Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

hệ csdl

I. Các khả năng của một hệ quản trị cơ sở dữ liệu

• Khả năng quản dữ liệu tồn tại lâu dài.

• Khả năng truy nhập các khối lượng dữ liệu lớn một cách hiệu quả.

• Cung cấp môi trường tạo lập CSDL.

Mỗi hệ QTCSDL cung cấp cho người dùng một ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu nhằm dễ dàng mô tả CSDL cần tạo lập.

• Cung cấp môi trường cập nhật và khai thác dữ liệu.

• Cung cấp công cụ kiểm soát, điều khiển truy cập vào CSDL.

a. Phát hiện và ngăn chặn sự truy cập không được phép.

b. Duy trì tính nhất quán của dữ liệu.

c. Tổ chức và điều khiển các truy cập đồng thời.

d. Khôi phục CSDL khi có sự cố ở phần cứng hay phần mềm.

e. Quản lý các mô tả dữ liệu.

Kiến trúc của hệ cơ sở dữ liệu

II. Các hệ cơ sở dữ liệu tập trung

Với một hệ cơ sở dữ liệu tập trung, tập tất cả các dữ liệu được định vị tại một trạm đơn lẻ. Những người sử dụng tại các trạm từ xa nói chung có thể truy nhập cơ sở dữ liệu thông qua các công cụ truyền thông dữ liệu.

a. Hệ cơ sở dữ liệu cá nhân

b. Hệ cơ sở dữ liệu sở dữ liệu trung tâm

c. Hệ cơ sở dữ liệu khách/chủ

III. Các hệ cơ sở dữ liệu phân tán

Ngày nay, nhiều tổ chức phân bố trên nhiều vị trí địa lý khác nhau như các thành phố khác nhau hay các quốc gia khác nhau. Trong những trường hợp như vậy, việc xây dựng các hệ cơ sở dữ liệu tập trung đối với các tổ chức này thường là không thực tế và không kinh tế.

Một cơ sở dữ liệu phân tán là một cơ sở dữ liệu logic đơn lẻ mà được trải ra về mặt vật lý trên nhiều máy tính ở nhiều vị trí địa lý khác nhau. Có hai kiểu chung nhất của các hệ cơ sở dữ liệu phân tán là:

a.Hệ cơ sở dữ liệu phân tán thuần nhất và

b.Hệ cơ sở dữ liệu phân tán không thuần nhất.

IV. Độc lập dữ liệu

Độc lập dữ liệu ở mức vật lý: là khả năng thay đổi sơ đồ vật lý mà không dẫn đến các chương trình ứng dụng phải viết lại. Các thay đổi ở mức vật lý đôi khi là cần thiết để tăng hiệu năng hệ thống.

Độc lập dữ liệu ở mức logic: là khả năng thay đổi sơ đồ logic mà không dẫn đến các chương trình ứng dụng phải viết lại. Các thay đổi tại mức logic là cần thiết bất kể khi nào cấu trúc logic của cơ sở dữ liệu bị sửa đổi. Chẳng hạn như khi các tài khoản được thêm vào hệ thống Ngân hàng.

V. Các mối quan hệ trong csdl:

a. Các tập thực thể

b. Các thuộc tính và khoá

c. Các liên kết

d. Các phân cấp "is-a"

Ví dụ 2.1. Một trường Đại học có tập thực thể Sinh viên với các thuộc tính như Mã sinh viên, Tên sinh viên, quê quán. Nếu chúng ta xét tập thực thể sinh viên Khoa CNT trong tập thực thể Sinh viên trên thì những sinh viên này có thêm các thuộc tính Khả năng lập trình, Thiết kế Web...... Như vậy ta nói Sinh viên CNTT "là-một" Sinh viên.

VI. Vai trò của người quản trị CSDL.:

Bảo trì hệ CSDL: Thực hiện các công việc bảo vệ và khôi phục CSDL.

Nâng cấp hệ CSDL: Bổ sung, sửa đổi để cải tiến chế độ khai thác, nâng cao hiệu quả sử dụng.

Tổ chức hệ thống: Phân quyền truy cập cho người dùng, đảm bảo an ninh cho hệ CSDL.

Quản lý các tài nguyên của CSDL.

VII. Phân biệt hệ quản trị cơ sở dữ liệu và ngôn ngữ lập trình:

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu: là một hệ thống phần mềm cho phép tạo lập cơ sở dữ liệu và điều khiển mọi truy nhập đối với cơ sở dữ liệu đó.

Ngôn ngữ lập trình: là một tập con của ngôn ngữ máy tính. Đây là một dạng ngôn ngữ được chuẩn hóa (đối lập với ngôn ngữ tự nhiên). Nó được dùng để miêu tả những quá trình, những ngữ cảnh một cách rất chi tiết.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: