Chương 25
Sau khi sinh xong Khôi Nguyên tôi và cậu Mẫn lại trở về phòng trọ. Xưởng gỗ tuy bận việc nhưng ngày nào cậu Mẫn cũng về sớm phụ vú Dần chăm sóc cho tôi và con. Nghe thằng Tài kể xưởng gỗ giờ ăn nên làm ra lắm, hằng ngày có đến cả trăm đơn làm không xuể việc.
Tháng mười một Khôi Nguyên hết cữ (tính cữ ba tháng mười ngày), buổi sáng khi tôi đang ngủ cậu Mẫn và vú Dần đã dậy đi chợ, thế nhưng đến tận trưa hai người vẫn chưa về. Tôi cho Khôi Nguyên bú xong cứ ngóng chờ mãi. Hôm nay hết cữ cho con, tuy là trong căn trọ chật chội tôi vẫn muốn làm cho con cái lễ tử tế, dù đơn giản cũng được. Mãi đến tận hai giờ chiều cậu Mẫn mới về, nhìn thấy cậu tôi liền hỏi:
– Cậu đi đâu mà lâu thế? Tôi tưởng chuẩn bị đồ làm lễ đầy tháng cho con?
Cậu Mẫn nhìn tôi, mặt cười gian xảo đáp:
– Đưa con cho tôi bế, em đi theo tôi.
– Đi đâu? Hôm nay hết cữ cho con mà.
– Thì tôi bảo đi cứ đi.
– Nhưng nhị cái gì, đi theo tôi mau lên
Tôi không từ chối được đành đưa Khôi Nguyên cho cậu Mẫn bế. Khi bước xuống dưới nhà bà chủ nhà trọ cười nói:
– Nhất cô đấy nhé
Tôi vẫn chưa hiểu chuyện gì cậu Mẫn đã giục tôi ra xe. Từ đợt xưởng gỗ làm ăn được cậu Mẫn mua một con xe mới. Thằng Tài ngồi trên ghế lái xe vừa cười vừa nói:
– Đi luôn chưa cậu?
– Đi luôn.
Tôi nhìn cậu Mẫn đang trêu đùa Khôi Nguyên hỏi lại:
– Rốt cuộc cậu đưa em đi đâu vậy?
Cậu Mẫn không đáp, hỏi thằng Tài cũng không nói, mà vú Dần thì ở đâu tôi cũng không biết nốt. Quái lạ thật, mấy người này lại có trò gì giấu tôi nữa đây. Con xe đi thẳng theo đường chợ cuối cùng dừng lại ở một căn nhà to lớn ngay giữa phố. Khi vừa đến nơi cậu Mẫn đưa Khôi Nguyên rồi mở cửa xe nói:
– Em xuống đi
Tôi nhìn căn nhà gỗ khang trang hỏi lại:
– Đây là nhà ai vậy cậu?
Cậu Mẫn vẫn không đáp giục tôi đi vào. Khi vừa vào đến nơi tôi thấy vú Dần đang bê bát canh từ dưới bếp lên, ngay chỗ phòng khách một mâm đầy những thức ăn tươi ngon. Tôi vẫn chưa hiểu chuyện gì xảy ra. Cậu Mẫn liền gọi vú Dần bế Khôi Nguyên cho tôi rồi nói:
– Nhà mình đấy.
– Nhà mình?
– Phải! Là nhà mình, nhà của chúng ta.
Tôi há hốc mình kinh ngạc không tin nổi, cậu Mẫn làm một phát khiến tôi choáng ngợp vẫn chưa hiểu mọi thứ là thế nào. Vú Dần vừa bế Khôi Nguyên vừa nói:
– Nhà cậu Mẫn mua rồi sửa sang lại đấy.
Tôi nhìn cậu Mẫn lắp bắp hỏi:
– Cậu mua bao giờ em không biết?
Cậu Mẫn nhìn tôi cười đáp:
– Từ đợt xưởng gỗ làm ăn được tôi đã bắt đầu tích tiền lại để mua. Thực ra hồi đó còn nợ lại một ít nhưng giờ trả hết cả rồi, lần trước tôi định nói với em nhưng muốn em bất ngờ nên đợi hết cữ cho Nguyên tôi mới đưa hai mẹ con về. Quà mừng hết cữ cho Nguyên đấy
Tôi nghe cậu Mẫn nói chợt cay xè sống mũi lao vào cậu đấm nhẹ mấy cái giọng nghẹn đi:
– Sao cậu chẳng nói gì với em, ai cũng biết mỗi em không biết
– Đã bảo là để em bất ngờ mà. Đây là buồng của hai vợ chồng mình, kia là buồng của vú Dần, thằng Tài thì ở với Quốc bên nhà thằng Quốc, còn hai buồng dưới để cho Khôi Nguyên và em của nó.
Tôi nhìn cậu Mẫn, cái cảm giác bất ngờ vẫn chưa hết. Thực sự tôi rất bất ngờ, không nghĩ rằng hết cữ cho con lại được tặng món quà ý nghĩa đến vậy. Cậu Mẫn đưa tay siết chặt lấy tay tôi rồi nói:
– Lúc tôi khó khăn em không rời bỏ tôi, nhiều lúc tôi cũng nghĩ chẳng biết tặng em món quà gì, nghĩ đi nghĩ lại chỉ biết tặng thế này không biết em có thích không. Tính tôi khô khan không lãng mạn, cũng chẳng hiểu tâm lý phụ nữ nên em đừng chê
Trời ạ! Cậu Mẫn hôm nay lại sến rện đến mức sợ tôi chê cơ. Tôi thích lắm! Thích chứ sao không? Đi theo cậu từ hai bàn tay trắng, đến giờ có con, có nhà, xưởng gỗ đã làm ăn phát đạt lại bảo không thích chỉ có điên mà thôi. Tôi nhìn lại căn nhà, cuối cùng tôi và cậu đã có một mái ấm đúng nghĩa.
Khi còn đang suy nghĩ miên man đã có tiếng vú Dần gọi ra. Cậu Mẫn sắp mâm cơm lên bàn thờ rồi khấn ván xin cho Khôi Nguyên sức khoẻ, hay ăn chóng lớn và ngoan ngoãn.
Buổi tối hôm ấy sau khi bữa tiệc hết cữ cho con tôi và cậu Mẫn đưa con vào buồng ngủ. Cả đêm tôi thao thức không sao ngủ nổi chỉ có Khôi Nguyên là ngủ khì trong nôi. Cậu Mẫn thấy tôi trằn trọc liền đưa tay nắm lấy tay tôi nói:
– Sao không ngủ đi. Cả ngày mệt rồi
Tôi nhìn cậu bỗng dưng mắt cay cay đáp:
– Tự dưng nhớ lại cái đợt ở nhà trọ, lúc ấy trời mưa hắt vào bên trong, cậu mặc áo mưa ra che mái hiên, mỗi lần như vậy em đều tự hỏi bao giờ mới có một ngôi nhà để có thể che mưa che gió. Vậy mà cuối cùng giờ đã có rồi.
Cậu Mẫn xoay người, kéo đầu tôi vào lòng hôn lên mái tóc thì thầm:
– Cảm ơn em…
– Sao mà cảm ơn em? Là em phải cảm ơn cậu, cảm ơn cậu đã vất vả vì em, cảm ơn cậu luôn đứng ra che chở cho hai mẹ con.
– Không, phải là tôi cảm ơn em, cảm ơn em không từ bỏ tôi khi tôi chẳng có gì trong tay, cảm ơn em cùng tôi chịu những vất vả gian nan kia. Tôi… thương em. Thật sự rất thương em.
Tôi nghe xong không hiểu sao lại oà lên khóc dụi đầu vào ngực cậu. Cảm giác vừa hạnh phúc, vừa xúc động xen lẫn chút tủi thân trong đó. Cậu Mẫn thấy tôi khóc liền đưa tay chạm lên khoé mắt khẽ nói:
– Hiên, em đừng khóc, tôi không biết nói những lời ngọt ngào, em… có buồn không?
Tôi nhìn cậu Mẫn bật cười đùa cậu:
– Thực ra nhiều lúc cũng hơi buồn đấy. Đôi khi cũng muốn cậu dịu dàng một chút
– Vậy em dạy tôi cách dịu dàng đi
Tôi vòng tay ôm qua bụng cậu đáp lại:
– Chỉ cần cậu yêu em thật nhiều thì đó là dịu dàng rồi
Cậu Mẫn siết chặt tôi hơn, đôi môi cậu chạm lên môi tôi, lâu lắm rồi tôi mới lại cảm nhận cả người nóng lên. Cậu Mẫn đưa lưỡi vào sâu bên trong hơn, tôi cảm nhận rõ vị thanh mát bỗng trở nên nóng hổi. Đôi tay cậu ôm trọn lưng tôi vuốt ve nhẹ lên da thịt. Tôi hơi xấu hổ nói nhỏ:
– Em sinh xong rồi xấu nhỉ, vừa béo vừa rạn…
Vừa nói xong cậu Mẫn liền cắn nhẹ môi đáp:
– Không hề! Vẫn rất đẹp
– Nói phét!
– Vậy em muốn tôi phải nói sao? Nói em béo như lợn, xấu như quỷ mới hài lòng à?
Cái tên này thậy chẳng hiểu tâm lý phụ nữ gì cả, tôi giận dỗi đẩy cậu ta ra lại bị cậu ta ôm chặt nói:
– Sao phải giận, em có béo như lợn vẫn là vợ của tôi mà. Tôi có bỏ em đâu
– Trời! Cậu không nói được câu gì tử tế hơn nữa hả, buông ra em đi ngủ
– Tôi yêu em!
Vốn dĩ đang giận cậu, tự dưng nghe ba chữ kia tim tôi cũng như lịm hẳn đi. Cậu Mẫn cúi xuống miết nhẹ môi từ cằm xuống xương quai xanh, mấy ngón tay đưa lên ngực nghịch ngợm núm hoa khẽ hỏi:
– Đã tử tế hơn chưa?
Tôi thở mạnh không đáp, cậu liền đưa lưỡi lướt nhẹ lên da thịt tôi, cảm giác nóng hừng hực lại bùng lên. Môi cậu lướt lên vành tai, lướt xuống cổ rồi ngậm chặt núm hoa cắn nhẹ, tay bên kia vẫn không ngừng xoa nắn. Tôi không từ chối nổi, đưa tay cởi chiếc áo somi cậu đang mặc rồi chạm xuống vật thể to dài đang cương cứng kia. Cậu Mẫn bị kích thích càng hôn mạnh nhũ hoa, chiếc lưỡi đá đưa, một bàn tay còn đưa xuống dưới tách nhẹ hai cánh hoa đang ướt. Ngón tay cậu như đánh lên những phím đàn mạnh mẽ ướt khoát rồi cuối cùng đưa hẳn vào trong. Tôi đưa tay ôm chặt lấy vai cậu không kìm nổi thứ cảm giác đê mê này thở hổn hển. Cậu Mẫn thấy vậy tay càng đưa vào sâu mà nghịch ngợm, tiếng nước ướt át hoà lẫn tiếng hơi thở của tôi. Người tôi cong lên càng siết chặt cậu, đến khi không còn chịu nổi nữa cậu Mẫn liền đẩy mạnh tấm lưng xuống. Cả người tôi như liệt, như muốn hoà tan vào cậu. Từng nhịp đưa đẩy của cậu khiến tôi không chịu nổi phát ra những âm thanh rên rỉ . Đến khi có dòng nước ấm chảy vào trong cậu mới dừng lại ôm tôi trọn vào lòng. Hình như tôi nghe có tiếng thì thầm bên tai nhưng không còn nghe rõ nữa bởi cơn buồn ngủ đang ập đến. Đêm nay… là một đêm trong những đêm hạnh phúc ngắn ngủi của sau này.
Những ngày tiếp theo cậu Mẫn trở lại xưởng gỗ đi làm. Căn nhà này đi ra xưởng gỗ gần hơn so với căn nhà trọ cũ nên rất tiện cho cậu Mẫn đi lại. Tôi ở nhà cùng vú Dần chăm sóc Khôi Nguyên, mỗi ngày đều cùng Khôi Nguyên chờ cậu Mẫn về ăn cơm. Khôi Nguyên càng lớn lại càng giống cậu Mẫn, có điều thằng bé rất ngoan ngoãn, hiền lành, đáng yêu chứ không cáu kỉnh giống cậu.
Thời gian thế mà thấm thoắt trôi đi đến ngày Khôi Nguyên gần được một tuổi. Khôi Nguyên đã biết đi, tuy chưa vững hẳn nhưng cũng tự đi được một đoạn khá xa, còn biết bập bẹ gọi mẹ gọi thầy. Một buổi sáng của tháng bảy âm lịch năm ấy khi đang cho Khôi Nguyên ăn bên ngoài bỗng có tiếng gõ cửa. Khi vừa mở cửa tôi há hốc mồm kinh ngạc khi thấy cái Giao. Lâu lắm rồi tôi không nhìn thấy nó, từ đợt tôi đi chỉ thi thoảng có gửi thư về hỏi thăm. Cái Giao mặc bộ quần áo sang trọng, gương mặt vẫn xinh đẹp, sắc sảo, có điều đôi mắt thâm quầng trũng xuống. Vừa thấy nó tôi liền nói:
– Giao, sao em biết chị ở đây?
Nó nhìn tôi đáp lại:
– Em nào có biết, mấy hôm trước em lên đây mua ít đồ gặp thằng Tài mới hỏi tiện vào thăm chị với cháu luôn. Chị cũng giỏi thật, đi biệt tăm gần hai năm không nhớ đến em nữa
Thực ra tôi cũng nhớ em, có điều không muốn về lại ngôi nhà ấy nên không về thăm nó. Khi vừa vào nhà nó liền nói:
– Từ ngày chị đi có thấy tin gì của mụ Huệ không?
– Không, sao em hỏi vậy?
– Mụ ta đi không để lại tin gì nhỉ. Thực ra em đến tìm chị ngoài hỏi thăm tình hình còn muốn báo chị việc này. Ông Hạnh… ông Hạnh sắp chết rồi.
Câu nói của cái Giao không ăn nhập gì với câu chuyện đang nói mà lại khiến tai tôi ù đi. Tôi nhìn cái Giao hỏi lại:
– Sao lại thế? Chẳng phải đợt chị đi ông ấy còn khoẻ mạnh vậy sao?
– Từ đợt mụ Huệ đi một thời gian đi ông ấy chẳng hiểu sao cũng đổ bệnh nằm liệt giường. Cậu Mẫn đi ông ấy có vẻ hối hận lắm, suốt ngày nhắc đến cậu ấy. Mấy ngày trước tưởng ông ấy đi rồi thì lại tỉnh lại chút cứ hỏi thằng Mẫn đã về chưa. Cậu Tuấn sai em lên đây mua ít đồ tiện tìm chị, tìm cậu Mẫn về trước lúc ông ấy mất. Dù sao ông ấy cũng chẳng còn sống được bao lâu, nghĩa tử là nghĩa tận, chị xem có bảo cậu Mẫn đưa Nguyên về thăm ông ấy lần cuối thì về. Cái Tâm thì đầu óc không bình thường, cậu Tuấn thì chị biết đấy, từ ngày chị Linh đi không tu chí làm ăn, nghĩ cũng khổ.
Tôi vốn dĩ từng rất ghét ông Hạnh, có lúc còn từng hận ông vì những trận đòn roi vô lý, thế nhưng giờ nghe tin này lại cảm thấy thương thuơng. Một kiếp người tưởng chừng oai phong lẫm liệt giờ gần đất xa trời lại cô đơn đến đáng thương. Cái Giao ở lại thêm một lúc rồi cũng đi về, tôi giữ nó lại ăn bữa cơm nhưng vì phải mang thuốc cho ông Hạnh nên nó từ chối.
Buổi tối khi cậu Mẫn về tôi liền kể lại việc cái Giao lên báo tin ông Hạnh sắp mất và giục cậu thu xếp về sớm gặp mặt cha lần cuối. Cậu Mẫn nghe xong gương mặt không chút cảm xúc hỏi lại:
– Em có về cùng tôi không?
Tôi là vợ cậu, là con dâu của ông, dẫu quá khứ có gì xảy ra giờ tôi cũng nên mở lòng ra mà về. Tôi nhìn cậu gật đầu đáp:
– Em có.
– Được! Vậy để tôi thu xếp sáng mai sẽ về.
Tôi nhìn cậu Mẫn hỏi lại:
– Cậu… có phải đã biết chuyện này rồi?
– Mấy ngày trước thằng Quốc về thăm thầy nó có lên kể với tôi rồi.
Hoá ra là thế bảo sao cậu Mẫn không lộ chút cảm xúc ngạc nhiên nào. Có điều cả đêm hôm ấy tôi thấy cậu cũng cứ trằn trọc mãi. Thực ra tôi biết cậu Mẫn trông nóng nảy, cục súc vậy thôi chứ cậu là người sống có tình có nghĩa. Năm ấy cậu ra khỏi nhà, cậu từ mặt ông Hạnh nhưng thâm tâm tôi biết cậu vẫn đau đáu không nguôi. Ông Hạnh có tốt xấu cỡ nào vẫn là cha cậu, vẫn là người sinh ra cậu không phải nói bỏ là bỏ.
Sáng hôm sau cả nhà tôi dậy từ rất sớm, thằng Tài lái xe đưa tôi, vú Dần, cậu Mẫn và Khôi Nguyên từ tỉnh về. Bình thường đi xe tôi không say vậy mà lần này lại nôn thốc nôn tháo, nôn nhiều đến mức khi đến bệnh viện huyện cậu Mẫn phải sai thằng Tài dừng xe lại đưa tôi vào viện vì sợ tôi bị ngộ độc thức ăn. Lần đầu tiên tôi nôn nhiều như vậy, nôn đến mức mặt mày xanh xao cả lại.
Vào đến viện huyện cậu Mẫn đưa tôi vào phòng khám. Vì sợ bên trong đông đúc, lại đang có dịch tiêu chảy nên cậu Mẫn dặn thằng Tài ở ngoài xe cùng Khôi Nguyên và vú Dần chờ tôi với cậu.
Viện huyện sau hai năm đã cải tiến rất nhiều, sau khi khám xong xuôi bác sĩ gọi cả tôi và cậu Mẫn vào rồi nói:
– Mợ đây không phải ngộ độc thức ăn.
Còn chưa kịp đợi bác sĩ nói hết cậu Mẫn đã hỏi:
– Vậy cô ấy bị sao lại nôn nhiều như vậy?
– Mợ ấy có thai.
Tôi nghe xong khựng người lại còn tưởng mình nghe nhầm hỏi lại:
– Có thai?
– Phải! Có thai
– Không thể nào tôi đang cho con bú mà
Bác sĩ nhìn tôi cười đáp:
– Cho con bú vẫn có thai bình thường. (Thời này biện pháp tránh thai ít được phổ cập, cứ chửa thì đẻ)
Tôi nhìn sang cậu Mẫn chợt thấy cậu cười tủm tỉm liền bấu mạnh cậu nói:
– Cười cái gì?
– Không cười chẳng lẽ khóc?
– Tôi có thai đấy, Nguyên nó mới một tuổi thôi…
– Thế giờ em bảo phải làm sao? Có thì đẻ thôi, lỡ có rồi phải chấp nhận chứ.
Tôi nhìn cậu ta, dở khóc dở cười, phần vì thương Nguyên còn bé, phần lại hoang mang không nghĩ mình mắn thế. Thế nhưng… đã có rồi tôi cũng phải chấp nhận. Khi ra khỏi phòng khám tôi vẫn chưa tin nổi, có điều cậu Mẫn cứ an ủi tôi mãi. Nào là đằng nào cũng đẻ, đẻ một thể mà nuôi, nào là có con là có phúc, giống khi đẻ Nguyên xưởng gỗ của cậu càng lúc càng phát đạt vậy, nào là yên tâm, mười đứa cậu cũng nuôi được huống chi là hai. Nghe cậu nói vậy tôi cũng đành nghe theo.
Khi ra ngoài vú Dần hỏi tôi bị sao nhưng tôi chỉ ậm ừ trả lời cho qua chuyện rồi giục thằng Tài đánh xe về. Về đến nhà ông Hạnh tôi suýt không nhận ra. Căn nhà gỗ khang trang vẫn còn đó nhưng vắng tanh vắng ngắt. Khi vừa bước vào tôi đột nhiên nghe tiếng khóc, tiếng cậu Tuấn cất lên:
– Thầy ơi, thầy tỉnh lại đi, thầy ơi
Tôi với cậu Mẫn nghe xong liền ba chân bốn cẳng chạy vào. Cậu Mẫn vỗ vỗ nhẹ lên má ông Hạnh rồi nói:
– Thằng Mẫn về rồi đây, thầy ơi, thầy tỉnh lại đi, Mẫn, đưa thầy vào viện, đưa thầy vào viện.
Tôi nhìn lên giường, ông Hạnh nằm thoi thóp trên ấy hai mắt nhắm nghiền. Cậu Tuấn bế thốc ông Hạnh lên đi thẳng ra xe, cậu Mẫn vội đưa cho tôi bình oxy khẽ nói:
– Em cầm lên xe với anh Tuấn để tôi lái xe.
Tôi gật đầu vội vàng theo cậu lên xe, khi ra đến ngoài viện ông Hạnh được đưa vào cấp cứu. Nghe cậu Tuấn nói từ hôm qua ông lại tỉnh táo nhu thường đến ban nãy đột nhiên lại lịm đi. Tôi đứng ngoài phòng cấp cứu đi đi lại lại, dù biết ông Hạnh khả năng cứu được thấp nhưng tôi vẫn muốn ít nhất ông tỉnh lại nhìn mặt cậu Mẫn một lần mới có thể yên lòng.
Mãi một lúc rất lâu sau cánh cửa phòng cấp cứu mới mở ra. Người bác sĩ gương mặt trầm xuống khẽ nói:
– Xin lỗi… ông ấy đã trút hơi thở cuối cùng
Tôi lặng người đi nhìn sang bên cạnh, cậu Mẫn nhìn vào trong, gương mặt vẫn tỏ ra bình thản nhưng đáy mắt cậu bỗng đỏ lên. Tôi nhìn cậu Mẫn trong lòng bỗng cảm có chút ân hận. Giá như hôm nay cậu không đưa tôi đi khám có lẽ cũng được gặp thầy cậu lần cuối. Tôi biết dù cậu từng giận thầy cậu nhưng cậu còn thương ông nhiều lắm. Cậu vào bế ông Hạnh đi ra, cả người ông trùm lên miếng vải trắng. Khi ra đến xe cậu Tuấn lái xe đôi mắt cũng đỏ hoe, còn cậu Mẫn cứ ôm lấy xác ông không nói gì. Khi về đến nhà cậu Mẫn mang ông Hạnh đặt lên giường, tôi khẽ thở dài xoay người đi tìm vú Dần chuẩn bị lo tang lễ. Thế nhưng cả sân lẫn trong nhà đều không thấy vú Dần cùng Khôi Nguyên đâu, cả cái Giao với thằng Tài cũng không thấy.
Trong lòng tôi bỗng có một linh cảm không lành liền tìm hết các ngóc ngách. Đến khi xuống buồng vú Dần toàn thân tôi bỗng ngã quỵ. Vú Dần, thằng Tài, cái Giao đang nằm trên đất mắt nhắm nghiền còn Khôi Nguyên thì không thấy đâu. Tôi lay lay vú Dần dậy giọng lạc đi:
– Vú Dần, vú Dần, Khôi Nguyên đâu
Phải lay một lúc vú Dần mới mở mắt, vừa mở mắt ra vú liền hốt hoảng nói:
– Khôi Nguyên đâu?
– Sao… sao vú lại hỏi tôi… vú trông Khôi Nguyên mà.
– Tôi đang bế Khôi Nguyên thì có ai đánh ngất lịm đi, Hiên… chết rồi đi tìm Khôi Nguyên mau
Tai tôi cũng ù cả đi, trên nhà cậu Mẫn cũng bước xuống, tôi không còn nghĩ ngợi được gì níu lấy tay cậu Mẫn bật khóc nói:
– Cậu Mẫn, Khôi Nguyên mất tích rồi, đi tìm Khôi Nguyên…
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro