Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Phần Không Tên 1

Tự sát: Lựa chọn của ý chí tự do?

"Sư bố cái lũ dẩm, không yêu thằng này thì yêu thằng khác, bày đặt uống thuốc tự tử, chết vì tình, mắc mệt."

"Học được thì học mà không được thì thôi, có thế thôi làm gì đến nỗi phải nhảy lầu."

Tự sát, bình đẳng, không phân biệt giàu nghèo, tầng lớp, từ bình dân đến người nổi tiếng, xảy đến với bất kỳ một ai. Avicii của hit Wake me up chết vì mất máu quá nhiều khi tự tử, Danh hài Robins Williams uống thuốc chống trầm cảm quá liều để tự sát. Kurt Cobain kết liễu đời mình bằng một phát súng, Chester Bennington - thủ lĩnh nhóm Linking Park treo cổ, rồi Sulli của Kpop cũng không ngoại lệ.

Mỗi năm trên toàn cầu tự sát gây ra cái chết hơn nhiều lần toàn bộ xung đột vũ trang, chiến tranh, diệt chủng và tội phạm cộng lại. Vì lẽ nào mà nhiều người lại chọn bước đường cùng này? Điều gì xảy ra trong đầu của người tự sát? Có một khái niệm trong ngành tâm lý có tên "Suicidal ideation" (suicidal thoughts) ý tưởng tự sát. Các nhà nghiên cứu của đại học Columbia đã vạch ra ý tưởng tự sát theo hành trình năm mức:

Mức 1: Mong muốn được chết, một suy nghĩ thụ động. "Giá mà được ngủ một giấc ngàn thu nhỉ." "Bị ung thư giai đoạn cuối cũng không tệ". "Ước gì mình chưa từng được sinh ra." (Mức thụ động này hầu như trên cuộc đời mỗi con người ai cũng từng nghĩ tới ít nhất 1 lần)
Mức 2: Ý nghĩ về cái chết chủ động. Lúc này thì họ mới bắt đầu nghĩ nếu mình tự sát thì sẽ ra sao nhỉ? Ý tưởng vẫn còn chung chung, mơ hồ, chưa có cách thức hay kế hoạch cụ thể.
Mức 3: Hình thức tự sát, cách thức hiện? Có người nghĩ đến thuốc ngủ, có người nghĩ đến dao và súng, Chúi nghĩ đến thòng lọng. Dù đã nghĩ tới cách thức, họ vẫn chưa có kế hoạch cụ thể, lúc nào, ở đâu? Chưa hình dung ra viễn cảnh lúc họ hành động.
Mức 4: Lúc này ý đồ hành động đã trở nên rõ nét hơn, họ sẽ dần triển khai kế hoạch, họ khá chắc mình sẽ thực hiện
Mức 5: Thảo ra một kế hoạch cụ thể, với ý đồ rõ ràng.
Ví dụ: Bếp ga (phương pháp), phòng trọ (địa điểm), lúc không có ai ở quanh khu vực (thời điểm) (ví dụ thôi nhé đừng có học )

Có những người ý tưởng tự sát của họ diễn ra nhiều năm, thậm chí là cả đời mà không thể đi xa hơn. "Thằng nào mạnh dạn thằng đấy đã chết được rồi. Dứt điểm rồi. Những thằng đấy, siêu hơn tôi" Trích lời Dũng - Đại Dương Đen. Có những người chuyển dịch từ mức 1 đến mức 5 chỉ trong thời gian ngắn, vài tuần, vài tháng hay thậm chí vài ngày. Có lúc người ta dễ dàng kiểm soát chúng và gạt chúng đi. Ngược lại có những lúc chúng kiểm soát họ. Hành vi tự sát không phải lúc nào cũng là kết quả của một kế hoạch được nung nấu, nó có thể bộc phát nhanh chóng. Khi nỗi đau tâm lý chạm ngưỡng giới hạn, họ tìm đến cái chết. Nỗi đau có thể khởi nguồn từ cảm giác tội lỗi, sợ hãi, lo âu, cô đơn, nỗi kinh hãi tuổi già hay bệnh tật – Edwin Shneidman.

Mặt khác, David Joiner và đồng nghiệp đưa ra lý thuyết khác để giải thích hành động tự sát:

Cảm nhận mình là gánh nặng + Cảm giác không còn nơi để thuộc về = Ý tưởng tự sátNhưng hai yếu tố trên chỉ đủ để cấu thành ý tưởng chưa thể thực hiện. Theo thuyết tâm lý liên cá nhân của Joiner, người ta cần có năng lực để thực thi mong muốn đó, "năng lực tự sát" (suicide capability) là điều kiện để họ thực hiện hành vi. Mỗi lần tự sát hụt như một lần tập dượt, họ mạnh dạn hơn, chai lì hơn với nỗi đau vật lý, nỗi sợ cái chết giảm xuống. Điều này giải thích vì sao những người có lịch sử tự hại kéo dài cũng có rủi ro tự sát cao hơn. Họ đã tập luyện với nỗi đau thể chất đủ lâu.

Năng lực nhận thức và khả năng giải quyết vấn đề của người trong trạng thái tự sát bị suy giảm, vậy nên những vấn đề chúng ta nghĩ họ trải qua là bình thường lại trở nên vô cùng lớn. Sự chú ý, tập trung của họ bị thiên vị vào những yếu tố kích thích tiêu cực, họ nhạy cảm trước những vấn đề tiêu cực và tiêu cực hóa những phán đoán trong tương lai.

Quyết định tự sát KHÔNG PHẢI là quyết định của một đầu óc minh mẫn, cũng như không phải là lựa chọn của ý chí tự do, nó là kết quả của một quá trình thần kinh nhận thức (neurocognitive) mang tính bệnh lý.

Tâm bệnh là một trong những lí do lớn nhất dẫn đến tự sát, nhưng rủi ro tự sát không tỉ lệ thuận với mức độ trầm cảm, người trầm cảm nặng thường không có khả năng thực hiện ý đồ của mình. Sự đồng tồn tại của các tâm bệnh khác như rối loạn lo âu, rối loạn nhân cách hay lạm dụng chất kích thích cũng tăng rủi ro tự sát. Những yếu tố ngoại cảnh cũng vô cùng quan trọng. Người có tâm bệnh mà thiếu vắng sự hỗ trợ, chịu kì thị và định kiến khiến họ bị cô lập, khó khăn tái hòa nhập xã hội, ... Nói một cách khác, bản thân tâm bệnh không trực tiếp đẩy người trầm cảm đến chỗ chết, nhưng cách ứng xử của người xung quanh làm điều này.

Vậy thì ta có thể giúp gì họ?Thứ nhất, ta ở bên họ và cố gắng kết nối với họ nhiều nhất có thể, trở thành chỗ dựa tinh thần cho họ dù chỉ 1 chút, đồng thời bảo vệ họ qua việc ngăn họ tiếp cận với những phương tiện hay nơi chốn gây nguy hại.Thứ hai, giúp họ hiểu rằng sự đau đớn mà họ đang trải qua đang ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng đánh giá tình hình và giải quyết vấn đề của họ, đây không phải thời điểm tỉnh táo để đưa ra quyết địnhCuối cùng, nhắc nhở họ rằng trạng thái khủng hoảng này không kéo dài mãi mãi. Giai đoạn cấp tính thường có giới hạn về thời gian. Những phút đầu tiên của trạng thái cấp tính này cũng là khoảng thời gian mà người ta dễ hành động nhất, do đó trì hoãn hành vi tự sát cho tới khi trạng thái cấp tính qua đi là một yếu tố quan trọng để cứu họ. Điều gì khiến họ kích động? Các phương pháp ứng phó là gì? Họ nên liên lạc với ai? Điều gì quý giá níu kéo họ lại cuộc sống? Hãy trả lời những câu hỏi này để giúp họ vượt qua trạng thái cấp tính.

"Đ* m* điên à, sao m lại dại dột thế?"

Đọc hết bài rồi thì lần sau đừng có nói vậy nữa. Ta đã nhìn thế giới quan qua con mắt của họ rồi hãy thấu hiểu vì sao họ ở bước đường cùng, vì sao họ lại căm ghét bản thân, vì sao họ lại thất bại, tại sao lại bế tắc đến vậy. Và khi những con người ấy được chấp nhận, những vấn đề của họ xứng đáng được nhìn tới, có người ở bên trong khi họ loay hoay tìm lời giải, nỗi đau ấy sẽ thuyên giảm, từ mức không thể chịu được xuống mức vừa đủ để có thể chịu được.

Cảm ơn đã đọc hết bài viết của Chúi, hi vọng những người bạn trầm Zn của Chúi tiếp tục đồng hành cùng Chúi trên quãng đời này
References: Đại Dương Đen – Đặng Hoàng Giang

Credit: Sữa Chúi (Facebook)

Link tác giả: https://www.facebook.com/profile.php?id=100068605734162


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro