17/2/21 - ngày này năm xưa Chiến tranh biên giới Việt-Trung
Ngày này 42 năm về trước, quân bành trướng Bắc Kinh bắt đầu mở cuộc tấn công trên toàn tuyến biên giới phía Bắc.
Giới cầm quyền Trung Quốc to mồm tuyên bố sẽ "dạy cho Việt Nam một bài học" với mưu đồ giải vây cho thằng em diệt chủng Khmer Đỏ. Huy động đến hơn 60.000 quân nhưng quân Trung Quốc đã thất bại hoàn toàn tất cả các mục tiêu đề ra sau một tháng đối đầu với lực lượng tại chỗ của Việt Nam.
Về chiến thuật, dù đông quân gấp 3-4 lần, Trung Quốc đã phải trả cái giá rất đắt để tiến vào Lạng Sơn. Về chiến lược, chúng không thể ép Việt Nam rút quân khỏi Campuchia.
Thay vì dạy cho Việt Nam một bài học, cuộc chiến lại dạy ngược lại cho Đặng Tiểu Bình một bài học về sự lỗi thời của quân đội Trung Quốc cả về kỹ thuật và chiến thuật. Điều này buộc Trung Quốc thay máu, hiện đại hóa quân đội và vẫn trong trạng thái xung đột với Việt Nam đến đầu thập niên 1990.
Về phía ta, cuộc chiến tranh đẫm máu đã gây ra nhiều thiệt hại cả về sinh mạng và tài sản. Xung đột biên giới kéo dài suốt nhiều năm sau đó cũng khiến Việt Nam phải gồng mình cho hai cuộc chiến tranh ở hai đầu đất nước, không thể phát triển kinh tế một cách toàn diện.
BÀI PHÁT BIỂU CỦA FIDEL CASTRO NGÀY TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC VIỆT NAM NĂM 1979
"Một trong những hành vi ghê tởm nhất, hèn hạ nhất, khốn nạn nhất mà chúng ta chưa từng chứng kiến - và nó sẽ khó lòng bị vượt qua bởi kẻ khác - là cuộc xâm lược của Trung Quốc chống Việt Nam. Nếu như tội ác hay những tội ác trước đây là nghiêm trọng thì đây là tội ác nghiêm trọng nhất.
Đây là sự phản bội kinh tởm nhất đối với phong trào cách mạng trong suốt lịch sử nhân loại. Tất nhiên, chúng ta sẽ không nói rằng nhân dân Trung Quốc đã gây ra sự phản bội này. Không phải nhân dân Trung Quốc, không thể là nhân dân Trung Quốc, mà là một lũ tội phạm, một lũ phát xít, những kẻ đã tiếm quyền lãnh đạo nhân dân Trung Quốc.
Nhân dân Trung Quốc đang bị lừa dối cay độc thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, phát thanh, truyền hình, báo chí trong tay của bè lũ phản động. Và vì vậy, tôi tự hỏi tại sao cho đến lúc này các nhà lãnh đạo Trung Quốc không nói với nhân dân về cuộc chiến tranh xâm lược, sự xâm lược trắng trợn họ đang tiến hành chống lại nhân dân Việt Nam?
Không thể tin nổi này, mặc dù rõ ràng, rõ ràng, kẻ đang cầm đầu bè lũ khốn kiếp đó, kẻ chủ mưu của tội ác này, có lẽ là tên trơ tráo là con rối, là kẻ không biết xấu hổ này là Đặng Tiểu Bình.
Những hành vi quấy rối của Trung Quốc đối với Việt Nam đã được thực hiện trong một thời gian dài.
Chúng ta hãy nhớ lại, khi chỉ còn chính phủ VNCH ở miền Nam Việt Nam, họ đã chiếm một số hòn đảo của Việt Nam như thế nào... Rồi sau đó, tập trung can thiệp vào Campuchia dưới chiêu bài ủng hộ cách mạng Camphuchia.
Họ thâm nhập vào Campuchia và kiểm soát được phong trào bằng các phần tử ủng hộ họ vô điều kiện, một số là gốc Hoa, một số có quan hệ với người Hoa, là họ hàng, kết hôn với người Hoa. Và như vậy, họ đã nắm quyền lãnh đạo phong trào cách mạng ở Camphuchia.
Vậy họ đã làm gì ở đó? Vâng, nhân danh cách mạng, nhân danh chủ nghĩa xã hội, họ đã dựng lên một trong những chế độ tàn ác nhất đã được biết đến trong thời gian gần đây: đuổi người dân ra khỏi các thành phố bằng mũi lưỡi lê.
Mọi người đều biết điều đó. Đó không phải là mới, đến mức mà người ta nói rằng 3 triệu người đã chết trong hai năm rưỡi hoặc ba năm. Đó là chủ nghĩa Mao trên thực tế, đó là chủ nghĩa Mao.
Đó là một cuộc diệt chủng thực sự. Không có chính phủ nào có thể tồn tại trên những nền tảng như vậy. Đó là điều hoàn toàn không thể. Đó là một chính sách một mặt là hủy diệt, một mặt là bao vây Việt Nam. Họ đã xúi giục những kẻ phát xít Campuchia tiến hành xâm lược chống lại Việt Nam.
Việc xâm lược đã bắt đầu ở phía Nam từ biên giới Campuchia. Có những phim tài liệu về các vụ thảm sát hàng chục ngàn người Việt Nam: đàn ông, phụ nữ, trẻ em. Đó là một trong những chế độ diệt chủng tàn bạo nhất từng được biết đến.
Vậy mà, ngay sau khi chế độ diệt chủng đó bị lật đổ, họ đã phát động một chiến dịch toàn cầu mạnh mẽ chống lại Việt Nam.
Và bây giờ, thật là trơ tráo, cách mà họ nói với thế giới, cách mà Trung Quốc đã diễn giải: họ đã bị Việt Nam xâm lược, và họ phải phản kích.
Nhưng này, họ chỉ là kẻ học việc tồi tệ của Hitler. Bởi vì, có thể nói, Đặng Tiểu Bình với những gì đã làm đã gần như, hầu như trở thành, không phải là một Hitler mà là một loại bản sao khôi hài của Hitler.
Thật là trơ tráo, thật là vô liêm sỉ! Sao mà lại giống, lại giống hệt đến mức khó tin những phương pháp của Hitler cả trong việc xâm lược ồ ạt và tàn bạo một nước nhỏ, cũng như trong cách trình bày vấn đề này với thế giới.
Cuộc phiêu lưu này, sự điên rồ này dứt khoát phải bị đập tan. Bởi vì, phải đánh bại nó, phải đánh bại nó!
Hãy ngăn chặn những tên tân phát xít mất trí này, bè lũ điên khùng này, đúng vậy, một bè lũ điên loạn, những kẻ tân phát xít hiện thời đang cầm quyền ở Trung Quốc thực hiện ý đồ của chúng, kéo thế giới vào một cuộc chiến tranh hạt nhân. Nhất thiết phải làm cho chúng thất bại và ngăn cản chúng thực hiện ý đồ.
Nhân dân Việt Nam nghìn lần anh hùng muôn năm!"
.
Ngay sau khi Trung Quốc đưa hơn 60 vạn quân đánh chiếm các tỉnh biên giới phía Bắc của Việt Nam ngày 17/2/1979, Chính phủ Liên Xô đã ra tuyên bố đầu tiên, in trên báo Sự thật (Pravda) hôm 19/2, trong đó có đoạn: "Sự xâm lược của quân đội Trung Quốc vào Việt Nam không thể không làm bất cứ một người nào trung thực trên thế giới, không một quốc gia có chủ quyền nào thờ ơ. Hành động xâm lược đó đi ngược lại các nguyên tắc của Liên Hợp Quốc, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, đã cho toàn thế giới thấy được bản chất thực sự của chính sách bá quyền của Bắc Kinh ở Đông Nam Á.
Nhân dân Việt Nam anh hùng, nạn nhân của cuộc xâm lược mới, sẽ đứng vững, và thêm nữa, bên họ luôn có những người bạn tin cậy. Liên Xô sẽ thực hiện nghĩa vụ của mình theo Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa Liên Xô và CHXHCN Việt Nam.
Những ai đang thực thi chính sách ở Bắc Kinh hãy dừng lại khi chưa muộn. Nhân dân Trung Quốc cũng như các dân tộc khác cần hòa bình, chứ không phải là chiến tranh. Lãnh đạo Trung Quốc phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc tiếp tục xâm lược nước CHXHCN Việt Nam.
Liên Xô kiên quyết yêu cầu chấm dứt ngay cuộc xâm lược và khẩn trương rút quân Trung Quốc ra khỏi lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam. Không được đụng đến nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa".
Cũng trong ngày 19/2, Liên Xô đã cử ngay Đại tướng Ghenady Obaturov cùng 20 sĩ quan cao cấp Liên Xô sang giúp Việt Nam. Một cầu hàng không cấp tập được thành lập. Cảng Hải Phòng tấp nập các chuyến tàu chở vũ khí từ Liên Xô cập cảng. Một cuộc tập trận áp sát biên giới Trung Quốc từ phía Mông Cổ quy mô lớn đã diễn ra. Đồng thời, các tàu mặt nước, tàu ngầm Liên Xô cũng được điều tới Biển Đông, sẵn sàng hành động.
Ngày 2/3/1979, Chính phủ Liên Xô ra tiếp tuyên bố thứ hai, như một tối hậu thư, trong đó có đoạn: "Sự xâm lược của Trung Quốc chống lại CHXHCN Việt Nam tiếp tục gia tăng... Liên Xô cho rằng cần phải tuyên bố một cách chắc chắn: Các hành động của Trung Quốc khiến cho những ai thực sự quan tâm đến việc đảm bảo an ninh của các dân tộc, trong việc giữ gìn hòa bình không thể thờ ơ. Quân đội Trung Quốc cần rút ngay lập tức khỏi lãnh thổ Việt Nam".
Trong ngày 2/3/1979, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Leonid Brezhnev tại cuộc tiếp xúc với cử tri khu vực bầu cử quận Bauman, thủ đô Matxcơva đã nói: "Với cuộc tấn công trơ trẽn chưa từng thấy của họ (Trung Quốc) vào một quốc gia láng giềng nhỏ bé - nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa - những người cầm quyền Bắc Kinh hiện nay cuối cùng thì cũng đã lộ cho cả thế giới thấy dã tâm và bản chất hung hăng của chính sách bá quyền của chúng.
Và hôm nay, trong giờ phút khó khăn này đối với người dân Việt Nam, chúng ta thể hiện tình đoàn kết trọn vẹn trước sau như một với họ. Và đây là điều không ai có thể nghi ngờ: Liên Xô sẽ trung thành với Hiệp ước hữu nghị và hợp tác ràng buộc giữa 2 nước chúng ta.
Nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa đang tiến hành một cuộc chiến tranh chính nghĩa. Đứng về phía họ là những người trung thực và yêu chuộng hòa bình của toàn thế giới. Vì vậy, cuộc đấu tranh của (nhân dân) Việt Nam là bất khả chiến bại, các âm mưu của quân xâm lược sẽ phải chịu thất bại".
Người dân Liên Xô trong những ngày Tháng 2/1979
Đó là những ngày mà cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc bắt đầu.
Ngày 17.02.1979, tại thành phố Tashkent thuộc Liên bang Xô viết, chúng tôi nhận được tin dữ từ Việt Nam: Quân xâm lược Trung Quốc tràn qua biên giới tấn công chúng ta. Trên trang nhất của tất cả các tờ báo lớn và trên các phương tiện thông tin đại chúng khác của Liên Xô lúc ấy đều đăng thông tin này. Một cuộc xuống đường rầm rộ của mọi tầng lớp nhân dân Liên Xô bày tỏ sự đoàn kết với Việt Nam. Từ cơ quan Nhà nước đến các tổ chức, từ nhà máy, xí nghiệp, nông trường đến các trường học, đâu đâu cũng thấy khẩu hiệu "Không được đụng đến Việt Nam"; "Nhân dân Việt Nam Anh hùng! chúng tôi đứng bên các bạn"....
Năm đó chúng tôi đang là SV năm thứ 4, khoa Luật, ĐH Tổng hợp Quốc gia Tashkent và chỉ còn một năm nữa là chúng tôi kết thúc khoá học. Lớp chúng tôi có 21 người toàn là những người đã tham gia trong cuộc chiến tranh chống Mỹ và tất cả chúng tôi đều là thương binh. Trong nước lúc đó đang thi hành lệnh tổng động viên nên trong mỗi chúng tôi ai cũng muốn góp sức mình cho cuộc chiến chống quân xâm lược. Tất cả chúng tôi đã ký vào "huyết tâm thư" sẵn sàng trở về quê hương để chiến đấu.
Những người bạn của chúng tôi từ rất nhiều nước trên thế giới đến Liên Xô để học tập, cũng đều bày tỏ tình đoàn kết với Việt Nam trong cuộc chiến này. Họ đã góp những phần học bổng ít ỏi của mình để ủng hộ Việt Nam. Mỗi người ủng hộ 5 đến 10 ruble tuỳ tâm, chuyển qua Đại sứ quán Việt Nam tại Liên Xô để ủng hộ nhân dân vùng biên giới Việt Trung.
Tại nhà máy cơ khí dệt thành phố Tashkent nơi tôi làm thêm ngoài giờ có một anh thợ tiện, anh ấy gặp tôi và nói: "Tôi là cựu phi công trong quân đội Xô Viết và tôi đã sẵn sàng rồi đây. Nếu hiệp ước về hoà bình, hợp tác, hữu nghị giữa Liên Xô và Việt Nam được vận hành tôi sẽ tham gia tấn công quân xâm lược cùng với các bạn". Những lời như vậy được khá nhiều các cựu binh Xô Viết nhắc đến.
Bốn mươi mốt năm đã trôi qua kể từ khi Trung Quốc phát động cuộc chiến tranh này nhưng những ký ức về cuộc chiến đó, về sự ủng hộ của bè bạn năm châu đối với chúng ta, chưa bao giờ phai nhạt.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Bài viết trên FB Nguyen Duc Thin, cựu sinh viên Việt Nam tại Liên Xô (cũ)
——————————————
[Bài viết trên không thuộc về mình, được trích từ nhiều nguồn khác nhau]
[Cảm ơn vì đã đọc, có gì sai sót xin hãy thông báo với mình qua phần cmt]
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro