🍊 Chương 8
Chương 8
Chiêm Ngọc chưa từng nghĩ rằng hôm qua mới thấy người trong TV, nay đã thấy người ngoài đời, đối phương còn chủ động hỏi han. Thế nên khi Thẩm Tùng An đứng trước mặt thì cậu hơi hoảng, trong lúc lơ đễnh chạm mắt Thẩm Tùng An.
Mắt một mí, khóe mắt hơi xếch, hình dáng đường cong tuyệt đẹp, đáy mắt như dải ngân hà.
Đôi mắt người trước mắt vừa hay khớp với người trong ấn tượng kia.
Trước cậu còn không chắc, còn giờ thì đã biết.
Hôm nay Thẩm Tùng An không đeo khẩu trang, lần trước che nửa mặt, lần này lại xuất hiện hết trước mắt Chiêm Ngọc, dưới đôi mắt xuất chúng, ngũ quan của anh cũng chẳng kém.
Cơ mà vẻ ngoài của anh không giống trên TV lắm, không lạnh nhạt, sắc bén như Cố Đình trong《 Phượng Minh Sơn 》, Thẩm Tùng An [1] ngoài đời cho người ta cảm giác lịch thiệp. Xương tay rõ ràng, ngón tay thon dài sạch sẽ, trong lúc cậu ngẩn ngơ vẫn duỗi ra phía trước.
[1] Gốc là "Chiêm Ngọc", có lẽ là bug.
Vì cái khăn ngày đó, dù mới gặp hai lần Chiêm Ngọc không thấy xa lạ với anh.
Phút ngơ ngẩn qua đi, cậu bắt tay đối phương, nở một nụ cười tươi làm đôi mắt cong lên, cậu nói,"Chào anh, tôi là Chiêm Ngọc. Là người sẽ dạy đàn violon cho mọi người."
Nụ cười như ánh mặt trời soi hết góc khuất, làm hoa nở, trong khoảnh khắc này được Thẩm Tùng An thu hết lại.
Khi Chiêm Ngọc cười, ánh mắt Thẩm Tùng An sâu thẳm, anh rũ mi, ngăn kích động nơi đáy mắt, muốn giấu nụ cười này, để nó chỉ thuộc về mình.
Hơi ấm từ tay làm Thẩm Tùng An nhận ra tay Chiêm Ngọc nhỏ hơn tay anh rất nhiều, nếu có thể, anh hoàn toàn có thể bao hết tay Chiêm Ngọc.
Nhưng anh không thể.
Không có thân phận, lại không ổn.
Thời gian tay hai người chạm rất ngắn, chưa tới 2 giây, lễ phép thả tay.
Nhưng Thẩm Tùng An thấy 2 giây rất dài, dài đến mức làm anh nhớ lại Chiêm Ngọc trên sân khấu mấy năm nay, cũng dài đến mức anh muốn đi hết đời với người này.
Sau khi hai người thả tay, Lâm Duệ Hàm ở một bên cũng lại chào hỏi, "Anh Thẩm chào anh, em là Lâm Duệ Hàm, lần đầu gặp, xin anh dạy bảo nhiều hơn!!"
Cậu ta rất kích động, Thẩm Tùng An là diễn viên cậu ta thích nhất, hôm qua ở chỗ Thi Minh biết Thẩm Tùng An cũng diễn 《Thanh Xuân khúc》, cậu ta không ngủ nổi.
Thử hỏi ai sắp được ở cùng thần tượng trong một đoàn phim mà lại không thấy hưng phấn?!
So với cậu ta, Thẩm Tùng An rất bình tĩnh, "Chào cậu."
"Anh Thẩm chờ lâu chưa? Xin lỗi, tụi em nên đến sớm hơn."
Qua cơn kích động, Lâm Duệ Hàm cũng bình tĩnh lại, nghĩ vừa rồi Thẩm Tùng An đến sớm hơn họ, không biết đã chờ bao lâu, vội xin lỗi, "Lúc đi là em "câu giờ", Tiểu Ngọc cũng phải đợi em, rất xin lỗi."
Thật ra, bây giờ cách lúc họ hẹn còn gần chục phút, nhưng Lâm Duệ Hàm là đàn em mà để đàn anh chờ thì không ổn.
Cậu ta ôm lỗi lên người, Thẩm Tùng An nhìn cậu ta thêm một cái.
Trước lúc tới anh nghe Thi Minh nói Lâm Duệ Hàm là em họ Chiêm Ngọc, hai người khá thân, hành động này của Lâm Duệ Hàm cũng chứng minh điểm này.
Chiêm Ngọc tuy không thể xem là người giới giải trí, nhưng cũng biết sự phân chia cấp bậc trong ngành. Nghe Lâm Duệ Hàm nói vậy, lo Thẩm Tùng An có ấn tượng không tốt về Lâm Duệ Hàm, làm Lâm Duệ Hàm trong lúc phát triển sự nghiệp có bấp bênh, nên cậu muốn giải thích.
Thẩm Tùng An lại nói trước, "Tôi cũng vừa đến, hai người không cần để ý."
Nghe anh nói vậy, Chiêm Ngọc cũng yên lòng, ba người cùng vào phòng đàn.
Phòng đàn là Đàm Dĩnh bố trí, vốn Thi Minh tính tự tìm, nhưng Đàm Dĩnh vì muốn giữ kín lịch trình của Thẩm Tùng An không để phóng viên với fan cuồng quấy rầy nên chủ động ôm việc.
Không gian phòng không chỉ lớn mà cơ sở vật chất cũng hoàn thiện, còn có một tấm gương lớn. Ngoài ra còn có cả bộ sopha, dụng cụ pha trà để họ nghỉ ngơi, thư giãn.
Trương Kỳ đến với Thẩm Tùng An, thay anh pha trà, làm chân chạy vặt.
Lúc ba người bước vào, Trương Kỳ đang nấu nước, cậu ta chào Thẩm Tùng An một tiếng anh Thẩm, thấy Chiêm Ngọc đi sau anh, động tác trên tay dừng lại, trợn to mắt nhìn.
Trương Kỳ làm trợ lý của Thẩm Tùng An gần 2 năm, ở trong giới gặp không ít minh tinh có khuôn mặt xuất chúng, nhưng khi thấy Chiêm Ngọc, ánh mắt vẫn không nén được kinh ngạc vì vẻ đẹp ấy, trong lòng hô to, "Người đẹp!!"
Mặt Chiêm Ngọc dù được di truyền từ Nhan Lạp nhưng không có vẻ nữ tính, so với mẹ thì trên người cậu có thêm một loại khí chất dịu dàng ngoan ngoãn.
Trương Kỳ cảm thấy danh hiệu "Chiêm thị minh ngọc" này, ngoài khen thành tựu và tài nghệ của Chiêm Ngọc, còn dùng để miêu tả khuôn mặt "người gặp người thương" của cậu.
Trong lúc cậu ta kinh ngạc vì khuôn mặt Chiêm Ngọc, Chiêm Ngọc đã đến chào hỏi.
Trương Kỳ vội đáp lại, "Chào hai người", sau đó mời họ uống trà. Cậu ta pha trà đại hồng bào [2] tốt nhất, nước trà hồng nhuận sáng trong, mùi thơm đậm, chỉ ngửi có chút đã say.
[2] Đại hồng bào: Là loại trà đứng đầu trong số các loại trà ở núi Vũ Di, cây sinh trưởng trong khe Cửu Long phía bắc núi Vũ Di. Nơi trà sinh trưởng cao cách mặt nước biển 600m, nước khe luôn tuôn chảy, sương mù vây quanh, thổ nhưỡng rất thích hợp với cây trà. Truyền thuyết cho rằng, giống trà do chim hạc tiên ngậm hạt từ đảo Bồng Lai bay qua làm rơi bên vách núi Vũ Di, hạt mọc lên thành cây trà.
Cành và lá của cây trà rậm dày, cành hơi hướng lên, phiến lá rộng, có hình bầu dục, đầu lá nhọn chúc xuống, hai mép lá xoăn vào, màu của lá xanh đậm và bóng. Nếu là chồi non mới nhú thì sẽ có sắc đỏ.
Vừa uống Chiêm Ngọc vừa dò hỏi Thẩm Tùng An có hiểu về đàn violon không, cậu cần nắm rõ về nền tảng kiến thức của "học sinh" mới có thể dạy tốt khoá này. Cậu không hỏi Lâm Duệ Hàm, vì hai người thân thuộc, biết Lâm Duệ Hàm dốt đặc cán mai khi nói về đàn violon.
Trùng hợp, lúc cậu hỏi thì Thẩm Tùng An cũng tỏ vẻ mình không hiểu nhiều, xem như lần đầu tiếp xúc với nhạc cụ này.
Hai người, một là diễn viên chuyên nghiệp, một là idol ra mắt với tư cách người mẫu, hai người chẳng có dính dáng gì tới đàn violon, nên khi Thẩm Tùng An nói vậy, Chiêm Ngọc không thấy gì.
Ba người dời bước đến bàn bên phòng đàn, Chiêm Ngọc giới thiệu đơn giản cho hai người về đàn violon.
Đàn violon là một nhạc cụ mà âm thanh được tạo ra từ cọ xát dây, cậu giảng giải linh kiện tạo thành đàn, liên tục nói các phần quan trọng.
Lúc cậu giải thích, Thẩm Tùng An lắng nghe rất nghiêm túc, thỉnh thoảng cũng đưa ra một hai vấn đề.
Giới thiệu đơn giản xong, Chiêm Ngọc bắt đầu dạy hai người cầm vĩ với giữ đàn, cậu lấy đàn violon trên mặt bàn, " Lúc nắm vĩ ngón tay dọc theo thân, như này......"
Cậu một bên nói, một bên làm mẫu, tay phải cầm vĩ, tay trái giữ đàn, đặt đàn trên bả vai mình, nghiêng đầu sát má. Một tư thế này vừa dứt thì không khí quanh cậu đều thay đổi.
Chiêm Ngọc từ 4 tuổi luyện đàn violon, đến nay đã 17 năm, chỉ cần đứng nơi đó cầm đàn, còn chưa kéo nó, cảnh tượng bốn phía như đã thay đổi, như thể cậu đang đứng trên sân khấu nhận những tràng pháo tay.
Thẩm Tùng An ở dưới sân khấu nghe cậu diễn tấu nhiều lần, nhưng lại lần đầu cách cậu gần vậy, gần đến mức giơ tay có thể với tới. Tình trong anh bắt đầu trào dâng, muốn hiến cho thiếu niên người ngọc ôm đàn trước mắt.
Đáng tiếc chúng đi loanh quanh một vòng lại chỉ có thể ở đáy lòng anh yên lặng như cũ.
Chiêm Ngọc nhận ra ánh mắt Thẩm Tùng An nhìn mình, ngẩng đầu nhìn, bất ngờ va chạm với tình cảm khó miêu tả trong mắt anh, cảm xúc mãnh liệt làm cậu ngẩn ra, nhưng lúc nhìn lại thì trong mắt anh vẫn là sự bình tĩnh ban đầu, cảm xúc vừa nãy như biến mất không giấu vết.
"Sao vậy?" Thẩm Tùng An hỏi, khó hiểu nhìn cậu.
"Không sao."
Chiêm Ngọc tưởng mình nhìn nhầm, cũng không để ý, định thần lại tiếp tục dạy hai người.
Cậu dạy hai người kéo đàn thế nào, kỹ càng tỉ mỉ làm mẫu, rồi bảo họ cũng thử chút.
Thẩm Tùng An Lâm Duệ Hàm cầm đàn, bắt chước động tác của Chiêm Ngọc.
Nay Thẩm Tùng An mặc áo sơ mi màu xanh xám, cổ áo mở một cúc, lộ xương quai xanh, tay áo là khuy măng sét màu xanh biển, dưới phối quần tây đen. Mặc thế, làm ưu thế dáng người cao ráo của anh lộ ra hết, cả người thẳng như tùng.
Anh đặt đàn violon ở hõm vai, ngón tay bấm bốn điểm hình thành một đường trên đàn, ngón cái cùng ngón giữa đối diện.
Mặc kệ tư thế hay là giữ đàn, anh đều làm tốt.
Anh ôm đàn, giữ động tác kéo đàn, liếc mắt nhìn Chiêm Ngọc một cái.
Chiêm Ngọc thấy thế bất ngờ.
Thật sự để mà nói thì tư thế của Thẩm Tùng An quá đẹp, bản thân anh có ưu thế thân hình, nay quần áo anh mặc như này, nhìn không giống một người mới học.
"Tôi làm vậy đúng chưa?" Thẩm Tùng An nhìn cậu hỏi, "Thầy Chiêm."
Chiêm Ngọc không phải lần đầu được người ta gọi là thầy Chiêm, nhưng được "Idol" của mẹ gọi là thầy thì là lần đầu, cứ thấy cấn cấn. Cậu vừa sửa đúng cho Thẩm Tùng An, lại bảo anh gọi Chiêm Ngọc là được, chẳng qua đối phương kiên trì gọi vậy.
"Đúng á, rất tiêu chuẩn." Chiêm Ngọc khen ngợi, nghiêng đầu giơ ngón tay cái với anh.
-- Thật đáng yêu.
Thẩm Tùng An nghĩ, một câu khen đơn giản làm lòng anh nhảy nhót không thôi, khóe môi nhếch nhẹ thành đường cong hoàn mỹ.
Chiêm Ngọc khen anh xong, lại đến chỗ Lâm Duệ Hàm.
Ngón tay Lâm Duệ Hàm không phối hợp cho lắm, tư thế bấm đàn có chút không đúng. Chiêm Ngọc dứt khoát duỗi tay nắm tay giúp cậu ta điều chỉnh, dẫn đường ấn ở vị trí chính xác.
Ánh mắt Thẩm Tùng An dừng trên tay hai người, tươi cười vốn nở trên môi phút chốc thu lại, tiếp tục giữ tư thế kéo đàn, phòng đàn vang lên tiếng chói tai.
Đoàn phim chuẩn bị đàn violon đều là đàn thủ công, âm sắc nghe mượt hơn âm đàn điện, lực kéo của anh không nhỏ, làm Chiêm Ngọc Lâm Duệ Hàm giật nảy mình.
"Xin lỗi." Thẩm Tùng An cầm vĩ, nhìn hai người, mặt không thẹn nói, "Tôi vẫn chưa biết dùng."
Chiêm Ngọc: "..."
Cũng chỉ có tư thế tiêu chuẩn này là có thể khen đi?
Một số thông tin về đàn violon:
<google.com>
Đàn violon hay còn gọi là vĩ cầm hoặc đàn Violin. Đây là một loại nhạc cụ thuộc bộ dây có kích thước khá nhỏ gọn với khả năng biểu diễn sắc thái, tình cảm cao và có âm khu cao nhất.
Cấu tạo của Violon:
Violon gồm có bốn dây và có ba loại khác là Viola, Cello và Contrabass. Hộp đàn Violon được làm bằng gỗ vân sam. Cổ, hộp chốt và cuộn xoắn ốc thường được tạc từ một mảnh gỗ nguyên. Chốt mắc dây (tailpiece) và chân đế được làm bằng gỗ mun hoặc các loại gỗ khác có màu tối. Ngựa đàn (bridge) và hai khe chữ S (F hole) là một mảnh gỗ hoặc nhựa nâng dây đàn lên khỏi mặt đàn và truyền dao động của dây đến cột trụ và thanh dọc bên trong. Dây đàn Violon có thể làm bằng ruột động vật, thép hoặc các vật liệu tổng hợp và được bọc ngoài bởi dây kim loại. Que chống và thanh dọc là hai bộ phận quan trọng bên trong đàn Violon.
Cách cầm đàn:
Đặt đàn lên vai trái, để cằm lên trên miếng đỡ cằm (chinrest). Tay trái cầm vào cần đàn, làm nhiệm vụ bấm nốt, còn tay phải cầm vĩ. Có hai cách chơi đàn là kéo (arco) và gẩy (pizzicato).
Vĩ cầm không có phím như dương cầm hay ghi-ta nên người chơi phải nhớ chính xác vị trí các nốt trên dây qua việc luyện tập và luyện nghe thường xuyên. Người mới bắt đầu có thể dùng băng dính dán lên các vị trí nốt nhạc hoặc chấm bút xóa trắng lên cần đàn.
Các ngón tay được đánh số từ 1 đến 4, trong đó ngón trỏ là số 1, ngón giữa là số 2, ngón áp út là số 3 và ngón út là số 4. Số 0 dùng để chỉ dây buông. Thường thì các bản nhạc được đánh số ngón tay chỉ dẫn để tạo thuận lợi cho người chơi.
Vị trí của các thế tay trên cần đàn được gọi là thế bấm. Người mới bắt đầu thường học thế bấm thứ nhất trước tiên vì đây là thế bấm thông dụng nhất trong các loại đàn dây (tuy nhiên một số phương pháp dạy thế bấm thứ ba trước). Nốt thấp nhất trong hệ âm chuẩn là dây buông sol, nốt cao nhất trong thế một là si, hoặc với tay lên nửa cung thành nốt đô. Di chuyển ngón cái dọc cần đàn, bấm ngón 1 vào nốt thứ hai của thế bấm thứ nhất tức là chuyển lên thế hai, bấm ngón 1 vào nốt thứ ba của thế bấm thế nhất tức là chuyển lên thế ba... Chuyển từ thế bấm này sang thế bấm khác được gọi là chuyển thế (shifting). Người ta thường gọi tên các thế tay thấp hơn thế 7, các thế cao hơn thường không gọi tên. Thế tay cao nhất thực ra là thứ 15.
Kéo hoặc gẩy vào các dây buông tạo ra âm thanh khác so với những nốt bấm cùng cao độ. Ngoại trừ dây buông thấp nhất là sol, các dây buông khác thường bị tránh trong một số lối chơi cổ điển vì có âm thanh sắc hơn và không thể rung được. Trong một vài trường hợp, các nhà sọan nhạc cố ý sử dụng dây buông để tạo ra âm thanh đặc biệt hoặc dùng để chơi trong những đoạn nhạc có tốc độ nhanh. Dây buông cũng được kéo đồng thời với nốt bấm cùng cao độ để tăng âm lượng, nhất là khi chơi trong dàn nhạc giao hưởng.
Hợp âm là hai hay nhiều nốt được chơi cùng một lúc. Trong khi tay trái chặn các phím, tay phải kéo trên hai dây hoặc lướt qua các dây.
Âm bồi (harmonic)
•Tự nhiên: Dùng ngón tay đặt hờ lên 1 vị trí nhất định của dây đàn, kéo vĩ ta có âm bồi. Ký hiệu số 0 trên nốt. Vĩ cầm chơi được nhiều nhất 4 âm bồi trên mỗi dây.
•Nhân tạo: Dùng 1 âm bấm chính và 1 âm bấm hờ, tạo ra âm thứ 3 là âm bồi.
•Khoảng cách giữa âm chính và âm hờ càng gần thì âm 3 càng cao.
•Khoảng cách giữa âm chính và âm hờ = một quãng 5 đúng thì âm bồi cách âm chính một quãng 8 đúng + một quãng 5 đúng.
•Khoảng cách giữa âm chính và âm hờ = một quãng 4 đúng thì âm bồi cách âm chính hai quãng 8 đúng.
•Khoảng cách giữa âm chính và âm hờ = một quãng 3 trưởng thì âm bồi cách âm chính hai quãng 8 đúng + một quãng 3 trưởng.
•Khoảng cách giữa âm chính và âm hờ = một quãng 3 thứ thì âm bồi cách âm chính hai quãng 8 đúng + một quãng 5 đúng.
Rung (vibrato) là một kĩ thuật của bàn tay và cánh tay trái. Ngón bấm phải di chuyển nhanh và nhẹ trên một quãng rất ngắn, làm cho các nốt ngân dài hay và truyền cảm hơn. Có hai cách rung là rung cổ tay và rung cánh tay. Thường thì các nghệ sĩ kết hợp giữa hai kiểu rung này để tạo ra sự đa dạng trong hiệu ứng âm thanh.
Ngoài ra, còn có các kĩ thuật kéo đàn khác như Legato, Collé, Ricochet, Sautillé, Martelé, Cog legno, Tremolo, Sordino (mute), Spiccato và Staccato...
•Legato: kéo liền tiếng đàn, ký hiệu vòng cung nối giữa các nốt
•Staccato: âm thanh sắc, gọn, ký hiệu dấu chấm trên nốt, khác với Staccato volante: có dấu legato dưới các nốt có chấm.
•Martele: nảy các nốt tốc độ không nhanh, cường độ mạnh vừa phải, ký hiệu dấu phẩy
•Sautile: nảy các nốt tốc độ nhanh, cường độ yếu, ký hiệu như Martele
•Santando: vung archet lên, cho nảy vài nốt trên dây đàn
•Portamento: nhấn từng nốt, cường độ đều nhau
•Trill: láy
•Tremollo: vê
•Con surdino: hãm, làm cho tiếng xa xăm, nhỏ yếu.
•Cog legno: dùng sống lưng cây vĩ hoặc cả sống lưng cùng dây vĩ đập vào dây đàn
•Marcato: sử dụng ở gốc archet
•Glissando: vuốt
Kĩ thuật gẩy trên dây đàn được gọi là pizzicato hoặc pizz.. Tay phải giữ chắc vĩ và gẩy bằng ngón giữa. Trong một vài trường hợp khi không thể gẩy bằng tay phải hoặc với mục đích trình diễn ấn tượng, các nghệ sĩ gẩy đàn bằng tay trái. Một ngón tay (thường là ngón giữa), bấm vào nốt cần chơi, còn ngón áp út hoặc ngón út làm nhiệm vụ gẩy. Ký hiệu gẩy bằng tay trái trong bản nhạc là một dấu cộng (+) ở phía trên hoặc ngay dưới nốt nhạc.
Ưu điểm của Violon:
Violon có một ưu điểm đó là nhỏ gọn và có thể mang đi bất kì đâu, tiện lợi này các bạn trẻ đặc biệt yêu thích.
Để Violon phát ra đúng nốt thì phải cầm và kéo đúng kĩ thuật. Do đó học Violon các giáo viên sẽ luyện cho người chơi từ cách cảm âm, chơi nhạc cho đến cả việc rèn tính kiên nhẫn và tập trung cao độ. Đây chính là lý do khiến các bậc phụ huynh thường cho các bé nhà mình theo học loại nhạc cụ này nhằm kích thích sự tập trung của các bé giúp bé thông minh hơn.
Với thiết kế cá tính và hiện đại Violon phát ra những âm thanh tuyệt với, rõ ràng, nhất là khi bạn chơi theo kiểu jock hoặc DJ. Sự sôi động của đàn Violon góp phần đa dạng hóa các thể loại nhạc trong những buổi hòa nhạc ngoài trời hoặc những nơi đông thính giả. Vì vậy Violon là nhạc cụ độc đáo có 1 không hay vì tiếng đàn réo rắt, véo von đưa hồn người vào nơi chốn an bình thiên thai tuyệt diệu ...
Một số lưu ý khi lựa chọn Violon:
Lựa chọn được một cây đàn Violon phù hợp sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc tập luyện và chơi đàn. Cụ thể, âm thanh của tiếng đàn Violon phụ thuộc rất nhiều vào chất liệu vỏ đàn và dây đàn. Vì người chơi đàn Violon không sử dụng tay để tạo nên âm thanh mà phải dùng một tay để kéo cây vĩ, tay còn lại vừa phải giữ đàn, vừa phải dùng ngón tay để bấm lên dây đàn.. Vì vậy âm thanh Violon phụ thuộc rất nhiều vào nhạc cụ.
Mỗi một độ tuổi khác nhau sẽ phù hợp với mỗi kích đàn Violon khác nhau. Đàn violon có 7 kích thước khác nhau theo chiều dài cánh tay của người chơi và ước chừng trong lứa tuổi cụ thể. Vì thế bạn nên lựa chọn đàn violon phù hợp với độ tuổi.
Khi lựa chọn Violon bạn cũng nên lựa chọn phù hợp với túi tiền. Cụ thể người mới chơi đàn Violon sẽ chọn loại có nguồn gốc từ Trung Quốc với giá rẻ vì những sản phẩm này có chất lượng âm thanh đủ tiêu chuẩn để học. còn những người biết chơi thường chọn những loại đàn Violon đến từ Nhật Bản với chất lượng cao, bền hơn và âm thanh hay hơn, những loại sản phẩm này giá tiền sẽ cao hơn.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro