Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

ham doi thiet giap ham My trong ww2 (p1)

Đặt hàng 12 tháng 6 năm 1940

Lớp tàu Lớp thiết giáp hạm Iowa

Xưởng đóng tàu Xưởng Hải quân New York

Chi phí 100 triệu đô la Mỹ

Đặt lườn 6 tháng 1 năm 1941

Hạ thủy 29 tháng 1 năm 1944

Đỡ đầu Mary Margaret Truman

Hoạt động 11 tháng 6 năm 1944

Ngừng hoạt động 31 tháng 3 năm 1992

Xóa đăng bạ 12 tháng 1 năm 1995

Tình trạng Tàu bảo tàng tại Trân Châu Cảng, Hawaii

Tặng thưởng 11 Ngôi sao Chiến đấu

Các đặc tính chung ban đầu

Lượng rẽ nước 45.700 tấn

Chiều dài 270 m (887 ft 2 in)

Mạn tàu 33 m (108 ft 2 in)

Tầm nước 8,8 m (28 ft 11 in)

Tốc độ 61 km/h (33 knot)

Quân số 2.700

Vũ khí 9 × pháo 406 mm (16 in) 50 cal. Mark 7

20 × pháo 127 mm (5 in) 38 cal. Mark 12

80 × pháo phòng không Bofors 40 mm 56 cal.

49 × pháo phòng không Oerlikon 20 mm 70 cal.

Vỏ giáp đai giáp: 307 mm (12,1 in)

vách ngăn: 287 mm (11,3 in)

lá chắn bệ pháo: 295 đến 439 mm (11,6 đến 17,3 in)

tháp pháo: 500 mm (19,7 in)

sàn tàu: 190 mm (7,5 in)

Các đặc tính sau cải biến

Quân số 1.851

Cảm biến Radar dò tìm phòng không AN/SPS-49

Radar dò tìm mặt biển AN/SPS-67

Radar dò tìm mặt biển /kiểm soát vũ khí AN/SPQ-9

Vũ khí điện tử Hệ thống EWS AN/SLQ-32

Hệ thống ngụy trang AN/SLQ-25 Nixie

8 × Hệ thống phóng rocket pháo sáng cực nhanh Mark 36 SRBOC

Vũ khí 9 × pháo 406 mm (16 in) 50 cal. Mark 7

12 × pháo 127 mm (5 in) 38 cal. Mark 12

32 × tên lửa Tomahawk BGM-109

16 × tên lửa đối hạm Harpoon RGM-84

4 × pháo Phalanx CIWS 20 mm/76 cal.

USS Missouri (BB-63) ("Mighty Mo" hay "Big Mo") là một thiết giáp hạm thuộc lớp Iowa của Hải quân Hoa Kỳ và là chiếc tàu chiến thứ tư của Hải quân Mỹ mang cái tên này nhằm tôn vinh tiểu bang Missouri. Missouri là chiếc thiết giáp hạm cuối cùng mà Hoa Kỳ chế tạo, và là địa điểm ký kết văn kiện đầu hàng vô điều kiện của Đế quốc Nhật Bản, chấm dứt Thế chiến thứ hai.

Missouri được đặt hàng vào năm 1940 và được đưa vào hoạt động vào tháng 6 năm 1944. Tại Mặt trận Thái Bình Dương trong Thế chiến thứ hai, nó tham gia các trận đánh Iwo Jima và Okinawa cũng như nả đạn pháo xuống các hòn đảo chính quốc Nhật Bản. Sau thế chiến, Missouri tham gia chiến tranh Triều Tiên từ năm 1950 đến năm 1953. Nó được cho ngừng hoạt động vào năm 1955 và được đưa về hạm đội dự bị Hải quân Mỹ, nhưng sau đó được đưa trở lại hoạt động và được hiện đại hóa vào năm 1984 như một phần của kế hoạch 600 tàu chiến Hải quân, và đã tham gia chiến đấu năm 1991 trong chiến tranh vùng Vịnh.

Missouri nhận được tổng cộng mười một ngôi sao chiến đấu cho các hoạt động trong Thế chiến thứ hai, chiến tranh Triều Tiên và chiến tranh vùng Vịnh, và cuối cùng được cho ngừng hoạt động vào ngày 31 tháng 3 năm 1992, nhưng vẫn được giữ lại trong Đăng bạ Hải quân cho đến khi tên nó được gạch bỏ vào tháng 1 năm 1995. Đến năm 1998 nó được trao tặng cho hiệp hội "USS Missouri Memorial Association" và trở thành một tàu bảo tàng tại Trân Châu Cảng, Hawaii.

Thiết kế và chế tạo

Missouri là một trong số các "thiết giáp hạm nhanh" lớp Iowa được thiết kế vào năm 1938 bởi Chi nhánh Thiết kế Sơ thảo của Văn phòng Chế tạo và Sửa chữa. Nó được hạ thủy ngày 29 tháng 1 năm 1944 và được đưa vào hoạt động vào ngày 11 tháng 6. Đây là chiếc tàu thứ ba trong lớp Iowa, nhưng là chiếc thứ tư và là chiếc cuối cùng thuộc lớp Iowa được đưa vào hoạt động cùng Hải quân Hoa Kỳ.[1] Vào lúc chiếc Missouri được đưa vào hoạt động, hai chiếc thiết giáp hạm khác thuộc lớp Iowa là chiếc USS Illinois và chiếc USS Kentucky còn đang được chế tạo, và Hải quân Hoa Kỳ đang có kế hoạch cho những chiếc thiết giáp hạm khác thuộc lớp Montana; tuy nhiên, Illinois và Kentucky bị ngưng lại trước khi việc chế tạo chúng hoàn thành, còn những chiếc Montana bị tạm ngưng và cuối cùng bị hủy bỏ trước khi có bất kỳ lườn tàu nào được đặt. Trên thế giới, có thêm hai thiết giáp hạm nữa ra đời sau chiếc Missouri: chiếc thiết giáp hạm Anh Quốc HMS Vanguard, chiếc thiết giáp hạm cuối cùng được Hải quân Hoàng gia Anh chế tạo; và chiếc thiết giáp hạm Pháp Jean Bart. Con tàu được đỡ đầu lúc hạ thủy bởi Mary Margaret Truman, con gái của Harry S. Truman, lúc đó còn là một Thượng nghị sĩ của tiểu bang Missouri.[2]

Dàn pháo chính của Missouri bao gồm chín khẩu pháo 406 mm (16 in) 50 cal. Mark 7 có khả năng bắn đạn xuyên thép nặng 1.200 kg (2.700 lb) đi xa được khoảng 32 km (20 dặm). Pháo hạng hai bao gồm hai mươi khẩu pháo 5 inch (127 mm)/38 caliber bố trí trong các tháp súng đôi, có tầm bắn khoảng 14,5 km (9 dặm). Với sự ra đời của không lực, và yêu cầu chiếm lấy và duy trì ưu thế trên không đòi hỏi phải bảo vệ hạm đội các tàu sân bay Đồng Minh đang ngày càng lớn mạnh, Missouri được trang bị một loạt các pháo phòng không Bofors 40 mm 56 cal. và Oerlikon 20 mm 70 cal. để bảo vệ các tàu sân bay khỏi bị máy bay đối phương không kích. Khi Missouri tái hoạt động và được hiện đại hóa vào năm 1984, các khẩu pháo phòng không 20 mm và 40 mm của nó được tháo dỡ, và được thay thế bằng hệ thống vũ khí Phalanx CIWS nhằm bảo vệ chống lại tên lửa và máy bay đối phương, và các bệ phóng tên lửa bọc thép và bệ phóng tên lửa bốn nòng được thiết kế lần lượt để phóng tên lửa Tomahawk và Harpoon.[3]

Missouri là chiếc thiết giáp hạm Hoa Kỳ cuối cùng được hoàn tất.[1][4] Chiếc thiết giáp hạm USS Wisconsin (BB-64), thiết giáp hạm có số hiệu cao nhất được chế tạo, lại được hoàn tất trước chiếc Missouri; còn những chiếc mang số hiệu BB-65 đến BB-71 đã được đặt hàng nhưng bị hủy bỏ.

[sửa] Thế chiến thứ hai

[sửa] Chạy thử máy

Sau các chuyến đi thử máy ngoài khơi New York và thực hành tác chiến tại vịnh Chesapeake, Missouri rời Norfolk, Virginia ngày 11 tháng 11 năm 1944, đi qua kênh đào Panama ngày 18 tháng 11 và hướng đến San Francisco để được trang bị lần cuối cùng như một kỳ hạm của hạm đội. Nó rời vịnh San Francisco ngày 14 tháng 12 và đi đến Trân Châu Cảng, Hawaii vào ngày 24 tháng 12 năm 1944.

[sửa] Lực lượng Đặc nhiệm TF 58, Đô đốc Mitscher

Chiếc thiết giáp hạm rời Hawaii ngày 2 tháng 1 năm 1945 và đi đến Ulithi thuộc phía Tây quần đảo Caroline vào ngày 13 tháng 1 năm 1945. Tại đây nó tạm thời được sử dụng làm soái hạm của Phó Đô đốc Marc A. Mitscher. Chiếc tàu chiến ra khơi ngày 27 tháng 1 làm nhiệm vụ bảo vệ cho Đội Đặc nhiệm của chiếc tàu sân bay Lexington trong đội hình Lực lượng Đặc nhiệm TF 58 của Đô đốc Mitscher. Đến ngày 16 tháng 2 năm 1945, các tàu sân bay của Đội Đặc nhiệm này đã tung ra các đợt không kích nhắm vào chính quốc Nhật Bản, đợt không kích đầu tiên kể từ cuộc ném bom huyền thoại Doolittle, vốn được tung ra từ tàu sân bay USS Hornet vào tháng 4 năm 1942.[2]

Missouri sau đó đi cùng các tàu sân bay đến Iwo Jima, nơi mà các khẩu pháo chính của nó đã hỗ trợ trực tiếp và liên tục cho cuộc đổ bộ chiếm đóng bắt đầu vào ngày 19 tháng 2. Sau khi Lực lượng Đặc nhiệm TF 58 quay trở về Ulithi ngày 5 tháng 3, Missouri được bố trí cùng đội đặc nhiệm tàu sân bay Yorktown. Ngày 14 tháng 3, Missouri rời Ulithi để bảo vệ các tàu sân bay nhanh hướng đến chính quốc Nhật Bản. Trong các đợt pháo kích tấn công lên các mục tiêu dọc theo bờ biển Nội địa Nhật Bản bắt đầu vào ngày 18 tháng 3, Missouri đã bắn rơi ba máy bay Nhật.[2]

Việc pháo kích vào các sân bay và căn cứ hải quân gần biển Nôi địa và Tây Nam đảo Honshū vẫn được tiếp tục. Trong một cuộc phản kích của Nhật Bản, hai trái bom đã xuyên qua sàn chứa máy bay phía trước của chiếc tàu sân bay Franklin, làm nó chết đứng tại chỗ cách chính quốc Nhật Bản 90 km (50 dặm). Chiếc tàu tuần dương USS Pittsburgh đã kéo chiếc Franklin cho đến khi nó lấy lại được động lực và di chuyển ở vận tốc 26 km/h (14 knot). Đội đặc nhiệm tàu sân bay Missouri đã hộ tống cho việc rút lui của chiếc Franklin về phía Ulithi cho đến tận ngày 22 tháng 3, sau đó lên đường chuẩn bị cho cuộc pháo kích và ném bom lên Okinawa trước khi đổ bộ chiếm đóng.[2]

Missouri gia nhập lực lượng các thiết giáp hạm nhanh của Lực lượng Đặc nhiệm TF 58 trong việc bắn phá bờ biển Tây Nam Okinawa vào ngày 24 tháng 3 năm 1945, một hành động dự định nhằm lôi kéo lực lượng của đối phương ra khỏi các bãi biển phía Tây là nơi cuộc đổ bộ sẽ thực sự diễn ra. Missouri quay lại vai trò bảo vệ cho các tàu sân bay khi các đơn vị thủy quân lục chiến và lục quân bắt đầu cuộc đổ bộ lên Okinawa vào buổi sáng ngày 1 tháng 4. Máy bay từ các tàu sân bay đã tấn công vào một lực lượng hạm đội Nhật Bản tham gia chiến dịch Ten-Go do chiếc thiết giáp hạm Yamato khổng lồ dẫn đầu vào ngày 7 tháng 4. Yamato, chiếc thiết giáp hạm lớn nhất thế giới, đã bị đánh chìm cùng một tàu tuần dương và một tàu khu trục. Ba tàu khu trục khác của đối phương bị hư hỏng nặng và được tự đánh đắm. Bốn tàu khu trục còn lại, những chiếc duy nhất còn sống sót của hạm đội tấn công, bị hư hỏng và rút lui về Sasebo.[2]

Vào ngày 11 tháng 4, một chiếc máy bay cảm tử kamikaze bay thấp, cho dù đã bị bắn trúng, đâm vào bên hông mạn phải chiếc Missouri ngay bên dưới sàn tàu chính. Cánh phải của chiếc máy bay bị văng ra xa phía trước, gây một đám cháy xăng tại tháp súng 5 inch (127 mm) số 3. Chiếc tàu chiến chỉ bị thiệt hại qua loa, còn đám cháy cũng được dập tắt nhanh chóng.[2] Thi thể của viên phi công được tìm thấy trên sàn tàu ngay phía trước một khẩu đội pháo 40 mm. Thuyền trưởng William M. Callaghan đã quyết định rằng viên phi công Nhật trẻ tuổi đã làm tròn nghĩa vụ của anh ta bằng hết khả năng và danh dự, và anh ta xứng đáng được mai táng theo nghi thức quân đội. Không phải mọi thành viên thủy thủ đoàn đều đồng ý với quyết định đó: viên phi công là kẻ thù của họ, và đã nỗ lực để tiêu diệt họ. Tuy nhiên vào ngày hôm sau anh ta được mai táng xuống biển với đầy đủ nghi thức quân đội.[5] Vết đâm vào sườn con tàu chiến vẫn còn lại cho đến ngày hôm nay.

Vào lúc 23 giờ 05 phút ngày 17 tháng 4 năm 1945, Missouri phát hiện một tàu ngầm đối phương cách đội hình của nó 22 km (12 dặm). Báo cáo của nó đã dẫn đến một chiến dịch tìm và diệt được thực hiện bởi tàu sân bay hạng nhẹ USS Bataan cùng bốn khu trục hạm, mà sau đó đã đánh chìm được chiếc tàu ngầm Nhật I-56.[2]

Missouri được tách khỏi lực lượng đặc nhiệm tàu sân bay ngoài khơi Okinawa vào ngày 5 tháng 5 và khởi hành hướng về phía Ulithi. Trong quá trình chiến dịch Okinawa nó đã bắn rơi năm máy bay đối phương, giúp vào việc phá hủy sáu chiếc khác, và có thể đã tiêu diệt thêm một chiếc nữa. Nó đã giúp đẩy lùi 12 đợt tấn công ban ngày của máy bay đối phương và bốn đợt khác vào ban đêm nhắm vào đội đặc nhiệm của nó. Việc bắn phá bờ biển đã phá hủy nhiều trận địa pháo cùng nhiều công trình quân sự, chính quyền và công nghiệp.[2]

[sửa] Đệ Tam hạm đội, Đô đốc Halsey

Missouri về đến Ulithi ngày 9 tháng 5 năm 1945 rồi tiếp tục đi đến Apra Harbor, Guam vào ngày 18 tháng 5. Trưa hôm đó, Đô đốc William F. Halsey, Jr., tư lệnh Đệ Tam hạm đội, đặt cờ hiệu của mình trên chiếc Missouri.[6] Nó rời cảng vào ngày 21 tháng 5, và đến ngày 27 tháng 5 lại tiếp tục nhiệm vụ bắn phá các vị trí của quân Nhật trên bờ tại Okinawa. Missouri giờ đây dẫn đầu Đê Tam hạm đội trong việc tấn công các sân bay và căn cứ trên đảo Kyūshū vào các ngày 2 và 3 tháng 6. Nó vượt qua được một cơn bão khốc liệt trong các ngày 5 và 6 tháng 6 vốn đã làm bung mũi tàu chiếc tàu tuần dương USS Pittsburgh. Một số cấu trúc bên trên bị vỡ, nhưng Missouri không bị thiệt hại nào đáng kể. Hạm đội của nó tiếp tục tấn công vào Kyūshū vào ngày 8 tháng 6, rồi sau đó phối hợp một đòn tấn công kết hợp mặt biển và trên không mạnh mẽ trước khi rút lui về phía Leyte. Nó về đến San Pedro, Leyte, vào ngày 13 tháng 6 năm 1945, sau gần ba tháng hoạt động liên tục hỗ trợ cho chiến dịch Okinawa.[2]

Tại đây nó chuẩn bị để dẫn đầu lực lựợng Đệ Tam hạm đội hùng mạnh đột kích thẳng vào trái tim của Nhật Bản ngay trong vùng biển nhà. Hạm đội khởi hành hướng lên phía Bắc vào ngày 8 tháng 7 để tiếp cặn hòn đảo chính của Nhật Bản, Honshū. Các cuộc không kích nhắm vào Tokyo diễn ra hoàn toàn bất ngờ vào ngày 10 tháng 7, rồi được tiếp nối bằng các cuộc tấn công mang tính chất hủy diệt hơn vào điểm nối giữa Honshū và Hokkaidō, hòn đảo lớn thứ hai trong quần đảo Nhật Bản, vào các ngày 13 và 14 tháng 7. Lần đầu tiên pháo hải quân đã phá hủy một công trình chủ yếu trong phạm vi các đảo chính quốc khi Missouri tham gia bắn phá bờ biển vào ngày 15 tháng 7 làm hư hại nặng công ty Nihon Steel và xưởng Wanishi Ironworks tại Muroran, Hokkaido.[2]

Trong các đêm 17 và 18 tháng 7, Missouri bắn phá các mục tiêu công nghiệp trên đảo Honshū. Các cuộc không kích vào biển Nội địa được tiếp tục cho đến ngày 25 tháng 7 năm 1945, và Missouri bảo vệ các tàu sân bay khi chúng tấn công thủ đô của Nhật Bản. Cho đến cuối tháng 7 Nhật Bản thực tế không còn có vùng "biển nhà" nào. Missouri dẫn đầu hạm đội kiểm soát được toàn bộ khoảng không và vùng biển dẫn đến các hòn đảo chính quốc Nhật Bản.[2]

[sửa] Ký kết văn bản đầu hàng của Nhật Bản

Việc bắn phá Hokkaidō và phía Bắc đảo Honshū được tiếp nối vào ngày 9 tháng 8 năm 1945, ngày mà quả bom nguyên tử thứ hai được ném xuống Nagasaki. Đến ngày 10 tháng 8 năm 1945, lúc 20 giờ 54 phút, thủy thủ trên chiếc Missouri đã sửng sốt trước tin tức không chính thức được loan truyền là Nhật Bản đã sẵn sàng để đầu hàng, chỉ với điều kiện là đặc quyền của Nhật Hoàng như là vị lãnh đạo tối cao không được xâm phạm. Chỉ cho đến 07 giờ 45 phút ngày 15 tháng 8, tin tức về việc Tổng thống Harry S. Truman thông báo chính thức việc Nhật Bản đã chấp nhận đầu hàng vô điều kiện.[2]

Đô đốc Sir Bruce Fraser thuộc Hải quân Hoàng gia, tư lệnh Hạm độ Anh Thái Bình Dương, lên chiếc Missouri vào ngày 16 tháng 8 để trao tặng tước hiệu Hiệp sĩ cho Đô đốc Halsey. Missouri chuyển một nhóm đổ bộ gồm 200 sĩ quan và binh sĩ sang thiết giáp hạm USS Iowa làm nhiệm vụ tạm thời với lực lượng chiếm đóng ban đầu tại Tokyo vào ngày 21 tháng 8. Bản thân chiếc Missouri tiến vào vịnh Tokyo vào sáng sớm ngày 29 tháng 8 để chuẩn bị cho buổi lễ ký kết chính thức Văn kiện đầu hàng của Nhật Bản.[2]

Các vị chỉ huy quân sự cao cấp thuộc các nước trong khối Đồng Minh được tiếp đón lên tàu trong ngày 2 tháng 9 để tham dự buổi lễ. Các vị khách bao gồm tướng Trung Quốc Hsu Yung-Ch'ang, Thủy sư Đô đốc Anh Quốc Sir Bruce Fraser, Trung tướng Liên Xô Kuzma Nikolaevich Derevyanko, tướng Australia Sir Thomas Blamey, Đại tá Canada Lawrence Moore Cosgrave, Đại tướng Pháp Philippe Leclerc de Hautecloque, Phó Đô đốc Hà Lan Conrad Emil Lambert Helfrich và Phó Thống chế Không quân New Zealand Leonard M. Isitt.

Thủy sư Đô đốc Chester Nimitz lên tàu một chốc sau 08 giờ 00, và Thống tướng Douglas MacArthur, Tổng Tư lệnh Tối cao của Lực lượng Đồng Minh, lên tàu lúc 08 giờ 43 phút. Đại diện của phía Nhật Bản do Ngoại trưởng Mamoru Shigemitsu dẫn đầu lên tàu lúc 08 giờ 56 phút. Đến 09 giờ 02 phút, tướng MacArthur bước đến một rừng các micrô để mở đầu buổi lễ ký kết đầu hàng kéo dài 23 phút được cả thế giới mong đợi bằng những lời sau:[2] "Mong muốn tha thiết của tôi, mà thực ra là hy vọng của toàn thể nhân loại, là từ cánh đổ máu và tàn sát của quá khứ, một thế giới được thiết lập dựa trên lòng tin và sự hiểu biết, một thế giới dành cho phẩm giá của con người và đáp ứng nguyện vọng được ấp ủ nhất cho tự do, khoan dung và công bằng". [7]

Trong suốt buổi lễ, sàn tàu chiếc Missouri được trang hoàng chỉ với hai lá cờ Hoa Kỳ. Một chiếc đã được treo trên kỳ hạm của Phó đề đốc Hải quân Matthew Perry vào những năm 1853 - 1854 khi hạm đội của ông tiến vào vịnh Tokyo nhằm thúc ép Nhật Bản mở cửa các cảng biển để trao đổi thương mại với thế giới. Lá cờ này thực ra đã được treo lộn ngược, với các ngôi sao bên góc phải bên trên, vì lá cờ lịch sử này đang trong tình trạng rất mong manh đến nỗi các nhà bảo tồn tại Bảo tàng Học viện Hải quân chỉ định rằng phải có một tấm bìa bảo vệ được khâu vào phía sau nó, khiến cho nó chỉ có thể trưng bày ở "mặt trái"; và đó là cách mà lá cờ 31 ngôi sao của Perry được trình bày trong dịp đặc biệt này.[8] Lá cờ Mỹ kia đến từ chiếc thiết giáp hạm khi nó buông neo trong vịnh Tokyo Bay; và nó chỉ là "...một lá cờ bình thường của binh lính Mỹ."[9]

Đến 09 giờ 30 phút, phái đoàn Nhật Bản rời tàu. Trưa ngày 5 tháng 9, Đô đốc Halsey chuyển cờ hiệu của mình sang thiết giáp hạm USS South Dakota, và sáng sớm ngày hôm sau Missouri rời vịnh Tokyo. Như là một phần của chiến dịch Magic Carpet (Chiếc Thảm Thần), nó nhận lên tàu những hành khách quay trở về nhà tại Guam, rồi đi mà không cần hộ tống đến Hawaii. Nó đến Trân Châu Cảng vào ngày 20 tháng 9 và treo cờ hiệu của Đô đốc Admiral Nimitz vào buổi xế trưa ngày 28 tháng 9 trong một buổi tiếp đón.[2]

[sửa] Sau Thế chiến thứ hai

Ngày hôm sau, Missouri rời Trân Châu Cảng hướng về phía bờ Đông Hoa Kỳ. Nó về đến New York vào ngày 23 tháng 10 năm 1945 và treo cờ hiệu của tư lệnh Hạm đội Đại Tây Dương là Đô đốc Jonas Ingram. Bốn ngày sau, Missouri bắn 21 loạt đại bác chào mừng khi Tổng thống Truman lên tàu nhân dịp các nghi lễ trong Ngày Hải quân.[2]

Sau khi được sửa chữa đại tu tại xưởng hải quân New York và một chuyến đi huấn luyện đến Cuba, Missouri quay về New York. Trưa ngày 21 tháng 3 năm 1946, nó tiếp nhận thi hài của Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ tại Mỹ, ngài Münir Ertegün. Nó rời cảng ngày 22 tháng 3 để hướng đến eo biển Gibraltar, và đến ngày 5 tháng 4 nó buông neo tại eo biển Bosphorus ngoài khơi Istanbul. Nó cử hành các nghi thức danh dự, bao gồm việc bắn 19 loạt đại bác khi chuyển linh cửu vị cố Đại sứ và vào lúc cử hành lễ tang trên bờ.[2]

Missouri rời Istanbul ngày 9 tháng 4 và tiến vào vịnh Phaleron, Piraeus, Hy Lạp vào ngày hôm sau, được đón chào nhiệt liệt bởi các quan chức chính phủ Hy Lạp và các công dân chống cộng. Hy Lạp đã trở thành chiến trường của một cuộc nội chiến giữa phong trào kháng chiến cộng sản trong Thế chiến thứ hai chống lại chính phủ Hy Lạp lưu vong quay trở về sau chiến tranh. Phía Hoa Kỳ xem đây là một dịp để thử nghiệm quan trọng cho học thuyết mới về ngăn chặn đối với Liên Xô. Phía Xô Viết cũng gây áp lực về vấn đề nhượng địa tại Dodecanese phải được bao gồm trong Hiệp ước Hòa bình với Italy và quyền được đi ngang eo biển Dardanelles giữa Hắc Hải và Địa Trung Hải. Hành trình của chiếc Missouri về phía Đông Địa Trung Hải biểu tượng cho chiến lược cam kết của Hoa Kỳ đối với khu vực này. Giới truyền thông đã chỉ ra rằng nó là biểu tượng cho mối quan tâm của Mỹ muốn bảo toàn nền độc lập của cả hai quốc gia này.[2]

Missouri rời Piraeus vào ngày 26 tháng 4, ghé qua Algiers và Tangiers trước khi về đến Norfolk vào ngày 9 tháng 5. Nó khởi hành đi Culebra Island vào ngày 12 tháng 5 để gia nhập Đệ Bát hạm đội của Đô đốc Mitscher trong một cuộc tập trận có quy mô lớn tại Đại Tây Dương đầu tiên kể từ khi chiến tranh kết thúc. Chiếc thiết giáp hạm quay trở về New York vào ngày 27 tháng 5, và trải qua một năm kế tiếp hoạt động dọc theo bờ biển Đại tây Dương, kéo dài từ eo biển Davis ở phía Bắc đến tận vùng biển Caribbe ở phía Nam trong nhiều chuyến đi thực hành huấn luyện.[2] Vào ngày 13 tháng 12, trong một cuộc thực hành huấn luyện mục tiêu ở Bắc Đại tây Dương, một quả đạn sáng đã vô tình trúng phải chiếc thiết giáp hạm nhưng may thay không gây ra thương vong nào.[10]

Missouri đến Rio de Janeiro vào ngày 30 tháng 8 năm 1947 để tham dự Hội nghị Liên Mỹ về Giữ gìn Hòa bình và An ninh Tây bán cầu. Tổng thống Truman lên tàu vào ngày 2 tháng 9 trong buổi lễ chào mừng việc ký kết Hiệp ước Rio, vốn mở rộng Học thuyết Monroe bằng cách ước định rằng bất kỳ một sự tấn công lên một quốc gia Châu Mỹ tham gia hiệp ước đề được xem như là sự tấn công vào tất cả các nước trong khối.[2]

Gia đình Truman lên chiếc Missouri vào ngày 7 tháng 9 năm 1947 để quay về Hoa Kỳ, và họ xuống tàu tại Norfolk vào ngày 19 tháng 9. Việc sửa chữa đại tu con tàu tại New York kéo dài từ ngày 23 tháng 9 năm 1947 đến ngày 10 tháng 3 năm 1948, sau đó được tiếp nối bằng việc huấn luyện ôn tập tại vịnh Guantanamo. Mùa hè năm 1948 được dành cho việc huấn luyện học viên mới và các chuyến đi huấn luyện dự bị. Chiếc thiết giáp hạm rời Norfolk vào ngày 1 tháng 11 để thực hiện chuyến đi huấn luyện thứ hai kéo dài ba tuần ở vùng khí hậu lạnh của biển Bắc Cực ngang qua eo biển Davis. Trong hai năm sau đó, Missouri tham gia các uộc tập trận chỉ huy tại Đại Tây Dương trải dài từ bờ biển New England đến vùng biển Caribbe, xen kẻ với hai khóa huấn luyện học viên mới vào mùa Hè. Nó được cho sửa chữa đại tu tại xưởng hải quân Norfolk từ ngày 23 tháng 9 năm 1949 đến ngày 17 tháng 1 năm 1950.[2]

Trong suốt nữa sau của những năm 1940, nhiều binh chủng phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ được lệnh phải giảm bớt trang bị so với mức độ trong Thế chiến thứ hai. Trong Hải quân, điều này đã làm cho nhiều tàu chiến thuộc nhiều loại khác nhau được cho ngừng hoạt động và được bán để tháo dỡ hoặc được đưa về một trong nhiều hạm đội dự bị đặt rải rác khắp bờ Đông và bờ Tây Hoa Kỳ. Như là một phần của việc giải trừ này, ba chiếc thiết giáp hạm thuộc lớp Iowa đã được cho bất hoạt và ngừng hoạt động; tuy nhiên, Tổng thống Truman đã từ chối việc cho ngừng hoạt động chiếc Missouri. Chống lại đề nghị của Bộ trưởng Quốc phòng Louis Johnson, Bộ trưởng Hải quân John L. Sullivan v̀a Trưởng phòng Tác chiến Hải quân Louis E. Denfeld, Truman đã yêu cầu duy trì chiếc Missouri trong hạm đội hoạt động, một phần vì sự ưa thích của cá nhân ông, và cũng một phần vì con tàu đã được hạ thủy bởi con gái của ông Margaret Truman.[11][12]

Là chiếc thiết giáp hạm duy nhất hoạt động vào lúc đó, Missouri khởi hành từ Hampton Roads tiến hành một chuyến đi huấn luyện vào sáng sớm ngày 17 tháng 1 năm 1950 khi nó bị mắc cạn cách Thimble Shoals Light gần Old Point Comfort 3 km (1,6 dặm). Nó đi vào một một khoảng nước nông cách luồng chính khoảng ba lần chiều dài thân tàu. Bị nhấc lên khoảng 2 m (7 ft) trên mực ngấn nước, nó bị mắc cạn sâu và nhanh.[2] Đối thủ của Mỹ trong chiến tranh lạnh là Liên Xô đăng một bài tường thuật sự kiện này trên tạp chí hải quân của họ Hạm đội Đỏ nhằm chế diễu việc mắc cạn của chiếc thiết giáp hạm.[10] Với sự giúp đỡ của các tàu kéo, phao nổi, và một đợt thủy triều, nó nổi trở lại vào ngày 1 tháng 2 năm 1950 và được sửa chữa.[2]

[sửa] Chiến tranh Triều Tiên

Vào năm 1950, Bắc Triều Tiên xâm chiếm Nam Triều Tiên khiến Hoa Kỳ phải nhân danh Liên Hiệp Quốc can thiệp. Tổng thống Harry S. Truman đã mất cảnh giác khi chiến tranh xảy ra,[13] nhưng đã nhanh chóng yêu cầu lực lượng Mỹ đóng tại Nhật Bản tiến vào Nam Triều Tiên. Truman cũng gửi lực lượng đặt căn cứ tại Hoa Kỳ, xe tăng, máy bay tiêm kích và máy bay ném bom và một lực lượng hải quân mạnh sang Triều Tiên để hỗ trợ Cộng hòa Hàn Quốc. Như là một phần của lực lượng hải quân được huy động, Missouri được triệu tập từ Hạm đội Đại Tây Dương và rời Norfolk ngày 19 tháng 8 để hỗ trợ lực lượng Liên Hiệp Quốc trên bán đảo Triều Tiên.[2]

Missouri gia nhập lực lượng Liên Hiệp Quốc phí Tây đảo Kyūshū vào ngày 14 tháng 9, nơi nó trở thành soái hạm của Chuẩn Đô đốc A. E. Smith. Là chiếc tàu chiến Mỹ đầu tiên đi đến vùng biển Triều Tiên, nó bắn phá Samchok vào ngày 15 tháng 9 năm 1950 trong nỗ lực phân tán sự chú ý và lực lượng khỏi cuộc đổ bộ Incheon. Đây là lần đầu tiên kể từ sau Thế chiến thứ hai mà Missouri khai hỏa các khẩu pháo chính 406 mm (16 inch) của nó, và cùng với chiếc tàu tuần dương USS Helena và hai tàu khu trục, nó giúp vào việc dọn đường cho cuộc tấn công của Tập đoàn quân 8.[2]

Missouri đến Incheon ngày 19 tháng 9, và đến ngày 10 tháng 10 nó trở thành soái hạm của Chuẩn Đô đốc J. M. Higgins, tư lệnh Đội Tàu tuần dương 5. Nó quay về Sasebo ngày 14 tháng 10, nơi nó trở thành soái hạm của Phó Đô Đốc A. D. Struble, tư lệnh Hạm đội 7. Sau khi hộ tống chiếc tàu sân bay USS Valley Forge dọc bờ biển phía Đông của Triều Tiên, nó thực hiện các nhiệm vụ bắn phá từ ngày 12 đến ngày 26 tháng 10 tại các khu vực Chongjin và Tanchon, và tại Wonsan khi nó một lần nữa hộ tống các tàu sân bay phía Đông Wonsan.[2]

Cuộc đổ bộ lên Incheon của tướng MacArthur đã cắt đứt các đường vận chuyển của quân đội Bắc Triều Tiên; và hậu quả là quân đội Bắc Triều Tiên bắt đầu một cuộc triệt thoái kéo dài từ Nam Triều Tiên về Bắc Triều Tiên. Cuộc triệt thoái này được Trung Quốc theo dõi chặt chẽ do mối lo ngại rằng cuộc tấn công của quân Liên Hiệp Quốc vào Bắc Triều Tiên sẽ tạo ra một chính quyền tư bản sát cạnh biên giới với Trung Quốc, cũng như sự lo ngại rằng cuộc tấn công của Liên Hiệp Quốc tại Triều Tiên sẽ tiến triển thành một cuộc chiến tranh chống lại Trung Quốc. Nguy cơ thứ hai này đã biểu lộ ra: máy bay F-86 Sabre Mỹ khi tuần tra trong khu vực "Hành lang MiG" thường vượt sang bầu trời Trung Quốc khi rượt đuổi những chiếc MiG hoạt động từ các căn cứ không quân Trung Quốc.[14]

Hơn nữa, đã có những cuộc trao đổi giữa các chỉ huy của lực lượng Liên Hiệp Quốc, đáng kể là tướng Douglas MacArthur về khả năng một chiếc dịch chống lại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Nhằm can ngăn lực lượng Liên Hiệp Quốc không tiêu diệt toàn bộ lực lượng Bắc Triều Tiên, Trung Quốc đã ra công hàm ngoại giao cảnh báo rằng họ sẽ sử dụng vũ lực để tự bảo vệ, nhưng những cảnh báo này đã không được xem xét nghiêm túc do một số lý do, trong đó có một thực tế là Trung Quốc không có được sự yểm trợ trên không cho một cuộc tấn công như vậy.[15][16] Mọi việc thay đổi đột ngột vào ngày 19 tháng 10 năm 1950, khi các đơn vị đầu tiên của một lực lượng Giải phóng quân Trung Quốc lên đến 380.000 người dưới quyền chỉ huy của tướng Peng Dehuai vượt biên giới tiến vào Bắc Triều Tiên, tung ra một cuộc tấn công toàn diện vào lực lượng Liên Hiệp Quốc. Cuộc tấn công hoàn toàn bất ngờ đối với lực lượng Liên Hiệp Quốc, khiến họ nhận ra thế bị động, và lập tức tiến hành một cuộc triệt thoái khẩn cấp. Các phương tiện được điều đến để yểm trợ cuộc triệt thoái này, và như là một phần của lực lượng đặc nhiệm yểm trợ cuộc rút lui, Missouri di chuyển đến Hungnam vào ngày 23 tháng 12 để bắn phá yểm trợ bên ngoài chu vi phòng thủ Hungnam cho đến khi đơn vị Liên Hiệp Quốc cuối cùng, Sư đoàn Bộ binh 3, được sơ tán bằng đường biển vào ngày 24 tháng 12 năm 1950.[2]

Missouri thực hiện thêm các nhiệm vụ hộ tống tàu sân bay và bắn phá dọc bờ biển phía Đông Triều Tiên cho đến ngày 19 tháng 3 năm 1951. Nó về đến Yokosuka ngày 24 tháng 3, và bốn ngày sau được cho kết thúc các nhiệm vụ ở Viễn Đông. Nó rời Yokosuka ngày 28 tháng 3, và khi về đến Norfolk ngày 27 tháng 4 trở thành Soái hạm của Chuẩn Đô đốc James L. Holloway, Jr., Tư lệnh Lực lượng Tuần Dương Hạm đội Đại Tây Dương. Trong mùa Hè năm 1951, nó thực hiện hai chuyến đi huấn luyện học viên mới đến Bắv Âu. Missouri trở vào Xưởng Hải quân Norfolk ngày 18 tháng 10 năm 1951 để được đại tu, và công việc này kéo dài đến tận ngày 30 tháng 1 năm 1952.[2]

Tiếp theo sau đợt huấn luyện ngoài khơi vịnh Guantanamo vào mùa Đông và mùa Xuân, Missouri viếng thăm New York, rồi khởi hành từ Norfolk ngày 9 tháng 6 năm 1952 thực hiện thêm một chuyến đi huấn luyện học viên mới. Nó quay về Norfolk ngày 4 tháng 8 và vào xưởng hải quân Norfolk để chuẩn bị cho một đợt hoạt động thứ hai tại vùng chiến sự Triều Tiên.[2]

Missouri rời Hampton Roads vào ngày 11 tháng 9 năm 1952 và đi đến Yokosuka ngày 17 tháng 10. Nó treo cờ hiệu của Phó Đô đốc Joseph J. Clark, Tư lệnh Hạm Đội 7 ngày 19 tháng 10. Nhiệm vụ chủ yếu của nó là hỗ trợ hải pháo từ ngoài biển để bắn phá các mục tiêu của đối phương tại các khu vực Chaho-Tanchon, Chongjin, Tanchon-Sonjin, Chaho, Wonsan, Hamhung và Hungnam trong khoảng thời gian từ ngày 25 tháng 10 năm 1952 đến ngày 2 tháng 1 năm 1953.[2]

Missouri tiến vào cảng Incheon ngày 5 tháng 1 năm 1953 rồi khởi hành đi Sasebo, Nhật Bản. Tướng Mark W. Clark, Tổng tư lệnh Lực lượng Liên Hiệp Quốc, và Đô đốc Hải quân Hoàng gia Anh Sir Guy Russell, chỉ huy hạm đội Viễn Đông Anh Quốc, đã viếng thăm chiếc tàu chiến vào ngày 23 tháng 1 năm. Trong những tuần lễ tiếp theo sau, Missouri tiếp nối các cuộc tuần tra "Cobra" dọc theo bờ biển phía Đông Triều Tiên để hỗ trợ các lực lượng trên bờ. Nó tiếp tục các đợt bắn phá khu vực Wonsan, Tanehon, Hungnam và Kojo để phá hủy các con đường tiếp liệu chủ yếu của đối phương dọc bờ biển phía Đông Triều Tiên.[2]

Đợt bắn phá cuối cùng được Missouri thực hiện nhằm vào khu vực Kojo vào ngày 25 tháng 3. Vào ngày 6 tháng 3 năm 1953, chỉ huy con tàu là Thuyền trưởng Warner R. Edsall mắc phải một cơn đột quỵ tim chết người trong khi đang hướng dẫn con tàu đi qua lưới chống tàu ngầm tại cảng Sasebo. Vai trò soái hạm của Hạm đội 7 được chuyển cho chiếc thiết giáp hạm chị em USS New Jersey vào ngày 6 tháng 4.[2]

Missouri rời cảng Yokosuka vào ngày 7 tháng 4 năm 1953 và về đến Norfolk ngày 4 tháng 5 để trở thành soại hạm của Chuẩn Đô đốc E. T. Woolridge, Tư lệnh Đội Tàu chiến-Tuần dương của Hạm đội Đại Tây Dương vào ngày 14 tháng 5. Nó rời cảng ngày 8 tháng 6 để tiến hành một chuyến đi huấn luyện học viên mới và quay trở về Norfolk ngày 4 tháng 8; sau đó nó được đại tu tại xưởng hải quân Norfolk từ ngày 20 tháng 11 năm 1953 đến ngày 2 tháng 4 năm 1954. Trở thành soái hạm của Chuẩn Đô đốc R. E. Kirby, người thay thế Đô đốc Woolridge, Missouri rời Norfolk ngày 7 tháng 6 thực hiện chuyến đi huấn luyện học viên mới đến Lisbon và Cherbourg. Trong chuyến đi này Missouri cùng được tháp tùng bởi ba chiếc thiết giáp hạm cùng lớp là USS New Jersey, USS Wisconsin (BB-64), và USS Iowa, lần duy nhất mà cả bốn chiếc thiết giáp hạm lớp Iowa cùng đi chung với nhau.[17] Nó quay về Norfolk ngày 3 tháng 8 và rời cảng ngày 23 tháng 8 để được cho ngưng hoạt động tại bờ Tây lục địa Mỹ. Sau khi ghé qua Long Beach và San Francisco, Missouri đến Seattle vào ngày 15 tháng 9 năm 1954. Ba ngày sau nó vào Xưởng Hải quân Puget Sound nơi nó được cho ngưng hoạt động vào ngày 26 tháng 2 năm 1955, gia nhập nhóm Bremerton thuộc Hạm đội Dự bị Thái Bình Dương.[2]

Khi được kéo đến Bremerton, Missouri được cho neo đậu vào cầu cảng cuối cùng của bãi tàu dự bị. Vị trí này rất gần bờ, và nó phục vụ như là điểm thu hút khách du lịch, ghi nhận được khoảng 180.000 lượt khách viếng thăm mỗi năm, những người đến tham quan "sàn đầu hàng" nơi một tấm biển đồng đánh dấu chỗ Nhật Bản đầu hàng Đồng Minh, cùng các trưng bày lịch sử bao gồm hình ảnh và bản sao chụp các văn kiện đầu hàng. Cộng đồng địa phương cũng xây dựng các quầy bán đồ lưu niệm ngay phía trước cổng vào. Gần ba mươi năm trôi qua trước khi Missouri quay trở lại hoạt động thường trực.[2]

[sửa] Tái hoạt động

Theo kế hoạch của Nội các Reagan nhằm xây dựng một lực lượng 600 tàu chiến hải quân được lãnh đạo bởi Bộ trưởng Hải quân John F. Lehman, Missouri được cho hoạt động trở lại và được kéo bởi chiếc tàu cứu hộ Beaufort đến Xưởng Hải quân Long Beach vào mùa Hè năm 1984 để được hiện đại hóa trước khi đưa vào hoạt động.[2] Để chuẩn bị cho chuyến đi, một nhóm hai mươi người đã phải làm việc 12 đến 16 giờ mỗi ngày trong suốt ba tuần để chuẩn bị cho con tàu có thể kéo đi được.[18] Trong quá trình hiện đại hóa, Missouri được tháo dỡ các loại vũ khí lạc hậu: pháo phòng không Oerlikon 20 mm và Bofors 40 mm cùng bốn tháp pháo 127 mm (5 inch).[19]

Trong nhiều tháng tiếp theo sau, con tàu được nâng cấp với những vũ khí tiên tiến nhất có được thời đó, trong đó có bốn dàn phóng bốn nòng MK 141 dành cho 16 tên lửa đối hạm AGM-84 Harpoon, tám Dàn phóng bọc thép (ABL) dành cho 32 tên lửa hành trình BGM-109 Tomahawk và bốn dàn pháo Gatling Phalanx thuộc Hệ thống vũ khí tầm gần (CIWS) để phòng thủ chống lại máy bay và tên lửa đối hạm của đối phương.[19] Chương trình hiện đại hóa còn trang bị cho nó các hệ thống radar và hệ thống kiểm soát hỏa lực dành cho súng và tên lửa, và cải thiện khả năng phòng thủ điện tử.[19] Quả chuông của chiếc Missouri nặng 360 kg (800 lb), trước đó đã được tháo dỡ và gửi đến Jefferson City, Missouri nhân dịp kỷ niệm 150 năm thành lập tiểu bang Missouri, được hoàn trả về con tàu trước khi nó được cho hoạt động trở lại.[20] Missouri chính thức tái hoạt động tại San Francisco, California vào ngày 10 tháng 5 năm 1986. Bộ trưởng Quốc phòng Casper W. Weinberger tuyên bố trước một cử tọa gồm 10.000 trong buổi lễ đánh dấu con tàu tái hoạt động: "Đây là ngày đánh dấu sự hồi sinh của sức mạnh trên biển của Hoa Kỳ." Ông chỉ thị cho thủy thủ đoàn "Lắng nghe bước chân của những người đi trước các bạn. Họ nói với các bạn về danh dự và tầm quan trọng của nghĩa vụ. Họ nhắc nhở bạn về các truyền thống của chính bạn."[21]

Bốn tháng sau, Missouri rời cảng nhà mới là Long Beach thực hiện chuyến du hành vòng quanh trái đất, ghé qua Hawaii, Australia và Tasmania, Diego Garcia, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Panama. Missouri trở thành chiếc thiết giáp hạm đầu tiên đi vòng quanh trái đất kể từ khi Hạm đội Trắng Vĩ đại của Theodore Roosevelt thực hiện điều này 80 trước đó, một hạm đội có cả chiếc BB-11, thiết giáp hạm đầu tiên mang tên USS Missouri.[2]

Năm 1987, Missouri được trang bị các dàn phóng lựu đạn 40 mm và súng máy 25 mm, và được gửi đến tham gia chiến dịch Earnest Will, hộ tống các tàu dầu mang cờ Kuwait trong vịnh Ba Tư.[22] Các vũ khí cỡ nòng nhỏ này được trang bị do mối đe dọa từ các con tàu thuốc lá Boghammar chế tạo tại Thụy Điển được Iran sử dụng trên vịnh Ba Tư vào lúc đó.[23] Ngày 25 tháng 7 năm 1987, bắt đầu thực hiệm một đợt hoạt động kéo dài sáu tháng tại Ấn Độ Dương và phía Bắc biển Ả Rập. Nó trải qua hơn 100 ngày hoạt động liên tục ngoài biển trong một môi trường căng thẳng và nóng bỏng, tương phản với sự bình lặng của chuyến đi vòng quanh thế giới trước đó. Như là hạt nhân của Đội tàu chiến Echo, Missouri hộ tống các đoàn tàu chở dầu đi ngang qua eo biển Hormuz, tập trung hệ thống kiểm soát hỏa lực của nó vào các dàn phóng tên lửa Silkworm của Iran bố trí dọc theo bờ biển.[24] Missouri quay về Hoa Kỳ ngang qua Diego Garcia, Australia và Hawaii vào đầu năm 1988. Nhiều tháng sau, Missouri một lần nữa hướng về vùng biển Hawaii tham gia các cuộc tập trận Vòng đai Thái Bình Dương (RimPac), với lực lượng lên đến 50.000 người và tàu chiến đến từ hải quân các nước Australia, Canada, Nhật Bản và Hoa Kỳ. Nó đã thăm các cảng Vancouver và Victoria tại Canada, San Diego, Seattle và Bremerton trong năm 1988.[2] Trong những tháng đầu năm 1989, Missouri ở lại Xưởng Hải quân Long Beach để bảo trì thường xuyên. Sau đó, nó khởi hành tham gia cuộc tập trận Pacific Exercise (PacEx) 1989, khi nó cùng chiếc thiết giáp hạm chị em USS New Jersey thực hành bắn đạn pháo đồng bộ cùng các tàu sân bay Enterprise và Nimitz. Cao điểm của PacEx là cuộc thăm viếng cảng Pusan thuộc Cộng hòa Hàn Quốc. Năm 1990, Missouri lại tham gia tập trận RimPac cùng các tàu chiến của Australia, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc và Hoa Kỳ.[2]

[sửa] Chiến tranh Vùng Vịnh

Vào ngày 2 tháng 8 năm 1990, Iraq dưới sự lãnh đạo của tổng thống Saddam Hussein đã xâm chiếm Kuwait. Đến giữa tháng, Tổng thống Mỹ George H. W. Bush, căn cứ vào học thuyết Carter, đã gửi các đơn vị đầu tiên trong số nhiều trăm ngàn quân đến Ả-rập Xê-út và vùng vịnh Ba Tư cùng với một lực lượng hải quân hỗ trợ hùng hậu, hợp lực cùng lực lượng liên quân đa quốc gia để kháng cự lại Iraq.

Chuyến đi đến khu vực Tây Thái Bình Dương kéo dài bốn tháng của Missouri được dự tính khởi hành vào tháng 9 bị hoãn lại chỉ vài ngày trước khi nó dự định khởi hành. Nó được đặt trong tình trạng chờ đợi dự bị để được động viên chuyển sang hoạt động tại Trung Đông. Missouri khởi hành vào ngày 13 tháng 11 năm 1990 tại bến tàu 9 ở Long Beach, đi ngang qua Hawaii và Philippines trên đường đi đến vùng biển vịnh Ba Tư đầy sôi động. Trên đường đi nó còn ghé qua vịnh Subic và bãi biển Pattaya, Thái Lan, trước khi đi ngang eo biển Hormuz ngày 3 tháng 1 năm 1991. Trong các hoạt động tiếp theo sau dẫn đến Chiến dịch Bão táp Sa Mạc, Missouri đã chuẩn bị để phóng tên lửa Tomahawk Land Attack Missiles (phiên bản tấn công đất liền) và bắn phá bằng hải pháo để yểm trở theo yêu cầu.[2]

Missouri bắn quả tên lửa Tomahawk đầu tiên vào các mục tiêu Iraq vào lúc 01 giờ 40 phút ngày 17 tháng 1 năm 1991, và bắn thêm 27 quả tên lửa khác trong năm ngày tiếp theo sau.[2] Ngày 29 tháng 1 năm 1991 chiếc tàu hộ tống lớp Oliver Hazard Perry Curts sử dụng các thiết bị sonar dò mìn tiên tiến dẫn đường cho Missouri hướng lên phía Bắc. Trong hoạt động bắn phá bằng hải pháo đầu tiên trong Chiến tranh Vùng Vịnh, nó sử dụng các khẩu pháo 406 mm (16 inch) trong chiến đấu lần đầu tiên kể từ tháng 3 năm 1953 ngoài khơi Triều Tiên.[25] Chiếc thiết giáp hạm đã tiến hành bắn phá vào các lực lượng Iraq đang phòng thủ bờ biển chiếm đóng Kuwait vào đêm 3 tháng 2, bắn 112 quả đạn 406 mm trong ba ngày tiếp theo sau cho đến khi được thay phiên bởi chiếc thiết giáp hạm chị em USS Wisconsin. Missouri sau đó bắn thêm 60 quả đạn ngoài khơi Khafji trong các ngày 11 và 12 tháng 2 trước khi di chuyển lên phía Bắc đảo Faylaka. Sau khi các tàu quét mìn dọn sạch một lối đi ngang qua hệ thống phòng thủ của Iraq, Missouri bắn 133 phát đạn trong bốn đợt bắn phá ven bờ nhằm chuẩn bị cho cuộc đổ bộ nghi binh vào bờ biển Kuwait sáng ngày 23 tháng 2.[2] Sự bắn phá dồn dập đã thu hút sự chú ý của phía Iraq; và để đáp trả lại các loạt đạn pháo, Iraq đã bắn hai tên lửa HY-2 Silkworm nhắm vào chiếc thiết giáp hạm, một quả đã bắn trượt,[26] trong khi quả còn lại bị bắn chặn bởi một tên lửa GWS-30 Sea Dart phóng đi từ tàu khu trục phòng không Anh Quốc HMS Gloucester[2] trong vòng 90 giây và rơi xuống biển phía trước chiếc Missouri 630 m (700 yard).[27]

Trong chiến tranh Vùng Vịnh, Missouri đã can dự vào một sự cố bắn nhầm cùng với tàu hộ tống lớp Oliver Hazard Perry USS Jarrett. Căn cứ vào báo cáo chính thức, vào ngày 25 tháng 2, khẩu pháo Phalanx của chiếc Jarrett đã bắn nhầm vào pháo sáng được Missouri bắn ra để phản công tên lửa đối phương, và những viên đạn lạc đã trúng phải chiếc Missouri, một viên xuyên qua vách ngăn và dính vào lối đi nội bộ trong tàu. Một viên khác bắn trúng ống khói và đi xuyên qua toàn bộ. Một thủy thủ trên chiếc Missouri bị thương nhẹ khi một mảnh vỡ văng trúng vào cổ. Tuy nhiên, những ai quen thuộc với tai nạn đều tỏ ra hoài nghi về báo cáo này, vì chiếc Jarrett đang ở khoảng cách trên 3 km (2 dặm) vào lúc đó, và đặc tính của pháo sáng bình thường không thể khiến pháo Phalanx xem nó là một mối đe dọa và đánh chặn. [28] Không có gì phải bàn cãi là các quả đạn bắn trúng chiếc Missouri là của chiếc Jarrett, và đây là một tai nạn. Mối nghi ngờ là một xạ thủ pháo Phalanx trên chiếc Jarrett có thể đã bắn vài loạt bằng cách thủ công, cho dù không có chứng cứ nào cho giả thuyết này.[26][29]

Trong chiến tranh Vùng Vịnh, Missouri còn hỗ trợ lực lượng liên quân trong việc dọn mìn do phía Iraq thả xuống vịnh Ba Tư. Cho đến khi chiến tranh kết thúc Missouri đã phá hủy ít nhất 15 mìn.[27]

Khi các hoạt động tác chiến tiến triển bên ngoài tầm bắn của đạn pháo vào ngày 26 tháng 2, Missouri tiến hành các hoạt động tuần tra và thực thi giải giáp ở khu vực phía Bắc vịnh Ba Tư cho đến khi quay trở về nhà ngày 21 tháng 3 năm 1991. Sau khi dừng chân tại Fremantle và Hobart, Australia, con tàu ghé thăm Trân Châu Cảng trước khi về đến Mỹ vào tháng 4. Trong suốt thời gian còn lại của năm, chiếc tàu chiến thực hiện huấn luyện và các hoạt động tại chỗ, kể cả "Hành trình Tưởng niệm" vào ngày 7 tháng 12 năm 1991 nhân dịp kỷ niệm 50 năm diễn ra cuộc tấn công Trân Châu Cảng vào năm 1941. Trong dịp này, Missouri đã đón lên tàu Tổng thống George H. W. Bush, cuộc thăm viếng đầu tiên của Tổng thống Hoa Kỳ lên con tàu kể từ khi Harry S. Truman bước chân lên chiếc thiết giáp hạm vào tháng 9 năm 1947.[2]

[sửa] Tàu bảo tàng

Cùng với việc Liên Xô tan rã vào đầu những năm 1990 khiến không còn mối đe dọa trực tiếp nào đến Hoa Kỳ đã dẫn đến việc cắt giảm đáng kể ngân sách quốc phòng, và chi phí tốn kém để duy trì và sử dụng các thiết giáp hạm trong lực lượng thường trực của Hải quân Hoa Kỳ khiến cho nó không có hiệu quả kinh tế; Missouri được cho ngừng hoạt động vào ngày 31 tháng 3 năm 1992 tại Long Beach, California.[30] Vị chỉ huy cuối cùng của chiếc tàu chiến, Thuyền trưởng Albert L. Kaiss, ghi những dòng cuối cùng vào Nhật ký của con tàu:

Ngày cuối cùng của chúng ta đã đến. Ngày hôm nay chương cuối cùng của lịch sử chiếc thiết giáp hạm Missouri được viết nên. Người ta thường nói rằng thủy thủ đoàn chỉ huy con tàu, không có điều nào đúng hơn... vì thủy thủ đoàn của con tàu vĩ đại này đã tạo ra sự lãnh đạo lớn lao. Các bạn là một đội ngũ đặc biệt các thủy thủ và Thủy quân Lục chiến, và tôi rất hãnh diện được phục vụ chung và cùng với từng người trong các bạn. Với những người thực hiện chuyến đi đau lòng đổ cho con tàu này nghĩ ngơi, tôi cám ơn các bạn, các bạn đã làm việc nặng nhọc nhất. Để rời bỏ con tàu vốn đã trở nên một phần ruột thịt của các bạn là một kết cuộc đau buồn của một chuyến đi vĩ đại. Nhưng hãy tìm lấy sự an ủi, các bạn đã ghi nên lịch sử của con tàu và những ai từng đi cùng nó trước đây. Chúng ta đã đưa nó ra trận, đã hoạt động xuất sắc và đã viết thêm một trang vào lịch sử của nó, bên cạnh các vị tiền bối trong truyền thống hải quân đích thực. Chúa phù hộ tất cả các bạn.

Missouri được giữ lại trong thành phần của hạm đội dự bị ở Xưởng Hải quân Puget Sound, Bremerton, Washington, cho đến ngày 12 tháng 1 năm 1995, khi nó được xóa khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân. Vào ngày 4 tháng 5 năm 1998, Bộ trưởng Hải quân John H. Dalton ký văn bản trao tặng con tàu cho tổ chức phi lợi nhuận USS Missouri Memorial Association (MMA) ở Honolulu, Hawaii. Nó được kéo từ Bremerton ngày 23 tháng 5 đến cảng Astoria, Oregon, nơi nó được đặt trong luồng nước ngọt ở cửa sông Columbia để tiêu diệt và cạo sạch hàu nước mặn cùng rong biển bám vào lườn tàu khi ở Bremerton,[27] rồi được kéo vượt qua Thái Bình Dương để được neo đậu tại Đảo Ford, Trân Châu Cảng vào ngày 22 tháng 6, chỉ cách tàu bảo tàng Arizona khoảng 450 m.[21] Không đầy một năm sau, vào ngày 29 tháng 1 năm 1999, Missouri được mở cửacho tham quan như một bảo tàng dưới sự điều hành của Hiệp hội MMA.

Ban đầu, quyết định chuyển chiếc Missouri đến Trân Châu Cảng gặp phải một số phản đối. Một số người lo ngại rằng chiếc thiết giáp hạm, mà tên tuổi là biểu tượng của việc kết thúc Thế chiến thứ hai, sẽ làm lu mờ chiếc thiết giáp hạm USS Arizona, mà thảm kịch bị nổ tung và chìm vào ngày 7 tháng 12 năm 1941 đã là biểu tượng của cuộc tấn công Trân Châu Cảng.[31] Để giúp bảo vệ khỏi sự lo ngại này, Missouri được đặt lui lại và hướng về phía Bảo tàng Arizona, nên những ai tham gia các nghi lễ quân sự trên sàn tàu phía sau của chiếc Missouri không thể thấy được Bảo tàng Arizona. Quyết định hướng mũi chiếc Missouri vào Bảo tàng Arizona dự định truyền đạt ý niệm rằng Missouri giờ đây canh giữ những gì còn lại của chiếc thiết giáp hạm Arizona nên những ai cùng bị chôn theo Arizona giờ đây có thể an nghỉ.[32]

Missouri không đạt được chuẩn để được đề nghị là Di tích Lịch sử Quốc gia[32] cho dù nó được liệt kê trong danh sách Địa điểm Lịch sử Quốc gia vào ngày 14 tháng 5 năm 1971 vì là địa điểm diễn ra lễ ký kết văn kiện đầu hàng của Nhật Bản để kết thúc Thế chiến thứ hai.[31] Đó là do con tàu đã được hiện đại hóa một cách đáng kể trong những năm sau cuộc đầu hàng.[32]

Đặt hàng: 4 tháng 3 năm 1911[1]

Lớp tàu: Lớp thiết giáp hạm Nevada

Xưởng đóng tàu: hãng đóng tàu Fore River[1]

Đặt lườn: 4 tháng 11 năm 1912 [2]

Hạ thủy: 11 tháng 7 năm 1914[3]

Đỡ đầu: Eleanor Anne Seibert

Hoạt động: 11 tháng 3 năm 1916[2]

Bị mất: Bị đánh chìm như một mục tiêu tác xạ ngày 31 tháng 7 năm 1948[4]

Ngừng hoạt động: 29 tháng 8 năm 1946[2]

Xóa đăng bạ: 12 tháng 8 năm 1948[4]

Tặng thưởng: 7 Ngôi sao Chiến đấu[2]

Các đặc tính chung

Lượng rẽ nước: 27.500 tấn (vào năm 1916)[5][6]

30.500 tấn (sau khi tái cấu trúc)[7]

Chiều dài: 178 m (583 ft)[5]

Mạn thuyền: 26 m (95 ft 3 inch)[6][5]

Tầm nước: 8,7 m (28 ft 6 inch)[2][6]

Lực đẩy: Turbine hơi nước Curtis [5][1][6]

2 trục, công suất 24.800 mã lực[8]

Tốc độ: 38 km/h (20,5 knot) (thiết kế)[5]

Tầm xa: Thiết kế

14.800 km ở tốc độ 18 km/h

(8.000 nm ở tốc độ 10 knot) [7]

Hoạt động

9.500 km ở tốc độ 22 km/h

(5.120 nm ở tốc độ 12 knot) hoặc

3.600 km ở tốc độ 36 km/h

(1.931 nm ở tốc độ 20 knot) [7]

Trữ lượng nhiên liệu: 2.000 tấn dầu F.O.[8]

Quân số: 864 sĩ quan và thủy thủ (ban đầu)[9]

1.398 (1929)[10]

2.220 (1945)[10]

Vũ khí: Ban đầu: 10×pháo 356 mm (14 inch)/45 caliber[11] (2×3, 2×2)[7][9][10]

21×pháo 127 mm (5 inch)/51 caliber (21×1 bên mạn và đuôi tàu)[7][9][10][12]

2 hoặc 4×ống phóng ngư lôi 53 cm (21 inch)[13]

Vỏ giáp: đai giáp: 13.5-8 in[7][10]

vách ngăn: 13-8 in[7][10]

tháp súng hông: 13 in[7][10]

tháp pháo chính: 18 in[7][10]

sàn tàu: 5 in[7][10]

Máy bay: 3 thủy phi cơ, 2 máy phóng (ban đầu)[10]

2 thủy phi cơ, 1 máy phóng (1942) [10]

Về những tàu chiến Hoa Kỳ khác mang cùng tên, xin xem USS Nevada.

USS Nevada (BB-36) (tên lóng: "Cheer Up Ship")[14], chiếc tàu chiến thứ hai của Hải quân Hoa Kỳ được đặt theo tên của tiểu bang thứ 36 của Hoa Kỳ, là chiếc dẫn đầu trong số hai chiếc thiết giáp hạm thuộc lớp Nevada; chiếc tàu chị em với nó chính là chiếc Oklahoma. Được hạ thủy vào năm 1914, Nevada là một cú nhảy vọt trong kỹ thuật tàu chiến hạng nặng, với bốn trong số các đặc tính của nó hiện diện trên tất cả các thiết giáp hạm Mỹ sau này: tháp pháo với ba khẩu súng chính,[15] súng phòng không, thay thế than bằng dầu làm nhiên liệu, và nguyên tắc "tất cả hoặc không có gì" khi thiết kế vỏ giáp. Các đặc tính này làm cho Nevada trở thành chiếc thiết giáp hạm "Siêu Dreadnought" đầu tiên của Hải quân Mỹ.

Nevada đã phục vụ trong cả hai cuộc chiến tranh thế giới: trong những tháng cuối cùng của Thế chiến thứ nhất, Nevada đặt căn cứ tại vịnh Bantry, Ireland để bảo vệ các đoàn tàu vận tải đi và đến nước Anh. Trong Thế chiến thứ hai, nó là một trong những thiết giáp hạm bị kẹt lại bên trong vịnh khi Hải quân Nhật tấn công Trân Châu Cảng. Nó là chiếc thiết giáp hạm duy nhất di chuyển được trong cuộc tấn công, khiến cho nó trở thành "điểm sáng duy nhất trong ngày ảm đạm và suy sụp đó" của nước Mỹ.[16] Dù vậy, nó vẫn bị đánh trúng một quả ngư lôi và ít nhất sáu trái bom trong khi di chuyển ra khỏi nơi neo đậu hàng thiết giáp hạm, buộc nó phải tự mắc cạn gần bờ. Sau khi được trục vớt và hiện đại hóa tại xưởng hải quân Puget Sound, Nevada phục vụ trong việc hộ tống các đoàn tàu vận tải tại vùng biển Đại Tây Dương, và yểm trợ hỏa lực cho nhiều cuộc tấn công đổ bộ tại Normandie và tại miền Nam nước Pháp; trong trận Iwo Jima và trận Okinawa tại mặt trận Thái Bình Dương.

Sau khi kết thúc Thế chiến thứ hai, Hải quân Mỹ đánh giá chiếc Nevada đã quá cũ để có thể giữ lại, nên họ đã dùng nó như một mục tiêu trong các cuộc thử nghiệm nguyên tử được thực hiện tại đảo san hô Bikini vào tháng 7 năm 1946 (Chiến dịch Crossroad). Sau khi chịu đựng hai trái bom nguyên tử, nó vẫn có thể nổi được nhưng bị hư hại và bị nhiễm phóng xạ nặng nề. Nó được cho ngừng hoạt động vào ngày 29 tháng 8 năm 1946 và bị đánh chìm trong một cuộc thực tập tác xạ pháo hải quân vào ngày 31 tháng 7 năm 1948.

Thiết kế và chế tạo

[sửa] Thiết kế

Là chiếc thiết giáp hạm đầu tiên thuộc thế hệ thứ hai[17] và cũng là chiếc đầu tiên thuộc loại "Siêu-Dreadnought" của Hải quân Mỹ, Nevada được các sử gia hiện tại mô tả như là "cách mạng"[17][18] và "tiên tiến như chiếc Dreadnought vào thời của nó"[19]. Vào lúc nó hoàn thành vào năm 1916,[20] báo New York Times nhấn mạnh rằng nó là "chiếc thiết giáp hạm vĩ đại nhất đang hoạt động"[21] vì nó lớn hơn nhiều so với những chiếc thiết giáp hạm Mỹ đương thời: lượng rẽ nước của nó gần gấp ba lần so với chiếc thiết giáp hạm cũ thế hệ Tiền-Dreadnought Oregon (1890), gần gấp hai lần so với chiếc Connecticut (1904), và nặng hơn gần 8.000 tấn so với một trong những chiếc dreadnought đầu tiên, Delaware, chỉ mới được chế tạo bảy năm trước chiếc Nevada.[21]

Nevada là chiếc thiết giáp hạm đầu tiên của Mỹ có tháp pháo ba khẩu pháo,[17][22][23] một ống khói duy nhất,[24] pháo phòng không,[21] và dùng nhiên liệu dầu để cung cấp động năng.[21][25] Đặc biệt, việc sử dụng dầu khiến cho con tàu có ưu thế kỹ thuật so với những chiếc đốt than cũ hơn,[16] vì dầu có hiệu quả hơn than do cung cấp một bán kính hoạt động lớn hơn với cùng một khối lượng nhiên liệu. Đây là mối quan tâm lớn của Hội đồng Tướng lĩnh Hải quân vào lúc đó. Vào năm 1903, Hội đồng nhận định rằng mọi thiết giáp hạm Mỹ phải có bán kính hoạt động tối thiểu là 9.700 km (6.000 dặm) để Hoa Kỳ có thể thực hiện được Học thuyết Monroe. Một trong những mục đích chính của Hạm đội Great White, từng đi vòng quanh thế giới trong những năm 1907- 1908, là để chứng minh cho Nhật Bản thấy rằng Hải quân Mỹ có thể "mang mọi cuộc đối đầu hải quân đến vùng biển nhà Nhật Bản". Có thể do hậu quả của điều này, những thiết giáp hạm sau năm 1908 chủ yếu được thiết kế để "đi được 8.000 dặm ở tốc độ đường trường"; là khoảng cách giữa San Pedro nơi hạm đội đặt căn cứ, và Manila là nơi mà hạm đội dự định phải chiến đấu theo bản Kế hoạch chiến tranh Cam là 6.550 hải lý[26] (12.100 km, 7.500 dặm), tầm hoạt động rõ ràng là mối quan tâm chính của Hải quân Mỹ.[27][28] Hơn nữa, nhiên liệu dầu cũng giúp giảm bớt nhân sự cần cho các lò đốt;[29] kỹ sư trên chiếc Delaware đã ước lượng rằng 100 thợ đốt lò (stoker) và 112 người chuyển than có thể được thay bằng 24 người, do đó giảm bớt số khoang cabin trên tàu; giúp giảm tải trọng, giảm lượng nước và tiếp liệu mà con tàu cần mang theo.[30]

Thêm vào đó, Nevada có được lớp vỏ giáp tối đa bên trên các vùng trọng yếu, như hầm đạn và động cơ, và không có vỏ giáp trên những nơi không quan trọng, cho dù những thiết giáp hạm trước đây có vỏ giáp với độ dày khác nhau tùy theo tầm quan trọng của vùng nó bảo vệ. Thay đổi tận căn bản này về sau được biết đến như là nguyên tắc "tất cả hoặc không có gì", mà sau đó được các lực lượng hải quân chủ yếu trên thế giới áp dụng cho thiết giáp hạm của họ.[22][25][31] Với sơ đồ vỏ giáp mới được áp dụng, trong lượng của vỏ giáp trên chiếc thiết giáp hạm mới chiếm đến 41,1% tổng lượng rẽ nước.[32]

Kết quả của tất cả các thay đổi trong thiết kế so với những thiết giáp hạm trước đây, Nevada trở thành chiếc đầu tiên của loại thiết giáp hạm được gọi là "Tiêu chuẩn".[33] Các đặc tính "chuẩn" này là sử dụng dầu đốt, nguyên lý vỏ giáp "tất cả hoặc không có gì", và sự sắp xếp hỏa lực pháo chính thành bốn tháp pháo đôi hoặc ba mà không có tháp pháo nào ở vị trí giữa tàu.[34]

Hai chiếc thiết giáp hạm thuộc lớp Nevada trong thực tế giống như nhau ngoại trừ phần động lực của chúng: Oklahoma được trang bị kiểu động cơ hơi nước kiểu cũ hơn ba buồng bành trướng đặt dọc, trong khi Nevada có động cơ turbine hơi nước Curtis.[1][6][35]

[sửa] Chế tạo và chạy thử máy

Kế hoạch chế tạo Nevada được thông qua bởi một đạo luật của Quốc Hội vào ngày 4 tháng 3 năm 1911. Hợp đồng chế tạo được giao cho Fore River Shipbuilding Company vào ngày 22 tháng 1 năm 1912 với tổng trị giá 5.895.000 Đô la Mỹ[36] (không bao gồm vỏ giáp và vũ khí), và thời gian chế tạo được dự trù lúc ban đầu là 36 tháng. Một hợp đồng thứ hai được ký kết vào ngày 31 tháng 7 năm 1912 với một khoảng tiền 50.000 Đô la[37] chi phí bổ sung cho bộ hộp số chạy đường trường cho mỗi trục cánh quạt; và hợp đồng này cũng kéo dài thời gian chế tạo thêm năm tháng.[1] Lườn của nó được đặt vào ngày 4 tháng 11 năm 1912, và đến ngày 12 tháng 8 năm 1914, con tàu được hoàn thành đến 72,4%.[38] Nevada được hạ thủy vào ngày 11 tháng 7 năm 1914; nó được đỡ đầu bởi Eleanor Anne Seibert, cháu gái của Thống đốc tiểu bang Nevada Tasker Oddie và là một hậu duệ của Bộ trưởng Hải quân đầu tiên của Hoa Kỳ Benjamin Stoddert.[2][3] Buổi lễ hạ thủy có sự tham dự của nhiều quan chức chính phủ nổi bật, bao gồm Thống đốc Oddie, Thống đốc bang Massachusetts David I. Walsh, Nghị sĩ bang Nevada Key Pittman, Bộ trưởng Hải quân Josephus Daniels và Phụ tá Bộ trưởng Franklin D. Roosevelt,[3] người sẽ trở thành Tổng thống thứ 32 của Hoa Kỳ.

Sau đó Nevada trải qua nhiều cuộc thử nghiệm và chạy thử máy khác nhau trước khi được cho hoạt động nhằm đảm bảo nó đáp ứng các điều kiện trong hợp đồng. Chúng được bắt đầu vào ngày 4 tháng 11 năm 1915, khi con tàu thực hiện một chuyến đi kéo dài 12 giờ dọc theo bờ biển New England, đạt được tốc độ tối đa 40 km/h (21,4 knot).[39] Mặc dù công việc nghiệm thu nó bị gián đoạn vào ngày 5 tháng 11 do một cơn cuồng phong và biển động, chúng được tiếp tục vào ngày 6 bằng thử nghiệm độ tiêu hao nhiên liệu; bao gồm một chuyến đi kéo dài 24 giờ khi Nevada di chuyển ở vận tốc 18 km/h (10 knot).[40] Kết quả thử nghiệm là tích cực: lượng dầu tiêu thụ của chiếc tàu chiến thấp hơn 6 pound mỗi knot so với yêu cầu của hợp đồng. Một thử nghiệm khác kéo dài 12 giờ ở tốc độ 28 km/h (15 knot) cho kết quả còn tốt hơn nữa với 10 pound ít hơn cho mỗi knot.[41] Sau khi hoàn tất mọi thử nghiệm trên và các cuộc chạy thử ngoài khơi Rockland, Maine,[24] Nevada di chuyển đến Xưởng Hải quân Boston và Xưởng Hải quân New York để lắp đặt thiết bị, ống phóng ngư lôi và vũ khí.[42] Sau khi mọi sự chuẩn bị hoàn tất, Nevada được đưa vào hoạt động ngày 11 tháng 3 năm 1916 tại Xưởng hải quân Charlestown, và William S. Sims trở thành thuyền trưởng đầu tiên của con tàu mới.[43]

[sửa] Lịch sử hoạt động

[sửa] Thế chiến thứ nhất

Sau khi được trang bị tại xưởng hải quân Boston và New York, Nevada gia nhập Hạm đội Đại Tây Dương tại Newport, Rhode Island vào ngày 26 tháng 5 năm 1916. Trước khi Hoa Kỳ tham gia Thế Chiến thứ nhất, nó thực hiện nhiều chuyến đi huấn luyện và thực hành tại vùng biển ngoài khơi căn cứ của nó ở Norfolk, Virginia, hướng về phía Nam đến tận vùng biển Caribbe trong những chuyến đi này.[31] Hoa Kỳ chính thức tham chiến vào năm 1917, nhưng chiếc thiết giáp hạm mới không được gửi sang bên kia bờ Đại Tây Dương do hoàn cảnh thiếu nhiên liệu dầu đốt tại Anh.[44] Thay vào đó, bốn chiếc thiết giáp hạm đốt than (Delaware, Florida, Wyoming và New York) được lệnh rời Hoa Kỳ tham gia Hạm đội Grand Anh Quốc vào ngày 25 tháng 11 năm 1917; chúng đến nơi ngày 7 tháng 12, và được đặt tên là Hải đội Thiết giáp hạm 6 của Hạm đội Grand.[45][46][47][48] Chiếc thiết giáp hạm thứ năm Texas phải được sửa chữa sau khi bị mắc cạn tại đảo Block, khiến phải trì hoãn việc khởi hành của con tàu đến tận ngày 30 tháng 1 năm 1918, và cuối cùng nó đến được Scotland vào ngày 11 tháng 2.[49] Phải đến tận ngày 13 tháng 8 năm 1918, Nevada mới rời Mỹ sang Anh Quốc,[2] trở thành chiếc tàu chiến Mỹ cuối cùng tham gia hạm đội.[50]

Sau chuyến đi kéo dài mười ngày, nó đến Berehaven, Ireland vào ngày 23 tháng 8.[2] Cùng với chiếc thiết giáp hạm Utah và chiếc tàu chị em Oklahoma, cả ba chiếc tàu chiến được gọi tên lóng là "Hải đội vịnh Bantry ";[51] trong khi một cách chính thức đây là Đội Thiết giáp hạm 6 dưới quyền chỉ huy của Chuẩn Đô đốc Thomas S. Rodgers, vốn chọn Utah làm soái hạm của mình.[52][53] Trong giai đoạn còn lại trước khi Thế Chiến thứ nhất kết thúc, ba chiếc thiết giáp hạm này hoạt động tại vùng biển ngoài khơi cảng, hộ tống các đoàn tàu vận tải lớn và giá trị đi đến quần đảo Anh Quốc nhằm đảm bảo rằng các tàu chiến hạng nặng của Đức không thể lọt qua được đội hình của Hạm đội Grand Anh Quốc để tấn công các tàu buôn vốn chỉ được hộ tống yếu kém bởi các tàu tuần dương cũ.[52][53][54] Điều này chưa bao giờ xảy ra, và chiến tranh kết thúc vào ngày 11 tháng 11 mà Nevada chưa có dịp đối mặt cùng đối phương trong chiến tranh.[31] Trong giai đoạn phục vụ tại phía Đông Đại Tây Dương, Nevada từng thực hiện một chuyến đi tuần tra đến Bắc Hải, nhưng các nguồn dẫn đã không xác định được thời điểm cụ thể.[2][55]

Vào ngày 13 tháng 12, Nevada cùng chín thiết giáp hạm khác (Florida, Utah, Wyoming, Arkansas, New York, Texas, Oklahoma, Pennsylvania, Arizona) và 28 tàu khu trục đã hộ tống chiếc tàu chở khách George Washington cùng Tổng thống Woodrow Wilson đi đến Brest, Pháp trong ngày cuối cùng của chuyến đi tham dự Hội nghị hòa bình Paris. Thoạt đầu kế hoạch dự định cho hạm đội gặp gỡ George Washington và lực lượng hộ tống (chiếc thiết giáp hạm Pennsylvania cùng bốn tàu khu trục) cách bờ biển Brest 2.400 km (1.500 dặm),[56] nhưng sau đó dự tính này được thay đổi; và lực lượng hạm đội gặp gỡ Tổng thống tại một điểm cách Best "một khoảng ngắn" và hộ tống ông vào cảng.[57] Mười chiếc thiết giáp lên đường quay trở về nhà vào 14 giờ ngày hôm sau, 14 tháng 12.[58] Chúng mất không đầy hai tuần để vượt qua Đại Tây Dương, và về đến New York ngày 26 tháng 12 trong không khí hân hoan của diễu hành và lễ hội ăn mừng việc chiến tranh đã kết thúc.[50]

[sửa] Những năm giữa hai cuộc thế chiến

Giữa hai cuộc thế chiến, Nevada phục vụ cho cả hạm đội Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.[2] Cho dù ban đầu được trang bị 21 khẩu pháo 127 mm (5")/51 caliber để phòng thủ chống tàu khu trục đối phương,[25] số pháo này được giảm xuống còn 12 khẩu vào năm 1918[59] do các vị trí phía trước và phía sau bị ướt quá mức.[25]

Cùng với chiếc Arizona, Nevada đại diện cho Hoa Kỳ nhân dịp triển lãm Một trăm năm Peru vào tháng 7 năm 1921.[60] Một năm sau đó, cùng với chiếc Maryland, nó quay trở lại Nam Mỹ để hộ tống cho chiếc tàu chở khách Pan America cùng với Ngoại trưởng Charles Evans Hughes trên tàu; tất cả cùng tham gia Lễ kỷ niệm Một trăm năm Độc lập Brazil tại Rio de Janeiro diễn ra từ ngày 5 đến ngày 11 tháng 9 năm 1922.[2][61][62] Ba năm sau, từ tháng 7 đến tháng 9 năm 1925, Nevada tham gia "chuyến đi hữu nghị" của Hạm đội Hoa Kỳ đến Australia và New Zealand. Trong chuyến đi này, những con tàu chỉ có được những dịp tiếp tế hạn chế nhưng cũng thực hiện được chuyến đi đến tận Australia và quay về mà không bị trễ hạn.[63] Điều này đã chứng tỏ cho các nước đồng minh và Nhật Bản khả năng của Hải quân Hoa Kỳ có thể thực hiện các chiến dịch vượt qua Thái Bình Dương[2] và đối đầu cùng Hải quân Đế quốc Nhật Bản ngay tại vùng biển nhà của họ,[63] nơi mà cả người Nhật lẫn kế hoạch chiến tranh của Hoa Kỳ đều dự đoán rằng "trận chiến quyết định", nếu có, sẽ diễn ra.[64]

Sau chuyến đi, Nevada được hiện đại hóa tại xưởng hải quân Norfolk từ tháng 8 năm 1927 đến tháng 1 năm 1930, thay đổi kiểu cột buồm dạng "giỏ" thành kiểu cột buồm dạng "ba chân"[65] và các turbine hơi nước được thay thế bằng linh kiện lấy từ chiếc thiết giáp hạm North Dakota vốn vừa được gạch tên khỏi Danh sách Đăng bạ.[22] Ngoài ra, nhiều thay đổi và bổ sung khác nhau cũng được thực hiện: các khẩu pháo chính của nó có góc nâng được tăng lên đến 30 độ cho phép tăng tầm bắn từ 21 km (23.000 yard) lên 31 km (34.000 yard), đai giáp chống ngư lôi được bổ sung trong khi sáu nồi hơi được bố trí lại để dành chỗ cho các đai giáp này, hai máy phóng được bổ sung dành cho ba chiếc máy bay trinh sát cánh kép Vought O2U-3 Corsair,[66] tám khẩu pháo phòng không 127 mm (5")/25 caliber được bổ sung,[59] một thiết kế cấu trúc thượng tầng mới được trang bị, và dàn pháo hạng hai 5"/51 caliber của nó được bố trí lại[65] tương tự như kiểu sắp xếp trên lớp thiết giáp hạm mới New Mexico.[66] Sau đó Nevada phục vụ trong Hạm đội Thái Bình Dương trong mười một năm tiếp theo sau.[65]

[sửa] Tấn công Trân Châu Cảng

Vào dịp cuối tuần 6-7 tháng 12, tất cả các thiết giáp hạm của Hạm đội Thái Bình Dương đều buông neo trong cảng lần đầu tiên kể từ ngày 4 tháng 7. Thông thường chúng được "luân phiên" nhau nghỉ ngơi trong cảng: sáu chiếc sẽ ra khơi cùng với lực lượng đặc nhiệm thiết giáp hạm của Phó Đô đốc William S. Pye, trong khi vào tuần lễ kế tiếp sẽ đến lượt lực lượng đặc nhiệm tàu sân bay của Phó Đô đốc William Halsey, Jr.. Tuy nhiên, vì Halsey không thể cho những chiếc thiết giáp hạm tốc độ chậm chạp 31,5 km/h (17 knot)[67] đi cùng những tàu sân bay của ông với tốc độ 55,5 km/h (30 knot) [67] trong chuyến đi tăng cường thêm máy bay tiêm kích cho lực lượng Thủy quân Lục chiến trên đảo Wake Island; trong khi đến lượt lực lượng của Pye được nghỉ ngơi trong cảng, nơi "được coi là an toàn", nên tất cả các thiết giáp hạm đều buông neo vào buổi sáng hôm đó.[68] Khi mặt trời đã nhô lên bên trên chiếc Nevada và dàn nhạc của con tàu đang cử bài "Morning Colors", thì những chiếc máy bay đã xuất hiện ở chân trời, mở màn cho trận tấn công Trân Châu Cảng.[69]

Neo đậu về phía đuôi chiếc Arizona, và đứng riêng lẽ một mình dọc theo đảo Ford không cặp chung với bất kỳ chiếc thiết giáp hạm nào khác, nên khác với bảy chiếc kia, Nevada đã có thể cơ động để thoát ra khỏi cảng.[2][70] Khi các xạ thủ phòng không nổ súng và các kỹ sư bắt đầu nâng áp lực hơi nước, một quả ngư lôi Kiểu 91 46 cm (18 inch) duy nhất[10] phát nổ ở khung số 41 khoảng 4 m (14 ft) bên trên lườn vào lúc 8 giờ 10 phút.[71] Đai giáp chống ngư lôi đã chịu đựng được, nhưng các vết rò rỉ qua các chỗ nối đã gây ngập khiến con tàu nghiêng từ 4 đến 5 độ.[71] Nevada chỉnh lại độ nghiêng của con tàu bằng cách cho ngập các ngăn đối xứng và bắt đầu khởi hành lúc 8 giờ 40 phút,[71] và đến lúc đó xạ thủ phòng không trên chiếc Nevada đã bắn rơi được bốn máy bay đối phương.[72]

Khi nó đi ngang cầu tàu Ten-Ten[73] lúc khoảng 9 giờ 50 phút, Nevada bị đánh trúng năm quả bom. Một quả bom phát nổ bên trên bếp dành cho thủy thủ đoàn ở khung 80; một quả khác đánh trúng mạn trái và phát nổ ở sàn bên trên; thêm một quả bom nữa đánh trúng gần tháp pháo số 1 gây thủng những lổ lớn ở sàn bên trên và sàn chính. Hai quả bom đánh trúng tháp chỉ huy phía trước gần ngăn số 15; một quả xuyên ra ngoài qua hông sàn tàu thứ hai trước khi phát nổ, nhưng quả thứ hai phát nổ bên trong tàu gần các thùng chứa xăng; sự rò rỉ và hơi xăng từ thùng này đã gây ra các đám cháy dữ dội quanh con tàu.[71]

Các đám cháy xăng bùng phát chung quanh tháp súng số 1 có thể đã gây ra những hư hại nghiêm trọng nếu như các hầm pháo chính không trống rỗng. Nhiều ngày trước khi cuộc tấn công diễn ra, tất cả các khẩu đội pháo 356 mm (14 inch) trên những chiếc thiết giáp hạm được thay thế những đầu đạn tiêu chuẩn bởi những đầu đạn nặng hơn, cho phép có độ đâm xuyên tốt hơn và chứa một lượng thuốc nổ lớn hơn, đánh đổi với việc có tầm bắn bị giảm đi đôi chút. Tất cả các đầu đạn và thuốc nổ cũ được dỡ bỏ khỏi các hầm đạn trên chiếc Nevada, và thủy thủ đoàn đang dừng nghỉ sau khi chất nạp xong kiểu đầu đạn mới trước khi tiếp tục nạp thuốc nổ trong ngày Chủ nhật hôm đó.[74]

Khi những hư hại do bom đã trở nên rõ ràng, Nevada được lệnh hướng đến phía Tây đảo Ford để tránh việc bị đánh chìm ngay trên luồng tàu sẽ khiến nó "trở nên một cái nút thắt chặt phần còn lại của hạm đội trong cái chai."[75] Thay vì vậy, nó được cho mắc cạn tại Hospital Point lúc 10 giờ 30 phút,[76] dưới sự giúp đỡ của chiếc Hoga và chiếc Avocet,[77] cho dù nó đã xoay sở bắn hạ được thêm ba máy bay đối phương trước khi mắc cạn.[72]

Chỉ trong buổi sáng hôm đó, Nevada bị tổn thất với 60 người thiệt mạng và 109 người khác bị thương.[2] Thêm hai người nữa thiệt mạng trên tàu trong chiến dịch trục vớt nó vào ngày 7 tháng 2 năm 1942 khi họ bị ngộ độc khí hydrogen sulfide thoát ra từ giấy và thịt bị phân hủy.[78] Con tàu chịu đựng ít nhất sáu quả bom và một quả ngư lôi, "có thể con tàu đã bị đánh trúng đến mười quả bom, [...] vì một số hư hại có kích thước lớn đến mức có thể cho là nơi đó bị đánh trúng nhiều hơn một quả bom."[72]

[sửa] Attu và ngày D tại Normandie

Nevada nổi trở lại vào ngày 12 tháng 2 năm 1942 và được cho sửa chữa tạm thời tại Trân Châu Cảng để có thể quay về xưởng hải quân Puget Sound cho một cuộc đại tu toàn bộ.[79] Cuộc đại tu này kéo dài cho đến hết năm 1942, và đã làm thay đổi diện mạo của chiếc thiết giáp hạm cũ, trông gần giống những chiếc thuộc lớp South Dakota.[80] Các khẩu pháo 127 mm (5"/51 và 5"/25) được thay thế bằng 16 khẩu pháo 127 mm (5")/38 caliber bố trí trên những tháp súng đôi.[59] Sau đó Nevada khởi hành đi Alaska, nơi nó thực hiện bắn phá yểm trợ từ ngày 11 đến ngày 18 tháng 5 năm 1942 để chiếm đóng Attu.[2]

Nevada sau đó khởi hành hướng đến xưởng hải quân Norfolk trong tháng 6 nơi nó tiếp tục được hiện đại hóa.[2] Sau khi hoàn tất, Nevada thực hiện vai trò hộ tống vận tải tại Đại Tây Dương.[81] Những chiếc thiết giáp hạm cũ như chiếc Nevada được phối thuộc cho nhiều đoàn tàu vận tải vượt Đại Tây Dương để bảo vệ chúng khỏi bị các tàu chiến chủ lực Đức có thể mạo hiểm ra khơi tấn công. Một trong các đoàn tàu vận tải được Nevada bảo vệ là đoàn tàu UT-2, bao gồm 20 tàu vận tải và tàu chở quân được hộ tống bởi 9 tàu khu trục, 4 tàu quét mìn nhanh và 1 tàu khu trục hộ tống cùng Nevada, tất cả đặt dưới quyền chỉ huy của Chuẩn Đô đốc Carleton F. Bryant, người đã chọn Nevada làm kỳ hạm của mình. Sau khi rời New York ngày 5 tháng 9, họ hướng về eo biển Bắc; không có sự tiếp xúc nào đối với lực lượng đối phương, và những con tàu hoàn tất hành trình sau mười ngày. Số tàu trên quay trở về Hoa Kỳ vào cuối tháng 9 dưới tên gọi đoàn tàu TU-2.[82]

Sau khi hoàn tất thêm nhiều chuyến hộ tống vận tải, Nevada đi đến Anh Quốc vào tháng 4 năm 1944 nhằm chuẩn bị cho cuộc đổ bộ Normandie. Nó được chọn làm kỳ hạm cho Chuẩn Đô đốc Morton Deyo trong chiến dịch này.[83] Trong cuộc đổ bộ, Nevada bắn pháo hỗ trợ cho các lực lượng trên bờ từ ngày 6 đến ngày 17 tháng 6, và một lần nữa vào ngày 25 tháng 6; trong giai đoạn này, nó bắn pháo vào các vị trí phòng thủ cố định trên bán đảo Cherbourg.[2][84] Các quả đạn của nó bắn xa đến 27 km (17 dặm) vào sâu trong đất liền để phá vỡ các cuộc tập trung quân và phản công của Đức, cho dù bản thân nó bị phản pháo 27 lần (cho dù không trúng).[2] Nevada sau đó được tán dương do hỏa lực có "độ chính xác lạ lùng" khi yểm trợ các lực lượng bị bao vây, bởi một số mục tiêu mà nó bắn trúng chỉ cách tiền duyên của quân Đồng Minh 550 m (600 yard).[85] Nevada là chiếc tàu chiến duy nhất hiện diện trong cả hai trận Trân Châu Cảng và đổ bộ Normandie.[86][87]

[sửa] Miền Nam nước Pháp và Iwo Jima

Sau ngày D, lực lượng Đồng Minh hướng đến Toulon cho một cuộc tấn công đổ bộ thứ hai mang mật danh Chiến dịch Dragoon. Để yểm trợ cho chiến dịch này, nhiều tàu chiến được gửi từ các bãi biển Normandie đến Địa Trung Hải; bao gồm năm thiết giáp hạm: Nevada, Texas, Arkansas của Hoa Kỳ, Ramillies của Anh Quốc và Lorraine của nước Pháp Tự Do; ba tàu tuần dương hạng nặng Hoa Kỳ: Augusta, Tuscaloosa và Quincy cùng nhiều tàu khu trục và tàu đổ bộ được gửi về hướng nam.[88]

Nevada hỗ trợ cho chiến dịch này từ ngày 15 tháng 8 đến ngày 25 tháng 9 năm 1944, đấu pháo "tay đôi"[2] cùng "Big Willie": một pháo đài được tăng cường đáng kể bằng bốn khẩu pháo 340 mm/45 Modèle 1912 bố trí trên hai tháp pháo đôi. Những khẩu pháo này được vớt lên từ chiếc thiết giáp hạm Pháp Provence sau khi hạm đội Pháp bị đánh đắm tại Toulon; những khẩu pháo này có tầm bắn xa đến 35 km (22 dặm) và chúng kiểm soát mọi ngả đường đi đến cảng Toulon. Thêm nữa, chúng còn được củng cố bằng các tấm giáp dày dựng vào sườn núi đảo Saint Mandrier. Do những mối nguy hiểm này, các con tàu yểm trợ hỏa lực trong chiến dịch này được lệnh phải san bằng pháo đài này.[89] Bắt đầu từ ngày 19 tháng 8 và được tiếp tục trong suốt những ngày tiếp theo sau, một hoặc nhiều chiếc tàu chiến hạng nặng nả pháo vào nó kết hợp cùng không kích ném bom tầm thấp. Sang ngày 23 tháng 8, lực lượng bắn phá do Nevada dẫn đầu đã giáng được đòn "chí mạng" vào pháo đài trong suốt sáu giờ rưỡi bắn phá, khi Nevada nả đến 354 loạt đạn. Toulon thất thủ vào ngày 25 tháng 8, nhưng bản thân pháo đài, cho dù dường như đã bị "băm nát ra thành nhiều mảnh", vẫn tiếp tục cầm cự được thêm ba ngày nữa.[90]

Sau đó Nevada lên đường hướng về New York để bảo trì các khẩu pháo của nó.[2] Ngoài ra, các khẩu pháo 356 mm/45 caliber trên tháp pháo số 1 được thay thế bằng pháo Mark 8 tháo dỡ từ tháp pháo số 2 của chiếc Arizona; những khẩu pháo mới này được nâng cấp theo tiêu chuẩn Mark 12.[91][92] Sau khi hoàn tất, nó khởi hành đi Thái Bình Dương và đi đến Iwo Jima ngày 16 tháng 2 năm 1945[2] chuẩn bị cho việc bắn phá yểm trợ cuộc chiếm đóng hòn đảo này.[93] Nó thực hiện nhiệm vụ nói trên cho đến tận ngày 7 tháng 3,[2] và trong khi nả pháo, nó tiến đến gần sát hòn đảo ở khoảng cách 550 m (600 yard) để cung cấp hỏa lực tối đa cho lực lượng trên bộ tấn công.[85]

[sửa] Okinawa và Nhật Bản

Ngày 24 tháng 3 năm 1945, Nevada gia nhập Lực lượng Đặc nhiệm 54 (TF 54) ngoài khơi Okinawa nhằm bắn phá chuẩn bị cho việc tấn công chiếm đóng hòn đảo này. Các tàu chiến của Lực lượng Đặc nhiệm TF 54 di chuyển vào vị trí xuất phát trong đêm 23 tháng 3 để bắt đầu thực hiện nhiệm vụ bắn phá vào rạng sáng ngày 24.[94] Cùng với các lực lượng khác, Nevada nả pháo vào các sân bay, kho dự trữ, các công trình phòng ngự và các điểm tập trung quân lính của Nhật Bản.[2] Tuy nhiên, sau khi rút lui và nghỉ ngơi vào ban đêm, rạng sáng ngày hôm sau "mở ra như sấm chớp" khi bảy chiếc máy bay tấn công cảm tử kamikaze tấn công vào lực lượng đặc nhiệm trong khi nó không được bảo vệ từ trên không. Một máy bay kamikaze, cho dù đã bị súng phòng không bắn trúng liên tục, vẫn bổ nhào lên sàn tàu chính của chiếc Nevada bên cạnh tháp súng số 3, giết chết 11 người và làm bị thương 49 người khác; nó cũng phá hủy cả hai khẩu pháo 356 mm (14") của tháp súng này và ba khẩu đội súng phòng không 20 mm.[95] Hai người khác bị thiệt mạng vì hỏa lực của một khẩu đội pháo duyên hải trên bờ bắn trúng vào ngày 5 tháng 4. Cho đến ngày 30 tháng 6, nó vẫn thường trực ngoài khơi Okinawa; rồi sau đó nó được chuyển sang Đệ Tam hạm đội từ ngày 10 tháng 7 đến ngày 7 tháng 8, đưa Nevada tiến sát đến tầm bắn vào các đảo chính quốc Nhật Bản trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến, tuy nhiên nó đã không tham gia vào việc bắn phá các đảo chính quốc Nhật Bản.[2][96]

[sửa] Sau chiến tranh

Nevada quay về Trân Châu Cảng sau một giai đoạn ngắn hỗ trợ việc chiếm đóng Nhật Bản trong vịnh Tokyo. Sau đó Nevada được khảo sát đánh giá, và với tuổi đời lên đến trên 32 năm, nó được xem là quá cũ để được giữ lại trong hạm đội sau chiến tranh.[4][65] Kết quả là nó được chọn làm tàu mục tiêu cho cuộc thử nghiệm nguyên tử Bikini (Chiến dịch Crossroads) vào tháng 7 năm 1946.[2] Thử nghiệm này bao gồm việc cho nổ hai quả bom nguyên tử để khảo sát hiệu quả của chúng trên các con tàu chiến.[97] Nevada được chỉ định làm "tọa độ chết"[98] cho thử nghiệm thứ nhất mang tên mã 'Able', sử dụng một vũ khí ném từ máy bay, và do đó nó được sơn một "màu vàng cam xấu xí"[99] nhằm giúp cho hoa tiêu có thể ngắm mục tiêu dễ dàng. Tuy nhiên, ngay cả với màu sắc tương phản rõ ràng, quả bom vẫn bị ném chệch mục tiêu đến 1.500 m (1.700 yard) và phát nổ bên trên chiếc tàu sân bay hạng nhẹ Independence.[99] Nevada cũng chịu đựng được cả thử nghiệm bom nguyên tử thứ hai mang tên mã 'Baker', một vụ nổ sâu dưới mặt nước 27 m (90 ft), nhưng nó bị hư hỏng và nhiễm xạ rất nặng.[65] Nevada sau đó được kéo về Trân Châu Cảng và được cho ngừng hoạt động vào ngày 29 tháng 8 năm 1946.[2]

Sau khi được khảo sát cẩn thận tại Trân Châu Cảng, chuyến đi cuối cùng của nó là vào ngày 31 tháng 7 năm 1948, khi thiết giáp hạm Iowa cùng hai tàu chiến khác[100] sử dụng chiếc Nevada như một mục tiêu để thực hành tác xạ. Ba chiếc tàu chiến đã không thể đánh chìm chiếc Nevada, nên nó được ban một phát ân huệ cuối cùng là một quả ngư lôi phóng từ máy bay đánh trúng phía giữa tàu. Nevada chìm ở vị trí 97-105 km (60-65 dặm)[99] về phía Tây Nam Trân Châu Cảng.[4]

Tên lóng: "Lucky A"

Đặt hàng: 1 tháng 4 năm 1939

Lớp tàu: Lớp thiết giáp hạm South Dakota (1939)

Xưởng đóng tàu: Xưởng hải quân Norfolk

Đặt lườn: 1 tháng 2 năm 1940

Hạ thủy: 16 tháng 2 năm 1942

Đỡ đầu: Henrietta McCormick Hill

Hoạt động: 16 tháng 8 năm 1942

Ngừng hoạt động: 9 tháng 1 năm 1947

Xóa đăng bạ: 1 tháng 6 năm 1962

Tình trạng: Tàu bảo tàng tại Mobile, Alabama, từ ngày 11 tháng 6 năm 1964

Tặng thưởng: 9 Ngôi sao Chiến đấu

Các đặc tính chung

Lượng rẽ nước: 35.000 tấn (tiêu chuẩn)

Chiều dài: 207,3 m (680 ft)

Mạn thuyền: 33 m (108 ft 2 in)

Tầm nước: 11 m (36 ft 2 in)

Lực đẩy: turbine hơi nước đốt dầu

4 × trục

Tốc độ: 51 km/h (27,5 knot)

Tầm xa: 27.800 km ở tốc độ 28 km/h

(15.000 hải lý ở tốc độ 15 knot)

Quân số: 1.793

Vũ khí: 9 × pháo 406 mm (16 inch)/45 cal

20 × pháo 127 mm (5 inch)/38 cal

24 × pháo Bofors 40 mm

22 × pháo Oerlikon 20 mm

Cảm biến: Radar

Vỏ giáp:

Máy bay: 2 × OS2U Kingfisher

USS Alabama (BB-60) là một thiết giáp hạm thuộc lớp South Dakota của Hải quân Hoa Kỳ, là chiếc tàu chiến thứ sáu của hải quân Mỹ mang cái tên này, nhưng chỉ là chiếc thứ ba được đưa ra hoạt động. Alabama được đưa vào hoạt động năm 1942 và phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai tại các mặt trận Tây Âu và Thái Bình Dương. Nó được cho ngưng hoạt động vào năm 1947 để đưa về lực lượng dự bị. Nó được cho nghỉ hưu vào năm 1962, và đến năm 1964, Alabama được đưa về vịnh Mobile và bắt đầu hoạt động như một tàu bảo tàng một năm sau đó. Con tàu được công nhận là Địa điểm lịch sử quốc gia vào năm 1986.

Thiết kế và chế tạo

Alabama được đặt lườn vào ngày 1 tháng 2 năm 1940 tại xưởng hải quân Norfolk, được hạ thủy vào ngày 16 tháng 2 năm 1942, được đỡ đầu bởi Bà Henrietta McCormick Hill, phu nhân Thượng nghị sĩ tiểu bang Alabama J. Lister Hill. Buổi lễ hạ thủy được diễn ra dưới sự có mặt của Bộ trưởng Hải quân Frank Knox. Alabama được đưa vào hoạt động ngày 16 tháng 8 năm 1942 dưới quyền chỉ huy của Thuyền trưởng, Đại tá Hải quân George B. Wilson.

[sửa] Lịch sử hoạt động

[sửa] Thế Chiến II

[sửa] 1943

Sau khi hoàn tất việc trang bị, Alabama thực hiện chuyến đi chạy thử máy tại vịnh Chesapeake vào ngày 11 tháng 11 năm 1942. Đầu năm 1943, chiếc thiết giáp hạm mới hướng lên phía Bắc để hoạt động huấn luyện tại khu vực ngoài khơi vịnh Casco, Maine. Nó quay về vịnh Chesapeake vào ngày 11 tháng 1 hoàn tất công việc thử máy và huấn luyện. Sau một thời gian tiếp liệu tại Norfolk, Alabama được phân về Đội Đặc nhiệm 22.2 và quay về vịnh Casco thực hiện các cuộc thực tập chiến thuật vào ngày 13 tháng 2 năm 1943.

Với sự điều động một lực lượng lớn các tàu chiến chủ lực đến khu vực Địa Trung Hải nhằm chuẩn bị cho cuộc đổ bộ lên Sicily, Hải quân Hoàng gia Anh thiếu hụt các tàu chiến hạng nặng cần thiết để bảo vệ các con đường vận tải phía Bắc. Sự yêu cầu trợ giúp từ phía Anh đã đưa đến việc tạm thời điều động các thiết giáp hạm Alabama và South Dakota đến Hạm đội Nhà Anh Quốc.

Ngày 2 tháng 4 năm 1943, Alabama, trong thành phần của Lực lượng Đặc nhiệm 22, khởi hành đi quần đảo Orkney cùng với chiếc tàu chị em với nó cùng các tàu khu trục hộ tống. Đi ngang qua Little Placentia Sound và căn cứ hải quân Argentia, Newfoundland, chiếc thiết giáp hạm đi đến Scapa Flow ngày 19 tháng 5 và được bố trí hoạt động cùng Lực lượng Đặc nhiệm 61 và trở thành một đơn vị của Hạm đội Nhà Anh Quốc. Không lâu sau đó, nó bắt đầu một giai đoạn huấn luyện chiến thuật khẩn trương nhằm phối hợp hoạt động.

Vào đầu tháng 6, Alabama và con tàu chị em của nó cùng với Hạm đội Nhà Anh Quốc đã hỗ trợ cho việc tăng cường lực lượng trú đóng trên đảo Spitsbergen, che chở sườn phía Bắc của con đường vận chuyển đến Nga, nhằm đưa các con tàu vượt qua Vòng Cực. Không lâu sau khi quay về Scapa Flow, con tàu đã được Đô đốc Harold R. Stark, Tư lệnh Lực lượng Hải quân Hoa Kỳ tại Châu Âu, đến thị sát.

Không lâu sau đó, vào tháng 7, Alabama tham gia chiến dịch Governor, một đòn nghi binh phân tán nhắm vào phía Nam Na Uy nhằm thu hút sự chú ý của quân Đức khỏi hướng hoạt động chủ yếu của Đồng Minh nhắm vào Sicily. Chiến dịch này còn nhằm mục đích nhữ chiếc thiết giáp hạm Đức Tirpitz ra khỏi căn cứ của nó, nhưng người Đức đã không đối đầu với thách thức này, và chiếc tàu chiến đối phương vẫn ở lại Na Uy.

Alabama được tách khỏi Hạm đội Nhà Anh Quốc vào ngày 1 tháng 8 năm 1943, và hợp với chiếc South Dakota cùng các tàu khu trục hộ tống quay trở về Norfolk, và đến nơi ngày 9 tháng 8. Trong mười ngày tiếp theo sau, Alabama tiến hành đại tu và sửa chữa. Sau khi công việc này hoàn tất, chiếc thiết giáp hạm rời Norfolk ngày 20 tháng 8 tiến sang Thái Bình Dương. Nó đi qua kênh đào Panama năm ngày sau đó, và cuối cùng nó buông neo tại cảng Havannah ở Efate thuộc quần đảo New Hebride vào ngày 14 tháng 9.

Sau một giai đoạn huấn luyện và tập trận cùng lực lượng đặc nhiệm tàu sân bay nhanh kéo dài một tháng rưỡi, chiếc thiết giáp hạm di chuyển đến Fiji vào ngày 7 tháng 11. Alabama khởi hành vào ngày 11 tháng 11 để tham gia chiến dịch Galvanic, cuộc tấn công đổ bộ lên quần đảo Gilbert vẫn còn do quân Nhật chiếm đóng. Nó yểm trợ cho các tàu sân bay nhanh khi chúng tung ra các đợt tấn công xuống các đảo san hô Jaluit và Mille thuộc quần đảo Marshall để vô hiệu hóa các sân bay Nhật Bản tại đây. Alabama hỗ trợ cho cuộc đổ bộ lên Tarawa vào ngày 20 tháng 11, rồi sau đó tham gia vào hoạt động bình ổn tình hình tại Betio và Makin. Trong đêm 26 tháng 11, hai lần Alabama đã nổ súng nhắm đẩy lui các máy bay đối phương đang tìm cách xâm nhập đội hình của nó.

Vào ngày 8 tháng 12, Alabama cùng năm chiếc thiết giáp hạm nhanh khác thực hiện đợt nả pháo đầu tiên được thực hiện bởi loại tàu chiến này tại Thái Bình Dương. Các khẩu pháo hạng nặng của Alabama đã nả 535 quả đạn vào các vị trí kiên cố của đối phương trên đảo Nauru, một trung tâm sản xuất phosphate của Nhật bản, gây thiệt hại nặng nề cho các cơ sở trên bờ tại đây. Nó cũng đi kèm theo để hộ tống chiếc tàu khu trục Boyd, sau khi chiếc này trúng phải một quả đạn pháo phòng thủ duyên hải của quân Nhật tại Nauru, và chuyển lên tàu ba người bị thương để cứu chữa. Sau đó nó hộ tống các tàu sân bay Bunker Hill và Monterey quay trở về Efate, và đến nơi vào ngày 12 tháng 12.

[sửa] 1944

Alabama rời New Hebrides hướng về Trân Châu Cảng vào ngày 5 tháng 1 năm 1944, và đến nơi ngày 12 tháng 1, rồi vào ụ tàu tại xưởng hải quân Trân Châu Cảng. Trong giai đoạn ngắn bảo trì thường xuyên tại đây, nó cũng được thay thế chân vịt mạn trái phía ngoài; và sau khi hoàn tất Alabama lại lên đường quay trở lại hoạt động tại khu vực chiến sự Thái Bình Dương.

Alabama đi đến Funafuti thuộc quần đảo Ellice vào ngày 21 tháng 1 năm 1944 và tái gia nhập hạm đội tại đây. Được phân về Đội Đặc nhiệm 58.2, vốn được hình thành chung quanh chiếc tàu sân bay Essex, Alabama rời quần đảo Ellice ngày 25 tháng 1 thực hiện chiến dịch Flintlock, cuộc tấn công đổ bộ lên quần đảo Marshall. Alabama, South Dakota và North Carolina đã tiến hành bắn ph́a Roi vào ngày 29 và Namur trong ngày 30 tháng 1; riêng Alabama đã bắn 330 quả đạn pháo 406 mm (16 inch) và 1.562 quả 127 mm (5 inch) vào các mục tiêu của quân Nhật, phá hủy máy bay và các cơ sở sân bay, căn cứ, doanh trại và các khẩu đội pháo. Trong những ngày tiếp theo sau của chiến dịch, Alabama tuần tra khu vực phía Bắc đảo san hô Kwajalein. Vào ngày 12 tháng 2, Alabama khởi hành cùng đội đặc nhiệm của chiếc Bunker Hill để tung ra các đợt tấn công vào các căn cứ, máy bay và tàu bè Nhật Truk. Các cuộc không kích được thực hiện trong các ngày 16 và 17 tháng 2 đã gây thiệt hại nặng cho tàu bè đối phương đang tập trung tại căn cứ thuộc hòn đảo này.

Rời Truk, Alabama lên đường hướng về phía quần đảo Mariana hỗ trợ các cuộc tấn công lên Tinian, Saipan và Guam. Trong đợt hoạt động này, trong khi đang chiến đấu đẩy lùi các đợt không kích của đối phương trong ngày 21 tháng 2, khẩu đội pháo 127 mm (5 inch) Số 9 đã vô tình bắn trúng khẩu đội Số 5, khiến năm người thiệt mạng và mười một người bị thương trong tai nạn này.

Sau khi các cuộc tấn công kết thúc vào ngày 22 tháng 2, Alabama tiến hành cuộc càn quét truy tìm những tàu bè đối phương còn sót lại tại khu vực Tây Nam Saipan, rồi sau đó quay trở về Majuro vào ngày 26 tháng 2 năm 1944. Tại đây nó phục vụ tạm thời như là soái hạm của Phó Đô đốc Marc Mitscher, Tư lệnh Lực lượng đặc nhiệm 58, từ ngày 3 đến ngày 8 tháng 3.

Nhiệm vụ tiếp theo của Alabama là hộ tống các tàu sân bay nhanh khi chúng tung ra các cuộc không kích vào các vị trí của quân Nhật trên các đảo Palau, Yap, Ulithi và Woleai thuộc quần đảo Caroline. Nó khởi hành từ Majuro vào ngày 22 tháng 3 cùng lực lượng đặc nhiệm 58 để hộ tống chiếc Yorktown. Trong đêm 29 tháng 3, có khoảng sáu máy bay đối phương tiến đến gần Đội đặc nhiệm 58.3, nơi Alabama hoạt động, và bốn chiếc đã tách ra để tấn công để tấn công các tàu chiến kề cận chiếc thiết giáp hạm. Tự thân Alabama đã bắn rơi một chiếc và giúp vào phá hủy một chiếc khác.

Vào ngày 30 tháng 3, máy bay của Lực lượng Đặc nhiệm 58 bắt đầu ném bom các sân bay, tàu bè, căn cứ và các cơ sở hậu cần hạm đội Nhật trên các đảo Palau, Yap, Ulithi và Woleai. Trong ngày đó, Alabama lại tung ra hỏa lực phòng không mỗi khi máy bay đối phương xuất hiện. Lúc 20 giờ 44 phút, một máy bay đơn độc lại xuất hiện bên trên Đội Đặc nhiệm 58.3, nhưng Alabama và các tàu chiếc khác đã đánh đuổi nó trước khi nó có thể gây ra thiệt hại gì.

Chiếc thiết giáp hạm quay trở lại Majuro một thời gian ngắn trước khi lại khởi hành vào ngày 13 tháng 4 cùng Lực lượng Đặc nhiệm 58, lần này là để hộ tống chiếc tàu sân bay kỳ cựu Enterprise. Trong ba tuần lễ tiếp theo sau, Lực lượng Đặc nhiệm 58 tấn công các mục tiêu đối phương tại Hollandia (ngày nay là Jayapura), Wakde, Sawar và Sarmi dọc theo bờ biển New Guinea; hỗ trợ cho việc đổ bộ Lục quân lên Aitape, vịnh Tanahmerah và vịnh Humboldt Bay; và thực hiện các đợt không kích khác nhắm vào Truk.

Như một phần của sự chuẩn bị cho cuộc tấn công lên quần đảo Mariana, Alabama cùng với năm thiết giáp hạm nhanh khác tiến hành bắn phá hòn đảo lớn Ponape thuộc quần đảo Caroline, nơi có sân bay và căn cứ hải quân lớn của quân Nhật. Như Thuyền trưởng của chiếc Alabama, Đại tá Hải quân Fred T. Kirtland ghi nhận, cuộc nã pháo kéo dài 70 phút được thực hiện "một cách nhàn nhã". Sau đó Alabama quay về Majuro vào ngày 4 tháng 5 năm 1944 để chuẩn bị cho cuộc tấn công lên quần đảo Marianas.

Sau khi trải qua một tháng tái trang bị và thực tập, Alabama lại lên đường cùng Lực lượng Đặc nhiệm 58 tham gia Chiến dịch Forager. Vào ngày 12 tháng 6, chiếc thiết giáp hạm hộ tống các tàu sân bay tấn công Saipan. Ngày 13 tháng 6, nó trực tiếp bắn phá chuẩn bị xuống bờ biển phía Tây Saipan kéo dài sáu giờ nhằm phá hủy hệ thống phòng thủ tại đây đồng thời hỗ trợ cho các hoạt động quét mìn. Thủy phi cơ trinh sát của nó báo cáo về tác động hủy diệt nặng nề và đám cháy mà các loạt pháo hạng nặng của chiếc thiết giáp hạm đã gây ra cho thị trấn Garapan. Cho dù cuộc bắn pháo xem có vẽ ngoạn mục, kết quả cuối cùng lại được xem như là một thất bại do không được huấn luyện chuyên sâu đầy đủ và không có kinh nghiệm đòi hỏi để có thể thực hiện th̀anh công việc bắn pháo vào đất liền. Các cuộc tấn công này vẫn tiếp diễn khi lực lượng Mỹ đổ bộ lên Saipan vào ngày 15 tháng 6.

Vào ngày 19 tháng 6, trong trận chiến biển Philippines, Alabama hoạt động cùng Đội Đặc nhiệm 58.7, và đã đưa ra lời cảnh báo sớm đầu tiên về cuộc không kích Nhật Bản đang tiến đến gần cho Lực lượng Đặc nhiệm 58 khi nó báo cáo đã phát hiện trên màn hình radar một lực lượng máy bay lớn ở khoảng cách 227 km (141 dặm) lúc 10 giờ 06 phút. Trả lời cho Tư lệnh Lực lượng Đặc nhiệm 58, Phó Đô đốc Marc A. Mitscher, về yêu cầu thẩm tra lại báo cáo này, thiết giáp hạm Iowa đã xác nhận báo cáo của Alabama. Bắt đầu từ 10 giờ 46 phút và kéo dài đến năm giờ, máy bay Nhật Bản liên tục không kích nhắm vào lực lượng các tàu sân bay nhanh của Đô đốc Mitscher, với tổng cộng là bảy đợt. Ba đợt trong số đó nhắm vào Đội đặc nhiệm 58.7, và Alabama đã nổ súng trong hai đợt.

Trong đợt tấn công đầu tiên, chỉ có hai máy bay Nhật xoay sở xâm nhập qua được đội hình phòng thủ để tấn công thiết giáp hạm South Dakota, nhưng chiếc tàu chiến lại trúng một quả bom làm thiệt mạng một sĩ quan và 20 thủy thủ cùng làm bị thương 23 người khác. Một đợt tấn công thứ hai tiếp nối một giờ sau đó, chủ yếu là các máy bay ném ngư lôi, nhưng hàng rào hỏa lực của Alabama đã đánh đuổi được hai máy bay đối phương tìm cách phóng ngư lôi tấn công vào South Dakota lúc đó đang bị hư hại. Việc tập trung căng thẳng vào những chiếc máy bay ném ngư lôi đang đến gần đã khiến cho một máy bay ném bom bổ nhào đối phương lẻn vào mà gần như không phát hiện, và nó đã xoay sở ném bom nhắm vào Alabama; tuy nhiên hai trái bom nhỏ chỉ suýt trúng đích và không gây thiệt hại nào.

Kết quả cuối cùng của trận chiến mà phi công Mỹ thường ví von là "Cuộc săn vịt trời Marianas vĩ đại" đã gây thiệt hại nặng nề cho không lực của Hải quân Nhật; và Alabama cùng Iowa đã góp công vào chiến thắng này, khi được Tư lệnh Đội Đặc nhiệm 58.7, Phó Đô đốc Willis A. Lee, biểu dương trong mệnh lệnh lúc 12 giờ 47 phút. Lời cảnh báo sớm đưa ra bởi Alabama cho phép các tàu sân bay tung các các máy bay tiêm kích của chúng ra đánh chặn máy bay đối phương đang đến ở một điểm an toàn cách xa Lực lượng Đặc nhiệm 58 đáng kể. Alabama tiếp tục tuần tra tại khu vực chung quanh Marianas để bảo vệ cho lực lượng Mỹ đổ bộ lên Saipan, hộ tống các tàu sân bay khi chúng không kích tàu bè, máy bay và các cơ sở tại Guam, Tinian, Rota và Saipan. Sau đó nó rút lui về quần đảo Marshalls để bảo trì.

Hoạt động như là soái hạm của Chuẩn Đô đốc E. W. Hanson, Tư lệnh Hải đội Thiết giáp hạm 9, Alabama rời Eniwetok ngày 14 tháng 7 trong thành phần đội đặc nhiệm được hình thành chung quanh chiếc tàu sân bay Bunker Hill. Nó hộ tống các tàu sân bay khi chúng tung các các đợt không kích chuẩn bị và trực tiếp hỗ trợ cho cuộc đổ bộ lên đảo Guam vào ngày 21 tháng 7. Nó quay về Eniwetok một thời gian ngắn vào ngày 11 tháng 8, rồi lại lên đường vào ngày 30 tháng 8 hộ tống cho tàu sân bay Essex thực hiện Chiến dịch Stalemate II nhằm chiếm đóng Palau, Ulithi và Yap. Từ ngày 6 đến ngày 8 tháng 9, lực lượng này tung các đợt không kích lên quần đảo Carolinas.

Alabama rời Carolines hướng đến Philippines; hộ tống các tàu sân bay khi chúng không kích xuống các đảo Cebu, Leyte, Bohol và Negros từ ngày 12 đến ngày 14 tháng 9; được tiếp nối bằng các đợt không kích xuống tàu bè và căn cứ trong khu vực vịnh Manila trong các ngày 21 và 22 tháng 9; và sau đó là vào khu vực Trung Philippines vào ngày 24 tháng 9. Nó rút lui về Saipan một thời gian ngắn vào ngày 28 tháng 9, rồi hướng đến Ulithi vào ngày 1 tháng 10. Ngày 6 tháng 10, Alabama lên đường cùng Lực lượng Đặc nhiệm 38 hỗ trợ cho chiến dịch giải phóng Philippines, một lần nữa trong thành phần của lực lượng đặc nhiệm tàu sân bay nhanh. Chiếc thiết giáp hạm đảm trách vai trò bảo vệ các tàu sân bay khi chúng tung ra các đợt không kích vào các căn cứ Nhật Bản tại Okinawa, quần đảo Penghu và Đài Loan.

Rời khỏi khu vực Đài Loan vào ngày 14 tháng 10 hướng đến Luzon, chiếc thiết giáp hạm sử dụng dàn pháo phòng không mạnh mẻ hộ tống các tàu sân bay khi máy bay đối phương tìm cách tấn công vào đội hình. Xạ thủ trên chiếc Alabama đã bắn rơi ba máy bay đối phương và làm hư hại một chiếc khác. Đến ngày 15 tháng 10, Alabama hỗ trợ các hoạt động đổ bộ lên đảo Leyte. Sau đó nó hộ tống các tàu sân bay khi chúng thực hiện không kích lên Cebu, Negros, Panay, phía Bắc Mindanao và Leyte trong ngày 21 tháng 10.

Trong thành phần hộ tống cho chiếc tàu sân bay Enterprise, Alabama hỗ trợ các cuộc không kích xuống Lực lượng phía Nam Nhật Bản tại khu vự phụ cận eo biển Surigao, rồi sau đó di chuyển lên phía Bắc tấn công Lực lượng Trung tâm Nhật Bản mạnh mẻ đang hướng đến eo biển San Bernardino Strait. Sau khi nhận được thông báo về một lực lượng Nhật Bản thứ ba gồm các tàu sân bay xuất hiện, mà thực chất chỉ là con mồi để nhữ lực lượng Đồng Minh khỏi chiến trường chính, chiếc thiết giáp hạm đã hoạt động hộ tống cho lực lượng đặc nhiệm tàu sân bay nhanh khi chúng hướng đến mũi Engaño truy kích các tàu sân bay Nhật. Ngày 24 tháng 10, trong khi lực lượng tàu sân bay và thiết giáp hạm Mỹ theo đuổi con mồi trong Trận chiến ngoài khơi mũi Engaño và đánh chìm được bốn tàu sân bay Nhật Bản, lực lượng trung tâm dưới quyền chỉ huy của Phó Đô đốc Takeo Kurita đã vượt qua eo biển San Bernardino, xuất hiện tại vùng biển ngoài khơi đảo Samar, nơi chúng tấn công một lực lượng các tàu sân bay hộ tống Mỹ chỉ được bảo vệ bởi một nhóm nhỏ các tàu khu trục và tàu khu trục hộ tống. Alabama buộc phải quay mũi hướng về Samar giúp đỡ lực lượng Mỹ bị áp đảo về số lượng. Tuy nhiên, hạm đội Nhật Bản đã rút lui qua khỏi eo biển San Bernardino trước khi nó quay về đến chiến trường. Sau đó, chiếc thiết giáp hạm hộ tống cho đội đặc nhiệm tàu sân bay Essex tấn công các lực lượng Nhật tại miền Trung Philippines trước khi rút lui về Ulithi vào ngày 30 tháng 10 năm 1944 để được tiếp liệu.

Lại khởi hành vào ngày 3 tháng 11, Alabama bảo vệ các tàu sân bay nhanh khi chúng tung các cuộc tấn công vào các sân bay Nhật và các cơ sở trên đảo Luzon chuẩn bị cho cuộc đổ bộ lên đảo Mindoro. Nó trải qua vài tuần lễ sau đó tham gia các chiến dịch chống lại Visayas và Luzon trước khi rút lui về Ulithi vào ngày 24 tháng 11.

Trong nữa đầu của tháng 12 năm 1944, Alabama tham gia nhiều cuộc tập trận và thực hiện các bảo trì cần thiết. Nó rời Ulithi ngày 10 tháng 12, đi đến vị trí xuất phát các cuộc không kích nhắm vào Luzon ngày 14 tháng 12, khi các tàu sân bay tung máy bay của chúng ra thực hiện các cuộc không kích chuẩn bị xuống các sân bay tại Luzon có thể đe dọa cuộc đổ bộ được dự định thực hiện tại Mindoro. Từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 12, ưu thế trên không bởi máy bay từ các tàu sân bay bên trên các sân bay trong khu vực Luzon đã ngăn trở mọi máy bay đối phương có thể cất cánh để thách thức các đoàn tàu vận tải Đồng Minh đang hướng đến Mindoro. Sau khi hoàn tất các nhiệm vụ, nó rời khu vực để được tiếp nhiên liệu vào ngày 17 tháng 12, nhưng khi nó đi đến điểm hẹn tiếp nhiên liệu thời tiết trở nên rất xấu. Lúc bình minh ngày 18 tháng 12, biển động mạnh và thời tiết rất xấu khiến cho việc tiếp nhiên liệu không thể thực hiện, vận tốc gió lên đến 93 km/h (50 knot) khiến các con tàu bị chao đảo mạnh. Alabama chịu đựng những cú chao nghiêng lên đến 30o, khiến cả hai chiếc thủy phi cơ OS2U Kingfisher bị hư hại đến mức hoàn toàn không sửa chữa được nữa, và bản thân chiếc thiết giáp hạm cũng bị hư hại nhẹ về cấu trúc thân tàu. Vào lúc cao điểm của trận bão, Alabama ghi nhận sức gió lên đến 154 km/h (83 knot). Ba tàu khu trục Hull, Monaghan và Spence bị mất trong trận bão này. Sang ngày 19 tháng 12, cơn bão đã qua đi và Alabama có thể quay về Ulithi vào ngày 24 tháng 12. Sau một chặng dừng ngắn tại đây, chiếc thiết giáp hạm tiếp tục hướng đến xưởng hải quân Puget Sound để được đại tu.

[sửa] 1945

Chiếc thiết giáp hạm vào ụ tàu ngày 18 tháng 1 năm 1945, và ở lại đây cho đến ngày 25 tháng 2. Công việc bảo trì tiếp tục cho đến ngày 17 tháng 3, khi Alabama lên đường chạy thử máy và huấn luyện ôn tập dọc theo bờ biển Nam California. Ngày 4 tháng 4, nó khởi hành đi Trân Châu Cảng, đến nơi vào ngày 10 tháng 4 và ở lại một tuần thực tập huấn luyện. Nó lại tiếp tục hành trình về phía Ulithi và thả neo tại đây vào ngày 28 tháng 4.

Alabama rời Ulithi cùng Lực lượng Đặc nhiệm 58 vào ngày 9 tháng 5, hướng đến quần đảo Ryukyu để hỗ trợ cho lực lượng đã đổ bộ lên Okinawa vào ngày 1 tháng 4, và cũng để bảo vệ các tàu sân bay nhanh khi chúng tung ra các đợt không kích xuống các căn cứ đối phương tại Ryukyus và trên đảo Kyūshū. Vào ngày 14 tháng 5, nhiều máy bay Nhật đã lọt qua được hàng rào tuần tra chiến đấu trên không tiếp cận các tàu sân bay, trong đó một chiếc đã đâm bổ vào soái hạm của Đô đốc Mitscher. Hỏa lực phòng không của Alabama đã bắn rơi được hai máy bay đối phương và hỗ trợ cho việc bắn rơi hai chiếc khác.

Đặt hàng: 4 tháng 3 năm 1913

Lớp tàu: Lớp thiết giáp hạm Pennsylvania

Xưởng đóng tàu: Xưởng đóng tàu Brooklyn

Đặt lườn: 16 tháng 3 năm 1914

Hạ thủy: 19 tháng 6 năm 1915

Đỡ đầu: Esther Ross

Hoạt động: 17 tháng 10 năm 1916

Bị mất: Bị đánh chìm trong trận Tấn công Trân Châu Cảng ngày 7 tháng 12 năm 1941

Ngừng hoạt động: 29 tháng 12 năm 1941

Xóa đăng bạ: 1 tháng 12 năm 1942

Tặng thưởng: 1 Ngôi sao Chiến đấu

Các đặc tính chung

Lượng rẽ nước: 31.400 tấn (ban đầu)

Chiều dài: 185 m (608 ft)

Mạn thuyền: 29,5 m (97 ft) ở mực ngấn nước

32,3 m (106 ft) tối đa

Tầm nước: 8,8 m (28 ft 9 in)

Lực đẩy: 4 trục vận hành bởi Turbine hơi nước Parson[1]

Tốc độ: 39 km/h (21 knot)[1]

Quân số: 1.081

Vũ khí: 12 × pháo 356 mm (14 in)/45 cal

22 × pháo (127 mm) 5 in/51 cal,[2]

4 × pháo 76 mm (3 in)

2 × ống phóng ngư lôi 533 mm (21 in)

USS Arizona (BB-39) là một thiết giáp hạm thuộc lớp Pennsylvania của Hải quân Hoa Kỳ, và là chiếc tàu chiến đầu tiên của Hải quân Mỹ được đặt cái tên này nhằm tôn vinh tiểu bang thứ 48 của Mỹ. Nó được đưa vào hoạt động kể từ năm 1916 và đã phục vụ tích cực trong Thế Chiến I. Trong cuộc tấn công mà Hải quân Nhật nhắm vào Trân Châu Cảng ngày 7 tháng 12 năm 1941, sự kiện đã lôi kéo Hoa Kỳ can dự vào Thế Chiến II, Arizona bị nổ tung và bị đánh chìm một cách bi thảm, với tổn thất lên đến 1.177 nhân mạng. Xác con tàu đã không được vớt lên mà tiếp tục nằm bên dưới đáy cảng, và là địa điểm mà một đài tưởng niệm được xây dựng để tưởng nhớ những người đã hy sinh vào ngày hôm đó.

Thiết kế và chế tạo

Vào ngày 4 tháng 3 năm 1913, Quốc hội Mỹ thông qua việc chế tạo Arizona, chiếc thứ hai và là chiếc cuối cùng trong lớp Pennsylvania của loại thiết giáp hạm "siêu-dreadnought". Lườn của nó được đặt tại Xưởng hải quân Brooklyn vào ngày 16 tháng 3 năm 1914. Nó được hạ thủy vào ngày 19 tháng 6 năm 1915, được đỡ đầu bởi Esther Ross, con gái của W.W. Ross ở Prescott, Arizona, một nhân vật tiền phong nổi bật của Arizona. Máy móc của nó được tiếp tục lắp đặt, bao gồm loại turbine Parson mới,[1] và con tàu được đưa vào hoạt động tại xưởng tàu đã chế tạo nó vào ngày 17 tháng 10 năm 1916 dưới sự chỉ huy của thuyền trưởng John D. McDonald.

[sửa] Lịch sử hoạt động

[sửa] Thế Chiến I

Arizona rời New York vào ngày 16 tháng 11 năm 1916 thực hiện chuyến đi chạy thử máy và huấn luyện ngoài khơi Virginia Capes và Newport, Rhode Island, sau đó hướng đến vịnh Guantánamo. Nó quay về Norfolk vào ngày 16 tháng 12 để bắn thử pháo và tiến hành thực tập phòng thủ chống ngư lôi tại Tangier Sound. Chiếc thiết giáp hạm quay về xưởng tàu của nó vào ngày trước lễ Giáng sinh năm 1916 để được đại tu sau chạy thử. Hoàn tất các việc thay đổi và sửa chữa vào ngày 3 tháng 4 năm 1917, nó rời xưởng tàu hướng về Norfolk, và khi đến nơi vào ngày hôm sau nó gia nhập Đội thiết giáp hạm 8 (BatDiv 8).

Vài ngày sau, Hoa Kỳ từ bỏ thế trung lập mong manh của họ trong cuộc xung đột thế giới và chính thức tham gia Thế Chiến I. Chiếc thiết giáp hạm mới hoạt động ngoài khơi Norfolk cho đến hết chiến tranh trong vai trò tàu huấn luyện tác xạ và tuần tra vùng bờ biển phía Đông trải dài từ Virginia Capes đến New York. Là một tàu đốt dầu, nó không được bố trí đến vùng biển Châu Âu do tình trạng khan hiếm dầu đốt tại quần đảo Anh Quốc, căn cứ của các thiết giáp hạm Hoa Kỳ khác được gửi đến để tham gia Hạm đội Grand Anh Quốc.

[sửa] Những năm giữa hai cuộc thế chiến

Một tuần sau khi có thỏa thuận ngừng bắn ngày 11 tháng 11 năm 1918 ngừng tiếng súng ở mặt trận phía Tây, Arizona rời Hampton Roads hướng đến Portland, Anh Quốc và đến nơi ngày 30 tháng 11, cùng với đội tàu của nó ra khơi ngày 12 tháng 12 năm để gặp gỡ chiếc George Washington, con tàu chở Tổng thống Woodrow Wilson tham dự Hội nghị Hòa bình Paris. Arizona, một trong những thiết giáp hạm Mỹ thế hệ "dreadnought" mới nhất và mạnh mẽ nhất, đã hoạt động như đoàn hộ tống danh dự cho Tổng thống Mỹ đến Brest, Pháp vào ngày 13 tháng 12.

Như một điềm báo trước cho chiến dịch Magic Carpet sau Thế Chiến II, Arizona nhận lên tàu 238 hành khách là cựu chiến binh quay về nước và khởi hành từ Brest đi New York vào ngày 14 tháng 12. Nó đi đến trạm hải đăng Ambrose vào buổi trưa ngày lễ Giáng Sinh. Ngày hôm sau, nó đi duyệt qua trước mặt Bộ trưởng Hải quân Josephus Daniels, người đã lên chiếc Mayflower cạnh tượng Nữ thần Tự do, trước khi vào cảng New York trong sự chào đón nồng nhiệt những người quay trở về nhà. Sau đó chiếc thiết giáp hạm khởi hành đi Hampton Roads vào ngày 22 tháng 1 năm 1919, và quay về căn cứ nhà ở Norfolk ngày hôm sau.

Arizona cùng hạm đội lên đường đi vịnh Guantánamo, và đến nơi vào ngày 8 tháng 2 năm 1919. Sau khi tham dự các cuộc thực hành và cơ động tại đây, nó khởi hành đi Trinidad vào ngày 17 tháng 3, và đến nơi đó năm ngày sau nhằm thực hiện chuyến viếng thăm cảng này kéo dài ba ngày. Sau đó nó quay trở về vịnh Guantánamo vào ngày 29 tháng 3, ở lại đó một thời gian ngắn rồi khởi hành đi Hampton Roads ngày 9 tháng 4 và đến nơi sáng ngày 12 tháng 4. Nó lên đường vào chiều tối cùng ngày hướng đến Brest, và đi đến đó ngày 21 tháng 4.

Chiếc thiết giáp hạm rời cảng Brest ngày 3 tháng 5 năm 1919, hướng về vùng Tiểu Á, và đi đến cảng Smyrna (hiện nay là İzmir) tám ngày sau để bảo vệ những người Mỹ sống tại đây trong khi Hy Lạp chiếm cảng này, một cuộc chiếm đóng bị những người quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ kháng cự lại bằng vũ lực. Arizona cung cấp chỗ trú ngụ tạm thời trên tàu cho một nhóm người quốc tịch Hy Lạp, trong khi chi đội Thủy quân Lục chiến phối thuộc của chiếc thiết giáp hạm đổ bộ lên bờ để bảo vệ Lãnh sự Hoa Kỳ tại đây; một số công dân Mỹ cũng ở lại trên chiếc Arizona cho đến khi tình hình cho phép họ quay trở lên bờ. Rời Smyrna ngày 9 tháng 6, chiếc thiết giáp hạm chở Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ Leland F. Morris đến Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, rồi Arizona khởi hành đi New York ngày 15 tháng 6, đi ngang qua Gibraltar và đến nơi ngày 30 tháng 6.

Arizona vào Xưởng hải quân New York không lâu sau đó để được bảo trì và sửa đổi, bao gồm việc tháo dỡ 6 trong tổng số 22 khẩu pháo 127 mm (5 inch/51 caliber),[2] chiếc thiết giáp hạm rời cảng ngày 6 tháng 1 năm 1920 để gia nhập Đội Thiết giáp hạm 7 trong các đợt cơ động mùa Đông và mùa Xuân tại vùng biển Caribbe. Nó hoạt động ngoài khơi vịnh Guantánamo trong giai đoạn này, và từng viếng thăm Bridgetown, Barbados trong quần đảo Tây Ấn thuộc Anh và Colón trong vùng kênh đào Panama, trước khi nó hướng lên phía Bắc về phía New York, và đến nơi vào ngày 1 tháng 5. Rời New York ngày 17 tháng 5, Arizona hoạt động tại khu vực thực hành phía nam, rồi ghé thăm Norfolk và Annapolis, Maryland trước khi quay về New York ngày 25 tháng 6. Trong sáu tháng tiếp theo sau, con tàu hoạt động tại chỗ ngoài khơi New York. Trong thời gian này, nó được đặt ký hiệu thân tàu BB-39 vào ngày 17 tháng 7, và đến ngày 23 tháng 8, nó trở thành soái hạm của Tư lệnh Đội Thiết giáp hạm 7 là Chuẩn Đô đốc Edward V. Eberle.

Rời New York ngày 4 tháng 1 năm 1921, Arizona gia nhập hạm đội khi nó di chuyển về hướng vịnh Guantánamo và vùng kênh đào Panama. Đi đến Colón, Panama ở phía Đại Tây Dương của con kênh đào nối liền hai đại dương, Arizona vượt qua kênh đào lần đầu tiên vào ngày 19 tháng 1 và đi đến vịnh Panama vào ngày 20 tháng 1. Khởi hành đi Callao, Peru ngày 22 tháng 1, hạm đội đến nơi ngày 31 tháng 1 thực hiện chuyến viếng thăm kéo dài sáu ngày. Trong khi hạm đội đang lưu lại đây, Tổng thống Peru đã lên thăm chiếc Arizona. Lên đường đi Balboa ngày 5 tháng 2, Arizona đến nơi vào ngày 14 tháng 2. Băng qua con kênh đào một lần nữa sau ngày sinh nhật của Washington một ngày, chiếc thiết giáp hạm về đến vịnh Guantánamo ngày 26 tháng 2. Nó hoạt động tại đây cho đến tận ngày 24 tháng 4, khi nó lên đường quay về New York ngang qua Hampton Roads.

Arizona về đến New York ngày 29 tháng 4 năm 1921, tại đây nó được đại tu cho đến ngày 15 tháng 6, khi nó khởi hành đi Hampton Roads. Ngày 21 tháng 6, nó rời Cape Charles cùng các quan sát viên Lục quân và Hải quân để chứng kiến việc thử nghiệm ném bom chiếc tàu ngầm U-117. Quay trở về New York, chiếc thiết giáp hạm mang cờ hiệu của Phó Đô đốc John D. McDonald, người từng là vị chỉ huy đầu tiên của Arizona dưới tư cách thuyền trưởng, vào ngày 1 tháng 7, và lên đường đi Panama và Peru vào ngày 9 tháng 7. Nó đi đến cảng Callao ngày 22 tháng 7 như là kỳ hạm của Lực lượng Thiết giáp hạm thuộc Hạm đội Đại Tây Dương, để tham gia các lễ hội mừng Một trăm năm độc lập của Peru. Ngày 27 tháng 7, Phó Đô đốc McDonald lên bờ đại diện cho Hoa Kỳ khánh thành tượng đài kỷ niệm việc José de San Martín hoàn tất công việc giải phóng Peru khỏi sự đô hộ của Tây Ban Nha một thế kỷ trước đó.

Khởi hành đi vịnh Panama ngày 3 tháng 8, Arizona trở thành soái hạm của Đội Thiết giáp hạm 7 khi Phó Đô đốc McDonald chuyển cờ hiệu của mình sang chiếc Wyoming và Chuẩn Đô đốc Josiah S. McKean chuyển cờ hiệu của mình như là tư lệnh của đội vào ngày 10 tháng 8 tại Balboa. Ngày hôm sau, chiếc thiết giáp hạm khởi hành đi San Diego, và đến nơi ngày 21 tháng 8.

Trong 14 năm tiếp theo sau, Arizona luân phiên phục vụ như là soái hạm của các Đội Thiết giáp hạm 2, 3 và 4. Đặt căn cứ tại San Pedro, California trong giai đoạn này, Arizona hoạt động cùng hạm đội tại vùng biển ngoài khơi bờ biển phía Nam California và tại vùng biển Caribbe mỗi khi hạm đội được tập trung tại đây. Nó tham gia một chuỗi các cuộc tập trận Vấn đề Hạm đội (các cuộc tập trận cơ động hạm đội hàng năm như là đợt tổng kết huấn luyện cả năm), trải dài từ vùng biển Caribbe ngoài khơi bờ Đông Trung Mỹ và vùng kênh đào Panama; từ quân đảo Tây Ấn đến vùng biển giữa Hawaii và bờ Tây Hoa Kỳ.

Sau khi tham gia cuộc tập trận Vấn đề Hạm đội IX (tháng 1 năm 1929), Arizona đi qua kênh đào Panama ngày 7 tháng 2 để đi đến vịnh Guantánamo, nơi nó hoạt động cho đến tận tháng 4. Sau đó nó quay về xưởng hải quân Norfolk, và đến nơi vào ngày 4 tháng 5 chuẩn bị cho việc hiện đại hóa.

Được tạm thời cho ngưng hoạt động vào ngày 15 tháng 7 năm 1929, công việc hiện đại hóa chiếc Arizona kéo dài 20 tháng. Kiểu cột buồm dạng ba chân, trên đỉnh có ba tầng kiểm soát hỏa lực pháo, thay thế cho kiểu cột buồm dạng lồng hyperbol; số khẩu pháo 127 mm (5 inch)/51 caliber được giảm xuống còn 12 và được bố trí lại trên một tầng sàn tàu cao hơn; và tám khẩu pháo phòng không 127 mm (5 inch)/25 caliber[2] thay thế cho kiểu 76 mm (3 inch)/50 caliber trước đây. Nó cũng được bổ sung thêm giáp bảo vệ những phần sống còn chống đỡ đạn pháo, và những tấm ốp bảo vệ chống ngư lôi hay hư hại do những quả bom ném suýt trúng đích. Ngoài ra, nó còn được trang bị các nồi hơi mới cũng như các turbine chính và turbine đường trường. Cuối cùng, nó được đưa trở lại hoạt động vào ngày 1 tháng 3 năm 1931.

Hơn hai tuần sau, vào ngày 19 tháng 3, Tổng thống Herbert Hoover lên con tàu chiến vừa mới được hiện đại hóa và thực hiện chuyến đi từ Hampton Roads đến Puerto Rico và quần đảo Virgin cùng ngày hôm đó. Quay trở về Hampton Roads ngày 29 tháng 3, Arizona tiễn vị Tổng Tư Lệnh cùng đoàn tháp tùng rời tàu, rồi tiếp tục hành trình về hướng Bắc đến Rockland, Maine tiến hành chạy thử nghiệm hiệu chỉnh sau đợt hiện đại hóa. Sau khi ghé thăm Boston, chiếc thiết giáp hạm quay về Norfolk, rồi nó khởi hành đi San Pedro ngày 1 tháng 8, và được bố trí vào Đội thiết giáp hạm 3.

Trong một thập niên tiếp theo sau, Arizona tiếp tục hoạt động cùng Hạm đội Thiết giáp hạm và tham gia một chuỗi các cuộc tập trận Vấn đề Hạm đội diễn ra từ vùng biển Bắc Thái Bình Dương và Alaska cho đến Tây Ấn, và vùng biển phía Đông quân đảo Tiểu Antille. Con tàu cùng thủy thủ đoàn còn tham gia trong một bộ phim do James Cagney thực hiện cho hãng Warner Brothers vào năm 1935, Here Comes the Navy, sử dụng rộng rãi nhiều đoạn quay bên ngoài lẫn những cảnh quay trực tiếp trên tàu.

Tập tin:USSArizona1941-NavyProgram.jpg

Trích từ sách chương trình tập trận Lục quân-Hải quân 1941, ngày 29 tháng 11 năm 1941: "Ảnh phía mũi chiếc U. S. S. Arizona khi nó đang vượt qua con sóng lớn. Cho dù có sự nhiệt tình dành cho không quân, điều đáng kể là chưa có chiếc thiết giáp hạm nào bị bom đánh chìm."

Ngày 17 tháng 9 năm 1938, Arizona trở thành soái hạm của Đội Thiết giáp hạm 1, khi Chuẩn Đô đốc Chester Nimitz (sau này là Tổng tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương) đặt cờ hiệu của ông trên chiếc tàu chiến. Được bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo Văn phòng Hàng hải ngày 27 tháng 5 năm 1939, Nimitz được thay thế vào ngày hôm đó bởi Chuẩn Đô đốc Russell Willson.

Cuộc tập trận lớn cuối cùng mà Arizona tham gia là Vấn đề Hạm đội XXI. Sau khi cuộc tập trận kết thúc, Hạm đội Hoa Kỳ ở lại vùng biển Hawaii, đặt căn cứ tại Trân Châu Cảng. Nó hoạt động tại đây cho đến cuối mùa Hè, rồi nó quay về Long Beach, California ngày 30 tháng 9 năm 1940. Sau đó nó được đại tu tại xưởng hải quân Puget Sound, Bremerton, Washington cho đến năm sau. Số khẩu đội pháo phòng không được tăng thêm đến 12 khẩu 127 mm (5 inch)/25 caliber.[2] Cờ hiệu chỉ huy của nó được thay đổi lần cuối cùng vào ngày 23 tháng 1 năm 1941, khi Chuẩn Đô đốc Isaac C. Kidd thay thế Chuẩn Đô đốc Willson làm Tư lệnh Đội thiết giáp hạm 1.

Chiếc thiết giáp hạm quay về Trân Châu Cảng ngày 3 tháng 2 để tiếp tục việc huấn luyện vốn được Hạm đội Thái Bình Dương tiến hành một cách khẩn trương. Nó thực hiện chuyến đi đến bờ tây nước Mỹ lần cuối, khi rời Trân Châu Cảng ngày 11 tháng 6 đi Long Beach, và cuối cùng quay trở lại căn cứ tại Hawaii vào ngày 8 tháng 7. Trong năm tháng tiếp theo sau, nó tiến hành các đợt huấn luyện và tập trận với nhiều hình thức huấn luyện và thực hành chiếc thuật khác nhau tại vùng biển Hawaii. Nó trải qua một đợt tu bổ ngắn tại xưởng hải quân Trân Châu Cảng bắt đầu vào ngày 27 tháng 10, được trang bị radar tìm kiếm bên trên cột buồm phía trước. Nó cùng với Nevada và Oklahoma tiến hành buổi tập luyện cuối cùng, thực hành bắn pháo ban đêm trong đêm 4 tháng 12. Sau đó cả ba chiếc thiết giáp hạm cùng quay về neo đậu dọc theo đảo Ford vào ngày 5 tháng 12.

Được dự định để tiếp liệu và bảo trì, Arizona cặp song song cùng tàu sửa chữa Vestal vào ngày thứ bảy, 6 tháng 12. Hai chiếc tàu neo đậu chung với nhau vào buổi sáng ngày 7 tháng 12; và trong số những người có mặt trên chiếc Arizona vào buổi sáng định mệnh hôm đó có Chuẩn Đô đốc Kidd, và người chỉ huy con tàu, Thuyền trưởng Franklin van Valkenburgh.

[sửa] Ngày 7 tháng 12 năm 1941

Ngay trước 8 giờ sáng, máy bay Nhật Bản cất cánh từ sáu tàu sân bay hạm đội đã tấn công vào Hạm đội Thái Bình Dương khi chúng đang bỏ neo tại Trân Châu Cảng, và trong hai đợt không kích tiếp nối nhau, họ đã đánh tan tác lực lượng thiết giáp hạm Hoa Kỳ cùng các cơ sở không quân và lục quân có vai trò phòng thủ căn cứ quân sự quan trọng này.

Trên chiếc Arizona, lệnh báo động không kích được đưa ra vào khoảng 7 giờ 55 phút, và không lâu sau con tàu được chuyển sang chế độ thường trực chiến đấu. Không lâu sau 8 giờ 00, một quả bom phóng ra từ một chiếc máy bay ném bom tầm cao Nakajima B5N "Kate" cất cánh từ tàu sân bay Nhật Kaga đã trúng phải bên cạnh tháp súng số 4 rồi xuyên xuống sàn bên dưới, tạo một đám cháy nhỏ nhưng chỉ gây ra thiệt hại nhẹ.

Lúc 08 giờ 06 phút, một chiếc Kate xuất phát từ tàu sân bay Hiryū đã ném trúng một quả bom vào giữa hai tháp pháo số 1 và số 2 bên mạn phải. Vụ nổ tiếp theo sau đã phá hủy phần phía trước của chiếc Arizona do phát nổ đạn pháo bên trong một khu hầm đạn được bọc thép bên dưới sàn tàu. Đa số các chuyên gia đều đồng ý rằng quả bom này khó có thể xuyên thủng vỏ giáp của con tàu,[3] nhưng họ đều nhận định rằng có thể loại thuốc súng đen (dùng trong việc phóng máy bay) đã phát nổ trước, kích nổ các thùng thuốc súng không khói (sử dụng cho các khẩu pháo chính trên tàu). Một bản báo cáo năm 1944 nghi ngờ rằng một cách cửa đi vào hầm đạn chứa thuốc súng đen đã bị để ngõ, và có thể các vật liệu dễ cháy đã được chứa gần đó. Một nguồn thông tin khác về đề tài lịch sử Hải quân Mỹ còn đi xa hơn khi cho rằng thuốc súng đen đã được cất giữ bên ngoài hầm đạn bọc thép.[4] Dù sao, thật khó có thể có được một câu trả lời xác định cho vấn đề này. Chiến công đánh trúng con tàu được Hải quân Nhật ghi nhận dành cho hoa tiêu Noburu Kanai cùng phi công Tadashi Kusumi.[5] Vụ nổ tai họa này xé toang phần trước con tàu, gây ra những đám cháy kéo dài đến hai ngày; và những mảnh vụn bị bắn tung đến khu vực lân cận trên đảo Ford. Điều khôi hài là sức ép của vụ nổ đã dập tắt được các đám cháy bên trên chiếc tàu sửa chữa Vestal vốn đang neo đậu song song với nó.[6]

Nhiều sĩ quan và thủy thủ trên chiếc Arizona đã hành động rất dũng cảm dưới sự dẫn dắt của Thiếu tá Hải quân Samuel G. Fuqua, sĩ quan chỉ huy kiểm soát hư hỏng của con tàu, mà sự bình tĩnh khi chiến đấu dập lửa và di tản những người sống sót khỏi con tàu đã khiến ông được trao tặng Huân chương Danh dự. Huân chương cao quý này còn được truy tặng cho Chuẩn Đô đốc Isaac C. Kidd, vị tướng hải quân đầu tiên tử trận tại mặt trận Thái Bình Dương, và cho Thuyền trưởng Franklin Van Valkenburgh, người đã đến được cầu tàu để tìm cách bảo vệ con tàu khi quả bom ném trúng hầm đạn đã phá hủy nó.

Vụ nổ làm phá hủy chiếc Arizona và nhấn chìm nó xuống nước bên cạnh đảo Ford cũng làm thiệt mạng 1.177 người trong tổng số 1.400 thành viên thủy thủ đoàn có mặt trên tàu vào lúc đó - chiếm quá nữa tổng số thiệt hại nhân mạng của cả hạm đội trong cuộc tấn công này.

Được cho ngừng hoạt động tại Trân Châu Cảng vào ngày 29 tháng 12 năm 1941, Arizona được xóa khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 1 tháng 12 năm 1942. Xác tàu của nó được cắt để chỉ có rất ít cấu trúc thượng tầng nhô lên khỏi khỏi mặt nước. Pháo và súng các cỡ ở phần đuôi được tháo và vớt lên để dùng làm pháo phòng thủ duyên hải. Tháp súng số 1 được tìm thấy trong một cuộc lặn vào năm 1983. Các tháp súng số 3 và số 4 phía sau được tháo dỡ để trang bị cho Khẩu đội Arizona trên bờ biển phía Tây đảo Oahu và khẩu đội Pennsylvania tại Mokapu Point, thuộc Quân đoàn Pháo binh Duyên hải của Lục quân.[7] Tháp súng số 2 sau đó được trang bị lại trên chiếc thiết giáp hạm Nevada vào mùa Thu năm 1944,[8] và Nevada đã dùng các khẩu pháo này tấn công các hòn đảo Nhật Bản Okinawa và Iwo Jima.[9]

Người ta vẫn còn tin, nhưng không đúng, rằng chiếc Arizona được giữ lại hoạt động "vĩnh viễn", giống như trường hợp của chiếc USS Constitution.[10]

[sửa] Tưởng niệm và danh dự

Xác tàu đắm của chiếc Arizona tiếp tục nằm lại trong Trân Châu Cảng, và là một đài tưởng niệm những thành viên của thủy thủ đoàn đã thiệt mạng vào buổi sáng ngày 7 tháng 12 năm 1941. Vào ngày 7 tháng 3 năm 1950, Đô đốc Arthur W. Radford, Tổng tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương vào lúc đó, chỉ thị cho treo cờ tưởng niệm bên trên xác tàu đắm. Các cuộc vận động vào thời chính phủ của các tổng thống Dwight D. Eisenhower và John F. Kennedy đã đưa đến việc công nhận xác con tàu đắm này là đài tưởng niệm quốc gia vào ngày 30 tháng 5 năm 1962. Một đài tưởng niệm được xây dựng ngang qua xác còn lại của con tàu dưới mặt nước, bao gồm một căn phòng mà tên những thành viên của thủy thủ đoàn đã thiệt mạng được khắc trên tường bằng cẩm thạch. Trong khi các cấu trúc thượng tầng và ba trong số bốn tháp pháo chính đã được tháo dỡ, tháp pháo còn lại vẫn còn nhìn thấy được từ trên mặt nước. Các hoạt động tưởng niệm vẫn được tổ chức thường xuyên tại đây; nhưng với số cựu chiến binh còn sống sót trên chiếc Arizona ngày càng ít đi theo từng năm tháng trôi qua. Tàu chiến của Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản và hải quân các nước vẫn chào chiếc Arizona mỗi khi có dịp ghé ngang qua Trân Châu Cảng.

Tính cho đến năm 2008, tức là 66 năm sau vụ nổ đã phá hủy chiếc Arizona, dầu rò rỉ ra từ thân tàu vẫn tiếp tục nổi lên trên mặt nước. Arizona tiếp tục rỉ ra cảng khoảng một lít dầu mỗi ngày.[11] Những thành viên thủy thủ đoàn còn sống sót cho rằng dầu sẽ tiếp tục rỉ cho đến khi người cuối cùng trong số họ qua đời.[12] Nhiều người trong số họ đã thu xếp để sau khi họ chết, thi hài sẽ được hỏa táng và tro của họ sẽ được đặt tại con tàu chung với những người đồng đội của họ đã ngã xuống. Hải quân Mỹ, cùng với cơ quan Dịch vụ Công viên Quốc gia, gần đây đã xem xét kế hoạch thực hiện một bản đồ số hóa toàn bộ thân con tàu một cách cẩn thận để tôn vinh nó như một di tích chiến tranh. Hải quân Mỹ cũng cân nhắc những biện pháp không xâm lấn để giảm bớt việc dầu tiếp tục rò rỉ nhằm cải thiện điều kiện môi trường bên trong cảng.

Arizona được tặng thưởng một Ngôi sao Chiến đấu do hoạt động của nó trong Thế chiến II. Đài tưởng niệm USS Arizona được chính thức công nhận là một Di tích Lịch sử cấp Quốc gia vào ngày 15 tháng 10 năm 1966; trong khi bản thân con tàu được công nhận là một Địa điểm Lịch sử Quốc gia vào ngày 5 tháng 5 năm 1989.

Một trong những chiếc chuông nguyên thủy trên chiếc Arizona ngày nay được treo tại Viện đại học Arizona. Trường đại học này đã xây dựng khu học xá sinh viên trị giá 60 triệu Đô la theo dáng của thân con tàu Arizona.

Một cột buồm và mỏ neo của chiếc Arizona hiện đang được trưng bày ở Wesley Bolin Memorial Plaza, phía Đông khu phức hợp Arizona State Capitol ở Phoenix, Arizona. Các hiện vật khác của con tàu được trưng bày tại khu triển lãm "Flagship of the Fleet: Life and Death of the USS Arizona" tại Bảo tàng Arizona State Capitol.[13]

Một phần phẳng của thân tàu cùng các hiện vật khác trên chiếc Arizona được trưng bày trên chiếc "tàu" huấn luyện USS Arizona tại căn cứ hải quân Great Lakes.

Đặt hàng: 28 tháng 12 năm 1915

Lớp tàu: Lớp thiết giáp hạm Tennessee

Xưởng đóng tàu: Xưởng hải quân Mare Island

Đặt lườn: 25 tháng 10 năm 1916

Hạ thủy: 20 tháng 11 năm 1919

Đỡ đầu: Barbara Stephens

Hoạt động: 10 tháng 8 năm 1921

Bị mất: Bị bán để tháo dỡ ngày 10 tháng 7 năm 1959

Ngừng hoạt động: 14 tháng 2 năm 1947

Xóa đăng bạ:

Tặng thưởng:

Các đặc tính chung

Lượng rẽ nước: 32.300 tấn (ban đầu);

40.950 tấn (sau khi tái cấu trúc)

Chiều dài: 190,3 m (624 ft 6 in)

Mạn thuyền: 29,7 m (97 ft 4 in)

Tầm nước: 9,2 m (30 ft 4 in)

Tốc độ: 39 km/h (21 knot)

Quân số: 57 sĩ quan, 1.026 thủy thủ

Vũ khí: 12 × pháo 356 mm (14 inch)

14 × pháo 127 mm (5 in)

4 × pháo phòng không 76 mm (3 in)

2 × ống phóng ngư lôi 533 mm (21 in)

Vũ khí điện tử: radar RCA CXAM-1 từ năm 1940[1]

USS California (BB-44) là một thiết giáp hạm thuộc lớp Tennessee, và là chiếc tàu chiến thứ năm của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này nhằm tôn vinh tiểu bang thứ 31 của Hoa Kỳ.[2] Bắt đầu phục vụ như là soái hạm của Hạm đội Thái Bình Dương, nó hoạt động tại đây trong suốt quãng đời phục vụ. Trong cuộc tấn công Trân Châu Cảng ngày 7 tháng 12 năm 1941, nó bị đánh chìm, nhưng sau đó được vớt lên và tái cấu trúc. Nó tiếp tục phục vụ tại mặt trận Thái Bình Dương trong phần còn lại của Thế Chiến II cho đến khi kết thúc, rồi được cho ngừng hoạt động vào năm 1947 do đã lạc hậu.

Thiết kế và chế tạo

Nó được đặt lườn vào ngày 25 tháng 10 năm 1916 tại xưởng hải quân Mare Island ở Vallejo, California. California được hạ thủy vào ngày 20 tháng 11 năm 1919 dưới sự đỡ đầu của Barbara Stephens, con gái của William D. Stephens, Thống đốc tiểu bang Califonia lúc đó; và được đưa vào hoạt động ngày 10 tháng 8 năm 1921 dưới quyền chỉ huy của Thuyền trưởng H.J. Ziegemeier. Nó được bố trí đến Hạm đội Thái Bình Dương và trở thành kỳ hạm của hạm đội này.

[sửa] Lịch sử hoạt động

[sửa] Giữa hai cuộc thế chiến

Trong 20 năm, từ năm 1921 đến năm 1941, California đã phục vụ như soái hạm của Hạm đội Thái Bình Dương, rồi là soái hạm của Hạm đội Thiết giáp hạm của Hải quân Hoa Kỳ. Các hoạt động thường kỳ hằng năm của nó bao gồm các cuộc tập trận chung Hải quân-Lục quân, huấn luyện chiến thuật và các vấn đề tổ chức, các cuộc tập trung hạm đội cho những mục đích khác nhau. Thành tích huấn luyện tích cực và sự thể hiện tốt khiến nó được tặng thưởng các danh hiệu trong các năm 1921, 1922, 1925 và 1926.

Vào mùa Hè năm 1925 California dẫn đầu Hạm đội Thiết giáp hạm và một đội tàu tuần dương của Hạm đội Tuần tiễu thực hiện chuyến viếng thăm hữu nghị đến Úc và New Zealand. Nó tham gia cuộc Duyệt binh Tổng thống trong các năm 1927, 1930, và 1934. Nó được cho hiện đại hóa vào cuối năm 1929 và đầu năm 1930, được trang bị các khẩu đội pháo phòng không cải tiến, với tám khẩu pháo 127 mm (5 inch)/25 caliber thay thế cho pháo 76 mm (3 inch).[3]

Từ giữa cho đến cuối thập niên 1930, California cùng 14 chiếc thiết giáp hạm khác của Hạm đội Hoa Kỳ đặt căn cứ tại San Pedro, California. Trong khoảng thời gian này, chúng tham gia nhiều cuộc diễn tập hạm đội dọc theo bờ Tây nước Mỹ, đến Hawaii, và vào năm 1939 thông qua kênh đào Panama đến Cuba, và đến New York nhân dịp Hội chợ Thế giới 1939.

Hàng năm, California cùng các tàu chiến chủ lực khác (các thiết giáp hạm, các tàu sân bay Lexington và Saratoga) tranh đua với nhau dành giải thưởng thể thao, gồm các môn phổ biến tại Mỹ như bóng bầu dục và bóng chày, đấm bốc, đấu vật, chèo thuyền, bóng rổ và các môn khác - thường được biết dưới tên gọi "Iron Man Trophy", được tổ chức hằng năm kể từ năm 1919. California lần đầu tiên giành được giải "Iron Man" vào năm 1925 và giữ được danh hiệu này trong ba năm. Năm 1939, California chiến thắng giải "Iron Man" lần cuối cùng với tổng số điểm .733 đánh bại đội New Mexico.

Trong những năm đó, việc tranh tài trong giải "Iron Man" rất căng thẳng giữa các tàu chiến chủ lực của Hạm đội Thái Bình Dương, cho đến khi đa số chúng được tái bố trí đến Hawaii vào tháng 5 năm 1940 sau cuộc tập trận Vấn đề Hạm đội XXI do sự lo ngại ngày càng gia tăng trong quan hệ với Nhật Bản. California là một trong số sáu tàu chiến đầu tiên được trang bị kiểu radar mới RCA CXAM vào năm 1940.[1]

[sửa] Thế Chiến II

Vào ngày 7 tháng 12 năm 1941, California neo đậu cùng với các thiết giáp hạm khác tại phần cực nam của "hàng thiết giáp hạm" dọc theo đảo Ford khi Hải quân Nhật tung ra cuộc tấn công Trân Châu Cảng. Độ kín nước của con tàu bị ảnh hưởng do nó đang chuẩn bị cho một cuộc khảo sát vật liệu, nên con tàu bị ngập nước lan rộng khi bị đánh trúng.[4] Một quả ngư lôi phát nổ bên dưới đai giáp giữa khung số 46 và 60, trong khi một quả thứ hai nổ giữa khung số 95 và 100.[5] Lúc 08 giờ 45 phút, một quả bom 250 kg đánh trúng sàn tàu phía trên bên mạn phải tại khung số 60, xuyên qua sàn chính, và phát nổ tại sàn bọc thép thứ hai, gây nổ hầm đạn pháo phòng không và làm thiệt mạng khoảng 50 người.[6] Một quả bom thứ hai suýt trúng làm bong các tấm thép ở mũi tàu.[4] Khói từ các đám cháy do quả bom phát nổ lan đến phòng máy phía trước, buộc thủy thủ phải di tản khỏi nơi đây lúc 10 giờ 00 và chấm dứt các nổ lực bơm giữ cho chiếc thiết giáp hạm tiếp tục nổi.[4] Sau ba ngày bị tràn nước liên tục, California chìm xuống đáy bùn trong vịnh cảng, chỉ còn nổi trên mặt nước phần cấu trúc thượng tầng.[4] Khi chiến sự kết thúc, 100 thành viên thủy thủ đoàn thiệt mạng cùng 62 người khác bị thương. Robert R. Scott là một trong các thủy thủ tử trận trong ngày 7 tháng 12, anh được truy tặng Huân chương Danh dự vì những hành động anh dũng của mình.

Vào ngày 25 tháng 3 năm 1942, các nỗ lực trục vớt đã giúp cho California nổi trở lại và được đưa vào ụ tàu tại Trân Châu Cảng để sửa chữa. Ngày 7 tháng 6 nó lên đường bằng động lực của chính nó để đi đến Xưởng hải quân Puget Sound, nơi thực hiện một cuộc tái cấu trúc triệt để. Các vỏ giáp bảo vệ được cải tiến, thêm các ngăn kín nước, cải tiến độ ổn định, bổ sung hệ thống phòng không và hệ thống kiểm soát hỏa lực. Các khẩu pháo hạng hai 127 mm (5 inch) /51 caliber và pháo phòng không 127 mm (5 inch) /25 caliber nguyên thủy được thay thế bằng 16 khẩu pháo 127 mm (5 inch) /38 caliber bố trí trên tháp đôi. [3] Giống như tàu chị em với nó, California thực ra là một con tàu mới được xây dựng trên khung con tàu cũ.[7]

California rời Bremerton, Washington ngày 31 tháng 1 năm 1944 để thực hiện chuyến đi thử máy tại San Pedro, California, rồi khởi hành từ San Francisco, California ngày 5 tháng 5 chuẩn bị cho cuộc tấn công lên quần đảo Mariana. Ngoài khơi Saipan vào tháng 6 năm 1944, nó tiến hành nả pháo dọc bờ biển và yểm trợ theo yêu cầu. Ngày 14 tháng 6 nó trúng phải một quả đạn pháo phòng thủ duyên hải đối phương khiến một người tử trận và chín người bị thương. Sau Saipan, các khẩu pháo cỡ lớn của nó giúp mở đường cho các chiến dịch tấn công đổ bộ lên Guam và Tinian từ ngày 18 tháng 7 đến ngày 9 tháng 8. Vào ngày 24 tháng 8, nó về đến Espiritu Santo để sửa chữa mạn trái tàu bị hư hại do đụng phải chiếc thiết giáp hạm USS Tennessee (BB-43).

Vào ngày 17 tháng 9 năm 1944 California khởi hành đi Manus chuẩn bị cho chiến dịch tấn công Philippines. Từ ngày 17 đến ngày 20 tháng 11, nó đóng một vai trò chủ chốt trong trận chiến vịnh Leyte khi tiêu diệt hạm đội Nhật Bản trong trận chiến eo biển Surigao vào ngày 25 tháng 10. Đến ngày 1 tháng 1 năm 1945, nó rời Palaus tham gia chiến dịch đổ bộ lên đảo Luzon. Các khẩu pháo hạng nặng của nó góp vai trò quan trọng vào sự thành công của những chiến dịch nguy hiểm vào sâu trong lãnh thổ do đối phương chiếm đóng. Vào ngày 6 tháng 1, trong khi đang thực hiện bắn phá vịnh Lingayen, nó bị một máy bay tấn công cảm tử kamikaze đánh trúng, khiến 44 thành viên thủy thủ đoàn thiệt mạng và 155 người khác bị thương. California thực hiện các sửa chữa tạm thời ngay tại chỗ và tiếp tục thực hiện nhiệm vụ nả pháo cần thiết vào các mục tiêu cho đến khi hoàn tất. Nó khởi hành ngày 23 tháng 1 hướng về xưởng hải quân Puget Sound, và đến nơi ngày 15 tháng 2 để tiến hành các sửa chữa toàn diện.

California quay trở lại hoạt động ngoài khơi vùng biển Okinawa vào ngày 15 tháng 6 năm 1945 và ở lại tại khu vực chiến sự này cho đến tận ngày 21 tháng 7. Hai ngày sau nó gia nhập Lực lượng Đặc nhiệm TF 95 để hỗ trợ các chiến dịch quét mìn tại biển Đông Trung Quốc. Sau một chuyến đi ngắn đến vịnh San Pedro, Philippines trong tháng 8, chiếc tàu chiến rời Okinawa ngày 20 tháng 9 để hỗ trợ cho cuộc đổ bộ chiếm đóng của Tập đoàn quân 6 tại Wakanoura Wan thuộc Honshū. Nó tiếp tục hỗ trợ cuộc chiếm đóng cho đến ngày 15 tháng 10, rồi lên đường, đi ngang qua Singapore, Colombo và Cape Town, Nam Phi để đến Philadelphia, Pennsylvania, và đến nơi ngày 7 tháng 12. Nó được đưa về làm lực lượng trừ bị tại đây vào ngày 7 tháng 8 năm 1946, được cho ngừng hoạt động vào ngày 14 tháng 2 năm 1947, và được bán để tháo dỡ vào ngày 10 tháng 7 năm 1959.

Đặt hàng: 15 tháng 12 năm 1938

Lớp tàu: Lớp thiết giáp hạm South Dakota (1939)

Xưởng đóng tàu: Newport News, Virginia

Đặt lườn: 20 tháng 11 năm 1939

Hạ thủy: 21 tháng 11 năm 1941

Đỡ đầu: Lewis C. Robbins

Hoạt động: 30 tháng 4 năm 1942

Bị mất: Bị bán để tháo dỡ tháng 10 năm 1963

Ngừng hoạt động: 11 tháng 9 năm 1947

Xóa đăng bạ:

Tặng thưởng: 9 Ngôi sao Chiến đấu

Các đặc tính chung

Lượng rẽ nước: 35.000 tấn

Chiều dài: 207,3 m (680 ft)

Mạn thuyền: 33 m (108 ft 3 in)

Tầm nước: 8,9 m (29 ft 4 in)

Lực đẩy: 4 × turbine hơi nước

8 nồi hơi đốt dầu, 4 trục

công suất 130.000 mã lực (97 MW)

Tốc độ: 50 km/h (27 knot)

Tầm xa: 37.000 km ở tốc độ 28 km/h

(20.000 hải lý ở tốc độ 15 knot)

Quân số: 1.793 (115 sĩ quan, 1.678 thủy thủ)

Vũ khí: 9 × pháo 406 mm (16 inch)/45 caliber Mark 6

20 × pháo 127 mm (5 inch)/38 caliber

68 × súng phòng không 40 mm

76 × súng phòng không 20 mm

Cảm biến:

Vỏ giáp: Tối đa 310 mm (12,2 inch)

Máy bay: 2 × OS2U Kingfisher

USS Indiana (BB-58) là một thiết giáp hạm thuộc lớp South Dakota được Hải quân Hoa Kỳ đưa vào hoạt động trong Chiến tranh Thế giới lần thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến thứ tư của Hải quân Mỹ được đặt cái tên này nhằm tôn vinh tiểu bang thứ 19 của Hoa Kỳ. Trong Thế chiến II, chiếc thiết giáp hạm chỉ hoạt động tại Mặt trận Thái Bình Dương, từng tham gia nhiều chiến dịch chủ yếu, và sau khi chiến tranh chấm dứt, nó được cho ngừng hoạt động vào năm 1947 và được bán để tháo dỡ vào năm 1963.

Thiết kế và chế tạo

Indiana được đặt lườn vào ngày 20 tháng 11 năm 1939 bởi hãng Northrop Grumman Newport News tại Newport News, Virginia. Nó được hạ thủy vào ngày 21 tháng 11 năm 1941, được đỡ đầu bởi Bà Lewis C. Robbins, con gái Thống đốc tiểu bang Indiana Henry F. Schricker, và được đưa vào hoạt động ngày 30 tháng 4 năm 1942 dưới quyền chỉ huy của Thuyền trưởng Đại tá Hải quân A.A. Merrill.

Lịch sử hoạt động

Sau chuyến đi thử máy tại vịnh Casco, Maine, chiếc thiết giáp hạm mới đi ngang qua kênh đào Panama để củng cố các đơn vị Hạm đội Mỹ tại Thái Bình Dương trong những tháng đầu tiên đầy khó khăn của Thế Chiến II. Nó gia nhập lực lượng của Chuẩn Đô đốc Lee hộ tống cho các tàu sân bay vào ngày 28 tháng 11 năm 1942. Trong 11 tháng tiếp theo sau, Indiana giúp bảo vệ các tàu sân bay Enterprise và Saratoga, sau đó hỗ trợ cho lực lượng Mỹ tiến quân tại quần đảo Solomon.

Indiana đi đến Trân Châu Cảng vào ngày 21 tháng 10 năm 1943, rồi lại khởi hành vào ngày 11 tháng 11 cùng với các lực lượng hỗ trợ cho cuộc tấn công đổ bộ lên quần đảo Gilbert. Chiếc thiết giáp hạm tham gia bảo vệ các tàu sân bay đang hỗ trợ lực lượng Thủy quân Lục chiến trong trận đánh đẫm máu tại Tarawa. Sau đó vào cuối tháng 1 năm 1944 nó bắn phá Kwajalein trong tám ngày trước các cuộc đổ bộ xuống quần đảo Marshall vào ngày 1 tháng 2. Trong đêm đó, khi đang cơ động để tiếp nhiên liệu cho các tàu khu trục hộ tống, Indiana đã va chạm với chiếc thiết giáp hạm Washington, làm thiệt mạng nhiều người. Những sửa chữa tạm thời bên mạn phải con tàu được thực hiện tại đảo san hô Majuro trước khi con tàu quay về Trân Châu Cảng vào ngày 13 tháng 2 để sửa chữa lớn. Thuyền trưởng của Indiana thừa nhận rằng con tàu của ông đã tách khỏi đội hình, và ông nhận hoàn toàn trách nhiệm về vụ va chạm. Ông bị Đô đốc Nimitz cách chức và được thay thế.

Indiana gia nhập Lực lượng Đặc nhiệm TF 58 trong cuộc không kích lớn nhắm vào đảo san hô Truk trong các ngày 29 và 30 tháng 4, rồi sau đó nó nả pháo xuống đảo Ponape trong ngày 1 tháng 5. Vào tháng 6 Indiana hướng đến quần đảo Marianas cùng hạm đội Mỹ đông đảo nhằm tấn công và chiếm đóng chuỗi quần đảo chiến lược này. Nó nả pháo xuống đảo Saipan trong các ngày 13 và 14 tháng 6 và bắn rơi nhiều máy bay đối phương bằng hỏa lực phòng không khi chống trả lại các đợt không kích trong ngày 15 tháng 6. Khi hạm đội tàu sân bay Nhật Bản tiến đến Marianas nhằm đẩy lui lực lượng Mỹ, Indiana đã đối đầu với họ trong thành phần "hàng thiết giáp hạm" của Phó Đô đốc Willis A. Lee. Hai hạm đội khổng lồ đã đối đầu nhau trong ngày 19 tháng 6 năm 1944 trong trận chiến lớn nhất giữa các tàu sân bay trong Thế Chiến II, Trận chiến biển Philippine, khi bốn đợt không kích được phía Nhật tung ra nhắm vào hạm đội Mỹ. Những chiếc máy bay tiêm kích F6F Hellcat của hạm đội, cùng với sự trợ giúp ít ỏi của các tàu hộ tống, đã bắn rơi gần 400 máy bay tấn công Nhật. Trận không chiến này vì vậy được mang cái tên lóng "Cuộc săn vịt trời Marianas vĩ đại". Với sự trợ giúp lớn từ các tàu ngầm, lực lượng của Phó Đô đốc Marc A. Mitscher đã đánh chìm ba tàu sân bay Nhật, trong đó có chiếc tàu sân bay kỳ cựu Shōkaku và chiếc tàu sân bay mới nguyên Taihō. Indiana đã bắn rơi nhiều máy bay đối phương, và né tránh được hai quả ngư lôi suýt trúng đích. Sau khi trận chiến kết thúc với ưu thế rõ rệt cho phía Mỹ, Indiana tiếp tục vai trò yểm trợ chung quanh các tàu sân bay, và đã ở liên tục ngoài biển khơi trong 64 ngày đêm liên tục để hỗ trợ cho cuộc chiếm đóng Marianas.

Vào tháng 8, Indiana bắt đầu hoạt động trong thành phần của Đội Đặc nhiệm 38.3, tiến hành bắn phá quần đảo Palau, và sau đó là Philippines. Nó hộ tống cho các cuộc không kích vào các căn cứ trên bờ của đối phương từ ngày 12 đến ngày 30 tháng 9 năm 1944, giúp chuẩn bị cho cuộc đổ bộ lên đảo Leyte sắp tới tại khu vực Trung quần đảo Philippine. Sau đó Indiana rời Philippines quay về xưởng hải quân tại Bremerton, Washington, và đến nơi vào ngày 23 tháng 10, để thực hiện việc đại tu cần thiết đồng thời cũng được trang bị thêm các vũ khí phòng không. Vì vậy, chiếc thiết giáp hạm đã có dịp tham dự Trận chiến vịnh Leyte mang tính quyết định ngoài khơi Philippines. Sau khi hoàn tất việc đại tu, Indiana khởi hành hướng đến Trân Châu Cảng.

Đi đến Trân Châu Cảng ngày 12 tháng 12, Indiana ngay lập tức bắt đầu tiến hành huấn luyện chuẩn bị cho các cuộc chiến mới. Nó lại lên đường vào ngày 10 tháng 1 năm 1945, và cùng với một lực lượng các thiết giáp hạm và tàu tuần dương, chiếc thiết giáp hạm tiến hành bắn phá Iwo Jima trong ngày 24 tháng 1. Sau đó Indiana hợp cùng Lực lượng Đặc nhiệm 58 quay về đảo san hô Ulithi, rồi lại khởi hành vào ngày 10 tháng 2 tham gia tấn công chiếm đóng Iwo Jima, bước tiếp theo của cuộc chinh phục Nhật Bản. Chiếc thiết giáp hạm đã hộ tống các tàu sân bay trong đợt không kích khu vực Tokyo vào ngày 17 tháng 2, và một đợt khác vào ngày 25 tháng 2, cùng với nhiệm vụ bảo vệ các cuộc không kích xuống Iwo Jima xen kẻ giữa hai lần đó. Sau đó, Indiana hỗ trợ cho cuộc không kích xuống Okinawa trước khi lên đường quay trở về căn cứ. Nó về đến Ulithi vào ngày 5 tháng 3 năm 1945 để được bổ sung tiếp liệu và nghỉ ngơi.

Indiana nhổ neo rời Ulithi vào ngày 14 tháng 3 năm tham gia trận chiến nhằm chiếm đóng Okinawa, và cho đến tháng 6 năm 1945, nó hỗ trợ cho hoạt động không kích của các tàu sân bay xuống chính quốc Nhật Bản và Okinawa. Các cuộc không kích này được thực hiện nhằm hỗ trợ tối đa cho chiến dịch trên đất liền, cũng như phá hủy nền công nghiệp chiến tranh Nhật Bản. Trong giai đoạn này, chiếc thiết giáp hạm phải thường xuyên chống trả các cuộc tấn công tự sát của đối phương, khi quân Nhật nỗ lực liều mạng một cách tuyệt vọng mong thay đổi được tình thế. Đầu tháng 6, Indiana thoát khỏi một cơn bão hung hãn, rồi sau đó hướng đến vịnh San Pedro thuộc Philippines, và đến nơi vào ngày 13 tháng 6.

Trong thành phần của Đội Đặc nhiệm 38.1, Indiana hoạt động tại vùng biển ngoài khơi các đảo chính quốc Nhật Bản từ ngày 1 tháng 7 đến ngày 15 tháng 8, hỗ trợ các cuộc không kích xuống Nhật Bản cũng như bắn pháo vào các mục tiêu duyên hải bằng các khẩu pháo chính 406 mm (16 inch). Chiếc thiết giáp hạm kỳ cự tiến vào vịnh Tokyo ngày 5 tháng 9 năm 1945; và chín ngày sau, nó khởi hành quay về San Francisco, California, và đến nơi vào ngày 29 tháng 9 năm 1945.

Quay trở về Hoa Kỳ không lâu sau khi Nhật Bản đầu hàng, Indiana được đưa về lực lượng dự bị vào tháng 9 năm 1946 và chính thức ngừng hoạt động một năm sau đó. Nó không còn tham gia hoạt động nào khác và bị bán để tháo dỡ vào tháng 10 năm 1963.

Cột buồm chính của Indiana được dựng tại Sân vận động Memorial của Trường Đại học Indiana Bloomington; một mỏ neo của nó đặt tại Đài tưởng niệm chiến tranh Allen County tại Fort Wayne, Indiana; trong khi chiếc chuông của nó hiện đang đặt tại Heslar Naval Armory ở Indianapolis, Indiana và nhiều hiện vật khác được trưng bày tại nhiều bảo tàng và trường học khác nhau khắp Indiana. Mũi tàu Indiana hiện đang đặt tại Berkeley, California.

Indiana được tặng thưởng chín Ngôi sao Chiến đấu do thành tích hoạt động trong Thế Chiến II.

Đặt hàng: 1 tháng 7 năm 1939

Lớp tàu: Lớp thiết giáp hạm Iowa

Xưởng đóng tàu: Xưởng đóng tàu New York

Đặt lườn: 27 tháng 6 năm 1940

Hạ thủy: 27 tháng 8 năm 1942

Đỡ đầu: Ilo Wallace

Hoạt động: 22 tháng 2 năm 1943

Ngừng hoạt động: 26 tháng 10 năm 1990

Xóa đăng bạ: 17 tháng 3 năm 2006

Tình trạng: Hạm đội Trừ bị Vệ binh Quốc gia tại vịnh Suisun, gần San Francisco, California

Tặng thưởng: 11 Ngôi sao Chiến đấu

Các đặc tính chung ban đầu

Lượng rẽ nước: 45.000 tấn

Chiều dài: 270 m (887 ft 3 in)

Mạn thuyền: 32,9 m (108 ft 2 in)

Tầm nước: 11,3 m (37 ft 2 in)

Lực đẩy: Turbine hơi nước,

19 nồi hơi, 4 trục,

133.000 mã lực (99,2 MW)

Tốc độ: 61 km/h (33 knot)

Tầm xa: 15.200 km ở tốc độ 22 km/h

(8.200 nm ở tốc độ 12 knot)

Quân số: 151 sĩ quan, 2637 thủy thủ

Vũ khí: 9 x pháo 406 mm (16 in) 50 cal. Mark 7

20 × pháo 127 mm (5 in) 38 cal. Mark 12

80 x pháo phòng không Bofors 40 mm 56 cal.

49 x pháo phòng không Oerlikon 20 mm 70 cal.

Vỏ giáp: đai giáp: 307 mm (12,1 in)

vách ngăn: 287 mm (11,3 in)

lá chắn bệ pháo: 295 đến 439 mm (11,6 đến 17,3 in)

tháp pháo: 500 mm (19,7 in)

sàn tàu: 190 mm (7,5 in)

Máy bay: thủy phi cơ

Các đặc tính chung sau cải biến năm 1984

Vũ khí: 9 x pháo 406 mm (16 in) 50 cal. Mark 7

12 × pháo 127 mm (5 in) 38 cal. Mark 12

32 x tên lửa Tomahawk BGM-109

16 x tên lửa đối hạm Harpoon RGM-84

4 x pháo Phalanx CIWS 20 mm/76 cal.

Cảm biến: Radar dò tìm phòng không AN/SPS-49

Radar dò tìm mặt biển AN/SPS-67

Radar dò tìm mặt biển/kiểm soát vũ khí AN/SPQ-9

Vũ khí điện tử: Hệ thống EWS AN/SLQ-32

Hệ thống ngụy trang AN/SLQ-25 Nixie

8 × Hệ thống phóng rocket pháo sáng cực nhanh Mark 36 SRBOC

Máy bay: máy bay trực thăng, máy bay không người lái

USS Iowa (BB-61) (biệt danh "The Big Stick") là chiếc dẫn đầu của lớp thiết giáp hạm Iowa và là chiếc tàu chiến thứ tư của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên nhằm vinh danh tiểu bang thứ 29 của Hoa Kỳ. Iowa là tàu chiến duy nhất của Hoa Kỳ được trang bị một bồn tắm, và là chiếc duy nhất trong lớp của nó từng hoạt động tại Đại Tây Dương trong Thế Chiến II.

Trong Thế Chiến II, Iowa khi hoạt động tại Đại Tây Dương đã phục vụ cho chuyến đưa đón Tổng thống Roosevelt tham dự Hội nghị Tehran. Khi được chuyển sang hạm đội Thái Bình Dương vào năm 1944, Iowa đã bắn phá các bãi biển tại Kwajalein và Eniwetok trước các cuộc tấn công đổ bộ của lực lượng Đồng Minh và hộ tống cho cho các tàu sân bay hoạt động tại quần đảo Marshall. Trong chiến tranh Triều Tiên, Iowa tham gia bắn phá dọc theo bờ biển Bắc Triều Tiên, trước khi được cho dừng hoạt động và chuyển về Hạm đội Dự bị Đại Tây Dương. Nó được cho hoạt động trở lại vào năm 1984 như một phần của Kế hoạch 600 tàu chiến Hải quân, và hoạt động tại các hạm đội Đại Tây Dương và Thái Bình Dương để đối phó lại sự bành trướng của Hải quân Xô Viết. Vào tháng 4 năm 1989, tháp súng số 2 trên chiếc Iowa phát nổ mà không xác định được nguyên nhân, làm thiệt mạng 47 thủy thủ.

Iowa cuối cùng được cho ngừng hoạt động vào năm 1990, và được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào năm 1995; nhưng nó lại được đăng bạ trở lại từ năm 1999 đến năm 2006 theo một đạo luật liên bang buộc phải giữ lại và duy trì hai thiết giáp hạm lớp Iowa. Hiện tại, Iowa thuộc về Hạm đội Trừ bị Vệ binh Quốc gia tại vịnh Suisun, gần San Francisco, California; và đang chờ đợi để được tặng cho một tổ chức phi lợi nhuận sẽ sử dụng nó như một tàu bảo tàng. Cho đến nay, Iowa là chiếc duy nhất trong lớp chưa được mở ra cho công chúng tham quan.

Chế tạo

Iowa là chiếc dẫn đầu của lớp thiết giáp hạm nhanh mang tên nó, vốn được thiết kế vào năm 1938 bởi bởi Chi nhánh Thiết kế Sơ thảo của Văn phòng Chế tạo và Sửa chữa. Nó được hạ thủy vào ngày 27 tháng 8 năm 1942, được đỡ đầu bởi Ilo Wallace (phu nhân của Phó Tổng thống Henry Wallace), và được đưa vào hoạt động ngày 22 tháng 2 năm 1943 dưới quyền chỉ huy của Thuyền trưởng John L. McCrea.[1] Nó là chiếc đầu tiên trong lớp của nó được Hải quân Mỹ đưa ra hoạt động.[2]

Dàn pháo chính của Iowa bao gồm chín khẩu Mark 7/50-caliber 406 mm (16-inch) có khả năng bắn đạn xuyên thép nặng 1.200 kg (2.700 lb) đi xa được khoảng 37 km (20 dặm). Pháo hạng hai bao gồm hai mươi khẩu pháo 5-inch (127 mm)/38-caliber bố trí trong các tháp súng đôi, có tầm bắn khoảng 22 km (12 hải lý). Với sự ra đời của không lực, và yêu cầu chiếm lấy và duy trì ưu thế trên không đòi hỏi phải bảo vệ hạm đội các tàu sân bay Đồng Minh đang ngày càng lớn mạnh, Iowa được trang bị một loạt các pháo phòng không Bofors 40 mm 56 cal. và Oerlikon 20 mm 70 cal. để bảo vệ các tàu sân bay khỏi bị máy bay đối phương không kích.[3]

[sửa] Thế Chiến II (1943-1945)

[sửa] Chạy thử máy và hoạt động cùng Hạm đội Đại Tây Dương

Vào ngày 24 tháng 2 năm 1943, Iowa hướng ra biển trong một chuyến đi thử máy trong vịnh Chesapeake và dọc theo bờ biển Đại Tây Dương. Nó khởi hành ngày 27 tháng 8 năm 1943 hướng đến Argentia, Newfoundland, nhằm đối phó lại mối đe dọa của chiếc thiết giáp hạm Đức Tirpitz được báo cáo là đang hoạt động tại vùng biển Na Uy, trước khi quay trở về Hoa Kỳ vào ngày 25 tháng 10 để tiến hành bảo dưỡng trong hai tuần tại Xưởng hải quân Norfolk.[4]

Sau khi được tiếp nhiên liệu và được các tàu khác hộ tống, Iowa chở Tổng thống Franklin D. Roosevelt, Ngoại trưởng Cordell Hull và các tướng lĩnh đến Casablanca, Morocco, chặng đầu tiên trong hành trình đi dự Hội nghị Tehran. Trong số các tàu chiến hộ tống cho Iowa trong chuyến đi này có William D. Porter, một tàu khu trục thuộc lớp Fletcher, vốn đã can dự vào một tai nạn rủi ro vào đêm hôm trước khi mỏ neo của nó xé rách hàng rào và giá treo thuyền cứu sinh một chiếc tàu khu trục chị em neo đậu bên cạnh. Ngày hôm sau, một quả mìn sâu trên boong chiếc Porter bị rời ra và rơi xuống biển phát nổ, khiến cho Iowa cùng các tàu hộ tống khác phải thực hiện cơ động lẫn tránh vì suy đoán rằng lực lượng hạm đội đang bị ngư lôi từ các tàu ngầm U-boat của Đức tấn công.[6]

Vào ngày 14 tháng 11, theo yêu cầu của Roosevelt, Iowa tiến hành thực tập pháo phòng không để trình diễn khả năng tự bảo vệ. Cuộc thực tập được bắt đầu bằng việc thả một số quả bóng bay dùng làm mục tiêu. Trong khi hầu hết các quả bóng bị các xạ thủ trên chiếc Iowa bắn trúng, một số tiếp tục bay về phía William D. Porter và cũng bị bắn trúng. Sau đó chiếc Porter cùng các tàu hộ tống khác trình diễn một cuộc thực tập ngư lôi bằng cách mô phỏng một cuộc phóng nhắm vào chiếc Iowa. Cuộc thực tập này bất ngờ suýt trở thành thảm họa khi quả ngư lôi số 3 trên William D. Porter phóng ra khỏi ống và hướng về chiếc Iowa.[6]

William D. Porter tìm cách báo hiệu cho chiếc Iowa về việc quả ngư lôi đang hướng đến gần, nhưng do quy định giữ im lặng vô tuyến, họ buộc phải sử dụng tín hiệu đèn. Chiếc tàu khu trục lại nhầm lẫn hướng đi của quả ngư lôi nên chuyển đi một thông điệp sai đến chiếc Iowa rằng Porter đang hỗ trợ mà không đề cập đến việc một quả ngư lôi đang ở dưới nước.[6] Trong tình thế tuyệt vọng, cuối cùng chiếc tàu khu trục phải phá vỡ sự im lặng vô tuyến, dùng mật mã chuyển một thông điệp cảnh báo đến chiếc Iowa về việc quả ngư lôi đang hướng đến. Sau khi xác nhận được nguồn gốc của bức điện, Iowa phải ngoặc gấp để tránh quả ngư lôi. Trong khi đó, Roosevelt nhận được tin về mối đe dọa đang đến gần, đã yêu cầu cận vệ đẩy chiếc xe lăn của ông ra sát mạn con tàu chiến.[6] Không lâu sau đó, quả ngư lôi phát nổ trong đợt sóng của con tàu; Iowa được bình an và quay các khẩu súng của nó hướng vào chiếc William D. Porter do mối lo ngại con tàu hộ tống này can dự vào một cuộc mưu sát tổng thống.[7][8]

Iowa hoàn tất nhiệm vụ hộ tống Tổng Thống vào ngày 16 tháng 12 khi đưa ông quay trở về đến Hoa Kỳ.[6] Roosevelt phát biểu trước thủy thủ đoàn chiếc Iowa trước khi rời tàu:"...từ tất cả những gì tôi nghe và tôi thấy, Iowa là một "con tàu hạnh phúc", và vì đã từng phục vụ trong hải quân trong nhiều năm, tôi biết, và các bạn cũng biết, điều đó nghĩa là gì". Ông cũng đề cập đến những tiến bộ đạt được trong cuộc hội đàm trước khi kết thúc bài phát biểu: "... chúc các bạn may mắn, và xin nhớ là trên tinh thần, tôi luôn ở cùng các bạn, từng người một trong tất cả các bạn."[9]

[sửa] Phục vụ cùng Hải đội Thiết giáp hạm 7

Trở thành soái hạm của Hải đội Thiết giáp hạm 7, Iowa rời Hoa Kỳ ngày 2 tháng 1 năm 1944 lên đường đi Thái Bình Dương, đi ngang qua kênh đào Panama vào ngày 7 tháng 1, và chuẩn bị hoạt động tác chiến mở màn tại quần đảo Marshall. Từ ngày 29 tháng 1 đến ngày 3 tháng 2, nó hỗ trợ các cuộc không kích từ các tàu sân bay thuộc Đội đặc nhiệm 38.3 của Chuẩn Đô đốc Frederick C. Sherman xuống các đảo san hô Kwajalein và Eniwetok. Nhiệm vụ tiếp theo của nó là hỗ trợ các cuộc không kích xuống căn cứ hải quân và tiếp tế chủ lực của Nhật Bản tại Truk thuộc quần đảo Caroline. Iowa cùng với các tàu chiến khác được tách ra khỏi lực lượng hỗ trợ vào ngày 16 tháng 2 năm 1944 để thực hiện đợt càn quét tàu bè quanh khu vực Truk, nhằm mục đích tiêu diệt các tàu bè đối phương đang tháo chạy về phía Bắc. Vào ngày 21 tháng 2, chiếc thiết giáp hạm phối hợp cùng Lực lượng Đặc nhiệm tàu sân bay nhanh[10] thực hiện các đợt tấn công nhắm vào Saipan, Tinian, Rota và Guam trong quần đảo Mariana. Trong đợt hoạt động này, Iowa đã giúp đánh chìm chiếc tàu tuần dương hạng nhẹ Katori.[4]

Vào ngày 18 tháng 3 năm 1944, Iowa, treo cờ hiệu của Phó Đô đốc Willis A. Lee, tham gia việc bắn phá đảo san hô Mili thuộc quần đảo Marshall. Mặc dù bị bắn trúng hai phát đạn 120 mm (4,7 inch) Nhật Bản, Iowa chỉ bị thiệt hại nhẹ. Sau đó nó gia nhập Lực lượng Đặc nhiệm 58 vào ngày 30 tháng 3, và hỗ trợ cho các cuộc không kích lên quần đảo Palau và Woleai thuộc quần đảo Carolines trong nhiều ngày.[1]

Từ ngày 22 đến ngày 28 tháng 4 năm 1944, Iowa hỗ trợ cho các cuộc không kích nhắm vào các đảo Hollandia (hiện nay là Jayapura), Aitape và Wakde nhằm giúp cho lực lượng lục quân tại Aitape và tại Tanahmerah và vịnh Humboldt ở Tân Guinea. Sau đó nó tham gia đợt tấn công thứ hai của Lực lượng đặc nhiệm vào Truk trong các ngày 29 và 30 tháng 4 và bắn phá các cơ sở Nhật Bản tại Ponape thuộc quầ đảo Caroline vào ngày 1 tháng 5.[1]

Vào giai đoạn mở màn của Chiến dịch quần đảo Mariana và Palau, Iowa bảo vệ các tàu sân bay Mỹ trong các cuộc không kích xuống các đảo Saipan, Tinian, Guam, Rota và Pagan trong ngày 12 tháng 6. Sau đó Iowa tách ra để bắn phá các cơ sở đối phương tại Saipan và Tinian trong các ngày 13 và 14 tháng 6, phá hủy được một kho đạn Nhật. Trong ngày 19 tháng 6, trong trận chiến biển Philippine, Iowa, trong thành phần hàng thiết giáp hạm của Lực lượng Đặc nhiệm 58, đã giúp đẩy lui bốn đợt không kích lớn lao của Hạm đội Cơ động Nhật Bản. Kết quả của trận đánh quan trọng này là đã tiêu diệt hầu hết không lực trên tàu sân của Hải quân Đế quốc Nhật Bản, trong đó Iowa đã góp phần mình khi bắn rơi ba máy bay đối phương. Sau đó Iowa tham gia việc truy đuổi hạm đội đối phương đang tháo chạy, bắn rơi một máy bay ném ngư lôi và trợ giúp vào việc tiêu diệt một chiếc khác.[4][1]

Trong suốt tháng 7, Iowa tiếp tục tuần tra ngoài khơi vùng biển Mariana hỗ trợ các cuộc không kích xuống Palaus và cuộc đổ bộ lên Guam. Sau khi nghỉ ngơi một tháng, Iowa khởi hành từ Eniwetok trong thành phần của Đệ Tam hạm đội, và hỗ trợ cho việc đổ bộ lên Peleliu vào ngày 17 tháng 9. Sau đó nó bảo vệ cho các tàu sân bay trong các cuộc không kích vào miền Trung Philippines để vô hiệu hóa không lực đối phương, chuẩn bị cho cuộc đổ bộ đã được chờ đợi từ lâu lên quần đảo này. Ngày 10 tháng 10, Iowa đến vùng biển ngoài khơi Okinawa cho một loạt các cuộc không kích lên quần đảo Ryukyu và Đài Loan. Sau đó nó hỗ trợ cho các đợt không kích nhắm vào Luzon vào ngày 18 tháng 10 và tiếp tục vai trò này cho đến khi diễn ra cuộc đổ bộ lên Leyte của Tướng Douglas MacArthur vào ngày 20 tháng 10.[1]

Đặt hàng: 5 tháng 12 năm 1916

Lớp tàu: Lớp thiết giáp hạm Colorado

Xưởng đóng tàu: Newport News, Virginia

Đặt lườn: 24 tháng 4 năm 1917

Hạ thủy: 20 tháng 3 năm 1920

Đỡ đầu: E. Brook Lee

Hoạt động: 21 tháng 7 năm 1921

Bị mất: Bị bán để tháo dỡ ngày 8 tháng 7 năm 1959

Ngừng hoạt động: 3 tháng 4 năm 1947

Xóa đăng bạ:

Tặng thưởng: 7 Ngôi sao Chiến đấu

Các đặc tính chung

Lượng rẽ nước: 32.600 tấn

Chiều dài: 190 m (624855 ft)

Mạn thuyền: 29,7 m (97 ft 6 in)

Tầm nước: 9,3 m (30 ft 6 in)

Tốc độ: 39 km/h (21,2 knot)

Quân số: 1.080

Vũ khí: 8 × pháo 406 mm (16 inch)/45 caliber

12 × pháo 127 mm (5 inch)/51 caliber

4 × pháo 76 mm (3 inch)

4 × six-pounder (2,7 kg),

2 × ống phóng ngư lôi 533 mm (21 inch)

USS Maryland (BB-46) (Fighting Mary) là một thiết giáp hạm của Hải quân Hoa Kỳ hoạt động trong Thế chiến II. Nó thuộc lớp Colorado, và là chiếc tàu chiến thứ ba của Hải quân Mỹ được đặt cái tên này nhằm tôn vinh tiểu bang thứ bảy của Mỹ.

Nó từng là mục tiêu được quân Nhật nhắm đến trong cuộc tấn công Trân Châu Cảng vào ngày 7 tháng 12 năm 1941, nhưng chỉ bị hư hỏng nhẹ. Sau khi được sửa chữa, nó tiếp tục hoạt động tại mặt trận Thái Bình Dương cho đến hết Thế chiến II. Nó được cho ngừng hoạt động vào ngày 3 tháng 4 năm 1947, và bị bán để tháo dỡ vào ngày 8 tháng 7 năm 1959.

Thiết kế và chế tạo

Maryland được đặt lườn vào ngày 24 tháng 4 năm 1917 bởi hãng Newport News Shipbuilding tại Newport News, Virginia. Nó được hạ thủy vào ngày 20 tháng 3 năm 1920, được đỡ đầu bởi E. Brook Lee, phu nhân của Kiểm soát viên bang Maryland và là con dâu của nghị sĩ bang Maryland Blair Lee; và được đưa vào hoạt động ngày 21 tháng 7 năm 1921 dưới sự chỉ huy của Thuyền trưởng C.F. Preston.

[sửa] Lịch sử hoạt động

[sửa] Giữa hai cuộc chiến tranh

Với một loại máy phóng thủy phi cơ mới và các khẩu pháo 406 mm (16 inch) lần đầu tiên được trang bị cho một tàu chiến Hoa Kỳ, Maryland là niềm tự hào của Hải quân Mỹ. Sau chuyến đi chạy thử máy dọc theo bờ Đông nước Mỹ, nó được yêu cầu tham gia vào nhiều sự kiện đặc biệt. Nó xuất hiện tại Annapolis, Maryland trong dịp lễ tốt nghiệp năm 1922 của Học viện hải quân Hoa Kỳ và tại Boston, Massachusetts nhân dịp kỷ niệm trận Bunker Hill và Ngày Độc lập của nước Mỹ. Từ ngày 18 tháng 8 đến ngày 25 tháng 9 lần đầu tiên nó viếng thăm một cảng nước ngoài khi chở Ngoại trưởng Charles Evans Hughes đến Rio de Janeiro tham dự triển lãm Một trăm năm Brazil. Năm 1923, sau các cuộc tập trận hạm đội ngoài khơi khu vực kênh đào Panama, Maryland đi qua kênh đào vào cuối tháng 6 để gia nhập lực lượng hạm đội tại bờ Tây nước Mỹ.

Nó thực hiện chuyến viếng thăm hữu nghị đến Australia và New Zealand vào năm 1925, và chở Tổng thống Herbert Hoover trên chặng Thái Bình Dương trong chuyến đi vòng quanh các nước Châu Mỹ Latin vào năm 1928. Trong những năm 1928- 1929, tám khẩu pháo phòng không 76 mm (3 inch) được thay thế bằng số lượng tương đương pháo 127 mm (5 inch)/25 caliber.[1] Trong suốt những năm của thập niên 1930, nó là lực lượng nòng cốt của hạm đội qua hàng loạt các cuộc thực tập huấn luyện. Đến năm 1940 Maryland và các thiết giáp hạm khác thuộc lực lượng tàu chiến chuyển căn cứ đến Trân Châu Cảng. Nó có mặt tại hàng thiết giáp hạm neo đậu dọc theo đảo Ford khi Hải quân Nhật tấn công Trân Châu Cảng vào ngày 7 tháng 12 năm 1941.

[sửa] Thế Chiến II

Thủy thủ Leslie Short là người đầu tiên trên chiếc Maryland đã khai hỏa khẩu súng máy của mình và đã bắn rơi một trong hai máy bay ném ngư lôi vừa mới tấn công chiếc Oklahoma. Neo đậu bên trong chiếc Oklahoma, và do đó tránh được cú tấn công phủ đầu bằng ngư lôi, Maryland đã tìm cách đưa được tất cả các súng phòng không vào hoạt động. Dù vậy, Maryland vẫn bị hai quả bom xuyên thép đánh trúng.[2] Quả thứ nhất đánh trúng khoang phía trước tàu tạo một lổ thủng 3 x 5 m (12 x 20 ft).[2] Quả thứ hai phát nổ sau khi xuyên qua sàn tàu đến mức ngấn nước 22 ft tại khung số 10,[2] gây ngập khoang tàu và làm tăng độ ngập nước phía trước thêm 1,5 m (5 ft).[2] Maryland vẫn tiếp tục chiến đấu, và sau đợt tấn công đã gởi các đội cứu hỏa đến giúp các con tàu chị em. Người Nhật tuyên bố rằng chiếc thiết giáp hạm đã bị đánh chìm, nhưng vào ngày 30 tháng 12, bị hư hại nhưng vẫn còn chắc chắn, con tàu đi vào ụ sửa chữa của Xưởng hải quân Puget Sound, Washington. Hai trong số 12 khẩu 127 mm (5 inch)/51 caliber ban đầu được tháo dỡ, và số pháo 127 mm (5 inch)/25 caliber được thay thế bằng số lượng tương đương pháo 127 mm (5 inch)/38 caliber.[1]

Nó rời Puget Sound ngày 26 tháng 2 năm 1942, không chỉ được sửa chữa mà còn được hiện đại hóa và sẵn sàng chiến đấu. Tuy nhiên trong trận Midway mang tính quyết định, những chiếc thiết giáp hạm cũ quá chậm chạp không thể đủ tốc độ để tháp tùng các tàu sân bay nên chỉ hoạt động như những lực lượng dự phòng. Vì vậy, Maryland hầu như chỉ tham gia các cuộc diễn tập huấn luyện cho đến ngày 1 tháng 8 khi nó quay về Trân Châu Cảng.

Được giao nhiệm vụ canh giữ dọc theo tuyến đường vận chuyển phía Nam đến Australia và các chiến trường khu vực Tây Nam Thái Bình Dương, Maryland cùng Colorado hoạt động ngoài khơi quần đảo Fiji trong tháng 11 năm 1942 rồi tiến sang quần đảo New Hebrides vào tháng 2 năm 1943. Nó quay về Trân Châu Cảng sau mười tháng tại các điểm nóng ở Nam Thái Bình Dương để được trang bị thêm các khẩu pháo phòng không 40 mm.

Trong một loạt các chiến dịch tại Thái Bình Dương, hỏa lực mạnh mẻ của thiết giáp hạm Maryland và những con tàu chị em với nó đóng một vai trò quyết định. Rời quần đảo Hawaii ngày 20 tháng 10 năm 1943 hướng đến khu vực nam Thái Bình Dương, Maryland trở thành soái hạm cho Lực lượng tấn công phía Nam của Chuẩn Đô đốc Harry W. Hill trong cuộc tấn công vào quần đảo Gilbert, cùng Trung tướng Julian C. Smith Tư lệnh Sư đoàn Thủy quân Lục chiến 2 trên tàu. Sáng sớm ngày 20 tháng 11, dàn pháo chính của nó bắt đầu đợt bắn phá kéo dài năm ngày và nả pháo theo yêu cầu để hỗ trợ cho một trong những chiến dịch đổ bộ dũng cảm nhất trong lịch sử lên Tarawa. Sau khi chiếm đóng được hòn đảo, nó tiếp tục ở lại khu vực này bảo vệ việc vận chuyển cho đến khi nó quay trở về Hoa Kỳ ngày 7 tháng 12.

Maryland khởi hành từ San Pedro, California vào ngày 13 tháng 1 năm 1944, gia nhập Lực lượng Đặc nhiệm TF 53 tại Hawaii, di chuyển đến vùng biển ngoài khơi Kwajalein, là một cứ điểm được củng cố rất vững chắc trong quần đảo Marshall, vào buổi sáng ngày 31 tháng 1. Được giao nhiệm vụ áp chế các công sự phòng thủ trên đảo Roi, chiếc thiết giáp hạm cũ nả đạn pháo trong suốt ngày và cả buổi sáng ngày hôm sau, cho đến khi các đợt tấn công chỉ còn cách bờ biển tiền duyên 450 m. Sau chiến dịch này, nó quay trở về Bremerton, Washington, để được đại tu và trang bị các khẩu pháo hạng trung thế hệ mới hơn.

Hai tháng sau Maryland quay lại tình trạng sẵn sàng chiến đấu, và khởi hành ngày 5 tháng 5 năm 1944 về hướng Tây để tham gia chiến dịch đổ bộ lớn nhất từng thực hiện tại mặt trận Thái Bình Dương xuống Saipan. Phó Đô đốc Richmond K. Turner bố trí Lực lượng Đặc nhiệm TF 52 một thời hạn ba ngày để vô hiệu hóa hàng rào hỏa lực phòng thủ trên hòn đảo. Việc bắn phá được bắt đầu lúc 5 giờ 45 phút ngày 14 tháng 6. Khóa miệng được hai khẩu pháo duyên hải, Maryland chỉ bị chống trả một cách yếu ớt khi nó tiếp tục các đợt nả pháo vào các mục tiêu đối phương. Tuy nhiên quân Nhật đã tìm cách đáp trả bằng không quân. Ngày 18 tháng 6, xạ thủ súng phòng không trên tàu đã ghi được chiến công đầu tiên, nhưng bốn ngày sau một chiếc G4M Betty bay thấp ngang qua các ngọn đồi còn đang tranh chấp trên đảo và phát hiện ra hai chiếc tàu chiến đang buông neo. Vượt qua phần mũi chiếc thiết giáp hạm Pennsylvania, nó thả một quả ngư lôi trúng đích làm xé toang một lổ hổng bên mạn trái phần trước mũi chiếc Maryland. Con tàu chỉ bị thiệt hại nhẹ, và sau 15 phút nó lên đường đi Eniwetok, rồi sau đó quay về Trân Châu Cảng để sửa chữa

Nhờ những nổ lực suốt ngày đêm của công nhân xưởng tàu, vào ngày 19 tháng 8 năm 1944, 34 ngày sau khi vào xưởng, chiếc thiết giáp hạm lại lên đường hướng về khu vực chiến sự. Sau một đợt diễn tập ngắn tại quần đảo, nó gia nhập Đội Đặc nhiệm TG 32.5 dưới quyền chỉ huy của Chuẩn Đô đốc Jesse B. Oldendorf, là lực lượng hỗ trợ hỏa lực hướng Tây tiến đến quần đảo Palau. Bắt đầu các đợt bắn phá vào ngày 12 tháng 9 hỗ trợ các hoạt động quét mìn và các đội công binh người nhái dưới nước, nó tiếp tục việc bắn phá mục tiêu cho đến khi các xuồng đổ bộ tiếp cận các bãi biển vào ngày 15 tháng 9. Sau bốn ngày, mọi sự đề kháng của đối phương bị áp chế hoàn toàn cho phép các con tàu hỗ trợ hỏa lực quay về quần đảo Admiralty.

Được phân về Hạm đội 7, Maryland lên đường ngày 12 tháng 10 năm 1944 để hỗ trợ cuộc đổ bộ quan trọng lên đảo Leyte thuộc quần đảo Philippines. Cho dù bị phong tỏa bởi thủy lôi, lực lượng đổ bộ vẫn tiến vào vịnh Leyte ngày 18 tháng 10. Công việc bắn phá vào ngày hôm sau và việc đổ bộ vào ngày 20 tháng 10 tiến triển tốt đẹp, nhưng quân Nhật quyết định phản công bằng cả máy bay cảm tử kamikaze lẫn ba gọng kìm tàu chiến.

Được cảnh báo trước bởi tàu ngầm và máy bay trinh sát, lực lượng thiết giáp hạm và tàu tuần dương Mỹ lên đường ngày 24 tháng 10 năm 1944 hướng đến cực nam của vịnh Leyte để bảo vệ eo biển Surigao. Sáng sớm ngày 25 tháng 10, các thiết giáp hạm đối phương Fusō và Yamashiro dẫn đầu hải đội Nhật Bản tiến qua eo biển, và bị lực lượng phục kích đang chờ đợi tấn công quyết liệt. Trước tiên là những quả ngư lôi từ những chiếc PT boat, rồi thêm nhiều ngư lôi từ những tàu khu trục đã tiêu diệt chiếc Fusō. Sau đó là hỏa lực từ các tàu tuần dương, và cuối cùng lúc 3 giờ 55 phút là các khẩu pháo chính từ hàng thiết giáp hạm. Các loạt đạn pháo cỡ lớn bắn dồn dập đã khiến hàng ngũ đối phương đi chậm lại và các thiết giáp hạm Nhật bốc cháy. Bỏ lại những chiếc thiết giáp hạm có số phận bi đát, hải đội Nhật còn lại rút lui, nhưng chỉ có một số nhỏ thoát khỏi các cuộc không kích tiếp theo sau. Tương tự như vậy, các lực lượng Mỹ khác đã tiêu hao và đánh lui các đợt tấn công phía Bắc của đối phương trong Trận chiến vịnh Leyte mang tính quyết định.

Sau chiến thắng quan trọng này, Maryland tuần tra tại các ngỏ đường dẫn đến eo biển Surigao cho đến ngày 29 tháng 10 năm 1944. Sau một đợt nghỉ ngơi tiếp liệu tại Manus, Admiralties, nó tiếp tục nhiệm vụ tuần tra vào ngày 16 tháng 11. Các đợt không kích của máy bay Nhật tiếp tục là mối nguy hiểm tiềm táng. Trong một đợt không kích vào ngày 17 tháng 11, các khẩu pháo của Đội Đặc nhiệm TG 77.2 đã bắn rơi 11 máy bay tấn công. Hai ngày sau đó, không lâu sau lúc hoàng hôn, một máy bay tự sát ló ra khỏi đám mây và đâm trúng chiếc Maryland giữa các tháp súng số 1 và số 2, làm 31 thủy thủ thiệt mạng trong vụ nổ và đám cháy bùng lên sau đó. Đến ngày 29 tháng 11, Maryland một lần nữa bị hư hại bởi một cuộc tấn công cảm tử kamikaze khác;[3] tuy nhiên, chiếc thiết giáp hạm kiên cường vẫn tiếp tục nhiệm vụ tuần tra của nó cho đến khi được thay phiên vào ngày 2 tháng 12. Nó về đến Trân Châu Cảng ngày 18 tháng 12, và trong hai tháng tiếp theo, công nhân xưởng tàu đã sửa chữa và tái trang bị cho "Fighting Mary".

Sau một khóa thực tập huấn luyện, Maryland khởi hành ngày 4 tháng 3 năm 1945 hướng đến khu vực tây Thái Bình Dương, và đi đến Ulithi ngày 16 tháng 3. Tại đây nó gia nhập Lực lượng Đặc nhiệm TF 54 dưới quyền chỉ huy của Chuẩn Đô đốc M.L. Deyo và vào ngày 21 tháng 3 lên đường tiến hành cuộc tấn công chiếm đóng Okinawa. Nó tiến đến gần bờ biển Okinawa ngày 25 tháng 3 và bắt đầu bắn phá các mục tiêu được chỉ định dọc theo phần Tây Nam của hòn đảo pháo đài này. Ngoài ra nó còn bắn pháo yểm trợ cho một cuộc tấn công phân tán vào bờ biển Đông Nam nhằm đánh lạc hướng đối phương khỏi hướng đổ bộ chính tại các bãi biển hướng Tây. Ngày 3 tháng 4, nó nhận được lời yêu cầu hỗ trợ hỏa lực từ Minneapolis (CA-36). Chiếc tàu tuần dương đã không thể áp chế các khẩu đội pháo duyên hải đối phương bằng các khẩu pháo 203 mm (8 inch), nên đã nhờ cậy đến các khẩu pháo 406 mm (16 inch) của "Fighting Mary" trợ giúp. Sáu loạt pháo cỡ nòng lớn từ chiếc thiết giáp hạm kỳ cựu đã tiêu diệt được toàn bộ pháo đối phương.

Maryland tiếp tục nhiệm vụ hỗ trợ hỏa lực cho đến ngày 7 tháng 4 năm 1945, khi nó khởi hành cùng Lực lượng Đặc nhiệm TF 54 đi đánh chặn một lực lượng tàu nổi Nhật Bản về phía Bắc. Lực lượng này, bao gồm cả chiếc thiết giáp hạm khổng lồ Yamato, đã chịu những đợt không kích căng thẳng cùng ngày hôm đó, và máy bay của Lực lượng Đặc nhiệm tàu sân bay nhanh đã đánh chìm sáu trong số mười tàu chiến của hạm đội này, kể cả chiếc Yamato. Chập tối ngày 7 tháng 4, Maryland trúng phải cú không kích tự sát thứ ba trong vòng mười tháng, khi một máy bay cảm tử mang theo một quả bom 230 kg (500 lb) đâm trúng nóc tháp pháo số 3 từ mạn phải. Vụ nổ bắn tung toàn bộ các khẩu súng 20 mm bêm trên tháp và gây 53 thương vong. Tuy vậy, như những lần trước, nó vẫn tiếp tục nhiệm vụ bắn phá bờ biển đối phương bằng những quả đạn pháo 406 mm (16 inch). Và trong khi canh gác khu vực vận chuyển phía tây trong ngày 11 tháng 4, nó bắn rơi được hai máy bay đối phương trong một đợt không kích chiều hôm đó.

Ngày 14 tháng 4 năm 1945, Maryland rời khu vực chiến trường để hộ tống cho đoàn tàu vận tải quay trở về căn cứ. Đia ngang qua quần đảo Mariana và Trân Châu Cảng, nó về đến xưởng hải quân Puget Sound tại Bremerton, Washington ngày 7 tháng 5, và ngày hôm sau tiến hành đợt đại tu rộng rãi. Tất cả các khẩu pháo 127 mm (5 inch) cũ được tháo bỏ thay thế bằng 16 khẩu pháo 127 mm 5"/38 caliber bố trí trên các tháp pháo đôi mới.[1] Hoàn tất các việc việc sửa chữa vào tháng 8, giờ đây chiếc thiết giáp hạm tham gia vào các Chiến dịch Magic Carpet. Trong bốn tháng tiếp theo sau, nó thực hiện năm chuyến đi giữa bờ Tây nước Mỹ và Trân Châu Cảng, hồi hương hơn 8.000 cựu chiến binh về lục địa Hoa Kỳ.

[sửa] Sau chiến tranh

Về đến Seattle, Washington ngày 17 tháng 12 năm 1945, nó hoàn tất nhiệm vụ vận chuyển Magic Carpet. Nó vào xưởng hải quân Puget Sound ngày 15 tháng 4 năm 1946 và được xếp vào lực lượng dự bị vào ngày 16 tháng 7. Nó được cho ngừng hoạt động tại Bremerton ngày 3 tháng 4 năm 1947 nhưng được giữ lại trong Hạm đội Dự bị Thái Bình Dương. Cuối cùng vào ngày 8 tháng 7 năm 1959 Maryland được bán cho hãng Learner tại Oakland, California để được tháo dỡ.

Ngày 2 tháng 6 năm 1961, Thống đốc tiểu bang Maryland bấy giờ là J. Millard Tawes đã quyết định xây dựng một đài tưởng niệm để ghi nhớ chiếc thiết giáp hạm cùng những người phục vụ trên nó. Được xây dựng bằng đá granite và đồng, và cũng mang chiếc chuông của "Fighting Mary", tượng đài này được đặt tại sân của tòa nhà tiểu bang ở Annapolis, Maryland.

Maryland được tặng thưởng bảy Ngôi sao Chiến đấu vì thành tích phục vụ trong Thế Chiến II.

Đặt hàng: 15 tháng 12 năm 1938

Lớp tàu: Lớp thiết giáp hạm South Dakota (1939)

Xưởng đóng tàu: Xưởng đóng tàu Fore River

Đặt lườn: 20 tháng 7 năm 1939

Hạ thủy: 23 tháng 9 năm 1941

Đỡ đầu: Charles Francis Adams

Hoạt động: 12 tháng 5 năm 1942

Ngừng hoạt động: 27 tháng 3 năm 1947

Xóa đăng bạ: 1 tháng 6 năm 1962

Tình trạng: Tàu bảo tàng ở Fall River, Massachusetts.

Tặng thưởng: 11 Ngôi sao Chiến đấu

Các đặc tính chung

Lượng rẽ nước: 35.000 tấn (tiêu chuẩn)

Chiều dài: 208 m (680 ft 10 in)

Mạn thuyền: 33 m (108 ft 2 in)

Tầm nước: 8,9 m (29 ft 4 in)

Lực đẩy: 4 × turbine hơi nước

8 nồi hơi đốt dầu, 4 trục

công suất 130.000 mã lực (97 MW)

Tốc độ: 50,2 km/h (27,8 knot)

Tầm xa: 37.000 km ở tốc độ 28 km/h

(20.000 hải lý ở tốc độ 15 knot)

Quân số: 115 sĩ quan, 1678 thủy thủ

Vũ khí: 9 × pháo 406 mm (16 inch)/45 caliber Mark 6

20 × pháo 127 mm (5 inch)/38 caliber

24 × súng phòng không 40 mm

35 × súng phòng không 20 mm

Cảm biến:

Vỏ giáp: Tối đa 310 mm (12,2 inch)

Máy bay: 2 × OS2U Kingfisher

USS Massachusetts (BB-59), tên lóng mà thủy thủ đoàn thường gọi "Big Mamie" trong Thế Chiến II, là một thiết giáp hạm thuộc lớp South Dakota. Nó là chiếc tàu chiến thứ bảy của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này nhằm tôn vinh tiểu bang thứ sáu của Hoa Kỳ. Chiếc tàu chiến, vốn được đưa ra hoạt động trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ hai, được tin là chiếc tàu chiến Mỹ đã bắn những phát đạn pháo 406 mm đầu tiên cũng như phát cuối cùng của cuộc chiến này.

BB-59 hiện nay là một tàu bảo tàng tại Battleship Cove ở Fall River thuộc Massachusetts.

Thiết kế và chế tạo

Lườn của Massachusetts được đặt lườn vào ngày 20 tháng 7 năm 1939 tại xưởng tàu Fore River ở Quincy, Massachusetts. Nó được hạ thủy vào ngày 23 tháng 9 năm 1941, được đở đầu bởi Bà Charles Francis Adams, phu nhân Bộ trưởng Hải quân, và được đưa vào hoạt động ngày 12 tháng 5 năm 1942 tại Boston, Massachusetts dưới quyền chỉ huy của Thuyền trưởng, Đại tá Hải quân Francis E.M. Whiting.

[sửa] Lịch sử hoạt động

[sửa] Các chiến dịch Đại Tây Dương

Sau chuyến đi chạy thử máy, Massachusetts rời vịnh Casco tại Portland, Maine vào ngày 24 tháng 10 năm 1942, và gặp gỡ Lực lượng Đặc nhiệm Hải quân Tây bốn ngày sau đó nhằm chuẩn bị cho cuộc tấn công lên Bắc Phi, phục vụ như là soái hạm của Đô đốc H. Kent Hewitt. Trong khi di chuyển ngoài khơi Casablanca ngày 8 tháng 11 để hỗ trợ cho Chiến dịch Torch, nó chịu đựng hỏa lực pháo 381 mm (15 inch) bắn ra từ chiếc thiết giáp hạm Pháp mới Jean Bart. Nó bắn trả vào lúc 07 giờ 40 phút, bắn đi những quả đạn hải pháo 406 mm (16 inch) đầu tiên của Mỹ tại chiến trường Châu Âu. Trong vòng vài phút, dàn pháo chính của chiếc Jean Bart im tiếng. Sau đó, với sự trợ giúp của chiếc tàu tuần dương hạng nặng Tuscaloosa, Massachusetts chuyển mục tiêu sang các tàu khu trục Pháp lúc này cùng tham gia cuộc tấn công, đánh chìm Fougueux và Boulonnais cùng chiếc tàu tuần dương hạng nhẹ Primauguet. Bản thân chiếc thiết giáp hạm bị bắn trúng hai phát đạn pháo 240 mm từ các khẩu đội pháo trên bờ, nhưng chỉ bị thiệt hại nhẹ. Nó cũng nả pháo vào các mục tiêu trên bờ bao gồm các khẩu đội pháo và một kho đạn. Sau khi dàn xếp được việc ngừng bắn đối với lực lượng Pháp, Massachusetts quay trở về Hoa Kỳ vào ngày 12 tháng 11 và chuẩn bị để được bố trí sang chiến trường Thái Bình Dương.

[sửa] Các chiến dịch Thái Bình Dương

Massachusetts đi đến Noumea, New Caledonia, vào ngày 4 tháng 3 năm 1943. Trong những tháng tiếp theo sau, nó hoạt động tại mặt trận Nam Thái Bình Dương, bảo vệ các đoàn tàu vận tải và hỗ trợ cho các chiến dịch tại quần đảo Solomon. Từ ngày 19 đến ngày 21 tháng 11, nó di chuyển cùng một đội đặc nhiệm tàu sân bay tấn công Makin, Tarawa và Abemama thuộc quần đảo Gilbert. Sang ngày 8 tháng 12, nó bắn phá các vị trí quân Nhật trên Nauru; và vào ngày 29 tháng 1 năm 1944 nó hộ tống các tàu sân bay trong việc tấn công Tarawa thuộc quần đảo Gilbert.

Hải quân Mỹ giờ đây tiến quân đều đặn vượt ngang qua Thái Bình Dương. Ngày 30 tháng 1, Massachusetts dội pháo xuống Kwajalein, và nó đã hỗ trợ cho cuộc đổ bộ lên đây vào ngày 1 tháng 2. Cùng một đội đặc nhiệm tàu sân bay, chiếc thiết giáp hạm đã tấn công các vị trí cố thủ của quân Nhật tại Truk vào ngày 17 tháng 2. Đòn đột kích này không những đã gây thiệt hại nặng cho lực lượng không quân và hải quân Nhật, mà còn giáng một đòn mạnh và tinh thần chiến đấu của đối phương. Trong các ngày 21 và 22 tháng 2, Massachusetts giúp chống trả một đợt tấn công mạnh mẻ của đối phương nhằm vào đội đặc nhiệm khi họ đang thực hiện không kích xuống Saipan, Tinian và Guam. Chiếc thiết giáp hạm tham gia tấn công quần đảo Caroline vào cuối tháng 3 rồi tham dự vào cuộc tấn công Hollandia (ngày nay là Jayapura) vào ngày 22 tháng 4, nơi tiến hành việc đổ bộ 60.000 quân để chiếm lĩnh hòn đảo này. Trên đường rút lui khỏi Hollandia, đội đặc nhiệm của nó còn giáng thêm một đòn tấn công khác nhắm vào Truk.

Massachusetts nả pháo xuống đảo Ponape trong ngày 1 tháng 5, nhiệm vụ tác chiến cuối cùng của nó trước khi lên đường quay về Puget Sound để đại tu và xẻ rảnh lại các nòng pháo của nó vốn đã bị nhẵn ra do sử dụng quá mức trong chiến trận. Ngày 1 tháng 8, chiếc thiết giáp hạm rời Trân Châu Cảng tiếp tục tham chiến tại khu vực mặt trận Thái Bình Dương. Nó rời quần đảo Marshall vào ngày 6 tháng 10 để hỗ trợ cho cuộc đổ bộ tại vịnh Leyte. Trong một nỗ lực nhằm ngăn chặn các cuộc không kích của quân Nhật để cản trở chiến dịch thực hiện tại đây, Massachusetts tham gia cuộc không kích xuống Okinawa vào ngày 10 tháng 10. Từ ngày 12 đến ngày 14 tháng 10, nó bảo vệ cho lực lượng tiến hành không kích lên Đài Loan. Trong thành phần của Đội Đặc nhiệm 38.3, chiếc thiết giáp hạm đã tham gia Trận chiến vịnh Leyte từ ngày 22 đến ngày 27 tháng 10, khi máy bay của đội đặc nhiệm đã góp phần đánh chìm bốn tàu sân bay Nhật Bản trong Trận chiến ngoài khơi mũi Engaño.

Dừng chân một chặng ngắn tại Ulithi, Massachusetts quay trở lại Philippines trong thành phần của lực lượng đặc nhiệm không kích Manila vào ngày 14 tháng 12. Trong khi hỗ trợ cho cuộc tấn công chiếm đóng Mindoro, Massachusetts gặp phải cơn bão Cobra vào ngày 17 tháng 12, với sức gió lên đến 220 km/h (120 knot) vốn đã nhấn chìm ba tàu khu trục. Từ ngày 30 tháng 12 năm 1944 đến ngày 23 tháng 1 năm 1945, chiếc thiết giáp hạm nằm trong thành phần của Lực lượng Đặc nhiệm 38, tiến hành không kích Đài Loan và hỗ trợ cho cuộc đổ bộ tại Lingayen. Trong thời gian này, nó còn quay trở lại khu vực biển Nam Trung Hoa, khi lực lượng đặc nhiệm của nó tấn công các tàu bè trong khu vực từ Sài Gòn đến Hong Kong, và kết thúc đợt tác chiến bằng các cuộc không kích xuống Đài Loan và Okinawa.

Từ ngày 10 tháng 2 đến ngày 3 tháng 3, cùng với Đệ Ngũ hạm đội, Massachusetts bảo vệ các tàu sân bay khi chúng tiến hành không kích xuống đảo Honshū. Đội đặc nhiệm của nó còn thực hiện không kích xuống Iwo Jima chuẩn bị cho việc chiếm đóng hòn đảo này. Ngày 17 tháng 3, các tàu sân bay thực hiện không kích xuống Kyūshū trong khi Massachusetts nổ súng chống trả các đợt tấn công của máy bay đối phương, bắn rơi nhiều máy bay. Bảy ngày sau, nó tiến hành bắn phá Okinawa. Chiếc thiết giáp hạm trải qua hầu hết thời gian của tháng 4 chống trả các cuộc không kích của đối phương. Sau một chặng nghỉ ngơi, nó quay trở lại khu vực chiến sự Okinawa vào tháng 6, và lại phải đi qua tâm một cơn bão khác với sức gió lên đến 180 km/h (100 knot) vào ngày 5 tháng 6. Nó tiến hành nả pháo xuống Minami Daito Jima thuộc quần đảo Ryukyu vào ngày 10 tháng 6.

Massachusetts lên đường ngày 1 tháng 7 từ vịnh Leyte để tham gia đợt tấn công cuối cùng của Đệ Tam hạm đội xuống Nhật Bản. Sau khi hộ tống các tàu sân bay tung ra các cuộc không kích xuống khu vực Tokyo, chiếc thiết giáp hạm tiến hành dội pháo xuống Kamaishi trên đảo Honshū vào ngày 14 tháng 7, một trung tâm công nghiệp sắt thép lớn thứ hai của Nhật Bản. Hai tuần sau, nó tiến hành nả pháo xuống tổ hợp công nghiệp tại Hamamatsu, trước khi quay trở lại bắn phá Kamaishi một lần nữa vào ngày 9 tháng 8. Chính tại nơi đây mà Massachusetts đã nả những quả đạn pháo 406 mm (16 inch) có thể xem là cuối cùng của Thế Chiến II.

Massachusetts được tặng thưởng 11 Ngôi sao Chiến đấu do thành tích hoạt động trong Thế Chiến II. Trong suốt cuộc chiến này, không có thiệt mạng về nhân sự Hải quân hay Thủy quân Lục chiến do hoạt động của đối phương xảy ra bên trên chiếc Massachusetts.

[sửa] Các hoạt động sau chiến tranh

Sau khi Nhật Bản đầu hàng, chiếc thiết giáp hạm khởi hành vào ngày 1 tháng 9 năm 1945 hướng về Puget Sound để đại tu. Nó rời khỏi xưởng tàu vào ngày 28 tháng 1 năm 1946 để hoạt động ngoài khơi bờ biển California, cho đến khi rời San Francisco, California hướng đến Hampton Roads, và đến nơi vào ngày 22 tháng 4. Massachusetts được cho ngừng hoạt động vào ngày 27 tháng 3 năm 1947 và được đưa về Hạm đội Dự bị Đại Tây Dương tại Norfolk, Virginia; rồi được rút kh̉i danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 1 tháng 6 năm 1962.

"Big Mamie", như nó vẫn thường được gọi một cách thân mật, đã tránh khỏi số phận bị biến thành sắt vụn, khi các cựu chiến binh và công dân của tiểu bang Massachusetts, với sự phụ giúp của học sinh của tiểu bang đã quyên góp được 50.000 Đô-la, đả chuyển quyền sở hữu con tàu cho Ủy ban Tưởng niệm Massachusetts vào ngày 8 tháng 6 năm 1965. Chiếc tàu chiến kỳ cựu được cho neo đậu tại Battleship Cove ở Fall River, Massachusetts, vào ngày 14 tháng 8 năm 1965, như một đài tưởng niệm của tiểu bang dành cho những người đã ngả xuống trong Thế Chiến II.

Vào những năm 1980, dưới thời nội các của Tổng thống Ronald Reagan, chương trình "600 tàu chiến" nhằm hiện đại hóa Hải quân Mỹ đã cho tái hoạt động toàn bộ bốn chiếc thiết giáp hạm thuộc lớp Iowa. Hải quân đã cho huy động một số lượng lớn các thiết bị chuyên dùng và linh kiện phụ tùng còn đang được dự trữ bên trên chiếc Massachusetts. Vào năm 1998, nó được kéo đến Ụ nổi số 3 lịch sử tại cảng Boston để đại tu, rồi được cho quay trở lại Fall River vào năm tiếp theo.

USS Massachusetts là một trong số tám thiết giáp hạm của Hải quân Mỹ còn lại cho đến nay (cùng với Iowa, Texas, Alabama, North Carolina, New Jersey, Missouri và Wisconsin), trong số rất nhiều chiếc đã từng được chế tạo trong nữa đầu của thế kỷ 20.

Tên lóng: "Showboat"

Đặt hàng: 1 tháng 8 năm 1937

Lớp tàu: Lớp thiết giáp hạm North Carolina

Xưởng đóng tàu: Xưởng đóng tàu New York

Chi phí: 76.885.750 Đô la Mỹ

Đặt lườn: 27 tháng 10 năm 1937

Hạ thủy: 13 tháng 6 năm 1940

Đỡ đầu: Isabel Hoey

Hoạt động: 9 tháng 4 năm 1941

Ngừng hoạt động: 27 tháng 6 năm 1947

Xóa đăng bạ: 1 tháng 6 năm 1960

Tình trạng: Tàu bảo tàng tại Wilmington, North Carolina

Tặng thưởng: 15 Ngôi sao Chiến đấu

Huy chương Phục vụ Phòng thủ Hoa Kỳ

Huy chương Chiến dịch Hoa Kỳ

Huy chương Chiến dịch Châu Á-Thái Bình Dương

Huy chương Chiến thắng Thế Chiến II

Đơn vị Tuyên dương Tổng thống Philippine

Huy chương Giải phóng Philippine

Huy chương Chiếm đóng Hải quân

Các đặc tính chung

Lượng rẽ nước: 37.484 tấn (tiêu chuẩn); 44.377 tấn (đầy tải)

Chiều dài: 222,1 m (728 ft 10 in)

Mạn thuyền: 33 m (108 ft 4 in)

Tầm nước: 10 m (33 ft 0 in)

Lực đẩy: turbine General Electric

8 nồi hơi, 4 trục

công suất 121.000 mã lực (88,7 MW)

Tốc độ: 48,1 km/h (26 knot)

Tầm xa: 32.300 km ở tốc độ 28 km/h

(17.450 hải lý ở tốc độ 15 knot)

Quân số: 2.339 (144 sĩ quan, 2.195 thủy thủ)

Vũ khí: 9 × pháo 406 mm (16 inch)

20 × pháo 127 mm (5 inch)/38 mục đích kép,

16 × súng máy 27 mm (1,1 inch); thay bằng súng phòng không 20 mm và 40 mm

Cảm biến: radar CXAM-1[1]

Vỏ giáp: tối đa 406 mm (16 inch)

Máy bay: 3 × Vought OS2U Kingfisher

2 × máy phóng

USS North Carolina (BB-55) là một thiết giáp hạm của Hải quân Hoa Kỳ, là chiếc dẫn đầu trong lớp của nó bao gồm hai chiếc, và là chiếc thiết giáp hạm mới đầu tiên được đưa vào hoạt động sau khi Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng. Chiếc thiết giáp hạm chị em cùng lớp với nó là chiếc USS Washington (BB-56). Nó là chiếc tàu chiến thứ tư của Hải quân Mỹ được đặt cái tên này nhằm tôn vinh tiểu bang Bắc Carolina. Trong Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, North Carolina đã tham gia mọi chiến dịch hải quân chủ yếu tại Mặt trận Thái Bình Dương. Nó được cho ngừng hoạt động vào năm 1947, rút khỏi Đăng bạ Hải quân năm 1960, và hiện nay là một tàu bảo tàng tại Wilmington, North Carolina.

Thiết kế và chế tạo

North Carolina được đặt lườn vào ngày 27 tháng 10 năm 1937 tại xưởng hải quân New York và được hạ thủy vào ngày 13 tháng 6 năm 1940; được đỡ đầu bởi Isabel Hoey, con gái Thống đốc bang North Carolina Clyde R. Hoey, và được đưa vào hoạt động tại New York ngày 9 tháng 4 năm 1941 dưới sự chỉ huy của Thuyền trưởng, Đại tá Hải quân Olaf M. Hustvedt. Vì là chiếc thiết giáp hạm nhanh và vũ khí nặng (với dàn pháo chính 406 mm/16 inch) đầu tiên được Hải quân Mỹ đưa vào hoạt động, North Carolina được sự quan tâm đáng kể trong lúc trang bị và chạy thử máy đến mức nó được gán cái tên lóng là "Showboat" (con tàu trình diễn).[2]Vì North Carolina là thiết giáp hạm hiện đại đầu tiên được Mỹ chế tạo sau trên hai thập niên, nó được áp dụng những kỹ thuật đóng tàu mới nhất có được vào thời đó. Trọng lượng rẽ nước tiêu chuẩn bị khống chế ở mức 35.000 tấn do những giới hạn đặt ra bởi cả Hiệp ước Hải quân Washington và Hiệp ước Hải quân London, cũng như mạn tàu không lớn hơn 33,5 m (110 ft) do những cửa mở của kênh đào Panama, và một mớn nước 11,5 m (38 ft) để cho phép con tàu có thể sử dụng tối đa các chỗ neo đậu và các xưởng hải quân sẵn có, con tàu quả là một thách thức lớn cho việc thiết kế.[3]Để giảm trọng lượng, North Carolina được chế tạo bằng cách sử dụng kỹ thuật hàn mới. Sự sắp xếp những máy móc của nó cũng theo cách khác thường bao gồm bốn ngăn chính, mỗi ngăn có hai nồi hơi và một turbin nối trực tiếp với một trong số bốn trục chân vịt của nó. Việc sắp xếp như vậy giúp giảm bớt số cửa mở trong các vách ngăn kín nước và tiết kiệm chỗ được bảo vệ bởi vỏ giáp. Sàn tàu dạng suôn thẳng của North Carolina và cấu trúc có dáng thuôn làm cho nó trông đẹp mắt hơn nhiều so với những thiết giáp hạm trước đây. Tháp chỉ huy phía trước lớn, sắp xếp theo tầng không chia cụm, cấu trúc thượng tầng và thân tàu gọn gàng là một sự đột phá so với cầu tàu kiểu cũ, cột buồm kiểu ba chân nặng nề và các hộc tháp pháo hạng hai dọc theo thân tàu vốn là đặc trưng của những tàu chiến trước nó.[4] North Carolina là một trong số 14 tàu chiến đầu tiên được trang bị radar đời đầu CXAM-1 của hãng RCA.

[sửa] Lịch sử hoạt động

North Carolina hoàn tất việc chạy thử máy tại vùng biển Caribbe trước khi xảy ra cuộc Tấn công Trân Châu Cảng. Vào đầu năm 1942, North Carolina được dự định sẽ chuyển sang Mặt trận Thái Bình Dương, tuy nhiên nó được giữ lại tại khu vực Đại Tây Dương trong vài tháng phòng ngừa việc thiết giáp hạm Đức Tirpitz có thể chuyển sang tấn công các đoàn tàu vận tải từ Mỹ đến Anh. Cuối cùng, North Carolina cũng nhận được mệnh lệnh bố trí sang Thái Bình Dương vào mùa Hè năm 1942.[5]

[sửa] Mặt trận Thái Bình Dương, 1942

Sau các đợt thực tập huấn luyện khẩn trương, North Carolina khởi hành đi sang chiến trường Thái Bình Dương. Chiếc thiết giáp hạm đi qua kênh đào Panama vào ngày 10 tháng 6 năm 1942, bốn ngày sau khi trận Midway kết thúc,[6] rồi ghé qua San Pedro và San Francisco trước khi khởi hành đi Trân Châu Cảng.[7] Việc chiếc North Carolina đi đến Trân Châu Cảng vào ngày 11 tháng 7 năm 1942 là một sự kiện nổi bật tại đây: North Carolina là chiếc thiết giáp hạm hoàn toàn mới đầu tiên đi đến Thái Bình Dương kể từ khi bắt đầu chiến tranh. Theo các thủy thủ tại đây, North Carolina là "thứ đẹp nhất trên đời mà họ từng thấy", và sự xuất hiện của nó tại vùng biển Hawaii đã nâng cao rất nhiều tinh thần của toàn lực lượng Hạm đội Thái Bình Dương.[8] North Carolina rời Trân Châu Cảng vào ngày 15 tháng 7 cùng với tàu sân bay Enterprise, các tàu tuần dương Portland và Atlanta cùng tám tàu khu trục hộ tống lên đường thực hiện các chiến dịch tại Nam Thái Bình Dương.[9]

[sửa] Chiến dịch Nam Thái Bình Dương, 1942-1943

North Carolina cùng với hải quân bắt đầu chiến dịch kéo dài "nhảy cóc" qua các hòn đảo tại Nam Thái Bình Dương để giành thắng lợi trước phe Nhật Bản bằng cách đổ bộ lực lượng Thủy quân Lục chiến lên các đảo Guadalcanal và Tulagi vào ngày 7 tháng 8 năm 1942, khởi sự chiến dịch Guadalcanal.[10] Hải đội đặc nhiệm, bao gồm các tàu sân bay Saratoga, Enterprise và Wasp, các tàu tuần dương cùng các tàu hộ tống khác, nhưng chỉ có một chiếc thiết giáp hạm duy nhất, North Carolina.[11] Sau khi hỗ trợ cho chiếc Enterprise trong lực lượng yểm trợ trên không cho cuộc tấn công, North Carolina tiếp tục hộ tống chiếc tàu sân bay trong các chiến dịch bảo vệ các con đường tiếp liệu và liên lạc ở phía Tây Nam Solomons. Các tàu sân bay đối phương bị phát hiện vào ngày 24 tháng 8, và Trận chiến Đông Solomons nổ ra.[12] Lực lượng Mỹ tấn công trước tiên, đánh chìm được chiếc tàu sân bay hạng nhẹ Ryūjō; đòn phản công của quân Nhật cũng không thua kém khi máy bay ném bom và máy bay ném ngư lôi, được máy bay tiêm kích yểm trợ, xông đến Enterprise và North Carolina.[13] Chỉ trong vòng tám phút, North Carolina đã bắn rơi từ bảy đến 14 máy bay đối phương, xạ thủ của nó tiếp tục trực chiến bên cạnh khẩu đội bất kể áp lực của bảy quả bom ném suýt trúng. Một người bị thiệt mạng do hỏa lực càn quét, nhưng bản thân con tàu không bị thiệt hại. Cường độ hỏa lực cao xạ phòng không mạnh mẻ của chiếc thiết giáp hạm sinh ra nhiều khói tới mức chiếc USS Enterprise phải gọi điện hỏi "Anh có bị bốc cháy không vậy?"[14] Khả năng mà North Carolina có thể bảo vệ cho Enterprise luôn bị giới hạn do chiếc tàu sân bay có thể di chuyển nhanh hơn và luôn đi trước chiếc thiết giáp hạm. Enterprise bị đánh trúng ba cú trực tiếp trong khi máy bay của nó gây hư hại nặng cho tàu sân bay Chitose và đánh trúng những tàu chiến khác. Do phía Nhật Bản bị mất khoảng 100 máy bay trong trận đánh này, phía Mỹ đã giành lại được quyền kiểm soát trên không và đẩy lui một đợt tăng viện của quân Nhật đến Guadalcanal.[15]North Carolina giờ đây dùng sức mạnh cuả nó để bảo vệ cho chiếc tàu sân bay Saratoga. Trong những tuần lễ tiếp theo sau hỗ trợ cho lực lượng Thủy quân Lục chiến trên đảo Guadalcanal, hai lần North Carolina bị các tàu ngầm Nhật tấn công. Vào ngày 6 tháng 9, nó cơ động lẫn tránh thành công, né tránh được một quả ngư lôi ở cách 270 m (300 yard) bên mạn trái.[16] Chín ngày sau, 15 tháng 9, khi đang di chuyển cùng với Wasp và Hornet, North Carolina trúng một quả ngư lôi bên mạn trái, 6 m (20 ft) bên dưới mực nước, làm thiệt mạng sáu người. Quả ngư lôi này xuất phát từ chiếc tàu ngầm Nhật I-19, mà những quả ngư lôi cùng trong loạt này cũng đã đánh chìm tàu sân bay Wasp.[17] Công việc kiểm soát hư hỏng thành thạo do thủy thủ đoàn trên chiếc North Carolina thực hiện cùng cấu trúc xuất sắc của con tàu đã giúp cho nó tránh được thảm họa, và sau nhiều phút độ nghiêng 5o6 đã được cân bằng lại thành công. Con tàu tiếp tục trực chiến khi vẫn duy trì được tốc độ 26 knot. [18]

Sau khi thực hiện các sửa chữa tạm thời tại New Caledonia, chiếc thiết giáp hạm hướng về Trân Châu Cảng để vào ụ tàu trong một tháng thực hiện sửa chữa các hư hỏng trong chiến đấu, đồng thời cũng để bổ sung thêm các vũ khí phòng không.[19] Sau khi hoàn tất việc sửa chữa, nó quay trở lại hoạt động, bảo vệ cho các tàu sân bay Enterprise và Saratoga cũng như yểm trợ cho việc tiếp liệu và chuyển quân tại Solomon trong năm tiếp theo. Nó quay về Trân Châu Cảng trong tháng 3 và tháng 4 năm 1943 để được trang bị các bộ radar và hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến, rồi sang tháng 9 lại chuẩn bị cho chiến dịch quần đảo Gilbert.[20]

[sửa] Chiến dịch Trung Thái Bình Dương, 1943-1944

Cùng với Enterprise hoạt động trong nhóm hỗ trợ phía Bắc, North Carolina rời Trân Châu Cảng ngày 10 tháng 11 năm 1943 để tấn công các đảo Makin, Tarawa và Abemama. Các cuộc không kích bắt đầu vào ngày 19 tháng 11, và trong mười ngày tiếp theo các đợt không kích lớn lao được thực hiện nhằm hỗ trợ cho lực lượng Thủy quân Lục chiến trên bờ trong một trận chiến được xem là đẫm máu nhất tại Thái Bình Dương. Hỗ trợ cho chiến dịch Gilbert và chuẩn bị cho cuộc tấn công lên quần đảo Marshalls, các khẩu hải pháo cỡ lớn của North Carolina đã nả pháo xuống Nauru trong ngày 8 tháng 12, phá hủy các cơ sở sân bay, công sự phòng thủ bờ biển và thiết bị thông tin liên lạc.[21] Cuối tháng đó, chiếc thiết giáp hạm hộ tống cho tàu sân bay Bunker Hill trong nhiệm vụ không kích tàu bè và các sân bay tại Kavieng, New Ireland; rồi đến tháng 1 năm 1944 gia nhập lực lượng tàu sân bay nhanh (Lực lượng Đặc nhiệm 58) do Chuẩn Đô đốc Marc Mitscher chỉ huy tại Funafuti thuộc quần đảo Ellice.[22]Trong chiến dịch tấn công và chiếm đóng quần đảo Marshall, North Carolina phô diễn những chức năng cổ điển của một thiết giáp hạm thực hiện trong Thế Chiến II. Nó bảo vệ các tàu sân bay khỏi các đợt không kích khi thực hiện các cuộc bắn phá chuẩn bị trước đổ bộ, cũng như hỗ trợ hỏa lực gần cho các lượng trên bờ sau khi đổ bộ, bắt đầu bằng các cuộc tấn công lên Kwajalein vào ngày 29 tháng 1. Nó khai hỏa vào các mục tiêu tại Namur và Roi, nơi nó cũng đánh chìm một tàu hàng đối phương trong vũng biển.[23]Sau đó chiếc thiết giáp hạm lại hộ tống các tàu sân bay trong đợt không kích lớn xuống Truk, căn cứ chủ lực của hạm đội Nhật Bản tại Carolines, nơi 39 tàu lớn bị đánh chìm, hư hỏng nặng hoặc mắc cạn không thể hoạt động, và 211 máy bay bị phá hủy cùng 104 chiếc khác bị hư hỏng nặng.[24] Sau đó, nó tham gia đánh trả một đợt không kích nhắm vào các tàu sân bay gần Marianas vào ngày 21 tháng 2, bắn rơi một máy bay đối phương; và ngày hôm sau tiếp tục bảo vệ các tàu sân bay trong các đợt không kích nhắm vào Saipan, Tinian và Guam. Hầu hết thời gian trong giai đoạn này, North Carolina phục vụ như là soái hạm của Chuẩn Đô đốc (sau này l̀a Phó Đô đốc) Willis A. Lee, Jr., tư lệnh lực lượng thiết giáp hạm tại Thái Bình Dương.[25]Đặt căn cứ chính tại Majuro, North Carolina tham gia cuộc tấn công lên Palau và Woleai trong các ngày 31 tháng 3 và 1 tháng 4, bắn rơi thêm một máy bay đối phương trong quá trình tiếp cận. Tại Woleai, 150 máy bay đối phương bị tiêu diệt cùng các cơ sở vật chất trên bờ. Nhiệm vụ hỗ trợ cho việc chiếm đóng khu vực Hollandia (nay là Jayapura) thuộc New Guinea được tiếp nối từ ngày 13 đến ngày 24 tháng 4; rồi sau đó là một đợt không kích lớn khác xuống căn cứ chủ lực Truk trong các ngày 29 và 30 tháng 4, trong đó North Carolina bắn rơi thêm một máy bay đối phương. Tại Truk, những thủy phi cơ của North Carolina được phóng lên để giải thoát một phi công Mỹ bị bắn rơi tại một dãi san hô.[26] Sau khi một chiếc bị lật úp khi hạ cánh, chiếc còn lại đã tìm cách cứu được tất cả mọi người, nhưng không thể cất cánh do quá nặng; khi đó chiếc tàu ngầm Tang đã xuất hiện và cứu được mọi người liên quan. Ngày hôm sau, North Carolina tiêu diệt các khẩu pháo phòng vệ duyên hải, các khẩu đội phòng không và sân bay tại Ponape. Sau đó, nó quay về Trân Châu Cảng để sửa chữa các bánh lái bị hư hại.[27]Quay trở lại Majuro, North Carolina khởi hành cùng với đội đặc nhiệm tàu sân bay Enterprise vào ngày 6 tháng 6 (cũng là ngày D ở Normandie tại Châu Âu) hướng đến quần đảo Mariana. Trong cuộc tấn công vào Saipan, North Carolina không chỉ hỗ trợ phòng không cho lực lượng tàu sân bay như thường lệ, mà còn nả pháo xuống bờ biển phía Tây Saipan bảo vệ các hoạt động quét mìn, cũng như bắn phá cảng Tanapag, đánh chìm nhiều tàu nhỏ đối phương cũng như phá hủy các kho đạn, nhiên liệu và quân nhu. Lúc sáng sớm ngày đổ bộ, 15 tháng 6, hỏa lực phòng không của chiếc thiết giáp hạm đã bắn rơi một trong số hai chiếc máy bay Nhật đã tìm cách lọt qua được hàng rào tuần tra chiến đấu trên không của những chiếc máy bay tiêm kích.[28]Ngày 18 tháng 6, North Carolina rời khu vực quần đảo cùng các tàu sân bay để đối đầu cùng Hạm đội Lưu động 1 Nhật Bản, vốn đã bị tàu ngầm và máy bay trinh sát theo dõi bốn ngày trước đó.[29] Ngày hôm sau khởi đầu Trận chiến biển Philippine, và chiếc thiết giáp hạm được bố trí phía trước những chiếc tàu sân bay. Máy bay Mỹ tuần tra chiến đấu đã thành công trong việc bắn hạ hầu hết máy bay Nhật tấn công trước khi chúng đến được các tàu chiến Mỹ, và North Carolina đã bắn hạ hai trong số những chiếc ít ỏi lọt qua được hàng rào phòng thủ.[30]Trong ngày hôm đó và ngày hôm sau, các cuộc tấn công của tàu ngầm và máy bay, cùng với hỏa lực phòng không dày đặc như của North Carolina, đã hoàn toàn loại trừ được sức mạnh của không lực hạm đội Nhật: ba tàu sân bay bị đánh chìm, hai tàu chở dầu bị hư hại nặng đến mức phải tự đánh đắm, và chỉ còn lại 36 máy bay trong tổng số 430 chiếc có được lúc bắt đầu trận đánh.[31] Sự thiệt hại của phi công và nhân viên kỹ thuật hàng không cũng khó có thể bù đắp được. Về phía Mỹ, không có chiếc tàu chiến nào bị mất, và tổn thất về nhân mạng của họ cũng ở mức tối thiểu.[32]

[sửa] Các chiến dịch Tây Thái Bình Dương, 1944-1945

Sau khi hỗ trợ các hoạt động không kích tại quần đảo Mariana thêm hai tuần nữa, North Carolina quay trở về Xưởng hải quân Puget Sound để đại tu. Nó lại gia nhập lực lượng đặc nhiệm tàu sân bay ngoài khơi Ulithi vào ngày 7 tháng 11 năm 1944 khi một trận bão lớn ập đến lực lượng này.[33] Sau đó lực lượng đặc nhiệm tiến hành không kích khu vực phía Tây đảo Leyte, Luzon và Visayas nhằm hỗ trợ các hoạt động trên đảo Leyte. Trong quá trình thực hiện các hoạt động tương tự vào cuối tháng, North Carolina còn phải chống đỡ các cuộc tấn công tự sát kamikaze lần đầu tiên nhắm vào nó.[34]Trong khi cường độ tác chiến tại Philippine tiếp tục khẩn trương, North Carolina tiến hành hoạt động hộ tống bảo vệ các con tàu sân bay trong khi máy bay của chúng tấn công các sân bay Nhật Bản trên đảo Luzon ngăn chặn sự can thiệp vào các đoàn tàu vận tải đang tiến hành tấn công đổ bộ lên Mindoro vào ngày 15 tháng 12.[35] Ba ngày sau, lực lượng đặc nhiệm lại phải trải qua một cơn bão hung hãn khác, khiến làm lật úp ba tàu khu trục. Giờ đây đặt căn cứ tại Ulithi, North Carolina thực hiện nhiệm vụ hộ tống cho một loạt các cuộc không kích nhắm vào Đài Loan, bờ biển Đông Dương và Trung Quốc, cùng quần đảo Ryukyu trong tháng 1 năm 1945, và các cuộc ném bom tương tự xuống Honshū trong tháng tiếp theo.[36] Hàng trăm máy bay đối phương đã bị tiêu diệt trước khi có thể kháng cự lại cuộc đổ bộ lên Iwo Jima, nơi mà North Carolina tiến hành nả pháo tiêu diệt và bắn pháo hỗ trợ theo yêu cầu của lực lượng Thủy quân Lục chiến trên đảo cho đến ngày 22 tháng 2.[37]Sau đó, North Carolina tiếp tục thực hiện nhiệm vụ kép: bắn pháo và bảo vệ các tàu sân bay, trong chiến dịch tấn công các mục tiêu tại chính quốc Nhật Bản nhằm chuẩn bị cho cuộc tấn công Okinawa. Tại đây, vào ngày 6 tháng 4, nó bắn rơi được ba chiếc máy bay tấn công cảm tử kamikaze, nhưng bản thân nó bị bắn trúng một quả đạn pháo 127 mm (5 inch) do tàu bạn bắn nhầm, làm ba người thiệt mạng và 44 người bị thương.[38] Ngày hôm sau diễn ra chuyến đi tuyệt vọng cuối cùng của Hạm đội Nhật, Chiến dịch Ten-Go, khi Yamato, chiếc thiết giáp hạm lớn nhất thế giới, di chuyển về phía Nam cùng các tàu hộ tống. Trong trận chiến diễn ra sau đó, Yamato cùng một tàu tuần dương và một tàu khu trục bị đánh chìm, ba tàu khu trục khác bị hỏng nặng đến mức phải bỏ lại và bị đánh đắm, chỉ còn lại bốn tàu khu trục quay trở về được Căn cứ Sasebo cho dù bị hư hại. Trong ngày hôm đó North Carolina bắn rơi một máy bay đối phương, và nó bắn rơi thêm hai chiếc nữa vào ngày 17 tháng 4.[39]

Sau một đợt đại tu tại Trân Châu Cảng, North Carolina lại gia nhập các tàu sân bay, và trong một tháng tiếp theo sau thực hiện ném bom và bắn phá các hòn đảo chính quốc Nhật Bản.[40] Cùng với vai trò bảo vệ các tàu sân bay, North Carolina còn bắn pháo xuống các nhà máy công nghiệp quan trọng tại khu vực chung quanh Tokyo, trong khi các máy bay trinh sát của nó còn thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm giải cứu một phi công trên tàu sân bay bị hỏa lực phòng không đối phương bắn rơi trong vịnh Tokyo.[41]

North Carolina đã gửi các thủy thủ và phân đội Thủy quân Lục chiến phối thuộc lên bờ tham gia các hoạt động chiếm đóng ban đầu ngay sau khi Nhật Bản chấp nhận đầu hàng vô điều kiện; và tuần tra dọc theo bờ biển Nhật bản cho đến khi thả neo tại vịnh Tokyo vào ngày 5 tháng 9 để nhận trở lại lên tàu người của nó. Tiếp tục nhận lên tàu những hành khách tại Okinawa, North Carolina lên đường quay trở về nhà, đi qua kênh đào Panama vào ngày 8 tháng 10.[42] Nó thả neo tại Boston ngày 17 tháng 10, và sau một đợt đại tu tại New York, chiếc thiết giáp hạm tiến hành tập trận tại vùng biển ngoài khơi New England và chuyên chở các học viên mới của Học viện Hải quân Hoa Kỳ trong một chuyến đi huấn luyện mùa Hè tại vùng biển Caribbe.[43]

USS North Carolina được tặng thưởng 15 Ngôi sao Chiến đấu do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II; nó là chiếc thiết giáp hạm Mỹ được tặng thưởng nhiều nhất trong cuộc chiến này.[44]

[sửa] Tàu bảo tàng

North Carolina được cho ngừng hoạt động tại New York vào ngày 27 tháng 6 năm 1947. Được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 1 tháng 6 năm 1960, North Carolina được chuyển cho nhân dân North Carolina vào ngày 6 tháng 9 năm 1961. Nó được mua lại từ Hải quân Mỹ với giá 330.000 Đô la Mỹ nhờ một quỹ được quyên góp bởi các học sinh trong tiểu bang North Carolina.[45] Vào năm 1961 một hạm đội các tàu kéo đã được sử dụng để di chuyển con tàu dài 222 m (728 ft) ngang qua một khu vực sông rộng 152 m (500 ft). Trong khi di chuyển, con tàu đã va chạm phải nhà hàng nổi "Fergus' Ark" gần đường Princess, khiến nhà hàng này bị hư hại nặng và bị buộc phải ngừng hoạt động.[46]

Vào ngày 29 tháng 4 năm 1962, chiếc thiết giáp hạm được đặt tại Wilmington, North Carolina như một đài tưởng niệm mọi công dân tiểu bang North Carolina thuộc mọi ngành phục vụ đã ngả xuống trong Thế Chiến II. Đài tưởng niệm được đăng ký hoạt động bởi Ủy ban Thiết giáp hạm USS North Carolina, được thành lập bởi các đạo luật của Tiểu bang North Carolina vào năm 1960; nó hoạt động bằng chính tài sản sở hữu cùng các khoảng tiền quyên góp mà không nhận các khoản ngân sách từ thuế của tiểu bang.[47] Con tàu được công nhận là một Địa điểm Lịch sử Quốc gia vào năm 1986.[48][49]

Khách đến viếng thăm Bảo tàng Tưởng niệm Thiết giáp hạm USS North Carolina có thể tham quan sàn chính của con tàu, nhiều phòng bên trong tàu và bên trong một số tháp pháo. Đặc biệt, người ta có thể tham quan một trong số chín thủy phi cơ OS2U Kingfisher hiếm hoi còn sót lại trên khắp thế giới được đặt ở phía đuôi con tàu.[50] Nhiều hoạt động khác nhau đã được tổ chức tại đây, và một số mặt bằng được dành cho thuê để tổ chức những sự kiện đặc biệt. Một Danh sách Danh dự được đặt trong phòng thủy thủ đoàn liệt kê tên mọi công dân North Carolina đã bỏ mình khi phục vụ trong Thế Chiến II. Ngoài ra còn có cửa hàng bán đồ lưu niệm, trung tâm dành cho khách tham quan và khu cắm trại.

Lớp tàu: Lớp thiết giáp hạm Nevada

Xưởng đóng tàu: New York Shipbuilding Corporation

Đặt lườn: 26 tháng 10 năm 1912

Hạ thủy: 23 tháng 3 năm 1914

Đỡ đầu: Lorena J. Cruce

Hoạt động: 2 tháng 5 năm 1916

Bị mất: Bị hỏng nặng trong cuộc tấn công Trân Châu Cảng, được bán để tháo dỡ nhưng bị chìm trong lúc được kéo đi

Ngừng hoạt động: 1 tháng 9 năm 1944

Xóa đăng bạ:

Tặng thưởng: 1 Ngôi sao Chiến đấu

Các đặc tính chung

Lượng rẽ nước: 27.500 tấn

Chiều dài: 177,7 m (583 ft)

Mạn thuyền: 29 m (95 ft 4 in)

Tầm nước: 8,7 m (28 ft 6 in)

Lực đẩy: Turbine Curtis [1][2][3] công suất 24.800 mã lực[4]

hai trục

Tốc độ: 38 km/h (20,5 knot)

Quân số: Ban đầu: 864 sĩ quan và thủy thủ[5]

Từ năm 1929: 1.398[6]

Vũ khí: 10 × pháo 356 mm (14 inch)/45-caliber (2×3, 2×2)

21 (sau giảm còn 12) × pháo 127 mm (5 inch)/51-caliber (21×1)

8 × pháo phòng không 127 mm (5 inch)/25-caliber (8x1) (bổ sung năm 1929)[7]

2 × ống phóng ngư lôi 533 mm (21 inch)[8]

Vỏ giáp: đai giáp 13,5-8 inch

vách ngăn 13-8 inch

tháp súng 13-18 inch

sàn tàu 5 inch

Máy bay: 3 thủy phi cơ, 2 máy phóng[7]

USS Oklahoma (BB-37), chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này nhằm tôn vinh tiểu bang thứ 46 của Hoa Kỳ, là một thiết giáp hạm thời kỳ Thế Chiến I, và là chiếc thứ hai trong tổng số hai chiếc thuộc lớp tàu này; con tàu chị em với nó là chiếc thiết giáp hạm Nevada.

Được đưa vào hoạt động năm 1916, Oklahoma hoạt động trong Thế Chiến I như một thành viên của Đội Thiết giáp hạm 6,[7] bảo vệ các đoàn tàu vận tải Đồng Minh vượt qua Đại Tây Dương. Sau những năm phục vụ tại Thái Bình Dương và Hạm đội Tuần tiểu, Oklahoma được hiện đại hóa từ năm 1927 đến năm 1929. Nó giải cứu công dân Hoa Kỳ và những người tị nạn khỏi cuộc Nội chiến Tây Ban Nha vào năm 1936; và sau khi quay về bờ Tây Hoa Kỳ vào tháng 8 năm đó, nó phục vụ suốt thời gian còn lại tại Thái Bình Dương. Trong trận tấn công Trân Châu Cảng ngày 7 tháng 12 năm 1941, nó bị đánh chìm bởi bom và ngư lôi thả từ máy bay của Hải quân Đế quốc Nhật Bản, mang theo nó 429 thành viên thủy thủ đoàn khi nó bị lật úp.

Nó được vớt lên vào năm 1943, nhưng không như hầu hết các tàu chiến khác bị hư hại tại Trân Châu Cảng, nó không bao giờ được sửa chữa để quay lại hoạt động. Thay vào đó, các khẩu pháo và cấu trúc thượng tầng của nó được tháo dỡ dùng cho các mục đích khác, còn bản thân Oklahoma cũng bị bán để tháo dỡ. Tuy nhiên nó đã bị chìm trong khi đang được kéo về lục địa vào năm 1947.

Thiết kế và chế tạo

[sửa] Thiết kế

Oklahoma là chiếc thiết giáp hạm cuối cùng của Hải quân Mỹ được trang bị động cơ hơi nước kiểu ba buồng bành trướng đặt dọc thay cho các turbine hơi nước; kết quả là nó có vấn đề về sự rung động trong suốt quá trình phục vụ.

[sửa] Chế tạo

Được đặt lường vào ngày 26 tháng 10 năm 1911 bởi New York Shipbuilding Corporation tại Camden, New Jersey, Oklahoma được hạ thủy vào ngày 23 tháng 3 năm 1914, được đỡ đầu bởi Lorena J. Cruce, con gái của Thống đốc tiểu bang Oklahoma Lee Cruce. Nó được đưa vào hoạt động tại Philadelphia, Pennsylvania vào ngày 2 tháng 5 năm 1916 dưới quyền chỉ huy của Thuyền trưởng Roger Welles.[9]

[sửa] Lịch sử hoạt động

[sửa] Giữa hai cuộc Thế Chiến

Oklahoma gia nhập Hạm đội Đại Tây Dương và được đặt căn cứ nhà tại Norfolk, Virginia. Nó thực hiện các khóa huấn luyện cho đến ngày 13 tháng 8 năm 1918, khi nó cùng chiếc tàu chị em Nevada trong nhiệm vụ hộ tống các đoàn tàu vận tải trên các vùng biển Châu Âu. Đến tháng 12 nó nằm trong số những chiếc tàu hộ tống cho Tổng thống Woodrow Wilson sang Pháp, sau đó nó khởi hành ngày 14 tháng 12 hướng về New York rồi tham gia thực tập hạm đội mùa Đông trong vùng biển Cuba. Nó quay lại Brest vào ngày 15 tháng 6 năm 1919 để hộ tống Tổng thống Wilson trên chiếc George Washington quay trở về nhà sau chuyến thăm nước Pháp lần thứ hai, và về đến New York ngày 8 tháng 7.

Trong vòng hai năm sau đó, Oklahoma hoạt động trong đội hình Hạm đội Đại Tây Dương, được đại tu và huấn luyện thủy thủ đoàn. Số pháo hạng hai của nó được giảm bớt từ 20 xuống còn 12 khẩu 127 mm vào năm 1918.[10] Đầu năm 1921, nó di chuyển đến bờ Tây Nam Mỹ trong cuộc tập trận phối hợp cùng Hạm đội Thái Bình Dương Dương, và quay lại sau đó tham gia lễ hội Một trăm năm Peru. Nó được chuyển sang hoạt động cùng Hạm đội Thái Bình Dương trong sáu năm, đánh dấu bằng chuyến đi hữu nghị của Hạm độ Thiết giáp hạm đến Úc và New Zealand năm 1925. Gia nhập hạm đội Tuần tiễu vào đầu năm 1927, Oklahoma tiếp tục thực hiện chuyến đi huấn luyện học viên mới vào mùa Hè năm đó, đi đến bờ Đông để đón học viên lên tàu, chở họ qua kênh đào Panama đến San Francisco, và đưa họ quay trở về sau khi ghé qua Cuba và Haiti.

[sửa] Giải cứu người tị nạn tại Tây Ban Nha

Sau khi được hiện đại hóa bằng việc bổ sung thêm tám khẩu pháo 127 mm (5 inch)/25 caliber[10] tại Philadelphia từ tháng 9 năm 1927 đến tháng 7 năm 1929, Oklahoma gia nhập trở lại Hạm đội Tuần Tiễu và tham gia các cuộc tập trận tại vùng biển Caribbe, rồi quay trở lại bờ Tây vào tháng 6 năm 1930 cho các cuộc thao diễn hạm đội trong suốt mùa Xuân năm 1936. Mùa Hè năm đó, nó mang theo các học viên mới trong một chuyến đi huấn luyện đến Châu Âu và viếng thăm các cảng phía Bắc. Chuyến đi đột ngột bị dừng lại do cuộc nội chiến tại Tây Ban Nha nổ ra, và Oklahoma buộc phải chuyển hướng đến Bilbao, và đến nơi vào ngày 24 tháng 7 năm 1936 để giải cứu các công dân Hoa Kỳ cùng nhiều người tị nạn khác, và chuyên chở họ đến Gibraltar và các cảng Pháp. Nó quay về Norfolk vào ngày 11 tháng 9, và đi đến bờ Tây ngày 24 tháng 10.

Trong bốn năm tiếp theo, Oklahoma hoạt động cùng Hạm đội Thái Bình Dương, bao gồm các chiến dịch phối hợp cùng Lục quân và huấn luyện cho quân nhân dự bị.

[sửa] Trân Châu Cảng

Oklahoma đặt căn cứ tại Trân Châu Cảng từ ngày 6 tháng 12 năm 1940 để tuần tra và diễn tập. Nó neo đậu trong hàng thiết giáp hạm dọc theo đảo Ford vào ngày 7 tháng 12 năm 1941 khi Hải quân Đế quốc Nhật Bản bất ngờ tấn công. Neo đậu dọc theo bên ngoài thiết giáp hạm Maryland, Oklahoma hứng chịu ba quả ngư lôi hầu như ngay lập tức sau khi những quả bom đầu tiên phát nổ. Khi nó bắt đầu bị nghiêng, có thêm hai quả ngư lôi nữa đánh trúng, trong khi thủy thủ của nó bị càn quét khi họ rời tàu. Chỉ 12 phút sau khi trận tấn công mở màn, Oklahoma bị lật úp cho đến khi dừng lại bởi cột buồm của nó chạm đến đáy vịnh, với mạn tàu bên phải còn nổi trên mặt nước.

Tuy nhiên, nhiều người trong thủy thủ đoàn đã tiếp tục chiến đấu qua việc trèo lên chiếc Maryland để giúp hoạt động các khẩu đội pháo phòng không. 429 sĩ quan và thủy thủ đã tử trận hay mất tích, cùng 32 người khác bị thương. Trong số những người chết có linh mục Aloysius Schmitt, vị tuyên úy đầu tiên thuộc mọi tín ngưỡng chết trong Thế Chiến II. Nhiều người bị mắc kẹt lại bên trong thân tàu bị lật úp đã được cứu thoát nhờ những hành động giải cứu anh dũng, như trường hợp của Julio DeCastro, một công nhân dân sự của xưởng tàu đã tổ chức một toán cứu hộ và giải thoát được 32 thủy thủ trên chiếc Oklahoma. Tên của một số người tử trận sau đó đã được đặt cho các con tàu mới, như trường hợp của Thiếu úy John England được đặt tên cho chiếc USS England (DE-635) và chiếc USS England (DLG-22).

[sửa] Việc trục vớt

Công việc trục vớt đầy khó khăn được bắt đầu vào ngày 15 tháng 7 năm 1942 bởi Xưởng hải quân Trân Châu Cảng dưới sự chỉ huy trực tiếp của Đại tá F. H. Whitaker. Công việc chuẩn bị kéo dài gần tám tháng, trong khi công việc dựng đứng lại con tàu mất trên ba tháng, từ ngày 8 tháng 3 đến ngày 16 tháng 6 năm 1943, và Oklahoma được kéo vào ụ nổi ngày 28 tháng 12. Được cho ngừng hoạt động ngày 1 tháng 9 năm 1944, Oklahoma được cho tháo dỡ pháo và các cấu trúc thượng tầng, và được bán cho hãng Moore Drydock Company tại Oakland, California để tháo dỡ vào ngày 5 tháng 12 năm 1946. Vào ngày 17 tháng 5 năm 1947, trong khi đang được kéo về San Francisco để được tháo dỡ, Oklahoma bị chìm trong một cơn bão ở vị trí khoảng 870 km (540 dặm) ngoài khơi Trân Châu Cảng.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro