Y đức
Câu1 1-5 điều y huấn
1- Phàm người học thuốc, tất phải hiểu thấu lý luận đạo Nho, có thông lý luận đạo Nho thì học thuốc mới dễ. Khi có thời giờ nhàn rỗi, nên luôn luôn nghiên cứu các sách thuốc xưa nay. Luôn luôn phát huy biến hóa, thu nhập được vào Tâm, thấy rõ được ở mắt thì tự nhiên ứng vào việc làm mà không phạm sai lầm
2- Được mời đi thăm bệnh: Nên tùy bệnh cấp cấp hay không mà sắp đặt đi thăm trước hay sau. Chớ nên vì giàu sang hoặc nghèo hèn mà nơi đến trước,chỗ tới sau hoặc bốc thuốc lại phân biệt hơn kém khi lòng mình có chỗ không thành thật, thì khó mong thu được kết quả.
3- Khi xem bệnh cho phụ nữ, góa phụ, ni cô… cần phải có người nhà bên cạnh mới bước vào phòng để thăm bệnh để tránh hết sự nghi ngờ. Dù cho đến con hát, nhà thổ cũng vậy, phải đứng đắn coi họ như con nhà tử tế, không nên đùa cợt mà mang tiếng bất chính, sẽ bị hậu quả về tà dâm.
4- Phàm thầy thuốc nên nghĩ đến việc giúp đỡ người, không nên tự ý cầu vui như mang rượu lên núi, chơi bời ngắm cảnh, vắng nhà chốc lát, lỡ có bệnh cấp cứu làm cho người ta sốt ruột mong chờ, nguy hại đến tính mạng con người. Vậy cần biết nhiệm vụ mình là quan trọng như thế nào.
5- Phàm gặp phải chứng bệnh nguy cấp, muốn hết sức mình để cứu chữa, tuy đó là lòng tốt, nhưng phải nói rõ cho gia đình người bệnh biết trước rồi mới cho thuốc. Lại có khi phải cho không cả thuốc, như thế thì người ta sẽ biết cảm phục mình. Nếu không khỏi bệnh cũng không có sự oán trách và tự mình cũng không hổ thẹn.
(Câu 2. Trình bày vị trí, tầm Quan trọng của y đức?
- Nghề Y là một nghề đặc biệt, bởi vì không có nghề nào lại đi vào đời sống con người một cách sâu sắc và cấp thiết như nghề y, không có nghề nào mà một lỗi lầm hay thiếu sót dù là nhỏ nhất cũng có thể gây nên những tác hại lớn nhất đến sức khỏe và tính mạng con người.
-Hơn thế nữa nghề Y là một nghề nhân đạo, quan hệ thiết thực đến đời sống và tính mạng con người, đến hạnh phúc của từng gia đình, tương lai, giống nòi, đến sức khỏe và tính mạng con người.
- Đối tượng phục vụ của thầy thuốc là người bệnh, đó không phải là máy móc, công trình kiến trúc hay đường xá mà là "người". Một người cụ thể đang ở tình trạng bệnh tật, đau đớn cả về thể xác cũng như về tinh thần. Họ cần sự quan tâm, cứu chữa và giúp đỡ của thầy thuốc. Sức khỏe, sự sống của họ được giao phó cho thầy thuốc vì vậy không thể tha thứ cho sự cẩu thả, bàng quan và chủ nghĩa hình thức ở người thấy thuốc
-Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã từng nói về tính mạng bệnh nhân "sống chết trong tay mình nắm, phúc họa trong tay mình giữ".. Như vậy, người thầy thuốc có "quyền" thực sự, nếu không có đạo đức thì cái quyền của họ sẽ gây ra bao nhiêu nỗi khổ cho con người, cho nhân loại. Ngược lại, nếu họ có đạo đức thì quyền lực này sẽ đem lại niềm vui, hạnh phúc cho bệnh nhân, cho gia đình họ và cho cả xã hội
-Chính vì vậy, từ muôn đời nay đạo đức nghề Y luôn được đề cao.Người làm công tác Y tế phải không ngừng ôn luyện nâng cao y đức,để đáp ứng nhiệm vụ xao cả của nghành và sự yêu mến tính nhiệm của nhân dân.Thực hiện lời Hồ Chủ tịch đã dạy:"Lương Y phải như từ mẫu"
Câu 3: Trinh bay các yêu cầu về đạo đức cá nhân của người điều đuông
- Phẩm chất về đạo đức,
+Ý thức trách nhiệm cao,
+ Lòng trung thực vô hạn.
+ Sự ân cần, cảm thông sâu sắc.
+ Tính mềm mỏng nhưng có nguyên tắc
+ Có lòng say mê nghề nghiệp.
-Phẩm chất về mỹ học; được thể hiện bằng sự tươm tất, tính đúng mực, về bên ngoài chỉnh tề, kiêng các tật xấu.
- Phẩm chất về trí tuệ
+ Có khả năng quan sát và đánh giá người bệnh, tình trạng bệnh.
+ Có kỹ năng thành thạo.
+Có khả năng nghiên cứu và cải tiến trong công việc.
+ khôn ngoan trong công tác.
Câu 4 Trình bày những điều cần tránh khi thầy thuốc/người điều dưỡng tiếp xúc vs ng bệnh
- Chưa hỏi bệnh, trò chuyện đã khám ngay người bệnh.
- Vừa nghe người bệnh kể vừa làm việc khác như xem sách,liếc nhìn đồng hồ xem thời gian (tâm lý người bệnh muốn được trình bày cặn kẽ về tình trạng của mình,chỉ sơ thầy thuốc, nhân viên điều dưỡng không nghe hết và không nghe rõ lời mình kể)
- Chưa khám đã đọc kết quả xét nghiệm
-Khám qua loa,đại khái, chiếu lệ
- Không nghiên cứu kỹ hồ sơ của tuyến trước
-Phê phán hoặc coi thường chẩn đoán và phương pháp điều trị, chăm sóc của đồng nghiệp trước mặt người bệnh, gây tổn hại uy tín đối với cả ngành
-Thầy thuốc/cán bộ điều dưỡng cũng là một chủ thể cũng có những đặc điểm tâm lý, những cá tính riêng, đặc biệt nóng nảy, hay cáu gắt, có nét mặt vô cảm.Tuy nhiên trong khi tiếp xúc với người bệnh buộc lòng họ phải tự kiềm chế mình, phải có văn hóa trong lời nói và trong nhiều trường hợp để gây được không khí cởi mở, thoái mái chân thành
-Thầy thuốc/ người điều dưỡng có thể “bông đùa" với người bệnh và đặc biệt không được tiết kiệm nụ cười trước mặt người bệnh “một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ". Nụ cười luôn nở trên môi cũng góp phần làm cho người bệnh mau thuyên giảm
Câu 5:Trình bày nghĩa vụ của người bệnh và gia đình người bệnh
-Nghĩa vụ tôn trọng người hành nghề:tôn trọng và không được có hành vi xâm phạm danh dự,nhân phẩm,sức khoẻ,tính mạng của người hành nghề và nhân viên y tế khác
- Nghĩa vụ chấp hành các quy định trong khám bệnh, chữa bệnh:
+Cung cấp trung thực thông tin liên quan đến tình trạng sức khoẻ của mình hợp tác đầy đủ với người hành nghề và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
+ Chấp hành chỉ định chẩn đoán, điều trị của người hành nghề, trừ trường hợp quy định tại Điều 12 của Luật này.
+ Chấp hành và yêu cầu người nhà của mình chấp hành nội quy của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
- Nghĩa vụ chi trả chi phi khám bệnh, chữa bệnh: người bệnh có trách nhiệm chí trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh, trừ trường hợp được miễn, giảm theo quy định của pháp luật. Trường hợp người bệnh tham gia bảo hiểm y tế thì việc thanh toán chi phi khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
Câu 6: Trình bày nội dung những việc phải làm của công chức, viên chức y tế
-Thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về nghĩa vụ của công chức,viên chức
-Có đạo đức nhân cách và lối sống lành mạnh,trong sáng cửa người thầy thuốc theo quan điểm cần,kiệm,liêm,chính,chí công vô tư
-Có ý thức tổ chức kỷ luật,thực hiện đúng chuyên môn,nghiệp vụ,nội quy, quy chế làm việc của ngành,cửa đơn vị
-Học tập thường xuyên nhằm nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp, ứng xử.
-Phục tùng và chấp hành nhiệm vụ được giao; chủ động chịu trách nhiệm trong công việc
- Đóng góp ý kiến trong hoạt động, điều hành của đơn vị nhằm bảo đảm thực hiện công vụ, nhiệm vụ được giao đạt hiệu quả.
- Giữ uy tín, danh dự cho đơn vị, cho lãnh đạo và đồng nghiệp,
- Mặc trang phục, đeo thẻ công chức, viên chức đúng quy định; đeo phù triệu của các lĩnh vực đã được pháp luật quy định (nếu có).
Câu 7: Trình bày nhiệm vụ của tâm lí học?
- Tâm lý là hoạt động của não bộ; muốn nghiên cứu hiện tượng tâm lý phải hiểu rõ những quá trình thần kinh diễn ra trong não bộ. Vì vậy, việc nghiên cứu những quy luật hoạt động của hệ thần kinh cấp cao là một nhiệm vụ quan trọng của Tâm lý học
-Hoạt động tâm lý của con người không ngừng phát triển và vận động theo những quy luật của xã hội và tự nhiên.Vì vậy nhiệm vụ cơ bản của tâm lý học là nghiên cứu những quy luật của hoạt động tâm lý trong sự phát triển của nó
- Nghiên cứu các quy luật hình thành nhân cách với những thuộc tính của nó và điều chỉnh những hành vì sai lệch
-Nghiên cứu các đặc điểm tâm lý trong những hoạt động khác nhau của con người như lao động, học tập, giải trí v, v. Nghiên cứu động cơ thúc đẩy con người trong các hoạt động, các đặc điểm trong chi giác, chú ý khi con người hoạt động
- Hoạt động tâm lý của con người mang những đặc thù riêng theo lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp.v.v.. Vì vậy, nhiệm vụ của Tâm lý học là phải nghiên cứu những đặc điểm hoạt động tâm lý của từng đối tượng có tính cách chuyên biệt.
Câu 8: Trình bày các yếu tố gây stress?
* Các yếu tố chính
- Mâu thuẫn giữa các nhân và môi trường xung quanh
-Mâu thuẫn giữa quyền lợi cá nhân và yêu cầu xã hội,đặc biệt là vấn đề kinh tế,vỡ nợ,khó khăn về kinh tế
-Mâu thuẫn kéo dài trong công tác ở cơ quan:
+Mất việc làm, bị đuổi việc, kỷ luật
+ Về hưu, thay đổi điều kiện công tác
+ Mâu thuẫn với cấp trên, với đồng nghiệp, bị cấp trên khiến trách
-Mâu thuẫn trong đời sống cá nhân và gia đình
- Bệnh tật, tang tóc của người thân
+Con mắc các tệ nạn xã hội,hư hỏng,tù tội
+ Có thai ngoài hôn nhân, bố mẹ bất hòa, ly hôn...
* Các yếu tố thuận lợi
- Nhân cách yếu
-Mắc các bệnh nhiễm khuẩn mạn tính
- Nhiễm độc
- Thiếu dinh dưỡng lâu ngày
- Mất ngủ kéo dài
- Lao động trí óc quá căng thẳng
- Môi trường sống và làm việc có nhiều nhân tố kích thích(ồn ào,ô nhiễm,....)
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro