Vịnh cái quạt(1/2)
1
Một lỗ xâu xâu mới cũng vừa
Duyên em dính dán tự ngàn xưa
Chành ra ba góc da còn thiếu
Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa
Mát mặt anh hùng khi tắt gió
Che đầu quân tử lúc sa mưa
Nâng niu ướm hỏi người trong trướng:
"Phì phạch trong lòng đã sướng chưa?"
2
Mười bảy hay là mười tám đây
Cho ta yêu dấu chẳng dời tay
Mỏng dày chừng ấy chành ba góc
Rộng hẹp ngần nao cắm một cay
Càng nực bao nhiêu thời càng mát
Yêu đêm chẳng chán lại yêu ngày
Hồng hồng má phấn duyên vì cậy
Chúa dấu vua yêu một cái này.
Ptt
Năm 1782 Trịnh Sâm mất, Đặng Thị Huệ và Huy quận công Hoàng Đình Bảo lập Trịnh Cán mới sáu tuổi lên ngôi chúa với tước hiệu Điện Đô vương. Tuyên phi Đặng Thị Huệ nắm quyền điều khiển triều chính giúp con khiến quân lính và nhân dân bất bìnhVào thời của bà Lê Chiêu Thống (1765-1793) lên ngôi trị vì từ năm 1786 đến năm 1789. Thời Lê Chiêu Thống chính sự đổ nát, lòng người ly tán, loạn thần lộng quyền, những sự kiện diễn ra trên sân khấu chính trị đều như những trò hề. Đệ nhất gian hùng đất Bắc là Nguyễn Hữu Chỉnh đuổi chúa, hiếp vua tự mình chuyên quyền trong chính sự.
Vũ Văn Nhậm ra Bắc diệt Nguyễn Hữu Chỉnh, rồi đến lượt Nhậm bị Nguyễn Huệ giết chết, vua Lê bỏ kinh thành trốn thoát. Lê Chiêu Thống đã cầu viện nhà Thanh đem quân sang đánh Quang Trung, để lại trong lịch sử một vết nhơ muôn đời không rửa sạch.
Vào thời của bà vua không ra vua, chúa không ra chúa mà quan cũng chẳng ra quan. Đó là bối cảnh xã hội khiến Hồ Xuân Hương cho ra đời bài thơ Vịnh cái quạt.
Cả hai bài thơ Vịnh cái quạt đều mượn hình ảnh mô tả cái quạt giấy để chửi xéo, thể hiện sự chế giễu, phê phán của Hồ Xuân Hương với các bậc “anh hùng” , “quân tử” sống trong thời của bà, qua đó ta thấy rõ sự khinh thường của bà với những người đàn ông xấu xa – kẻ vốn tự xưng là tầng lớp thượng lưu trong xã hội phong kiến.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro