hdong giaodich tren TTCK
Thị trường chứng khoán
www.ebookvcu.com
Chương 3 Hoạt động giao dịch trên TTCK
3.1 TTCK tập trung - Sở giao dịch chứng khoán
3.2 TTCK OTC
3.3 TTCK tự do
TTCK tập trung và TTCK OTC
3.1 TTCK tập trung - Sở giao dịch chứng khoán
3.1.1 Khái niệm chung về SGDCK
3.1.2 Thành viên giao dịch của SGDCK
3.1.3 Các nguyên tắc cơ bản của TTCK tập trung
3.1.4 Lệnh và các địch chuẩn lệnh
3.1.5 Phương thức giao dịch
3.1.6 Các giao dịch đặc biệt
3.1.1 Khái niệm chung về SGDCK
Khái niệm
Hình thức sở hữu
Mô hình tổ chức
3.1.1 Khái niệm chung về SGDCK
Khái niệm
Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) là chợ mua bán chứng khoán
SGDCK là nơi gặp gỡ giữa các nhà môi giới chứng khoán để thoả thuận, thương lượng, đấu giá mua bán chứng khoán, là cơ quan phục vụ cho các hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán.
SGDCK là nơi tổ chức giao dịch mua đi bán lại các loại chứng khoán đã phát hành lần đầu qua thị trường sơ cấp một cách trật tự, tập trung, trên cơ sở những quy tắc luật lệ được ấn định trước.
(Đây là dạng TTCK thứ cấp và tập trung)
3.1.1 Khái niệm chung về SGDCK
Hình thức sở hữu
Hình thức sở hữu Nhà nước
Hình thức sở hữu thành viên
Hình thức công ty cổ phần
3.1.1 Khái niệm chung về SGDCK
Hình thức sở hữu
Hình thức sở hữu Nhà nước:
Thực chất trong mô hình này, Chính phủ hoặc 1 cơ quan của Chính phủ đứng ra thành lập, quản lý và sở hữu một phàn hay toàn bộ vốn của SGDCK
Ưu nhước điểm:
+ Ưu điểm:
. Không chạy theo mục tiêu lợi nhuận nên bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tư.
. Có thể can thiệp kịp thời để giữ cho TTCK hoạt động ổn định, lành mạnh.
+ Nhược điểm:
. Thiếu tính độc lập, cứng nhắc, nhiều chi phí và kém hiệu quả
3.1.1 Khái niệm chung về SGDCK
Hình thức sở hữu
Hình thức sở hữu thành viên:
SGDCK do các thành viên là các công ty chứng khoán sở hữu, được tổ chức dưới hình thức công ty TNHH, có Hội đồng quản trị do các công ty chứng khoán thành viên bầu ra theo từng định kỳ.
Mô hình này được áp dụng ở Hàn Quốc, Thái Lan, Newyork và Tokyo trước đây và nhiều nước khác
Ưu nhược điểm
+ Ưu điểm:
. Thành viên vừa là người tham gia thị trường vừa là người quản lý Sở nên chi phí thấp và dễ ứng phó với tình hình thay đổi của thị trường.
3.1.1 Khái niệm chung về SGDCK
Hình thức sở hữu
Hình thức công ty cổ phần
SGDCK được tổ chức theo mô hình một công ty cổ phần đặc biệt do các công ty chứng khoán thành viên, các ngân hàng thương mại, các công ty tài chính và cá công ty bảo hiểm tham gia sở hữu với tư cách là cổ đông.
Tổ chức hoạt động của sở theo Luật công ty và hoạt động hướng tới mục tiêu lợi nhuận.
Mô hình này được áp dụng ở: Đức. Anh, Singapore, HK.
Ưu nhược điểm:
Ưu điểm:
. Phát huy cao được tính độc lập, năng động của SGD, thúc đẩy, nâng cao trình độ quản lý, năng lực cạnh tranh và tăng hiệu quả hoạt động cảu sở.
Nhược điểm:
. Cơ chế quản trị phức tạp hơn.
. Có thể xảy ra xung đột giữa lợi ích giữa SGDCK và nhà đầu tư
3.1.1 Khái niệm chung về SGDCK
Mô hình tổ chức
SGK
3.1.1 Khái niệm chung về SGDCK
Trung tâm giao dịch chứng khoán là một dạng của SGDCK
Ở Việt Nam:trung tâm giao dịch chứng khoán - là đơn vị Nhà nước có thu nhưng không phải hạch toán kinh doanh.
3.1.2 Thành viên của SGDCK
Khái niệm
Thành viên của SGDCK là các tổ chức và cá nhân được chấp nhận làm thành viên trực tiếp thực hiện các giao dịch mua bán chứng khoán tại sàn giao dịch của SGDCK.
3.1.3 Các nguyên tắc cơ bản của TTCK tập trung
- Nguyên tắc công khai
Nguyên tắc trung gian
Nguyên tắc đấu giá.
Nguyên tắc công khai
Tất cả mọi hoạt động trên TTCK đều phải được công khai hoá.
Mục đích của nguyên tắc công khai:
Để bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tư
Để đảm bảo sự bình đẳng giữa các nhà đầu tư
Công khai thông tin phải thoả mãn các yêu cầu:
- Tính chính xác
- Tính kịp thời
- Tính dễ dàng
Ý nghĩa của nguyên tắc công khai:
- Xây dựng lòng tin và đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư
- Các thành viên tham gia thị trường phải nâng cao trách nhiệm
Nguyên tắc trung gian
Các giao dịch trên TTCK tập trung không phải được thực hiện trực tiếp giữa các nhà đầu tư, kinh doanh chứng khoán, mà do những nhà môi giới trung gian thực hiện.
Lý do:
Nguyên tắc đấu giá
Các hình thức đấu giá
Ý nghĩa
3.1.4 Lệnh và các định chuẩn lệnh
3.1.4.1 Khái niệm
3.1.4.2 Nội dung cơ bản của lệnh giao dịch chứng khoán
3.1.4.3 Hình thức của lệnh giao dịch chứng khoán
3.1.4.4 Các loại lệnh giao dịch chủ yếu
3.1.4.5 Định chuẩn lệnh
3.1.4 Lệnh và các định chuẩn lệnh
3.1.4.1 Khái niệm:
Lệnh giao dịch chứng khoán là các chỉ thị của khách hàng yêu cầu nhà môi giới tiến hành mua, bán chứng khoán theo những điều kiện nhất định.
3.1.4.2 Nội dung cơ bản của lệnh giao dịch chứng khoán
Các thông tin cá nhân (họ tên, địa chỉ, số CMTND, ...) và số hiệu tài khoản giao dịch.
Tên lệnh: lệnh mua hay lệnh bán
Đối với lệnh bán phải ghi rõ bán đứt (long sale) hay bán khống (short sale)
Tên và mã ký hiệu của loại chứng khoán muốn mua hoặc bán.
Số lượng chứng khoán và mức giá yêu cầu
Loại lệnh (lệnh thị trường, lệnh giới hạn, lệnh dừng, ...)
Ngày giờ đặt lệnh
Thời gian hiệu lực của lệnh.
3.1.4.3 Hình thức của lệnh giao dịch chứng khoán
Lệnh văn bản: phiếu lệnh
Lệnh nói: điện thoại
Lệnh điện tử: email
3.1.4.4 Các loại lệnh giao dịch chủ yếu
(1) Lệnh thị trường (MP)
(2) Lệnh giới hạn (LO: Limit order)
(3) Lệnh ATO (at the open)
(4) Lệnh ATC (at the close)
(5) Lệnh dừng (stop order)
(6) Lệnh dừng giới hạn (stop limit order)
(7) Lệnh huỷ (cancel order)
(8) Lệnh mở
(9) Lệnh sửa đổi
Lệnh thị trường (VN đang áp dụng)
Khái niệm:
Là loại lệnh mà ở đó nhà đầu tư sẵn sàng chấp nhận mua hoặc bán theo mức giá của thị trường hiện tại và lệnh của nhà đầu tư luôn được thực hiện.
Mức giá: do quan hệ cung-cầu chứng khoán trên thị trường quyết định → còn gọi là lệnh không ràng buộc
Đặc điểm
Lệnh mua tại mức giá bán thấp nhất hoặc lệnh bán tại mức giá mua cao nhất hiện có trên thị trường.
Là loại lệnh được sử dụng rất phổ biến trong các giao dịch chứng khoán.
(1) Lệnh thị trường
Đặc điểm
Lệnh mua tại mức giá bán thấp nhất hoặc lệnh bán tại mức giá mua cao nhất hiện có trên thị trường.
Nếu khối lượng đặt lệnh của lệnh MP vẫn chưa thực hiện hết thì lệnh MP sẽ được xem là lệnh mua tại mức giá bán cao hơn hoặc lệnh bán tại mức giá mua thấp hơn tiếp theo hiện có trên thị trường.
Nếu khối lượng đặt lệnh của lệnh thị trường vẫn còn, lệnh MP sẽ được chuyển thành lệnh giới hạn mua (bán) tại mức giá cao (thấp) hơn 1 đơn vị yết giá so với gia giao dịch cuối cùng trước đó.
Không nhập được khi không có lệnh đối ứng
Chỉ sử dụng trong phiên khớp lệnh liên tục
Lệnh không ghi giá (ghi MP)
(1) Lệnh thị trường
Trình tự khớp lệnh
. Lệnh có đối ứng? Không có → lệnh bị từ chối
. Có → xét giá tốt nhất: khớp hết? →chấm dứt.
. Không khớp hết: → Giá tốt kế tiếp. Khớp hết? → Chấm dứt.
. Không khớp hết: → Giá tốt kế tiếp, ...
. Khối lượng lệnh MP khớp hết → chấm dứt
. Khối lượng lệnh MP còn: → chờ trên sổ lệnh tại mức giá thực hiện cuối cùng + 1 đơn vị yết giá nếu là lệnh MP mua (- 1 đơn vị yết giá nếu là lệnh MP bán)
(1) Lệnh thị trường
Ví dụ 1 lệnh MP
Sổ lệnh của cổ phiếu AAA như sau:
Kết quả khớp lệnh:
1.000 giá 20
2.000 gia 21
Còn 2.000 chuyển thành lệnh LO mua tại mức giá 22
(1) Lệnh thị trường
Ví dụ 1 lệnh MP
Sổ lệnh của cổ phiếu AAA sau khi so khớp như sau:
(1) Lệnh thị trường
Ví dụ 2 lệnh MP
Sổ lệnh của cổ phiếu BBB như sau:
Kết quả khớp lệnh: 2.600
1.000 giá 35
1.600 giá 34
(1) Lệnh thị trường
Ví dụ 1 lệnh MP
Sổ lệnh của cổ phiếu BBB sau khi so khớp như sau:
(1) Lệnh thị trường
Ưu nhược điểm của lệnh MP
Ưu điểm:
Đối với SGDCK: tăng nhịp độ và tỷ lệ giao dịch → tăng tính thanh khoản cho thị trường
Đối với nhà đầu tư:thực hiện dễ dàng và nhanh chóng
Nhược điểm:
- Đối với SGDCK:áp dụng lệnh MP dễ dẫn đến biến động giá bất thường, ảnh hưởng đến sự ổn định giá chứng khoán trên thị trường.
Đối với nhà đầu tư: có thể bị bất lợi nếu giá cả trên thị trường tạm thời biến động ngược chiều theo dự đoán của nhà đầu tư.
Ý nghĩa:
Lệnh này tiết kiệm được thời gian và chi phí cho cả nhà đầu tư và công ty chứng khoán.
Áp dụng:
Khi nhà đầu tư tin tưởng tuyệt đối vào nhà môi giới hoặc giá cả trên thị trường ổn định tương đối.
(2) Lệnh giới hạn (LO) (VN đang áp dụng)
Khái niệm:
Là loại lệnh giao dịch trong đó khách hàng đưa ra mức giá giới hạn để nhà môi giới thực hiện.
- Lệnh giới hạn mua chỉ ra mức giá mua cao nhất mà người mua chấp nhận thực hiện giao dịch.
- Lệnh giới hạn bán chỉ ra mức giá bán thấp nhất mà người bán chấp nhận thực hiện giao dịch.
(2) Lệnh giới hạn (LO)
Đặc điểm
Thường không thực hiện ngay. Trong khoảng thưòi gian lệnh chưa thực hiện nhà đầu tư có thể thay đổi mức giá giới hạn. Khi hết thời gian đã định, lệnh chưa được thực hiện hoặc thực hiện chưa đủ mặc nhiên sẽ hết giá trị.
Là lệnh mua/bán tại mức giá xác định hoặc tốt hơn.
Lệnh có ghi giá. VD: mua REE 1000 giá 70
Giá thực hiện (nếu lệnh được thực hiện) bằng hoặc tốt hơn giá ban đầu.
Áp dụng khớp lệnh dịnh kỳ và liên tục
Hiệu lực lệnh: Đến lúc kết thúc ngày giao dịch hoặc cho đến khi lệnh bị hủy.
(2) Lệnh giới hạn
Ví dụ lệnh LO(khớp lệnh định kỳ)
- Cổ phiếu CCC, giá tham chiếu: 49
Sổ lệnh của cổ phiếu CCC như sau:
Kết quả khớp lệnh:
Giá khớp: 50
Khối lượng khớp: 2.000
Còn 3.000 lệnh tự động bị huỷ
(2) Lệnh giới hạn
Ví dụ lệnh LO-khớp lệnh định kỳ
Sổ lệnh của cổ phiếu CCC sau khi so khớp như sau:
(2) Lệnh giới hạn (LO)
Ưu nhược điểm của lệnh giới hạn
Ưu điểm:
Giúp cho nhà đầu tư dự tính được mức lời hoặc lỗ khi giao dịch được thực hiện
Nhược điểm
Nhà đầu tư có thể gặp rủi ro do mất cơ hội đầu tư, đặc biệt trong trường hợp giá thị trường bỏ xa mức giá giới hạn.
Một số trường hợp, lệnh giới hạn có thể không được thực hiện vì không đáp ứng được các nguyên tắc ưu tiên trong khớp lệnh.
Ý nghĩa:
Nhà đầu tư tránh được việc mua bán CK với mức giá không có lợi
Áp dụng:
Lệnh thường được sử dụng khi giá thị trường biến động lớn.
(3) Lệnh ATO
Khái niệm
Là lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá mở cửa.
Đặc điểm:
Là lệnh đặt mua hoặc bán tại mức giá mở cửa.
Lệnh không ghi giá (ghi ATO). VD:
Lệnh ATO ưu tiên trước lệnh giới hạn khi so khớp.
Giá thực hiện (nếu lệnh được thực hiện) là giá khớp lệnh xác định giá mở cửa.
Lệnh được áp dụng trong phiên khớp lệnh định kỳ.
Hiệu lực của lệnh: nếu lệnh không được thực hiện vào lúc này thì sẽ tự động huỷ bỏ.
(1) Lệnh ATO
Ví dụ lệnh ATO
Sổ lệnh của cổ phiếu DDD với giá TC 90 như sau:
Kết quả khớp lệnh:
Giá khớp: 90
Khối lượng khớp: 1.500
C-A (1.000); C-B(500)
Lệnh ATO được ưu tiên khớp trước lệnh LO
(1) Lệnh ATO
Ví dụ lệnh ATO
Sổ lệnh của cổ phiếu DDD với giá TC 90 như sau:
Kết quả khớp lệnh:
Giá khớp: 90
Khối lượng khớp: 1.500
C-A (1.500);
Khối lượng 500 lệnh ATO tự động bị huỷ
Tóm tắt các loại lệnh được áp dụng ở TTCK Việt Nam
(5) Lệnh dừng (VN chưa áp dụng)
Khái niệm
Là loại lệnh giao dịch trong đó khách hàng đưa ra các mức giá dừng làm ngưỡng để nhà môi giới bắt đầu thực hiện việc mua vào hay bán ra.
Đặc điểm:
Trong lệnh dừng nhà đầu tư xác định một mức giá cụ thể, giá đó gọi là giá dừng.
Khi lệnh được chuyển đến nhà môi giới, nếu giá thị trường chưa đạt tới mức giá dừng thì lệnh chưa được thực hiện, người ta gọi là lệnh đang ở trạng thái "Treo" (Memorandum order).
Khi giá thị trường đạt tới hoặc vượt qua mức giá dừng thì lập tức lệnh này được kích hoạt, khi đó lệnh dừng sẽ trở thành lệnh thị trường.
Các loại lệnh dừng
Lệnh dừng để bán (stop order to sell)
Lệnh đừng để mua (stop order to buy)
(5) lệnh dừng
Lệnh dừng để bán (stop order to sell)
Khái niệm:
Là loại lệnh dừng trong đó khách hàng đưa ra một mức giá dừng để bán chứng khoán nếu giá thị trường biến động giảm đạt hoặc thấp hơn mức giá dừng thì ngay lập tức lệnh được kích hoạt, nhà môi giới phải bán chứng khoán ra cho khách hàng.
Đặc điểm:
Lệnh dừng để bán luôn đặt giá (giá dừng) thấp hơn giá thị trường hiện tại của loại chứng khoán giao dịch.
Áp dụng:
Lệnh dừng để bán được sử dụng nhằm bảo vệ lợi nhuận hay hạn chế sự thua lỗ của nhà đầu tư thực hiện phương sách mua chứng khoán nắm giữ sau đó bán chứng khoán để thu lời (mua trước, bán sau)
(5) lệnh dừng
Lệnh dừng để bán (stop order to sell) (tiếp)
Ví dụ:
Một khách hàng trong phiên giao dịch hôm qua, ông ta mua 100 cổ phiếu X với giá 50.000đ/CP. Giá thị trường hôm nay là 60.000đ. Nếu bán thì ông ta có lời 10.000đ, nhưng ông ta dự đoán giá còn tăng. Tuy nhiên ông ta sợ nhận định cảu mình là không đúng, giá cổ phiếu không tăng mà hạ, và để giảm bớt thua lỗ ông ta đặt một lệnh dừng để bán là 55.000đ nghĩa là nếu hạ đến 55.000 thì tự động bán ra. Nhưng cũng có thể không có giá 55.000 mà ở mức giá 54.000 hay 56.000 cổ phiếu đó cũng được bán, lúc này lệnh đó là lệnh dừng để bán
(5) lệnh dừng
Lệnh dừng để mua (stop order to buy)
Khái niệm:
Là loại lệnh dừng trong đó khách hàng đưa ra một mức giá dừng để mua chứng khoán. Nếu giá thị trường biến động tăng đạt hoặc vượt qua mức giá dừng thì ngay lập tức lệnh được kích hoạt, nhà môi giới phải mua chứng khoán vào cho khách hàng.
Đặc điểm:
Lệnh dừng để mua luôn đặt giá (giá dừng) cao hơn giá thị trường hiện tại của loại chứng khoán giao dịch.
Áp dụng:
Loại lệnh này được dùng để nhằm bảo vệ lợi nhuận hay hạn chế sự thua lỗ của các nhà đầu tư thực hiện phương sách bán trước mua sau (kinh doanh bán khống)
(5) lệnh dừng
Lệnh dừng để mua (stop order to buy) (tiếp)
Ví dụ:
Giá thị trường hiện tại của cổ phiếu Y là 50.000đ. Ông B nhận định cổ phiếu Y sẽ hạ. Lập tức ông B bán khống 100 cổ phiếu Y với giá 50.000đ với hy vọng giá sẽ hạ. Sau đó để đảm bảo không bị thua lỗ nhiều trong trường hợp giá cổ phiếu Y không hạ mà lại tăng, ông B định ra một lệnh dừng để mua ở mức 55.000đ nghĩa là nếu giá lên thì khi đến mức giá 55.000đ thì nhà môi giới phải thực hiện lệnh mua vào (để không lỗ vượt quá 5.000)
(6) Lệnh dừng giới hạn
Khái niệm:
Là loại lệnh mà ở đó nhà đầu tư phải xác định rõ 2 mức giá: mức giá dừng và mức giá giới hạn. Khi giá thị trường đạt tới hoặc vượt qua mức giá dừng thì lệnh giới hạn dừng sẽ trở thành lệnh giới hạn và mức giá giới hạn là mức giá mà nhà đầu tư đã xác định trong lệnh.
(6) Lệnh dừng giới hạn
Ví dụ:
Nhà đầu tư đang sở hữu một số cổ phiếu C với mức giá là: 50.000đ/CP và ra lệnh dừng giới hạn để bán số lượng cổ phiếu này khi giá rớt xuống còn 45.000đ/CP để bảo toàn vốn. Khi giá thị trường rớt xuống còn 46.000đ/CP thì đã khởi động bán số CP này. Nếu bán không được thì tiếp tục bán ở mức giá 45.000đ/CP. Nếu bán ở mức giá 45.000đ/CP mà vẫn không bán được thì công ty môi giới không được phép thực hiện bán tiếp mà phải trả lệnh lại cho nhà đầu tư.
(7) Lệnh hủy (VN đang áp dụng)
Khái niệm:
Là loại lệnh mà nhà đầu tư ra lệnh cho nhà môi giới huỷ bỏ lệnh trước đó của mình khi lệnh này vẫn còn chưa được thực hiện.
Áp dụng:
Trường hợp nhà môi giới chưa truyền lệnh đó tới máy chủ tham gia khớp lệnh.
Trường hợp khi đã hết lần khớp lệnh đầu tiên mà lệnh của nhà đầu tư vẫn chưa được thực hiện thì trong giờ giải lao giữa các lần khớp lệnh, nhà đầu tư có thể ra lệnh huỷ để huỷ lệnh mua/bán cảu mình trong cá lần khớp lệnh tiếp theo.
(8) Lệnh mở
Là loại lệnh mà nhà đầu tư yêu cầu nhà môi giới mua hoặc bán chứng khoán tại mức giá khác biệt và lệnh cí giá trị thường xuyên cho đến khi bị huỷ bỏ.
(9) Lệnh sửa đổi
Là lệnh do nhà đầu tư đưa vào hệ thống sửa đổi một số nội dung vào lệnh lệnh gốc đã được đặt trước đó (giá, khối lượng, mua hay bán, ...). Lệnh sửa đổi chỉ được chấp nhận khi lệnh gốc chưa được thực hiện.
Ở Việt Nam
Thời gian giao dịch
Từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần, trừ các ngày nghỉ theo quy định.
Thời gian giao dịch trong ngày:
Cổ phiếu, chứng chỉ quỹ:
T1: Khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa.
(Market in Preopen state)
T2: Khớp lệnh liên tục.( Market Open)
T3 Khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa.
(End of AOM- Begin Call Market)
T4: Giao dịch thỏa thuận. ( Market Closed- runoff begins)
T5: Đóng cửa (Market runoff ending)
Trái phiếu:
Từ T1 - T5 : giao dịch thỏa thuận
Ở Việt Nam
Các loại lệnh áp dụng
Lệnh giới hạn (LO)
Lệnh thị trường (MP)
Lệnh ATO
Lệnh ATC
Phương pháp khớp lệnh giá mở cửa (giá cân bằng)
Giá mở cửa (giá cân bằng-giá fixing - giá khớp lệnh) là mức giá mà ở đó lượng chứng khoán trao đổi được với nhau nhiều nhất
Nhận lệnh từ các công ty chứng khoán
Khớp lệnh
Phân bổ lệnh
I/Nhận lệnh từ các công ty CKBảng thống kê Mua và bán cổ phiếu A theo từng mức giá ở 1 lần khớp lệnh
Bảng luỹ kế Mua Bán theo từng mức giá
- Hiển nhiên 1 nhà đầu tư chấp nhận mua CP giá 25 thì giá 24 họ sẵn sàng mua ngay.
- Hay 1 nhà đầu tư khác chấp nhận bán CP A với giá 21 thì nếu bán được giá 21 họ cũng chấp nhận ngay.
→ do đó số lượng mua ở mức giá 24 không chỉ là 400 mà là:400+200=600;
SL bán ở mức 21 không chỉ là 450 mà là: 450+400=850
II/ Khớp lệnhBảng thống kê khối lượng thực hiện ở từng mức giá(Căn cứ vào định nghĩa)
Giá khớp lệnh là 22
III/ Phân bổ lệnh
Khi đã khớp lệnh thì mạng máy tính bắt đầu phân bổ lệnh
Các lệnh "Mua cao nhất-Bán thấp nhất" sẽ được ưu tiên thực hiện trước. Thực hiện cho đến khi hết cổ phiếu thì thôi.
Sẽ có trường hợp lệnh không được thực hiện trọn vẹn do đã hết cổ phiếu
3.1.4.5 Định chuẩn lệnh (hiệu lực của lệnh)
Khái niệm:
Là những quy chuẩn về giới hạn hiệu lực và cách thức thực hiện lệnh giao dịch.
Các hình thức định chuẩn lệnh:
- Lệnh có giá trị trong ngày giao dịch (day order)(VN đang áp dụng): Là lệnh giao dịch có giá trị trongngày. Nếu lệnh không được thực hiện trong ngày thì sẽ tự động huỷ bỏ.
Lệnh có giá trị cho đến khi bị huỷ bỏ: Lệnh này có giá trị cho đến khi nó được thực hiện hay bị nhà đầu tư huỷ bỏ.
Lệnh thực hiện ngay tức khắc hoặc huỷ bỏ (immediate or cancel - IOC): Là lệnh yêu cầu phải thực hiện ngay nhưng không bắt buộc phải thực hiện toàn bộ mà có thể một phần. Phần còn lại chưa thực hiện bị huỷ bỏ.
Lệnh thực hiện ngay toàn bộ hoặc huỷ bỏ (full or kill - FOK): là lệnh yêu cầu thực hiện ngay toàn bộ nội dung của lệnh nếu không thì huỷ bỏ lệnh.
Lệnh thực hiện tất cả hoặc không (all or none-AON): là lệnh yêu cầu toàn bộ lệnh phải được thực hiện trong cùng một giao dịch, nếu không thì huỷ bỏ lệnh. Tuy nhiên lệnh không bắt buộc là phải thực hiện ngay mà có thể thực hiện bất cứ lúc nào trong suốt quá trình giao dịch cảu ngày.
3.1.4.5 Định chuẩn lệnh (hiệu lực của lệnh)
Các nguyên tắc ưu tiên khi thực hiện lệnh:
Mục đích:
Đây là nguyên tắc quan trọng vì trên thị trường số lượng mua và số lượng bán của một loại cổ phiếu ở cùng một mức giá là rất khó cân bằng. Sẽ có những người muốn bán mà bán không được do số bán nhiều hơn mua, ngược lại có những người muốn mua mà mua không được do số mua nhiều hơn số bán
3.1.4.5 Định chuẩn lệnh (hiệu lực của lệnh)
Các nguyên tắc ưu tiên khi thực hiện lệnh:
Ưu tiên 1: Giá
Mua với giá cao nhất và bán với giá thấp nhất sẽ được ưu tiên giải quyết trước.
Ưu tiên 2: Thời gian
Nếu như cùng mức giá thì ưu tiên cho các giao dịch được thực hiện sớm hơn.
Ưu tiên3: Khách hàng
Nếu các lệnh giao dịch có cùng mức giá và cùng thời gian nhập lệnh thì lệnh của khách hàng sẽ được ưu tiên thực hiện trước lệnh giao dịch có tính chất tự doanh của công ty chứng khoán.
Ưu tiên 4: Kích thước lệnh
Nếu các lệnh giao dịch đều là của khách hàng hoặc đều là lệnh tự doanh có cùng mức giá và cùng thời gian thì lệnh nào có khối lượng lớn hơn sẽ được ưu tiên thực hiện trước.
3.1.5 Phương thức giao dịch
a/ Đơn vị giao dịch và đơn vị yết giá
Đơn vị giao dịch
Đơn vị yết giá
Biên độ giao động giá.
Giá tham chiếu
b/ Phương thức giao dịch
c/ Quy trình giao dịch
a/ Đơn vị giao dịch và đơn vị yết giá.
Đơn vị giao dịch
Lô chẵn (round - lot): thông thường
+ đối với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ: 100
+ đối với trái phiếu: 10
Lô lẻ (odd - lot): là giao dịch có khối lượng dưới lô chẵn
Lô lớn (block - lot): là giao dịch có khối lượng tương đối lớn, thông thường từ 10.000 cổ phiếu trở lên.
Liên hệ Việt Nam - Đơn vị giao dịch
Tại TTGDCKTPHCM
Lô chẵn: 100CP (áp dụng: 7/6/2007)
Lô lẻ: 1 - 99 CP
Lô lớn: > 20.000 CP (áp dụng:7/5/2007)
Không quy định đơn vị giao dịch đối với giao dịch thoả thuận trái phiếu.
Tại TTGDCK Hà nội
+ Đơn vị giao dịch: 100CP
+Đối với giao dịch thoả thuận: tối thiểu 5.000CP.
+Đối với trái phiếu: 100.000.000đ mệnh giá
a/ Đơn vị giao dịch và đơn vị yết giá.
Đơn vị yết giá (quotation unit)
Đơn vị yết giá là các mức giá tối thiểu trong đặt giá chứng khoán (tick size)
Ví dụ về đơn vị yết giá ở VN
Hiện nay ở Việt Nam theo điều 50 QĐ số 42- 2000/QĐ UBCK1 ngày 12/6/2000, đơn vị yết giá theo phương thức khớp lệnh được quy định như sau:
a/ Đơn vị giao dịch và đơn vị yết giá
Biên độ giao động giá:
Giới hạn thay đổi giá hàng ngày được xác định dựa trên giá cơ bản và thông thường là giá đóng cửa ngày hôm trước, mức giá đó gọi là giá tham chiếu
Giá tham chiếu: là mức giá cơ bản để làm cơ sở tính toán biên độ giao động giá hoặc các giá khác nhau trong ngày giao dịch.
Trên cơ sở giá tham chiếu, giới hạn dao động giá củ các chứng khoán được tính như sau:
Giá tối đa = giá tham chiếu + (giá tham chiếu x biên độ giao động giá)
Giá tối thiểu = giá tham chiếu - (giá tham chiếu x biên độ giao động giá)
Ví dụ về biên độ giao động giá và giá tham chiếu áp dụng ở VN
Tại TTGDCK Hà nội, biên độ giao động giá: ± 10%
Giá tối đa = giá tham chiếu + (giá tham chiếu x 10%)
Giá tối thiểu = giá tham chiếu - (giá tham chiếu x 10%)
Ví dụ: giá tham chiếu là 45.300
Giá tối đa = 45.300 + (45.300 x 10%) ≈ 49.800
Giá tối thiểu = 45.300 - (45.300 x 10%) ≈ 40.800
Ví dụ về biên độ giao động giá và giá tham chiếu áp dụng ở VN
Giá tham chiếu của cổ phiếu, CCQ và trái phiếu đang giao dịch bình thường là giá đóng cửa ngày giao dịch trước đó.
Trường hợp chứng khoán mới niêm yết, trong ngày giao dịch đầu tiên trung tâm giao dịch chứng khoán nhận lệnh giao dịch không giới hạn biên độ giao động giá và lấy giá đóng cửa của ngày giao dịch làm giá thm chiếu. Biên độ giao động giá được áp dụng từ ngày giao dịch kế tiếp.
b/ Phương thức giao dịch
Giao dịch chứng khoán tại các SDGCK được thực hiện theo phương thức đấu giá qua hệ thống giao dịch (phương thức khớp lệnh)
- Đấu giá:
. Theo nghĩa thông thường: một người bán - nhiều người mua tìm ra người mua trả giá cao nhất.
. Theo lĩnh vực TTCK: nhiều người bán - nhiều người mua tìm ra mức giá tốt nhất đối với người mua và người bán
b/ Phương thức giao dịch(tiếp)
Hệ thống đấu giá:
Trên Thế giới tồn tại 2 hệ thống đấu giá: hệ thống đấu giá theo giá và hệ thống đấu giá theo lệnh.
+ Hệ thống đấu giá theo giá: (price driven system): là các nhà tạo thị trường phải luôn cho giá mua và giá bán khi khách hàng yêu cầu. Đồng thời họ phải luôn cạnh tranh với nhau trong việc hình thành giá giao dịch.
+ Hệ thống đấu giá theo lệnh:(Order driven system): là tất cả cac lệnh mua lệnh bán chuyển đến SGDCK được ghép với nhau, qua đó hình thành giá cả cạnh tranh tốt nhất.
+ Ưu điểm và nhược điểm của hình thức đấu giá:
Ưu điểm:
. Quá trình xác lập giá được thực hiện một cách hiệu quả, bởi vì tất cả các lệnh mua, bán cạnh tranh với nhau, do đó người đầu tư có thể giao dịch tại mức giá tốt nhất.
. Đảm bảo tính minh bạch cảu thị trường do không có sự tham gia của những nhà tạo lập thị trường.
. Nhà đầu tư có thể theo dõi kịp thời các thông tin của thị trường.
. Chi phí giao dịch thấp, kỹ thuật giao dịch đơn giản, dễ theo dõi và dễ kiểm tra giám sát.
Nhược điểm:
Giá cả dễ biến động khi có sự mất cân đối cung và cầu, kém tính linh hoạt.
b/ Phương thức giao dịch(tiếp)
Theo hệ thống đấu giátheo lệnh có 2 phương thức ghép lệnh: khớp lệnh liên tục và khớp lệnh định kỳ
Khớp lệnh liên tục: Là phương thức giao dịch được thực hiện liên tục khi có các lệnh đối ứng được nhập vào hệ thống.
Ưu nhược điểm của khớp lệnh liên tục:
+ Ưu điểm:
. Làm cho giá cả phản ánh được tức thời thông tin trên thị trường. Phương thức này cung cấp liên tục mức giá của chứng khoán, giúp cho nhà đầu tư có thể phản ứng nhanh nhạy hơn trong việc đưa ra các quyết định đầu tư trước sự biến động của thị trường.
. Cho phép việc thực hiện giao dịch với tốc độ nhanh và xử lý được khối lượng giao dịch trong một phiên giao dịch, nó phù hợp với những thị trường có quy mô, khối lượng giao dịch lớn và có nhiều lệnh giao dịch.
+ Nhược điểm:
Có thể tạo ra sự dao động giá cả tương đối lớn trongmột phiên giao dịch.
b/ Phương thức giao dịch(tiếp)
Khớp lệnh định kỳ: là phương thức giao dịch dựa trên cơ sở tập hợp tất cả các lệnh mua và bán trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó khi đến giờ chốt giá giao dịch, giá chứng khoán được khớp tại mức giá đảm bảo thực hiện được khối lượng giao dịch là lớn nhất.
Giá cho phép giao dịch được gọi là giá thực hiện. Như vậy, giá thực hiện được xác định như sau:
+ Là mức giá thực hiện đạt được khối lượng giao dịch lớn nhất.
+ Nếu có nhiều mức giá đều cho cùng khối lượng giao dịch lớn nhất bằng nhau thì mức giá trùng hoặc giá gần nhất với giá thực hiện của lần khớp lệnh gần nhất sẽ là mức giá được chọn.
+ Nếu vẫn còn nhiều mức giá thoả mãn điều kiện nếu trên thì mức giá cao hơn sẽ là mức giá được chọn.
b/ Phương thức giao dịch(tiếp)
Ưu nhược điểm của khớp lệnh định kỳ:
+ Ưu điểm:
. Cho phép xác định được giá chứng khoán sau khi đã tập hợp các lệnh mua và các lệnh bán được đặt trong một khoảng thời gian xác định.
. Hạn chế được sự biến động giá quá mức nảy sinh từ lệnh giao dịch có giá giao dịch bất thường, tạo sự ổn định giá cần thiết trên thị trường.
. Phương thức khớp lệnh này phù hợp với những thị trường còn nhỏ, khối lượng giao dịch còn ít, cho phép tiết kiệm chi phí gioa dịch.
+ Hạn chế:
. Giá chứng khoán được xác lập theo phương thức khớp lệnh này không phản ánh tức thời thông tin thị trường vào trong giá chứng khoán.
. Khối lượng chứng khoán được giao dịch bị hạn chế ở mức độ nhất định, không thích hợp cho việc đẩy mạnh tính thanh khoản của thị trường.
c/ Quy trình giao dịch
SGK
3.1.6 Các giao dịch đặc biệt
Mua bằng tài khoản ký quỹ
Bán khống
Giao dịch khối
Giao dịch lô lẻ
Tách gộp cổ phiếu
Giao dịch không được hưởng cổ tức và quyền kèm theo.
Giao dịch cổ phiếu quỹ
Giao dịch thâu tóm công ty
3.1.6 Các giao dịch đặc biệt
Mua bằng tài khoản ký quỹ:
Là việc mua hoặc bán chứng khoán trong đó nhà đầu tư chỉ có một phần tiền hoặc chứng khoán, phần còn lại do công ty chứng khoán cho vay.
Bằng cách sử dụng giao dịch ký quỹ, những người đầu tư có thể gia tăng lợi nhuận đầu tư do giao dịch này có tác dụng đòn bẩy tài chính rất mạnh đối với nhà đầu tư, đồng thời giao dịch ký quỹ có thể mang lại những tác động tích cực như ổn định giá chứng khoán và tăng cường tính thanh khoản của thị trường.
Nhà đầu tư tiến hành giao dịch mua ký quỹ khi kỳ vọng giá chứng khoán sẽ tăng lên.
Muốn thực hiện giao dịch mua ký quỹ, nhà đầu tư phải mở một loại tài khoản đặc biệt đó là tài khoản ký quỹ.
3.1.6 Các giao dịch đặc biệt
Bán khống:(Short sale)
Là việc người đầu tư đặt lệnh bán chứng khoán mà chứng khoán bán không phụ thuộc sở hữu của người đầu tư tại thời điểm bán hay nói cách khác bán khống là người đầu tư vay chứng khoán của công ty chứng khoán để bán, sau đó sẽ chờ mua chứng khoán khi giá giảm xuống để trả lại cho công ty chứng khoán.
Khi sử dụng nghiệp vụ bán khống, người đầu tư kỳ vọng có khả năng thu được lợi nhuận từ việc chứng khoán sẽ giảm giá trong tương lai, đây là kỹ thuật kinh doanh chứng khoán ngược lại với trường hợp mua ký quỹ. Việc bán khống có thể đưa lại khoản lợi nhuận rất lớn cho người đầu tư nhưng cũng ẩn chứa mức độ rủi ro rát cao.
3.1.6 Các giao dịch đặc biệt
Giao dịch lô lẻ (odd-lot trading): là các giao dịch có khối lượng nhỏ hơn một đơn vị giao dịch.
Các giao dịch này diễn ra trên SDGCK hoặc thị trường OTC thông qua cơ chế giao dịch thương lượng và thoả thuận giữa nhà đầu tư với công ty chứng khoán.
Giá thực hiện trong các giao dịch lô lẻ có thể được xác định trên cơ sở: lấy giá giao dịch cảu loại chứng khoán đó trên SGDCK chiết khấu theo một tỷ lệ thoả thuận so với thị giá hoặc do CTCK thoả thuận với khách hàng.
3.1.6 Các giao dịch đặc biệt
Giao dịch cổ phiếu mới đưa vào niêm yết.
Thông thường có 3 cách xác định giá tham chiếu cho cổ phiếu mới đưa vào niêm yết:
+ Giá chào bán ra công chúng
+ Giá mở cửa thị trường theo quan hệ cung -cầu của cổ phiếu, không giới hạn biên độ.
+ Giá trung bình của các lệnh đặt mua.
Ngoài ra, trên thực tế nhiều SGDCK còn vận dụng phối hợp cả 3 cách xác định giá tham chiếu theo mức trần để khống chế.
3.1.6 Các giao dịch đặc biệt
Tách, gộp cổ phiếu
Tách gộp cổ phiếu là việc chia nhỏ hoặc gộp nhiều cổ phiếu lại với nhau thành một cổ phiếu mới. Việc tách, gộp cổ phiếu sẽ không làm thay đổi vốn của tổ chức phát hành, nhưng lại tăng, giảm số lượng cổ phiếu lưu hành, do đó dẫn đến thay đổi giá cổ phiếu sau khi quá trình tách, gộp hoàn tất.
Về nguyên lý, giá cổ phiếu sau khi thực hiện tách, gộp được xác định dựa trên căn cứ giá giao dịch trước khi thực hiện tách, gộp nhân với tỷ lệ tách, gộp cổ phiếu
3.1.6 Các giao dịch đặc biệt
Giao dịch không được hưởng cổ tức và quyền kèm theo.
Xảy ra khi CTCP chỉ trả cổ tức hoặc trong thời gian chưa hoàn tất giao dịch.
Vào những ngày giao dịch không được hưởng cổ tức và chứng quyền, SGDCK sẽ công bố trên hệ thống công bố thông tin để nhà đầu tư biết và xác định lại giá tham chiếu để giao dịch.
Về nguyên tắc giá tham chiếu trong những ngày giao dịch không được hưởng cổ tức và chứng quyền sẽ bằng giá giao dịch trước đó (được nhận cổ tức và quyền) trừ đi giá trị cổ tức và quyền được nhận.
3.1.6 Các giao dịch đặc biệt
Giao dịch cổ phiếu quỹ
Cổ phiếu quỹ (treasury stocks) là cổ phiếu đã phát hành và được mua lại bởi chính tổ chức phát hành.
Việc mua lại cổ phiếu quỹ do tổ chức phát hành thực hiện phải được sự chấp thuận của SGDCK.
Công ty niêm yết muốn mua lại cổ phiếu quỹ phải xin phép SGDCK và nêu rõ: nguồn vốn thực hiện mua lại; khối lượng và thời gian thực hiện mua lại; công ty chứng khoán được uỷ thác thực hiện lệnh.
Thông thường, để hạn chế tác động tới giá cổ phiếu trên thị trường, SGDCK quy định khối lượng cổ phiếu mà công ty niêm yết được mua lại qua các phiên giao dịch, và sau khi mua lại công ty niêm yết phải nắm giữ trong vòng 6 tháng không đựoc phép bán ra.
3.1.6 Các giao dịch đặc biệt
Giao dịch thâu tóm công ty
Giao dịch thâu tóm công ty (take-over) được thực hiện thông qua phương thức đấu thầu mua cổ phiếu (tender offer) trên thị trường thứ cấp. Mục tiêu của nhà đầu tư khi thực hiện giao dịch thâu tóm công ty là nắm giữ, kiểm soát một khối lượng lớn cổ phiếu có quyền biểu quyết, nhằm nắm quyền kiểm soát công ty, hoặc sáp nhập công ty.
UBCK các nước thường quy định giao dịch thâu tóm sẽ thực hiện thông qua phương thức đấu thầu mua lại cổ phiếu.
3.2 Thị trường OTC
SGK
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro