Hiến pháp nước Nhật Bản ( 1 )
Bài 3
Hiến pháp nước Nhật Bản ( 1 )
1. Chính trị dân chủ dưới Hiến pháp Minh Trị đã trải qua như thế nào ?
2. Hiến pháp nước Nhật Bản đã được định ra như thế nào ?
3. Những điểm khác biệt giữa Hiến pháp Minh Trị và Hiến pháp Nhật Bản là gì ?
4. Nguyên lí cơ bản của Hiến pháp nước Nhật Bản là gì ?
Văn bản
Nhờ Duy tân Minh Trị Nhật Bản đã bước vào thời kì cận đại. Để sánh ngang với các nước phương Tây và xây dựng một nước văn minh, sự chuẩn bị ngay chế định pháp luật cận đại là rất cần thiết. Ngay sau đó tiếng nói đòi thiết lập các chế định hiến pháp và nghị hội dân tuyển cũng lên cao trong đất nước Nhật Bản, và vào năm 1889 Đại Nhật Bản đế quốc hiến pháp ( Hiến pháp Minh Trị ) đã được công bố. Nhật Bản trở thành nước Đông Á đầu tiên chấp nhận Chủ nghĩa lập pháp. Hiến pháp Minh Trị đã thừa nhận sự thống trị của Thiên hoàng đối với đất nước ( Chủ quyền của Thiên hoàng ). Mặc dù vậy việc sử dụng những quyền thống trị khác của thiên hoàng cũng phải áp dụng chủ nghĩa lập pháp được định ra và chế độ mang chủ nghĩa dân chủ dựa theo Hiến pháp. Sau đó vào thời đại của Đại chính dân chủ, dường như ở Nhật Bản cũng thực thi chính trị dân chủ dựa trên chế định lập pháp, chế độ nghị viện nội các, chính trị chính đảng và chế độ bầu cử thông thường.
Mặc dù vậy vào năm 1931, sau sự biến Mãn Châu, chính trị của Nhật Bản bị phân cách theo hướng phản dân chủ. Trong Hiến pháp Minh Trị, quyền thống soái lục hải quân ( quân đội Nhật Bản ) ( quyền chỉ huy tối cao ) là đại quyền của Thiên hoàng. Đại quyền này là quyền chỉ huy của Thiên hoàng không cần sự thừa nhận của Đế quốc nghị hội, đặc biệt là quyền thống soái này không chỉ có nghị hội mà cả chính phủ cũng không được tham gia vào ( quyền thống soái độc lập ). Quân bộ đã sử dụng điều này để chi phối chính trị của Nhật Bản. Và Nhật Bản đã khai chiến với Liên hợp quốc mà trung tâm là Mỹ vào năm 1941 ( chiến tranh Thái Bình Dương).
Tháng 8 năm 1945 Nhật Bản chấp nhận hiệp ước Postdam, kết thúc chiến tranh Thái Bình Dương. Bộ tư lệnh tối cao quân đội chiếm đóng ( GHQ ) - cơ quan đã chiếm đóng Nhật Bản đã dựa trên hiệp ước Postdam lập kế hoạch cải cách Nhật Bản thời hậu chiến theo hướng dân chủ hóa. Vào tháng 10 năm đó, GHQ đã chỉ thị cho chính phủ Nhật Bản việc cải chính Đại Nhật Bản đế quốc hiến pháp như một phần của việc dân chủ hóa Nhật Bản.Chính phủ Nhật Bản đã đề xuất với GHQ Yếu cương cải chính Hiến pháp ( Dự thảo Matsumoto ) nhưng GHQ không đồng ý với dự thảo Matstumoto mà đã kế tục nguyên Hiến pháp Minh Trị. Tháng 3 năm 1946 Chính phủ Nhật Bản đã hoàn thành và công bố Dự thảo cải chính Hiến pháp dựa trên những điểm cơ bản của Dự thảo Mac Arthur của GHQ. Dự thảo này đã được nộp lên vào Đế quốc nghị hội lần thứ 90 sau cuộc bầu cử hạ nghị viện đại chúng dựa trên bầu cử phổ thông nam nữ đầu tiên, và sau một vài đính chính đã được phê chuẩn. Theo đó cái được thành lập chính là Hiến pháp nước Nhật Bản hiện tại, được công bố vào ngày 3 tháng 11 năm 1946 và được thực thi từ ngày 3 tháng 5 năm sau. Ba nguyên lí lớn cơ bản của Hiến pháp nước Nhật Bản là tôn trọng nhân quyền cơ bản của con người, chủ nghĩa dân chủ, chủ nghĩa hòa bình, với phương pháp là bảo đảm mục đích cuối cùng là sự tôn nghiêm của con người.
Hiến pháp Nhật Bản cho dù được định ra dưới hình thức là cải cách Hiến pháp Minh Trị nhưng có rất nhiều điểm lớn khác với Hiến pháp Minh Trị. Hãy cùng xem xét một vài điểm. Trước tiên, vị trí của Thiên hoàng trong Hiến pháp Minh Trị là người nắm quyền thống trị. Mặc dù vậy, trong Hiến pháp Nhật Bản, Thiên hoàng được quyết định là " biểu tượng" phân biệt với người đại biểu của quốc dân, không mang quyền năng liên quan đến chính trị quốc gia. Vì chủ quyên thuộc về công dân đã được tuyên ngôn rõ ràng. Thêm vào đó, Hiến pháp Minh Trị là bản hiến pháp hoàng đế mà trong đó Thiên hoàng là người mang chủ quyền trao cho thần dân, nhưng Hiến pháp Nhật Bản lại là Hiến pháp dân định mà được xây dựng dựa trên cách nghĩ của người dân là người có chủ quyền. Hình thức của Hiến pháp Minh Trị là theo chủ nghĩa lập pháp nhưng Thiên hoàng ở đỉnh cao còn quyền lợi của thần dân lại được Thiên hoàng trao cho. Đối lập với điều này Hiến pháp nước Nhật Bản tôn trọng con người và sự tôn trọng con người được lấy nền tảng từ sự tự do và bình đẳng.
Tới đây, chúng ta đã thấy ba nguyên lí cơ bản của Hiến pháp nước Nhật Bản. Điều đầu tiên trong nguyên lí cơ bản của Hiến pháp nước Nhật Bản là " Quốc dân chủ quyền". Quyền lực chính trị của Hiến pháp nước Nhật Bản bắt nguồn từ nhân dân, và dựa trên nguyên lí chủ quyền quốc dân, quốc dân có quyền lực chính trị quyết định nền tảng chính trị của đất nước. Hơn nữa, Quốc hội được khẳng định là cấu thành từ những nghị viên được cử ra do bầu cử trực tiếp là cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước, trở thành trung tâm của chính trị quốc gia. ( chủ nghĩa quốc hội trung tâm )
Nguyên lí thứ hai là " tôn trọng quyền cơ bản của con người". Hiến pháp nước Nhật Bản bảo đảm những nhân quyền cơ bản như là " quyền lợi vĩnh viễn không thể xâm hại" cả trong hiện tại và tương lai. Thêm vào đó là sự đòi hỏi mở rộng phạm vi bảo đảm quyền lợi cho con người như quyền xã hội, dựa trên những nỗ lực không ngừng nhằm bảo tồn quyền lợi đó cho quốc dân. Những quyền bảo đảm của Hiến pháp nước Nhật Bản được dựa trên những quyền tự nhiên có từ khi sinh ra của con người,
Nguyên lí thứ ba là " chủ nghĩa hòa bình". Hiến pháp Nhật Bản tuyên bố bãi bỏ chiến tranh, định ra việc không bảo hộ chiến lực và phủ nhận quyền tham chiến. Điều này được quyết định bởi chủ nghĩa hòa bình mà ...xem xét kĩ lại chiến tranh xâm lược mà gây ra bởi chủ nghĩa chiến quốc trước chiến tranh một cách triệt để.
Từ đây, Hiến pháp nước Nhật Bản đã định ra những nguyên lí của hiến pháp cận đại trong thế kỉ 19 là chủ quyền quốc dân, bảo đảm những nhân quyền cơ bản và chế độ phân chia quyền lực. Nhưng tới Hiến pháp của thế kỉ 20 ( Hiến pháp hiện đại ) thì những quyền tự do đã được thêm vào và quyền xã hội cũng được định ra. Thêm vào đó Hiến pháp nước Nhật Bản đã tuyên bố chủ nghĩa hòa bình triệt để.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro