Hành trình tìm mẹ
NHỮNG TÂM HỒN CAO CẢ (Mùa Hè) »
(Truyện đọc hàng tháng)
Cách đây mấy năm, một em bé ở thành phố Giênôva, mười ba tuổi, con một bác công nhân đã đi sang tận châu Mỹ – đi một mình – để tìm mẹ. Mẹ cậu ra đi hai năm về trước, sang Buênôt Airetx, thủđô nước Cộng hòa Achentina, giúp việc cho một nhà giàu để trong một thời gian ngắn kiếm được ít nhiều tiền về giúp gia đình đã sa vào cảnh nghèo khổ sau nhiều nỗi bất hạnh. Kể ra những người đàn bà can đảm đi xa như vậy, mong đạt được mục đích như vậy cũng không phải là hiếm. Sang bên ấy chỉ một ít lâu sau, nhờ tiền công rất hậu mà bên ấy người ta trả cho những người giúp việc nhà, họđã trở về xứ sở mang theo vài nghìn đồng lứa. Người mẹđáng thương ấy đã khóc nhiều khi chia tay với các con trai, một cậu đã mười tám tuổi và cậu kia mới mười một. Nhưng bà đã ra đi rất can đảm và lòng đầy tin tưởng. Chuyến đi đã được nhiều may mắn. Vừa chân ướt chân ráo đến Buênôt Aứetx, nhờ một người em họ chồng, chủ một cửa hiệu nhỏở bên ấy đã lâu, mối manh hộ, bà đã kiếm ngay được một chỗ, lương rất khá, trong một gia đình người Achentina rất tốt. Họđối với bà khá trọng nể. Trong một thời gian, thư từ qua lại giữa bà với gia đình được đều đặn. Nhu họđã giao ước với nhau, người chồng lại gửi thư cho vợ và nhờ người em họ chuyển lại; và người vợ viết thư cho chồng cũng mang đến nhờ người em họ gửi về Giênôva, sau khi đã tự tay viết thêm vào vài dòng. Mỗi tháng, bà được tám chục lira tiền công, nhưng chẳng tiêu pha chút gì cho mình cả, nên cứ ba tháng bà lại gửi vềđược một số tiền nhỏ; nhờđó mà chồng, vốn là người rất lương thiện, đã dần dần trảđược công nợ và khôi phục lại tiếng tăm của gia đình. Người chồng về phần mình rất yên phận làmăn, chỉ mong vợ chóng về, vì không có bà nhà cửa thật vắng vẻ, hiu quạnh. Cậu con út vốn rất quý mẹ thì càng ngày càng âu sầu, và thấy khó lòng kiên nhẫn mà chờ đợi được... Qua chừng một năm, gia đình nhận được một bức thư ngắn trong đó bà nói đang ốm, rồi từđó không nhận được tin tức gì nữa. Người ta gửi thư cho người em họ. Chẳng thấy người em họ trả lời. Người ta viết thư cho gia đình người Achentina mà người vợ giúp việc nhưng có lẽ thư không đến, vì tên họ trên phong bì đề sai; không có thư trả lời. Lo có điều bất hạnh, người ta bèn viết thư gửi viên lãnh sự người Ý tại Buênôt Airetx, nhờ cho tìm giúp. Ba tháng sau, ông lãnh sự trả lời rằng, mặc dù đã cho đăng báo hỏi khắp nơi, nhưng chẳng có ai đến, hay cho biết một tin nhỏ nào. Và như thế là có lý do, vì người đàn bà Giênôva đã không nói đúng tên họ thật của mình với gia đình giúp việc chắc để giữ thể diện cho người thân yêu, vì bà cho rằng đi ở là tự hạ giá. Vài tháng nữa trôi qua, vẫn không tin tức gì, người bớ và hai cậu con trai lo lắng vô cùng; và cậu bé nhất càng chồng chất thêm nỗi buồn nhớ mẹ, không thể nào chịu được nữa. Biết làm thế nào? Nhờ cậy được ai bây giờ? Ý nghĩđầu tiên của người bố là phải đi, phải sang châu Mỹ tìm vợ. Nhưng ông ta di vắng thì lấy ai nuôi nấng hai con? Cậu con trai lớn cũng không thểđi được, vì cậu ta mới bắt đầu kiếm được chút ít và thành ra cần thiết cho gia đình.
Trong cảnh khắc khoải đè nén lên ba bố con, những kẻ tội nghiệp ấy đã sống những ngày quả là buồn thảm.
Thế rồi, một buổi tối, Maccô, cậu con bé, nói quả quyết rằng: "Con sẽ sang châu Mỹ tìm mẹi!. Người cha cúi đầu không đáp. Về phía đứa con, đó là một ý nghĩ hào hlệp, nhưng làm sao mà có thể thực hiện được? Mới mười ba tuổi đi một mình sang châu Mỹ, đằng đẵng một tháng vượt đại dương.
Cậu bé thì cứ kiên nhẫn xin đi. Cậu cứ vật nài, ngày hôm ấy rồi ngày hôm sau, rồi ngày nào cũng thế, lý lẽ như một người lớn san bằng hết mọi khó khăn.
" Đã có nhiều đứa trẻ sang bên ấy – cậu nói, – và những đứa còn bé hơn con. Một khi con đã xuống tàu, thì con sẽ sang đến châu Mỹ như bất cứ ai? Đến nơi rồi, con chỉ việc đi tìm cái cửa hiệu của chú con. Bên ấy, có biết bao nhiêu ngườí Ý, họ sẽ mách cho con địa chỉ. Gặp được chú rồi, tất tìmđược mẹ; ví bằng không tìm thấy mẹ thì con sẽ đến ông lãnh sự, rồi tìmđến gia đình người Achentina. Dù có cái gì xảy ra đi nữa thì bên ấy cũng có công việc làm ăn cho mọi người.
Con s ẽ tìm việc làm và ít nhất cũng kiếm được đủ tiền để trở về". Cứ thế, dần dần cậu đã thuyết phục được bố mình. Bố vốn quí Maccô, lại hiểu rằng cậu vừa khôn ngoan vừa can đảm, đã quen cảnh sống thiếu thốn và biết hy sinh; và tất cả những đức tính tốt đẹp đó sẽ tăng thêm sức mạnh cho một tấm lòng hừng hực hy vọng thiêng liêng này: tìm cho ra người mẹ yêu quý của mình. Giữa lúc đó, bỗng có một ông thuyền trưởng, bạn của một người quen của ông bố, nghe câu chuyện hiếu thảo ấy, tự mình đứng ra xin cho Maccô một cái vé đi tàu thủy hạng ba không mất tiền, sang nước Cộng hòa Achentina. Do dự một tí, rồi ông bố cũng đồng ý. Thế là việc ra đi được quyết định. Người ta xếp ít quần áo,đồ dùng vào chiếc va li, đút vài đồng tiền bạc với địa chỉ của người chú họ vào túi Maccô; và một buổi chiều tháng tưđẹp trời, người ta đưa cậu xuống tàu. Ông bốđứng ở thang tàu sắp rời bến, nước mắt chảy quanh, hôn cậu lần cuối và dặn: "Maccô, con yêu của bố, can đảm, con ạ? Con đi với một quyết tâm cao thượng, bốhy vọng con sẽ thành công". Tội nghiệp Maccô! Lòng cậu đã được tôi luyện kỹđểđương đầu với những thử thách gay go nhất, thế mà khi thấy thành phố quê hương xinh đẹp khuất dưới chân trời và mình dã ở giữa biển cả mênh mông, cô độc trên chiếc tàu to lớn chởđầy những nông dân di cư chẳng quen biết một ai, chỉ có chiếc va li nhỏ chứa tất cả vốn liếng của mình, thì bỗng nhiên cậu thấy nản lòng. Hai ngày liền, cậu ngồi bó gối dằng mũi tàu, gần như chẳng ăn uống gì, chỉ tức tối muốn khóc mà thôi. Đủ thứ ý nghĩ buồn rầu kéo qua đầu óc cậu, mà ghê gớm nhất, khó đuổi đi nhất là ý nghĩ Mẹ đã chết rồi. Trong những giấc mơ nặng nề, lúc nào cũng thấy hiện ra khuôn mặt của một người lạ ghé tai cậu mà thì thầm: "Mẹ mày chết rồi". Mỗi lần như vậy, cậu lại hố hoảng choàng dậy và kêu lên một tiếng sợ hãi. Tuy nhiên, khi tàu đã qua eo biển Gibranta và đi vào Đại tây dương thì Maccô lấy lại được chút can đảm và hy vọng; nhưng cũng chỉđỡđi được ít ngày thôi! Cảnh đại dương bao la ngày nào cũng như ngày nào, cái nóng mỗi ngày một tăng, vẻ lo buồn của tất cả những người nghèo khổ chung quanh mình, nỗi hiu quạnh của chính mình lại làm chơ cậu trở lại như trước. Ngày lại ngày nối tiếp nhau, trống rỗng, đơn điệu, cứ lẫn lộn trong ký ức cậu nhưđối với một người đang ốm. Cậu tưởng như mình đã ở trên mặt biển một năm nay rồi. Và mỗi buổi sáng thức dậy, cậu lại ngạc nhiên không hiểu sao mình lại ở dây, một mình giữa biển cả này,đang đi sang châu Mỹ. Những con cá chuồn xinh xinh thỉnh thoảng lại rơi xuống sàn tàu, những cảnh mặt trời lặn tuyệt vời ở nhiệt đới với những đám mây khổng lồ màu máu và lửa, ánh lân quang ban đêm như làm cho đại tây dương thành một biển dung nham, tất cả những thứấy đối với cậu như không phải là thật mà chỉ là bấy nhiêu cảnh kỳ diệu trông thấy trong giấc mơ. Cũng có những ngày mưa gió, người ta phải giam mình trong phòng ngủ, trong khi mọi vật nhảy nhót và đổ vỡ giứa những tiếng đồng thanh kêu la và chửi rủa khủng khiếp. Bấy giờ cậu tưởng như giờ tận số của mình đã điểm. Mà cuộc hành trình cứ như không bao giờ chấm dứt: biển và trời, tưởng như trời và biển, hôm nay cũng như hôm qua, cũng như ngày mai, tiếp mãi đằng đẵng, vô tận. Maccô đứng tựa vào thành tàu, hết giờ này qua giờ khác, nhìn cái đại dương không bờ bến kia, bàng hoàng, mơ hồ nghĩ đến mẹ, cho đến khi đôi mắt nặng trĩu, nhắm lại vì buồn ngủ, thế là lại thấy khuôn mặt của người khách lạ kia nhìn mình, vẻ thương hại thực sự và thì thầm vào tai mình: "Mẹ mày chết rồi!" Nghe tiếng nói đó Maccô giật mình tỉnh dậy, dể rồi lại tiếp tục mơ màng, đôi mắt hướng về phía chân trời không thay đổi. Cuộc hành trình kéo dài hai mươi bảy ngày? Những ngày cuối cùng là những ngày đẹp hơn cả. Trời nắng và không khí mát mẻ. Cậu bé đã làm quen được với một cụ già phúc hậu người Lômba sang châu Mỹ tìm người con trai làm ruộng, gần thành phố Rôxariô. Maccô đã kể hết việc mình cha ông cụ nghe và cụ thì cứ chốc chốc lại đặt tay lên gáy cậu mà nhắc đi nhắc lại: "Can đảm lên, cháu ạ, thế nào cũng tìm được mẹ cháu, khỏe mạnh và hài lòng". Ớ cạnh cụ già phúc hậu, Maccô thấy yên tâm; những điều tiên cảm lo buồn của cậu đã trở thành vui. Ngồi phía mũi tàu, dưới vòm trời đẹp đầy sao, cạnh cụ già nông dân ngậm cái tẩu, giữa một dám người di cưđang hát, cậu tưởng tượng ra cảnh mình đến Buênôt Airetx. Cậu thấy mình đến một phố nào đấy tìm cái cửa hiệu của người chú họ, rồi chạy đến trước mặt chú: "Chú ơi, mẹ cháu có khỏe không? Mẹ cháu đâu? ĐẾn gặp mẹ cháu ngay đi!" Rồi hai chú cháu dắt nhau chạy lên cầu thang... Một cánh cửa mở ra... Đến dây thì mơ tưởng ngừng lại, trí tưởng tượng của cậu tan vào trong một cảm giác dịu dàng không tài nào tả nổi! Ngày thứ hai mươi bảy, từ khi đi ở Giênôva, tàu đến Buênôt Airetx. Một buổi rạng đông tháng năm rực rỡ làm cho nền trời đỏ lên(l) như bốc cháy, tàu thả neo giữa. dòng sông La Plata rộng mênh mông; trải dài trên một bờ sông là thủđô của nước Cộng hòa Aehentina. Tiết trời rực rỡđó đối với Maccô dường như một điềm lành. Cậu vui sướng và suất ruột muốn điên lên. Cách mẹ chỉ một quãng mà thôi! Trong vài tiếng dồng hồ nữa cậu sẽ gặp mẹ và cậu ở trên đất châu Mỹ, ở Tân thế giới mà cậu dã có gan đến một mình. Chuyến di lâu ngày và vất vả kia như đã qua nhanh tựa tia chớp. Cậu tưởng như mình bay trong giấc mơ, và khi tỉnh dậy thì đã đến bến. Maccô vui sướng đến nỗi khi soát lại các túi không thấy ví tiền đâu cả, cũng chẳng hoảng hết chút nào. May là đã chia số tiền ít ỏi của mình ra làm hai nửa, cất làm hai nơi để cho chắc là có mất cũng không đến nỗi mất sạch. Ai đã móc mất ví của cậu, và chỉ còn lại có mấy lừa thôi, nhưng cần gì. Chẳng phải cậu sắp được gặp mẹ rồi hay sao? Xách chiếc va li, cậu cùng với những người Ý khác xuống một chiếc tàu nhỏ chạy hơi nước để vào gần bờ; đến dây cậu nhảy sang một chiếc thuyền mang tên Anđrêa Đôria, nó đưa cậu vào bờ, chỗ buộc thuyền. Cậu bắt tay từ giã người bạn già Lômba, rồi rảo bước đi liền vào thành phố. Đến đầu đường phố thứ nhất, cậu đón người đi qua, nhờ chỉđường đến phố LôtxAetetx. Người mà cậu hỏi lại chính là một công nhân người Ý. Anh ta nhìn cậu vẻ tò mò và hỏi cậu có biết đọc không. "Có ạ", cậu trả lời.
Người thợ chỉđuờng phố mà cậu vừa đi ra và nói:
"Thế thì cứđi thẳng trước mặt, đến góc phố nào cũng đọc kỹ các tên phố ghi ở đấy, rồi cuối eùng sẽ tìm thấy phố của cậu". Cậu bé cảm ơn, rồi cứ thếđi dọc đường phố thẳng trước mặt. Đó là một phố thẳng tắp, rất dài mà lại hẹp; nhà ở hai bên thấp và trắng, trông như những biệt thự nhỏ.
Người và xe ngựa đi lại đông đúCầm ầm, chỗ này chỗ kia. Những lá cờđuôi nheo đủ màu, phấp phới, mang những chữ to báo giờ khởi hành của các tàu thủy đi những thành phố xa lạ. Cứ từng quãng độ hai chục bước quay sang bên trái, bên phải Maccô đều thấy hai phố khác chạy thẳng tít tắp, người và xe dông nghịt, hai bên cũng đều những nhà thấp và trắng. Những thành phốở châu Mỹ này đều xây dựng như thế, đường phố thẳng tắp trên dồng bằng mênh mông như đại dương. Cậu chú ý nhìn những tên đường phố cắt ngang đường mình đi, những tên ngoại quốc phải đánh vần thật khó. Cứ gặp một đường phố mới, cậu lại hồi hộp cho rằng đây là phố mà mình tìm. Cậu chú ý nhìn tất cả những người đàn bà may ra trông thấy mẹ. Cậu thấy một bà đi trước mặt làm cậu giật mình, cậu đi vượt lên, quay lại nhìn: đó là một bà da đen. Cậu cứđi, cứđi, chân bước gấp. Đến một ngã tư, cậu đọc và đứng ngây người như bịđóng đinh trên vỉa hè: đó là phố LôtxActetx. Cậu quay nhìn, thấy số nhà 117; cửa hiệu của người chú họở số nhà 175, cậu lại càng bước nhanh.
Đến số nhà 17l, cậu phải dừng lại để thở và lẩm bẩm: "Mẹơi, mẹơi? Có thể nào chỉ mấy phút nửa là con sẽ trông thấy mẹ!".
Cậu chạy vội, và đến một cửa hiệu tạp hóa nhỏ, bước vào, và thấy có một người đàn bà tóc hoa râm,đeo kính. "Cậu cần gì, cậu bé?" người đàn bà hỏi bằng tiếng Tây Ban Nha.
– Thưa bà, cậu lúng túng đáp, có phải đây là cửa hiệu của ông Phransetxcô Mêrenli không ạ?
– Ông Phransetxcô Mêrenli chết rồi. – người đàn bà trả lời bằng tiếng Ý. Em bé cảm thấy như vừa bị một nhát dao đâm vào giữa ngực.
– Ông ấy chết từ bao giờạ?
– Ấy mới mấy tháng nay, sau mấy chuyến thua lỗ, ông ấy bỏ thành phố ra đi, nghe đâu đến Bahia Blanca, cách dây rất xa, và vừa đến nơi thì ông ta chết.
Hi ệu này hiện của tôi. Cậu bé tái mặt, rồi nói vội vàng: "Chú Mêrenli biết mẹ cháu. Mẹ cháu ở đây giúp việc cho ngài Mêkinet, chỉ có chú ấy mới có thể cho cháu biết chỗ mẹ cháu ở. Cháu ở tận bên nước Ý sang châu Mỹ đây tìm mẹ cháu... Chú Mêrenli thường chuyển thư của gia đình cháu cho mẹ cháu... Cháu phải tìm cho được mẹ cháu...
– Khổ thân cháu, tôi chẳng biết gì cả. Tôi có thể hỏi thử cậu bé trước đây vẫn mang hàng cho ông Mêrenli xem. May ra Cậu ấy có biết gì chăng. Bà đi vào cuối cửa hiệu và cất tiếng gọi: một cậu bé chạy ra ngay. Bà hỏi: Cậu có nhớ là trước kia ông Mêrenli thỉnh thoảng vẫn nhờ cậu đem thưđến cho một người đàn bàđi ở, tại nhà "những người dân bản xứ"' không? ,
Ở nhà senor(l) Mêkinet phải không ạ! – Cậu bé trả lời Thưa bà, cóạ, cháu đến đấy luôn. Ở cuối phố LôtxActetx này ạ.
– Ôi! Cám ơn bạn, bạn ạ! Maccô nói như thét, xin cho tôi biết số nhà... Bạn không biết à? Bạn có thểđưa tôi đến đấy không" Tôi vẫn còn một ít tiền đây.
Maccô nói những lời ấy nhiệt thành quá, đến nỗi không chờ lệnh của chủ nhà, cậu bé kia trả lời ngay: "Nào ta đi!" rồi bước ra trước.
Đ i gần như chạy, chẳng ai nói một lời, họđến cuối con đường phố rất dài, và đứng lại trước cổng một tòa nhà trắng, chung quanh có hàng rào sắt, nhìn vào thấy một cái sân nhỏ, xếp đầy những chậu hoa.
Maccô gi ật dây chuông. Một cô gái đi ra.
– Có phải gia đình Mêkinet ở đây không chị? – cậu hỏi vẻ lo lắng. Trước gia đình ấy ở đây, dúng thế, – cô gái trả lời với một giọng Tây Ban Nha rất nặng; – còn nay thì chúng tôi ở, cậu ạ? Thế giờ gia đình Mêkinet ở đâu ạ? – Maccô hỏi tim đáp thình thịch.
– Họđã đi Coocđôva rồi.
– Coocđôva! – Maccô kêu lên. – Coocđôva là chỗ nào? Thế còn người đàn bà giúp việc cho họ? Mẹ tôi mà? Người ấy là mẹ tôi đấy! Họ éo đưa mẹ tôi đi theo không? Cô gái nhìn cậu, rồi trả lời: "Tôi không rõ việc ấy. Có thể bố tôi biết; bố tôi có gặp họ lúc họ ra đi. Chờ một lát nhá". Cô gái chạy vào và chỉ một lát là trở ra, theo sau là bố cô ta, một người cao lớn, bộ râu đã hoa râm. Ông nhìn kỹ cái cậu thủy thủ Giênôva bé nhỏđáng yêu có mái tóc bạch kim và sống mũi khoằm ấy, rồi hỏi bằng tiếng Ý nói không sõi: "Mẹ cháu người Giênôva phải không?"
Vâng ạ, – Maccô trả lời.
– Vậy thì người đàn bà Giênôva ấy đi với gia đình Mêklnet, chắc chắn như v ậy.
– Thế họđi đâu, ạ?
– Đi Coocđôva. Cậu bé thở dài, nhẫn nhục nói: "Vậy, cháu sẽđi Coocđôva". _Ah!pobre nino.l(l) – cụ già Tây Ban Nha thốt lên vẻ thương hại. Coocđôva cách đây những một trăm dặm đường?
Maccô mặt nhợt nhạt như người chết, đứng không vững phải tựa vào hàng rào.
Người senor già xúcđộng nói: "Này, này, cháu vào trong này một lát đã, xem có thể giúp cháu được chút gì không nào?".
Cụ dưa Maecô vào nhà, kéo ghế bảo ngồi và mời cậu kể rõ việc mình. Cụ nghe cậu kể rất chăm chú, suy nghĩ một lúc, bỗng nói quả quyết: "Cháu không có tiền, phải không nào?".
Cháu cũng còn... rất ít thôi ạ, – Maccô trả lời lúng túng.
Người senor nghĩ một lúc, rồi ngồi vào bàn giấy, viết một bức thư, bỏ vào phong bì dán lại, đưa cho Maccô và bảo: "Nào cậu bé người Ý, nghe đây nhá, mang bức thư này đến La Bôca(8) một thị trấn nhỏ mà đến một nửa dân số là người Giênôva, không xa đây lắm, đi độ hai giờ là cùng. Hỏi ai họ cũng có thể chỉđường cho. Đến nơi, cháu tìm nhà senor mà ta đề tên đây, trao thư này cho ông ta. Ông ta thì ai cũng biết, khác nào con chó sói lông trắng, và ông ta sẽ giúp cháu đi đến Rôxariô, và sẽ gửi cháu cho một người nào ở đó để giúp cháu tiếp tục đi đến tận Coocđôva. Đến Coocdôva cháu sẽ gặp gia đình Mêkinet và chắc là cả mẹ cháu nữa. Giờ thì, cháu hãy cầm tạm cái này..." Cụđặt vào tay cậu mấy đồng bạc.
– Thôi, cháu đi đi, và can đảm lên. Ở đấy, cháu sẽ gặp người đồng hương của cháu nhiều lắm. Đâu cũng có, họ không bỏ mặc cháu đâu. Ađios(l) Maccô lắp bắp hai tiếng Cám ơn, không biết nói gì khác nữa. Cậu xách va li đi ra, từ biệt người bạn dẫn đường, rồi thong thảđi qua thành phố lớn lao ồn ào ấy theo con đường đến La Bôca... Tất cả những gì đã xảy ra cho cậu lúc ấy cho đến tối hôm sau chỉ còn là mơ hồ trong trí nhớ của cậu, như một giấc ác mộng của người lên cơn sốt, vì cậu quá mệt và nản. Sau một đêm ngủ lại một phòng quán trọ nhỏở La Bôca, bên cạnh một bác công nhân bốc vác ở cảng, và một ngày ngồi trên đống gỗ làm xà nhà, dở ngủ dở thức, nhìn hàng nghìn tàu, thuyền, tàu kéo, và lúc chạng vạng ngày hôm sau, cậu được xuống một chiếc thuyền buồm lớn và ngồi vào khoang sau, chởđầy rau quảđi Rôxariô, do ba chàng trai lực lưỡng người xứ Giênôva da rám nắng dưa đi. Nghe giọng nói của những người đồng hương nói thổ ngữ thân yêu của nơi chôn nhau cắt rốn, lòng cậu cũng được đôi chút an ủi. Thuyền nhổ neo. Chuyến đi mất ba ngày, bốn đêm, đã đem lại cho người khách bé nhỏ tội nghiệp bao nhiêu điều ngạc nhiên. Ba ngày bốn đêm trên dòng sông tuyệt đẹp này, sông Parana, mà bên cạnh thì sông Pô chỉ là một con suối; nó dài gấp hơn bốn lần bề dài của toàn thể nước Ý(l). Chiếc thuyền lớn đi chầm chậm ngược dòng, phải chống chọi với khối nước to lớn ấy, đi sát những hòn đảo trồng đầy cam và liễu, trông như những cánh rừng nổi, làm hang lỗ cho rắn và cọp(2)... xa nữa, thuyền vào lòng lạch hẹp, dài, tưởng chừng không thể nào ra khỏi, nhưng lại dẫn đến những khúc sông rộng mênh mông trông như những biển hồ yên lặng. Rồi lại những hòn đảo, những lạch hẹp giữa một quần đảo bát ngát, cây cối um tùm. Bốn bề vắng lặng như tờ, đôi bờ và dòng nước quạnh hiu này làm cho người ta có ý nghĩ rằng đây là một con sông không ai biết, mà đây là con thuyền đầu tiên đang phiêu du trên mặt nước này. Thuyền càng đi, con sông kỳ quái này càng làm cho Maccô hoảng! Cậu tưởng như mẹở mãi tận nguồn sông, phải ngược lên hàng năm trời mới tới được. Mỗi ngày hai bận người khách nhỏăn một ít bánh mì và thịt muối với các thủy thủ; họ thấy cậu buồn cũng không hề trò chuyện gì với cậu cả! Ban đêm, chốc chốc Maccô lại thức giấc vì ánh trăng trong vắt chiếu vào mắt cậu, ánh trăng như bạc trên mặt nước bao la, và những bãi bờ xa tắp. Thế là lòng cậu thắt lại. ' Coocđôva!" cậu nhắc đi, nhắc lại cái tên đó như tên của một trong những thành phố huyền bí trong các chuyện thần tiên. Rồi cậu lại nghĩ rằng "mẹ mình đã đi qua đây, Mẹ đã nhìn thấy những hòn đảo này, Mẹ đã nhìn thấy những bờ sông này... Và thế là nước non xa lạđối với cậu hình như bớt phần quạnh quẽ, vì mẹ cũng đã từng nhìn thấy. Đêm cuối cùng, một thủy thủ cất tiếng hát. Đó là một bài mà Mẹ đã từng hát để ru cậu thuở còn bé. Vừa nghe Maccô đã thổn thức khóc. Người thủy thủ liền im bặt, đoạn nói to: "Ấy can đảm lên chứ, Filliot!(l) Quái thật! Một người xứ Giênôva mà khóc vì xa nhà, thôi đi! Người Giênôva đi quanh thế giới, vinh quang và chiến thắng..."(2) Nghe nói thế, Maccô sực tỉnh, cảm thấy như đang nghe tiếng nói của dòng máu Giênôva, cậu ngửng đầu lên, hãnh diện nắm tayđập cái cần bánh lái và nói: " Tôi cũng vậy, dù có phải đi vòng quanh trái đất, đi năm này qua năm khác nữa, và phải đi bộ hàng trăm dặm đường nữa, tôi vẫn cứ phía trước mà đi, cho kỳ đến khi gặp lại mẹ. Dù đến nơi gần chết, rồi tắt thở dưới chân mẹ, chỉ mong được thấy mẹ một lần nữa là tôi vui lòng?" Như thế cậu có thêm sức mạnh, và một buổi sáng đẹp trời thì đến Rôxariô, thành phố nằm trên bờ cao của sông Parana, có cờ của hàng trăm chiếc tàu đủ mọi nước soi bóng xuống dòng sông. Vừa bước lên bờ, cậu liền xách va li đi vào thành phố tìm ông senor người Achentina, để đưa tấm thiếp của người bảo trợở La Bôca gửi với mấy lời giới thiệu cậu Vào Rôxariô, Maccô như gặp lại một thành phố quen thuộc; cũng những đường phố dài vô tận, thẳng tắp hai bên là những nhà thấp và trắng, trên các mái nhà, dây điện tín từng băng lớn giăng chằng chịt như những mạng nhện khổng lồ. Rồi lại những dòng người, ngựa, xe ngược xuôi tấp nập.(l) Đầu óc Maccô rối cả lên, tưởng như lại trở vào Buênôt Airetx mà mấy hôm trước cậu đã vào tìm người chú họ. Cậu hết rẽ sang phải lại rẽ sang trái, đã gần một tiếng đồng hồ mà cứ tưởng như vẫn ở nguyên đường phố cũ. Hỏi mãi, rồi cũng tìm được nhà người bảo trợ mới. Cậu kéo chuông.
Một người đàn ông to lớn, tóc vàng dáng cục mịch, có vẻ một người quản gia, hiện ra ở cổng và cộc lốc hỏi cậu muốn gì. Cậu nói tên ông chủ, xin gặp.
"Ông chủ à? – người quản gia nói, – đã đi Buênôt Airetx từ hôm qua cùng cả gia đình rồi". Cậu bé tội nghiệp lặng đi vì bất ngờ, rồi mới ấp úng. "Nhung cháu... cháu chẳng quen ai ở đây cả. Cháu chỉ có một mình", rồi cậu đưa tấm thiếp ra.
Người quản gia cầm lấy, đọc, rồi gắt hỏi: "Vậy làm thế nào được? Chủ về, ta sẽđưa lại cái này, một tháng nữa mới về.
– Nhưng cháu chỉ có một mình ở đây thôi! Cháu cần được ông ấy giúp đỡ – cậu kêu lên giọng run run, sắp khóc. Thôi, bước đi, – người kia nói. – đã chẳng thiếu gì những đứa cùng quê quán với mày ở Rôxariô này rồi!
Trở về mà ăn mày bên nước Ý đi.
Lão qu ản gia đóng cổng lại và cậu bé đứng lặng đấy như hóa đá. Rồi cậu lại xách va li bước đi, lòng khắc khoải, muôn nghìn ý nghĩ quay cuồng trong đầu óc. Làm gì bây giờ? Đi đâu bây giờ? Từ Rôxariô đến Coocdôva phải một ngày đường bằng xe lửa. Trong túi Maccô chỉ còn có vài lửa, trừ tiền chi tiêu cho những khoản cần thiết ngày hôm ấy đi thì gần như chẳng còn gì hết. Lấy tiền đâu ra đểđi đường? Cậu có thểđi làm... nhưng bằng cách nào? Biết tìm việc ở đâu? Ngửa tay ăn xin ư? À không thểđược. Để cho người ta hắt hủi, chửi rủa, làm nhục như lão quản gia vừa rồi, không bao giờ có thể như thếđược, thà chết còn ơn? Nghĩ thế rồi lại thấy con đường dài trước mặt, cứ mất hút vào đồng bằng vô tận, lần nữa cậu lại thấy mất hết can đảm. Cậu đặt mạnh chiếc va li xuống vỉa hè, ngồi lên trên, vai tựa vào tường, hai tay ôm mặt, không khóc, nhưng đau khổ quá chừng. Nhiều người qua lại vội vàng vấp vào cậu, những chiếc xe chở hàng lăn bánh ầm ầm, bọn trẻ con dừng lại nhìn cậu. Và Maccô vẫn ở đấy, thẳng thất và chán nản.
Bỗng cậu sực tỉnh khỏi cơn mê vì nghe ai hỏi mình, nửa tiếng Ý nửa tiếng Lômba(l) "Làm sao thế, cháu?"
Maccô ngước mắt lên, rồi đứng phắt dậy, kêu lên ngạc nhiên: "Kìa! Cụ ở đây à?"
Đó là cụ già người Lômba mà cậu đã làm quen trong chuyến vượt biển từ Giênôva sang Buênôt Airetx.
Ông lão nông dân cũng ngạc nhiên không kém gì cậu bé. Không để cho cụ kịp hỏi một câu, cậu vội kể ngay những nỗi thất vọng của mình.
– Hi ện cháu chẳng có một nguồn sống nào nữa. Đấy nhá, cháu phải đi làm; bác tìm hộ cháu việc gì làm để có được ít tiền. Ai cần gì, cháu làm nấy: bốc vác, quét dọn, đưa hàng, cháu sẽ vui lòng ăn bánh mìđen, miễn là có thể tìm thấy mẹ cháu! Bác rủ lòng thương giúp cho cháu việc làm để cháu có thể lên đường. Nhanh lên, bác tìm giúp cháu việc làm đi, cháu không còn có thể chịu được nữa. Quỉ sứ! Quỉ sứ! Ông lão nông dân vừa nói vừa nhìn quanh và đưa tay gãi gãi cằm, – gay quá sức!
Làm việc gì, nói nghe dễ thật đấy. Nhưng, thử xem có cách gì kiếm lấy ba chục lira ở bao nhiêu người đồng hương không đã. Maccô nhìn ông cụ, vững tâm vì chút hy vọng ấy.
– Cháu đi theo ta, – ông lão nông dân bảo. Đi đâu vậy? cậu bé vừa hỏi vừa xách va li.
– Đi theo ta. Ông lão nông dân bước đi. Maccô theo sau. Hai người đi một đoạn đường dài, không ai nói năng gì cả.
Rồi ông lão Lômba dừng lại trước cửa một khách sạn mang hiệu ngôi sao với mấy chữ "Ngôi sao nước Ý".
Ghé nhìn vào bên trong, rồi ông lão nông dân quay lại nói với Maccô, giọng hớn hở: "Chứng mình đến thật đúng lúc".
Hai người bước vào một gian phòng lớn; ở đấy có nhiều người ngồi trước những bàn ăn, uống rượu và nói rất to. Ông già Lômba đến cạnh cái bàn đầu tiên, và xem cách cụ già chào sáu người ngồi đấy thì cũng đủ hiểu là cụ vừa mới chia tay với họ thôi. Mặt họđỏ gay, họ gõ gõ vào những cái cốc mà cười và hát khe khẽ. "Này các bạn, – ông già giới thiệu Maccô và cứđứng mà nói ngay vào đề, không cần giáo đầu gì cả. – đây là một cậu bé đáng thương, đồng hương của chúng ta, đi một mình từ Giênôva đến Buênôt Aứetx để tìm mẹ. Ở Buênôt Aửetx, người ta bảo cho biết: "Mẹ cậu không có đây, mà ở Coocđôva." Thế là cậu đáp thuyền đến Rôxariô, đi mất ba ngày bốn đêm, mang theo mấy dòng chữ giới thiệu với một senor ở đây, không may ông này lại đi vắng. Cậu đưa tấm thiếp giới thiệu ra thì bịđối xử thô bạo. Cậu bé đáng thương không có lấy một đồng, đang bơ vơ tuyệt vọng, thật là một cậu bé quả cảm. Thử xem tí nào. Giữa bọn ta xem có thể kiếm chút ít mua cho cậu cái vé để cậu đi tìm gặp mẹ cậu được không? Chúng ta đành bỏ mặc cậu như một con chó hay sao?
– Tất nhiên là không? Không thể thếđược! – Bọn người uống rượu gào lên, nắm tayđấm xuống mặt bàn. – Một người đồng hương? Này cậu bé, lại đây! Chúng tôiđây, người di cư cảđây mà! Nhìn xem cậu bé khôi ngô quá. Nào, mở túi tiền ra, các bạn?
– Cậu sang đây một mình à? Hoan hô? Thật là dũng cảm! Đừng lo, chúng tôi sẽ làm cho cậu tìm thấy mẹ... Một người di cư cấu vào cằm cậu, một người khác đặt_tay lên vai cậu, người thứ ba cất va li cho cậu. Những người thợở các bàn rượu gần đấy đứng dậy và sang bên này. Câu chuyện của Maecô liền truyền đi khắp gian phòng; không đầy mười phút ông già Lômba ngả mũ ra quyên, đã thu được bốn chục lứa.
Cháu thấy chưa? – ông già vừa nói vừa quay về phía cậu bé, – cháu thấy bên châu Mỹ này làmăn như thế nào chưa?
Này, uống mừng sức khỏe của mẹ cậu đi! – Một người di cư nói và đưa cho cậu một cốc rượu.
– Chúc sức khỏe mẹ cậu! – Những người thợ khác cũng nâng cốc lên nói. Maccô nhắc lại: "Chúc sức khỏe..." Nhưng cậu nghẹn ngào vì vui sướng, không tài nào nói tiếp được nữa, rồi đặt cốc rượu xuống bàn, cậu nhảy lên ôm lấy cổ người bạn già của mình.
Sáng hôm sau, lúc rạng đông, Maccô đã lên đường đi Coocđôva, mặt mày rạng rỡ vàđầu óc đầy những niềm tiên cảm tốt đẹp. Tuy vậy chẳng có niềm vui nào mà có thể chống lại dược những cảnh ảm đạm nào đấy của thiên nhiên. Bầu trời mây kéo xám xịt, nặng nề; xe lửa gần như trống không, chạy qua một đồng bằng mênh mông hoang vắng. Maccô ngồi một mình trong một toa xe rất dài, giống như những toa chở thương binh trong thời chiến. Cậu nhìn sang bên phải, rồi bên trái, và chỉ thấy cảnh cô liêu vô tận, xa xa mới điểm mấy cái cây lè tè, dị dạng, cằn cỗi. Cỏ thẫm màu, thưa thớt, rầu rầu làm cho đồng bằng có quang cảnh của một nghĩa trang vô tận. Maccô ngủ gần ngủ gật đổ nửa giờ rồi thức dậy, lại ngắm cái cảnh đơn điệu ấy. Các ga xe lửa cũng hiu quạnh như những chiếc lều của người ẩn sĩ, và khi xe dừng lại, chẳng hề nghe một tiếng nói nào vọng lên cả. Maccô tưởng như chỉ có một mình trên đoàn xe, và bị mất hút, bị bỏ rơi giữa một sa mạc. Mỗi khi đến một ga, cậu lại tưởng rằng đó là ga cuối cùng, và sau đó là người ta đi đâu vào những đất nước bí mật và khủng khiếp của những người dã man. Một ngọn gió lạnh táp vào mặt cậu. Lúc cho cậu xuống tàu ở Giênôva là vào cuối tháng tư, bố cậu không nghĩ đến việc là khi sang đến châu Mỹ thì ở đó đang mùa đông cho nên chỉ cho cậu ăn mặc như trong mùa hè. Sau mấy tiếng đồng hồđi đường, Maccô bắt đầu khổ vì lạnh. Thêm vào dấy là nỗi mệt nhọc của những ngày qua, đầy những chấn động dữ dội, những đêm mất ngủ và lo âu. Cậu thiu thiu ngủ, rồi ngủ khá lâu, và tỉnh dậy thì người lạnh thấu xương, thấy mình đang ốm. Thế là thêm một nỗi lo sợ nứa; sợ chết dọc đường, bị ném xuống đây, giữa đồng bằng thê lương, hoang phế kia, cái xác để cho chó hoang và chimăn thịt xé ra nhai sống nuốt tươi, như những bộ xương tàn của ngựa hay của bò mà thỉnh thoảng cậu trông thấy nhưng phải quay mặt đi không dám nhìn vì kinh hãi. Trong cảnh ngột ngạt và lo âu ấy, giữa sự vắng lặng ảm đạm của thiên nhiên ấy, trí tưởng tượng của cậu bốc lên và lạc vào những con mộng mị hung giữ. Có chắc chắn là sẽ tìm được mẹở Coocđôva không? Nếu mẹ không có ở đây thì sao? Nếu ông senor ở Buênôt Airetx đã nhầm? Nếu Mẹ đã chết? Với những ý nghĩ thảm đạm như vậy, cậu lại ngủ thiếp đi, nằm mê thấy mình đến Coocđôva giữa đêm khuya, và từ tất cả các cửa và tất cả các cửa sổ, nghe những tiếng người gào lên với mình; "Bà ấy không có ở đây? Bà ấy không có ở đây? Cậu giật bắn mình, tỉnh dậy và thấy ở cuối toa ba người râu rậm, trùm kín mình trong những tấm khăn nhiều màu, đang nhìn mình và thì thầm nói với nhau. Một ý nghĩ ngờ vực vụt đến trong đầu óc hoảng hết vì ảo giác của cậu. Có thể những kẻ kia là những tên sát nhân đang định giết cậu để cướp của?
Tâm trạng ngột ngạt, lại thêm nỗi khiếp sợ nữa. Ba người kia vẫn chăm chú nhìn cậu. Một người đứng dậy và đi về phía cậu. Thế là, mất hết trí khôn, cậu chạy đến trước người lạ mặt, hai tay dang rộng, và kêu lên: "Tơi không có gì cả, tôi chỉ là một đứa bé nghèo khổ từ bên nước Ý sang đây để tìm mẹ. Tôi chỉ có một thân một mình. Xin đừng làm hại tôi".
Những người khách lạ biết ngay sự hiểu lầm của cậu; họ ái ngại cho cậu, tìm hết cách làm cho cậu yên tâm bằng tiếng Tây Ban Nha; và thấy cậu rét quá, hai hàm răng đánh vào nhau lập cập, họ bèn lấy khăn quàng của mình đắp cho cậu, rồi để yên cho cậu ngủ lại Khi Maccô thức dậy thì đã đến Coocđôva. À! Với một cái thở phào trút nhẹ nỗi lòng như thế nào, với sự hăm hở như thế nào cậu nhanh nhẹn lao ra khỏi toa xe, hỏi một nhân viên nhà ga nhà của kỹ sư Mêkinet. Người này nói tên một ngôi nhà thờ, và cho biết nhà ở gần đấy. Cậu bé đi. Trời đã vềđêm. Cậu vào thành phố, và lại tưởng như mình đang thấy lại Rôxariô với những ngôi nhà thấp và trắng, chạy hai bên những đường phố dài và thẳng tắp. Nhưng ở đây ít người qua lại. Dưới ánh sáng của những ngọn đèn lồng kính thưa thớt, cậu thấy những khuôn mặt lạ lùng, màu da nửa đen nửa hơi lục, chẳng biết là màu gì, và ngửng đầu lên cậu thấy những ngôi nhà thờ kiến trúc kiểu kỳ quái đang in bóng lên nền trời, đồ sộ, đen ngòm.
Thành ph ố tối tăm và vắng lặng, nhưng so với cái đồng bằng bát ngát và hoang vu vừa đi qua thì đối với cậu vẫn vui hơn nhiều. Một linh mục đi qua. Cậu hỏi thăm đường, tìmđến ngôi nhà thờ và cái nhà ở bên cạnh. Tay run run cậu giật chuông. Tim cậu đập liên hồi làm cậu nôn nao lên tận cổ.
Một bà già ra mở cửa, tay cầm cây đèn. Cậu bé vẫn không nói được nên lời. "Hỏi gì?" bà già hỏi bằng tiếng Tây Ban Nha.
– Cháu hỏi kỹ sư Mêkinet – cậu nói. Bà già khoanh hai tay lại trước ngực, lắc lư cái đầu nói: "Lại mày nữa, mày cũng hỏi kỹ sư Mêkinet. Ta nghĩ là đã đến lúc thôi đi được rồi đấy! Đã ba tháng nay rồi, cứđến làm phiền chúng ta. Chẳng nhẽ tin đăng trên báo chưa đủ hay sao? Hay là phải in giấy dán khắp các góc phố báo rằng senor Mêkinet đã dời đến Tucuman mới được?"
Cậu bé thất vọng quá không nén dược, cơn giận nổ ra, cậu hét:
– Thật là cái vận khốn khổ! Tôi phải chết ở ngoài đường phố không gặp được mẹ tôi sao? Tôi phát điên lên mất... Tôi muốn chấm dứt đây thôi? Nhưng cụạ, cụ vừa nói cái xứấy nhỉ? ở tận đâu cơ? Xa hay gần à?
Này cậu bé tội nghiệp của tôi, – bà cụ thương hại nói, – ăn thua gì. Đâu độ bốn, năm trăm dặm(l) gìđấy, từđây đến Tucuman. Cậu bé hai tay ôm mặt, thổn thức hỏi:
– Thế giờ biết làm thế nào?...
– Cháu muốn ta nói với cháu cái gì đây, tội nghiệp, – bà cụ lại nói, – ta có biết gì đâu... Bỗng một ý nghĩ chợt đến, và cụ nói tiếp: "Này nhé, giờ ta nhớ ra rồi. Cháu phải làm ngay: rẽ về phía bên phải phố này, đến nhà thứ ba, cháu thấy một cái sân rộng. Ở đấy có một ông canpalaz, một người lái buôn, sáng mai sẽđi Tucuman với một đoàn xe bò, Cháu đến xem ông ta có muốn cho cháu đi với không. Xin làm việc gì đấy cho ông ta, có thể ông ta cho một Chỗ ngồi trong xe. Đi nhanh lên".
Cậu bé xách vội va li, Cám ơn rồi chạy đi ngay.
Hai phút sau Cậu đã ở trong cái sân rộng, thắp nhiều ngọn đèn lồng, người ta đang xếp những bao lúa mì lên một chiếc xe to lớn như những chiếc xe của những người làm xiếc, mui tròn và bánh rất cao. Một người cao lớn râu dài, khoác một chiếc măng tô kẻ ô trắng và đen, đang điều khiển công việc. Cậu bé đến gần, và giọng rụt rè, xin ông ta, nói thêm rằng cậu từ nước Ý sang tìm mẹ.
Người capataz – hay ông lái dẫn đoàn xe đi – nhìn cậu từđầu đến chân và trả lời cụt ngủn: "Không có chỗ".
Cậu bé lại nói, giọng van xin: "Cháu có mười lăm lira, cháu xin dưa ông cả, và dọc đường có việc gì cháu cũng xin làm: xách nước, kiếm rơm, kiếm cỏ cho bò; cần gì cháu cũng xin làm hết. Chỉ một ít bánh mì cho cháu là đủ rồi. Xin ông một chỗ nhỏ trong xe, senor ạ!"
Người capataz lại nhìn cậu và trả lời bớt cộc lốc:
"Không có ch ỗ nào cả... Vả lại chúng tôi không đi Tucuman, màđi đến thành phố khác: Xantiagô đen Etxtêrô. Đến một nơi nào đó chúng tôi phải bỏ cậu lại, và từđó cậu còn phải đi bộ rất xa.
Ôi, có đi gấp đôi cháu cũng đi! – Maccô thốt lên.
– Nghĩ kỹđi, chuyến đi những hai mươi ngày đường đấy.
– Chẳng ngại gì cả.
– Chuyến đi gian khổđấy.
– Cháu chịu đựng được hết.
– Cậu lại phải đi có một mình. Cháu không sợ gì hết, miễn tìm gặp mẹ cháu. Xin ông rủ lòng thương cháu! Người capataz cầm đèn soi vào mặt cậu bé nhìn rồi nói: "Thôi được". Cậu hôn vào tay người capataz, ông ta nói thêm: "Đêm nay cậu ngủ trong một chiếc xe, bốn giờ rưỡi tôi đánh thức dậy.
Buenas nochesa.
Sáng hôm sau, lúc b ốn giờ, dưới ánh sao, đoàn xe dài ồn ào chuyển bánh. Một xe sáu con bò kéo, phía sau có rất nhiều bò đi theo đểđổi phiên. Cậu bé được đánh thức dậy và cho ngồi ở một chiếc xe, trên những bao tải, và chỉ một lát là đã ngủ lại rất say. Khi thức dậy thì đoàn xe đã đỗ lại một nơi vắng vẻ, những người Pèones đang ngồi thành vòng tròn, quanh một dùi bê non xiên vào những chiếc giáo dài cắm xuống đất để nướng giữa trời, cạnh một đống lửa to gió thổi bập bùng. Họ cùng ăn với nhau tất cả, ngủ một giấc rồi lại đi. Cứ như thế cuộc trình tiếp tục theo giờ giấc nhất định như một cuộc hành quân. Mỗi sang năm giờ là lên đường, chín giờ thì nghỉ, năm giờ chiều lại tiếp tục đi cho đến mười giờđêm. Những người Péones cưỡi ngựa đi cạnh các xe, và dùng những cái gậy dài có mũi sắt nhọn để thúc bò đi. Maccô thi nhóm lửa, nướng thịt, cho bò ăn, lau chùi các kính đèn lồng và đi xách nước uống. Dưới mắt cậu, miền này đến miền khác diễn qua như những ảo ảnh lộn xộn, mơ hồ: những khoảng rừng rộng, cây thấp lè tè; những xóm làng, nhà cửa thưa thớt, mặt quét vôiđỏ, tường đục lỗ châu mai; những vùng đất bao la, trước là đáy của những hồ nước mặn lớn, nay còn trắng toát những muối, chạy đến tít mù tắp. Phía nào và bao giờ cũng chỉ là tẻ ngắt của đồng bằng, của quạnh hiu và vắng lặng. Đôi khi người ta gặp hai ba người cưỡi ngựa, theo sau là một đàn ngựa chạy tự do, phi qua như cơn lốc. Ngày nọ nối tiếp ngày kia, giống hệt nhau chẳng khác gì những ngày mà Maccô đã trải qua trên mặt biển, trong một nỗi buồn không dứt. Tiết trời nắng ráo. Chỉ có điều là những người pèones ngày càng khó tính, làm như thể cậu là đầy tớ của họ vậy. Vài người đối với cậu rất thô bạo, đe dọa cậu, người nào cũng bắt cậu hầu, không kể gì đến tuổi tác và sức lực của cậu. Họ bắt cậu vác những bó cỏ to tướng, sai cậu đi xách nước rất xa; và Maccô mệt hết hơi, ban đêm cũng không ngủ được, vì những cái xóc dữ dội của chiếc xe làm nảy cả người và vì tiếng rít điếc tai của những bánh và trục bằng gỗ. Thế còn chưa đủ, gió lại nổi lên, một thứ bụi rất mịn, hung hung và nhờn nhờn len lỏi khắp nơi, vào cả trong quần áo, bám vào da thịt, làm cho mắt và mồm cậu bé nóng ran như bỏng, không nhìn thấy gì nữa, ép vào ngực cậu làm cho khó thở, cứ thế liên tục, không tài nào chịu nổi. Mệt lử lại mất ngủ, bị mắng mỏ và đối xử thô bạo từ sáng đến tối, quần áo bẩn thỉu và rách rưới, cậu bé mỗi ngày một chán nản và có thểđã hết can đảm, nếu ông capataz không thỉnh thoảng nói với cậu vài lời dễ chịu. Lắm khi ngồi một mình trong một góc xe, cậu khóc, mặt úp vào chiếc va li lúc này chỉ còn dựng mấy mảnh áo quần rách mướp. Mỗi một buổi sáng thức dậy cậu lại càng thấy mình ốm yếu hơn và khổ sở hơn. Nhìn những đồng bằng vô tận như cái biển đất này, cậu tự nhủ: "Mình không thể sống dược đến tối nay, mình sẽ chết dọc đường thôi!" Nỗi mệt nhọc và những sựđối xửđộc ác cứ ngày một tăng. Một hôm cậu đi lấy nước về có chậm, thừa lúc ông capataz vắng mặt, người ta ,hành hạ cậu, một người tát cậu và nói: Này đớp lấy cái này! Đồ lưu manh?" Một người khác đá cậu và nói: "Cái này mang về cho mẹ mày!".
Cậu bé khốn khổ không đủ sức chịu đựng được nữa. Cậu lăn ra ốm.
Cậu nằm ba ngày liền trong xe, run cầm cập dưới chiếc chăn đơn, chẳng thấy ai hỏi han ngoài ông capataz đem nước cho uống và cầm tay bắt mạch.
Maccô t ưởng không thể sống được nữa. Cậu cầu mẹ một cách tuyệt vọng: "Ôi! Mẹơi, mẹơi! Con sẽ không gặp được mẹ nứa rồi? Đến cứu con với, mẹ ơi! Đến đây với con đi, con chết mất! Mẹ sẽ thấy con chết giữa đường thôi!". Tuy vậy, nhờ sự chăm sóc của ông capataz cậu cũng khỏi. Nhưng vừa khỏi là đến cái ngày ghê gớm nhất của chuyến đi cái ngày cậu phải tiếp tục đi một mình. Từ lúc lên đường đến nay đã hơn hai tuần lễ. Khi đến chỗ mà đường đi Tucaman tách khỏi đường đi Xintiagô đen Etxtêrô thì ông capataz cho cậu biết là đã đến lúc họ phải chia tay nhau. Ông chỉ bảo cậu vài điều cần thiết vềđường đi, buộc giúp cậu chiếc va li lên lưng đểđi cho khỏi vướng, rồi đột ngột từ biệt cậu như sợ không nén được nỗi xúc động. Cậu chỉ kịp nắm lấy tay ông mà hôn. Còn những người đã ngược đãi cậu độc ác thế, dường như cũng thấy thương hại khi để cậu phải đi một thân một mình, họ vẫy chào cậu một cái rồi tiếp tục cuộc hành trình.
Maccô giơ tay chào lại, rồi đứng nhìn đoàn xe đi xa dần, cho đến lúc khuất hẳn sau những đám bụi màu đỏ. Bấy giờ cậu mới buồn rầu lững thững bước đi.
Tuy nhiên chỉ có một điều đã làm cho cậu vui lên một chút, mãi từ khi bắt đầu ra đi từ nhà, là trông thấy ở chân trời một mạch núi xanh, có những đỉnh cao và trắng, làm cậu nhớ đến mạch núi Anpi(l), và vì thế hình như đã làm cho cậu thấy gần lại với quê hương. Nhưng những núi ấy không phải là mạch Anpi, mà là mạch Anđetx mà người ta đã đặt tên là cột xương sống của lục địa châu Mỹ, mạch núi mênh mông chạy từđất Lửa lên đến tận biển đóng băng của Bắc Cực, qua suất một trăm mười độ vĩ tuyến.
Cái điều làm Cậu dễ chịu nữa là cảm thấy bầu không khí dịu bớt, ấm lên, vì đi lên phía bắc cậu đến gần những miền nhiệt đới.
Cách nhau Những khoảng rất xa, Maccô gặp những chòm nhà nhỏ với một cái quán lèo tèo, cậu ghé lại mua một ít thức ăn. Thỉnh thoảng cậu gặp những người đàn bà và trẻ em ngồi bệt xuống đất, im lặng và nghiêm trang, bộ mặt rất lạ, màu đất, đôi mắt xếch, môi chìa ra, nhìn cậu chằm chằm, và khi cậu đi xa thì quay đầu dõi theo từ từ như những người máy.
Đó là những người điên.
Ngày đầu Maccô cốđi cho đến lúc kiệt sức, và nằm ngủ dưới một gốc cây. Ngày thứ hai cậu đi ít hơn và cũng ít mạnh dạn hơn. Đôi giày đã thủng, hai bàn chân bị sướt da, dạ dày lép kẹp vì phải nhịn nhiều bữa. Chiều đến, cậu bắt đầu thấy sợ. Ở bên nước Ý cậu có nghe nói làở những xứ bên này có rất nhiều rắn. Đang đi mà tưởng như nghe chúng đang trườn, cậu dừng lại, rồi tiếp tục đi, nhưng thấy gai cả tủy sống.
Đôi lúc, cậu thấy tủi thân quá chừng, vừa đi vừa khóc lặng lẽ, và tự nhủ: "Ôi, mẹ mà biết được tình cảm của mình thế này thì mẹ sẽ khổ sở biết chừng nào!"
Ý nghĩa ấy đem lại cho cậu chút ít can đảm. Rồi để quên cái sợ, cậu cố nhớ lại tất cả những gì liên quan đến mẹ: những lời nói sau cùng của mẹ khi từ giã Giênôva, cách mẹđắp chăn cho cậu khi cậu đi ngủ, bao giờ cũng gần đến cằm và hồi cậu còn bé, thỉnh thoảng mẹ bế cậu trên tay và nói: "Con đến đây với mẹ tí nào?" Cứ thế, Maccô vừa đi vừa gợi lại kỷ niệm của người mẹ thân yêu và của những ngày sống hạnh phúc. Cậu lại nghĩ một mình rằng: "Một ngày kia, con có được gặp lại mẹ không, mẹ thân yêu? Con có đến được đích trong chuyến đi này không, hở mẹ?" Và cậu cứđi đi mãi, giữa những loài cây cành lá lạ lùng, qua những cánh đồng mía, những đồng cỏ vô tận, và luôn luôn nhìn thấy trước mặt những núi cao xanh biếc ấy in lên nền trời trong, những chóp nhọn đồ sộ Bốn ngày, năm ngày, rồi một tuần trôi qua. Sức cậu bé ngày một kiệt, dôi bàn chân ứa máu. Rồi, một buổi tối kia, ngu'ời ta nói: "Tueuman còn cách đây năm mươi dặm". Maccô reo lên một tiếng vui mừng và rảo bước, niềm hy vọng cho cậu một sức mạnh mới. Nhưng đó chỉ là một ảo tưởng ngắn ngủi thôi. Bỗng nhiên, thân thể rã rời, cậu ngã vật xuống bên bờ một cái hố, mệt lả Tuy vậy, tim cậu đập rộn lên vì vui mừng. Nằm trên bãi cỏđể ngủ, cậu êm đềm ngắm sao và thấy chưa bao giờ sao dẹp như hôm nay, và nghĩ rằng có thể mẹ cũng đang ngắm bầu trời lúc này, cậu thì thầm: "Mẹơi! Mẹđang ở đâu? Mẹ làm gì trong lúc này? Mẹ có nghĩ đến đứa con trai của mẹ hiện đang ở gần mẹ rồi không?" Tội nghiệp Maccô, giá cậu biết được trong lúc này mẹđang ở trong tình trạng như thế nào thì có lẽ cậu đã có một cố gắng phi thường để tiếp tục đi nữa, đi gấp để có thểđến với mẹ sớm hơn mấy tiếng đồng hồ. Người đàn bà Giênôva đang ốm nằm trên giường, ở tầng dưới ngôi nhà dẹp của gia đình Mêkinet. Gia đình này rất thương người giúp việc tội nghiệp và đã hết lòng chăm sóc, chạy chữa. Khi kỹ sư Mêkinet rời Buênôt Airetx một cách đột ngột thì bà đã ốm rồi, không khí trong lành ở Coocđôva cũng không làm cho bà khỏi được.
Rồi không được trả lời cho nhiều thư gửi chồng và em họ chồng vì thư thất lạc cả, bà nghĩ là đã có tai họa xảy đến cho những người thân yêu rồi. Bà loay hoay không biết nên về nhà hay nên ở lại, nỗi lo ngại làm cho bệnh nặng thêm nhiều. Gần đây, bệnh có đột biến nghiêm trọng. Mười lăm ngày rồi bà nằm liệt không dậy được nữa. Để cứu sống bà, cần phải mổ. Đúng cái lúc mà Maccô cầu nguyện bà thì ông chủ và bà chủ nhà đang ở cạnh giường bà, dịu dàng hết sức khuyên bà nên quyết định cho mổ, nhưng bà khóc và nhất quyết từ chối. Tuần trước, một thầy thuốc đã từ Tucuman đến, nhưng phải về không. "Không, ông bà kính yêu ạ, – bà nói, – tôi thấy không đủ sức chịu đựng được nữa, tôi sẽ chết dưới lưỡi dao mổ mất. Xin cứđể cho tôi thế này là hơn cả. Tôi không thiết sống nữa. Đối với tôi thế là hết rồi. Tốt nhất là tôi được chết đi trước khi có tin về những gì đã xảy ra cho gia đình tôi." Ông bà Mêkinet vẫn nhẫn nại khuyên nhủ bà, bảo bà là nên can đảm lên, thế nào cũng sẽ được thư trả lời cho những bức thư gửi thẳng về Giênôva, nhưng bà nên để cho mổ, vì tình thương yêu đối với các con. Nghĩ đến các con càng làm bà thêm khắc khoải và thất vọng. Nghe nhắc đến con, bà mẹ khốn khổ chắp tay lại nức nở: "Ôi, các con tôi, các con tôi, các con tôi! Có lẽ chúng không còn trên dời này nữa? Tốt nhất là tôi cũng chết đi. Tôi xin Cám ơn ông bà, ông bà rất tốt của tôi, nhưng có mổ tôi cũng không sống được đâu, tôi chắc như vậy. Xin cám ơn lòng tốt của ông bà, ông bà thân mến ạ. Mai không cần để bác sĩđến đây làm gì nửa, tôi chỉ muốn chết thôi. Số phận của tôi là chết nơi đất khách quê người này!" Còn ông bà chủ thì cứ cố gắng khuyên giải bà, cầm hai tay bà và khẩn khoản yêu cầu bà để cho mổ. Thế là người bệnh nhắm mắt lại, kiệt sức, mê man như chết. Ông bà Mêkinet hết lòng chạy chữa cho người mẹ tuyệt vời kia, vì cứu nguy cho gia đình mà phải đến chết, cách xa Tổ quốc mình ba nghìn dặm đường, và chết sau khi đã chịu bao nhiêu đau đớn, một người đàn bà đáng thương, tất bụng là thế, trung thực là thế, và bất hạnh đến thế. Ngày hôm sau, mới sáng tinh mơ, chiếc va li trên lưng, người còng xuống, chân khập khiễng, nhưng lòng đầy can dảm, Maccô đi vào Tucuman, một trong những thành phố trẻ nhất và thịnh vượng nhất của nước Cộng hòa Achentina. Đi trong các đường phố, Maccô lại thấy bồn chồn, hồi hộp như trước đây khi đến Buênôt Airetx. Cậu nhìn các cửa sổ và các cửa ra vào của tất cả mọi nhà, nhìn tất cả những người đàn bà qua đường, hy vọng gặp được mẹ. Cậu muốn hỏi thăm tất cả mọi người, nhưng lại không dámđón một ai lại cả. Người ta ngoái lại nhìn dứa bé khốn khổ, quần áo rách mướp, bụi bặm đầy người, như từ rất xa đi đến. Còn cậu tìm cố tìm trong đám đông một người nào đó có vẻ thiện cảm để có thể hỏi thăm. Cậu bỗng trông thấy cái biển của một cửa hiệu mang một cái tên bằng tiếng Ý; trong cửa hiệu thấy có một người đàn ông deo kính và hai người đàn bà.
Cậu bước chầm chậm đến, cố quả quyết hỏi:
– Thưa ông, xin ông làmơn bảo giúp cho cháu là gia đình Mêklnet ở dâu đây
ạ . Gia đình của kỹ sư Mêkinet à? – người chủ cửa hiệu hỏi lại.
– Vâng, kỹ sư Mêkinet ạ, cậu bé đáp lại, giọng nhỏ như một hơi thở. Gia đình Mêkinet không hềở Tacuman này. Tiếp theo câu trả lời ấy là một tiếng thét tuyệt vọng, xé lòng người, khác nào tiếng thét của một người bị tử thương. Người chủ hiệu và hai người đàn bà đứng đậy, mấy người cũng chạy đến.
"Làm sao th ế? Làm sao thế cháu? Người chủ hiệu vừa dìu Maccô vào nhà đặt ngồi xuống và nói. – Có gì mà phải tuyệt vọng, khổ quá! Gia đình Mêkinet không ở đây, nhưng quanh Tucuman thôi, chỉđi vài tiếng đồng hồ là đến"
– Ởđâu ạ? Đâuạ? Maccô hỏi to và vùng dậy như một người chết được sống lại.
– Cách đây khoảng mười lăm dặm, trên bờ sông Xalađidô; ở đấy người ta đang xây dựng một nhà máy đường... Ở đấy có một khu nhà, trong đó có nhà kỹ sư Mêkinet. Đến đấy ai cũng có thể chỉ cho cháu, và cháu sẽ đến đấy chỉ trong mấy tiếng đồng hồ thôi.
Tôi đã đến đây, cách dây vài tuần, – một người trẻ tuổi nói, anh ta vừa nghe tiếng thét của Maccô mà chạy đến. Maccô nhìn người đó với đôi mắt mở to, mặt tái mét và hỏi vội vàng:
– Thế chú có trông thấy người đàn bà giúp việc ông Mêkinet không? Người đàn bà Ý ấy mà? Người Giênôva ấy à? Có, có thấy. Maccô nức nở như động kinh, nửa khóc, nửa cười. Bỗng cậu đứng lên, hớn hở với một quyết tâm ghê gớm: "Thếđi lối nào đây? Nhanh lên? Lối nào? Cháu đi ngay đây, chỉ giúp cháu đi đường nào?"
– Nhưng phải đi mất một ngày, – những người chung quanh nói, – cháu đang mệt lắm, cháu cần phải nghỉđã, sáng mai hãy đi,..
– Không thểđược! Không thểđược. – Cậu bé trả lời.
Chỉ đường cho cháu, cháu không thể chờ một phút nào nữa, dù cháu có chết dọc đường cũng đi. Thấy cậu đã đlnh quyết, không thể nào bàn lại được, người ta không giữ nữa.
– Hãy cẩn thận khĩđi đường rừng.
– Đi bình yên vô sự nhé, em bé người Ý ạ? Một người đi với cậu ra khỏi thầnh phố, chỉđường cho cậu, khuyên cậu mấy câu, rồi đứng nhìn cậu đi.
Mấy phút sau, cậu bé chân bước khập khiễng, cái va li đeo trên lưng, đã khuất sau những rặng cây rậm rạp hai bên đường...
Đ êm hôm ấy là một dêm rất kinh khủng đối với người bệnh đáng thương. Mẹ Maccô bị những cơn đau tàn khốc giày vò, bật lên những tìếng kêu khủng khiếp, nói mê sảng. Những người đàn bà trông nomđều hoảng hất. Bà chủ chốc chốc lại đến, bối rối vô cùng. Người ta đã bắt đầu lo lắng, dù bà ta có quyết định cho mổđi nữa, thì sáng hôm sau thầy thùốc mới đến và có thể là muộn mất rồi. Trong những lúc bà hết mê sảng, người ta mới hiểu rằng căn bệnh ghê gớm nhất của bà do cơ thể gây ra thì ít mà tinh thần gây ra thì nhiều, vì ý nghĩ của bà lúc nào cũng căng thẳng hướng về gia đình xa xôi của bà.
Rã rời như người mất hồn, bộ mặt không nhận ra được nữa, bà lấy tay bứt tóc một cách tuyệt vọng và gào lên:
"Ôi, ch ết ở xa xôi như thế nầy, chết mà không được thấy lại chúng! Các con tội nghiệp của tôi! Mồ côi mồ cút! Và thằng bé Maccô của tôi mới bao nhiêu tuổi đầu mà tận tuy như thế, thương mẹ như thế. Thưa bà, bà không biết thằng bé tốt đến như thế nào! Khi tôi ra đi, tôi không tài nào gỡđược hai tay nó ôm chặt lấy cổ tôi, nó khóc đến là não ruột, ai cũng cho rằng nó hiểu là không còn trông thấy mẹ nó nữa! Tội nghiệp Maccô? Con đáng thương của mẹ! Ôi, giá trước khi chết, tôi được nói với chúng mấy lời vĩnh biệt! Mồ côi mẹ, tộinghiệp thằng bé, nó sẽ làm gì? Nó phải đi ăn xin, thằng Maccô của tới, ngửa tay ăn xin? Ôi! Không, tôi không muốn chết! Bác sĩ đâu! Gọi hộ bác sĩ cho tôi, đến mà mổ xẻ tôi đi, nhưng hãy cứu cho tôi sống. Tôi muốn khỏi bệnh, tôi muốn sống, ngày mai tôi sẽ ra đi! Cứu tôi với!" Những người đàn bà chăm sóc nắm chặt đôi bàn tay, nói với bà phải hy vọng. Thế là bà lại rơi vào cảnh tuyệt vọng có thể chết được, bà khóc lóc, hai tay vục vào dầu tóc hoa râm, rên rỉ như một đứa bé.
"Ôi! Giênôva, thành ph ố quê hương của tôi? Cái nhà của tôi! Tất cả mặt biển ấy... Ôi! Maceô của mẹ! Maccô khốn khổ của mẹ? Có ai biết giờ này nó đang ỏ đâu, đứa con tội nghiệp của tôi? Bấy giờđã nửa đêm, và Maccô tội nghiệp của bà sau nhiều tiếng đồng hồ nằm trên miệng cái hố, đang đi qua một khu rừng mênh mông, toàn những đại thụ khổng lồ, thân cây to tướng như những cột nhà thờ, tán cây đan vào nhau, ánh trăng làm cho sáng lên như tráng bạc. Trong ánh sáng lờ mờ, Maccô mơ hồ trông thấy những thân cây đủ các hình dáng thẳng tắp, nghiêng nghiêng vặn vẹo, đan chéo vào nhau, vẻ kỳ quái và dữ dội, những eây bị lật nằm ngang như những cái tháp đổ, phủ kín một đám cây um tùm và hỗn độn; có những cây khác đứng sát nhau thành khóm như một bó giáo vút lên thẳng tắp hiên ngang, mũi nhọn chọc thủng cả trời; và cuối cùng thì khắp nơi chỉ một vẻ hùng vĩ trang nghlêm, một sự hỗn độn thiên nhiên đẹp một cách siêu phàm, cái cảnh tượng ghê gớm nhất và đồ sộ nhất mà cây cối trên trái đất có thể bày ra trước mắt con người. Đi trong rừng, có lúc Maccô thấy rợn người, nhưng rồi lòng cậu vững lại vì cậu lao về với mẹ. Mệt nhoài, hai bàn chân ứa máu, cậu đi một mình giữa khu rừng ghê gớm ấy, xa xa mới thấy vài cái lều có người ở; nhưng dưới những gốc cây to như thế thì trông chỉ như những tổ kiến mà thôi. Maccô không thấy mệt, và dù đi một mình cũng không thấy sợ, cảnh hùng vĩ của khu rừng làm cho tâm hồn cậu cũng mở rộng ra; việc đến gần mẹđem cho cậu sức mạnh và lòng tự tin của một người lớn. Nhớ lại những kỷ niệm khi vượt đại dương, những ảo tưởng bị tiêu tan, những đau khổ phải chịu đựng và được chế ngự, những nỗi mệt nhọc đã trải qua, cậu thấy tự hâo và ngửng cao đầu. Dòng máu của người xứ Giênôva cao thượng và cường tráng dồn lên tim cậu, như một cuộc múa vòng tròn tự hào và dũng cảm. Và một điều lạ xảy đến với cậu: cho đến nay, cậu chỉ có thể gợi ra trong trí một hình ảnh mờảo của mẹ, hìnhảnh dã phai nhạt đi một ít qua hai năm xa cách, thì nay hình ảnh đó trong sáng và rõ ràng; cậu thấy lại rất rõ khuôn mặt mẹ, và từ lâu chưa bao giờ thấy như thế, thấy lại ở ngay bên cạnh mình, nổi bật và chói lọi cậu thấy lại và nhận ra những cửđộng nhỏ nhất của dôi mắt mẹ, đôi môi mẹ, những cử chỉ và điệu bộ của mẹ. Những kỷ niệm thúc đẩy cậu Maccô bước nhanh, một niềm thương yêu mới lớn lên trong lóng cậu, làm chảy trên khuôn mặt cậu những dòng nước mắt dịu dàng, lặng lẽ; và qua bóng đêm cậu nói lên những lời mà lát nữa cậu sẽ thì thầm vào tai người mẹ yêu quí.
"Con đây... mẹ yêu quí, con đến đây! Con không rời mẹ nữa đâu, mẹ con ta sẽ cùng nhau trở về; trên tàu con sẽ luôn luôn ở cạnh mẹ, và không một ai có thể bắt con rời khỏi mẹđược nữa, không bao giờ, không bao giờ!" Mải nghĩ ngợi như vậy, Maccô đã trông thấy trên những ngọn cây khổng lồ, những ánh bàng bạc của vầng trăng dã tắt nhường chỗ cho những màu sáng nhẹ nhàng của buổi bình minh dang bắt đầu... Tám giờ sáng chính hôm ấy, ông thầy thuốc ở Tucuman, một người Achentina trẻ tuổi, đã ở bên giường người bệnh, có một người phụ tá giúp việc, cố một lần cuốl cùng thuyết phục người bệnh bằng lòng cho mổ. Nhưng nhửng lời khẩn khoản của ông bác sĩ cũng như của vợ chồng người chủ, đều vô ích; người đàn bà dáng thương tự thấy mình đã yếu lắm rồi, không còn tin vào phẫu thuật nữa; bà cho rằng mổ thì thể nào cững chết, lại còn phải chịu những cởn đau còn ghê gớm hơn những cơn đau sẽ làm mình chết. Bác sĩ cứ nhắc lại: "Mổ chắc chắn. thành công, tôi sẽ cứu sống bà, chỉ cần bà có chút can đảm thôi; nếu bà không cho thì cái chết sắp đến rôi". Nhưng vô hiệu. "Không, – người bệnh trả lời, giọng ngạt hơi, – tôi còn đủ can đảm để chết, nhưng không đủđể chịu đau một cách vô ích. Xin cám ơn bác sĩ, cứđể cho tôi yên lặng mà chết".
Đến đây, bác sĩ nản lòng không cố nài nửa. Thế là người ốm quay về phía bà chủ của mình, trối trăng:
"Thưa bà, bà chủ rất tốt của tôi, – bà nói một cách khó khăn, – xin bà gửi đồ dùng của tôi và số tiền nhỏ tôi dã dành dụm được cho gia đình tôi, qua lãnh sự quán. Tôi hy vọng rằng chồng và các con tôi còn sống. Tôi cảm thấy thấy hy vọng ấy ngay trong lòng; bà làm phúc viết hộ tôi rằng... tôl luôn luôn nghĩ đến chồng, con... lúc nào cũng làm việc vì chúng nó, vì các con tôi và cái đau lòng duy nhất của tôi là không được trông thấy lại chúng nó nữa... rằng tôi gửi lại cho chồng tôi, cho đứa con lớn của tôi... đứa bé, thằng bé Maccô của tôi mà tôi cứ nhớ cho đến phút cuối cùng...".
Rồi, bỗng bị xúc động mạnh, bà chắp hai tay lại kêu lên: "Ôi Maccô, con của mẹ, lẽ sống của mẹ!".
Nhưng khi quay đôi mắt đẫm lệ phía bà chủ, thì không thấy bàở đấy nữa, có người đã kín đáo mời bà ra ngóài. Bà lại đưa mắt tìm senor Mêkinet, ông cũng đã biến đi đâu rồi. Chỉ còn lại có hai nữ y tá và người phụ nào. Người ta nghe ở buồng bên tiếng những bước chân vội vã những tiếng thì thầm nói vội vàng, những tiếng kêu cố nén lại. Người bệnh đưa đôi mắt đã mờ, nhìn ra phía cửa, chờ đợi.
M ấy phút sau, bà thấy ông bác sĩ bước vào, vẻ mặt thật lạ lùng; rồi senor và senora(l) Mêkinet, hai người cũng vậy, vẻ mặt bối rối. Cả ba người nhìn bà, thần sắc rất khác thường, nói với nhau mấy lời nho nhỏ.
Người bệnh hình như nghe bác sĩ nói với bà chủ: "Tốt nhất là làm ngay lập tức." Bà không hiểu gì cả.
Bà Hôxêpha(2) – senora Mêkinet nói với bà, giọng run run – tôi có một tin mừng mang đến cho bà. Bà hãy mở rộng cõi lòng màđón tin mừng. Người bệnh nhìn bà chủ chăm chú.
– Một cái tin, – bà chủ nới tiếp với giọng mỗi lúc một sôi nổi hơn, – sẽ làm cho bà hết sức vui sướng. Bà hãy chuẩn bị, – senora lại nói, – để gặp một người... mà bà rất thương yêu. Bà Hôxêpha nhổm đầu lên bằng một cửđộng rất nhanh, rồi hết nhìn cánh cửa ra vào đến nhìn bà chủ, đôi mắt như nảy lửa. Một người, – senora nói thêm, – vừa mới đến đây một cách bất ngờ...
– Ai thế! – Bà hỏi giọng ngắc ngứ như của một người đang hoảng hốt. Lát sau đó, bà thét lên một tiếng lớn, bật ngồi dậy trên giường, không nhúc nhích, đôi mắt mở rộng, hai tay ôm lấy thái dương, như đang đứng trước một sự hiển hiện siêu phàm. Maccô, quần áo tả tơi, bụi bùn bê bết, đang đứng trên ngưỡng cửa. Bác sĩđang nắm một tay giứ cậu lại.
Người ốm thét lên ba lần: "Con tôi, con tôi đây rồi?"
Maccô lao đến, dang hay cánh tay gầy ra; bà ôm chặt lấy con vào lòng với cái cuồng nhiệt của một con hổ cái, phá lên cười dữ dội, chốc chốc lại nấc lên, tiếng nấc trầm trầm thăm thẳm, nhưng đôi mắt ráo hoảnh, rồi ngạt thở bà ngả mình xuống gối. Nhưng bà lại ngối lên tức thì, và vui sướng nhưđiên như dại, hôn như mưa lên đầu Maccô.
"Làm thế nào mà con đến được tận đây? bà hỏi. – Làm sao? Trông con lớn lên nhiều quá? Ai dẫn con đi?
Con đi một mình à? Con không ốm sao? Có phải Maccô của mẹ thật không?
Không phải là chiêm bao chứ? Kìa, con nói đi. ..".
Rồi bà đổi ngay giọng một cách đột ngột: "Nhưng thôi, đừng nói gì vội, chờ một lát. Và quay về phía bác sĩđang đứng, bà nói vội vàng: "Nhanh lên, bác sĩ, tôi muốn khỏi bệnh. Tôi xin sẵn sàng, đừng để mất thì giờ. Nhờđưa Maccô ra ngoàiđể nó khỏi nghe thấy. Maccô thân yêu, chẳng có gì đâu, ra đi con, rồi con sẽ kể chuyện mẹ nghe. Nào, hôn con thêm, cái nữa... Thôi, ra đi con. Thưa bác sĩ, tôi sẵn sàng đây..."
Người ta dẫn Maccô ra ngoài. Senor và senora cùng ra theo, bác sĩ và người phụ mổ dóng cửa phòng lại.
Senor Mêkinet tìm cách đưa Maccô đến một cái buồng cách xa đấy, nhưng không thể nào được. Cậu cứđứng đấy, nhưđóng đanh xuống sàn nhà. Có việc gì thế, – cậu hỏi, – mẹ cháu làm sao thế?
"Người ta đang làm gì mẹ cháu thế". Ông kỹ sư tìm cách dịu dàng đưa cậu đi nơi khác. Lại dây, bác sĩ sẽ nói cháu nghe... mẹ cháu đang ốm; phải mổ một tí, bác sẽ nói cho cháu biết tất cả việc này; nào, cháu lại đây với bác. Không, cháu dứng đây thôi, – cậu nói, – nói cho cháu rõ tại đây thôi. Ông kỹ sư vừa kéo cậu đi, vừa cố làm cho cậu yên tâm, thế là cậu bắt đầu sợ, cậu run lên.
Bỗng một tiếng thét xé tai cứ tiếng thét của một người bị tử thương, vang lên kh ắp cả ngôi nhà. Cậu bé đáp lại bằng một tiếng kêu tuyệt vọng: "Mẹ tôi chết mất rồi. Người thầy thuốc hiện ra ngưỡng cửa và nói: Không! Mẹ cậu đã đang cứu sống! Cậu bé nhìn bác sĩ một lúc rồi, chạy lại quỳ xuống ôm chầm lấy hai đầu gối ông ta khóc nức nở và nói.
– Xin đa tạ, đa tạ bác sĩ! Nhưng bác sĩ vội kéo câu đứng lên và nói: Đứng dậy, cậu hé đáng thương và anh hùng, chính cậu là người cứu sống mẹ cậu!.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro