Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Hình thức và sự ảnh hưởng lẫn nhau trong giao tiếp

Câu 9: Nêu và phân tích những hình thức cơ bản của sự ảnh hưởng và tác động qua lại lẫn nhau trong giao tiếp.

            Trong giao tiếp, con người không chỉ truyền đạt thông tin, đánh giá lẫn nhau mà còn gây ảnh hưởng lẫn nhau.

            Sự ảnh hưởng tác động lẫn nhau trong giao tiếp được biểu hiện dưới nhiều hình thức đa dạng: lây lan cảm xúc, bắt chước,

áp lực nhóm…

a)      Lây lan cảm xúc:

Là sự chuyển tỏa trạng thái cảm xúc của người này sang người khác. Ví dụ như sự cuồng nhiệt của các cổ động viên bóng đá trên khán đài, sự hoảng loạn của đám đông hay tâm trạng lo lắng của người dân trước cơn bão…

b)      Ám thị:

Ám thị là dùng lời nói, việc làm, cử chỉ, đồ vật động vào một người hay một nhóm người làm cho họ tiếp nhận thông tin thiếu sự kiểm tra, phê phán.

Trong giao tiếp, khi nhận thông tin từ người đối thoại, chúng ta thường phân tích kiểm tra bằng cách hỏi: họ nói cái gì, điều đó có đúng không, tại sao họ lại nói… tuy nhiên, cũng có trường hợp do tác động của người đối thoại, chúng ta tiếp nhận và đặt niềm tin vào đó mà không kiểm tra. Ví dụ như khi đi mua hàng, sau khi đã trả tiền và nhận món hàng, bạn định kiểm tra lại món hàng đó. Tuy nhiên cô nhân viên bán hàng bảo với bạn: “cháu yêu tâm, hàng của cô rất đảm bảo chất lượng”. Thế là bạn thôi không kiểm tra nữa.

Ám thị là một hiện tượng phổ biến trong đời sống. Tác động của quảng cáo cũng dựa trên ám thị.

Tính ám thị là đặc điểm chung của con người, ai cũng có thể bị ám thị, mức độ dễ, khó là không giống nhau. Trẻ em thường dễ bị ám thị hơn người lớn do nhẹ dạ, thiếu kinh nghiệm, cả tin, ngoài ra còn do lập trường không vững vàng, không bản lĩnh. Một người có uy tín thì lời nói của họ có trọng lượng hơn và thường làm người khác dễ tin hơn một cách tự giác mà không nghi ngờ.

c)      Áp lực nhóm:

Trong giao tiếp nhóm, khi một người hoặc một số người có ý kiến trái với ý kiến của đa số thì những người này thường phải chịu một áp lực tâm lý, gọi là áp lực nhóm. Dưới áp lực này, những người đó có xu hướng thay đổi ý kiến của mình và chấp nhận ý kiến của đa số.

d)     Bắt chước:

Bắt chước là mô phỏng, lặp lại hành vi, cách ứng xử, điệu bộ, cử chỉ, cách nghĩ của người khác.

Trong giao tiếp hàng ngày, bắt chước là hiện tượng xảy ra khá phổ biến. Ví dụ như bắt tay, gật đầu chào nhau, xếp hàng, mỉm cười, đứng dậy chúc rượu, tiễn khách… Tóm lại trong nhiều tình huống giao tiếp, hành vi của người khác luôn hấp dẫn chúng ta, ảnh hưởng đến chúng ta. Nếu chúng ta không làm theo họ thì có thể bị cho là thiếu tôn trọng hoặc gây ấn tượng không tốt với họ.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #tung