Điều dưỡng
Câu I: Trình bày nội dung nhu cầu về thể chất, an toàn và được báo xử theo phân cấp Mastow
- Nhu cầu về thể chất là nền tảng của hệ thống phân cấp nhu cầu và được ưu tiên hàng đầu. Nhu cầu về thể chất bao gồm: Oxy, thức ăn, nước uống, bài tiết, vận động, ngủ, nghỉ ngơi... Các nhu cầu này cần được đáp ứng tối thiểu để duy trì sự sống.
- Nhu cầu an toàn và được bảo vệ
+Nội dung nhu cầu an toàn và được bảo vệ bao gồm an toàn và về tính mạng và tinh thần
+ An toàn về tính mạng là bảo vệ cho người ta tránh được các nguy cơ đe doa cuộc sống.
+ An toàn về tinh thần là tránh được mọi sự lo lắng, sợ hãi.
+ Để giúp người bệnh khỏi bị nguy hiểm, người Điều dưỡng phải biết rõ tính chất đặc điểm của người bệnh. Nhận biết được những tai biến có thể xảy ra cho người bệnh trong quá trình điều trị, chăm sóc. Nếu có tai biến xảy ra người Điều dưỡng có thể xử trí một cách thông minh, nhanh nhẹn kịp thời
Câu 2: Trình bày định nghĩa, nguyên lý của đo huyết áp động mạch?
- Định nghĩa: huyết áp động mạch là áp lực của máu tác động lên thành động mạch. áp lực này được tạo nên bởi các yếu tố: Lưu lượng máu, sức co bóp của tim, sự co giãn của động mạch lớn, sức cản ngoại vi, thần kinh vận mạch.
- Nguyên lý đo huyết áp động mạch: là làm mất động tác đập của động mạch bằng cách bơm căng một băng cao su rồi sau đó xả hơi dần, đồng thời ghi những phản ứng của động mạch trước sự giảm sức ép của 1 áp kế.
- Huyết áp tối đa là khi nghe tiếng đập đầu tiên, tương đương với lúc máu bắt dầu đi qua băng cao su khi xả hơi ra.
-Huyết áp tối thiểu là khi nghe tiếng đập cuối cùng hoặc khi nghe tiếng đập thay đổi âm sắc, trong ứng với lúc máu lưu thông hoàn toàn tự do trong lòng mạch.
Câu 3: Trình bày nguyên tắc khi chuẩn bị phương tiện và trải giường?
*Quy định chung
+ Không được sử dụng mảnh vải bị rách để trải giường.
+ Không được sử dụng vật trải giường vào mục địch khác
* Không được gài kim vào các mảnh vải.
+ Trước khi thay phải kiểm tra đồ vải
- Đảm bảo vệ sinh:
+ Không rũ tung vải trải giường khi trải.
+ Điều dưỡng không để đồ vải chạm vào quần áo của mình.
+ Không vứt đồ vải bẩn dưới sàn nhà, phải bỏ vào túi đựng đồ bẩn
+Túi đựng đồ vải bẩn phải để xa giường bệnh
- Đảm bảo kỹ thuật
+ Vải trải phải phồng căng và được dắt dưới đệm.
+Không được để người bệnh nằm trực tiếp lên nilon, phải trải vải lót bên trên
+ Trải xong một bên rồi mới được trái sang bên kia.
Câu 4: Trình bày nội dung theo dõi biến đổi tuần hoàn của chỉ, sau khi
bang?
- Sau khi băng vết thương cho nạn nhân xong, trong một số trường hợp cần phải theo dõi người bệnh để phát hiện tại biến của trở sự lưu thông tuần hoàn do bằng quá chặt gây nên.
- Bình thường sau khi băng vết thương xong, nạn nhân không có cảm giác gì đặc biệt ngoài cảm giác đau tại vết thương
-Nếu băng quá chặt làm ảnh hưởng đến sự lưu thông tuần hoàn tại vùng cơ thể có vết thương có thể phát hiện được bằng các dấu hiệu sau:
+ Hỏi: hỏi nạn nhân xem có cảm giác đau, nhức, khó chịu hoặc cử động khó ở nơi băng, hoặc chi bị bảng.
+ Nhìn: quan sát vùng băng thấy có biểu hiện phù nề, biến dạng hình dạng đầu các ngón của chi to hơn bình thường (nếu là băng chi),màu sắc vùng băng: có màu tím đỏ, hoặc thẩm (ứ huyết)
+ Sờ đầu chỉ thấy lạnh, cầu véo người bệnh giảm cảm giác đau, bắt mạch phía dưới vùng tổn thương không được.
- Xử trí: nhanh chóng cởi băng, băng lại vừa phải, đảm bảo lưu thông cốn hoàn được tốt.
Câu 5 Trình bày tầm quan trọng của lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm, các quy định chung của kỹ thuật lấy máu xét nghiệm
- Tầm quan trọng: lấy bệnh phẩm để xét nghiệm là 1 công việc rất quan trọng giúp cho quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh nhanh chóng, chính xác có
- Quy định chung khi lấy máu xét nghiệm:
+ Trước khi lấy mẫu người bệnh nhịn ăn, không uống thuốc.
+Lấy máu vào buổi sáng sau khi ngủ dậy (trừ khi có chỉ định cấp cứu)
+ Ống nghiệm hoặc Tube dựng mẫu phải ghi rõ họ tên người bệnh, tuổi, số giường, khoa.
+ Khi lấy máu phải tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật để tránh vỡ hồng cầu (bơm tiêm khô, kim tiêm to, hút nhẹ, tháo tiêm bơm nhẹ nhàng vào thành ống).
+ Lấy máu xong để vào giá 5 - 10 phút sau đó gửi lên phòng xét nghiệm.
+ Trong trường hợp lấy máu xét nghiệm yêu cầu có chất chống đông: sau khi cho máu vào ống nghiệm phải lắc nhẹ theo chiều dọc ống nghiệm trong 3 - 5 phút.
Câu 6: Trình bày những biểu hiện của giai đoạn hấp hối và dấu hiệu của cai
- Các giai đoạn cuối của cuộc đời người bệnh
+Sự từ chối
+ Sự tức giận
+ Sự mặc cả
+ Sự buồn rầu
+ Sự chấp nhận
- Dấu hiệu của giai đoạn hấp hối và dấu hiệu cái chết:
+ Chân tay lạnh, sắc mặt nhợt nhạt, móng tay tím tái (đây là biểu hiện của sự lưu thông máu giảm).
+ Người bệnh có thể vã mồ hôi đầm đìa (do rối loạn vận mạch)
+ Trương lực cơ giảm, cơ thể trở nên ủ rũ, thiếu sinh lực, hàm trễ xuống, miệng lệch, mũi vẹo, nói khó, nuốt khó, dần dần mất phản xạ hoàn toàn.
+ Mắt lõm xuống, đờ dại không cử động.
+ Hô hấp thay đổi người bệnh thở chậm và khó thở, ứ đọng đờm và chất nhầy. Khó thở có thể gây ra âm thanh gọi là " tiếng nấc hấp hối".
+ Mạch nhanh nhỏ, rối loạn khó bắt
+ Ý thức lú lẫn.
+ Trước lúc người bệnh ngừng thở mạch sẽ mờ dần đi rồi không bắt được mạch nữa.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro