Hiến pháp nước Nhật Bản ( 2 )
Bài 4
Hiến pháp nước Nhật Bản ( 2 )
1. Sự tôn nghiêm của cá nhân là gì ? Sự bình đẳng dưới pháp luật nghĩa là gì ?
2. Quyền tự do là quyền lợi như thế nào ?
3. Quyền xã hội tồn tại với mục đích gì ?
4. Quyền lợi đảm bảo một cách thực chất những quyền cơ bản của con người là gì ? Những quyền mới của con người là gì ?
Văn bản
• Chú ý : Những chữ số trong ( ) biểu thị những chế định trong các điều luật của Hiến pháp nước Nhật Bản.
Hiến pháp nước Nhật Bản luôn bảo hộ quyền cơ bản của con người cả trong hiện tại và tương lai là những quyền năng không thể xâm phạm. (11) Và " Từng cá nhân trong toàn bộ quốc dân đều được tôn trọng" (13) cùng với Sự tôn trọng con người ( Tôn nghiêm) cũng được quy định. Nhằm mục đích đảm bảo quyền lợi cho toàn bộ quốc dân và từng cá nhân đều được tôn trọng thì việc toàn bộ quốc dân phải được đối xử công bằng phải trở thành tiền đề. Vì thế, Hiến pháp nước Nhật Bản đã tuyên ngôn rằng toàn bộ quốc dân đều bình đẳng dưới luật pháp (14). Nguyên lí cho sự tôn trọng con người là hoàn thiện về cơ bản sự tôn trọng những nhân quyền cơ bản ( bảo đảm), và từ nguyên lí này sự tự do và bình đẳng được dẫn dắt.
Hiến pháp nước Nhật Bản đã đặt ra nhiều điều khoản bảo vệ quyền tự do mà tập trung vào những nhân quyền cơ bản. Những chế định về quyền tự do có thể chia làm 3 phần lớn.
① Tự do về tinh thần không chỉ là tự do về suy nghĩ ( tự do về nội tâm) mà còn bao gồm quyền công bố những suy nghĩ đó với xã hội hoặc phê phán quyền lực chính trị. Vì chính trị dân chủ bao gồm những giá trị cao nhất của cá nhân nên việc bảo đảm những tự do về tinh thần mà trung tâm là nhân cách của cá nhân là rất quan trọng. Những tự do về hoạt động tinh thần được đặt ở vị trí ưu việt hơn những tự do về kinh tế. Hiến pháp nước Nhật Bản cũng thực hiện việc bảo đảm hoạt động về tinh thần trên phạm vi rộng dựa trên những điều khoản cá biệt.
② Tự do về thân thể ( nhân thân) là những quyền lợi trở thành điều khoản tiền đề cho việc hưởng toàn bộ những quyền khác trền hiến pháp. Hiến pháp nước Nhật Bản quy định về tự do từ những ràng buộc về nô lệ và lao dịch (18), hơn nữa sẽ không tồn tại việc xử phạt mà không dựa trên những thủ tục quy định bởi pháp luật ( bảo đảm về thủ tục hợp lí (31)). Ngoài ra, việc bắt giữ, điều tra, tịch thu cũng được quy định là phải dựa trên lệnh của tòa án ( chủ nghĩa lệnh trạng (33/35)). Đặc biệt là việc đảm bảo nhân quyền trong trường hợp tình nghi phạm tội hoặc tham gia vào xét xử hình sự vẫn được quy định trong nhiều điều luật.
③ Tự do về kinh tế là quyền lợi nhằm mục đích thu nhập tài sản. Tự do về hoạt động kinh tế là sự tự do không thể thiếu được trong nền kinh tế theo chủ nghĩa tự do. Hiến pháp Nhật Bản cũng quy định về tự do cư trú ・di chuyển, và tự do chọn lựa nghề nghiệp (22), tự do về quyền sở hữu tài sản (29). Tuy vậy tự do về kinh tế dựa trên đặc trưng của hiến pháp hiện đại là một trong những sự điều chỉnh và hạn chế từ nguyên tắc toàn thể quốc dân được nâng cao những phúc lợi " phúc lợi của cộng đồng".
Quyền xã hội là quyền lợi đòi hỏi sự bảo hộ mang tính tích cực của quốc dân đối với quốc gia, với mục đích là việc tồn tại những điều khoản tối thiểu để bảo đảm sự bình đẳng đối với toàn bộ quốc dân. Ban đầu những nhân quyền cơ bản của hiến pháp cận đại đã được nắm bắt những ý nghĩa chủ yếu. Mặc dù vậy, ngay sau đó quốc gia đã phát triển từ việc chỉ hướng tới việc duy trì trật tự, trị an xã hội thành quốc gia hướng tới mục tiêu bảo hộ, nâng cao lợi ích quốc dân, từ đó quyền xã hội cũng bao hàm cả quyền tự do và những nhân quyền cơ bản đã được quy định. Quyền xã hội tức là cần xem xét lại khoảng cách giàu nghèo được sinh ra từ cơ cấu của chủ nghĩa kinh tế tự do. Điều 25 hiến pháp quy định về quyền sinh tồn : Toàn bộ quốc dân có quyền tự quản lí đời sống văn hóa của mình tùy vào sức khỏe, Quốc gia cần tập trung vào việc nâng cao sức khỏe cộng đồng nhằm đạt đến phúc lợi xã hội và bảo hộ xã hội đối với tất cả giai đoạn của cuộc đời con người. Quyền sinh tồn được quy định để trở thành điều khoản cơ bản trong toàn thể quyền xã hội.
Hơn nữa, Hiến pháp nước Nhật Bản bảo vệ Quyền hưởng sự giáo dục (26) đối với toàn bộ quốc dân. Đi cùng với điều này, quốc dân có nghĩa vụ tham gia giáo dục phổ thông đối với cả nam và nữ, giáo dục bắt buộc là miễn phí cũng được quy định.
Thêm vào đó cũng tồn tại quyền lao động cơ bản (27/28) như quyền lợi về lao động ( quyền lao động) của quốc dân. Dưới chủ nghĩa kinh tế tự do, những người lao động có cuộc sống từ tiền công do lao động của mình mang lại chiếm phần lớn. Nhằm mục đích bảo vệ những cơ hội lao động cho những người lao động có lập trường về kinh tế còn yếu, cũng như bảo vệ sự tự do và bình đẳng về kinh tế sau khi hoàng thiện các điều luật về lao động, quyền lao động cơ bản đã được định ra.
Nhằm bảo vệ một cách thực chất nhân quyền cơ bản của con người, quyền than chính và quyền kiến nghị lên tòa án yêu cầu được giúp đỡ cũng được đặt ra. Quốc dân là những người có chủ quyền nên phải được đảm bảo quyền tham chính để tham gia vào chính trị. Và trong trường hợp nhân quyền bị xâm phạm một cách không hợp lí thì phương pháp được giúp đỡ ( quyền kiến nghị lên tòa án yêu cầu được giúp đỡ) là không thể thiếu.
Từ đó, Hiến pháp nước Nhật Bản bảo hộ rất nhiều quyền lợi. Mặc dù vậy những điều này cũng được cho là cần thiết tại thời điểm mà hiến pháp được định ra năm 1946. Sau đó trong sự thay đổi của xã hội Nhật Bản, những yêu cầu cho việc bảo đảm nhiều nhân quyền mới tăng cao. Vì vậy điều 13 trong Hiến pháp về Quyền mưu cầu hạnh phúc ( Nhân quyền toàn vẹn) cũng mang ý nghĩa to lớn. Nhân quyền mới bao gồm cả quyền nhân cách ( như quyền về sự riêng tư và danh dự), quyền môi trường, quyền được biết.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro