Ngoài lề: Chế độ hôn giá của Công chúa Đại Thanh
Lễ thành hôn của Công chúa nhà Thanh gồm:
- Hạ giá nghi
- Yến thỉnh nghi
- Hôn hậu nghi
- Chế độ bồi giá
- Hôn hậu sinh hoạt
- Hôn hậu cư trú
- Chế độ hoăng thệ
- Chế độ bổng lộc
1. Hạ giá nghi ( nghi thức hạ giá)
- Hôn nhân của Hoàng tử, Công chúa trong hoàng tộc nhà Thanh nói riêng và các hoàng tộc Á Đông nói chung đều không được tự ý quyết định, tất cả đều được Hoàng đế chỉ hôn, ban hôn.
- Ngày chỉ hôn, Ngạch phò mặc Cát phục ( Mãng phục) đến thềm đi xuống ở phía đông Càn Thanh Môn, hướng phía Bắc quỳ xuống, đại thần trợ giúp đứng nghiêm ở phía Tây.
- Tuyên chế: " Lấy Mỗ Công chúa trạch phối Mỗ Ngạch phò ". Ngạch phò lĩnh chỉ, tạ ân rồi lui.
- Sơ định, chọn ngày lành tháng tốt đến Ngọ Môn, dâng các loại lễ vật, cũng là lễ nạp thái. Tiếp đến sẽ nhận được chỉ dụ phân chia nơi ( bộ phận) tiếp nhận chủ trì hôn lễ.
- Vào ngày thiết yến, Ngạch phò dẫn theo tộc nhân mặc Triều phục đến cung Hoàng Thái hậu, xong lễ thì tập hợp tại Bảo Hòa Điện. Hoàng đế ngồi trên, Ngạch phò phải hành lễ tam quỳ cửu bái. Sau khi bày yến thì đến dâng rượu, các đại thần quỳ dâng rượu, Hoàng đế đứng trước, sau đó ban rượu cho các đại thần quỳ uống. Lúc đó Ngạch phò hành lễ nhất bái. Hết yến, tạ ơn thì hành lễ nhất quỳ tam bái. Ra đến Nội Hữu Môn thì hành lễ tam quỳ cửu bái rồi lui. Đây là ngày để Ngạch phò quen thuộc với cung Hoàng Thái hậu, cung Hoàng hậu cũng như lễ nghi yến tiệc trong cung.
- Trước ngày kết hôn, Ngạch phò đến cửa cung tạ ân. Quan nội phủ dẫn dẫn theo Loan giá đưa các thứ gương lược trang sức của Công chúa đến phủ của Ngạch phò, Nữ quan lĩnh mệnh cùng Thị nữ sắp xếp đồ ra trước.
- Đến ngày kết hôn, Ngạch phò chuẩn bị nhiều loại lễ vật đến Ngọ Môn để cung nạp, thiết yến như lễ sơ định. Đến giờ lành, Công chúa mặc Cát phục đến chỗ Hoàng Thái hậu, Hoàng đế và phi tần thân sinh hành lễ trước. Sau đó được Mệnh phụ nâng lên kiệu, hạ màn, khởi kiệu xuất cung. Nghi trượng hoành tráng, đèn đuốc dẫn trước. Phúc tấn, Mệnh phụ đi cùng đến phủ Ngạch phò làm lễ hợp cẩn, ngày này thiết yến 90 người.
- Sau khi thành hôn 9 ngày thì về cung tạ ân. Công chúa nhập cung hành lễ, Ngạch phò đến cửa lớn Từ Ninh cung, Càn Thanh Môn, Nội Hữu Môn hành lễ.
Theo quy chế, Ngạch phò và phụ mẫu của Ngạch phò gặp Công chúa phải hành lễ khuất tất khấu đầu chúc an hảo, cũng có thể khuất tất khấu đầu. Lúc Công chúa rời đi cũng phải hành lễ khấu đầu, đến khi đi xa 8 thước mới thu lễ.
2. Yến thỉnh nghi ( nghi lễ thỉnh yến tiệc)
- Công chúa kết hôn, Hoàng đế thân là thân phụ sẽ thiết yến ở Bảo Hòa điện, chiêu đãi toàn tộc Ngạch phò và quan viên từ tam phẩm trở lên.
- Toàn tộc Ngạch phò chỉ cần chuẩn bị 90 bàn tiệc để chiêu đãi khách quý.
3. Hôn hậu nghi ( nghi thức sau hôn lễ)
- Theo Thanh sử cảo - Chức quan chí tứ: " Công chúa Ngạch phò, tước vị ngang Hầu, Bá. Cố Luân Công chúa thì Cố Luân Ngạch phò, Hòa Thạc Công chúa thì Hòa Thạc Ngạch phò, thuộc hàng siêu phẩm công. "
- Theo Lễ Chí Bát: " Ngạch phò và phụ mẫu đều phải hành lễ khuất tất khấu an khi gặp Công chúa. " ( toàn bộ gia nhân Ngạch phò đều phải hành lễ với Công chúa.
- Từ Thanh sử cảo, có thể thấy địa vị của Công chúa cao hơn của Ngạch phò rất nhiều.
+ Cố Luân Công chúa tương đương Thân vương
+ Hòa Thạc Công chúa tương đương Thân vương Thế tử.
- Mà Ngạch phò cao nhất cũng chỉ là tương đương Bối tử. Bất quá cũng phải xem Công chúa đó gả cho người có địa vị thế nào, ví dụ như Thanh triều có nhiều Công chúa gả cho Thân vương, như thế giữa 2 người phẩm cấp giống nhau thì bình đẳng.
- Cho nên từ Thanh sử cảo, có thể thấy, khi Công chúa gả cho nhà chồng, nhà chồng bao gồm cha mẹ chồng, trưởng bối bên chồng toàn bộ phải hướng Công chúa mà hành lễ, chế độ này đến thời Đạo Quang mới bãi bỏ, Ngạch phò lúc này chỉ cần nghiêm đáp lễ là được.
4. Chế độ bồi giá.
a) Bao y, tùy tùng: Lúc Công chúa kết hôn, Hoàng đế hoặc Nội Vụ phủ sẽ đưa rất nhiều tùy tùng làm bồi giá cho Công chúa, đa số tùy tùng đều xuất thân Bao y, còn có các dân tộc Mãn, Hán, Mông,...
b) Phủ Công chúa: sau khi Công chúa kết hôn, Nội Vụ phủ sẽ căn cứ theo sự an bài của Hoàng đế mà chọn ra phủ đệ riêng của Công chúa trong các Vương phủ, hoặc trực tiếp lệnh Nội Vụ phủ tu sửa 1 phủ đệ để làm vật bồi giá cho Công chúa.
c) Trân bảo: Khi Công chúa kết hôn sẽ được ban 1 lượng lớn vàng bạc, trân bảo và trang sức. Khi Cố Luân Hòa Hiếu Công chúa của Càn Long hạ giá lấy Phong Thân Ân Đức ( con trai của Hòa Thân), bà được ban nhiều trân bảo nhất.
d) Cung nhân tạp kĩ: Cung nhân phục vụ việc hát hí, tấu hài, tạp kĩ được đưa đến phủ Công chúa, có khi sẽ được Công chúa tặng cho các phủ khác.
5. Hôn hậu sinh hoạt
- Công chúa xuất giá sẽ được ban phủ đệ riêng nhưng không được ở cùng cô, cữu nhà chồng, cô cữu muốn gặp người cháu dâu này cũng phải xin phép trước.
- Ngạch phò ở tại phủ ngoại xá, Công chúa không tuyên triệu thì không được vào, mỗi lần tuyên triệu, Công chúa và Ngạch phò phải dùng vô số quy phí ( lệ phí) mới được gặp nhau. Quyền tuyên triệu nằm trong tay bảo mẫu, nếu Công chúa tuyên triệu Ngạch phò mà không hối lộ bảo mẫu thì sẽ bị bà ta ngăn chặn, thậm chí làm ra những điều vô sỉ. Một nữ tử nhu nhược mềm yếu lại bị khống chế, đến khi vào cung gặp thân mẫu cũng không dám tố giác, thế là phu thê xa cách, không thể nói chuyện, có nói cũng chẳng biết được, nghe được. Vì thế triều Thanh số Công chúa có thể sinh nở chỉ đếm trên đầu ngón tay, Ngạch phò thì thường xuyên lui tới chỗ thiếp thất.
- Nếu Công chúa không may hoăng thệ trước Ngạch phò, thì theo quy định Ngạch phò sẽ bị đưa ra khỏi Coing chúa phủ, toàn bộ phủ đệ, phòng ốc, khí dụng, y vật, y sức đều thu về hoàng cung, trừ những thứ đó ra, còn lại đều quy về phần bảo mẫu. Công chúa nhà Thanh, 10 người thì lại có 9 người chết vì tương tư sinh bệnh.
- Tình trạng tuyên triệu này đến đời Càn Long đã được cải thiện, là do muội muội của Càn Long vì việc này mà náo loạn trong yến tiệc, sau đó việc đó đã được Càn Long bãi bỏ.
- Địa vị của Ngạch phò hoàn toàn phụ thuộc vào Công chúa sống hay chết. Nếu Công chúa còn sống thì hắn là Ngạch phò, có bổng lộc, có địa vị. Nhưng nếu Công chúa không may chết trước hắn thì mọi tôn hào, bổng lộc mà hắn được hưởng từ Công chúa sẽ đều bị thu hồi lại. Phủ Công chúa và hồi môn sẽ đều được quy về hoàng thất. Nếu Ngạch phò có quan phẩm thì sau khi Công chúa chết sẽ chỉ thu hồi lại danh hào Ngạch phò, không ảnh hưởng gì tới quan phẩm.
6. Hôn hậu cư trú ( vấn đề cư trú sau hôn lễ)
- Sau khi kết hôn thì Công chúa không được ở lại phủ Ngạch phò mà cần chuyển đến phủ Công chúa do Hoàng gia kiến tạo, gọi là "Hoa viên Công chúa", không được gọi là "Phủ Ngạch phò". Ngạch phò đối với phủ Công chúa chỉ có quyền cư trú, ngoài ra không có quyền hành gì.
- Nếu Ngạch phò hoăng trước thì Công chúa vẫn sẽ ở lại trong phủ dưỡng lão chung thân, hoặc có trường hợp được Hoàng đế đưa vào Hoàng cung dưỡng lão. Sau khi Công chúa chết thì phủ đệ sẽ do con cháu của Công chúa đứng ra trao trả cho Hoàng cung, con cháu không có quyền thừa hưởng phủ này.
- Nếu Công chúa hoăng trước thì Ngạch phò sau khi mãn tang cần đem phủ đệ được ban trả cho Hoàng cung, bản thân thì lui về phủ đệ ban đầu mà ở, chỉ có đất đai và tài sản là có thể tiếp tục hưởng thụ.
- Thanh triều và Mông Cổ có chế độ liên hôn, đem công chúa nhà Thanh gả cho Vương công Mông Cổ và đưa công chúa, phụ nữ quý tộc Mông Cổ sang làm phi tần Hoàng đế nhà Thanh.
- Ngạch phò Mông Cổ chia làn 2 loại: Trú kinh và Tùy kinh.
+ Tùy kinh Ngạch phò là dạng có chút vương công kiêm nhiệm minh trường hoặc kỳ trường, không thể ở lâu trong kinh sư ( kinh thành), sau khi thành hôn được 1 tháng thì Công chúa theo Ngạch phò về Mông Cổ sinh sống. Nhưng triều đình vẫn xây dựng phủ Công chúa trong kinh sư, để Công chúa ở khi có dịp hồi kinh thăm viếng.
+ Nếu Vương công ở Mông Cổ không có chức trách gì quan trọng thì cùng Công chúa sinh sống tại kinh sư, gọi là Trú kinh Ngạch phò. Lúc này phủ đệ không gọi là phủ Công chúa mà gọi là Vương phủ, vì Mông Cổ là phiên bộ, địa vị cao hơn Công chúa. Nhưng trên thực tế, triều đình nhà Thanh đối với đãi ngộ Ngạch phò Mông Cổ thua xa Ngạch phò Mãn tộc, bổng lộc chỉ bằng 1/3 Mãn tộc Ngạch phò.
7. Chế độ hoăng thệ
- Theo lễ chế Thanh triều, sau khi Công chúa hoăng, nếu Ngạch phò có thể chung thân thủ tiết thì các tước vị, bổng lộc, đãi ngộ cả đời sẽ không thay đổi, con cháu sẽ được thừa hưởng. Nếu âu khi Công chúa hoăng, Ngạch phò không thể ở góa mà cưới chính thất khác thì các tước tôn lập tức sẽ bị tước bỏ, phòng ốc, đất đai, châu báu, nô bộc, trâu bò,...những thứ được hoàng thất ban tặng sẽ bị thu hồi toàn bộ, nhưng nạp thiếp sẽ không vi phạm lệ này.
- Công chúa sau khi hoăng thì không được an táng ở mộ phần gia tộc Ngạch phò, cũng không được hợp táng cùng Ngạch phò mà sẽ do Nội Vụ phủ chọn 1 mảnh đất tốt để xây dựng khu mộ cho Công chúa
8. Chế độ bổng lộc
Chế độ bổng lộc của Công chúa và Tông nữ nhà Thanh khi gả đi nơi xa hoặc gả tại kinh sư.
☆ Chú thích:
- Bổng ngân: ngân lượng
- Bổng mễ: Gạo
- Bổng đoạn: Vải lụa.
- Ngoài ra, Công chúa còn có khoản thu nhập của bản thân từ các loại phấn hương trang điểm. Công chúa hạ giá ngoại phiên đôi khi sẽ được tham dự hoặc trực tiếp nắm giữ kỳ tịch.
Nguồn: Hậu Tam Cung
1997 từ
--------------------------------------------------------------
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro