[ BỆNH ÁN 1 ] Bạo Lực Học Đường
Tôi tên An My - là một bác sĩ tâm lí, hôm nay là ngày đầu tiên tôi đi làm tại bệnh viện này. Kể ra thì việc tôi trở thành một bác sĩ tâm lí cũng có nguyên do của nó, một phần là bệnh tâm lí khá phổ biến và cũng một phần do tôi muốn an ủi những người từng phải trải qua những chuyện không đáng có, khi tinh thần xuống mức thấp nhất thì tôi rất muốn mình trở thành một ngọn đèn nhỏ trong mỗi người họ dù chỉ là ánh nến lập lòe và dễ dàng vụt tắt nhưng có lẽ trong khoảng thời gian tồi tệ của bệnh nhân, họ sẽ cảm thấy được yêu thương đến phút cuối cùng.
Phòng khám mở cửa rồi, tôi sẽ lắng nghe bạn.
Bệnh nhân đầu tiên của tôi là một cô bé tên Thảo An. Nhìn sơ qua giấy tờ thông tin của cô bé tôi biết rằng cô bé năm nay đã 15 tuổi. Hiện đang sống chung với bố mẹ. Tình trạng sức khỏe đang ở mức trung bình. Cô bé được xác nhận nhập viện khi thường xuyên bỏ bữa, tính cách thay đổi theo chiều hướng đi xuống và có phần rụt rè nhút nhát hơn và luôn luôn trong tư thế phòng thủ với thế giới xung quanh.
- Chào con, con có một cái tên rất hay đấy.
Thảo An: Vâng, con cảm ơn cô.
- Bố mẹ có đi theo con đến đây không?
Thảo An: Có ạ.
- Được rồi, bây giờ con cảm thấy như thế nào? Nói cho cô nghe được không?
Thảo An: Dạ...
- À, trước khi bắt đầu cô hỏi con một chút nhé! Con yêu bố mẹ mình không?
Thảo An: Có, con yêu bố mẹ con lắm.
Thảo An vẫn có chút ngập ngừng và luôn dấu đôi tay của mình trong ống tay áo. Nhìn qua tôi cũng có thể hiểu sơ về vấn đề con bé đang gặp phải.
- Vậy cô cũng nắm được một phần chuyện con gặp phải rồi. Con kể cho cô nghe chi tiết mọi chuyện được không.
Thảo An: Cô ơi, con đáng ghét lắm phải không?
- Tại sao con lại nghĩ vậy?
Thảo An: Nói ra khó tin chứ từ khi con có thể nhớ rõ mọi việc đến với con thì con đã bị bắt nạt tổng cộng 7 lần trong đó một lần là 5 tháng và hai lần là một năm học của con. Năm con lên ba thì chuyện trẻ con bắt nạt nhau con cũng không nhớ rõ lắm, đến năm lớp hai thì những chị lớp trên luôn tìm đến con lúc thì giật tóc, lúc chặn đường con lại, con nghĩ rằng nếu con bước thêm thì họ sẽ làm gì con con cũng không rõ. Mấy người đó làm vậy chỉ vì ghét chị họ con. Con nhớ mãi họ nói rằng: "Nó là em của con kia thì chúng nó chẳng khác nhau là mấy" và từ đó mấy chị đó cấm con chơi với em của họ. Để cuối năm lớp 2 con chỉ dám thui thủi một mình. Năm lớp 3 của con cũng không khả quan là mấy khi năm lần bảy lượt mấy bạn trong lớp tẩy chay con, ném mọi thứ vào con mặc dù con không làm gì họ. Do vậy con đã chuyển trường và cũng có thể do gia đình yêu cầu.
Ở trường mới, bạn mới, cô giáo mới, họ đều là những con người tuyệt vời nhưng nếu con được học trong lớp đó thì con sẽ chỉ bị bắt nạt tổng cộng là 6 lần thôi. Khi đầu năm lớp 4 cũng không quá khó cho đến lớp 5. Những người con cho là bạn thân và nghĩ rằng sẽ bên nhau mọi lúc bỗng nhiên quay lưng lại với con, tẩy chay con vì cho rằng con trang điểm đi học. Từ ngày đó cuộc sống của con như ở địa ngục trần gian vậy và con không muốn nhớ lại những ngày sau đó nữa. Nó thật sự rất sợ hãi.
Rồi con cũng lên được lớp 6 và một lần nữa, con bị bắt nạt. Nhưng con cũng cảm nhận lần này là nhẹ nhàng nhất với con. Và con cũng muốn cảm ơn chính người bạn thân của con đến bây giờ. Hai chúng con cùng bị một người bắt nạt và rồi trở thành bạn thân của nhau. Điều này làm con nghĩ tất cả những chuyện con trải qua đều là do sắp đặt hết rồi. Vì nhờ vậy mà con và cậu ấy mới có thể chơi với nhau lâu đến thế. Từ khi có cậu ấy mà thời học sinh của con bỗng trở nên tươi sáng hơn đến nhường nào. Và lần cuối cùng con nhận thấy bản thân bị bắt nạt chính là cuối năm lớp 9 khi con chuẩn bị thi vào lớp mười.
Do con chơi với một bạn nam khá thân ở trong lớp nên cậu ấy đã đưa cho con mật khẩu nick facebook. Nhờ vậy mà khi bạn ấy nháy con rằng muốn con vào nick bạn đó đọc tin nhắn của tất cả lũ con trai cùng lớp con mới thấy chúng nhiều chuyện đến nhường nào. Tuy học cùng nhau nhưng con cũng chẳng mấy khi nói chuyện với họ mà trong group chat, mấy đứa đó làm như biết mọi gia phả nhà con vậy. Thật nực cười khi ngoài mặt chúng vẫn tỏ vẻ thân thiết với con cốt chỉ là lấy thông tin để trò chuyện với nhau mà thôi.
Vậy nên, có phải con đáng ghét lắm không?
- Không, con không đáng ghét chút nào, chỉ là do họ chưa hiểu chuyện mà thôi và mỗi lần bị như vậy con nên nghĩ rằng họ thật đáng thương khi luôn phải đi tìm thông tin của người khác, luôn phải nghĩ cách để dìm người khác xuống trong khi mấy chuyện quan trọng lại luôn bỏ bê. Con còn là học sinh thì con có biết bỏ bê việc học như thế nào không?
Thảo An: Có thể đến kiến thức cơ bản cũng không nắm được ạ.
- Đúng vậy, nên nếu con bị họ nói xấu sau lưng thì nó sẽ như một cái bàn đạp để con tốt lên vậy. Khi không tập chung vào việc quan trọng thì họ sẽ mãi mãi không theo kịp được con và mãi mãi chỉ có vậy thôi. Con hiểu chứ?
Thảo An: Nhưng con muốn hỏi cô một chút được không?
- Ừm, con hỏi đi.
Thảo An: Có phải con đáng bị vậy không? Bởi không có một trong số vụ đó con đã không thể tìm thấy người bạn thân của con được. Vậy chẳng phải con đáng đời sao, mặc dù con không làm bất cứ điều xấu gì cả.
- Vậy cô hỏi ngược lại con một chút nhé! Con không làm điều gì xấu mặc dù xung quanh con tồn tại rất nhiều những người xấu đúng không? Vậy con có bị hòa tan bởi họ không? Con có thay đổi tính nết để đi bắt nạt người khác không?
Thảo An: Con không. Con đâu có muốn bắt nạt người khác. Bởi con từng trải qua nên con hiểu lúc đó đáng sợ như thế nào.
- Đúng vậy, điều đó không phải đáng đời. Một đứa trẻ hiểu chuyện sẽ nhường phần kẹo cuối cùng cho người khác, kết lại trong tay chúng không còn chiếc kẹo nào. Nhưng người lớn sẽ nhìn đứa trẻ đó như thế nào? Điều con làm, con ứng xử thì họ đánh giá cao việc dạy dỗ của đấng sinh thành và trở thành một đứa trẻ đặc biệt trong mắt mọi người. Con thấy đấy, khi đã trải qua vô vàn chuyện không mong muốn con sẽ có một phần thưởng lớn. Và phần thưởng đó như một động lực thúc đẩy tinh thần con lên cao vậy. Cô nhận thấy rằng trong lúc con kể đến câu chuyện cuối cùng, khi con đã có cho mình một cô bạn thân thì cách xưng hô với người bắt nạt mình vô cùng khác. Chẳng phải cô bé đó là món quà để đưa tính cách con trở nên mạnh mẽ hơn sao?
Thảo An:...
- Trong lúc đó, bố mẹ con đối xử với con ra sao?
Thảo An: Bố mẹ con vẫn luôn luôn đối xử rất tốt với con.
- Vậy như những gì cô nói và thêm câu trả lời của con, con đã có thể biết câu trả lời chưa?
Thảo An: Dạ...
- Được rồi, hôm nay đến đây thôi, hẹn gặp con lần sau. Chúc con một ngày tốt lành.
Thảo An: Con chào cô, một ngày tốt lành dành cho cô.
Quả đúng vậy, bạo lực học đường luôn là vấn đề nóng hổi trong mọi thời đại. Nhưng nhiều người lại nghĩ sai lệch về nó, cho rằng nguyên nhân bắt nguồn từ người bị hại trong khi chưa nghe câu chuyện từ chính người hiểu sâu nhất. Bằng lòng cho rằng việc nào cũng có nguyên nhân sâu sa hay một trường hợp đặc biệt nhưng đôi khi ta phải phân biệt đâu chính xác là bạo lực học đường. Chỉ vì ghen ăn tức ở, không bằng được người khác hoặc trong những trường hợp người đó có ngoại hình khác biệt mà vô tình đẩy người khác đến hố sâu của sự tuyệt vọng, đôi khi dẫn đến việc nạn nhân nghĩ quẩn mà làm những điều dại dột hủy hoại cuộc đời, làm những người vô tội mắc những căn bệnh lí làm ảnh hưởng đến tinh thần, ảnh hưởng đến những vấn đề về xã hội, cảm xúc cũng như bước đường học tập của nạn nhân.
Hồ sơ đầu tiên khép lại, mời câu chuyện của bệnh nhân tiếp theo.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro