Dáng hình cô đơn.
Tôi đến thăm Khang vào một ngày chủ nhật xám xịt, bầu trời u ám đe dọa mưa sẽ tới bất chợt.
Những ngày chủ nhật không có kế hoạch nào, không hẹn hò với Lâm thì tôi lại đến nhà Khang, giống như đứa trẻ lạc chẳng biết về đâu tìm một nơi nương tựa gần nhất. Tôi đến cũng là để quán sát cách sống khác lạ của Khang, nhìn anh làm việc và tồn tại trong cái thế giới vừa lớn vừa nhỏ của mình.
Và cuối cùng tôi đến để được an ủi rằng: so với anh thì tôi vẫn có một cuộc sống tốt đẹp và ít nhất là hay ho hơn nhiều.
Nhà của Khang nằm ở một khu đô thị ngoại thành cách trung tâm chừng chục cây số, nơi có những ngôi nhà giống nhau xếp thành hàng trên những con đường thẳng tấp đan xen hoàn hảo. Cả khu đô thì là một xã hội thu nhỏ dành cho những người khá giả; có công viên, những địa điểm giải trí các chuỗi cửa hàng đủ loại; vài công ty lớn có văn phòng làm việc ở các tòa cao ốc ở đây. Những quán cà phê sang trọng và kín đáo, quán bar nằm trên tầng thượng của toàn nhà ba mươi tầng mỗi đêm đều nhấp nháy những ánh đèn đủ màu rực lên giữa bóng tối của bầu trời. Mọi thứ đều khép kín, tiền bạc chảy vào đây rồi mất hút như vật chất đi vào lỗ đen, biến mất không để lại dấu vết. Mỗi khi đến chốn này tôi có cảm giác rằng tất cả đều được cắt gọt và chính tôi cũng đã bị cắt tỉa, gọn gàng hơn, đẹp đẽ hơn.
Bằng một cách nào đó tôi bị ý chí của khu đô thị này áp đặt, bước vào lãnh địa của nó là tôi đã chấp nhận nhân cách của mình bị bóp méo. Tôi không còn là tôi nữa mà là một phần của nơi này, dù là một kết nối tạm thời nhưng điều đó là không thể chối bỏ.
Bấm chuông tôi nói vào cái loa trước cổng.
- Em tới rồi đây.
- Chờ chút.- Giọng Khang có vẻ ngái ngủ và ểu oải.
Khang nhanh chóng xuất hiện trong bộ đồ ngủ, mái tóc không chải dựng lên ở những chỗ không cần thiết, bộ đồ ngủ màu xanh nhạt nhàu nhĩ sau một đêm trên giường. Khang hơi nhỏ con và mảnh dẻ nhưng bộ quần áo lại rộng thùng thình, cộng với khuôn mặt còn lờ đờ ánh mắt thì như vô hồn; tất cả tạo nên một ấn tượng chậm chạp và trì trệ ở anh.
- Vào đi.- Vừa nói anh vừa gãi đầu, vò mạnh mái tóc của mình.- Xin lỗi vì nhà cửa hơi bề bộn.
Tôi gật đầu bước vào, nhà Khang vẫn như mọi khi, không thể gọi nó là bựa bồn được vì bản thân ngôi nhà chẳng có gì để mà bài bừa. Nó chỉ có những đồ vật tối thiểu cần thiết cho sự sống của một con người, hoặc những đồ nội thất được xếp đặt vì một mục đích nào đó chứ chẳng bao giờ được sử dụng. Phòng khách có một cái tivi mà Khang chẳng bao giờ mở lên xem, bộ sopha mà anh chẳng bao giờ ngồi. Chúng ở đó chỉ vì nếu phòng khách mà không có những thứ ấy thì sẽ trở nên bất thường. Và chính vì chẳng bao giờ sử dụng nên tất cả hết sức ngăn nắp; mỗi tuần một bà giúp việc tới lau chùi, quét dọn những thứ ấy như để duy trì một trật tự bất di bất dịch trong cái khu đô thị này.
Cuộc trinh diễn về cuộc đời anh chỉ thật sự bắt đầu khi đi lên cầu thang và mở cửa bước vào phòng riêng của Khang, diện tích căn phòng có lẽ bằng cả phòng khách và phòng bếp bên dưới gộp lại, trong căn phòng này có tất cả những gì cần thiết đối với anh. Một siêu máy tính do anh tự lắp ráp mà diện tích của nó đã chiếm hết phân nửa căn phòng rộng lớn, bàn làm việc với ba cái màn hình, hai bàn phím và la liệt những tập tài liệu. Bên cạnh là cái máy in cũ kỹ mà mỗi lần chạy lại phát ra những tiếng ồn như thể một bầy muỗi đang vo ve. Giường ngủ đặt trong góc phòng, khá rộng và thoải mái, cái mền nhàu nhĩ nằm nửa trên giường nửa trải dài dưới sàn nhà, che phủ lên cái gối cũng nằm dưới sàn nốt. Kế bên giường là một cái tủ lạnh to lớn mà nếu mở ra sẽ thấy cả lốc nước ngọt, bia, nước suối đống chai và đủ loại thức ăn làm sẵn. Tiếp đến là một máy chạy bộ, mỗi ngày Khang đều chạy một tiếng đồng hồ. Phần còn lại của căn phòng dành chỗ cho một tủ sách. Các tác giả yêu thích của Khang đã số đều đã chết, vài người đã hoàn toàn chìm vào quên lãng.
Cả căn phòng luôn ở trong trạng thái lờ mờ tối bởi không có cửa sổ.
Ngay trên cánh cửa ra vào là sáu cái đồng hồ đặt ngang nhau mỗi cái chỉ giờ của một trung tâm tài chính trên thế giới. Bước vào đây tôi có thể biết lúc sáu giờ chiều ở đây thì New York và Bắc Kinh đang là mấy giờ; thế giới được thu gọn lại và hiển hiện qua sáu cái đồng hồ ấy, ít ra là về mặt thời gian.
Còn về không gian, thế giới hiện ra trên ba cái màn hình máy tính, các con số và đồ thị liên tục thay đổi; những dữ liệu từ khắp nơi gửi về nhảy múa trên màn hình. Chúng tạo thành một loại mật mã mà chỉ có những người được đào tạo như Khang mới hiểu nỗi. Những thông tin khắp thế giới chạy qua cái máy tính này rồi lại được gửi đi khắp nơi, một thông tin đến đúng nơi đúng lúc có thể làm thay đổi tất cả, tựa như một con thú nhạy cảm các trung tâm tài chính lớn phản ứng với mọi diễn biến của thế giới.
- Hôm nay các đầu mối chạy qua hơi nhiều.- Khang nhìn vào màn hình máy tính thì thầm, anh chỉ vào một cái ghế.- Em ngồi đi.
Anh ngồi vào ghế làm việc của mình, đeo tai nghe và kéo micro lại gần miệng. Máy in đang hoạt động, Khang nhìn vào màn hình nhíu mày có vẻ căng thẳng, anh kéo một tờ giấy từ máy in ra rồi chăm chú đọc.
- Giảm thêm ba điểm nữa rồi.- Giọng anh nói với ai đó có vẻ gấp gáp.- Không cách nào cữu vãn được đâu, ngày hôm nay sẽ "đẫm máu" y như hôm qua. Ông hãy rút khỏi đó đi trước khi nó thành bãi chiến trường, gần một nửa đồng đội và kẻ thù đã tháo chạy hết rồi...
Tôi im lặng quan sát Khang làm việc, gõ bàn phím với tốc độ chóng mặt, nói chuyện với những con người xa lạ, xem xét các biểu đổ, cập nhật mọi thứ diễn ra trên thế giới cùng một lúc.
Đối với tôi Khang như một hiện tượng lạ, tôi đến thăm anh chẳng qua vì tò mò với lối sống này. Khang chẳng bao giờ ra khỏi nhà, anh đặt mọi thứ qua mạng: thức ăn, quần áo, thậm chí là cả xà phòng hay kem đánh răng. Mọi thứ từ lớn tới nhỏ đều được cung cấp thông qua hệ thống giao hàng tận nhà của các chuỗi cửa hàng trong khu đô thị này. Dịch vụ này chỉ được áp dụng với những người sống ở đây, một mạng nội bộ được lập ra để liên kết các cửa hàng, quán ăn với từng căn hộ. Mọi người ở đây đều được đảm bảo một cuộc sống tiện nghị, an toàn mà không cần phải đi đâu cả dĩ nhiên là nếu họ muốn vậy.
Gỡ cái tai nghe ra sau khi nói chuyện với vài người Khang hỏi tôi mà không ngoảnh lại.
- Hôm nay lại không biết đi đâu à?
- Ừ cũng đại loại vậy.
- Có tin gì mới không?
- Tuần trước em vừa đi thôi nôi con của thằng Lâm.
- Vậy à? Trai hay gái?
- Gái, em nhớ có nói với anh rồi mà!
- Vậy à?- Khang lập lại câu hỏi trên của mình, rồi anh đứng lên đi lại tủ lạnh.- Em uống gì?
- Bia!
Khang quẳng một lon bia cho tôi và lấy thêm một chai nước ngọt, anh lại ngồi xuống cái ghế xoay vặn nắp rồi uống một hơi. Áp chặt lon bia vào hai bàn tay tôi để cho cái lạnh xuyên qua da thịt mình, tôi nhìn Khang rồi cười nhăn nhở.
- Bao lâu rồi anh không ra khỏi nhà?
Khang chau mày suy nghĩ một lúc rồi nhún vai.
- Chắc cũng bốn tháng rồi, nhưng mà ổn cả.- Nhấp thêm một ngụm nước ngọt nữa.- Với anh thì thêm bốn tháng nữa cũng không có vấn đề gì, mọi thứ anh cần đều có ở đây rồi.
Khang trầm ngâm nhìn những bong bóng nhỏ xíu trong chai nước ngọt, bàn tay anh thô và xương xẩu, đôi mắt thì lờ đờ như cá chết. Lúc nào Khang cũng là cái gì đó thật đặc biệt, dù đã quen anh từ thời cấp ba những tôi vẫn không rũ bỏ được ý nghĩ ấy. Vừa khó chịu lại vừa cuốn hút, cách anh sống luôn làm những kẻ bình thường như tôi thấy tò mò.
Hồi ấy Khang là một con mọt sách đúng nghĩa, anh đọc mọi lúc mọi nơi: trong giờ học, giờ ra chơi, khi đi bộ dưới sân trường. Trong tay là những quyển sách nặng trịch và đôi mắt chẳng bao giờ ngước lên Khang như sống trong một thế giới khác, xa xôi với chúng tôi, những đứa con trai, con gái với những mối quan tâm bình thường. Khang lại lớn hơn chúng tôi hai tuổi nên lại càng xa cách.
Có lần tôi hỏi Khang, lúc ấy anh đang cầm một cuốn sách và chăm chú đọc như mọi khi.
- Cuốn này hay không mà mày đọc hoài vậy?
Gấp sách lại Khang đưa nó qua cho tôi.
- Đừng hỏi, đọc rồi mày sẽ biết thôi! Tao nói thì có tác dụng gì đâu.
Dĩ nhiên tôi đã từ chối, tôi vốn không thích đọc sách lắm.
Sau vụ ấy tôi ít nói chuyện với anh, dư luận chung hồi ấy coi Khang là một kẻ khó gần và có phần đáng ghét. Rất tự nhiên tôi cũng nhận xét anh là một kẻ như vậy.
Thỉnh thoảng Khang cũng viết lách gì đó, không ai biết anh viết gì, điểm văn trong lớp của Khang rất khá hồi ấy rõ ràng anh đã bộc lộ năng khiếu về văn chương. Mọi người đều đinh ninh Khang sẽ trở thành nghệ sĩ hay làm gì đó liên quan tới nghệ thuật, viết lách; dường như mọi con đường của Khang đều dẫn tới ngả đó. Sau khi tốt nghiệp cấp ba anh vào khoa văn học của đại học quốc gia và sau hai năm thì lấy được học bổng toàn phần bên Pháp. Khang đi một năm rồi trở về, anh bỏ học, bắt đầu làm việc như một chuyên gia phân tích thị trường. Sau đó Khang mua căn nhà này, sắm một dàn máy tính như hiện nay và từ đó rất hạn chế việc ra ngoài.
Công việc bao trùm hết cuộc sống của anh, Khang không có thời gian ra ngoài mà cũng không thích ra ngoài. Mọi thứ đều được cung cấp tận nơi, hóa đơn được thanh toán qua mạng. Thế giới ảo nuốt lấy Khang và biến thành thế giới thực của anh.
Có vẻ như anh là kiểu người làm gì cũng thành công và thành công theo những cách mà không ai ngờ tới.
Tôi tình cờ gặp anh trên mạng khoảng một năm sau khi Khang trở về nước, nói chuyện vài lần rồi kết thân với nhau. Cảm giác khó chịu ngày xưa đã biến đi mất sau mấy năm dài đằng đẵng. Một ngày nọ Khang mời tôi đến nhà anh chơi để tôi chứng kiến cái cuộc sống tĩnh lặng, lạ thường của anh. Từ đó thỉnh thoảng vào cuối tuần tôi vẫn đến đây, chúng tôi nói chuyện với nhau, tôi cung cấp cho Khang tin tức mới nhất về những đứa bạn cũ, đổi lại Khang cho tôi cái nhún vai hờ hững hay vài cái gật đầu nhẹ hều.
Dù vậy tôi vẫn đến và Khang cũng không hề tỏ ra khó chịu, đôi khi chúng tôi ăn trưa cùng nhau, chia đôi phần gà rán, vài miếng pizza hay cái hambuger béo ngậy. Khang ăn uống như mèo còn tôi thì cũng chẳng thích thú gì với những mó làm sẵn. Nhưng mọi thứ vẫn cứ trôi tuột vào bao tử, cũng giống như những chiếc xe cần đổ xăng để chạy, chúng tôi nạp năng lượng theo nghĩa đơn giản nhất của cụm từ ấy.
Nhạt nhẽo...
Liếc nhìn đông hồ trên điện thoại, đã hơn chín giờ sáng.
- Thôi em đi đây.
- Ừ.- Khang quẳng chai nước ngọt rỗng vào thùng rác.- Tạm biệt.- Anh phẩy tay mà không quay lại.
- Ừ, lần sau gặp.
Tôi đứng lên bỏ lon bia còn nguyên vào tủ lạnh, đây là lần thứ tư tôi làm điều này, cũng chính lon bia này, lon đầu tiên trong lốc. Khang cứ đưa tôi mãi một lon mà không hề nhận ra tôi chưa bao giờ uống, anh không uống bia nhưng lúc nào cũng có sẵn một lốc.
Và tôi chợt hiểu ra, đó là hình dạng đơn giản nhất của nỗi cô đơn...
Bước ra khỏi nhà tôi vươn vai hít một hơi, bầu trời trên đầu vẫn xám xịt một cách buồn chán, gió thổi qua vun vút bên tai. Tôi lên xe và phóng nhanh khỏi khu đô thị buồn tẻ. Ngay khi vừa đối diện với con đường ồn ào người xe và những tòa nhà lô nhô không đều cảm giảm bị cắt gọt trong tôi liền biến mất.
Vào một quán ven đường tôi ăn tô bún bó, mùi bún hòa lẫn mùi với mùi của đường phố, quán vắng hoe, bàn ghế buồn thiu nhìn ra ngoài. Tôi buông đũa nhìn tô bún một lúc lâu rôi bất giác thở dài. Váng mỡ nổi lên cùng vài miếng thịt, nước lèo màu vàng nhạt điểm mấy cọng bún trắng tươi. Khuôn mặt tôi ẩn hiển trong tô bún vặn vẹo vì những vòng mỡ nhỏ chẳng vui cũng chẳng buồn.
Điện cho người yêu.
- Rảnh không? Chiều này mình đi đâu đó đi.
- Xin lỗi nhưng chiều này anh bận mất rồi.- Giọng Lâm mệt mỏi.- Anh phải làm thêm hôm nay, chắc phải tới tối mới về được tới nhà. Khi khác được không em?
- Ừ, lần sau gặp.
Cúp máy, đó cũng là câu mà tôi vừa mới nói với Khang.
Lại là một hình dạng khác nữa của nỗi cô đơn, trên đầu bầu trời vẫn xám xịt, thời đại này thật dễ để cô đơn, chỉ cần khép một cánh cửa lại, chỉ cần bước xa vài bước thì đã chẳng còn thấy ai bên cạnh.
Tôi chạy xe về nhà xem tivi uống một lon bia rồi đi ngủ, giấc ngủ khó nhọc chập chờn cơn mộng mị.
Và ngày chủ nhật trôi tuột đi như nước thoát xuống lỗ cống...
Dọn ra riêng được hai năm tôi dần quen với cuộc sống một mình, thỉnh thoảng Lâm đến nhà tôi, chúng tôi ngồi trong bóng tối uống bia và ăn những món đơn giản do anh làm. Lâm và tôi đôi khi quá bận rộn để hẹn hò bên ngoài thay vào đó cả hai ăn trưa hoặc ăn sáng cùng nhau và ăn tối mỗi khi rãnh rỗi.
Lâm thích để đèn sáng lúc nằm trên giường, anh nghiêng đầu nhìn khuôn măt tôi đang úp xuống mệt mỏi. Thỉnh thoảng Lâm dùng một ngón tay vén tóc mái tôi lên, có một lần anh nói.
- Anh thích mắt và chân mày của em, rất sắc sảo. Nó có thể dễ dàng cắt được suy nghĩ của người khác.
- Cắt suy nghĩ.- Tôi lập lại.- Dùng từ hay đó.
Tôi chộp lấy bàn tay ấm nóng của anh áp lên má mình.
- Em muốn ra nước ngoài sống.- Tôi thì thầm sau một khoảng im lặng.
- Đi đâu?
- Không biết, đâu đó mà chúng ta có thể cưới nhau được, em không thích thế này chút nào. Cảm giác không tiến lên hay lùi lại, giống như là dậm chân tại chỗ.
- Anh có thể chuyển tới sống cùng em.
- Cũng vậy thôi, em thích cái gì đó rõ ràng hơn, nói cho cùng thì tất cả những gì chúng ta có ở đây chỉ là những thứ tạm bợ, buông tay ra là chẳng còn gì nữa.
Lâm trầm ngâm, anh xoay người lại nhìn trần nhà, có tiếng một con muỗi đang vo ve.
- Mỹ vừa mới thông qua luật, anh có họ hàng ở đó, một bà cô xa...
- Em muốn được thấy thác Niagara một lần.
- Ta có thể chạy xe tới đó vào cuối tuần hay những ngày nghỉ...
Chúng tôi đã vui vẻ với cái ý nghĩ ấy được vài lần nhưng trong thâm tâm cả tôi và Lâm đều biết rằng điều đó là không thể. Tôi có công việc ở đây còn anh có hai đứa em một đang học cấp ba và một đang học đại học cùng một người mẹ đau yếu.
Lâm kiếm tiền cho cả gia đình nên cứ phải bận rộn suốt đó là một điều mà tôi phải chấp nhận khi quen anh.
Và hơn nữa, liệu có ai ở thời đại này chấp nhận đi xa đến vậy chỉ vì tình yêu? Tôi không có cái can đảm đó nên chỉ nuôi chút mơ mộng trong lòng mình để giải khuây mỗi khi buồn chán.
- Em luôn sợ mình sẽ bỏ qua một cái gì đó.- Tôi thì thầm.
- Bỏ qua cái gì?
- Không biết, có thể không có gì nhưng cũng có thể là rất nhiều. Kiểu như khi anh về già anh thấy một thứ hay ho mà lúc trẻ mình đã không làm, nhưng khi ấy thì muộn quá rồi. Anh đã mệt mỏi và không còn sức lức nữa, mọi thứ đã ra đi chỉ còn lòng hồi tiếc là ở lại.
Lâm không trả lời, anh cứ nhìn mãi cái trần nhà thạch cao trắng toát, có lẽ anh đang suy nghĩ, những ý nghĩ mà tôi chẳng thể nào đoán biết được. Chắc anh cũng sợ chính bản thân cũng sẽ bỏ qua những điều hay ho trên đời.
Cô đơn dường như đó là điều tất yếu...
Khi còn nhỏ tôi cứ tưởng sẽ không thể dự đoán được tương lại nhưng hóa ra điều không thể lại được tuổi trưởng thành biến thành có thể. Tôi có thể dự đoán được tương lai, ít nhất là của mình; một viễn cảnh khá rõ ràng khi làm nhân viên văn phòng cho một công ty du lịch. Mỗi ngày tôi đến chỗ làm, ngồi vào bàn sắp xếp giấy tờ, tài liệu; giải quyết các công việc trong ngày, buôn chuyện.
Thỉnh thoảng tôi ở lại tăng ca, đi du lịch với công ty vài lần trong năm. Không quá nhàn hạ hay bận rộn. Một cuộc sống như vậy hứa hẹn sẽ tiếp diễn mãi mãi mà không có chút nhấn nhá nào, nếu suông sẻ tôi sẽ thăng tiến đều đặn nhưng chậm chạp.
Tôi hay kể chuyện Khang cho đồng nghiệp của mình nghe, chuyện một gã lập dị không thích ra khỏi nhà và cứ cắm đầu suốt ngày vào máy tính, không có cuộc sống riêng. Những khuôn mặt ngạc nhiên và cái lắc đầu của đồng nghiệp không hiểu sao làm tôi thấy vui vẻ.
Tôi biết rằng Khang cũng chẳng hề bận tâm nếu ai đó ý kiến hay kể về lối sống của mình, anh luôn phớt lờ quan điểm của người khác.
Mọi thứ hình như thật đáng hài lòng mà cũng đáng thất vọng, tôi chẳng biết mình muốn gì hay ở đâu giữa hai thứ cảm xúc ấy. Nó chi phối tôi bằng những tác động nhẹ tênh. Tôi cố gắng làm mọi thứ mình muốn, cố gắng tận hưởng tất cả có thể; nhưng thỉnh thoảng tôi lại thấy mình như đang rơi xuống một cái hố không đáy.
Những ngày chủ nhật không Lâm tôi lang thang rồi lại mò đến nhà Khang, đó gần như trở thành một thói quen; tôi chẳng bao giờ gọi điện trước vì biết khi nào anh cũng có ở nhà. Khang cũng chẳng bao giờ từ chối, anh vẫn vậy, sự hiện diện của tôi giống như một vật trang trí trong căn phòng vốn dĩ đã bừa bộn của anh.
Hôm ấy, một buổi sáng nắng gắt Khang lại đưa cho tôi lon bia trong tủ lạnh. Tôi săm soi nó trên bàn tay mình, nhìn kỹ từng giọt nước ngưng đọng trên đó.
- Anh có bao giờ thấy hứng thú với ai chưa?- Tôi hỏi ý nghĩ đang lửng lơ trong đầu mình.
- Ý em là sao?
Khang ngồi gác chân lên bàn làm việc tay cầm một quyển sách mỏng được lấy ra từ cái tủ sách đồ sộ cuả anh.
- Thì yêu thích đặc biệt một ai đó, một người đàn bà hay đàn ông chẳng hạn.
- Dĩ nhiên là có.- Khang liếc nhìn màn hình, các con số vẫn đang nhảy đều đặn.- Anh đâu phải là máy móc, anh cũng có tình cảm chứ.
- Nhưng nếu cứ suốt ngày ở trong nhà thế này thì cuối cùng thì anh sẽ chẳng tìm được ai đâu.- Tôi cười
Khang nhún vai.
- Thì có gì đâu, anh làm việc này vì hiện tại anh thấy hứng thú với nó, giống như anh từng hứng thú với văn chương. Giờ thì anh chỉ có hứng đọc thôi. Nếu một ngày kia hứng thú qua đi thì anh sẽ bỏ nó lại, sẽ đi ra ngoài và có thể tìm được ai đó, nhưng tới bây giờ thì mọi thứ vẫn ổn.
- Có lẽ đúng vậy thật, nhưng anh không sợ sẽ bỏ qua thứ gì đó trong đời sao? Nếu không ra ngoài, không đi đâu hay không làm gì.- Soi mặt mình trên lon bia độ cong của cái lon làm mặt tôi trở nên méo mó, có cảm giác như tôi đang tự nói với bản thân.- Anh sẽ cảm thấy mình chẳng tận hưởng được điều gì.
Buông cuốn sách xuống, Khang nhìn tôi, ánh mắt anh bình thản đến lạ thường; xoay ghế lại Khang ngả người ra sau.
- Cũng có sao đâu, anh biết là mình không thể tận hưởng được mọi thứ trên đời nên anh sẽ tận hưởng những gì mình muốn nhất. Mọi thứ đơn giản mà, anh không ra khỏi nhà vì anh chọn như vậy, anh cũng tự lo được cho cuộc sống của mình, anh giữ sức khỏe tốt. Anh chẳng có phàn nàn gì về lối sống của mình cả, có thể một ngày nào đó anh sẽ muốn đi vòng quanh thế giới nhưng không phải là hôm nay, hôm nay anh chỉ muốn ở nhà.
Có tiếng chuông điện thoại Khang xoay ghế lại nghe máy, anh quay lại với công việc, vừa trả lời điện thoại vừa chăm chú theo dõi các biểu đồ, máy in bắt đầu chạy một cách nặng nề, giọng Khang trở nên sôi nổi và gấp gáp.
Tôi nhìn lưng anh sau cái ghế rồi lại soi mặt mình vào lon bia.
- Thôi em về đây.
- Ừ, tạm biệt em.
Tôi đứng lên trả lon bia lại về tủ lạnh, lần thứ sáu, đúng bằng số lon trong lốc.
Cô đơn.
- Cái quan trọng không phải là em đi đến đâu.- Khang nói mà không quay lại, anh đã bỏ cái điện thoại xuống và giờ đang gõ phím bằng hai tay.- Mà là em biết mình muốn về đâu.
- Em hiểu rồi.
Tôi đáp và ra khỏi phòng.
Từ hôm đó tôi không qua thăm Khang nữa, mỗi chủ nhật dù lang thang một mình không biết phải làm gì, đi với ai hay đến đâu tôi cũng không nghĩ tới việc bấm chuông cửa nhà anh. Có cái gì đó bên trong ngăn cản tôi lại, một nỗi lo lắng chiếm hữu lấy con người tôi.
Có lẽ tôi sợ anh sẽ thấy rõ ràng bản chất con người mình, cái tôi lạc lõng chẳng biết đặt vào đâu. Nhưng tôi cũng sợ anh sẽ chỉ rõ con người ấy ra cho mình thấy. Giống như hồi đi học anh đã đưa cuốn sách trên tay cho tôi và kêu tôi hãy tự đọc lấy.
Tôi chạy trốn chính mình vào những công việc bận rộn hằng ngày, hối hả tận hưởng mà chẳng biết bản thân đang tận hưởng gì.
Lâm lên chức phó giám đốc rồi thường xuyên đi công tác, chúng tôi ít gặp nhau hơn. Trong những đêm ít ỏi ngủ cùng nhau anh tâm sự với tôi rằng áp lực công việc, gia đình làm anh kiệt sức. Rằng anh muốn thoát khỏi mọi thứ đang bủa vây quanh mình nhưng lại không thể.
- Nhìn đâu anh cũng thấy công việc và những nghĩa vụ.- Lâm nói trong bóng tối của căn phòng ngủ.- Đúng là điên cái đầu, anh muốn dẹp quách hết cho xong.
Cuối tháng đó chúng tôi chia tay, không thể dẹp công việc và nghĩa vụ Lâm dẹp tôi qua một bên.
Một buổi sáng chủ nhật trời mưa lất phất không hiểu sao tôi lại chạy xe đến khu đô thị mà Khang sống, đã bốn tháng kể từ lần cuối cùng tôi gặp anh. Ngần ngừ một lúc ở cổng rồi tôi mới quyết định chạy vào. Vẫn là những quan cảnh đó công viên vắng vẻ, đường phố đan ca rô thẳng tấp, những ngôi nhà ý như đúc nối tiếp nhau. Cái cảm giác bị cắt gọt lại chập chờn trong tôi không dứt.
Dừng xe trước nhà Khang tôi định bấm chuông nhưng nhận ra cổng đã khóa ngoài. Gạt chống, leo xuống xe tôi nhón chân nhìn qua khe hở của cánh cửa sắt. Bên trong đóng cửa im lìm và cũng khóa ngoài, có vẻ như Khang đã đi đâu đó.
Chau mày nghĩ ngợi tôi rút điện thoại ra gọi cho anh.
- Em gọi anh có gì không?- Giọng Khang vui vẻ.
- À em tới nhà anh chơi nhưng thấy cổng khóa ngoài anh đi đâu hả?
- Anh đang đi du lịch, được một tuần rồi.
Ngạc nhiên cũng chưa nói hết cảm giác của tôi lúc này, tôi gần như đứng chôn chân tại chỗ mặc cho gió lạnh buổi sớm đang cắt qua thân người.
- Đừng ngạc nhiên, anh cũng có lúc đi du lịch chứ.- Khang nói như thể đoán được ý nghĩ của tôi.
- À, thì em cũng đoán vậy.- Tôi cười một mình.- Giờ anh đang ở khách sạn hả?
- Không, anh đang cắm trại trên đỉnh núi, vừa mới dậy thì em gọi.
- Nghe hay đó.
Khang thở ra một hơi ở đầu dây bên kia, tôi chợt tưởng tượng ra cảnh anh một mình giữa sương mù bốn phía xung quanh.
- Mà em đang đứng trước cửa nhà anh hả?
- Ừ.
- Vậy thì mở hộp thư ra xem thử rồi hãy về nhé, anh có để lại một thứ cho em trước khi đi. Thôi anh phải đi đây, tạm biệt.
Khang cúp máy, tôi nhét cái điện thoại vào túi rồi nhìn cái hộp thư màu vàng trước cửa nhà anh.
Mở hộp thư ra, sau đống thư quảng cáo là một lon bia, cùng loại bia mà Khang đã đem ra mời tôi khi ở nhà anh, trên lon bia có dán một mẩu giấy gấp đôi. Lấy lon bia tôi giật tờ giấy nhỏ rồi mở ra.
"Hãy tự mình đốt đuốc mà đi!"
Cầm lon bia trên tay bất giác tôi ngồi bệch xuống vỉa hè lưng dựa vào tường, mưa rơi xung quanh tôi thấm lên nón báo hiểm và len qua cổ áo lạnh toát.
Khui lon bia uống cạn phân nửa, tôi nhếch mép nhìn mảnh giấy mà Khang để lại.
Vặn vẹo, méo mó, cô đơn?
Phải rồi, phải rồi!
Buông tay mẩu giấy nhỏ bị cơn gió cuốn đi mất khỏi tầm mắt, ở đâu đó nó bị những hạt mưa xuyên qua nhàu nhĩ cho đến khi không còn hình dạng gì nữa.
Vứt lon bia rỗng xuống lề đường tôi ngửa mặt nhìn trời, thật kỳ lạ nhưng cảm giác bị cắt gọt đã không con nữa.
Tôi đứng dậy lên xe ra về!
06/10/2015
F{%
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro