THƠ CA LÀ CÁI TÔI CỦA TỰ DO
Sẵn thi Văn có liên quan đến ngôn ngữ Việt nên mình nói luôn vậy:
Ngôn ngữ nước ta là tinh hoa của văn hóa xưa nay, cho nên thơ văn sẽ không hề có hạn định nào cụ thể. Mình hay nghe người ta bảo nhau rằng, sai nêm luật thì làm thơ nỗi gì. Xin thưa, hạn định cuối cùng của thơ là cảm xúc, một khi cảm xúc chưa dừng, thì thơ sẽ không bao giờ có giới hạn.
Đồng ý rằng thơ nên tuân theo nêm luật, bởi nếu không có nêm luât chặt chẽ, thơ sẽ chẳng ra thơ nữa rồi. Nhưng cái gì cũng có ngoại lệ của nó. Chẳng hạn như một câu trong một bài thơ, người ta bỗng dưng cho sai luật gieo vần, thế là người ta vi phạm quy tắc hay sao? Thưa không nhé, đó là cái ngông của thơ hiện đại. Chỉ có những trái tim vô xúc cảm và cứng nhắc theo khuôn khổ mới thích nêm luật thơ lúc nào cũng phải chặt chẽ. Đó không gọi là thơ mà đó là ép buộc cho ra vần thơ. Thơ là cảm xúc, là cháy bỏng, là cuồng si, là điên đảo. Chẳng có gì ngăn cản thơ bộc lộ ra ý niệm của thơ. Nêm luật làm thơ trở nên hấp dẫn, nhưng rập khuôn theo một mẫu sẵn có há chẳng phải vô vị và nhàm chán quá hay sao.
Người ta thích thơ Xuân Diệu vì ngọn lửa tình rực cháy và những triết lí sâu xa, người ta thích thơ Hàn Mạc Tử vì lời thơ lãng mạn và sầu buồn vấn vương, người ta thích thơ Chế Lan Viên vì cái buồn ảo não và những vần thơ cắt dạ cắt lòng,... người ta thích thơ bởi người ta yêu cảm xúc của thơ. Chẳng có cái nêm luật nào ngăn cản cảm xúc thơ trỗi dậy cả. Tôi thích cái ngông nghênh, phóng khoáng, thế nên tôi nghĩ hạn định dành cho thơ là vô bờ. Nếu bạn chưa hiểu và yêu thơ, xin đừng chọn cách dùng nêm luật để bắt chẹt. Bởi thơ còn có cả những lí do khác để tồn tại trong tim người đọc đấy thôi. Mà quan trọng nhất đó là cảm xúc và sự đồng cảm.
Thơ có cái ngông, có cả sự tự do, phóng khoáng là cái thơ của đương đại. Ta chỉ nên nhìn nhận nó từ góc nhìn cảm xúc. Chứ đừng đem những cái vần vô lí, không suôn miệng ra mà bình phẩm một tác phẩm đáng lẽ rất hay.
Ngôn ngữ Việt là tinh hoa của đất trời, nó phong phú và tuyệt vời đến lạ. Cho nên, thơ cũng đa dạng như những con chữ thể hiện lên nó vậy. Tự do của thơ là tự do của tác giả, là cảm xúc riêng của người viết, là những chất chứa được trau chuốt kĩ lưỡng nhất.
Ngông nghênh và điên cuồng là bản chất của thi ca. Cho nên những ai chưa hiểu sẽ xem là dở vì thơ sai nêm luật. Nhưng xin hãy nhớ cho, một bài thơ là tâm huyết, là mồ hôi, đôi khi là nước mắt của tác giả, nếu không hiểu xin hãy bỏ qua, chớ đừng bình phẩm qua loa rồi hại đi một tâm hồn lãng mạn.
Thơ là cái tôi của tự do. Hãy để nó tự do theo cảm xúc của nó.
-Vũ-
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro