ham doi tuan duong ham nhat trong ww2
Đặt hàng: 1923 Lớp tàu: Lớp tàu tuần dương Aoba Xưởng đóng tàu: Xưởng đóng tàu Mitsubishi tại Nagasaki Đặt lườn: 23 tháng 1 năm 1924 Hạ thủy: 25 tháng 9 năm 1926 Hoạt động: 20 tháng 9 năm 1927[1] Bị mất: Bị đánh chìm ngày 28 tháng 7 năm 1945 tại Kure, Hiroshima; 34°14′N 132°30′E Xóa đăng bạ: 20 tháng 11 năm 1945 Các đặc tính chung Lượng rẽ nước: 8.300 tấn (tiêu chuẩn); 9.000 tấn (sau cùng) Chiều dài: 185,17 m (607 ft 6 in) Mạn thuyền: 15,83 m (51 ft 11 in) (ban đầu) 17,56 m (57 ft 7 in) (sau cùng) Tầm nước: 5,71 m (18 ft 9 in) (ban đầu) 5,66 m (18 ft 7 in) (sau cùng) Lực đẩy: 4 × turbine hơi nước Brown Curtis 12 × nồi hơi Kampon 4 trục công suất 102.000 mã lực (76 MW) Tốc độ: 66,7 km/h (36 knot) Tầm xa: 13.000 km ở tốc độ 26 km/h (7.000 hải lý ở tốc độ 14 knot) Quân số: 657 Vũ khí: Ban đầu:6 × pháo 200 mm (7,9 inch)/50 (3x2), 4 × pháo 120 mm (4,7 inch)/45 (4x1), 12 × ống phóng ngư lôi 610 mm (24 inch) (6x2) Sau cùng: 6 × pháo 203 mm (8 inch)/50 (3x2), 4 × pháo 120 mm (4,7 inch)/45 (4x1), 8 × ống phóng ngư lôi 610 mm (24 inch) (2x4) 50 x súng phòng không 25 mm Vỏ giáp: đai giáp: 76 mm (3 inch) sàn tàu: 36 mm (1,5 inch) Máy bay: 1 x thủy phi cơ (ban đầu) 2 x thủy phi cơ, 1 máy phóng (sau cùng) Aoba (tiếng Nhật: 青葉) là một tàu tuần dương hạng nặng của Hải quân Đế quốc Nhật Bản, là chiếc dẫn đầu trong lớp của nó gồm hai chiếc. Tên của nó được đặt theo núi Aoba, một núi lửa tọa lạc tại Maizuru, Kyoto. Aoba đã hoạt động trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ hai và cuối cùng bị đánh chìm vào ngày 28 tháng 7 năm 1945 tại Kure, Hiroshima. Thiết kế và chế tạo Aoba cùng chiếc tàu chị em với nó Kinugasa ban đầu được vạch kế hoạch như những chiếc thứ ba và thứ tư trong lớp Furutaka. Tuy nhiên, những vấn đề về thiết kế đối với lớp Furutaka đã đưa đến một số cải biến bao gồm các tháp pháo đôi và một máy phóng máy bay. Những cải biến này lại làm tăng thêm trọng lượng của cấu trúc bên trên của một thiết kế đã khá nặng nề, gây ra những vấn đề về sự mất ổn định. Dù sao, Aoba đã đóng một vai trò quan trọng trong Thế Chiến II. Lịch sử hoạt động Giữa hai cuộc thế chiến Aoba được hoàn tất tại xưởng tàu của Mitsubishi tại Nagasaki vào ngày 20 tháng 9 năm 1927 và được bố trí về Hải đội Tuần dương 5 cho đến năm 1933 rồi sau đó là Hải đội Tuần dương 6 và Hải đội Tuần dương 7, phục vụ như là soái hạm trong hầu hết thời gian đó. Nó thường được cho tách ra để tuần tra dọc theo bờ biển Trung Quốc trong những năm cuối Thập niên 1920 và những năm 1930. Aoba được hiện đại hóa một cách đáng kể tại Xưởng hải quân Sasebo trong những năm 1938 - 1940, được trang bị các ống phóng ngư lôi mới, hỏa lực phòng không được tăng cường, cải thiện hệ thống điều khiển hỏa lực và các thiết bị dành cho máy bay tốt hơn. Cầu tàu được thiết kế lại và các tấm thép được bổ sung vào thân tàu để bù trừ cho trọng lượng tăng thêm và cải thiện sự cân bằng. Khi được cho hoạt động trở lại vào tháng 10 năm 1940, Aoba được bố trí quay về Hải đội Tuần dương 6. [sửa] Giai đoạn mở màn Chiến tranh Thái Bình Dương Vào cuối năm 1941, Aoba là soái hạm của Chuẩn Đô đốc Aritomo Goto, Tư lệnh Hải đội Tuần dương 6 bao gồm Aoba, Kinugasa, Furutaka và Kako; hải đội này nằm trong thành phần của Hạm Đội 1 dưới quyền chỉ huy chung của Phó Đô đốc Takasu Shiro. Vào thời gian diễn ra cuộc Tấn công Trân Châu Cảng, nó đang yểm trợ cho cuộc chiếm đóng đảo Guam. Sau khi đợt tấn công thứ nhất nhắm vào Wake thất bại, Hải đội Tuần dương 6 được bố trí vào một lực lượng tấn công thứ hai mạnh mẻ hơn, và sau khi Wake thất thủ, nó quay về căn cứ tiền phương đặt tại Truk thuộc quần đảo Caroline. Từ tháng 1 đến tháng 5 năm 1942, Kinugasa đặt căn cứ tại Truk nơi nó hỗ trợ cho cuộc đổ bộ của quân Nhật lên quần đảo Solomon và New Guinea tại Rabaul, Kavieng, Buka, Shortland, Kieta, đảo Manus, quần đảo Admiralty và Tulagi. Trận chiến biển Coral Trong Trận chiến biển Coral, Hải đội Tuần dương 6 khởi hành rời Shortland đi đến một điểm hẹn gặp chiếc tàu sân bay hạng nhẹ Shoho. Lúc 11 giờ 00 ngày 7 tháng 5 năm 1942, đang khi ở về phía Bắc đảo Tulagi, Shoho bị tấn công và bị đánh chìm bởi 93 máy bay ném bom bổ nhào SBD Dauntless và máy bay ném bom-ngư lôi TBD Devastator từ các tàu sân bay USS Yorktown và USS Lexington. Ngày hôm sau, 8 tháng 5 năm 1942; 46 chiếc SBD, 21 chiếc TBD và 15 chiếc Grumman F4F Wildcat xuất phát từ Yorktown và Lexington đã tấn công và gây hư hại nặng cho chiếc Shokaku, buộc nó phải rút lui. Furutaka và Kinugasa vốn không bị hư hại trong trận đánh này, đã hộ tống Shokaku quay trở về Truk; Kako và Aoba tiếp tục yểm trợ việc rút lui của đoàn tàu vận tải dự định tấn công cảng Moresby. Sau khi được tiếp nhiên liệu tại Shortland ngày 9 tháng 5, Aoba quay trở về Kure vào ngày 22 tháng 5 năm 1942 để sửa chữa, rồi quay trở lại Truk vào ngày 23 tháng 6 năm 1942; rồi từ Truk đến vịnh Rekata, Santa Isabel, nơi nó được phân các nhiệm vụ tuần tra cho đến tháng 7. Trong cuộc cải tổ sâu rộng Hải quân Nhật sau thất bại của trận Midway, vào ngày 14 tháng 7 năm 1942, Aoba được phân về Hạm đội 8 vừa mới được thành lập dưới quyền chỉ huy của Phó Đô đốc Mikawa Gunichi và được bố trí tuần tra chung quanh khu vực quần đảo Solomon, New Britain và New Ireland. [sửa] Trận chiến đảo Savo Ngày 7 tháng 8 năm 1942, một thủy phi cơ trinh sát Aichi E13A1 "Jake" xuất phát từ Aoba đã trông thấy một lực lượng đối phương bao gồm "một thiết giáp hạm, một tàu sân bay phối thuộc, bốn tàu tuần dương, bảy tàu khu trục và 15 tàu vận tải" ngoài khơi Lunga Point gần Tulagi. Trong Trận chiến đảo Savo vào ngày 9 tháng 8 năm 1942, Hải đội Tuần dương 6 (bao gồm Aoba, Furutaka, Kako và Kinugasa), Chokai, các tàu tuần dương hạng nhẹ Tenryu và Yūbari và tàu khu trục Yūnagi đã đối đầu cùng lực lượng hạm đội Đồng Minh trong một trận đánh đêm bằng hải pháo và ngư lôi. Vào khoảng 23 giờ 00, Chokai, Furutaka và Kako đã tung các thủy phi cơ trinh sát của mình ra. Những chiếc máy bay này lượn vòng bên trên hạm đội Đồng Minh và thả các quả pháo sáng chiếu rõ các mục tiêu, và tất cả các tàu chiến Nhật đã khai hỏa. Các tàu tuần dương USS Astoria, USS Quincy, USS Vincennes và HMAS Canberra đã bị đánh chìm, trong khi USS Chicago cùng các tàu khu trục USS Ralph Talbot và USS Patterson bị hư hại. Bên phía Nhật Bản, Chokai bị bắn trúng ba phát, Kinugasa trúng hai phát, Aoba một phát và Furutaka hoàn toàn vô hại. Khi Hải đội Tuần dương 6 rút lui về phía Kavieng, Kako bị tàu ngầm Mỹ S-44 đánh chìm, nhưng Aoba thoát được mà không phải chịu thêm thiệt hại nào. vào ngày 10 tháng 8 năm 1942. Cho đến hết tháng 8 và tháng 9, Hải đội Tuần dương 6 được lệnh hỗ trợ từ xa cho các đoàn tàu vận tải "Tốc hành Tokyo" đến tăng cường bổ sung cho Guadalcanal. [sửa] Trận chiến mũi Esperance Trong Trận chiến mũi Esperance diễn ra vào ngày 11 tháng 10 năm 1942, Hải đội Tuần dương 6 (bao gồm Aoba, Furutaka và Kinugasa) cùng các tàu khu trục Fubuki và Hatsuyuki rời Shortland để yểm trợ cho một đoàn tàu vận tải chở quân tăng cường cho Guadalcanal bằng cách bắn phá sân bay Henderson trên đảo này. Hai máy bay trinh sát Mỹ OS2U Kingfisher đã phát hiện ra hạm đội đang di chuyển dọc theo eo biển với vận tốc 56 km/h (30 knot). Được báo động kịp thời, các tàu tuần dương Mỹ được trang bị radar USS San Francisco, Boise, Salt Lake City và Helena cùng năm tàu khu trục đã di chuyển vòng qua mũi cực Nam đảo Guadalcanal để phong tỏa lối vào eo biển Savo. Lúc 22 giờ 35 phút, radar của chiếc Helena phát hiện ra hạm đội Nhật, và lực lượng Mỹ đã thành công trong việc Cắt ngang chữ T hạm đội Nhật. Cả hai bên đều nổ súng, nhưng do Đô đốc Goto nghĩ rằng mình đang bị bắn nhầm từ các tàu bạn, đã ra lệnh cho toàn hải đội quay mũi 180 độ khiến toàn bộ lực lượng của ông bị phơi sườn ra trước hỏa lực các tàu chiến Mỹ. Furutaka bị đánh chìm. Aoba bị bắn trúng khoảng 40 phát đạn pháo 152 mm (6 inch) và 203 mm (8 inch). Cầu tàu bị phá hỏng, tháp súng số 2 bị vô hiệu và tháp súng số 3 bị phá hủy. Các phát bắn trúng khác đã khiến cho bốn trong số các nồi hơi của Aoba không hoạt động. Đô đốc Goto bị tử thương và 80 thành viên thủy thủ đoàn khác thiệt mạng. Sau khi được sửa chữa tạm thời tại Shortland, Aoba cố gắng quay trở về Truk vào ngày 15 tháng 10, nơi Đô đốc Isoroku Yamamoto trực tiếp thị sát các hư hỏng và ra lệnh cho con tàu quay trở về Nhật Bản. [sửa] Các hoạt động sau cùng Aoba quay trở về Kure vào ngày 22 tháng 10. Trong quá trình sửa chữa, tháp pháo Số 3 hư hại được che lại bởi các tấm thép, và một khẩu đội súng phòng không 25 mm Kiểu 96 ba nòng được bố trí vào đó. Aoba quay trở lại Truk vào ngày 24 tháng 2 năm 1943. Vào ngày 3 tháng 4, trong khi đang neo đậu tại Kavieng, New Ireland, Aoba bị các máy bay ném bom Boeing B-17 Flying Fortress Liên đội Ném bom 43 thuộc Không lực 5 tấn công. Một quả bom ném trúng đã khiến hai quả ngư lôi Kiểu 93 Long Lance phát nổ gây ra một đám cháy trong khi những chiếc B-17 tiếp tục càn quét bắn phá sàn tàu. Aoba bị buộc phải tự mắc cạn để tránh bị chìm. Sau khi được kéo trở về Truk, và quay về Kure một lần nữa vào ngày 1 tháng 8, Aoba được sửa chữa và tái trang bị. Tháp pháo 203 mm (8 inch) được phục hồi tại vị trí số 3, và nó được trang bị thêm radar dò tìm trên không Kiểu 21 cùng hai khẩu đội phòng không Kiểu 96 nòng đôi 25 mm. Tuy nhiên, tốc độ tối đa của Aoba bị giảm xuống chỉ còn 46 km/h (25 knot) do những hư hỏng của động cơ không thể sửa chữa được. Aoba được tái bố trí về Hạm đội Viễn chinh Phương Nam 1 và đi đến Singapore vào ngày 24 tháng 12 năm 1943. Nó đặt căn cứ tại Singapore cho đến cuối tháng 2 năm 1944, hộ tống các đoàn tàu vận tải tiếp tế đi đến Miến Điện, quần đảo Andaman và dọc theo bờ biển Malaya. Vào ngày 25 tháng 2, nó được phân về Hải đội Tuần dương 16 và tham gia trận đột kích Ấn Độ Dương vào tháng 3 năm 1944. Từ tháng 4 đến tháng 6, Aoba tiếp tục nhiệm vụ hộ tống tại khu vực Đông Ấn thuộc Hà Lan và New Guinea. Trong một đợt tân trang tại Singapore vào tháng 7, Aoba được bổ sung bốn khẩu đội phòng không bốn nòng và 15 khẩu nòng đơn 25 mm Kiểu 96 cùng radar dò tìm mặt biển Kiểu 22. Ngày 11 tháng 10, Aoba bị tai nạn va chạm cùng chiếc tàu tuần dương Kinu nhưng chỉ bị hư hại nhẹ. Tuy nhiên, vào ngày 23 tháng 10 năm 1944, Aoba bị tàu ngầm Mỹ USS Bream tấn công, và một trong số sáu quả ngư lôi bắn ra đã đánh trúng Aoba tại phòng máy số 2. Aoba xoay sở quay về được Xưởng hải quân Cavite gần Manila, nhưng trong khi công việc sửa chữa khẩn cấp còn đang được tiến hành, vào ngày 29 tháng 10 nó lại bị máy bay từ các tàu sân bay của Lực lượng Đặc nhiệm 38 ném bom. Đang khi công việc sửa chữa còn chưa hoàn tất, Aoba lại được bố trí vào một đoàn tàu vận tải quay trở về Nhật Bản. Đoàn tàu này bị tấn công vào ngày 6 tháng 11 ngoài khơi Luzon bởi các tàu ngầm Mỹ USS Guitarro, Bream, Raton và Ray. Các tàu ngầm đã bắn tổng cộng 23 quả ngư lôi, hai trong số đó trúng phải tàu tuần dương Kumano, nhưng Aoba đã may mắn thoát được mà không chịu thêm thiệt hại nào. Khi về đến Kure vào ngày 12 tháng 12, Aoba được khảo sát và được đánh giá là không thể sửa chữa được và được xếp loại làm tàu dự bị. Trong một cuộc không kích của Mỹ vào cảng Kure ngày 24 tháng 4 năm 1945, Aoba chịu đựng thêm những thiệt hại bởi bom và mắc cạn xuống đáy cảng. Thay vì sửa chữa con tàu hư hỏng, nó được tăng cường thêm bốn súng phòng không nòng đôi 25 mm chung quanh cột buồm chính, nâng tổng số nòng súng 25 mm lên 50 (5x3, 10x2, 15x1); và Aoba được xếp lại làm một pháo đài phòng không nổi. Vào ngày 24 tháng 7 năm 1945, khoảng 30 máy bay của Lực lượng Đặc nhiệm 38 tấn công Kure và ném bom Aoba một lần nữa. Đến 22 giờ 00, Aoba chìm xuống đáy cảng ở độ sâu 8 m (25 ft) ở tọa độ 34°14′N 132°30′E. Đến ngày 28 tháng 7 năm 1945, thân tàu lại là mục tiêu cho mười máy bay ném bom của Lực lượng Đặc nhiệm 38. Bốn quả bom đánh trúng nó sinh ra một đám cháy, và đám cháy lại thu hút các máy bay ném bom B-24 Liberator của Không lực 7 đến đánh trúng thêm bốn quả bom 250 kg (500 lb), làm đuôi tàu bị vỡ ra. Aoba được chính thức xóa khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 20 tháng 11 năm 1945. Xác tàu đắm của nó được tháo dỡ trong những năm 1946 - 1947.
Đặt hàng: 1923
Lớp tàu: Lớp tàu tuần dương Myōkō
Xưởng đóng tàu: Xưởng đóng tàu Kawasaki, Kobe
Đặt lườn: 11 tháng 4 năm 1924
Hạ thủy: 22 tháng 4 năm 1928
Hoạt động: 20 tháng 8 năm 1929
Bị mất: Bị đánh chìm ngoài khơi Đông Ấn thuộc Hà Lan ngày 8 tháng 6 năm 1945
Xóa đăng bạ: Các đặc tính chung Lượng rẽ nước: 13.300 tấn Chiều dài: 203,76 m (668 ft 6 in) Mạn thuyền: 19 m (62 ft 4 in) Tầm nước: 5,03 m (16 ft 6 in) Lực đẩy: turbine hơi nước 12 × nồi hơi 4 × trục công suất 130.000 mã lực (97 MW) Tốc độ: 65,7 km/h (35,5 knot) Tầm xa: 14.800 km ở tốc độ 26 km/h (8.000 hải lý ở tốc độ 14 knot) Quân số: 920-970 Vũ khí: 10 × pháo 203 mm (8 inch) (5×2) 6 × pháo 120 mm (4,7 inch) (8 × từ năm 1935) 2 × súng máy 13 mm 12 × ống phóng ngư lôi 610 mm (24 inch)[1]
Vỏ giáp: đai giáp: 100 mm (4 inch) sàn tàu: 37 mm (1,5 inch) tháp pháo: 25 mm (1 inch) tháp súng: 75 mm (3 inch) Máy bay: 1
Ashigara (tiếng Nhật: 足柄) là một tàu tuần dương hạng nặng của Hải quân Đế quốc Nhật Bản thuộc lớp Myōkō bao gồm bốn chiếc; những chiếc còn lại trong lớp này là Myōkō, Nachi và Haguro. Tên của nó được đặt theo một ngọn núi giáp ranh giữa hai tỉnh Kanagawa và Shizuoka, vốn còn được gọi là núi Kintoki. Ashigara đã hoạt động trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, và bị tàu ngầm Anh Quốc đánh chìm tại vùng biển ngoài khơi Đông Ấn thuộc Hà Lan ngày 8 tháng 6 năm 1945. [sửa] Thiết kế và chế tạo Những con tàu trong lớp này có trọng lượng rẽ nước 13.300 tấn, dài 204 m và có thể di chuyển với tốc độ tối đa đến 36 knot (67 km/h). Chúng được trang bị dàn pháo chính bao gồm mười khẩu 203mm (8 inch), hỏa lực mạnh nhất vào thời đó đối với mọi tàu tuần dương trên thế giới. Đặc điểm khác biệt của Ashigara so với những chiếc còn lại trong lớp là nó chỉ mang theo một thủy phi cơ duy nhất thay vì hai. Ashigara được đặt lườn tại Xưởng đóng tàu Kawasaki tại Kobe vào ngày 11 tháng 4 năm 1924, được hạ thủy vào ngày 22 tháng 4 năm 1928, và được đưa ra hoạt động cùng Hải quân Đế quốc Nhật Bản vào ngày 20 tháng 8 năm 1929. [sửa] Lịch sử hoạt động Khởi đầu Thế Chiến II, Ashigara tham gia cuộc Chiếm đóng the Philippines trong tháng 12 năm 1941. Sau đó, trong Trận chiến biển Java vào ngày 1 tháng 3 năm 1942, nó đã góp phần vào việc đánh chìm tàu tuần dương Anh HMS Exeter và tàu khu trục HMS Encounter. Từ năm 1942 đến năm 1944 Ashigara được phân công các vai trò tuần tra và vận chuyển binh lính nên không có hoạt động tác chiến nào được ghi nhận. Trong Trận chiến vịnh Leyte vào ngày 24 tháng 10 năm 1944, Ashigara dưới quyền chỉ huy của Thuyền trưởng Đại tá Hải quân Hayao Miura được phân về lực lượng của Phó Đô đốc Kiyohide Shima cùng với Nachi và tám tàu khu trục. Lực lượng này tiến vào eo biển Surigao vào ngày 25 tháng 10 sau khi lực lượng của Đô đốc Shoji Nishimura đã bị tiêu diệt. Ashigara và Nachi đã phóng các quả ngư lôi của chúng vào đối phương rồi rút lui. Trên đường rút lui Nachi bị hư hại do va chạm với chiếc tàu tuần dương Mogami. Vào tháng 12 năm 1944, Ashigara tham gia vào cuộc tấn công lực lượng Mỹ đang đổ bộ lên đảo Mindoro thuộc Philippines. Vào ngày 26 tháng 12, nó chịu đựng một đợt không kích và bị hư hại bởi một quả bom 227 kg (500 lb), nhưng vẫn có thể bắn phá vào bãi đổ bộ của quân Mỹ trong ngày 27 tháng 12. Vào ngày 8 tháng 6 năm 1945, Ashigara rời Batavia đi đến Singapore với 1.600 binh sĩ trên tàu và được hộ tống bởi tàu khu trục Kamikaze. Tại eo biển Bangka, chúng bị các tàu ngầm Đồng Minh USS Blueback, HMS Trenchant và HMS Stygian chặn đánh. Kamikaze tấn công Trenchant bằng hải pháo, buộc nó phải lặn xuống, rồi tiếp tục tấn công bằng mìn sâu, nhưng thuyền trưởng là Trung tá Hải quân Arthur Hezlet phát hiện ra Ashigara và bắn một loạt tám quả ngư lôi vào chiếc tàu tuần dương lúc khoảng 12 giờ 15 phút. Ashigara trúng phải năm quả ở khoảng cách 3.600 m (4.000 yard), [2] rồi bị lật úp lúc 12 giờ 37 phút. Kamikaze cứu được 400 binh sĩ và 853 thành viên thủy thủ đoàn, trong đó có Thuyền trưởng Chuẩn Đô đốc Hayao Miura. Đặt hàng: Lớp tàu: Lớp tàu tuần dương Furutaka
Xưởng đóng tàu: Xưởng đóng tàu Mitsubishi, Nagasaki
Đặt lườn: 5 tháng 12 năm 1922
Hạ thủy: 25 tháng 2 năm 1925
Hoạt động: 31 tháng 3 năm 1926[1]
Bị mất: Bị đánh chìm ngày 12 tháng 10 năm 1942 trong Trận chiến mũi Esperance 02°28′S 152°11′E
Xóa đăng bạ: 20 tháng 12 năm 1944
Các đặc tính chung Lượng rẽ nước: 7.950 tấn (tiêu chuẩn) 9.150 tấn (sau khi cải tiến) Chiều dài: 176,8 m (580 ft) Mạn thuyền: 15,8 m (51 ft 10 in) Tầm nước: 5,6 m (18 ft 5 in) Lực đẩy: 4 turbine hơi nước Parsons 12 × nồi hơi Kampon 4 trục công suất 102.000 mã lực (76 MW) Tốc độ: 64 km/h (34,5 knot) Tầm xa: 13.000 km ở tốc độ 26 km/h (7.000 hải lý ở tốc độ 14 knot) Quân số: 616 Vũ khí: (ban đầu): 6 × 200 mm (7,9 inch)/50-cal (6x1), 4 × pháo 76 mm (3,1 inch)/40-cal (4x1), 12 × ống phóng ngư lôi 610mm (24 inch) (6x2) (từ năm 1937): 6 × pháo 203 mm (8 inch)/50-cal (3x2), 4 × pháo 120 mm (4,7 inch)/45-cal (4x1), 8 × ống phóng ngư lôi 610mm (24 inch) (2x4) Vỏ giáp: đai giáp: 76 mm (3 inch) sàn tàu: 36 mm (1,4 inch) Máy bay: 1 x thủy phi cơ Nakajima E4N2 (2 x thủy phi cơ Kawanishi E7K2 từ năm 1936) 1 máy phóng (từ năm 1933)
Furutaka (tiếng Nhật: 古鷹) là một tàu tuần dương hạng nặng của Hải quân Đế quốc Nhật Bản hoạt động trong giai đoạn từ sau Đệ Nhất thế chiến đến Đệ Nhị thế chiến, là chiếc dẫn đầu trong lớp của nó bao gồm hai chiếc. Tên của nó được đặt theo đỉnh núi Furutaka tọa lạc tại Etajima, Hiroshima, ngay phía sau Học viện Hải quân Đế quốc Nhật Bản. Nó bị đánh chìm trong Trận chiến mũi Esperance ngày 12 tháng 10 năm 1942. [sửa] Thiết kế và chế tạo Furutaka và chiếc tàu chị em với nó Kako thuộc thế hệ đầu tiên của những tàu tuần dương hạng nặng tốc độ cao của Hải quân Nhật; được dự tính để đối đầu cùng những chiếc tàu tuần dương trinh sát thuộc lớp Omaha của Hải quân Mỹ và lớp Hawkins của Hải quân Anh. Chúng được phát triển dựa trên thiết kế thử nghiệm được bắt đầu bởi chiếc tàu tuần dương Yūbari. Mặc dù được thiết kế để tối thiểu hóa trọng lượng và lớp vỏ giáp chỉ đủ để bảo vệ chống lại đạn pháo 150 mm (6 inch), lượng rẽ nước của con tàu lại tỏ ra quá tải trầm trọng.[2] Hai chiếc tàu chiến này được xem là những "tàu tuần dương trinh sát", được thiết kế để mang theo máy bay. Tuy nhiên, việc thiếu sót một máy phóng đã buộc phải phóng thủy phi cơ từ mặt nước cho đến khi chúng được cải tiến trong những năm 1932-1933. [sửa] Lịch sử hoạt động [sửa] Trước chiến tranh Thoạt tiên Furutaka được phân về Hải đội Tuần dương 5 nơi nó hoạt động cho đến khi được rút về lực lượng dự bị vào tháng 12 năm 1931. Furutaka trải qua một loạt các cải tiến đáng kể trong những năm 1930. Chiếc tàu chiến được tái cấu trúc và hiện đại hóa tại Căn cứ hải quân Kure vào năm 1932-1933, nâng cấp các khẩu pháo phòng không lên kiểu 120 mm (4,7 inch), bổ sung máy phóng máy bay và một thủy phi cơ E4N2. Chiếc tàu tuần dương được cho tái hoạt động và được bố trí về Hải đội Tuần dương 6.[2] Đợt nâng cấp đáng kể tiếp theo diễn ra vào tháng 4 năm 1937. Các khẩu pháo 203 mm (8 inch) xẻ rãnh được trang bị trên các bệ cải tiến có góc nâng lên đến 55°, thay đổi hệ thống điều khiển hỏa lực, bổ sung thêm các vũ khí phòng không hạng nhẹ và các ống phóng ngư lôi kiểu mới ngư lôi Kiểu 93 (24 inch). Trang bị được nâng cấp để mang hai thủy phi cơ E7K2. Các nồi hơi đốt dầu mới được trang bị, đồng thời cũng được nâng cấp về động cơ. Do sự gia tăng trọng lượng của cấu trúc bên trên, một nỗ lực được thực hiện nhằm duy trì sự ổn định của con tàu bằng cách tăng thêm chiều rộng của mạn thuyền, nhưng không mấy thành công.[2] [sửa] Giai đoạn mở màn Chiến tranh Thái Bình Dương Vào cuối năm 1941, Furutaka được phân về Hải đội Tuần dương 6 dưới quyền chỉ huy của Chuẩn Đô đốc Aritomo Goto trong thành phần của Hạm đội 1 cùng với các tàu tuần dương Aoba, Kako và Kinugasa. Vào thời gian diễn ra cuộc Tấn công Trân Châu Cảng, nó đang yểm trợ cho cuộc chiếm đóng đảo Guam. Sau khi đợt tấn công thứ nhất nhắm vào Wake thất bại, Hải đội Tuần dương 6 được bố trí vào một lực lượng tấn công thứ hai mạnh mẻ hơn, và sau khi Wake thất thủ, nó quay về căn cứ tiền phương đặt tại Truk thuộc quần đảo Caroline. Từ ngày 18 tháng 1 năm 1942, Hải đội Tuần dương 6 được phân công hỗ trợ cho cuộc đổ bộ của quân Nhật lên Rabaul thuộc New Britain và Kavieng thuộc New Ireland và tuần tra quanh khu vực quân đảo Marshall để truy đuổi bất thành hạm đội Hoa Kỳ. Trong tháng 3 và tháng 4 năm 1942, Hải đội Tuần dương 6 hỗ trợ cho Hải đội Tuần dương 18 bảo vệ cuộc đổ bộ của quân Nhật lên quần đảo Solomon và New Guinea tại Buka, Shortland, Kieta, đảo Manus, quần đảo Admiralty và Tulagi từ căn cứ tiền phương ở Rabaul. Trong khi đang ở Shortland vào ngày 6 tháng 5 năm 1942, Furutaka bị bốn máy bay ném bom Boeing B-17 Flying Fortress thuộc Không lực Mỹ tấn công nhưng không bị hư hại. [sửa] Trận chiến biển Coral Trong Trận chiến biển Coral, Hải đội Tuần dương 6 khởi hành rời Shortland đi đến một điểm hẹn gặp chiếc tàu sân bay hạng nhẹ Shoho. Lúc 11 giờ 00 ngày 7 tháng 5 năm 1942, đang khi ở về phía Bắc đảo Tulagi, Shoho bị tấn công và bị đánh chìm bởi 93 máy bay ném bom bổ nhào SBD Dauntless và máy bay ném bom-ngư lôi TBD Devastator từ các tàu sân bay USS Yorktown và USS Lexington. Ngày hôm sau, 8 tháng 5 năm 1942; 46 chiếc SBD, 21 chiếc TBD và 15 chiếc Grumman F4F Wildcat xuất phát từ Yorktown và Lexington đã tấn công và gây hư hại nặng cho chiếc Shokaku, buộc nó phải rút lui. Furutaka và Kinugasa vốn không bị hư hại trong trận đánh này, đã hộ tống Shokaku quay trở về Truk. Furutaka quay trở về Kure vào ngày 5 tháng 6 năm 1942 để sửa chữa, rồi quay trở lại Truk vào ngày 7 tháng 7 năm 1942. Trong cuộc cải tổ sâu rộng Hải quân Nhật sau thất bại của trận Midway, vào ngày 14 tháng 7 năm 1942, Furutaka được phân về Hạm đội 8 vừa mới được thành lập dưới quyền chỉ huy của Phó Đô đốc Mikawa Gunichi và được bố trí tuần tra chung quanh khu vực quần đảo Solomon, New Britain và New Ireland. [sửa] Trận chiến đảo Savo Ngày 7 tháng 8 năm 1942, một thủy phi cơ trinh sát Aichi E13A1 "Jake" xuất phát từ Aoba đã trông thấy một lực lượng đối phương bao gồm "một thiết giáp hạm, một tàu sân bay phối thuộc, bốn tàu tuần dương, bảy tàu khu trục và 15 tàu vận tải" ngoài khơi Lunga Point gần Tulagi. Trong Trận chiến đảo Savo vào ngày 9 tháng 8 năm 1942, Hải đội Tuần dương 6 (bao gồm Aoba, Furutaka, Kako và Kinugasa), Chokai, các tàu tuần dương hạng nhẹ Tenryu và Yūbari và tàu khu trục Yūnagi đã đối đầu cùng lực lượng hạm đội Đồng Minh trong một trận đánh đêm bằng hải pháo và ngư lôi. Vào khoảng 23 giờ 00, Chokai, Furutaka và Kako đã tung các thủy phi cơ trinh sát của mình ra. Những chiếc máy bay này lượn vòng bên trên hạm đội Đồng Minh và thả các quả pháo sáng chiếu rõ các mục tiêu, và tất cả các tàu chiến Nhật đã khai hỏa. Các tàu tuần dương USS Astoria, USS Quincy, USS Vincennes và HMAS Canberra đã bị đánh chìm, trong khi USS Chicago cùng các tàu khu trục USS Ralph Talbot và USS Patterson bị hư hại. Bên phía Nhật Bản, Chokai bị bắn trúng ba phát, Kinugasa trúng hai phát, Aoba một phát và Furutaka hoàn toàn vô hại và quay trở về đến Kavieng vào ngày 10 tháng 8 năm 1942. Vào cuối tháng 8, Hải đội Tuần dương 6 cùng chiếc Chokai khởi hành rời Shortland để hỗ trợ từ xa cho các đoàn tàu vận tải "Tốc hành Tokyo" đến tăng cường bổ sung cho Guadalcanal. Cùng ngày hôm đó, một chiếc PBY Catalina thuộc Phi đội VP23 "Black Cats" dũng cảm lao vào tấn công Furutaka ngay giữa lúc ban ngày nhưng bị thất bại. Furutaka di chuyển qua lại giữa Kieta và Rabaul để tiếp nhiên liệu và tiếp tế cho đến giữa tháng 9. Đến ngày 12 tháng 9, ở phía Nam New Ireland, Furutaka bị tàu ngầm Mỹ USS S-47 tấn công nhưng không thành công và không bị hư hại. [sửa] Trận chiến mũi Esperance Trong Trận chiến mũi Esperance diễn ra vào ngày 11 tháng 10 năm 1942, Hải đội Tuần dương 6 (bao gồm Aoba, Furutaka và Kinugasa) cùng các tàu khu trục Fubuki và Hatsuyuki rời Shortland để yểm trợ cho một đoàn tàu vận tải chở quân tăng cường cho Guadalcanal bằng cách bắn phá sân bay Henderson trên đảo này. Hai máy bay trinh sát Mỹ OS2U Kingfisher đã phát hiện ra hạm đội đang di chuyển dọc theo eo biển với vận tốc 56 km/h (30 knot). Được báo động kịp thời, các tàu tuần dương Mỹ được trang bị radar USS San Francisco, Boise, Salt Lake City và Helena cùng năm tàu khu trục đã di chuyển vòng qua mũi cực Nam đảo Guadalcanal để phong tỏa lối vào eo biển Savo. Lúc 22 giờ 35 phút, radar của chiếc Helena phát hiện ra hạm đội Nhật, và lực lượng Mỹ đã thành công trong việc cắt ngang chữ T hạm đội Nhật. Cả hai bên đều nổ súng, nhưng do Đô đốc Goto nghĩ rằng mình đang bị bắn nhầm từ các tàu bạn, đã ra lệnh cho toàn hải đội quay mũi 180 độ khiến toàn bộ lực lượng của ông bị phơi sườn ra trước hỏa lực các tàu chiến Mỹ. Aoba bị hư hỏng nặng, và Đô đốc Goto bị tử thương ngay trên cầu tàu. Sau khi chiếc Aoba bị đánh hỏng, Thuyền trưởng Araki trên chiếc Furutaka quay mũi con tàu của mình ra khỏi đội hình hàng tàu chiến để đối đầu với Salt Lake City. Tàu khu trục USS Duncan phóng hai quả ngư lôi về phía Furutaka nhưng đều không trúng hoặc không nổ; tuy nhiên Duncan tiếp tục nả pháo nhắm vào Furutaka cho đến khi nó bị loại khỏi vòng chiến do bị bắn trúng nhiều phát. Đến 23 giờ 54 phút, Furutaka trúng phải một quả ngư lôi làm ngập phòng máy phía trước; và trong suốt quá trình trận chiến, Furutaka bị trúng khoảng 90 phát đạn pháo, và một số trong đó đã gây phát nổ các quả ngư lôi Kiểu 93 "Long Lance", gây ra các đám cháy. Lúc 02 giờ 28 phút ngày 12 tháng 10 năm 1942, Furutaka chìm tại tọa độ 09°02′S 159°33′E với đuôi tàu chìm trước. Thuyền trưởng Araki cùng 514 người sống sót được cứu thoát bởi các tàu khu trục Hatsuyuki, Murakumo và Shirayuki. Ba mươi ba thành viên thủy thủ đoàn tử trận và 110 người khác sau đó được ghi nhận là mất tích. Người Mỹ vớt được 115 người trên chiếc Furutaka và trở thành tù binh chiến tranh. Furutaka được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 10 tháng 11 năm 1942. Đặt hàng: 1924
Lớp tàu: Lớp tàu tuần dương Myōkō
Xưởng đóng tàu: Xưởng đóng tàu Mitsubishi, Nagasaki
Đặt lườn: 16 tháng 3 năm 1925
Hạ thủy: 24 tháng 3 năm 1928
Hoạt động: 25 tháng 4 năm 1929
Bị mất: Bị đánh chìm tại eo biển Malacca ngày 16 tháng 6 năm 1945
Xóa đăng bạ: 20 tháng 6 năm 1945
Các đặc tính chung Lượng rẽ nước: 13.300 tấn Chiều dài: 201,7 m (661 ft 9 in) Mạn thuyền: 20,73 m (68 ft 1 in) Tầm nước: 6,32 m (20 ft 9 in) Lực đẩy: turbine hơi nước 12 × nồi hơi 4 × trục công suất 130.000 mã lực (97 MW) Tốc độ: 66,7 km/h (36 knot) Tầm xa: 14.800 km ở tốc độ 26 km/h (8.000 hải lý ở tốc độ 14 knot) Quân số: 773 Vũ khí: 10 × pháo 203 mm (8 inch) (5×2) 6 × pháo 120 mm (4,7 inch) (8 × từ năm 1935) 2 × súng máy 13 mm 12 × ống phóng ngư lôi 610 mm (24 inch)[1]
Vỏ giáp: đai giáp: 100 mm (4 inch) sàn tàu: 37 mm (1,5 inch) tháp pháo: 25 mm (1 inch) tháp súng: 75 mm (3 inch) Máy bay: 2 Haguro (tiếng Nhật:羽黒) là một tàu tuần dương hạng nặng của Hải quân Đế quốc Nhật Bản, là chiếc cuối cùng trong lớp Myōkō bao gồm bốn chiếc; những chiếc còn lại trong lớp này là Myōkō, Nachi và Ashigara. Tên của nó được đặt theo ngọn núi Haguro tại tỉnh Yamagata. Haguro đã hoạt động trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, và bị đánh chìm tại eo biển Malacca ngày 16 tháng 6 năm 1945. [sửa] Thiết kế và chế tạo Những con tàu trong lớp này có trọng lượng rẽ nước 13.300 tấn, dài 204 m và có thể di chuyển với tốc độ tối đa đến 36 knot (67 km/h). Chúng mang được hai thủy phi cơ và dàn pháo chính bao gồm mười khẩu 203mm (8 inch), hỏa lực mạnh nhất vào thời đó đối với mọi tàu tuần dương trên thế giới. Haguro được đặt lườn tại xưởng tàu của hãng Mitsubishi tại Nagasaki vào ngày 16 tháng 3 năm 1925, được hạ thủy và đặt tên vào ngày 24 tháng 3 năm 1928, và được đưa ra hoạt động cùng Hải quân Đế quốc Nhật Bản vào ngày 25 tháng 4 năm 1929. [sửa] Lịch sử hoạt động Khởi đầu Thế Chiến II, Haguro có mặt tại Đông Ấn thuộc Hà Lan nơi nó đối đầu cùng tàu chiến đối phương ngoài khơi Makassar ngày 8 tháng 2 năm 1942. Nó đóng một vai trò quan trọng trong Trận chiến biển Java vào ngày 27 tháng 2, và đã góp phần vào việc đánh chìm tàu tuần dương Anh HMS Exeter và tàu khu trục HMS Encounter vào ngày 1 tháng 3. Ngày 7 tháng 5 năm 1942, Haguro tham gia trận chiến biển Coral. Sau đó nó di chuyển đến khu vực quần đảo Solomon nơi nó tham dự trận chiến Đông Solomons vào ngày 24 tháng 8 năm 1942; hỗ trợ cho cuộc triệt thoái khỏi Guadalcanal vào cuối tháng 1 năm 1943; rồi bị hư hại nhẹ trong Trận chiến vịnh Nữ hoàng Augusta vào ngày 2 tháng 11 năm 1943. Ngày 19 tháng 6 năm 1944, nó sống sót sau khi trải qua trận chiến biển Philippine, và trong các ngày 23-25 tháng 10 năm 1944 nó bị hư hại nhẹ trong trận chiến vịnh Leyte. Vào tháng 5 năm 1945, Haguro là mục tiêu của các tàu chiến Anh Quốc trong Chiến dịch Dukedom. Chi hạm đội Khu trục 26 tìm thấy nó cùng với tàu khu trục Kamikaze ngay sau nữa đêm 16 tháng 5 năm 1945 và bắt đầu tấn công. Trong trận chiến sau đó, Kamikaze chỉ bị hư hại nhẹ, nhưng Haguro trúng phải đạn pháo và ba quả ngư lôi Mark IX, bắt đầu chạy chậm dần và nghiêng 30 độ qua mạn trái. Đến 2 giờ 32 phút, Haguro bắt đầu chìm với phần đuôi chìm trước trong eo biển Malacca cách Penang 88 km (55 dặm). Kamikaze cứu được 320 người sống sót. Chín trăm người khác trong đó có Phó Đô đốc Shintarō Hashimoto và Thuyền trưởng Chuẩn Đô đốc Kaju Sugiura chìm theo con tàu. Sau này Chuẩn Đô đốc Sugiura được truy thăng lên Phó Đô đốc. Trận đánh này là hoạt động đấu pháo cuối cùng giữa các hạm tàu nổi trong lịch sử. Haguro được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 20 tháng 6 năm 1945. Xác tàu đắm của nó được tìm thấy vào năm 2003, cho thấy sự phá hủy đáng kể cấu trúc thượng tầng do trận chiến cuối cùng và cũng do các trận đánh trước đó. Đặt hàng: Lớp tàu: Lớp tàu tuần dương Furutaka
Xưởng đóng tàu: Xưởng đóng tàu Mitsubishi, Nagasaki
Đặt lườn: 5 tháng 12 năm 1922
Hạ thủy: 10 tháng 4 năm 1925
Hoạt động: 30 tháng 7 năm 1926[1]
Bị mất: Bị tàu ngầm Mỹ đánh chìm ngày 10 tháng 8 năm 1942 ngoài khơi đảo Savo 02°28′S 152°11′E
Xóa đăng bạ: 15 tháng 9 năm 1942
Các đặc tính chung Lượng rẽ nước: 7.950 tấn (tiêu chuẩn) 9.150 tấn (sau khi cải tiến) Chiều dài: 176,8 m (580 ft) Mạn thuyền: 15,8 m (51 ft 10 in) Tầm nước: 5,6 m (18 ft 5 in) Lực đẩy: 4 turbine hơi nước Brown Curtis 12 × nồi hơi Kampon 4 trục công suất 102.000 mã lực (76 MW) Tốc độ: 64 km/h (34,5 knot) Tầm xa: 13.000 km ở tốc độ 26 km/h (7.000 hải lý ở tốc độ 14 knot) Quân số: 616 Vũ khí: (ban đầu): 6 × 200 mm (7,9 inch)/50-cal (6x1), 4 × pháo 76 mm (3,1 inch)/40-cal (4x1), 12 × ống phóng ngư lôi 610mm (24 inch) (6x2) (từ năm 1937): 6 × pháo 203 mm (8 inch)/50-cal (3x2), 4 × pháo 120 mm (4,7 inch)/45-cal (4x1), 8 × ống phóng ngư lôi 610mm (24 inch) (2x4) Vỏ giáp: đai giáp: 76 mm (3 inch) sàn tàu: 36 mm (1,4 inch) Máy bay: 1 x thủy phi cơ 1 máy phóng Kako (tiếng Nhật: 加古) là một tàu tuần dương hạng nặng của Hải quân Đế quốc Nhật Bản hoạt động trong giai đoạn từ sau Đệ Nhất thế chiến đến Đệ Nhị thế chiến, là chiếc thứ hai trong tổng số hai chiếc thuộc lớp Furutaka. Tên của nó được đặt theo con sông Kako thuộc tỉnh Hyogo. Nó bị tàu ngầm Mỹ USS S-44 đánh chìm tại vùng biển ngoài khơi đảo Savo ngày 10 tháng 8 năm 1942. [sửa] Thiết kế và chế tạo Kako và chiếc tàu chị em với nó Furutaka thuộc thế hệ đầu tiên của những tàu tuần dương hạng nặng tốc độ cao của Hải quân Nhật; được dự tính để đối đầu cùng những chiếc tàu tuần dương trinh sát thuộc lớp Omaha của Hải quân Mỹ và lớp Hawkins của Hải quân Anh. Chúng được phát triển dựa trên thiết kế thử nghiệm được bắt đầu bởi chiếc tàu tuần dương Yūbari. Mặc dù được thiết kế để tối thiểu hóa trọng lượng và lớp vỏ giáp chỉ đủ để bảo vệ chống lại đạn pháo 150 mm (6 inch), lượng rẽ nước của con tàu lại tỏ ra quá tải trầm trọng.[2] Kako được hoàn tất tại hãng đóng tàu Kawasaki ở Kobe vào ngày 20 tháng 7 năm 1926. Hai chiếc tàu chiến này được xem là những "tàu tuần dương trinh sát", được thiết kế để mang theo máy bay. Tuy nhiên, việc thiếu sót một máy phóng đã buộc phải phóng thủy phi cơ từ mặt nước cho đến khi chúng được cải tiến trong những năm 1932-1933. [sửa] Lịch sử hoạt động [sửa] Trước chiến tranh Thoạt tiên Kako được phân về Hải đội Tuần dương 5 và phục vụ tại đây cho đến năm 1933. Trong giai đoạn này nó hoạt động tại vùng biển Nhật Bản và Trung Quốc, tham gia nhiều cuộc thực tập cơ động hạm đội và hoạt động tác chiến ngoài khơi bờ biển Trung Quốc. Kako trải qua một loạt các cải tiến đáng kể trong những năm 1929-1930, nâng cấp hệ thống động cơ và thay đổi chút ít dáng vẻ bên ngoài. Hoạt động một thời gian ngắn cùng Hải đội Tuần dương 6 vào năm 1933, Kako tham gia cuộc duyệt binh hải quân ngoài khơi Yokohama vào cuối tháng 8 năm đó. Nó được đưa về tình trạng tàu hộ vệ vào tháng 11 và đưa về lực lượng dự bị vào năm 1934. Vào tháng 7 năm 1936, Kako bắt đầu một đợt tái cấu trúc rộng rãi tại xưởng hải quân Sasebo, và được hoàn tất vào ngày 27 tháng 12 năm 1937. Sáu tháp pháo đơn 200 mm (7,9 inch) được thay thế bằng ba tháp pháo đôi 203,2 mm (8 inch). [sửa] Giai đoạn mở màn Chiến tranh Thái Bình Dương Vào cuối năm 1941, Kako được phân về Hải đội Tuần dương 6 dưới quyền chỉ huy của Chuẩn Đô đốc Aritomo Goto trong thành phần của Hạm đội 1 cùng với các tàu tuần dương Aoba, Furutaka và Kinugasa. Vào thời gian diễn ra cuộc Tấn công Trân Châu Cảng, nó đang yểm trợ cho cuộc chiếm đóng đảo Guam. Sau khi đợt tấn công thứ nhất nhắm vào Wake thất bại, Hải đội Tuần dương 6 được bố trí vào một lực lượng tấn công thứ hai mạnh mẻ hơn, và sau khi Wake thất thủ, nó quay về căn cứ tiền phương đặt tại Truk thuộc quần đảo Caroline. Từ ngày 18 tháng 1 năm 1942, Hải đội Tuần dương 6 được phân công hỗ trợ cho cuộc đổ bộ của quân Nhật lên Rabaul thuộc New Britain và Kavieng thuộc New Ireland và tuần tra quanh khu vực quân đảo Marshall để truy đuổi bất thành hạm đội Hoa Kỳ. Trong tháng 3 và tháng 4 năm 1942, Hải đội Tuần dương 6 hỗ trợ cho Hải đội Tuần dương 18 bảo vệ cuộc đổ bộ của quân Nhật lên quần đảo Solomon và New Guinea tại Buka, Shortland, Kieta, đảo Manus, quần đảo Admiralty và Tulagi từ căn cứ tiền phương ở Rabaul. Trong khi đang ở Shortland vào ngày 6 tháng 5 năm 1942, Kako bị bốn máy bay ném bom Boeing B-17 Flying Fortress thuộc Không lực Mỹ tấn công nhưng không bị hư hại. [sửa] Trận chiến biển Coral Trong Trận chiến biển Coral, Hải đội Tuần dương 6 khởi hành rời Shortland đi đến một điểm hẹn gặp chiếc tàu sân bay hạng nhẹ Shoho. Lúc 11 giờ 00 ngày 7 tháng 5 năm 1942, đang khi ở về phía Bắc đảo Tulagi, Shoho bị tấn công và bị đánh chìm bởi 93 máy bay ném bom bổ nhào SBD Dauntless và máy bay ném bom-ngư lôi TBD Devastator từ các tàu sân bay USS Yorktown và USS Lexington. Ngày hôm sau, 8 tháng 5 năm 1942; 46 chiếc SBD, 21 chiếc TBD và 15 chiếc Grumman F4F Wildcat xuất phát từ Yorktown và Lexington đã tấn công và gây hư hại nặng cho chiếc Shokaku, buộc nó phải rút lui. Do Furutaka và Kinugasa vốn không bị hư hại trong trận đánh này đã hộ tống Shokaku quay trở về Truk; Kako và Aoba tiếp tục yểm trợ việc rút lui của đoàn tàu vận tải dự định tấn công cảng Moresby. Sau khi tiếp nhiên liệu tại Shortland vào ngày 9 tháng 5, Kako bị mắc cạn vào một dãi san hô ngầm ở lối vào cảng Queen Carola, nhưng nó nhanh chóng nổi trở lại được. Kako quay về xưởng hải quân Kure vào ngày 22 tháng 5 năm 1942 để sửa chữa, rồi quay trở lại Truk vào ngày 23 tháng 6, rồi từ Truk di chuyển đến vịnh Rekata, đảo Santa Isabel, nơi nó được bố trí nhiệm vụ tuần tra cho đến tháng 7. Trong cuộc cải tổ sâu rộng Hải quân Nhật sau thất bại của trận Midway, vào ngày 14 tháng 7 năm 1942, Kako được phân về Hạm đội 8 vừa mới được thành lập dưới quyền chỉ huy của Phó Đô đốc Mikawa Gunichi và được bố trí tuần tra chung quanh khu vực quần đảo Solomon, New Britain và New Ireland. [sửa] Trận chiến đảo Savo Vào ngày 8 tháng 8 năm 1942, về phía Bắc Guadalcanal, một chiếc thủy phi cơ trinh sát Aichi E13A1 "Jake" ba chỗ ngồi phóng lên bởi Kako đã bị một máy bay SBD Dauntless thuộc phi đội VS-72 từ tàu sân bay USS Wasp bắn rơi. Đây là sự kiện mở màn cho Trận chiến đảo Savo ngày hôm sau. Vào ngày 9 tháng 8 năm 1942, Hải đội Tuần dương 6 (bao gồm Kako, Aoba, Furutaka và Kinusaga), Chokai, các tàu tuần dương hạng nhẹ Tenryu và Yūbari và tàu khu trục Yūnagi đã đối đầu cùng lực lượng hạm đội Đồng Minh trong một trận đánh đêm bằng hải pháo và ngư lôi. Vào khoảng 23 giờ 00, Chokai, Furutaka và Kako đã tung các thủy phi cơ trinh sát của mình ra. Những chiếc máy bay này lượn vòng bên trên hạm đội Đồng Minh và thả các quả pháo sáng chiếu rõ các mục tiêu, và tất cả các tàu chiến Nhật đã khai hỏa. Các tàu tuần dương USS Astoria, USS Quincy, USS Vincennes và HMAS Canberra đã bị đánh chìm, trong khi USS Chicago cùng các tàu khu trục USS Ralph Talbot và USS Patterson bị hư hại. Hỏa lực pháo của Kako đã bắn trúng hầm chứa máy bay của Vincennes và đã phá hủy tất cả những thủy phi cơ Curtiss SOC Seagull của nó. Bên phía Nhật Bản, Chokai bị bắn trúng ba phát, Kinugasa trúng hai phát, Aoba một phát trong khi Furutaka và Kako hoàn toàn vô hại. Tuy nhiên, sang ngày 10 tháng 8, bốn chiếc tàu tuần dương hạng nặng thuộc Hải đội Tuần dương 6 được lệnh tách ra để hướng đến Kavieng, trong khi phần còn lại của lực lượng tấn công quay trở về Rabaul. Lúc 06 giờ 50 phút, chiếc tàu ngầm Mỹ USS S-44 trông thấy Hải đội Tuần dương 6 ở khoảng cách không đầy 800 m (900 yard) và đã bắn bốn quả ngư lôi Mark 10 từ khoảng cách 630 m (700 yard) vào chiếc tàu tuần dương đi cuối đội hình, lại chính là Kako. Lúc 07 giờ 08 phút, ba quả ngư lôi đánh trúng Kako. Quả thứ nhất đánh trúng mạn phải phía trước tháp pháo số 1. Các quả còn lại đánh trúng phiá sau cạnh hầm đạn phía trước và các phòng nồi hơi số 1 và 2. Kako lật nghiêng qua mạn phải và phát nổ khi nước biển ngập đến các nồi hơi của nó. Đến 07 giờ 15 phút, Kako chìm xuống nước với phần mũi tàu chìm trước tại vùng biển ngoài khơi đảo Simbari ở tọa độ 02°28′S 152°11′E và độ sâu khoảng 40 m (130 ft). Aoba, Furutaka và Kinugasa cứu được Thuyền trưởng Takahashi và hầu hết thủy thủ đoàn của Kako, ngoại trừ ba mươi bốn người thiệt mạng. Kako được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 15 tháng 9 năm 1942. Đặt hàng: 1923
Lớp tàu: Lớp tàu tuần dương Aoba
Xưởng đóng tàu: Xưởng đóng tàu Kawasaki
Đặt lườn: 24 tháng 10 năm 1924
Hạ thủy: 24 tháng 10 năm 1926
Hoạt động: 30 tháng 9 năm 1927[1]
Bị mất: Bị đánh chìm ngày 13 tháng 11 năm 1942 trong trận Hải chiến Guadalcanal; 08°45′S 157°00′E
Xóa đăng bạ: 15 tháng 12 năm 1942
Các đặc tính chung Lượng rẽ nước: 8.300 tấn (tiêu chuẩn); 9.000 tấn (sau cùng) Chiều dài: 185,17 m (607 ft 6 in) Mạn thuyền: 15,83 m (51 ft 11 in) (ban đầu) 17,56 m (57 ft 7 in) (sau cùng) Tầm nước: 5,71 m (18 ft 9 in) (ban đầu) 5,66 m (18 ft 7 in) (sau cùng) Lực đẩy: 4 × turbine hơi nước Brown Curtis 12 × nồi hơi Kampon 4 trục công suất 102.000 mã lực (76 MW) Tốc độ: 66,7 km/h (36 knot) Tầm xa: 13.000 km ở tốc độ 26 km/h (7.000 hải lý ở tốc độ 14 knot) Quân số: 657 Vũ khí: Ban đầu:6 × pháo 200 mm (7,9 inch)/50 (3x2), 4 × pháo 120 mm (4,7 inch)/45 (4x1), 12 × ống phóng ngư lôi 610 mm (24 inch) (6x2) Sau cùng: 6 × pháo 203 mm (8 inch)/50 (3x2), 4 × pháo 120 mm (4,7 inch)/45 (4x1), 8 × ống phóng ngư lôi 610 mm (24 inch) (2x4) 50 x súng phòng không 25 mm Vỏ giáp: đai giáp: 76 mm (3 inch) sàn tàu: 36 mm (1,5 inch) Máy bay: 1 x thủy phi cơ (ban đầu) 2 x thủy phi cơ, 1 máy phóng (sau cùng) Kinugasa (Nhật: 衣笠? Y Lạp) là một tàu tuần dương hạng nặng của Hải quân Đế quốc Nhật Bản, là chiếc thứ hai trong lớp Aoba bao gồm hai chiếc. Tên của nó được đặt theo đỉnh núi Kinugasa tọa lạc tại Yokosuka, Kanagawa. Nó tham gia hoạt động trong Chiến tranh Thế giới thứ hai và bị máy bay Mỹ đánh chìm trong trận Hải chiến Guadalcanal ngày 13 tháng 11 năm 1942. [sửa] Thiết kế và chế tạo Kinugasa cùng chiếc tàu chị em với nó Aoba ban đầu được vạch kế hoạch như những chiếc thứ ba và thứ tư trong lớp Furutaka. Tuy nhiên, những vấn đề về thiết kế đối với lớp Furutaka đã đưa đến một số cải biến bao gồm các tháp pháo đôi và một máy phóng máy bay. Những cải biến này lại làm tăng thêm trọng lượng của cấu trúc bên trên của một thiết kế đã khá nặng nề, gây ra những vấn đề về sự ổn định. Dù sao, Kinugasa cũng tham gia nhiều chiến dịch quan trọng trong giai đoạn mở đầu của Thế Chiến II. [sửa] Lịch sử hoạt động [sửa] Giữa hai cuộc thế chiến Kinugasa được hoàn tất vào ngày 30 tháng 9 năm 1927 tại xưởng tàu Kawasaki ở Kobe. Thoạt tiên nó được chọn làm soái hạm của Hải đội Tuần dương 5, và nó đã trãi qua hầu như toàn bộ cuộc đời hoạt động cùng đơn vị này và các hải đội 6 và 7. Vào năm 1928, nó là chiếc tàu chiến Nhật Bản đầu tiên được trang bị một máy phóng máy bay. Kinugasa hoạt động ngoài khơi bờ biển Trung Quốc từ năm 1928 đến năm 1929 và trong nhiều dịp khác trong những năm 1930. Được đưa về lực lượng dự bị vào tháng 9 năm 1937, nó được hiện đại hóa một cách rộng rãi tại Xưởng hải quân Sasebo và chỉ được đưa vào hoạt động trở lại vào cuối tháng 10 năm 1940. [sửa] Giai đoạn mở màn Chiến tranh Thái Bình Dương Vào cuối năm 1941, Kinugasa được phân về Hải đội Tuần dương 6 dưới quyền chỉ huy của Chuẩn Đô đốc Aritomo Goto, bao gồm cả Aoba, Furutaka và Kako; hải đội này nằm trong thành phần của Hạm Đội 1 dưới quyền chỉ huy chung của Phó Đô đốc Takasu Shiro. Vào thời gian diễn ra cuộc Tấn công Trân Châu Cảng, nó đang yểm trợ cho cuộc chiếm đóng đảo Guam. Sau khi đợt tấn công thứ nhất nhắm vào Wake thất bại, Hải đội Tuần dương 6 được bố trí vào một lực lượng tấn công thứ hai mạnh mẻ hơn, và sau khi Wake thất thủ, nó quay về căn cứ tiền phương đặt tại Truk thuộc quần đảo Caroline. Từ tháng 1 đến tháng 5 năm 1942, Kinugasa đặt căn cứ tại Truk nơi nó hỗ trợ cho cuộc đổ bộ của quân Nhật lên quần đảo Solomon và New Guinea tại Rabaul, Kavieng, Buka, Shortland, Kieta, đảo Manus, quần đảo Admiralty và Tulagi. [sửa] Trận chiến biển Coral Trong Trận chiến biển Coral, Hải đội Tuần dương 6 khởi hành rời Shortland đi đến một điểm hẹn gặp chiếc tàu sân bay hạng nhẹ Shoho. Lúc 11 giờ 00 ngày 7 tháng 5 năm 1942, đang khi ở về phía Bắc đảo Tulagi, Shoho bị tấn công và bị đánh chìm bởi 93 máy bay ném bom bổ nhào SBD Dauntless và máy bay ném bom-ngư lôi TBD Devastator từ các tàu sân bay USS Yorktown và USS Lexington. Ngày hôm sau, 8 tháng 5 năm 1942; 46 chiếc SBD, 21 chiếc TBD và 15 chiếc Grumman F4F Wildcat xuất phát từ Yorktown và Lexington đã tấn công và gây hư hại nặng cho chiếc Shokaku, buộc nó phải rút lui. Furutaka và Kinugasa vốn không bị hư hại trong trận đánh này, đã hộ tống Shokaku quay trở về Truk. Kinugasa quay trở về Nhật Bản vào tháng 6 năm 1942 để sửa chữa, rồi quay trở lại Truk vào ngày 4 tháng 7. Trong cuộc cải tổ sâu rộng Hải quân Nhật sau thất bại của trận Midway, vào ngày 14 tháng 7 năm 1942, Kinugasa được phân về Hạm đội 8 vừa mới được thành lập dưới quyền chỉ huy của Phó Đô đốc Mikawa Gunichi đặt căn cứ tại Rabaul. [sửa] Trận chiến đảo Savo Trong Trận chiến đảo Savo vào ngày 9 tháng 8 năm 1942, Hải đội Tuần dương 6 (bao gồm Aoba, Furutaka, Kako và Kinugasa), Chokai, các tàu tuần dương hạng nhẹ Tenryu và Yūbari và tàu khu trục Yūnagi đã đối đầu cùng lực lượng hạm đội Đồng Minh trong một trận đánh đêm bằng hải pháo và ngư lôi. Vào khoảng 23 giờ 00, Chokai, Furutaka và Kako đã tung các thủy phi cơ trinh sát của mình ra. Những chiếc máy bay này lượn vòng bên trên hạm đội Đồng Minh và thả các quả pháo sáng chiếu rõ các mục tiêu, và tất cả các tàu chiến Nhật đã khai hỏa. Các tàu tuần dương USS Astoria, USS Quincy, USS Vincennes và HMAS Canberra đã bị đánh chìm, trong khi USS Chicago cùng các tàu khu trục USS Ralph Talbot và USS Patterson bị hư hại. Bên phía Nhật Bản, Kinugasa bị bắn trúng hai phát: một quả đạn pháo 127 mm (5 inch) từ chiếc Patterson bắn trúng phòng máy số 1, và một quả đạn khác của Vincennes bắn trúng bánh lái bên mạn trái. Chokai bị bắn trúng ba phát, Aoba một phát trong khi Furutaka hoàn toàn vô hại. Những con tàu vận tải chất đầy và nặng trĩu của Mỹ ngoài khơi Guadalcanal trở nên hoàn toàn không được bảo vệ. Tuy nhiên, Đô đốc Mikawa không biết được là những chiếc tàu sân bay bảo vệ của Đô đốc Fletcher đã rút lui. Do lo ngại một cuộc không kích lúc bình minh, ông đã ra lệnh lui quân. Thuyền trưởng Sawa của Kinugasa, thất vọng về quyết định này, đã phóng một loạt ngư lôi bên mạn phải về phía các tàu vận tải Đồng Minh ở khoảng cách 21 km (13 dặm) nhưng đều bị trượt. Ngày hôm sau, trong khi Hải đội Tuần dương 6 di chuyển về hướng Kavieng, Kako bị tàu ngầm Mỹ S 44 phóng ngư lôi đánh chìm. [sửa] Trận chiến mũi Esperance Trong Trận chiến mũi Esperance diễn ra vào ngày 11 tháng 10 năm 1942, Hải đội Tuần dương 6 (bao gồm Aoba, Furutaka và Kinugasa) cùng các tàu khu trục Fubuki và Hatsuyuki rời Shortland để yểm trợ cho một đoàn tàu vận tải chở quân tăng cường cho Guadalcanal bằng cách bắn phá sân bay Henderson trên đảo này. Hai máy bay trinh sát Mỹ OS2U Kingfisher đã phát hiện ra hạm đội đang di chuyển dọc theo eo biển với vận tốc 56 km/h (30 knot). Được báo động kịp thời, các tàu tuần dương Mỹ được trang bị radar USS San Francisco, Boise, Salt Lake City và Helena cùng năm tàu khu trục đã di chuyển vòng qua mũi cực Nam đảo Guadalcanal để phong tỏa lối vào eo biển Savo. Lúc 22 giờ 35 phút, radar của chiếc Helena phát hiện ra hạm đội Nhật, và lực lượng Mỹ đã thành công trong việc Cắt ngang chữ T hạm đội Nhật. Cả hai bên đều nổ súng, nhưng do Đô đốc Goto nghĩ rằng mình đang bị bắn nhầm từ các tàu bạn, đã ra lệnh cho toàn hải đội quay mũi 180 độ khiến toàn bộ lực lượng của ông bị phơi sườn ra trước hỏa lực các tàu chiến Mỹ. Aoba bị hư hỏng nặng, và Đô đốc Goto bị tử thương. Furutaka bị bắn trúng một quả ngư lôi vào phòng máy phía trước và bị hải pháo của Salt Lake City và tàu khu trục Duncan đánh chìm. Hải pháo 203 mm (8 inch) của Kinugasa bắn trúng Boise và Salt Lake City, phá hỏng tháp pháo số 1 và số 2 của chiếc Boise; nhưng bản thân nó cũng bị bắn trúng bốn phát. Sáng hôm sau, Kinugasa bị năm máy bay Mỹ tấn công nhưng không bị thiệt hại, và quay trở về Shortland an toàn. Hải chiến Guadalcanal Vào ngày 14 tháng 10 năm 1942, Kinugasa trở thành soái hạm của Hải đội Tuần dương 6. Ngày hôm sau, Kinugasa và Chōkai tiến hành bắn phá sân bay Henderson trên đảo Guadalcanal với tổng cộng 752 quả đạn pháo 203 mm (8 inch). Trong các ngày 24 đến 26 tháng 10 và 1 đến 5 tháng 11, Kinugasa và Chōkai hỗ trợ cho các đoàn tàu vận tải chở binh lính và trang bị bổ sung thay thế nhằm tăng cường cho việc phòng thủ của quân Nhật tại Guadalcanal. Vào ngày 14 tháng 11 năm 1942, trong trận Hải chiến Guadalcanal, Kinugasa bị các máy bay ném bom-ngư lôi TBM Avenger từ tàu sân bay USS Enterprise và của lực lượng Thủy quân Lục chiến trên đảo Guadalcanal tấn công. Lúc 09 giờ 36 phút một quả bom 250 kg (500 lb) đánh trúng khẩu đội súng máy 13,2 mm ngay phía trước cầu tàu chiếc Kinugasa, gây một đám cháy tại kho chứa xăng phía trước; Thuyền trưởng Sawa và Sĩ quan Cao cấp bị thiệt mạng bởi quả bom, và Kinugasa dần dần bị nghiêng sang mạn trái. Các quả bom ném gần trúng đã gây thêm các đám cháy và ngập nước. Một đợt tấn công thứ hai bởi 17 máy bay ném bom bổ nhào SBD Dauntless đã phá hỏng động cơ và bánh lái, cũng như thêm nhiều ngăn bị ngập nước. Đến 11 giờ 22 phút, Kinugasa lật úp và chìm ở về phía Tây Nam đảo Rendova ở tọa độ 08°45′S 157°00′E, mang theo nó 511 thành viên thủy thủ đoàn. Kinugasa được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 15 tháng 12 năm 1942. Đặt hàng: 1923
Lớp tàu: Lớp tàu tuần dương Myōkō
Xưởng đóng tàu: Xưởng hải quân Kure
Đặt lườn: 26 tháng 11 năm 1924
Hạ thủy: 15 tháng 6 năm 1927
Hoạt động: 28 tháng 11 năm 1928
Bị mất: Bị đánh chìm tại vịnh Manila ngày 5 tháng 11 năm 1944
Xóa đăng bạ: 20 tháng 1 năm 1945
Các đặc tính chung Lượng rẽ nước: 13.300 tấn Chiều dài: 201,7 m (661 ft 9 in) Mạn thuyền: 20,73 m (68 ft 1 in) Tầm nước: 6,32 m (20 ft 9 in) Lực đẩy: turbine hơi nước 12 × nồi hơi 4 × trục công suất 130.000 mã lực (97 MW) Tốc độ: 66,7 km/h (36 knot) Tầm xa: 14.800 km ở tốc độ 26 km/h (8.000 hải lý ở tốc độ 14 knot) Quân số: 773 Vũ khí: 10 × pháo 203 mm (8 inch) (5×2) 6 × pháo 120 mm (4,7 inch) (8 × từ năm 1935) 2 × súng máy 13 mm 12 × ống phóng ngư lôi 610 mm (24 inch)[1]
Vỏ giáp: đai giáp: 100 mm (4 inch) sàn tàu: 37 mm (1,5 inch) tháp pháo: 25 mm (1 inch) tháp súng: 75 mm (3 inch) Máy bay: 2 Nachi (tiếng Nhật: 那智) là một tàu tuần dương hạng nặng của Hải quân Đế quốc Nhật Bản, một trong số bốn chiếc thuộc lớp Myōkō; những chiếc khác trong lớp này là Myōkō, Ashigara và Haguro. Tên của nó được đặt theo một ngọn núi tại tỉnh Wakayama. Nachi đã hoạt động trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, và bị máy bay Mỹ đánh chìm tại vịnh Manila ngày 5 tháng 11 năm 1944. [sửa] Thiết kế và chế tạo Những con tàu trong lớp này có trọng lượng rẽ nước 13.300 tấn, dài 204 m và có thể di chuyển với tốc độ tối đa đến 36 knot (67 km/h). Chúng mang được hai thủy phi cơ và dàn pháo chính bao gồm mười khẩu 203mm (8 inch), hỏa lực mạnh nhất vào thời đó đối với mọi tàu tuần dương trên thế giới. Nachi được đặt lườn tại Xưởng hải quân Kure vào ngày 26 tháng 11 năm 1924, được hạ thủy và đặt tên vào ngày 15 tháng 6 năm 1927, và được đưa ra hoạt động cùng Hải quân Đế quốc Nhật Bản vào ngày 26 tháng 11 năm 1928. [sửa] Lịch sử hoạt động [sửa] Giai đoạn mở màn Chiến tranh Thái Bình Dương Các tàu tuần dương hạng nặng Myōkō và Nachi hợp thành Hải đội Tuần dương 5 dưới quyền chỉ huy của Chuẩn Đô đốc Takeo Takagi và tham gia vào Lực lượng hỗ trợ cho "Chiến dịch M" chiếm đóng phần phía Nam quần đảo Philippine. Soái hạm của lực lượng này là chiếc tàu sân bay hạng nhẹ Ryujo, mang cờ hiệu của Phó Đô đốc Ibō Takahashi. Tham gia lực lượng này còn có tàu tuần dương hạng nhẹ Jintsu và tám tàu khu trục. Chúng đã hỗ trợ cho việc đổ bộ lên Davao và Legaspi vào tháng 12 năm 1941. Trong một đợt sắp xếp lại vào cuối tháng 12, Hải đội Tuần dương 5 được đưa vào Lực lượng tấn công dưới quyền chỉ huy của Chuẩn Đô đốc Raizō Tanaka. Lực lượng này còn bao gồm các tàu sân bay Ryujo và Chitose, các tàu tuần dương Nagara và Naka, năm tàu khu trục và bảy tàu vận chuyển. Tại Đông Ấn thuộc Hà Lan, Nachi đối đầu cùng lực lượng đối phương ngoài khơi Makassar vào ngày 8 tháng 2 năm 1942. Nó đóng vai trò quan trọng trong Trận chiến biển Java vào ngày 27 tháng 2 năm 1942, và tham gia vào việc đánh chìm tàu tuần dương hạng nặng Anh Exeter và tàu khu trục Encounter trong một hoạt động khác ngoài khơi phía Nam Borneo vào ngày 1 tháng 3 năm 1942. Sau đó Nachi di chuyển đến quần đảo Aleut nơi nó tham gia một đòn tấn công phân tán nghi binh tại quần đảo này vào ngày 3 tháng 6 năm 1942. Nó quay trở lại quần đảo Aleut sau khi bị hư hại vào ngày 26 tháng 3 năm 1943 trong Trận chiến quần đảo Komandorski, và tham gia hoạt động tại Kiska vào tháng 7 năm 1943. Đến tháng 10 năm 1944, nó có mặt tại Philippines, và bị hư hại khi tham gia Trận chiến eo biển Surigao vào ngày 25 tháng 10 năm 1944. [sửa] Kết thúc Cuối cùng Nachi bị máy bay từ các tàu sân bay Lexington và Ticonderoga đánh chìm trong vịnh Manila vào ngày 5 tháng 11 năm 1944. Chiếc tàu tuần dương chịu đựng ba đợt không kích và trúng ít nhất chín quả ngư lôi và nhiều rocket, bị nổ tung hai lần và bị tách làm ba mảnh trước khi chìm trong một đám dầu loang lớn. Trong số thủy thủ đoàn, có 807 người thiệt mạng kể cả Thuyền trưởng Kanooka, và có 220 người sống sót. Tư lệnh lực lượng tấn công, Phó Đô đốc Kiyohide Shima, sống sót vì ông đang ở trên bờ khi máy bay của Lực lượng Đặc nhiệm 38 tấn công. Trong quyển sách của mình Combined Fleet Decoded, tác giả John Prados cho biết về một cú sốc tình báo quan trọng khi người nhái Hải quân Mỹ phát hiện các tài liệu về bộ mật mã được tìm thấy trên bàn và trong ngăn kéo trên chiếc Nachi. Điều này gây sửng sốt vì những tài liệu mật như vậy thậm chí còn không được cất giữ trong những két sắt an toàn, vì lúc đó Nachi đang là soái hạm của lực lượng tấn công. Các trang bị radar đời đầu của Nhật Bản cũng được tìm thấy trên xác tàu đắm của con tàu.[2] Đã có sự suy đoán rằng một số lượng vàng lớn đang trên chiếc Nachi khi nó bị đánh chìm, và sau đó được các người nhái Hải quân Mỹ tìm thấy. Tuy nhiên đây là một điểm gây ra nhiều sự tranh luận và nghi ngờ, khi bị đa số các tác giả bác bỏ vì có quá ít chứng cứ.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro