Chương 4 - Bệnh công chúa
Ái Vân vẫn không rời mắt khỏi bài làm của mình, cô bâng quơ nói : " Cậu dậy rồi thì về trước đi, lát nữa mình khoá cửa".
Bác Văn không nói lại nhưng cậu cũng không đi mà tiện tay rút một cây bút trong hộp bút trước mặt Ái Vân rồi ngồi xuống viết viết cái gì đó, Ái Vân không mấy quan tâm.
Làm xong đề thứ tư, Ái Vân định sẽ đi về, cô nhìn ra cửa sổ thấy trời đã tắt nắng, lại nhìn phía trước thấy Bác Văn vẫn ngồi đó tập trung viết lách.
- Cậu làm xong mấy câu này luôn sao? Cái này mình còn đang định đi hỏi lại thầy vì nghĩ đề bài có vấn đề. ... Nhưng mà hình như đầu mình có vấn đề thì đúng hơn?
- Ờ.
- Cậu ờ cái gì? Là ý nói mình ngu dốt?
- Từ nãy đến giờ toàn một mình cậu nói.
-...
Cũng không biết thường ngày cậu ta ăn cơm hay gì mà mở miệng ra toàn những lời khó nghe, thật phí phạm cho cái chất giọng trầm ấm truyền cảm ấy. Đúng là ông trời không cho ai tất cả mà.
Ái Vân nghĩ gì đều không thể nói ra nhưng nhận thấy ánh mắt của cậu ta như đang đọc đúng từng suy nghĩ của mình, có khi đến cái ngắt nghỉ câu cậu ta cũng biết đặt ở đâu luôn rồi. Tự nhiên cô thấy hối hận vì không gọi cậu ta dậy mà tống về từ sớm.
Bác Văn đứng dậy đưa nốt tờ giấy cuối cùng cho cô rồi quay đi, cũng không chịu mở miệng thêm lời nào nữa.
- Này, này, còn bút của mình ...
Tiếng của Ái Vân không nhỏ, giọng nói cũng vẫn rất đủ hơi thế nhưng lại chỉ như ném đá xuống vực, một cái quay đầu của cậu ta cũng không có. Nhưng rõ ràng cô nhìn thấy cậu ta đã kéo khoá ba lô để bỏ cái bút vào rồi, dù sao cũng không phải tiện tay ném vào thùng rác là được. Cái bút đó cô nâng niu biết bao, ngày mai sẽ đòi lại trước khi nó mất tích.
Bác Văn ngồi trước ban công, cố ý mở cửa cho gió lùa vào, lại nghe thấy dưới nhà bác trai và bác gái đang nói chuyện. Vốn định đóng cửa lại luôn nhưng đã bị mấy câu lọt vào tai thành ra cậu cứ vậy đứng thêm một lúc. Cậu biết bác dâu không ưa gì mình nhưng lại rất ưng tiền của bố mẹ mình thành ra vẫn cố nhịn. Bác trai là bác ruột đương nhiên có chút để tâm đến cháu thật, nhưng chung quy lại thì ý vợ vẫn là ý trời, xưa nay mấy người làm trái, bác cũng đâu phải ngoại lệ. Cho nên vừa nãy bác dâu than vãn mấy câu cơ bản cậu cũng không bất ngờ, cái gì mà:
- Cái thằng hư hỏng đấy không coi ai ra gì thì thôi, suốt ngày lêu lổng ông không trông con trai ông mà để nó học theo thì cứ liệu hồn với tôi.
- Bà bé bé cái mồm, để cháu nó nghe thấy còn ra cái gì.
- Tôi mà phải sợ không ra cái gì à. Mà đấy chuyến này ông không lo là đi quà cáp trước sau đi, cái ghế trưởng phòng mà lung lay thì ông cũng đi theo luôn đi, khỏi cần về nhà. Xem mà nhắn chú ấy một câu, mượn mấy đồng phòng hờ.
- Tiền vợ chồng chú ấy chuyển riêng còn chưa dùng gì, bà cứ phải làm khó tôi. Cái nhà bà đang ở cũng không phải là chú ý xây cho à?
- Chuyện nào đi chuyện đó, thế ông nghĩ tôi làm ô sin không công cho anh em nhà ông à? Còn cả thằng cháu ông nữa, ở cái thị trấn bé tí tẹo này ăn chơi cái gì mà mỗi tháng hết mấy trăm đến cả nghìn đô. Gửi nhiều cho nó không chừng càng hư hỏng, ông lựa lời mà bảo nó đưa bớt chúng ta giữ hộ, chẳng may ...lúc cần còn có cái mà dùng.
- Chẳng may cái gì?, bà đừng có gở mồm.
- ...
Bác Văn day day hai bên thái dương, đóng cửa kém rèm thật kín, muốn cách ly với bọn họ càng xa càng tốt. Cậu rút điếu thuốc ngậm vào miệng lại sờ túi quần cũng không thấy bật lửa đâu, vừa thò tay vào ba lô liền lấy ra được một cây bút chì. Nhìn qua đã biết chỉ có con gái mới dùng loại này, không những thế mà phải là học sinh tiểu học mới thích thì đúng hơn. Cũng không hiểu sao lớp mười hai rồi cô ta vẫn còn giữ nó, đúng là ấu trĩ.
Cậu định ném luôn vào thùng rác, nhưng lại nhìn ra vài đường khắc trên thân bút " suri 5 tuổi". Chiếc bút đã cũ nhưng có vẻ được giữ gìn cẩn thận, thậm trí ở chỗ tay thường tiếp xúc cũng bóng hơn một đường. Kiểu bút này thịnh hành ở những năm chín mấy, nhớ lại lúc cậu vừa vào lớp một các bạn nữ đều có một cái giống như thế. Mà đầu bút đều là hình con rắn hoạt hình biểu tượng cho tuổi tỵ của bọn họ. Cây bút này có thể thay ngòi bên trong mà giữ nguyên vỏ bút cho nên cũng có thể sử dụng được rất lâu, ở đây là hình con ngựa, quả nhiên là tuổi Ngọ của Ái Vân, thế mà cô ta còn giữ đến bây giờ,.. Nghĩ vậy cậu lại thu tay về, cất nó vào ba lô.
Điếu thuốc ngậm trên miệng mới là thứ bị quang vào thùng rác. Nhìn đồng hồ đã hơn mười hai giờ đêm, cậu cởi áo thả mình trên chiếc giường lớn cũng không thể đi ngay vào giấc ngủ. Chập chờn đâu đó còn có hình ảnh của cô gái nhạt nhoà dưới ánh nắng của buổi hoàng hôn. Bất giác nghĩ đến hai từ số mệnh, lá số tử vi của mỗi người liệu có thể thay đổi hay không?
Chuẩn bị thi giữa kỳ một, mấy lớp từ A1 cho đến A5 dường như không còn khái niệm về giờ ra chơi. Bọn họ tự vùi đầu vào học, thành tích chung của cả lớp rất được quan tâm mà điểm số riêng của mỗi người cũng cực kỳ quan trong. Không những thế, một số bạn học thuộc đổi tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh lần này cũng rất muốn chiếm được giải thưởng, nếu đạt danh hiệu nhất nhì ba thì sẽ được cộng điểm thi đại học, nếu lọt vào đội tuyển quốc gia thì việc được tuyển thẳng vào các trường lớn sẽ ở trong tầm tay.
Ái Vân và Duy Hiển cùng Hải Yến là ba cái tên trong danh sách đội tuyển toán của trường, vì lớp họ là chuyên toán mà. cả ba đã cùng nhau chinh chiến suốt mấy năm qua, thành tích cũng rất đáng nể. Lần này là cơ hội cuối cùng chỉ cần một trong ba người tranh được một suất vào đội tuyển quốc gia thì thầy Dương hứa sẽ mặc váy chạy ba vòng sân thể dục.
Không biết đây là lời động viên hay khiêu khích tinh thần của bọn họ nhưng Ái Vân cứ có cảm giác bị coi thường thế nào ấy. Nói chung là ngoài việc ôn thi giữa kỳ thì họ còn phải ôn đội tuyển vì thế tất cả các hoạt động bên ngoài khác bọn họ đều được miễn, thậm trí là còn không cần phí sức vào môn thể dục luôn.
Điều này những người học giỏi xem như là một ưu ái bình thường nhưng một số người khác lại thấy thật chướng mắt, nghĩ sao cũng không thể thông cảm được. Cho nên chỉ cần sơ hở là Thuỳ Châu sẽ móc máy mấy người bọn họ.
Không phải sắp đến ngày hai mươi tháng mười hay sao, nhà trường tổ chức mấy hoạt động nho nhỏ như văn nghệ và thể thao để kỉ niệm. Trong lớp cán bộ văn thể mỹ có lên kế hoạch gì hay phân công vai trò nào thì cũng tự khắc hoại ra ba cái tên kia.
- Lần này nhà trường chỉ tổ chức bóng chuyền nữ, lớp mình tính ra cũng có chín người, nhưng bỏ đi hai người quá thấp và bị cận nặng, lại loại thêm hai người trong đội tuyển khác thì chúng ta làm sao thi đấu?
Thuỳ Châu đóng góp ý kiến không mấy mang tính chất xây dựng mà chủ yếu là trách móc thì đúng hơn.
Cán bộ văn thể mỹ, Băng Băng cân nhắc một chút rồi cũng lên tiếng.
- Lớp chúng ta từ xưa đến nay đều mang thành tích học tập ra để giữ thứ hạng, mấy cái vận động này cơ bản chỉ tham gia cho có phong trào, đã biết trước không thể đấu lại mấy lớp như A8 hay A9, ngay cả với A2 chúng ta cũng chưa chắc thắng được. Cho nên đâu cần căng thẳng như vậy, Lần này cần 6 người tham gia thi đấu và hai người dự bị, cho nên mình chỉ đang muốn hỏi Hải Yến có thể dự bị hay không?
Hải Yến chưa kịp trả lời thì Thuỳ Châu lại xen vào trước:
- Tại sao không phải là Ái Vân?
- Cậu biết rõ Ái Vân không thể tham gia mấy hoạt động mạnh, năm lớp 10 cậu ấy đã bị ngất ngay trên sân vận động, doạ các thầy cô sợ xanh mặt rồi đấy thôi. Ngay cả thể dục cũng chỉ học mấy cái đơn giản. Cậu ấy còn không biết chơi bóng chuyền.
- Thì làm sao chứ, chúng ta cũng đâu có ai chuyên nghiệp. Có ai là mình đồng da sắt, ai vận động nhiều mà không mệt, cậu ta cũng đâu có bệnh gì ngoài bệnh tiểu thư, bệnh công chúa.
- ...
Cả lớp được một hồi nhốn nháo rồi cũng lại đâu vào đấy khi chuông vào lớp vang lên. Nói chung bọn họ vẫn là có ý thức học tập cao.
*****///*****
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro