Hai chien trong chien tranh Nga Nhat P1
Những trận Hải chiến trong Chiến tranh Nga - Nhật 1904 -> 1905
Chiến tranh Nga-Nhật diễn ra từ ngày 10 tháng 2 năm 1904 - 5 tháng 9 năm 1905 hay còn được gọi là Chiến dịch Mãn Châu theo một số nguồn tài liệu tiếng Anh, là một cuộc xung đột lớn giữa 2 đế quốc đầy tham vọng là Đế quốc Nga và Đế quốc Nhật Bản về vấn đề Mãn Châu và Triều Tiên. Các chiến trường chính nơi diễn ra các hoạt động quân sự là ở mền Nam Mãn Châu, đặc biệt là khu vực xung quanh Bán đảo Liêu Đông và Mukden, cùng với các vùng biển xung quanh như biển Triều Tiên, Nhật Bản, và Hoàng Hải.Người Nga không ngừng theo đuổi một tham vọng để có một cảng biển nước ấm ở Thái Bình Dương để làm quân cảng cũng như hải cảng thương mại của họ. ở Thái Bình Dương lúc đó người Nga đã lập được một cảng biển ở Vladivostok nhưng cảng này chỉ hoạt động vào mùa hè, nhưng Port Arthur sẽ hoạt động cả năm. Từ cuối cuộc chiến Trung-Nhật đến năm 1903, các cuộc đàm phán giữa chính phủ của Sa hoàng Nga và Nhật Bản đã tỏ ra bế tắc. Nhật Bản đã chọn giải pháp chiến tranh để duy trì sự thống trị độc quyền của họ tại Triều Tiên.Kết quả của các chiến dịch quân sự là quân đội hiện đại non trẻ của Nhật Bản liên tục gặt được các chiến thắng trước các đạo quân của người Nga được gửi đến để chống lại họ, đây là điều bất ngờ đối với các nhà quan sát trên thế giới. Chiến thắng của người Nhật đã thay đổi đáng kể cán cân quyền lực ở Đông Á, dẫn đến một đánh giá lại các cách tiếp cận của Nhật Bản lên chính trường thế giới. Một chuỗi những lúng túng và những thất bại đã làm dân Nga bất mãn với chính phủ của Sa hoàng một chính phủ hoạt động không hiệu quả và đầy rẫy tham nhũng, và điều này đã được chứng minh như là một nguyên nhân chính của cuộc Cách mạng Nga năm 1905.
Nguồn gốc của cuộc chiến tranh Nga-Nhật
Sau khi tiến hành công cuộc Minh Trị Duy tân năm 1868, chính phủ Thiên Hoàng Minh Trị bắt tay vào một nỗ lực để du nhập các ý tưởng phương Tây như công nghệ tiên tiến và các thói quen của người châu Âu. Đến cuối thế kỷ 19 Nhật Bản đã nổi lên từ một quốc đảo cô lập và tự chuyển đổi thành một quốc gia công nghiệp hiện đại hóa trong một thời gian rất ngắn. Người Nhật muốn bảo vệ chủ quyền của họ và muốn được công nhận một cách bình đẳng với các cường quốc phương Tây.Nước Nga, một đế quốc lớn đầy quyền lực và tham vọng ở phía Đông châu Âu. Đến năm 1890 nó đã mở rộng vùng kiểm soát của mình đến Trung Á đến Afghanistan, thu phục luôn các quốc gia trong tiến trình mở rộng của nó. Đầu thế kỷ 20 Đế quốc Nga trải dài từ Ba Lan ở phía tây đến bán đảo Kamchatka ở phía Đông. Với việc xây dựng tuyến Đường sắt xuyên Siberi đến cảng Vladivostok, Nga hy vọng sẽ củng cố hơn nữa ảnh hưởng và sự hiện diện của họ trong khu vực này. Điều này chính xáclà những gì Nhật Bản lo ngại, vì họ coi Triều Tiên (và ở một mức độ thấp hơn là Mãn Châu) như một vùng đệm bảo vệ Đế quốc của họ.Nhật Bản luôn coi chính phủ Triều Tiên luôn phải có xu hướng thân Nhật, đây là một phần thiết yếu của an ninh quốc gia của Nhật Bản, bởi sự bùng nổ dân số của Nhật Bản và nhu cầu phát triển kinh tế cũng yếu tố để xác định chính sách đối ngoại của Nhật Bản. Người Nhật muốn, ít nhất, là phải giữ được Triều Tiên trung lập, nếu nó không nằm dưới ảnh hưởng của Nhật Bản. Chiến thắng của Nhật Bản trước Trung Quốc trong cuộc Chiến tranh Trung-Nhật đã dẫn đến Hiệp ước Shimonoseki theo hiệp ước đó thì Trung Quốc mất quyền kiểm soát của họ ở Triều Tiên và phải nhượng lại Đài Loan, Bành Hồ và Bán đảo Liêu Đông (Port Arthur) cho Nhật Bản.Tuy nhiên, người Nga, có tham vọng riêng của họ trong khu vực này đã thuyết phục Đức và Pháp tăng cường áp lực về phía Nhật Bản qua can thiệp của Tam cường quốc, Nhật Bản phải từ bỏ chủ quyền của họ trên bán đảo Liêu Đông và nhận được bồi thường tài chính lớn hơn.
Nga xâm lấn
Trong tháng 12,1897, một hạm đội của Đế Quốc Nga xuất hiện ngoài khơi Port Arthur. Sau đó 3 tháng, vào năm 1898, một cuộc thương lượng được tổ chức giữa Trung Quốc và Nga theo đó Nga được thuê cảng Arthur, Đại Liên và các vùng nước xung quanh. Cuộc hội đàm này cũng nhất trí rằng thời hạn thuê các cảng có thể được gia hạn theo thoả thuận. Người Nga thấy rằng họ không nên để mất thời gian mà phải ngay lập tức chiếm đóng và củng cố Port Arthur thành cảng nước ấm của họ ở bờ biển Thái Bình Dương, và cảng này có một giá trị chiến lược tuyệt vời. Một năm sau đó, để củng cố vị trí của mình, người Nga bắt đầu xây dựng một tuyến đường sắt mới từ Cáp Nhĩ Tân đi qua Mukden tới Port Arthur. Sự phát triển của đường sắt là một yếu tố góp phần tạo ra cuộc nổi loạn Nghĩa Hòa Đoàn và các ga đường sắt tại Tiehling và Lioyang bị đốt cháy. Người Nga cũng bắt đầu tìm đường đến Triều Tiên, và vào năm 1898 họ đã mua nhượng quyền khai thác mỏ và lâm nghiệp gần sông Áp Lục và Tumen, việc này gây nhiều lo lắng Nhật Bản và họ đã quyết định tấn công trước khi tuyến đường sắt Trans-Siberian đã hoàn thành.
Chiến tranh
Tuyên bố của chiến tranh
Nhật Bản đã công bố tuyên chiến ngày 08 tháng 2 1904. Tuy nhiên, ba giờ trước khi bản tuyên chiến của Nhật Bản đến được tay Chính phủ Nga, Hải quân Đế quốc Nhật Bản đã tấn công Hạm đội Viễn Đông của Nga tại Port Arthur. Sa hoàng Nicholas II đã choáng váng bởi tin tức về cuộc tấn công này. Ông ta không thể tin rằng Nhật Bản sẽ tiến hành một cuộc chiến tranh mà không có một tuyên bố chính thức, và các bộ trưởng của ông ta đã đảm bảo rằng Nhật Bản sẽ không gây chiến. Nga tuyên chiến với Nhật Bản tám ngày sau đó. Tuy nhiên, những yêu cầu tuyên chiến trước khi chiến sự bắt đầu đã không được thực hiện đúng theo luật pháp quốc tế cho đến sau khi cuộc chiến kết thúc vào tháng 10 năm 1907, và nó có hiệu lực đến ngày 26 Tháng 1 năm 1910.Montenegro cũng tuyên chiến với Nhật như là một cử chỉ hỗ trợ tinh thần cho nước Nga để tỏ lòng biết ơn sự ủng hộ Nga trong cuộc đấu tranh của Montenegro chống lại Đế quốc Ottoman. Tuy nhiên, vì lý do hậu cần và khoảng cách, sự đóng góp của Montenegro cho cuộc chiến tranh được giới hạn ở những công dân Montenegro phục vụ trong Quân đội Nga. Liệt kê các trận đánh chính trong chiến tranh Nga - Nhật
1904 Trận Port Arthur, 08 tháng 2: trận hải chiến Không quyết định
1904 Trận vịnh Chemulpo, 09 tháng 2: trận hải chiến Nhật Bản chiến thắng
• 1904 Trận sông Áp Lục, 30 Tháng tư - 1 Tháng 5: Nhật chiến thắng
• 1904 Trận Nanshan, 25 tháng năm - 26 tháng 5, Nhật chiến thắng
• 1904 Trận Telissu, 14 Tháng Sáu - 15 tháng 6, Nhật chiến thắng
• 1904 Trận đèo Motien, Ngày 17 tháng 7, Nhật chiến thắng
• 1904 Trận Ta-Shih-Chiao, Ngày 24 tháng 7, Nhật chiến thắng
• 1904 Trận Hsimucheng, 31 tháng 7, Nhật chiến thắng
• 1904 Trận Hoàng Hải, Ngày 10 tháng 8: trận hải chiến Nhật Bản chiến thắng chiến lược / chiến thuật không phân thắng bại
• 1904 Trận ngoài khơi Ulsan, Ngày 14 tháng 8: trận hải chiến Nhật Bản chiến thắng
• 1904-1905 Cuộc vây hãm Port Arthur, 19 tháng tám - 2 tháng 1: Nhật chiến thắng
• 1904 Trận Liêu Dương, 25 Tháng tám - 3 tháng 9: bất phân thắng bại
• 1904 Trận Shaho, 5 tháng mười-17 tháng 10: bất phân thắng bại
• 1905 Trận Sandepu, 26 Tháng một - 27 tháng một: bất phân thắng bại
• 1905 Trận Mukden, 21 tháng hai - 10 tháng 3: Nhật chiến thắng
• 1905 Trận Tsushima, 27 tháng năm - 28 tháng 5 trận hải chiến: Nhật chiến thắng
Kết cục của chiến tranh Nga - Nhật
Những thất bại của Quân đội và Hải quân Nga làm tan mất sự tự tin của người Nga. Trong suốt năm 1905, chính phủ Nga hoàng đã bị rung chuyển bởi Cách mạng. Sa hoàng Nicholas II lựa chọn đàm phán hòa bình để ông ta có thể tập trung vào những vấn đề nội bộ.Tổng thống Hoa Kỳ Theodore Roosevelt đứng ra làm trung gian hòa giải, và có được một Giải Nobel Hòa bình cho nỗ lực của ông. Sergius Witte dẫn đầu phái đoàn Nga và Nam tước Komura, người tốt nghiệp Harvard, dẫn đầu đoàn đại biểu Nhật Bản. Hiệp ước Portsmouth được ký ngày 05 tháng 9 năm 1905 tại Quân xưởng Hải Quân Portsmouth ở Kittery, Maine (Hoa Kỳ). Witte trở thành Thủ tướng Nga cùng năm đó. Nga công nhận Triều Tiên sẽ nằm trong khu vực ảnh hưởng của Nhật Bản và chấp nhận rút khỏi Mãn Châu. Nhật Bản làm quốc gia bảo trợ Hàn Quốc vào năm 1910, với rất ít phản đối từ các cường quốc khác.Nga cũng đã ký kết về quyền thuê 25 năm của mình với cảng Port Arthur, bao gồm các căn cứ hải quân và bán đảo xung quanh nó. Nga cũng nhượng lại nửa phía Nam đảo Sakhalin cho Nhật Bản. Nó đã được lấy lại bởi người Liên Xô vào năm 1952 theo Hiệp ước San Francisco sau Thế chiến thứ hai. Tuy nhiên, sự giao nộp miền Nam Sakhalin cho Liên Xô đã không được tán thành bởi phần lớn các chính trị gia Nhật Bản.Như vậy em xin giới thiệu với mọi người 03 trận Hải chiến lớn của serries các trận đánh trong Chiến tranh Nga - Nhật 1904 /05, đó là các trận: Trận Hải chiến cảng Port Arthur Trận Hải chiến vịnh Chemulpo Trận Hải chiến Tsushima ( tiếng Việt trận Hải chiến Eo biển Đối Mã)
Trận hải chiến cảng Port Arthur
Ngày 8-9 tháng 2 năm 1904
Nơi Gần cảng Port Arthur, Mãn Châu
Kết quả Hòa về chiến thuật bế tắc, Nhật Bản chiếm lợi thế về chiến lược
Các bên tham chiến
Đế quốc Nhật Bản
Chỉ huy
Đô đốc Heihachiro Togo
Phó Đô đốc Shigeto Dewa
Sức mạnh
6 thiết giáp hạm Tiền-Dreadnought
9 tuần dương hạm bọc thép,
một số tàu hộ tống
Thương vong
90 người chết và bị thương
Đế quốc Nga
Chỉ huy
Oskar Victorovich Stark
Sức mạnh
7 thiết giáp hạm Tiền -Dreadnought
5 tàu tuần dương,
một số các tàu hộ tống
Thương vong
150 người và bảy tàu bị hư hỏng
Trận Port Arthur diễn ra ngày 08 -> 09 tháng 2 năm 1904 là trận khởi đầu của Chiến tranh Nga-Nhật. Nó được bắt đầu bằng một cuộc tập kích bất ngờ vào ban đêm bởi một hải đội tầu khu trục Nhật Bản vào hạm đội Nga đang thả neo tại Cảng Port Arthur, Mãn Châu, và trận đánh tiếp tục diễn ra trên phần lớn bề mặt của Cảng Port Arthurvào buổi sáng của ngày hôm sau. Trận đánh kết thúc mà không có một bên nào dành được chiến thắng quyết định, và các cuộc giao tranh để tranh giành cảng Port Arthur tiếp tục diễn ra tới tận tháng 5 năm 1904. Thất bại tại Port Arthur đối với người Nga và đặc biệt là đối với Sa hoàng Nicholas II - là một tai họa thảm khốc cho Đế chế của Nga Hoàng; tất cả những người Nga, từ giới quý tộc cho tới tầng lớp bình dân, thậm chí cả những người nông nô được giải phóng đã mất niềm tin vào quân đội của họ; đây là một nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc Cách mạng Nga năm 1905, Và được ghi nhớ rất lâu cho tới tận khi xảy ra những thất bại thảm họa còn tệ hại hơn nhiều trong Chiến tranh thế giới I.
Giai đoạn trước trận chiến
Giai đoạn mở đầu của Chiến tranh Nga-Nhật bắt đầu với cuộc tập kích bất ngờ do Hải quân Đế quốc Nhật Bản tiến hành chống lại Hạm đội Thái Bình Dương của Nga đóng căn cứ tại Port Arthur và tại vịnh Chemulpo. Kế hoạch ban đầu của Đô đốc Togo là đột kích nhanh vào Port Arthur bằng Hải đội 1 của Hạm đội liên hợp, hải đội này bao gồm sáu chiếc tầu chiến lớp tiền Dreadnought, đó là các chiếc Hatsuse, Shikishima, Asahi, Fuji, và Yashima, Dẫn đầu là chiếc soái hạm Mikasa, và Hải đội thứ 2 bao gồm các tuần dương hạm bọc thép Iwate, Azuma, Izumo, Yakumo và Tokiwa. Những con tàu dẫn đầu và tàu tuần dương này được hộ tống bởi 15 tàu khu trục và khoảng 20 tàu phóng ngư lôi nhỏ hơn. Hải đội dự bị bao gồm các tàu tuần dương Kasagi, Chitose, Takasago, và Yoshino. Với lực lượng lớn được đào tạo và vũ trang tốt, và có ưu thế về tính bất ngờ, Đô đốc Togo hy vọng tạo ra một đòn đánh gục hạm đội Nga ngay sau khi cắt đứt quan hệ ngoại giao giữa các chính phủ Nhật Bản và Nga.Về phía Nga, Đô đốc Stark có các tầu chiến tiền Dreadnought các chiếc Petropavlovsk, Sevastopol, Peresviet, Pobeda, Poltava, Tsesarevich, và Retvizan, được hỗ trợ bởi các các tuần dương hạm hạng nhẹ và loại được tăng cường giáp bảo vệ như Pallada, Diana, Askold, Novik, Và Boyarin. Toàn bộ số tầu bè trên đều dựa vào các pháo đài của căn cứ hải quân đã được tăng cường ở Port Arthur. Tuy nhiên, hệ thống phòng thủ của Port Arthur cũng không được mạnh mẽ như họ mong muốn, bởi vì có quá ít các khẩu đội pháo bờ biển có thể hoạt động được vì phần lớn kinh phí cho việc cải thiện phòng thủ đã được chuyển tới để tăng cường cho căn cứ ở gần Dalny, và hầu hết các sỹ quan được mời đến để dự một bữa tiệc kỷ niệm được tổ chức bởi Đô đốc Stark vào đêm 9 tháng 2 năm 1904.Đô đốc Togo đã nhận được thông tin sai lệch từ điệp viên người địa phương được cài cắm ở trong và xung quanh cảng Arthur rằng các đơn vị đồn trú ở các pháo đài bảo vệ cảng đã được cảnh giác, ông không muốn có nguy cơ xảy ra với các tầu chủ lực của mình từ các khẩu đội pháo binh bờ biển Nga và do đó chúng có thể chặn đội tàu chiến chủ lực của mình lại. Thay vào đó, lực lượng tàu khu trục được tách ra thành hai hải đội tấn công, một hải đội với các tốp tầu nhỏ số 1, 2, và 3 tấn công Port Arthur, và hải đội kia, với các tốp tầu thứ 4 và thứ 5 tấn công các căn cứ hải quân của Nga tại Dalny.
Cuộc tấn công đêm 8-9 tháng 2 năm 1904
Vào khoảng năm 22:30 ngày 08 tháng 2 năm 1904, hải đội tầu tấn công cảng Port Arthur gồm 10 khu trục hạm chạm trán tàu khu trục tuần tra của Nga. Người Nga đã theo lệnh không phải để bắt đầu chiến đấu mà quay sang liên lạc để báo cáo về tổng hành dinh. Tuy nhiên, do kết quả của cuộc gặp gỡ này là hai tàu khu trục Nhật Bản đã bị tụt lại phía sau và phần còn lại trở nên bị phân tán. Vào khoảng 0.028, ngày 9 tháng 2 năm 1904, bốn tàu khu trục Nhật Bản đầu tiên tiếp cận cảng Port Arthur mà không bị nhìn thấy, và bắn ra một loạt tấn công bằng ngư lôi vào chiếc Pallada ( trúng vào giữa con tầu làm nó bốc cháy, và làm nó bị lật úp) và chiếc Retvizan ( tạo ra một lỗ thủng ở mũi của nó). Các tàu khu trục Nhật Bản khác đã không thành công, vì họ đến quá muộn để được hưởng lợi từ tính bất ngờ, và thực hiện các cuộc tấn công một cách đơn lẻ hơn là có sự kết hợp theo nhóm. Tuy nhiên, họ đã có thể vô hiệu hóa chiếc tàu mạnh nhất của hạm đội Nga, chiếc thiết giáp hạm Tsesarevich. Chiếc tàu khu trục Nhật Bản Oboro thực hiện các đợt tấn công mới nhất, khoảng 0.2:00, vào lúc này người Nga đã hoàn toàn tỉnh táo, và các đèn pha và súng của họ đã trở nên chính xác và chặt trẽ khiến các đợt tấn công bằng ngư lôi trở nên là không thể.Mặc dù đây là một cuộc đột kích bất ngờ có các điều kiện thuận lợi lý tưởng, kết quả thu được lại tương đối nghèo nàn. Trong tổng số mười sáu ngư lôi được bắn ra, chỉ có ba quả là trúng đích, số còn lại hoặc bị trượt hoặc không phát nổ. Nhưng may mắn cũng không đến với người Nga trong chừng mực nào đó khi hai trong ba quả ngư lôi đã đánh vào những tàu chiến tốt nhất của họ: các chiếc Retvizan và Tsesarevich đã không thể tham chiến được tới hàng tuần, cũng như là chiếc tàu tuần dương Pallada.
Trận đánh trên mặt nước vào ngày 09 tháng 02 năm 1904
Sau cuộc tấn công vào ban đêm, Đô đốc Togo đã gửi cấp dưới của mình, Phó Đô đốc Shigeto Dewa, cùng với bốn chiếc tàu tuần dương để làm nhiệm vụ trinh sát nhiệm vụ vào lúc 0.8:00 để nhòm ngó vào các tầu đối phương đang neo ở Port Arthur và đánh giá thiệt hại. Vào khoảng 0.9:00 Đô đốc Dewa đã tới đủ gần để quan sát hạm đội Nga qua lớp sương mù buổi sáng. Ông quan sát thấy 12 tàu chiến và tàu tuần dương, ba hoặc bốn trong số đó dường như bị thương nặng nề hoặc mắc cạn. Các tàu nhỏ hơn bên ngoài lối vào bến cảng đang tập hợp một cách rõ ràng là rất lộn xộn. Dewa tiến đến gần cảng vào khoảng 7.500 yard (6.900 m), nhưng tàu Nhật Bản không quan sát được gì nhiều, ông được thuyết phục rằng các cuộc tập kích vào ban đêm đã thành công và làm hạm đội Nga bị tê liệt và quay lại báo cáo với Đô đốc Togo.Không biết rằng Hạm đội Nga đã sẵn sàng cho trận chiến, Dewa hối thúc Đô đốc Togo rằng thời điểm này vô cùng thuận lợi để hạm đội chính tấn công chớp nhoáng. Mặc dù Togo đã ưu tiên thu hút hạm đội Nga ra khỏi sự bảo vệ của các khẩu đội pháo trên bờ, kết luận sai lầm theo hướng lạc quan của Dewa đã tạo nguy hiểm cho Hạm đội Nhật Bản. Đô đốc Togo ra lệnh cho hải đội đầu tiên tấn công vào bến cảng, hải đội thứ ba làm dự bị ở phía sau.Khi tiến đến gần Port Arthur người Nhật lại chạm trán với chiếc tuần dương hạm Nga Boyarin đang làm nhiệm vụ tuần tra. Chiếc Boyarin bắn vào chiếc Mikasa ở tầm bắn cực đại, sau đó quay đầu và bỏ chạy. Vào lúc 11:00, ở khoảng cách khoảng 8.000 yard (7.000 m), cuộc chiến bắt đầu nổ ra giữa hai đội tầu Nhật Bản và Nga. Người Nhật tập trung các khẩu súng 12 in của họ bắn vào các khẩu đội pháo bờ biển trong khi sử dụng các khẩu 8 và 6 in của họ để bắn vào các tàu Nga. Bị bắn trả dữ dội từ cả hai mặt, nhưng người Nhật đã bắn cháy các chiếc Novik, Petropavlovsk, Poltava, Diana và Askold. Tuy nhiên, người Nhật nhanh chóng nhìn thấy một cách hiển nhiên rằng Đô đốc Dewa đã thực sự mắc một lỗi nghiêm trọng. Trong năm phút đầu tiên của trận đánh chiếc Mikasa bị trúng một phát đạn đập nảy, thế là nó nổ tung làm bị thương ngườ kỹ sư trưởng, viên trung úy cầm cờ, và năm sĩ quan khác và phá tung cây cẩu ở phía sau.Vào lúc 12:20 Đô đốc Togo đã quyết định đảo ngược chiều của Hạm đội Nhật Bản và thoát khỏi cái bẫy (xơi đạn chéo cánh xẻ từ tầu chiến và pháo bờ biển của Nga). Đó là một sự cơ động cao, đầy rủi ro vì hạm đội Nhật Bản trở thành mục tiêu cho các khẩu đội pháo bờ biển Nga. Mặc dù bị bắn phá dữ dội, các thiết giáp hạm Nhật Bản hoàn thành quá trình cơ động và nhanh chóng rút ra khỏi vùng nguy hiểm. Các chiếc Shikishima, Iwate, Fuji, và Hatsuse tất cả đều bị hư hại. Một vài phát đạn cũng đã chiếc tuần dương hạm của Hikonojo Kamimura khi nó đang quay đầu. Tại thời điểm này chiếc Novik tiến tới gần chiếc tuần dương hạm Nhật Bản vào khoảng 3.300 yard (3.000 m) và bắn ra một loạt ngư lôi. Tất cả các bị trượt và chiếc Novik nhận được một cúbđánh trả nặng nề dưới mực nước.
Kết quả của trận đánh
Trận hải chiến cảng Arthur như vậy là đã kết thúc một cách bất phân thắng bại. Người Nga có 150 thương vong và khoảng 90 về phía Nhật Bản. Mặc dù không có tàu nào bị đánh chìm ở cả hai phía nhưng số tầu bị hư hỏng là rất nhiều. Tuy nhiên, người Nhật thoải mái sửa chữa lại tàu của họ và các ụ nổi ở Sasebo có đầy đủ các phương tiện cho họ tiến hành sửa chữa, trong khi hạm đội Nga chỉ có khả năng sửa chữa rất hạn chế ở Port Arthur.Rõ ràng là Đô đốc Dewa đã phạm sai lầm là không cho tầu trinh sát của ông đủ gần, và trong tình huống này, Đô đốc Togo phản đối việc tấn công đối phương trong tầm của pháo bờ biển của người Nga là hoàn toàn hợp lý.Bản tuyên chiến chính thức giữa Nhật Bản và Nga được ban bố vào ngày 10 tháng 02 năm 1904, một ngày sau khi trận chiến xảy ra. Cuộc tấn công được tiến hành chống lại một kẻ thù có số lượng khiêm tốn, không chuẩn bị trước lại đang trong thời bình như vậy là thu được kết quả ít ỏi so với trận Trân Châu Cảng.
Hành động tiếp theo của hải quân hai phía tại cảng Port Arthur, từ tháng 2 -> tháng 12 năm 1904
Ngày 11 Tháng 2 năm 1904, tàu thả mìn Nga Yeneisei bắt đầu thả thủy lôi ở lối vào cảng Port Arthur. Một trong những quả mìn bất ngờ phát nổ phá hủy bánh lái của con tàu làm nó chìm nghỉm cùng với 120 thành viên trong số 200 thủy thủ đoàn của con tầu. Chiếc Yeneisei bị chìm cũng mang theo chiếc bản đồ duy nhất chỉ ra vị trí của các thủy lôi. Chiếc Boyarin được gửi đến để điều tra sự cố cũng lại vấp phải thủy lôi và phải bỏ cuộc mặc dù nó vẫn nổi được. Nó bị chìm hai ngày sau đó sau khi vấp phải một quả thủy lôi thứ hai. ( Đúng là đen thì cái đèn nó cũng đen)Đô đốc Togo lại mò đến từ Sasebo lần nữa vào ngày 14 Tháng 2 năm 1904, với tất cả các tàu trừ chiếc Fuji. Sáng ngày 24 tháng 2 1904, một nỗ lực đã được thực hiện để đánh đắm năm chiếc tàu vận tải cũ để chặn lối vào của cảng Port Arthur, khóa hạm đội Nga bên trong (đánh không xong thì ông nhốt mày lại). Kế hoạch này bị phá hoại bởi chiếc Retvizan, chiếc này vẫn cứ ở bên ngoài cảng. Trong lúc nhập nhoạng người Nga nhầm các tàu vận tải cũ này là tàu chiến, và thế là viên thống đốc Yevgeni Alekseyev sung sướng gửi điện tín đến cho Sa hoàng rằng lực lượng hải quân của mình đã chiến thắng một trận rất lớn. Sau khi ánh sáng ban ngày xuất hiện và sự thật được tiết lộ, một bức điện thứ hai ngay lập tức được gửi đi. (ông này mắc cái tội là làm nhà vua cụt cả sướng)Ngày 08 tháng 3 năm 1904, Đô đốc Nga Stepan Makarov đến Port Arthur để thay thế Đô đốc Stark không may mắn và nâng cao tinh thần chiến đấu của Nga. Ông ta chọn chiếc tầu vừa được sửa chữa Askold làm kỳ hạm của mình. Sáng ngày 10 tháng 3 năm 1904, Hạm đội Nga đã sẵn sàng và họ nổ súng tấn công các hải đội của Nhật Bản đang bao vây xung quanh nhưng hiệu quả là ít ỏi. Tối ngày 10 tháng 3 năm 1904, người Nhật đã cố gắng tiến hành một mưu kế là gửi bốn tàu khu trục tới gần cảng (làm mồi nhử). Người Nga đã mắc bẫy, và gửi ra sáu tàu khu trục để cố gắng đuổi theo, trong lúc đó tầu Nhật Bản thả thủy lôi ở lối vào bến cảng và tiến vào vị trí để chặn đường trở về của các tàu khu trục Nga. Hai trong số các khu trục hạm Nga bị đánh chìm, bất chấp nỗ lực của Đô đốc Makarov đến để giải cứu họ.Ngày 22 tháng ba năm 1904, các chiếc Fuji và Yashima đã bị tấn công bởi hạm đội Nga dưới quyền chỉ huy của Đô đốc Makarov, và chiếc Fuji đã buộc phải rút về Sasebo để sửa chữa. Dưới sự chỉ huy của Đô đốc Makarov, Hạm đội Nga cảm thấy tự tin hơn và được đào tạo tốt hơn. Để trả lời ngày 27 tháng 3, 1904, Togo lại cố gắng để chặn lối vào cảng Port Arthur, lần này bằng cách sử dụng bốn tàu vận tải cũ hơn chứa đầy đá và bê tông. Cuộc tấn công lại thất bại như lần trước và các tàu vận tải bị đánh chìm ở quá xa so với lối vào cảng.Ngày 13 tháng 4 năm 1904, Đô đốc Makarov (người bây giờ đã chuyển sang lấy chiếc Petropavlovsk làm kỳ hạm của mình) Rời cảng để đi đến sự trợ giúp của một hải đội tàu khu trục ông đã gửi về trinh sát phía bắc để Dalny. Ông đi cùng với các chiếc Askold, Diana, Novik , Poltava, Sevastopol, Pobieda, và Peresvyet. Hạm đội Nhật Bản chuẩn bị sẵn sàng để giao chiến và Makarov rút lui để bảo vệ các khẩu đội pháo bờ biển tại cảng Arthur. Tuy nhiên, khu vực đã bị thả thủy lôi bởi người Nhật. vào lúc 0.9:43 chiếc Petropavlovsk vấp vào ba quả thủy lôi phát nổ và chìm trong vòng hai phút. Thảm họa này giết chết 635 sĩ quan và thủy thủ cùng với Đô đốc Makarov (ông này còn không may hơn cả ông trước). Vào lúc 10:15, chiếc Pobieda cũng bị què quặt bởi một quả thủy lôi. Ngày hôm sau, Đô đốc Togo ra lệnh tất cả các tầu phải treo cờ rủ, và tiến hành một ngày tang lễ để thể hiện sự tôn trọng với đối thủ đã chết của mình. Ngày 3 tháng 5 năm 1904, Đô đốc Togo tiến hành lần cố gắng thứ ba và là lần cuối cùng của ông để ngăn chặn lối vào cảng Arthur, lần này với tám tàu vận tải cũ. Nỗ lực này cũng thất bại, nhưng Togo lại tuyên bố nó là một thành công, bởi vì nó mở đường cho quân đội Nhật Bản lần thứ hai xâm nhập vào đất Mãn Châu. Mặc dù Port Arthur đã bị chặn, đồng thời với sự thiếu chủ động của người kế nhiệm của Makarov, tổn thất của hải quân Nhật Bản vẫn bắt đầu tăng lên, chủ yếu là do các thủy lôi của Nga. Ngày 15 tháng 5, hai tàu chiến của Nhật Bản, các chiếc Yashima 12.320 tấn và Hatsuse 15.300 tấn bị chìm trong một bãi thủy lôi của Nga ngoài khơi Port Arthur sau khi mỗi chiếc ít nhất vấp vào hai quả thủy lôi, loại khỏi vòng chiến một phần ba lực lượng tàu chiến của Nhật Bản, đây là một ngày tồi tệ nhất cho Hải quân Nhật Bản trong chiến tranh.Hơn nữa các hoạt động hải quân từ Port Arthur dẫn hai nỗ lực đột phá vòng vây của người Nga. Nỗ lực đầu tiên được tiến hành vào ngày 23 tháng 6 năm 1904, và lần thứ hai vào ngày 10 tháng 8, mà kết quả là Trận hải chiến Hoàng Hải, đó là những trận chiến không phân thắng bại về mặt chiến thuật. Sau đó Hạm đội Nga không thực hiện bất kỳ nỗ lực nào nữa để thoát ra khỏi cảng của họ, trong khi hạm đội Nhật Bản chiếm ưu thế trong vùng biển trong thời gian chiến tranh. Nhưng thủy lôi đặt bởi các tầu thả mìn Nga là một vấn đề đau đầu cho phía Nhật Bản và kết quả là người Nhật phải chịu tổn thất nhiều hơn nữa. Ngày 18 tháng 9 năm 1904, chiếc pháo hạm Heien 2.150 tấn vấp một thủy lôi của Nga ở phía tây của Port Arthur và chìm. Cùng số phận với nó là chiếc tàu tuần dương Saien 2.440 tấn vào ngày 30 tháng 11 trong cùng một bãi mìn, và vào ngày 13 tháng 12, tàu tuần dương Takasago 4.160 tấn, bị chìm trong một bãi mìn của Nga ở một vài dặm về phía nam của Port Arthur, trong dùng súng của nó để hỗ trợ quân đội Nhật Bản bao vây cảng. (Tóm lại tầu chiến Nga - Nhật toàn xơi món mìn mà toi)
hạm đội Thái Bình Dương - Hải Quân Nga ở cảng Port Athur
Tầu Thiết giáp hạm
Chiếc Thiết giáp hạm Petropavlosk
Tên Petropavlosk
Nhà sản xuất: Galerniy Yard, Saint Petersburg, Nga
Đặt thân lườn: Tháng 1 năm 1893
Hạ thủy: Ngày 1 tháng 11 năm 1894
Hoàn thành: 1897
Hoạt động: 1897
Kết cục: Bị đánh chìm bởi thủy lôi ngoài khơi Port Arthur, Ngày 13 tháng 4 năm 1904
Đặc điểm riêng
Lớp tầu: Tầu thiết giáp lớp Petropavlovsk
Trọng tải: 11.354 longton (11.536t)
Chiều dài: 112,5 m (369 ft 1 in)
Chiều rộng: 21,3 m (69 ft 11 in)
Tầm nước: 8,6 m (28 ft 3 in)
Động cơ đẩy: 2 trục ba động cơ hơi nước mở rộng
14 trụ nồi hơi đốt than
Công suất 10.600 shp (7.900 kW)
1.310 tấn than
Tốc độ: 16,8 knots (19,3mph; 31,1km / h)
Phạm vi hoạt động: 3.790hải lý (7.020km)
Thủy thủ đoàn: 662
Vũ khí trang bị:
• 4 súng 12 in (300 mm)
• 12 súng 6 in (150 mm)
• 10 súng 47 mm (1,9 in)
• 28 súng 37 mm (1,5 in)
• 6 × ống phóng ngư lôi
Thiết giáp:
Giáp lớp Harvey
Giáp bọc vành đai: 8-12 in tại (200-300 mm)
Tháp pháo: 10 in (250 mm)
Tháp pháo giữa: 5 in (130 mm)
Tháp điều khiển: 9 in (230 mm)
Chiếc thiết giáp hạm Pobieda của Hải Quân Nga - sau này là chiếc Suwo của Hải quân Nhật Bản
Phục vụ trong Hải Quân Nga
Tên: Pobieda
Nhà sản xuấtr: Xưởng đóng tầu Baltic, Saint Petersburg, Nga
Đặt thân lườn: Ngày 1 tháng 8 năm 1898
Hạ thủyt: 24 tháng 5 năm 1900
Hoạt động: 31 tháng 7 1902
Kết cục: Bị đánh chìm để khỏi bị bắt vào ngày 7 tháng 12 năm 1904
Phục vụ trong Hải quân Nhật Bản
Tên: Suwo
Được trục vớt vào tháng 10 năm 1905
Hoạt động: Tháng 10 năm 1908
Ra khỏi biên chế: 1922
Kết cục : bị tháo dỡ năm 1946
Đặc điểm riêng
Loại tầu: Lớp tầu thiết giáp hạm Peresviet
Trọng tải: 13.500 longton (13.717t)
Chiều dài: 129,2 m (424 ft)
Chiều rộng: 21,8 m (71 ft 6 in)
Tầm nước: 8,3 m (27 ft 3 in)
Động cơ đẩy: 3 trục pittông mở rộng gấp ba lần theo chiều dọc của động cơ (VTE)
30 nồi hơi Miyabara
14.500 shp (10.800 kW)
Tốc độ: 16 knots (18mph; 30km / h)
Phạm vi hoạt động: 6.000hải lý (11.000km) Tại tốc độ 10 knot (12 mph, 19 km / h)
Thủy thủ đoàn: 732
Vũ khí trang bị:
• 4 súng 254 mm (10 in)
• 10 súng 152 mm (6 in)
• 16 súng 12 pounder
• 21 súng 3 pounder
• 8 súng 1 ½ pounder
• 2 ống phóng ngư lôi
Armour:
Viền đai: 230 mm (9 in)
Boong: 70 mm (2,76 in)
Tháp chỉ huy: 254 mm (10 in)
Chiếc thiết giáp hạm Peresviet của Hải Quân Nga - sau này là chiếc Sagami của Hải quân Nhật Bản
Phục vụ trong Hải quân Nga
Tên: Peresviet
Nhà sản xuất: Xưởng đóng tầu Baltic Yards, Saint Petersburg
Đặt thânlườn: Ngày 21 tháng 11 năm 1895
Hạ thủy: Ngày 19 tháng 5 năm 1898
Hoạt động: Tháng 6 năm 1901
Bị đánh chìm sau Trận Hoàng Hải, Tháng 8 năm 1904
Phục hồi: Trở về Nga, ngày 04 tháng 4 1916
Kết cục: Vấp thủy lôi ngoài khơi Port Said, Ai Cập, Ngày 04 tháng 1, 1917
Phục vụ trong Hải quân Nhật Bản
Tên: Sagami
Trục vớt tháng 10 năm 1905
Trở về Nga, ngày 4 tháng 4 năm 1916
Đặc điểm riêng
Loại tầu: Lớp tầu thiết giáp hạm Peresviet
Trọng tải: 12.674 longton (12.877t) Bình thường
13.500 longton (13.717t) Đầy tải
Chiều dài: 129,2 m (424 ft)
Chiều rộng: 21,8 m (72 ft)
Độ mớm nước: 8,3 m (27 ft)
Động cơ đẩy: 3-pit tông trục dọc ba động cơ mở rộng (VTE)
14.500 shp (10.800 kW)
30 nồi hơi
2.056 tấn than
Tốc độ: 18 knots (33km / h)
Phạm vi: 10.000 hải lý (19.000km) Tại tốc độ 10 knot (19 km / h)
Thuỷ thủ đoàn: 783
Vũ khí trang bị:
• 4 súng 254 mm (10 in)
• 10 súng 152 mm (6 in)
• 16 súng 80 mm (3,1 in)
• 4 ống phóng ngư lôi 450 mm (18 in)
Armour:
Viền đai: 100-230 mm (3,9-9,1 in)
Boong: 60 mm (2,4 in)
Chỗ đặt súng: 127 mm (5 in)
Ổ súng: 127 mm (5 in)
Tháp pháo: 150-250 mm (5,9-9,8 in)
Tháp chỉ huy: 100-150 mm (3,9-5,9 in)
Chiếc thiết giáp hạm Poltava của Hải Quân Nga - sau này là chiếc Tango của Hải quân Nhật Bản
Phục vụ ở Hải quân Đế Quốc Nga
Tên: Poltava
Nhà sản xuất: Xưởng đóng tàu mới Admiralty, Saint Petersburg, Đế quốc Nga
Đặt thân lườn: 01 tháng 5 năm 1892
Hạ thủy: Ngày 06 tháng 11, 1894
Hoạt động: 1898
Bị Nhật Bản bắt giữ sau Cuộc vây hãm Port Arthur
Đổi Tên: Chesma năm 1916
Ngừng phục vụ: 1922
Quay trở về phục vụ cho Hải quân Nga ngày 4 tháng 4 năm 1916
Phục vụ trong Hải quân Nhật Bản
Tên: Tăng go
Hoạt động: Ngày 22 tháng 8 1905
Trở về Nga ngày 4 tháng 4 năm 1916
Phục vụ trong Hải quân Xô Viết
Tên: Chesma
Kết cục: Bị người Anh bắt bắt giữ năm 1923 và bị tháo dỡ
Đặc điểm riêng
Thứ hạng: Thiết giáp hạm lớp Petropavlovsk
Trọng tải: 10.960 tấn (bình thường)
11.400 tấn (tối đa)
Chiều dài: 111,9 mét (367 ft)
Chiều rộng: 21 mét (69 ft)
Tầm nước: 7,8 mét (26 ft)
Động cơ đẩy: Ba trục pit tông dọc mở rộng Triple (VTE)
30 nồi hơi, 14.500 shp
Tốc độ: 18 knots (33km / h)
Phạm vi hoạt động: 10.000 hải lý (19.000km) Tại tốc độ 10 knots (19km / h)
2.056 tấn than
Thủy thủ đoàn: 668
Vũ khí trang bị:
4 súng 305 mm
10 súng 152 mm
16 súng 80 mm
4 ống phóng ngư lôi 450 mm
Armour:
vành đai 100-230 mm
Chỗ đặt súng 127 mm
Ổ súng: 127 mm
Tháp pháo 150-250 mm
Tháp chỉ huy: 100-150 mm
Tên: Tsesarevich (1901-1917)
Grazhdanin (1917-1918)
Nhà sản xuất: Compagnie des Forges et Chantiers de la Méditerranée à la Seine, Pháp
Đặt thân lườn: 01 Tháng Năm 1899
Hạ thủy: 1900
Hoạt động: 1.901
Ngừng hoạt động: Năm 1918
Kết cục: Bị tháo dỡ 1924-1925
Đặc điểm riêng
Loại tầu chiến: Thiết giáp hạm
Trọng tải: 12.915 longton (13.122t)
Chiều dài: 118,5 m (388 ft 9 in)
Chiều rộng: 23,2 m (76 ft 1 in)
Tầm nước: 8,5 m (27 ft 11 in)
Động cơ đẩy: 2 trục, 4 xi-lanh pit tông dọc mở rộng gấp ba (VTE) động cơ hơi nước
20 nồi hơi Belleville đốt than
16.000 shp (12.000 kW)
1.350 tấn than
Tốc độ: 18,5 knots (21,3mph; 34,3km / h)
Phạm vi hoạt động: 5.500hải lý (10.200km) Tại tốc độ 10 knots (12mph; 19km / h)
Thủy thủ đoàn: 744-803
Vũ khí trang bị:
4 sũng 305 mm (12 in) (2 × 2)
12 súng 152 mm (6 in) (12 × 1)
16 súng 75 mm (3 in)
4 súng 47 mm (1,9 in) 3 pounder
6 ống phóng ngư lôi 457 mm (18 in)
Armour: giáp Krupp
Vành đai: 5,9-9 in (150-230 mm)
Boong: 2,25 in (57 mm)
Tháp pháo chính: 10 in (250 mm)
Tháp pháo giữa: 5,9 in (150 mm)
Tháp chỉ huy: 10 in (250 mm)
Thiết giáp hạm Retvizan của Hải quân Đế Quốc Nga
Phục vụ trong Hải quân Nga
Tên: Retvizan
Đặt hàng: 02 tháng 5 năm 1898
Nhà sản xuất: William Cramp và con trai, Philadelphia
Chi phí: $ 4.360.000
Đặt thân lườn: Ngày 29 tháng 7 1899
Hạ thủy: Ngày 23 tháng 10 năm 1900
Hoạt động: Ngày 23 tháng 3 năm 1902
Bị bắt: Ngày 02 tháng 1 năm 1905
Bị đánh chìm bởi Lựu pháo Nhật Bản ở Port Arthur ngày 06 tháng 12 năm 1904
Phục vụ trong Hải Quân Nhật Bản
Tên: Hizen
Trục vớt: Ngày 02 tháng 1 năm 1905
Hoạt động: năm 1908
Làm nhiệm vụ tới: Tháng 4 năm 1922
Đổi Tên: Hizen
Phân loại lại: vào 01 tháng 9 năm 1921 như 1 tàu phòng thủ bờ biển loại 1
Kết cục: Bị đánh chìm như mục tiêu tập bắn vào ngày 12 tháng 7 1924
Đặc điểm riêng
Loại: Thiết giáp hạm Tiền Dreadnought
Trọng tải: 12.708 longton (12.912t) Tiêu chuẩn
Chiều dài: 386 feet 8 inches (117,9 m)
Chiều rộng: 72 feet 2 inches (22 m)
Mớm nước: 25 feet (7,6 m)
Máy phát điện được cài đặt điện: 16.000IHP (11.931kW)
Động cơ đẩy: 2 trục Dọc mở rộng ba động cơ hơi nước
24 nồi hơi đốt than loại Niclausse
Tốc độ: 18 knots (21mph; 33km / h)
Phạm vi hoạt động: 4.900hải lý (9.100km) Tại tốc độ 10 knot (12 mph, 19 km / h)
Thủy thủ đoàng: 28 sĩ quan, 722 thủy thủ
Vũ khí trang bị:
2 súng 12-inch (305 mm)
12 súng 6 inch (152 mm)
20 súng 75 mm (3 in)
24 súng 47 mm (1,9 in)
6 súng 37 mm (1,5 in)
6 ống phóng ngư lôi 15-inch (381 mm)
45 quả thủy lôi
Armor: giáp Krupp
Vành đai: 9 inches (229 mm)
Boong: 2-3 inches (51-76 mm)
Khẩu đội pháo: 4-8 inch (102-203 mm)
Tháp pháo: 9 inches (229 mm)
Tháp chỉ huy: 10 inches (254 mm)
Vách ngăn: 7 inch (178 mm)
Tầu tuần dương hạm
Phục vụ trong hải quân Nga
Tên gọi: Pallada
Nhà sản xuất: Xưởng đóng tàu Admiralty, Saint Petersburg, Nga
Đặt thân lườn: 1 tháng 12 năm 1895
Hạ thủy: Tháng 8 năm 1899
Kết cục: Bị đánh chìm, 08 Tháng 12, 1904
Phục vụ trong Hải quân Nhật Bản
Tên: Tsugaru
Người Nhật Bản chiếm được như là chiến lợi phẩm của cuộc chiến tranh 1904 /5
Ngừng hoạt động: 1922
Kết cục: Làm mục tiêu tập bắn vào năm 1924
Đặc điểm riêng
Lớp tầu: Tuần dương hạm được tăng cường giáp bảo vệ
Trọng tải: 6.731 longton (6.839t)
Chiều dài: 126,8 m (416 ft)
Chiều rông: 16,8 m (55 ft 1 in)
Tầm nước: 7,3 m (24 ft)
Động cơ đẩy: 3-trục VTE; 26 nồi hơi Belleville
13.000 hp (9.700 kW)
Tốc độ: 19 knots (22mph; 35km / h)
Thủy thủ đoàn: 578
Vũ khí trang bị:
• 8 súng 152 mm (6 in)
• 24 súng 75 mm (3 in)
• 8 súng 37 mm (1,5 in)
• 3 ống phóng ngư lôi 380 mm
Thiết giáp:
Boong 50-62 mm (2,0-2,4 in)
Chiếc tuần dương hạm Diana của Hải Quân Đế Quốc Nga
Nhà sản xuất: Xưởng đóng tàu Admiralty, St Petersburg
Đặt thân lườn: 23 tháng năm 1897
Hạ thủy: Ngày 30 tháng 9 năm 1899
Hoạt động: 10 tháng 12 1901
Kết cục: Bị tháo dỡ tại Bremen năm 1922
Đặc điểm riêng
Lớp tầu: Tuần dương hạm Pallada-Class
Tải trọng: 6.657 tấn
Chiều dài: 126,8 m (416,0 ft)
Chiều rộng 16,8 m (55,1 ft)
Động cơ đẩy: Ba trục. Ba động cơ hơi nước pittông; 24 nồi hơi đốt than Belleville.
Tổng công suất 11.600 mã lực
Tốc độ: 20 knots
Thủy thủ đoàn: 570
Tên: Askold (Аскольд)
Điều hành bởi: Hải quân Đế quốc Nga
Hạ thủy: Ngày 03 tháng ba năm 1900
Phục vụ đến năm: 1917
Kết cục: Bị tháo dỡ năm 1922
Đặc điểm riêng
Tải trọng: 5.910 tấn đầy tải
Chiều dài: 131,2 m
Chiều rộng 15M
Tầm nước: 6,2 m
Động cơ đẩy: 3 trục động cơ hơi nước (VTE),
9 Lò Shultz-Thonycroft Lò
Tổng công suất: 19.650 hp
Tốc độ: 23,8 hải lý / h (44,1 km / h)
Phạm vi hoạt động: 5.000 nm
Thủy thủ đoàn: 580 sĩ quan và thuyền viên
Vũ khí trang bị:
o 12 súng 6 inch
o 12 súng 75 mm ,
o 8 súng 47 mm
o 2 súng 37 mm
o 6 ống phóng ngư lôi 15-inch (381 mm)
Thiết giáp: Giáp Krupp
o 2-4 inch sàn dốc
o 6 inch Tháp chỉ huy
Phục vụ trong Hải quân Nga
Tên: Novik
Đặt hàng: 1898
Nhà sản xuất: Xưởng đóng tàu Schichau, Đức
Đặt thân lườn: Tháng Tám 1900
Hạ thủy: 1901
Kết cục: Bị đánh đắm ngày 07 Tháng 8 1904
Phục vụ trong hải quân Nhật Bản
Tên: Suzuya
Nhật Bản thu được trong chiến tranh 1904
Kết cục: Bị tháo dỡ, ngày 1 tháng 4 năm 1913
Đặc điểm riêng
Loại: Tuần dương hạm tăng cường giáp bảo vệ
Tải trọng: 3.080 dài tấn (3.129t)
Chiều dài: 110 m (360 ft 11 in) w / l
Chiều rộng 12,2 m (40 ft 0 in)
Tầm nước: 5 m (16 ft 5 in)
Động cơ đẩy: 2-trục pittông VTE;
12 nồi hơi;
18.000 hp (13.000 kW)
500 tấn than
Tốc độ: 25 knots (29mph; 46km / h)
Phạm vi hoạt động: 5.000hải lý (9.300km) Tại tốc độ 10 knot (12 mph, 19 km / h)
500 hải lý (930 km) ở 20 knot (23 mph, 37 km / h)
Thủy thủ đoàn: 340
Vũ khí trang bị:
• 6 súng 120 mm (4,7 in)
• 8 súng 47 mm (1,9 in)
• 2 súng 37 mm (1,5 in)
• 5 ống phóng ngư lôi 450 mm (18 in)
Thiết giáp:
Boong: 50 mm (2 in)
Tháp chỉ huy: 28 mm (1 in)
Tên: Boyarin
Nhà sản xuất: Burmeister & Wain, Copenhagen, Đan Mạch
Đặt thân lườn: năm 1899
Hạ thủy: Tháng 6 năm 1901
Hoàn thành: 1902
Hoạt động: Ngày 01 tháng 9 1902
Kết cục: Bị đánh chìm bởi thủy lôi ngày 12 tháng hai năm 1904
Đặc điểm riêng
Loại: Tàu tuần dương hạng nhẹ
Tải trọng: 3.200 dài tấn (3.251t)
Chiều dài: 105,2 m (345 ft)
Chiều rộng 12,5 m (41 ft)
Tầm nước: 4,88 m (16 ft)
Động cơ đẩy: 2 trục dọc ba-động cơ hơi nước mở rộng (VTE)
16 nồi hơi đốt than Belleville
11.500 hp (8.600 kW)
Tốc độ: 22 knots (25mph; 41km / h)
Thủy thủ đoàn: 266 sỹ quan và thủy thủ Vũ khí trang bị:
• 6 súng 120 mm (4,7 in)
• 8 súng 47 mm (2 in)
• 4 súng 37 mm (1 in)
• 5 ống phóng ngư lôi 381 mm (15 in)
Thiết giáp: giáp Krupp
Boong: 50 mm (2,0 in)
Tháp chỉ huy: 76 mm (3 in)
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro