Bệnh rối loạn nhân cách phụ thuộc
Đây là một dạng rối loạn nhân cách có dấu hiệu đặc trưng là sự lo lắng và hoảng loạn khi người bệnh phải ở một mình. Người mắc bệnh sẽ có biểu hiện dựa dẫm quá mức vào người khác để thoả mãn nhu cầu về tinh thần và thể chất.
Đôi khi, chúng ta cũng bất an và cần sự quan tâm của người khác, nhưng điểm đặc biệt của chứng rối loạn nhân cách phụ thuộc là người bệnh không có khả năng ở một mình. Họ cần sự hiện diện của người khác để tồn tại. Nói cách khác, chứng rối loạn nhân cách này chỉ được xác định khi hành động phụ thuộc có thể làm suy giảm đáng kể các chức năng sống và gây cảm giác khó chịu cho người thân của người bệnh.
Bệnh rối loạn nhân cách phụ thuộc có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, cả chủ quan lẫn khách quan. Những trải nghiệm không vui trong quá khứ thường là nguyên nhân gây bệnh thường gặp nhất.
Sự quan tâm quá mức cần thiết của các thành viên trong gia đình cũng sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy mình cần phải phụ thuộc. Đầu tiên là phụ thuộc vào gia đình, tiếp đó là phụ thuộc vào bạn bè, người yêu. Họ thật sự rất khó hòa nhập với thế giới bên ngoài nếu không có ai ở bên cạnh.
Tuy rối loạn nhân cách phụ thuộc không phải là bệnh di truyền nhưng những người có tiền sử gia đình rối loạn lo âu sẽ có nhiều nguy cơ mắc bệnh so với người khác.
Việc phải tuân thủ theo các hành động buộc tội, các phép tắc khắt khe hoặc sống với người có tính độc đoán trong thời gian dài cũng sẽ khiến cho người bệnh dần mất đi khả năng tồn tại độc lập.
Như đã nói ở trên, căn bệnh này sẽ có những biểu hiện đầu tiên ở tuổi dậy thì. Điều đó cũng có nghĩa là quá trình giáo dục từ gia đình có ảnh hưởng đáng kể đến sự hình thành bệnh. Bên cạnh đó, tuổi thơ bị lạm dụng hoặc bị bỏ rơi cũng sẽ khiến bạn trở thành một người bị rối loạn nhân cách phụ thuộc sau này.
Trước hết, một người bị rối loạn nhân cách phụ thuộc sẽ được phân loại vào một trong các nhóm sau đây:
– Cụm A: Có những hành vi kỳ quặc hoặc lập dị.
– Cụm B: Có tình cảm (với người phụ thuộc) nhưng rất thất thường.
– Cụm C: Có các hành vi lo lắng kéo dài.
Hầu hết người bệnh sẽ thuộc cụm C với sự lo lắng thái quá thường trực. Các dấu hiệu thường gặp bao gồm:
– Hành vi, cách cư xử mang tính phục tùng.
– Cần dựa vào bạn bè hoặc gia đình để đưa ra quyết định.
– Cần được trấn an rất nhiều lần khi gặp phải vấn đề.
– Dễ bị tổn thương bởi những lời từ chối nhỏ nhặt.
– Sợ hãi nhiều đến mức ám ảnh việc ai đó sẽ bỏ rơi mình.
– Hay cảm thấy bản thân bị cô lập.
– Cực kỳ lo lắng và hồi hộp khi phải ở một mình.
– Nhạy cảm thái quá với những lời chỉ trích.
– Có những biểu hiện bất thường, thậm chí hoảng loạn khi không có ai bên cạnh.
– Những suy nghĩ thường rất đơn giản, ngây thơ.
Không chỉ vậy, người bệnh sẽ trở nên hung tợn và có thể đập phá đồ đạc khi bị cắt đứt một mối quan hệ nào đó. Có thể thấy một vài triệu chứng của bệnh khá tương đồng với những người bị rối loạn lo âu , người bị trầm cảm và phụ nữ mãn kinh.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro