Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

hoat dong cua ngan hang nha nuoc

Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước

1. Thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia

Điều 15 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định Ngân hàng Nhà nước trong việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia:

- Chủ trì xây dựng chính sách tiền tệ quốc gia, kế hoạch cung ứng lượng tiền bỏ ra lưu thông hàng năm trình Chính phủ.

- Điều hành các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia; Thực hiện việc đưa tiền ra lưu thông, rút tiền từ lưu thông về theo tín hiệu của thị trường trong phạm vi lượng tiền cung ứng đã được Chính phủ phê duyệt.

Để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia Ngân hàng Nhà nước sử dụng các công cụ sau:

* Công cụ tái cấp vốn: Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng có bảo đảm của Ngân hàng Nhà nước nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh tóan cho các Ngân hàng.

- Đối tượng được tái cấp vốn là các tổ chức tín dụng với điều kiện nhất định.

- Công cụ tái cấp vốn được Ngân hàng Nhà nước sử dụng dưới các hình thức như sau:

1. Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng:

Đây là hình thức tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước cho các Ngân hàng đã cho vay đối với khách hàng.

2. Cho vay bằng cầm cố các chứng từ có giá ngắn hạn.

3. Chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác.

*Công cụ lãi suất: Ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất cơ bản làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh hoặc dưới hình thức áp dụng lãi suất đối với tái cấp vốn. (Điều 18 Luật Ngân hàng).Thông qua đó để nới lõng hoặc thắt chặt lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế.

* Tỷ giá hối đoái: Ngân hàng Nhà nước căn cứ vào cung cầu ngoại tệ trên thị trường và nhu cầu điều tiết của Nhà nước xác định và công bố tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam.

* Dự trử bắt buộc (reserve requirement): là quyền bắt buộc các tổ chức tín dụng phải ký gửi tại Ngân hàng Trung ương một phần của tổng số tiền gửi mà họ nhận được từ mọi giới theo một tỷ lệ nhất định.

Để duy trì hoạt động kinh doanh của mình, các tổ chức tín dụng đều phải lập quỹ dự trử để đáp ứng chi trả đột xuất phòng ngừa rũi ro.

Theo quy định của luật Ngân hàng Nhà nước và điều 20 Quyết định số 52/QĐ ngày 16/02/1999 về tỷ lệ dự trử bắt buộc thì tổ chức tín dụng phải gửi ở Ngân hàng Nhà nước số tiền gửi theo mức từ 0% đến 20% tổng số dư tiền gửi ở các tổ chức tín dụng từng loại tiền gửi trong từng thời kỳ.

+ Nghiệp vụ thị trường mở: là nghiệp vụ mua bán các chứng từ có giá ngắn hạn: tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước...trên thị trường tiền tệ.

2. Phát hành tiền

Là cung ứng tiền vào lưu thông làm phương tiện thanh toán.

Điều 23 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan duy nhất phát hành tiền của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam bao gồm tiền giấy và tiền kim loại.

Nghị định 87 (31/10/1998) về phát hành, thay thế thu hồi tiền giấy, tiền kim loại) Ngân hàng Nhà nước căn cứ tông cung cầu tiền tệ trên thị trường của nền kinh tế để phát hành.

Nội dung bao gồm: - Tổ chức in, đúc, thiết kế mẫu

- Bảo quản tiền

- Vận chuyển tiền (sử dụng xe chuyên dùng, công an giám sát)

- Tiêu hủy tiền (nát, rách,...)

- Thu hồi thay thế tiền

3. Hoạt động tín dụng

Mục đích nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, đảm bảo an toàn cho hệ thống tín dụng.

- Hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nhà nước được thực hiện dưới các hình thức bảo lãnh, tạm ứng cho ngân sách Nhà nước, cho vay.

- Bảo lãnh của Ngân hàng Nhà nước chỉ áp dụng cho tổ chức tín dụng vay vốn nước ngoài theo chỉ địng của thủ tướng chính phủ.

- Tạm ứng cho ngân sách Nhà nước dể xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách Nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

- Cho vay là hình thức hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nhà nước. Theo đó Ngân hàng Nhà nước cho các tổ chức tín dụng là Ngân hàng vay ngắn hạn (hình thức tái cấp vốn theo Điều 17 luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam).

- Trước đây, hệ thống Ngân hàng 1 cấp:

Ngân hàng Nhà nước cho vay đối với nhiều loại đối tượng: các Ngân hàng, các doanh nghiệp,...

Sau cải cách hệ thống Ngân hàng năm 1990. Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo vay đối với các Ngân hàng, thể hiện Ngân hàng Nhà nước là Ngân hàng của các Ngân hàng.

4. Mở tài khoản, hoạt động thanh toán và ngân quỹ:

Nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ được giao:

- Ngân hàng Nhà nước được mở tài khỏan ở Ngân hàng nước ngoài, tổ chức tiền tệ, tổ chức Ngân hàng quốc tế.

- Ngân hàng Nhà nước được mở và quản lý tài khoản thực hiện các giao dịch cho các tổ chức tín dụng trong nước, kho bạc Nhà nước và các Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tiền tệ, Ngân hàng quốc tế.

- Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước còn có thẩm quyền cung cấp các dịch vụ thanh toán cho hệ thống các tổ chức tíng dụng, cho các khách hàng khác, thực hiện các hoạt động Ngân hàng đối ngoại.

+ Thanh toán thông qua thị trường trên Ngân hàng giữa các tổ chức tín dụng

+ Làm dịch vụ thông tin Ngân hàng

5. Quản lý ngoại hối và hoạt động ngoại hối

- Ngoại hối: + Ngoại tệ, vàng bạc,... trước đây. Nghị định 63/1998/NĐCP bao gồm: Tiền nước ngoài (tiền giấy, tiền kim loại)

Công cụ thanh toán bằng tiền nước ngoài.

Giấy tờ có giá bằng tiền nước ngoài

Đồng tiền chung châu Âu và các đồng tiền chung dùng trong thanh toán quốc tế hoặc khu vực.

Vàng tiêu chuẩn quốc tế: có dấu hiệu kiểm định chất lượng và trọng lượng có mác hiệu của người sản xuất quốc tế công nhận.

Đồng tiền đang lưu hành ở Việt Nam trong trường hợp chuyển vào hoạc chi ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hay được sử dụng làm công cụ thanh toán quốc tế (trước đây không có quy định này)

- Hoạt động ngoại hối là hoạt động đầu tư, vay, cho vay, mua bán, bảo lãnh và các giao dịch khác về ngoại hối.

Nghị định 63/1998/NĐCP quy định - Ngoại hối chỉ được lưu hành thông qua hệ thống Ngân hàng, tổ chức và cá nhân được phép hoạt động ngoại hối.

Tư cách pháp lý: Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm trước chính phủ thực hiện việc quản lý Nhà nước về ngoại hối và hoạt động ngoại hối.

- Điều 37 luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định: toàn quyền quản lý hành chính Nhà nước của Ngân hàng Nhà nước về ngoại hối

* Xây dựng các dự án Luật. Pháp lệch về quản lý ngoại hối.

* Cấp, thu hồi giấy phép hoạt động ngoại hối

* Kiểm soát ngoại hối của các tổ chức tín dụng

Quản lý ngoại hối bằng nghiệp vụ:

- Nhà nước giao cho Ngân hàng Trung ương dự trữ ngoại hối, nhằm thực hiện chính sách hệ quốc gia, đảm bảo khả năng thanh toán quốc tế, bảo toàn dự trữ ngoại hối Nhà nước.

- Hoạt động ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước thực hiện trên thị trường trong nước và quốc tế. Điều 39 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 1997.

6. Thanh tra Ngân hàng

a/ Khái niệm:

Thanh tra Ngân hàng là bộ phận của hoạt động quản lý Nhà nước về Ngân hàng. Do đó hoạt động của thanh tra Ngân hàng có đặc điểm của hoạt động thanh tra Nhà nước.

Đặc điểm:

- Hoạt động thanh tra Ngân hàng mang tính quyền lực Nhà nước, do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện.

Điều 50 Luật Ngân hàng: thanh tra Ngân hàng là thanh tra chuyên ngành, đứng đầu là chánh thanh tra.

- Thanh tra gắn liền với hoạt động quản lý Nhà nước về Ngân hàng. Thanh tra chuyên ngành có quyền thanh tra việc thực hiện chính sách pháp luật liên quan đến chức năng quản lý Nhà nước của Ngân hàng Nhà nước về tiền tệ Ngân hàng.

Có quyền thanh tra hoạt động của các tổ chức, đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước và tổ chức hoạt động của các tổ chức tín dụng, hoạt động Ngân hàng của các tổ chức khác.

- Quan hệ giữa thanh tra và thanh tra Ngân hàng tuân theo những quy định của pháp luật về thanh tra.

b/ Đối tượng thanh tra, nội dung của hoạt động thanh tra Ngân hàng:

- Đối tượng thanh tra là: tổ chức và hoạt động của các tổ chức tín dụng và hoạt động Ngân hàng của các tổ chức khác.

- Nội dung của hoạt động thanh tra Ngân hàng: Điều 52 luật Ngân hàng Nhà nước

1, Thanh tra việc chấp hành pháp luật về tiền tệ và hoạt động Ngân hàng, việc thực hiện các quy định trong giấy phép hoạt động Ngân hàng.

2, Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền; kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về tiền tệ và hoạt động Ngân hàng.

3, Kiến nghị các biện pháp đảm bảo thi hành pháp luật về tiền tệ và hoạt động Ngân hàng (Điều 52 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)

Điều 54, 55 quy định về trách nhiệm của thanh tra Ngân hàng và quyền của đối tượng thanh tra.

Câu hỏi:

1. Tại sao nói Ngân hàng nhà nước là ngân hàng của các ngân hàng?

2. Vị trí pháp lý của Ngân hàng Trung ương Việt nam được xác định như thế nào?

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #mrnguyen