khỏi. 

          Muốn Đắc Đạo thành Chánh Quả, thoát khỏi đọa Luân Hồi thì phải chặt đứt mười dây xiềng xích, trói buộc chúng ta.  Phật giáo gọi là Samyojana, có chỗ dịch như vầy :

          1.---Phàm nhơn là mộng ảo.

          2.---Sự hoài nghi về cơ tiến hoá và Luật Nhơn quả, Luân Hồi. 

          3.---Tin dị đoan.

          4.---Dục vọng hồng trần.

          5.---Sự thù hận.

          6.---Muốn có một đời sắc tướng.

          7.---Muốn có một đời sống vô sắc tướng.

          8.---Kiêu căng.

          9.---Sự xao động của Cái Trí.  Tâm chưa yên tịnh.

         10.---Vô minh.

          Chớ nào phải có tài lấp biển dời non, kêu mưa, hú gió, chỉ đá hoá vàng mà được danh đề Tiên Tịch.

          Từ cổ cập kim, trên Thiên Đình vẩn trọng đức hạnh hơn tài trí.  Nếu chúng ta quyết chí sống môt đới sống Đạo hạnh cao siêu thì chúng ta sẽ thành công, sớm hay muộn, tùy theo công phu luyện tập của chúng ta.

          Nếu kinh thành Ba Lê không thể tạo tập trong một ngày mà hoàn tất, cũng thế đó, con người không thế nào thành Tiên thành Phật trong một thời gian vài ba năm.  Phải tu tâm, luyện tánh từ kiếp nầy qua kiếp kia, không bao giờ dừng chơn nghỉ ngơi.

          Tôi xin lấy câu nầy mà kết luận :

          “ HỮU PHƯỚC THAY NHỮNG NGƯỜI TẤM LÒNG TRONG SẠCH ! ”

          “ HỌ SẼ THẤY ĐƯỢC THƯỢNG ĐẾ ”.

LÀNH THAY ! LÀNH THAY !

 CHUNG.

                                                    Ở giữa trần ai chớ nhiểm trần,

                                                    Xem kinh dồi trí luyện tâm thần.

                                                    Ra công tu đức trau mình trước,

                                                   Đuốc huệ sau nầy rọi thế nhân.

VƯƠNG-CHÂU

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: