hanoian
Đã lâu rồi, Hà Nội chưa từng có vẻ hoà bình như này. Một Hà Nội vắng bóng mùi đạn khói, vắng bóng những tiếng khóc, vắng bóng tiếng súng bắn, vắng bóng tiếng mìn nổ. Hiếu Chi đứng đó, ngắm nghía tháp rùa đang nghiêng mình soi gương. Mặt hồ ánh xanh biếc, lớp lớp gợn sóng nhỏ bé. Em nhớ về phố Khâm Thiên, nhớ bác trai già từng sửa xe đạp cho em. Những con đường rợp bóng cây, cùng tiếng ve râm ran trưa hè ru ta vào giấc ngủ. Gần đó có công viên. Em đã tới đấy, cùng một người nữa, tựa đầu nhau ngủ cho tới xế chiều mới vội vàng phóng xe về. Ngẩng lên bầu trời, trong xanh và mây trắng cao vun vút, Hiếu Chi thấy hơi trống, nhưng vẫn vui. Trống máy bay của địch, trống bom rơi. Em có thể đi mải miết nếu như có anh ở đây.
Hiếu Chi hít một hơi, không dám thở ra, nhắm mắt lại. Em nhớ. Lại nhớ khi mùa đông Hà Nội về. Đông Hà Nội rét căm căm như cứa vào da thịt. Cái lạnh ở đây buốt, chứ không chỉ ở vấn đề nhiệt độ. Đôi khi, đông tới, em còn chưa kịp may xong cái khăn quàng thì anh cũng đã ho sù sụ rồi. Lúc đó, anh sụt sịt mũi, giống thằng Thắng con nhà ông Kiên cách mình vài căn, nhưng vẫn lấy cái áo khoác dạ đắp lên người em và dặn dò:
-Ốm ra đấy thì không bảo vệ được Tổ quốc đâu.
Hiếu Chi trở về nhà. Nhà Hà Nội, nhà như Hà Nội. Vắng bóng. Vắng bóng mùi chiến tranh. Vắng bóng anh. Cái ghế gỗ lạnh lùng và cứng cỏi, không chút tình. Em nằm xuống, trăn trở, rồi thở dài. Tự dưng, em muốn đi loanh quanh tiếp. Hiếu Chi gọi:
-Triệt ơi, dẫn mình ra Ba Đình.
Người ta dựng đê lên chống lũ. Nhưng đợt vừa rồi, đê lại biến thành đường cho quân đi. Hiếu Chi còn nhớ, nhớ rõ, lúc mà cô thiếu nữ thích mình chạy về, vừa gặp cái cô đã bám lấy tay em mà nói. Dân ở đó bị giết sạch rồi. Cái điếng người lại tới. Nhưng nhẹ nhàng hơn khi ấy.
-Xuống nhà đưa mình ra Ba Đình đi, cậu cũng thích ra Ba Đình chơi mà.
Ở Ba Đình, cũng có mấy cậu thanh niên cùng tuổi. Có Đại Địa với Phong Húc chơi thân với Hiếu Chi nhất, Triệt thì chơi với Tuyền Nhất thôi. Cả năm đứa thường rủ nhau đi đá bóng vì trên đấy có sân cỏ rộng, tha hồ buộc lưới mà đá. Thường thì cả bọn sẽ kéo cả mấy đứa em nữa. Chủ yếu chỉ có mỗi Tuyền Nhất sẽ kéo thêm Phi Hùng, sau đấy sẽ có mấy đứa nữa học ở trường Âm Câu.
Hiếu Chi khó chịu, miệng chép một tiếng, nhếch một bên môi. Em vùng vằng, tay nắm chặt thành cầu thang, châm giẫm xuống mạnh mẽ. Cửa phòng đập mạnh vào tường. Bản lề vẫn kiên cường giữ lấy. Căn phòng nhỏ ở tầng gác mái, song sắt ở cửa sổ bị bong tróc lớp sơn xanh vì hoen gỉ. Có bàn gỗ gồ ghề cách góc phòng bằng một cái giá sách. Đối diện là cái giường, trông nhỏ gọn nhưng cũng nằm được hai người.
Hiếu Chi ngửi, vẫn chưa tới mùa hoa sữa. Nhà em ở đường Quang Trung. Tới đầu mùa là đóng hết cửa sổ lại, tại Xuyên Triệt không thích mùi hoa sữa. "Nồng lắm, Chi thích ngửi thì ra phố đi." Triệt nói, như vừa muốn đuổi, vừa muốn làm nũng.
Trên bàn, có ba xấp giấy được xếp chồng lên nhau. Con tem vẫn còn dán chặt trên đấy. Cái màu lục hình Dinh Độc Lập, màu cam có hình xe ngựa, màu chàm có người phụ nữ đang gánh hàng, màu hồng có hình nữ sinh mặc áo dài. Hình như đắt nhất là cái màu đỏ, hình nông dân đang cày cuốc, tận tám đồng. Chắc đơn vị phải có thưởng thì Xuyên Triệt mới dám mua. Hiếu Chi lấy xấp ở ngoài cùng, tháo nút sợi chỉ dày. Vẫn còn nguyên nét mực đen. 19/07/1954, hơn hai tháng trước giải phóng. Sau đấy, cũng chả còn bức thư nào từ tiền tuyến gửi về nữa.
Gửi Hiếu Chi, động lực để mình giữ mạng trên những con hào.
Mình đã đi lâu rồi, nhưng không biết cậu đã khá hơn chưa. Mình nhớ cậu, bao nhiêu từ rất cũng không đủ. Mình muốn về. Được cậu tặng cho cái ôm nhưng món quà mừng. Mình đang tính tới việc sẽ nói với bố mẹ về chuyện của hai đứa sau giải phóng.
Hiếu Chi này, mình sợ chết. Mà nghĩ lại, thủ đô còn bóng địch thì không phải là thủ đô. Thủ đô của mình, của cậu và của dân ta thôi.
Hãy đợi mình trở về nhé!
Thân mến, Cập Xuyên Triệt.
Ngày hôm ấy, 10/10/1954, năm cửa ô trào ra những hân hoan, những phấn khởi. Những tự hào trên xe tăng, những niềm nở trên đoá hoa. Trên các dãy nhà, đỏ lên một màu cờ, vàng lên một ngôi sao. Băng rôn ghi "Hồ Chủ tịch vĩ đại" là điểm nhấn của hai bên đường. Còn ở chính giữa, là đoàn người còn khoác ba lô, mặc quân phục đi diễu hành. Các vị tướng đứng ở trên xe, vẫy tay với mọi người. Đâu đâu còn thấy mấy chú lính cũng làm theo.
Hiếu Chi cũng ở đấy lúc đó, lòng thấp thỏm chờ bóng ai kia. Và rồi, em thấy Tuyền Nhất. Tuyền Nhất cũng thấy em. Người đó nhìn, rồi lại lảng đi. Hiếu Chi cầm khư khư bó hoa trên tay, suy nghĩ một hồi, quyết định đưa nó cho Tuyền Nhất. Cậu thấy hoa, thấy tâm tình của Hiếu Chi ở trên đấy mà đáp trả lại, Xuyên Triệt không về.
Triệt không về, thế Triệt đi đâu rồi?
Triệt đi, đi cùng năm tháng. Đi cùng những đường đạn nóng bỏng. Đi cùng những con đường khúc khuỷu. Triệt đi, đi theo những ánh mây nhẹ bẫng trên bầu trời. Đi theo những người đồng đội. Đi theo tiếng hát của bom ba càng.
Mãi đến giờ, Hiếu Chi còn nhớ mãi, cái tan tành của lòng người. Từng mảnh vụn như bị xay nghiến thành bột. Lúc đó, Tuyền Nhất còn không dám nhìn, chỉ sợ mủi lòng lại nức nở giữa đường, một hai bước tiếp ra quảng trường. Hiếu Chi cũng chết, chết cùng Xuyên Triệt. Chết nơi cõi người.
Em vẫn đạp xe ra phố
Anh vẫn tìm âm thanh mới
Bài hát đôi ta
Là khúc quân ca
Là ước mơ xa
Tiến lên Ba Đình
Tràn niềm tin!
Tuyền Nhất kể, ngay sau khi được trở về. Kể rằng nơi chiến trường hỗn loạn, tiếng bom ba càng nổ vừa dứt, những gì còn xót lại chỉ là một bông hồng đỏ như quốc kì nước ta.
Khúc hát 'Tiến quân ca' vang lên, rung chuyển cả Hà Nội. Hiếu Chi hát, ru Xuyên Triệt ngủ ngon.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro