Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

harmonica

BÀI 1

1. Giới thiệu về Tremolo Harmonica:

Tremolo Harmonica là loại Harmonica có 2 hàng lỗ, thường gồm các loại: 16, 20 và 24 lỗ. Đây là loại được bán nhiều nhất ở Việt Nam vì giá rẻ

Ở Việt Nam, các bạn có thể dễ dàng tìm mua các loại Tremolo Harmonica sau:

- Butterfly (Made in Taiwan): Giá 100.000 - 130.000 vnd

- Winner Suzuki (Made in China):

+ 16 lỗ: 70.000 đ

+ 20 lỗ: 90.000 đ

+ 24 lỗ: 120.000 đ

- Suzuki (Made in Japan) 24 lỗ: 250.000 đ

- Hohner (Made in Germany) 24 lỗ: >200.000 đ

- Các loại 24 lỗ (Made in China): 25.000 - 40.000 đ

Vậy nên chọn loại nào? Bạn chọn loại nào cũng được tùy theo túi tiền của bạn. Nếu các bạn nghe những bản nhạc của mình thổi thì khoảng 70% các bài mình chơi bằng cây Winner Suzuki 16 lỗ.

Đặc điểm của Tremolo Harmonica:

- Có 2 hàng lỗ

- Nếu sử dụng Harmonica key C có thể chơi những bài có tone C và Am

- Được sử dụng nhiều ở các nước Đông Á, thích hợp với những thể loại nhạc truyền thống, dân ca....

- Âm thanh réo rắc, thổi bè khá hay.

- Không chơi được thăng gián (có thể chơi được Mib (Re#), Lab (Sol#) bằng cách sử dụng kỹ thuật bend và overblow)

- Có 3 quảng tám (Một quảng tám là Do Re Mi Fa Sol La Si)

Nếu các bạn đã có một trong những cây Harmonica nói trên và đã phần nào biết được đặc điểm của Tremolo Harmonica rồi thì chuyển sang mục 2

2. Vị trí note trên Harmonica:

Cấu tạo note của Harmonica Tremolo 16 holes:

Cấu tạo note của Harmonica Tremolo 20 holes:

Cấu tạo note của Harmonica Tremolo 24 holes:

Như vậy, thổi Harmonica thực chất chỉ cần 3 động tác:

- Thổi ra

- Hít vô

- Di chuyển miệng tới vị trí các lỗ

Để dễ nhớ, các bạn chỉ cần chú ý:

- Lỗ số lẻ (1, 3, 5, 7....) là thổi ra, tức là 3 note: C, E, G

- Lỗ số chẵn (2, 4, 6, 8...) là hít vô, tức là D, F, A, B

- Ký hiệu: C (Đô); D (Rê); E (Mi); F (Fa); G (Sol); A (La); B (Si)

- Khi mới tập thổi, các bạn sẽ gặp khó khăn để xác định đúng vị trí từng lỗ và thổi chính xác từng note. Nhưng theo kinh nghiệm của mình, các bạn chỉ cần chia Harmonica ra thành từng khoảng và nhớ note đó nằm ở khoảng nào của kèn. Ví dụ: Note Mi (E) sẽ nằm ngay giữa Harmonica. Và khi thổi, các bạn cũng không cần phải thổi duy nhất 1 lỗ mà các bạn có thể ngậm cùng lúc 2-4 lỗ, miễn sao note cần thổi nằm ở giữa miệng bạn là được và khi thổi bạn sẽ thổi note đó là trọng âm, còn những note khác sẽ góp phần vào âm bè. Ví dụ: Để thổi note Mi (E), bạn có thể ngậm cùng lúc 3 lỗ 10, 11, 12 sao cho lỗ 11 là trọng âm còn 2 lỗ kia là âm bè.

Hầu hết các bản nhạc các bạn chơi đều sẽ rơi vào từ lỗ 5 đến lỗ số 20. Chúng ta rất ít gặp những bản nhạc nào có note quá thấp hoặc quá cao. Vì vậy mà lỗ 5-20 là những lỗ phổ biến nhất.

- Khi mới bắt đầu tập, các bạn nên tập thổi những note thổi ra, tức là C (Đô), E (Mi), G (Sol). Khi thổi thì các bạn cố gắng nghe và thuộc âm thanh của nó. Tập đi tập lại 3 note C, E, G trên khắp kèn. Sau đó, các bạn tự kiểm tra mình bằng cách thổi một note bất kỳ và xem đó là note gì. Sau khi thành thạo những note thổi ra thì các bạn có thể tập tiếp những note hít vào, tức là F (Fa), A (La), D (Rê), B (Si).

- Chú ý là khoảng cách giữa các lỗ khá hẹp nên khi di chuyển các bạn chỉ di chuyển miệng một tí thôi, nếu không sẽ rất dễ sai note.

Nhiều bạn nghĩ rằng: Harmonica tremolo chỉ chơi rất ít bài do mỗi loại chỉ có một khóa (key). Thật ra, nếu các bạn rành về nhạc lý thì dù là bản nhạc hợp âm G hay D...., các bạn sẽ chuyển về C để chơi trên Harmonica (key C).

Với một cây Harmonica tremolo,các bạn có thể chơi vài trăm bản nhạc là chuyện bình thường

Bài 1 xem như đã tương đối hoàn chỉnh. Pagoda sẽ tiếp tục cập nhật và chỉnh sửa sao cho hay và dễ hiểu nhất. Hôm nay, Pagoda tiếp tục giới thiệu đến các bạn Bài 2: Tập thổi cùng Pagoda.

Lưu ý:

- Những người xem bài này mặc nhiên đã nắm rõ bài 1 và Pagoda xem như các bạn đã thuộc vị trí note trên Harmonica rồi

- Pagoda chỉ post sheet nhạc chuẩn và không post số của vị trí note trên Harmonica bởi vì có nhiều loại Harmonica có cấu tạo khác nhau nên không thể hướng dẫn cho từng loại một.

- Các bạn nên sử dụng phần mềm Harping để tập

- Bài 2 này cũng sẽ được cập nhật và chỉnh sửa lại dựa trên những thắc mắc của các bạn.

Các bản nhạc ở tone trưởng (major) thì thường là gồm các note thổi ra nên chúng ta nên tập các bản nhạc tone trưởng, khi đã thuần thục rồi thì mới tập sang các bài giọng thứ (minor).

Pagoda sẽ hướng dẫn các bạn chơi bài "Aud Lang syne". Đây có thể được xem như bài nhạc dễ tập nhất dành cho các bạn mới tập thổi. Hồi xưa, Pagoda cũng tập bài này đầu tiên đó. Hy vọng các bạn sẽ thích bản nhạc này

Tiếp theo bài 1 và 2 và theo yêu cầu của các bạn, hôm nay pagoda tiếp tục mở thêm bài 3 "Các kỹ thuật chơi harmonica". Hy vọng bài này sẽ phần nào giúp ích các bạn. Bài 3 này dành cho những người đã biết chơi harmonica. Bài này được viết dựa trên chủ quan của pagoda nên có thể không đúng đối với một số bạn. Bài viết này nhằm mục đích chia sẻ kinh nghiệm cá nhân của mình là chính. Mình cũng hy vọng các bạn cũng sẻ chia sẻ những kinh nghiệm riêng của các bạn trong mục thảo luận này để làm cho topic này trở nên thú vị hơn. Do bài viết này khá dài nên pagoda sẽ cập nhật từ từ. Các cứ theo dõi thường xuyên nhé.

1. Kỹ thuật khi chơi harmonica là gì?

Khi chơi bất cứ một nhạc cụ nào, để cho bản nhạc mình chơi hay và có hồn thì đòi hỏi người chơi phải sử dụng các kỹ thuật để có thể lột tả cái hay, cái hồn của bản nhạc. Tương tự như thế, hát thì ai cũng có thể hát được nhưng để hát hay thì đòi hỏi người ca sĩ phải có những kỹ thuật đặc biệt: độ cao, độ trầm, độ ngân, diễn cảm...v.v....Chơi harmonica cũng vậy. Bạn có thể đã biết chơi, nhưng khi bạn thổi, âm thanh của tiếng kèn làm mọi người chói tai, hàng xóm than phiền bạn hay bạn chơi chỉ vài phút đã cảm thấy mệt đừ...v.v....Vì vậy, để cho tiếng kèn của bạn phát ra trở nên quyến rũ, làm cho chính bạn và người nghe đều thích thì các bạn phải vận dụng các kỹ thuật khi chơi. Việc áp dụng các kỹ thuật khi chơi harmoinca sẽ giúp bạn thể hiện bản nhạc có hồn, truyền cảm và tạo nên phong cách cho chính bạn.

2. Kỹ thuật chơi harmonica gồm những kỹ thuật nào?

Theo pagoda, có rất nhiều kỹ thuật khi chơi harmonica. Các kỹ thuật chơi chủ yếu là do sự sáng tạo của từng người chơi nên khó mà có thể nắm bắt được hết. Tuy nhiên, có một số kỹ thuật đặc trưng và không thể thiếu truyền từ đời này sang đời khác khi chơi harmonica mà hầu như những người chơi đều biết đến. Với hiểu biết khiêm tốn của mình, pagoda liệt kê một số kỹ thuật đặc trưng và quan trọng khi chơi harmonica:

- Kỹ thuật thổi âm đơn (single note, pucker, tongue block )

- kỹ thuật thổi âm bè (Chord)

- Kỹ thuật tay (hand effect, wahwah)

- Kỹ thuật lấy hơi (Breathing)

- Kỹ thuật ngân (vibrato)

- Kỹ thuật đánh lưỡi

- Kỹ thuật bend, overblow

..........

Wow, nhìn cái list thấy ớn quá?!! Các bạn đừng lo, pagoda sẽ đi qua từng kỹ thuật một.

3. Khi nào thì áp dụng các kỹ thuật chơi harmonica:

Tùy theo phong cách, sở thích và tùy theo thể loại nhạc (pop, blue, jazz, rock, country...) mà chúng ta áp dụng các kỹ thuật một cách hơp lý. Việc lạm dụng các kỹ thuật khi chơi harmonica sẽ tạo ra hiệu ứng ngược như làm mất sự thuần khiết của bản nhạc và làm cho người nghe cảm thấy khó chịu. Bản thân pagoda khi nghe một số bản nhạc do một số bạn chơi và kể cả nghe lại những bài do chính pagoda chơi thì thấy rằng nhiều lúc các kỹ thuật bị lạm dụng quá mức. Ngoài ra, còn tùy thuộc vào loại kèn harmonica (Chromatic, diatonic, tremolo...) mà có thể áp dụng những kỹ thuật cho thích hợp. Cũng tùy từng loại kèn, chất liệu cấu tạo mà việc áp dụng các kỹ thuật sẽ trở nên dễ dàng hoặc khó khăn, dễ nhận thấy hoặc chỉ lờ mờ.

4. Tìm hiểu từng kỹ thuật harmonica

4.1 Kỹ thuật thổi âm đơn (Single note, pucker, tongue block)

Kỹ thuật thổi âm đơn là kỹ thuật cơ bản nhất và quan trọng nhất dành cho những người mới bắt đầu chơi (beginner). Như tên gọi của nó, kỹ thuật này là cách mà người chơi khi chơi (thổi hoặc hít) một note nào đấy chỉ phát âm đơn mà không bị các note khác hòa lẫn vào. Để làm được điều này, người chơi sẽ có 2 cách:

- Chặn lưỡi: Có thể áp dụng cho tremolo và diatonic: Đối với tremolo, khi bạn chơi một note nào đó, bạn chỉ cần dùng lưỡi của mình đẻ che hàng lỗ dưới của harmonica là có thể tạo ra âm đơn. Còn đối với diatonic và chromatic, các bạn cũng có thể dùng kỹ thuật này để tạo âm đơn bằng cách như hình vẻ:

Nói chung, khi chơi tremolo, để phát ra âm đơn thì nhất thiết phải sử dụng kỹ thuật chặn lưỡi này. Còn đối với diatonic và chromatic, việc áp dụng kỹ thuật chặn lưỡi khá khó và làm các bạn mau nản.

- Pucker: Các bạn có thể áp dụng kỹ thuật này đối với diatonic và chromatic nếu các bạn không thích chặn lưỡi. Pagoda cũng áp dụng kỹ thuật này để tạo âm đơn khi chơi diatonic. Các bạn xem video minh họa sẽ hiểu kỹ thuật này:

Chữ hoa là thổi ra, chữ thường hít vào (lẻ thổi, chẵn hít)

-1--2--3-4--5--6-7--8--9-10-11-12-13-14--5--16-17--18-19-20-21-22--23-24-

|C |d |E |f |G |a |C |b |C |d |E |f | G | a | C | b | C | d | E | f | G | a | C | b |

|C |d |E |f |G |a |C |b |C |d |E |f | G | a | C | b | C | d | E | f | G | a | C | b |

C = đô

D = rê

E = mi

F = fa

G = sol

A = la

B = si

úi sao thế nhỉ,em đã mò mẫm được vài tuần trên cái 24 lỗ của tàu và theo hướng dẫn cũ trên blog là bỏ 3 lỗ đầu và 1 lỗ cuối là thành cây 20 lỗ,nhưng giờ xem lại bản chính thức cho 24 lỗ này và so với bản cũ em đã dùng lại thấy khác nhau.Em lại thấy bản như cũ thổi đúng hơn,bản này thế nào ấy bản cũ em dịch ra là thế này

4- 5- 6- 7- 8- 9- 10- 11- 12- 13-14-15-16-17-18-19-20-21-22-23

f- E- a- G- b-C- d- E- f- G- a- C- b- E- d- G- f- C- a-E

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: