Vai trò của một vị Hoàng hậu nhà Thanh
Trong nhiều phim truyện có yếu tố cung đấu, hay thậm chí triều đấu, vai trò của hoàng hậu bị phóng đại quá mức to lớn. Đây là vì nhiều người quan niệm hoàng đế là "Càn" thì sẽ trị chuyện quốc gia đại sự, còn hoàng hậu là "Khôn" thì sẽ quản toàn bộ chuyện trong cung.
Nhưng chúng ta nên nhớ, với chế độ quân chủ nam quyền, người phụ nữ chỉ là "Dệt hoa trên gấm", bất kì chuyện gì cũng do hoàng đế làm chủ, vai trò và sự hiện diện của hoàng hậu nói cho cùng vẫn chỉ là một hình thức tô điểm cho nền quân chủ. Thậm chí đến cả hoàng thái hậu, ngoại trừ một số người có thể can thiệp chính sự thông qua tình hình chính trị đặc thù, thì cũng không khác gì một biểu tượng để hoàng đế bày vẽ cái chữ "Hiếu" ra bên ngoài cả.
====
Hoàng hậu triều Thanh là một ví dụ rất điển hình cho vai trò "Dệt hoa trên gấm" đối với nền quân chủ nam quyền. Dưới đây trích từ một chương trong cuốn "Nếu như Cố cung biết nói" (如果故宫会说话), tác giả Dương Nguyên, tức "Hồng Tiểu Đậu Quán Chủ", người từng liệt một tràng phê bình 《Diên Hi công lược》 rất công phu và cũng có vài phê bình 《Như Ý truyện》 về vấn đề lễ nghi.
皇后主持代表女性职责的祭祀,以女主人的身份参加庆典,以示贤德,侍奉太后,以表孝心,可以看出,皇后最重要的职责其实就是给天下的女性起到一个模范带头作用。在日常的宫廷生活里,皇后还有很多要彰显妇德的琐事,比如她们要为皇帝缝制荷包一类的随身物品。《内务府造办处档案》里就常有皇帝让皇后制作小物的记载,其中最有名的就是孝贤皇后为乾隆帝制作的极具满洲旧时风格的鹿羔皮荷包,现藏于台北故宫博物院,既显示了皇后的贤惠,又昭示了节俭之风。其实皇上的衣食住行都有专人伺候,并不像普通人家,需要媳妇(皇后)亲自动手,这样做不过是一种姿态,清宫就是希望以“天下第一家庭”的每一处生活细节,为世人做出表率。
.
Tạm dịch:
Hoàng hậu thể hiện vai trò lớn nhất đối với người phụ nữ, tức là hiến tế. Họ sẽ dùng thân phận nữ chủ nhân tham gia các dịp lễ mừng, điều này để biểu thị sự hiền đức. Họ cũng có trách nhiệm cung phụng thái hậu, điều này biểu thị tâm hiếu kính. Có thể thấy được, "tác dụng" lớn nhất của một hoàng hậu chính là trở thành một tấm gương đi đầu cho toàn bộ phụ nữ của quốc gia.
Trong sinh hoạt hằng ngày, hoàng hậu cũng có rất nhiều việc được thiết đặt dùng để "biểu chương phụ đức" ra bên ngoài, ví dụ điển hình là khâu vá Hà bao - một loại vật phẩm tùy thân của hoàng đế. Trong 《Nội vụ phủ Tạo biện xứ đáng án》 có ghi lại rất nhiều dịp hoàng hậu vì hoàng đế mà làm các hà bao, nổi tiếng nhất là Hiếu Hiền Hoàng hậu vì Càn Long Đế mà làm một cái Lộc cao bì Hà bao - tức hà bao được làm từ da hươu, đây là một phong cách cổ điển của người Mãn Châu trước khi nhập quan. Túi hà bao này vẫn còn được trưng bày ở Viện bảo tàng Đài Bắc. Việc Hiếu Hiền hậu làm chính là một loại biểu hiện sự hiền huệ của một người vợ, lại còn biểu thị đức tính tiết kiệm cho bên ngoài.
Kỳ thật vấn đề ăn mặc, cư trú ra sao đều có cơ quan chuyên trách đảm nhiệm, hoàng gia cũng chẳng phải nhà bình dân mà yêu cầu con dâu (hoàng hậu) động tay động chân may vá quần áo cho chồng, bất quá việc làm này của Hiếu Hiền hậu chỉ là một loại tư thái để cho bên ngoài tán thưởng, cung đình nhà Thanh chính là hy vọng lấy hình ảnh “Thiên hạ đệ nhất gia đình” cho gia đình quan viên và dân thường trong quốc gia làm gương mà thôi.
☆Ảnh minh họa: Hai bộ phim "Như Ý truyện" và "Diên Hi công lược" thể hiện tính tiết kiệm rất thái quá của Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu trong lịch sử thông qua hai nhân vật hư cấu là Phú Sát Lang Hoa và Phú Sát Dung Âm.
Một người thì bắt phi tần ăn mặc tiết kiệm, giảm nhân sự, dám yêu cầu sổ sách từ Nội vụ phủ, đây là những việc mà một hoàng hậu thực tế không bao giờ có quyền. Người kia thì to gan hơn, dám đem đồ của hoàng gia đi rao bán ra bên ngoài. Cả hai đều vi phạm nghiêm trọng hình ảnh và đi quá giới hạn của một hoàng hậu, khi họ đã can thiệp vào bộ máy vận hành của hoàng thất.
Nguồn: Thiên Ngô - Group Tản Mạn Hữu Kỉ
879 từ
--------------------------------------------------------------
To be continued~
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro