Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

hanghoaSLdong

Câu hỏi 10. Phân tích hàng hoá sức lao động và ý nghĩa của lý luận này đối với lý luận giá trị thặng dư?

Đáp. Câu trả lời gồm hai ý

1) Phân tích hàng hoá sức lao động

            Sức lao động là toàn bộ những năng lực (thể lực và trí lực) tồn tại trong một con người và được người đó sử dụng vào sản xuất. Nó là yếu tố cơ bản của mọi quá trình sản xuất và chỉ trở thành hàng hoá khi có hai điều kiện +) người lao động được tự do về thân thể, có quyền sở hữu sức lao động của mình và chỉ bán sức lao động ấy trong một thời gian nhất định +) người lao động không có tư liệu sản xuất cần thiết để đứng ra tổ chức sản xuất, nên muốn sống chỉ còn cách bán sức lao động cho người khác sử dụng.

Khi trở thành hàng hoá, sức lao động cũng có hai thuộc tính như các hàng hoá khác nhưng có đặc điểm riêng +) Giá trị của hàng hoá sức lao động cũng do số lượng lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra nó quyết định. Giá trị sức lao động được quy về giá trị của toàn bộ các tư liệu sinh hoạt cần thiết để sản xuất và tái sản xuất sức lao động, để duy trì đời sống của công nhân làm thuê và gia đình họ. Giá trị hàng hoá sức lao động khác với hàng hoá thông thường ở chỗ nó bao hàm cả yếu tố tinh thần và yếu tố lịch sử, phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử của từng nước, từng thời kì, phụ thuộc vào trình độ văn minh đã đạt được, vào điều kiện lịch sử hình thành giai cấp công nhân và cả điều kiện địa lí, khí hậu. +) Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động thể hiện ở quá trình tiêu dùng (sử dụng) sức lao động, tức là quá trình lao động để sản xuất ra một hàng hoá, một dịch vụ nào đó.

            Trong quá trình lao động, sức lao động tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó; phần giá trị dôi ra so với giá trị sức lao động là giá trị thặng dư. Đó chính là đặc điểm riêng có của giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động.

            Hàng hoá sức lao động là điều kiện chuyển hoá tiền thành tư bản. Tuy nhiên nó không phải là cái quyết định để có hay không có bóc lột, việc quyết định còn ở chỗ giá trị thặng dư được phân phối như thế nào.  

2) Ý nghĩa của lý luận hàng hoá sức lao động đối với lý luận giá trị thặng dư.

            a) Vạch ra nguồn gốc của giá trị thặng dư, đó là lao động không công của người công nhân làm thuê tạo ra trong quá trình sản xuất và bị nhà tư bản chiếm đoạt

            b) Chỉ rõ bản chất cơ bản nhất của xã hội tư bản đó là sự bóc lột của tư bản đối với lao động làm thuê

            c) Chỉ ra các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư như lợi nhuận, lợi nhuận bình quân, lợi tức, địa tô v.v

            d) Chỉ ra được nguồn gốc, bản chất của tích lũy tư bản v.v; và như vậy, lý luận hàng hoá sức lao động chỉ ra quá trình phát sinh, phát triền và diệt vong của chủ nghĩa tư bản.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro