Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Ho hap yen

I.                   Hô hấp

Sự hô hấp là một đặc trưng cơ bản của sinh vật.

Ở loài đơn bào sự trao đổi khí được thực hiện trực tiếp giữa tế bào và môi trường sống.

Ở động vật cấp cao như động vật có xương sống sự hô hấp gồm hai động tác hít vào và thở ra.

Không khí từ bên ngoài vào phổi khi hít vào và ngược lại khi thở ra. Quá trình trao đổi khí giữa

không khí và tế bào được thực hiện gián tiếp qua sự trao đổi khí và máu. Do đó hệ hô hấp gồm

nhiều bộ phận được hình thành.

Hệ hô hấp ở người gồm hệ thống dẫn khí và hệ thống trao đổi khí giữa máu và không khí.

Hệ thống dẫn khí gồm có: Mũi, hầu, thanh quản, khí quản và phế quản.

Hệ thống trao đổi khí là phổi, chứa các phế nang là nơi trao đổi khí giữa máu và không khí.

Mũi là phần đầu của hệ hô hấp, có nhiệm vụ chủ yếu là dẫn khí, làm sạch và sưởi ấm không khí

trước khi vào phổi, đồng thời là cơ quan khứu giác. Mũi gồm có 3 phần: mũi ngoài, mũi trong

hay ổ mũi, các xoang cạnh mũi.

1.       Mũi ngoài

Mũi ngoài lồi lên ở giữa mặt, có dạng  hình tháp 3 mặt mà mặt nhỏ nhất là 2 lỗ mũi trước, 2 mặt

bên nằm ở 2 bên.

- Phía trên là gốc mũi, ở giữa 2 mắt, một gờ dọc tiếp tục từ gốc mũi xuống dưới là sống mũi và

tận cùng là đỉnh mũi.

- Sau sống mũi là vách mũi, hai bên là 2 cánh mũi.

- Giữa vách mũi và cánh mũi là 2 lỗ mũi trước. Giữa cánh mũi và má là rãnh mũi má.

Mũi ngoài được cấu tạo bởi một khung xương sụn, cơ và da, bên trong được lót bởi niêm mạc.

2.      Mũi trong hay ổ mũi

Gồm 2 ổ mũi, nằm ngay dưới nền sọ và trên khẩu cái cứng, hai ổ cách nhau bởi vách mũi, thông

với bên ngoài qua lỗ  mũi trước và thông với hầu ở sau qua lỗ  mũi sau. Mỗi ổ  mũi có 4 thành:

trong, ngoài, trên và dưới. Có nhiều xoang nằm trong các xương lân cận, đổ vào ổ mũi.

a. Tiền đình mũi

Là phần đầu tiên của ổ  mũi, hơi phình ra, tương ứng với phần sụn cánh mũi lớn. Phần lớn tiền

đình mũi được lót bởi da có nhiều lông và tuyến nhầy để cản bụi. 

b. Lỗ mũi sau

Là nơi thông thương giữa ổ mũi với tỵ hầu. Gồm 2 lỗ, cách nhau bởi vách mũi. 

c. Thành mũi trong

Thành mũi trong hay vách mũi có có hai phần:

- Phần sụn: ở trước, gồm trụ trong sụn cánh mũi lớn (tạo nên phần màng di động phía dưới của

vách mũi) và sụn vách mũi, sụn lá mía mũi.

- Phần xương: ở sau, do mảnh thẳng đứng của xương sàng và xương lá mía tạo nên.

d. Trần ổ mũi

Trần của ổ mũi do một phần của các xương: mũi, trán, sàng và thân xương bướm tạo nên.

e. Nền ổ mũi

Nền ổ mũi là khẩu cái cứng, ngăn cách giữa ổ mũi và ổ miệng.

f. Thành mũi ngoài

Tạo nên bởi xương hàm trên, xương mũi, xương lệ, mảnh thẳng xương khẩu cái, mê đạo sàng và

mỏm chân bướm.

Có 3-4 mảnh xương cuốn cong, nhô vào ổ  mũi gọi là các xoăn mũi: xoăn mũi dưới, xoăn mũi

giữa, xoăn mũi trên và đôi khi có thêm xoăn mũi trên cùng. Các xương xoăn mũi tạo với thành

ngoài ổ mũi các ngách mũi tương ứng.

g. Niêm mạc mũi

- Lót mặt trong ổ mũi, liên tục với niêm mạc các xoang, niêm mạc hầu...

- Niêm mạc mũi được chia thành 2 vùng:

+ vùng khứu giác, gần trần ổ mũi, niêm mạc có nhiều đầu mút thần kinh khứu giác

3.       Các xoang cạnh mũi

Gồm có 4 đôi là: xoang hàm trên, xoang trán, xoang sàng và xoang bướm. Bình thường chúng

đều rỗng, thoáng và khô ráo, chứa không khí có nhiệm vụ  cộng hưởng âm thanh, làm ẩm niêm

mạc mũi, sưởi ấm không khí và làm nhẹ khối xương đầu mặt.

- Xoang hàm trên: là xoang lớn nhất, nằm trong xương hàm trên, hai bên ổ mũi. Ðổ vào ổ mũi ở

ngách mũi giữa.

- Xoang trán: hai xoang phải và trái cách nhau bởi vách xương trán và thường không cân xứng

nhau, đổ vào ngách mũi giữa qua ống mũi trán.

- Xoang sàng: nằm trong mê đạo sàng. Gồm 3 - 18 xoang nhỏ, chia thành 3 nhóm:

+ Nhóm trước và giữa thường được gọi chung xoang sàng trước đổ vao ngách mũi giữa.

+ Nhóm sau được gọi là xoang sàng sau đổ vào ngách mũi trên.

- Xoang bướm: nằm trong thân xương bướm. Ðổ vào ngách mũi trên hoặc ngách mũi trên cùng

III. Thanh quản:

1. Đại cương

 Vị trí và liên quan :Thanh quản là một phần của đường hô hấp, có hình ống, trên thông với hầu, dưới nối với khí quản, có nhiệm vụ phát âm và dẫn khí. Thanh quản nằm ở cổ, phí trước hầu. 

2. Cấu tạo

Thanh quản được cấu tạo bởi các sụn nối với nhau bằng các khớp, các màng, các dây chằng và các cơ. Trong đó có 2 dây thanh âm sẽ rung chuyển và phát ra âm thanh dưới tác động của luồng không khí đi qua. Bên trong, thanh quản được phủ bởi niêm mạc liên tục với niêm mạc hầu, niêm mạc khí quản và tạo nên các xoang cộng hưởng âm thanh.

Các sụn thanh quản : Gồm có sụn giáp, sụn nhẫn và sụn nắp thanh môn, sụn phễu, sụn sừng, sụn chêm và sụn thóc. Trong đó sụn chêm và sụn thóc là những sụn phụ, nhỏ.

1. Sụn giáp

Lớn nhất trong các sụn thanh quản, Sụn giáp như một tấm khiên che phía trước thanh quản, nằm trên sụn nhẫn và dưới xương móng. Ðược tạo nên bởi hai mảnh phải và trái, dính liền nhau ởđường giữa, tạo nên lồi thanh quản nhô ra trước và một góc mở ra sau, gọi là góc sụn giáp. Góc này ở nữ khoảng 120, còn ở nam giới khoảng 90, nên lồi thanh quản ở nam giới lớn và rõ ràng

hơn ở nữ giới.

2. Sụn nhẫn

Sụn nhẫn có hình chiếc nhẫn, nằm ở dưới sụn giáp, gồm 2 phần: - Cung sụn nhẫn ở phía trước, sờ được dưới da.

- Mảnh sụn nhẫn rộng, ở phía sau. Bờ trên có diện khớp, tiếp  khớp với sụn phễu. Mặt trên có diện khớp để khớp với sừng dưới sụn giáp.

- Bờ  dưới sụn nhẫn nằm ngang (ngang mức bờ  dưới thân đốt sống cổ C6, tương ứng chỗ  nối giữa hầu và thực quản), nối với vòng sụn đầu tiên của khí quản bằng dây chằng nhẫn -  khí quản.

3. Sụn nắp thanh môn

Sụn nắp thanh môn nằm sau sụn giáp, như cái nắp của thanh quản. Có hình chiếc lá, cuống ởtrước dưới, gắn vào góc sụn giáp bằng dây chằng giáp nắp.

4. Sụn phễu

Là sụn đôi, nằm trên mảnh sụn nhẫn. Sụn phễu hình tháp tam giác đỉnh ở trên đáy ở  dưới. Đáy hình tháp mà góc trước gọi là mỏm thanh âm, góc ngoài gọi là mỏm cơ để cho các cơ bám.

Sụn sừng :Nhỏ, có đáy cố định vào đỉnh sụn phễu.

3.  Các cơ của thanh quản

Các cơ thanh quản gồm có các cơ ngoại lai và nội tại.

- Các cơ ngoại lai là các cơ có bám tận ở  xương móng hay thanh quản khi co có thể làm thanh quản vận động được.

- Các cơ nội tại là các cơ có nguyên ủy và bám tận đều ở thanh quản như cơ nhẫn giáp đi từ sụn nhẫn đến sụn giáp khi co làm căng dây chằng thanh âm, cơ nhẫn phễu bên và nhẫn phễu sau…

4 . Hình thể ngoài của thanh quản

Thanh quản có 2 mặt là mặt trước và mặt sau.

a. Mặt trước : Từ dưới lên trên là cung sụn nhẫn, dây chằng nhẫn – giáp, mặt trước sụn giáp.

b. Mặt sau : Là phần trước của phần thanh hầu, từ dưới lên có mảnh sụn nhẫn, sụn phễu, lỗ vào thanh quản và mặt sau sụn nắp.

5. Hình thể trong

Ổ thanh quản tương đối hẹp và không tương xứng với hình thể ngoài, bị các nếp tiền đình và nếp thanh âm chia ra làm 3 phần:

1. Tiền đình thanh quản :Tiền đình thanh quản là phần trên hai nếp tiền đình, có dạng hình phễu.

2. Thanh thất: Là khoảng giữa hai nếp tiền đình ở trên và hai nếp thanh âm ở  dưới. Hai nếp thanh âm giới hạn nên khe thanh môn.

IV. Khí quản

là một ống dẫn khí hình lăng trụ, nối tiếp từ dưới thanh quản ngang mức đốt sống cổ 6, đi vào ngực, phân chia thành 2 phế quản chính: phải và trái, ở ngang mức đốt sống ngực 6.

Khí quản cấu tạo gồm 16 - 20 vòng sụn hình chữ C, các sụn nối với nhau bằng các dây chằng vòng. Khoảng hở phía sau các sụn được đóng kín bằng các cơ trơn khí quản, tạo nên thành màng. Trong lònh khí quản, nơi phân đôi của khí quản nổi gờ lên ở giữa, gọi là cựa khí quản. Nhìn từ trên xuống, cựa khí quản hơi lệch sang bên trái.

V. Phổi

có dạng một nửa hình nón, được treo trong khoang màng phổi bởi cuống phổi và dây chằng phổi; có ba mặt, một đỉnh và hai bờ; mặt ngoài lồi, áp vào thành ngực; mặt trong là giới hạn hai bên của trung thất; mặt dưới còn gọi là đáy phổi, áp vào cơ hoành.

Hô hấp:

3.1. Áp suất âm

Là giá trị áp suất nhỏ hơn áp suất bình thường của khí quyển

·         Động tác hít vào:

Chủ động Thể tích lồng ngực tăng 3 .Áp suất phế nang giảm ® không khí tràn vào phế nang

·         Động tác thở ra:

Bị động, Thể tích lồng ngực giảm, Áp suất phế nang tăng, đẩy không khí ra ngoài

Lưu thông (TV Tidal volume ): 0,5 lít

Dự trữ thở ra (ERV Expiratory reserve volume): 1,5 lít

Dự trữ hít vào (IRV Inspiratory reserve volume): 1,5 – 2,5 lít

Khí cặn (RV Residual volume): 1 lít

Dung tích sống (VC Vital capacity) = TV + ERV + IRV

Tổng dung lượng phổi (TLC Total lung capacity) = VC + RV

Sự khuếch tán thực theo bậc thang nồng độ

Chất khí hô hấp khuếch tán từ nơi nồng độ cao sang nơi nồng độ thấp

-          Áp suất tỉ lệ thuận với nồng độ phân tử khí

-           Tốc độ khuếch tán một khí trong hỗn hợp tỉ lệ thuận với áp suất khí đó trong hỗn hợp

-           Áp suất riêng phần (partial pressure)

-           So sánh % oxy trong kk (mặt nước biển, đỉnh Everest?)

Trao đổi khí ở phổi và mô :

·         Khí O2:

·         Khí CO2 : pCO2 tế bào 46 mmHg, pCO2 dịch kẽ 45 mmHg, pCO2 máu tới mô 40 mmHg

Điều hòa hô hấp

·         Điều hòa theo cơ chế thần kinh

Các trung khu hô hấp ở tủy sống

-           Cổ 3 – 4: điều khiển cơ hoành

-           Các đốt sống ngực điều khiển cơ liên sườn

-          Ở hành tủy, cầu não: 4 trung khu

-          Phản xạ không điều kiện điều hòa hô hấp

-          Vỏ não còn gây ra phản xạ hô hấp tùy ý

-          Thông qua áp suất riêng phần của O2 và CO2, pO2 giảm kích thích các tế bào thụ cảm, Xung từ xoang động mạch cảnh, cung động mạch chủ ® tăng cường hô hấp

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: