hòa bình 4575
CHIẾN TRANH CÁCH MẠNG VIỆT NAM (1945 - 1975),
BIỂU TƯỢNG CỦA TƯ TƯỞNG HOÀ BÌNH VÀ NHÂN VĂN
PGS.TS. Trịnh Vương Hồng
Viện Lịch sử quân sự Việt Nam
Cuộc kháng chiến cứu nước - Chiến tranh cách mạng Việt Nam diễn ra tròn 30 năm
và kết thúc thắng lợi cách đây đã một phần ba thế kỷ. Đây là sự kiện lịch sử vĩ đại với
những nội dung phong phú, có khía cạnh phức tạp, hẳn còn tốn nhiều công sức của các nhà
khoa học, các nhà chính trị, quân sự (cả nghiên cứu và phổ biến) giúp hiểu về nó ngày thêm
đầy đủ, hệ thống và sâu sắc hơn. Đó là điều bình thường. Điều đáng nêu ra ở đây, như một
nghịch lý là, đương thời, có những nội dung rất bình thường, đơn giản với người Việt Nam,
mà nhiều nhân vật chóp bu trong bộ máy chỉ đạo chiến tranh xâm lược của Hoa Kỳ không
hiểu, từ Giôn-xơn, Ních-xơn đến Kít-xinh-giơ, Mắc Na-ma-ra... Và gần đây, đầu tháng 9
năm 2008, tại cuộc hội thảo khoa học quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều học giả
nước ngoài trong đó có Hoa Kỳ, vẫn bày tỏ việc thiếu thông tin và hiểu biết về chiến tranh
Việt Nam, dữ liệu mà họ cần để giải thích cho nhân dân Mỹ (và thế giới) về nguồn gốc, tính
chất của chiến tranh, về thắng và thua, về nghệ thuật quân sự và sự chỉ đạo của từng bên về
1
cuộc chiến tranh này . ở đây xin làm rõ thêm một khía cạnh, đó là tư tưởng hoà bình và
nhân văn của 30 năm chiến tranh cách mạng Việt Nam (1945 - 1975).
1. Từ môi trường sống của người Việt Nam, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, do gắn
liền với "văn hoá lúa nước" mà người Việt Nam sống ôn nhu, bình thản, có phần sâu kín khi
trời yên, biển lặng và chỉ trở nên quyết liệt mạnh mẽ khi đất nước nguy nan. Cuộc sống
nông nghiệp lúa nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố: khí hậu, thời tiết - mưa, nắng, giống má,
thời vụ, sâu bệnh... khiến con người phải xử lý thoả đáng các mối quan hệ trên. Điều đó dẫn
họ đến tư duy (dù không ý thức rõ rệt ngay được) biện chứng, mà cốt lõi là thuyết âm
dương, hướng tới sự hài hoà. Hài hoà từ trong bản thân, với tự nhiên và trong xã hội (gồm
cả quốc tế); "trọng nghĩa khinh tài", trọng tinh thần hơn vật chất, coi trọng tình cảm hơn lý
trí; trong đối ngoại thì mềm dẻo, hoà hiếu.
Nằm bên bờ biển Đông, Việt Nam có vị trí địa - chiến lược đặc biệt quan trọng trong
khu vực và thế giới. Đây là một trong những cửa ngõ trên đường từ lục địa ra biển đông
hoặc từ biển đông vào lục địa châu Á; đây là đường biển nối Đông Nam Á với Đông Bắc Á,
1 Hội thảo: Những khía cạnh chọn lọc trong lịch sử và nhận thức về phong trào kháng chiến ở miền Nam Việt Nam
1954 - 1975, do Hội đồng chỉ đạo biên soạn Lịch sử Nam Bộ kháng chiến, Tổ chức Rosa - Luxemburg (Cộng hoà Liên
bang Đức) và Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức.
giữa Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương. Mặt khác, từ xa xưa, đất Việt đã nổi tiếng là nơi
rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu, các nguồn tài nguyên phong phú và con người cần cù
chịu khó. ở một vị trí tự nhiên như vậy, xưa nay Việt Nam luôn là đối tượng nhòm ngó, là
mục tiêu đánh chiếm của các thế lực xâm lược. Do vậy, Việt Nam phải liên tục chống ngoại
xâm. Trên thế giới, hiếm có một dân tộc nào luôn buộc phải cầm vũ khí tiến hành nhiều
cuộc chiến tranh giữ nước, cứu nước và khởi nghĩa chống xâm lược như Việt Nam. Theo
tính toán của nhiều nhà khoa học thì, kể từ cuộc kháng chiến chống Tần (thế kỷ III tr.CN)
đến cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc cuối thế kỷ XX, trong 22 thế kỷ, dân tộc Việt Nam đã
tiến hành hàng chục cuộc chiến tranh giữ nước, chiến tranh giải phóng, và hàng trăm cuộc
khởi nghĩa chống đô hộ ngoại bang, thời gian đó tính bằng 12 thế kỷ. Và, từ thế hệ này qua
thế hệ khác, các cuộc chiến tranh vì đại nghĩa đã tôi luyện nên một dân tộc Việt Nam với
truyền thống yêu nước diệu kỳ, ý chí độc lập, tự chủ gang thép. Quý trọng độc lập của dân
tộc mình bao nhiêu, dân tộc Việt Nam cũng quý trọng độc lập chủ quyền của dân tộc khác
bấy nhiêu. Thấu hiểu những đau thương, gian khổ, hy sinh, mất mát do chiến tranh mang
lại, dân tộc Việt Nam nhận thức sâu sắc về giá trị của cuộc sống độc lập tự do, yên bình, giá
trị của hoà bình, giá trị cao quý của sinh mệnh con người, không chỉ của đồng bào mình, mà
của cả nhân loại, kể cả kẻ xâm lược, con em nhân dân nước đối phương. Chính vì thế mà
trước họa xâm lăng, nam, phụ, lão, ấu sẵn sàng xả thân, cứu nước như tiếng hô đồng thanh
"quyết đánh" của các bô lão thời Trần tại Hội nghị Diêm Hồng mùa đông năm 1284. Nhưng
khi có khả năng kết thúc chiến tranh bằng thương lượng thì nhanh chóng nắm bắt thời cơ,
bày tỏ thiện chí đàm phán và "trải chiếu hoa" cho đối phương về nước. Vào thời Lý, sau
chiến thắng Như Nguyệt (năm 1077), biết quân Tống cùng đường, Lý Thường Kiệt đã dùng
biện sĩ bàn hoà, khiến quân giặc buông vũ khí, ta đỡ tốn xương máu và giữ yên xã tắc. Thời
Lê, Bình Định Vương Lê Lợi tha cho tù binh và cấp cho chúng 500 chiếc thuyền cùng vài
nghìn cỗ ngựa để về nước. Đó là tiêu biểu của lòng yêu hoà bình, chủ nghĩa nhân đạo cao
cả, lòng nhân ái bao la của người Việt Nam; cách hành xử đó còn nhằm triệt tiêu sự thù oán,
triệt mầm họa chiến tranh. Rõ ràng, trong cả thời bình và thời chiến, dân tộc Việt Nam luôn
ý thức đầy đủ về tư thế và sức mạnh của mình, không hề tỏ ra khiếp sợ đối phương, dù
chúng lớn đến mấy, kiên quyết cầm vũ khí bảo vệ non sông, nhưng cũng luôn tỏ tinh thần
mong muốn hoà hiếu, thậm chí nhún nhường, sự nhún nhường cần thiết và đúng mức, tìm
cách giữ thể diện cho đối phương, khi họ thua trận. Lệ cống người vàng thời Quang Trung
là thể hiện tinh thần ấy. Tất thảy đều nhằm:
"Sửa hoà hiếu cho hai nước,
Tắt muôn đời chiến tranh,
Chỉ cần vẹn đất, cốt sao an ninh"1
Thực tế lịch sử đã hun đúc nên truyền thống yêu nước Việt Nam và cùng với đó là
khát vọng hoà bình để xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Đây là một trong những nội
dung cốt lõi của văn hoá giữ nước, văn hoá Việt Nam.
1 Nguyễn Trãi: Phú núi Chí Linh, dẫn theo Lịch sử Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội; Hà Nội, 1971, tr.254.
2. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời.
Chỉ 3 tuần lễ sau đó, nhân dân Việt Nam đã phải đứng lên chống cuộc xâm lược trở lại của
thực dân Pháp, tiếp tục sự nghiệp giải phóng dân tộc và bảo vệ thành quả Cách mạng tháng
Tám. Pháp bại trận, Mỹ thế chân Pháp tiếp tục chiến tranh xâm lược, thiết lập ách thống trị
thực dân mới của họ ở miềm Nam Việt Nam. Sau 30 năm (1945 - 1975), cuộc kháng chiến
của nhân dân Việt Nam kết thúc thắng lợi. 30 năm kháng chiến kể trên, trên thực tế và về
thực chất là 30 năm chiến tranh cách mạng bởi đây là sự tiếp tục của cách mạng bằng chiến
tranh. ở đó, mục đích chính trị của chiến tranh chính là mục tiêu cách mạng; việc xây dựng
lực lượng kháng chiến căn cứ vào nhiệm vụ cách mạng và tổ chức của lực lượng cách
mạng; phương thức tiến hành chiến tranh và nghệ thuật quân sự được vận dụng từ phương
pháp cách mạng.
Trong điều kiện Việt Nam là một nước thuộc địa nửa phong kiến, vận dụng và phát
triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định trước hết phải tiến
hành cách mạng giải phóng dân tộc, xoá bỏ ách thống trị của đế quốc và phong kiến, giành
độc lập dân tộc, thực hiện dân chủ, kế đó tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa, giải phóng
giai cấp công nhân, giải phóng xã hội, giải phóng con người. Người còn nêu lên quan hệ
hữu cơ giữa cách mạng ở thuộc địa và chính quốc, sự giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau để giải phóng
đất nước, giải phóng con người khỏi mọi áp bức, bóc lột.
Với tầm nhìn xa rộng, trước khi lãnh đạo nhân dân ta đứng dậy tổng khởi nghĩa, Hồ
Chí Minh đã đưa ra đề nghị 5 điểm qua J.Xanh-tơ-ni gửi Chính phủ Pháp, một lần vào tháng 7
năm 1945 và lần sau đó vào ngày 18 tháng 8 cùng năm. Trong đề nghị đó, Hồ Chí Minh đề
xuất thực hiện một cuộc phổ thông đấu phiếu để bầu ra một nghị viện do một người Pháp làm
chủ tịch. Sau 5 năm, chậm nhất là 10 năm, Pháp sẽ trả độc lập hoàn toàn cho Việt Nam, nước
Pháp sẽ được hưởng những ưu tiên về kinh tế. Đó là đề nghị mà sau này J.Xanh-tơ-ni cho là
"khá khiêm tốn và hoàn toàn có thể chấp nhận được". Nhưng Chính phủ Pháp im lặng.
Sau khi thực dân Pháp gây hấn ở Nam Bộ, tiến hành xâm lược trở lại Việt Nam, Hồ
Chí Minh vẫn kiên trì giải Pháp thương lượng, sẵn sàng chấp nhận thoả hiệp, nhân nhượng,
trên cơ sở bảo đảm độc lập của Việt Nam, tránh một cuộc chiến tranh tàn khốc cho cả hai
dân tộc Việt - Pháp. Hiệp định Sơ bộ ngày 6 tháng 3 và Tạm ước 14 tháng 9 năm 1946 mà
Người đại diện chính phủ Việt Nam ký với Pháp là những biểu hiện cụ thể.
Khi đám mây đen chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp đã giăng kín bầu trời, một
mặt nhân dân Việt Nam đề cao cảnh giác, khẩn trương chuẩn bị chiến đấu theo chỉ thị Toàn
dân kháng chiến (ra ngày 12 tháng 12 năm 1946); mặt khác, nhằm cứu vãn hoà bình, Chủ
tịch Hồ Chí Minh vẫn tuyên bố: "Đồng bào tôi và tôi thành thực muốn hoà bình. Chúng tôi
không muốn chiến tranh... Cuộc chiến tranh này chúng tôi muốn tránh bằng đủ mọi cách...
Nhưng cuộc chiến tranh ấy, nếu người ta buộc chúng tôi phải làm, thì chúng tôi sẽ làm.
Chúng tôi không lạ gì những điều đang đợi chúng tôi... Dù sao, tôi mong rằng chúng ta sẽ
1
không đi tới cách giải quyết ấy" .
Khi nhân dân ta buộc phải cầm súng kháng chiến, Hồ Chí Minh và Chính phủ Việt
Nam dân chủ cộng hoà vẫn bày tỏ thiện chí, giương cao ngọn cờ hoà bình. Cả trước và sau
19 tháng 12 năm 1946, nghĩa là kháng chiến toàn quốc đã bùng nổ, Chính phủ Việt Nam
vẫn giữ liên hệ với ông Xanh-tơ-ni đại diện Chính phủ Pháp để tìm tiếng nói chung, tìm mọi
cách tránh chiến tranh. Trả lời phỏng vấn của các nhà báo vào ngày 23 tháng 3 năm 1947,
Hồ Chí Minh nói: "Từ ngày 19 tháng 12, đã mấy lần tôi kêu gọi chính phủ và nhân dân
Pháp ngăn trở sự chiến tranh, thí dụ những bức thư gửi ngày 21-12-1946, ngày 23-12-1946,
ngày 1-1-1947, ngày 7-1-1947, ngày 10-1-1947, ngày 25-1-1947, ngày 18-2-1947, ngày 5-
2
3-1947, có khi nhờ các lãnh sự ngoại quốc chuyển lời cho Chính phủ Pháp..." . Đáng tiếc,
Chính phủ Pháp đã nêu các cớ khác nhau, hoặc thực dân Pháp ở Đông Dương cố ý dìm
những thứ ấy đi, không có hồi âm.
Kháng chiến được 5 tháng, tại núi rừng Chiến khu, Người vẫn tiếp giáo sư Pôn Muýt,
Người được phía Pháp cử đến đưa những điều kiện đàm phán, những điều kiện mà Hồ Chí
Minh đã trực tiếp hỏi Pôn Muýt: "Thế ở địa vị tôi, ông có nhận hay không?", Pôn Muýt trả
lời "không!". Thế là rõ dã tâm của thực dân Pháp, và cũng sáng tỏ tinh thần hoà bình trong
danh dự, trong độc lập tự do của dân tộc Việt Nam.
Như đã biết, trong quá trình vận động Cách mạng tháng Tám, vào cuối Chiến tranh thế
giới thứ hai, Hồ Chí Minh đã có dịp tiếp xúc với người Mỹ, đó là Tư lệnh Quân đoàn không
quân 14, tướng Sen-nôn và một số thành viên của tổ chức OSS và OWI. Hồ Chí Minh đã đích
thân dẫn Trung uý phi công Uy-liêm Sô, nhảy dù xuống Cao Bằng trả cho Bộ chỉ huy Mỹ ở
Côn Minh để họ thấy rõ sức mạnh của Việt Minh và có điều kiện yêu cầu Mỹ, giúp đỡ vũ khí,
thuốc men và công nhận Việt Minh trên cương vị của tổ chức chống phát xít.
Cách mạng tháng Tám thành công, ngay ngày 30 tháng 8 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã gửi cho tổng thống Mỹ một bức điện (được coi là bức điện thứ nhất) đề nghị Hoa
Kỳ phải có đại diện trong Uỷ ban liên đồng minh có nhiệm vụ giải quyết (tình hình) ở Việt
Nam; Chính phủ Việt Nam, chính phủ duy nhất hợp pháp ở Việt Nam được giành quyền có
3
đại diện tại Uỷ ban kể trên .
Ở Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân Việt Nam, tinh thần kiên quyết bảo vệ độc lập,
tự do hoàn toàn thống nhất với bản chất yêu hoà bình và lòng mong muốn hoà hiếu, hữu nghị
với các dân tộc của nhân dân ta. Tinh thần trên đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh bày tỏ với phía
Mỹ trong nhiều bức thư gửi tổng thống Mỹ Truman hoặc quốc vụ khanh Mỹ Bơcnơ vào cuối
năm 1945, đầu năm 1946. Trong bức thư gửi Truman ngày 16 tháng 2 năm 1946, Người viết:
1 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tập 4, tr.473.
2 Hồ Chí Minh, Sđd trên.
3 L.A.Pát-ti: Tại sao Việt Nam?, Ca-li-phooc-ni-a, Prét-xơ-lốt An-giơ-lét, 1980, tr.231.
"Mục đích của chúng tôi là độc lập hoàn toàn và hợp tác hoàn toàn với Mỹ. Chúng tôi sẽ làm
1
hết sức mình để cho nền độc lập và sự hợp tác đó có lợi cho toàn thế giới" .
Những yêu cầu chính đáng nêu trên không được Chính phủ Mỹ đáp ứng, Hồ Chí
Minh vẫn tiếp tục tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân Mỹ. Nhân ngày độc lập của Mỹ, Người
kêu gọi nhân dân Mỹ lên án chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp do Mỹ bảo trợ. Đây
thực chất là thông điệp phản đối chính sách đế quốc, phản hoà bình, "phản dân chủ và
không Mỹ chút nào" của chính phủ đương thời Mỹ. Chỉ một tuần lễ trước khi Hiệp định
Giơ-ne-vơ ký kết, trong Hội nghị Trung ương Đảng cộng sản lần thứ 6 (khoá II) ngày 15
tháng 7 năm 1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: "Trước kia khẩu hiệu của ta là "kháng
chiến đến cùng". Nay vì tình hình mới ta cần nêu khẩu hiệu mới là: "Hoà bình, thống nhất,
độc lập, dân chủ"..." Đây lại thêm một cố gắng nhân nhượng nữa để có thể giữ được độc
lập, mang lại hoà bình mà không qua con đường chiến tranh.
Khi Mỹ đã dấn sâu vào chiến tranh Việt Nam, trong bài phát biểu tại Quốc hội ngày
8 tháng 5 năm 1963, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói thẳng với tổng thống Mỹ Ken-nơ-đi:
"Việt Nam xa cách Hoa Kỳ hàng vạn dặm. Nhân dân Việt Nam và nhân dân Hoa Kỳ không
thù oán gì nhau. Ông có lý do gì mà gây nên cuộc chiến tranh xâm lược ở miền Nam Việt
Nam, hoang phí hàng tỷ đô la của nhân dân Hoa Kỳ để ủng hộ một chính quyền thối nát độc
tài... Ông có quyền gì mà bắt buộc hàng vạn thanh niên con em người Hoa Kỳ sang giết hại
người miền Nam Việt Nam vô tội rồi họ cũng bị chết trong cuộc chiến tranh phi nghĩa, bẩn
2
thỉu ấy?" .
Với tâm nguyện và mục tiêu hoà bình, trong khi lãnh đạo toàn dân Việt Nam kiên
quyết đấu tranh chống Mỹ xâm lược, Hồ Chí Minh vẫn không ngừng cố gắng nhằm đạt tới
một giải pháp chính trị cho vấn đề Việt Nam, ngăn chặn chiến tranh lan rộng, kéo dài. Theo
tài liệu của Liên hợp quốc do tuần báo Người bảo vệ Manchextơ đăng lại ngày 12 tháng 8
năm 1965 thì, sau khi Ngô Đình Diệm bị lật đổ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề nghị Mỹ tiến
hành đàm phán để tìm giải pháp cho vấn đề miền Nam. Phía Mỹ đã không trả lời đề nghị
3
của Người . Tháng 9 năm 1964, trả lời thư của Tổng thư ký Liên hiệp quốc U Than gợi ý
nên có những tiếp xúc riêng và không chính thức giữa Hà Nội và Oa-sinh-tơn, Chủ tịch Hồ
Chí Minh tỏ ý sẵn sàng cử phái viên của Người đi gặp đại diện Mỹ ở Răng-gun hay bất cứ
một thủ đô trung lập nào khác ở Đông Nam á. U Than chuyển lời của Người tới phía Mỹ.
Mỹ lại không đáp ứng. ỷ vào sức mạnh quân sự, Mỹ luôn dùng "hoà bình" như một con bài
để loè thiên hạ, thực hiện đàm phá trên thế mạnh. Trong khi đẩy mạnh leo thang chiến tranh,
tăng quân ở miền Nam, mở rộng đánh phá miền Bắc, trong diễn văn đọc tại Ban-ti-mo ngày
7 tháng 4 năm 1969, Tổng thống Mỹ Giôn-xơn lại đưa ra "đề nghị ngừng bắn và thương
lượng không điều kiện". Trước đó, khi quân dân miền Nam đang thắng lớn, Mỹ đòi miền
Bắc phải "giảm hoạt động quân sự ở miền Nam, giảm thâm nhập vào miền Nam. Họ đưa ra
công thức thương lượng "có đi, có lại", đánh đồng giữa kẻ xâm lược với nước bị xâm lược.
1 Dẫn theo Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 5 (tr. 252), 1990.
2 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1989, T.9, tr. 494 - 495.
3 Hồ Chí Minh, Sđd.
Trong thư gửi Tổng thống Giôn-xơn tháng 2 năm 1967, Chủ tịch Hồ Chí Minh bác bỏ yêu
cầu đó và tuyên bố dứt khoát: "Chính phủ Mỹ đã gây ra chiến tranh xâm lược Việt Nam thì
con đường đưa đến hoà bình ở Việt Nam là Mỹ phải chấm dứt xâm lược"(1). Khi Mỹ đang
sa lầy ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố: Việt Nam sẵn sàng trải thảm đỏ cho
lính Mỹ về nước, nếu Mỹ cam kết tôn trọng độc lập, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh
thổ của Việt Nam. Như vậy là lập trường hai bên hoàn toàn đối lập nhau. Kẻ xâm lược quen
ỷ vào sức mạnh, phải bị đánh thật đau mới chịu ngồi vào bàn đàm phán và phải bị thất bại
nặng nề trên chiến trường, "thua về quân sự, ý chí xâm lược suy sụp", mới chịu rút khỏi
cuộc chiến. Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 và đòn
"Điện Biên Phủ trên không" năm 1972 là bằng chứng hùng hồn về điều đó.
Suốt 30 năm tiến hành chiến tranh cách mạng với muôn vàn gian khổ, hy sinh, nhân
dân Việt Nam đã giành trọn vẹn độc lập dân tộc và thống nhất đất nước. Sự nghiệp vĩ đại đó
thêm một lần làm sáng ngời lên tinh thần quý yêu hoà bình và quý trọng nhân nghĩa của con
người Việt Nam.
Sau chiến tranh Việt Nam, nhiều tác giả, trong đó gồm cả nguyên Tổng thống Mỹ
Ních-xơn đã viết nhiều công trình nghiên cứu giải thích, thanh minh, đổ lỗi, và cả xuyên tạc
sự thật lịch sử. Cuốn Hoà bình thật sự. Không có những Việt Nam khác nữa(2) là một tiêu
biểu. Dù sao, nhièu người trong só họ không thể không rút ra bài học xương máu từ chiến
tranh Việt Nam mà tựa đề công trình kể trên của Ních-xơn đã nói thay tất cả.
(1) Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1989, T.10, tr. 516.
(2) R. Nixon: Real Peace - No more Vietnams. Ed. Touchtone. New York, edition, 1990.
6
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro