Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Hà Nội Phố

http://my.opera.com/dinhpx/blog/

==========

Phố Cửa Đông

Friday, 6. June 2008, 16:25:56 Trước kia có một đường đi cũ trong thành từ cửa Đoan Môn ra đến Chính Đông Môn, qua cổng thành và dương mã thành, qua cầu bắc trên hào, để ra ngoài, tại đây con đường quặt về hướng đông nam một quãng mới toả đi các phố của khu Cửa Đông; không có con đường đi thẳng từ cổng thành ra chợ Đông Thành.

Khi cửa Chính Đông, tường thành và con hào không còn thì người Pháp cho mở một con đường mới thẳng từ Cổng Tỉnh ( chiếc cổng sắt lớn thay cho Chính Đông Môn) ra khu phố cũ, con đường mới đó được đặt tên là Rue Général Bichot , nhân dân ta cứ quen gọi là phố Cửa Đông hoặc con đường Cổng Tỉnh. Đó là một đường phố rộng rãi hiện đại, nghĩa là đường có trải đá, có vỉa hè xây gạch, có cây bóng mát, có cống thoát nước và đèn đường. Ngoài phố Cửa Đông chỉ có mấy phố Tây ở Tràng Tiền- Đồn Thuỷ mới được như vậy. Nhưng phố Cửa Đông chỉ ngắn có vài trăm mét, từ cổng khu doanh trại đến phố Hàng Gà, tiếp theo đó là những phố nhỏ hẹp của khu phố cổ Hà Nội.

Phố Cửa Đông là một đường phố mới mở ở sát khu quân sự trong thành lại là chỗ tường và hào cũ, nên đất ở đây là đất công đem phát mại, chủ đất hầu hết là người Tây và một số Hoa Kiều làm giàu nhờ có Tây sang, người Việt Nam chỉ có cô Tư Hồng người thầu phá thành; mãi sau nhà đất ở Cửa Đông mới thay đổi chủ nhiều lần và chủ người Việt Nam trở thành khá đông.

Phố Cửa Đông chia làm hai đoạn: đoạn từ Cổng Tỉnh đến Cầu Sắt có những ngôi nhà hai tầng to cao hiện đại, gồm một hay hai gian quay ra mặt đường, hầu hết mở cửa hàng phục vụ cho các quan binh trong thành.

Đoạn từ Cầu Sắt đến phố Hàng Gà: bên số chẵn phía Bắc, có nhiều nhà làm theo kiểu biệt thự, nhà to, bề thế, ngoài có rào sắt. Bên số lẻ toàn nhà gác hai tầng, làm ra đến sát hè phố.

Đầu phố Cửa Đông, chỗ ngã tư Hàng Gà, quang cảnh tấp nập hơn những chỗ phố chung quanh. Trong thời kỳ Nhật chiếm đóng, Nhật thuê nhà ở khu vực này. ở đây còn một quang cảnh đặc biệt là hàng ngày có nhiều đàn bà đi rong tập trung gần đấy: những bà đi rong mua đồ đồng nát, đồ cũ thải của lính quân nhu trong thành, những bà gồng gánh chuyên mua đồ ăn thừa của nhà bếp trong thành trút ra đem nấu bán cho người nghèo.

Phố Cửa Đông còn là nơi xuất phát cho những đám rước đèn của lính trong thành tối thứ bảy

Phố Hà Trung

Friday, 6. June 2008, 16:24:11 Phố Hà Trung ban đầu chỉ là một con đường từ đầu múi khế đông nam thành Hà Nội đi vào thành phố buôn bán Cửa Đông; con đường đó không thẳng và vẫn còn dấu vết là chỗ vạch cong ở gần bãi chợ Hàng Da. Chỗ giáp múi khế thành trì, trên đất thôn Yên Trung Thượng, năm Minh Mạng 21, triều đình nhà Nguyễn có đặt một nhà trạm dịch, đó là nhà trạm đầu của hệ thống tổ chức chuyển công văn giấy tờ giữa tỉnh thành Hà Nội và kinh đô Huế; nhà trạm đó gọi là Trạm Hà Trung. Do vậy mà con đường đó có tên là Ngõ Trạm Hà Trung, cho đến khi mở thêm một phố nữa song song ở bên cạnh, người ta mới gọi riêng rẽ, một phố là Hà Trung và một phố là Ngõ Trạm mới.

Phần lớn phố Hà Trung là đất Yên Nội, nay hãy còn ngôi đình ở số nhà 33 và được gọi là Yên Nội Cổ Vũ để phân biệt với Yên Nội Đông Thành. Thực ra khu vực đó chỉ là một xóm nhỏ của Yên Nội tách ra làm thôn riêng vì chuyện xích mích của một số người trong phố đó với đàn anh bên Yên Nội Hàng Nón có lẽ vì quyền lợi.

Khoảng đầu thế kỷ 20, một số chủ cửa hàng đồ da góp tiền và quyên thêm mua đất làm đình riêng, vẫn gọi là đình Yên Nội nhưng lại thờ Từ Đạo Hạnh chứ không cùng thờ vị tướng của vua Hùng với bên Yên Nội Hàng Nón. Đình có gác, trên gác là chỗ thờ tự họp việc làng, dưới nhà cho thuê lấy hoa lợi tế lễ hàng năm. Gác thờ tự đóng cửa quanh năm trừ những ngày có tế lễ, ngoài cửa có một bà thày bói ngồi kiếm ăn không biết đã bao nhiêu năm.

Dân phố không có mấy gia đình người bản địa, những người lập nghiệp sớm nhất ở đây có mấy gia đình gố người Tây Tựu, rồi làng Ninh Hiệp, làng Kiêu Kỵ chuyên làm đồ da

Nguồn gốc nghề làm đồ da ở phố Hà Trung bắt đầu từ Thạch Văn Ngũ. ông Năm Ngũ quê ở Ninh Hiệp đi lính thợ cho Pháp ở trong thành, học được nghề làm đồ da, sản xuất yên cương ngựa, sau mãn lính làm công nhân cho hiệu đồ da ở Hàng Trống. Thấy nghề này dễ kiếm ăn, ông Năm Ngũ kiếm vốn ra mở cửa hàng riêng ở Hà Trung ( gần chợ Hàng Da, phố Hàng Điếu cũng có nghề làm đồ da). ông rủ người làng ra cùng làm. Ban đầu chỉ có năm bảy nhà, làm hàng trong nhà, khách đặt hàng phải gọi cửa chứ chưa có cửa hàng. Sau nghề làm da phát đạt, người Ninh Hiệp tập trung ra Hà Nội mở cửa hiệu ngày một đông. Người Ninh Hiệp ở phố Hà Trung thường có quan hệ với nhau gần như phường hội. Những cửa hàng của người Ninh Hiệp thường mang tên có chữ Ninh như Ninh Thịnh, Ninh Thuận... Hàng năm nhớ ngày giỗ ông Thạch Văn Ngũ mọi người làm da vẫn họp nhau lại làm lễ coi ông như " Trùm nghề đóng yên cương".

Người Kiêu Kỵ ở Hà Trung cũng làm da nhưng chỉ làm da mềm khâu bằng máy khâu như cặp sách, va li, túi xách... Về sau thợ Ninh Hiệp cũng làm cả đồ da cứng da mềm; da cứng phải khâu tay, làm yên ngựa, dây cương.

Dần dần do nhu cầu của khách hàng, Hà Trung làm thêm hàng da cho thể thao, giày dép da, nhất là từ sau 1930 đồ yên cương ngựa không còn khách mà người đi giày tây ngày càng nhiều.

Gần khắp hai bên mặt phố Hà Trung đều mở cửa hàng, đông hơn cả là hiệu đóng giày, làm cặp sách, va li. Dưới nhà là cửa hàng, trên gác cho thuê, người thuê nhà đa số là công chức bậc trung, nhân viên Hoả xa, học sinh.

Trong phố Hà Trung còn thêm một cửa hàng đồ gỗ chạm, đóng sập gụ tủ chè ( nhà số 40- 42), một số cửa hàng đồ thêu ( số 22) , một xưởng cơ khí nhỏ( số 71).

Phố Hàng Da

Friday, 6. June 2008, 16:23:16 Hàng Da là một đường phố không dài chưa đến hai trăm rưởi mét, và là một trong năm đường phố đổ về chợ Hàng Da, một đầu thông sang Hàng Bông và thẳng sang phố Quán Sứ.

Đường phố đó trước kia có cái tên nôm na là phố Thày Bói vì ở trước cửa đền Tam Thánh ( một tên gọi của đình Vũ Du 40 Hàng Da) có nhiều ông bà thày bói bắc chõng ngồi chờ xem cho khách đi lễ và người ta mách nhau đến; còn tên phố Hàng Da thì đến những năm đầu thế kỷ 20, chính quyền thành phố sắp đặt lại tên phố và đặt cho nó tên là Rue des Cuirs. Thực tế phố Hàng Da không có những cửa hàng làm và bán đồ da như ở Hàng Điếu hoặc Hà Trung, mà chỉ có mấy khách trú giàu có làm chủ những xưởng thuộc ngoại thành; họ có những kho chứa hàng tức là da do họ thuộc hoặc buôn ở Nhà máy Thuộc da Thuỵ Khuê, hoặc da nước ngoài do mấy hãng sản xuất nhập khẩu Pháp bán. Những người mua da làm hàng là thợ thủ công đóng giày dép , làm va li túi xách ở các phố khác.

Mặc dù gần chợ mà Hàng Da không có mấy cửa hàng buôn bán, không có nghề thủ công cổ truyền, tuy cũng có một hai nhà làm vàng quỳ, thuê thợ ngồi đập búa ở hè phố, già nửa nhà cửa ở Hàng Da là nhà làm cho những gia đình công chức thuê để ở, chồng đi làm, vợ ở nhà nội trợ. Mãi đến những năm ba mươi, bốn mươikhi việc buôn bán ở Hà Nội phát triển mạnh thì mới có những người đến Hàng Da thuê nhà mở cửa hàng kinh doanh: thợ may Tây ( số 9- 11) ; cửa hàng ăn Phú Xuân ( số 36), nhà Lemur may quần áo nữ tân thời (số 14); nhà Đức Bảo ( số 34, có cổng sau sang Hà Trung) cho thuê xe đám ma cạnh tranh với Louis Chức Hàng Cót. Góc phố giáp Hàng Bông ( nhà số 50) là một cửa hàng lớn chuyên bán máy hát, đĩa hát.

Chủ nhà đất ở Hàng Da có tên là Croibier chiếm một khoảng đất lớn ở trước mặt chợ Hàng Da, xây hai dãy nhà nhiều gian trông ra mặt phố Hàng Da và Đường Thành: Nhà số 1 hiệu sơn Gecko, dãy số 9- 11 hiệu may Tây. Còn một chủ đất nữa là Ngõ Thanh Ba, một chủ thầu chuyên buôn đình chùa ở Hà Nội, đã xây dãy nhà số 28- 30- 32.

Nhà số 5 Hàng Da là nhà riêng của Phạm Quỳnh, chủ bút báo Nam Phong. Nhà số 11 là nhà ở của Vũ Bằng, một nhà báo kiêm viết sách. Nhà số 3 là nhà Joseph Trần Đình Trúc mở phòng giấy thày cò chạy việc làm ăn cũng khá, được tiếng.

Ngày nay, phố Hàng Da là phố vẫn chuyên kinh doanh các mặt hàng bằng da.

Phố Hàng Chiếu

Friday, 6. June 2008, 16:22:18 Phố Hàng Chiếu ngày nay là đường phố có từ lâu đời, nối khu vực những phố bên ngoài Cửa Đông thành Hà Nội với bến sông, qua cửa ô Đông Hà. Cửa ô đó hiện nay vẫn còn và là cửa ô duy nhất của Hà Nội cũ còn tồn tại trong số ngót hai chục cửa ô đã bị phá huỷ khi mở mang phố xá.

Trên một trục đường thẳng từ Đồng Xuân qua cửa Ô Đông Hà- còn có tên gọi thông thường là Ô Quan Chưởng- có hai tên phố khác nhau: bên ngoài cửa ô, thời thuộc Pháp gọi là Rue des Nattes en joncs ( Phố Hàng Chiếu Cói) nay gọi là phố Ô Quan Chưởng, bên trong cửa ô thời Pháp thuộc đặt là Rue Jean Dupuis nhưng nhân dân quen gọi là phố Mới.

Sở dĩ có tên là Phố Mới là vì buổi đầu thành phố mở mang, người kinh doanh theo gót Jean Dupuis đã chọn khu vực này làm chỗ làm ăn tập trung lập những cơ sở kinh doanh. Và thêm đầu năm 1888 có cháy lớn ở phố Đông Hà, thiêu huỷ toàn bộ nhà lá và nhà gạch sơ sài, rồi khu này được xây dựng lại theo một quy hoạch mới: nhà mặt phố phải được xếp thẳng hàng, đường phố có vỉa hè, có trồng cây hai bên, có đèn thắp ban đêm, nghĩa là có quang cảnh một phố theo kiểu phố Tây (tuy vẫn là những ngôi nhà nhỏ) khác hẳn với những đường phố chung quanh của khu Cửa Đông. Phố mới đúng là có vẻ là một phố dáng dấp mới thời bấy giờ.

Sau vì nhiều lý do: bến tàu ngoài sông bị cát bồi phải rời lui xuống phía dưới, chỗ ngang Cột Đồng Hồ đầu Hàng Muối, thì bên trong cửa Ô Đông Hà không có triển vọng mở mang lớn vì vướng khu phố cũ của ta, đường phố hẹp, nhà cửa nhỏ, bọn thương gia pháp đã hướng về phía khác để mở cửa hàng. Từ cuối những năm 90 thế kỷ 19, Phố Mới (Hàng Chiếu) nói về mặt xây dựng không thay đổi mấy nữa.

Nhà Vạn Bảo do Hoa kiều thuê lại của chủ Tây đã thầu với thành phố; đó là Sở làm nghề cho vay, cầm đồ lấy lãi. Tiệm đó có liên quan mật thiết với đời sống của nhân dân ta, một số người Hà Nội và người các tỉnh túng tiền, nhà quê kẻ chợ, giàu nghèo mang đủ mọi thứ đến cầm và chuộc ồn ào suốt ngày. Họ cầm cố từ quần áo, nồi sanh, mâm thau đồ thờ, đến nữ trang vàng bạc đá quý.Số lượng giao dịch rất lớn nhất là vào vụ thu thuế, cuối năm trang trải công nợ. Những người buôn bán thua lỗ, công nợ vì cờ bạc, cô đầu, bút xách, cần tiền chạy chọt công việc hoặc kiện tụng,lo lệ làng. Cũng có những nhà hàng phố sau tết đêm quần áo tư trang đến Vạn Bảo gửi để khỏi lo bị mất trộm, bảo quản, khi phải dùng đến lại chuộc về. Đồ đạc cầm ở Vạn Bảo hạn mười tháng chịu lãi 2% (tức là lãi 24% năm), để quá thì bị mất. Hàng tháng bọn Tây già Tràng Tiền kéo nhau đến nhằm mua vàng và kim cương và tên chủ nhà Tầm Tầm hàng Trống đến bán đấu giá các đồ cầm để quá hạn.

Nhà Vạn Bảo có đông người làm công, họ ngồi bên trong quầy có chấn song sắt, quầy cao người ngồi nhìn xuống đám khách đến cầm đồ. Trên trần một dãy hàng chục chiếc quạt kéo. Quầy chia thành chỗ nhận hàng, chỗ trả tiền, chỗ làm biên lai, chỗ chuộc đồ. Người làm công toàn là khách trú, tổ chức khéo, ngăn nắp, không để nhầm lẫn. Nhà Vạn Bảo tòn tại đến năm 1946.

Phố Mới (Hàng Chiếu) có hai hãng buôn của người Pháp, có từ những năm thập niên mười: nhà Daurelle và nhà Magnabar.

Phố Nguyễn Thiện Thuật

Friday, 6. June 2008, 16:20:54 Phía sau chợ Đồng Xuân, giữa hai phố Hàng Khoai và Hàng Chiếu có một khoảng đất rộng địa điểm cũ của một dải hồ lớn, hồ Đồng Xuân mới bị lấp cuối thế kỷ 19.

Năm 1892, hãng buôn vải sợi Bourgouin- Meiffre được phép xây dựng một xí nghiệp sản xuất sợi bông. Nhà máy này khá lớn mướn 200 công nhân hầu hết là nữ, người ta thường gọi là nhà máy Bắc qua. Năm 1918, nhà máy Bắc qua bị sát nhập, xưởng và nhà kho bị phá bỏ, nơi đây trở thành bãi bỏ trống. Thời kỳ những năm hai mươi, ba mươi, phong trào thể dục thể thao nảy nở và phát triển, bãi Bắc qua trở thành bãi tập và thi đấu, bãi có tên là Stade Lepage.

Có bãi đá bóng và làm hàng rào ngăn tử tế, con đường đất đi ngang trước bãi bóng dần hình thành và được gọi là Rue Lepage tức là phố Nguyễn Thiện Thuật ngày nay. Lúc bấy giờ gọi là phố song chưa có nhà cửa, lối thông sang Hàng Chiếu còn là một ngõ hẹp. Phố này đêm tối ít người qua lại.

Chiến sự cuối năm 1946- 1947, bãi Bắc Qua thành chiến hào. Ngày quân Pháp đánh chợ Đồng Xuân chúng đã bắn đại bác và cho xe tăng từ sông đánh vào qua bãi bóng, quân ta đã chống trả lại quyết liệt.

Thời tạm chiếm ( 1948- 1954), bãi Bắc Qua được sửa sang thành nơi họp chợ của những người buôn bán ở bên Gia Lâm sang. Phố Nguyễn Thiện Thuật dần dần có nhà xây dựng ở đầu phía giáp Hàng Chiếu.

Phố Gầm Cầu

Friday, 6. June 2008, 16:19:56 Sở dĩ có tên như vậy vì nó ở dọc gầm chiếu cầu xây dẫn đường xe lửa lên cầu sông Cái ( nay là cầu Long Biên) ; phố Gầm Cầu dài hai trăm mười mét.

Thời thuộc Pháp, đường phố đó có tên Leblanc; đến năm 1946 đổi là phố Khúc Hạo; thời tạm chiếm ( 1948- 1954), con đường được chia làm hai đoạn: phố Nguyễn Hữu Huân ở phía Đông, phố Gầm Cầu ở phía Tây; sau 1954 gọi chung là phố Gầm Cầu.

Mang danh là một đường phố song đó là hai con đường hẹp men theo bên phía dưới cầu xây. Quãng cầu này sàn cầu cách mặt đất khá cao, từ bốn đến năm mét, nên những vòm cầu có thể coi là một gian nhà. Số vòm cầu ở quãng này có đến mấy chục chiếc. Trước đây, thời thuộc Pháp, không ai được dùng vòm cầu làm chỗ ở.

Phố Gầm Cầu có ba đoạn:

Đoạn đầu phố Phùng Hưng, chỗ mấy đường phố gặp nhau ở dưới Cầu Sắt, đến Hàng Giấy. Đoạn này là hai lối đi nhỏ gồ ghề đá, mép cỏ bẩn thỉu, một bên còn có thể dắt xe đạp, đưa xe kéo qua còn một bên thì quá hẹp chỉ lọt một người đi. ở đoạn phố này là nơi cư trú cho dân lao động nghèo.

Đoạn từ Hàng Giấy đến Nguyễn Thiếp , khác với đoạn nói trên là bên trên sàn cầu còn có thêm hai hành lang hai bên chia ra thành mái hiên cho những vòm cầu bên dưới. Trong có nhiều vòm có nhiều gia đình sinh sống.

Bên số lẻ ở phía Nam đường đi, xen kẽ với tường sau những nhà phố Hàng Đậu, có một ít căn nhà một tầng nhỏ bé làm thêm tại sân sau các nhà. Cũng có hai nhà khá lớn có gác ( nhà số 7 và số 13) là những nhà có diện tích rộng ở đầu hai ngõ của Hàng Khoai giáp tường đền Huyền Thiên.

Tuy nhiên phố Gầm Cầu cũng có một đoạn đường phố hẳn hoi; đó là đoạn ở bên số chẵn phía bắc đường đi: đường trải đá, mặt đường tương đối rộng, mặt phố có nhà làm liên tiếp, hầu hết là nhà một tầng diện tích đủ cho một gia đình trung lưu, phía giáp phố này cũng có một ngôi nhà gác cao đẹp sân rộng, hàng rào ngoài, có cổng vào ( số 14); đầu cạnh Hàng Giấy là lớp nhà phụ thuộc của ngôi nhà lớn 3 tầng quay ra phố chính.

Đoạn từ ngã tư Nguyễn Thiếp đến đường Bờ Sông chỉ là một đoạn phố ngắn, đầu phố là khu đình Phúc Lâm với chiếc tam quan khá lớn trông ra bờ sông; ngoài ra không có nhà cửa nào khác.

Phố Gầm Cầu luôn là một khu cư dân của những gia đình nghèo

Phố Hàng Mã

Friday, 6. June 2008, 16:18:52 Hàng Mã đi suốt từ ngã tư Hàng Đường đến phố Phùng Hưng, đất thôn cũ Vĩnh Hanh và Yên Phú, hai thôn xưa cách nhau bằng con sông Tô Lịch, sông đã bị lấp nên hai đoạn phố ở hai bên bờ đối diện tưởng như vẫn liền với nhau. Vì thế, thời thuộc Pháp, đường phố được đặt một tên chung là Rue du Cuivre ( Hàng Đồng) cũng như hiện nay nó là Hàng Mã.

Đoạn phố phía đông trên đất thôn cũ Vĩnh Hanh vẫn có tên gọi thông thường là phố Hàng Mã. Dân ở phố này có một số gia đình người làng Tân Khai ( Hàng Sắt và Cổng Đục) dọn đến mở cửa hàng bán giấy và đồ mã nhỏ, đó là đồ hàng giấy để trang trí ( hoa giấy, đèn giấy các kiểu...) và đồ mã để cúng lễ ( mũ thổ thần, mũ ông Táo, vàng giấy...) Đồ mã nhỏ thì làm và bán ở đây, còn đồ mã lớn dùng cho tang lễ ( minh tinh nhà táng) hoặc đám làm chay, đám lễ cầu mát, hoặc đám mã khác thì người ta đặt làm ở Mã Mây.

Khi nghề làm đồ hàng mã ở Mã Mây tàn thì nghề làm đồ mã ở Hàng Mã cũng không hơn trước được, các cửa hàng trong phố mạnh về bán các loại giấy màu, giấy trắng mộc và làm đèn giấy, đồ giấy trang trí; đồ mã cúng lễ chỉ sản xuất theo tháng.

Một số nhà thịnh vượng, nhà cửa cũ được cải tạo theo kiểu mới, nhà làm từ xưa theo kiểu cổ còn sót lại rất ít riêng chỗ ngã năm đầu phố Chả Cá- Hàng Đồng vẫn tồn tại mấy căn nhà cổ lụp xụp.

ở đoạn phía tây mang tên cũ Rue du Cuivre thời Pháp trên đất làng Yên Phú ở bên bờ nam sông Tô Lịch, gần mấy phố Lò Rèn, Hàng Sắt thì lại tập trung nhiều cửa hàng bán đồ dùng bằng đồng như mâm, nồi, đỉnh, hạc, cây nến, lọ hoa, bát hương... những người buôn bán đồ đồng hầu hết là người làng Đề Cầu, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh. Họ làm ăn giàu có về làng xây đình riêng. Còn ở Hàng Mã có ngôi đình Yên Phú còn tổ chức sinh hoạt thôn xóm cũ có việc làng, có tế lễ thì người nguyên cư và người ngụ cư cùng dự. Những người ngụ cư không nhiều ở nơi khác đến, đa số chồng là công chức, vợ có sạp hàng đồ sắt trong chợ Đồng Xuân.

Đồ đồng bày bán ở phố này là hàng đúc sẵn đặt làm tại các lò đúc của phường Ngũ Xã.

Về mặt xây dựng, đoạn phố mà bán đồ đồng là những cửa hàng có nhiều vốn liếng nên nhà cửa sớm được cải tạo, kể cả những nhà cao tầng kiểu cũ, nhiều nhà được xây lại rộng hơn. Ngôi đình Yên Phú ở góc phố Hàng Rươi và Hàng Mã cũng mới được xây lại năm 1923. Dân gốc làng Yên Phú không còn nhiều , người ta mở rộng tổ chức Hương ẩm Yên Phú đối với tất cả dân ngụ cư trong phố.

Sau năm 1954, đoạn phố có tên cũ Rue du Cuivre ( Hàng Đồng) không bán đồ đồng nữa vì đồng là mặt hàng do Nhà nước quản lý và có nhiều gia đình di cư vào Nam. Cũng có một ít nhà còn bán những thứ đồ đồng nhỏ và gò đồng lá làm nồi sanh thì ở bên phố Hàng Đồng mới.

Phố Hàng Mã

Friday, 6. June 2008, 16:18:17 Hàng Mã đi suốt từ ngã tư Hàng Đường đến phố Phùng Hưng, đất thôn cũ Vĩnh Hanh và Yên Phú, hai thôn xưa cách nhau bằng con sông Tô Lịch, sông đã bị lấp nên hai đoạn phố ở hai bên bờ đối diện tưởng như vẫn liền với nhau. Vì thế, thời thuộc Pháp, đường phố được đặt một tên chung là Rue du Cuivre ( Hàng Đồng) cũng như hiện nay nó là Hàng Mã.

Đoạn phố phía đông trên đất thôn cũ Vĩnh Hanh vẫn có tên gọi thông thường là phố Hàng Mã. Dân ở phố này có một số gia đình người làng Tân Khai ( Hàng Sắt và Cổng Đục) dọn đến mở cửa hàng bán giấy và đồ mã nhỏ, đó là đồ hàng giấy để trang trí ( hoa giấy, đèn giấy các kiểu...) và đồ mã để cúng lễ ( mũ thổ thần, mũ ông Táo, vàng giấy...) Đồ mã nhỏ thì làm và bán ở đây, còn đồ mã lớn dùng cho tang lễ ( minh tinh nhà táng) hoặc đám làm chay, đám lễ cầu mát, hoặc đám mã khác thì người ta đặt làm ở Mã Mây.

Khi nghề làm đồ hàng mã ở Mã Mây tàn thì nghề làm đồ mã ở Hàng Mã cũng không hơn trước được, các cửa hàng trong phố mạnh về bán các loại giấy màu, giấy trắng mộc và làm đèn giấy, đồ giấy trang trí; đồ mã cúng lễ chỉ sản xuất theo tháng.

Một số nhà thịnh vượng, nhà cửa cũ được cải tạo theo kiểu mới, nhà làm từ xưa theo kiểu cổ còn sót lại rất ít riêng chỗ ngã năm đầu phố Chả Cá- Hàng Đồng vẫn tồn tại mấy căn nhà cổ lụp xụp.

ở đoạn phía tây mang tên cũ Rue du Cuivre thời Pháp trên đất làng Yên Phú ở bên bờ nam sông Tô Lịch, gần mấy phố Lò Rèn, Hàng Sắt thì lại tập trung nhiều cửa hàng bán đồ dùng bằng đồng như mâm, nồi, đỉnh, hạc, cây nến, lọ hoa, bát hương... những người buôn bán đồ đồng hầu hết là người làng Đề Cầu, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh. Họ làm ăn giàu có về làng xây đình riêng. Còn ở Hàng Mã có ngôi đình Yên Phú còn tổ chức sinh hoạt thôn xóm cũ có việc làng, có tế lễ thì người nguyên cư và người ngụ cư cùng dự. Những người ngụ cư không nhiều ở nơi khác đến, đa số chồng là công chức, vợ có sạp hàng đồ sắt trong chợ Đồng Xuân.

Đồ đồng bày bán ở phố này là hàng đúc sẵn đặt làm tại các lò đúc của phường Ngũ Xã.

Về mặt xây dựng, đoạn phố mà bán đồ đồng là những cửa hàng có nhiều vốn liếng nên nhà cửa sớm được cải tạo, kể cả những nhà cao tầng kiểu cũ, nhiều nhà được xây lại rộng hơn. Ngôi đình Yên Phú ở góc phố Hàng Rươi và Hàng Mã cũng mới được xây lại năm 1923. Dân gốc làng Yên Phú không còn nhiều , người ta mở rộng tổ chức Hương ẩm Yên Phú đối với tất cả dân ngụ cư trong phố.

Sau năm 1954, đoạn phố có tên cũ Rue du Cuivre ( Hàng Đồng) không bán đồ đồng nữa vì đồng là mặt hàng do Nhà nước quản lý và có nhiều gia đình di cư vào Nam. Cũng có một ít nhà còn bán những thứ đồ đồng nhỏ và gò đồng lá làm nồi sanh thì ở bên phố Hàng Đồng mới.

Phố Hàng Giấy

Friday, 6. June 2008, 16:16:39 Phố Hàng Giấy nguyên là một con đường đất cũ từ góc đông bắc thành phố Hà Nội đi xuống, đã có từ lâu đời trên một đoạn đê cũ. Bên phía đông con đường đó là đất của thôn Huyền Thiên, bên phái tây là đất thôn Tân Khai.

Hàng Giấy là một phố dài trên hai trăm mét. Trước năm 1915, đường phố này chưa có vỉa hè, mặt đường trải gạch vụn, không có cây cối quang cảnh một con đường giáp ngoại ô, còn nhiều nhà lá lẫn với nhà tường gạch lợp tôn, chưa có nhiều nhà lợp ngói, nhà có gác cũng là nhà kiểu cũ lối chồng diêm, nhà xây chưa theo vạch thẳng hàng. Trong phố chỉ có những cửa hàng nhỏ bày dưa cà mắm muối ngay trước cửa, mấy hàng xén nhỏ, vài ông lang bắt mạch bốc thuốc trong nhà. Phố còn hẻo lánh, khi chưa có Bốt cảnh sát ở đầu phố thì dân phố phải thuê tuần phiên canh gác, những ngày có phiên chợ Đồng Xuân, người Kẻ Bưởi đem giấy bày bán ở hai bên đường đi chỗ gần ngã tư Hàng Khoai.

Đầu phố chỗ gần két nước có một Bốt cảnh sát, người ta gọi là Sở Cẩm Hàng Đậu, tuy nó ở Hàng Giấy. Ngôi nhà hàng hiên rộng là chỗ khách ngồi uống rượu hóng gió từ sông Hồng vào, chiến tranh 1914- 1918 chủ tiệm phải đóng cửa vì bị động viên về Tây đánh giặc, thành phố lấy ngôi nhà làm Bốt cảnh sát trông coi an ninh khu vực này.

Còn một đặc điểm nữa của phố Hàng Giầy cũ là có nhà hát cô đầu. Trước năm 1920, người ta nói lóng rủ nhau lên Hàng Giấy nghĩa là đi " nghe hát đập trống". Cô đầu Hàng Giấy có từ bao giờ? không ai nhớ nữa. Chỉ biết trong một thời gian hàng chục năm, ở Hàng Giấy vẫn có sáu bảy nhà hát, đều ở cả bên dãy số chẵn phía tây

Những năm thập niên mười đầu thế kỷ 20, mặt đường vẫn còn trải đá, chưa có vỉa hè, đèn đường, chưa có mấy nhà xây có gác. Người trong phố một số là gia đình công chức nhỏ hoặc nhân viên sở tư, sống nền nếp, kín đáo. Rất ít cửa hàng khang trang. Có một số cửa hàng bán giấy bút, giấy bản, bút lông, một số nhà làm kẹo bột, vài ba cửa hàng Đông y.

Sau năm 1925, Hàng Giấy mới dần được xây dựng đẹp mắt với nhiều ngôi nhà kiểu Tây diện tích rộng, gác cao. Một số nhà buôn giàu có xuất hiện. Năm 1938 xây dựng ngôi nhà của khách sạn Hoa Nam đồ sộ ( nay là rạp chiếu bóng Bắc Đô).

Chiến sự cuối năm 1946- đầu 1947, Hàng Giấy ở vào chỗ địa đầu Liên khu I, những nhà có gác cao đều được chiến sĩ ta dùng làm nơi quan sát và phục bên trong bắn tỉa lên Câù Sắt có lính Pháo đóng giữ; địch đã nã pháo và ném bom vào phố này làm đổ nát nhiều nhà cửa. Đến thời kỳ tạm chiếm ( !948- 1954) những nhà bị tàn phá mới được xây lại.

Phố Hàng Giầy

Friday, 6. June 2008, 16:15:43 Không dài tới hai trăm năm mươi mét, thời Pháp gọi là phố Lataste . Đoạn đầu, có tên cũ là Hàng Màn ( từ ngã tư Hàng Chiếu đến ngã tư Ngõ Gạch- Nguyễn Văn Siêu) nằm trên đất Cổ Lương. Đoạn này không có mấy nhà, một mặt phố là dãy tường kho nhà Vạn Bảo cũ, kéo dài từ Hàng Chiếu đến Ngõ Gạch; một mặt phố là một dãy nhà nhỏ dựng tạm mới làm thời kỳ tạm chiếm, ép vào tường nhà khác, của một số gia đình sống về nghề buôn bán có cửa hàng nhỏ, hoặc bán hàng ở trong chợ Đồng Xuân Bắc Qua, hoặc may vá thuê, may màn ( nghề may vá thuê và may màn vốn ít có từ xưa ở phố đó, do vậy mới có tên Hàng Màn).

Đoạn giữa từ Ngõ Gạch đến Hàng Buồm, thuộc đất phường cũ Hà Khẩu, nằm lọt vào giữa hai ngôi nhà lớn và sâu: một bên là đền Bạch Mã, một bên là rạp xinê Kim Môn. Bên số lẻ có ba nhà ( số 7-9 và 11) là nhà có gác tiếp theo là bức tường dài của ngôi đền. Bên số chẵn từ số 8 đến số 20 là dãy nhà vừa một tầng vừa hai tầng, song đó chỉ là những chiếc nhà xép làm ép thêm vào cạnh ngôi nhà lớn Kim Môn bên Hàng Buồm, nhà vừa hẹp cả bề ngang lại vừa ngắn cả bề sâu, thiếu sân sau. ở đây có những gia đình sản xuất hương nén và làm nghề nấu các loại kẹo và làm bánh ngọt.

Đoạn cuối phố từ Hàng Buồm đến đầu Lương Ngọc Quyến được coi là phần phụ thuộc của Hàng Buồm vì nơi đây cũng tập trung nhiều cửa hàng ăn uống của người Tàu, những hiệu ăn nhỏ không phải là cao lâu.

Về mặt xây dựng, bên số chẵn phía Tây đường phố, bắt đầu là dãy tường cạnh của bốn lớp nhà bên trong của ngôi nhà góc phố Hàng Buồm đến gần ngõ Nội Miếu mới có nhà quay ra mặt đường: hai ngôi nhà nhỏ cũ một tầng ( số 30- 32) tức là đình Nội Miếu, và một ngôi nhà lớn mới làm gần đây ( ba gian số 34- 36-38) nay là một cửa hàng ăn.

Dãy số lẻ, bên phía đông đường phố, liên tiếp từ nhà số 15 đến nhà số 37 là ngôi nhà tận cùng phố, là những nhà gác hai tầng hoặc ba tầng, hai dãy nhà gác nhiều gian của một chủ đất làm thuê, kiến trúc lối cũ, người thuê hầu hết là những gia đình khách trú, và tầng dưới nhà nào cũng mở cửa hàng ăn.

Đoạn phố này trước kia có tên là Hàng Giày vì một thời có những cửa hàng bán giày da lộn dép quai ngang của thợ giày làng Chắm làm ra; những thứ giày dép đó không còn khách mua nữa và cửa hàng giày cũng không còn; chủ đất cho phá những ngôi nhà cũ kỹ xây lại thành dãy nhà gác cho Tàu thuê làm cửa hàng ăn uống, bên trên là chỗ gia đình họ ở.

Người ta rủ nhau lên Hàng Giày để vào những cửa hàng ăn nhỏ chuyên nấu những món ăn đặc biệt như chim quay ( Quảng Sinh Long nhà đầu phố), " ngầu mạc nạm" ( thịt bò hầm dừ rẻ mà ngon), món " ngầu pín" được người ta kháo nhau là ăn "bổ dương" ; có hiệu chuyên bán món ăn chế bằng thịt rắn, thịt ba ba; có hiệu đông khách vì món " tái sách trần". Đó là những cửa hàng chỉ có một gian, bếp lò đặt ngay bên cửa ra vào, bàn ghế ám khói ngấm mỡ mắm đen bẩn, tường cũng đen vì lâu ngày thiếu nước vôi, treo vài bức tranh cô gái Thượng Hải hở hang, chiếc khảm có chữ Thần, tranh và khám lưu niên cũng ám màu thời gian; bức tranh Quan Công và cái bát hương đầy chặt chân hương.

Phố Tạ Hiên

Friday, 6. June 2008, 16:14:49 Phố Tạ Hiện dài trên hai trăm mét thực tế do mấy đoạn phố cũ gộp lại thành một phố dài, thời Pháp gọi là phố Géraud.

Ngõ Quảng Lạc, có tên thế vì trong ngõ có rạp Quảng Lạc hát tuồng cổ. Đó là một ngõ chật hẹp lọt vào giữa hai bên tường của hai ngôi nhà cao lâu lớn và sâu của phố Hàng Buồm; dọc tường có trổ cửa sau của những lớp nhà phụ thuộc bên trong lấy lối đi ra đường của những gia đình ngụ tại đó. ( Từ Hàng Buồm đến ngã ba Sầm Công ( ngõ Lương Ngọc Quyến) có ở bên số lẻ 1-3; số chẵn từ 2-10).

Rạp hát Quảng Lạc ở quãng giữa ngõ về phía bên phải; từ rạp hát đến hết ngõ, tức là ngã tư phố Galet ( Lương Ngọc Quyến) có độ trên mươi gian nhà đều là nhà nhỏ hẹp một tầng cũ kỹ lụp xụp chật chội bẩn thỉu. Những nhà bên dưới rạp Quảng Lạc đều mở cửa hàng ăn uống giải khát phục vụ khách xem hát hoặc đi chơi đêm. Chủ nhà hàng hầu hết là khách trú; họ bán bia nước chanh chè ẩm...; họ bán cháo, phở, vằn thắn. Cửa hàng chật chội, lò bếp nấu nướng ở ngay cạnh cửa ra vào.

Đối diện rạp Quảng Lạc là một ngã ba, một ngõ hẻm nữa, gọi là ngõ Sầm Công đa số cũng là người Tàu nghèo khổ hoặc mới di cư sang Việt Nam chưa có vốn liếng, hoặc có những người đã từng làm ăn khá giả sau bị thất bại. Họ làm đủ mọi nghề: phu khuân vác cho các nhà buôn xuất nhập khẩu ở mấy phố Hàng Buồm, Đào Duy Từ, làm công trong các hiệu khách, bán hàng rong, thịt quay, bánh bao, bán các thứ chè vừng đen, chè khoai, bánh rán, xê cấu đi các phố. Dọc hai bên ngõ Sầm Công có khoảng trên chục số nhà ( từ số 12 đến số 18 và từ số 5 đến số 25) nhà nào cũng nhỏ bé chật hẹp, còn thì là tường của các nhà bên phố c hính hoặc cửa sau của mấy kho hàng lớn

Ngõ Sầm Công được nhiều người Hà Nội nghe nói đến hoặc có biết là ở chỗ đó nhưng ít người dám đặt chân đến, họ không dám đi ngang qua sợ mang tiếng vì ngõ này có nhiều nhà thổ.

Đoạn dưới phố từ ngã tư Lương Ngọc Quyến đến Hàng Bạc, thuộc đất thôn cũ Hài Tượng, là lòng cũ một hồ rộng đã bị lấp và một thời gian dài nơi đây hãy còn là một bãi cỏ hoang. Quãng này có vài ba ngôi nhà làm từ lâu nhỏ bé một tầng, mấy ngôi nhà hai tầng đã cũ xây từ những năm 1920, còn những ngôi nhà cao rộng là làm sau đó nhiều năm. Cuối phố bên dãy số lẻ là khoảng tường dài mặt bên của rạp hát Chuông Vàng.

Đoạn cuối phố không phải là chỗ buôn bán. Những cửa hàng mở ra đây là thuộc thời kỳ sau, chủ yếu là trong những năm tạm chiếm, người về thành đông, nhà cửa hiếm hoi, họ phải kiếm ăn bằng buôn bán nhỏ.

Ngõ Hài Tượng dài một trăm sáu mươi mét, chỗ trước kia là một xóm nhỏ ở cạnh một cái hồ nông đầy rác, sau được lấp đi. Lối đi từ phố Tạ Hiện vào trong ngõ bắt đầu hai bên là hai ngôi nhà một tầng nhỏ cũ ( số 22 và 24) chứng tỏ bên trong là một xóm cũ mới cải tạo lại, vì đi sâu không kể liên tiếp một bên là ba bốn cổng sau khá to rộng của mấy ngôi nhà lớn bên Hàng Bạc ( như cổng sau nhà Chân Hưng với lớp nhà trong cũng khá lớn); một bên là bức tường của ngôi đình Hài Tượng, có cổng bên ( số 16) còn cổng trước quay ra phố Tạ Hiện, trong cùng mới có một dãy nhà hai tầng nhiều gian được xây trên bãi cỏ trống vào những năm đầu 1940.

Đình Hài Tượng là của người gốc làng Long lâm ( Chẩm Giữa) lập nghiệp ở vùng này.

Phố Lãn Ông

Friday, 6. June 2008, 16:13:46 Phố Lãn Ông trước gọi là phố Phúc Kiến, một phố cũ của Thăng Long xưa. Sách Đại Nam thống nhất chí ( thế kỷ 19) có chép phố Phúc Kiến bán đồng; sách Chuyến đi chơi Bắc Kỳ của Trương Vĩnh Ký năm 1870 cũng nói đến phố đó bàn đồ đồng, đồ sắt. Đồng bán ở đây là đồng thỏi ngày xưa người Tàu từ mỏ Tụ Long ở biên giới về, đồng còn thấy bán cả ở phố Hàng Ngang; phố Phúc Kiến ở gần chợ Đông Thành có khu thợ thủ công đồng sắt ở phía bên trái Cửa Đông.

Phố này có tên là phố Phúc Kiến vì đó là khu vực cư ngụ được phép của Hoa kiều gốc tỉnh Phúc Kiến. Họ được tổ chức thành " bang" và có nhà Hội quán Phúc Kiến ở số nhà 42. Hội quán Phúc Kiến chiếm một khu đất rộng; khi xây nhà Hội quán có xây thêm hai ngôi nhà gác ở hai bên ( số 40 và số 44) cho thuê lấy lợi tức cho hội.

Số lượng người Hoa kiều Phúc Kiến ít hơn số người gốc tỉnh Quảng Đông; ở Hà Nội họ phần đông là chủ những hiệu buôn hàng thực phẩm, món hàng cung cấp chủ yếu cho nhà binh trong thành và cho người Âu ở các phố Tây, nên những cửa hàng thực phẩm của người Phúc Kiến phân tán đến các đầu đường phố gần trại lính và khu phố Tây.

Phố Phúc Kiến có một số gia đình người Minh Hương ( họ Vương); họ thờ Tổng Thái hậu ở trong nhà Hội quản, còn người Tàu Phúc Kiến dùng nhà Hội quản làm nơi hội họp. Người Việt Nam ở phố này cúng lễ riêng, hoặc theo về đình Đức Môn, hoặc theo về đình Xuân Yên.

Phố Phúc Kiến dài một trăm tám mươi mét, có sáu mươi nhà bên phía bắc dãy số chẵn, bảy mốt nhà bên phía nam dãy số lẻ. Phố này mới được mở mang cho mãi tới năm 1920 chỗ đầu phố giáp Hàng Đường hãy còn vướng một ngôi nhà ra đến nửa lòng đường khiến xe tay xe bò khó qua lại, đó là bức tường của nhà ông lang Hoạch. Chỗ tường đó dán những tờ tuyên truyền của Nhà nước Bảo hộ dân chúng mua quốc trái. Sau bức tường đó được phá bỏ, đường phố rộng thêm.

Những năm 20 đầu thế kỷ nhà trong phố Phúc Kiến hầu hết là một tầng; dần dần lác đác có nhà hai tầng. Nhà làm theo kiến trúc cổ: nhà ngoài dài sáu, bảy mét, rồi đến sân giữa chung quanh che mái, có ao con ở chỗ phố Hàng Sơn. Ngôi nhà đầu tiên xây hai tầng ở phố Phúc Kiến là nhà số 53, trên gác để làm kho chứa thuốc để bán.

Phố Phúc Kiến có một nghề chính là buôn thuốc Bắc. Cửa hàng bán thuốc Bắc có từ sớm. Quang cảnh cửa hàng bán thuốc cũng giống như cửa hàng các phố khác; ban ngày những tấm cửa lùa hạ xuống kê trên mễ và bậu cửa, trên bày những thúng đựng các vị thuốc sống, những thứ quí thì đựng trong túi vải cất trong ngăn tủ gỗ kê sát tường, dưới nền nhà là dao cầu, thuyền tán dùng cho việc bào chế thuốc. Cửa hiệu có bán lẻ thuốc Bắc kèm theo thuốc Nam. Thuốc Nam có vỏ quýt, sa sâm, quế chi, hạt sen, bán hạ.

Những nhà buôn thuốc Bắc ở phố Phúc Kiến thời kỳ đầu là những người ở làng Đa Ngưu ( huyện Văn Giang- Hưng Yên), họ Phó. Cũng như ở các phố khác, nghề bán thuốc ở trong tay phụ nữ, con gái đều biết chữ nho, thuộc tên thuộc mặt tất cả các vị thuốc, xem đơn cân thuốc thành thạo. Người làng Đa Ngưu vốn có nghề buôn bán thuốc sống đi rong; họ Phó ra lập nghiệp ở Hà Nội, buổi đầu cũng chỉ mới có dăm ba nhà, cửa hàng nhỏ. Thuốc buôn lại của các cửa hiệu lớn người Tàu bên phố Hàng Buồm, Hàng Bồ.

Phố Hàng Cân

Friday, 6. June 2008, 16:12:39 Hàng Cân là một phố ngắn đo được độ một trăm mét.

Hàng Cân là tên mới có hồi đầu thuộc Pháp ( rue des Balances). Trước kia, đoạn đầu phía bắc phố này ta thường gọi là Hàng Sơn dưới, chỗ phố Chả Cá hiện nay là Hàng Sơn trên ( người Pháp gọi là rue de la Laque).

Khi còn sông Tô Lịch, thuyền chở sơn Phú Thọ về Hà Nội, ghé ở khúc này, hai bên bờ có nhiều nhà buôn sơn. Sông Tô Lịch bị lấp thì thuyền buôn sơn ghé ở bến Lò Sũ và sơn bán nhiều ở phố Cầu Gỗ, Hàng Bè, Hàng Dầu. ở phố này, xuất hiện một số cửa hàng làm và bán cân nên gọi là phố Hàng Cân.

Lịch sử nghề làm và bán cân ở Hà Nội cũng mới bắt đầu vào những năm thập niên cuối thế kỷ XIX. Ngày ấy những người buôn cân ở Phủ Lý lên bán ở chợ Đông Thành và Cầu Đông, có mấy người quen trọ tại nhà ông Tưởng Văn Phong ở đầu phố. Ông Phong gốc người làng Tó, học được nghề làm cân và thước gỗ thợ may, mở cửa hàng thuê người giúp việc ( cửa hàng ở cạnh đền Xuân Hoa). ít lâu sau, phố này có thêm dăm bày nhà cũng mở cửa hàng làm và bán cân, bán thước gỗ có đóng đinh đồng chia phân li của thợ may. Những cửa hàng làm và bán cân ở số nhà 8-32-44-52-56.

Phố Hàng Cân có quang cảnh khác với Hàng Ngang, Hàng Bồ và phố Phúc Kiến ( nay là phố Lãn Ông) cùng mấy phố chung quanh liền đấy.

Đó là một đường phố nhỏ hẹp, mãi đến năm 1930 vẫn bị coi như là một phố xép, tức là khi những phố xung quanh có nhiều sự thay đổi rồi mà Hàng Cân vẫn giữ nét cổ xưa: nhà nhỏ một tầng hoặc có gác thì cũng là gác theo lối " chồng diêm"; mặt trước còn nhiều nhà thò ra thụt vào không theo đường vạch thẳng, hè phố phần nhiều vào sát đến thềm nhà. Mặt đường trong những năm 1930 trải đá, hễ mưa to là nước đọng lại làm đường phố lầy lội.

Về sau, dọc phố Hàng Cân được sửa sang, dãy nhà bên số chẵn bị xén lui vào cho rộng thêm mặt đường đi; hè phố vì thế không thẳng hàng, những nhà mới làm lại hoặc sửa chữa phải thu hẹp bớt diện tích. Nhìn vào tấm bản đồ địa chính, tức là khu vực thôn Xuân Yên cũ, một khu đất tứ giác hình thang, bốn cạnh là các phố Hàng Bồ, Thuốc Bắc, Phúc Kiến, Hàng Cân, ta thấy đất chia thành lô đông đặc, nhiều lô hẹp bề ngang, lô nào cũng không quá mười mét, còn bề dài của lô đất thì có chỗ đo được đến năm chục mét. Đằng sau nhà phố Hàng Bồ giáp với đằng sau nhà phố Phúc Kiến. Còn những lô đất ở hai cạnh là phố Thuốc Bắc và Hàng Cân thì ngắn hơn vì chỗ trung tâm bị một số lô đất của hai phố Hàng Bồ và Phúc Kiến chiếm kín hết. Chỗ bốn góc phố thì những ngôi nhà ở đấy không có cả đất đằng sau nhà cho nhà phụ thuộc như nhà bếp, nhà tắm, nhà xí.

Hàng Cân là một phố có nhiều nhà diện tích đã hẹp lại ăn sâu vào quá bên trong, hầu hết xây từ lâu đời, không có hệ thống thoát nước thải. Tại đây vẫn theo lối cổ xưa, nước thải của gia đình không chạy đi được, chỉ để thấm dần vào một chỗ đào ở sân sau; vài tháng lại phải đón người làm nghề " Cuốc ơ" vào nạo vét; còn việc thay thùng vệ sinh thì làm vào ban đêm, người đổ thùng gánh phân đi dọc quanh nhà từ cửa chính vào tận sân trong cùng.

Phố Hàng Đường

Friday, 6. June 2008, 16:11:34 Phố Hàng Đường thuộc quận Hoàn Kiếm, theo trục bắc nam, từ phố Đồng Xuân đến phố Hàng Ngang.

Hàng Đường là một phố nằm trên con đê cũ chạy qua đất thôn Đông Hoa Nội Tự và Vĩnh Thái, tổng Hậu Túc. Quãng giữa phố giáp với phố Hàng Cá là dòng sông Tô Lịch cũ, có chiếc cầu xây bắc ngang qua, gọi là Cầu Đông Hàng Đường. Đến khi sông bị lấp, cầu cũng không còn, nhưng tên cũ Cầu Đông vẫn tồn tại. Tương truyền cạnh Cầu Đông có một pho tượng đá ngồi lộ thiên, miệng tủm tỉm cười, nên có tên là Tiểu Phật, nay không còn. Một ngôi chợ họp ở cạnh cầu gọi là chợ Cầu Đông. Chợ đó, vào khoảng năm 1900, do mở mang đường phố ở khu vực này, đi đến chỗ bãi đất trống trước cổng đền Huyền Thiên bên Hàng Khoai và gọi là chợ Đồng Xuân.

Di tích cũ còn lại của hai thôn cũ là đình Vĩnh Hanh, nay là nhà số 19B Hàng Đường, nơi thờ đã bị dồn lên gác ba, tầng dưới cho thuê làm cửa hàng; đình và chùa Đức Môn còn có tên là chùa Cầu Đông số 38 Hàng Đường.

Hàng Đường là một phố cũ của kinh thành Thăng Long, từ thời Hậu Lê qua thời Nguyễn, phố này vẫn chuyên bán các sản phẩm đường mật và làm kẹo bánh. Trong những năm của hai thập niên đầu thế kỷ XX, Hàng Đường không có mấy thay đổi, một đường phố buôn bán của người Việt nam sinh hoạt lúc bấy giờ vẫn giữ tập quán cũ, vả chăng đường bánh kẹo sản xuất theo lối thủ công cổ truyền nên khách hàng chủ yếu là người trong nước, yêu cầu về kỹ thuật sản xuất và buôn bán cũng khiêm tốn ít thúc đẩy việc đổi mới.

Những năm sau 1930 trở đi, việc buôn bán theo đà phát triển chung của nền kinh tế trong nước, Hàng Đường cũng có sự chuyển biến. Nhiều cửa hàng bán đường mở hàng dãy từ ngã tư Hàng ngang đến ngã tư Hàng Cá, thay thế cho những cửa hàng buôn bán lặt vặt tồn tại từ ngày còn chợ Cầu Đông. Phần lớn các cửa hàng bán đường phần nhiều còn bày biện theo lối cũ, tức là trong bày những thúng đựng các loại đường: đường trắng, đường vàng, đường phèn, đường phên và mật mía.

Đoạn phố từ Hàng Cá đến Hàng Mã- Hàng Chiếu thì sẵn các cửa hiệu làm và bán bánh kẹo: kẹo vừng, kẹo lạc, kẹo bột, bánh khảo, bánh đậu xanh, oản bột nếp...

Về sau, một số nhà buôn bán trở nên giàu có, tậu đất xây lại nhà to cao hơn trước, bố trí mặt ngoài cửa hàng cho hiện đại.

Phố Hàng Đường chuyên bán đường lẻ, đường mua lại của các cửa hiệu người Tàu bên Hàng Bồ và Hàng Buồm. Đường họ cất từ Quảng Ngãi ra , đường của ta sản xuất, qua tay người Tàu rồi bán lại cho ta.

Phố Hàng Đường chuyên bán đường mứt, bánh ngọt nên có hai vụ trong năm bán hàng tấp nập nhất: một là những tháng cuối năm giáp Tết Nguyên đán, hai là Tết Trung thu. Có khi lãi bán hàng trong một tháng ở những dịp này cũng bằng số lãi cộng của mười tháng trước. Trong đó có một số cửa hiệu lớn như hiệu Ngọc Anh, Ngọc Dung, Tùng Hiên...

Phố Hàng Ngang

Friday, 6. June 2008, 16:10:44 Phố Hàng Ngang thuộc quận Hoàn Kiếm, từ phố Hàng Đường đến phố Hàng Đào; vốn là đất phường Diên Hưng cũ. Tên gọi Hàng Ngang có nhiều cách giải thích, tên là Hàng Ngang là có thể ở hai đầu phố có ngõ chắn ngang để tiện bảo vệ? ( theo sách Từ điển Hà Nội địa danh của tác giả Bùi Thiết do Nhà xuất bản Văn hoá- Thông tin Hà Nội năm 1993)

Thời trước năm 1945, phố Hàng Ngang là phố người Quảng Đông ( rue des Cantonnais). Từ thời Lê do nhiều người dân Trung Quốc đến làm ăn nên có tên gọi là phố Việt Đông.

Về mặt nhân chủng, phố Hàng Ngang là đường phố có hai bộ phận dân cư là người Việt Nam, người Minh Hương, người Hoa kiều. Thời phong kiến, triều đình Việt Nam- Hậu Lê và Nguyễn- định ra luật cư trú cho người ngoại quốc rất nghiêm. Theo lệ cũ, người Hoa được tổ chức thành " bang", tập trung vào mấy nơi ở Hà Nội là Việt Đông ( Hàng Ngang) và Hà Khẩu ( Hàng Buồm), hết thời hạn phải về Tầu, nếu tình nguyện ở lại phải thay đổi y phục, phong tục theo người Việt Nam. Như vậy người Minh Hương tổ tiên sang ở nước ta lâu đời rồi, con cái đã Việt hoá nhiều. Người Minh Hương mang y phục Việt nam, học trường Việt Nam cũng thi đỗ tú tài cử nhân, cũng có người ra làm quan; họ có quan hệ họ hàng với cả ta và Tàu.

Nhiều họ lớn người Minh Hương ở Hàng Ngang như họ Phan, anh em họ hàng đều là chủ hiệu tơ lụa lớn, như Phan Vạn Thanh, Phan Dụ Thành , Phan Đức Thành. Họ buôn bán tơ lụa, có người lại làm cả mại bản cho mấy công ty nhập cảng vải sợi của Pháp nên càng có thế trong nghề đó. Người Minh Hương ở đây đã đem việc cúng lễ của Tàu pha vào với việc cúng lễ của người Việt Nam, như lập hội dựng đền Tam Thánh thờ Quan Công ở Ngọc Sơn cùng với Trần Hưng Đạo trong đó.

Buôn bán ở Hàng Ngang phải là những nhà giàu lớn. Ngoài họ Phan người Minh Hương, người Việt Nam có Trịnh Phúc Lợi ( nhà số 7 ), Lợi Quyền ( nhà số 27 ) cũng bán tơ lụa. Hàng tơ lụa bán ở phố này đều là thứ xếp loại cao cấp: gấm vóc, đoạn, nhiễu, sa tanh...

Hàng Ngang nổi tiếng có mấy hiệu chè Tàu: Sinh Thái, Chính Thái, Ninh Thái, Song Hỷ. Vào phố này, người ta còn thấy những cửa hiệu cao đơn hoàn tán, họ làm đại lý cho các hãng thuốc Đông Y sản xuất ở Hương Cảng, Thượng Hải, Tân Gia Ba, Chợ Lớn.

Ngoài ra, phố Hàng Ngang có mấy cửa hiệu tạp hoá, họ bán cả đồ sứ Giang Tây và chụp ảnh. Hàng Ngang còn vài cửa hiệu vàng bạc, một số cửa hàng bán đồ thời trang. Phố Hàng Ngang còn vài ba cửa hiệu bán vải của người ấn Độ từ Hàng Đào tràn sang nhưng cũng chỉ ở quanh ngã tư mà thôi.

Nói chung, trước năm 1925, có thể nói rằng phố Hàng Ngang là phố buôn bán của người Tàu tức là Hoa Kiều và Minh Hương. Trong những năm 1927- 1930 có một số cửa hiệu của người Việt Nam do xảy ra hai ba vụ tẩy chay cửa hiệu người Hoa, phong trào từ cảng Hải Phòng lan đến Hà Nội. Dần dần các cửa hiệu người Hoa thu hẹp dần.

Về mặt xây dựng, phố Hàng Ngang cũng thay đổi nhanh chóng, nhất là trong thời kỳ kinh tế phục hồi sau 1932 và phát triển trong thời kỳ 1935-1939. Tình hình nhà cửa phản ánh giá nhà và đất ở một phố buôn bán sầm uất nhất của Hà Nội; giá nhà cho thuê mở cửa hàng cao nhất.

Phố Hàng Ngang có một ngôi nhà được xếp hạng di tích lịch sử cách mạng, đó là ngôi nhà số 48, nhà của Trịnh Phúc Lợi, nơi mà năm 1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến ở và làm việc những ngày sau Cách mạng tháng Tám và đã ra bản " Tuyên ngôn Độc Lập" tại đây. Chiến sự năm 1946- 1947 không làm đổ nát nhà cửa ở phố Hàng Ngang vì đây là phố có nhiều Hoa Kiều được quân Pháp tránh không tàn phá.

Phố Cầu Đông

Friday, 6. June 2008, 16:09:44 Phố Cầu Đông là một phố mới nó được mở ra sau khi chợ Đồng Xuân đuợc xây lại sau vụ cháy năm 1994. Cầu Đông trước đây là tên của một chợ lớn của thành Thăng Long thời Lý - Trần cho đến giữa thế kỷ XIX. Vì chợ họp trong khu vực Cầu Đông nên có tên gọi. Đặc biệt các hàng hoá được bày bán trên cầu Đông nên gọi là chợ Hoa (Hoa Thị). Sông Tô Lịch bị lấp, cầu Đông không còn; chợ Cầu Đông cùng với chợ Bạch Mã dời đến họp trên đất phường Đồng Xuân, tổng Đồng Xuân, nên gọi là chợ Đồng Xuân, tiền thân của chợ Đồng Xuân hiện nay.

Phố Hàng Bông

Friday, 6. June 2008, 16:09:02 Là một đường phố dài không đến một cây số (chính xác là 932 mét), một đầu tiếp giáp với phố Hàng Gai, đầu tột cùng thông sang ô Cửa Nam. Con đường đó đi qua đất của những thôn cũ, kể từ đông sang tây, là Kim Bát Thượng (phố Hàng Hài, Hàng Hòm), Kim Bát Hạ (Phố Hàng Bông Cây Đa Cửa Quyền - Hàng Da) và Yên Trung Hạ (Hàng Bông Lờ).

Hàng Bông là một đường phố có từ lâu đời. Trong Thượng Kinh ký của Lãn ông Lê Hữu Trác có chép khi ông qua cửa Đại Hưng, rẽ sang tay phải tức là đi vào đường Hàng Bông.

Trước đó nữa, vào thế kỷ 17 - 18, chắc hẳn đường Hàng Bông đã là một phố tương đối sầm uất, nên khi chúa Trịnh và vua Tây Sơn mấy lần tiếp sứ thần nhà Thanh đến Thăng Long, ta đã sắp xếp để sứ đoàn ở bến Bồ Đề qua sông sang bến Kiên Nghĩa rồi theo lối Hàng Buồm sang Hàng Ngang (Hàng áo), Hàng Đào qua Hàng Gai (Hàng Túi), Hàng Hài (ngã ba Hàng Gương), Hàng Bông Đệm ( Chợ Huyện), đến Hàng Bông Lờ (Cấm Chỉ), rồi do vườn Quảng Văn Đình (Cửa Nam) mà vào cửa Vò Vò (Đoan Môn) để đến nội điện. Qua đó ta thấy về thờ Hậu Lê, con đường Hàng Bông gồm nhiều phố, nhân dân ở đây làm nghề thủ công (khâu túi, giày, nhuộm, làm gương soi...) có cửa hàng buôn bán, trong phố có chợ (Chợ Huyện)

Trên trục đường Hàng Bông còn nhiều di tích nhiều đình chùa miếu mạo của những phường thôn cũ. Không kể bến Hàng Gai có đình Đông Hà (nhà số 46), đình Cổ Vũ (số nhà 85) và đình Tố Tịch (số 1 Tố Tịch), bên Hàng Bông và mấy phố ngang liền cạnh có những di tích như sau:

Hàng Hài: đình Kim Cổ (còn có tên là đền Phúc Hậu) thờ ông tổ nghề làm gương soi (nhà số 2).

- Hàng Hài có một trường học đại tập (cuối đời Nguyễn) của cử nhân Ngô Văn Dạng (1835 - 1885) người thôn Kim Cổ. Ông đã từng tổ chức các sĩ phu quanh vùng thành đội nghĩa quân đánh Pháp năm 1873.

- Hàng Bông Đệm, ngõ Yên Thái, ngõ Tạm Thương, phố Đường Thành có: đình Yên Thái thờ bà phi ỷ Lan; đền bà Chúa (Liễu Hạnh) và Chư vị trong ngõ Tạm Thương; - Chùa Kim Cổ, trong cũng thờ bà phi ỷ Lan, ở số 73 Đường Thành; Đình Lương Ngọc, nơi thờ vọng thành hoàng làng của người Lương Ngọc tỉnh Hưng Yên; - Đình Kim Hội do các nhà buôn bông dựn lên ở ngõ 95 Hàng Bông thờ Trần Hưng Đạo; đình này còn có tên là đình Quy Long.

- Hàng Bông Cây Đa Cửa Quyền có: đền Thiên Tiên và quán Vọng Tiên ở số nhà 120 và 120b. Trong đền Thiên Tiên có bài vị thờ Lý Thường Kiệt và một tấm bia đá. Bên ngoài đền Thiên Tiên có một bộ phận là đền của tư nhân, gọi là Đền Tàu, đất tư của một người đàn bà vợ khách, thờ Chư vị. Đình Đông Mỹ ở nhà số 127, do một nhóm lái buôn lớn lập ra để hội họp tế lễ; chỗ thờ đặt ở trên gác, nhà dưới cho thuê mở cửa hàng lấy hoa lợi.

- Hàng Da có đền Tam Thánh (số 42), phố Hội Vũ có đình Hội Vũ (số 2).

Sinh hoạt kinh tế và xã hội của đường phố Hàng Bông được đánh đấu bằng nhiều cửa hàng buôn bán xen lẫn với nhà ở của tư nhân thuộc thành phần lớp trên và lớp giữa của xã hội. Và một đặc điểm nữa là nơi đây sớm tập trung những ngành hoạt động có tính chất văn hoá, đó là sự xuất hiện ngay từ đầu thời thuộc Pháp và tiếp tục mãi về sau những trường học, nhà in, hiệu sách, trụ sự một số báo chi quốc văn, nhà xuất bản.

Phố Thanh Hà

Friday, 6. June 2008, 16:08:01 Một phố nhỏ dài không quá một trăm năm mươi mét. Đó là một ngõ nhỏ tồn tại suốt thời gian thuộc Pháp; ngõ có một lối vào ở cạnh cửa ô Đông Hà. bản đồ cũ của Pháp năm 1890 ghi là phố Củ Nâu, vì trong ngõ có đông gia đình buôn bán lâm sản của các bè chở đến bến sông. Mãi đến những năm ba mươi mới có đông người đến làm nhà ở.

Đường phố gãy góc ở cách đầu ngõ một quãng ngắn; đường rải đá gồ ghề, thiếu vỉa hè cống rãnh. Ngang chỗ đường gãy góc là đền Hội Thống thờ bà chúa Liễu Hạnh. Hai bên đường hầu như là những tường sau có cổng hậu của những nhà to quay ra phố Bờ Sông hoặc Hàng Chiếu; có những ngôi nhà nhỏ làm phụ ở mấy chỗ còn đất rộng. Gần hết nửa phố Thanh Hà, lên phía Bắc đường đi, từ chỗ đường phố gãy khúc đến bãi tha ma cũ là tường cạnh của xóm Tư Đường có cổng thông sang phố Bờ Sông.

Xóm tư đường nguyên là Chàn, tức là nhà kho cũ rộng, không có tường ngăn, được Tư Đường chủ hãng xe ô tô khách ngoài bờ sông mua rồi cho sửa lại thành nhiều căn hộ cho nhiều gia đình thuê rẻ tiền. Có đến bốn mươi căn diện tích từ mười hai đến mười tám mét vuông, nghĩa là đủ kê chiếc giường hoặc phản gỗ, còn thừa thì chứa chất đủ các thứ, đồ dùng linh tinh. Trong ngôi nhà đó có đến bốn trăm con người sống chui rúc. Không có nước máy,cửa không đủ ánh sáng. Tiện nghi chỉ có sáu hố xí. Mỗi gia đình che lấy một chỗ để nấu ăn hai bữa hàng ngày ở sân thượng, bên lối đi, dưới cầu thang...

Sống gần chợ Đồng Xuân dân cư trong xóm Tư Đường làm đủ các nghề lao động chân tay, bán quà rong; bọn du thủ chuyên nghề trộm cắp móc túi, đĩ điếm... Nhiều phản kê sát nhau trong căn buồng tối là tiệm hút thuốc phiện rẻ tiền. Khu nhà tư Đường bị tàn phá nặng trong thời kỳ chiến tranh chống Pháp 1946 - 1947, rồi được xây dựng lại trong thời kỳ tạm chiếm thành một khu cư dân khang trang với nhiều nhà riêng biệt có kiểu đẹp có sân rộng. Chỗ đất bãi tha ma cũ phía sau thì mãi đến sau 1954 mới được sử dụng: xây một kho thực phẩm đông lạnh và một trường phổ thông cơ sở.

Phố Nguyễn Siêu

Friday, 6. June 2008, 16:07:05 Thời thuộc Pháp là phố án Sát Siêu; sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, gọi là phố Phương Đình; từ 1948 chữa lại là phố Nguyễn Văn Siêu)

Cũng như phố Ngõ Gạch, ở phố Nguyễn Siêu, dãy nhà bên mặt đường phía bắc, số chẵn, đều xây dựng trên bờ sông Tô Lịch đã bị lấp đi. Tại đây còn di tích đình Cổ Lương ở sâu trong ngõ số 28; đình trước kia vốn có diện tích khá rộng, là nơi đông học trò của Nguyễn Văn Siêu trọ học. Đình cũ của giáp Giang Nguyên trong có bàn thờ Nguyền Văn Siêu, nay bị một ngôi nhà lớn hai tầng (số 20) che lấp. Và Phương Đình, nơi nhà cũ của Nguyễn Văn Siêu chỗ ông dùng làm trường dạy học, nay cũng có một ngôi nhà hai tầng cao rộng thay thế (nhà số 8 - 10 - 12).

Khác với phố Ngõ Gạch, phố Nguyễn Văn Siêu có những nhà làm liên tiếp liền nhau. Dãy nhà số chẵn này đã được xây dựng sau lại được cải tạo thêm từ khi đường phố được mở rộng trên chỗ dòng sông cũ đã bị san lấp, nên có nhiều ngôi nhà tương đối mới, hầu hết là nhà hai tầng (cả dãy suốt mặt phố có khoảng ba mươi ngôi nhà, chỉ có hai nhà một tầng); nhà kiểu cũ thấp thì không còn mấy.

Bên dãy số lẻ, phía nam đường phố, nhà làm lên trên nền con sông bịlấp; dãy này cũng có nhiều nhà hai tầng cao rộng, cả dãy chỉ có sáu bảy nhà một tầng trên tổng số hai trăm nhà. Chỗ đầu phố giáp Đào Duy Từ, một quãng dài là những ngôi nhà phụ thuộc phía sau của Hội quán Quảng Đông bên phố Hàng Buồm.

Phố Ngõ Gạch

Friday, 6. June 2008, 16:06:00 Từ Hàng Ngang - Hàng Đường rẽ vào Ngõ Gạch, đường phố cong một khúc ngắn, chỗ uốn khúc có ngôi đền cổ kính dưới bóng một cây đa rễ tua tủa xum xêu. Cổng Đền (số 14) dáng kiêm tốn, nhưng bên trong lại khá rộng, gồm đình Thành Hà và chùa Đồng Môn, lại thờ thêm cả chư vị: phật của Phật Giáo và thần tiên của đạo Lão cùng tồn tại.

Cả phố dài trên một trăm mét mà mỗi bên mặt phố không có quá năm ngôi nhà làm riêng biệt; những số nhà (số lẻ từ 5 đến 21, số chẵn từ 2 đến 20) lẫn cả số của nhà chính và số của nhà sau nhà bên phố khác. Là một phố bán vật liệu xây dựng - do thế mà có tên là Ngõ Gạch - mà nhà cửa lại thấp nhỏ cũ kỹ vì đa số đã xây từ lâu năm chưa mấy nhà được cải tạo lại, nhà kiểu cũ một hay hai tầng nhỏ (vài nhà cao là làm vào thời kỳ 1948). Cửa hàng có cửa lùa, hàng hoá bày bán ngay trên mặt nền nhà sát ngưỡng cửa: bao xi măng, gói giấy bột màu, từng bó chổi đót; gạch ngói xếp bên ngoài hiên một ít làm mẫu. Chỗ đầu phố giáp Hàng Ngang - Hàng Đường là hai dãy tường dài; giữa phố là ngôi đền cổ cũng chiếm một khoảng dài mặt đường. giáp phố Hàng Giày một bên là kho cũ của nhà Vạn Bảo (nay là Sở Lương thực Hà Nội) cũng chiếm một đoạn dài; đối diện bên kia đường là cổng sau của rạp Kim Môn, tường kéo dài đến mấy chục mét.

Nhà số 20 Ngõ Gạch là cổng sau của ngôi nhà lớn bên trong cửa trước là Hàng Chiếu, hiệu Anh Hoa của Ngô Lê Đông, nơi mà Tết 1947 các chiến sĩ thủ đô đã tổ chức lễ giao thừa trong cảnh khói lửa chiến tranh trước sự ngạc nhiên của đại biểu ngoại giao nước ngoài có mặt ở Hà Nội lúc đó.

Một đường phố nhỏ và ngắn như Ngõ Gạch ở thời thuộc Pháp cũng không tránh khỏi có vết nhơ của xã hội thuộc địa, tức là sự có mặt của một "nhà thổ" có đăng ký và nộp thuế môn bài hành nghề cho chính con em trong nhà.

Phố Hàng Mắm

Friday, 6. June 2008, 16:05:10 Phố Hàng Mắm bây giờ là tên một phố từ phố Bờ Sông vào đến phố Hàng Bạc; trước đó con đường này là hai phố khác nhau, một ở trong và một ở ngoài cửa ô Ưu Nghĩa, có cổng xây canh gác ban đêm. Bên trong cửa ô là phố Hàng Mắm thuộc thôn ưu Nghĩa, tổng Hữu Túc; bên ngoài cửa ô là phố Hàng Trứng thuộc thôn Thanh Yên tổng Tả Túc.

Sách "Vũ Trung Tuỳ Bút" của Phạm Đình Hổ có viết về nơi đây: "Vạn Hàng Mắm" tức là bến sông, người làng sống dưới thuyền buôn mắm.

Nhà cửa trong phố Hàng Mắm đa số kiểu cổ như các nhà ở những phố cổ của Hà Nội trong khu vực này. Tuy nhiên vụ cháy lớn đầu năm 1891 đã thiêu huỷ toàn bộ nhà cửa trong phố; quang cảnh nhà cổ sau này ta thấy cũng chỉ là có sau vụ hoả hoạn đó, vì về sau chỉ có số ít nhà mới làm hoặc cải tạo sửa chữa lại mặt đằng trước cho hợp thời. Nói chung phố Hàng Mắm vẫn còn có thể giữ được hình ảnh của phố cổ. Ngay cả trong thời kỳ có chiến sự ở Hà Nội 1946 - 1947, nhà cửa phố Hàng Mắm cũng không bị thiệt hại mấy.

Cho cả những năm ba mươi bốn mươi phố Hàng Mắm hãy còn nhiều cửa hàng bày bán mắm tôm đặc trưng trong chậu sành, gạt bằng thành xương sườn trâu; mắm tôm loãng đựng trong vại; nước mắm đựng trong những kiệu lớn cao bằng đầu người, chôn xuống đất, đậy nắp, vợi bằng thùng gỗ bán dần; cua rạm muối, mỗi chuyến cất hàng năm bảy tạ, bán buôn đi nơi khác. Hàng bán buôn là chính, do phường buôn mang đi các tỉnh. Những năm sau Hàng Mắm có thêm cửa hàng buôn đồ nấu cỗ như vây bóng mực khô...Nhà buôn mắm nổi tiếng là nhà cụ Tú Dâu (nhà số 28, nhà cổ thềm cao); Cự Xương (số 6); Cự Hải (số 1) và Cự Tài (số 150 phố Bờ Sông), ba nhà này là anh em trong một gia đình

Hàng Mắm còn có cửa hàng bán đồ đá; ; nhà Ba ký (hiệu Lê Trung Ký) ở góc phố số 24 là nhà bán đồ đá lâu đời và phát đạt nhất.

Đoạn phố ngoài cửa ô xưa kia gọi là Vạn Nước Mắm, sau có tên là phố Hàng Trứng, vì ở chỗ này có ít cửa hàng buôn bán mắm mà đông nhà buôn bán trứng. Trứng Vịt do thuyền chở từ vùng Ninh Bình, Phát Diệm lên, đóng từng sọt lớn lót rơm, gọi là trứng đông.

Dân phố Hàng Mắm thường thì chồng đi làm các công sở hoặc sở tư, hãng buôn, xí nghiệp của Pháp, vợ mở cửa hàng buôn bán, và làm giàu về buôn bán.

Một nhà nho cũ là Từ Long Lê Đại, đã từng tham gia phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục, dịch các tài liệu kêu gọi tinh thần yêu nước của Pham Bội Châu từ nước ngoài gửi về, bị đầy ra Côn Đảo; về già ông sinh nhai về nghề viết câu đối thuê, mở cửa hàng ở số 37 Hàng Mắm.

Phố Chợ Gạo

Friday, 6. June 2008, 16:04:19 Cửa sông Tô Lịch, chỗ đổ ra sông Hồng, là đất giáp Giang Nguyên thôn Hương Nghĩa tổng Tả Túc (sau đổi là tổng Phúc Lâm). Đoạn cuối sông Tô Lịch đó được lấp bằng vào khoảng cuối những năm thập niên chín mươi thế kỷ 19 (bản đồ Hà Nội năm 1890 còn vẽ sông Tô Lịch).

Chỗ sông lấp đó là một khu đất hình chữ nhật bề dài bảy lăm mét, bề rộng bốn mươi mét. Hai bên chiều dài là hai mặt phố chợ Gạo, một chiều rộng là một đoạn của phố Đào Duy Từ. Một phố nhỏ và ngắn, phố Đông Thái, nối góc Đông Nam chợ Gạo với phố Mã Mây. Ban đầu chỗ sông lấp này còn là một bãi trống rộng, trở thành nơi tập trung những người buôn bán ngũ cốc do thuyền các nơi chở đến đậu ở chỗ cửa sông cũ, trước kia cũng đã là một chợ thóc gạo.

Người Pháp sau khi lấp sông, đặt tên cho bãi trống họp chợ buôn bán thóc gạo này là Place du Commerce (Bãi rộng buôn bán). chung quanh là khu phố Hoa kiều có nghề cân đong và xay xát gạo, xuất cảng gạo, nên chợ gạo nhanh chóng sầm uất. Người ta dựng một cầu chợ khá rộng lợp tôn, không có tường, để mọi người tránh mưa nắng. Một hàng cây phượng vĩ được trồng ở hè đường Clémenceau (Trần Nhật Duật) cho bóng mát, mùa hè hoa nở đỏ ối.

Hai mặt phố chợ gạo là:

Dãy phố phía Bắc: đầu phố là Trường Ke, tường bên chiếm một quãng dài; tiếp đến một loạt mấy ngôi nhà nhỏ hai tầng có vẻ mới làm, của những gia đình buôn bán gạo (từ số 2 đến số 8); rồi đến khu đất đình Hương Nghĩa.

Dãy phố Nam chợ Gạo là một kho lớn chứa gạo, mặt chính quay ra phố Đào Duy Từ.

Chợ Gạo là một phố nhỏ ít nhà, nhưng là một địa điểm buôn bán sầm uất, bên trong lại thông với Hàng Buồm, nên có đông người dựa vào đây sinh sống: phu khuân vác gạo và hàng hoá khác cho các cửa hiệu bên Hàng Buồm - Đào Duy Từ; họ là dân trú ngụ ở ngoài bãi sông hoặc từ các làng ngoại ô vào, một số khá đông là phu người Hoa kiều thì ở trong các ngõ Sầm Công; Lataste (Hàng Giấy), Galet (Lương Ngọc Quyến). Những người đàn bà đáo để kiếm ăn bằng nghề hàng xáo. Quanh chợ gạo cũng là đất hoạt động của bọn lưu manh, du côn, kẻ cắp giật khăn và tay nải, ô nón của hành khách đi tàu thuỷ, người qua đường lúc nhá nhem tối; bọn du côn chuyên đánh nhau thuê, xưng anh chị.

Phố Nguyễn Thiếp

Friday, 6. June 2008, 16:03:23 Phố Nguyễn Thiếp dài hai trăm bảy mươi lăm mét, có ba đoạn:

Từ phố Nguyễn Trung Trực đến Hàng Đậu (tức là từ số nhà1/2 đến số nhà 17/30).

Từ phố Hàng Đậu đến Cầu Sắt (tức là từ số nhà 19/32 đến số nhà 27/50).

Từ Cầu Sắt đến phố Hàng Khoai (từ số nhà 29/54 đến số nhà 33/74).

Phố Duranton là tên trong thời thuộc Pháp, đến năm 1946 đổi tên là phố Nguyễn Mậu Kiến; năm 1948 lại đổi gọi là phố Nguyễn Thiếp.

Đường phố Duranton (Nguyễn Thiếp) là một phố xép, mặt đường hẹp, trải đá lổn nhổn. Nhà cửa trong phố nhỏ bé lụp xụp, nơi cư ngụ của dân lao động chân tay và người buôn bán nhỏ trong chợ, đồng thời cũng là chỗ trọ và gửi nhờ hàng hoá của lái buôn từ các địa phương về Hà Nội bán hoặc mua hàng. Từ hàng Đậu đến cầu Sắt chỉ có bên số chẵn là liền nhà có chừng mười số nhà; bên số lẻ qua mấy nhà giáp ngã tư Hàng Đậu thì đến cổng chùa cũng gọi là đề Bà Móc (số 27) và phía dưới là quãng tường dài của nhà kho Sở Công Chính (thuỷ lợi Bắc Kỳ). Từ Cầu Sắt đến ngã tư phố Hàng Khoai chỉ có những nếp nhà nhỏ hẹp một tầng ở dãy số chẵn phía tây mặt đường (từ số 54 đến số 74).

Đền Bà Móc hiện nay mặt đằng trước bị lấn mất đất nên chỉ có chiếc cổng nhỏ, song bên trong đất vẫn còn khá rộng. Đền Bà Móc không còn cái quang cảnh một ngôi đền cổ có từ thời Hậu Lê, đã để tên lại cho một bến đò ngang chính của sông Hồng: Bến Bà Móc, trong đền còn một bia đá niên hiệu Cảnh Thịnh 4 (Bính Thìn 1796), người soạn bia là Nguyễn Cát Địch đốc học trường Giám Thăng Long.

Phố Hàng Đậu

Friday, 6. June 2008, 16:02:27 Hàng Đậu là một đường phố khá quan trọng, đi từ trên đê Yên Phụ, tức là bờ sông Bến Nứa, vào đến ngã năm đầu Hàng Than - Hàng Giấy - Quan Thánh - Hàng Cót; chỗ chung quanh vườn hoa Hàng Đậu là điểm tập trung nhiều đường giao thông từ khu Cửa Bắc xuống khu Cửa Đông và từ đầu cầu Sông Cái vào các phố buôn bán. Tuy nhiên cũng phải đợi đến những năm phát triển phương tiện giao thông ô tô thì Hàng Đậu mới thực sự được mở mang sầm uất.

Hàng Đậu về mặt địa lý hành chính, dưới thời Nguyễn (thế kỷ 19) được coi như đường ranh giới giữa hai khu Cửa Bắc và Cửa Đông. Chỗ đất đó thuộc về hai thôn Phúc Lâm và Nghĩa Lộc đều của huyện Thọ Xương; còn quãng phía bắc giáp với thôn Hoà Giai và Yên Thuận lại theo về huyện Vĩnh Thuận, tổng Yên Thành. Di tích làng cũ có đình Phúc Lâm ở Đường Bờ Sông dưới chân Cầu Sông Cái (nay là phố Gầm Cầu), và đình Nghĩa Lập ở số 32 phố Hàng Đậu.

Hàng Đậu còn mấy nơi thờ phụng là đền Thiên Quang (nhà số 12), nhà từ đường họ Phạm (nhà số 40). Một di sản văn hoá đáng được nhắc đến là ngôi nhà số 39 Hàng Đậu (nay là hiệu gỗ Phúc Thịnh), nguyên là ngôi trường học cũ của Lê Đình Diên, tự là Cúc Hiên, một nhà mô phạm nổi tiếng về cuối thế kỷ 19, có nhiều học trò thành đạt. Ban đầu trường học Cúc Hiên chỉ là một ngôi nhà gỗ lợp lá năm gian, sau được học trò chung nhau tiền xây lại bằng gạch lợp ngói để tạ ơn thầy. Khi ông mất, ngôi nhà đó dùng làm nơi thờ ông. Trong nhà thờ có bức hoành: "Quân tử thành mỹ"của Vũ Nhự, Đốc học Hà Nội cung tiến năm 1881. Ngôi nhà ấy vẫn được bảo quản tốt, nhà trong có ba lớp, nhà ngoài là cổng, lối đi vào có bình phong xây bằng gạch.

Phố Hàng Đậu có một ngõ sâu ở cạnh số nhà 58, ngõ có hình thước thợ thông với phố Hồng Phúc, những năm mười, hai mươi nới đó còn là hồ rau muống và bãi cỏ, rồi là một xóm đông đúc với những ngôi nhà nhỏ đơn sơ.

Hàng Đậu còn là đường ranh giới có ý nghĩa kinh tế ở thời thuộc Pháp nữa. Khu Cửa Bắc chỉ có những phường và thôn, vài đường phố có tên là Hàng Bún, Hàng Than, Hàng Đậu, nhưng bún , than hay đậu thì cũng chỉ là sản phẩm nông nghiệp chế biến, ở đây không có cửa hàng mà chỉ có các hàng rong bày bán bên đường; còn từ cầu xe hoả trở xuống phía nam mới chính là khu thủ công nghiệp và buôn bán của khu Cửa Đông, có cửa hàng sản xuất và bày bán sản phẩm riêng của từng phố; khu Cửa Đông này sầm uất từ Hàng Giấy, Hàng Cót, Hàng Chiếu, Hàng Khoai về đến tận Cầu Gỗ phía bắc Hồ Gươm.

Gọi là Hàng Đậu vì ở đường phố đó, những ngày phiên chợ, người nông thôn ngoại thành gánh các thứ đậu tụ tập bán ở hai bên vỉa hè: đậu xanh, đen, trắng, đậu nành...và người trong những ngõ quanh đấy mua về chế biến làm đậu phụ, ngân giá đỗ.

Là đầu mối giao thông từ bờ sông vào đến tường thành nên chỗ đầu phố Hàng Đậu giáp chân đê có một cửa ô, có tên là cửa ô Phúc Lâm, hoặc cửa ô Tiền Trung; nhân dân thì gọi là cửa ô Hàng Đậu. Cửa ô đó đã bị phá khi xây cầu Dốc Gạch nối với cầu sắt sông Cái. Chỗ cuối phố trông ra vườn hoa Hàng Đậu, đầu Hàng Giấy, thành phố đã sớm đặt một bót cảnh sát để giữ dìn an ninh trật tự công cộng cho địa điểm trọng yêú đó.

Phố Đào Duy Từ

Friday, 6. June 2008, 16:01:26 Phố Đào Duy Từ hiện nay là một đường phố dài ngót ba trăm mét. Thời thuộc Pháp là hai phố có tên khác nhau. Từ Ô Đông Hà đến Hàng Buồm là đất thôn cũ Hương Bài, sau gọi là Hương Nghĩa (thôn Hương Bài sát nhập với thôn Kiên Nghĩa thành thôn Hương Nghĩa, tổng Tả Túc, Tả Túc cũng đổi là tổng Phúc Lâm). Tên cũ là phố Sông Đào Cũ. Tại sao lại có tên đó? Có lẽ vì phố này đi dọc con đê cũ có đình Hương Nghĩa ở số 13b phố Đào Duy Từ góc phố Chợ Gạo, trong đình thờ Cao Tứ là em Cao Lỗ tướng nhà Thục.

Từ Hàng Buồm đến phố Lương Ngọc Quyến là đất thôn cũ Ngư Võng thuộc tổng Hữu Túc sau gọi là tổng Đông Thọ; tên cũ vẫn là phố Đào Duy Từ. Cả hai đoạn phố Đào Duy Từ có nhiều phố ngang xuyên qua, cắt nhiều khúc ngắn, với những ngã tư Nguyễn Văn Siêu - Chợ Gạo, Hàng Buồm - Mã Mây, Sầm Công (ngõ Đào Duy Từ) - Galet (Lương Ngọc Quyến).

Phố Đào Duy Từ có nghề buôn thóc gạo là chính. Cửa hàng buôn bán gạo ở khu vực này rải rác ở mấy phố Trần Nhật Duật xuống đến Cột Đồng Hồ, Chợ Gạo và Ancien Canal (Đào Duy Từ trên) và tập trung nhất ở đoạn phố Ancien Canal. Tại đây có những hiệu buôn lớn của Hoa kiều và của người Việt Nam. Trong phố có đến hơn chục nhà buôn bán gạo; ở cả hai đoạn trên và dưới Đào Duy Từ có những nhà "chàn" tức là những kho rộng lớn chứa hàng cử người Tàu.

Việc buôn bán ngoài gạo có ngô, khoai ngô. Miền Bắc Trung Kỳ thường thiếu gạo khi giáp hạt, người ta ra đây mua ngô khoai (sản xuất nhiều), chở bằng đường xe hoả về làm lương thực. Hà nội còn tập trung gạo mua ở các tỉnh lân cận và bán lại cho bọn Hoa thương để mang xuống Hải Phòng xuất khẩu cho bọn Hương Cảng.

Hoa kiều buôn gạo trường vốn và thông thạo hơn ta, lại có điều kiện liên hệ rộng với bên ngoài như Hương Cảng, Tân Gia Ba, có quan hệ đồng hương với khách trú Chợ Lớn, nên nắm phương tiện vận chuyển, giao dịch với nhiều công ty xuất khẩu gạo. Họ tung tiền ra đón mua thóc gạo ngay sau những vụ gặt hái, phái người đi khắp các tỉnh đồng bằng thu mua của nông dân, cùng với Hoa kiều ở Nam Định, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, thao túng thị trường. Thóc đi chuyên chở về, họ có cơ sở say sát, đặt máy, làm kho chứa một số lớn thóc gạo ở phố Đào Duy Từ này. Bao tải, thừng đay mua ở huyện Mỹ Hào (Hưng Yên).

Những cửa hiệu buôn bán thóc gạo của người Việt Nam ở phố Ancient Canal (Đào Duy Từ trên) có số nhà 4 - 6 (nhà Triệu Ngọc Hồ), 8 - 10 - 12 (gia đình Nghiêm Tử Trình), 14 - 18 - 7 - 9. Đoạn Đào Duy Từ dưới chỉ có nhà chàn (kho hàng) của người Tàu. Về mặt xây dựng, trừ mấy nhà ở sát ô Đông Hà là những nhà cũ một tầng kiểu cổ như ở phố ô Quan Chưởng còn suốt phố tất cả đều là những ngôi nhà hai hoặc ba, có khi bốn tầng, cao to; có những nhà gồm nhiều gian (như dãy từ số 6 đến số 14). Các nhà kho hầu hết một tầng nhưng diện tích rộng, mái nhà cao, bên trong có nhiều lớp; trong kho có đặt máy xay xát. Nhà kho số 32 cao hai tầng có ba gian. Kho gồm nhiều lớp bên trong là dãy nhà từ số 19 đến số 23 cạnh chợ Gạo; nhà 40 là kho có hai lớp rộng. Cuối phố tại góc đường Galet (Lương Ngọc Quyến) có dãy nhà gác gồm năm gian của Nguyễn Đình Phẩm; góc đường bên đối diện là đình Hương Tượng. Phố Đào Duy Từ sát khu vực phố Hoa Kiều, có những nhà buôn thóc gạo lớn người Tàu, và cũng có cả người Tàu nghèo làm công cho các cửa hiệu người đồng hương họ, lao động khuân vác nặng nhọc. Phu khuân vác người Việt Nam làm công ở phố này đa số ngủ ngoài bãi Phúc Xá; họ có cai đứng ra nhận việc cho cả nhóm. Cai có nhiều người trở thành nhà buôn gạo như Cai Cúc, chủ hiệu Liên Phương. Trong phố Đào Duy Từ có một rạp hát, rạp Sán Nhiên Đài thời kỳ đầu chuyên về sân khấu chèo. Đào Duy Từ cũng là một phố có nhiều tiệm hút (tiệm số nhà 11 - 13 đã được một khách hàng quen lui tới là Pierre Foulon, giáo sư trường Bưởi kiêm văn sĩ tả tỉ mỉ ngôi nhà ba tầng đó) nhà chứa gái điếm và ổ cờ bạc.

Phố Đông Thái

Friday, 6. June 2008, 16:00:15 Chỗ này là bờ nam của sông Tô Lịch, đất thuộc giáp Đông Thái phường Hà Khẩu (tổng Hữu Túc), đối diện với bên kia sông cũ là giáp Giang Nguyên thôn Hương Nghĩa (tổng Tả Túc). Di tích còn đình Đông Thái ở số 6 trong phố.

Ngõ Đông Thái còn có tên là ngõ Hàng Trứng (khác với phố Hàng Trứng ở đầu phố Hàng Mẵm), dài chưa đến bảy mươi mét, đi chéo từ đầu góc đông nam Chợ Gạo xuống đầu phố Mã Mây.

Đông Thái là một phố nhỏ, mặt đường hẹp, nhưng hai bên mặt phố toàn là những nhà gác hai tầng cao, làm sát liền nhau. Phố này hầu hết là nhà riêng của người Hoa kiều giàu có buôn bán gạo ở mấy phố quanh Chợ Gạo.

Phố Bát Đàn

Friday, 6. June 2008, 15:59:22 Phố Bát Đàn dài gần Hai trăm năm mươi mét, đi từ tây sang đông nối phố Phùng Hưng với phố Hàng Bồ ở ngã tư phố Hàng Thiếc - Thuốc Bắc. Phố bát Đàn chia làm hai đoạn rõ rệt: Đoạn thuộc đất thôn Tân Khai, trước kia là đoạn qua đất còn bỏ trống mới được mở mang sau này; đoạn thuộc đất thôn Nhân Nội, một phố cũ có từ xưa, sẵn có nghề buôn bán. Đoạn thuộc đất Tân Khai cũ, mới được xây dựng từ những năm 1920 trở đi. Đầu phố giáp với phố Phùng Hưng và phố Đường Thành là khu đất cũ của ngôi trường tiểu học, Trường Cửa Đông, trường đã bị dỡ bỏ và người ta xây lên đó một ngôi nhà lớn ba tầng quay ra hai mặt đường (số 71) để làm khách sạn: An Cương Hotel (nay là khách sạn Phùng Hưng).

Qua phố Đường Thành, phía bên trái số lẻ, có nhiều nhà tư nhân, không buôn bán, xen kẽ là những cửa hàng tương đối lớn. Một dãy nhà tám gian hai tầng là cửa hàng của Nhật, vừa là khách sạn vừa là cửa hàng tạp phẩm (số 67); nhà Đức Lợi (số 61) bán đồ đồng; nhà Oda Yamada Tiểu Điền (số 41) xuất nhập khẩu. Phía bên phải số chẵn: Tô Mỹ (số 68) thợ may Tây; Phùng Gia Lư (số 460) bán đồ đồng; afay (số 40) hàng thêu); Yamada (số 38) tức là cửa hàng tạp phẩm; Hoc Seng Hing (số 36) bán gương soi; Đức Bảo (số 34) bán đồ gỗ; An seng, Hoa kiều làm bánh kẹo. Qua đó ta thấy phố Bát Đàn vì ở gần Cổng Thành nên có những cửa hàng của Nhật, của Hoa Kiều mở phục vụ cho khách hàng là binh lính Pháp; một số cửa hàng của người Việt cũng mở ra để đón những khách hàng đó.

Đoạn phố Hàng Đàn thuộc đất thôn Nhân Nội cũ mới thực là phố bán hàng đồ đàn, một nghề đã có sẵn ở đây từ xưa. Vào khoảng những năm hai mươi, ba mười thế kỷ 20 trở đi, chỗ phố đó có thêm một cửa hàng làm đồ da như va li, cặp sách, túi xách, đồ du lịch. Và ở đầu phố giáp Hàng Thiếc có mấy nhà bán thừng, dây gai, võng, chão bện bằng đây và gai

Bên số lẻ giáp Hàng Điếu là đình Nhân Nội (số 33). Phía mặt đường này có sáu nhà bán đồ hàng du lịch (Hưng Lonh Trịnh Xuân Mão số 27 - Tường Long số 15) và hai ba nhà bán bát đĩa (số 17 và 19), rồi đến bốn nhà bán thừng võng.

Bên số chẵn có nhà Nguyên Cát buôn tơ sợi, nhà Phúc Chi in sách truyện, còn thì là những cửa hàng bán bát đĩa, từ số 2 đến số 22 liền một dãy.

Người trong phố làm nghề buôn bán hàng đàn là người làng Phượng Dực, Đồng Quan. Đồ đàn là chậu (tư đòn năm đòn tức là các cỡ chậu sành lồng vào nhau), vại chum buôn của Phù Lãng và Thành Hoá. Thuyền Mành từ Thành ra chở chum vại và nước mắm. Về sau phố Bát Đàn buôn cả hàng Trung Quốc, Móng Cái: bát chiết yêu Thành Lạng, ấm đựng nước mầu xanh, đĩa Thành Trúc con phượng. Rồi buôn thêm cả đồ sứ của Nhật.

Cửa hàng đồ Đàn thường đơn giản: đồ đàn thường bày ngay trên mặt đất, sát tường là mấy giá hàng nhiều tầng bày lọ lộc bình, bát buộc từng dây, ấm sứ. Một số cửa hàng kê thêm chiếc quầy đằng trước bày đồ sứ Nhật đẹp. Các bà đứng ra buôn bán giao thiệp, chồng chỉ trông nom sổ sách cho vợ. Buôn bán nhiều hàng mà không cần nhiều vốn, vì cát hàng đồng chịu đồng trả, lãi nhiều, làm ăn chóng phát đạt.

Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1930 - 1932 làm cho hàng ế ẩm, nhiều cửa hàng phải đóng cửa. Nhưng đến năm 1936 - 1939 nền kinh tế Hà Nội được phục hưng, việc buôn bán trở lại thinh vượng nhanh chóng. Chiến sự cuối năm 1946 đầu 1947 phố Bát Đàn bị tàn phá nghiêm trọng, nhà cửa đổ hoặc bị hư hại nặng; cả phố chỉ còn sót lại có bốn nóc nhà nguyên vẹn (số 3 - 5 - 7 và 11). Trong thời tạm chiếm hai mặt đường phố mới được xây dựng lại. (Hiện nay gia đình cũ của phố Bát Đàn chỉ còn lại mươi nhà 1 - 3- 5 - 7- 11- 23 - 10 - 12 - 24 - 26).

Phố Hàng Khoai

Friday, 6. June 2008, 15:58:12 Phố Hàng Khoai dài trên ba trăm năm mươi mét đi từ bờ sông Hồng đến ngã năm Hàng Lược. Phố có tên là Hàng Khoai vì ở sát bên chợ Đông Xuân, hàng ngày nông dân ngoại thành hay tập trung ở đây để bán các thứ nông sản nhiều nhất là các loại khoai: khoai lang, khoai sọ, khoai môn, cùng với gạo, ngô, đỗ, sắn.

Phố Hàng Khoai có thể chia làm ba đoạn:

- Đoạn đầu ngắn, mỗi bên mặt phố chỉ có ngót hai chục ngôi nhà (từ số 1/2 đến số 17/14), từ bờ Sông Hồng đến ngang Bắc Qua. Đoạn này là đất thôn Phúc lâm xưa. Một bên phố, chỗ góc hàng Khoai - Duranton (Nguyễn Thiếp), là một bộ phận của Sở thuỷ lợi đê điều thuộc Sở Công chính thành phố, chiếm hẳn phần nửa mặt phố, đối diện là một phần bãi Bắc Qua (nay là khu thực phẩm đông lạnh) nhiều năm bỏ trống làm chỗ cho thành niên đá bóng. Đoạn đầu Hàng Khoai đó không thuận tiện cho việc mở cửa hàng như đoạn ở cạnh chợ Đồng Xuân, nhà chỉ có mươi ngôi nhà hai tầng cũ kỹ làm đã lâu cho thuê để ở, chủ thêu phần đông dọn hàng trong chợ, có nhà dùng làm chỗ chứa hàng và chứa trọ cho khách buôn ở xa về.

- Đoạn cuối cũng ngắn, từ ngã tư Hàng Giấy đến ngã Năm phố Sông Tô Lịch (Hàng Lược). Chỗ đó thuộc đất thôn cũ Vĩnh Trù và mang tính chất khu vực Hàng Lược - Hàng Rươi.

Bên dãy nhà số lẻ đầu ngã tư, một quãng dài là tường bên của ngôi nhà đầu phố Đồng Xuân, nay là một dãy nhà nhỏ một tầng áp vào tường dùng làm cửa hàng cháo, phở, nước chè (số 21 - 23). Tiếp đó một nhà có gác chạy dài bốn gian rộng (từ số 25 đến số 31). cho thuê để ở, chủ cho thêu là Tiến Xương.

Bên số chẵn (từ số 74 - đến 88) là những nhà xây riêng lẻ, hai tầng, diện tích rộng, kiến trúc lối nhà để ở kiểu những năm hai mươi. Ngôi nhà số 76 bề thế nhất, chủ là Tiến Xương một tư sản nhà cửa giàu có của Hà Nội.

Một đặc điểm của đoạn phố này là nhà nào cũng có thềm cao chỗ đến hai ba bậc đi lên; đó là vết tích của độ dốc từ con đê cũ Hàng Giấy xuống bờ sông Tô Lịch đã bị lấp ở dưới thấp.

- Đoạn giữa của Hàng Khoai dài hơn hai đoạn đầu và cuối (từ số 22 đến 64 chỗ đình Hàng Lá), là đất thôn Huyền Thiên.

Đoạn giữa của Hàng Khoai chỉ có nhà ở một bên là mặt đường dãy số chẵn; phía đối diện là tường của chợ Đồng Xuân, có hai cổng ra (kể cả phía chợ sau thành chợ Bắc Qua). Giữa phố là khu đền Huyền Thiên choáng mất một phần rộng diện tích; hai bên cạnh đền (chỗ số nhà 44 và 48) là hai ngõ đi sâu suốt vào tận trong thông với phố Gầm Câù; đó là vết tích của hồ Huyền Thiên ôm lấy khu đền đã bị lấp. Lối đi trong hai ngõ đều có nhà một hoặc hai tầng trừ bên có tường của đền. Cổng đền Huyền Thiên là một toà tam quan lớn, trên gác chuông có chữ: " Huyền Thiên cổ quán", trước mặt tam quan là một khoảng đất rộng.

Hàng Khoai là một phố buôn bán nhỏ, một bộ phận của chợ Đồng Xuân. Chỗ gần ngã tư Duranton (Nguyễn Thiệp) là những cửa hàng bán rổ rá thúng mủng, thừng chão, vàng hương. Rồi đến những cửa hàng bán sứ sành có tráng men: ấm chén, bát đĩa, điếu bát, lọ hoa, những đồ dùng thông thường rẻ tiền buon của các lò sứ Bát Tràng, Móng Cái. Mấy cửa hàng bán đồ thuỷ tinh bóng đèn, lọ thuỷ tinh. Cạnh đền Huyền Thiên có bày bán đồ đất nung Phù Lãng, Thổ Hà: chum vại, chậu sành, tiểu, nồi đất

Phố Lò Rèn

Friday, 6. June 2008, 15:57:05 Phố Lò Rèn cũng là một xóm cũ thôn Tân Khai được cải tạo thành đường phố sau khi khu vực này được quy hoạch. Nó vẫn còn giữ dấu vết của một phường thủ công nghèo với những ngôi nhà diện tích hẹp kiểu cổ nhỏ bé.

Dân phố Lò Rèn là người gốc làng Hoà Thị (làng Canh huyện Từ Liêm) có nghề cổ truyền đặt bễ rèn các đồ dân dụng bằng sắt. Người làng Canh gánh lò bế đi khắp các nơi, chợ búa, thành thị và nông thôn, rèn thuê. Họ rèn những nông cụ (cuốc, mai, thuổng, răng bừa, lưỡi cày, liềm hái...), những đồ dùng gia đình (dao, kéo), đồ dùng của thợ cạo, thợ mộc, thợ may cùng những vũ khí nhỏ (dao ba, dao bảy, mã tấu, mác, sỉa...).

Dụng cụ của thợ mộc thợ chạm do thợ làng Canh rèn đều có tiếng về nước tôi đủ độ bền cứng mới làm được gỗ tứ thiết. Kéo, dao xén của thợ may, thợ giày người ta cũng tìm đến chỗ làm của người làng Canh để đặt hàng.

Phố Lò Rèn là một phố nhỏ, dài có hơn trăm mét; trong nhà là chỗ ở của gia đình; ngoài cửa là chỗ làm hàng; hàng do khách thuê làm và cũng có hàng làm sẵn để bán. Ban đầu, phố Lò Rèn là hai dãy nhà tranh, lơ thơ mấy chiếc nhà gạch nhỏ. Hồi cuối thế kỷ 19, tổng số nhà trong phố có độ mười hộ thợ rèn người Hèo Thị, với bốn năm hộ người Hà Từ (làng Hà Từ thuộc tỉnh Sơn Tây) cũng làm nghề rèn. Đồ làm ra như cuốc, răng bừa bày bán ở bên ngoài cửa hàng, vì thế có tên là phố Hàng Bừa, và còn bày bán cả ở bên Hàng Cuốc, người các tỉnh tìm đến hai phố này để sắm đồ.

Đến đầu thế kỷ 20, người Pháp xây dựng nhiều nhà cửa, nhất là họ làm đường xe lửa và các cầu sắt, một số vật liệu được đưa từ Pháp sang còn thì phải đặt làm tại chỗ đủ thứ như bù lông, bản lề, cửa sắt. Nhiều thứ như cửa sắt, ban công đòi hỏi kỹ thuật cao, thợ thủ công của ta chóng quen làm và được tín nhiệm. Những đồ hàng mới đó được gọi là "hàng Tây" để phân biệt với "hàng Ta"cổ truyền. Phố Lò Rèn sản xuất cả hai thứ; người Pháp gọi phố này là phố Thợ Rèn. Hiệu Thế Long của Nguyễn Thế Tảo là người đầu tiên nhận hàng của sở Hoả xa đặt, rèn đinh bù lông và đồ sắt nhỏ khác để làm đường sắt xây nhà ga. Công việc này càng nhiều do nhịp độ mở mang thành phố ngày càng nhanh, người Hèo Thị ra làm ăn đông, phố Lò Rèn ngắn và chật, họ ở rải rác ra nhiều phố khác và ở các cửa ô (như phố Sinh Từ, Cửa Nam, Khâm Thiên, Sơn Tây, Ô Đông Mác...)Người Làng ra ngụ cư ở Hà Nội có chung một ngôi đình thờ tổ ở số 1 phố Lò Rèn, hàng năm hội họp tế lễ.

Về sau có nhiều nhà có vốn khá quay sang buôn sắt. Họ mua các thứ sắt, tôn, đồng mới cũ đủ các loại, chứa vào kho. Mánh khoé của nhiều người buôn sắt là mua những sắt đánh cắp ở các công trường, sắt còn mới phải rảy nước muối cho han gỉ để che mắt cảnh sát đi lục soát (theo lời cụ Nguyễn Văn Phúc). Nhà buôn sắt nhận hàng các nơi đặt, hoặc đi thầu lại của các công trình xây dựng, rồi thuê thợ làm, nhưng thợ có sẵn lò rèn ở trong phố. Nhiều nhà ở phố Lò Rèn không làm nghề rèn, chỉ đi thầu thôi, cũng trở nên giàu nhanh chónh. Thời kỳ làm giàu nhanh nhất là vào thời kỳ đầu chiến tranh thế giới 1939 - 1940, Nhật và Đông Dương, và thời kỳ tạm chiếm 1948 - 1954, nhu cầu chiến tranh về sắt thép rất nhiều.

Những nhà buôn sắt lớn ở phố Lò Rèn có: Nguyễn Long (Hoa kiều), Đại Hoà Thịnh, Hưng Long, Vạn Thắng, Đặng Văn Cần (số 14).

Những ngôi nhà bề thế ở phố Lò Rèn là của những nhà buôn sắt nói trên, nhà xây dựng phần lớn vào những năm tạm chiếm. Còn những thợ thủ công tiểu chủ vẫn ở những ngôi nhf kiểu cổ nhỏ bé còn sót lại (ví dụ nhà số 1 - 9 - 11)

Phố Hàng Cót

Friday, 6. June 2008, 15:56:01 Phố Hàng Cót và phố Hàng Gà cùng ở trên một con đường cũ có sẵn từ xưa. Khu vực này gần Bến Nứa, trong phố có nhiều nhà làm nghề đan cót bán; người đan cót làm việc ở ngoài vỉa hè.

Và cũng như Hàng Gà, trước 1920, đa số nhà trong phố là nhà một tầng kiểu cổ, rất ít nhà hai tầng. Riêng có một ngôi nhà lớn được xây dựng khá sớm, ban đầu là nhà hát sau dùng làm trường học. Lai lịch ngôi nhà đó như sau: nhân có hội chợ năm 1887 ở Tràng Thi, một công ty người Tàu đứng tên người Pháp là bác sĩ Nico, xây một nhà hát diễn tuồng Tàu, thỉnh thoảng cho Tây thuê biểu diễn ca nhạc và làm sân khấu cho những gánh hát lưu động ở Pháp sang. Tháng 3 năm 1888 cháy lớn ở Hàng Cót, may nhà hát không việc gì. Đến 1916, thành phố lấy ngôi nhà đó làm một trường nữ học cho Khu Bắc, gọi là trường Brieux, tên thông thường là trường Hàng Cót.

Di tích thờ tự cũ trong phố Hàng Cót có đình Ngũ Giáp (ở số nhà 54); thôn Tân Khai còn một ngôi đình cũ nữa ở đầu Hàng Cót (số nhà 4), bị hư hỏng nặng và bị phá khoảng năm 1920, bán cho tư nhân xây nhà. Cạnh đình Ngũ Giáp có một ngôi đền thờ Chư Vị gọi là đền Nam Phủ. Chùa Pháp Bảo Tạng (số nhà 44) mới xây gần đây trong những năm tạm chiếm 1948 - 1954 để chứa những bản mộc in Kinh Phật.

Phố Hàng Cót được mở mang từ thập niên ba mươi, bốn mươi; nhiều nhà kiểu mới to đẹp bắt đầu được xây dựng ở đây. Đường xe điện Kim Liên - Yên Phụ đặt năm 1935 đi qua Hàng Gà - Hàng Cót lên Hàng Than.

Có thể chia Hàng Cót ra làm hai đoạn:

- Đoạn đầu từ vườn hoa Hàng Đậu đến cầu Sắt. Đoạn này không dài nhưng lại có nhiều nhà lớn kiểu Villa làm vào những năm sau 1930. Chủ nhà đất xuất thân quan lại (Hoàng Gia Luận, số 2 - Gia đình Bùi Đình Tịnh số 14 - 16) hoặc công chức cao cấp (bác sĩ An số 4 - Trương Văn Thiện số 7); cũng có công chức sơ cấp lương ít nhưng tằn tiện, con cái được học hành làm nên.

- Đoạn cuối phố, từ Cầu Sắt đến ngã tư Hàng Gà - Hàng Vải: đây là một phố cũ lại ít người giàu lớn nên nhà cửa xây từ xưa còn lại đều nhỏ hẹp kiểu cổ; những ngôi nhà lớn ở đoạn này là của người có tiền ở phố khác đến tậu đất làm nhà mới. Dãy bên số lẻ đến nay vẫn còn lại nhiều nhà một tầng và ít nhà hai hoặc ba tầng. Bên số chẵn, ngoài một số đền chùa vốn xây dựng trên những khoảng đất rộng, có những ngôi nhà lớn hoặc nhỏ nhưng nhiều tầng kiểu mới. Thí dụ: villa to của bác sĩ Ngô Trực Tuân ở ngay ngã ba Cầu Sắt (số 20), nhà hộ sinh Hàng Cót (số 40), nhà Lê Quảng Long (số 50), tư sản có cửa hiệu may Tây Hàng Đường, xây nhà ở đây để gia đình ở.

Phố Hàng Cót không phải là một phố buôn bán, mấy cửa hàng lơ thơ trong phố chỉ là những cửa hàng xén lặt vặt phục vụ những cái cần thiết hàng ngày cho người trong phố, khách mua hàng chỉ mấy bước chân là vào đến chợ để mua sắm có đầy đủ hơn. Người thuê nhà ở Hàng Cót đa số cũng chỉ là công chức, nhân viên sở tư. Một số phòng khám bệnh tư của bác sĩ Việt Nam và một nhà hộ sinh vào loại lâu đời nhất của Hà Nôị: nhà hộ sinh của bà đỡ Tiến (số 40). Một nhà cho thêu xe đám ma Louis Chức (số 13). Một hiệu thợ may Tây (Tân Hưng số 17). Một hiệu ảnh Rolleie photo (số 60). Một xưởng chữa mấy nhỏ (Rozier số 2). Mấy trương tư thục (trường Trí Đức số 65, trường Nguyễn Văn Tòng số 46 - 48, trường Thăng Long số 9 - 11 và số 2).

Phố Hàng Hòm

Friday, 6. June 2008, 15:54:23 Phố Hàng Hòm dài một trăm hai mươi mét ở trên đất cũ thôn Cổ Vũ. Vào khoảng giữa thế kỷ 18, một số người làng Hà Vĩ (phủ Thường Tín - Hà Đông) có nghề cổ truyền làm đồ gỗ sơn, ra Hà Nội lập nghiệp, đến ở phố này.

Trong phố còn ngôi đình (số nhà 11) do người Hà Vĩ lập ra thờ ông tổ nghề sơn là Trần Lư. Khu nhà này bên ngoài là đình hai bên có bệ ngồi của các quan viên; bên trong là đền, đền thờ chư vị, tuần rằm lên đồng lên bóng. Người Hà Vĩ vẫn giữ tập quán và phong tục hàng giáp, lễ bái ở đình. Hàng năm đình vào đám đầu tháng 2 âm lịch, có tế lễ rước sách (rước kiệu thần quanh phố); ngày vào đám dân làng Hà Vĩ ở Thường Tín cũng ra dự, mang cả đồ thờ theo, xong đám lại đem về.

Người phố Hàng Hòm đa số là người dân Hà Vĩ, về sau thêm cả người làng Đa Sĩ. Trong phố chỉ có một gia đình là người Hoa Kiều (số nhà 16) cùng sản xuất hòm gỗ.

Hàng Hòm làm đồ gỗ sơn: hòm, tráp bằng gỗ sơn then (đen), hòm đựng quần áo, tráp đựng giấy bút. Về sau làm cả hòm gỗ mộc sơn bằng sơn tây màu cánh dán. (Hòm da khoá chuông sắm cho cô dâu về nhà chồng thì mua ở hiệu khách Hàng Buồm).

Việc sản xuất đồ gỗ lúc đầu hòm là chính: thợ làm ngay trong nhà, ngoài cửa hàng bày hàng bán. Những gia đình ít vốn, thuê buồng ở phía sau rẻ tiền, nhận việc bên ngoài về làm lấy công. Sau thêm đồ sơn mài: sơn then, sơn cánh dán có vẽ hoa lá. Làm cả câu đối, quả tráp giầu, ngai thờ. Già nửa phố là những nhà làm hòm, chỉ có đôi ba nhà làm đồ sơn mài.

Vào khoảng những năm ba mươi trở đi, Hàng Hòm theo nhu cầu mới, sản xuất thêm hàng đồ da cần cho những người đi xa: va li, cặp da, túi du lich. Và lác đác thêm mấy nhà làm khăn xếp, mũ tây và giày vải thêu; đó là những gia đình ở bên Hàng Gai, Hàng Trống tràn sang.

Hàng Hòm là một phố cũ, nhà cửa làm đã lâu đời, kiểu cũ cũng như ở các phố cổ khác Cầu Gỗ, Hàng Quạt, Hàng Cân: nhà phía mặt ngoài còn những chỗ không theo thẳng hàng, gác kiểu "chồng diêm"; một số ít nhà được cải tạo lại nâng hai tầng song chưa nhiều.

Một điểm đặc biệt của Hàng Hòm là tập trung ở đầu phố chỗ giáp Hàng Gai - Hàng Hài nhiều hàng cơm nhỏ, hàng nước; có đến ba, bốn hàng thịt chó và hàng cháo lòng (chỗ trông sang ngõ Hàng Chỉ, khách hàng là những người chờ lĩnh báo ở trong ngõ mang đi bán).

Chiến sự cuối năm 1946 đầu 1947 đã tàn phá Hàng Hòm, vì đây là chỗ giáp ranh hai khu, giao chiến suốt ngót ba tháng; quân Pháp đã bắn đại bác vào khu này, phá huỷ hầu hết nhà cửa, chỉ còn nguyên vẹn ngôi nhà số 36. Hàng Hòm đã được xây dựng lại trong thời tạm chiếm, nên nhà nào cũng theo kiểu mới cao rộng. Phố Nguyễn Văn Tố

Friday, 6. June 2008, 15:53:06 Phố Nguyễn Trãi dài một trăm tám mươi mét, được qui hoạch và xây dựng vào những năm hai mươi, đến năm 1946 thì được đổi gọi là phố Nguyễn Văn Tố.

Nguyễn Trãi (Nguyễn Văn Tố) không phải là một đường phố cổ của Hà Nội xưa, nhà cửa phần nhiều làm về thời kỳ sau; đó lại là một phố ta, ở cạnh chợ Hàng Da, nên đa số nhà nào trong nhà cũng có giếng nước, vì nói chung các phố ta, việc dùng điện thắp trong nhà rất muộn và nước dùng thì ghánh ở vòi nước công cộng đầu phố.

Phố Nguyễn Trãi (Nguyễn Văn Tố) chia làm hai đoạn

- Đoạn phía tây từ ngã ba Orleans (Phùng Hưng) đến ngã tư Phạm Phú Thứ (Nguyễn Quang Bích) có nhà ở cả hai bên mặt phố. Mặt phố phía bắc, bên số chẵn, là những ngôi nhà hai tầng một gian hoặc hai gian; đến chỗ góc phố Phạm Phú Thứ (Nguyễn Quang Bích) hai góc phố là hai ngôi nhà lớn ba bốn gian liền quay ra mỗi bên mặt phố. Ngôi nhà số 44 có thời kỳ là trụ sở của Hội Truyền bá Quốc ngữ (trong những năm 1938 - 1946) nên phố này được đổi tên là phố Nguyễn Văn Tố, ông là người sáng lập và là Hội trưởng của hội đó.

Bên mặt phố phía nam, dãy số lẻ, có một ngôi nhà hai tầng ở góc phố Orleans (Phùng Hưng), một dãy nhà hai tầng bốn gian (số 13 -- 15 - 17 - 19) và nhiều nhà một tầng riêng lẻ hoặc nhiều gian (dãy một tầng ba gian số 7 - 9 -11); có một ngõ nhỏ cạnh nhà số 7 đi vào bên trong cũng có nhà ở. Đến gần chỗ ngã tư phố Hội Tin Lành là khu vực của Nhà thờ Tin Lành: ngôi nhà một tầng rộng là xưởng in sách Kinh thánh; ngôi nhà kiểu villa ở góc phố là nhà riêng của mục sư người Anh ở với gia đình.

- Đoạn phía đông của phố Nguyễn Trãi (Nguyễn Văn Tố) đến ngã tư phố Đường Thành, chỉ có nhà ở một bên mặt phố, bên số chẵn, đối diện với bãi đất rộng mặt trước chợ Hàng Da. Đoạn phố đó vừa có nhà hai tầng (sáu nhà) và vừa có nhà một tầng (ba nhà) xen nhau. Tuy ở cạnh chợ, ở đoạn phố này cũng chỉ có đôi ba nhà mở cửa hàng ở gần góc phố Đường Thành và đều là cửa hàng bán lặt vặt.

Không phải là một đường phố buôn bán, phố Nguyễn Trãi (Nguyễn Văn Tố) lại là một nơi có những hoạt động văn hoá của khu Cửa Đông giáp thành ngoài ngôi nhà số 44 là trụ sở Hội Truyền bá Quốc ngữ đã nói trên, ở phố đó ta còn thấy nhà số 26 Nguyễn Trãi (góc phố Phạm Phú Thứ số 24) là trường tư thục An Nam Học đường; một nhà là trụ sở Hà Thành Thời Báo (1937) cơ quan của phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương. Phố Hàng Thiếc

Friday, 6. June 2008, 15:51:33 Phố Hàng Thiếc không dài chỉ đo được một trăm ba mươi mét, một đầu là ngã ba Hàng Nón và một đầu là ngã tư Bát Đàn - Thuốc Bắc. Là một đường phố ở giữa khu phố phường cũ Hà Nội nên còn giữ được một số di tích cũ; đó là đình Đông Thổ (số 2 Hàng Nón) và đình Yên Nội (số nhà 42 Hàng Nón).

Hàng Thiếc là một phố cũ có từ lâu đời, đường phố hẹp nên đã phải sửa, lùi nhà ở một bên mặt đường cho lòng đường rộng thêm. Nhà trong phố đa số là nhà cổ, có những thành dầm lớn bằng lim, gác nhỏ theo kiểu "chồng diêm" có máng hứng nước mưa vào bể chứa trong sân. Nền nhà thấp hễ mưa to là sân trong ngập nước đến mấy ngày mới rút hết vì vậy nhà nào cũng ẩm thấp lắm muỗi. Từ sau 1920 nhà trong phố mới thắp đèn điện và đến 1924 - 1925 trở đi mới có ống nước máy đặt trong nhà, không phải thuê gánh nước máy công cộng. Nhà xây theo kiểu mới đầu tiên là nhà ông lang Vòng (khoảng trước 1930), sau đó dần dần thêm mươi nhà nữa.

Phố Hàng Thiếc là phố của Thợ thủ công chuyên nghề đúc thiếc làm những cây đèn thắp dầu lạc, cây nén, lư hương, ấm pha chè, khay đựng đồ uống chè, bao chè, chóp nón...Họ đa số là người làng Phú Thứ, huyện Hoài Đức Hà Đông. Nghề làm hàng bằng thiếc sau không tồn tại nữa mà đổi sang làm hàng bằng sắt tây. Vì thế mà người Pháp gọi là Rue des Ferblanties (Phố thợ làm hàng sắt tây), mà ta vẫn gọi theo tên cũ là phố Hàng Thiếc.

Nghề làm hàng bằng sắt tây có từ đầu thế kỷ khi mà nhân dân ta bắt đầu quen với việc dùng đèn dầu hoả; những thùng đựng dầu là nguyên liệu cho thợ thủ công phố này. Có những chiếc thùng cứ để nguyên, chỉ đốt ở trong cho hết mùi dầu hoả, rồi đóng đai bán cho người ta dùng để gánh nước. Sắt tây thùng cũ đó còn dùng để gò chậu giặt, gáo múc nước, v.v... Cứ sắp đến tết trung thu thì Hàng Thiếc lại nhộn nhịp thêm vì nhà nào cũng cắt sắt tây vụn ra làm các thứ đồ chơi cho trẻ em, như ô tô, xe lửa, tàu thuỷ, tàu bay, đèn quả đào có cô tiên, đèn bướm vỗ cánh, thỏ đánh trống, đoàn lính tập...

Ngoài đồ hàng làm bằng sắt tây, ở Hàng Thiếc sau thêm những cửa hàng làm đồ dùng bằng tôn kẽm, cũng là những thứ gia dụng, tôn lại lâu gỉ, bền hơn sắt tây. Thợ làm tôn sắt không càn nhiều vón, nguyên liệu rẻ, kỹ thuật đơn giản, chỉ mất công gò hàn, nên hầu hết các cửa hàng ở đây không phải là những cửa hàng kinh doanh lớn. Các công việc gò hàn làm ngay trong nhà cũng là chỗ tiếp khách, là than hồng đặt ngay trên cửa, suốt ngày trên phố vang tiếng đập thùng căng sắt ồn ào. Hàng làm ra bày bán ở trước cửa và treo quanh tường.

Tuy nhiên thứ hàng gò đồng và tôn đó cũng được cải tiến; hiệu Nam Thái có sáng kiến chế tạo ra những loại đèn kiểu đẹp bằng đồng, bán buôn đi khắp các địa phương trong nước, cạnh tranh được với đèn nhập mạ kền nước ngoài.

Từ sau năm 1931 phố Hàng Thiếc dần dần có thêm một số nhà buôn bán lớn, giàu có không phải về nghề làm tôn và sắt tây, mà do buôn tôn kẽm tấm, buôn kính tấm lớn, kính hoa lắp các cửa những ngôi nhà hiện đại, và có nghề tráng gương, mài kính gương. Hàng Kính và gương mua của Công ty Thuỷ Tinh Viễn Đông ở Hải Phòng, hoặc mua được hàng thẳng tại Hãng Gobelin ở bên Pháp. Nhiều nhà làm giàu nhanh chóng vì mua chịu được hàng của mấy hãng Descous Cabaub - Poinsard Veyret hoặc Denis - Freres, "vốn người lãi ta".

Từ chỗ bán kính, gương, rồi làm ống máng ống nước sau họ thêm cả buôn bán các thiết bị nhà tắm vệ sinh bằng sứ, bán cho thầu khoán hoặc trực tiếp đưa thợ mang đồ đến làm ở những nhà gọi sửa chữa hoặc làm mới, với những công việc như đặt ống nước, lắp kính cửa, đặt xí máy, lavabô. Vừa thầu việc vừa bán được hàng. Phố Trần Nhật Duật

Friday, 6. June 2008, 15:50:38 Đoạn Quai Clémenceau (phố Trần Nhật Duật) chỗ đi sang đầu Quai Guillemoto (phố Trần Quang Khải) từ phía nam Chợ gạo đến ngang Cột Đồng Hồ, là phía ngoài của các phố Đào Duy Từ - Mã Mây - Galet (Lương Ngọc Quyến). Đây là đất mấy thôn cũ Hương Bài và Trừng Thanh Trung và Hạ.

Đình làng Hương Bài ở số nhà 90 phố Bờ Sông, thờ Nguyễn Trung Ngạn.

Phía dưới chợ gạo là một đoạn phố vẫn còn những cửa hàng bán gạo của Khách trú (từ số nhà 82 đến số nhà 96 - 98). Đoạn phố này có nhiều nhà gác cao rộng, Hoa kiều cân đong và nhận gạo mua ở các nơi về chứa ở đây nên cần có các kho lớn. Nơi đây riêng chỉ lọt vào có một cửa hàng người Việt Nam, cửa hàng nước Mắm số 94, người nhà hiệu Đức Thái ở Hàng Khoai chủ sở hữu ngôi nhà đó.

Từ số nhà 100 trở xuống đến 130 tức là ngôi nhà cuối cùng của Quai Clémenceau (phố Trần Nhật Duật), đường phố tiếp tục là quãng ở giữa hai ngõ vào khu Phất Lộc, là đoạn đầu phố Bè Thượng (thời Pháp là phố Bắc Ninh nay là phố Nguyễn Hữu Huân) từ số 2 đến số 30; Guillemoto (phố Trần Quang Khải) bắt đầu từ số 132, dọc theo đường đê mới.

Khúc cuối Quai Clémenceau (phố Trần Nhật Duật) nói chung là những nhà cổ một tầng lợp ngói ta, có ít nhà hai tầng, nhà Tô Châu cũng như mấy nhà cao hai tầng khác làm theo kiểu mới là những nhà mới làm trong thời kỳ tạm chiếm (1948 - 1954).

Khu vực này sống trông vào bến tàu thuỷ Cột Đồng Hồ, tức là đoạn cuối Quai Clémenceau (phố Trần Nhật Duật) cũng có cửa hàng, song chỉ là những nhà buôn bán lặt vặt: hàng xén, hàng cơm phở, nhà chứa trọ rẻ tiền mà khách hàng là những người đi tàu thuỷ cập bến Hà Nội thường giờ đã muộn phải tìm chỗ ăn ngủ chờ sáng.

Có những nhà ban ngày cửa cũng khép hoặc mở hé; đó là nhà ở của những người đi làm công sở hoặc xí nghiệp tư trong thành phố.

Những năm thập niên hai mươi, ba mươi, khu Cột Đồng Hồ còn bến tàu thuỷ, thế mà ngoài những giờ tàu đi đến đông hành khách lên xuống bến, còn thì quang cảnh rất vắng vì ở trên đường bờ sông này ít người và xe cộ qua lại. Sau 1932 bến tàu thuỷ rời đi nơi khác thì nơi đây lại càng vắng vẻ, không còn hàng cơm quán trọ, bốt cảnh sát ở gần đó cũng bãi bỏ. Phố Hàng Nón

Friday, 6. June 2008, 15:49:37 Phố Hàng Nón hiện nay là một phố tương đối dài hơn mấy phố chung quanh; nó đo được hai trăm mười sáu mét, đi từ phố Đường Thành đến phố Hàng Quạt, chỗ ngang ngã ba Hàng Hòm. Ngày xưa thì phố Hàng Nón chỉ là một đoạn của Hàng Nón bây giờ, là ngã tư Hàng Điếu - Hàng Gà đến ngã ba Hàng Thiếc; còn đoạn đầu phía tây giáp Đường Thành mới có về sau đồng thời với phố Đường Thành (khoảng 1920); và đoạn đầu phía đông từ Hàng Thiếc đến ngã ba Hàng Hòm trước kia là phố Mã Vĩ giáp Hàng Đàn.

Đoạn phố ngắn của Hàng Nón giáp Đường Thành vì mở đường sau nối dài đoạn phố chính, chỉ là hai dãy tường bên và cửa ngách của mấy ngôi nhà lớn mặt trước quay sang phố Đường Thành hoặc phố Hàng Điếu. Vì vậy chỗ này không có số nhà (những số nhà hiện có là đặt về sau khi những nhà phụ trở thành chỗ ở chính của những gia đình về Hà Nội sau 1954).

Đoạn chính của phố Hàng Nón, từ xưa là nơi có nhiều cửa hàng bán nón. Cho mãi đến đầu thế kỷ 20, người Việt Nam, có cả người Hà Nội, đàn ông cũng như đàn bà đều dùng nón đội đầu. Đàn ông có nón dứa, nón lông có chóp bằng bạc hoặc đồng. Đàn bà có nhiều loại nón hơn, sang thì dùng nón thúng quai thao (còn gọi là nón Nghệ), người tầm thường, người lao động thì đội nón ba tầm, nón chảo làm bằng lá gồi mềm. Từ những năm cuối thập niên mười, người Hà Nội trừ những người có tuổi, đàn ông không ai đội nón nữa, họ đội khăn bịt, đi ô; đàn bà sang trọng dùng dù vải. Ngoài đường chỉ thấy những người lao động nặng nhọc lam lũ còn đội nón lá.

Trước kia sự dùng nón còn phổ biến trong nhân dân thì ở phố Hàng Nón cả hai dãy mặt phố đều có cưả hàng bán đủ các loại nón, kể cả nón "tu lờ" dành cho nhà chùa. Cửa hàng bán nón ở trong phố thưa dần, sau chỉ còn vài ba nhà giữ nghề cũ, nón chỉ còn thấy bán ở trong các chợ.500

Những cửa hàng bán nón ở Hàng Nón được thay thế bằng những hiệu buôn những mặt hàng khác.

Có mấy cửa hàng bán guốc sơn dùng cho phụ nữ: Mỹ Sinh và Mỹ Thịnh; chủ hiệu là người làng Hà Vỹ, một làng có nghề cổ truyền sơn ta. Họ từ Hàng Hòm dọn đến đây mua guốc gỗ đẽo sẵn, sơn mầu để bán.

Có mấy cửa hiệu bán giày, mũ: Đức Long - Chính Thuận (số 39); nhà này sau chuyển sang bán sơn ta và bị cháy to. Một cửa hiệu tơ lụa của Khúc Thành Trần Thị Tư (nhà số 58): buôn và bán lĩnh Bưởi, the La Cả; họ mua hàng mộc về thuê nhuộm rồi gửi vào Nam bán.

Một cửa hiệu may Tây của Chu Mậu mà người Hà Nội thời đó quen với cái tên là Charles Mau's Tailor (Sác Mốt), số nhà 41. Đó là một trong số những người "lăng xê mốt quần áo phụ nữ tân thời" những năm sau 1930.

Nhân vật phố Hàng Nón có Bát Dáy, một nhà giàu chuyên cho vay lãi, được nhiều người Hà Nội nói đến tên. Nguyễn Huy Hợi (nhà số 18) làm nhân viên kế toán nhà Gô Đa; ông này đứng ra lập Hội ái hữu nông Công Thương đồng nghiệp, ra tờ báo Hữu Khanh xuất bản trong những năm 1921 - 1923, cụ nghè Ngô Đức Kế làm chủ bút.

Trong những năm 1928 - 1929 do hoạt động của Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội, có tổ chức ra những Công hội; Nguyễn Đức Cảnh năm 1929 đã triệu tập được một cuộc họp có nhiều đại biểu tham dự trong một nhà có cửa hàng thuốc lào nhỏ (số 15 Hàng Nón).

Qua cơn khủng hoảng kinh tế những năm 1930 - 1931 và nhất là đời sống khó khăn thời kỳ đầu Chiến tranh thế giới (1939 - 1940) nhiều nhà buôn ở Hàng Nón bị sa sút phải bán cửa hàng dọn đi đến ở phố khác; nhưng cũng có nhiều công chức lại chuyển sang kinh doanh hàng tơ sợi Nhật, tơ Bình Định, Quy Nhơn, tranh khách hàng tơ lụa Lyon của Pháp (như nhà Tô Châu).

Chiến sự năm 1946 - 1947, Hàng Nón tuy nằm ở giữa Liên khu I song không bị phá hoại mấy. Phố Hàng Điếu

Friday, 6. June 2008, 15:48:32 Mặt trước chợ Hàng Da là một địa điểm có tới ngót chục đoạn phố hội tụ, phố Hàng Điếu ở ngay chỗ địa điểm đó. Phố Hàng Điếu bắt đầu từ ngã tư Hàng Gà đến đoạn giữa phố Đường Thành, dài hai trăm tám mươi mét, đó là một đường phố không dài, gồm khoảng tám chục số nhà ở cả hai bên mặt phố; những nhà lớn có diện tích rộng không nhiều, chiếm độ một phần ba tổng số, còn thì phần nhiều là nhà kiểu cũ, hẹp và thấp như tất cả các nhà có từ xưa ở Cửa Đông, một số đã được tu sửa, đổi mới bề mặt ngoài và nâng gác.

Đoạn đầu phía bắc phố Hàng Điếu bây giờ, từ Hàng Gà đến phố Bát Đàn, ngày xưa gọi là phố Nhà Hoả, vì trong khu vực đó có đền Thần Hoả (số nhà 30 Hàng Điếu). Phố Hàng Điếu thờ Thần Hoả, chuyện điếu đóm và lửa hẳn có liên quan đến nhau. Phố xá thủa ấy hay xảy ra những vụ cháy lớn; sách Vũ Trung Tuỳ Bút(cuối thế kỷ 18) có nói đến việc cấm thắp đèn ban đêm, chuyện hút thuốc lào say làm cháy nhà lan ra khắp phố. Đền Thần Hoả dựng năm Minh Mạng 19 (Mậu Tuất 1838), trong đền có treo một quả chuông lớn dùng để báo động khi xảy ra hoả hoạn.

Gọi là phố Hàng Điếu thực ra trong phố không có mấy cửa hàng bán điếu và thuốc lào. ở đầu thế kỷ 20, Hàng Điếu chỉ có vài ba nhà làm nghề bịt bạc và chữa các loại điếu hút thuốc lào: điếu bát, điếu ống; đó là nhà số 54 và nhà số 62 gần ngã tư Hàng Nón. Bát điếu lại bán nhiều ở bên phố Bát Đàn gần đó; còn xe điếu bằng trúc chỉ thấy bày bán ở các chợ. Dần dần về sau điếu không phải là mặt hàng nuôi sống được nhà hàng với giá thuê nhà đắt đỏ, thuế môn bài cao, nên một nhà đã chuyển sang bán thuốc lào Vĩnh Bảo, và một nhà vẫn giữ nghề cũ và thêm cả nghề hàn gắn những đồ sứ cổ sứt mẻ và bịt bạc ấm chén bát đĩa sứ, nậm rượu.

Cũng vẫn dãy nhà bên số chẵn đó, từ chỗ ngang Hàng Nón đến giáp chợ Hàng Da có độ mười hai nhà mở những cửa hàng bán thịt lẻ và gĩa giò chả (người làng Ước Lễ). Nơi buôn bán như vậy mà lại chen vào vài nhà làm nghề chứa thổ (nhà số 76, nhà số 82Trưởng Tiêu); ban ngày cửa đóng im ỉm, chập tối trở đi khi những nhà khác dọn hàng đóng cửa thì mấy nhà đó đón khách chơi vào ra, lính Tây say thường phá phách gây gổ làm ồn ào khu vực này.

Phố Hàng Điếu có một nghề chính là nghề làm và bán đồ da. Bên số lẻ từ đầu phố giáp ngõ Yên Thái đến Hàng Nón san sát cửa hàng bán giày dép bằng da và guốc gỗ. Cùng là đồ da, Hàng Điếu khác với bên Hà Trung. Thợ bên Hà Trung làm yên ngựa, cặp sách, đồ dùng khác bằng da tây cứng; thợ da Hàng Điếu làm giày dép kiểu cổ thông thường bằng da ta, tức là da lộn, da thuộc sơ sài, dép quai ngang, giày da lợn..., sau ở Hàng Điếu người ta buôn thêm cả thứ guốc gỗ sơn, gọi là guốc Sài Gòn.

Trước kia, đến ngày phiên chợ Hàng Da, người ngoại thành mang da sống vào bán, da còn tươi hoặc đã phơi khô qua loa. Mấy cửa hàng giày dép mua da sống về, đem ngâm vôi trong những chiếc bể xây ở sân sau. Da thuộc sơ sài bằng phèn chua và vỏ sú rồi phơi khô, cán cho mềm. Hồi đầu thế kỷ 20, người Việt Nam còn đi dày da lộn, đóng đanh tre. Mùa hè ít việc vì ít khách mua, người làm trong cửa hàng chỉ ngồi chặt sẵn đinh bằng tre đực vót nhọn để dành đến cuối năm, nhất là gần Tết, đóng giày bán cho người đi sắm Tết. Giày da sống rất cứng, nhưng gặp nước mưa dễ bị mềm nhũn, người đi giày gặp nước phải tụt giày cắp nách lội bùn chân không. Về sau người ta chuộng kiểu giày Gia Định làm bằng da thuộc kỹ bằng thuốc của người Tàu và da láng bóng làm mũi giày; hoặc mua da của các hãng Tây nhập từ Pháp. Nghề làm da lộn và đóng giày mộc không còn nữa. Phố Nguyễn Quang Bích

Friday, 6. June 2008, 15:47:37 Trước năm 1964 phố Phạm Phú Thứ gồm cả hai phố Nguyễn Quang Bích và Hội Tin Lành bây giờ. Phố Phạm Phú Thứ trước kia dài gần hai trăm mét, và phố Nguyễn Quang Bích ngày nay chỉ có một trăm hai mười mét.

Phố Phạm Phú Thứ có một đặc điểm là gãy góc ở đoạn ngắn giáp phố Phùng Hưng

Nhà cửa phố Phạm Phú Thứ hoàn toàn xây để ở hoặc làm dãy nhiều gian để cho thuê. Nhà nào cũng cao ráo đẹp đẽ cho thuê cao giá; người thuê cũng phải là những công chức lương cao. Vì thế người quanh đấy đã gọi phố Phạm Phú Thứ là " phố các ông tham" .

Hai ngôi nhà lớn ở hai góc ngã ba Phùng Hưng là nhà ở bên phố đó; còn nhà của phố Phạm Phú Thứ (Nguyễn Quang Bích) bên số chẵn có một dãy sáu gian nhà hai tầng đến chỗ gãy góc ở quãng đường cong; bên số lẻ chỗ gãy góc là cổng sau của dinh cơ Hoàng Thụy Chi, rồi đến mươi ngôi nhà hai tầng làm riêng lẻ. Ngôi nhà số 14 Phạm Phú Thứ cũ 9 nay là nhà số 11 Nguyễn Quang Bích, thời kỳ mặt trận dân chủ 1937 - 1939 là trụ sở của báo Thế Giới, cơ quan của Đoàn Thành niên Dân chủ).

Cả phố Phạm Phú Thứ chỉ có hai ngôi nhà một tầng (số 20 và số 22) xây theo kiểu villa, chung quanh có sân, hàng rào trước cửa; đó là những nhà riêng của tư nhân có cửa hàng buôn bán trên phố.

Đầu phố Phạm Phú Thứ giáp với phố Nguyễn Trãi (nay là Nguyễn Văn Tố), hai góc bên đường cũng là hai ngôi nhà lớn nhiều gian quay cả ra hai mặt phố; nhà xây hình thước thợ, mỗi cạnh có bốn gian. Phố Ngõ Trạm

Friday, 6. June 2008, 15:45:59 Những đường phố nằm trong khu vực tam giác Đường Thành - Orleans (Phùng Hưng) - Ngõ Trạm mới được quy hoạch, hình thành và xây dựng trong cùng một thời gian trên cơ sở những bãi đất trống bỏ hoang sát cầu dẫn xe lửa và khu đất trồng hoa và trồng rau thuộc thôn Yên Trung bên cạnh chợ Hàng Da.

Tại khu vực đó, trong những năm thập niên mười đầu thế kỷ, phố Đường Thành mới chỉ lác đác có mấy ngôi nhà ở đầu phố giáp với phố Cửa Đông. Một trường tiểu học Pháp Việt, gọi là trường Cửa Đông, một ngôi nhà một tầng năm gian làm lớp ở giữa một khu sân rộng có cây đa cổ thụ làm sân chơi; chỗ ngã ba Cửa Đông - Đường Thành - Phùng Hưng là một bãi cỏ chỗ học trò giờ chơi ra đá bóng. Suốt chỗ Đường Thành đến gần chợ Hàng Da chưa xây dựng nhà cửa gì.

Trên bãi đất rộng từ ngã ba Hà Trung trở lên về phía bắc đến chỗ trường Cửa Đông mới được san lấp mặt bằng chia từng lô, khuyến khích các nhà tư sản bỏ tiền ra tậu đất xây nhà. Chỉ trong vòng mười năm, những người có tiền (quan lại, thầu khoán, buôn bán trên phố...) tìm đến xây biệt thự để ở như dinh cơ tổng đốc Hoàng Thụy Chi, dinh cơ tuần phủ Phạm Gia Thụy có những tổ chức tôn giáo hội thiện cần chỗ rộng để xây trụ sở, như Nhà thờ Tin Lành Hà Nội, Hội Hợp Thiện; cũng có những người sẵn tiền mua từng lô đất rộng xây nhiều dãy nhà hai tầng cho thuê sinh lời

Tuy là khu đất ở sát chợ Hàng Da, khu vực đó không phải là nơi buôn bán, nhà cửa chủ yếu xây để ở, không có cửa hàng cửa hiệu gì cả. Song đó lại là một khu dân cư yên tĩnh, nhà cửa lại to rộng, nên tại đây người ta mở những khác sạn lớn, mà khách sạn đều chiếm vị trí ở góc đường trông bề thế (những khách sạn của Nhật, Hoa Kiều, Pháp). Những dãy nhà nhiều gian rộng rãi cao ráo thuận tiện cho người ta thuê mở trường học (trường trung học Thăng Long - An Nam học đường...), phòng khám bệnh và bệnh viện tư (phòng khám của bác sĩ Nguyễn Văn Luyện - bệnh viện tư của Phạm Hữu Chương, Kỳ Quang Thân...). Dân trong khu vực đó là những nhà tư sản, những thành niên trí thức, và nơi đó đã có những hoạt động văn hoá xã hội (thời kỳ thập niên ba mươi có nhóm Việt Nam của Hội Tam Điển Bắc Kỳ) và đến thời kỳ mặt trận Dân chủ 1936 - 1939, tại đây đã có những tổ chức chính trị tìm dến đặt trụ sở cho cơ quan ngôn luận của họ, (toà báo Tin Tức, báo Bạn Dân, Hà Thành thời báo).

Hội Tam Điển Bắc Kỳ của ngưòi Pháp ở Hà Nội có hai trụ sở: một trụ sở chính ở phố Gambetta (Trần Hưng Đạo) trước cửa ga xe lửa Hàng Cỏ, gọi là Loge Ecossaise nơi hội viên người Pháp họp đông, và một nơi sinh hoạt riêng của hội viên người Việt Nam ở khu vực Đường Thành. Phố Đường Thành

Friday, 6. June 2008, 15:44:53 Phố Đường thành dài ngót nửa cây số, nối phố Cửa Đông chỗ cổng Chính Đông cũ với phố Hàng Bông. Như vậy đoạn đầu phố phía bắc là chỗ hào và dương mã thành (tường thành phụ bên ngoài) mới bị san bằng năm 1896, còn đoạn gần Hàng Bông là đất của thôn cũ Kim Cổ. Đó là một đường phố có sẵn từ xưa, được mở mang rộng, có đủ vỉa hè, cống thoát nước ngay từ những năm cuối thế kỷ 19.

Đoạn phố giáp Cửa Đông trên đất thôn cũ Tân Khai, tiếp theo đó là đoạn phố trên đất thôn Kim Cổ từ chợ Hàng Da đến Hàng Bông Đệm. Đoạn phố Đường Thành này là con đường nối chợ Hàng Da và Hàng Bông là những nơi buôn bán sầm uất, nên cũng là một phố buôn bán có những cửa hàng vào loại khá, xen với những nhà ở mà người ở thuê cũng là gia đình sống dư dật.

Dãy phía đông bên số lẻ, bắt đầu từ chỗ ngã ba Yên Thái, là nhà Chân Dung (số 43), một hiệu ảnh ở Hàng Quạt dọn sang; rạp Olympia vừa chiếu phim vừa làm nhà hát kịch; khu đất đó trước khi là rạp hát cũng là một hiệu ảnh, nhà Vạn Xuân, từ đầu Hàng Điếu (số 18) dọn đến, sau nhà cũ bị phá xây lại. Rồi đến mấy ngôi nhà hai tầng mở cửa hàng kinh doanh về may mặc: hiệu Vĩnh Long (số 53) còn có tên là Babylux bán quần áo trẻ em may sẵn; nhà Cự Thịnh (số 59) dệt kim; hiệu An Thịnh (số 63) vừa làm thợ may vừa đóng giày da

Mấy nhà kiểu cổ có gác xép thấp nhỏ, là nhà để ở không buôn bán gì. Ngôi chùa Kim Cổ (số 73) nay đổ nát, đã có một lịch sử lâu đời. Tương truyền đây là nơi vua Lý Thành Tông đem cô gái ỷ Lan từ Kinh Bắc về Thăng Long đã gửi nàng ở tạm chùa này trước khi rước vào cung phong làm vương phi. Cạnh chùa là dãy nhà hai tầng nhiều gian của ngôi nhà góc phố Hàng Bông.

Dãy phố bên phía tây, số chẵn, quay ra bãi rộng trước mặt chợ Hàng Da là hiệu sơn Thăng Long Gecko; ngôi nhà đó nằm trong khu đất của Cố Hồng; (tên cố đạo phá giới Croibier, chồng cô Tư Hồng); khu đất có nhiều lớp nhà xây quay ra hai mặt phố Hàng Da và Đường Thành, bên Hàng Da là những cửa hàng, còn bên Đường Thành chỉ là tường bên có trổ cổng (số 26) của nhà bên trong thông ra phố.

Tiếp đến một dãy nhà bảy gian hai tầng xây cao ráo phong quang kiểu kiến trúc 1927, của một chủ cho thuê (từ số 30 đến số 38) nhà số 36 là hiệu Cơ Quang bán và sửa đồ điện. Tiếp đó là những ngôi nhà một tầng kiểu cổ, những nhà còn sót lai của một đường phố cũ, cho đến chỗ góc Hàng Bông (số 52) vẫn còn là những nhà một tầng thấp hẹp Phố Hàng Bè

Friday, 6. June 2008, 15:43:50 Thôn Nam Hoa thuộc tổng Hữu Túc là tên cũ đất phố Hàng Bè bây giờ; thôn Nam Hoa sau đổi tên là Nam Phố và tổng Hữu Túc cũng đổi là tổng Đông Thọ. Hàng Bè còn một ngôi đình ở chỗ số nhà 29 gọi là đình Ngũ Hầu thờ Cao Tứ một vị tướng của triều Thục. Ngũ Hầu là một làng vạn, đình ở ngoài đê, đến khi dòng sông ra xa thì làng chài cũng lênh đênh theo và đình vẫn ở nguyên chỗ cũ.

Hàng Bè là một khúc của con đê cũ, khi dòng chảy còn ở sát chân đê, các bè gỗ nứa lá song mây, những vật liệu làm nhà từ miền ngược trở về áp vào đây bán. Do đó khúc đê này có tên là Hàng Bè, chợ trên đê là chợ Hàng Bè.

Khi bè mảng không vào được sát chân đê nữa vì cát bồi đưa sông ra xa, thì phố này là nơi buôn bán cau, nên cũng có tên là phố Hàng Cau.

Trước kia, hàng năm thuyền mành từ miền trong ra đem hàng như đường Quảng, vây cá, tôm he, cá khô, nước mắm, cau khô của Qui Nhơn, Bình Định; khi về họ chở vào; bát ăn cơm, giấy hàng mã, vải, nồi đồng, mâm thau. Thuyền đinh lớn to mấy gian, bên trong có cả hoành phi câu đối, khám thờ, tủ chè và nuôi cả gà chó. Lái buôn người Việt Nam - và cả lái buôn người Tàu - đem hàng ra từng kiện, chứa trong kho những nhà chứa trọ phố Hàng Bè tất nhiên là sầm uất cho đến khi lòng sông lùi ra xa, một con đê mới đắp ở cách xa đê cũ, nứa gỗ chuyển đến nơi khác, và cau thì vẫn đem bán ở đây. Con đê mới nói trên có đoạn tên là Bè Thượng, khi người Pháp mới đến Hà Nội, họ vẽ bản đồ ghi là Rue de la Digue (phố trên đê), tức là con đường Nguyễn Hữu Huân bây giờ.

Những năm thập niên 20 và 30, các cửa hàng bán cau tươi, cau khô ở Hàng Bè chiếm gần nửa tổng số nhà ở phố này. Những nhà buôn to có Phúc Lợi (số 18), Thịnh Phát (số 4). Hàng Bè có bốn năm nhà bán sơn sống Phú Thọ ở gần ngã tư Cầu Gỗ là phố chuyên buôn bán sơn. ngoài ra trong phố có độ dăm nhà mở cửa hàng bán đồ khô vì ở gần chợ. Hiệu bánh gai Đan Quế (số 24) khai trương năm 1940. Những nhà mở cửa hàng nhỏ bày bán tương cà mắm tép mắm rươi là mãi sau năm 1954 mới có.

Nói chung Hàng Bè thời kỳ xa lòng sông không có nhà nào buôn bán vào loại lớn. Việc buôn bán cau, sơn ở trong tay phụ nữ, đàn ông đi làm. Những nhà không buôn bán, con cái đi làm, ban ngày đóng cửa.

Tuy nhiên phố Hàng Bè cũng có nhà giàu lớn, họ làm giàu về nghề thầu khoán. Như Trương Trọng Vọng, thàu đá kè đê ở các tỉnh; Hàn Tính cũng là thầu khoán, có cổ phần trong một công ty nấu rượu ở Hà Đông.

Đinh cơ Trương Trọng Vọng ở số 42 Hàng Bè, gồm nhiều lớp, bên trong có cả nhà thờ họ (nay là Trường phổ thông cơ sở Bắc Sơn). Nhà xây vào năm 1925 - 1926; chỗ đó trước là một bãi đất trống, làm chỗ tụ họp hàng rong bán rau cỏ tôm cá. Nhà Phúc Lợi số 18 của ông Cả Tụng là một ngôi nhà rộng lòng sâu. nhà số 10 là nhà của bác sĩ Nguyễn Hữu Thuyết làm vào năm 1938. Phố Hàng Mành

Friday, 6. June 2008, 15:42:56 Phố Hàng Mành nối phố Hàng Bông, chỗ ngã tư Hàng Hài, với phố Hàng Nón, chỗ đầu Hàng Đàn, phố Hàng Mành dài một trăm năm mươi mét, ở trên đất của hai thôn cũ Kim Cổ và Yên Thái.

Trong phố này tập trung nhiều nhà làm mành mành nứa để che cửa. Họ là người làng Giới Tế (huyện Yên Phong, Bắc Ninh), nơi có nghề cổ truyền này; những nhà làm mành nứa ở đây đều có họ hàng với nhau (hiện nay vẫn còn ba, bốn nhà làm nghề mành).

Những nhà làm mành dùng cả trong nhà và vỉa hè để chẻ nứa và kê dàn đan mành; họ phần đông ở chỗ đầu phố từ ngã tư Yên Thái đến Hàng Nón. Đi qua đây nhiều khi ta thấy mấy bác nghệ nhân già trải rộng chiếc mành nhuộm màu xanh đang múa bút, dùng màu đỏ vàng trắng trong những chiếc chậu sành nhỏ, vẽ rồng phượng và hoa văn lên nền nứa đan.

Phố Hàng Mành trong những thập niên mười, hai mươi, ba mươi gợi cho người Hà Nội một cảm giác dè dặt khi đi qua đây; trong phố có mấy nhà thổ có môn bài, có bốn, năm nhà thuộc vào loại sach sẽ hơn những nhà ở trong ngõ Yên Thái (nhà số 20 còn bày biện sang trọng như một gia đình lương thiện)

Là một phố cổ của Hà Nội, nơi làm ăn của thợ thủ công nghèo, nên Hàng Mành, ngoài những nhà làm mành, chỉ có những cửa hàng nhỏ buôn bán vặt, hàng quà như bánh giò, phở. Những năm sau 1920, giá trị nhà đất khu phố buôn bán tăng, nhiều người có tiền tậu đất, phá nhà cũ nát, xây nhà mới có gác, như bà Phán Thanh người Hàng Bông (số nhà 32) có cả một dãy nhà nhiều gian cho thuê (Hàng Mành số 40 - 44). Đối diện là tường bên của nhiều nhà thuộc phố Hàng Hài, Hàng Quạt: nhà in Lê Văn Phúc số 16 Hàng Bông có cổng sau ở Hàng Mành; số 27 Hàng Mành là cổng sau của nhà số 36 Hàng Hòm. Một nhà xây thềm cao cũng làm từ lâu, một nhà là của chủ thầu vệ sinh thành phố trước Năm Giệm. Dãy nhà bên số lẻ giáp Hàng Bông là của một quan lại (tuần phủ Nguyễn Đình Quỳ).

Có nhà to đẹp thì có thêm nhiều nhà buôn và kinh doanh khác đến ở: nhà Minh Phương mở xưởng in; Nam Hưng bán tạp hoá, buôn pháo; một cửa hiệu Đông y (số 3).

Nhà số 1 Hàng Mành là một ngôi nhà cổ lụp xụp chật hẹp, năm 1938 - 1939 có hiệu cắt tóc của Nguyễn Bá Song, nơi đây đã là tạm trú bí mật của Hoàng Văn Thụ là nơi liên lạc của Đảng bộ Cộng sản Hà Nội; Hoàng Văn Thụ đóng vai người kéo quạt thuê.

Hàng Mành có cụ giáo Quý ở bên sỗ chẵn gần đầu ngõ Yên Thái, trẻ con ở lứa tuổi học vỡ lòng khắp khu vực mấy phố chung quanh Hàng Hòm - Hàng Đàn - Hàng Mành trong những năm thập niên mười và hai mươi đều là học trò cụ giáo trước khi vào tiểu học nhà nước; nhà cụ giáo nghèo, bà vợ phải chạy vạy bán hàng vặt nuôi gia đình (Tú Mỡ Hồ Trọng Hiếu là một trong số học trò cụ giáo Quý). Phố Hàng Cá

Friday, 6. June 2008, 15:41:54 Trại Tiên Ngư trên bờ sông Tô Lịch có từ đời xa xưa; trại đó ở vào giữa khoảng một bên là phường Đông Hà, một bên là phường Vĩnh Thái; dân trị Tiên Ngư làm nghề đánh cá và bán cá. Trại tiên ngư sau có tên là thôn Đông Thuận.

Đình thôn Đông Thuận (nay là số nhà 27 Hàng Cá), tên thông thường là đình Hàng Cá, thờ Lý Tiến một vị tướng thời Hùng Vương có công đánh giặc xâm lược phương Bắc. Đình đó hiện nay đã bị cắt xén để mở đường phố, chỉ còn sót lại hậu cung; bài vị được rước về thờ chung ở đình Ngũ Giáp Hàng Cót. Tại góc phố Hàng Cá - Chả Cá, cây cối che khuất một mái đình nhỏ diện tích chật hẹp, có bậc lên cao, cổng thường đóng kín, đó là ngôi nhà thứ hai của thôn Đồng Thuận.

Hiện nay không còn sông Tô Lịch, không còn chuyện "cá mú", nơi đây riêng chỉ còn sót lại cái tên truyền khẩu phố Hàng Cá, sau lại thêm Chả Cá cắt ngang, hai tên đó không liên quan gì đến nhau.

Phố Hàng Cá dài khoảng một trăm hai mươi mét có hai đoạn:

Đoạn giáp phố Hàng Đường, bên số chẵn có ngôi nhà lớn ở góc phố, nhà này có ba lớp, dài theo mặt đường Hàng Cá. Đó là nhà Mai Đệ buôn bán tơ lụa vải (nhà mua lại của một Hoa kiều). Đoạn phố đó còn có hai ngôi nhà mới làm từ sau 1940, nhà lớn bê tông ba tầng; nhà số 6 và nhà số 3. Nhà số 3 có nhiều gian, cổng đi giữa có hai chữ Quảng Nghị. Nhà số 6 trước kia là nhà ông giáo Nguyễn Bảo Nghi, bán cho Trịnh Đình Phương một nhà buôn sắt lớn; nhà được xây dựng lại, cửa bằng sắt xếp.

Đoạn phố Hàng Cá từ ngã tư Chả Cá đến ngã tư Lò Rèn: đoạn phố không dài. Trừ chỗ đình Hàng Cá (số 27) chỉ là một khoảng diện tích hẹp và ở góc đường ngôi đình Đồng Thuận chiếm một mảnh đất nhỏ, đoạn phố Hàng Cá đó có nhiều nhà mới có cái làm khoảng thập niên 20 kiến trúc kiểu 1927 - 1930, có cái làm sau 1938 hiện đại hơn, bằng bê tông, thường là ba tầng diện tích hẹp thì phát triển lên bề cao.

Đình Đồng Thuận ở góc phố Chả Cá được tu sửa mấy năm gần đây. Cũng như đa số đình trong thành phố Hà Nội, thôn làng cũ tan rã, đình chùa bỏ hư hỏng chỉ còn hình thức, thì bọn chủ thầu kinh doanh nhà đất lợi dụng làm ăn. Mụ Chưởng Thảo chuyên buôn bán đồ cũ của nhà binh trong thành đã bỏ tiền ra tu sửa đình Đồng Thuận, đưa bàn thờ lên gác, bên dưới lập bàn thờ Chư vị, kiêm thêm nghề đồng bóng. Nghề đồng bóng nuôi sống một số lớn đình chùa đều kèm nơi thờ mẫu để thu lợi nhuận.

Thời kỳ 1920 - 1935 phố Hàng Cá cũng như một số phố nhỏ khác trong khu vực Cửa Đông không có vị trí buôn bán ở phố chính, nên không có mấy nhà mở cửa hãng buôn bán hoặc sản xuất; Hàng Cá chỉ có một nhà sản xuất hương nén. Nhà cửa ở trong phố này là nhà của gia đình công chức dùng để ở hoặc cho thuê thì người thuê cũng là giới viên chức đi làm các sở công tư, vợ ở nhà hay có sạp hàng nhỏ trong chợ Đông Xuân. Đến thời kỳ buôn bán phát đạt, nhiều người phất mạnh những năm 1938 - 1942, năm Tàu Nhật chiến tranh, ở bên ta nhiều người gặp dịp "phe phẩy" làm giàu nhanh chóng bằng những món hàng chợ đen tơ, sợi, đồng sắt...Giá nhà đất trong phố tăng vọt. Nhà đất ở Hàng Cá cũng trở nên quý giá và thuộc về tay những thương gia lắm tiền hoặc bọn quan lại biết cách làm giàu. Họ mua nhà cũ, bỏ tiền ra xây lại theo kiểu hiện đại cao đẹp, chủ yếu là để ở (nhà Quảng Tiến con Quảng Đồng ích, số 36 - nhà Dương Văn Dư số 16). Phố Hàng Rươi

Friday, 6. June 2008, 15:40:50 Hàng Rươi là một phố ngắn một trăm mét, sát lưng với phố Hàng Lược trên bờ phía tây sông Tô Lịch, thuộc đát thôn Yên Phú.

Tại sao lại gọi phố đó là Hàng Rươi? Có người giải thích là hàng năm cứ đến mùa rươi - khoảng tháng 9 âm lịch - những người buôn rươi từ Hải Dương, Nam Định, tỉnh có ruộng nước triều môi trường rươi sinh sản, rươi chở bằng thuyền theo đường thuỷ lên bến này bán buôn cho những người mang đi các phố bán lẻ. Lẽ đâu chỉ có mấy ngày trong một năm mới có hàng rươi mà phố này lại có tên như vậy? Hơn nữa rươi là hàng tươi sống, vừa đến bến là phải phân tán ngay đi các nơi, đâu phải chỉ riêng chỗ này mới có rươi?

Hàng Rươi không phải là một phố chính; khi đã có nhà hàng Passignat ở đầu phố thì ở góc bên kia đường, chỗ đầu Hàng Chai, còn là một bãi đất trống, chỗ nhà Passignat để xe ngựa đưa hàng và chiếc ô tô cổ ( đèn pha còn thắp bằng bình hơi đất đèn); chỗ đất đó sau có Hàn Điền, chủ hiệu bán đồ đồng ở đầu phố Hàng Đồng tậu và xây lên đó một dãy nhà hai tầng sáu gian cho thuê không nhiều chỉ có nhà của Hàn Điền nói ở trên, thêm mấy nhà của Trương Gia Hội xây liền dãy (số 7 - 9 - 11 Hàng Rươi, và số 18 - 20 - 22 Hàng Lược) trên khu đất liền nhà ông ta; những nhà còn lại là những nhà hai gian có gác, diện tích hẹp, nhà kiểu cũ, chủ đất vốn đã ở đấy từ lâu năm, làm nhà để ở đa số là công chức (nhà số 16 của Đan Thư, một nhân viên nhà máy điện).

Nhân vật trong khu vực Hàng Lược - Hàng Rươi, Hàng Mã phải kể đến Trương Gia Hội, một người lao động thất học, đi theo nghề thầu khoán và buôn sắt cũ làm giàu. Trương Gia Hội là một trạch chủ lớn, ông ta có nhiều nhà đất: khu nhà đất ở đầu Hàng Lược - Hàng Rươi trước đây cho tây thuê mở hãng Passignat - Delen - Coppin, sau lấy lại làm cửa hàng và kho chứa sắt; khu đất bảy trăm mét vuông ở Hàng Mã cũng thông cả sang phố Hàng Cót; khu đất gần Cầu sắt bên ngoài Trại Ông Hoàng có dãy nhà số 1- 3 - 5 Hàng Lược; khu nhà đất năm trăm mét vuông đầu Hàng Chai. Phố Hàng Đồng

Friday, 6. June 2008, 15:39:41 Phố Hàng Đồng hiện nay dài hơn một trăm ba mươi mét thẳng hàng với phố Bát Sứ. Thời thuộc Pháp, hai phố Bát Sứ và Hàng Đồng hợp một và được đặt tên là Rue des Tasses (phố Hàng Chén).

Phố Bát Sứ nằm trên đất thôn cũ Đông Thành, còn hai phố Hàng Đồng và Hãng Mã dưới thì trên đất thôn cũ Yên Phú. Vì thế người dân hai phố đó làm cùng một nghề là bán đồ đồng và gốc cùng một làng là Cầu Nôm (Đề Cầu). Trước kia khúc đầu phố giáp với Hàng Mã có mấy nhà làm khoá: nghề này đơn giản chỉ cần một cái bàn và một ít dụng cụ cũng đủ để làm hàng; họ lắp ruột khoá vào vỏ khoá bằng đồng hoặc bằng sắt; vỏ khoá đúc sẵn mua của người làng. Có các loại khoá ruột gà lớn nhỏ để khoá cửa và khoá hòm tủ, tráp.

Hầu hết các nhà ở phố Hàng Đồng đều mở cửa hàng bán đồ đồng như mâm, nồi, đình, bát hương, lọ hoa, hạc thờ...Do hàng lớn bày ngay dưới đất; sát tường là ngăn tủ bày các thứ đồ đồng nhỏ. Đồ đồng trước đây bán cho các nhà người Việt Nam còn bày đồ đạc theo lối cổ có bàn thờ hoặc tủ chè ở phòng khách trên bày bát hương, đỉnh hạc, lọ hoa, đèn cây và còn bán cả cho khách nước ngoài làm đồ tặng phẩm hay lưu niệm: lọ, tượng, lư. Vì vậy, những năm thuộc Pháp mỗi khi có tổ chức hội chợ thì đồ đồng của mấy phố này được bày bán và quản cáo rất nhiều.

Những cửa hàng bán đồ đồng có: Phùng Chi Thức (số 5) - Phùng Văn Giẽ (số 29) - Phùng Văn Nhạc tức Đức Lợi (số 26). Tại đây còn có mấy cửa hàng bán hòm da, vali, sắc tay, như Tường Long (số 13 - 15); đồ ngà, đồ sừng; Lương Văn Huệu (số 50).

Buôn đồ đồng cũng dễ làm giàu; nhất là ở thời kỳ 1938 - 1942, họ buôn đồ sắt lại còn giàu to và nhanh chóng hơn, nhiều nhà quay sang buôn đồ sắt như nhà Phú Lợi. Phố Hàng Chĩnh

Friday, 6. June 2008, 09:48:32 Cửa Ô Trừng Thanh ở trên con đường dọc theo đê cũ, mé trên là cửa ô Đông Hà và mé dưới là cửa ô ưu Nghĩa. Bên trong cửa Ô Trừng Thanh có các phố Đào Duy Từ (đoạn dưới), Lương Ngọc Quyến, Mã Mây, phố Hàng Chĩnh là con đường từ bên trong ra bờ sông qua cửa ô này. Cửa Ô Trừng Thanh về sau không còn quan trọng như Ô Đông Hà và Ô ưu Nghĩa nữa vì những hoạt động chuyên chở hàng hoá từ bờ sông vào phố ở quãng này bị giảm sút không được bằng trước, bên trong phố Mã Mây và Hàng Chĩnh có nhiều thay đổi về mặt kinh tế.

Phố Hàng Chĩnh là phố ngắn, dọc phố đo được một trăm bốn mươi mét, người Pháp gọi là Rue des Vases (phố hàng Vại Chậu), thông ra bờ sông nơi có bến thuyền đậu. Những thuyền này chở đồ sành, đồ gốm, đồ đá. Phố Hàng Chĩnh bán các thứ hàng sành như vại chậu (của Phù Lãng), nồi đất, chum vại, tiểu sành (của Hương Canh), hàng gốm (của Thổ Hà). Dần dần do hiện tượng hàng năm nước lũ về, cát bồi nên lòng sông ra xa chân đê, thuyền chở hàng phải đậu lui về phía dưới; đồ đất nung, đồ sành chuyển đến bán ở Hàng Mắm; người ta bán thêm đồ đá như bia mộ chí, cối đá, chân cột bằng đá.

Hàng Chĩnh thành một đường phố có cửa hàng bán nước mắm bán muối. Số cửa hàng này cũng không nhiều, có độ sáu bảy nhà, chủ hiệu đa số có nhà riêng trong ngõ Phất Lộc. Ngõ này trước kia có một lối thông ra Hàng Chĩnh, lối đi ấy bây giờ có một bức tường bịt kín, người trong ngõ đi ra lối phố bờ sông.

Hiện nay ở Hàng Chĩnh ta còn thấy mấy nhà hai, ba tầng xây vững chãi, đó là những nhà buôn bán muối và nước mắm trở nên giàu có. Nhà cổ chỉ còn sót lại có năm nhà (số 1-3-6-7). Trong những năm kháng chiến ở Hà Nội, Hàng Chĩnh không bị tàn phá; những nhà lớn nhiều tầng kiểu mới là làm trong thời tạm chiếm. Phố Lương Ngọc Quyến

Friday, 6. June 2008, 09:47:16 Đoạn đầu phố Lương Ngọc Quyến ngày nay tên thời thuộc Pháp là phố Nguyễn Khuyến, đi từ Hàng Giấy đến ngã tư Tạ Hiện nằm trong khu tứ giác Hàng Buồm - Hàng Giầy - Tạ Hiện, thuộc đất phường Hà Khẩu, đồng thời mang tính chất chung của khu vực cửa hàng ăn uống của Hà Nội.

Từ chỗ rẽ Hàng Giày đầu phố chỗ bẻ thước thợ đến ngã tư Tạ Hiện, dãy phía bắc bên số chẵn, bắt đầu từ một dãy chín gian hai tầng của một chủ làm thuê (từ số 36 đến số 52) đều là những gia đình khách trú, gần như tất cả tầng dưới nhà gian ngoài là cửa hàng bán phở, cháo , quẩy, bánh bao, xen kẽ có vài ba nhà làm nghề thợ may, chữa máy móc nhỏ. Tiếp đến là dãy tường bên của nhà ngõ Quảng Lạc (Tạ Hiện), bên trong là nhà ngang nhà phụ thuộc có cửa mở phố, thế mà cũng có những mẹt hàng, chõng hàng bán xôi chả, bánh cuốn, bánh rán, chè vừng chè khoai.

Dãy bên phía Nam, số lẻ, chỗ gíap với ngõ Nội Miếu là một kho hàng lớn bên trên có kẻ hàng chữ "Chi Long y trạm" (Kho thuốc hãng Chi Long); cạnh đó có một cơ sở nấu sì dầu - nay là xưởng sản xuất đậu phụ - chiếm một khoảng rộng. Rồi đến hai dãy gồm bốn năm nhà hai tầng, ba tầng và một nhà khá rộng (số 55) nay là cơ sở của mậu dịch quốc doanh. Tiếp theo còn lại là những nhà một tầng nhỏ cũ kỹ một hoặc hai gian, mở cửa hàng điểm tâm nhỏ như cà phê, cháo, phở, xôi chả, bánh cuốn, quán nước chè.

Qua ngã tư phố Lương Ngọc Quyến bây giờ, phân làm hai đoạn mang tính chất khác nhau rõ rệt: một bên là phố Nguyễn Khuyến (thời Pháp) thuộc khu vực cửa hàng ăn uống Hàng Buồm; một bên là phố Galet (thời Pháp) thuộc khu cư dân Ngư Võng, nơi trú ngụ của dân lao động và dân nghèo thành thị. Phố Hàng Gà

Friday, 6. June 2008, 09:45:35 Khi tường thành chưa bị phá, hào chưa lấp, đã có một con đường thông từ khu vực Cửa Bắc xuống chợ Đông Thành, con đường đi sát bên ngoài thôn Tân Khai, nay gồm hai phố Hàng Cót và Hàng Gà. Về tên phố, ban đầu các giấy tờ hành chính đều viết là phố Tân Khai, vì con đường đi qua đất thôn này, nhưng nhân dân lại quen gọi tách riêng đoạn giáp Bát Đàn và Cửa Đông là phố Thuốc Nam, và đoạn bên trên tiếp với Hàng Cót là phố Hàng Gà. Thời thuộc Pháp, Hàng Gà và Thuốc Nam mang tên chung là Rue Tien Tsin( đọc là Thiên Tân, Pháp muốn ghi công thắng lợi ngoại giao của họ đối với Trung Quốc năm 1898). Nay ta đổi lại cũng gọi chung là Hàng Gà, cả phố dài hai trăm ba mươi mét.

Gọi là phố Thuốc Nam vì trong phố có nhiều nhà bán thuốc Nam, tập trung ở quãng từ Nhà Hoả đến Bát Đàn. Cửa hàng bán thuốc Nam cũng sơ sài: gần cửa bày những thúng đựng các vị thuốc sản xuất ở trong nước, có cả một số vị thuốc nhập của Tàu chưa hoà chế. Nhà hàng nhận cân hộ thuốc cho khách hàng ở tỉnh xa về, nhận đơn rồi lên Hàng Buồm hoặc sang phố Phúc Kiến cân giao cho khách lấy hoả hồng. Vì trong phố bán vị thuốc nên có mấy ông lang đông y cũng mở cửa hàng xem mạch bốc thuốc (được tiếng có hiệu (Thụ Đức).

Còn tên Hàng Gà là vì ở đoạn phố này có những nhà chuyên buôn bán gia cầm: gà vịt, ngan ngỗn, gà tây, chim bồ câu, họ tập trung ở bên trên chùa Thái Cam tiện lối ra chợ Đông Thành, Cầu Đông. Những nhà bán gà không mở cửa hàng; họ bán hàng ở trong nhà, có những chiếc lồng to nhốt hàng năm sáu chục con gà vịt. Khách quen đến mua tận nhà, và hàng còn đem bán trong các chợ khu Cửa Đông; còn một cách nữa là xách đi bán rong các phố, vào các nhà, vào các tiệm ăn là khách hàng quen. Hồi quân pháp mới sang và đóng ở trong Thành, có nhiều người buôn gà làm ăn khá do cung cấp thực phẩm cho nhà binh khi ấy bị ta chống cự ráo riết, có kẻ giúp chúng được nhiều việc, được chúng cho làm quan. Phố Lương Ngọc Quyến

Friday, 6. June 2008, 09:47:16 Đoạn đầu phố Lương Ngọc Quyến ngày nay tên thời thuộc Pháp là phố Nguyễn Khuyến, đi từ Hàng Giấy đến ngã tư Tạ Hiện nằm trong khu tứ giác Hàng Buồm - Hàng Giầy - Tạ Hiện, thuộc đất phường Hà Khẩu, đồng thời mang tính chất chung của khu vực cửa hàng ăn uống của Hà Nội.

Từ chỗ rẽ Hàng Giày đầu phố chỗ bẻ thước thợ đến ngã tư Tạ Hiện, dãy phía bắc bên số chẵn, bắt đầu từ một dãy chín gian hai tầng của một chủ làm thuê (từ số 36 đến số 52) đều là những gia đình khách trú, gần như tất cả tầng dưới nhà gian ngoài là cửa hàng bán phở, cháo , quẩy, bánh bao, xen kẽ có vài ba nhà làm nghề thợ may, chữa máy móc nhỏ. Tiếp đến là dãy tường bên của nhà ngõ Quảng Lạc (Tạ Hiện), bên trong là nhà ngang nhà phụ thuộc có cửa mở phố, thế mà cũng có những mẹt hàng, chõng hàng bán xôi chả, bánh cuốn, bánh rán, chè vừng chè khoai.

Dãy bên phía Nam, số lẻ, chỗ gíap với ngõ Nội Miếu là một kho hàng lớn bên trên có kẻ hàng chữ "Chi Long y trạm" (Kho thuốc hãng Chi Long); cạnh đó có một cơ sở nấu sì dầu - nay là xưởng sản xuất đậu phụ - chiếm một khoảng rộng. Rồi đến hai dãy gồm bốn năm nhà hai tầng, ba tầng và một nhà khá rộng (số 55) nay là cơ sở của mậu dịch quốc doanh. Tiếp theo còn lại là những nhà một tầng nhỏ cũ kỹ một hoặc hai gian, mở cửa hàng điểm tâm nhỏ như cà phê, cháo, phở, xôi chả, bánh cuốn, quán nước chè.

Qua ngã tư phố Lương Ngọc Quyến bây giờ, phân làm hai đoạn mang tính chất khác nhau rõ rệt: một bên là phố Nguyễn Khuyến (thời Pháp) thuộc khu vực cửa hàng ăn uống Hàng Buồm; một bên là phố Galet (thời Pháp) thuộc khu cư dân Ngư Võng, nơi trú ngụ của dân lao động và dân nghèo thành thị. Phố Hàng Gà

Friday, 6. June 2008, 09:45:35 Khi tường thành chưa bị phá, hào chưa lấp, đã có một con đường thông từ khu vực Cửa Bắc xuống chợ Đông Thành, con đường đi sát bên ngoài thôn Tân Khai, nay gồm hai phố Hàng Cót và Hàng Gà. Về tên phố, ban đầu các giấy tờ hành chính đều viết là phố Tân Khai, vì con đường đi qua đất thôn này, nhưng nhân dân lại quen gọi tách riêng đoạn giáp Bát Đàn và Cửa Đông là phố Thuốc Nam, và đoạn bên trên tiếp với Hàng Cót là phố Hàng Gà. Thời thuộc Pháp, Hàng Gà và Thuốc Nam mang tên chung là Rue Tien Tsin( đọc là Thiên Tân, Pháp muốn ghi công thắng lợi ngoại giao của họ đối với Trung Quốc năm 1898). Nay ta đổi lại cũng gọi chung là Hàng Gà, cả phố dài hai trăm ba mươi mét.

Gọi là phố Thuốc Nam vì trong phố có nhiều nhà bán thuốc Nam, tập trung ở quãng từ Nhà Hoả đến Bát Đàn. Cửa hàng bán thuốc Nam cũng sơ sài: gần cửa bày những thúng đựng các vị thuốc sản xuất ở trong nước, có cả một số vị thuốc nhập của Tàu chưa hoà chế. Nhà hàng nhận cân hộ thuốc cho khách hàng ở tỉnh xa về, nhận đơn rồi lên Hàng Buồm hoặc sang phố Phúc Kiến cân giao cho khách lấy hoả hồng. Vì trong phố bán vị thuốc nên có mấy ông lang đông y cũng mở cửa hàng xem mạch bốc thuốc (được tiếng có hiệu (Thụ Đức).

Còn tên Hàng Gà là vì ở đoạn phố này có những nhà chuyên buôn bán gia cầm: gà vịt, ngan ngỗn, gà tây, chim bồ câu, họ tập trung ở bên trên chùa Thái Cam tiện lối ra chợ Đông Thành, Cầu Đông. Những nhà bán gà không mở cửa hàng; họ bán hàng ở trong nhà, có những chiếc lồng to nhốt hàng năm sáu chục con gà vịt. Khách quen đến mua tận nhà, và hàng còn đem bán trong các chợ khu Cửa Đông; còn một cách nữa là xách đi bán rong các phố, vào các nhà, vào các tiệm ăn là khách hàng quen. Hồi quân pháp mới sang và đóng ở trong Thành, có nhiều người buôn gà làm ăn khá do cung cấp thực phẩm cho nhà binh khi ấy bị ta chống cự ráo riết, có kẻ giúp chúng được nhiều việc, được chúng cho làm quan. Phố Nhà Hỏa

Friday, 6. June 2008, 09:44:12 Có một phố nhỏ nay mang biển tên phố là Nhà Hoả, thời thuộc Pháp là Rue Feitshamel, ở sau hai phố lớn là phố Cửa Đông và phố Bát Đàn. Sở dĩ có tên Nhà Hoả là vì đoạn phố giáp với đầu Hàng Điếu là đất thôn Yên Nội và đoạn phố giáp với Đường Thành là đất thôn Tân Khai. Thôn Yên Nội có đền thờ Hoả Thần ở số nhà 30 Hàng Điếu nên khu vực hai đầu phố Hàng Điếu và Feitshamel thời Pháp thuộc người ở đây gọi tên chung là phố Nhà Hoả.

Phố nhà Hoả dài một trăm hai mươi tám mét, ở lọt vào phía sau hai đường phố lớn, lại là một phố nhỏ, phố xép nên ở hai bên mặt đường phố này có nhiều quãng chỉ là cổng sau của những ngôi nhà lớn của mấy phố cửa Đông, Hàng Điếu, Bát Đàn. Nhà chính thức treo biển số quay ra mặt đường phố Nhà Hoả, bên số lẻ có hai ngôi nhà gác nhỏ (số 3 và số 5) và một nhà một tầng (số 11); bên số chẵn độc nhất có ngôi nhà hai tầng cao rộng (số 6). Phố Nhà Hoả có hai ngõ nhỏ ở bên số lẻ, đi sâu vào trong có nhiều căn hộ nhỏ là những nhà phụ thuộc của nhà bên phố Cửa Đông.

Có lẽ vì nó là một phố xép nên mặt đường và hè phố không rộng, hai bên đường không có cây cối , lại thêm cống rãnh ở những nhà bếp chảy ra, cửa nhà xí làm quay ra mặt đường đã làm mất vẻ mỹ quan của phố này.

Trước kia thời thuộc Pháp, nơi đây có những ngõ ngách, không khỏi có những phần tử xã hội sống lén lút bằng những nghề bất chính mà khách hàng là bọn lính Tây trong thành. Nhiều người ăn chơi thạo còn nhớ ở sâu trong ngõ hẻm đó có hàng cà phê đặc biệt ngon có tiếng chỉ có khách hàng quen mới biết tìm đến. Phố Phùng Hưng

Friday, 6. June 2008, 09:41:45 Phố Orleans (Phùng Hưng) dài 1.250 mét, đi từ bắc xuống nam theo vết tường thành và con hào phía đông thành trì Hà Nội cũ; tưòng thành đã bị phá và hào bị lấp năm 1896 - 1897. Khi làm đường xe lửa thì cầu dẫn xe lửa được xây trên nền tường thành cũ và phố Orleans (Phùng Hưng) là chỗ con hào đã bị lấp bằng. Phần đất làm nền bên phía đông dãy số lẻ là đất thôn Tân Khai cũ.

Sau khi phá tường thành lấp hào và quy hoạch khu vực này thành đường phố đi dọc theo cầu xây đặt tên là đại lộ Henri d' Orleans, nhưng đường phố đó hàng chục năm tiếp theo vẫn chưa được thiết kế hoàn chỉnh.

Trong thời gian những năm thập niên mười và hai mươi, phố Orleans mới chỉ có hai đoạn ngắn ở hai đầu phố phía bắc và phía nam tức là đã có nhà cửa và có cả ở hai bên mặt đường.

Đầu phố phía bắc giáp vườn hoa Hàng Đậu đến chỗ cầu xây thì bên phải mặt đường, dãy số chẵn, có ba ngôi nhà gác lớn kiểu villa, xây vuông hai tầng nhiều phòng, chung quanh nhà có sân và vườn, có hàng rào sắt. Tiếp đến ba villa nữa, nhỏ hơn, một tầng nhưng gọn gẽ xinh xắn, cây cối râm mát. Từ đây đến hết đoạn phố, tức là gặp phố GI Nogues (Lê Văn Linh) luồn dưới gầm cầu sắt, chỉ là mặt sau của một cơ quan quan sự. Những ngôi nhà nói trên của đoạn phố này đều là của người Pháp hoặc Hoa kiều buôn bán giàu có, hoặc làm mại bản cho các hãng buôn lớn. Phố Hàng Chai

Friday, 6. June 2008, 09:40:31 Cạnh trường nữ học Hàng Cót có một ngõ nhỏ thông sang chỗ ngã năm Hàng Lược - Hàng Khoai - Hàng Rươi; thời thuộc Pháp có tên là Ruelle Ngõ Ngang, nay ta gọi là phố Hàng Chai. Đó là một ngõ nhỏ dài không đầy tám chục mét; mặt đường nhỏ hẹp trải đá lổn nhổn, gần như không có vỉa hè vì những nhà làm ở phố này lấn ra đến sát mặt đường. Cả phố chỉ có dăm ngôi nhà nhỏ vì hai đầu phố là tường bên của những ngôi nhà to lòng sâu của hai khu phố Hàng Cót và Hàng Rươi, lại thêm khu trường Hàng Cót chiếm gần nửa mặt phố bên số chẵn.

Ngõ Ngang có tên là Hàng Chai vì trước kia - vào khoảng những năm thập niên hai mươi, ba mươi dân trong ngõ đa số là dân nghèo sinh sống về nghề "chè chai" tức là những người quang gánh đi rong mua bán các thứ chai lọ và bao chè cũ bằng thiếc, cùng nhiều thứ phế bỏ khác.

Trước nữa, trong ngõ này là nơi hàng năm những nhà hát ả đào cử đại biểu về đây làm lễ giỗ tổ và tổ chức hát thơ thi, vào ngày 13 tháng 11 âm lịch. Ngôi đình thờ tổ sư nghề hát ả đào ở số 17 Hàng Chai. Khu vực đình Ca Công trước kia đất khá rộng, trên tường cao còn đắp chữ "Lạc Thiên Đình" và đôi câu đối; nay thì bên ngoài cửa đình đã bị nhiều nhà mới làm lấn che mất hậu cung.

Tổ sư nghề hát ả đào có đền thờ chính ở làng Lỗ Khê (huyện Đông Anh). Theo thần phả thì tổ sư là vợ chồng Đinh Dự, con Đinh Lễ một danh tướng của nghĩa quân Lam Sơn; Đinh Lễ ra Bắc phá quân Minh, có đóng quân ở Lỗ Khê, và Đinh Dự lấy nơi đây làm trú quán, vợ chồng truyền bá nghệ thuật hát ả đào. Lỗ Khê giữ được truyền thống của nghề này và có đình Ca Công thờ vợ chống Đinh Dự làm thành hoàng có sắc phong của triều Lê đời Hồng Đức (thế kỷ 15). Phố Hàng Lược

Friday, 6. June 2008, 09:39:33 Trước đây được gọi với tên Phố Sông Tô Lịch. Phố Hàng Lược phía Bắc giáp với phố Hàng Cót, từ cầu Sắt xe lửa đi xuống đầu ngã năm Hàng Mã - Chả Cá - Hàng Đồng - Thuốc Bắc, dọc theo bờ sông Tô Lịch cũ ở phía bắc. Vì thế mà thời thuộc Pháp, chính quyền thành phố đặt tên phố đó là phố Sông Tô Lịch. Dòng sông Tô Lịch từ chỗ cửa sông thông với sông Hồng theo hướng đông tây, đến phố Hàng Cá thì quặt lên hướng tây bắc đến sát tường thành Hà Nội để làm thành con hào thiên nhiên bảo vệ thành trì; chỗ quặt đó ở ngang số nhà 14 Hàng Lược, những năm thập niên mười trước kia người bên Hàng Đồng (phố cũ) sang chợ vẫn phải qua chiếc cầu tre, cầu đó được thay thế bằng một chiếc cổng lớn, vì lòng sông đã cạn chỉ còn như một lạch thoát nước, do đó mà đường phố này còn một tên nữa là phố Cống Chéo Hàng Lược.

Còn cái tên Hàng Lược gốc gác thế nào? Tất nhiên là xưa kia phố này có những nhà buôn và bán lược. Lược gỗ, lược sừng làm ở nơi khác, người trong phố mua buôn, có người khác đến cất lại, hoặc bày bán lẻ trong các cửa hàng xén và các chợ. Những năm sau trong phố vẫn còn mấy nhà bán lược ở cạnh đình Vĩnh Trù; những cửa hàng bán lược đó (số 61 và 63 hàng Lược) đến 1936 là cửa hàng bán thịt chó và bán phở. Cạnh đó là một nhà làm đồ mã thửa của Cả Nghị và Súi.

Hàng Lược là một đường phố cũ, khu vực thừa hưởng cái cảnh trên bến dưới thuyền khi còn con sông Tô Lịch; có một số người Pháp đã thử lập nghiệp ở chỗ này: nhà Passignat một hiệu buôn xuất nhập khẩu lớn, ở 18 Hàng Lược. Sau vì địa thế hẹp không thể phát triển được , người Pháp bỏ đi ở chỗ khác thì chỗ này trở lại khu phố hoàn toàn Việt Nam. Phố Chả Cá

Friday, 6. June 2008, 09:38:26 Trước được gọi là phố Hàng Sơn, Phố Hàng Sơn ban đầu là một ngõ hẹp; trước năm 1910 đường phố đó vẫn chỉ là một lối đi vừa một chiếc xe tay, bên cạnh đầu ngõ lại là một cái cống nhỏ choán cả lối ra vào. Bên trong ngõ có độ dăm bảy ngôi nhà đều chuyên nghề buôn sơn sống đưa từ mạn Phú Thọ về. Sau khi vạch thành đường phố, con đường đó được đặt tên là phố Hàng Sơn, song vẫn bị xếp vào loại phố xép.

Ngay cả khi mở mang rồi phố Hàng Sơn cũng chỉ dài một trăm tám mươi mét.

Đoạn đầu phố từ ngã năm Hàng Mã - Hàng Lược đến ngã tư Hàng Cá, hai bên mặt đường đi chỉ là tường bên và cổng hậu của những nhà quay mặt ra mấy phố Hàng Mã, Hàng Cá và Hàng Đường. Qua ngã tư Hàng Cá, một bên dãy nhà số chẵn, mặt phố vẫn được giữ nguyên, nhà cửa đều cũ kỹ, kiểu cổ, diện tích hẹp, nền cao, gác thấp, cửa ván gỗ, làm đã từ lâu đời; một bên, phía bên trái, dãy số lẻ, là mặt phố được xây lại sau khi mở rộng mặt đường đi, xén lẫn vào phía sau Hàng Đường nên có những ngôi nhà mới làm, cao hai ba tầng kiểu hiện đại. Đầu phố giáp phố Phúc Kiến (Lãn Ông) là lớp nhà sau kho hàng của hãng Alim Macca.

Lý do phố Hàng Sơn được đổi tên là phố Chả Cá là do trong phố có người họ Đoàn (gia đình bà Trưởng Mền, con là Cả Hy) có tài làm món đặc sản là chả cá nướng. Cửa hàng đó có từ lâu năm, được nhiều người tìm đến thưởng thức món cá nướng. Cho đến nay vẫn ngôi nhà cổ thấp hẹp ấy, vẫn chiếc cầu thang gỗ thấp ngược ấy. Trước đây trên gác có sập gụ tủ chè. Các cụ thường ngồi ăn trên sập. Phố Hàng Đào

Friday, 6. June 2008, 09:36:58 Phường Đại Lợi tập trung người làng Đan Loan chuyên nghề nhuộm tơ lụa có từ thời Trần - Hồ, qua thời hậu Lê thì đã sầm uất (theo địa dư chí của Nguyễn Trãi). Phố Hàng Đào tất nhiên cũng hình thành rất sớm dọc trên con đê gần Hồ Gươm. Những biến cố chính trị cuối thế kỷ 18 đã ảnh hưởng đến khu phố này. Theo sách "Vũ trung tuỳ bút của Phạm Đình Hổ có kể đến quang cảnh phồn hoa của mấy phố Hàng đào - Hàng Bạc buôn bán giàu có, đồng thời cũng là nơi bày ra những thói nhũng nhiễu của bọn có quyền thế và thủ đoạn lừa lọc của bọn lưu manh. Sau ngót năm mươi năm phục hồi ở nửa đầu thế kỷ 19, lại đến những sự biến của những năm 1873 và 1882 làm dân cư phải thất tán, buôn bán đình trệ, để rồi chờ tình hình tạm yên lại trở về làm ăn.

Cho đến thế kỷ 20, phố Hàng Đào vẫn thua kém phố Hàng Ngang (Phố của người Minh Hương và khách trú Quảng Đông), mặc dù Hàng Đào là phố giàu nhất Việt Nam. tại đây không có nhà nào xây dựng to lớn, nhà ngói vẫn còn lẫn nhà tranh. Một số ít nhà có gác thấp, cửa sổ nhỏ trông xuống phố kín đáo. Một phố dài chừng hai trăm năm mươi mét mà hai bên mặt phố có tới dăm chục nóc nhà, tức là đổ đồng bè rộng của mỗi cửa hàng trung bình chỉ có dăm thước. Bên phía Tây là dãy số chẵn, bên phía Đông là dãy số lẻ, cửa ngoài thì ngang với mặt đường, nhưng càng đi sâu vào trong nhà , mặt đất càng thấp xuống, lý do là phía bên đó nguyên là giải hồ rộng cũ được lấp đi, mặt hồ so với mặt đê, tất nhiên thấp hơn. Phía bên phải (số chẵn) không có cống thoát nước thải, hay bị ứ đọng nước. Cũng như tất cả các phố thời ấy, trên cao thì có những mái nhà nhấp nhô mái cao, mái thấp không đều, phía ngoài cửa thì so le, nhà nhô ra thụt vào; phố chưa có vỉa hè, lát đá lổn nhổn. Nhiều nhà cổ vẫn còn sót lại đến ngày nay. Phố Hàng Bạc

Friday, 6. June 2008, 09:35:32 Phố Hàng Bạc đã được hình thành từ thế kỷ 18. Đời Hậu Lê chỗ này là đất thuộc giáp Nỗ Hạ phường Đông Các; đến nửa đầu thế kỷ 19 là đất các thôn Đông Thọ và Dũng Hãn, thuộc tổng Hữu Túc; sang giữa thế kỷ 19 thì hai thôn sát nhập với nhau làm một gọi thôn Dũng Thọ, thuộc tổng Đông Thọ.

Đoạn đầu từ ngã ba phố Mã Mây và ngã ba Hàng Bè đến ngã tư Tạ Hiện - Định Liệt. Khúc này đa số những nhà là nhà cổ, nhà nào có gác thì là gác "chồng diêm", tức là nhà thấp, gác xép, cửa sổ nhỏ trông xuống đường; nhiều nhà kiến trúc theo lối ta xưa còn tồn tại; lác đác xen lẫn những nhà được cải tạo lại theo kiểu mới hơn; có nhà được xây hẳn lại mới, cao ráo, có gác.

Dân ở đoạn đầu phía đông Hàng Bạc một phần là người bản địa, một số làm nghề bán hàng cơm chứa trọ (họ ở lan cả sang đầu phố Mã Mây và ngõ Phất Lộc), vì chỗ đó ngày xưa giáp bến sông, thuyền mành cập bến dỡ hoặc ăn hàng, chủ mành ở lại lâu phải có chỗ trọ; và một phần dân phố là người làng Trâu Khê (huyện Bình Giang - Hải Dương) ra Thăng long làm nghề đúc bạc và đổi tiền.

Nghề vàng bạc ở đây do Lưu Xuân Tín, người làng Trâu Khê, làm thượng thư triều Lê Thành Tông (thế kỷ 16) được nhà vua cho phép mở lò đúc bạc thành nén cho triều đình; ông đem người trong họ hàng và nguời làng ra Thăng Long mở phường đúc bạc. Trường đúc ở số nhà 58 Hàng Bạc. Phố Mã Mây

Friday, 6. June 2008, 09:34:15 Phố Mã Mây thời xưa là hai phố tên gọi khác nhau: Hàng Mây và Hàng Mã.

Hàng Mây là đất của Giáp Hương Tượng thuộc phường Hà Khẩu cũ, tức là phần đất giáp Hàng Buồm; đình Hương Tượng ở số 64 phố Mã Mây thờ Nguyễn Trung Ngạn, còn có tên là Tử ý đại vương. Gọi là Hàng Mây vì ở gần bến sông, nơi thuyền bè đậu chở từ miền ngược về các thứ lâm sản: song mây tre nứa bán cho Hàng Mây và Hàng Mã; gỗ đem lên Bè Thượng; vỏ gió củ nâu đưa lên phố Thanh Hà.

Hàng Mã giáp với Hàng Bạc là đất thôn cũ Dũng Thọ, dân trong phố có nghề làm đồ Mã dùng cho các đám tang và cúng mã, cúng cầu mát, cùng với nghề làm vàng gộp dùng trong ngày giỗ ngày Tết và các đám cúng ( khác với Hàng Mã gần Hàng Đồng là nơi làm đồ mã nhỏ và hoa giấy bày bàn thờ, Hàng Gai bán đồ chơi bằng giấy Tết Trung thu).

Thời thuộc Pháp, hai phố Hàng Mây - Hàng Mã nơi trên được gọi chung là Rue Des Pavillons Noirs (phố quân Cờ Đen). Có tên đó là vì năm 1882, ở Mã Mây những tháng tiếp theo quận Cầu Giấy, quân Pháp bị bao vây ở Đồn Thuỷ và trong Thành thì quân Cờ Đen hoành hành ở khắp các phố Hà Nội, một đơn vị của chúng đến đóng ở phố Mã Mây. Tuy nhiên người Việt Nam vẫn cứ tên cũ mà gọi hai phố này là phố Mã Mây. Phố Hàng Buồm

Friday, 6. June 2008, 09:32:36 Từ lâu đời tại kinh đô Thăng Long, triều đình phong kiến đã qui định luật lệ cư trú và địa điểm cư trú cho người nước ngoài, chủ yếu là Hoa kiều, nơi đó là phường Diên Hưng. Phố người Hoa kiều này, sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi gọi là phường Đường Nhân (phố người Tàu) bán áo diệp. Đại Nam nhất thống chí gọi là phố Việt Đông. Như vậy Hàng Buồm ban đầu chưa phải là nơi tập trung của Hoa kiều; họ ở phố Việt Đông (nay là Hàng Ngang) rồi ở lan sang mấy phố chung quanh đó như Hàng Bồ, phố Phúc Kiến (Lãn Ông) rồi đến Hàng Buồm. Nghề sở trường của họ là buôn bán mà Hà Khẩu - tên cũ là Giang Khẩu - lại có vị trí trên bến dưới thuyền thuận lợi cho việc trao đổi hàng hoá với các địa phương, nên đã trở thành khu vực cư trú chính của họ.

Chắc chắn sự có mặt của Hoa thương ở Hàng Buồm rất sớm và phố này bắt đầu thành một phố Tàu có lẽ từ thế kỷ thứ 19.

Phường Hà Khẩu khởi thuỷ là thôn xã Việt Nam, cư dân ở đây sát bên sông Nhị và trên bờ sông Tô Lịch hầu hết sống bằng nghề liên quan đến sông nước; người phố Hàng Buồm mua nhiều nguyên liệu cói của thuyền buôn Sơn Nam Hạ, họ có nghề làm và bán các hàng cói đan như bị, giỏ, chiếu, buồm và một thứ mành mành buồm cũng đan bằng cói, có nẹp tre, những nhà có người mắc bệnh đậu mùa mua về che vào cửa. Hà Nội 36 Phố Phường

Friday, 6. June 2008, 09:30:01 Hà Nội là thành phố cổ kính, có bề dày lịch sử ngàn nǎm. Trải qua bao thǎng trầm, Thǎng Long- Hà nội luôn là trung tâm chính trị, ngoại giao, vǎn hóa, kinh tế, khoa học kỹ thuật, du lịch... của cả nước.

Hà Nội là thành phố có nền vǎn hóa lâu đời, độc đáo, được thể hiện qua các di sản kiến trúc mang tính chất lịch sử, vǎn hóa, tôn giáo như: chùa Một Cột, Vǎn Miếu- Quốc Tử Giám, Hồ Gươm... Đặc biệt phải kể đến khu phố cổ- hay còn gọi là khu 36 phố phường- nằm ở trung tâm thành phố. Khu phố cổ hiện còn giữ được dáng vẻ kiến trúc đặc trưng của dân tộc Việt Nam và của châu á. Đó là một quần thể kiến trúc độc đáo với những mái ngói lô nhô phủ đầy rêu phong cổ kính, với những ngôi nhà xinh xắn, nhấp nhô, xen kề duyên dáng, hòa quyện vào nhau, tạo nên không gian kiến trúc cổ sinh động, đa dạng.

Khu phố cổ Hà Nội được giới hạn bời phía Bắc đường Hàng Đậu; phía Nam là các đường phố Hàng Bông- Hàng Gai- Cầu Gỗ và Hàng Thùng; phía Đông là đường Trần Nhật Duật- Trần Quang Khải; phía Tây là đường Phùng Hưng.

Khu phố cổ Hà Nội có diện tích l00 ha được phân thành hai khu: - Khu bảo vệ và tôn tạo cấp l: diện tích 19 ha, gíới hạn bởi đường phố Hàng Chiếu ( phía Bắc)- Hàng Bạc (phía Nam)- Trần Nhật Duật ( phía Đông)- Hàng Đường- Hàng Ngang( phía Tây). - Khu bảo vệ và tôn tạo cấp 2: diện tích 81 ha, là phần còn lại. Trong khu phố cổ Hà Nội có 79 công trình di tích vǎn hóa, lịch sử, tôn giáo; 859 công trình kiến trúc có giá trị gồm 245 ngôi nhà cổ và 614 ngôi nhà cũ.

Trục thương mại dịch vụ gồm các tuyến phố: Hàng Đào- Hàng Ngang- Hàng Đường và Lương Vǎn Can- Hàng Cân- Chả Cá- Hàng Lược. Phố cổ Hà Nội có những nét khác với các phố cổ khác trên thế giới : Phố cổ Hà Nội là nơi diễn ra đồng thời nhiều hoạt động trong đời sống hàng ngày của người dân đô thị (ở, buôn bán, sản xuất, vui chơi giải trí, nghỉ ngơi, giao tiếp xã hội...). Hiện nay, phố cổ Hà Nội được bảo tồn, tôn tạo và phát triển theo quan điểm sau: giữ gìn cho được phong cách và tâm hồn đặc hữu của toàn bộ khu phố cổ đồng thời đáp ứng những yêu cầu về môi trường sống của đô thị hiện đại; cải tạo thí điểm từng ô phố, từng dãy phố, từng ngôi nhà cổ theo qui hoạch chi tiết được duyệt và theo kế hoạch thực hiện cụ thể của từng nǎm và nhiều nǎm.

Thành phố Hà Nội có Ban quản lý phố Cổ Hà Nội, Trưởng ban là một Phó chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố, có chức nǎng giúp ủy ban nhân dân thành phố trong công tác bảo tồn, tôn tạo, khai thác khu phố cổ Hà Nội. Ban quản lý phố cổ Hà Nội có nhiệm vụ chủ yếu là: Lập kế hoạch và triển khai thực hiện; theo dõi dự án, kiểm tra theo Điều lệ quản lý phố cổ; hợp tác quốc tế...

Việc bảo tồn, tôn tạo và phát triển khu phố cổ Hà Nội không chỉ là trách nhiệm của người dân Thủ đô mà là cả sự nghiệp chung của nhân dân cả nước, sự chỉ đạo và hỗ trợ của các cấp chính quyền, sự nhiệt tình của các nhà khoa học, sự đồng tâm hiệp lực của nhân dân trong khu phố cổ, sự ủng hộ về mọi mặt của kiều bào đang sống ở mọi nơi trên thế giới, sự tài trợ về kỹ thuật và tài chính của các tổ chức quốc tế. Hiện nay, Thành phố Hà Nội đang triển khai Dự án hợp tác với Thành phố Toulouse (Cộng hòa Pháp) để bảo tồn và cải tạo 02 ngôi nhà cổ 87 Mã Mây và 38 Hàng Đào; đồng thời xúc tiến hợp tác với vùng thủ đô Brussels (qua Đại sứ quán Bỉ) trong việc tin học hóa quản lý khu phố cổ Hà Nội. Thành phố Hà Nội tiếp tục đề nghị các tổ chức quốc tế giúp đỡ cho việc tôn tạo một số ô phố, tuyến phố và một số số nhà (như: ô phố chợ Hàng Bè, tuyến phố Hàng Đào- Hàng Ngang,v.v...)

Phố cổ Hà Nội là di sản quí báu, mang đậm bản sắc truyền thống vǎn hóa của dân tộc Việt nam, thực sự là cốt cách, tinh thần của Thủ đô ngàn nǎm vǎn hiến.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro