he
ĐỀ CƯƠNG MÔN ĐÁNH GIÁ
1.Tại sao đánh giá là công cụ quan trọng của giáo viên và các nhà quản lí? Là giáo viên mầm non bạn sử dụng các công cụ đánh giá đó như thế nào? Cho ví dụ.
* Đánh giá là công cụ quan trọng của giáo viên:
- Giáo viên là đội ngũ trực tiếp tạo ra sản phẩm giáo dục. Muốn xác định sản phẩm của mình như thế nào thì người giáo viên phải tiến hành đánh giá.
- Kết quả đánh giá trẻ sẽ là nguồn thông tin vô cùng quan trọng để có những điều chỉnh kịp thời các nội dung giáo dục cần thiết.
- Giáo viên cần phải xác định mục đích đánh giá rõ ràng vì điều này ảnh hưởng đến chính các hoạt động đánh giá và giải thích bất cứ hoặc kết quả đánh giá nào.
- Giáo viên sử dụng kết quả đánh giá để đưa ra quyết định cụ thể bao gồm việc xác định điểm mạnh hay điểm yếu của trẻ, lập thành nhóm trẻ để dạy học, phân loại các mức độ việc làm của trẻ.
- Quá trình đánh giá cung cấp cho trẻ thông tin về các mức độ việc làm mà trẻ cần phải hoàn thành trong lớp học. và xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục trong tương lai.
- Giáo viên có thể sử dụng đánh giá cho việc quản lí lớp học
+ Để ĐG trở thành công cụ sư phạm, GV cần xác định mục đích rõ ràng.
+ GV sử dụng kết quả đánh giá để điều chỉnh hành vi của trẻ. GV sử dụng đánh giá để đưa ra quyết định cụ thể (xác định điểm mạnh, điểm yếu của trẻ, phân loại mức độ việc làm của trẻ).
* Đánh giá là công cụ quan trọng của các nhà quản lí:
* ĐG là công cụ của các nhà quản lí giáo dục
+ ĐG và sử dụng kết quả ĐG giúp nhà quản lý đưa ra kết quả cần thiết.
+ Mọi cải cách giáo dục đều phải dựa vào kết quả đánh giá làm cơ sở. Tuy nhiên đánh giá cũng cần phải cải cách cho phù hợp. Vậy Đánh giá vừa là cơ sở lại vừa là đối tượng của cải cách giáo dục, nó giúp cho giáo dục đi đúng quỹ đạo phát triển.
2. Trình bày mục đích ban hành Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non. (Theo Thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Là giáo viên mầm non bạn thực hiện mục đích đó như thế nào? Cho ví dụ.
- Làm căn cứ để GVMN tự ĐG phẩm chất, năng lực, xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện phẩm chất, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu đổi mới GD
- Làm căn cứ để cơ sở GDMN ĐG phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của GVMN, xây dựng và triển khai kế hoạch bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp của GV đáp ứng mục tiêu GD của CSGDMN, địa phương và của nhành GD
- Làm căn cứ để các cơ quan quản lí nhà nước nghiên cứu, xây dựng và thực hiện chế độ, chính sách phát triển đội nghĩ GVMN, lựa chọn và sử dụng đội ngũ GVMN cốt cán
- Làm căn cứ để các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng GV xây dựng, phát triển chương trình và tổ chức đào tạo, bồi dg phát triển phẩm chất, năng lực nghề nghiệp của GVMN
3 Phân tích các chức năng của đánh giá trong giáo dục mầm non. Liên hệ việc thực hiện các chức năng đánh giá của bản thân. Cho ví dụ.
(1) Chức năng định hướng
- Đánh giá trong giáo dục có nhiệm vụ chỉ ra được bức tranh thực trạng của giáo dục và sự phát triển của cá nhân trong nền giáo dục đẩy. Từ thực trạng, tính đến các bước đi tiếp theo.
- Đánh giá trong giáo dục có khả năng tác động và bảo đảm tính thông suốt cho quá trình thực hiện các mục tiêu, chính sách giáo dục.
- Đánh giá trong giáo dục có khả năng chỉ ra phương hướng về mục tiêu, tôn chỉ giúp các trường, các giáo viên lập kế hoạc dạy và học
- Đánh giá trong giáo dục chỉ ra cho môi cá nhân ở bất cứ cương vị nào phương hướng phấn đấu và phát triển.
(2) Chức năng kích thích, tạo động lực:
- Đánh giá sẽ mang lại sự thỏa mãn nhu cầu cho cá nhân, kích thích cá nhân tiếp tục tìm sự thỏa mãn trong đánh giá khi hoàn thành nhiệm vụ nào đó.
- Đánh giá trong giáo dục có thể kích thích tinh thần học hỏi và vươn lên không ngừng của những đối tượng được đánh giá, từ đó tạo ra một môi trường cạnh tranh chính thức hoặc phi chính thức.
- Đánh giá để tăng cường tinh thần cạnh tranh giữa các đổi tượng được đánh giá, từ đó có thể giúp cho những đối tượng này thực hiện được những mục tiêu đề ra trong tương lai.
(3) Chức năng sàng lọc, lựa chọn:
- Để thực hiện tốt vai trò cá biệt hóa trong giáo dục, cần có sự đánh giá để sàng loc và lựa chọn các cá nhân theo mục tiêu giáo dục phù hợp.
(4) Chức năng cải tiến, dự báo:
- Điều này xảy ra do nhiều nguyên nhân. Kết quả đánh giá trong giáo dục từ nhiều góc độ và trong nhiều giai đoạn khác nhau có thể cung cấp những dự báo về xu thế phát triển của giáo dục. Và cũng nhờ có đánh giá mới phát hiện được những vấn đề tồn tại trong giáo dục, từ đó lựa chọn và triển khai các biện pháp thích hợp để bù đắp những thiếu hụt hoặc loại bỏ những sai xót không đáng có.
4. Trình bày các nội dung thuộc Điều 4, Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất nhà giáo của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non. (Theo Thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Bạn sẽ làm gì để đạt được những tiêu chí trên? Cho ví dụ.
1.Tiêu hí 1. Đạo đức nhà giáo
a. Mức đạt: Thực hiện nghiêm túc các quy định về đạo đức nhà giáo
b, Mức khá: Có ý thức tự học, tự rèn luyện và phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo
c, Mức tốt: Là tấm gương mẫu mực về đạo đức nhà giáo, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức nhà giáo
2.Tiêu chí 2. Phong cách làm việc
A, Mức đạt: Có tác phong, pp làm việc phù hợp phù hợp vs công việc của GVMN
B, Mức khá: Có ý thức tự rèn luyện, tạo dựng phong cách làm vc khoa học, tôn trọng, gần gũi trẻ e và cha mẹ trẻ em
c, Mức tốt: Là tấm gương mẫu mực về phong cách làm việc KH, tôn trọng, gần gũi trẻ em và cha mẹ trẻ. Có ảnh phương tốt và hỗ trợ đồng nghiệp hình thành phong cách nhà giáo.
5. Đánh giá trong giáo dục cần phải đảm bảo những yêu cầu nào? Tại sao? Lấy ví dụ về việc thực hiện các yêu cầu đó.
- Đánh giá trong giao dục cần đảm bảo 3 yêu cầu:
Tính quy chuẩn
Tính khách quan
Tính xác nhận và phát triển
- + Tính quy chuẩn: mục tiêu lớn nhất của đánh giá trong giáo dục là tạo động lực cho sự phát triển toàn diện nhân cách của người học . vì vậy đánh giá cần phải đảm bảo lợi ích của người cần đc đánh giá , muốn vậy đánh giá phải dựa vào những chuẩn nhất định. Cần phải chuẩn được công khai và cung cấp cho người được đánh giá hoặc người bảo hộ.
Chuẩn đánh giá có thể XD ở mức độ khác nhau dựa vào mục tieu khác nhau
+ Tính khách quan: đánh giá khách quan mới có thể kích thích tạo động lực cho người đc đánh giá và có những kết quả đáng tin cậy làm cơ sở tốt cho các quyết định quản lí khác. Nếu đánh giá thiếu khách quan có thể làm cho giáo dục đi chệch hướng , nó triệt tiêu động lực phát triển.
+ Tính xác nhận và phát triển: đánh giá là phải chỉ ra cho người đc đánh giá hiện trạng mà mình đạt đc so với quy chuẩn, như vậy ng đc đánh giá mới tìm được nguyên nhân sai lệch và có biện pháp khắc phục (hình thành con đường phát triển) để đạt được kết quả cao hơn.
6 Trình bày các nội dung trong Tiêu chí 4 và 5 thuộc Điều 5, Tiêu chuẩn 2: Phát triển chuyên môn nghiệp vụ theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non. (Theo Thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Bạn sẽ làm gì để đạt được những tiêu chí trên? Cho ví dụ.
- Tiêu chí 4: Xây dựng kế hoạch nuôi dg, CS, GD thẹo hướng pt toàn diện trẻ e
a,Mức đạt: Xd đc kế hoạch CS, GD trẻ e theo CTGDMN phù hợp vs nhu cầu pt trẻ e trong nhóm, lớp
b,Mức khá: Chủ động, linh hoạt điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, GD hướng tới sự pt toàn diện của trẻ e, phù hợp với điều kiện thực tiễn của trường, lớp và văn hóa địa phương
c,Mức tốt: Tham gia pt chương trình GD nhà trường hỗ trợ đồng nghiệp trong xây dựng kế hoạch chăm sóc GD hướng tới sự phát triển toàn diện của trẻ em phù hợp với điều kiện thực tiễn của trường, lớp và văn hóa địa phương
- Tiêu chí 5: Nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ e
A, Mức đạt: Thực hiện đc kế hoạch nuôi dg và chăm sóc sức khỏe cho trẻ em trong nhóm lớp, đảm bảo chế độ sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng, VS, an toàn và phòng bệnh cho trẻ em theo chương trình GDMN
B, Mức khá: Chủ động, linh hoạt thực hiện đổi mới các hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe , đáp ứng các nhu cầu pt khác nhau của trẻ em và điều kiện thực hiện của trường, lớp
C, Mức tốt: Chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp và chăm sóc nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe thể chất và tinh thần trẻ em.
7. Thế nào là chất lượng giáo dục? Chất lượng giáo dục được đánh giá qua những thành tố tiêu chí nào? Là giáo viên mầm non bạn sử dụng những tiêu chí đó như thế nào trong đánh giá chất lượng giáo dục mầm non? Cho ví dụ.
-Chất lượng GD: Là sự phù hợp vs mục tiêu GD
-Chất lượng GD đc đánh giá qua những thành tố tiêu chí:
a) Ngữ cảnh : đánh giá xem giáo dục đặt trong bối cảnh như thế nào về dân cư, về trình độ nhận thức và thái độ của cộng đồng đối với bậc giáo dục và mức độ phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hay của địa phương đó.
b) Đầu vào : bao gồm những yếu tố tạo nên kết quả giáo dục, đó là bản thân người học (trẻ), người dạy, chương trình giáo dục và những đầu tư cho giáo dục.
c) Quản lí hệ thống : đánh giá quản lí hệ thống về nhân lực và quản lí nhân lực, về chính sách cho giáo dục và vận hành bộ máy cũng như các hoạt động giáo dục.
d) Đầu ra : kết quả cuối cùng của quá trình tương tác trong giáo dục là sự phát triển mạng lưới trường học, sự phát triển của trẻ, sự trưởng thành hơn trong nghề nghiệp của giáo viên và mang lại những lợi ích kinh tế cho xã hội.
-
8. Trình bày nội dung trong Tiêu chí 13 và 14 thuộc Điều 8. Tiêu chuẩn 5: Sử dụng ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc), ứng dụng công nghệ thông tin, thể hiện khả năng nghệ thuật trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non. (Theo Thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Bạn sẽ làm gì để đạt được những tiêu chí trên? Cho ví dụ.-
Tiêu chí 13: Sử dụng ngoại ngữ (ưu tiên tiếng anh hc tiếng dân tộc của trẻ em
A,Mức đạt: Sử dụng được các từ ngữ, câu đơn giản trong giao tiếp bằng 1 ngoại ngữ ( ưu tiên tiếng anh) , hc giao tiếp thông thường bằng tiếng dân tộc đối vs vùng dân tộc thiểu số
B, Mức khá: Trao đổi thông tin đơn giản bằng 1 ngoại ngữ (ưu tiên tiếng anh) vs nội dung liên quan đến hoạt động nuôi dưỡng CS, GD trẻ e, hc giao tiếp thành thạo bằng tiếng dân tộc đới vs vùng dân tộc thiểu số
C,Mức tốt: Vớt và trình bày đoạn văn đơn giản về các chủ đề quen thuộc bằng 1 ngoại ngữ( ưu tiên tiếng anh) trong hoạt động chuyên môn về nuôi dưỡng, CS, GD trẻ, hc sd thành thạo tiếng dân tộc đối vs vùng dân tộc thiểu số
- Tiêu chí 14: Ứng dụng CNTT
A,Mức đạt: sd đc các phần mềm ứng dụng cơ bản trong CS,GD trẻ và quản lý nhóm, lớp
B, Mức khá: Xây Dựng đc 1 số bài giảng điện tử sử dụng đc các thiết bị công nghệ đơn giản phục vụ hoạt động chăm sóc GD trẻ
C,Mức tốt: Chia sẻ, hỗ trợ đồng nghiệp nâng cao năng lực ứng dụng CNTT trong hoạt động CS,GD trẻ và quản lý nhóm, lớp
9. Phân tích pp đánh giá qua tiểu sử cá nhân và ĐG qua đàm thoại phỏng vấn. Vs tư cách là GVMN bạn sd pp ĐG qua đàm thoại phỏng vấn ntn trong công tác CS GD trẻ?VD
- Phương pháp đánh giá qua tiểu sử cá nhân
+Người ta có thể sử dụng "tiểu sử cá nhân" để đánh giá hiện trạng của một đứa trẻ. Phương pháp đánh giá qua tiểu sử cá nhân thực chất là phân tích tiến trình sinh trưởng và phát triển của trẻ em để đưa ra nhận định nào đó về hiện trạng của trẻ.
+Phương pháp này cung cấp cho người đánh giá những yếu tố khách quan (môi trường xã hội, văn hoá gia đình,...) và chủ quan (sức khoẻ, thói quen,...) ảnh hưởng đến tiến trình sinh trưởng và phát triển của trẻ, để từ đó người đánh giá xác định được nguyên nhân của trình độ hiện tại mà trẻ đạt được, và dự đoán xu hướng phát triển tiếp theo.
- Phương pháp đánh giá qua đàm thoại, phỏng vấn
+Đàm thoại được áp dụng trong những trường hợp cần tìm hiểu về tri thức và biểu tượng của trẻ, về ý kiến của người được đánh giá về vấn đề nào đó.
+ Câu hỏi cũng cần phải được lựa chọn kĩ càng. Câu trả lời của trẻ không chỉ phụ thuộc vào nội dung câu hỏi mà còn phụ thuộc vào thái độ của người đánh giá. Câu trả lời cần phải ghi đúng nguyên văn.
+Phỏng vấn sử dụng trong đánh giá giáo viên hoặc cán bộ quản lí để tìm hiểu thêm các thông tin khác nhau về chính các cá nhân đó hoặc các hoạt động liên quan.
1.
10 Trình bày các nội dung thuộc Điều 7, Tiêu chuẩn 4: Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng trong Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non. (Theo Thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Bạn sẽ làm gì để đạt được những tiêu chí trên? Cho ví dụ.
Tiêu chí 11. Phối hợp với cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em và cộng đồng để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em
a) Mức đạt: Xây dựng mối quan hệ gần gũi, tôn trọng, hợp tác với cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em và cộng đồng trong nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em;
b) Mức khá: Phối hợp kịp thời với cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em và cộng đồng để nâng cao chất lượng các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe, giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ em; c) Mức tốt: Chia sẻ, hỗ trợ kiến thức, kỹ năng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em cho cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em và cộng đồng. Đề xuất các giải pháp tăng cường phối hợp giữa nhà trường với gia đình và cộng đồng.
2. Tiêu chí 12. Phối hợp với cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em và cộng đồng để bảo vệ quyền trẻ em
a) Mức đạt: Xây dựng mối quan hệ gần gũi, tôn trọng, hợp tác với cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em và cộng đồng trong thực hiện các quy định về quyền trẻ em;
b) Mức khá: Chủ động phối hợp với cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em và cộng đồng để bảo vệ quyền trẻ em;
c) Mức tốt: Chia sẻ, hỗ trợ kiến thức, kỹ năng thực hiện các quy định về quyền trẻ em cho cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em và cộng đồng. Đề xuất các giải pháp tăng cường phối hợp với cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em và cộng đồng để bảo vệ quyền trẻ em; giải quyết kịp thời các thông tin từ cha mẹ hoặc người giám hộ trẻ em liên quan đến quyền trẻ em.
11_ Trình bày các nội dung đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục mầm non. Với tư cách là giáo viên mầm non bạn thực hiện nội dung đánh giá sự phát triển của trẻ như thế nào? Cho ví dụ.
*Đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục mầm non
- Chất lượng giáo dục mầm non tại các cơ sở được quy định bởi chất lượng của các thành phần sau:
+ Tầm nhìn và sứ mạng của nhà trường
+ Công tác tổ chức quản lí hoạt động của cơ sở giáo dục mầm non
+ Điều kiện cơ sở vật chất, tài chính
+ Đội ngũ giáo viên
+ Sự phát triển của trẻ
*Đánh giá tầm nhìn và sử mạng của nhà trường
- Tầm nhìn và sứ mạng chính là cái đích mà nhà trường muốn đạt tới và sự cam kết của nhà trường với xã hội về chất lượng GD.
- Đánh giá tầm nhìn là xem xét tính khả thi của mục đích và sản phẩm (trẻ) có đáp ứng nhu cầu XH hay ko.
Mỗi cơ sở mầm non cần xây dựng tầm nhìn và sứ mạng cho tổ chức của mình ->chính vì vậy sứ mạng và tầm nhìn rất quan trọng trong hướng đạo của mọi tổ chức
*Đánh giá công tác tổ chức, quản lí hoạt động của cơ sở giáo dục mầm non
Đánh giá hoạt động này bao gồm những nội dung cụ thể sau:
- Lập kế hoạch, phân bổ các nguồn lực
- Tổ chức các phòng ban chuyên môn - Quản lí vĩ mộ về trẻ
- Tổ chức các hoạt động khảo sát, đánh giá thường kì và thường liên: Đánh giá giáo viên, đáng giá sự phát triển của trẻ, khảo sát ý kiến của phụ huynh
- Quản lí tài chính
*Cơ sở vật chất
- Cơ sở vật chất toàn trường: Số phòng học, sân chơi, Khu vệ sinh, nhà bếp cơ sở vật chất lớp học, các góc chơi, trang thiết bị, giá để giầy dép..
- Đồ chơi, đồ dùng dạy học
*Đội ngũ Giáo viên
- Ti lệ giáo viên theo từng trình độ đào tạo
- Ti lệ trẻ/giáo viên
- Ti lệ giáo viên/tổng số các bộ
- Thái độ với việc nuôi dạy trẻ
- Thái độ với đồng nghiệp
- Phướng pháp nuôi dạy trẻ
- Kĩ năng sư phạm
- Sự sáng tạo
- Phẩm chất nhân cách của người giáo viên
- Bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng của giáo viên
*Sự phát triển của trẻ Sự phát triển thể chất
- Sự phát triển các giác quan và nhận thức
- Sự phát triển tình cảm-xã hội
- Sự phát triển ngôn ngữ
- Sự phát triển tình cảm thẩm mĩ
- Đánh giá sự sẵn sàng vào lớp 1 của trẻ.
12. Trình bày các nội dung trong tiêu chí 6 và 7 thuộc Tiêu chuẩn 2 của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non. (Theo Thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Bạn sẽ làm gì để đạt được những tiêu chí trên? Cho ví dụ.
- Tiêu chí 6. Giáo dục phát triển toàn diện trẻ em
a) Mức đạt: Thực hiện được kế hoạch giáo dục trong nhóm, lớp, đảm bảo hỗ trợ trẻ em phát triển toàn diện theo Chương trình giáo dục mầm non;
b) Mức khá: Chủ động đổi mới phương pháp giáo dục trẻ em, linh hoạt thực hiện các hoạt động giáo dục và điều chỉnh phù hợp, đáp ứng được các nhu cầu, khả năng khác nhau của trẻ em và điều kiện
thực tiễn của trường, lớp;
c) Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp thực hiện và điều chỉnh, đổi mới các hoạt động giáo dục nhằm nâng cao chất lượng phát triển toàn diện trẻ em.
-Tiêu chí 7. Quan sát và đánh giá sự phát triển của trẻ em
a) Mức đạt: Sử dụng được phương pháp quan sát và đánh giá trẻ em để kịp thời điều chỉnh các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em;
b) Mức khá: Chủ động, vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức, công cụ đánh giá nhằm đánh giá khách quan sự phát triển của trẻ em, từ đó điều chỉnh phù hợp kế hoạch chăm sóc, giáo dục;
c) Mức tốt: Chia sẻ và hỗ trợ đồng nghiệp về kinh nghiệm vận dụng các phương pháp quan sát, đánh giá sự phát triển của trẻ em. Tham gia hoạt động đánh giá ngoài tại các cơ sở giáo dục mầm non.
13. Trình bày cấu trúc Bộ tiêu chuẩn đánh giá trường mầm non (bao gồm Mức, tiêu chuẩn, tiêu chí) (Theo Theo Thông tư số: 19/2018/TT-BGDĐT Ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Đánh giá việc thực hiện những Tiêu chí đó đối với giáo viên của cơ sở giáo dục mầm non nơi bạn thực hành. Cho ví dụ
- Tiêu chuẩn đánh giá trường mn.
Bao gồm 4 mức, 14 tiêu chuẩn, 73 tiêu chí.
TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG MẦM NON MỨC 1
Điều 7. Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường
Điều 8. Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
Điều 9. Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học
Điều 10. Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
Điều 11. Tiêu chuẩn 5: Hoạt động và kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ
TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG MẦM NON MỨC 2
Điều 12. Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường
Điều 13. Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
Điều 15. Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
Điều 16. Tiêu chuẩn 5: Hoạt động và kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ
TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG MẦM NON MỨC 3
Điều 17. Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường
Điều 18. Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
Điều 19. Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học
Điều 20. Tiêu chuẩn 4. Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
Điều 21. Tiêu chuẩn 5: Hoạt động và kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục tr
TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG MẦM NON MỨC 4
Điều 22. Tiêu chuẩn đánh giá đối với trương mầm non đạt Mức 4
).
14 Trình bày các Chuẩn thuộc lĩnh vực phát triển tình cảm và quan hệ xã hội và các chỉ số thuộc Chuẩn 7 và Chuẩn 10 (Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi). Với tư cách là giáo viên mầm non bạn sẽ làm gì để thực hiện các chuẩn trên, cho ví dụ.
*Các chuẩn
Chuẩn 7. Trẻ thể hiện sự nhận thức về bản thân
Chuẩn 8. Trẻ tin tưởng vào khả năng của bản thân
Chuẩn 9. Trẻ biết cảm nhận và thể hiện cảm xúc
Chuẩn 10. Trẻ có mối quan hệ tích cực với bạn bè và người lớn
Chuẩn 11. Trẻ thể hiện sự hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh
Chuẩn 12. Trẻ có các hành vi thích hợp trong ứng xử xã hội
Chuẩn 13. Trẻ thể hiện sự tôn trọng người khác
*Các chỉ số
Chuẩn 7. Trẻ thể hiện sự nhận thức về bản thân
Chỉ số 27. Nói được một số thông tin quan trọng về bản thân và gia đình;
Chỉ số 28. Ứng xử phù hợp với giới tính của bản thân;
Chỉ số 29. Nói được khả năng và sở thích riêng của bản thân;
Chỉ số 30. Đề xuất trò chơi và hoạt động thể hiện sở thích của bản thân.
Chuẩn 10. Trẻ có mối quan hệ tích cực với bạn bè và người lớn
Chỉ số 42. Dễ hoà đồng với bạn bè trong nhóm chơi;
Chỉ số 43. Chủ động giao tiếp với bạn và người lớn gần gũi;
Chỉ số 44. Thích chia sẻ cảm xúc, kinh nghiệm, đồ dùng, đồ chơi với những người gần gũi;
Chỉ số 45. Sẵn sàng giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn;
Chỉ số 46. Có nhóm bạn chơi thường xuyên;
Chỉ số 47. Biết chờ đến lượt khi tham gia vào các hoạt động.
15 Trình bày khái niệm Tự đánh giá và Đánh giá ngoài? Kể tên quy trình tự đánh giá thuộc Chương 3, Điều 23: Quy trình tự đánh giá trường mầm non (Theo Thông tư số: 19/2018/TT-BGDĐT Ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Liên hệ với việc đánh giá chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong thời gian thực hành sư phạm. Cho ví dụ.
- Khái niệm
- Tự đánh giá là quá trình trường mầm non dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, tự xem xét, đánh giá thực trạng chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ; cơ sở vật chất, các vấn đề liên quan khác của nhà trường để điều chỉnh các nguồn lực và quá trình thực hiện nhằm đạt tiêu chuẩn đánh giá trường mầm non.
- Đánh giá ngoài là quá trình khảo sát, đánh giá của cơ quan quản lý nhà nước đối với trường mầm non để xác định mức đạt được tiêu chuẩn đánh giá theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
-Nội dung các bước đánh giá thuộc Chương 3, Điều 23: Quy trình tự đánh giá trường mầm non
1. Thành lập hội đòng tự đánh giá
2. Lập kế hoạch tự đánh giá
3. Thu thập, xử lý và phân tích các minh chứng
4. Đánh giá các mức độ đạt được theo từng tiêu chí
5. Viết báo cáo tự đánh giá
6. Công bố báo cáo tự đánh giá
7. Triển khai các hoạt động sau khi hoàn thành báo cáo tự đánh giá
16. . Trình bày nội dung Tiêu chí 3 và 8 thuộc Điều 5, Tiêu chuẩn 2: Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non. (Theo Thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Bạn sẽ làm gì để đạt được những tiêu chí trên? Cho ví dụ.
1. Tiêu chí 3. Phát triển chuyên môn bản thân
A,Mức đạt: Đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định. Tham gia và hoàn thành đầy đủ các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn theo quy định;
B,Mức khá: Thực hiện kế hoạch học tập, bồi dưỡng phù hợp với điều kiện bản thân; cập
nhật kiến thức chuyên môn, yêu cầu đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức chăm sóc, giáo dục trẻ em nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ em;
c) Mức tốt: Chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp về phát triển chuyên môn bản thân.
6. Tiêu chỉ 8. Quản lý nhóm, lớp
A,Mức đạt: Thực hiện đúng các yêu cầu về quản lý trẻ em, quản lý cơ sở vật chất và quản lý hồ sơ sổ sách của nhóm, lớp theo quy định;
B,Mức khá. Có sáng kiến trong các hoạt động quản lý nhóm, lớp phù hợp với điều của trường, lớp;
C,Mức tốt: Chia sẻ kinh nghiệm hay, hỗ trợ đồng nghiệp trong quản lý nhóm, lớp theo đúng quy định và phù hợp với điều kiện thực tiễn.
17 Trình bày các dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan sử dụng trong đánh giá trẻ mầm non. Hãy xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan theo một trong những chủ đề trong chương trình Giáo dục Mầm non.
- Trắc nghiêm khách quan phi chuẩn hóa (Trác nghiệm do Gv tự biên soạn dành cho lớp học)
VD: Sau khi trẻ học xong chủ đề TGĐV tìm hiểu 1 số ĐV nuôi trong gđ thì GV sẽ thiết kế cho trẻ 1 số câu hỏi trắc nghiệm như "Gà và gia cầm đúng hay sai?" A. Đúng B.Sai
- Trắc nghiệm khách quan chuẩn hóa (Do các chuyên gia trắc nghiệm soạn thảo, thử nghiệm, tu chỉnh)
VD Trắc nghiệm của Venger L.A
Trắc nghiệm của Venger kiểm tra khả năng dùng sơ đồ định hướng không gian của trẻ. Đây là chỉ số quan trọng của sự phát triển tư duy trực quan sơ đồ, một loại đặc biệt của tư duy hình tượng và là bước chuyển tiếp sang tư duy trừu tượng.
Nội dung trắc nghiệm: Trên mỗi tấm bìa cứng, người ta vẽ một con đường, ở cuối con đường là nhà của Sóc. Trên con đường đó còn có các ngôi nhà khác của những loài thú dữ và một số đặc điểm khác như cây thông, cây hoa, chiếc ghế, cây nấm. Sóc mời Thỏ đến nhà chơi và có đưa cho Thỏ một chiếc thẻ vẽ sơ đồ đến nhà mình. Thỏ cầm chiếc thẻ này và phải tìm được đường đến nhà Sóc
- Các dạng Iteams trong trắc nghiệm KQ
a, Ghép đôi (VD Hãy tìm bóng của các con vật- Trẻ phải tìm bóng mỗi hình rồi ghép sao cho đúng)
b, Điền khuyết (VD Hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống "Trời nắng trời nắng, Thỏ đi....")
c.Câu trả lời ngắn (VD Hoa đào nở vào mùa?)
d, Câu hỏi Đ/S (VD Gấu là loài động vật nuôi trong gia đình Đ hay S A.Đ b. S)
e,Câu hỏi nhiều lựa chọn ( Phần dẫn là một câu hỏi hay một câu chưa hoàn chỉnh. Phần lựa chọn gồm nhiều phương sán trả lời (4-5 phương án). Người được đánh giá sẽ chọn một phương án trả lời đúng nhất hoặc tốt nhất: Ví dụ Hãy ghép con vật với đúng hình bóng của nó
18 . Trình bày các Chuẩn thuộc lĩnh vực phát triển nhận thức và các chỉ số thuộc Chuẩn 20 (Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi). Với tư cách là giáo viên mầm non bạn sẽ làm gì để thực hiện các Chuẩn trên, cho ví dụ.
- Các chuẩn thuộc lĩnh vực nhận thức:
Chuẩn 20. Trẻ thể hiện một số hiểu biết về môi trường tự nhiên
Chuẩn 21. Trẻ thể hiện một số hiểu biết về môi trường xã hội
Chuẩn 22. Trẻ thể hiện một số hiểu biết về âm nhạc và tạo hình
Chuẩn 23. Trẻ có một số hiểu biết về số, số đếm và đo
Chuẩn 24. Trẻ nhận biết về một số hình hình học và định hướng trong không gian
Chuẩn 25. Trẻ có một số nhận biết ban đầu về thời gian
Chuẩn 26. Trẻ tò mò và ham hiểu biết
Chuẩn 27. Trẻ thể hiện khả năng suy luận
Chuẩn 28. Trẻ thể hiện khả năng sáng tạo;
- Các chỉ số thuộc Chuẩn 20: Trẻ thể hiện một số hiểu biết về môi trường tự nhiên
a) Chỉ số 92. Gọi tên nhóm cây cối, con vật theo đặc điểm chung;
b) Chỉ số 93. Nhận ra sự thay đổi trong quá trình phát triển của cây, con vật và một số hiện tượng tự nhiên;
c) Chỉ số 94. Nói được một số đặc điểm nổi bật của các mùa trong năm nơi trẻ sống;
d) Chỉ số 95. Dự đoán một số hiện tượng tự nhiên đơn giản sắp xảy ra
19 Có bao nhiêu phương pháp đánh giá trong Giáo dục Mầm non. Trình bày nội dung phương pháp đánh giá qua trắc nghiệm bài tập. Là giáo viên mầm non bạn vận dụng phương pháp đánh giá qua trắc nghiệm, bài tập như thế nào trong việc chăm sóc giáo dục trẻ? Cho ví dụ.
* Kể tên các phương pháp đánh giá trong giáo dục mầm non.
Có 7 phương pháp đánh gía trong giao dục Mầm non:
- Phương pháp đánh gía qua quan sát.
- Phương pháp đánh gía qua trắc nghịêm, bài tập.
- Phương pháp đánh gía qua sản phẩm.
- Phương pháp đánh gía qua tiêu sử cá nhân
- Phương pháp đánh gía qua đàm thoại, phỏng vấn.
- Phương pháp đánh giá qua khảo sát, điều tra.
- Phương pháp đánh gía qua hồ sơ, tài liêu.
*Đặc điểm của phương pháp đánh giá qua trắc nghiệm, bài tập :
-Xác định đc chuẩn mực của sự phát triern tâm lí và so sánh nó vs 1 chuẩn mực nào đó
- Test cho phép tổ chức nghiên cứu có tính chất lặp lại và thay đổi, nghĩa là sự nghiên cứu có tính chất so sánh trẻ và nhóm trẻ trong những thời gian khác nhau, trong điều kiện khác nhau.
- Tính xác định và tính ngắn gọn của trắc nghiệm cho người đánh giá khả năng nhanh chóng thu thập số lượng tài liệu lớn.
+Phân loại :
-Có thể phân chia phương pháp trắc nghiệm trẻ em này ra làm ba loại lớn : loại trình diễn (performance), loại nói (oral) và loại sản phẩm tranh vẽ.
+ Loại trình diễn giúp đánh giá các thao tác, các hành vi, các phản ứng vô thức, các kĩ năng thực hành và
cả một số kĩ năng về nhận thức,
+Loại nói có tác dụng tốt để đánh giá khả năng đáp ứng các câu hỏi được nêu một cách tự phát trong một tình huống cần kiểm tra.
+Loại tranh vẽ có tác dụng đánh giá khả năng biểu đạt suy nghĩ, cảm xúc,... Thông qua sản phẩm
20 Trình bày các Chuẩn thuộc lĩnh vực phát triển nhận thức và các chỉ số thuộc Chuẩn 23 (Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi). Với tư cách là giáo viên mầm non bạn sẽ làm gì để thực hiện các chuẩn trên, cho ví dụ.
-Các chuẩn thuộc lĩnh vực nhận thức:
Chuẩn 20. Trẻ thể hiện một số hiểu biết về môi trường tự nhiên
Chuẩn 21. Trẻ thể hiện một số hiểu biết về môi trường xã hội
Chuẩn 22. Trẻ thể hiện một số hiểu biết về âm nhạc và tạo hình
Chuẩn 23. Trẻ có một số hiểu biết về số, số đếm và đo
Chuẩn 24. Trẻ nhận biết về một số hình hình học và định hướng trong không gian
Chuẩn 25. Trẻ có một số nhận biết ban đầu về thời gian
Chuẩn 26. Trẻ tò mò và ham hiểu biết
Chuẩn 27. Trẻ thể hiện khả năng suy luận
Chuẩn 28. Trẻ thể hiện khả năng sáng tạo
-Các chỉ số thuộc Chuẩn 23
a) Chỉ số 104. Nhận biết con số phù hợp với số lượng trong phạm vi 10;
b) Chỉ số 105. Tách 10 đối tượng thành 2 nhóm bằng ít nhất 2 cách và so sánh số lượng của các nhóm;
c) Chỉ số 106. Biết cách đo độ dài và nói kết quả đo.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro