Hàng giả giá rẻ
Ngày cha mẹ biết tôi không phải con ruột của họ, tôi ngay lập tức kéo vali khỏi cửa nhà và biết điều rời đi.
- Thưa ba mẹ, cảm ơn vì ba mẹ đã nuôi dưỡng con bao năm qua. Con mong ba mẹ sẽ sớm tìm lại được con ruột của người.
Hai năm trước, dì An - người đã nhận nuôi tôi từ cô nhi viện hơn hai mươi năm trước bất chợt gọi tôi về quê.
- Dì, con về rồi.
Dì nuôi tôi từ lúc lọt lòng, dì là nhân viên trong cô nhi viện, hình ảnh đứa bé mới đẻ chỉ có chiếc khăn cuốn quanh người khiến dì khó lòng ngủ yên vậy nên dì đã nhận nuôi tôi.
Dì có một người con trai, hiện tại cũng đã đi làm ở cùng thành phố của tôi. Thường vào dịp lễ tết anh và tôi mới cùng về quê thăm dì.
- Anh không về hả dì?
- Ừ ai gọi thằng đấy về làm gì? Tao gọi mày về mà Nhi.
- Có chuyện gì mà dì gọi con gấp thế, con phải thuê xe về luôn đấy.
- Hình như mày có chị em đấy Nhi ạ.
Dì nói. Tôi nghe. Đùa chứ, dì nhặt tôi trong cô nhi viện từ lúc còn khóc oe oe, sao tôi biết được là mình có chị em hay không chứ.
- Sao dì biết, người ta đến tìm con à?
- Ôi dào, nhớ tuần trước tao lên thị xã không?
Sau nghỉ hưu, dì An làm buôn bán nhỏ, một tháng một lần dì sẽ đều đặn lên thị xã nhập hàng về bán.
- Tao thấy cái này này.
Dì đưa tôi tấm ảnh trong điện thoại của dì. Một tấm bảng led lớn quảng cáo về trang sức của tập đoàn trang sức Bình Tân. Người mẫu trên đấy trông giống hệt tôi.
- Đây là gương mặt đại diện của Bình Tân đấy, mày nhìn xem này Dương Hà Nhi, con gái chủ tịch tập đoàn Bình Tân.
Dì lại đưa cho tôi xem một bài báo về người lúc nãy, Dương Hà Nhi - con gái của chủ tịch tập đoànBình Tân. Là tiểu thư lá ngọc cành vàng của nhà này.
- Giống con quá dì, hong lẽ bả là chị hay em song sinh của con hả?
- Ờ vậy tao mới gọi mày về.
- Nhưng mà chắc dì bả đã nhận con, người giàu người nghèo sao mà giống nhau được hả dì, lỡ bả đuổi con đi thì nhục mặt lắm.
Dì dúi vào tay tôi một cái khiến tôi giật mình. Dì bắt tôi đọc lại cho kĩ bài báo ban nãy.
Dương Hà Nhi - tiểu thư tập đoàn Bình Tân bất ngờ mất tích khiến đích thân chủ tịch Dương Hà Bình đăng tin tìm kiếm.
- Bả mất tích mất tiêu rồi dì, giờ thì có muốn thấy sang bắt quàng làm họ cũng khó.
- Việc gì phải kiếm lại nó nữa Nhi, mày giả làm nó luôn, giờ cũng mất tích rồi ai đâu mà đối chứng được mày với nó mà phát hiện ra.
- Dì ơi, vậy kì dữ lắm. Con biết cái gì đâu, bả vừa đẹp vừa sang vừa giỏi. Con là con nhà quê đó dì. Mà tham là thâm dữ nữa, con không có làm vậy đâu.
Dì nhìn tôi buồn buồn rồi nắm lấy tay tôi.
- Dì ở với mày, nuôi mày bao năm mà mày không rõ tâm tư của dì hả Nhi ơi. Dì bán hàng cũng đủ ăn đủ sống, nhưng mà bố thằng Tâm về rồi...
Bố anh Tâm - chồng dì An cũng từng là cậu tôi hơn mười năm trước vì lí do gì đó mà bỏ đi bặt tăm. Dì nói là do dì nhận nuôi tôi, không còn tiền cho ông bài bạc nữa nên ông mới bỏ đi.
Tôi tin là thật, vì đúng là chẳng bao lâu sau ông có quay lại một lần, cầm một sập tiền ném cho dì An nói gì đó rồi bỏ đi đến giờ.
- Bố thằng Tâm ngày trước không biết nghe ai mà tin là tao khắc chồng, ở gần tao ổng chỉ có nước chết, đoạn tử tuyệt tôn thôi. Nhớ cái ngày ổng với thằng cha nào đấy uống cho say về, khinh miệt tao không biết đẻ nên đánh tao.
Dì nghẹn ngào, bỗng dưng không nói được nữa.
- Sau tao có mang thằng Tâm, người say có nhớ cái gì, ổng nói tao lang chạ bên ngoài giờ có chửa hoang, tao giải thích mãi ổng có tin tao đâu.
Nói rồi dì nhìn lên bàn thờ trong nhà.
- Mẹ ổng thấy hai vợ chồng cứ cãi mãi mới sang nói đỡ cho tao, bảo ổng có không tin tao thì vẫn phải sống với tao cho đến khi thằng Tâm đủ mười tuổi. Tới lúc đó mẹ ổng sẽ cho ổng miếng đất với vàng rồi muốn đi đâu thì đi.
- Sinh nhật mười tuổi của thằng Tâm, tao tưởng ổng tin tao rồi nên quyết định ở lại với mẹ con tao. Ai ngờ hai năm sau mẹ chồng tao mất, ổng cũng cuỗm mớ tiền rồi bỏ đi.
Tôi nhìn dì, khó mà tin được, dì đã phải trải qua cái gì để có thể nuôi chúng tôi lớn. Nhớ lại cái ngày chồng dì về, tôi tò mò hỏi.
- Bữa con với anh Tâm lên thị xã mua đồ là cậu về phải không dì?
- Ừ, ổng đưa tao một mớ tiền, kêu là tiền đám giỗ cho mẹ ổng. Ổng nào có tin Tâm là con ổng đâu? Ổng đay nghiến tao lắm, kêu tao con thằng nào thì bảo thằng đó nuôi.
Tôi trầm mặc một lúc. Hóa ra dì An lại cứ âm thầm khổ đến thế.
- Thế giờ cậu về có chuyện gì...
Tôi chưa kịp dứt lời dì như chạm vào chỗ ngứa mà đập hộp xuống tấm phản rồi nói liến thoắng.
- Ổng bắt tao là đưa tiền cho ổng đánh bạc tiếp. Mẹ thằng chả mất nết, tiền mẹ ổng cho cũng tiêu sạch rồi đó.
- Sao dì phải đưa cho cậu chi vậy? Không thích thì thôi chớ...
- Ổng ép tao, nếu không ổng đến làm phiền thằng Tâm.
Nói tới đây tôi hiểu phần nào, bởi lẽ anh Tâm là giới hạn của dì, là máu mủ của dì. Và hơn nữa anh đang rất phát triển, người làm mẹ như dì không thể giúp gì cho con đã đành càng không muốn gây thêm rắc rối cho con mình.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro