Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Ham doi tuan duong ham hang nhe Nhat trong WW2 P3

Đặt hàng: 1938

Lớp tàu:Lớp tàu tuần dương Katori

Xưởng đóng tàu:Mitsubishi tại Yokohama

Đặt lườn:24 tháng 8 năm 1938

Hạ thủy:17 tháng 6 năm 1939

Hoạt động: 20 tháng 4 năm 1940[1]

Bị mất:Bị thiết giáp hạm USS Iowa đánh chìm ngày 19 tháng 2 năm 1944 ngoài khơi Truk tọa độ 07°45′N 151°20′E

Xóa đăng bạ:31 tháng 3 năm 1944

Các đặc tính chung

Lượng rẽ nước:5.890 tấn (tiêu chuẩn); 6.180 tấn (đầy tải)

Chiều dài: 129,77 m (425 ft 9 in)

Mạn thuyền: 15,95 m (52 ft 4 in)

Tầm nước: 5,75 m (18 ft 10 in)

Lực đẩy:2 × turbine hộp số và động cơ diesel 3 × nồi hơi Kampon 2 × trục công suất 8.000 mã lực (5,9 MW)

Tốc độ:33 km/h (18 knot)

Tầm xa:16.700 km ở tốc độ 18,5 km/h(9.000 hải lý ở tốc độ 10 knot)

Quân số:315

Vũ khí:4 × pháo 140 mm (5,5 inch)/50 caliber (2x2)2 × pháo phòng không 127 mm (5 inch)/40 caliber (1×2)4 × pháo phòng không 25 mm Kiểu 96 (sau này tăng lên 30)8 × súng phòng không 13 mm4 × ống phóng ngư lôi 533 mm (21 inch) (2×2)

Máy bay:1 × thủy phi cơ, 1 × máy phóng

Katori (tiếng Nhật: 香取) là một tàu tuần dương hạng nhẹ của Hải quân Đế quốc Nhật Bản, là chiếc dẫn đầu trong lớp của nó gồm ba chiếc, và đã phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Tên của nó được đặt theo ngôi đền Shinto Katori trong tỉnh Chiba của Nhật Bản. Katori bị đánh chìm bởi hải pháo 406 mm (16 inch) của thiết giáp hạm USS Iowa tại Truk vào ngày 19 tháng 2 năm 1944, và không có người nào còn sống sót.

Thiết kế và chế tạo

Lớp Katori được đặt hàng để hoạt động như những tàu huấn luyện trong Ngân sách Hải quân Bổ sung vào các năm 1937 và 1939. Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, chúng được sử dụng như là soái hạm quản lý cho nhiều hải đội khác nhau, như chỉ huy tàu ngầm hoặc các hải đội hộ tống. Chúng được nâng cấp khi chiến tranh tiếp diễn với các vũ khí phòng không bổ sung và mìn sâu chống tàu ngầm.Katori được đặt lườn tại xưởng tàu của hãng Mitsubishi tại Yokohama vào ngày 24 tháng 8 năm 1938. Nó được hạ thủy vào ngày 17 tháng 6 năm 1939 và được đưa ra hoạt động vào ngày 20 tháng 4 năm 1940.

Lịch sử hoạt động

Các hoạt động ban đầu

Sau khi hoàn tất tại xưởng đóng tàu của Mitsubishi tại Yokohama, Katori đặt căn cứ tại Yokosuka gần đó.Ngày 28 tháng 7 năm 1940, Katori cùng với con tàu chị em với nó Kashima tham gia chuyến đi thực tập học viên mới cuối cùng trước chiến tranh, ghé thăm Etajima, Ominato, Aomori, Dairen, Lữ Thuận và Thượng Hải.

Giai đoạn mở màn Chiến tranh Thái Bình Dương

Vào ngày 11 tháng 11 năm 1941, Phó Đô đốc Mitsumi Shimizu, Tư lệnh Hạm đội 6 (tàu ngầm), chủ trì cuộc họp bên trên soái hạm Katori để thông báo cho các chỉ huy trong hạm đội của mình về kế hoạch tấn công Trân Châu Cảng. Katori lên đường rời Truk vào ngày 24 tháng 11 năm 1941. Vào lúc diễn ra cuộc tấn công, Katori đang ở tại Kwajalein thuộc quần đảo Marshall.Vào ngày 10 tháng 12 năm 1941, tàu ngầm I-6 báo cáo nhìn thấy chiếc tàu sân bay USS Lexington và hai tàu tuần dương đang hướng về phía Đông Bắc, và Phó Đô đốc Shimizu ra lệnh cho các tàu ngầm của mình truy đuổi và tấn công, nhưng lực lượng Mỹ đã thoát được.Katori quay trở về Truk vào cuối năm 1941, và vào ngày 3 tháng 1 năm 1942, Shimizu có một cuộc họp khác để bàn về chi tiết của "Chiến dịch R", cuộc tấn công chiếm đóng Rabaul và Kavieng, vốn diễn ra trong các ngày 23 và 24 tháng 1 năm 1942.Vào ngày 1 tháng 2 năm 1942, Katori bị tấn công tại Kwajalein bởi những máy bay ném bom bổ nhào Douglas "Dauntless" SBD và máy bay ném bom-ngư lôi TBD Devastator thuộc các phi đội VB-6 và VS-6 từ tàu sân bay USS Enterprise. Phó Đô đốc Shimizu bị thương trong cuộc không kích này, và Katori bị hư hại đến mức nó buộc phải quay về Yokosuka để sửa chữa. Nó quay lại Kwajalein vào tháng 5, và vào ngày 24 tháng 5 năm 1942, Tư lệnh mới của Hạm đội 6 (tàu ngầm), Phó Đô đốc Nam Tước Teruhisa Komatsu, ra lệnh cho đội tàu ngầm bỏ túi thuộc quyền Đại tá Hải quân Hankyu Sasaki tiến hành cuộc tấn công cảng Sydney.Katori quay trở về Yokosuka một thời gian ngắn trong tháng 8 năm 1942 để được nâng cấp hai khẩu đội pháo phòng không 25 mm Kiểu 96 nòng đôi được bố trí phía trước của cầu tàu. Sau đó nó quay trở lại Truk, nơi nó tiếp tục đặt căn cứ, thỉnh thoảng quay trở về Yokosuka.Vào ngày 21 tháng 6 năm 1943, Phó Đô đốc Takeo Takagi tiếp nhận quyền chỉ huy Hạm đội 6 (tàu ngầm), nhưng sau khi Kwajalein thất thủ, Katori được bố trí vào ngày 15 tháng 2 năm 1944 trực thuộc Bộ chỉ huy Hộ tống.

Cuộc tấn công Truk

Lực lượng Mỹ tiến hành chiến dịch Hailstone, cuộc tấn công vào Truk, trong các ngày 17-18 tháng 2 năm 1944. Lực lượng Đặc nhiệm 58 hùng hậu với chín tàu sân bay, được hỗ trợ bởi sáu thiết giáp hạm, mười tàu tuần dương và 28 tàu khu trục đã tung ra cuộc không kích quy mô lớn nhắm vào Truk. Katori đã rời Truk ngay trước khi xảy ra cuộc tấn công, hộ tống chiếc tàu buôn-tuần dương vũ trang Akagi Maru, các tàu khu trục Maikaze và Nowaki cùng tàu quét mìn Shonan Maru 15 rút lui về Yokosuka, nhưng chúng bị các máy bay tiêm kích Grumman F6F Hellcat và máy bay ném bom-ngư lôi TBF Avenger từ các tàu sân bay Yorktown, Intrepid, Bunker Hill và Cowpens tấn công. Chiếc Akagi Maru bị đánh chìm, và Katori trúng phải một ngư lôi gây hư hại nhẹ. Nhiều giờ sau đó, các thiết giáp hạm của Đội Đặc nhiệm 50.9 New Jersey và Iowa cùng các tàu tuần dương Minneapolis và New Orleans và các tàu khu trục Bradford và Burns lại trông thấy nhóm của Katori và bắt đầu tấn công. Các tàu khu trục hộ tống Mỹ đã phóng sáu loạt ngư lôi nhắm vào Katori, lúc này đã bị nghiêng nhẹ sang mạn trái và có đám cháy ở giữa tàu, nhưng các quả ngư lôi đều bị trượt. Katori đáp trả bằng một loạt ngư lôi, nhưng cũng không có hiệu quả.Thiết giáp hạm Iowa tiến đến gần Katori và bắn mười loạt pháo với tổng cộng 59 quả đạn pháo 406 mm (16 inch) và 129 quả đạn pháo 127 mm (5 inch). Sau loạt đạn pháo thứ năm của Iowa, Katori nhanh chóng nghiêng mạnh sang mạn trái, bộc lộ bảy lổ đạn lớn bên sườn phải với đường kích khoảng 1,5 m (5 ft), một lổ ngay phía dưới cầu tàu dưới mực nước khoảng 1,5 m (5 ft), và các lổ khác giữa tàu ở khoảng mực nước, cùng chín lổ nhỏ khác. Các hư hỏng bên mạn trái còn nghiêm trọng hơn. Sau khi bị Iowa tấn công chỉ trong vòng 13 phút, Katori chìm với đuôi chìm trước và nghiêng sang mạn trái ở tọa độ 07°45′N 151°20′E, khoảng 75 km (40 dặm) về phía Tây Bắc Truk. Một nhóm lớn những người sống sót còn lại trên biển sau khi chiếc tàu tuần dương bị chìm, nhưng người Mỹ đã không cứu vớt ai trong số họ.Katori được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 31 tháng 3 năm 1944.

Đặt hàng: 1938

Lớp tàu:Lớp tàu tuần dương Katori

Xưởng đóng tàu:Mitsubishi tại Yokohama

Đặt lườn:6 tháng 10 năm 1938

Hạ thủy:25 tháng 9 năm 1939

Hoạt động:31 tháng 5 năm 1940[1]

Bị mất:Bị tháo dỡ năm 1946

Xóa đăng bạ:5 tháng 10 năm 1945

Các đặc tính chung

Lượng rẽ nước:5.890 tấn (tiêu chuẩn); 6.180 tấn (đầy tải)

Chiều dài: 129,77 m (425 ft 9 in)

Mạn thuyền:15,95 m (52 ft 4 in)

Tầm nước: 5,75 m (18 ft 10 in)

Lực đẩy:2 × turbine hộp số và động cơ diesel 3 × nồi hơi Kampon 2 × trục công suất 8.000 mã lực (5,9 MW)

Tốc độ:33 km/h (18 knot)

Tầm xa:16.700 km ở tốc độ 18,5 km/h(9.000 hải lý ở tốc độ 10 knot)

Quân số:315

Vũ khí:4 × pháo 140 mm (5,5 inch)/50 caliber (2x2)2 × pháo phòng không 127 mm (5 inch)/40 caliber (1×2)4 × pháo phòng không 25 mm Kiểu 96 (sau này tăng lên 30)8 × súng phòng không 13 mm4 × ống phóng ngư lôi 533 mm (21 inch) (2×2)

Máy bay:1 × thủy phi cơ, 1 × máy phóng

Kashima (tiếng Nhật: 鹿島) là một tàu tuần dương hạng nhẹ của Hải quân Đế quốc Nhật Bản, là chiếc thứ hai được hoàn tất trong lớp Katori gồm ba chiếc. Tên của nó được đặt theo ngôi đền Shinto Kashima trong tỉnh Ibaraki của Nhật Bản. Kashima đã phục vụ trong nhiều hoạt động của Chiến tranh Thế giới thứ hai, và đã sống sót qua cuộc chiến này trước khi bị tháo dỡ vào năm 1946.

Thiết kế và chế tạo

Lớp Katori được đặt hàng để hoạt động như những tàu huấn luyện trong Ngân sách Hải quân Bổ sung vào các năm 1937 và 1939. Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, chúng được sử dụng như là soái hạm quản lý cho nhiều hải đội khác nhau, như chỉ huy tàu ngầm hoặc các hải đội hộ tống. Chúng được nâng cấp khi chiến tranh tiếp diễn với các vũ khí phòng không bổ sung và mìn sâu chống tàu ngầm.Kashima được đặt lườn tại xưởng tàu của hãng Mitsubishi tại Yokohama vào ngày |6 tháng 10 năm 1938. Nó được hạ thủy vào ngày 25 tháng 9 năm 1939 và được đưa ra hoạt động vào ngày 31 tháng 5 năm 1940.

Lịch sử hoạt động

Các hoạt động ban đầu

Thoạt tiên, Kashima được điều về Căn cứ Hải quân Kure trong vùng biển Nội địa Nhật Bản. Ngày 28 tháng 7 năm 1940, Kashima cùng với con tàu chị em với nó Katori tham gia chuyến đi thực tập học viên mới cuối cùng trước chiến tranh, ghé thăm Etajima, Ominato, Aomori, Dairen, Lữ Thuận và Thượng Hải. Không lâu sau khi quay về Nhật Bản, Kashima được chuyển đến Hạm đội 4 Nhật Bản như là soái hạm của Hải đội Tuần dương 18. Ngày 1 tháng 12 năm 1941, Kashima trở thành soái hạm của Hạm đội 4 thuộc quyền chỉ huy của Phó đô đốc Shigeyoshi Inoue đặt căn cứ tại Truk thuộc quần đảo Caroline. Vào lúc xảy ra cuộc tấn công Trân Châu Cảng, Kashima đang ở tại Truk.

Giai đoạn mở màn Chiến tranh Thái Bình Dương

Trong "Chiến dịch R", cuộc chiếm đóng Rabaul và Kavieng diễn ra trong các ngày 23-24 tháng 1 năm 1942, Kashima khởi hành từ Truk để hộ tống cho các cuộc đổ bộ lực lượng Nhật Bản. Ngày 20 tháng 2 năm 1942, Kashima rời Truk trong một cuộc truy đuổi bất thành tàu sân bay USS Lexington cùng Lực lượng Đặc nhiệm 11 của Mỹ.Trong "Chiến dịch MO", cuộc tấn công Tulagi và Port Moresby vào ngày 4 tháng 5 năm 1942, Kashima đi đến Rabaul thuộc New Britain để chỉ đạo các hoạt động, và do đó đã không có mặt trong Trận chiến biển Coral vốn xảy ra cùng thời gian đó. Sau khi đổ bộ thành công lực lượng Nhật Bản lên New Guinea, Kashima quay trở về căn cứ của nó ở Truk.Đến tháng 7 năm 1942, Kashima quay trở về Kure một thời gian ngắn để nâng cấp hỏa lực với hai khẩu đội phòng không 25 mm Kiểu 96 hai nòng bố trí ở phần phía trước của cầu tàu. Nó quay trở lại Truk vào ngày 3 tháng 9 năm 1942, nơi nó thiếp tục đặt căn cứ.Ngày 8 tháng 10 năm 1942, một hội nghị được tổ chức trên chiếc Kashima thyảo luận về việc xây dựng các công trình phòng thủ tại Thái Bình Dương. Hội nghị có sự tham dự của Phó Đô đốc Matome Ugaki, Trưởng phòng Hành quân Hạm đội Liên Hợp, và các quan chức Cục Xây dựng Phòng thủ của Lục quân Đế quốc Nhật Bản.Ngày 26 tháng 10 năm 1942, Phó Đô đốc Nam tước Tomoshige Samejima tiếp nhận quyền chỉ huy Hạm đội 4. Ông được thay thế vào ngày 1 tháng 4 năm 1943 bởi Phó Đô đốc Masami Kobayashi. Trong thời gian này, Kashima được phân công nhiệm vụ tuần tra bảo vệ tại Truk, với những chuyến đi vòng quanh quần đảo Marshall, thỉnh thoảng quay trở về Kure hoặc Yokosuka để bảo trì.Vào ngày 1 tháng 11 năm 1943, Kashima được tàu tuần dương hạng nhẹ Nagara thay thế trong vai trò soái hạm của Hạm đội 4, khi nó được điều trở về Phân đội Huấn luyện Kure.Ngày 18 tháng 11 năm 1943, Kashima rời Truk cùng với tàu tiếp liệu tàu ngầm Chogei và được hố tống bởi các tàu khu trục Wakatsuki và Yamagumo.Không lâu sau khi khởi hành từ Truk, nhóm bị tàu ngầm Mỹ USS Sculpin tấn công, và bị nhóm của Kashima phản công đánh chìm mà không chịu thiệt hại nào. Kashima về đến Kure vào ngày 25 tháng 11 năm 1943, và vào ụ tàu để bảo trì cho đến ngày 12 tháng 1 năm 1944.Từ ngày 23 tháng 1 đến ngày 15 tháng 4 năm 1944, Kashima tiếp nối vai trò ban đầu như một tàu huấn luyện tại Hóc viện Hải quân Đế quốc Nhật Bản ở Etajima, khi nó thực hiện nhiều chuyến đi trong vùng biển Nội địa.

Giai đoạn sau của Chiến tranh Thái Bình Dương

Khi tình hình chiến tranh ngày càng bất lợi cho phía Nhật Bản, Kashima bị buộc phải đưa vào hoạt động như một tàu vận chuyển. Từ ngày 26 tháng 5 đến ngày 11 tháng 7 năm 1944, nó thực hiện bốn chuyến đi từ Shimonoseki thuộc Yamaguchi đến Okinawa vận chuyển lực lượng tăng cường và tiếp liệu. Tương tự, trong "Chiến dịch Ro-Go" từ ngày 11 tháng 7 năm 1944, Kashima được giao nhiệm vụ vận chuyển binh lính và tiếp liệu đến Đài Loan, thực hiện nhiều chuyến đi từ Kagoshima và Kure đến Keelung.Vào ngày 20 tháng 10 năm 1944, Kashima bị tàu ngầm USS Tang phát hiện, và tiếp cận ở khoảng cách 1,8 km (2.000 yard), nhưng không thể tấn công do loại ngư lôi điện Mark 18-1 kiểu mới không đủ tốc độ và tầm xa.Ngày 20 tháng 12 năm 1944, Kashima được cải biến tại xưởng hải quân Kure, khi các ống phóng ngư lôi của nó được thay thế bởi hai tháp pháo 127 mm/40 caliber Kiểu 89 nòng đôi không che chắn, bốn khẩu đội phòng không 25 mm Kiểu 96 ba nòng cùng một bộ radar dò tìm mặt đất Kiểu 22, các máy sò âm dưới nước và sonar. Hai thiết bị liên lạc hồng ngoại Kiểu 2 cũng được trang bị. Sàn tàu phía sau của Kashima được cải biến thành hầm đạn bao bọc bởi bê-tông có thể chứa 100 mìn sâu, cùng bốn máy ném mìn sâu và hai đường ray thả mìn trên sàn phía đuôi tàu. Thêm vào đó, tám khẩu pháo phòng không 25 mm Kiểu 96 cũng được bổ sung, nâng lên tổng cộng 38 nòng súng; cùng một bộ radar dò tìm trên không Kiểu 13 cũng được trang bị.Từ tháng 2 năm 1945, Kashima được giao vai trò tuần tra chống tàu ngầm tại khu vực biển Nam Trung Quốc và ngoài khơi Triều Tiên. Vào ngày 19 tháng 5 năm 1945, Kashima va chạm và làm đắm chiếc tàu chở hàng Daishin Maru tại eo biển Tsushima. Một thùng chứa xăng bên mạn trái trước mũi của Kashima bị hư hại khi va chạm và gây ra một đám cháy, nhưng chiếc tàu tuần dương xoay sở quay về được Chinkai thuộc Triều Tiên để sửa chữa.Sau đó Kashima tiếp tục vai trò hộ tống vận tải và tuần tra chống tàu ngầm ngoài khơi Triều Tiên cho đến khi chiến tranh kết thúc.Kashima được chính thức rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 5 tháng 10 năm 1945.

Sau chiến tranh

Sau khi Thế chiến II kết thúc, Bộ chỉ huy lực lượng Đồng Minh chiếm đóng Nhật Bản sử dụng Kashima như một phương tiện vận tải để hồi hương binh lính Nhật ở nước ngoài.Mái che được dựng lên chung quanh cột ăn-ten chính, và các nòng pháo bị tháo bỏ.Từ ngày 10 tháng 10 năm 1945 đến ngày 12 tháng 11 năm 1946, Kashima thực hiện tổng cộng 12 chuyến đi đến New Guinea, quần đảo Solomon, quần đảo Marshall, Singapore, Đông Dương thuộc Pháp, Đài Loan, Indonesia, Thái Lan và Hong Kong, vận chuyển khoảng 5.800 cựu binh lính của Lục quân Nhật và tù binh quay trở về Nhật Bản.Từ ngày 15 tháng 11 năm 1946 đến ngày 15 tháng 6 năm 1947, Kashima bị tháo dỡ tại Nagasaki.

Đặt hàng: 1939

Lớp tàu:Lớp tàu tuần dương Katori

Xưởng đóng tàu:Mitsubishi tại Yokohama

Đặt lườn:4 tháng 10 năm 1939

Hạ thủy:15 tháng 10 năm 1940

Hoạt động:15 tháng 7 năm 1941[1]

Bị mất:Bị máy bay Mỹ đánh chìm ngoài khơi Đông Dương ngày 12 tháng 1 năm 1945 13°50′N 109°20′E

Xóa đăng bạ:20 tháng 3 năm 1945

Các đặc tính chung

Lượng rẽ nước:5.890 tấn (tiêu chuẩn); 6.180 tấn (đầy tải)

Chiều dài: 123,5 m (405 ft 2 in)

Mạn thuyền:15,95 m (52 ft 4 in)

Tầm nước: 5,75 m (18 ft 10 in)

Lực đẩy:2 × turbine hộp số và động cơ diesel 3 × nồi hơi Kampon 2 × trục công suất 8.000 mã lực (5,9 MW)

Tốc độ:33 km/h (18 knot)

Tầm xa:16.700 km ở tốc độ 18,5 km/h(9.000 hải lý ở tốc độ 10 knot)

Quân số: 315

Vũ khí:4 × pháo 140 mm (5,5 inch)/50 caliber (2×2)2 × pháo phòng không 127 mm (5 inch)/40 caliber (1×2)4 × pháo phòng không 25 mm Kiểu 968 × súng phòng không 13 mm4 × ống phóng ngư lôi 533 mm (21 inch) (2×2)

Máy bay:1 × thủy phi cơ, 1 × máy phóng

Kashii (tiếng Nhật:香椎) là một tàu tuần dương hạng nhẹ của Hải quân Đế quốc Nhật Bản, là chiếc thứ ba cũng là chiếc cuối cùng được hoàn tất trong lớp lớp Katori. Được đặt tên theo ngôi đền Shinto nổi tiếng tại Fukuoka thuộc Nhật Bản, Kashii từng được sử dụng rộng rãi trong Chiến tranh Thế giới thứ hai trước khi bị máy bay Mỹ đánh chìm ngoài khơi Đông Dương ngày 12 tháng 1 năm 1945 ở tọa độ 13°50′N 109°20′E.

Thiết kế và chế tạo

Lớp Katori được đặt hàng để hoạt động như những tàu huấn luyện trong Ngân sách Hải quân Bổ sung vào các năm 1937 và 1939. Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, chúng được sử dụng như là soái hạm quản lý cho nhiều hải đội khác nhau, như chỉ huy tàu ngầm hoặc các hải đội hộ tống. Chúng được nâng cấp khi chiến tranh tiếp diễn với các vũ khí phòng không bổ sung và mìn sâu chống tàu ngầm.Kashii được đặt lườn tại xưởng tàu của hãng Mitsubishi tại Yokohama vào ngày 4 tháng 10 năm 1939. Nó được hạ thủy vào ngày 15 tháng 10 năm 1940 và được đưa ra hoạt động vào ngày 15 tháng 7 năm 1941.

Lịch sử hoạt động

Các hoạt động ban đầu

Kashii thoạt tiên được phân về Căn cứ Hải quân Sasebo tại Nagasaki. Khi tình hình tại Thái Bình Dương ngày càng căng thẳng, vào ngày 31 tháng 7 năm 1941, Kashii được phân về Hạm đội Viễn chinh Phương Nam dưới quyền chỉ huy của Phó Đô đốc Jisaburo Ozawa; và đến ngày 18 tháng 10 năm 1941, Kashii trở thành soái hạm của hạm đội này, đặt căn cứ tại Sài Gòn thuộc Đông Dương. Một tháng sau, Kashii được điều đến Hải Nam và Đô đốc Ozawa chuyển cờ hiệu của mình sang tàu tuần dương Chokai.Vào ngày 5 tháng 12 năm 1941, Kashii rời mũi St. Jacques tại Đông Dương hộ tống bảy tàu chở quân vận chuyển Trung đoàn Bộ binh 143 Lục quân Nhật Bản đến Kra Isthmus thuộc Thái Lan và Malaya, và nó vẫn đang trên đường đi khi xảy ra trận tấn công Trân Châu Cảng.

Giai đoạn mở màn chiến tranh Thái Bình Dương

Sau các cuộc đổ bộ ban đầu tại Malaya và Thái Lan, Kashii quay trở về vịnh Cam Ranh thuộc Đông Dương vào ngày 13 tháng 12 năm 1941 để gặp gỡ đoàn tàu vận tải lên đến 39 chiếc của Đoàn tàu Vận tải Malaya thứ hai, và hộ tống chúng đến nhiều điểm khác nhau dọc theo bờ biển Thái Lan và Malaya. Nó cũng hộ tống Đoàn tàu Vận tải Malaya thứ ba từ ngày 26 đến ngày 28 tháng 12 năm 1941. Vào ngày 3 tháng 1 năm 1942, Kashii cứu vớt binh lính được chở trên chiếc tàu chở quân Meiko Maru vốn bị bắt lửa và phát nổ ngoài khơi Hải Nam.Từ tháng 1 đến tháng 3 năm 1942, Kashii tuần tra tại khu vực từ Singapore đến Bangkok và khu vực Đông của quần đảo Đông Ấn thuộc Hà Lan. Ngày 11 tháng 2 năm 1942, nó hộ tống 11 tàu vận tải thuộc lực lượng chiếnm đóng Bangka-Palembang, Sumatra; và vào ngày 12 tháng 3 năm 1942 tham gia "Chiến dịch T" chiếm đóng Bắc Sumatra.Kashii trở thành soái hạm của Đơn vị Hô tống số 2 vào ngày 19 tháng 3 năm 1942, hộ tống 32 tàu vận tải vận chuyển Sư đoàn 56 Lục quân để chiếm đóng Miến Điện, và thêm 46 tàu vận tải khác vận chuyển Sư đoàn 18 Lục quân vào đầu tháng 4.Ngày 11 tháng 4 năm 1942,Phó Đô đốc Ozawa chuyển cờ hiệu của mình trở lại chiếc Kashii, lần này đặt căn cứ tại Singapore. Tuy nhiên, đến ngày 14 tháng 7 năm 1942, Phó Đô đốc Denshichi Okawachi thay thế Ozawa là tư lệnh hạm đội. Kashii tiếp tục các nhiệm vụ tuần tra tại phía Đông Ấn Độ Dương ngoài khơi Miến Điện, quần đảo Andaman và Penang cho đến tháng 9.Ngày 21 tháng 9 năm 1942, Kashii khởi hành từ Sài Gòn trong một chuyến đi tăng cường khẩn cấp cho lực lượng Nhật Bản tại quần đảo Solomon. Kashii sử dụng một ống khói giả thứ hai nhằm ngụy trang như một tàu tuần dương hạng nặng Mỹ. Mưu mẹo này thành công, và Kashii đổ bộ thành công lực lượng tăng cường đến Rabaul, New Britain vào ngày 8 tháng 10 năm 1942. Nó quay trở về Singapore an toàn, và tiếp nối nhiệm vụ tuần tra như thường lệ cho đến giữa tháng 1 năm 1943.Trong tháng 1 năm 1943, Kashii trải qua một đợt tái trang bị tại ụ tàu của cảng Keppel tại Singapore, nơi sáp nhập các cột ăn-ten và bổ sung một "trạm phát hiện tàu ngầm" trên đỉnh. Kashii tiếp nối công việc tuần tra tại khu vực Đông Ấn Đô Dương từ tháng 2 đến cuối tháng 7 năm 1943. Trong giai đoạn này, vào ngày 9 tháng 3 năm 1943, Phó Đô đốc Yoshikazu Endo thay thế Phó Đô đốc Okawachi chỉ huy Lực lượng Malay của Hạm đội Viễn chinh Phương Nam thứ nhất.Từ ngày 24 tháng 7 đến ngày 22 tháng 8 năm 1943, Kashii thực hiện hai chuyến đi vận chuyển lực lượng và tiếp liệu đến Port Blair và Car Nicobar. Ngày 29 tháng 8 năm 1943, đang khi ở ngoài khơi Pulo Weh khu vực phía Bắc Sumatra trên đường đi đến Sabang, Kashii bị tàu ngầm Anh HMS Trident tấn công, bắn toàn bộ tám quả ngư lôi trước mũi, nhưng tất cả đều bí trượt. Kashii còn thực hiện thêm năm chuyến đi vận chuyển lực lượng và tiếp liệu đến quần đảo Andaman từ ngày 21 tháng 9 đến ngày 27 tháng 11 năm 1943 mà không gặp sự cố nào.Ngày 31 tháng 12 năm 1943, Kashii được bố trí trở lại Hải đội Huấn luyện Kure, về đến Etajima, Hiroshima vào tháng 2 năm 1944 sau khi được tái trang bị tại Sasebo để hoạt động như một tàu huấn luyện cho Học viện Hải quân Đế quốc Nhật Bản. Tuy nhiên, thời gian hoạt động như một tàu huấn luyện tỏ ra ngắn ngủi.Ngày 25 tháng 3 năm 1944, Kashii được phân về trực thuộc Bộ chỉ huy Hộ tống Tổng hành dinh, và được cải biến cho vai trò chống tàu ngầm tại xưởng hải quân Kure. Các ống phóng ngư lôi được tháo dỡ thay thế bằng hai khẩu đội phòng không 127 mm Kiểu 89 nòng đôi. Bốn khẩu đội phòng không 25 mm Kiểu 96 cũng được trang bị, nâng tổng số súng 25 mm lên 20 nòng (4×3,4×2); một bộ radar dò tìm trên không Kiểu 21 cũng như máy dò âm dưới nước và hệ thống sonar cũng được bổ sung. Sàn phía sau của Kashii được cải biến thành hầm đạn bao bọc bằng bê tông có thể chứa đến 300 mìn sâu, cùng bốn máy ném mìn sâu và hai đường ray thả mìn trên sàn phía đuôi tàu. Công việc tái trang bị hoàn tất vào ngày 29 tháng 4 năm 1944.

Hộ tống các đoàn tàu vận tải

Kashii trở thành soái hạm của Hải đội Hộ tống Tàu nổi 1 dưới quyền Chuẩn Đô đốc Mitsuharu Matsuyama vào ngày 3 tháng 5 năm 1944 và khởi hành từ Moji, Kitakyushu vào ngày 29 tháng 5 năm 1944 hộ tống một đoàn tàu vận tải đi đến Singapore. Vào ngày 2 tháng 6 năm 1944, chúng bị tàu ngầm Mỹ Guitarro phát hiện ở về phía Đông Đài Loan, đánh chìm một chiếc trong đoàn tàu với hai quả ngư lôi, nhưng Kashii không bị hư hại, và đến được Singapore vào ngày 12 tháng 6 năm 1944 với các tàu còn lại trong đoàn.Nó trải qua một đợt tái trang bị khác tại Kure từ ngày 28 tháng 6 năm 1944, được bổ sung mười khẩu pháo phòng không 25 mm Kiểu 96 nòng đơn, đưa tổng số súng 25 mm lên 30 nòng (4×3,4×2,10×1), và một bộ radar dò tìm mặt đất Kiểu 22 cũng được trang bị vào thời gian này. Kashii khởi hành ngày 13 tháng 7 năm 1944 từ Moji, hộ tống đoàn tàu vận tải HI-69 chuyển máy bay đến Luzon thuộc Philippines. Đoàn tàu vận tải đi đến Manila an toàn, và sau khi chất dỡ máy bay, chúng đi đến Singapore trước khi quay trở về đến Moji vào ngày 15 tháng 8 năm 1944 mà không gặp sự cố nào.Một nhiệm vụ vận tải khác được thực hiện đi đến Philippines vào ngày 25 tháng 8 năm 1944. Trên chuyến quay trở về, Kashii là soái hạm của Đội Hộ tống 5 dưới quyền chỉ huy của Chuẩn Đô đốc Setsuzo Yoshitomi hộ tống đoàn tàu vận tải HI-74. Đoàn tàu vận tải bị tấn công vào ngày 16 tháng 9 năm 1944 bởi các tàu ngầm Mỹ Queenfish và Barb, đã đánh chìm hai tàu chở dầu cùng tàu sân bay Unyo. Hơn 900 thành viên thủy thủ đoàn bị mất cùng với 48 máy bay. Kashii và các tàu còn lại đã vớt được 761 người sống sót, và về đến Moji vào ngày 23 tháng 9 năm 1944.Đoàn tàu vận tải tiếp theo sau HI-79 hướng đến Singapore từ ngày 26 tháng 10 đến ngày 9 tháng 11 năm 1944 diễn ra an toàn. Sau khi đến nơi, Chuẩn Đô đốc Shiro Shibuya thay thế cho Đô đốc Yoshitomi chỉ huy Hải đội Hộ tống 101 vừa mới thành lập. Chuyến đi quay trở về từ Singapore đến Sasebo từ ngày 17 tháng 11 đến ngày 4 tháng 12 năm 1944 cũng diễn ra bình an.Ngày 10 tháng 12 năm 1944, Kashii được phân về Hải đội Hộ tống Tàu nổi 1 và khởi hành từ Moji đi đến Cao Hùng, Đài Loan cùng một đoàn tàu vận tải Lục quân. Từ Cao Hùng, Kashii được phân công hộ tống một đoàn tàu vận tải khác đến Singapore. Chúng bị máy bay ném bom B-25 Mitchell Không lực Mỹ tấn công ngoài khơi Hải Nam vào ngày 25 tháng 12 năm 1944, nhưng thoát được chỉ với những thiệt hại nhẹ.Chuyến đi quay trở về của đoàn tàu vận tải HI-86 bao gồm mười tàu vận tải (4 tàu chở dầu và 6 tàu hàng) cùng Hải đội Hộ tống 101 gồm năm tàu hộ tống CD kaibokan. Chúng khởi hành từ Singapore vào ngày 30 tháng 12 năm 1944; và đến ngày 12 tháng 1 năm 1945, không lâu sau khi rời vịnh Qui Nhơn thuộc Đông Dương, chúng bị máy bay ném bom từ các tàu sân bay Essex, Ticonderoga, Langley và San Jacinto của Đội Đặc nhiệm 38.3 tấn công, đánh chìm hầu hết các tàu vận tải của HI-86. Kashii bị một máy bay TBF Avenger đánh trúng một quả ngư lôi ở giữa tàu, rồi sau đó bị một máy bay ném bom bổ nhào SB2C Helldiver đánh trúng hai quả bom phía đuôi, làm phát nổ hầm chứa mìn sâu.Kashii bị chìm với đuôi chìm trước ở tọa độ 13°50′N 109°20′E. Trong số thành viên thủy thủ đoàn của Kashii, 621 người bị mất cùng con tàu và chỉ có 19 người được cứu sống.Kashii được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 20 tháng 3 năm 1945.

Đặt hàng: 1939

Lớp tàu:Lớp tàu tuần dương Agano

Xưởng đóng tàu:Xưởng hải quân Sasebo

Đặt lườn:18 tháng 6 năm 1940

Hạ thủy:22 tháng 10 năm 1941

Hoạt động:31 tháng 10 năm 1942 [1]

Bị mất:Bị tàu ngầm Mỹ USS Skate đánh chìm ngày 15 tháng 2 năm 1944 phía Bắc Truk 10°11′N 151°42′E

Xóa đăng bạ:31 tháng 3 năm 1944

Các đặc tính chung

Lượng rẽ nước:6.652 tấn (tiêu chuẩn); 7.590 tấn (đầy tải)

Chiều dài: 162 m (531 ft 6 in)

Mạn thuyền:15,2 m (49 ft 10 in)

Tầm nước: 5,6 m (18 ft 5 in)

Lực đẩy:4 × Turbine hộp số Gihon 6 × nồi hơi Kampon 4 × trục công suất 100.000 mã lực (75 MW)

Tốc độ:65 km/h (35 knot)

Tầm xa:11.700 km ở tốc độ 33 km/h

(6.300 hải lý ở tốc độ 18 knot)

Quân số:726

Vũ khí:6 × pháo 152 mm (6 inch) Kiểu 41 (3×2)4 × pháo 76 mm32 × súng phòng không 25 mm Kiểu 968 × ống phóng ngư lôi 610 mm (24 inch) (4×2)16 × mìn sâu

Vỏ giáp:đai giáp 60 mm (2,5 inch)sàn tàu 20 mm (0,8 inch)

Máy bay:2 × thủy phi cơ,1 × máy phóng

Agano (tiếng Nhật: 阿賀野) là một tàu tuần dương hạng nhẹ, là chiếc dẫn đầu trong lớp của nó bao gồm bốn chiếc đã phục vụ cho Hải quân Đế quốc Nhật Bản trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Tên của nó được đặt theo sông Agano tại tỉnh Fukushima và Niigata thuộc Nhật Bản. Agano đã bị tàu ngầm Mỹ Skate đánh chìm ở phía Bắc Truk vào ngày 15 tháng 2 năm 1944 ở tọa độ 10°11′N 151°42′E.

Thiết kế và chế tạo

Lớp tàu tuần dương hạng nhẹ Agano được thiết kế như những con tàu nhanh nhẹn với vỏ giáp mỏng để chỉ huy hải đội tàu khu trục hay tàu ngầm, và được dự định để thay thế cho các lớp tàu tuần dương hạng nhẹ cũ được chế tạo sau khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất kết thúc.Agano được đặt lườn vào ngày 18 tháng 6 năm 1940, được hạ thủy vào ngày 22 tháng 10 năm 1941 và được đưa ra hoạt động vào ngày 31 tháng 10 năm 1942 tại xưởng hải quân Sasebo.

Lịch sử hoạt động

Sau khi hoàn tất, Agano được phân về Hải đội Khu trục 10 thuộc Hạm đội 3 Nhật Bản. Vào ngày 16 tháng 12 năm 1942, Agano có hoạt động tác chiến đầu tiên khi hợp cùng tàu sân bay Junyō và các tàu chiến khác hộ tống các tàu vận chuyển binh lính đến Wewak và Madang tại New Guinea.Kế tiếp Agano tham gia triệt thoái lực lượng Nhật Bản khỏi Guadalcanal, rồi sau đó con tàu được sửa chữa và cải tiến nhỏ trước khi được tập hợp lại trong một hạm đội hùng hậu dự định phản công vào lực lượng Mỹ đổ bộ xuống đảo Attu thuộc quần đảo Aleut. Tuy nhiên, vào lúc lực lượng được tập trung, người Mỹ đã hoàn tất việc chiếm đóng hòn đảo, và cuộc phản công bị hủy bỏ.Vào tháng 6 năm 1943, Agano vào xưởng hải quân Kure để tái trang bị, được bổ sung một bộ radar dò tìm trên không Kiểu 21 cùng mười khẩu phòng không 25 mm Kiểu 96 trên hai tháp nòng đôi và hai tháp ba nòng, nâng tổng số lên 16 nòng súng. Sau khi hoàn tất việc tái trang bị, Agano khởi hành đi Truk thuộc quần đảo Caroline cùng một lực lượng Nhật Bản lớn. Cho dù nhiều lần bị tàu ngầm Mỹ phát hiện và tấn công cùng nhắm vào tàu sân bay Zuihō, Agano an toàn đi đến Truk, nơi nó bắt đầu các chuyến vận chuyển binh lính đến Rabaul.Agano khởi hành cùng với hạm đội dự định đánh chặn lực lượng Mỹ gần Eniwetok vào tháng 9 năm 1943, nhưng không phát hiện ra đối phương. Một cố gắng khác nhằm đánh chặn lực lượng Mỹ vào tháng 10 cũng bị thất bại. Tuy nhiên, vào ngày 2 tháng 11 năm 1943, trong thành phần của hạm đội hỗ trợ cho việc phòng thủ Rabaul, Agano đã tham gia Trận chiến vịnh Nữ hoàng Augusta chống lại các đơn vị Mỹ, trong đó cả tàu tuần dương Sendai lẫn tàu khu trục Hatsukaze đều bị đánh chìm. Ba ngày sau, trở lại cảng Rabaul, Agano suýt bị đánh trúng trong cuộc không kích do các tàu sân bay Mỹ Saratoga và Princeton thực hiện, chịu đựng hư hại nhẹ và một thủy thủ tử trận.Hạm đội được tung ra để đối đầu cùng lực lượng Mỹ nhưng kế hoạch bị hủy bỏ và hạm đội quay trở về Rabaul ngày 7 tháng 11 năm 1943.Tại cảng Rabaul, trong một cuộc không kích khác, một ngư lôi Mark 13 phóng từ một máy bay ném bom-ngư lôi Grumman TBF Avenger đã đánh trúng Agano về phía đuôi, gây hư hại đáng kể và làm bị thương Chuẩn Đô đốc Morikazu Osugi. Ngày hôm sau, 12 tháng 11 năm 1943, Agano rời Truk cùng ba tàu chiến khác, nhưng trên đường đi nó trúng phải ngư lôi phóng từ tàu ngầm Mỹ Scamp.Tàu ngầm Albacore cũng tìm cách tấn công nhưng bị ngăn chặn bởi hàng rào hỏa lực mìn sâu của Nhật. Agano được tàu chị em Noshiro kéo trở về Truk vào ngày 16 tháng 11 năm 1943.Sau ba tháng gấp rút sửa chữa tại chỗ, Agano đã có thể hoạt động hai trong số bốn trục chân vịt, và nó khởi hành từ Truk vào ngày 15 tháng 2 năm 1944 hướng về các đảo chính quốc Nhật Bản để được sửa chữa triệt để. Được hộ tống bởi tàu khu trục Oite, chỉ cách 260 km (160 dặm) về phía Bắc Truk, Agano bị đánh trúng hai quả ngư lôi phóng ra từ tàu ngầm Skate, làm nó bốc cháy.Trong số 726 thành viên thủy thủ đoàn, có khoảng 523 người sống sót, bao gồm thuyền trưởng Takamatsu Matsuda, được Oite vớt lên, và Agano chìm lúc 05 giờ 17 phút sáng hôm sau ở tọa độ 10°11′N 151°42′E.Trên đường quay lại Truk, Oite bị các máy bay ném bom-ngư lôi TBF Avenger đánh chìm trong quá trình chiến dịch Hailstone, làm thiệt mạng hầu hết ngoại trừ 20 người của chính nó. Tất cả các thành viên của Agano được nó vớt lên đều thiệt mạng.Agano được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 31 tháng 3 năm 1944.

Đặt hàng: 1939

Lớp tàu:Lớp tàu tuần dương Agano

Xưởng đóng tàu: Xưởng hải quân Sasebo

Đặt lườn:11 tháng 11 năm 1941

Hạ thủy:25 tháng 10 năm 1942

Hoạt động:29 tháng 12 năm 1943 [1]

Bị mất:Bị máy bay Mỹ đánh chìm ngày 7 tháng 4 năm 1945 phía Nam Kyūshū 30°47′N 128°08′E

Xóa đăng bạ:20 tháng 6 năm 1945

Các đặc tính chung

Lượng rẽ nước:6.652 tấn (tiêu chuẩn); 7.590 tấn (đầy tải)

Chiều dài: 162 m (531 ft 6 in)

Mạn thuyền:15,2 m (49 ft 10 in)

Tầm nước: 5,6 m (18 ft 5 in)

Lực đẩy:4 × Turbine hộp số Gihon 6 × nồi hơi Kampon 4 × trục công suất 100.000 mã lực (75 MW)

Tốc độ:65 km/h (35 knot)

Tầm xa:11.700 km ở tốc độ 33 km/h(6.300 hải lý ở tốc độ 18 knot)

Quân số:726

Vũ khí:6 × pháo 152 mm (6 inch) Kiểu 41 (3×2)4 × pháo 76 mm32 × súng phòng không 25 mm Kiểu 968 × ống phóng ngư lôi 610 mm (24 inch) (4×2)16 × mìn sâu

Vỏ giáp:đai giáp 60 mm (2,5 inch)sàn tàu 20 mm (0,8 inch)

Máy bay:2 × thủy phi cơ,1 × máy phóng

Yahagi (tiếng Nhật: 矢矧) là một tàu tuần dương hạng nhẹ thuộc lớp Agano đã phục vụ cùng Hải quân Đế quốc Nhật Bản trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Yahagi đã bị máy bay của Hải quân Mỹ đánh chìm ngày 7 tháng 4 năm 1945 cùng với thiết giáp hạm Yamato trong

Thiết kế và chế tạo

Yahagi là chiếc thứ ba trong lớp tàu tuần dương hạng nhẹ Agano. Lớp tàu này được thiết kế như những con tàu nhanh nhẹn với vỏ giáp mỏng để chỉ huy hải đội tàu khu trục hay tàu ngầm, và được dự định để thay thế cho các lớp tàu tuần dương hạng nhẹ cũ được chế tạo sau khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất kết thúc.Yahagi được đặt lườn vào ngày 11 tháng 11 năm 1941, được hạ thủy vào ngày 25 tháng 10 năm 1942 và được đưa ra hoạt động vào ngày 29 tháng 12 năm 1943 tại xưởng hải quân Sasebo.

Lịch sử hoạt động

Sau khi hoàn tất, Yahagi được gửi đến Singapore để tuần tra ngoài khơi Lingga và để huấn luyện vào tháng 2 năm 1944. Vào tháng 5, nó rời Singapore hướng đến Tawi Tawi cùng các tàu sân bay Taiho, Zuikaku và Shokaku và các tàu tuần dương Myōkō và Haguro.

Trận chiến biển Philippines

Trận chiến biển Philippine mở đầu vào ngày 13 tháng 6 năm 1944, khi Yahagi tham gia trong thành phần của "Lực lượng A" Hạm đội Cơ động dưới quyền chỉ huy của Phó Đô đốc Jisaburo Ozawa để đối đầu cùng Đệ Ngũ hạm đội trong một "trận chiến quyết định" ngoài khơi Saipan. Yahagi là soái hạm của Hải đội Khu trục 10 bao gồm các tàu khu trục Asagumo của Đội 10, Urakaze, Isokaze và Tanikaze của Đội 17, Wakatsuki, Hatsuzuki, Akizuki và Shimotsuki của Đội 61 để hộ tống các tàu sân bay. Vào ngày 19 tháng 6 năm 1944, Hạm đội Cơ động mở cuộc không kích vào Lực lượng Đặc nhiệm 58, nhưng bị thiệt hại nặng nề về máy bay với ưu thế bị áp đảo trong "Cuộc săn vịt trời Marianna vĩ đại". Yahagi và Urakaze vớt được 570 thành viên thủy thủ đoàn của tàu sân bay Shokaku sau khi nó bị đánh chìm bởi ngư lôi phóng từ tàu ngầm Cavalla.Trải qua một đợt tái trang bị tại Kure, Hiroshima từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 7 năm 1944, Yahagi được bổ sung hai tháp pháo phòng không 25 mm Kiểu 96 ba nòng ở giữa tàu, nâng tổng số lên 48 nòng pháo, một bộ radar dò tìm không trung Kiểu 13 và dò tìm mặt đất Kiểu 22. Vào ngày 8 tháng 7 năm 1944, Yahagi rời Kure với binh lính cùng một lực lượng hùng hậu bao gồm nhiều thiết giáp hạm, tàu tuần dương và tàu khu trục quay về Singapore.

Hải chiến vịnh Leyte

Ngày 22 tháng 10 năm 1944, Yahagi tham gia trận chiến vịnh Leyte trong thành phần Lực lượng Trung Tâm của Phó Đô đốc Takeo Kurita, chỉ huy Hải đội Khu trục 10 bao gồm các tàu khu trục Kiyoshimo của Đội 2, Nowaki của Đội 4 cùng Urakaze, Yukikaze, Hamakaze và Isokaze của Đội 17. Chúng được tháp tùng bởi các thiết giáp hạm Kongō và Haruna cùng các tàu tuần dương Tone, Chikuma, Kumano và Suzuya.Trong Trận chiến biển Sibuyan vào ngày 24 tháng 10 năm 1944, hạm đội phải chịu đựng 11 đợt không kích bởi hơn 250 máy bay của Lực lượng Đặc nhiệm 38 xuất phát từ các tàu sân bay Enterprise, Essex, Intrepid, Franklin, Lexington và Cabot. Mặc dù chiếc thiết giáp hạm Musashi bị đánh chìm và Yamato và Nagato bị đánh trúng, Yahagi vẫn không bị hư hại.Tương tự, trong trận chiến ngoài khơi Samar ngày 25 tháng 10 năm 1944, Yahagi trải qua trận chiến mà không bị thiệt hại. On 26 tháng 10 năm 1944, Lực lượng Trung Tâm bị tấn công bởi 80 máy bay xuất phát từ tàu sân bay ngoài khơi Panay, rồi được tiếp nối bởi 30 máy bay ném bom hạng nặng B-24 Liberator của Không lực Mỹ và thêm 60 máy bay từ tàu sân bay khác. Yahagi trải qua tất cả các cuộc không kích này bình an và quay về Brunei.

Sự kết thúc của Hải quân Đế quốc Nhật Bản

Ngày 16 tháng 11 năm 1944, Hải đội Khu trục 10 bị giải thể và Yahagi được phân làm soái hạm cho Hải đội khu trục 2 mới thành lập của Chuẩn Đô đốc Komura Keizo. Yahagi được lệnh quay trở về Nhật Bản cùng ngày hôm đó để được tái trang bị. Nó ở lại vùng biển Nội địa Nhật Bản cho đến tháng 3 năm 1945. Vào ngày 6 tháng 4 năm 1945, Yahagi được lệnh tháp tùng thiết giáp hạm Yamato từ Tokushima để tham gia "chiến dịch Ten-Go" nhằm phản công vào lực lượng Mỹ đang tấn công Okinawa, mà thực chất là một cuộc tấn công tự sát để giữ danh dự cho Hải quân Đế quốc Nhật Bản.Bắt đầu từ 12 giờ 20 phút ngày 7 tháng 4 năm 1945, lực lượng của Yamato bị tấn công làm nhiều đợt với tổng cộng 386 máy bay (180 máy bay tiêm kích, 75 máy bay ném bom, 131 máy bay ném ngư lôi) thuộc Lực lượng Đặc nhiệm 58 Mỹ. Lúc 12 giờ 46 phút, một quả ngư lôi đánh trúng Yahagi ngay giữa phòng động cơ, giết chết toàn bộ nhân sự tại đây và làm ngừng động cơ. Chết đứng giữa biển, Yahagi bị trúng thêm ít nhất sáu ngư lôi và 12 bom trong các đợt không kích tiếp theo sau. Tàu khu trục Isokaze tìm cách đến gần để hỗ trợ Yahagi nhưng bản thân nó cũng bị tấn công, hư hại nặng nề và chìm không lâu sau đó. Yahagi lật úp và chìm lúc 14 giờ 05 phút ở tọa độ 30°47′N 128°08′E mang theo 445 thành viên thủy thủ đoàn. Chuẩn Đô đốc Komura và Thuyền trưởng Hara nằm trong số những người sống sót được các tàu khu trục Hatsushimo và Yukikaze vớt lên.Những người sống sót vẫn còn có thể thấy Yamato ở phía xa, vẫn hướng về phía Nam và đánh trả máy bay Mỹ đang tấn công. Tuy nhiên, thực ra Yamato chỉ sống sót thêm vài phút trước khi bị đánh chìm.[3]Yahagi được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 20 tháng 6 năm 1945.

Đặt hàng: 1939

Lớp tàu:Lớp tàu tuần dương Agano

Xưởng đóng tàu:Xưởng hải quân Yokosuka

Đặt lườn:4 tháng 9 năm 1941

Hạ thủy: 19 tháng 7 năm 1942

Hoạt động:30 tháng 6 năm 1943 [1]

Bị mất:Bị máy bay Mỹ đánh chìm ngày 26 tháng 10 năm 1944 phía Nam Mindoro trong vùng biển Sulu 11°42′N 121°41′E

Xóa đăng bạ:20 tháng 12 năm 1944

Các đặc tính chung

Lượng rẽ nước:6.652 tấn (tiêu chuẩn); 7.590 tấn (đầy tải)

Chiều dài: 162 m (531 ft 6 in)

Mạn thuyền:15,2 m (49 ft 10 in)

Tầm nước: 5,6 m (18 ft 5 in)

Lực đẩy:4 × Turbine hộp số Gihon 6 × nồi hơi Kampon 4 × trục công suất 100.000 mã lực (75 MW)

Tốc độ:65 km/h (35 knot)

Tầm xa:11.700 km ở tốc độ 33 km/h

(6.300 hải lý ở tốc độ 18 knot)

Quân số:726

Vũ khí:6 × pháo 152 mm (6 inch) Kiểu 41 (3×2)4 × pháo 76 mm 32 × súng phòng không 25 mm Kiểu 96 8 × ống phóng ngư lôi 610 mm (24 inch) (4×2) 16 × mìn sâu

Vỏ giáp:đai giáp 60 mm (2,5 inch)sàn tàu 20 mm (0,8 inch)

Máy bay:2 × thủy phi cơ,1 × máy phóng

Noshiro (tiếng Nhật: 能代) là một tàu tuần dương hạng nhẹ thuộc lớp Agano đã phục vụ cùng Hải quân Đế quốc Nhật Bản trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó bị máy bay Mỹ đánh chìm ngày 26 tháng 10 năm 1944 về phía Nam Mindoro trong vùng biển Sulu

Thiết kế và chế tạo

Noshiro là chiếc thứ hai trong lớp tàu tuần dương hạng nhẹ Agano. Lớp tàu này được thiết kế như những con tàu nhanh nhẹn với vỏ giáp mỏng để chỉ huy hải đội tàu khu trục hay tàu ngầm, và được dự định để thay thế cho các lớp tàu tuần dương hạng nhẹ cũ được chế tạo sau khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất kết thúc.Noshiro được đặt lườn vào ngày 4 tháng 9 năm 1941, được hạ thủy vào ngày 19 tháng 7 năm 1942 và được đưa ra hoạt động không đầy một năm sau đó vào ngày 30 tháng 6 năm 1943 tại xưởng hải quân Yokosuka.

Lịch sử hoạt động

Các hoạt động ban đầu

Sau khi hoàn tất, thoạt tiên Noshiro được phân về Hạm đội 1 Nhật Bản, rồi đến ngày 15 tháng 8 năm 1943, nó được tái bố trí về Hạm đội 2 Nhật Bản dưới quyền Phó Đô đốc Takeo Kurita, đảm trách vai trò soái hạm của Hải đội Khu trục 2, thay thế cho tàu tuần dương Jintsu, vốn đã bị đánh chìm một tháng trước đó trong trận Kolombangara.

Các trận đánh quần đảo Gilbert và quần đảo Solomon

Ngày 18 tháng 9 năm 1943, phản ứng lại cuộc không kích xuống Tarawa do các tàu sân bay Mỹ Lexington, Princeton và Belleau Wood thực hiện, Hạm đội Liên Hợp lên đường hướng đến Eniwetok với một lực lượng hùng hậu nhưng đã không bắt gặp được đối phương và phải quay về Truk thuộc quần đảo Caroline. Tương tự, từ ngày 17 đến ngày 26 tháng 10 năm 1943, Hạm đội Liên Hợp cũng không tìm thấy Lực lượng Đặc nhiệm 15 sau khi chúng ném bom đảo Wake.Ngày 1 tháng 11 năm 1943, lực lượng Mỹ tiến hành Chiến dịch Shoestring nhằm tái chiếm đảo Bougainville thuộc quần đảo Solomon. Một ngày sau Trận chiến vịnh Nữ hoàng Augusta (2 tháng 11 năm 1943), Noshiro rời Truk cùng các tàu tuần dương Atago, Takao và Maya thuộc Hải đội Tuần dương 4, Suzuya và Mogami của Hải đội 7, Chikuma thuộc Hải đội 8 cùng bốn tàu khu trục, và đi đến Rabaul vào ngày 5 tháng 11 năm 1943. Trong khi được tiếp nhiên liệu tại cảng Simpson Harbor từ tàu chở dầu Kokuyo Maru, các tàu tuần dương bị 97 máy bay của Lực lượng Đặc nhiệm 38 từ các tàu sân bay Saratoga và Princeton tấn công. Noshiro trúng phải một quả ngư lôi Mark 13 nhưng may mắn là nó tịt ngòi.Từ ngày 12 tháng 11 năm 1943, Noshiro trợ giúp con tàu chị em Agano sau khi nó trúng phải ngư lôi từ tàu ngầm Scamp; Noshiro đã kéo Agano quay về Truk.Ngày 20 tháng 11 năm 1943, lực lượng Mỹ tiến hành Chiến dịch Galvanic để tấn công Tarawa nhằm tái chiếm quần đảo Gilbert bằng một lực lượng lên đến 200 tàu chiến bao gồm 13 thiết giáp hạm và 11 tàu sân bay. Noshiro phản ứng lại khi khởi hành từ Truk cùng với các tàu tuần dương Suzuya, Kumano, Chokai và Ōyodo cùng nhiều tàu khu trục. Vào ngày 1 tháng 1 năm 1944 nhóm này bị máy bay từ các tàu sân bay Bunker Hill và Monterey tấn công. Một tháp pháo của Noshiro bị đánh trúng nên tạm thời bị loại khỏi vòng chiến cùng mười người thiệt mạng.Ngày 19 tháng 1 năm 1944, Noshiro được tách ra từ Truk để đến giúp đỡ tàu sân bay Unyō sau khi nó trúng phải ngư lôi từ tàu ngầm Haddock bằng cách kéo nó quay về Saipan. Noshiro tiếp tục đi đến Yokosuka, Kanagawa, vào ụ tàu ngày 1 tháng 2 năm 1944 để sửa chữa và tái trang bị. Nó được bổ sung sáu khẩu đội phòng không 25 mm Kiểu 96 ba nòng và tám khẩu đội nòng đơn, đưa tổng số pháo 25 mm lên 32 nòng (8×3) (8×1). 

Trận chiến biển Philippine

Việc tái trang bị hoàn tất vào ngày 28 tháng 3 năm 1944, cho phép Noshiro khởi hành đi Davao và Lingga vào ngày 5 tháng 4 năm 1944 cùng các tàu tuần dương Atago, Takao và Chokai thuộc Hải đội Tuần dương 4 cùng Myoko và Haguro của Hải đội 5 và tàu khu trục Harusame.Đội tàu tuần dương bị tàu ngầm Mỹ Dace tấn công nhưng cả sáu quả ngư lôi trước mũi đều trượt, rồi lại bị tàu ngầm Darter trông thấy, nhưng không thể chiếm được vị trí thuận lợi để tấn công. Tương tự, đội tàu tuần dương còn bị phát hiện khi ra khỏi vịnh Davao vào ngày 7 tháng 4 năm 1944 bởi tàu ngầm Scamp nhưng không thể tấn công, và bởi chiếc Gurnard vào ngày 18 tháng 5 năm 1944 vốn đã bắn toàn bộ sáu quả ngư lôi trước mũi nhưng một lần nữa tất cả đều bị trượt.Noshiro đã có mặt trong "Chiến dịch A-Go", Trận chiến biển Philippine vào ngày 19 tháng 6 năm 1944, nơi nó là soái hạm của Chuẩn Đô đốc Mikio Hayakawa.Từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 7 năm 1944, Noshiro một lần nữa vào ụ tàu tại Kure, Hiroshima để tái trang bị. Nó được bổ sung thêm hai khẩu đội phòng không 25 mm Kiểu 96 ba nòng ở giữa tàu, nâng tổng số pháo 25 mm lên 48 nòng (10×3, 18×1); cùng một bộ radar dò tìm trên không Kiểu 13 và dò tìm mặt đất Kiểu 22. Ngày 8 tháng 7 năm 1944, Noshiro rời Kure cùng các tàu khu trục vận chuyển binh lính và tiếp liệu đến Singapore, và ở lại trong khu vực này tiến hành huấn luyện trong ba tháng tiếp theo sau.

Hải chiến vịnh Leyte

Ngày 18 tháng 10 năm 1944, Noshiro được lệnh đi đến Brunei nhằm chuẩn bị cho Trận chiến vịnh Leyte, vốn bắt đầu vào ngày 22 tháng 10 năm 1944. Đảm nhiệm vai trò soái hạm của Hải đội Khu trục 2, Noshiro khởi hành cùng với Lực lượng Tấn công Cơ động thứ nhất của Đô đốc Kurita (Lực lượng Trung Tâm). Trong trận chiến biển Sibuyan vào ngày 24 tháng 10 năm 1944, Lực lượng Trung Tâm bị tấn công tổng cộng 11 đợt với hơn 250 máy bay của Lực lượng Đặc nhiệm 38 từ các tàu sân bay Essex, Lexington, Intrepid, Cabot, Franklin và Enterprise. Mặc dù thiết giáp hạm Musashi bị đánh chìm và Yamato, Nagato, Haruna, Myoko cùng Tone bị hư hại, Noshiro vẫn được an toàn.Ngày hôm sau, trong trận chiến ngoài khơi Samar, Noshiro bắn trúng chiếc tàu sân bay hộ tống White Plains với nhiều phát đạn pháo 152 mm (6 inch), nhưng bản thân nó cũng trúng một quả đạn pháo 127 mm (5 inch) từ một tàu khu trục Mỹ. Đến ngày 26 tháng 10 năm 1944, về phía Tây Panay, Lực lượng Trung Tâm của Kurita bị 80 máy bay ném bom-ngư lôi Grumman TBM-1C Avenger từ các tàu sân bay Wasp và Cowpens tấn công. Một quả bom đã phát nổ trên hầm đạn pháo phòng không của Noshiro, phát sinh một đám cháy nhưng được dập tắt nhanh chóng.Trong đợt tấn công thứ hai, thêm sáu chiếc Avenger nhắm vào Noshiro với những quả ngư lôi nhưng tất cả đều trượt; nhưng trong đợt thứ ba một chiếc Avenger tung một quả ngư lôi Mark 13 đã đánh trúng phòng nồi hơi số 3. Nó bị ngập nước ngay lập tức, và phòng nồi hơi số 1 tiếp tục bị ngập không lâu sau đó. Nước tràn vào làm tắt tất cả các nồi hơi của Noshiro, và nó từ từ dừng lại với độ nghiêng 16 độ qua mạn trái.Trong khi các sửa chữa khẩn cấp được thực hiện và Noshiro chết đứng giữa biển, tàu khu trục Hamanami cặp vào bên cạnh và giúp di tản Chuẩn Đô đốc Hayakawa, sau đó ông được chuyển sang thiết giáp hạm Yamato. Đến 10 giờ 14 phút, một đợt tấn công thứ tư với 28 máy bay ném bom-ngư lôi TBM và máy bay ném bom bổ nhào SB2C-3 Helldiver từ tàu sân bay Hornet đã đánh trúng thêm một quả ngư lôi bên mạn phải bên dưới tháp pháo số 2 của Noshiro. Các pháo thủ phòng không sau đó cho rằng họ đã bắn rơi sáu máy bay đối phương trong đợt tấn công này. Thuyền trưởng Kajiwara ra lệnh cho làm ngập hầm đạn phía trước trong một nỗ lực làm cân bằng độ nghiêng con tàu. Năm phút sau, khi sàn tàu phía trước ngập nước và độ nghiêng không ngừng tăng lên, Kajiwara buộc phải ra lệnh bỏ tàu. Lúc 11 giờ 13 phút, Noshiro chìm tại tọa độ 11°42′N 121°41′E phía Nam Mindoro. Các tàu khu trục Akishimo và Hamanami vớt được Thuyền trưởng Kajiwara cùng 328 người sống sót.Noshiro được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 20 tháng 12 năm 1944.

Đặt hàng: 1939

Lớp tàu:Lớp tàu tuần dương Agano

Xưởng đóng tàu:Xưởng hải quân Sasebo

Đặt lườn:21 tháng 11 năm 1942

Hạ thủy:9 tháng 4 năm 1944

Hoạt động: 30 tháng 11 năm 1944[1]

Bị mất:Bị đánh chìm ngày 2 tháng 7 năm 1946 để thử nghiệm bom nguyên tử tại đảo san hô Bikini 11°35′N 165°23′E

Xóa đăng bạ:5 tháng 10 năm 1945

Các đặc tính chung

Lượng rẽ nước:6.652 tấn (tiêu chuẩn); 7.590 tấn (đầy tải)

Chiều dài: 162 m (531 ft 6 in)

Mạn thuyền:15,2 m (49 ft 10 in)

Tầm nước: 5,6 m (18 ft 5 in)

Lực đẩy:4 × Turbine hộp số Gihon 6 × nồi hơi Kampon 4 × trục công suất 100.000 mã lực (75 MW)

Tốc độ:65 km/h (35 knot)

Tầm xa:11.700 km ở tốc độ 33 km/h(6.300 hải lý ở tốc độ 18 knot)

Quân số:438

Vũ khí:3 × pháo 152 mm (6 inch) Kiểu 412 × pháo 80 mm2 × súng phòng không 25 mm Kiểu 96 ba nòng8 × ống phóng ngư lôi 610 mm (24 inch) (4×2)48 × mìn sâu

Vỏ giáp:đai giáp 60 mm (2,5 inch)

sàn tàu 20 mm (0,8 inch)

Máy bay:2 × thủy phi cơ,1 × máy phóng

Sakawa (tiếng Nhật: 酒匂) là một tàu tuần dương hạng nhẹ thuộc lớp Agano đã phục vụ cùng Hải quân Đế quốc Nhật Bản trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Tên của nó được đặt theo sông Sakawa thuộc tỉnh Kanagawa của Nhật Bản. Con tàu này có lẽ được biết đến nhiều nhất do được sử dụng như một mục tiêu trong cuộc thử nghiệm bom nguyên tử tại đảo san hô Bikini vào năm 1946.

Thiết kế và chế tạo

Sakawa là chiếc thứ tư cũng là chiếc cuối cùng được hoàn tất trong lớp Agano. Nó được đặt lườn vào ngày 21 tháng 11 năm 1942, được hạ thủy vào ngày 9 tháng 4 năm 1944 và được đưa ra hoạt động vào ngày 30 tháng 11 năm 1944 tại xưởng hải quân Sasebo. Giống như những chiếc cùng lớp, nó được dự định hoạt động như là soái hạm của hải đội tàu khu trục hoặc tàu ngầm.

Lịch sử hoạt động

Hải quân Đế quốc Nhật Bản

Sau khi hoàn tất, Sakawa được phân về Hạm đội Liên hợp tại Yokosuka, và đến ngày 15 tháng 1 năm 1945, Sakawa trở thành soái hạm của Hải đội Khu trục 11, tham gia huấn luyện cùng các tàu khu trục mới trong vùng biển Nội địa cũng như tiến hành một loạt các thử nghiệm về lớp vỏ bọc mới chống radar dành cho tàu ngầm.Ngày 1 tháng 4 năm 1945, Sakawa được phân về Hạm đội 2 để tham gia "Chiến dịch Ten-Go", một nhiệm vụ tự sát chống lại lực lượng hạm đội Mỹ đang tấn công Okinawa. Thoạt tiên, Sakawa được dự định cho tháp tùng thiết giáp hạm Yamato cùng con tàu chị em Yahagi, nhưng đã không có đủ nhiên liệu cho Sakawa cùng hải đội khu trục của nó. Sau khi Yamato bị mất cùng với Yahagi và bốn tàu khu trục khác, Sakawa được bố trí trở lại Hạm đội Liên hợp.Khi Nhật Bản đầu hàng vào ngày 2 tháng 9 năm 1945, Sakawa đang ở tại Maizuru, Kyoto, chưa từng tham gia tác chiến một lần nào. Nó được chính thức rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân ngày 5 tháng 10 năm 1945.

Hải quân Hoa Kỳ

Sakawa được Mỹ chiếm hữu như một chiến lợi phẩm sau khi kết thúc chiến tranh, và nó được dùng để triệt thoái 1.339 binh lính Lục quân trú đóng trên bốn đảo nhỏ thuộc nhóm đảo Nam Palau vào tháng 10 năm 1945. Chiếc tàu tuần dương tiếp tục thực hiện công việc hồi hương cho đến cuối tháng 2 năm 1946.Vào ngày 25 tháng 2 năm 1946, Sakawa được chuyển cho Hải quân Mỹ, vốn muốn sử dụng nó cùng với các con tàu còn sống sót khác của Hải quân Đế quốc Nhật Bản trước đây trong cuộc thử nghiệm bom nguyên tử tại đảo san hô Bikini sắp tới. Đội cứu hộ nhận một lườn tàu rò rỉ nước và bị phá hại bởi chuột, với hầu hết các hệ thống trên con tàu không hoạt động. Sakawa rời Yokosuka vào ngày 18 tháng 3 năm 1946 hướng đến Eniwetok với một thủy thủ đoàn Mỹ gồm 165 sĩ quan và thủy thủ người, tháp tùng bởi thiết giáp hạm Nagato, cũng do một thủy thủ đoàn Mỹ vận hành. Mười ngày sau, khi còn cách Eniwetok 550 km (300 hải lý), Nagato bị hỏng một nồi hơi và bắt đầu bị tràn nước nên nghiêng nặng sang mạn phải. Sakawa dự định kéo nó, nhưng rồi bị hết nhiên liệu.Tàu chở dầu Nickajack Trail được cho chuyển hướng để tiếp nhiên liệu cho hai con tàu, nhưng bản thân nó bị mắc cạn vào một bãi san hô do thời tiết xấu và bị mất. Cuối cùng, Sakawa và Nagato cũng được kéo về đến Eniwetok vào ngày 1 tháng 4 năm 1946.Trong khi ở lại Eniwetok, năm trong số các thủy thủ Mỹ nổi giận do điều kiện làm việc tồi tệ trên Sakawa. Trên một con tàu bình thường với quân số 730, Hải quân Mỹ sử dụng một đội 165 người để làm công việc của 325 người.[2] Năm thủy thủ này đã phá hoại con tàu bằng cách tháo ống dẫn áp lực đến van hành trình vượt tốc và đổ cát vào các bơm dầu và nước. Họ còn đập phá các đồng hồ và cắt ống dẫn hơi nước áp lực cao nhằm được cách chức khỏi con tàu chiến bẩn thỉu. Thay vì bị cách chức, năm thủy thủ này phải chịu các hình phạt tại tòa án binh. Vào tháng 5, sau khi được sửa chữa khẩn cấp, Sakawa đến được đảo san hô Bikini.Trong Chiến dịch Crossroads vào ngày 1 tháng 7 năm 1946, Sakawa và Nagato là những tàu mục tiêu chủ yếu trong vụ nổ bom nguyên tử thử nghiệm trên không "ABLE", cùng với các thiết giáp hạm Mỹ USS Arkansas, USS New York, USS Nevada và USS Pennsylvania. Sakawa được cho neo đậu bên mạn trái chiếc Nevada, nơi quả bom được thả. Vụ nổ xảy ra 450 m (490 yard) bên trên và chếch về mạn phải Sakawa về phía đuôi, khiến nó bị cháy dữ dội trong 24 giờ, phá hủy cấu trúc thượng tầng, làm hư hại lườn tàu và thung đuôi tàu. Sau thử nghiệm, tàu kéo USS Achomawi cố gắng kéo Sakawa đến một bãi biển để tránh cho nó khỏi chìm nhưng thất bại. Sakawa bắt đầu chìm ngay sau khi được kéo, và với một dây cáp còn nối giữa hai con tàu, Achomawi cũng bắt đầu bị kéo chìm theo. Sau một số nỗ lực, thủy thủ đã cắt được dây cáp bằng một mỏ hàn. Sakawa chìm ngày 2 tháng 7 năm 1946 cùng một đoạn của sợi cáp vẫn còn dính theo nó.Vụ nổ thử nghiệm thứ hai BAKER diễn ra dưới nước cách xác tàu đắm của Sakawa 150 m (500 ft).

Đặt hàng:1939

Lớp tàu:Lớp tàu tuần dương Ōyodo

Xưởng đóng tàu:Xưởng hải quân Kure

Đặt lườn:14 tháng 2 năm 1941

Hạ thủy:2 tháng 4 năm 1942

Hoạt động:28 tháng 2 năm 1943[1]

Bị mất:Bị máy bay Mỹ đánh chìm ngày 28 tháng 7 năm 1945 tại Căn cứ Hải quân Kure

Xóa đăng bạ:20 tháng 11 năm 1945

Các đặc tính chung

Lượng rẽ nước:8.164 tấn (tiêu chuẩn)11.433 tấn (đầy tải)

Chiều dài:192 m (630 ft)

Mạn thuyền:15,7 m (51 ft 5 in)

Tầm nước: 5,95 m (19 ft 6 in)

Lực đẩy:4 × Turbine hộp số 6 × nồi hơi Kampon 4 × trục công suất 110.000 mã lực (82 MW)

Tốc độ:65 km/h (35 knot)

Tầm xa:19.600 km ở tốc độ 33 km/h(10.600 hải lý ở tốc độ 18 knot)

Quân số:782 (ban đầu); 911 (sau cùng)

Vũ khí:6 × pháo 152 mm (6 inch) Kiểu 3 (3×2) 8 × pháo phòng không 100 mm (3,9 inch)/65 Kiểu 98 (4×2) 18 × súng phòng không 25 mm/60 Kiểu 96 (6×3, 1943) Su tăng lên 52 khẩu (12×3 + 16, 1945)

Vỏ giáp:đaigiáp 60 mm (2,3 inch) Sn tàu 30-50 mm (1,2-2 inch)tháp pháo 25-30 mm (1-1,2 inch)tháp chỉ huy 40 mm (1,6 inch)

Máy bay:6 × thủy phi cơ Kawanishi E15K1 (1943),2 × thủy phi cơ Aichi E13A1 (1944)

Ōyodo (tiếng Nhật: 大淀), là một tàu tuần dương hạng nhẹ của Hải quân Đế quốc Nhật Bản, là chiếc duy nhất trong lớp của nó. Tên của nó được đặt theo sông Ōyodo tại Kyūshū, Nhật Bản. Ōyodo đã phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai trước khi bị máy bay Mỹ đánh chìm ngày 28 tháng 7 năm 1945 tại Căn cứ Hải quân Kure.

Bối cảnh

Thiết kế của Ōyodo được chấp thuận trong Chương trình Bổ sung Hải quân thứ tư 1939 như một phiên bản mở rộng và cải tiến của lớp Agano. Nó được thiết kế để trở thành soái hạm của các đội tàu ngầm tấn công. Ban đầu, kế hoạch dự định có tám chiếc trong lớp; tuy nhiên chỉ có hai chiếc được thực sự chấp thuận, và một chiếc duy nhất là Ōyodo được đặt lườn. Chiếc thứ hai trong lớp sẽ được đặt tên là Niyodo (仁淀); tuy nhiên, ngay sau khi Ōyodo được hoàn tất, mọi nguồn lực về đóng tàu tại Xưởng hải quân Kure được chuyển sang để đóng thêm nhiều tàu sân bay, và kế hoạch Niyodo bị hủy bỏ.

Thiết kế

Cho dù có một cấu trúc lườn tổng quát giống như của lớp Agano, vũ khí trang bị có sự khác biệt cả về thành phần lẫn sự sắp xếp, và vỏ giáp bảo vệ được lược bỏ bớt. Phù hợp với chiến lược tàu ngầm hiện đại của Nhật Bản, lớp Ōyodo sẽ là soái hạm của các hải đội tàu ngầm tuần tiễu. Với mục đích này, Ōyodo sẽ mang theo cho đến tối đa sáu thủy phi cơ Kawanishi E15K1 Shiun đang được phát triển; tuy nhiên, nhu cầu về kiểu máy bay này chỉ được đặt ra vào giữa năm 1939.Dàn pháo chính của Ōyodo bao gồm sáu khẩu pháo 155 mm (6,1 inch) 60 caliber Kiểu 3 bố trí trên hai tháp pháo ba nòng đôi sắp xếp theo cách thông thường. Kiểu pháo này nguyên được phát triển như là vũ khí mục đích kép (chống hạm và phòng không) cho lớp tàu tuần dương hạng nặng Mogami; khi những chiếc này được tái cấu trúc vào những năm 1930, các tháp pháo 155 mm ba nòng của chúng được tháo dỡ thay thế bằng các tháp pháo 203 mm (8 inch) nòng đôi. Giờ đây, các tháp pháo 155 mm ba nòng dư thừa được trang bị cho Ōyodo cũng như cho lớp thiết giáp hạm Yamato. Tốc độ bắn 5 đến 6 phát mỗi phút của chúng tương đối chậm và góc nâng bị giới hạn ở 55 độ làm cho chúng không phù hợp trong vai trò phòng không, nhưng lại là những vũ khí đối hạm xuất sắc.Toàn bộ dàn hỏa lực chính đều được đặt trước cấu trúc thượng tầng và hướng ra phía trước, một cách sắp xếp giống như trên các thiết giáp hạm Nelson của Anh, Dunkerque và Richelieu của Pháp cũng như lớp tàu tuần dương hạng nặng Tone của chính Hải quân Nhật Bản. Giống như lớp Tone, Ōyodo được dự định có vai trò tàu tuần dương tuần tiễu, nên toàn bộ sàn tàu phía sau cấu trúc thượng tầng được dành cho các phương tiện hỗ trợ máy bay. Cũng do vai trò được dự định, nó không được trang bị ống phóng ngư lôi, khiến Ōyodo trở thành lớp tàu tuần dương Nhật Bản duy nhất không được trang bị kiểu vũ khí này. Trọng lượng tiết kiệm được sử dụng để mở rộng số máy bay mang theo (cho đến sáu chiếc) và một máy phóng hạng nặng dài 45 m (148 ft) cần thiết cho kiểu thủy phi cơ mới E15K1.Dàn hỏa lực phòng không hạng nặng của Ōyodo bao gồm tám khẩu 100 mm (3,9 inch)/65 calibre Kiểu 98 bố trí trên bốn tháp súng nòng đôi. Những khẩu pháo này giống như loại được trang bị cho lớp tàu khu trục Akizuki cũng như dự định trang bị cho lớp tàu tuần dương B64 vốn chưa bao giờ được chế tạo. Đây được xem là kiểu vũ khí phòng không tốt nhất của Nhật Bản trong cuộc chiến tranh; nhưng khuyết điểm chính là có tuổi thọ phục vụ khá ngắn, hậu quả của lưu tốc đầu đạn lớn 1.000 m/s và tốc độ bắn cao 15-20 phát mỗi phút. Dàn hỏa lực phòng không còn lại bao gồm kiểu 25 mm/60 caliber Kiểu 96 thông dụng, vốn dựa trên thiết kế Hotchkiss của Pháp nhưng là một vú khi phòng không rất xoàng với tốc độ bắn có hiệu quả thấp, tốc độ nâng và xoay nòng pháo chậm, và không có được sự điều khiển từ xa hiệu quả.Kiểu thủy phi cơ E15K1 Shiun (tên mã của Đồng Minh là "Norm") được dự định để thực hiện trinh sát cho hải đội tàu ngầm trong một khu vực mà đối phương chiếm được ưu thế trên không, và do đó phải đối đầu với những máy bay tiêm kích đặt căn cứ từ đất liền. Để đạt được điều đó, chiếc máy bay được thiết kế với hai phao nổi cân bằng dưới cánh có thể xếp lại được, và một phao nổi lớn giữa thân có thể phóng bỏ nhằm cải thiện tính năng bay trong không chiến.Tuy nhiên, trong khi tích hợp điều này cùng nhiều cải tiến khác, chiếc máy bay chưa bao giờ hoạt động như được thiết kế, và việc phát triển đầy trục trặc khiến cho chỉ có bốn chiếc được đưa ra hoạt động vào năm 1942, và tổng cộng chỉ có 15 chiếc được hoàn tất. Sáu chiếc đã được gửi đến Palau nơi Ōyodo đặt căn cứ để thử nghiệm hoạt động. Cho dù được trang bị động cơ mạnh hơn, E15K1 nặng hơn khoảng 500 kg so với kiểu Aichi E13A1 "Jake" thông dụng, nó có tính năng bay kém và nhanh chóng bị máy bay tiêm kích đối phương bắn rơi. Kết quả là việc sản xuất chiếc máy bay, vốn chỉ vừa mới bắt đầu, bị ngừng lại và toàn bộ chương trình E15K1 kết thúc vào đầu năm 1944. Vì vậy Ōyodo chưa bao giờ hoạt động nhiều hơn hai máy bay, đặc biệt là sau đợt tái trang bị khi kho chứa máy bay rộng lớn được cải biến cho những mục đích sử dụng khác.Vì lớp tàu này lớn hơn và có trọng lượng rẽ nước nặng hơn Agano, hệ thống động lực được trang bị cũng được nâng cấp, sản sinh một công suất 110.000 mã lực đủ để duy trì cùng một tốc độ 65 km/h (35 knot) như lớp Agano. Tầm xa hoạt động được thiết kế của Ōyodo cũng khá lớn, đạt được 18.500 km (10.500 hải lý).

Lịch sử hoạt động

Các hoạt động ban đầu

Sau khi hoàn tất, vào ngày 26 tháng 7 năm 1943, Ōyodo gia nhập hạm đội tại Truk thuộc quần đảo Caroline, căn cứ chính của Hải quân Nhật Bản tại Trung Thái Bình Dương. Vào tháng 12 năm 1943, Ōyodo tham gia hoạt động tăng cường cho lực lượng trú đóng tại Rabaul và Kavieng; khi đó Ōyodo vừa trở thành soái hạm cho Hạm đội 3 của Phó Đô đốc Jisaburo Ozawa. Trong khi quay trở lại Truk vào ngày 1 tháng 1 năm 1944 Ōyodo bị hư hại nhẹ bởi cuộc tấn công của máy bay Mỹ thuộc Đội Đặc nhiệm 50.2. Trong tháng tiếp theo, tình báo vô tuyến Nhật Bản thu được thông tin Mỹ sắp mở một cuộc không kích lớn xuống Truk, nên mọi đơn vị tàu nổi tại đây, bao gồm Ōyodo, được nhanh chóng rút khỏi căn cứ; sau đó nó được chuyển đến Palau. Trong tháng 3 căn cứ này lại bị đe dọa, và Ōyodo rút lui về Singapore. Trong chuyến đi này, con tàu tuần dương là một trong những tàu hộ tống cho thiết giáp hạm Musashi, khi chiếc này bị hư hại do trúng phải ngư lôi phóng từ tàu ngầm Tunny.

Soái hạm cuối cùng của Hạm đội Liên Hợp

Đến đầu năm 1944, người ta nhận thức qua diễn biến của cuộc chiến cùng sự thất bại của chương trình phát triển thủy phi cơ E15K1 rằng Ōyodo không thể đáp ứng vai trò như được thiết kế ban đầu. Vì vậy nó được cho quay về Căn cứ Hải quân Yokosuka, Kanagawa vào tháng 3 năm 1944 để thay thế máy phóng hạng nặng bằng kiểu tiêu chuẩn ngắn hơn (18 m/59 ft), nhận lên tàu hai thủy phi cơ tiêu chuẩn Aichi E13A1, và hầm chứa máy bay được cải biến thành sở chỉ huy của Ban tham mưu Hạm đội. Vì vậy Ōyodo được cải biến thành soái hạm cuối cùng của Hạm đội Liên Hợp. Trong đợt tái trang bị này, nó còn được bổ sung sáu khẩu đội 25 mm Kiểu 96 ba nòng và 11 khẩu đội nòng đơn, nâng tổng số pháo phòng không 25 mm của Ōyodo lên 47 nòng. Ngoài ra, một hệ thống radar dò tìm mặt đất Kiểu 22 cũng được trang bị.Công việc tái trang bị và cải biến hoàn tất vào cuối tháng 3 năm 1944, và sau vài chuyến đi qua lại giữa các cảng tại Nhật Bản, Ōyodo rời Yashima vào ngày 20 tháng 10 năm 1944 hướng đến Philippines như một phần của Chiến dịch Sho-Ichi-Go ("Chiến thắng số 1"), hay trận chiến vịnh Leyte. Mục đích của chiến dịch là đẩy lùi cuộc tấn công của lực lượng Mỹ tại Philippines. Ōyodo nằm trong thành phần Lực lượng Cơ động Phía Bắc của Phó Đô đốc Ozawa, có nhiệm vụ nhữ mồi các tàu sân bay Mỹ tách xa khỏi đòn tấn công chủ lực của Nhật Bản. Lực lượng nhữ mồi bao gồm nhiều tàu sân bay cũ hiện đang thiếu thốn máy bay, tàu tuần dương và tàu khu trục. Ōyodo là tàu chiến duy nhất trong lực lượng của Ozawa có thủy phi cơ trinh sát, và cả hai chiếc E13A1 đã thực hiện nhiệm vụ trinh sát và tuần tra chống tàu ngầm bên trên toàn hạm đội.Ngày 25 tháng 10 năm 1944, ngoài khơi mũi Engaño, Lực lượng Phía Bắc của Ozawa bị máy bay từ tàu sân bay của Lực lượng Đặc nhiệm 38 dưới quyền Phó Đô đốc Marc A. Mitscher tấn công, với tổng cộng 527 phi vụ chia làm năm đợt. Trong đợt tấn công thứ nhất, Ōyodo chịu đựng hai quả bom ném suýt trúng, và đến 08 giờ 48 phút nó trúng một quả bom làm hư hại phòng nồi hơi số 4. Đến 10 giờ 54 phút, Phó Đô đốc Ozawa rời chiếc tàu sân bay Zuikaku đang chìm và chuyển cờ hiệu của mình sang Ōyodo. Sau đó ông ra lệnh cho lực lượng dưới quyền rút lui về phía Bắc. Cuối ngày hôm đó, Ōyodo còn trúng phải hai rocket từ những máy bay tiêm kích-ném bom F6F Hellcat cùng những hư hại của thêm một quả bom ném suýt trúng. Ōyodo và những tàu còn sống sót về đến vịnh Sakawa thuộc Amami-Oshima vào ngày hôm sau.

Giai đoạn cuối cùng của chiến tranh

Vài ngày sau Ōyodo được gửi đến Manila trong một chuyến đi vận chuyển, và đến nơi vào ngày 1 tháng 11 năm 1944. Trong suốt thời gian còn lại của năm, Ōyodo tích cực tham gia nhiều hoạt động chung quanh Brunei, Cam Ranh và Philippines, tấn công các đoàn tàu vận tải Mỹ, bắn pháo các vị trí đất liền và đối đầu cùng các đơn vị Hải quân Mỹ.Cho dù nhiều chiếc cùng hoạt động bị hư hại hoặc bị đánh chìm trong các đợt hoạt động, Ōyodo vẫn được an toàn.Đến tháng 1 năm 1945, Ōyodo đi đến Singapore, nơi nó nhận lên tàu 300 tấn cao su, kẻm, thủy ngân, thiếc và dầu mỏ. Các tàu khác cùng đơn vị cũng được chất đầy các hàng tiếp liệu đang rất cần thiết tại chính quốc Nhật Bản. Ngày 11 tháng 2 năm 1945, đơn vị của Ōyodo, "Hạm đội Hoàn tất", rời Singapore hướng về Nhật Bản, và trên đường đi đã thoát khỏi sự truy đuổi và tấn công của 23 tàu ngầm Đồng Minh. Lực lượng về đến Kure, Hiroshima vào ngày 20 tháng 2 năm 1945.Ōyodo ở lại Kure cho đến hết cuộc chến tranh. Ngày 19 tháng 3 năm 1945, máy bay từ tàu sân bay của Lực lượng Đặc nhiệm 58 dưới quyền Phó Đô đốc (sau này là Đô đốc) Marc A. Mitscher mở cuộc không kích đầu tiên bằng tàu sân bay xuống Xưởng hải quân Kure.Hơn 240 máy bay (bao gồm máy bay ném bom bổ nhào SB2C Helldiver cùng Máy bay tiêm kích-ném bom F4U Corsair và F6F Hellcat) đã tấn công Hạm đội Nhật Bản. Ba quả bom 225 kg (500 lb) đánh trúng Ōyodo, nó bắt đầu bị ngập nước, nhưng được cho kéo đến Etajima, Hiroshima và cho mắc cạn tại đây.Ngày 24 tháng 7 năm 1945, Lực lượng Đặc nhiệm 38 tung ra đợt không kích lớn kéo dài cả ngày nhằm tiêu diệt mọi đơn vị còn lại của Hải quân Nhật Bản. Ōyodo bị bắn phá và trúng bốn quả bom 225 kg (500 lb) cùng nhiều quả suýt trúng khiến nó bị nghiêng sang mạn phải. Bốn ngày sau, một đợt không kích kéo dài cả ngày khác được các tàu sân bay Mỹ tung ra. Ōyodo trúng thêm bốn quả bom; đến 10 giờ 00 những phát đánh trúng gần cầu tàu đã gây ngập lan rộng và Ōyodo nghiêng nặng sang mạn phải. Đến 12 giờ 00, nó lật nghiêng sang mạn phải và chìm ở vùng nước nông. Có khoảng 300 thủy thủ bị thiệt mạng, số còn sống sót được lệnh bỏ tàu vào xế chiều ngày hôm đó.Ōyodo được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 20 tháng 11 năm 1945.Xác tàu đắm của Ōyodo được trục vớt vào các ngày 18-20 tháng 9 năm 1947 và được kéo về Kure vào ngày 20 tháng 12 năm 1947. Nó được tháo dỡ tại Kure - xưởng tàu mà nó được hoàn tất chỉ vài năm trước đó - từ ngày 17 tháng 1 đến ngày 1 tháng 8 năm 1948.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro