history
1.Các yếu tố hình thành ĐCSVN. Ý nghĩa sự ra đời của Đảng
Các yếu tố hình thành ĐCSVN
ĐCSVN được thành lập là sản phẩm của sự kết hợp giữa CN MácLêNin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước của nhân dân ta
• CN MácLêNin
- 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành rời Trung Quốc sang phương Tây tìm đường cứu nước. Qua cuộc sống thực tiễn, nghiên cứu các cuộc CM thế giới, nhất là các cuộc CM tư sản Pháp, Mỹ, người khẳng định CMVN không thể đi theo con đường này
- 1917, CM T10 Nga thành công, Nguyễn Tất Thành đã tin tưởng, hướng theo con đường CMT10
- 7/1920 Người đọc được bản sơ thảo lần thứ nhất luận cương về những vấn đề dân tộc và thuộc địa của LêNin, Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho CMVN - con đường CM vô sản
- 12/1920 tại ĐH Đảng xã hội Pháp họp ở Tua, NAQ tham gia bỏ phiếu tán thành việc thành lập ĐCS Pháp, gia nhập quốc tế CS.Năm 1920 đánh dấu 1 mốc lịch sử quan trọng trong lịch sử CM nước ta: dân tộc ta đã có đường lối đúng đắn, đó là con đường giải phóng dân tộc theo CN MácLêNin
- Từ nước ngoài, NAQ đã viết và gởi các sách báo, tài liệu về VN để truyền bá CN MácLêNin và chỉ rõ con đường CM mà nhân dân ta cần đi theo
- Qua mọi sự chuẩn bị của HCM về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho việc thành lập Đảng thì CN MácLêNin và đường lối CM vô sản đã được truyền bá ngày càng sâu rộng vào VN. CN Mác LêNin ùng tư tưởng của HCM đã hướng cho các phong trào giải phóng dân tộc theo CM vô sản, dẫn đến sự ra đời của ĐCS VN.
• Phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến
- Phong trào chống Pháp ở Nam Kỳ (1861-1868)
- Phong trào Cần Vương (1885-1896) do vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết phát động phát triển nhanh chóng khắp 3 miền Bắc- Trung - Nam và kéo dài đến khi cuộc khởi nghĩa Phan Đình Phùng thất bại(1896)
- Cuộc khởi nghĩa nông dân tiêu biểu nhất của nhân dân VN thời kì này là khởi nghĩa Yên Thế(1885-1913), đây là cuộc khởi nghĩa lớn nhất, có thời gian kéo dài nhất (gần 30 năm), quyết liệt nhất và có ảnh hưởng sâu rộng nhất từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta đến những năm đầu thế kỷ XX
Phong trào yêu nước theo khuynh hường Tư Sản
- Phong trào Đông Du(1906-1908) do nhà yêu nước Phan Bội Châu lãnh đạo với xu hướng vũ trang lao động, đưa 1 số thanh niên yêu nước sang du học ở Nhật, đi vào Nhật để đánh Pháp, dùng thơ văn yêu nước để thức tỉnh nhân dân
- Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục(1907) do Lương Văn Can , Nguyễn Quyền lãnh đạo diễn ra khá sôi nổi dưới các hình thức tuyên truyền cải cách, cổ vũ lòng yêu nước của nhân dân
- Phong trào Duy Tân(1906-1908) do Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng...lãnh đạo nhằm vân động cải cách văn hóa xã hội, động viên lòng yêu nước, đả kích bọ vua quan phong kiến
- Phong trào của VN Quốc dân Đảng(1927-1930)hoạt động và chấm dứt cùng với sự thất bại của khởi nghĩa Yên Bái
Nhìn chung, các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đã diễn ra liên tục, sôi nổi lôi cuốn đông đảo quần chúng tham gia với những hình thức đấu tranh phong phú, thế hiện ý thức dân tộc, tinh thấn chống đế quốc của giai cấp tư sản VN nhưng cuối cùng đều thất bại vì những lí do sai lầm về đường lối và phương pháp đấu tranh mà thực chất là thiếu 1 giai cấp tiên tiến lãnh đạo
• Phong trào công nhân
Giai cấp công nhân VN là 1 lực lượng xã hội tiên tiến, đại diện cho phương thức sản xuất tiến bộ, có ý thức tổ chức kỉ luật cao, có tinh thần CM triệt để, lại mang bản chất quốc tế. Họ là 1 động lực CM mạnh mẽ và khi liên minh được với giai cấp nhân dân và tiểu tư sản sẽ trở thành cơ sở vững chắc cho khối đại đoàn kết dân tộc trong công cuộc đấu tranh vì độc lập tự do. Khi được tổ chức lại và hình thành được 1 đảng tiên phong CM được vũ trang bằng 1 học thuyết CM triệt để là CN Mác LêNin thì giai cấp CN trở thành người lãnh đạo cuộc đấu tranh vì độc lập tự do của dân tộc/
Sau chiến tranh thế giới lấn thứ nhất, do pháp đẩy mạnh khai thác thuộc địam giai cấp công nhân tăng lên mạnh, phong trào công nhân có tổ chức hơn. Do hoạt động tích cực của NAQ và hội VNCM thanh niên, của phong trào vô sản hóa, do ảnh hưởng của CMT10 Nga, lý luận CM ngày càng được truyền bá sâu rộng vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước, đưa 2 phong trào xích lại gần nhau, phong trào công nhân ngày phát triển đến tự giác.
Sự phát triển của phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở nước ta nhừng năm đầu thế kỉ XX đã tạo tiền đề cho các tổ chức cộng sản Đảng ra đời: Đông Dương CS Đảng, An Nam CS Đảng và Đông Dương CS liên đoàn phản ánh xu thế tất yếu của phong trào dân tộc ở VN. Song sự tồn tại cỉa 3 tổ chức cộng sản hoạt động riêng rẽ có nguy cơ dẫn đến chia rẽ lướn, yêu cầu bức thiết của CMVN là pahir có 1 ĐCS thống nhất trong cả nước và ĐCSVN được thành lập.
ÝnghĩacủaviệcthànhlậpĐảng:
- Đảng CS VN ra đời đầu năm 1930 là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranhgiaicấpởVNtrongthờiđạimới.
- Sự ra đời của Đảng với hệ thống tổ chức chặt chẽ và cương lĩnh CM đúng đắn đã chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối CM kéo dài mấy chục năm đầu thế kỷ 20.
- Đảng CSVN ra đời là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử CMVN, là tiền đề cho những thắng lợi vĩ đại trong lịch sử đấu tranh của dân tộc VN, CMVN.
- Đảng ra đời làm cho CM VN trở thành một bộ phận khăng khít của CM TGiới. Từ đây GCCN và nhân dân lao động VN tham gia một cách tự giác vào sự nghiệp đấu tranh CM củanhândânTG.
- Sự ra đời của đảng là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính chất quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt trong tiến trình lịch sử tiến hoá của dân tộc VN.
2. Nội dung đường lối CMVN thể hiện trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên do HCM soạn thảo được thông qua tại Hội nghị hợp nhất Đảng. So sánh cương lĩnh tháng 10/1930 của Trần Phú
Cương lĩnh chính trị đầu tiên do HCM soạn thảo xác định:
• Về phương hướng chiến lược của CMVN : " Là làm tư sản dân quyền CM và theo CM để đi tới xã hội cộng sản"
• Những nhiệm vụ cụ thể của CM:
- Về chính trị: đánh đổ đế quốc CN Pháp & bọn phong kiến, làm cho nước VN được hoàn toàn độc lập, dựng ra chính phủ công nông binh & tổ chức quân dân đội công nông
- Về kinh tế: tịch thu toàn bộ các sản nghiệp lớn của bọn đế quốc giao cho CM công nông binh, tịch thu ruộng đất của bọ đế quốc làm của công & chia cho dân cày nghèo, mở mang công nông nghiệp, miễn thuế cho dân cày nghèo, thi hành luật ngày làm 8 giờ.
- Về văn hóa - xã hội: dân chúng được tự do tổ chức, nam nữ bình quyền, phổ thông giáo dục theo hướng công nông hóa.
Những nhiệm vụ trên bao gồm cả 2 nội dung dân tộc & dân chủ, chống đế quốc, phong kiến, song nổi lên hàng đầu là nhiệm vụ chống đế quốc giành độc lập dân tộc.
- Về lực lượng CM: Đảng chủ trương tập hợp đại bộ phận giai cấp công nhân, nông dân và phải dựa vào hạng dân cày nghèo, lãnh đạo nông dân làm CM ruộng đất, lôi héo tiểu TS, trí thức, trung nông...đi vào phe vô sản giai cấp, đối với phú nông, trung, tiểu địa chủ & tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản CM thì phải lợi dụng ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập. Bộ phận nào đã ra mặt phản CM (như Đảng lập hiến) thì phải đánh đổ. Trong khi thực hiện sự liên lạc với các giai cấp phải rất cẩn thận không được thỏa hiệp giai cấp
Lãnh đạo CM là giai cấp vô sản thông ĐCS . " Đảng là đội tiền phong của giai cấp vô sản phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng"
- Về đoàn kết quốc tế: Cương lĩnh khẳng định CMVN là 1 bộ phận của CM thế giới, gắn cách mạng Việt Nam với CM thế giới, đề cao vấn đề đoàn kết quốc tế chính là sự thể hiện việc kết hợp chặt chẽ CN yêu nước với CN quốc tế vô sản, lợi ích dân tộc và lợi ích toàn nhân loại tiến bộ đang đấu tranh để giải phóng khỏi ách áp bức, bất công trên thế giới. Vấn đề đoàn kêt quốc tế cũng đồng thời là một động lực quan trọng của cách mạng Việt Nam.
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là 1 cương lĩnh giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo , con đường CM HCM phù hợp xu thế phát triển của thời đại mới, đáp ứng yêu cầu khách quan của lịch sử, nhuần nhuyễn quan điểm giai cấp & thấm đượm tinh thấn dân tộc độc lập tự do, tiến hành CM tư sản dân quyền & CM ruộng đất để đi tới XH cộng sản là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh này.
So sánh cương lĩnh tháng 10/1930 của Trần Phú
Giống nhau
- Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng 2/1930 và luận cương chính trị của Đảng 10/1930 đều đề cập đến những phương hướng CM tức là 6 nội dung cơ bản của CM Đông Dương cần tiến hành
- Cả 2 văn kiện đều xác định được tính chất của cách mạng VN(Đông Dương) là : CM tư sản dân quỳên và CMXHCN, đây là 2 nhiệm vụ CM nối tiếp nhau không có bức tường ngăncách
- Đều xác định mục tiêu của CNVN(ĐD)là độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày
- Khẳng định lực lượng lãnh đạo CMVN là ĐCS, đảng lấy CN Mac-Lenin làm nền tảng mà đội quân tiên phong là giai cấp công nhân
- Khẳng định CMVN (đd) là 1 bộ phận khăng khít của CMTG, giai cấp vô sản VN phải đoàn kết với VSTG nhất là vô sản Pháp
- Xác định vai trò và sức mạnh của giai cấp công nhân
Như vậy sở dĩ có sự giông nhau đó là do cả 2 văn kiện đều thấm nhuần chủ nghĩa Mac-lenin và cách mạng vô sản chiụ ảnh hưởng của CMT10 Nga
Khác nhau
• Tính chất CM
- CL: làm tư sản dân quyền CM và thổ địa CM để đi tới XH cộng sản, đề cao vai trò CM giải phóng dân tộc, đánh đổ ĐQPK, giành lại ruộng đất cho nhân dân
- LC: luận cương nêu rõ tính chất CM Đông Dương lúc đầu là 1 cuộc CMTS dân quyền, có tính chất thổ địa và phản đế. Trong đó CMTS dân quyền là pahir giành ruộng cho nhân dân, giải quyết vấn đề dân chủ.
• Lực lương CM
- CL: Đảng chủ trương tập hợp đại bộ phận giai cấp công nhân, nông dân và phải dựa vào nông dân cày nghèo, lãnh đạo nông dân làm CM ruộng đất, lôi keo tiểu TS, trí thức trung nông...đi vào phe vô sản giai cấp. Đối với phú nông , trung tiểu địa chủ và tư bản VN mà chưa rõ mặt phản CM thì phảilợi dụng ít hơn mới làm cho họ đứng trung lập. Bộ phận nào đã ra mặt phản Cm thì phải đánh đổ. Chủ trương tập hợp lực lượng trên đây phản ánh tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc của HCM. Lãnh đạo CM là giai cấp công nhân thông qua ĐCS.
- LC: luận cương xác định giai cấp VS và nông dân là 2 động lực chính và mạnh, là giai cấp lãnh đạo CMTS dân quyền, nông dân có số lượng đông đảo nhất, là một động lực mạnh của CM, còn những giai cấp và tầng lớp khác ngoài công nông như TS thương nghiệp thì đứng về phía ĐQ chống CM còn tư sản công nghiệp thì đứng về phía quốc gia cải lương & khi CM phát triển cao thì họ sẽ đi thao ĐQ. Trong giai cấp tiểu TS, bộ phận thủ công nghiệp thì có thái độ do dự, tiểu TS thương gia thì không tán thành CM, tiểu tư sản tri thức thì có xu hướng quốc gia CN và chỉ có thể hăng hái tham gia chống ĐQ trong thời kì đầu. Chỉ có các phần tử lao động khổ ở thành thị như những người bán hàng rong, thợ thủ công nhỏ, trí thức thất nghiệp mới đi theo CM. Lãnh đạo CM luận cương nhấn mạnh điều kiện cốt yếu cho sự thắng lợi của CM ở Đông Dương là cần phải có 1 ĐCS có một đường lối chính trị đúng đắn có kỉ luật tập trung, mật thiết liên lạc với quần chúng và từng bước đấu tranh mà trưởng thành
• Nhiệm vụ
- CL: đánh đổ ĐQ thục dân Pháp và bọn pk, làm cho đất nước được hoàn toàn độc lập, lập ra chính phủ công nông binh và tổ chức quân dân đội công nông. Tịch thu toàn bộ tài sản lớn của bọ ĐQ giao cho chính phủ công nông binh, tịch thu ruộng đất của bọn ĐQ làm của công và chia cho nông dân nghèo, thi hành ngày làm 8h. Dân chúng được tự do tổ chức , nam nữ bình quyền, phổ cập giáo dục theo hướng công nông hóa. Những nhiệm vụ trên đây gồm cả 2 nội dung dân tộc và dân chủ, chống ĐQ giành độc lập dân tộc
- LC: nhiệm vụ cốt yếu của CMTS dân quyền là phải đấu tranh đánh đổ các tàn tích pk, đánh đổ cách bóc lột theo lối tiền tư bản và để thực hành thổ địa CM cho triệt để và đánh đổ ĐQ thực dân Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập.
Nhận xét:
Cương lĩnh đã phản ánh đầy đủ những quy luật vận động, phát triển nội tại, khách quan của XNVN, đáp ứng được yêu cầu cơ bản và cấp bách của nhân dân ta, đồng thời phù hợp với xu thế phát triển của thời đại lịch sử mới, là cơ sở cho các đường lối CMVN sau này. Thể hiện sự nhận thức, vận dụng đúng đắn CN Mác LêNin vào thực tiễn CMVN, chứng tỏ nagy từ đầu Đảng đã độc lập, sáng tạo.
Luận cương chính trị cũng đã vạch ra nhiều vấn đề cơ bản thuộc về chiến lược CM nhưng nó cũng có những mặt hạn chế đó là: nhận thức giáo điều về vấn đề dân tộc và giai cấp, bị ảnh hưởng tả khuynh của chế độ cộng sản , không thấy mâu thuẫn chủ yếu ở Đông Dương, chưa thấy mặt tích cực của tiểu TS và TS dân tộc, do vậy mà không nhấn mạnh được nhiệm vụ giải phóng dân tộc, không đề ra được 1 chiến lược liên mịn dân tộc và giai cấp rộng rãi trong cuộc đấu tranh chống ĐQ Pháp và bọn tay sai.
3. Hoàn cảnh lịch sử nước ta sau CMT8 và những chủ trương của Đảng trong việc củng cố và bảo vệ chính quyền CM
Hoàn cảnh lịch sử nước ta sau CMT8
• Thuận lợi:
- Đất nước được độc lập, chính quyền nhân dân đã trở thành hệ thống từ Trung ương
-> cơ sở đó là chính quyền nhân dân
- Đảng ta trở thành 1 Đảng cầm quyền hoạt động hợp pháp, có hệ thống tổ chức tren toàn quốc
- Khối đại đoàn kết dân tộc ngày càng được củng cố
- Sự lãnh đạo của Đảng & Bác Hồ có được nhiều kinh nghiệm dày dặn, có uy tín & ảnh hưởng đối với nhân dân ta
- Chính quyền mới bước đầu mang lại cho nhân dân cuộc sống của người làm chủ thực sự, nhân dân tin & sẵn sàng đấu tranh để bảo vệ thành qur mà họ vừa giành được
• Khó khăn
Nước VN dân chủ cộng hòa vừa mới ra đời đã phải đương đầu với muôn vàn khó khăn trở ngại, biểu hiện trên các phương diện:
• Về kinh tế
- Nền kinh tế vốn nghèo nàn lạc hậu do chính sách cai trị của Nhật-Pháp, bị war tàn phá & thiên tai
- Nền tài chính quốc gia kiệt quệ, kho bac chỉ có 1,2 triệu đồng, trong đó quá nữa là tiền rách, Ngân hang Đông Dương còn nằm trong tay tư bản Pháp
- Quân Tưởng tung tiền quốc tệ & quan kim gây rối loạn thị trường
- Nạn đói ở miền Bắc do Nhật-Pháp gây ra chưa được khắc phục
• Văn hóa xã hội
- Tiếp nhận di sản văn hóa lạc hậu do chế độ thực dân pk để lại
- 95% số dân không biết chữ
- Các tệ nạn xã hội do chế độ cũ để lại hết sức nặng nề
• Chính trị
- Ở phía Bắc: đối mặt với 20 vạn quân Tưởng và bè lũ chính quyền phản động tay sai
- Ở phía Nam: đối mặt với 1 vạn quân Anh vào VN để giáp quân Nhật nhưng thực chất là mở đường cho Pháp xâm lược lại VN
- Ngoài ra quân Pháp lien kết với quân Anh nhằm mục đích qua lại VN xâm lược lần 2. Không những vậy 6 vạn quân Nhật chờ giải giáp đã cùng quân Anh dọn đường cho Pháp mở rộng vùng chiếm đóng ở miền Nam
Chưa bao giờ trên đất nước ta có nhiều thù trong giặc ngoài như lúc này. Trong những năm đầu sau CMT8, nước VN DCCH chưa có nước nào công nhận & đặt quan hệ ngoại giao với chính phủ ta. Đất nước bị bao vây 4 phía, vận mệnh dân tộc như "ngàn cân treo sợi tóc". Tổ quốc lâm nguy!
Chủ trương của Đảng
Trong phiên họp đầu tiên của hội đồng chính phủ ngày 3/9/1945, chủ tịch HCM thay mặt TW Đảng nêu ra 6 nhiệm vụ cần trước mắt để củng cố chính quyền CM vừa mới giành được:
- Một là, phát động ngay 1 chiến dịch tăng gia sản xuất để cứu đói, đề nghị mở lạc quý với mục đích giúp người nghèo
- Hai là, mở ngay 1 phong trào chống nạn mù chữ nhằm khắc phục hậu quả mà thực dân đã gây ra cho đồng bào
- Ba là, tổ chức càng sớm càng tốt tổng tuyển cử với chế độ phổ thông, thực hiện quyền tự do dân chủ cho nhân dân
- Bốn là, mở ngay phong trào giáo dục cần - kiệm - liêm - chính để bài trừ những thói hư tật xấu do chế độ thực dân để lại
- Năm là, bỏ ngay 3 thứ thuế : thuế than, thuế nợ, thuế dò. Tuyệt đối cấm hàng thuốc phiện
- Sáu là, tuyên bố tự do tín ngưỡng
Sau đó, Người đã bổ sung & khái quát thành 3 nhiệm vụ lớn: diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại sâm
Ngay 25/11/1945, TW Đảng ra chỉ thị " kháng chiến kiến quốc", chỉ thị nhận định tình hình thế giới & trong nước, chỉ rõ những thắng lợi cơ bản & những thử thách lớn lao của CM nước ta. TW Đảng xác định:
- Tính chất của cuộc CM Đông Dương lúc này vẫn là cuộc CM giải phóng dân tộc. Cuộc CM ấy chưa hoàn thành vì nước ta chưa hoàn toàn độc lập
- Kẻ thù chính của ta lúc này là thực dân Pháp xâm lược
Nhiệm vụ trước mắt của chúng ta:
• Giữ vững chính quyền : tiến hành tổng tuyển cử quốc hội vào 6/1/1946 để người dân được tự do bỏ phiếu bầu cho những đại biểu chân chính mà họ tín nhiệm vào Quốc hội. Quốc hội kì họp thứ nhất đã bầu HCM làm chủ tích nước, và ban hành hiến pháp 11/1946 mang tính hợp pháp, hợp hiến
• Chống thực dân Pháp xâm lược
• Bài trừ nội phản
• Cải thiện đời sống
Những biện pháp thực hiện:
• Về nội chính: xuc tiến việc bầu cử Quốc hội, thành lập chính phủ chính thức, lập hiến pháp, củng cố chính quyền nhân dân
• Về quân sự: động viện lực lượng toàn dân, kiên trì kháng chiến, tổ chức & lãnh đạo cuộc kháng chiến lâu dài
• Về ngoại giao: kiên trì nguyên tắc " bình đẳng tương trợ" thêm bạn bớt thù, thực hiện khẩu hiệu " Hoa-Việt thân thiện" đối với quân đội Tưởng Giới Thạch & chủ trương " độc lập về chính trị, nhân nhượng về kinh tế" đối với Pháp
Kháng chiến kiến quốc là tư tưởng chỉ đạo mới của Đảng ta & Bác Hồ nhằm phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc, quyết tâm đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, xây dựng & bảo vệ chế độ mới.
Câu 4:Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của cuộc k/c chống TD Pháp
Ý nghĩa lịch sử
Với VN: Với ý chí thà hy sinh tất cả chư nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã chiến đấu kiên cường & chiến thắng ngày càng to lớn, tiểu biểu là chiến thắng lẫy lừng Điện Biên Phủ. Chúng ta đã bảo vệ được chính quyền CM, đánh bại cuộc war xâm lược của ĐQ Pháp được ĐQ Mỹ giúp sức ở mức độ cao, giải phóng hoàn toàn miền Bắc, tạo điều kiện tiến lên hoàn thành CM dân tộc dân chủ trên phạm vi cả nước
Với thế giới: Nhân dân ta cùng với nhân dân Lào & Campuchia đã đập tan ách thống trị của CN thực dân, 3 nước Đông Dương. Thắng lợi của nhân dân VN đã mở đầu sự sụp đổ của CN thực dân cũ, trước hết là hệ thống thuộc địa của Pháp, cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc của các nước, góp phần thúc đẩy phong trào CM thế giới
Theo lời chủ tịch HCM đánh giá: " Lần đầu tiên trong lịch sử, 1 nước thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thắng 1 nước thực dân hùng mạnh. Đó là 1 thắng lợi vẻ vang của nhân dân VN, đồng thời cũng là 1 thắng lợi vẻ vang của các lực lượng
Bài học kinh nghiệm
Trải qua quá trình lãnh đạo kháng chiến, Đảng ta đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm quí báu về lãnh đạo CM & chiến tranh có giá trị lý luận & thực tiễn sâu sắc
Xác định đúng & quán triệt đường lối kháng chiến toàn dân toàn diện, lâu dài dựa vào sức mình là chính trong toàn Đảng toàn dân toàn quân
Kết hợp chặt chẽ & đúng đắn nhiệm vụ chống ĐQ với nhiệm vụ chống pk, trong đó chủ yếu là nhiệm vụ chống ĐQ
Vừa kháng chiến vừa xây dựng chế độ mới, xây dựng hậu phương ngày càng vững mạnh đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cuộc kháng chiến
Quán triệt tư tưởng chiến lược kháng chiến gian khổ & lâu dài, chủ động đề ra & thực hiện phương thức tiến hành war & nghệ thuật quân sự sáng tạo
Tăng cường công tác xây dựng Đảng, nâng cao sức chiến đấu & năng lực lãnh đạo của Đảng trong war
Câu 5: Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của cuộc k/c chống Mỹ, cứu nước
Ý nghĩa lịch sử
- Đây là thành quả vĩ đại của sự nghiệp giải phóng dân tộc do Đảng & Bác Hồ lãnh đạo
- Thắng lợi này, nhân dân ta đã quét sạch bọn ĐQ xâm lược, chấm dứt ách thống trị tàn bạo hơn 1 thế kỷ của CN thực dân cũ & mới trên đất nước ta, hoàn thành cơ bản CM dân tộc dân chủ nhân dân trên cả nước
- Đánh dấu 1 bước ngoặc quyết định, mở đường cho dân tộc VN tiến vào 1 kỉ nguyên mới độc lập, thống nhất và đi lên CNXH, chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng đất nươc giàu mạnh
- Góp phần tăng thêm sức mạnh & thế tiến công CM mạnh mẽ trên toàn thế giới, động viên nhân dân trên toàn thế giới đang đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc & CNXH
Bài học kinh nghiệm
• Xác định đường lối CM đúng đắn, sáng tạo phù hợp với điểm CMVM
Độc lập dân tộc & CNXH vừa là mục tiêu vừa là động lực của CMVN, được Đảng xác định ngay từ ngày mới ra đời. Bước vào giai đoạn chống Mỹ cứu nước, đứn trước âm mưu xâm lược miền Nam và chia cắt đất nước ta của đế quốc Mỹ & bè lũ tay sai, Đảng đã đề ra đường lối tiến hành đồng thời 2 cuộc CM: CM dan tộc dân chù nhân dân & CMXHCN ở miền Bắc. Hướng vào mục tiên chủ yếu trước mắt của CM cả nước là đánh thắng giặt Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước tiến lên CNXH. Đường lối đó của Đang thể hiện ý chí và nguyện vọng tha thiết của cả dân tộc VN,đẫ động viên dến mức cao nhất lực lượng hùng hậu của nhân dân cả nước, kết hợp tiền tuyến lớn với hậu phương lớn, kết hợp sức mạnh của dân tộc ta với sức mạnh của thời đại tạo nên sức mạnh tổng hợp để chiến đấu và chiến thắng giặt Mỹ xâm lược.
• Đảng đã tìm được phương pháp đấu tranh CM đúng dắn, sáng tạo
Đó là phương pháp sử dụng bạo lực CM tổng hợp bao gồm: lực lượng chính trị quần chúng kết hợp với lực lượng vũ trang nhân dân: kết hợp chặt chẽ đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị, đấu tranh ngoại giao; kết hợp nghĩa quần chúng với chiến tranh CM; kết hợp nổi dậy với tiến công, đánh địch trên 3 vùng : rừng,nông thôn,đồng bằng,đô thị. Đánh địch bằng 3 mũi giáp công : quân sự, chính trị va binh vân: kết hợp 3 thứ quân:bộ đội chủ lực, bộ dội đại phương và các binh đoàn chủ lực: kết hợp đánh lớp, đánh vừa, đánh nhỏ; nắm vững phương châm đánh lâu dài đồng thời biết tạo thời cơ mở những cuộc tiến công chiến lược làm thay đổi cục diện chiến tranh, tiến lên thực hiện tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt nhằm giành thắng lợi cuối cùng.
Đảng ta đã kế thừa tài đánh giăc đầy mưu lược của tổ tiên, đồng thời phát huy hinh nghiệm phong phú của cuộc CMT8 & cuộc kháng chiến chống Pháp. Dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân ta đã đánh giặc Mỹ bằng mọi phương tiện & vũ khí từ thô sơ đến hiện đại, đánh giặc với khí thế cả nước lên đường, toàn quân ra trận
• Chỉ đạo chiến lược đúng đắn của TW Đảng & công tác tổ chức chiến đấu tài giỏi của Đảng qua các cấp bộ Đảng & các cấp chỉ huy quân đội
Trong quá trình lãnh đạo CM miền Nam & war chống Mỹ cứu nước, TW Đảng ta luôn theo dõi âm mưu của địch, đánh giá đúng so sánh lực lượng, đề ra những chủ trương chủ đạo chính xác, sắc bén, linh hoạt, kịp thời, nhằm đánh bại từng bước âm mưu & hành động của địch, tạo điều kiện để tiến lên giành chiến thắng cuối cùng
Phải thông qua thực tế chiến đấu với những diễn biến cụ thể trong cuộc đọ sức trên chiến trường mà nhận thức của ta ngày càng sâu sắc, rõ rang hơn. Một trong những bài học về chỉ đạo chiến lược mà Đảng ta rút ra được là " trên cơ sở phương hướng chiến lươc đúng, hãy làm đi rồi thực tiễn sẽ cho phép ta hiểu rõ sự vật hơn nữa"
• Đảng ta hết sức coi trọng công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng CM ở miền Nam&tổ chức xây dựng lực lượng chiến đấu trong cả nước
Lực lượng CM là các Đảng bộ miền Nam được tôi luyện thành các bộ tham mưu dày dặn trên tiền tuyến lớn, là khối lien minh công - nông được Đảng dày công xây đắp trong suốt quá trình CM dân tộc dân chủ, là đội quân chính trị quần chúng& lực lượng vũ trang nhân dân, là Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam VN cùng với chính phủ CM lâm thời cộng hòa miền Nam VN đã động viên, tập hợp ngày càng rộng rãi, đông đảo các tầng lớp nhân dân, không phân biệt giai cấp, tôn giáo, dân tộc vào cuộc kháng chiến cứu nước, đồng thời tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ ngày càng to lớn của nhân dân & chính phủ nhiều nước yêu hòa bình & công lý trên thế giới.
Câu 6: Nội dung cơ bản của Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH do Đại hội VII của Đảng thông qua
Đại hội VII của Đảng họp từ 2427/6/1991 tại Hà Nội, đồng chị Đỗ Mười làm TBT Đại hội có nhiệm vụ hết sức nạng nề: phải định hướng đúng đắn, vạch ra đường lối để đưa đất nước thoát khỏi khó khăn, xây dựng thành công CNXH & bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Đại hội thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì đổi mới. Cương lĩnh trình bày quan niệm của ĐCSVN về CNXH mà nhân dân ta xây dựng & con đường đi lên CNXH trong thời kì quá độ với 6 đặc trưng cơ bản sau:
- XHCN mà nhân dân ta xây dựng la' 1 XH do nhân dân lao động làm chủ
- Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất
- Có nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc
- Con người được giải phóng khỏi áp bức bóc lột, bất công làm theo năng lực, hưởng thụ lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân
- Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết & giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ
- Có quan hệ hữu nghị & hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới
Cương lĩnh vạch ra 7 phương hướng cơ bản chỉ đạo quá trình xây dựng & bảo vệ tổ quốc
- Xây dựng nhà nước XHCN của dân do dân & vì dân, lấy liên minh công nông trí thức làm nền tảng cho ĐCS VN lãnh đạo
- Phát triển lực lượng sx bằng cách tiến hành công nghiệp hóa đất nước theo hướng hiện đại gắn liền với phát triển nông nghiệp toàn diện
- Xác lập quan hệ sx phù hợp với lực lượng sx từ thấp ->cao, thiết lập từng bước quan hệ sx XHCN
- Tiến hành CM XHCN trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa, làm cho lí luận CN Mác Lênin, tư tưởng HCM ngày càng giữ vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần XH
- Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, củng cố & mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất
- Xây dựng CNXH & bảo vệ tổ quốc VN XHCN là 2 nhiệm vụ chiến lược của CMVN
- Xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh xứng đáng với vai trò là người lãnh đạo xây dựng CNXH
Cây 7: Những bài học kinh nghiệm qua 10 năm thực hiện đường lối đổi mới được Đại hội VIII đánh giá ntn?Phân tích?
Đại hội VIII của Đảng họp từ ngày 28/6 đến 1/7/1996 tại Hà Nội, đồng chí Đỗ Mười được bầu lại làm TBT. Đại hội đã kiểm điểm, đánh giá kết quả 5nawm thực hiện nghị quyết ĐH VII & đánh giá tình hình đất nước 10 năm đổi mới
Công cuộc đổi mới trong 10 năm(1986-1996) thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa rất quan trọng. Nhiệm vụ do ĐH VII đề ra cho 5 năm(1991-1995)đã hoàn thành về cơ bản
Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội, nhưng 1 số mặt còn chưa vững chắc. Con đường đi lên CNXH ngày càng được xác định rõ hơn
Nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hóa đã cơ bản đã hoàn thành, cho pép chuyển sang thời kì mới đẩy mạnh Cnhóa hiện đại hóa đất nước
Xét trên tổng thể, việc hoạch định & thực hiện đường lối đổi mới những năm qua về cơ bản là đúng đắn, đúng hướng XHCN, tuy trong quá trình thực hiện có 1 số khuyết điểm, lệch lạc&kéo dài, dẫn đến chệch hướng ở lĩnh vực này hoặc lĩnh vực khác, ở mức độ này hoặc mức độ khác
Giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc & CNXH, nắm vững 2 nhiệm vụ chiến lược xây dựng & bảo vệ tổ quốc, kiên trì CM MácLênin & tư tưởng HCM
Kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mưois chính trị
Xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, đi dôi với tăng cường vai trò quản lí của nhà nước theo định hương XHCN. Tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ & công bằng xã hội, giữ gìn & phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái
Mở rộng & tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh của cả dân tộc
Mở rộng hợp tác quốc tế, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ & giúp đỡ của nhân dân thế giới, kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại
Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, coi xâyng dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt
Xuất phát từ đặc điểm tình hình thế giưois & trong nước, căn cứ cào cương lĩnh của Đảng, Đại hội quyết định cần tiếp tục nắm vững 2 nhiệm vụ chiến lược xây dựng CNXH & bảo vệ tổ quốc, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện địa hóa. Đến năm 2020, ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành 1 nước công nghiệp.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro